GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN KINH DOANH [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN KINH DOANH

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ..................................................... 8 1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

Các vấn đề cơ bản của kinh doanh ......................................................................... 8

1.1.1

Định nghĩa kinh doanh ............................................................................. 8

1.1.2

Lợi nhuận .................................................................................................. 9

1.1.3

Vai trò của kinh doanh trong xã hội ....................................................... 10

1.1.4

Tại sao phải học kinh doanh ................................................................... 11

Các hình thức hoạt động kinh doanh ................................................................... 11

1.2.1

Sản xuất .................................................................................................. 12

1.2.2

Phân phối ................................................................................................ 12

1.2.3

Tiêu thụ sản phẩm .................................................................................. 13

Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản ................................................................................... 14

1.3.1

Tổng sản phẩm nội địa của quốc gia (GDP) .......................................... 14

1.3.2

Năng suất lao động quốc gia .................................................................. 16

1.3.3

Một số chỉ số kinh tế quan trọng khác.................................................... 19

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh .................................................................. 23

1.4.1

Chu kỳ kinh tế ........................................................................................ 23

1.4.2

Chu kỳ kinh doanh ................................................................................. 26

Đạo đức kinh doanh ............................................................................................. 27

1.5.1

Các bên hữu quan ................................................................................... 27

1.5.2

Đạo đức kinh doanh................................................................................ 29

1.5.3

Các yếu tố ành hưởng đến hành vi đạo đức ........................................... 31

1.5.4

Khuyến khích các hành vi đạo đức ........................................................ 33 2

1.6

1.7

Trách nhiệm xã hội .............................................................................................. 34

1.6.1

Khái niệm ............................................................................................... 34

1.6.2

Tháp trách nhiệm xã hội ......................................................................... 35

Kinh doanh quốc tế .............................................................................................. 37

1.7.1

Cơ sở kinh tế của kinh doanh quốc tế .................................................... 37

1.7.2

Các hình thức kinh doanh quốc tế .......................................................... 39

1.7.3

Rào cản thương mại trong kinh doanh quốc tế ....................................... 39

CHƯƠNG 2. SỞ HỮU KINH DOANH VÀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP........... 45 Phân loại doanh nghiệp ...................................................................................... 45 2.1.1

Phân loại theo hình thức sở hữu ............................................................. 45

2.1.2

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế 55

2.1.3

Phân loại theo quy mô doanh nghiệp ..................................................... 55

Lựa chọn hình thức sở hữu ................................................................................ 57 2.2.1

Doanh nghiệp tư nhân ............................................................................ 57

2.2.2

Doanh nghiệp hùn vốn (Công ty) ........................................................... 59

2.2.3

Hợp tác xã ............................................................................................... 64

2.2.4

Doanh nghiệp xã hội ............................................................................... 64

Doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 65

2.4

2.3.1

Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................... 65

2.3.2

Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 66

2.3.3

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế......................... 69

Tạo lập doanh nghiệp ........................................................................................... 74

2.4.1

Doanh nhân và tinh thần kinh doanh ...................................................... 74

2.4.2

Tạo lập doanh nghiệp mới. ..................................................................... 75 3

2.4.3

Mua lại và sát nhập ................................................................................. 76

2.4.4

Nhượng quyền thương mại ..................................................................... 79

Giải thể và phá sản doanh nghiệp. .................................................................... 83 CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .................................................................... 90 3.1

3.2

Tổng quan về quản trị sản xuất ............................................................................ 90

3.1.1

Khái niệm quản trị sản xuất .................................................................... 90

3.1.2

Mục tiêu của quản trị sản xuất................................................................ 91

3.1.3

Vai trò của chức năng sản xuất............................................................... 94

3.1.4

Những thách thức của quản trị sản xuất đương đại ................................ 95

Thiết kế sản phẩm/dịch vụ ................................................................................... 96

3.2.1

Ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới ..................................................... 96

3.2.2

Thiết kế sản phẩm ................................................................................... 97

3.2.3

Thiết kế dịch vụ ...................................................................................... 98

3.3

Loại hình sản xuất .............................................................................................. 100

3.4

Thiết kế quy trình sản xuất................................................................................. 100

3.5

3.6

3.4.1

Loại hình sản xuất ................................................................................ 101

3.4.2

Bố trí nội bộ hệ thống sản xuất............................................................. 103

Hoạch định và kiểm soát sản xuất...................................................................... 106

3.5.1

Bản chất của hoạch định và kiểm soát sản xuất ................................... 106

3.5.2

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và kiểm soát sản xuất ............. 108

Quản trị vật liệu.................................................................................................. 109

3.6.1

Mua sắm ............................................................................................... 110

3.6.2

Kiểm soát tồn kho ................................................................................. 110

CHƯƠNG 4. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.................................................. 117 4

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

Nguồn nhân lực và đặc điểm nguồn nhân lực.................................................... 118 4.1.1

Khái niệm ............................................................................................. 118

4.1.2

Đặc điểm nguồn nhân lực ..................................................................... 118

Quản trị nguồn nhân lực..................................................................................... 120 4.2.1

Khái niệm ............................................................................................. 120

4.2.2

Nội dung quản trị nguồn nhân lực ........................................................ 122

Tuyển dụng nhân lực.......................................................................................... 124 4.3.1

Phân tích và thiết kế công việc ............................................................. 124

4.3.2

Hoạch định nhân lực ............................................................................. 129

4.3.3

Tuyển dụng ........................................................................................... 133

Sử dụng nhân lực ............................................................................................... 138 4.4.1

Bố trí nhân lực ...................................................................................... 138

4.4.2

Đánh giá kết quả công việc .................................................................. 138

Thù lao ............................................................................................................... 143 4.5.1

Khái niệm ............................................................................................. 143

4.5.2

Các chính sách xây dựng thù lao lao động ........................................... 144

4.5.3

Các phương pháp trả thù lao ................................................................ 148

Phát triển nguồn nhân lực .................................................................................. 150 4.6.1

Khái niệm ............................................................................................. 150

4.6.2

Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động ...................... 151

4.6.3

Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 153

4.6.4

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện ............................................ 154

CHƯƠNG 5. QUẢN TRỊ MARKETING .............................................................. 158 5.1

TỔNG QUAN VỀ MARKETING..................................................................... 158 5

5.2

5.3

5.1.1

Marketing ............................................................................................. 158

5.1.2

Nhu cầu, mong muốn của khách hàng ................................................. 159

5.1.3

Giá trị và sự thoả mãn .......................................................................... 159

5.1.4

Thị trường ............................................................................................. 161

5.1.5

Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp...................... 162

QUẢN TRỊ MARKETING ............................................................................... 163

5.2.1

Khái niệm ............................................................................................. 163

5.2.2

Các quan điểm quản trị Marketing ....................................................... 164

Tiến trình quản trị marketing ............................................................................. 169

5.3.1

Phân tích cơ hội thị trường ................................................................... 170

5.3.2

Lựa chọn thị trường mục tiêu ............................................................... 173

5.3.3

Hoạch định chiến lược marketing ........................................................ 177

5.3.4

Triển khai marketing - mix ................................................................... 177

5.3.5

Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing ............................ 188

CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP .......................................... 193 6.1

6.2

Tổng quan về kế toán ......................................................................................... 194

6.1.1

Khái niệm ............................................................................................. 194

6.1.2

Kế toán tài chính và kế toán quản trị .................................................... 196

Báo cáo tài chính ................................................................................................ 199

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 201 Bảng cân đối kế toán ........................................................................... 206 6.2.3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................. 208

6.3

Kế toán dồn tích ................................................................................................. 209

6.4

Phân tích báo cáo tài chính ................................................................................ 215 6

6.4.1

Mục đích phân tích báo cáo tài chính ................................................... 215

6.4.2

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ............................................. 215

7

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH

Trong chương này chúng ta bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan về thế giới kinh doanh cũng như các vấn đề kinh tế nói chung, bên cạnh đó là việc đi sâu tìm hiểu đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, cũng như tìm hiểu tầm quan trọng của kinh doanh quốc tế. Nội dung của Chương 1 tập trung vào ba vấn đề sau : - Khám phá thế giới kinh doanh và các vấn đề kinh tế - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội - Khám phá những điều cơ bản về kinh doanh toàn cầu

1.1 Các vấn đề cơ bản của kinh doanh

1.1.1 Định nghĩa kinh doanh Không ai trong chúng ta không liên quan hay không có vai trò nhất định nào trong hệ thống kinh doanh. Mỗi chúng ta đều có nhu cầu sử dụng hàng hóa từ các đơn vị kinh doanh. Chất lượng, giá cả hàng hóa chúng ta sử dụng phụ thuộc vào phương thức hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Hơn nữa, phần lớn trong chúng ta làm việc tại các cơ sở kinh doanh, thu nhập, thù lao của chúng ta phụ thuộc vào hiệu quả của tổ chức kinh doanh mà chúng ta đang làm việc. Có thể nói kinh doanh là một phần cuộc sống hàng ngày. Mỗi người cần và nên có những kiến thức nhất định về kinh doanh và cũng cần phải hiểu vai trò quan trọng của kinh doanh trong cuộc sống. Kinh doanh là « nỗ lực có tổ chức của các cá nhân để sản xuất và bán, hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, vì mục đích lợi nhuận » (Pride, Hughes, & Kapoor, 2013). « Nỗ lực có tổ chức của cá nhân » được xem như là nỗ lực kết hợp bốn nguồn lực: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và nguồn lực thông tin để sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ. Dewhurst (2014) thì cho rằng « kinh doanh là việc tổ chức tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng». « Cung cấp hàng hóa » được hiểu là hành động sản xuất, mua hoặc/và bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ. Theo luật doanh nghiệp 2014, kinh doanh được định nghĩa là « việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi ». Tóm lại, cho dù có phát biểu bởi những câu từ khác nhau, các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất quan điểm cho rằng kinh doanh là

8

việc thực thi một hoặc một số hành động nhằm cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng với mục tiêu lợi nhuận.

1.1.2 Lợi nhuận Hoạt động kinh doanh có thể nhằm đạt nhiều mục tiêu khác nhau, tuy nhiên mục tiêu trực tiếp, quan trọng nhất và không thể thiếu được đó là mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu lợi nhuận còn là tiêu chí để phân biệt tổ chức kinh doanh với các tổ chức phi kinh doanh khác. Lợi nhuận là mục tiêu chính của tổ chức kinh doanh. Tổ chức nào tồn tại không vì mục tiêu lợi nhuận được gọi là tổ chức phi kinh doanh/ phi lợi nhuận. Doanh nghiệp, thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được doanh thu bán hàng từ khách hàng. Tuy nhiên, để có sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cũng phải mua nhiều yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phải đầu tư CSVC, MMTB, phải trả lương cho người lao động…. Nếu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp lớn hơn chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận. Cụ thể hơn, như thể hiện trong Hình 1.1, lợi nhuận là những gì còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí kinh doanh đã được trích từ doanh thu bán hàng.

DOANH SỐ

CHI PHÍ

LỢI NHUẬN

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận

Doanh nghiệp sẽ bị lỗ khi chi phí lớn hơn doanh thu bán hàng. Trong tình thế này, doanh nghiệp sẽ bị “mất mát”. Một doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động khi “mất mát” liên tục xảy ra. Nhà quản lý và nhân viên phải tìm cách nào đó để tăng doanh thu bán hàng hoặc/và giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận. Nếu đơn vị kinh doanh không thể thực hiện được hành động nào đó nhằm loại bỏ tổn thất, nó có thể bị phá sản hoặc buộc phải đóng cửa. Chủ doanh nghiệp, cố đông hoặc người sở hữu doanh nghiệp đương nhiên quan tâm tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng một số bên hữu quan khác có thể lại quan tâm tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các bên hữu quan được được mô tả là tất cả những người hoặc nhóm người có liên

9

quan, có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chính sách, quyết định, và các hoạt động của tổ chức. Do vậy, trong kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận, để phát triển bền vững họ còn cần phải thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Suy cho cùng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là con đường tốt nhất và bền vững nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận của một doanh nghiệp trở thành tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, lợi nhuận chính là phần thưởng mà chủ doanh nghiệp nhận được cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên để đạt được phần thưởng này, trước đó chủ doanh nghiệp đã phải chi trả chi phí cho các nhà cung cấp, người lao động, người cho vay… Suy cho cùng họ là người nhận phần thưởng sau cùng. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp cũng phải chịu rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động.

1.1.3 Vai trò của kinh doanh trong xã hội Tất cả chúng ta vừa là khách hàng, vừa là nhân viên, vừa là đối tượng nộp thuế và hưởng lợi từ thuế trong một mối quan hệ phức tạp giữa kinh doanh và xã hội. Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong xã hội, có thể kể tới một số đóng góp cơ bản của kinh doanh cho xã hội như sau: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị. Hãy nhìn xung quanh bạn, đa phần sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang sử dụng là do tổ chức kinh doanh tạo ra. Sản phẩm, dịch vụ-đầu ra của tổ chức kinh doanh đang từng ngày nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Tạo việc làm. Tại đa số các quốc gia, tỷ trọng việc làm do tổ chức kinh doanh tạo ra là lớn nhất. Tổ chức kinh doanh không chỉ trả thù lao cho người lao động và còn đóng góp tỷ trọng lớn vào các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ lương hưu, quỹ bảo hiểm y tế… Đóng thuế. Tổ chức kinh doanh là thành phần đóng góp lớn vào ngân sách thông qua thuế, như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên… Đóng góp vào sự tăng trưởng, ổn định và an toàn của quốc gia. Thông qua thuế, tổ chức, cá nhân kinh doanh đóng góp tỷ trọng lớn vào nguồn thu của ngân sách, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động điều hành của Chính phủ. Ngoài ra, thông qua việc tạo ra việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư, tổ chức kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ổn định của xã hội, tới phúc lợi xã hội cũng như điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực tới kinh tế, xã hội, tổ chức kinh doanh còn tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực, chẳng hạn như:

10

Gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức kinh doanh là thành phần ảnh hưởng lớn tới các vấn đề về môi trường như khí thải, rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất… Gây ra những rủi ro về sức khỏe và an toàn. Nhiều tổ chức kinh doanh trong quá trình hoạt động đã tạo ra những sự cố như cháy nổ. Ngoài ra, một số tổ chức kinh doanh, có thể vô tình hay cố ý đã tạo ra sản phẩm, dịch vụ nguy hiểm, gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Sự bất ổn về tài chính. Một số tổ chức kinh doanh do hoạt động kém hiệu quả đã gây ra những vụ phá sản hay thua lỗ lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lực lượng lao động, đôi khi còn gây ra phản ứng dây chuyền tới nhiều tổ chức kinh doanh khác. Trong một số trường hợp, Chính phủ phải đứng ra giải quyết để bảo đảm sự ổn định xã hội.

1.1.4 Tại sao phải học kinh doanh Tại Mỹ, nhập môn kinh doanh được giảng dạy tại cấp học trung học phổ thông, với quan niệm tất cả mọi người cần biết những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Những kiến thức cơ bản về kinh doanh này đem lại cho chúng ta những lợi ích như: - Giúp lựa chọn nghề nghiệp. Kiến thức cơ bản về kinh doanh cho bạn hình dung cách thức mà các tổ chức kinh doanh hoạt động, những chức năng, vị trí công việc thường có tại một tổ chức kinh doanh, từ đó giúp bạn hình dung vị trí công việc của mình trong tương lai. - Giúp nuôi dưỡng và phát triển mục tiêu khởi nghiệp. Mọi người thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn đều có thể khởi nghiệp một doanh nghiệp. Một kế toán viên có thể khởi nghiệp một doanh nghiệp tư vấn kế toán, một kĩ sư xây dựng có thể khởi nghiệp một doanh nghiệp thiết kế, thi công xây dựng… Những kiến thức cơ bản về kinh doanh cung cấp cho tất cả mọi người những khái niệm ban đầu, những nguyên tắc cơ bản mà mọi tổ chức kinh doanh cần phải có. Từ đó khơi dậy niềm đam mê kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong mọi người. - Trở thành khách hàng và nhà đầu tư thông thái. Chúng ta không thể sống ngoài thế giới kinh doanh, chúng ta là khách hàng của nhiều tổ chức kinh doanh, một số lợi ích, phúc lợi mà chúng ta đang hưởng có nguồn gốc từ kinh doanh. Chúng ta có nhu cầu đầu tư khoản tiền tiết kiệm hàng tháng để kiếm thêm nhu nhập… Những kiến thức cơ bản về kinh doanh sẽ giúp chúng ta thông hiểu hơn các vấn đề kinh doanh, giúp chúng ta có quyết định hiệu quả hơn.

1.2 Các hình thức hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh có phạm vi rất rộng lớn, về cơ bản bao gồm các lĩnh vực : sản xuất, phân phối, tiêu thụ.

11

1.2.1 Sản xuất Theo nghĩa rộng sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động sản xuất có thể phân làm các loại cơ bản như sau : - Hoạt động khai thác và sơ chế: là những hoạt động nhằm khai thác hoặc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có sẵn, hoặc còn ở dạng tự nhiên. Ví dụ : trong khai thác mỏ, người ta lấy quặng và khoáng chất từ lòng đất ; trong ngư nghiệp, người ta đánh bắt cá từ sông, biển, hay nuôi chúng trong các hồ nhân tạo … - Hoạt động chế tạo: là việc chế biến các nguyên liệu từ thiên nhiên, các vật liệu (đầu ra của một hệ thống sản xuất) thành các sản phẩm hàng hóa. Chẳng hạn sản xuất bánh kẹo từ đường, sữa, bột, sản xuất vải từ sợi, sản xuất thép cây, thép cuộn từ thép tấm hay từ quặng thép. Sản xuất chế tạo còn bao gồm cả quá trình chế tạo linh kiện, chi tiết dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn trong ngành công nghiệp xe hơi, những hãng sản xuất xe hơi lớn như Toyota, Ford..., chủ yếu làm nhiệm vụ lắp ráp các linh kiện thành chiếc xe hơi hoàn chỉnh. Còn có hàng trăm đơn vị chuyên sản xuất linh kiện, động cơ, bình ắc qui, vỏ xe, kính, ghế nệm và rất nhiều bộ phận khác. - Hoạt động tạo dịch vụ: là hoạt động tạo ra các sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú trong cuộc sống của con người. Sản xuất càng phát triển, đời sống con người càng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ càng lớn. Dịch vụ ngày càng đóng góp tỷ trọng lớn vào nền kinh tế. Theo dữ liệu thống kê, dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 40% trong GDP của Việt Nam, chiếm hơn 70% GDP của nước Mỹ, 78% GDP của nước Anh (Theo Wikipedia). Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau: dịch vụ khám chữa bệnh do các bác sĩ cung cấp, dịch vụ ăn uống, học tập, sinh hoạt, giải trí… Trong sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất cũng thường sử dụng nhiều dịch vụ như : dịch vụ vận tải, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ viễn thông, các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Ngoài ra còn phải kể đến là các dịch vụ công do chính phủ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp…

1.2.2 Phân phối Phân phối là việc đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến khách hàng, bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Đó là việc phân phối nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, là việc phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới các trung gian phân phối, hay từ trung gian phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài hoạt động vận tải hàng hóa, phân phối còn bao hàm cả việc quản lý kho bãi, quản lý nguyên liệu, thành phẩm, quản lý tồn kho... Hệ

12

thống phân phối hiệu quả sẽ thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong khi tối thiểu hóa hàng tồn kho và lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho. Trong kinh doanh, một số tổ chức mong muốn trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, chẳng hạn như cách tập đoàn thời trang Inditex phân phối thương hiệu thời trang Zara, hay cách công ty thời trang Ivy phân phối sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống việc nhà sản xuất trực tiếp phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng là không hiệu quả. Vì vậy, hiện nay, đa số nhà sản xuất phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống nhà bán buôn, bán lẻ, qua hệ thống siêu thị, chẳng hạn như cách mà tập đoàn Vinamilk hay Công ty cổ phần may Việt Tiến đang thực hiện. Hệ thống phân phối có tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng sự hiện diện của sản phẩm, nhãn hiệu trên thị trường, gia tăng sự sẵn sàng và giảm chi phí.

1.2.3 Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Theo phạm trù kinh tế ta có thể hiểu tiêu thụ hàng hoá là một quá trình chuyển hoá hình thái của hàng hoá từ hiện vật sang giá trị. Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất - phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. - Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất là doanh thu và lợi nhuận. Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị

13

trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp phá sản. - Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng. Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền và tiếp tục thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội.

Sản xuất

Phân phối

Tiêu thụ

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, và tiêu thụ

1.3 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản Mỗi nền kinh tế có cách thức vận hành khác nhau, nhưng đều hướng tới những chỉ tiêu hiệu quả chung. Để đo lường, đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế, các nhà kinh tế học trên toàn thế giới đã thống nhất một số các chỉ tiêu cơ bản như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Năng suất lao động quốc gia.... Phần tiếp sau đây chúng ta thử tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu này.

1.3.1 Tổng sản phẩm nội địa của quốc gia (GDP) Tổng sản phẩm nội địa quốc gia (Gross Domestic Product - GDP) là một trong những chỉ số cơ bản phản ánh sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường

14

là một quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là tổng của tiêu dùng, đầu ra, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại. GDP= C+I+G+(X-M) Trong đó: C (consumption) bao gồm những khoản chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia định về hàng hóa và dịch vụ I (Investment) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân G (Goverment purchases) là chi tiêu của chính phủ X-M (Export – Import) = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu = Xuất khẩu ròng Chỉ tiêu GDP được sử dụng để phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi quốc gia, để so sánh nền kinh tế quốc gia giữa các giai đoạn khác nhau, và để so sánh sức mạnh giữa các nền kinh tế khác nhau. GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành. Để so sánh GDP giữa các thời điểm khác nhau người ta cần điều chỉnh GDP danh nghĩa thành GDP thực tế. GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc, do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. Trong vòng 6 năm trở lại đây, từ 2011 tới 2016, Việt Nam luôn duy trì được mức tăng trưởng GDP cao trong khoảng từ 5% tới 7%. Năm 2017, GDP của Việt Nam ước tính tăng trưởng 6,41% (Theo tổng cục thổng kê). Bảng 1.1. Tốc độ tăng trường GDP Việt Nam và một số nước trong khu vực từ 2011-2015 1 Nước Bruney Campuchia Lào Malaysia Philippines Myanmar Thái Lan Timor

1

2011 3.40 7.07 8.04 5.19 3.66 5.90 0.08 14.70

2012 0.95 7.31 7.90 5.64 6.80 7.30 6.49 7.80

2013 1.90 7.43 7.97 4.75 7.18 8.30 2.89 5.40

2014 0.70 6.97 7.41 6.02 6.10 7.70 0.71 6.60

2015 0.50 7.20 7.31 4.80 6.71 8.30 3.71 6.80

2016 -2.50 6.90 7.00 4.20 6.90 6.50 3.20 5.00

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mot-so-diem-nhan-trong-tang-truong-kinh-te-

viet-nam-giai-doan-20112015-75577.html

15

Việt Nam Singapore

6.24 6.20

5.25 3.40

5.42 4.40

5.98 2.90

6.68 3.00

6.20 2.00

16 14 12 10

2011

8

2012 2013

6

2014

4

2015

2

2016

0 -2 -4

Hình 1.3. Tốc độ tăng trường GDP Việt Nam và một số nước trong khu vực từ 2011-2016 2

1.3.2 Năng suất lao động quốc gia Năng suất là một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả nền kinh tế của một quốc gia. Năng suất được đo bằng bình quân sản lượng đầu ra mà mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc so sánh năng suất giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau, năng suất thường được tính bằng giá trị đầu ra bình quân mà mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. Trên phương diện kinh tế vĩ mô, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động quốc gia được tính bằng tổng thu nhập trong nước (GDP) chia cho tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế đó. Việt Nam là quốc gia có năng suất lao động thấp trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục thống kế, năm 2016 năng suất lao động của Việt Nam tăng 5,31% so với năm 2015, ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853USD/lao động). Mặc dù

2

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mot-so-diem-nhan-trong-tang-truong-kinh-te-

viet-nam-giai-doan-20112015-75577.html

16

năng suất lao động của Việt Nam tăng đều trong các năm, nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có năng suất lao động thấp. Theo dữ liệu 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia (Tổng cục thống kê, 2016). Bảng 1.2. GDP bình quân đầu người Việt Nam và một số nước trong khu vực theo giá hiện hàng (USD) (Tổng cục thống kê, 2016)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Bruney 30.880 41.060 41.127 38.563 41.344

Singapore 46.570 52.871 54.007 55.182 56.287

Thái Lan 4.803 5.192 5.480 5.779 5.561

Malaixia 8.754 10.068 10.440 10.538 10.830

Philippin 2.136 2.358 2.588 2.765 2.843

Indonexia 2.947 3.470 3.551 3.475 3.515

Việt Nam 1.273 1.517 1.748 1.907 2.052

60000 50000 2010

40000

2011

30000

2012 2013

20000

2014

10000 0 Bruney

Singapor

Thái Lan

Malaixia

Philippin

Indonexia

Việt Nam

Hình 1.4. GDP bình quân đầu người Việt Nam và một số nước trong khu vực theo giá hiện hàng (USD) (Tổng cục thống kê, 2016)

Sự gia tăng năng suất là tín hiệu tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì với một lực lượng lao động không đổi, chúng ta đã tạo ra số lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn. Để xem xét ảnh hưởng của năng suất đến nền kinh tế như thế nào, hãy xem xét ba câu hỏi sau: Một, tăng trưởng năng suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Sự gia tăng năng suất có nghĩa là cần ít hơn nhân công để sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ không đổi. Kết quả là, doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, họ có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn, hoặc/và bán

17

sản phẩm với giá thấp hơn. Như vậy, tăng trưởng năng suất có thể giúp doanh nghiệp của một quốc gia nâng cao khả năng cạnh tranh so với doanh nghiệp của các quốc gia khác. Hai là, làm thế nào để một quốc gia nâng cao năng suất? Theo (Pride et al., 2013) giảm chi phí và khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn là cốt lõi của tất cả các nỗ lực để nâng cao năng suất. Trong tình huống của Việt Nam, cụ thể, theo Tổng cục thống kế (2016), năng suất của Việt Nam thấp là do những lý do sau: -

Xuất phát điểm thấp và quy mô kinh tế nhỏ

-

Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản còn cao, trong ngành công nghiệp, tỷ trọng lớn lao động vẫn nằm trong ngành công nghiệp chế biết, chế tạo có năng suất thấp

-

Máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất trình độ thấp

-

Chất lượng lao động thấp, lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (80%), chất lượng đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề còn nhiều bất cập

-

Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực không cao

-

Quá trình đô thị hóa chậm, tích tụ công nghiệp không cao

-

Thể chế kinh tế và hiệu quả quản lý Nhà nước còn một số tồn tại, chẳng hạn như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, thể chế kinh tế thị trường thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính chưa tốt...

Và một số giải pháp nâng cao năng suất lao động Việt Nam (Tổng cục thống Kê, 2016): -

Cải cách thể chế, chính sách

-

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

-

Nâng cao năng lực khoa học kĩ thuật và sáng tạo, đổi mới cho doanh nghiệp

-

Đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội

Ba là, liệu sự tăng trưởng năng suất có phải là luôn luôn tốt không? Sự tăng trưởng năng suất có đem lại ảnh hưởng tiêu cực nào không? Sự gia tăng năng suất bên cạnh tác động tích cực tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, thì nó ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm và thất nghiệp. Tăng trưởng năng suất dẫn tới nhu cầu sử dụng ít lao động hơn trên một đơn vị sản phẩm/dịch vụ đầu ra, điều này có thể dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong trường hợp này, tăng năng suất là tốt cho người sử dụng lao động nhưng không tốt cho người lao động đang thất nghiệp, họ phải tìm việc làm trong một thị trường lao động cạnh tranh hơn.

18

1.3.3 Một số chỉ số kinh tế quan trọng khác Ngoài tổng sản phẩm nội địa (GDP) và năng suất, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá trạng thái nền kinh tế của một quốc gia. Đầu tiên phải kể đến là tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp đo bởi % số người lao động không có việc làm trên tổng số người lao động trong xã hội. Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2015 là 2.33%. Theo dự báo của ILO, năm 2017 sẽ có tổng cộng 2.1 triệu người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 5.8%, tăng 1% so với 2016. Tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI). CPI thường được đo lường hàng tháng, phản ảnh xu hướng và mức độ biến động giá cả của các mặt hàng trong “rổ” hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện, theo thời gian. Theo tổng cục thống kế, năm 2016, tại Việt Nam, CPI tăng bình quân 0.4%/tháng. CPI tháng 12 năm 2016 tăng 4.47% so với tháng 12 năm 2015. Hàng hóa được liệt kê trong chỉ số CPI thường bao gồm thực phẩm và đồ uống, dịch vụ vận chuyển, nhà ở, quần áo, dịch vụ chăm sóc y tế, giải trí, giáo dục, truyền thông, và một số hàng hóa/dịch vụ khác. Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, CPI còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống từng cá nhân người tiêu dùng. Ngoài tỷ lệ thất nghiệp và CPI, một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để phân tích sự ổn định, phát triển của nền kinh tế (Bảng 1.3) Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu đo lường sức khỏe của nền kinh tế Chỉ tiêu kinh tế 1.Cán cân thương mại

Giải thích Tổng giá trị xuất khẩu trừ đi tổng giá trị nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian cụ thể.

2. Lợi nhuận DN

Tổng lợi nhuận của các tập đoàn trong khoảng thời gian đã chọn.

3. Tỷ lệ lạm phát

Số liệu thống kê kinh tế theo dõi sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian. Chỉ tiêu này thường được tính theo tháng hoặc theo năm.

4. Thu nhập quốc gia

Tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, bao gồm người lao động, hộ kinh doanh, các công ty, và các loại thu nhập khác.

19

5. Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Tại Việt Nam, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng đối với VNĐ, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn.

Đọc thêm 1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017 (Báo cáo của Tổng cục thống kê) Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi[1], các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa chính trị, chính sách thương mại của một số nước lớn đang là những thách thức đối với kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt lợn giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016[2], khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ đạt mức tăng 8,36% so với năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung (0,79 điểm phần trăm); dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 8,98% so với mức tăng 6,70% của năm 2016, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,14% (mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây[5]), đóng góp 0,46 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,07% (mức tăng cao nhất kể từ năm 2011[6]), đóng góp 0,21 điểm phần trăm.

20

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,06%; khu vực dịch vụ chiếm 43,99%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,76% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2016 là: 11,42%; 34,37%; 43,54%; 10,67%). Xét về góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 7,25 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư đóng góp 6,65 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 8,50%, đóng góp 2,27 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 4,42 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2015-2017 Tốc độ tăng so với năm trước (%) Năm 2015

Tổng số Nông, LN và TS CN dựng



Năm 2016

6,68

6,21

2,41

1,36

9,64

7,57

6,33

6,98

5,54

6,38

xây

Dịch vụ Thuế SP trừ trợ cấp SP

Nă m 2017 6,8 1 2,9 0 8,0 0 7,4 4 6,3 4

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2017 (Điểm %)

6,81 0,44 2,77 2,87 0,73

Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,00% (Cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04%). Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2017 tăng 0,21% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,55% (dịch vụ y tế tăng 3,30%) do trong tháng có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,13%). Nhóm giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng

21

0,43% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22% do giá gas, giá dầu hỏa và giá điện, nước sinh hoạt được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm giảm 0,5%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước. CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%. Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2017, trong đó chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống); các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Lạm phát cơ bản tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2016. Lao động, việc làm Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2017 ước tính là 54,8 triệu người, tăng 394,9 nghìn người so với năm 2016, bao gồm: Lao động nam 28,4 triệu người, chiếm 51,9%; lao động nữ 26,4 triệu người, chiếm 48,1%. Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,6 triệu người, chiếm 32,2%; khu vực nông thôn là 37,2 triệu người, chiếm 67,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam 26,1 triệu người, chiếm 54,1%; lao động nữ 22,1 triệu người, chiếm 45,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 16,1 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực nông thôn là 32,1 triệu người, chiếm 66,6%. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,3% (Năm 2016 là 41,9%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,7% (Năm 2016 là 24,7%); khu vực dịch vụ chiếm 34,0% (Năm 2016 là 33,4%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2017 khu vực thành thị chiếm 31,9% (Năm 2016 là 31,7%); khu vực nông thôn chiếm 68,1% (Năm 2016 là 68,3%). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2017 ước tính đạt 21,5%, cao hơn mức 20,6% của năm trước. Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 53,4 triệu người, tăng 74,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 53,4 triệu người, tăng 164,3 nghìn người; quý III là 53,8 triệu người, tăng 496,9 nghìn người; quý IV là 54,1 triệu người, tăng 671,8 nghìn người.

22

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24% (Năm 2016 là 2,30%; năm 2015 là 2,33%), trong đó khu vực thành thị là 3,18% (Năm 2016 là 3,23%; năm 2015 là 3,37%); khu vực nông thôn là 1,78% (Năm 2016 là 1,84%; năm 2015 là 1,82%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là 5,87%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%, thấp hơn mức 1,66% của năm 2016 và 1,89% của năm 2015, trong đó khu vực thành thị là 0,85% (Năm 2016 là 0,73%; năm 2015 là 0,84%); khu vực nông thôn là 2,07% (Năm 2016 là 2,12%; năm 2015 là 2,39%). Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp[27] năm 2017 ước tính là 57% (Năm 2016 là 57,2%; năm 2015 là 58,3%), trong đó khu vực thành thị là 48,5%; khu vực nông thôn là 64,4%.

1.4 Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh

1.4.1 Chu kỳ kinh tế Mọi quốc gia đều mong muốn và nỗ lực để có một nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thực tế thì sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia luôn biến động theo hình sin. Những biến động này tạo ra cái gọi là “chu kỳ kinh tế”. Mọi nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xem kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Chu kỳ kinh tế, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự bốn pha: tăng trưởng, thịnh vượng, suy thoái và khủng hoảng. Mặc dù gọi là “chu kỳ” nhưng sự biến động của chu kỳ kinh tế thường không đều đặn và khó dự báo. Trong giai đoạn tăng trưởng, GDP tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá cả thường có xu hướng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh quá có thể dẫn tới lạm phát. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, GDP tăng trưởng chậm thậm chí là tăng trưởng âm, các doanh nghiệp gặp khó khăn, sản lượng sản xuất sụt giảm dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Mức sử dụng các nguồn lực cũng giảm dẫn tới giá cả có thể dừng hoặc giảm (giảm phát). Trong giai đoạn thịnh vượng, nền kinh tế ở điểm cao nhất của nó và tỷ lệ thất nghiệp thấp và GPD cao. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, làm tăng thu nhập cho người tiêu dùng, họ sẵn sàng chi tiêu để mua sản phẩm và dịch vụ. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường mở rộng và cung cấp sản phẩm và dịch vụ mới trong giai đoạn thịnh vượng để tận dụng lợi thế của việc gia tăng sức mua của người tiêu dùng.

23

Thực ra không có một định nghĩa rõ ràng về suy thoái, tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng suy thoái là trạng thái khi quy mô của nền kinh tế bị thu hẹp lại trong khoảng thời gian từ 2-3 quý liên tiếp. Quy mô nền kinh tế bị thu hẹp, thu nhập sụt giảm dẫn tới sức mua giảm. Người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu cho những nhóm hàng không cần thiết như xa xỉ phẩm. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Khi suy thoái kéo dài trầm trọng sẽ dẫn tới khủng hoảng. Khủng hoảng được đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp rất cao, tiền lương thấp, sức mua giảm, người dân thiếu niềm tin vào nền kinh tế, giá trị cổ phiếu giảm, và nhìn chung toàn bộ hoạt động kinh doanh sụt giảm. Theo các tính toán của những nhà kinh tế, từ Chiến tranh Thế giới II tới nay, chu kỳ kinh doanh bình quân kéo dài từ ba đến năm năm, thời gian trung bình của suy thoái kinh tế là 11 tháng (Pride et al., 2013). Theo thống kê của IMF, từ sau chiến tranh thế giới II tới nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc suy thoái toàn cầu : 1975, 1982, 1991 và 2008 (Theo Đinh Vũ Trang Ngân, 2013), trong đó cuộc khủng hoảng toàn cầu 2009 là nghiêm trọng nhất. Sản lượng toàn cầu bình quân đầu người giảm 2.5% và tổng hoạt động thương mại thu hẹp 11%.

Đọc thêm 1.2. 20 năm đổi mới: ba chu kỳ kinh tế (Thời báo Kinh tế Sài Gòn 26.02.2009) Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990. Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.

Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế - Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

24

Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%. Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007. Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%. Một số dự báo gần đây cho rằng tăng trưởng GDP năm 2009 có thể chỉ còn khoảng 4% và thất nghiệp sẽ ở mức rất cao. Một điểm cần lưu ý là các trường phái kinh tế đều không thể thống nhất về tần suất của các chu kỳ kinh tế. Việt Nam đã ở đáy của chu kỳ trong giai đoạn 1989-1990, 1998-1999 và có thể là 2008-2009 nhưng không phải là đến 2018-2019 chúng ta mới rơi vào thời kỳ suy thoái tiếp theo. Một số bài học Từ kinh nghiệm một số nước trong việc vượt qua khủng hoảng chu kỳ chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô như sau: Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh... Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái. Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh tế Việt Nam”... một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ. Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua. Ở các nước phát triển, việc tính toán

25

và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô. Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế.

1.4.2 Chu kỳ kinh doanh Chu kỳ kinh doanh (Business cycle) có thể được xem xét ở phạm vi cụ thể hơn như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp… Trên thực tế, sự phát triển mang tính chu kì của nền kinh tế tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với việc hoạch định và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, với đặc thù riêng của mình cũng có một sự phát triển riêng mang tính chu kì được gọi là chu kì kinh doanh. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều trải qua các giai đoạn giống nhau trong vòng đời hình thành và phát triển, tuy khoảng thời gian của mỗi giai đoạn có thể dài ngắn khác nhau. Một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm các giai đoạn chính sau đây: - Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn khởi nghiệp của các ý tưởng kinh doanh, thường bắt đầu từ việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường mục tiêu và đánh giá các khả năng hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Tiếp theo đó là việc cụ thể hóa ý tưởng kinh doanh thành mô hình kinh doanh thông qua việc xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu và mô tả sản phẩm dịch vụ. Trong giai đoạn này doanh nghiệp chưa phải đối mặt với những vấn đề lớn về mặt quản trị nhưng sẽ phải phát sinh nhiều chi phí cho việc chứng minh tính khả thi của các ý tưởng, xác lập kế hoạch và tiếp cận các nguồn vốn. - Giai đoạn bắt đầu phát triển: Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu cung cấp sản phẩm cho thị trường. Giai đoạn này thường chứa đựng nhiều khó khăn. Về tài chính, thông thường đây là giai đoạn doanh nghiệp phải chi nhiều chi phí cho các khoản đầu tư như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị…, trong khi đó doanh số, sản lượng bán còn thấp, cho nên đây thường là giai đoạn có dòng ngân quỹ âm. Vấn đề lớn nhất của giai đoạn này chính là việc phải bảo đảm nhu cầu tài chính cho việc trang bị tài sản, đáp ứng các nhu cầu gia tăng trên thị trường.

26

- Giai đoạn phát triển nhanh: Đây là giai đoạn doanh nghiệp đã khẳng định được thị trường, khách hàng tăng nhanh do đã quen với sản phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh tốt do tận dụng được lợi thế kinh tế quy mô, doanh thu không những bù đắp được chi phí mà còn mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bắt đầu phát sinh những khó khăn trong quản trị do quy mô gia tăng, phạm vi kiểm soát rộng, đòi hỏi phải chuẩn hóa công tác quản trị. Nhiều mâu thuẫn giữa các quan điểm quản trị khác nhau có thể hình thành, đồng thời cũng phát sinh những mâu thuẫn trong việc phân chia lợi nhuận. Nếu vượt qua được giai đoạn này, doanh nghiệp có thể đi nhanh vào giai đoạn phát triển đỉnh cao. - Giai đoạn trưởng thành: Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận không tăng lên mạnh nữa mà sẽ ổn định ở một mức nào đó. Tại mức này, thị phần bị chia sẻ bởi đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Giai đoạn này các chủ sở hữu và nhà đầu tư thường hài lòng về tài chính. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đã ổn định. Tuy nhiên trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải đối mặt với một số nguy cơ, trong đó quan trọng nhất là nguy cơ lạc hậu, lỗi thời của sản phẩm, dịch vụ. Nếu không có một chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận. - Giai đoạn suy thoái: trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm dần cho đến khi không còn lợi nhuận. Tình hình sẽ đặc biệt khó khăn hơn nếu có sự biến động lớn trong nền kinh tế vĩ mô hoặc sự biến động lớn trong nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp dù ở trong các ngành, lĩnh vực khác nhau đều phải trải qua các giai đoạn phát triển cơ bản này. Tuy nhiên, thực tế thì có một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp không vượt qua được giai đoạn đầu tiên hoặc chưa kịp phát triển tới giai đoạn đỉnh cao thì đã rơi vào suy thoái. Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, độ dài của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị, tái cấu trúc hoặc tái lập doanh nghiệp với những khó khăn trong từng giai đoạn.

1.5 Đạo đức kinh doanh

1.5.1 Các bên hữu quan Các bên hữu quan là một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể gây ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, các bên hữu quan là khái niệm chỉ những bên mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm.

27

Chính phủ

Báo chí

Cổ đông Hội đồng quản trị

Tổ chức từ thiện

Tổ chức giáo dục

Nhân viên

Doanh nghiệp Khách hàng

Xã hội

Các bên liên doanh

Cung cấp tín dụng Hiệp hội nghề nghiệp

Nhà phân phối

Cung cấp vật tư

Cung cấp dịch vụ

Hình 1.5. Các bên hữu quan

Để có được nguồn lực cần thiết, doanh nghiệp cần phải nhận diện các nhóm đang kiểm soát các nguồn lực. Doanh nghiệp cũng cần phải nhận diện những cá nhân/nhóm có thể hỗ trợ để doanh nghiệp giữ danh tiếng và thương hiệu của mình trong chính cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Chính vì vậy, nhận diện đúng và đẩy đủ các bên hữu quan là một yêu cầu quan trọng đối với tổ chức kinh doanh. Mỗi các bên hữu quan đều có kỳ vọng riêng của mình, ví dụ như khách hàng mong muốn sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý; người lao động mong muốn mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương thị trường, điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh... Các doanh nghiệp cần hiểu những ưu tiên và kỳ vọng của các bên hữu quan. Doanh nghiệp quan tâm không chỉ đến lợi ích của chủ sở hữu mà phải ứng xử phù hợp với niềm tin và giá trị của các bên hữu quan của doanh nghiệp. Tính phức tạp của kinh doanh phụ thuộc vào mối quan hệ của doanh nghiệp và các bên hữu quan của mình. Giữ được mối quan hệ tốt với các bên hữu quan là chìa khóa của thành công.

28

Doanh nghiệp phải hiểu rõ hoạt động của mình tác động thế nào đến các bên hữu quan và ngược lại các bên hữu quan ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp.

1.5.2 Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực phù hợp với môi trường có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh (Pride et al., 2013). Đạo đức kinh doanh thường được nhắc đến khi có vấn đề về đạo đức trong kinh doanh. Vấn đề đạo đức là tình huống mà cá nhân hoặc tổ chức rơi vào tình thế khó xử, họ phải lựa chọn một trong nhiều hành động khác nhau, họ bị đánh giá là đúng hay sai, chấp nhận được hay không chấp nhận được theo các chuẩn mực chung của xã hội (Pride et al., 2013). Vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ các mâu thuẫn, có thể là mâu thuẫn trong mỗi cá nhân, mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau hoặc mâu thuẫn giữa tổ chức với các bên hữu quan của mình do có sự bất đồng về quan niệm, giá trị đạo đức, mâu thuẫn trong mối quan hệ hợp tác hoặc phối hợp, đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích. Trong kinh doanh, doanh nhân phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về đạo đức kinh doanh, trong đó một số vấn đề phổ biến có thể liệt kê như sau: Kinh doanh công bằng và trung thực: Điều này đòi hỏi các doanh nhân phải trung thực trong việc nhận thức và chấp hành một cách nghiêm túc tất cả các quy định của pháp luật, của Nhà nước nhằm đảm bảo một sự công bằng chung cho tất cả các bên hữu quan, đặc biệt là giữa các chủ thể kinh doanh khác nhau. Bảo đảm hài hòa các quan hệ của tổ chức: Trong kinh doanh, các doanh nhân luôn bị cám dỗ bởi việc đặt lợi ích của mình cao hơn lợi ích của người khác và của cả tổ chức, đặc biệt là đối với nhân viên và khách hàng. Các biểu hiện của nó rất đa dạng, tuy nhiên mọi biểu hiện đề dẫn tới một kết quả chung là ảnh hưởng và gây thiệt thòi cho nhân viên và khách hàng. Xung đột lợi ích: Xung đột lợi ích có nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên biểu hiện đáng lưu ý nhất chính là việc một người kinh doanh cố gắng tạo ra các tình huống nhằm mang lại lợi ích riêng cho cá nhân mình thông qua các hành vi hối lộ. Việc đưa và nhận hối lộ tất cả đều được xem là vô đạo đức. Truyền thông sai lệch: Truyền đạt thông tin không đúng, đặc biệt là quảng cáo sai lệch, gây hiểu nhầm có thể được xem là những hành vi bất hợp pháp và vô đạo đức. Truyền thông sai lệch thông tin thường nhằm mục đích mang lại lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp và tất cả

29

đều có thể gây thiệt hại cho khách hàng, các bên hữu quan và những người kinh doanh chân chính.

Đọc thêm 1.3. BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ BSCI Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI phiên bản 1/2014 hiện hành nhằm đề ra các giá trị và nguyên tắc mà người tham gia BSCI cố gắng thực hiện trong các chuỗi cung ứng của mình. Bộ quy tắc này đã được Hiệp Hội Thương Mại Nước Ngoài (FTA) phê duyệt vào ngày 28.11.2013 thay thế bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI 2009. Sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI) được hiệp hội thương mại nước ngoài FTA giới thiệu, công nhận mậu dịch quốc tế là một phương tiện thiết yếu cho sự thịnh vượng của nhân loại và tăng trưởng kinh tế xã hội. Bộ quy tắc ứng xử này là tập hợp các nguyên tắc và giá trị phản ánh sự tin tưởng của người tham gia BSCI và những mong đợi của họ đối với các đối tác kinh doanh. Bộ quy tắc ứng xử BSCI viện dẫn đến các công ứng quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh, các nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn OECD, hiệp ước toàn cẩu của Liên Hiệp Quốc, các công ứng và khuyến nghị của ILO có liên quan đến cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng. Các doah nghiệp kinh doanh tán thành bộ quy tắc ứng xử BSCI phải cam kết thực hiện các nguyên tắc đã đặt ra trong tài liệu này và hành thành trách nhiệm tôn trọng nhân quyền trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Bộ quy tắc ứng xử BSCI quy định vấn đề trách nhiệm xã hội thông qua các nội dung: - Quyền tự do lập hiệp hội và thương lượng tập thể. Doanh nghiệp tôn trọng quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn, không phân biệt đối xử với người lao động vì họ là thành viên công đoàn hay không và tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người lao động. - Không phân biệt đối xử. Không phân biệt đối xử theo giới tính, độ tuổi, tôi giáo, chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tầng lớp xã hội, tình trạng khuyết tật, sắc tộc và dân tộc, quốc tịch, tư cách thành viên trong hiệp hội... - Thù lao công bằng. Trả thù lao công bằng, tuân thủ mức lương tối thiểu do chính phủ quy định. Tiền lương được thanh toán đúng hạn, đều đặn, đầy đủ. - Giờ làm việc hợp lý. Làm việc 48h/tuần. Trong trường hợp có làm thêm thì phải trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp luật pháp và thỏa ước lao động tập thể.

30

- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuân thủ các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cần bảo vệ đặc biệt cho người trẻ tuổi, người sắp và mới làm mẹ, người khuyết tật. - Không sử dụng lao động trẻ em. Không sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi, trừ trường hợp ngoại lệ được ILO công nhận. - Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ em. Bảo đảm lao động trẻ không làm việc ban đêm và không làm việc trong điều kiện có hại đến sức khỏe, sự an toàn, đạo đức. - Không có việc làm bấp bênh. Bảo đảm tuyển lao động không dẫn đến tình trạng bấp bênh và ảnh hưởng đến xã hội hoặc kinh tế cho người lao động. - Không lao động lệ thuộc. Không tham gia bất kì hình thức lao động nô lệ, cưỡng bức, lệ thuộc, giao kèo, buôn bán hoặc lao động không tự nguyện. - Bảo vệ môi trường. Thực hiện các hành động cần thiết để tránh làm suy thoái môi trường. - Hành vi kinh doanh có đạo đức. Không tham gia vào bất kì hành động tham nhũng nào, không tống tiền, tham ô và hối lộ.

1.5.3 Các yếu tố ành hưởng đến hành vi đạo đức Hành vi đạo đức chịu tác động bởi ba yếu tố: các yếu tố thuộc về cá nhân, thuộc về xã hội và các yếu tố thuộc về cơ hội.

Mức độ của hành vi đạo đức

Nhân tố cá nhân

Nhân tố xã hội

Cơ hội

Hình 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đạo đức trong doanh nghiệp

Nhân tố cá nhân tác động đến đạo đức thông qua một số khía cạnh sau: - Kiến thức về một vấn đề: kiến thức của một cá nhân, mức độ thông tin về một tình huống/ vấn đề mà người kinh doanh có được có thể giúp họ ra các quyết định tránh được các vấn đề về đạo đức; trong trường hợp ngược lại, một người ít thông tin có thể có những hành động vô tình dẫn đến vi phạm đạo đức.

31

- Giá trị cá nhân: Giá trị đạo đức của một cá nhân và thái độ liên quan đến các giá trị rõ ràng cũng ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của cá nhân đó. Mỗi cá nhân khi tham gia một tổ chức đều mong muốn đạt được những giá trị cá nhân của họ. - Mục tiêu cá nhân: Các mục tiêu riêng mà một cá nhân mong muốn đạt được và cách thức theo đuổi mục tiêu có một tác động đáng kể về hành vi của cá nhân trong một tổ chức. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đạo đức bao gồm: - Chuẩn mực văn hóa: Hành vi của một người tại nơi làm việc, ở một mức độ, được xác định nào đó bởi các chuẩn mực văn hóa và các yếu tố xã hội tùy theo từng nơi. Ví dụ, hành vi nhận tiền của hải quan để thực hiện nhiệm vụ pháp lý thông thường đối với một số nước được xem là hành vi phi đạo đức và bất hợp pháp nhưng đối với một số nước khác thì không. - Đồng nghiệp: Những hành động và quyết định của đồng nghiệp cũng tạo thành một yếu tố xã hội trong tổ chức ảnh hưởng tới tư tưởng về đạo đức kinh doanh của một cá nhân. Ví dụ nếu tất cả mọi người đều cho rằng việc gọi điện thoại trong thời gian làm việc là bình thường thì bạn có thể xem đó là hành vi chấp nhận được, và không có vấn đề gì về đạo đức bởi vì tất cả mọi người đều thực hiện nó. - Những người quan trọng: Các giá trị đạo đức và thái độ của "người quan trọng" – ví dụ như vợ/ chồng, bạn thân, họ hàng, sếp v.v - cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân về hành vi đạo đức và phi đạo đức tại nơi làm việc. - Vấn đề sử dụng Internet: Internet ngày nay giúp con người cập nhật thông tin nhanh chóng nhưng nó cũng là một vấn đề thách thức đến các doanh nghiệp khi mà nhân viên của họ có thể dể dàng truy cập vào những website giải trí trong thời gian làm việc. Hành động truy cập vào các website giải trí trong thời gian làm việc của một cá nhân có thể được xem là một hành động phi đạo đức và có thể làm phiền phà đến đồng nghiệp của họ và có thể dẫn tới các vụ kiện lẫn nhau. "Cơ hội" như là một yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức - Sự hiện diện của cơ hội: Ở đây, cơ hội được đề cập đến như mức độ tự do của một cá nhân trong tổ chức trong việc cư xử một cách thiếu đạo đức. Điều này muốn ám chỉ rằng, một công ty có phương pháp quản trị tốt có thể hạn chế các hành vi thiếu đạo đức của nhân viên; cái xấu không có cơ hội nảy sinh và phát triển. Điều này được thực hiện tốt nếu các cá nhân trong công ty tự kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện. - Các quy tắc đạo đức: Sự tồn tại của các quy tắc đạo đức, các giá trị văn hóa của tổ chức tạo môi trường tốt cho việc hình thành các cơ hội trong việc thực thi các hành vi đạo đức.

32

- Thực thi: Mức độ thực thi chính sách công ty, thủ tục và các quy tắc đạo đức là một lực lượng chính ảnh hưởng đến cơ hội. Khi các vi phạm được xử lý một cách nhất quán và vững chắc, thì sẽ giảm thiểu cơ hội mà một cá nhân có thể thực hiện hành vi phi đạo đức.

1.5.4 Khuyến khích các hành vi đạo đức Để khuyến khích và thúc đẩy các hành vi đạo đức trong kinh doanh cần có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau tùy theo chức năng của họ trong xã hội: - Vai trò của chính phủ trong việc khuyến khích đạo đức: Chính phủ có thể khuyến khích các hành vi đạo đức kinh doanh bằng việc ban hành các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn trong việc bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội và trừng phạt những hành vi phi đạo đức. - Vai trò các hiệp hội thương mại trong khuyến khích hành vi đạo đức: Hiệp hội thương mại có thể và thường xuyên cung cấp các hướng dẫn đạo đức cho các thành viên của họ. Các hiệp hội tồn tại vì lợi ích của chính các thành viên. Việc tuyên truyền, quảng bá thực thi những nguyên tắc hợp đạo đức cũng là hoạt động của các hiệp hội nhằm bảo đảm sự phát triển của các thành viên. - Vai trò của các doanh nghiệp: Các quy tắc đạo đức mà công ty cung cấp cho nhân viên của họ là cách hiệu quả nhất để khuyến khích hành vi đạo đức. Một quy tắc đạo đức là một hướng dẫn bằng văn bản cho những hành vi chấp nhận được và đạo đức theo quy định của tổ chức; nó phác thảo chính sách đồng bộ, tiêu chuẩn, và trừng phạt đối với hành vi vi phạm. Bởi vì nhân viên biết những gì sẽ xảy ra nếu họ vi phạm các quy tắc đạo đức. Tuy nhiên, các quy tắc đạo đức có thể không có khả năng bao hàm mọi tình huống. Các công ty cũng phải tạo ra một môi trường mà nhân viên nhận ra tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc đạo đức bằng văn bản. Các nhà quản lý phải thường xuyên truyền thông, tích cực và gương mẫu trong việc ra quyết định hợp đạo đức, và tích cực trong việc đào tạo nhân viên.

33

Bảng 1.4. Bảng hướng dẫn cách ra một quyết định đạo đức (Pride et al., 2013) 1. Nghe và học hỏi

Nhận ra vấn đề trước công ty, nhóm hoặc đơn vị của bạn. Đừng tranh cãi, chỉ trích hoặc bảo vệ ý kiến bản thân - hãy tiếp tục lắng nghe và xem xét lại cho đến khi bạn chắc chắn rằng bạn hiểu ý kiến của người khác.

2. Xác định vấn đề đạo đức

Kiểm tra đồng nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng như thế nào bởi tình huống đó. Kiểm tra cảm xúc của bạn về tình hình và cố gắng hiểu quan điểm của những người liên quan trong việc ra quyết định của tình huống hoặc hậu quả của quyết định đó.

3. Tạo và phân tích các phương án

Cố gắng bỏ qua những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ và đưa ra càng nhiều phương án thay thế càng tốt trước khi phân tích những phương án đó. Hỏi tất cả mọi người tham gia vào quá trình tìm phương án về những lựa chọn nào mang lại kết quả lâu dài tốt nhất cho bạn và công ty. Sau đó, quyết định lựa chọn nào sẽ làm tăng sự tôn trọng của bạn về lâu về dài.

4. Xác định phương án tốt nhất theo quan điểm của bạn

Hãy xem xét và kiểm tra phương án tốt nhất của bạn dựa trên một số tiêu chuẩn được thiết lập, chẳng hạn như tôn trọng, hiểu biết, chăm sóc, công bằng, trung thực và cởi mở.

5. Giải thích quyết định của bạn và giải quyết bất cứ khó khăn nào phát sinh.

Điều này có thể yêu cầu những vị trọng tài có quan điểm trung lập.

1.6 Trách nhiệm xã hội

1.6.1 Khái niệm Trách nhiệm xã hội là sự nhìn nhận những hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến xã hội và có thể ảnh hưởng đến những quyết định của doanh nghiệp đó (Pride et al., 2013). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: đạo đức doanh nghiệp, tinh thần công dân của doanh nghiệp, phát triển bền vững...Trên thực tế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề mang tính quản lý, thường được đưa vào trong toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp từ giá trị, văn hóa, ra quyết định, chiến lược và hệ thống báo cáo của doanh nghiệp. Trước đây, người ta cho rằng doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ kinh tế, nghĩa là nghĩa vụ tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luận cho phép. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng cho rằng ngoài nghĩa vụ kinh tế, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đến các vấn đề liên quan tới xã hội và môi trường. Cụ thể, các trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp có thể mô tả như trong tháp trách nhiệm xã hội sau đây.

34

Đọc thêm 1.4. BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000 SA 8000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm những tiêu chuẩn về: - Lao động trẻ em bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18. - Lao động cưỡng bức và bắt buộc bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.v - An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháychữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất (MSDS). - Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn - Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo-tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử. - Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v) - Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi). - Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v) - Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ. - Quan hệ cộng đồng: Bao gồm quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác hay dân cư trong khu vực.

1.6.2 Tháp trách nhiệm xã hội Nhìn chung, trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm, sắp xếp theo trật tự, được gọi là tháp trách nhiệm xã hội. - Đầu tiên, ở cấp độ dưới cùng là “nghĩa vụ kinh tế”. Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đó là trách nhiệm sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội với mức giá phù hợp với người tiêu dùng và bảo đảm mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nghĩa vụ này, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, tìm kiếm nguồn tài nguyên mới, nỗ lực không ngừng để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển sản

35

phẩm. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ kinh tế, các doanh nghiệp đã trực tiếp góp phần tăng phúc lợi xã hội thông qua thuế, thông qua các nghĩa vụ liên quan tới bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Doanh nghiệp còn góp phần tạo công ăn việc làm và trả thù lao tương xứng cho người lao động. Đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc cung cấp hàng hóa dịch vụ chất lượng, an toàn, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với chủ sở hữu, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo tồn và phát triển giá trị tài sản được ủy thác. Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ cơ bản, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nhân văn Đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ làm những điều đúng đắn, công bằng, tránh làm hại Nghĩa vụ pháp lý Tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ kinh tế Tạo ra lợi nhuận là nền tảng cho các nghĩa vụ khác

Hình 1.7. Tháp nghĩa vụ trách nhiệm xã hội (Pride et al., 2013) - Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp đó là việc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định về pháp lý chính thức như quy định về điều tiết cạnh tranh, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo công bằng và an toàn trong môi trường lao động... Với việc tuân thủ các quy định về pháp lý, chủ doanh nghiệp buộc phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. - Nghĩa vụ đạo đức là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống pháp luật. Nghĩa vụ đạo đức đó là những hành vi mà doanh nghiệp cho là đúng đắn và cần phải làm cho xã hội. Đó là những hành vi có chuẩn mực đạo đức cao hơn những gì pháp luật yêu cầu. Khi ra quyết định, ngoài việc không vi phạm pháp luật, doanh nghiệp cần cân nhắc đến những nguyên tắc đạo đức căn bản như công bằng, vì lợi ích của số đông và bảo vệ con người.

36

- Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các hành vi, hành động thể hiện mong muốn đóng góp và dâng hiến cho cộng đồng, cho xã hội. Những đóng góp có thể thể hiện trên các phương diện như nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, phát triển năng lực nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Nghĩa vụ nhân văn là nghĩa vụ của lương tâm mà không có bất kỳ ràng buộc nào của xã hội. Tóm lại, cách tiếp cận theo tháp trách nhiệm xã hội cho thấy một doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn toàn với xã hội phải đồng thời đáp ứng cả 4 loại nghĩa vụ trên, có nghĩa là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, phải tuân thủ pháp luật, phải hành xử có đạo đức và phải là “một công dân tốt” của xã hội.

1.7 Kinh doanh quốc tế

1.7.1 Cơ sở kinh tế của kinh doanh quốc tế Khi kinh doanh phát triển, hàng hóa được trao đổi vượt khỏi biên giới quốc gia thì xuất hiện kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và qua đó thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế (Pride et al., 2013). Tương tự như khái niệm kinh doanh, kinh doanh quốc tế là tập hợp các giao dịch quốc tế có “tính chất kinh doanh” đó là những giao dịch vì mục đích lợi nhuận. Kinh doanh quốc tế khác kinh doanh nội địa về phạm vi, về mức độ phức tạp, về hệ thống luật pháp, về đồng tiền sử dụng trong thanh toán và về các phương thức thanh toán. Bản chất của kinh doanh quốc tế là giao dịch giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau, sử dụng các đồng ngoại tệ để thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của cá nhân và của các tổ chức trên thế giới nhằm mục tiêu lợi nhuận. Kinh doanh quốc tế được tiến hành dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các quốc gia. - Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. Hay nói cách khác, mỗi quốc gia sẽ tập trung sản xuất loại hàng hóa có hiệu quả cao hơn quốc gia khác, sau đó các quốc gia tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau để tối đa hóa lợi ích của tất cả các bên. Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn và sản lượng hàng hóa của tất cả các quốc gia sẽ tăng lên.

37

- Lợi thế so sánh nghĩa là mỗi quốc gia sẽ được lợi khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả so với các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước chỉ cần có lợi thế trong việc sản xuất hơn một nước khác, hay có thể sản xuất hiệu quả hơn một nước khác là đã có thể thu được lợi ích từ thương mại quốc tế . Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và sự tăng trưởng kinh tế của chính mình." Lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh có những điểm giống nhau và khác nhau như sau: - Sự giống nhau: Cả hai thuyết này đều đề cao vai trò của cá nhân, của doanh nghiệp, và ủng hộ một nền thương mại tự do; đều cho rằng mọi quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc trao đổi quốc tế; và cả hai thuyết đều thừa nhận tính ưu việt của chuyên môn hóa. - Sự khác nhau : Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác. Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví dụ dưới đây: Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Trong khi đó lợi thế so sánh sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga.

38

1.7.2 Các hình thức kinh doanh quốc tế Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể tiến hành trao đổi thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau rất đa dạng và phong phú. Có thể chia các hoạt động kinh doanh quốc tế thành 3 nhóm như sau: - Kinh doanh dựa trên lĩnh vực ngoại thương. Nhóm hình thức này bao gồm các hình thức chủ yếu như nhập khẩu, xuất khẩu, gia công quốc tế, xuất khẩu tại chỗ. - Kinh doanh thông qua hợp đồng. Nhóm hình thức này bao gồm các loại hợp đồng cấp giấy phép (Hợp đồng License), hợp đồng đại lý đặc quyền, hợp đồng quản lý, hợp đồng đơn đặt hàng, hợp đồng xây dựng và chuyển giao, hợp đồng chia sản phẩm… - Kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài. Đây là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ở trình độ cao của các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này lại được chia thành hai loại, đầu tư trực tiếp (FDI - Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (ODA Official Development Assistance, tín dụng quốc tế).

1.7.3 Rào cản thương mại trong kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế có thể giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh dựa trên việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho thị trường toàn cầu. Cùng với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, luôn có các rào cản, cản trở sự phát triển của thương mại tự do. Những rào cản này thường xuất phát từ áp lực về chính trị và kinh tế trong mỗi quốc gia. Các hạn chế thương mại tự do thường tồn tại dưới các hình thức sau đây: - Hàng rào thuế quan: việc áp dụng, tăng hay giảm mức thuế đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu của một quốc gia nào đó, đều có tác động đến việc xuất – nhập khẩu của quốc gia đó. Thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được áp dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng hay non trẻ... Hiện nay, chính phủ các nước, các hiệp hội, tổ chức thương mại thế giới ngày càng nỗ lực kêu gọi các quốc gia cắt giảm thuế quan nhằm giảm bớt tác động của rào cản này tới sự phát triển của thương mại thế giới. Ngoài hàng rào thuế quan, chính phủ các nước còn sử dụng một số biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá

39

xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. - Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Biện pháp hạn chế định lượng (quota) là một trong những hàng rào phi thuế nhằm kiểm soát sự thâm nhập của các doanh nghiệp quốc tế vào thị trường nội địa. Ðây là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Các biện pháp phi thuế quan bao gồm: Thứ nhất, cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng... Vì thế, những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược... nhưng nhìn chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá phù hợp. Thứ hai, hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch. Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến. Thứ ba, sử dụng giấy phép. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Ví dụ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan và Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn do biện pháp này gây ra. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước. Có thể nói, không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình mở cửa, hội nhập các doanh nghiệp càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước.

40

TỔNG KẾT CHƯƠNG Phần 1: Khám phá thế giới kinh doanh và các vấn đề kinh tế 1. Định nghĩa kinh doanh Theo (Pride, Hughes, & Kapoor, 2013) kinh doanh là nỗ lực có tổ chức của các cá nhân để sản xuất và bán, hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, vì mục đích lợi nhuận. Dewhurst (2014) thì cho rằng kinh doanh là việc tổ chức tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. 2. Xác định những cách để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Để đo lường, đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế, các nhà kinh tế học trên toàn thế giới đã thống nhất một số các chỉ tiêu cơ bản như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Năng suất lao động quốc gia.... 3. Xác định được các pha khác nhau trong một chu kỳ kinh tế Mọi nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xem kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Chu kỳ kinh tế, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự bốn pha: tăng trưởng, thịnh vượng, suy thoái và khủng hoảng. Mặc dù gọi là “chu kỳ” nhưng sự biến động của chu kỳ kinh tế thường không đều đặn và khó dự báo. 4. Xác định các pha trong một chu kỳ kinh doanh Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều trải qua các giai đoạn giống nhau trong vòng đời hình thành và phát triển, tuy khoảng thời gian của mỗi giai đoạn có thể dài ngắn khác nhau. Chu kỳ kinh doanh bao gồm 5 giai đoạn: - Giai đoạn hình thành - Giai đoạn bắt đầu phát triển - Giai đoạn phát triển nhanh - Giai đoạn trưởng thànhs - Giai đoạn suy thoái Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, độ dài của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị, tái cấu trúc hoặc tái lập doanh nghiệp với những khó khăn trong từng giai đoạn.

41

Phần 2: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 1. Ý nghĩa của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực phù hợp với môi trường có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh (Pride et al., 2013). Vấn đề đạo đức là tình huống mà cá nhân hoặc tổ chức rơi vào tình thế khó xử, họ phải lựa chọn một trong nhiều hành động khác nhau, họ bị đánh giá là đúng hay sai, chấp nhận được hay không chấp nhận được theo các chuẩn mực chung của xã hội (Pride et al., 2013) 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức Hành vi đạo đức chịu tác động bởi ba yếu tố: các yếu tố thuộc về cá nhân, thuộc về xã hội và các yếu tố thuộc về cơ hội. Phần 3: Khám phá những điều cơ bản về kinh doanh toàn cầu 1. Những khái niệm cơ bản về kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và qua đó thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. 2. Thảo luận về những rào cản thương mại trong kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế có thể giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh dựa trên việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, luôn có các rào cản, cản trở sự phát triển của thương mại tự do. Những rào cản này thường xuất phát từ áp lực về chính trị và kinh tế trong mỗi quốc gia để bảo vệ người dân của quốc gia đó hoặc những vấn đề về an ninh quốc gia. 3. Nhận diện những cách thức để một doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế. - Kinh doanh dựa trên lĩnh vực ngoại thương. - Kinh doanh thông qua hợp đồng. - Kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài.

42

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kinh doanh là gì? Nhằm theo đuổi mục tiêu gì và chủ thể của hoạt động kinh doanh là ai? 2. Có tổ chức kinh doanh nào không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận không? Tại sao? 3. Phân tích vai trò của hoạt động kinh doanh trong xã hội? 4. Một tổ chức có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức nào? 5. Tổng sản phẩm quốc nội là gì? Phân tích tình hình GDP của Việt Nam trong 5 năm vừa qua? 6. Năng suất lao động quốc gia là gì? Phân tích tình hình năng suất lao động của Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với các nước Asean? 7. Nêu một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng và phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam 5 năm qua thông qua các chỉ tiêu này? 8. Chu kỳ kinh tế là gì? 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất diễn ra trong năm nào? Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn đó? 10. Thế nào là một doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức? 11. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức trong kinh doanh? 12. Nêu các giải pháp có thể thực hiện để khuyến khích các hành vi đạo đức? 13. Thế nào là một tổ chức kinh doanh có trách nhiệm xã hội? 14. Phân tích các nội dung của tháp trách nhiệm xã hội 15. Kinh doanh quốc tế là gì? Được thực hiện thông qua các hình thức nào? 16. So sánh lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Thảo luận về bốn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới II tới nay: nguyên nhân, tình trạng suy thoái, khủng hoảng, giải pháp của các quốc gia? Tác động của từng cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam và giải pháp của Việt Nam. 2. Thảo luận về ảnh hưởng của kinh doanh quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam: sự phát triển của kinh doanh quốc tế đem lại cơ hội, thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam? Phân tích năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam

43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Dewhurst, D. J. A. (2014). An Introduction to Business and Business Planning. Đinh Vũ Trang Ngân. (2013). Chu kì kinh tế. Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fullbrignt, 1–7. Pride, W. M., Hughes, R. J., & Kapoor, J. R. (2013). Business. Tổng cục thống Kê. (2016). Báo cáo tóm tắt thực trạng và giải pháp tăng năng suất Việt Nam, 1– 13.

44

CHƯƠNG 2. SỞ HỮU KINH DOANH VÀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP Phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế của mỗi quốc gia chịu sự chi phối trực tiếp từ cộng đồng doanh nghiệp, sức khỏe nền kinh tế phụ thuộc vào sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp. Chương này tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản liên quan tới việc tạo lập một doanh nghiệp mới, từ những vấn đề nền tảng về luật pháp như loại hình sở hữu, hình thức sở hữu… cho tới tinh thần doanh nhân và cách thức tạo lập doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu chương này người đọc có thể: -

Hiểu định nghĩa về doanh nghiệp, nắm được bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh.

-

Các loại hình doanh nghiệp

-

Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp

-

Thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp

Phân loại doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (theo luật doanh nghiệp 2005). Tùy vào mục đích nghiên cứu, quản lý doanh nghiệp được phân loại theo một số tiêu thức khác nhau.

2.1.1 Phân loại theo hình thức sở hữu Theo hình thức sở hữu, Việt Nam phân doanh nghiệp thành 3 nhóm chính: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI Forein Direct Investment). Về mặt tổng thể, trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên đáng kể, từ số lượng doanh nghiệp tới tỷ trọng đóng góp trong GDP. Nhưng nhìn chung, doanh nghiệp ngoài nhà nước đa số vẫn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ so với doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã khẳng định “Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp ngoài nhà nước”.

45

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2006-2011 (Tổng cục thống kê, 2014) Khu vực DNNN Số lao Vốn bình TSCD và Doanh thu động bình quân/DN đầu tư dài thuần bình quân/DN (tỷ đồng) hạn bình quân/lao quân/lao động động (triệu (triệu đồng) đồng) 513 478,8 420 526 2006 504 622,0 500 649 2007 513 836,9 728 936 2008 535 1040,4 972 927 2009 516 1221,5 1040 1281 2010 510 1487,6 1452 1682 2011 Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 343 155,3 233 2006 340 171,9 231 2007 325 193,2 282 2008 293 203,4 360 2009 297 263,0 357 2010 283 264,9 401 2011 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 2006 2007 2008 2009 2010 2011

27 27 24 22 22 21

8,2 12,8 14,6 18,3 23,1 24,4

91 154 213 254 356 322

% nộp Tỷ suất lợi nhuân (%) ngân sách Trên tổng Trên so với vốn doanh thu doanh thu (%)

7,27 7,3 6,36 8,53 7,05 6,44

3,5 3,55 2,94 3,76 2,87 2,98

6,12 6,75 5,13 7,89 5,31 5,18

420 450 543 575 658 816

14,12 10,42 11,92 10,36 6,92 7,98

13,15 11,66 9,66 9,08 6,58 4,14

14,19 13,11 10,57 10,96 8,84 5,06

349 438 664 660 714 853

2,98 3,47 3,06 3,33 3,98 2,97

2,00 2,57 1,32 1,80 1,86 1,11

1,72 2,79 1,21 2,27 2,71 1,48

2.1.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn. Nhà nước người đại diện toàn dân - tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Luật doanh nghiệp 2014 quy định “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Điều 4, khoản 8). Trước đây, luật doanh nghiệp 2005 quy định “DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”, nghĩa là Nhà nước chỉ cần

46

nắm giữ trên 50% vốn điều của một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó được coi là DNNN. Tuy nhiên, theo luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015, thì DNNN phải là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thay đổi khái niệm “Doanh nghiệp nhà nước” trong luật 2014 làm số lượng DNNN giảm đáng kể, tạo ra nhiều thay đổi lớn trong vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Theo nguyên chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu “việc quy định chỉ có doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới được gọi là DNNN sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp”3. Nghị định 91/2015NĐ - CP của Chính Phủ quy định DNNN gồm 2 loại: -

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

-

Công ty TNHH một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Đọc thêm 2.1. Xu hướng chuyển dịch doanh nghiệp theo hình thức sở hữu (VCCI, 2016) Về hình thức sở hữu, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2007, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có khoảng trên 140 nghìn doanh nghiệp, chiếm 94,33% tổng số doanh nghiệp cả nước, thì đến năm 2015, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đã có trên 421 nghìn doanh nghiệp ngoài nhà nước, tăng 3 lần và chiếm 96,6%. Các doanh nghiệp FDI dù vẫn tăng về số lượng doanh nghiệp, từ gần 5 nghìn doanh nghiệp năm 2007 lên gần 12 nghìn doanh nghiệp năm 2015, nhưng tỷ trọng loại hình doanh nghiệp này luôn có xu hướng giảm dần, từ 3,33% năm 2007 xuống chỉ còn 2,74% năm 2015. Còn về loại hình doanh nghiệp nhà nước, như đã phân tích ở trên, đã giảm mạnh cả về số lượng và tỷ trọng trong nền kinh tế, từ 3.494 doanh nghiệp, chiếm 2,34% năm 2007 xuống còn khoảng 2.973 doanh nghiệp, chiếm 0,68% năm 2015. Tuy nhiên, các phân tích trong phần sau sẽ cho thấy các doanh nghiệp này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể về lao động và nhất là về nguồn vốn. Trong giai đoạn 2007-2015, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước không chỉ giảm về tỷ trọng (từ 24,38% xuống 11,39%) mà số lượng tuyệt đối cũng giảm (từ 1,76 triệu xuống 1,46 triệu), trong khi lao động trong khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh cả về số lượng tuyệt đối (từ 3,78 triệu lên 7,48 triệu) và tỷ trọng (từ 52,31% lên 58,34%). Lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng, nhất là trong giai đoạn 2012-2015. Nếu trong

3

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/chi-la-doanh-nghiep-nha-nuoc-khi-nha-nuoc-nam-100-von-

20141126090848695.htm

47

giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng về lao động của khu vực doanh nghiệp này luôn chiếm khoảng 23%, thì đến năm 2015 đã tăng lên khoảng 30,27%. Việc số lượng lao động trong khu vực FDI đã tăng nhanh là do có nhiều tập đoàn lớn đã và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các năm 2012-2015. Năm 2015,ước tính, tỷ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước đã chiếm đến 58,34%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 30,27%, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 11,39%. Trong cơ cấu về nguồn vốn, đã có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Nếu những năm 2007 trở về trước, khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của toàn bộ doanh nghiệp, thì những năm 20082015, vị trí này đã thuộc về các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trong giai đoạn 2012-2015 lại không tiếp tục tăng theo xu hướng của các năm 2008-2011, điều này cho thấy sự khó khăn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong giai đoạn 2012-2015. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm khoảng 48% tổng nguồn vốn toàn bộ khu vực doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 33,3% thay vì 44,8% ở năm 2007. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý là khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0,68% về số lượng doanh nghiệp, trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm đến 96,57%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn và tổng công ty, trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ trọng về nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI cũng tăng nhẹ từ 17,8% năm 2007 lên 18,7% năm 2015.

Bảng 2.2. Xu hướng chuyển dịch phân theo hình thức sở hữu trong giai đoạn 2007-2015 Loại hình doanh nghiệp DNNN DN ngoài nhà nước DN FDI Tổng cộng

Tỷ trọng doanh nghiệp (%) 2007 2015 2,34 0,68 94,33 96,57 3,33 2,74 100 100

Tỷ trọng lao động (%) 2007 2015 24,38 11,39 52,31 58,34 23,31 30,27 100 100

Tỷ trọng vốn (%) 2007 44,8 37,4 17,8 100

2015 33,3 48,0 18,7 100

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước: Có nhiệm vụ thực hiện định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong thời kì, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng XHCN4. Quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về Nhà nước, đó là đặc điểm thứ nhất phân biệt DNNN với các doanh nghiệp khác, đồng thời hoạt động kinh 4

Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

48

doanh là đặc điểm phân biệt DNNN với các tổ chức, cơ quan khác của Chính phủ. DNNN được phân biệt các loại hình doanh nghiệp khác bởi các đặc điểm sau đây (Bảng 2.3). Bảng 2.3. So sánh DNNN với các loại hình DN khác Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Do hội đồng thành viên - do cơ quan đại Thành lập diện sở hữu nhà nước quyết định thành lập, doanh nghiệp thực hiện quyết định thành lập doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp khác Cơ quan Nhà nước cho phép thành lập trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

Ngoài mục tiêu lợi nhuận, DNNN phải thực Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và Mục tiêu của hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội khác do được làm bất kì việc gì mà pháp doanh nghiệp nhà nước quy định. luật không cấm. Tài sản là tài sản Nhà nước, thuộc thuộc sở hữu của Nhà nước. DNNN không có quyền Chủ thể kinh doanh là chủ sở Nguồn vốn và sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản hữu đối với tài sản kinh doanh sở hữu lý kinh doanh trên số tài sản của Nhà nước của họ. (không có quyền sở hữu nhưng có quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng). Nhà nước bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu doanh nghiệp quyết chủ tịch công ty, kiểm soát viên, còn các vị định hình thức tổ chức và nhân sự Tổ chức, nhân trí khác do Hội đồng thành viên và Chủ tịch của doanh nghiệp. công ty quyết định. sự Nhà nước phê duyệt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch tổng thể.

Doanh nghiệp nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Cụ thể, Nghị định 91/2015NĐ-CP quy định Nhà nước chỉ đầu tư vốn thành lập DNNN trong các lĩnh vực sau: -

Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu bảo đảm an sinh xã hội

49

-

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ

-

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên

-

Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế Đọc thêm 2.2. Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 2015-2016 Năm 2015, cả nước có 244 doanh nghiệp được sắp xếp lại, trong đó có 222 được cổ phần hóa, 22 doanh nghiệp được sắp xếp lại theo nhiều hình thức khác nhau: bán 4 doanh nghiệp, sát nhập 5 doanh nghiệp, hợp nhất 2 doanh nghiệp, 5 doanh nghiệp giải thể, 1 doanh nghiệp phá sản và 5 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH từ 2 thành viên trở nên. Năm 2015, cả nước thoái vốn được 9.924 tỷ đồng giá trị số sách, thu về 15.0004 tỷ đồng, bằng 1.5 giá trị sổ sách. Năm 2016, cả nước cổ phần hóa được 52 DNNN và 3 đơn vị sự nghiệp công lập, giải thể 10 doanh nghiệp, phá sản 1 doanh nghiệp và bán 1 doanh nghiệp. Tính từ 2011 tới 2016, cả nước đã cổ phần hóa 4506 DNNN , trong đó có 1 tập đoàn kinh tế, 47 tổng công ty nhà nước. Năm 2016, Nhà nước đã thoái vốn được 4.493,7 tỷ đồng giá trị sổ sách và thu về 7.098,8 tỷ đồng bằng 1,58 lần giá trị số sách. Năm 2016, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN năm tiến triển chậm, cổ phần hóa bằng 21,7% và thoái vốn bằng 30,2% so với năm 2015. Theo nghị định 58/2015/QĐ-TTG, giai đoạn 2017-2020 cả nước sẽ cổ phần hóa 127 DNNN. (Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ)

-

Thành lập và tổ chức xắp xếp lại DNNN: Để thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên được thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa hoặc thành lập mới. Mục đích của cổ phần hóa là nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước còn chủ trương “công ty hóa doanh nghiệp nhà nước”, đó là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Mục tiêu của công ty hóa DNNN là nhằm phát huy động lực lao động và quản lý DNNN, trên cơ sở phát huy quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước và tinh thần tích cực của người lao động tại DNNN; bảo đảm sự công bằng tương đối giữa người lao động trong DNNN với người lao động trong các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa; nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.

50

Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua, chính phủ Việt Nam không ngừng đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN. Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2017 có nêu rõ “đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Dữ liệu trong Bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP có giảm nhưng không đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2015. Bảng 2.4. Tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP 2005

Loại hình doanh nghiệp TỔNG SỐ Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thuế SP trừ trợ cấp sản phẩm

2010

2015

Giá trị Giá trị Cơ cấu Giá trị (Tỷ Cơ cấu (Tỷ Cơ cấu (Tỷ đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 914,000 100,00 2,157,828 100,00 4,192,862 100,00 343,883 37,62 633,187 29,34 1,202,850 28,69 431,548 47,22 926,928 42,96 1,812,152 43,22 60,781 6,65 86,000 3,99 167,913 4,01 77,731 8,51 148,919 6,90 330,590 7,88 293,036 32,06 692,009 32,07 1,313,649 31,33 138,570 15,16 623,967 15,15 757,550 18,07 .. .. 270,476 12,55 420,310 10,02

40.00 35.00

Kinh tế Nhà nước

30.00 Kinh tế tập thể

25.00 20.00

Kinh tế tư nhân

15.00

Kinh tế cá thể

10.00 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

5.00 0.00 2005

2010

2015

Hình 2.1. Tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP

51

2.1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có quyền được thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài việc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài còn có quyền góp vốn, mua cổ phẩn vào các tổ chức kinh tế trong nước. Vì vậy, luật đầu tư 2014 quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc là tổ chức mà đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài với tổng số vốn nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Đọc thêm 2.3. Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 2017 (Theo FIA Việt Nam) 1. Tình hình hoạt động: Vốn thực hiện: Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Tình hình xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) đạt 155,24 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 152,34 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 126,44 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm gần 59,9% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 28,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 25,9 tỷ USD không kể dầu thô. 2. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Theo số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2017, cả nước có 2.591 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2016; có 1.188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm xấp xỉ 8,41 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2016 và 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 6,19 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ 2016. Cũng trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD. Như vậy, tính chung trong 12 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời năm 2017 có 4 dự án lớn là dự án điện BOT Nghi Sơn 2 - tổng vốn 2,79 tỷ USD, dự án điện BOT Vân Phong 1 - tổng vốn 2,58 tỷ USD, Dự án SamSung Display Việt Nam - tổng vốn 2,5 tỷ USD, dự án điện BOT Nam Định 1 - tổng vốn 2,07 tỷ USD được cấp GCNĐKĐT.

52

Theo lĩnh vực đầu tư: Trong 12 tháng năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn là 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng năm 2017. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 8,37 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo đối tác đầu tư: Trong 12 tháng đầu 2017 có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 9,11 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,49 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,3 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Theo địa bàn đầu tư: Trong 12 tháng năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 6,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 3,4 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 3,17 tỷ USD chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư.

2.1.1.3 Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp không nằm trong diện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc không phải là doanh nghiệp nhà nước. Theo luật, doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm có DN tư nhân, công ty hợp doanh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo tổng cục thống kê, tại thời điểm 31/12/2011, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước vào khoảng 312.416 doanh nghiệp, chiếm 96,2% về số lượng, sử dụng 61,3% lao động, chiếm 51,3% tổng vốn và chiếm 53,9% doanh thu toàn ngành kinh tế. Trong tổng số 312.416 doanh nghiệp ngoài nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là 193.281 DN, chiếm 61,8%; công ty cổ phần không có vốn nhà nước 68.292 DN, chiếm 21,8%; DN tư nhân 48.913 DN, chiếm 15,7%; công ty cổ phần có vốn nhà nước 1.751 DN, chiếm 0,6%; công ty hợp danh 179 DN, chiếm 0,1%.

53

Đọc thêm 2.4. Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước 20062011 (Tổng cục thống kê, 2014) Theo ngành kinh tế, thời điểm 31/12/2011 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 2.787 DN, chiếm 0,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng 94.072 DN, chiếm 30,1%; khu vực dịch vụ 215.557 DN, chiếm 69%. Theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có số DN ngoài nhà nước nhiều nhất với 122.535 DN, chiếm 39,2% tổng số DN ngoài nhà nước (trong đó TP. Hồ Chí Minh có số DN ngoài nhà nước nhiều nhất cả nước với 101.080 DN, chiếm 32,4% tổng số DN ngoài nhà nước); tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng 99.809 DN, chiếm 31,9% (trong đó, Hà Nội có số DN lớn thứ hai cả nước với 70.114 DN, chiếm 22,4% tổng số DN ngoài nhà nước); khu vực Tây Nguyên có số DN ngoài nhà nước ít nhất với 8.234 DN, chiếm 2,6%. Số doanh nghiệp ngoài nhà nước thời điểm 31/12/2011 gấp 2,7 lần năm 2006, giai đoạn 2006-2011 mỗi năm tăng bình quân 21,7%. Theo loại hình kinh tế, công ty TNHH tư nhân có 193.281 DN, gấp 3 lần năm 2006, mỗi năm tăng bình quân xấp xỉ 25%; công ty cổ phần không có vốn nhà nước có 68.292 DN, gấp 4,6 lần năm 2006, mỗi năm tăng bình quân 35,8%; doanh nghiệp tư nhân có 48.913 DN, gấp 1,3 lần năm 2006, mỗi năm tăng bình quân 5,6%; công ty cổ phần có vốn nhà nước có 1.751 DN, gấp 1,3 lần năm 2006, mỗi năm tăng bình quân 5,2%; công ty hợp danh có 179 DN, gấp 5,8 lần năm 2006, mỗi năm tăng bình quân 42%. Doanh thu thuần của toàn bộ khu vực DN ngoài nhà nước năm 2011 đạt 5.697 nghìn tỷ đồng, gấp 5,1 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm tăng 38,4%. Chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất là công ty TNHH tư nhân với 45,2% , bình quân mỗi năm doanh thu tăng thêm 34,9%; tiếp đến là công ty cổ phần không có vốn nhà nước chiếm 34,2%, bình quân mỗi năm tăng 60,1%; doanh nghiệp tư nhân với 8,6%, bình quân mỗi năm doanh thu tăng thêm 17,3%; công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm 12%, bình quân mỗi năm tăng 37,1%; chiếm tỷ trọng doanh thu thấp nhất là công ty hợp danh với 0,01%, bình quân mỗi năm tăng 33,3%.

Bảng 2.5. Cơ cấu doanh nghiệp ngoài nhà nước (Tổng cục thống kê, 2014) Năm DN tư nhân

2007

2008

2009

2010

2011

40.468

46.530

47.840

48.007

48.913

53

67

69

79

179

77.647

103.091

134.407

163.978

193.281

1.597

1.812

1.738

1.710

1.751

20.862

31.746

42.622

55.057

68.292

Công ty hợp danh Công ty TNHH tư nhân Công ty cổ phần có vốn Nhà nước Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước

54

2.1.2

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được phân thành các loại: -

Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

-

Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v...

-

Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu.

-

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v... .

2.1.3

Phân loại theo quy mô doanh nghiệp

Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ. Mỗi quốc gia khác nhau có một cách thức phân loại theo quy mô khác nhau, nhưng nhìn chung quy mô doanh nghiệp được phân loại dựa trên các tiêu thức như: -

Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.

-

Số lượng lao động trong doanh nghiệp.

-

Doanh thu của doanh nghiệp.

-

Lợi nhuận hàng năm. Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động thường được sử dụng phổ biến, còn doanh

thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại. Tuy nhiên, khi lượng hóa những tiêu chuẩn

55

nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia cũng không giống nhau. Bảng 2.6. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô ở một số quốc gia (Tổng cục thống Kê, 2014) Quốc gia/ Phân loại DN vừa và Khu vực nhỏ A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa

2. Nhật

- Đối với ngành sản xuất - Đối với ngành thương mại - Đối với ngành dịch vụ

Số lao động bình quân

Vốn đầu tư

Doanh thu

0-500 1-300

Không quy định ¥ 0-300 triệu

Không quy định Không quy định

1-100

¥ 0-100 triệu

1-100 3. EU Siêu nhỏ < 10 Nhỏ < 50 Vừa < 250 4. Australia Nhỏ và vừa < 200 5. Canada Nhỏ < 100 Vừa < 500 6. New Zealand Nhỏ và vừa < 50 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy định 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy định 5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI 1. Russia Nhỏ 1-249 Vừa 250-999 2. China Nhỏ 50-100 Vừa 101-500 3. Poland Nhỏ < 50 Vừa 51-200 4. Hungary Siêu nhỏ 1-10 Nhỏ 11-50 Vừa 51-250

56

¥ 0-50 triệu Không quy định

Không quy định Không quy định < NT$ 80 triệu

Không quy định < €7 triệu < €27 triệu Không quy định < CDN$ 5 triệu CDN$ 5 -20 triệu Không quy định Không quy định < NT$ 100 triệu

< Baht 200 triệu

Không quy định

Không quy định Peso 1,5-60 triệu < US$ 1 triệu

RM 0-25 triệu Không quy định < US$ 5 triệu

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định Không quy định

Lựa chọn hình thức sở hữu Theo quy định pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi kinh doanh đều phải đăng kí và phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hợp pháp. Có nhiều hình thức sở hữu đơn vị kinh doanh khác nhau, tùy theo quy mô, mục tiêu mà mỗi cá nhân lựa chọn một hình thức sở hữu khác nhau. Có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức sở hữu. Collins (2014) cho rằng để lựa chọn hình thức sở hữu phù hợp, cần trả lời một số câu hỏi cơ bản sau: -

Bạn mong muốn thủ tục đăng kí kinh doanh đơn giản hay phức tạp?

-

Bạn mong muốn kiểm soát toàn bộ hay một phần đơn vị kinh doanh?

-

Bạn có muốn chia sẻ lợi nhuận với người khác không?

-

Bạn có muốn nộp thuế ít không?

-

Bạn có đầy đủ năng lực, kĩ năng cần thiết để điều hành đơn vị kinh doanh không?

-

Bạn có muốn đơn vị kinh doanh của mình vẫn có thể tồn tại khi không có bạn không?

-

Bạn có đủ năng lực tài chính không?

-

Năng lực trả nợ của bạn tới đâu?

Đương nhiên, ai cũng muốn lựa chọn các phương án tốt, nhưng mỗi hình thức sở hữu đều có ưu và nhược điểm. Do đó, việc lựa chọn hình thức sở hữu là một sự lựa chọn. Luật doanh nghiệp 2014 quy định có các hình thức sở hữu doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp xã hội. Ngoài ra chủ thể kinh doanh còn có thể đăng kí kinh doanh theo hình thức hợp tác xã (theo luật hợp tác xã 2012) hoặc đăng kí kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể (theo nghị định 43/2010). 2.2.1

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Nhìn chung, doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm sau: - DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Cá nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động doanh nghiệp. Thông thường, chủ doanh nghiệp là giám đốc trực tiếp tiến hành hoạt

57

động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng có trường hợp vì lý do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đó. Do tính chất một chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý và chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai. Đặc điểm này cho phép phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình doanh nghiệp do nhiều người cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty tương ứng với phần góp vốn của mình. - DNTN phải có mức vốn không thấp hơn mức vốn đăng ký. - Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu tránh nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm khác nhau giữa DNTN với công ty TNHH và công ty cổ phần. Những người sở hữu của các công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Với những đặc điểm như vây, DNTN có ưu điểm: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm lớn trong việc thành lập và giải thể; bảo vệ bí mật kinh doanh; linh hoạt và dễ dàng trong việc chuyển hướng kinh doanh theo quyết định của người chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của DNTN là do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của DNTN cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp, không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. Khó khăn của DNTN liên quan đến số lượng tài sản, vốn có giới hạn mà một người có thể có, thường họ bị thiếu vốn và bất lợi này có thể gây cản trở cho sự phát triển. Bên cạnh đó là sự yếu năng lực quản lý toàn diện, không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng đủ trình độ để xử lý tất cả những vấn đề về tài chính, sản xuất, tiêu thụ; Sự tồn tại của DNTN cũng thiếu bền vững mà mọi sự cố xảy ra đối với chủ doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

58

2.2.2

Doanh nghiệp hùn vốn (Công ty)

Doanh nghiệp hùn vốn là tổ chức kinh doanh mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vồn. Doanh nghiệp hùn vốn được gọi là công ty. Các thành viên tham gia góp vốn được cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp. Hiện nay có khá nhiều loại hình công ty, mỗi loại có những đặc trưng riêng và có trách nhiệm pháp lý khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp, loại hình công ty có các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Về khái niệm, có thể hiểu “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung” (Pride, Hughes, & Kapoor, 2013). Loại hình công ty có những đặc trưng cơ bản như sau: - Công ty phải do hai người trở lên góp vốn để thành lập, những người này phải độc lập với nhau về mặt tài sản. - Những người tham gia công ty phải góp tài sản như tiền, vàng, ngoại tệ, máy móc thiết bị, trụ sở, bản quyền sở hữu công nghiệp. Tất cả các thứ do các thành viên đóng góp trở thành tài sản chung của công ty nhưng mỗi thành viên vẫn có quyền sở hữu đối với phần vốn góp. Họ có quyền bán tặng, cho phần sở hữu của mình. Các loại hình công ty ở Việt Nam: 2.2.2.1 Công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thành viên góp vốn (thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

59

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Sở dĩ luật quy định như vậy vì công ty hợp danh rất coi trọng về phẩm chất các thành viên, do đó sự thay đổi thành viên trong công ty là vấn đề tương đối khó khăn. Hơn nữa, loại hình công ty này thường có cơ cấu đơn giản, vay vốn ngân hàng không mấy khó khăn (vì tạo được uy tín) nên không cần phát hành chứng khoán để huy động vốn. Công ty hợp danh có ưu điểm là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, do đó tạo được niền tin cho đối tác. Trong trường hợp công ty phá sản, chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào thanh toán khoản nợ. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tin tưởng lẫn nhau. Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên hợp danh giúp công ty dễ dàng vay vốn ngân hàng trong kinh doanh. Tuy nhiên, hạn chế của công ty hợp danh là: -

Phức tạp trong cơ cấu quản lý, vì thành viên trong công ty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.

-

Mọi hoạt động đều nhân danh công ty (vì có tư cách pháp nhân) mà trách nhiệm thì lại là vô hạn với thành viên hợp danh nên cũng phần nào hạn chế quyền của nhóm thành viên này.

-

Không được phát hành các loại chứng khoán, do đó việc huy động vốn cũng hạn chế hơn.

Vì những hạn chế này nên hiện nay tại Việt Nam, số lượng công ty hợp danh khá khiêm tốn. 2.2.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng

60

thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như: - Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; - Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; - Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: - Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; - Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; - Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. 2.2.2.3

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức

61

hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất. Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. 2.2.2.4 Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Lợi thế của công ty cổ phần là: - Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi của các cổ đông không cao; - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

62

- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; - Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; - Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. - Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền: Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đó giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng. Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như: - Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích; - Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. - Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. - Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình. - Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.

63

2.2.3

Hợp tác xã

Hợp tác xã là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Luật HTX 2012 quy định “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX” Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản như sau: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX; Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Quản lý dân chủ và bình đẳng; Phân phối đảm bảo lợi ích xã viên và phát triển của HTX; Hợp tác và phát triển cộng đồng Kinh tế hợp tác và hợp tác xã là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn; về lâu dài kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế đó cũng là nền tảng chính trị xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 2.2.4

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một khái niệm rất mới tại Việt Nam, tới năm 2012, Việt Nam có khoảng gần 200 tổ chức đang hoạt động theo mô hình DNXH. Theo luật của Anh Quốc, DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Tổ chức OECD thì định nghĩa “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường.” Luật doanh nghiệp 2014 của Việt Nam lần đầu tiên đã thừa nhận DNXH là một hình thức doanh nghiệp. “DNXH là doanh nghiệp hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi

64

trường, vì lợi ích cộng đồng. DNXH sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.” Như vậy, có thể hiểu DNXH hoạt động như một doanh nghiệp thông thường, DNXH cung ứng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, sứ mạng của DNXH liên quan tới các vấn đề về môi trường, xã hội, và DNXH sử dụng phần lớn lợi nhuận để thực hiện sứ mạng xã hội của mình. DNXH tồn tại vì sứ mạng mang tính xã hội, còn lợi nhuận là phương tiện giúp doanh nghiệp thực hiện sứ mạng của mình. Như vậy có thể nói DNXH là hình thức nằm giữa tổ chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận. Lợi

nhuận

Lợi ích XH

thuần túy

thuần túy Doanh

DN



trách DNXH

nghiệp

nhiệm xã hội

Tổ chức tạo thu NGO nhập cho NGO5

Hình 2.2. So sánh DNXH với các loại hình tổ chức khác

(Nguồn: http://www.centreforsocialenterprise.com/)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.1

Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một khái niệm phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp, mang tính chất tương đối, và chịu tác động của nhiều yếu tố lịch sử cụ thể như: trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng, tính chất ngành nghề hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Những điều kiện lịch sử cụ thể đó quy định mức độ của các tiêu chí định tính và định lượng để coi một doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp là nhỏ và vừa như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý không cao… Các tiêu chí này có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng trên thực tế thường khó xác định. Do đó, chúng chỉ được sử dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để xác định qui mô doanh nghiệp. Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định qui mô doanh nghiệp. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành 5

Tổ chức phi chính phủ non-governmental organization

65

nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định. Tiêu chí được sử dụng nhiều nhất là số lượng lao động doanh nghiệp sử dụng. Tiêu chí thứ hai là các số liệu về tài chính của doanh nghiệp như quy mô doanh thu, thu nhập hoặc tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Tiêu chí thứ ba liên quan đến sự độc lập về sở hữu của một doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Ở Việt Nam, doanh nghiệp là nhỏ và vừa được định nghĩa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Điều này được thể hiện cụ thể tại Bảng 2.7 như sau: Bảng 2.7. Định nghĩa DNNVV ở Việt Nam (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Khu vực

Số lao động

Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống 10 người trở xuống 10 người trở xuống

Doanh nghiệp nhỏ Tổng nguồn vốn

Số lao động từ 10 - 200 Người từ 10 - 200 Người từ 10 - 50 Người

Dưới 20 tỷ Dưới 20 tỷ Dưới 10 tỷ

Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Từ 20 - 100 tỷ đồng Từ 20 - 100 tỷ đồng Từ 10 - 50 tỷ đồng

Số lao động 200 - 300 người 200 - 300 người 50 - 100 người

Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống; doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 200 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 50 người); Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 200 người đến 300 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người). 2.3.2

Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đặc điểm chung của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nhiều học giả phân tích trong các công trình nghiên cứu khác nhau thông qua việc phân tích các điểm mạnh và điểm

66

yếu của nó trong nền kinh tế. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu khá thống nhất trong nhận định về những điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về những ưu điểm, so với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là khu vực doanh nghiệp có (1) tính năng động cao, (2) khả năng sáng tạo dồi dào, (3) có lợi thế so sánh trong cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực. Sức ép của công cuộc kinh doanh và môi trường tự lập đã làm cho sự năng động trở thành bản chất của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do quy mô nhỏ nên khi phải thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp ít khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Những máy móc, công nghệ cũ có thể dễ dàng bán đi để thay bằng dây chuyền mới sản xuất sản phẩm mới, điều này đối với các doanh nghiệp lớn sẽ khó thực hiện hơn nhiều, nó luôn đòi hỏi chi phí lớn, thời gian dài mới có thể làm được. Khả năng sáng tạo cũng là một lợi thế to lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù tỷ trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển của khu vực này luôn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy phần lớn các công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, những tên tuổi lớn của thế giới như Honda, Apple,... đều đã trưởng thành từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể nói, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những “lồng ấp” cho các ý tưởng kinh doanh, những phát kiến mới trong sản xuất, là nơi rèn luyện, đào tạo kỹ năng quản lý, kinh nghiệm tổ chức... để từ đó tạo ra các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu sau này. Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp nhỏ đóng góp trên 50% các phát minh, sáng kiến mới của nền kinh tế nước này. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Anh hàng năm đóng góp đến 88% tổng số doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới hay là có những cải tiến về sản phẩm. Về lợi thế so sánh trong cạnh tranh, do có khả năng tận dụng tốt các nguồn lực tại chỗ, theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra cho mình được lợi thế cạnh tranh tại nhiều phân khúc thị trường. Chính sự khắc nghiệt trong cạnh tranh luôn đòi hỏi bất cứ một doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng đều phải luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với xu thế mới, nhu cầu mới của thị trường. Bên cạnh các điểm mạnh được chỉ ra ở trên thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có các nhược điểm nhất định như: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. Hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản như vốn, đất đai… để phát triển. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa không có các lợi thế kinh tế theo qui mô và ở một số nước thì loại hình doanh nghiệp này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng, với Chính

67

phủ và giới báo chí cũng như thiếu sự ủng hộ của đông đảo công chúng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển như về thương hiệu hàng hoá, thị trường, công nghệ tài chính… - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ để khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thì cũng có nhiều doanh nghiệp cùng loại bị phá sản. Có những doanh nghiệp bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ lệ phá sản và thất bại cao trong năm hoạt động thứ tư. Và các doanh nghiệp do nam giới quản lý thường có tỷ lệ thất bại cao hơn so với các doanh nghiệp được điều hành và quản lý bởi các chủ doanh nghiệp nữ (nguồn). - Bên cạnh các tác động tích cực thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gây ra không ít những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực trong nền kinh tế như hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ môi trường do ít vốn, hoặc khi nhiều doanh nghiệp bị phá sản do hoạt động không hiệu quả gây ra sự thiếu tin tưởng của dân chúng với loại hình doanh nghiệp này, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi chọn các sản phẩm tiêu dùng cũng như khi chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Điều này làm giảm uy tín của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với công chúng và người lao động. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn thiếu vốn đầu tư kinh doanh, trong khi đó việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức thường gặp phải rất nhiều khó khăn do không có các tài sản thế chấp khi vay vốn, không đủ khả năng xây dựng các kế hoạch kinh doanh thuyết phục để có thể được cho vay. Một hạn chế lớn khác của doanh nghiệp loại này là trình độ quản lý còn yếu kém, tiến hành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình. Thực tế cho thấy là kinh nghiệm cũng như kiến thức của chủ doanh nghiệp thường khá hạn chế, đến mức rất nhiều doanh nghiệp chưa đủ năng lực để lập kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư sản xuất, chiến lược tiếp cận thị trường, cùng với sức cạnh tranh yếu nên bỏ lỡ các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, thậm chí dẫn đến chấm dứt tồn tại. Về lực lượng lao động, chất lượng lao động của các doanh nghiệp thường không cao do một thực tế là lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ rất thấp chỉ cho phép họ sử dụng các lao động rẻ tiền và không qua đào tạo. Về phía người lao động, nếu được đào tạo tốt hoặc có tay nghề cũng chỉ luôn tìm kiếm công việc ở các doanh nghiệp lớn, rất hiếm khi họ lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp kể cả trong trường hợp thu nhập như nhau.

68

Về thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên thiếu thông tin về thị trường đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Khả năng tự tổ chức các kênh phân phối, marketing của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất hạn chế do khó khăn về tiềm lực vốn, nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm phát triển thị trường. Ở các nước đang phát triển, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, dẫn đến chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu. Nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ sử dụng mức độ công nghệ thấp là do khả năng nguồn vốn của các doanh nghiệp này rất hạn chế cùng với việc sử dụng nhiều lao động để thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ là rào cản quan trọng để các doanh nghiệp có thể đầu tư nâng cấp trình độ công nghệ hay nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

2.3.3

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước được xem là một động lực có tầm quan trọng cả về chính trị, xã hội và kinh tế. Các học giả nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có nhiều chứng minh về vai trò đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó cơ bản nhất là khu vực doanh nghiệp này: Tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững; Góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng năng động và hiệu quả; Đóng góp vào năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia; góp phần xây dựng một thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh… Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới 20/04/2017 tổng số doanh nghiệp của Việt Nam là 612.000 DN, trong đó số DN lớn là 18.360 DN, chiếm 3%, số DNNVV là 593.640 DN, chiếm 97% (trong đó DN vừa là 17.809 DN, chiếm 3%, DN nhỏ là 219.647 DN, chiếm 34% và DN siêu nhỏ là 356.184 DN, chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%). Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp là nhỏ và vừa được thể hiện ở các góc độ khác nhau. 

Góp phần gia tăng GDP.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng khác. Theo số liệu thống kê trong những năm vừa qua ở Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, và 31% tổng thu ngân sách (Theo số

69

liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn cung cấp hầu hết sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống thu hút nhiều lao động. Việc mở rộng và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần không nhỏ trong việc gia tăng GDP. 

Khai thác các nguồn vốn sẵn có trong dân.

Vốn có vai trò to lớn trong việc đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự gây được niểm tin đối với những người có vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư thì nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiếp cận trực tiếp với người dân và huy động được vốn để kinh doanh, hoặc bản thân chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Dưới khía cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế. 

Ổn định nền kinh tế.

Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh một cách hiệu quả hơn như làm đại lý và vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp những bán thành phẩm hay nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp lớn hoặc thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà doanh nghiệp lớn khó có thể với tới để phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, khi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng các sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế. Nhờ hoạt động với qui mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế là chuyển hướng kinh doanh nhanh từ những ngành nghề kém hiệu quả sang các ngành khác hiệu quả hơn, thoả mãn nhu cầu linh hoạt của dân cư. Chính sự phát triển đó của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt và giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế. 

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xét theo tất cả các góc độ. Trước tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nhờ sự phát triển của các khu vực nông thôn thông qua phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độc canh. Các doanh nghiệp được phân bổ đều hơn về lãnh thổ ở cả vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh

70

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có tác dụng làm cho cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi nhờ sự tăng mạnh của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình đó đã xoá dần tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, góp phần thúc đẩy cạnh tranh trong quá trình phát triển. Sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng kéo theo sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hoá các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Quá trình chuyển dịch đó được điều chỉnh chủ yếu theo cơ chế thị trường. Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có tác dụng duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước. 

Góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác nhau luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ khi mới ra đời chỉ nhằm mục đích làm vệ tinh cung cấp các sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn cũng chính là nguyên nhân thành công của nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua. Do đó, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sẽ góp phần tăng cường các mối quan hệ liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Nhờ đó mà các rủi ro kinh doanh sẽ được chia sẻ và góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội chung. 

Tạo cơ sở để hình thành các doanh nghiệp lớn.

Thực tiễn phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy, phần lớn các công ty và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với cách xem xét đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là nguồn tích luỹ ban đầu và là “lồng ấp” cho các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các cơ sở dân doanh ở Việt Nam khi mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và chưa thật hiểu biết về thị trường nên họ thường lựa chọn qui mô kinh doanh vừa và nhỏ để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Sau một thời gian tích luỹ thêm vốn, kinh nghiệm và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở rộng kinh doanh và phát triển với qui mô lớn hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp lớn vì người lao động thường có xu hướng chỉ làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa một thời gian, sau khi có đủ kinh nghiệm và khả năng họ sẽ chuyển sang các doanh nghiệp lớn để làm việc, hưởng thu nhập cao hơn. Nhờ thế, doanh nghiệp lớn tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo khi tuyển được các nhân viên có tay nghề từ các doanh nghiệp

71

nhỏ và vừa chuyển sang. Như vậy, trong một chừng mực nhất định, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là nơi đào tạo lao động cho các doanh nghiệp lớn. 

Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là ít vốn và hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các nước có thể tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. Khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư kể cả người thất nghiệp, phụ nữ và người tàn tật. Với tính chất sản xuất nhỏ, chi phí để tạo ra một chỗ làm việc thấp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của dân. Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng lao động và chỉ số quay vòng vốn của DNNVV năm 2006 - 2011



Nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư còn thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Việc phát triển

72

các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn là một trong các biện pháp cơ bản góp phần tăng nhanh thu nhập của các tầng lớp dân cư. Nhờ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động ở nông thôn sẽ được thu hút vào các doanh nghiệp, qua đó mà thu nhập của dân cư được đa dạng hóa và nâng cao. Cuộc sống của người dân nông thôn sẽ ổn định hơn và mức sống của dân cư sẽ được nâng cao góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Hơn nữa, nhờ tính năng động và linh hoạt, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của mỗi vùng, tạo điều kiện giảm bớt khoảng cách giữa các vùng trên toàn quốc, giảm dần mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng dân cư trong cả nước. Bảng 2.9. Hiệu suất sinh lời của các DNNVV năm 2006 - 2011



Tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh.

Ngoài các vai trò như đã nói ở trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn có vai trò trong việc phát triển các tài năng kinh doanh. Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn bó với cơ chế bao cấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm xuất hiện rất nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân và xã hội. Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, qua đó sẽ tạo ra nhiều tài

73

năng mới cho đất nước. Với ý nghĩa đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

2.4

Tạo lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp như một cơ thể sống, có ra đời, phát triển và suy thoái. “Sự sống” của doanh nghiệp còn thể hiện thông qua quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và môi trường, sự thích nghi của doanh nghiệp với môi trường. Mỗi doanh nghiệp đều có một lịch sử phát triển, có văn hóa và hệ thống giá trị, có các nguồn lực cần thiết để duy trì sự tồn tại như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học kĩ thuật...Doanh nghiệp có thể ra đời từ việc khởi sự một đơn vị kinh doanh mới, hoặc từ việc mua bán, sát nhập hay hợp đồng nhượng quyền. 2.4.1

Doanh nhân và tinh thần kinh doanh

Doanh nhân được định nghĩa là người “làm chủ một phần hay toàn phần một tổ chức kinh doanh” (R.Baringer & Ireland, 2012), hoặc là người “khởi nghiệp một đơn vị kinh doanh mới” (Collins, 2014). Nhìn chung, doanh nhân được đặc tính bởi ba hành động: -

Đổi mới. Doanh nhân là người phải có tinh thần đổi mới trong ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ; đổi mới trong kĩ thuật tạo ra sản phẩm, dịch vụ; đổi mới trong cách tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường...

-

Điều hành một đơn vị kinh doanh. Doanh nhân là người thiết lập một đơn vị kinh doanh và vận hành nó để tạo ra lợi nhuận.

-

Đương đầu với rủi ro. Doanh nhân là người luôn làm việc trong điều kiện không chắc chắn, họ không thể biết chắc chắn kết quả của một số các quyết định của mình. Cái gì thôi thúc một người trở thành doanh nhân? Theo R.Baringer & Ireland (2012)

thường có ba lý do thôi thúc một người trở thành doanh nhân: -

Mong muốn trở thành “ông chủ”. Theo R.Baringer & Ireland (2012) đây là lý do phổ biến nhất. Về mặt tâm lý học, một số người trong chúng ta có tính tự chủ lớn, họ mong muốn được làm việc độc lập, được làm chủ cuộc sống của mình. Điều này đã thôi thúc họ trở thành doanh nhân.

-

Theo đuổi ý tưởng cá nhân. Một số người, vì những lý do ngẫu nhiên nào đó họ nhận ra một ý tưởng hấp dẫn về sản phẩm, dịch vụ. Điều đó thôi thúc họ tạo lập doanh nghiệp để theo đuổi ý tưởng cá nhân của mình. Chẳng hạn King Camp Gillette, một người đàn ông với bộ râu quai nón rậm, đã luôn nung nấu trong đầu ý tưởng về một giải pháp cạo râu

74

thuận tiện, cuối cùng đã sáng lập tập đoàn Gillette chuyên sản xuất lưỡi lam và dao cạo râu. Hay Henry Ford sáng lập tập đoàn xe hơi Ford từ niềm đam mê máy móc. -

Theo đuổi phần thưởng tài chính. Lý do cuối cùng thúc đẩy một người trở thành doanh nhân là việc theo đuổi phần thưởng tài chính. Theo R.Baringer & Ireland (2012), phần thưởng tài chính là lý do “hạng hai” bởi lẽ doanh nhân không kiếm được nhiều tiền như người ta tưởng. Tiền hay giá trị tài sản của doanh nhân thường gắn với rủi ro, vì vậy xét trong dài hạn tổng lợi ích bằng vật chất mà doanh nhân có được không lớn. Hơn nữa với đa số doanh nhân, việc kiếm tiền, theo đuổi lợi nhuận là “mục đích kinh doanh”, là thước đo của sự thành công hơn là mục đích của việc tìm kiếm giá trị tài sản. Đọc thêm 2.5. BẠN CÓ MUỐN TRỞ THÀNH DOANH NHÂN KHÔNG? Trở thành doanh nhân hay không? Tôi có phù hợp với cương vị doanh nhân không?... luôn là những câu hỏi khó, làm trăn trở nhiều người. Collins, (2014) cho rằng trước khi quyết định trở thành doanh nhân, bạn nên trả lời những câu hỏi sau: 1. Tôi có phải là người độc lập, tự chủ không? Tôi có thể phát triển và theo đuổi được ý tưởng của mình không? Tôi có thể tự kiểm soát được bản thân không? 2. Tôi có thể duy trì quan hệ tốt đẹp với nhiều loại người khác nhau không? Từ những nhà cung cấp không tin cậy tới những khách hàng khó tính? 3. Tôi có khả năng ra quyết định không? Có khả năng ra quyết định liên tục không? Có khả năng ra quyết định dưới nhiều áp lực không? 4. Tôi có đủ sức khỏe và sự ổn định tâm lý để làm việc căng thẳng không? Tôi có thể làm việc 12 tiếng một ngày liên tục trong 6 tới 7 ngày trong tuần không? 5. Tôi có khả năng hoạch định và tổ chức không? Nếu bạn không có khả năng hoạch định và tổ chức, bạn sẽ bị “sa lầy” vào núi công việc. Thực ra hoạch định và tổ chức kém là nguyên nhân chính của thất bại trong kinh doanh. 6. Bạn có đủ mạnh mẽ không? Bạn có đủ năng lượng để chịu đựng những khoảng thời gian tồi tệ dài trong kinh doanh không? 7. Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới gia đình của bạn như thế nào? Bạn cần biết kì vọng, suy nghĩ của mọi thành viên trong gia đình liên quan tới quyết định khởi nghiệp của bạn. Họ sẽ như thế nào nếu bạn gặp khó khăn về tài chính?

-

2.4.2

Tạo lập doanh nghiệp mới.

Một số doanh nhân bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bởi việc tạo lập một doanh nghiệp mới. Theo R.Baringer & Ireland (2012), tiến trình tạo lập doanh nghiệp mới gồm 3 bước cơ bản: phát triển ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng thành doanh nghiệp và quản lý sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.

75

Một ý tưởng kinh doanh tốt thường được tìm kiếm thông qua một tiến trình nhiều bước. Xuất phát bởi tư duy sáng tạo để tìm kiếm ý tưởng mới. Ý tưởng mới có thể bắt nguồn từ việc xuất hiện một nhóm khách hàng mới, một nhu cầu tiêu dùng mới, từ những vấn đề của sản phẩm dịch vụ, của hệ thống phân phối hiện tại. Ý tưởng mới cũng có thể bắt nguồn từ sự thay đổi của luật pháp hay từ nghiên cứu và phát triển (Hisrich, Peters, & Shepherd, 2016). Ý tưởng mới cũng có thể nảy sinh từ việc nghiên cứu các xu hướng kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của nền kinh tế; xu hướng xã hội thông qua những sự thay đổi về văn hóa xã hội, sự thay đổi về dân số, nhân khẩu học...; xu hướng phát triển của công nghệ (R.Baringer & Ireland, 2012). Không phải mọi ý tưởng đều có thể kinh doanh, sau bước tư duy sáng tạo để tìm kiếm ý tưởng, người ta cần phân tích, đánh giá để lựa chọn ý tưởng tốt. Một ý tưởng tốt được gọi là một cơ hội kinh doanh. 2.4.3

Mua lại và sát nhập

Nếu một doanh nghiệp xác định họ không có quyền sử dụng kết hợp nguồn lực hay năng lực để thực hiện mục tiêu hoặc không có thời gian để phát triển thêm các phương án khác, họ có thể mua, liên minh, hoặc liên kết với một doanh nghiệp khác. Các đơn vị kinh doanh có thể kết hợp với nhau thông qua hoạt động mua bán và sát nhập. Hai hình thức này thường được sử dụng chung hoặc lẫn lộn với nhau nên họ thường gọi là hoạt động M&A (Mergers & Acquisitions). Trong sát nhập, hai đơn vị sát nhập thành một đơn vị độc lập. Hai đơn vị có thể gom toàn bộ nguồn lực lại với nhau hoặc một đơn vị mua lại một đơn vị khác. Mặc dù là hai hình thức có khác nhau, nhưng nhìn chung thì đó là sự hợp nhất 2 đơn vị kinh doanh độc lập thành một. Đọc thêm 2.6. Thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 Về sáp nhập doanh nghiệp Sát nhập doanh nghiệp và việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Quy định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp / công ty: a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp,76 cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập

77

Mua lại đó là hình thức một đơn vị kinh doanh thâu tóm quyền kiểm soát của đơn vị kinh doanh khác thường thông qua việc mua cổ phiếu trên thị trường. Đa phần trong trường hợp mua lại, bên bị mua đồng ý để bên mua thâu tóm cổ phiếu của mình Nhà quản trị của bên bị mua thường thúc đẩy các cổ đông bán cổ phiếu cho bên mua vì họ mong muốn được bán lại một phần cổ phiếu cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bên bán chống lại sự thâu tóm của bên mua. Bên mua cố gắng mua lại đủ số cổ phiếu để giành lấy quyền kiểm soát doanh nghiệp từ bên bán. Trường hợp này họ gọi là tình huống mua với thái độ thù địch - hostile takeover . Thông thường các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ M&A vì nhiều lý do khác nhau. Có thể vì người mua muốn bành chướng, mở rộng hoạt động kinh doanh, muốn tăng lợi nhuận, tăng thị phần thông qua việc tăng danh mục sản phẩm, dịch vụ, hoặc là doanh nghiệp mua lại muốn tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp khác. Hoạt động M&A còn tạo ra sự dịch chuyển người chủ sở hữu doanh nghiệp, trong một số trường hợp điều này sẽ thay đổi phương thức quản lý, điều hành, tạo ra cơ hội cải tiến. Trong nhiều trường hợp, hoạt động M&A giúp giảm các khoản đầu tư chồng chéo, dẫn tới cơ hội giảm giá thành. Trên thế giới, có một số tập đoàn luôn quan tâm tới hoạt động M&A, chẳng hạn tính từ năm 1987, Microsoft đã mua lại tổng cộng 140 doanh nghiệp khác, trong đó có thể kể đến thương vụ mua lại Skype vào năm 2011 với giá 8.5 triệu USD (Courtland L. & V.Thill, 2013). Tuy nhiên, hoạt động M&A cũng có thể đem lại một số bất lợi cho doanh nghiệp. Việc sát nhập hai đơn vị kinh doanh độc lập là một tiến trình phức tạo vì nói liên quan tới nhiều phương diện của cả hai tổ chức, một số thách thức mà doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ M&A có thể phải đương đầu như (Courtland L. & V.Thill, 2013): -

Sự không thống nhất về phương án đầu tư sau khi sát nhập

-

Sự không thống nhất giữa các nhà quản trị

78

-

Bộ phận marketing không thống nhất phương án kết nổi sản phẩm, dịch vụ hai bên thành một phổ sản phẩm mới, không thống nhất được chiến lượng thương hiệu, quảng bá và xúc tiến bán

-

Hệ thống thông tin cần phải được xây dựng lại hoặc thay thể để kết nối hoạt động hai bên

-

Công ty đương đầu với việc sa thải, sắp xếp lại lao động

-

Văn hóa tổ chức bị sáo trộn, có thể dẫn tới xung đột do bất đồng về hệ thống giá trị, phong cách quản trị, bầu không khí làm việc...

Những thách thức này đã làm cho không ít cuộc mua bán, sát nhập không đạt được hiệu quả như kì vọng. 2.4.4

Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại. Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại. Bên nhận quyền có thể cấp quyền thương mại lại cho một bên thứ ba, khi đó được gọi là bên nhận quyền thứ cấp. Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: -

Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

-

Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

-

Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;

-

Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

79

Đọc thêm 2.7. Tổng quan về nhượng quyền tại Việt Nam Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh nhượng quyền đã có mặt từ trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó, nhượng quyền thương mại xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Kể từ khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, ngành bán lẻ và nhượng quyền của chúng ta bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Circle K bước vào thị trường năm 2009. Tiếp theo là sự xuất hiện của Domino’s năm 2010, Burger King năm 2011 và năm 2012 đánh dấu 10 năm KFC có mặt tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, dù đã có mặt từ 10 năm trước, KFC chỉ thực sự bắt đầu phát triển hệ thống trong mấy năm trở lại đây. Năm 2013 và 2014 đánh dấu sự sôi động của thị trường với sự xuất hiện của hai thương hiệu khổng lồ Starbucks và McDonald’s. Có thể nhận thấy nước ta đang trở thành thị trường được chú ý đối với các thương hiệu quốc tế và khu vực. Bên cạnh các thương hiệu quốc tế lớn kể trên, các thương hiệu nhượng quyền châu Á cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, có thể kể một số thương hiệu khu vực tiêu biểu như Jollibee (Philippines), BreadTalk (Singapore), The Pizza Company, Thai Express (Thái Lan), Cafe Bene (Hàn Quốc), Chattime (Đài Loan), v.v… Với việc nước ta đã ký kết các hiệp định kinh tế khu vực và quốc tế, thị trường nhượng quyền chắc chắn sẽ đón nhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai. Theo website của Bộ Công thương, từ năm 2009 đến nay đã có 122 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượng quyền vào nước ta.

80

Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. (Theo Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, 2006)

81

Bảng 2.10. So sánh giữa khởi nghiệp doanh nghiệp mới với mua lại, sát nhập và nhượng quyền kinh doanh (Courtland L. & V.Thill, 2013) Hình thức Nhu cầu Khả năng gọi tạo lập tài chính vốn doanh nghiệp Tạo lập Một số Thường bị hạn doanh loại kinh chế. Đa phần nhà nghiệp mới doanh cần đầu tư sẽ đầu tư ít vốn, một sau khi đơn vị số khác, kinh doanh có lợi đặc biệt nhuận. Nhà đầu khu vực tư thiên thần sẽ sản xuất đầu tư vào đơn vị chế tạo kinh doanh mới thường có nhưng thường chỉ nhu cầu trong một số lĩnh vốn lớn vực Mua lại và Có thể cần Ngân hàng và nhà sát nhập vốn lớn đầu tư sẵn sàng tài trợ

Nhượng quyền

Rất đa dạng, từ vài chục triệu tới hàng chục tỷ

Đa dạng nhưng thường người bán nhượng quyền không cho phép đơn vị mua nhượng quyền sử dụng vốn vay, cho nên phải có vốn chủ sở hữu

Sự tự do và Hệ thống và Mạng lưới linh hoạt của tiến trình hỗ trợ doanh nhân kinh doanh Rất cao, đặc Phải làm từ biệt trong giai đầu từ một đoạn đầu “mớ lộn xộn” cho nên đôi khi mất thời gian và chi phí lớn

Ít hơn so với việc tạo một doanh nghiệp mới do một số CSHT, tài sản, nhân sự... đã có sẵn Rất thấp. Thông thường nhượng quyền đòi hỏi sự tuân thủ chính sách và thủ tục của đơn vị bán nhượng quyền

Lực lượng lao động

Phải lựa chọn mạng lưới đối tác như nhà cung cấp, ngân hàng... mới hoàn toàn

Phải tuyển dụng và đào tạo nên có thể làm phát sinh chi phí

Đã có sẵn, Đã có sẵn, có thể cần chỉ cần phải hiệu hiệu chỉnh chỉnh lại

Đã có sẵn, có thể đó là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng ít nhất là có nhân sự để hoạt động Phải tuyển dụng và đào tạo theo quy định của bên bán nhượng quyền

Một trong những lợi thế của việc mua nhượng quyền là bên bán sẽ thiết lập toàn bộ hệ thống theo chuẩn

Đa dạng, bên bán nhượng quyền có thể quy định nhà cung ứng hoặc không

Khách hàng, nhận diện thương hiệu và sản lượng bán Phải làm từ số không, và đôi khi phải đầu tư nhiều ngân sách để tạo lập sản lượng bán ban đầu

Đã có sẵn một lượng khách hàng và thương hiệu. Thương hiệu hiện tại có thể có giá trị tài sản âm hoặc dương Lợi ích chính của nhượng quyền là việc hưởng lợi từ hình ảnh, giá trị thương hiệu nhượng quyền

Giải thể và phá sản doanh nghiệp. Phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Thông thường, doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

TỔNG KẾT CHƯƠNG: Phần 1: định nghĩa về doanh nghiệp, nắm được bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh. 1. Định nghĩa doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn. Nhà nước -

người đại diện toàn dân - tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN có nhiệm vụ thực hiện định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong thời kì, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng XHCN6. Doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp không nằm trong diện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc không phải là doanh nghiệp nhà nước. Theo luật, doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm có DN tư nhân, công ty hợp doanh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI - Forein Direct Investment) là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc là tổ chức mà đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài với tổng số vốn nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. 3. Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động

Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

84

Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v... Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v... . 4. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô

Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ. Mỗi quốc gia khác nhau có một cách thức phân loại theo quy mô khác nhau, nhưng nhìn chung quy mô doanh nghiệp được phân loại dựa trên các tiêu thức như: -

Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.

-

Số lượng lao động trong doanh nghiệp.

-

Doanh thu của doanh nghiệp.

-

Lợi nhuận hàng năm.

Phần 2: Các loại hình doanh nghiệp và mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm

bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

85

2. Doanh nghiệp hùn vốn là tổ chức kinh doanh mà vốn được đầu tư do các thành viên

tham gia góp vồn. Doanh nghiệp hùn vốn được gọi là công ty. Các thành viên tham gia góp vốn được cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp. Hiện nay có khá nhiều loại hình công ty, mỗi loại có những đặc trưng riêng và có trách nhiệm pháp lý khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp, loại hình công ty có các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. a. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). b. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Ngoài ra còn có công ty TNHH một thành viên. c. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. 3. Hợp tác xã là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội. 4. Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

86

Phần 3: Hiểu được cách thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp 1. Hiểu được 3 bước của tiến trình tạo lập doanh nghiệp và các hình thức tạo lập khác của doanh nghiệp.

Tiến trình tạo lập doanh nghiệp mới gồm 3 bước cơ bản: phát triển ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng thành doanh nghiệp và quản lý sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp. Một ý tưởng kinh doanh tốt thường được tìm kiếm thông qua một tiến trình nhiều bước. Xuất phát bởi tư duy sáng tạo để tìm kiếm ý tưởng mới. Ý tưởng mới có thể bắt nguồn từ việc xuất hiện một nhóm khách hàng mới, một nhu cầu tiêu dùng mới, từ những vấn đề của sản phẩm dịch vụ, của hệ thống phân phối hiện tại. Hoạt động M&A (Mergers & Acquisitions): nếu một doanh nghiệp xác định họ không có quyền sử dụng kết hợp nguồn lực hay năng lực để thực hiện mục tiêu hoặc không có thời gian để phát triển thêm các phương án khác, họ có thể mua, liên minh, hoặc liên kết với một doanh nghiệp khác. Các đơn vị kinh doanh có thể kết hợp với nhau thông qua hoạt động mua bán và sát nhập. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại. Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại. Bên nhận quyền có thể cấp quyền thương mại lại cho một bên thứ ba, khi đó được gọi là bên nhận quyền thứ cấp. 2. Phương thức giải thể và phá sản doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Thông thường, doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

87

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nếu phân loại theo hình thức sở hữu thì có mấy loại doanh nghiệp? đặc điểm cơ bản của mỗi loại? 2. Theo lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp được phân thành những loại gì? Nêu nội dung cơ bản của từng loại? 3. Theo hình thức sở hữu doanh nghiệp được phân chia thành những loại nào? 4. Nêu ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân? 5. Nêu các loại hình công ty? 6. Hợp tác xã là gì? Phân biệt hợp tác xã với công ty cổ phần? 7. Phân tích vai trò của HTX đối với nền kinh tế Việt Nam? 8. Nêu đặc điểm của doanh nghiệp xã hội? đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp xã hội khác với mọi loại hình doanh nghiệp khác là gì? 9. Thế nào là một doanh nghiệp nhỏ và vừa? đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa? 10. Nêu các nội dung cơ bản của mua lại và sát nhập? 11. Nêu các nội dung cơ bản của nhượng quyền thương mại CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Phân tích tình hình phát triển của doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại Việt Nam trong 5 năm qua: phân tích sự phát triển về số lượng và chất lượng? phân tích quan điểm, chính sách của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp ngoài Nhà nước? các giải pháp Chính Phủ đang triển khai để phát triển doanh nghiệp ngoài Nhà nước? 2. Phân tích sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp: tại sao doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam? Hình thức sở hữu nào là phù hợp với doanh nghiệp nông nghiệp? tại sao Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng Hợp tác xã vẫn không thể phát triển cả về số lượng và chất lượng?

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Collins, K. (2014). Exploring Business (Vol. 2). Courtland L., B., & V.Thill, J. (2013). Business in Action. Hisrich, R., Peters, M., & Shepherd, D. (2016). Entrepreneurship. R.Baringer, B., & Ireland, R. D. (2012). Entrepreneurship-Successfully launching new ventures. Tổng cục thống kê. (2011). Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011. Nxb Tổng Cục Thống Kê, 3–17. Tổng cục thống kê. (2014). Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn 2006-2011. Tổng cục thống Kê. (2014). Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2006-2011. VCCI. (2016). Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015. NXB Thông Tin và Truyền Thông. https://doi.org/10.1017/CBO9781107415324.004

89

CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Sản xuất là một trong 3 chức năng cơ bản của mọi doanh nghiệp. Sản xuất là quá trình doanh nghiệp biến đổi các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra và cung ứng cho khách hàng. Sản xuất là chức năng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng và thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng. Nội dung chương này tập trung vào các vấn đề chính sau: - Hiểu được bản chất của quá trình sản xuất - quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Hiểu được nhiệm vụ và vai trò của chức năng sản xuất, cũng như mối quan hệ của chức năng sản xuất với các chức năng khác trong doanh nghiệp. - Biết cách phân loại sản xuất theo các tiêu thức khác nhau, hiểu rõ đặc điểm của từng loại sản xuất ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. - Nhận thức được các nội dung chủ yếu của công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. - Khái quát được quá trình hình thành và xu hướng phát triển của quản trị sản xuất - Hiểu được bản chất và biết đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

3.1

Tổng quan về quản trị sản xuất

3.1.1

Khái niệm quản trị sản xuất

Sản xuất là một trong những chức năng cơ bản của bất kì một tổ chức nào, từ những tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ như một quán café, một nhà hàng cho tới những tổ chức cung ứng sản phẩm vật chất như tập đoàn Toyota, công ty sữa vinamilk... Sản xuất được định nghĩa là quá trình (Process) tạo ra hàng hóa (product). Hàng hóa hay đầu ra của quá trình sản xuất gồm sản phẩm hữu hình (Goods) và dịch vụ vô hình (Services). Quản trị sản xuất là tập hợp các hành động nhằm tạo giá trị gia tăng cho tổ chức thông qua việc biến đổi đầu vào, là các nguồn lực mà tổ chức sử dụng, thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ (Heizer, Render, & Munson, 2016). Mặc dù trong cơ cấu ngành, Chính phủ phân chia các doanh nghiệp thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhưng trong nhiều tình huống rất khó để phân biệt một cách rõ ràng giữa sản phẩm hữu hình và dịch vụ vô hình. Chẳng hạn một quán cafe, lâu nay chúng ta gọi đó là tổ chức cung ứng “dịch vụ ăn uống”. Nhưng nếu chúng ta gọi 1 ly cafe và được giao

90

hàng tới tận nơi làm việc, vậy quán cafe đó bán dịch vụ vô hình hay bán sản phẩm hữu hình? Trong trường hợp này, khách hàng cần cả một ly cafe ngon-một sản phẩm hữu hình, và một dịch vụ đặt hàng, giao hàng chu đáo tận tình. Hoặc khi chúng ta mua một bộ quần áo sang trọng cho một sự kiện trọng đại, chúng ta không chỉ cần một bộ quần áo có chất lượng-sản phẩm hữu hình, mà còn cần dịch vụ tư vấn để có thể lựa chọn được một bộ quần áo phù hợp với bản thân và sự kiện. Thực ra thì cho tới thời điểm hiện tại, đa số các tổ chức đều cung ứng ra thị trường một gói sản phẩm phức hợp, chứa đựng cả các yếu tố vô hình và hữu hình. Đa số dịch vụ đều có một phần lõi hữu hình, giống như dịch vụ ăn uống hoàn hảo cần phải có một đĩa thức ăn ngon, một dịch vụ lưu trú sang trọng cần phải có một CSHT sang trọng. Và đa số sản phẩm hữu hình cung ứng cho khách hàng cần có các dịch vụ vô hình gia tăng, chẳng hạn như dịch vụ bảo hành đi kèm với việc bán xe hơi, dịch vụ lắp đặt đi kèm với việc bán máy điều hòa. Do đó, có thể nói rất hiếm tồn tại sản phẩm hoàn toàn hữu hình hay dịch vụ hoàn toàn vô hình. Slack, Chambers, và Johnston (2013) cho rằng “rất khó để phân biệt sản phẩm hữu hình với dịch vụ vô hình”. Tuy nhiên, việc phân biệt sản phẩm với dịch vụ là không cần thiết. Chúng ta có thể coi mọi tổ chức sử dụng nguồn lực của mình để cung cấp cho khách hàng một hàng hóa phức hợp, chứa đựng cả sản phẩm hữu hình và dịch vụ vô hình (Slack et al., 2013). Với quan điểm này, chúng ta sẽ tiếp cận quản trị sản xuất với vai trò là chức năng sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào để tạo ra đầu ra, là phức hợp giữa đặc tính hữu hình và vô hình, cho tổ chức.

3.1.2

Mục tiêu của quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất là quản lý việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường. Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết trong chức năng sản xuất như: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Gia tăng độ tin cậy của hệ thống; - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao; - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra;

91

3.1.2.1 Chất lượng Chất lượng được định nghĩa là “khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng” hay đó là “làm đúng thứ cần làm”. Trong mỗi sản phẩm/dịch vụ cụ thể người ta có thể có những tiêu chuẩn khác nhau để đo lường, đánh giá chất lượng. Bảng 3.1. Tiêu chuẩn chất lượng của một số sản phẩm/dịch vụ Bệnh viện Khả năng chuẩn đoán đúng bệnh Khả năng chữa khỏi bệnh Sự tư vấn tận tình, dễ hiểu của y bác sĩ Sự thân thiện của y bác sĩ

Nhà máy sản xuất xe hơi Độ bền, sự an toàn của xe hơi Thẩm mỹ của xe hơi Lượng tiêu hao nhiên liệu

Dịch vụ giao thông công cộng Sự đúng giờ và phù hợp của khung giờ Sự sạch sẽ của phương tiện Sự thân thiện, lịch sự của đội ngũ nhân viên

Siêu thị Chất lượng của sản phẩm trong siêu thị Sự sạch sẽ, gọn gàng của siêu thị Thẩm mĩ trong thiết kế, bầy trí hàng hóa Sự thân thiện, lịch sự của đội ngũ nhân viên

Mục tiêu chất lượng là mục tiêu phổ biến của chức năng sản xuất trong mọi tổ chức. “Sự hài lòng của khách hàng” bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thái độ phục vụ của nhân viên, sự niềm nở của nhân viên bán hàng..., tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của khách hàng, nó được coi là lớp lõi hay điều kiện cần để làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng, chất lượng của hệ thống sản xuất còn ảnh hưởng tới việc giảm chi phí và gia tăng sự tin cậy của hệ thống. Một hệ thống sản xuất có chất lượng sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc giảm các phế phẩm, giảm việc hiệu chỉnh, sửa chữa các sản phẩm/dịch vụ không đạt chất lượng, điều này dẫn tới việc giảm chi phí. Và hệ thống sản xuất có chất lượng sẽ làm gia tăng sự tin cậy cho khách hàng.

3.1.2.2 Tốc độ Tốc độ hay đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của chức năng sản xuất. Tốc độ đó là việc bệnh nhân phải chờ đợi bao lâu để có kết quả xét nghiệm, là việc khách hàng chờ đợi bao lâu để nhận được xe sau khi đặt hàng, là việc người tiêu dùng mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất một lần mua sắm tại siêu thị....Tốc độ hay thời gian đáp ứng khách hàng phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống sản xuất bao gồm cả thiết kế không gian,

92

thiết kế quy trình sản xuất, MMTB, công nghệ sử dụng, khả năng cung ứng đầu vào và phân phối đầu ra...

3.1.2.3 Sự tin cậy Tin cậy đó là khả năng cung ứng cho khách hàng đúng sản phẩm/dịch vụ như cam kết vào đúng lúc họ cần. Tin cậy đó là việc một cửa hàng bánh Pizza có khả năng giao bánh cho khách hàng đúng thời gian cam kết, một tập đoàn xe hơi có khả năng giao cho khách hàng chiếc xe đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết, đó là việc một học viên sau khi tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo sẽ có được kiến thức, kĩ năng như cơ sở đã tuyên bố...Sự tin cậy không đơn thuần là tin cậy về mặt thời gian, số lượng mà đó là sự tin cậy của mọi tiêu chuẩn cam kết.

3.1.2.4 Sự linh hoạt Linh hoạt đó là khả năng thay đổi của hệ thống sản xuất. Trong chức năng sản xuất, sự linh hoạt được đo lường bởi khả năng tung sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường, là khả năng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm/dịch vụ, khả năng thay đổi quy mô sản xuất và khả năng thay đổi thời hạn giao hàng. Chẳng hạn, một cơ sở y tế linh hoạt đó là cơ sở có khả năng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, có khả năng thích ứng nhanh với một loại bệnh mới, khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ làm số lượng bệnh nhân tăng đột biến... Một tập đoàn xe hơi linh hoạt là tập đoàn có khả năng giới thiệu sản phẩm mới nhanh, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau hay khả năng điều chỉnh mức sản xuất phù hợp với sự biến động của thị trường.

3.1.2.5 Chi phí Tiết kiệm hay cắt giảm chi phí luôn là mục tiêu quan trọng của chức năng sản xuất. Trong cấu trúc chi phí, chức năng sản xuất thường có tác động lớn và trực tiếp. Chức năng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí lao động trực tiếp, chi phí khấu hao do đầu tư MMTB, CSHT... Chi phí sản xuất có thể được cắt giảm thông qua việc cải thiện năng suất, giảm thời gian ngừng, gián đoạn trong quá trình sản xuất, giảm tồn kho, giảm sai sót, phế phẩm... Cần chú ý rằng các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu tạo ra thế cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa chất lượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh môi trường

93

trong từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3.1.3

Vai trò của chức năng sản xuất

Sản xuất là một trong 3 chức năng chính, chức năng tham gia trực tiếp vào tạo giá trị gia tăng của doanh nghiệp: sản xuất, tài chính và marketing. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không có ranh giới rõ ràng giữa các chức năng của một tổ chức. Bảng 3.2. Chức năng sản xuất tại một số tổ chức Ngân hàng

Cửa hàng thức ăn nhanh

Chức năng trung gian tín dụng Thanh toán, kinh doanh tiền tệ Hoạch định và điều phối xe chở tiền Xây dựng và kiểm soát quy trình giao dịch

Sản xuất thức ăn Lau chùi không gian nhà hàng, bếp… Bảo trì thiết bị Cung ứng thức cho khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ internet

Sân bay

Bảo trì thiết bị Lắp đặt hệ thống

Bảo trì MMTB Hoạch định và kiểm soát hoạt động của MMTB Đảm Bảo an ninh sân bay Quản lý tác nghiệp cung cấp thực phẩm Hoạch định và kiểm soát lịch bay

94

Nhìn chung, chức năng sản xuất liên quan tới việc ra các quyết định về: -

Thiết kế sản phẩm và dịch vụ: hình thành bản vẽ thiết kế/bản mô tả chi tiết sản phẩm dịch vụ và xây dựng định mức lao động, định mức nguyên vật liệu, giờ máy…

-

Quản trị chất lượng: xác định tiêu chuẩn chất lượng và các chính sách, thủ tục để hệ thống đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra

-

Quyết định về công suất của hệ thống

-

Xây dựng quy trình sản xuất: thiết kế nhà xưởng, MMTB, quy trình sản xuất…

-

Quyết định bố trí và logistics nội bộ

-

Quyết định bố trí lao động trong khu vực sản xuất và xác định định mức lao động

-

Quyết định về quản lý nguồn cung ứng

-

Quyết định về quản lý hàng tồn kho

-

Các quyết định về lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất

-

Bảo trì, bảo dưỡng MMTB

3.1.4

Những thách thức của quản trị sản xuất đương đại

Các tổ chức đương đại đang phải đương đầu với một số thách thức liên quan tới quản trị sản xuất như sau: -

Toàn cầu hóa: chi phí vận tải toàn cầu liên tục giảm dẫn tới việc dịch chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trên phạm vi toàn cầu thuận lợi hơn. Điều làm gia tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp, dẫn tới các hệ thống sản xuất tại một quốc gia phải cạnh tranh với các hệ thống sản xuất khác trên phạm vi toàn cầu.

-

Sự liên kết trên chuỗi cung ứng: chu kì sống của sản phẩm ngắn hơn, nhu cầu khách hàng, MMTB, nguyên vật liệu, công nghệ thay đổi nhanh hơn đòi hỏi sự hợp tác của các đối tác trên toàn chuỗi cung ứng để cùng liên kết trong việc gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

-

Khuynh hướng thân thiện với môi trường: càng ngày người tiêu dùng càng có nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy, chức năng sản xuất phải nỗ lực thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất tiêu hao ít nguyên, nhiên liệu, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, và có khả năng tái chế…

-

Đòi hỏi phát triển sản phẩm mới nhanh: nhu cầu người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi hệ thống sản xuất phải linh hoạt, gia tăng khả năng hợp tác, sáng tạo để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả sự thay đổi của sản phẩm/dịch vụ

-

Khả năng sản xuất khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng (mass customization): hệ thống sản xuất cần phải có khả năng linh hoạt đáp ứng được nhu cầu đa dạng, cá nhân hóa của từng khách hàng một cách hiệu quả.

-

Hệ thống sản xuất tinh gọn: hệ thống sản xuất tinh gọn hướng tới gia tăng sự hài lòng của khách hàng và nhân viên với việc giảm lãng phí trong sản xuất. Hệ thống sản xuất phải được xây dựng hiệu quả hơn, nhà quản trị phải tạo ra các công việc để có thể thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của mọi nhân viên, nỗ lực sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ đúng số lượng vào đúng lúc khách hàng cần.

3.2

Thiết kế sản phẩm/dịch vụ

3.2.1

Ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới

Mọi sản phẩm/dịch vụ mới đều bắt nguồn từ ý tưởng. Tại đa số các tổ chức, ý tưởng về sản phẩm/dịch vụ mới được bắt nguồn từ nghiên cứu và phát triển R&D hoặc từ hoạt động mở rộng và hiệu chỉnh sản phẩm. R&D là tập hợp các hoạt động liên quan tới việc nhận diện ý tưởng mới. Các hoạt động R&D được chia thành 3 nhóm chính: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển và thực thi. Nghiên cứu cơ bản bao gồm các hoạt động nhằm khám phá ra tri thức mới. Mục tiêu của nghiên cứu cơ bản làm nhằm phát triển khoa học mà không xem xét tới tiềm năng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Nghiên cứu ứng dụng, ngược lại, gồm các hoạt động hướng vào việc khám phá tri thức mới có tiềm năng ứng dụng vào sản phẩm/dịch vụ. Phát triển và thực thi liên quan tới các hoạt động nghiên cứu nhằm cụ thể hóa sự phát triển của tri thức vào việc sản xuất sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó. Hàng năm, Unilever chi khoảng 1.3 tỷ USD cho R&D. Unilever đang có khoảng 6.000 nhà nghiên cứu làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các trung tâm bảo vệ môi trường để phát triển các sản phẩm mới hoặc cải tiến quy trình sản xuất theo hướng an toàn và hiệu quả (Pride, 2013). Mở rộng và hiệu chỉnh sản phẩm. Nhìn chung, mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống. Nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 loại sản phẩm, khi sản phẩm đi vào suy thoái sẽ kéo theo sự suy thoái của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên hiệu chỉnh hoặc mở rộng sản

96

phẩm của mình. Chẳng hạn như ngành công nghiệp sản xuất ti vi, từ khi bắt đầu sản xuất vào những năm 1930, tới nay ti vi đã được hiệu chỉnh nhiều lần, và chủng loại ti vi cũng được mở rộng. Đối với đa số doanh nghiệp, việc mở rộng hay hiệu chỉnh sản phẩm là kết quả của hoạt động nghiên cứu, phát triển và triển khai thực hiện. Mỗi hành động mở rộng hay hiệu chỉnh sản phẩm có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới

3.2.2

Thiết kế sản phẩm

Một trong những vai trò quan trọng của chức năng sản xuất đó là thiết kế sản phẩm. Để có một bản thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh, cần có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng như R&D, bộ phận kĩ thuật, marketing và tài chính, trong đó có vai trò không nhỏ của chức năng sản xuất. Nhìn chung tiến trình phát triển sản phẩm/dịch vụ gồm những bước cơ bản sau (Heizer et al., 2016): -

Định nghĩa khái niệm: ý tưởng ban đầu về sản phẩm

-

Đánh giá khả thi: doanh nghiệp có khả năng thực hiện được ý tưởng mới không?

-

Nghiên cứu, xác định cụ thể nhu cầu của khác hàng: mô tả chi tiết nhu cầu của khách hàng

-

Xác định đặc tính chức năng của sản phẩm/dịch vụ: sản phẩm có những đặc tính chức năng gì?

-

Xác định tiêu chuẩn của sản phẩm và của hệ thống sản xuất: chức năng của sản phẩm được tạo ra như thế nào? Thông thường ở giai đoạn này, một bản vẽ kĩ thuật và bản vẽ cấu trúc sản phẩm sẽ được hình thành

-

Thử nghiệm thị trường

-

Giới thiệu sản phẩm mới

-

Đánh giá hiệu quả

Thiết kế sản phẩm mới thường là hoạt động giao thoa giữa chức năng marketing và sản xuất, tuy nhiên mỗi chức năng quan tâm tới một khía cạnh khác nhau. Nhiệm vụ của chức năng marketing là nhận diện nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mới và đưa ra khái niệm về sản phẩm/dịch vụ mới trên quan điểm nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ của chức năng sản xuất là dịch chuyển “khái niệm” sản phẩm mới của marketing thành bản vẽ kĩ thuật, trong đó phải mô tả chi tiết đặc tính kĩ thuật, tiêu chuẩn của sản phẩm. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khách hàng,

97

những nhu cầu mà chức năng marketing đã xác định, chức năng sản xuất phải ra quyết định về phương án sử dụng nguồn lực để tối đa hóa hiệu quả của tổ chức. Để thực hiện mục tiêu này, nhà quản trị sản xuất cần (Heizer et al., 2016): -

Giảm sự phức tạp của sản phẩm

-

Giảm ảnh hưởng của hệ thống sản xuất tới môi trường

-

Gia tăng chuẩn hóa chi tiết, quá trình

-

Nỗ lực cải thiện chức năng của sản phẩm

-

Nỗ lực cải thiện thiết kế nơi làm việc và gia tăng sự an toàn

-

Cải thiện độ bền, khả năng phục vụ… của sản phẩm

3.2.3

Thiết kế dịch vụ

Tại mọi tổ chức, người ta không thể tiến hành sản xuất nếu không có bản thiết kế sản phẩm, tuy nhiên, tại Việt Nam, trong rất nhiều tổ chức người ta không có quá trình xây dựng bản thiết kế cho dịch vụ và không có bản thiết kế dịch vụ. Để thiết kế dịch vụ, người ta thường sử dụng kĩ thuật phân tích quy trình (process). Quy trình được định nghĩa là một chuỗi các bước được sắp đặt theo trật tự (Heizer et al., 2016). Một trong những lưu ý đối với thiết kế dịch vụ đó là việc tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình tạo dịch vụ. Vì vậy, trong thiết kế dịch vụ, người ta chia toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ thành 3 nhóm: -

Quy trình tương tác trực tiếp: là nhóm các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của khách hàng, ví dụ như quy trình gọi món, phục vụ hay thu ngân tại nhà hàng, quán ăn.

-

Quy trình bán tương tác trực tiếp: là nhóm các hoạt động mà một đối tượng khách hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đối tượng kia. Ví dụ như quy trình chuẩn bị món ăn trong bếp, quy trình may đo bị tác động trực tiếp từ thông tin nhận được của khách hàng, quy trình khách hàng tự lắp ráp sản phẩm tại nhà chịu sự ảnh hưởng bởi việc tư vấn, hướng dẫn của nhà cung ứng dịch vụ.

-

Quy trình không có tương tác trực tiếp: là những quy trình mà khách hàng hay nhà cung ứng dịch vụ có thể tự thao tác mà không bị ảnh hưởng của đối tượng kia. Ví dụ quy trình khách hàng nghỉ trong phòng khách sạn, quy trình nhà hàng sơ chế và chuẩn bị nguyên vật liệu…

98

Tùy mục tiêu chiến lược là gia tăng chất lượng dịch vụ hay giảm thiểu chi phí mà nhà quản trị sản xuất sẽ thiết kế toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ thành 3 nhóm quy trình cho phù hợp. Chẳng hạn như để giảm thiểu chi phí, một số hệ thống dịch vụ có khuynh hướng giảm quy trình tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách gia tăng các quy trình khách hàng tự phục vụ. Để thiết kế dịch vụ một cách hiệu quả, nhà quản trị sản xuất nên: -

Hạn chế các phương án lựa chọn. Do đặc trưng của dịch vụ là có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình sản xuất, bao gồm cả quá trình thiết kế dịch vụ. Cho nên trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như dịch vụ cắt tóc, dịch vụ may đo, khách hàng có thể đề xuất rất nhiều bản thiết kế khác nhau. Vì vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ nên chuẩn hóa các phương án lựa chọn của khác hàng, ví dụ như cung cấp thực đơn, cung cấp tập hợp các mẫu tóc, mẫu quần áo, mẫu bánh kem… cho khách hàng lựa chọn

-

Đẩy tác nghiệp “cá nhân hóa khách hàng” về càng cuối quy trình sản xuất càng tốt. Trong nhiều dịch vụ, khách hàng có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ “cá nhân hóa”, chẳng hạn như nhu cầu ăn một món ăn được chế biến phù hợp với khẩu vị, nhu cầu được mặc một bộ quần áo phù hợp với hình dáng… Nhưng đối với sản xuất, cá nhân hóa khách hàng thường làm phát sinh chi phí và làm cho hệ thống sản xuất trở nên phức tạp. Vì vậy, nhà cung ứng dịch vụ nên thiết kế dịch vụ cá nhân hóa trên một số bước của quy trình, và đẩy các bước này về càng cuối quy trình sản xuất càng tốt. Chẳng hạn như quán trà sữa có thể pha nước trà sữa theo tiêu chuẩn và thực hiện cá nhân hóa nhu cầu khách hàng bằng việc bỏ thêm các loại thạch vào ly trà. Một nhà hàng có thể sơ chế các món ăn theo tiêu chuẩn và thực hiện cá nhân hóa khách hàng bằng việc thay đổi nước sốt, gia vi…

-

Gia tăng các module chuẩn trong dịch vụ. Thúc đẩy việc thiết kế các module chuẩn trong dịch vụ và thực hiện cá nhân hóa dịch vụ bởi việc kết hợp các module chuẩn. Ví dụ như việc lắp ghép các môn học chuẩn thành nhiều chương trình đào tạo đa dạng, việc lắp ghép một module massage, spa chuẩn thành các gói dịch vụ đa dạng

-

Gia tăng tự động hóa trong quá trình cung ứng dịch vụ. Gia tăng việc sử dụng khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh tự động hóa trong dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ ngân hàng điện tự, check-in điện tử, gọi món điện tử…

99

-

Nhận diện “điểm hài lòng”. Trên toàn bộ quy trình sử dụng dịch vụ, có những bước có ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của khách hàng. Chẳng hạn như thời điểm khách du lịch gặp lễ tân check-in, thời điểm khách hàng gọi món trong nhà hàng, thời điểm sinh viên làm thủ tục nhập học… Vì vậy, nhà quản trị sản xuất cần nhận định “điểm hài lòng” trên toàn quy trình cung ứng dịch vụ và thiết để hệ thống để gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

3.3

Loại hình sản xuất

3.4

Thiết kế quy trình sản xuất Thiết kế quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất có khả năng tạo ra sản

phẩm/dịch vụ như bản thiết kế để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả. Thiết kế quy trình sản xuất có quan hệ mật thiết với thiết kế sản phẩm. Những thay đổi nhỏ trong thiết kế sản phẩm/dịch vụ có thể đòi hỏi sự thay đổi lớn trong quy trình sản xuất hoặc ngược lại, những yêu cầu, điều kiện hiện tại của quy trình sản xuất có thể làm hạn chế sự tự do của các nhà thiết kế sản phẩm/dịch vụ. Để có hiệu quả, bản thiết kế sản phẩm/dịch vụ phải có khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và quy trình sản xuất phải được thiết kế để có khả năng tạo ra sản phẩm/dịch vụ như thiết kế (Hình3.1). THIẾT KẾ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ

Sản phẩm và dịch vụ nên được thiết kế theo phương thức để chúng có thể được sản xuất một cách sáng tạo và hiệu quả.

THIẾT KẾ QUY TRÌNH

Thiết kế sản phẩm và dịch vụ có tác động đến thiết kế quy trình và ngược lại

Các quy trình nên được thiết kế để có thể sản xuất mọi sản phẩm và dịch vụ mà hoạt động sản xuất giới thiệu.

Hình 3.1. Thiết kế quy trình sản xuất

100

Quyết định thiết kế quy trình sản xuất là một quyết định dài hạn, có ảnh hưởng tới hiệu quả, chi phí, chất lượng và khả năng linh hoạt của hệ thống sản xuất trong dài hạn. Hai quyết định căn bản trong thiết kế quy trình sản xuất cần được xem xét là quyết định loại hình sản xuất và hình thức bố trí sản xuất.

3.4.1

Loại hình sản xuất

Dựa vào trình độ chuyên môn hóa tại nơi làm việc, người ta chia hệ thống sản xuất thành nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Đối với hệ thống sản xuất chế tạo, có 4 loại hình sản xuất cơ bản: loại hình sản xuất đơn chiếc, loại hình sản xuất hàng loạt, loại hình sản xuất khối lượng lớn và loại hình sản xuất liên tục, và đối với hệ thống sản xuất dịch vụ, có 3 loại hình cơ bản là dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ đơn chiếc và dịch vụ hàng loạt.

3.4.1.1 Loại hình sản xuất đơn chiếc Loại hình sản xuất đơn chiếc là hình thức nơi làm việc được sử dụng để sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, có quy mô nhỏ và mức độ lặp lại thấp. Ví dụ như các tiệm may, cơ sở làm đồ gỗ thủ công. Do khả năng tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng khác nhau nên ưu điểm của loại hình sản xuất đơn chiếc là sự linh hoạt cao nhưng ngược lại, do một nơi làm việc được bố trí để sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nên mức độ chuyên môn hóa thấp, dẫn tới chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao.

3.4.1.2 Loại hình sản xuất hàng loạt Loại hình sản xuất hàng loại tương tự như sản xuất đơn chiếc, mỗi nơi làm việc cũng được bố trí để sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, so với sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loại có số chủng loại sản phẩm tại một nơi làm việc ít hơn, quy mô 1 loại nhiều hơn và đã có tính lặp lại. Loại hình sản xuất hàng loạt có thể kể đến như dây chuyền sản xuất bánh quy có thể thay đổi khuôn để tạo ra nhiều loại bánh khác nhau, hay dây chuyền may công nghiệp có khả năng điều chỉnh chuyền để may các sản phẩm khác nhau. Tùy theo quy mô 1 loạt mà người ta có thể chia ra thành sản xuất hàng loạt quy mô nhỏ, vừa hoặc lớn. Do số chủng loại sản phẩm tại một nơi làm việc giảm xuống nên tính linh hoạt của loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ hơn loại hình sản xuất đơn chiếc, đồng thời chi phí sản xuất đơn vị cũng có xu hướng giảm.

101

3.4.1.3 Loại hình sản xuất khối lượng lớn Loại hình sản xuất khối lượng lớn là việc bố trí mỗi nơi làm việc chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm lặp đi lặp lại với khối lượng lớn. Ví dụ như dây chuyền đóng chai bia. Do chuyên môn hóa tại nơi làm việc cao, nên loại hình sản xuất khối lượng lớn kém linh hoạt nhưng có chi phí sản xuất đơn vị nhỏ.

3.4.1.4 Loại hình sản xuất liên tục Loại hình sản xuất liên tục là một bước phát triển của quy trình sản xuất hàng loạt khi có sản lượng cao hơn và độ đa dạng thấp hơn. Đôi khi sự liên tục thể hiện ở việc dây chuyền sản xuất buộc phải họat động liên tục không ngừng nghỉ. Các loại hình sản xuất liên tục thường đặc trưng bởi mức độ linh hoạt thấp, những công nghệ đòi hỏi đầu tư vốn lớn. Ví dụ như hệ thống lọc hóa dầu, nhà máy cán thép, nhà máy sản xuất giấy…

3.4.1.5 Dịch vụ chuyên nghiệp Dịch vụ chuyên nghiệp là loại hình sản xuất cung ứng các dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu đa dạng về dịch vụ, vì vậy đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có mức độ tùy biến cao, quy trình dịch vụ được thay đổi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dịch vụ chuyên nghiệp ví dụ như dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc trưng của dịch vụ chuyên nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ cao, dịch vụ linh hoạt và chi phí đơn vị cao.

3.4.1.6 Dịch vụ đơn chiếc Dịch vụ đơn chiếc là hình thức nằm giữa dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ hàng loạt, nhưng so với dịch vụ chuyên nghiệp thì dịch vụ đơn chiếc có sự đa dạng và tùy biến trong nhu cầu khách hàng nhỏ hơn. Do đó, thời gian tiếp xúc trực tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, sự linh hoạt trong dịch vụ và chi phí đơn vị cũng nhỏ hơn so với dịch vụ đơn chiếc. Dịch vụ đơn chiếc ví dụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, khách sạn.

3.4.1.7 Dịch vụ hàng loạt Dịch vụ hàng loạt là hệ thống sản xuất có khả năng cung ứng một dịch vụ tiêu chuẩn, giống nhau cho nhiều khách hàng khác nhau. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ mang tính chuẩn hóa, ít biến động. Chẳng hạn như dịch vụ bán lẻ tại siêu thị, dịch vụ hàng không, đường sắt, dịch vụ

102

truyền hình… Ví dụ như dịch vụ hàng không, đa số khách hàng trên một chuyến bay là đang tiêu dùng một dịch vụ như nhau, nghĩa là hệ thống sản xuất đang cung ứng một dịch vụ cho nhiều khách hàng. Đặc trưng của loại hình sản xuất này là sự linh hoạt giảm và chi phí sản xuất đơn vị cũng giảm.

3.4.1.8 Lựa chọn loại hình sản xuất Quyết định lựa chọn loại hình sản xuất là một quyết định quan trọng trong thiết kế quy trình sản xuất. Tuy thuộc vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn một loại hình sản xuất phù hợp. Chẳng hạn trong lĩnh vực may mặc, nếu theo đuổi mục tiêu hiệu quả chi phí, doanh nghiệp sẽ nghiêng về hướng lựa chọn loại hình sản xuất hàng loạt lớn hoặc khối lượng lớn bằng cách sản xuất ít chủng loại sản phẩm với khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí sản xuất. Nếu theo đuổi mục tiêu đa dạng thì doanh nghiệp lại có khuynh hướng lựa chọn loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ hoặc đơn chiếc với việc sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm quy mô nhỏ. Tương tự trong dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ ngân hàng, nếu muốn cắt giảm chi phí, doanh nghiệp có thể phát triển loại hình sản xuất nghiên về hướng dịch vụ hàng loạt bằng cách chuẩn hóa dịch vụ, cung ứng dịch vụ tiêu chuẩn cho khách hàng. Ngược lại, muốn theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp có thể phát triển về hướng dịch vụ chuyên nghiệp bằng cách gia tăng dịch vụ tư vấn, cung ứng dịch vụ cá nhân hóa theo từng khách hàng. Ngoài ra, quy trình sản xuất thường gồm nhiều bước công việc khác nhau. Điều quan trọng trong thiết kế quy trình sản xuất là khả năng sử dụng kết hợp các loại hình sản xuất với nhau để đạt được đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc. Chẳng hạn trong quy trình sản xuất quần jean của Levi’s, các công đoạn đầu tiên như cắt, may… được tổ chức theo loại hình sản xuất hàng loạt để tạo ra một số loại quần jean với kích thước và kiểu dáng tiêu chuẩn với chi phí thấp. Levi’s đã thiết kế công đoạn cuối cùng, công đoạn trang trí, theo loại hình sản xuất đơn chiếc. Mỗi chiếc quần jean có thể được thêu, vẽ, in, đính cường… theo một cách thức riêng biệt nhằm tạo ra các sản phẩm quần jean đa dạng hóa, không trùng lặp. Điều này cho phép Levi’s tăng giá bán sản phẩm của mình.

3.4.2

Bố trí nội bộ hệ thống sản xuất

Nhìn chung hệ thống sản xuất có thể bố trí theo ba cách: bố trí theo quá trình, bố trí theo sản phẩm và bố trí hàng loại theo nhu cầu khách hàng.

103

3.4.2.1 Hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình (Process Focus) Hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình là hệ thống mà máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng được tổ chức theo quá trình để có thể sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng với khối lượng nhỏ. Tại một nhà máy, bố trí theo quá trình được thực hiện khi các MMTB cùng quá trình được nhóm gộp lại với nhau, chẳng hạn trong nhà máy cơ khí có phân xưởng tiện, phân xưởng sơn. Tại một văn phòng, bố trí theo quá trình thể hiện ở việc CSHT được bố trí theo từng chức năng, chẳng hạn như bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng. Tại nhà hàng, bố trí theo quá trình có thể được thực hiện khi phân chia CSHT thành khu vực quầy bar, khu vực pha chế, khu vực ăn uống. Phương thức bố trí này cho phép mỗi khu vực, quy trình có khả năng thay đổi linh hoạt để tác nghiệp hay phục vụ trên nhiều chủng loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Thông thường khi thay đổi chủng loại sản phẩm, quy trình hay thiết bị cần có thời gian ngừng để hiệu chỉnh. Chẳng hạn như phân xưởng may cần ngừng để đổi kim, đổi chỉ khi đổi chủng loại sản phẩm, bộ phận pha chế cần ngừng để đổi dụng cụ khi đổi lại thức uống cần pha chế. Vì vậy, người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sản xuất gián đoạn. Đặc trưng nổi bật của hệ thống sản xuất bố trí theo công nghệ đó là sự linh hoạt của hệ thống. Điều này cho phép tổ chức sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Do đó người ta còn gọi đó là hệ thống sản xuất đơn chiếc (job shop), hay hệ thống sản xuất có khả năng cá biệt hóa nhu cầu khách hàng (customization). Hệ thống sản xuất này cho phép tạo ra các sản phẩm dịch vụ linh hoạt theo nhu cầu khách hàng. Do đó, nó thường được tổ chức để cung ứng các sản phẩm/dịch vụ sản xuất theo đơn hàng, nghĩa là việc sản xuất được bắt đầu sau khi khách hàng đặt hàng (make-to-order).

3.4.2.2 Hệ thống sản xuất bố trí theo sản phẩm (product focus) Ngược lại với hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình, hệ thống sản xuất bố trí theo sản phẩm là hệ thống mà MMTB, cơ sở hạ tầng được tổ chức theo quy trình sản xuất của sản phẩm/dịch vụ. Đặc trưng của hệ thống này là các dây chuyền sản xuất, trong đó MMTB được tổ chức theo đúng yêu cầu, trình tự của quy trình sản xuất, ví dụ như dây chuyền đóng chai bia, nước ngọt, quy trình sản xuất giấy… Để có thể thiết kế dây chuyền hay quy trình sản xuất cho từng sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả, hệ thống thường sản xuất ít chủng loại sản phẩm/dịch vụ với khối lượng lớn. Cho nên

104

hệ thống này được gọi là hệ thống sản xuất khối lượng lớn (Mass production), thích hợp để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Do đó, hệ thống thường tiến hàng sản xuất trước khi khách hàng đặt hàng (make-to-stock) điều này làm tồn kho thường lớn. Hệ thống sản xuất bố trí theo sản phẩm có khả năng linh hoạt kém, chỉ có thể sản xuất được một ít chủng loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Nhưng do quy trình sản xuất được thiết kế theo từng sản phẩm/dịch vụ nên hệ thống thường hoạt động với mức hiệu quả cao, thời gian gián đoạn ngắn, do đó người ta còn gọi là hệ thống sản xuất liên tục.

3.4.2.3 Hệ thống sản xuất hàng loạt theo nhu cầu khách hàng (mass customization) Hệ thống sản xuất hàng loạt theo nhu cầu khách hàng là hệ thống sản xuất được thiết kế bởi sự kết hợp giữa hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình và theo sản phẩm để có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng (bố trí theo quá trình) nhưng gia tăng tính liên tục, chuyên môn hóa của hệ thống để giảm thiểu chi phí (bố trí theo sản phẩm). Bản chất của hệ thống này là sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ được tạo ra bởi các module chuẩn. Các module chuẩn sẽ được sản xuất liên tục trên cơ sở bố trí sản xuất theo sản phẩm để tiết kiệm chi phí. Đặc trưng của hệ thống sản xuất này có thể thấy tại các hãng sản xuất máy tính hay xe hơi. Các hãng sản xuất xe hơi và máy tình thường xuyên đưa ra thị trường các sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tuy nhiên các chủng loại sản phẩm khác nhau của tổ chức thường được thiết kế từ các module chuẩn. Bảng 8.3. So sánh các loại quy trình sản xuất Hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình

Hệ thống sản xuất bố trí theo sản phẩm

Hệ thống sản xuất hàng loạt theo nhu cầu khách hàng

Sản xuất nhiều chủng loại với khối lượng nhỏ

Sản xuất ít chủng loại với khối lượng lớn

Sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm với khối lượng lớn

Tồn kho ít

Tồn kho nhiều

Tồn kho ít

Sản xuất theo đơn hàng

Sản xuất để tồn kho

Lắp ráp theo đơn hàng

Kế hoạch sản xuất phức tạp

Kế hoạch sản xuất lặp lại giản đơn

Kế hoạch sản xuất phức tạp theo đơn hàng

Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao

Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp

Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp

Vì vậy, tùy theo chiến lược, mục tiêu mong muốn mà mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một loại quy trình sản xuất phù hợp.

105

3.5

Hoạch định và kiểm soát sản xuất

3.5.1

Bản chất của hoạch định và kiểm soát sản xuất

Hoạch định và kiểm soát sản xuất là hành động nhằm mục tiêu sản xuất đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu của thị trường. Đó là tập hợp các giải pháp giúp cho cung và cầu gặp nhau một cách hiệu quả. Trong phần này, chúng ta đề cập đồng thời việc hoạch định-lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát việc thực thi kế hoạch sản xuất, một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản trị sản xuất. Hoạch định đó là việc lập kế hoạch dự kiến cho các hành động trong tương lai, cái được tính toán trên dữ liệu dự báo. Tuy nhiên, thực tế thì mọi sự dự báo đều có thể bị sai lệch do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để kế hoạch sản xuất được diễn ra hiệu quả, nhà quản trị cần thực thi kiểm soát bên cạnh chức năng hoạch định. Kiểm soát đó là tiến trình đương đầu với sự thay đổi của dữ liệu dự báo.

106

Hình 3.2. Sự căn bằng giữa kế hoạch và kiểm soát thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn Bản chất của hoạch định và kiểm soát thay đổi theo thời gian. Ở phạm vi dài hạn, với khoảng thời gian từ 5 - 10 năm, nhà quản trị cần tập trung vào hoạch định nhằm xác định “chúng ta dự định làm gì? Cần những nguồn lực nào? Chúng ta cần đạt được mục tiêu gì...” hơn là kiểm soát. Với phạm vi dài hạn, việc hoạch định mới chỉ dừng lại ở các dữ liệu tổng hợp, chẳng hạn như hàng năm bệnh viện sẽ phải đón tiếp bao nhiêu bệnh nhân, nhà máy sẽ sản xuất bao nhiêu cái áo... mà chưa chi tiết cụ thể số bệnh nhân từng loại bệnh hay số áo từng kiểu, từng màu, từng kích cỡ. Vì vậy, trong kế hoạch sản xuất dài hạn, nhà quản trị sản xuất cũng chỉ dừng lại ở việc ước lượng nguồn lực tổng thể, chẳng hạn như bệnh viện cần bao nhiêu bác sĩ, y tá, bao nhiêu giường bệnh... nhà máy cần bao nhiêu công nhân, bao nhiều MMTB, bao nhiều mét vải... Tại cấp độ trung hạn, với độ dài của kế hoạch từ 12 - 24 tháng, kế hoạch sản xuất sẽ chi tiết hóa nội dung công việc từ kế hoạch dài hạn. Chẳng hạn, mỗi bệnh viện bắt đầu ước lượng số bệnh nhân hàng tháng, vào từng tháng, từng mùa tỷ lệ các loại bệnh biến thiên như thế nào..., một nhà máy may bắt đầu hoạch định khối lượng sản xuất hàng tháng và cụ thể hóa loại sản phẩm, khi nào sản xuất áo sơ mi, khi nào sản xuất áo khoác... Tại cấp độ ngắn hạn, nhà quản trị sản xuất phải chi tiết hóa kế hoạch sản xuất trung hạn thành các kế hoạch tiến độ sản xuất ngắn hạn chi tiết tới từng giờ, từng ca, từng ngày..., trong đó phải lập kế hoạch chi tiết cho từng nhân viên, từng thiết bị, từng hành động trong hệ thống. Chẳng hạn như hệ thống giáo dục phải có thời khóa biểu chi tiết cho từng lớp, từng giảng viên trong đó chỉ rõ giờ nào, lớp nào, học môn gì của giáo viên nào? Hay bệnh viện phải có kế hoạch mổ của tuần, kế hoạch làm việc, phân công ca trực hàng tuần của y bác sĩ... Tại cấp độ ngắn hạn, khả năng thay đổi các nguồn lực sẽ bị hạn chế, tổ chức không thể mở rộng nhà xưởng, mua MMTB mới, thậm chí việc tuyển dụng thêm hay sa thải lao động cũng bị giới hạn. Tuy nhiên, cung và cầu trong ngắn hạn vẫn có thể thay đổi. Nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi hàng giờ, hàng ngày. Khả năng sản xuất ngắn hạn có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chẳng hạn như việc lao động nghỉ đột xuất vì lý do sức khỏe, MMTB, nguồn điện bị sự cố, nguyên vật liệu không được giao đúng hạn… Vì vậy, tại cấp độ ngắn hạn, kiểm soát sản xuất đóng vai trò quan trọng.

107

3.5.2

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và kiểm soát sản xuất

Độ chính xác của hoạch định, độ phức tạp của kiểm soát sản xuất phụ thuộc vào một số đặc điểm sau: -

Sự không chắc chắn của cung và cầu

-

Đặc điểm của nhu cầu: nhu cầu độc lập hay nhu cầu phụ thuộc

-

Mối quan hệ giữa thời điểm sản xuất và đặt hàng

Sự không chắc chắn của cung và cầu. Mục tiêu của hoạch định sản xuất là điều chỉnh việc cung ứng của hệ thống sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả. Cung và cầu bị dao động vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhu cầu có thể dao động do hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chẳng hạn nhu cầu tiêu dùng gạo nhìn chung khá ổn định trong khi nhu cầu tiêu dùng bún thì rất bất định, khó dự đoán. Chopra và Meindl (2015) còn cho rằng sản phẩm/dịch vụ có càng nhiều chủng loại thì nhu cầu càng bất định. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp sản xuất 1 loại bún thì việc dự đoán sẽ đơn giản hơn trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại bún khác nhau, vì rất khó để dự đoán khách hàng sẽ mua chính xác loại bún nào. Sự dao động của nguồn cung cũng có thể xảy ra do các sự cố về MMTB, sự dao động của lực lượng lao động, sự dao động của nguồn cung nguyên vật liệu, hay do sự tác động của tự nhiên, của thời tiết…Hệ thống sản xuất với cung và cầu càng bất định thì việc lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất càng phức tạp. Nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Trong tổ chức có một số sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu nội bộ của tổ chức hay người ta gọi là “nhu cầu phát sinh trong tổ chức”. Chẳng hạn, trong công ty xe đạp, người ta sản xuất xích, líp để phục vụ cho việc lắp ráp xe đạp. Khi đó nhu cầu xích, líp được gọi là nhu cầu phụ thuộc, và kế hoạch sản xuất xích, líp có thể được hoạch định một cách chính xác, ít dao động dựa vào kế hoạch sản xuất xe đạp. Ngược lại, có những sản phẩm/dịch vụ bán ra ngoài cho khách hàng người ta gọi là “nhu cầu phát sinh ngoài tổ chức” hay nhu cầu độc lập. Chẳng hạn trong tình huống công ty xe đạp ở trên, nhu cầu xe đạp là nhu cầu độc lập. Những nhu cầu này bị phụ thuộc vào khách hàng nên thường bất định, khó dự đoán nên việc hoạch định sẽ phức tạp hơn. Mối quan hệ giữa thời điểm sản xuất và đặt hàng. Một nhân tố nữa ảnh hưởng tới hoạch định và kiểm soát sản xuất là mối quan hệ giữa thời điểm sản xuất và thời điểm đặt hàng. Tổ chức tiến hành đặt hàng khi nào? Đặt hàng trước hay sau khi khách hàng đặt hàng?

108

Hình 3.3. Quy trình sản xuất và giao hàng cho một số kế hoạch/ kiểm soát

Hình 3.3 so sánh trên mô tả mối quan hệ giữa thời điểm sản xuất và đặt hàng. Chẳng hạn một nhà hàng tiệc cưới tiến hành mua đầu vào và sản xuất sau khi nhận được đơn hàng của khách hàng. Một xưởng mộc thường chủ động mua nguyên liệu đầu vào và tiến hành sản xuất khi nhận được đơn hàng. Một hãng sản xuất máy tính thường sản xuất trước linh kiện và tiến hành lắp ráp khi nhận được đơn hàng. Hãng sản xuất xà phòng, kem đánh răng sẽ tiến hành sản xuất và vận chuyển sản phẩm tới sát khách hàng trước khi khách hàng đặt hàng. Nhìn chung tỷ số P/D (là tỷ số so sánh giữa thời gian sản xuất một mặt hàng trên thời gian khách hàng chấp nhận chờ để nhận mặt hàng đó) càng lớn thì việc hoạch định và kiểm soát càng phức tạp.

3.6

Quản trị vật liệu Để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả, doanh

nghiệp không thể bỏ qua hoạt động quản trị vật liệu. Quản trị vật liệu là một trong những nhiệm vụ cơ bản của chức năng sản xuất. Quản trị vật liệu bao gồm 2 nội dung chính là mua sắm và quản trị tồn kho.

109

3.6.1

Mua sắm

Mua sắm bao gồm các hoạt động liên quan tới việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Tùy tỷ trọng chi phí mua sắm cấu thành trong tổng chi phí nhiều hay ít mà vai trò của bộ phận mua sắm có thể nặng hoặc nhẹ ở từng doanh nghiệp. Nhìn chung chi phí mua sắm chiếm tỷ trọng cao trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu hình và có xu hướng giảm trong các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vô hình. Mục tiêu của hoạt động mua sắm là phải bảo đảm sự sẵn sàng của nguyên vật liệu khi cần, với đúng số lượng, chất lượng yêu cầu và chi phí tối thiểu. Nhìn chung các doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy với nhà cung ứng. Hoạt động mua sắm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, số lượng và giá thành đầu ra. Trong một số tình thế, hoạt động mua sắm còn ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có đạt được mục tiêu mua sắm, bộ phận mua sắm cần lưu ý một số nội dung sau: -

Giá. Cần so sánh giá giữa nhiều nhà cung ứng để lựa chọn được nhà cung ứng với mức giá hiệu quả.

-

Chất lượng. Bộ phận sản xuất cần xây dựng tiêu chuẩn cho các nguyên vật liệu đầu vào. Tiêu chuẩn này là căn cứ để bộ phận mua sắm thực hiện lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào.

-

Sự tin cậy. Bộ phận mua sắm cần lựa chọn và quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhà cung cấp để bảo đảm sự tin cậy của các đơn hàng.

-

Các điều khoản thanh toán. Bộ phận cung ứng cần có hợp đồng mua sắm với các điều khoản chi tiết liên quan tới thanh toán, chẳng hạn như quy định về thanh toán, về thời hạn thanh toán…

-

Điều khoản vận chuyển. Bộ phận mua sắm cần lưu ý tới việc lựa chọn phương thức vận tải, nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, cước phí…

3.6.2

Kiểm soát tồn kho

Nhìn chung, chức năng sản xuất chịu trách nhiệm kiểm soát 3 loại tồn kho. Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm việc quản lý tồn kho tất cả các vật chất đầu vào như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, chi tiết mua ngoài. Tồn kho sản phẩm dở dang bao gồm các bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Và tồn kho thành phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang được gọi là tồn kho đáp ứng nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu phát sinh

110

bên trong tổ chức. Thành phẩm được gọi là tồn kho đáp ứng nhu cầu độc lập. Nhu cầu độc lập là nhu cầu phát sinh bên ngoài tổ chức. Chẳng hạn tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo. Nhà máy phải tiến hành tồn kho bánh kẹo thành phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lượng bánh kẹo – thành phẩm này được gọi là tồn kho nhu cầu độc lập. Dựa vào sản lượng bán dự kiến trong tương lai, nhà máy phải tính toán và tồn kho nguyên vật liệu đầu vào như đường, sữa, bột để đáp ứng kế hoạch sản xuất. Lượng tồn kho nguyên vật liệu đầu vào này được gọi là tồn kho phụ thuộc, cái phụ thuộc vào sản lượng sản xuất dự kiến. Do nhu cầu độc lập là nhu cầu của khách hàng vì vậy đặc điểm của nhu cầu độc lập là không chắc chắn. Trong khi đó, nhu cầu phụ thuộc-nhu cầu nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất, vì vậy nó có thể được tính toán một cách chắc chắn. Kiểm soát tồn kho là tiến trình quản lý hàng hóa tồn kho sao cho cực tiểu hóa các chi phí liên quan tới tồn kho. Các chi phí liên quan tới tồn kho bao gồm: -

Chi phí liên quan tới việc nắm giữ hàng tồn kho như: chi phí bảo quản, hao hụt hàng tồn kho, chi phí kho bãi, chi phí nhân lực quản lý hàng tồn kho, chi phí vốn… Các chi phí liên quan tới việc nắm giữ hàng tồn kho biến thiên cùng chiều với khối lượng hàng hóa tồn kho.

-

Chi phí cạn dự trữ. Chi phí cạn dữ trữ là các chi phí phát sinh khi không có hàng tồn kho. Nó có thể là chi phí cơ hội của việc mất khách hàng, mất sản lượng bán hoặc là chi phí thực phát sinh khi khối lượng hàng tồn kho bằng không.

Để quản lý toàn bộ hàng hóa tồn kho của một tổ chức, từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống quản lý tồn kho MRP (Material Requirements Planning). MRP là một phần mềm máy tính tích hợp kế hoạch sản xuất vào hệ thống quản lý tồn kho. Từ kế hoạch sản xuất, MRP sẽ tính toán chi tiết yêu cầu về tồn kho nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang, cụ thể tồn kho cái gì, bao nhiêu và khi nào. Chẳng hạn để xây dựng một ngôi nhà, dựa vào thiết kế và kế hoạch xây dựng, phần mềm MRP sẽ cho biết khi nào cần mua vật liệu gì với khối lượng bao nhiêu. Hiện nay, MRP được phát triển lên thành phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP (Entreprise Resource Planning). Dựa trên nguyên tắc của MRP, ERP được phát triển để quản lý

111

toàn bộ nguồn lực của tổ chức từ nguyên vật liệu, cho tới nhân lực, nguồn vốn… Chẳng hạn từ kế hoạch sản xuất ERP sẽ cho biết khối lượng nguyên vật liệu cần mua tại từng thời điểm, cho biết khối lượng lao động cần sử dụng, từ đó ERP tính lượng vốn doanh nghiệp cần có, ước lượng dòng tiền thu - chi vào từng thời điểm. Tóm lại, quản trị sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản của mọi doanh nghiệp. Quản trị sản xuất là việc sử dụng nguồn lực đầu vào để tạo ra sản phẩm/dịch vụ đầu ra đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả. Với nhiệm vụ này, quản trị sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, tốc độ giao hàng, sự tin cậy, sự linh hoạt và chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản trị sản xuất còn có tác động trực tiếp tới năng suất của tổ chức. Để quản trị sản xuất một cách hiệu quả, nhà quản trị cần phải bắt đầu bởi việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ. Dựa trên thiết kế sản phẩm/dịch vụ trên quan điểm khách hàng của bộ phận marketing, bộ phận sản xuất phải thiết kế bản vẽ kĩ thuật hay bản mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ. Trên cơ sở đó, nhà quản trị phải thiết kế quy trình sản xuất thích hợp để có thể cung ứng sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả. Và cuối cùng, hoạch định và kiểm soát sản xuất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản trị sản xuất. Việc hoạch định được thực hiện từ dài hạn, trung hạn tới ngắn hạn với mục tiêu điều chỉnh mức cung của hệ thống đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả.

112

TỔNG KẾT CHƯƠNG Phần 1: Hiểu được khái niệm và mục tiêu của quá trình sản xuất 1. Sản xuất được định nghĩa là quá trình (Process) tạo ra hàng hóa (product). Hàng hóa hay đầu ra của quá trình sản xuất gồm sản phẩm hữu hình (Goods) và dịch vụ vô hình (Services). Quản trị sản xuất là tập hợp các hành động nhằm tạo giá trị gia tăng cho tổ chức thông qua việc biến đổi đầu vào, là các nguồn lực mà tổ chức sử dụng, thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. 2. Mục tiêu của quản trị sản xuất là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất. Quản trị sản xuất gắn liền với mục tiêu nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của doanh nghiệp, của quốc gia. Các mục tiêu của quản trị sản xuất được cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết trong chức năng sản xuất như: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Gia tăng độ tin cậy của hệ thống; - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao; - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra; Phần 2: Xác định được nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 1. Các nhân tố ảnh hưởng chia thành hai nhóm chủ yếu: nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong. Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. 2. Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng thiết kế và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất. Do vị trí vai trò của năng suất hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị sản xuất.

113

Phần 3 : Phân biệt các loại quy trình sản xuất và những nhiệm vụ trong công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp 1. Các loại quy trình sản xuất Hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình

Hệ thống sản xuất bố trí theo sản phẩm

Hệ thống sản xuất hàng loạt theo nhu cầu khách hàng

Sản xuất nhiều chủng loại với khối lượng nhỏ

Sản xuất ít chủng loại với khối lượng lớn

Sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm với khối lượng lớn

Tồn kho ít

Tồn kho nhiều

Tồn kho ít

Sản xuất theo đơn hàng

Sản xuất để tồn kho

Lắp ráp theo đơn hàng

Kế hoạch sản xuất phức tạp

Kế hoạch sản xuất lặp lại giản đơn

Kế hoạch sản xuất phức tạp theo đơn hàng

Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao

Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp

Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp

2. Hoạch định và kiểm soát sản xuất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản trị sản xuất. Những hành động này nhằm mục tiêu sản xuất đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu của thị trường. Đó là tập hợp các giải pháp giúp cho cung và cầu gặp nhau một cách hiệu quả. Trong đó, hoạch định là việc lập kế hoạch dự kiến cho các hành động trong tương lai, những hành động được tính toán trên dữ liệu dự báo. Để kế hoạch sản xuất được diễn ra hiệu quả, nhà quản trị cần thực thi kiểm soát (tiến trình đương đầu với sự thay đổi của dữ liệu dự báo) bên cạnh chức năng hoạch định. 3. Độ chính xác của hoạch định, độ phức tạp của kiểm soát sản xuất phụ thuộc vào một số đặc điểm sau: -

Sự không chắc chắn của cung và cầu

-

Đặc điểm của nhu cầu: nhu cầu độc lập hay nhu cầu phụ thuộc

-

Mối quan hệ giữa thời điểm sản xuất và đặt hang

114

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Sản xuất là gì? Có tổ chức nào không có chức năng sản xuất không? 2. Mục tiêu của quản trị sản xuất là gì? Một tổ chức có thể theo đuổi cùng lúc nhiều mục tiêu của quản trị sản xuất được không? tại sao? 3. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng sản xuất với các chức năng khác trong doanh nghiệp? 4. Phân tích những thách thức của quản trị sản xuất đương đại? 5. Năng suất là gì? các nhân tố tác động tới năng suất? 6. Phân tích sự khác biệt của quản lý năng suất trong khu vực sản xuất dịch vụ so với khu vực sản xuất chế tạo? 7. So sánh các loại thiết kế quy trình sản xuất ? nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại? 8. Hoạch địch và kiểm soát sản xuất là gì? tầm quan trọng của hoạch định và kiểm soát sản xuất? 9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và kiểm soát sản xuất? 10. Nêu một số giải pháp gia tăng độ chính xác của hoạch định sản xuất? 11. Phân tích vai trò của mua sắm đối với doanh nghiệp? 12. Có những loại hàng hóa tồn kho nào? 13. Phân biệt tồn kho nhu cầu độc lập và tồn kho nhu cầu phụ thuộc? 14. Phân biện MRP và ERP? CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Phân tích ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới nền sản xuất của Việt Nam. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì ? Thực trạng hệ thống sản xuất hiện tại của Việt Nam? Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho nền sản xuất Việt Nam? 2. Phân tích xu hướng phát triển của năng suất lao động tại Việt Nam trong 5 năm vừa qua? Tại sao năng suất lao động của Việt Nam lại thấp hơn các nước trong khu vực ? Nguyên nhân và giải pháp?

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chopra, S., & Meindl, P. (2015). Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation. Heizer, J., Render, B., & Munson, C. (2016). Operations Management : Sustainability and Supply Chain Management. Slack, N., Chambers, S., & Johnston, R. (2013). Operations Management. Operations Management. https://doi.org/9780132342711

116

CHƯƠNG 4.

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là nguồn nhân lực – con người. Trong thế giới kinh doanh, con người là nguồn lực quan trọng nhất và khó đoán nhất. Sau khi học xong chương này, học viên cần đạt được các yêu cầu sau: -

Biết các kiến thức cơ bản về quản trị nhân lực: khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực.

-

Biết những nội dung cơ bản của quản trị nguồn nhân lực: phân tích và thiết kế công việc, hoạch định, tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.

-

Biến tiến trình hoạch định nguồn nhân lực.

-

Biết những thách thức mà nhà quản trị nhân lực phải đương đầu trong môi trường toàn cầu với sự thay đổi lớn về công nghệ.

117

4.1 Nguồn nhân lực và đặc điểm nguồn nhân lực Để tạo ra đầu ra đáp ứng nhu cầu khách hàng, đem lại hiệu quả kinh doanh, tổ chức sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nhân lực là nguồn lực rất đặc biệt. Đặc trưng khác biệt cơ bản của nhân lực so với tất cả các nguồn lực khác của tổ chức đó là con người là một thực thể biết suy nghĩ và hành động theo suy nghĩ của mình.

4.1.1 Khái niệm Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, có mối quan hệ chặt chẽ với dân số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất cà tinh thần cho xã hội. Đây là một trong các nguồn lực cần thiết của mọi tổ chức kinh doanh. Nguồn nhân lực được phân chia thành nhiều loại: - Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao - Nguồn nhân lực được đào tạo song chất lượng không cao - Nguồn nhân lực chưa kinh qua đào tạo (lao động phổ thông) Từ xưa đến nay, nguồn nhân lực có chất lượng cao luôn là nhân tố quyết định sự thành công của mọi tổ chức.

4.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực của tổ chức, nhưng nó có đặc trưng khác hẳn các nguồn lực sản xuất khác. Một số đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực là : Thứ nhất, sức lao động nằm trong cơ thể sống của con người, cho nên muốn có sức lao động thì cần phải duy trì sự sống của con người, hay nói cách khác phải đảm bảo các nhu cầu cho người lao động. Ngoài ra, con người là một thực thể biết suy nghĩ và hành động theo suy nghĩ của mình, do đó, con người có quyền quyết định có sử dụng hết sức lao động mà mình có vào công việc hay không. Điều này phụ thuộc vào thái độ ứng xử của tổ chức với người lao động. Thứ hai, trong quá trình sử dụng, nguồn nhân lực có khả năng thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, phát triển theo chiều hướng tiêu cực, tích cực hoặc không thay đổi. Có nhiều nguyên nhân tạo ra sự thay đổi này, bao gồm các nguyên nhân từ bản thân người lao động và các nguyên nhân từ tổ chức. Nhà quản trị cần nhận diện các nguyên nhân thuộc về tổ chức để có thể tác động làm thay đổi nguồn nhân lực theo hướng tích cực.

118

Thứ ba, thị trường lao động là thị trường cạnh tranh, cạnh tranh sử dụng lao động và cạnh tranh tìm kiếm việc làm. Nền kinh tế toàn cầu làm cho thị trường lao động mở rộng về phạm vi địa lý, các doanh nghiệp và người lao động phải cạnh tranh với các doanh nghiệp và người lao động từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương thức tuyển dụng và giữ chân lao động phù hợp, người lao động phải có kĩ năng và phẩm chất phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp để duy trì việc làm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của thị trường lao động cũng đem lại cho doanh nghiệp cơ hội sa thai những lao động không phù hợp và đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm mới, tốt hơn cho người lao động. Đọc thêm 4.1. Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong Asean Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA) tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ thông qua việc thừa nhận lẫn nhau về sự cho phép, cấp phép, hoặc chứng nhận trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có được ở một nước bởi một quốc gia khác tham gia MRA. MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ tục phức tạp trong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác. Tại ASEAN, đàm phán về MRA bắt đầu ngay sau khi nhiệm vụ này được nêu ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 tổ chức vào tháng 11/2001 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Uỷ ban Điều phối Dịch vụ (CCS) đã thành lập các nhóm thương lượng cụ thể để đàm phán các MRA, bắt đầu từ tháng 7 năm 2003. Đến nay, có 8 MRA về các dịch vụ nghề nghiệp đã được ký kết thành công: • MRA về hành nghề Kỹ thuật ký vào ngày 9 tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia; • MRA về hành nghề Điều dưỡng ký ngày 8 tháng 12 năm 2006 tại Cebu, Philippines; • MRA về hành nghề Kiến trúc ký vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 tại Singapore; • Thoả thuận khung cho sự công nhận lẫn nhau về năng lực khảo sát ký vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 tại Singapore; • Các Khung của MRA về hành nghề Kế toán và Kiểm toán ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan, sau đó được sửa đổi thành MRA về hành nghề Kế toán ký vào ngày 13 tháng 11 năm 2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar • MRA về hành nghề Y khoa ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan; • MRA về hành nghề Nha khoa ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan; và • MRA về hành nghề Du lịch ký vào ngày 9 tháng 11 năm 2012 tại Bangkok, Thái Lan. Tất cả các thỏa thuận trên đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) ký kết, ngoại trừ MRA về Du lịch chuyên nghiệp, được ký kết bởi Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN (M-ATM). Tuy nhiên, có sự khác biệt về cách tiếp cận để thúc đẩy về công nhận lẫn nhau giữa các MRA khác nhau. Các MRA về hành nghề Kiến trúc và Kỹ thuật hướng đến việc chứng nhận cho các chuyên gia đủ điều kiện trên toàn ASEAN, cho phép họ hoạt động như các chuyên gia ASEAN khác đã đăng ký trong một AMS khác cùng cộng tác với các chuyên gia địa phương được chứng nhận. Đến nay, đã có 2.552 kỹ sư và 417 kiến trúc sư từ tất cả các AMS đã được đăng ký trong hệ thống. MRA hành nghề Khảo sát và MRA trước đây về Kế toán và Kiểm toán, mặt khác, chỉ cung cấp một khuôn khổ cho một AMS để tham gia vào đàm phán cho MRA song phương hoặc đa phương với một AMS khác. Điều này chủ yếu là do sự khác119 biệt lớn giữa AMS trong thực tiễn khảo sát, hoặc độ nhạy cảm trong một số thực tiễn hoạt động kế toán. Sau này, khi MRA về hành nghề Kế toán và Kiểm toán được đàm phán lại và hiện đang áp dụng một cách tiếp cận tương tự với MRA đối với Kỹ thuật và Kiến trúc, thì quá trình chứng nhận cho các chuyên gia đủ trình độ của ASEAN đã bắt đầu.

Đối với hành nghề Khảo sát, một lộ trình đã được AMS thực hiện để thúc đẩy tính lưu chuyển của các chuyên gia khảo sát ASEAN. Ba MRA liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Điều dưỡng, Nha khoa và Y khoa) tập trung nhiều hơn vào việc trao đổi thông tin về thủ tục hành nghề và đăng ký/thủ tục cấp phép của những hoạt động thực tiễn này tại AMS cũng như xác định các lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển. Các MRA này không chấp nhận đăng ký trên toàn bộ khu vực ASEAN và hình thức di chuyển thích hợp tiếp tục được khai thác có tính đến tầm quan trọng của sự an toàn của bệnh nhân và sự cần thiết phải chăm sóc bệnh nhân một cách liên tục. MRA về hành nghề Du lịch chuyên nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thông qua việc thừa nhận lẫn nhau các chuyên gia có chứng chỉ năng lực về du lịch hợp lệ trong các vị trí công việc đã có sự đồng ý của Ban Quản lý Du lịch (TPCP) của mỗi AMS. Khi làm việc trong mỗi AMS, các chuyên gia này vẫn phải tuân theo các luật và quy định hiện hành của nước sở tại. Hiện nay, có sáu lĩnh vực mà các khối hành nghề du lịch ASEAN có thể tìm được việc làm trong các AMS, đó là: văn phòng đại diện, công việc quản gia, cung cấp lương thực, thực phẩm và nước giải khát (cho dịch vụ khách sạn), đại lý du lịch và các hoạt động du lịch. Các MRA này hiện đang được thực hiện tích cực cùng với một số sáng kiến tiếp theo nhằm thúc đẩy sự lưu chuyển của khối nhân lực hành nghề này. Nguồn asean.org

Tuy nhiên, khả năng dịch chuyển của người lao động bị phụ thuộc vào luật pháp, quy định của quốc gia và khu vực. Hiện nay, một số quốc gia và khu vực trên thế giới, ví dụ cộng đồng Châu Âu đã thừa nhận sự di chuyển tự do của lao động trong khối, cộng đồng kinh tế Asean (AEC) đã thống nhất về hợp tác dịch chuyển lao động trong nội khối “sự dịch chuyển doanh nhân và lao động có tay nghề và tài năng”, trong khi đó nhiều nước trên thế giới vẫn chưa cho phép thậm chí thiết lập nhiều rào cản để hạn chế sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia.

4.2 Quản trị nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, cái ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực luôn là mục tiêu quan trọng của mọi tổ chức.

4.2.1 Khái niệm Quản trị nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu thập, duy trì và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và của từng người lao động trong doanh nghiệp (Pride 2015).

120

Hình 4.1. Các vai trò của quản trị nguồn nhân lực Cũng có thể hiểu quản trị nhân lực là việc tìm kiếm nhân lực, hoạch định đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm doanh nghiệp cần trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện của doanh nghiệp và cá nhân nhân viên. Việc lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí mang lại lợi ích cho cả nhân viên lẫn công ty. Quản trị nhân lực hay quản trị nguồn nhân lực là việc quản trị sức lao động của con người. Việc “khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động” thể hiện ở việc tuyển dụng và bố trí lao động đúng người, đúng việc. Tại nhiều doanh nghiệp, việc sử dụng nhân lực không hiệu quả nằm ngay ở khâu tuyển dụng và bố trí lao động không đúng năng lực. Nói khác đi, toàn bộ hoạt động quản trị nguồn nhân lực sẽ không có ý nghĩa nếu tuyển dụng và bố trí lao động không đúng năng lực. Để việc kinh doanh có hiệu quả, tổ chức tập trung vào các giải pháp liên quan tới quản trị nhân lực. Thông qua nhân lực, tổ chức thực hiện quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất một cách hiệu quả. Người lao động trong doanh nghiệp vừa là đối tượng quản trị (nguồn nhân lực), vừa là chủ thể quản trị (nhà quản trị).

121

Quản trị nhân lực hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh doanh và tối thiểu hóa chi phí nhân lực. Để đạt được mục tiêu này, quản trị nhân lực phải quan tâm tới năng suất lao động, quan tâm tới việc tăng thu nhập và bảo đảm sự ổn định thu nhập cho người lao động, quan tâm tới chất lượng lao động…Tuy nhiên, cần hiểu giảm chi phí sử dụng lao động không đồng nghĩa với giảm tiền lương của người lao động: tiền lương mang tính cạnh tranh, phụ thuộc vào giá của thị trường lao động. Để giảm chi phí lao động, nhà quản trị cần quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả lao động hơn là việc giảm tiền lương giản đơn. Ngoài quan tâm tới hiệu quả của tổ chức, quản trị nhân lực còn thực hiện mục tiêu đảm bảo sự tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người, phát huy nhân cách, sự thỏa mãn trong lao động và phát triển khả năng tiềm tàng của nhân lực. Hiện nay, trong đa số tổ chức, người chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản trị nhân lực là giám đốc nhân lực. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giám đốc nhân lực phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với giám đốc các bộ phận chức năng khác.

4.2.2 Nội dung quản trị nguồn nhân lực Nội dung cơ bản của quản trị nguồn nhân lực bao gồm: Thứ nhất, lập kế hoạch nhân lực, đó là việc xác định nhu cầu về nguồn nhân lực ở từng giai đoạn để có giải pháp chủ động đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực theo đúng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Đọc thêm 4.2. Người lãnh đạo quyết định yếu tố "nhân hòa" Quản trị nguồn nhân lực thường có nhiều xung khắc: giữa người trẻ và người già; giữa những người bảo thủ, ngại thay đổi và những người thích áp dụng công nghệ mới; thách thức quyền lợi luôn hiện hữu. Do đó, các nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ để dùng đúng người vào đúng chỗ. Đó là nhận xét của ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tại tọa đàm "Quản trị nhân lực" trong bối cảnh hội nhập cuối tuần qua. Giữ chân nhân tài bằng văn hóa doanh nghiệp Người lao động trong xu thế hội nhập có nhiều cơ hội việc làm hơn. Họ có thể làm việc tự do, độc lập, tự chủ, đặc biệt đối với những người làm công việc văn phòng, quan điểm "ngày làm việc 8 tiếng" đang dần bị thay thế bởi "làm ít hơn nhưng thu nhập cao hơn". Với sự phát triển của internet, họ có thể vừa làm việc cho doanh nghiệp, vừa kinh doanh riêng. Thông qua câu chuyện kinh doanh trên internet, ThS. Xã hội học Trần Minh Trọng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dạy con nên người, đã dẫn chứng mô hình tuyển dụng tài xế Uber với mức thu nhập trên 35 triệu đồng/tháng.

122

Người tài xế giờ đây có thêm cơ hội việc làm, thoải mái về mặt thời gian, tăng thêm thu nhập và theo tính toán họ có thể hoàn vốn đầu tư xe sau 5 - 7 năm. Có thể nói, người lao động luôn có cơ hội kinh doanh riêng, thậm chí có thể vừa đi du lịch, vừa làm việc, chỉ cần có máy tính, thiết bị di động kết nối internet. "Chúng ta đã có thiên thời (kỷ nguyên của internet, công nghệ), địa lợi (môi trường kinh doanh tại Việt Nam được cải thiện từng ngày nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ), nhưng làm thế nào để có được nhân hòa?", ông Trọng đặt câu hỏi và cho rằng chính người chủ doanh nghiệp, tính cách và văn hóa của họ có tác động rất lớn đến việc "tuyển" và "dụng" người lao động. Bà Lê Thị Giàu - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Tân Hưng cho rằng, để có được yếu tố "nhân hòa", chủ doanh nghiệp phải là người có tâm, biết cách đối nhân xử thế, quản trị doanh nghiệp bằng cái tâm và năng lực thật sự thì mới thu hút được người tài. Bên cạnh đó, giữ chân nhân tài chỉ bằng mức lương là chưa đủ vì rất có thể đối thủ sẽ trả cho họ mức lương cao hơn. Thay vào đó, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo dựng môi trường làm việc đủ sức thu hút và giữ chân họ. Để làm được điều này, người lãnh đạo cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp, điều chỉnh bản thân và có cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá người lao động. Có tài mới dụng được người tài Hầu như doanh nghiệp nào cũng không dễ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: Làm thế nào để giải quyết sự xung đột, mâu thuẫn trong doanh nghiệp? Làm sao tạo động lực làm việc cho nhân viên? Đãi ngộ nhân viên thế nào là hợp lý? Làm cách nào để thúc đẩy nhân viên tự học, tự rèn luyện để thích nghi với sự thay đổi? Phải xây dựng chiến lược nhân sự như thế nào để phù hợp với quy mô của doanh nghiệp?... Theo ông Trọng, có 3 quy luật trong quá trình tuyển dụng nhân sự, gồm: luật hấp dẫn, nghĩa là doanh nghiệp phải xác định họ cần những con người như thế nào để phù hợp với chiến lược kinh doanh; luật nhân quả, doanh nghiệp sẽ có được mọi thứ nếu thực lòng giúp người khác có được những điều họ muốn; luật cân bằng, làm sao để đôi bên cùng có lợi. Doanh nghiệp cần tìm hiểu động cơ thúc đẩy người lao động tìm đến với doanh nghiệp, phải có khả năng phát hiện năng lực của họ để có thể bố trí đúng người đúng việc. Bên cạnh đó, phải chứng minh cho họ thấy doanh nghiệp có môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ tốt, họ có cơ hội được đào tạo và phát triển nghề nghiệp trong quá trình làm việc thì họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc Công ty May túi xách Minh Tiến (Miti), cho rằng: "90% doanh nghiệp thất bại là do nhân cách nhà lãnh đạo. Để đạt được kết quả mong muốn, bản thân chủ doanh nghiệp phải có năng lực quản trị cảm xúc - EQ, phải tạo động lực cho nhân viên sáng tạo, khơi dậy năng lực tiềm ẩn của họ”. Ông Kiên cũng nêu ra 4 yếu tố giúp doanh nghiệp quản trị nguồn lực hiệu quả: quản trị cảm xúc - EQ; làm việc theo nhóm tốt; năng lực chuyên môn - IQ; năng lực tinh thần. Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết mình muốn gì? Muốn nhân sự làm việc gì cho mình? Văn hóa doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi nào? Chủ doanh nghiệp phải là người sáng tạo, nếu không sẽ vô tình cản trở những người sáng tạo. theo Cafebiz.vn http://cafebiz.vn/nguoi-lanh-dao-quyet-dinh-yeu-to-nhan-hoa-20161119115449934.chn

123

Thứ hai, tuyển dụng nhân lực, bao gồm việc phân tích và thiết kế công việc, định biên, tuyển dụng-tổ chức kiểm tra và tuyển chọn lao động theo đúng yêu cầu công việc đã thiết kế, đào tạo bồi dưỡng hoặc bổ túc kiến thức tối thiểu cần thiết cho người lao động để họ có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí được phân công. Thứ ba, sử dụng nhân lực, nội dung chủ yếu của sử dụng nhân lực là bố trí nhân lực “đúng người, đúng việc”, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, đánh giá thành tích công việc, trả công lao động và thực hiện các chế độ cần thiết đối với người lao động, đảm bảo các điều kiện lao động an toàn, kỷ luật lao động và duy trì thi đua lao động. Thứ tư, phát triển đội ngũ lao động, nội dung chủ yếu là thực hiện đào tạo, đào tạo lại cũng như bồi dưỡng cho người lao động, đề bạt và thăng tiến, thuyên chuyển, cho thôi việc và sa thải lao động.

4.3 Tuyển dụng nhân lực Để có nhân lực đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích và thiết kế công việc, hoạch định và tuyển dụng nhân lực.

4.3.1 Phân tích và thiết kế công việc Để tuyển dụng nhân sự hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần biết bản chất của công việc cần tuyển dụng lao động là gì? chúng ta muốn tuyển người cụ thể để làm việc gì?

124

4.3.1.1 Ý nghĩa

Hình 4.2. Quá trình phân tích công việc Phân tích và thiết kế công việc là công việc đầu tiên, cần phải thực hiện của mọi nhà quản trị trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Phân tích và thiết kế công việc là cơ sở để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích... Phân tích và thiết kế công việc được thực hiện nhằm xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi một công việc cụ thể, đó là tập hợp các kỹ năng, năng lực cần thiết, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần có để có thể thực hiện hiệu quả một công việc. Phân tích và thiết kế công việc nhằm trả lời các câu hỏi sau đây: - Nhân viên thực hiện những nhiệm vụ gì? - Khi nào công việc được hoàn tất? - Công việc được thực hiện ở đâu? - Nhân viên làm công việc đó như thế nào? - Tại sao phải thực hiện công việc đó? - Để thực hiện công việc đó nhân viên cần hội đủ những tiêu chuẩn, trình độ nào? Phân tích và thiết kế công việc cung cấp cho các nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó, mối tương quan của công việc đó với các công việc

125

khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết và các điều kiện làm việc. Tóm lại, phân tích công việc được tiến hành nhằm: - Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc. - Điều kiện để tiến hành công việc. - Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc. - Mối tương quan của công việc đó với các công việc khác. - Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó. Phân tích và thiết kế công việc có các ý nghĩa cơ bản sau: Thứ nhất, bản mô tả công việc là tài liệu mô tả chi tiết yêu cầu nhân sự cho một công việc cụ thể, do đó nó là tài liệu cơ bản để hoạch định nhu cầu tuyển dụng. Dựa vào bản mô tả công việc bộ phận nhân sự sẽ xác định được cần tuyển dụng ai? Thứ hai, phân tích và thiết kế công việc cho phép xác định nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực nhằm giúp cho họ có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Thứ ba, phân tích và thiết kế công việc cho phép đánh giá những yếu tố có hại cho sức khoẻ tạo ra cơ sở để xác định các điều kiện cần thiết để khắc phục, loại trừ những ảnh hưởng có hại, xác định trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động. Thứ tư, phân tích và thiết kế công việc tạo ra các thông tin cơ sở không thể thiếu để tính toán thù lao lao động, đánh giá, đo lường hiệu quả công việc, thành tích của người lao động. 4.3.1.2 Phưong pháp Có một số phương pháp phân tích công việc cơ bản như phương pháp quan sát, Phương pháp quan sát. Đó là cách nhà quản trị thực hiện quan sát toàn bộ quá trình làm việc của người lao động tại một nơi làm việc. Trong quá trình quan sát, người ta sử dụng các bảng biểu được thiết kế trước để ghi chép, thu thập dữ liệu. Sau đó, các dữ liệu này được tập hợp thành bản mô tả công việc. Phương pháp quan sát có ưu điểm lớn là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, kết quả phụ thuộc vào tính nghiêm túc, trung thực của người quan sát. Hạn chế của phương pháp này là tốn thời gian, tốn kém; người được quan sát có thể bị lúng túng, hồi hộp,... so với lúc bình thường. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các công việc chân tay.

126

Bảng 4.1. bảng nhận xét và đánh giá nhân viên dành cho quản lý Phương pháp phỏng vấn được thực hiện bằng cách phỏng vấn lao động trực tiếp thực hiện công việc hay những người có liên quan trên các bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Ưu điểm lớn của phương pháp này là thông tin được thu thập trực tiếp với sự giải thích rõ ràng, cụ thể. Hạn chế của phương pháp này là đôi khi mang tính chủ quan của người phỏng vấn. Phương pháp điều tra bằng bản câu hỏi. Người ta tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng bản câu hỏi. Một bản câu hỏi được xây dựng và gửi cho các nhân sự đang thực hiện công việc tại từng nơi làm việc. Người thực hiện công việc tiến hành trả lời theo yêu cầu của bản hỏi. Đây là phương pháp để sử dụng, đỡ tốn kém và thu được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hạn chế chủ yếu là thiếu sự kiểm tra, kết quả dễ phụ thuộc vào chủ quan của người trả lời câu hỏi.

127

Đọc thêm 4.3. Ví dụ về bản mô tả công việc Chức danh: Chuyên viên vận hành máy tính Tóm tắt chung Cài đặt và vận hành máy tính và các thiết bị máy móc ngoại vi của máy tính nhằm cung cấp thông tin cho các phòng ban có yêu cầu. Công việc yêu cầu kiến thức về lập trình, logic tin học và phương pháp điều khiển hệ thống máy tính. Công việc yêu cầu khả năng đọc hiểu các hướng dẫn sử dụng để có thể sửa chữa những hỏng hóc nhỏ các thiết bị máy tính. Đào tạo người vận hành máy tính mới. Báo cáo cho Người phụ trách Vận hành Máy tính. Các nhiệm vụ và nghĩa vụ chính 1. Cài đặt và lắp đặt thiết bị máy tính với các bộ phận cần thiết và chuẩn bị thiết bị vận hành. 2. Vận hành máy tính và các thiết bị máy móc ngoại vi của máy tính nhằm cung cấp thông tin cho các tài liệu yêu cầu trong cơ quan. 3. Thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị các thông tin lấy từ máy tính để cung cấp cho phòng/ban có yêu cầu và cung cấp thông tin này cho phòng/ban có yêu cầu trong cơ quan. 4. Tìm ra các hư hỏng đơn giản của thiết bị và chữa theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn sử dụng. 5. Đào tạo những người vận hành máy tính mới về phương pháp vận hành hệ thống máy tính. 6. Thường xuyên ghi nhật ký các công việc đã xử lý. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và khả năng 1. Khả năng đọc hướng dẫn sử dụng máy tính và hiện các hướng dẫn trong đó để có thể sửa chữa những lỗi hỏng nhẹ của thiết bị máy tính. Thông thường việc này yêu cầu phải tốt nghiệp trung học. 2. Kiến thức lập trình và logic tin học để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong phần Các nhiệm vụ và nghĩa vụ cơ bản ở trên. Thông thường việc này yêu cầu phải qua từ 3 đến 6 tháng đào tạo kỹ thuật cơ bản. 3. Kiến thức về phương pháp vận hành hệ thống máy tính và sửa chữa khi thiết bị máy tính hỏng nhẹ. Thông thường việc này cần có 1 đến 2 tháng kinh nghiệm thực tế. 4. Kỹ năng giao tiếp cần thiết để có thế đào tạo những người khác phương pháp vận hành hệ thống máy tính. 5. Khả năng về thể chất để có thể đứng hoặc đi. Thể lực tốt để nâng hay mang các vật nặng dưới 20 pounds trong khoảng 25 đến 30% tổng thời gian làm việc. 6. Khả năng hoàn thành công việc đúng hạn. Điều kiện làm việc 1. 50% khoảng thời gian làm việc phải chịu tiếng động đủ lớn từ các thiết bị ngoại vi của máy tính có thể gây ra sự khó chịu về thể chất. 2. Khi có sự cố, cường độ đơn đang sử dụng đủ lớn để có thể gây hại đến người vận hành. Phê duyệt Họ tên Chức danh ngày Họ tên Chức danh ngày Họ tên Chức danh ngày

128

4.3.2 Hoạch định nhân lực Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết của tổ chức trong từng thời kỳ, doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạch định nhân lực. Dựa trên cơ sở chiến lược kinh doanh tổng thể, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, bộ phận nhân lực cần dự đoán nhu cầu nhân lực, xác định nguồn cung sẵn có, từ đó đề xuất phương án đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai. Hoạch định nhân lực là quá trình phân tích và xác định cầu nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của tổ chức trong từng thời kỳ, dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả khả năng lao động của nhân lực, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất. 4.3.2.1 Qui trình hoạch định nhân lực MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Hình 4.3. Quy Trình hoạch định nguồn nhân lực Quy trình hoạch định nhân lực trải qua các bước cơ bản sau : Bước 1, đánh giá tình hình nhân lực hiện tại. Công tác đánh giá tình hình nhân lực hiện tại bao gồm: Đánh giá kĩ năng, tay nghề nhằm xác định chính xác trạng thái của đội ngũ nhân lực hiện tại. Trên cơ sở bản tóm tắt kĩ năng, tay nghề dùng cho mỗi nhân viên, liệt kê tên, tuổi, giới tính,

129

trình độ học vấn, các khoá huấn luyện chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian làm việc, công việc đang làm, mức lương, thành tích … của từng nhân viên. Thông tin thu thập được tổng hợp theo biểu mẫu thích hợp và được phân nhóm theo từng loại nhà quản trị, từng loại cán bộ kĩ thuật, công nhân, từng loại ngành nghề, từng trình độ…

130

Hình 4.4. Phiếu đánh giá kỹ năng tay nghề Lập sơ đồ quy hoạch nguồn lực kế cận. Sơ đồ qui hoạch nguồn lực kế cận có vai trò dự báo cầu nhân lực và nguồn lực sẵn có bên trong doanh nghiệp và trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho đội ngũ kế cận. Qui hoạch và sơ đồ qui hoạch nhân lực là cơ sở để bồi dưỡng và phát triển nhân lực. Sơ đồ qui hoạch nhân lực kế cận trình bày vị trí của mỗi chức danh trong hệ thống thứ bậc quản trị cũng như tên của người đương chức và tên của người sẽ kế cận khi cần.

131

Hình 4.5. Mẫu biểu quy hoạch nhân sự Bước 2, dự báo cung - cầu. Để dự báo được nhu cầu về nguồn nhân lực, đầu tiên, nhà quản trị cần căn cứ vào các thông tin/dữ liệu sau: -

Chiến lược/kế hoạch của doanh nghiệp: mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh chiến lược cũng như nhiệm vụ kinh doanh của kỳ kế hoạch.

-

Kế hoạch phát triển, thay đổi công nghệ, kĩ thuật sản xuất, quản lý

-

Ước lượng sự thay đổi về định mức lao động (sau khi thay đổi công nghệ, kĩ thuật)

-

Các giới hạn về ngân sách chi cho nguồn nhân lực

132

-

Ước lượng sự biến động về nhân lực: từ chức, về hưu, thuyên chuyển, thăng tiến…

Trên cơ sở những thông tin này, tiếp theo, nhu cầu nguồn nhân lực được xác định theo phương pháp tổng hợp từ cầu nhân lực ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể: - Nguồn nhân lực trực tiếp ở khu vực sản xuất (dịch vụ) được xác định trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ sản xuất, các tài liệu phân tích công việc, chế độ thời gian làm việc, thời gian nghỉ (thai sản, đau ốm…), định mức lao động trực tiếp,... Nhu cầu nhân lực trực tiếp trong kỳ kế hoạch sẽ được ước lượng theo từng bộ phận sản xuất cụ thể. - Dựa vào định mức phục vụ và nhu cầu nhân lực trực tiếp, tổ chức xác định nhu cầu nhân lực gián tiếp- bộ phận phục vụ cho sản xuất trực tiếp. - Nhu cầu nhà quản trị được xác định dựa trên những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong tương lai, những thay đổi về chiến lược kinh doanh… Cuối cùng, cần xác định cụ thể nhu cầu nhân lực hiệu chỉnh về cả số lượng, cơ cấu, chất lượng… trong kì kế hoạch. Nguồn cung nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn cung bên trong được hình thành từ số lượng nguồn nhân lực sẵn sàng, có thể được đào tạo và có khả năng thăng chức trong kỳ kế hoạch. Lượng cung này hoàn toàn có thể dự tính chính xác trong kỳ kế hoạch. - Nguồn cung bên ngoài từ thị trường lao động. Xét ở phương diện lý thuyết, cung lao động là cung lao động toàn thị trường, cả ở thị trường khu vực và quốc tế. Đây là phạm trù khó tính toán. Cung lao động của một doanh nghiệp cụ thể thường gắn với khu vực doanh nghiệp hoạt động và đặc điểm kinh doanh cũng như sử dụng nguồn nhân lực của bản thân doanh nghiệp. Hoạch định nhu cầu nhân lực. Trên cơ sở cân đối cung cầu lao động, kế hoạch nhân lực được lập với các nội dung cơ bản như: mục tiêu kế hoạch, số lượng và cơ cấu lao động cần thiết của kỳ kế hoạch, số lượng vả cơ cấu lao động cần hiệu chỉnh về số lượng cũng như chất lượng.

4.3.3 Tuyển dụng 4.3.3.1 Khái niệm Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng (Pride 2015). Nhân lực có thể được tuyển dụng cả từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuyển

133

dụng nhân lực có nhiệm vụ tìm đúng người cần, đánh giá chính xác từng ứng cử viên để tuyển người đúng việc, biết rõ khả năng người được tuyển dụng để sử dụng người có hiệu quả. 4.3.3.2 Nguồn tuyển dụng Có hai nguồn tuyển dụng là nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Nguồn bên trong có các ưu điểm cơ bản như nhanh, rẻ; người lãnh đạo hiểu tính cách và tài năng của người lao động; người lao động dễ thích nghi với chỗ làm mới; tạo động lực làm việc cho người lao động. Tuy nhiên, nguồn bên trong có nhược điểm là không tận dụng được tài năng và phương pháp làm việc mới từ bên ngoài, đôi khi nguồn bên trong không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao động mới và việc thuyên chuyển nội bộ có thể làm đảo lộn cơ cấu và gây mâu thuẫn nội bộ. Nguồn bên ngoài có ưu điểm cơ bản là: có thể lựa chọn được những người có phong cách làm việc mới, có sáng kiến và kinh nghiệm mới; có thể lựa chọn người thích hợp mà không cần đảo lộn cơ cấu song chi phí tốn kém, khả năng nhầm lẫn cao và tốn chi phí cho hội nhập và đào tạo ban đầu. Để tìm kiếm nguồn tuyển dụng, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như : - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng - Sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp làm kênh truyền thông - Tuyển dụng tại các hội chợ việc làm và các sự kiện đặc biệt - Tuyển dụng trên mạng - Tử dụng dịch vụ của các công ty chuyên về tuyển dụng - Tuyển dụng thông qua các hiệp hội doanh nghiệp - Tuyển nhân viên thực tập/học việc - Tuyển dụng thông qua các trường cao đẳng và đại học, sự giới thiệu của các giáo sư đại học, sinh viên thực tập, . . . Một vấn đề đặc biệt quan trọng là trong điều kiện ngày nay, phạm vi thị trường nguồn nhân lực ngày càng mang tính khu vực và quốc tế thì doanh nghiệp cũng cần biết mạnh dạn tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân lực không chỉ ở khu vực mà còn ở phạm vi toàn cầu.

134

4.3.3.3 Tổ chức tuyển dụng Qui trình tuyển dụng bao gồm các công việc: nhận hồ sơ xin việc, sơ tuyển qua hồ sơ, kiểm tra, phỏng vấn, thẩm tra hồ sơ, khám sức khỏe và ra quyết định tuyển dụng. Dưới đây chỉ đề cập đến các nội dung công việc chủ yếu Bước 1: Công bố thông tin tuyển dụng. Thông tin tuyển dụng có thể được công bố theo nhiều kênh khác nhau, nhưng nhìn chung, doanh nghiệp cần công bố các thông tin liên quan: - Giới thiệu về công ty, quy mô, lĩnh vực hoạt động - Mô tả một cách ngắn gọn, chính xác nhiệm vụ sẽ thực hiện đối với người sẽ tuyển dụng - Thông tin về thù lao lao động và các chế độ khác - Mô tả chân dung người sẽ đảm nhận nhiệm vụ - Địa chỉ doanh nghiệp và hạn cuối cùng nộp hồ sơ

135

Hình 4.6. Thông báo tuyển dụng Bước 2: nhận đơn và sàng lọc bước đầu. Để thuận lợi cho việc sàng lọc bước đầu, nhà quản trị cần thiết kế hồ sơ đơn xin việc sao cho những người làm công tác tuyển dụng có thể dựa vào đó để sàng lọc thông tin bước đầu một cách hiệu quả. Hồ sơ xin việc cần bao gồm các thông tin liên quan tới tiêu chuẩn tuyển chọn như trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm…Theo đó, bộ phận nhận hồ sơ sẽ sàng lọc ứng viên theo các tiêu chuẩn đã đưa ra. Bước 3: phỏng vấn ứng viên. Nội dung phỏng vấn cần phù hợp với vị trí công việc tuyển chọn. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng các câu hỏi sẽ phỏng vấn người tham gia xin việc. Khi ứng viên đến

136

phỏng vấn, cần đón tiếp họ với thái độ thân thiện và mang tính chất công việc để họ có cảm giác thoải mái. Hãy làm cho họ hiểu rằng bạn rất vui được đón tiếp họ và bạn đã dành một khoảng thời gian liên tục và đủ dài để tiến hành cuộc phỏng vấn. Bạn có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách chuyện trò về các sở thích, những mối quan tâm,... lưu ý rằng câu hỏi của bạn không xâm phạm đến những vấn đề riêng tư mà có thể khiến họ cảm thấy có sự phân biệt đối xử.. Những nội dung cần quan tâm khi phỏng vấn thường là: kinh nghiệm công tác, học vấn, các hoạt động và sở thích của ứng viên...

Hình 4.7. Bảng câu hỏi gợi ý phỏng vấn

137

4.4 Sử dụng nhân lực

4.4.1 Bố trí nhân lực Bố trí nhân lực chính là việc xác định vị trí làm việc của từng người lao động cụ thể đã được tuyển dụng. Một doanh nghiệp mới hoàn toàn cần tuyển dụng để bố trí mọi vị trí làm việc trong doanh nghiệp; trong trường hợp mở rộng qui mô, doanh nghiệp cần tính toán và bố trí người lao động cần thiết cho bộ phận được mở rộng; theo sự phát triển của thời gian thì khi nào thiếu vị trí nào đó, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng và bổ trí nguồn nhân lực vào đúng vị trí đó. Trong bố trí nhân lực, cần phải "tuyển người đúng việc". Không được tuyển dụng xong mới tính toán xem mình bố trí ứng viên làm việc ở vị trí nào mà điều kiện quan trọng là khi doanh nghiệp thiếu người lao động ở vị trí cụ thể nào thì mới tuyển dụng vào đúng vị trí đó. Như vậy, việc bố trí nguồn nhân lực gắn chặt với hoạt động lập kế hoạch và tuyển dụng nguồn nhân lực.

4.4.2 Đánh giá kết quả công việc Đánh giá kết quả công việc là nội dung quan trọng của quản trị nhân lực. Hệ thống đánh giá kết quả công việc phải cung cấp cho bộ máy quản trị những dữ liệu chính xác và đáng tin cậy làm cơ sở ra các quyết định liên quan đến việc phát triển, trả lương, lập kế hoạch và xác định tính xác đáng của các mục tiêu của doanh nghiệp. 4.4.2.1 Khái niệm Đánh giá kết quả công việc là đánh giá xem một công việc cụ thể được thực hiện ở mức độ nào. Công việc có thể do một hoặc một số người lao động thực hiện. Nếu công việc do một người lao động thực hiện thì đánh giá kết quả thực hiện công việc cũng đồng nghĩa với việc đánh giá một người lao động cụ thể. Nếu công việc được thực hiện bởi một nhóm người thì đánh giá kết quả công việc gắn với đánh giá một nhóm lao động cụ thể của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên quản trị nhân lực của doanh nghiệp có nhiệm vụ đánh giá kết quả của tất cả các công việc trong doanh nghiệp. Việc đánh giá kết quả công việc cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, thống nhất đối với mọi bộ phận và cá nhân trong phạm vi toàn doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các chính sách và các bước phân tích công việc tiêu chuẩn. Nếu nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả công việc không được tuân thủ có thể sẽ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Song thực tế rất khó để đạt được sự công bằng do việc đánh giá bị

138

ảnh hưởng bởi một số yếu tố như ý chí chủ quan phiến diện, thông lệ tiêu cực và quan điểm chú trọng ngắn hạn. Để việc đánh giá đem lại kết quả, tổ chức cần xây dựng quy trình đánh giá kết quả công việc mang tính hệ thống. Quy trình đánh giá kết quả công việc gồm các bước cơ bản sau (hình 4.8):

Hình 4.8. Hệ thống đánh giá kết quả công việc Bước 1: Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả cần đánh giá, và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Thông thường, những yêu cầu này có thể suy ra từ bản mô tả công việc. Bước 2: xây dựng các tiêu chuẩn về thực hiện công việc cho từng vị trí cũng như các tiêu chí để đánh giá. Tiêu chuẩn thực hiện công việc được biểu hiện thông qua các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá có thể là khối lượng công việc, chất lượng công việc, chi phí thực hiện công việc… Cần phải có nhiều tiêu chí để đo lường kết quả công việc một cách toàn diện. Muốn vậy cần thận trọng khi đánh giá cả quá trinh làm việc lẫn kết quả công việc. Bước 3: thiết lập các chính sách đánh giá kết quả công việc trong đó quy định thời gian đánh giá, tần suất đánh giá và người đánh giá. Việc đánh giá có thể được tiến hành định kỳ (hàng năm, hàng quý, hàng tháng) và bất thường (trong những trường hợp cần đánh giá nhằm các mục tiêu cụ thể nào đó phát sinh). Hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành đánh giá theo định kỳ hàng năm. Một số doanh nghiệp đánh giá kết quả công việc vào những ngày tùy ý, ví dụ ngày nhân viên

139

được tuyển vào làm việc hoặc theo cách khác, tất cả nhân viên có thể được đánh giá vào cùng một ngày dương lịch hoặc một ngày gần đấy. Đánh giá vào cùng một ngày thuận tiện về mặt tổ chức nhưng lại đòi hỏi người đánh giá phải dành nhiều thời gian để tiến hành phỏng vấn đánh giá và hoàn thành các mẫu đánh giá cùng một lúc, điều này có thể khiến cho họ phải chạy đua với công việc. Thêm vào đó, cách này có thể không gắn liền với chu kỳ làm việc bình thường của nhân viên, do đó làm cho người quản lý khó đánh giá được kết quả công việc một cách thực tế. Sẽ có ý nghĩa hơn khi sắp xếp việc đánh giá sau một chu kỳ làm việc. Đối với những doanh nghiệp không có chu kỳ làm việc theo ngày, nên thiết lập các mục tiêu cho phép quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc chu kỳ làm việc. Trong hầu hết các trường hợp, nhà quản trị sẽ là người trực tiếp tiến hành đánh giá kết quả công việc. Tuy nhiên, ngoài đánh giá của nhà quản trị, tổ chức có thể thực hiện một trong trong các hình thức đánh giá sau: - Đánh giá bởi một nhóm gồm nhiều nhà quản trị - Đánh giá bởi đồng nghiệp của nhân viên - Đánh giá bởi nhân viên cấp dưới - Đánh giá bởi một người nào đó không trực tiếp làm cùng công việc - Tự đánh giá - Đánh giá bằng cách sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc. Bước 4: yêu cầu người đánh giá thu thập những dữ liệu về kết quả làm việc của người lao động. Các dữ liệu đánh giá phải phù hợp với các tiêu chí đánh giá đối với từng loại công việc. Bước 5: yêu cầu người đánh giá đánh giá kết quả làm việc của người lao động Bước 6: thảo luận kết quả đánh giá với người lao động. Sau khi đánh giá cần thảo luận kết quả đánh giá với người được đánh giá nhằm thống nhất kết quả đánh giá. Bước 7: ra kết luận và lưu hồ sơ đánh giá/khen thưởng. Sau khi đã thảo luận với người được đánh giá, kết quả đánh giá được khẳng định và lưu trữ hồ sơ đánh giá. 4.4.2.2 Phương pháp đánh giá

Hiện nay có nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Những phương pháp đó bao gồm: phương pháp đánh giá 360 độ (360-degree evaluation), phương pháp đánh giá bằng mục tiêu (Objective Methods), phương pháp phán xét

140

(Judgmental methods), phương pháp đánh giá tường thuật, và phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng Phương pháp đánh giá 360 độ (360-degree evaluation) Ngày nay nhiều tổ chức sử dụng hình thức thông tin phản hồi 360 o để đánh giá nhân viên. Phản hồi 360o là tập hợp các phản hồi ẩn danh từ cấp trên, từ đồng nghiệp ngang cấp và từ các đối tác có liên quan. Những tập hợp phản hồi này sẽ được tổng hợp thành báo cáo và qua đó nhân viên sẽ biết được giữa cách người đó nhìn nhận về bản thân và cách người khác nhìn nhận về người đó trong hiệu quả và tác phong làm việc có những khác biệt gì, khác biệt ở mặt nào và khác biệt đó lớn đến mức nào. Trong thực tế hầu như 90% các doanh nghiệp tiên tiến ứng dụng phương pháp phản hồi 360o đều sử dụng những thông tin này hỗ trợ các quyết định về nhân lực như tăng lương, thăng tiến, . . . Cần chú ý rằng việc đưa hệ thống 360o vào một doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước có thể sẽ mang lại những hậu quả to lớn. Hệ thống 360 o có những ưu điểm cơ bản như: - Đánh giá được nhiều khía cạnh về kết quả làm việc của một nhân viên - Đánh giá nhân viên dựa trên sự tiếp xúc của mối quan hệ và quan sát thực tế - Thu được ý kiến phản hồi từ nhiều phía. . . cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp - Những phản hồi ẩn danh giúp tạo nên tính minh bạch và đầy đủ thông tin - Nghiên cứu nhược điểm và ưu điểm giúp tạo ra động lực điều chỉnh bản thân để thúc đẩy sự hoàn thiện. Những nhược điểm của hệ thống 360 o: - Ý kiến phản hồi từ tất cả các nguồn có thể đến dồn dập trong thời gian ngắn gây khó khăn trong việc phân tích. - Người đánh giá có thể lợi dụng sự ẩn danh để đưa ra những nhận xét khắt khe - Những đánh giá có nội dung mâu thuẫn nhau có thể gây nên hiểu nhầm và làm nản lòng - Để đưa ra được những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng đòi hỏi phải có kế hoạch và người đánh giá được đào tạo bài bản. Phương pháp đánh giá bằng mục tiêu (Objective Methods) Phương pháp đánh giá từng cá nhân phổ biến nhất là phương pháp đánh giá bằng mục tiêu. Mục tiêu đánh giá được xác định trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công việc, mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả thực hiện công việc để xác định số điểm từng nhân tố theo phương pháp trọng số. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công việc có thể là sản

141

lượng, doanh số bán hàng, số lượng sản phẩm lỗi… Từ mục tiêu đã xây dựng, người đánh giá xác định mức đạt được của từng yếu tố cấu thành kết quả để cho điểm và tổng hợp thành tổng điểm đạt được. Người đánh giá thường được yêu cầu giải thích việc cho điểm bằng một hoặc hai câu. Để giúp xây dựng một thang điểm hiệu quả hơn, người ta đã đưa ra hai phương pháp điều chỉnh: Phương pháp thang điểm tiêu chuẩn tổng hợp, trong đó người đánh giá sẽ mô tả từng điểm chính bằng ba ý kiến nhận xét. Sau từng mô tả, người đánh giá sẽ đánh dấu kiểm tra (phù hợp với mô tả này), một dấu cộng (tốt hơn nhận xét), hoặc một dấu trừ (kém hơn nhận xét). Phương pháp điều chỉnh thứ hai là thêm ý kiến nhận xét hoạt động và so sánh để mô tả những mức độ kết quả công việc khác nhau. Những mô tả này hướng dẫn người đánh giá bằng cách đưa ra các ví dụ về những người xứng đáng với một điểm số cụ thể. Phương pháp phán xét (Judgmental methods) Trong phương pháp này nhà quản lý sẽ được yêu cầu đánh giá hoặc ước tính trình độ của nhân viên mình. Phương pháp này dựa trên xếp hạng của nhân viên hoặc thanh điểm mà họ được đánh giá, và nhà quản lý sẽ xếp hạng nhân viên của mình từ tốt nhất đến tệ nhất. Thanh điểm đánh giá bao gồm nhiều câu miêu tả (Statements), và mỗi nhân viên sẽ được nhà quản lý đánh giá dựa trên phán xét cá nhân. Điểm của tất cả các câu miêu tả sẽ được cộng lại để ra được tổng điểm đánh giá của một nhân viên. Phương pháp này có nhược điểm là thiếu tiêu chuẩn tuyệt đối để đánh giá một nhân viên. Phương pháp đánh giá tường thuật Với phương pháp đánh giá tường thuật, người đánh giá được yêu cầu mô tả những điểm mạnh và điểm yếu về hành vi của người được đánh giá. Phương pháp tường thuật có thể không bị giới hạn, mặc dù trong hầu hết các trường hợp đều có đưa ra những hướng dẫn về chủ đề tường thuật, mục đích của việc tường thuật, . . . Phương pháp tường thuật có thể được sử dụng cho nhà quản trị, đồng nghiệp, hoặc nhân viên cấp dưới. Phương pháp này có ưu điểm lớn là tính linh hoạt, đối với các tổ chức chỉ chú trọng vào việc thỏa mãn khách hàng, người đánh giá có thể chỉ ra một cách cụ thể những thành tựu của nhân viên được đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này cũng bị phê phán về tính chính xác và tính hợp lý vì rất khó để so sánh các bản tường thuật; mặt khác, những người có kỹ năng viết tốt có thể vẽ ra một bức tranh về một nhân viên đẹp hơn so với những người không có kỹ năng. Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng

142

Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng đòi hỏi người đánh giá lưu một nhật ký ghi chép lại những hành vi, sự việc mô tả quá trình thực hiện công việc của từng nhân viên. Chuyên viên quản trị nhân lực có thể chuẩn bị sẵn một danh sách những sự việc cần được đánh giá sau khi đã tham khảo ý kiến với nhà quản trị điều hành. Để đánh giá, đòi hỏi mỗi lần nhân viên cấp dưới thực hiện một trong những hành vi này đều phải được ghi chép lại hai nhân tố quyết định sự thành công của phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng là: Nhà quản trị phải có đủ thời gian để quan sát từng nhân viên cấp dưới trong suốt giai đoạn đánh giá - Nhà quản trị phải sẵn sàng ghi lại những sự việc ngay khi họ nhìn thấy. Nếu được thực hiện một cách đúng đắn, việc ghi chép có thể giúp tránh những lỗi đánh giá thông thường đồng thời giúp cho những buổi thảo luận về làm thế nào để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên trở nên dễ dàng hơn.

4.5 Thù lao Một hệ thống thù lao hợp lý phải bảo đảm: (1) đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động, (2) mang tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác hay so với thị trường lao động, (3) được phân phối công bằng trong tổ chức, và (4) có khả năng khác biệt hóa theo các nhân lực có nhu cầu khác nhau (Pride, 2015).

4.5.1 Khái niệm Thù lao là khoản chi trả mà nhân viên nhận được cho công sức lao động của họ. Đây là khoản thu nhập quan trọng đối với nhân viên vì nó giúp họ duy trì cuộc sống thường nhật. Sức lao động có thể chỉ là một phần tiềm năng lao động của người lao động, nên thù lao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động cơ làm việc, khai thác tiềm năng lao động. Tuy nhiên thù lao cũng chiếm một phần đáng kể chi phí hoạt động (operation cost) của doanh nghiệp cho nên nó cũng không kém phần quan trọng đối với nhà quản lý. Vì vậy cấu trúc và chính sách thù lao của doanh nghiệp cần được thiết kế sao cho vừa chi trả đủ cho nhu cầu của nhân viên nhưng phải phù hợp với chính sách tài chính của doanh nghiệp.

143

4.5.2 Các chính sách xây dựng thù lao lao động Để đảm bảo xây dựng một hệ thống chính sách thù lao hợp lý, nhà quản lý cần đảm bảo 3 chính sách quản lý bao gồm – mức lương (wage level), cấu trúc lương (wage structure), và mức lương cá nhân (individual wages) Mức lương (wage level) Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được nếu thu hút được và giữ được nhưng lao động giỏi, có “tiềm năng” lao động. Muốn vậy, phải tuân thủ nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Việc thực hiện chế độ thù lao lao động sẽ dễ dàng nếu vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp phát triển như dự kiến. Điều đáng quan tâm ở giai đoạn này chỉ là phải luôn chú ý phân tích và so sánh chế độ thù lao của doanh nghiệp với chế độ thù lao của các đối thủ cạnh tranh cũng như đảm bảo tính công bằng khi thực hiện thù lao lao động. Lúc gặp khó khăn, doanh nghiệp phải biết đưa ra chính sách thù lao lao động thích hợp dựa trên cơ sở biết gìn giữ “chữ tín” của mình. Điều này tất phải động chạm đến tổng thể phân phối lợi ích giữa ba chủ thể: chủ sở hữu, bộ máy quản trị và người lao động trong doanh nghiệp. Thù lao lao động mang tính cạnh tranh không có nghĩa là doanh nghiệp luôn trả lương cao hơn hoặc thấp hơn đối thủ mà là trước hết là thu nhập của người lao động phải phù hợp với giá cả của thị trường lao động; lao động phải được trả lương (và thưởng) phù hợp với năng lực và sự cống hiến thực sự của họ. Trả lương (và thưởng) đúng giá là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp thu hút và giữ người tài. Cấu trúc lương (wage structure) Đây là nguyên tắc cao nhất trong thù lao lao động và phân phối tiền lương giữa các vị trí trong doanh nghiệp vì chỉ có trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động tiền lương mới thực sự trở thành đòn bẩy kích thích người lao động, khai thác được tiềm năng lao động của họ. Tuy nhiên, tìm được một thước đo thực sự khách quan để trả lương là một công việc rất khó khăn. Các phương pháp, tiêu chuẩn phân công lao động và xác định tiền lương ngày nay đều phải dựa trước hết vào “khả năng” lao động của người lao động cũng như các điều kiện lao động tiêu chuẩn. Ví dụ hầu hết mọi người đều đồng ý rằng trong cùng một doanh nghiệp thì nhân viên thư ký sẽ nhận lương cao hơn là một nhân viên dọn dẹp. Khả năng của người lao động nhiều khi không trùng hợp với thực tế làm việc của họ. Mặt khác, các điều kiện về máy móc, thiết bị, môi

144

trường,… tại các nơi làm việc khác nhau lại không giống nhau. Những điều này gây ra khó khăn lớn cho việc xây dựng “mức lương” cụ thể đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Phần lớn người lao động lại không có kiến thức và cũng không đánh giá cụ thể nguyên nhân nào đã dẫn đến mức lương họ được lĩnh ở mức như vậy; cái họ thường làm nhất là so sánh giữa mức lương của họ với mức lương của những người khác xung quanh; đặc biệt là những người có khả năng tương đương với bản thân họ. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải hết sức thận trọng trong việc đánh giá kết quả công việc mà mỗi lao động hoàn thành. Mặt khác, cũng phải chú ý sử dụng các hình thức tiền lương đúng nơi, đúng công việc. Mức lương cá nhân (individual wages) Doanh nghiệp cần phải xác định được mức thù lao của mỗi cá nhân sẽ được nhận. Nếu ta xem xét lại trường hợp 2 nhân viên thư ký làm việc cùng nhau thì sẽ thấy 2 nhân viên đó làm cùng vị trí cho nên theo cấu trúc lương đã được hoạch định thì họ sẽ nhận được mức lương tương đương nhau. Tuy nhiên, nếu giả sử nhân viên thư ký A có 15 năm kinh nghiệm và có thể đánh máy 80 từ trong 1 phút trong khi nhân viên thư ký B chỉ có 2 năm kinh nghiệp và chỉ có thể đánh máy 55 từ trong 1 phút. Doanh nghiệp thường thiếp lập một phạm vi mức lương cho một vị trí (trong trường hợp này mức lương có vị trí nhân viên thư ký có thể giao động từ 6.000.000 vnđ đến 10.000.000 vnđ). Như vậy người thư ký nhiều kinh nghiệm hơn sẽ nhận được mức lương ở gần mức cao nhất và người thư ký ít kinh nghiệm hơn sẽ nhận được mức lương ở gần mức thấp nhất. Như vậy để xác định mức lương cá nhân, nhà quản lý cần xác định được mức lương gốc của vị trí công việc đó và mức lương kèm theo dựa trên kinh nghiệm, hiệu suất công việc…

Đọc thêm 4.4. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Chương VI - Tiền lương Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. 145

Điều 91. Mức lương tối thiểu 1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia 1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương. 2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động 1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. 2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Điều 94. Hình thức trả lương 1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. 2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản. sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Điều 95. Kỳ hạn trả lương 1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. 2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

146

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Điều 96. Nguyên tắc trả lương Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Điều 98. Tiền lương ngừng việc Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu 1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

147

Điều 100. Tạm ứng tiền lương 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận. 2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 101. Khấu trừ tiền lương 1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này. 2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. 3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

4.5.3 Các phương pháp trả thù lao Thù lao có thể được chi trả theo nhiều hình thức. Đa phần những hình thức này thuộc các dạng sau: tiền công theo giờ (hourly wage), lương tuần hoặc lương tháng (weekly or monthly salary), hoa hồng (commissions), tiền thưởng (incentive payments), lương thưởng cộng dồn (lump-sum salary increases), và chia sẽ lợi nhuận (profit-sharing). Tiền công theo giờ (hourly wage), là hình thức doanh nghiệp trả lương dựa trên mỗi giờ làm việc. Nhân viên nhận lương giờ theo cấu trúc lương của doanh nghiệp trong 40 giờ đầu tiên của tuần làm việc. Nếu người nhân viên đó làm việc nhiều hơn 40 giờ trong một tuần làm việc thì họ sẽ nhận 150% lương cấu trúc cho mỗi tiếng vượt giờ. Những vị trí được trả lương theo giờ thường là các vị trí nhân viên trong cửa hàng tiện lợi, thức ăn nhanh, hay công nhân nhà máy… Lương tuần hoặc lương tháng (weekly or monthly salary) là số tiền cố định mà doanh nghiệp trả cho nhân viên trong một khoản thời gian (thường là tính theo tuần hoặc tháng), bất kể nhân viên đó làm bao nhiêu giờ trong khoản thời gian này. Một nhân viên nhận lương theo tuần hoặc tháng thì sẽ không được nhận tiền thêm nếu nhân viên đó làm quá giờ (40h/tuần) nhưng họ sẽ bị trừ lương nếu không có mặt tại doanh nghiệp. Đa phần những vị trí văn phòng và quản lý sẽ nhận lương theo tuần hoặc tháng.

148

Hoa hồng (commissions) là một khoản trả được tính trên phần trăm doanh thu bán hàng. Những vị trí như nhân viên bán hàng thường được trả lương bằng tiền hoa hồng hoặc sự kết hợp giữa lương cứng (thường rất thấp) và tiền hoa hồng. Tiền thưởng (incentive payments) là khoản trả thêm ngoài tiền công, lương, hay hoa hồng, và phần thưởng dành cho những cá nhân/ đội có thành tích nổi bật. Tiền thưởng là một bộ phận thù lao lao động mang tính bổ sung. Về nguyên tắc, tiền thưởng bị giới hạn bởi qui mô của nó khá nhỏ so với qui mô của tiền lương. Khoản trả thêm này có thể cho tất cả nhân viên hoặc cho một vài cá nhân. Số tiền dành cho vấn đề này phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm tài khóa đó. Đọc thêm 4.5. Ngân hàng đầu tiên thưởng Tết 2018 'siêu khủng': Mỗi nhân viên được thưởng 7 tháng lương Ngân hàng Techcombank vừa công bố sẽ thưởng Tết 7 tháng lương cho nhân viên. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, đây là ngân hàng đầu tiên có mức thưởng Tết “siêu khủng’ cho nhân viên năm nay. Ông Đỗ Tuấn Anh - Phó chủ tịch HĐQT Techcombank, cho biết: “Tiền thưởng Tết Nguyên đán cho nhân viên được tính theo công thức, đảm bảo minh bạch, có thể từ 1 đến 7 tháng lương”. Tết năm ngoái, ngân hàng này cũng gây xôn xao khi thưởng Tết cho nhân viên tận 7 tháng lương. Hiện tại, mức lương trung bình của nhân viên Techcombank khoảng 18 triệu đồng. Nếu mức thưởng Tết tính theo mức thu nhập bình quân thì mức thưởng cao nhất mà nhân viên nhận được có thể lên đến gần 130 triệu đồng. Theo báo cao kinh doanh năm 2017, Techcombank báo lãi hơn 8.000 tỷ đồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp có lợi nhuận tăng gấp đôi và vượt 60% so với chỉ tiêu đại hội cổ đông giao. Tuy nhiên, đánh giá về mức thưởng Tết năm nay của ngân hàng Techcombank, lãnh đạo một ngân hàng thương mại chia sẻ trên Đầu tư chứng khoán cho rằng, ngân hàng Việt Nam chưa lãi “kinh khủng để có thể xông xênh như vậy”. Theo vị này, đây có thể là chiêu thức truyền thông hoặc 8 tháng lương chỉ là lương kinh doanh. Nhiều ngân hàng chia lương thành lương cứng và lương kinh doanh. Lương cứng chiếm 80% và lương kinh doanh chỉ chiếm 20%. Do vậy, thực tế mức thưởng sẽ không cao như mọi người tưởng. Trong khi đó, ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành TP HCM) cho biết, ở khối doanh nghiệp tài chính – ngân hàng mức thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn khoảng 10,9%.

149

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thưởng Tết cao nhất là 1,5 tỷ đồng. Đây là mức thưởng thuộc về một ngân hàng nước ngoài. Với khối các doanh nghiệp trong nước, mức thưởng Tết cao nhất là 855 triệu đồng. Bình quân nhóm doanh nghiệp này có mức thưởng Tết 8,3 triệu đồng/người. Theo BáoMới.com

Lương thưởng cộng dồn (lump-sum salary increases) là hình thức trả thưởng truyền thống. Đối với một số doanh nghiệp, khi một nhân viên làm việc cho doanh nghiệp, mỗi tháng ngoài tiền lương, người nhân viên đó còn được nhận được khoản thưởng (thường là 10%) trên số lương của họ. Số tiền này không được trả ngay mà sẽ được cộng dồn và trả lại cho nhân viên vào cuối năm (còn được gọi là lương tháng 13). Ở Mỹ, khoản tiền này được xem như là khoản vay không lãi suất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phải trả lại cho nhân viên nếu họ rời khỏi doanh nghiệp trước khi hết một năm tài khóa. Chia sẽ lợi nhuận (profit-sharing) là hình thức chia phần trăm doanh thu của doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên. Mục đích đằng sau việc này nhằm khuyến khích và động viên nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

4.6 Phát triển nguồn nhân lực 4.6.1 Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có bản chất là nâng cao chất lượng của đội ngũ những người lao động. Mục đích của phát triển nguồn nhân lực là làm cho mỗi người lao động trong doanh nghiệp ngày càng tinh thông nghề nghiệp hơn; đảm nhiệm được những công việc hoặc hoạt động ở cương vị cao hơn, có trọng trách lớn hơn. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực còn phải ngày càng hoàn thiện nhân cách và nâng cao phẩm giá mỗi người lao động hơn. Với bản chất đó, phát triển nguồn nhân lực phải bao hàm toàn bộ các hoạt động tạo ra và đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho mọi người lao động. Đó là hoạt động rất đa dạng song tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây: - Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động - Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kỹ năng và khả năng làm việc của từng người lao động - Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên.

150

4.6.2 Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động Đào tạo và đào tạo lại là quá trình tác động có hệ thống nhằm nuôi dưỡng và tích lũy kỹ năng lao động, đảm bảo cho người lao động luôn đáp ứng các yêu cầu mới của công việc và của môi trường. Công việc thường xuyên thay đổi theo hướng áp dụng công nghệ và sử dụng kỹ thuật ngày càng cao hơn; người lao động phải được bồi dưỡng các kiến thức mới để phù hợp với các đòi hỏi mới của công việc. Môi trường kinh doanh và môi trường lao động thường xuyên thay đổi, cách thức giao tiếp và giải quyết công việc cũng thay đổi theo; đòi hỏi người lao động phải đổi mới kiến thức phù hợp. Vì thế, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức là việc làm tất yếu. Ngày nay, khi mà nền kinh tế hội nhập thế giới biến động rất mạnh thì nhu cầu học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức nghề nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy, việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thực hiện rất thường xuyên. Mặt khác, đào tạo và bồi dưỡng để người lao động luôn “tài”, “tinh thông” nghề nghiệp lại là vũ khí chiến lược của nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, mặc dù chi phí cho đào tạo và bồi dưỡng bổ sung kiến thức ngày càng lớn song nếu không chịu bỏ ra chi phí này, thiệt hại của doanh nghiệp là rất lớn và gây ra hậu quả lâu dài. Doanh nghiệp cần nhận thức đúng vai trò của công tác này để tổ chức phù hợp. Kỹ năng của người lao động có thể được thể hiện và phát triển qua 4 giai đoạn:

Học viên không biết có kỹ năng đó

Có biết nhưng không thể thực hiện

Biết phải làm gì và khá thuần thục về kỹ năng nhưng khó ráp nối

Có thể thao tác mà không nghĩ đến kỹ năng (kỹ năng tự động)

151

Thứ nhất, người lao động không biết có kỹ năng cụ thể nào đó. Đây là giai đoạn mà trình độ kỹ năng cả người lao động thấp nhất; lao động được gọi là lao động phổ thông. Tốt nhất và có lợi cho doanh nghiệp nhất nếu không có người lao động nào khi được tuyển dụng còn ở trình độ này. Thứ hai, người lao động biết có kỹ năng cụ thể nào đó nhưng không thể thực hiện. Ở giai đoạn này, người lao động đã có nhận thức về kỹ năng song chưa biết làm. Thông thường nếu chỉ học xong lý thuyết, có thể người lao động đạt trình độ này. Thứ ba, người lao động biết phải làm gì và khá thuần thục về kỹ năng nhưng khó ráp nối. Đây là giai đoạn người lao động đã am hiểu lý thuyết, biết thực hành nhưng chưa thuần thục. Thứ tư, giai đoạn kỹ năng tự động. Người lao động thao tác rất thuần thục mà không nghĩ đến kỹ năng mà họ đang thể hiện. Đây là giai đoạn cao nhất, người thuần thục công việc. Để người lao động luôn ở trình độ thuần thục công việc, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng dưới các hình thức đào tạo như: - Đào tạo, bổ túc tại chỗ là đào tạo trong và thông qua quá trình tham gia lao động. Đây là hình thức đào tạo trực tiếp thông qua công việc. Để làm việc này, thường gắn với người được đào tạo với chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp kèm cặp, bồi dưỡng. Hình thức này ít tốn kém nhưng chỉ nâng dần kỹ năng thực hành, hầu như không tạo ra thay đổi căn bản nhận thức về công việc. - Đào tạo, tổ chức bồi dưỡng kiến thức tập trung tại các trường lớp hệ thống hóa các kiến thức cần thiết cho công việc ở trình độ nhất định. Có thể tổ chức ở nhiều cấp độ, qui mô, địa điểm khác nhau với cách thức khác nhau. Từ bồi dưỡng, cập nhật hóa kiến thức đến học tập hoặc nghiên cứu ở từng bậc học cụ thể. Có thể tổ chức bên trong doanh nghiệp hoặc gửi đối tượng cần đào tạo đến các cơ sở đào tạo. Tùy theo các đối tượng cũng như điều kiện cụ thể mà tổ chức đào tạo ở các hình thức trên. Ngày nay, khi mà lực lượng lao động được tuyển dụng là lao động phổ thông chiếm tỉ trọng quá cao (bình quân ở nước ta trên 80%), khi mà trình độ đội ngũ người lao động được đào tạo (số còn lại) được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng thì khối lượng công việc đào tạo và đào tạo lại ngay từ lúc chuẩn bị sử dụng là rất lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài thường tuyển chọn rồi cho đi đào tạo lại luôn từ 6 tháng trở lên trước khi sử dụng họ. Để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, hàng năm cần xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực. Kế hoạch đào tạo phải đề cập đến các vấn đề: - Mục tiêu đào tạo trong năm kế hoạch

152

- Đối tượng đào tạo và bồi dưỡng - Nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng - Hình thức và phương pháp đào tạo - Cân đối kinh phí đào tạo cho năm kế hoạch Trên cơ sở kế hoạch đào tạo mà phân loại đối tượng cần được đào tạo và tổ chức các hình thức đào tạo thích hợp. Đồng thời coi trọng công tác định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động. Sai lầm cần tránh nhất hiện nay là không coi trọng hình thức hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dưới nhiều hình thức như: cử đi đào tạo không đúng đối tượng; không chọn đúng địa chỉ cần gửi người đến đào tạo, không mời đúng nơi cần đến đào tạo,… Sai lầm này thường dẫn đến hậu họa lâu dài cho doanh nghiệp. Cần chú ý rằng, cơ sở đào tạo tập trung hoặc cùng doanh nghiệp tổ chức đào tạo tập trung ngày nay bao hàm cả các trường trong khu vực và thậm chí trên thế giới.

4.6.3 Phát triển nguồn nhân lực Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của người lao động, biến họ thành những thành viên có giá trị ngày càng lớn hơn cho doanh nghiệp. Phát triển gắn không chỉ với đào tạo mà còn cả sự nghiệp của bản thân người lao động và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Theo quan điểm truyền thống, doanh nghiệp phát triển đội ngũ lao động của mình chủ yếu bằng phương pháp kinh nghiệm, thông qua làm việc thực tế. Vì vậy, người lao động được phát triển từ vị trí thấp nhất. Sau một thời gian làm việc, khi mà họ đã tích lũy được kinh nghiệm và có thành tích, họ thường “được thưởng” bằng vị trí làm việc cao hơn. Nếu vị trí cao hơn đó cần có kiến thức mới hoặc cao hơn, doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bằng hình thức phù hợp. Cách làm này rất kém hiệu quả, dẫn đến đội ngũ cán bộ quản trị có độ tuổi cao, kém năng động, kiến thức bất cập nên gây ra những hậu quả rất lâu dài cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, để được đề bạt vào chức vụ giám đốc theo phương pháp truyền thống ứng viên phải trải qua các chức danh quản trị ở các cấp thấp hơn. Quá trình làm việc ở các chức danh thấp (từ cấp cơ sở đến trung gian và cao cấp) là quá trình ứng viên tập hợp và hun đúc các phẩm chất, kỹ năng, nghệ thuật cần thiết. Đến khi họ được phát hiện, xếp vào loại ứng viên, có khả năng trở thành giám đốc thì cũng là lúc họ chuẩn bị được cất nhắc vào vị trí này. Cách làm này mang tính

153

tự phát, thời gian để một người có thể trở thành ứng viên giám đốc quá dài mà họ có thể có kinh nghiệm làm việc song chắc chắn thiếu (dù được đào tạo, bồi dưỡng) các kỹ năng hiện đại cần thiết cho một giám đốc. Đó là chưa kể, họ có thể đã được “thưởng” bằng chức danh nhiều lần trước đó nên khả năng thực của họ chưa chắc đã có. Quan điểm hiện đại phân biệt rõ ràng giữa “thưởng” và phát triển. Người lao động không thể được thưởng bằng vị trí công tác cao hơn. Mỗi người chỉ có thể làm việc phù hợp với năng lực của bản thân họ. Theo quan điểm này, việc phát hiện “tiềm năng” phát triển của từng người và nhân cách của họ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với vị trí mà họ có thể đảm nhiệm trong tương lai được chú trọng đúng mức. Theo phương pháp hiện đại thì chẳng hạn cũng với chức danh giám đốc, dựa vào các báo cáo năng lực của bộ phận chuyên môn và các kênh thông tin có liên quan, các nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp luôn chú ý tìm kiếm và phát hiện những người có “tố chất” có thể đảm đương cương vị giám đốc trong tương lai, sàng lọc, đánh giá và kiểm tra rất chặt chẽ theo các tiêu chuẩn phù hợp với tương lai. Sau khi đã tuyển chọn được ứng viên có đủ tư chất làm giám đốc sẽ tổ chức đào tạo ngay từ khi họ còn rất trẻ ở các hình thức phù hợp để họ có đủ kiến thức hiện đại, đón đầu tương lai và bổ nhiệm khi họ có đủ điều kiện cần thiết 15 (15Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, Nxb Khoa học – Kỹ thuật 1997, trang 295-302). Cách này luôn chọn và đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đúng người tài nên đem lại hiệu quả thiết thực, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

4.6.4 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện Môi trường làm việc thân thiện là môi trường mà ở đó mọi người lao động đều cảm thấy được thỏa mãn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, người ta nghĩ đến xây dựng môi trường xã hội – giải quyết tốt mối quan hệ giữa người và người; hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn, xây dựng môi trường thân thiện bao gồm cả xây dựng môi trường xã hội và môi trường kỹ thuật. Muốn vậy, trước hết phải đảm bảo các điều kiện vật chất – kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công việc; các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,… phải phù hợp với các tiêu chuẩn qui định; đảm bảo tiêu chuẩn 5S mà người Nhật đã hình thành.

154

Bên cạnh đó, nhà quản trị nhân lực cần có kiến thức xây dựng môi trường làm việc hợp tác sáng tạo, dân chủ hóa và minh bạch hóa thông tin; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa nhóm mà mỗi người đều sống vì mọi người và mọi người vì một người;…

155

TÓM TẮT CHƯƠNG Phần 1: Hiểu được khái niệm, nhiệm vụ của quản trị nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực Quản trị nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và từng người lao động. Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực là công tác tuyển dụng lao động, sử dụng lao động và phát triển đội ngũ lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực thường là xu thế cạnh tranh ngày càng mang tính khu vực hóa, quốc tế hóa; xu hướng đa dạng hóa đội ngũ lao động; xu hướng thay đổi công nghệ ngày càng nhanh chóng và xu hướng phát triển văn hóa xã hội. Nhiệm vụ của tuyển chọn nhân lực là đảm bảo tuyển dụng đúng người phù hợp với yêu cầu công việc. Muốn vậy, cần nắm chắc quy trình tuyển chọn và thực hiện các kỹ năng cần thiết trong qui trình đó. Phần 2: Phương pháp xây dựng chính sách phát triển quản trị nhân lực Tạo động lực cho người lao động là tổng hợp các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các động lực vật chất và tinh thần cho người lao động. Do các đặc điểm đã phân tích mà tạo động lực cho người lao động luôn đóng vai trò cực kì quan trọng đối với toàn bộ hoạt động quản trị doanh nghiệp. Công tác thù lao lao động phải được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp nguyên tắc phân phối theo lao động với các vấn đề xã hội khác và nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Chế độ tiền lương do nhà nước ban hành gồm chế độ tiền lương cấp bậc và chế độ tiền lương chức danh làm cơ sở để đóng bảo hiểm cũng như giải quyết các chế độ khác. Nhà nước không buộc các doanh nghiệp trả lương theo chế độ này. Để tiến hành trả lương cần nghiên cứu và lựa chọn các hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm đúng đắn cho từng đối tượng nhận lương. Tiền thưởng là một bộ phận thù lao lao động bổ sung cho tiền lương. Về nguyên tắc, tiền thưởng bị giới hạn bởi qui mô của nó khá nhỏ so với qui mô của tiền lương. Tiền lương phải đem lại tác dụng khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn với năng suất lao động cao hơn, tiết kiệm sử dụng các nguồn lực sản xuất hơn, có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với tập thể,…

156

Động lực tinh thần chỉ có thể được tạo ra bởi tổng thể các giải pháp tạo ra môi trường lao động thực sự lành mạnh. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sử dụng và phát triển đội ngũ lao động. Liên tục đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức là yêu cầu tất yếu ngày nay. Điều quan trọng là doanh nghiệp nhận thức được và làm đúng điều này. Cần có quan điểm phát triển hiện đại, không tuần tự “thưởng” chức danh để họ làm việc ở vị trí cao hơn mà phát hiện và đào tạo đúng với khả năng “tố chất” của họ.

157

CHƯƠNG 5.

QUẢN TRỊ MARKETING

Trong hoạt động của một tổ chức kinh doanh, nếu sản xuất là tiến trình tổ chức tạo ra sản phẩm/dịch vụ thì marketing là tiến trình giúp tổ chức gia tăng sự thông hiểu khách hàng, giúp tổ chức sản xuất và dịch chuyển các đầu ra tới khách hàng theo cách thức làm cho khách hàng hài lòng nhất. Chức năng marketing của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo lập và duy trì sự hài lòng của khách hàng, cái ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nội dung chương này tập trung vào các vấn đề chính sau: - Hiểu được những khái niệm căn bản về marketing; - Biết được tiến trình và những nội dung quan trọng của công tác quản trị marketing trong doanh nghiệp; - Hiểu, giải thích và bước đầu lý giải được việc vận dụng các biến số của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp.

5.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING 5.1.1

Marketing Có nhiểu định nghĩa khác nhau về Marketing. Hiệp hội Marketing Mỹ (American

Marketing Association AMA) định nghĩa Marketing là tập hợp các hoạt động, các tiến trình để tạo ra giá trị, truyền thông và cung ứng giá trị đó tới khách hàng và tới toàn xã hội. P.Kotler & Gary Armstrong (2012) định nghĩa Marketing là quá trình mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm giành được giá trị từ họ. Tới năm 2014, trong lần tái bản gần nhất, P.Kotler & Gary Armstrong cho rằng marketing là việc quản lý mối quan hệ có lợi với khách hàng. Với quan điểm mới này, marketing có mục tiêu kép, vừa thu hút khách hàng mới bằng việc cung ứng giá trị tuyệt hảo, vừa duy trì và phát triển khách hàng hiện tại bằng cách gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Marketing không đơn thuần là việc quảng cáo và bán hàng, nó là tập hợp các hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Những người làm marketing cần thông hiểu nhu cầu khách hàng, cần phát triển và cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phải định giá, phân phối và truyền thông cổ động sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả. Tóm lại, marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt

158

đẹp với khách hàng để có thể thu được giá trị từ khách hàng (P.Kotler & Gary Armstrong, 2014). Hiểu theo nghĩa rộng, Marketing là quá trình quản trị và mang tính xã hội. Nhờ quá trình này, các nhân hoặc tổ chức đạt được những gì họ muốn thông qua việc tạo ra giá trị và trao đổi giá trị đó với những cá nhân/tổ chức khác.

5.1.2

Nhu cầu, mong muốn của khách hàng Thông hiểu thị trường, nhu cầu. mong muốn của khách hàng là bước đầu tiên trong tiến

trình marketing. Người làm Marketing cần phân biệt rõ khái niệm nhu cầu, mong muốn và yêu cầu. Chúng liên quan tới nhau nhưng không đồng nhất. Nhu cầu (Needs) là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó của con người. Con người đồng thời có nhiều nhu cầu khác nhau. Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia thành 5 cấp bậc: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao lưu tình cảm, nhu cầu được quý trọng, kính mến và nhu cầu tự thể hiện bản thân. Mong muốn (Wants) là hình thức nhu cầu được hình thành bởi văn hóa, tính cách cá nhân. Một người Mỹ khi đói (có nhu cầu thiết yếu) sẽ mong muốn ăn hamburger, một người Việt khi đói sẽ mong muốn ăn cơm. Một người lớn tuổi khi buồn (có nhu cầu giao lưu tình cảm) sẽ có mong muốn sang nhà hàng xóm chơi, một người trẻ tuổi khi buồn sẽ có nhu cầu vào facebook. Yêu cầu (Demands), hay còn gọi là Nhu cầu có khả năng thanh toán, là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với khả năng tài chính và khả năng sẵn sàng mua. Một người sinh viên khi đói sẽ có nhu cầu một đĩa cơm bình dân, một doanh nhân khi đói sẽ có nhu cầu về một bữa cơm trong nhà hàng. Đối với doanh nghiệp hay người làm marketing, điều quan trọng là phải ước lượng được nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu.

5.1.3

Giá trị và sự thoả mãn Các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc cung

ứng các “gói hàng hóa” (market offerings). “Gói hàng hóa” là tập hợp bao gồm những đặc tính hữu hình, vô hình và những trải nghiệm cho khách hàng, những yếu tố liên quan tới vị trí, thông tin, ý tưởng…mà doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng

159

Thông thường, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng các gói hàng hóa để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng. Chẳng hạn, hàng ngày bạn phải di chuyển 3km để đi từ nhà tới trường. Trên thị trường, có doanh nghiệp bán xe đạp, xe máy, xe ô tô, có doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xe bus công cộng, taxi, xe ôm… Đối với doanh nghiệp, mặc dù nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng giải pháp đi từ nhà tới trường, nhưng mỗi doanh nghiệp có một “gói hàng hóa” không giống nhau hoàn toàn. Ngược lại đối với khách hàng, mặc dù nhiều người đều có mong muốn đi từ nhà tới trường nhưng mỗi người sẽ có những nhu cầu và khả năng thanh toán không giống nhau. Và vì vậy, mỗi “gói hàng hàng” có thể đem lại cho mỗi khách hàng một giá trị khác nhau. Giá trị mà khách hàng nhận được (customer deliveres value) bằng hiệu số giữa lợi ích mà khách hàng nhận được trừ đi hao phí họ phải bỏ ra. Khi đánh giá các gói hàng hóa trên thị trường, khách hàng sẽ hình thành kỳ vọng. Kỳ vọng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm quá khứ của họ, bởi ý kiến của bạn bè, người thân, bởi thông tin nhận được từ doanh nghiệp và từ đối thủ của doanh nghiệp. Sau khi trải nghiệm gói hàng hóa, khách hàng sẽ có thể hài lòng, thỏa mãn hoặc thất vọng. Cảm giác của khách hàng sau khi trải nghiệm gói hàng hóa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và giá trị kỳ vọng. -

Nếu giá trị cảm nhận = giá trị kỳ vọng  khách hàng hài lòng

-

Nếu giá trị cảm nhận > giá trị kỳ vọng  khách hàng thỏa mãn, vui thích

-

Nếu giá trị cảm nhận < giá trị kỳ vọng  khách hàng thất vọng Thông thường, khách hàng có xu hướng gia tăng sự kỳ vọng. Và vì vậy, các doanh

nghiệp phải có cách thức để gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng theo thời gian.

160

Hình 5.1. Giá trị dành cho khách hàng (Kotler, 2006)

5.1.4

Thị trường Thị trường (Market) là tập hợp khách hàng hiện tại và tiềm năng có nhu cầu về một loại

sản phẩm và có khả năng cũng như sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm đó (Pride, Hughes, & Kapoor, 2013). Như vậy, thuật ngữ thị trường trong Marketing được hiểu khác so với trong lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ thị trường được hiểu là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa, chẳng hạn như một cái chợ của làng. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ một tập thể những người mua và người bán giao dịch với nhau vể một sản phẩm hay một lớp sản phẩm cụ thể, như thị trường nhà đất, thị trường ngũ cốc... Tuy nhiên, đối với Marketing, thị trường là tập hợp của người mua, còn tập hợp của người sản xuất thì hình thành nên khái niệm ngành sản xuất. Những người kinh doanh sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ nhóm khách hàng khác nhau. Họ nói về thị trường về mặt nhu cầu (chẳng hạn như thị trường thực phẩm thường ngày), thị trường sản phẩm (thị trường giày dép), thị trường nhân khẩu (như thị trường thanh niên) và thị trường địa lý (như thị trường Việt Nam)… Trong Marketing, thị trường được phân thành 2 loại: thị trường khách hàng cá nhân và thị trường khách hàng tổ chức. Thị trường khách hàng cá nhân bao gồm người mua, người tiêu dùng. Thị trường khách hàng tổ chức còn được gọi là thị trường công nghiệp bao gồm nhà sản

161

xuất, người mua đi bán lại, chính phủ, các tổ chức nghiên cứu, xã hội, tổ chức phi lợi nhuận… Thị trường nhà sản xuất đó là tập hợp các tổ chức mua sản phẩm để làm đầu vào trong quá trình sản xuất của họ. Thị trường mua đi bán lại bao gồm những trung gian phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ, họ mua sản phẩm về để bán lại. Thị trường chính phủ bao gồm các tổ chức của Chính Phủ như Bộ, Ngành… họ mua sản phẩm để tiêu dùng trong quá trình hoạt động, ví dụ mua văn phòng phẩm, mua thiết bị văn phòng hoặc mua sản phẩm để cung ứng cho người dân, ví dụ cơ sở y tế Nhà nước mua thuốc phát cho người dân.

5.1.5

Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần

phải biết hướng đến thị trường và gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường. Marketing có vai trò kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm trung tâm cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing cũng là một chức năng cơ bản của doanh nghiệp cũng giống như các chức năng khác: sản xuất, tài chính, nhân sự... Nó có nhiệm vụ tạo lập, duy trì và phát triển khách hàng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: 

Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Họ có các đặc điểm gì? Nhu cầu, mong muốn của họ như thế nào? (Hiểu rõ khách hàng)



Môi trường kinh doanh có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào đến doanh nghiệp?



Các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? Họ mạnh yếu như thế nào so với doanh nghiệp?



Doanh nghiệp sử dụng các công cụ nào và phối hợp chúng ra sao (sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, xúc tiến) để tác động tới khách hàng?

Để trả lời những câu hỏi này, chức năng Marketing không thể hoạt động độc lập với các chức năng khác của doanh nghiệp. Muốn thực hiện chức năng của mình thì các nhà quản trị Marketing phải có các nguồn lực như tài chính, nhân lực, công nghệ, thiết bị sản xuất…, tức là phải phối hợp với các chức năng khác trong doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh tổng hợp hướng tới thị trường. Tóm lại, Marketing có mối liên hệ thống nhất hữu cơ với các chức năng khác.

162

5.2 5.2.1

QUẢN TRỊ MARKETING Khái niệm Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp cần được thực hiện theo một trình tự nhất định,

người ta gọi đó là quá trình quản trị Marketing. Quá trình quản trị Marketing tổng quát là một tiến trình gồm 5 bước cơ bản sau: (Hình 5.1.)

Hình 5.2. Quy trình Marketing tổng quát (Kotler P & Armstrong 2012)

Phillip Kotler (2012) đã định nghĩa: Quản trị Marketing là một nghệ thuật và khoa học, chúng giúp chọn lựa các thị trường mục tiêu và xây dựng các mối quan hệ có lợi với chúng. Mục đích của người làm Marketing là tìm kiếm, thu hút, giữ chân và phát triển các khách hàng mục tiêu bằng việc tạo dựng và chuyển giao giá trị vượt trội cho khách hàng. Tiếp cận dưới góc độ tiến trình, quản trị Marketing bao gồm việc hoạch định, tổ chức và kiểm soát các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Một chiến lược Marketing (sản phẩm của hoạch định) cần trả lời được hai câu hỏi quan trọng đó là: (1) Công ty cần phục vụ những khách hàng nào? và (2) Làm sao để phục vụ những khách hàng đó một cách tốt nhất. Mô tả về khách hàng mục tiêu là câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Các tuyên bố về giá trị hay “gói hàng hóa” sẽ chuyển giao cho khách hàng là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai.

163

5.2.2

Các quan điểm quản trị Marketing Chúng ta đã mô tả quản trị Marketing là việc chọn lựa các thị trường mục tiêu và xây

dựng các mối quan hệ có lợi với chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải được tiến hành trong khuôn khổ của một quan điểm về Marketing đã được cân nhắc kỹ. Hiện có 5 quan điểm định hướng phát triển Marketing mà các tổ chức thường vận dụng trong hoạt động của mình.

5.2.2.1 Quan điểm trọng sản xuất Quan điểm trọng sản xuất là quan điểm lâu đời nhất, tồn tại trong điều kiện cung hàng hoá khan hiếm. Thời điểm xuất hiện của quan điểm này là vào cuối thế kỷ 18. Quan điểm trọng sản xuất cho rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm sẵn có và họ có khả năng chi trả cao. Vì vậy nhà quản trị nên tập trung vào cải thiện sản xuất và hiệu quả phân phối. Theo quan điểm này thì yếu tố quyết định thành công cho doanh nghiệp là giá bán và sự sẵn sàng của sản phẩm. Quan điểm này có thể sử dụng khi thị trường cung nhỏ hơn cầu, khi mà các doanh nghiệp có thể có lợi thế quy mô (khối lượng sản xuất tăng sẽ làm giảm giá thành) và khi thị trường nhạy cảm với giá. Chẳng hạn sau khi dao cạo râu được phát minh, vì sự chuẩn hóa của sản phẩm cùng như sự đơn giản của kĩ thuật sản xuất, King Cam Gillette, người phát minh ra dao cạo râu, nhà sáng lập thương hiệu Gillette đương đầu với sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Để chiến thắng, K.C.Gillette đã mở rộng sản xuất và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp, nhờ vậy giá thành của sản phẩm được hạ xuống. Với lợi thế của người đi đầu, cộng với giá bán cạnh tranh, Gillette đã nhanh chóng tiếp cận được với thị trường toàn cầu. Cho tới hiện nay, quan điểm này vẫn có thể sử dụng trong một số tình thế. Chẳng hạn tình huống của hãng sản xuất máy tính Lenovo hay hãng sản xuất thiết bị gia dụng Haier. Hai thương hiệu này đã chiếm lĩnh thị trường nhạy cảm với giá tại Trung Quốc bằng việc sử dụng chiến lược sản xuất và phân phối khối lượng lớn. Tuy nhiên, việc theo đuổi quan điểm trọng sản xuất có thể làm cho doanh nghiệp trở nên thiển cận về marketing. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất mà bỏ qua việc gia tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như bỏ qua việc xây dựng quan hệ với khách hàng.

164

5.2.2.2 Quan điểm trọng sản phẩm Quan điểm trọng sản phẩm cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất, các đặc tính cải tiến. Với quan điểm này, chiến lược marketing tập trung nỗ lực vào cải tiến sản phẩm. Chất lượng và cải tiến đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tập trung quá mức vào cải tiến sản phẩm cũng có thể dẫn tới việc thiển cận về marketing. Những doanh nghiệp theo quan điểm này thường ít quan tâm tới ý kiến của khách hàng khi thiết kế sản phẩm của mình. Họ tin tưởng rằng các kỹ sư của họ biết phải thiết kế và cải tiến sản phẩm như thế nào. Rất hay gặp tình trạng là họ thậm chí không nghiên cứu những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường luôn thay đổi. Nếu các doanh nghiệp quên mất điều đó, chỉ say sưa hoàn thiện sản phẩm đã có của mình, và không tính đến khả năng chấp nhận của thị trường thì sẽ có khi họ bị thất bại.

5.2.2.3 Quan điểm trọng bán hàng Quan điểm trọng bán hàng cho rằng khách hàng hay ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hoá. Do vậy doanh nghiệp phải nỗ lực thúc đẩy bán hàng thì mới thành công. Thời điểm xuất hiện của quan điểm trọng bán hàng là vào giữa những năm 1950. Quan điểm này thích hợp với việc bán các loại sản phẩm có nhu cầu thụ động, chưa cấp bách, tức là những sản phẩm mà người mua thường chưa hay không nghĩ đến chuyện mua sắm, như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, quần áo, trang sức, thực phẩm chức năng... Những ngành này thường hay áp dụng các biện pháp để phát hiện khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng về những lợi ích của sản phẩm. Theo quan điểm trọng bán hàng, doanh nghiệp sản xuất trước, sau đó thúc đẩy tiêu thụ. Để thực hiện theo quan điểm này, doanh nghiệp cần đầu tư vào các điểm bán, đầu tư tuyển chọn huấn luyện nhân viên bán hàng có kỹ năng thuyết phục, chú ý đến công cụ quảng cáo, khuyến mãi… Trong lịch sử, quan điểm này đã từng mang lại thành công cho nhiểu doanh nghiệp, và cho tới ngày nay các kỹ thuật bán hàng, khuyến mại vẫn phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhiểu người vẫn nhầm lẫn giữa Marketing và bán hàng. Tuy nhiên, các kỹ thuật bán hàng chỉ là một phần, nó không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp. Nếu sản

165

phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng thì các nỗ lực nhằm vào bán hàng cũng sẽ là vô ích.

5.2.2.4 Quan điểm trọng marketing Quan điểm trọng marketing cho rằng chìa khoá để doanh nghiệp thành công là việc xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, đồng thời có thể thoả mãn các nhu cầu mong muốn đó hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Thời điểm xuất hiện của quan điểm này là vào cuối những năm 1960. Đây chính là triết lý kinh doanh Marketing. Sự khác biệt giữa quan điểm trọng bán hàng và trọng marketing được mô tả trong bảng 5.1 sau: Bảng 5.1. So sánh giữa quan điểm trọng bán hàng và trọng marketing Trọng bán hàng

Trọng Marketing

Điểm xuất phát

Nhà máy

Thị trường mục tiêu

Cách làm

Sản xuất trước rồi mới tìm cách bán

Tìm hiểu nhu cầu rồi mới sản xuất và bán

Doanh số

Khả năng thu lợi

Kế hoạch ngắn hạn

Kế hoạch dài hạn

Chú trọng nhu cầu của người bán

Chú trọng nhu cầu của người mua

Kích thích mua nhiểu nhờ các nỗ lực bán hàng và xúc tiến

Tích hợp các hoạt động Marketing

Định hướng nỗ lực

Các công cụ sử dụng

Có thể nói quan điểm trọng Marketing là một tư duy kinh doanh mới của các doanh nghiệp: tư duy hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm mục tiêu tồn tại. Quan điểm trọng Marketing dựa trên trụ cột chính là thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Nếu như quan điểm hướng về bán hàng nhìn triển vọng của doanh nghiệp từ trong ra ngoài (xuất phát từ nhà máy, tập trung vào những sản phẩm hiện có của doanh nghiệp và đòi hỏi phải có những biện pháp tiêu thụ và khuyến mãi để đảm bảo bán hàng có lời) thì quan điểm Marketing thì nhìn triển vọng từ ngoài vào trong. Nó xuất phát từ thị trường được xác định rõ ràng, tập trung vào những

166

nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phối hợp tất cả những hoạt động nào có tác động đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận thông qua việc tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng.

5.2.2.5 Quan điểm Marketing xã hội Đây là quan điểm xuất hiện gần đây nhất, được xem là quan điểm Marketing hiện đại. Quan điểm này đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích khác nhau: lợi ích của khách hàng, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Thực tế có nhiểu doanh nghiệp thoả mãn được hai lợi ích đầu tiên nhưng đã lãng quên lợi ích xã hội như: gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, gây bệnh tật cho con người… kết quả là bị xã hội lên án, tẩy chay. Các hãng thuốc lá ngày càng bị xã hội lên án, và chính phủ nhiểu nước đã cấm mọi hình thức quảng cáo thuốc lá. Hãng Coca – Cola cũng từng bị tổ chức bảo vệ người tiêu dùng buộc tội về các chất hoá học có hại cho sức khoẻ con người. Các loại bao bì khó phân huỷ cũng bị lên án. Do vậy, ngày nay nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu sử dụng các loại bao bì có thể tái chế để sản phẩm của họ thân thiện với môi trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp phải giúp cho cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, họ cũng phải chịu rào cản về vấn đề bảo vệ môi trường, về vấn đề nhân đạo. Doanh nghiệp phải có chứng chỉ ISO 14000 về bảo vệ môi trường, chứng chỉ SA 8000 về điều kiện làm việc của công nhân... Điều này chứng tỏ thế giới đang chuyển từ chủ nghĩa vật chất sang chủ nghĩa nhân văn. Quan điểm Marketing thuần tuý bỏ qua những vấn đề xung đột có thể xảy ra giữa nhu cầu của người mua và sự thịnh vượng lâu dài của xã hội. Quan điểm Marketing xã hội đòi hỏi phải cân bằng tất cả 3 yếu tố là: nhu cầu của người tiêu dùng, lợi ích xã hội và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, trong quan niệm Marketing xã hội, khách hàng của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp ở người tiêu dùng, mà cả cộng đồng xã hội xung quanh, trong đó có cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Một nhà máy bột ngọt sản xuất ra sản phẩm tốt, giá cả phù hợp túi tiền của dân chúng, nhưng nếu nó gây ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc tồi tàn, thì công chúng sẽ phản đối vì chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm. Do vậy, nhà máy phải dành một phần lợi nhuận để chống ô nhiễm, cải tạo môi trường, cải tạo điều kiện làm việc cho công nhân.

167

Hình 5.3. Quan điểm Marketing xã hội

Xét theo hai tiêu chí về tầm nhìn và thời gian, 5 quan điểm quản trị Marketing nêu trên được định vị như trong hình dưới đây (Hình 5.4).

Hình 5.4. Định vị các quan điểm quản trị Marketing

168

5.3

Tiến trình quản trị marketing Theo J. Mc Cathy, quản trị marketing có ba nội dung chủ yếu là: - Hoạch định chiến lược marketing. - Thực hiện chiến lược marketing. - Kiểm tra chiến lược và các hoạt động marketing. Các nội dung này được thực hiện theo một tiến trình liên tục và có quan hệ với nhau một

cách chặt chẽ. Chức năng hoạch định chiến lược marketing được tiến hành dựa trên cơ sở chiến lược chung của doanh nghiệp, nhằm vạch ra đường lối mục tiêu chiến lược, kế hoạch marketing cụ thể của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà tiến hành thực hiện chiến lược marketing. Việc thực hiện chiến lược marketing có nhiệm vụ triển khai kế hoạch chiến lược marketing vào hoạt động thực tiễn. Chức năng kiểm tra marketing có vai trò xác định những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, tìm ra nguyên nhân và thiết kế các giải pháp nhằm khắc phục các sai lệch, tiến hành những điều chỉnh cần thiết, giúp cho việc thực hiện chiến lược marketing hiệu quả hơn. Các tác giả Bercowitz, Kerin và Rudelins cũng cho rằng tiến trình quản trị chiến lược là cơ sở cho việc hình thành tiến trình quản trị marketing. Quản trị marketing như vậy sẽ bao gồm ba giai đoạn: hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược marketing. Theo quan điểm của Philip Kotler, tiến trình quản trị marketing bao gồm các công việc: phân tích các cơ hội thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định chiến lược marketing, triển khai marketing - mix, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing (hình 5.5).

169

Hình 5.5. Tiến trình quản trị marketing theo Philip Kotler

5.3.1

Phân tích cơ hội thị trường Các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra được những cơ hội thị trường mới. Không

một doanh nghiệp nào có thể chỉ trông dựa vào những sản phẩm và thị trường hiện có của mình mãi được. Phân tích các cơ hội thị trường được tiến hành thông qua phân tích các yếu tố trong môi trường marketing, sự thay đổi của các yếu tố môi trường có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể gây ra những nguy cơ đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp. Điều cơ bản là phải phân tích và nhận biết được những biến đổi nào có thể trở thành cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác, hoặc những tác động nào của môi trường có thể tạo thành những nguy cơ và nếu độ tác động của các nguy cơ này đối với doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu marketing và hệ thống tình báo marketing để thường xuyên phân tích, đánh giá những đổi thay của môi trường, các xu hướng

170

trong tiêu dùng, thái độ của khách hàng đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp vv...Có rất nhiều phương pháp để xác định các cơ hội thị trường, tùy theo đặc điểm hoạt động của mình mà các doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng để phân tích thị trường. Chẳng hạn: - Phương pháp “kẻ hở trên thị trường” của Richard M.White, theo đó, qua kết quả phân tích thị trường, doanh nghiệp có thể phát hiện các cơ hội, trong đó có những nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn để triển khai hoạt động marketing của mình. - Phương pháp phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm theo khách hàng của Thomas M.Petro. Trên ma trận sản phẩm/khách hàng, ở giao điểm của sản phẩm và khách hàng thể hiện khả năng sinh lời khi bán sản phẩm cho khách hàng đó. Ở hình 5.6, khách hàng C1 đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty khi mua 3 sản phẩm sinh lời P1, P2 và P4. Khách hàng C2 mua một sản phẩm sinh lời P2 và một sản phẩm gây lỗ P4. Khách hàng C3 mua một sản phẩm sinh lời P1 và hai sản phẩm gây lỗ P2 và P3.

Hình 5.6. Phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm theo khách hàng

Dựa trên kết quả phân tích này mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tăng giá những sản phẩm sinh lời ít lên hoặc loại bỏ chúng ra khỏi mặt hàng kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng có thể cố gắng bán những sản phẩm sinh lời cho

171

những khách hàng không đem lại lợi nhuận cho mình, hoặc khuyến khích họ chuyển sang mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp phân tích bằng mạng mở rộng sản phẩm/ thị trường. Dựa trên sự phân tích mối quan hệ sản phẩm/thị trưòng để đánh giá những lợi thế và hạn chế cũng như những triển vọng và bế tắc của sản phẩm trên các thị trường mục tiêu, rồi từ kết quả phân tích đó mà định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

Hình 5.7. Định dạng cơ hội thị trường bằng mạng sản phẩm/thị trường

Theo Ansoff có 4 chiến lược được áp dụng để khai thác các cơ hội thị trường (hình 5.7). Thâm nhập thị trường. Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số của sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có bằng cách thu hút thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh nhờ vào các biện pháp giảm giá, tăng thêm ngân sách quảng cáo và cải tiến nội dung khuyến mãi..., trong khi vẫn không mất đi khách hàng đang có. Mở rộng thị trường. Đây là chiến lược triển khai sản phẩm hiện có của doanh nghiệp sang những phân đoạn thị trường mới với mong muốn gia tăng được khối lượng bán nhờ vào việc khuyến mãi những khách hàng mới. Muốn vậy, người làm marketing phải phân tích các phân đoạn thị trường theo những đặc trưng cơ bản nhất, như thu nhập, tuổi tác, giới tính, hành vi mua hàng, mục đích sử dụng,...để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ bằng các giải pháp marketing thích hợp, nhằm biến họ thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.

172

Phát triển sản phẩm. Để chiếm giữ thị phần và gia tăng mãi lực trên thị truòng hiện có, các nhà quản trị cần phải cân nhắc quyết định đổi mới sản phẩm hoặc đưa ra sản phẩm mới cho khách hàng của mình. Người làm marketing có thể cống hiến cho khách hàng những sản phẩm cải tiến có chất lượng cao hơn, chủng loại phong phú hơn, hình thức đẹp hơn, bao bì hấp dẫn hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn, hoặc đưa ra những sản phẩm mới hứa hẹn những lợi ích mới,... tât cả đều nhằm vào việc câu dẫn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Đa dạng hóa. Chiến lược đa dạng hóa thường được áp dụng đối với những ngành kinh doanh mới trên những thị trường mới, hoàn toàn nằm ngoài những sản phẩm và thị trường hiện có của doanh nghiệp. Một số người quan niệm rằng một doanh nghiệp có thể thành công nếu biết lựa chọn nhảy vào những ngành công nghiệp mới có sức hấp dẫn, thay vì cố gắng để đạt hiệu suất trong một ngành công nghiệp thiếu sức mua. Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành theo phương pháp phân tích danh mục đầu tư của nhóm tư vấn Boston (ma trận BCG) hoặc của hãng General Electric. Nhóm tư vấn Boston, một công ty hàng đầu về tư vấn quản trị cho rằng, chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá mức độ hấp dẫn của một ngành công nghiệp là tốc độ tăng trưởng thị trường. Michael Porter, trong tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh” đã đưa ra các tiêu chuẩn của một ngành công nghiệp hấp dẫn. Theo ông, đó là một ngành công nghiệp khó thâm nhập (có nhiều hàng rào cản trở), có ít người cạnh tranh, ít sản phẩm thay thế, những người cung ứng và người tiêu dùng dễ tính. Trên cơ sở phân tích và phát hiện các cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá xem các cơ hội đó có thích hợp đối với hoạt động marketing của mình hay không? Những cơ hội nào được xem là hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp? Để đánh giá cơ hội, doanh nghiệp cần phải phân tích, lượng giá mức độ phù hợp của cơ hội đó đối với các mục tiêu chiến lược marketing và các khả năng về nguồn lực của mình.

5.3.2

Lựa chọn thị trường mục tiêu Các doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? Họ có những nhu cầu và

mong muốn gì cần được thỏa mãn? Chiến lược marketing cần được xây dựng khác biệt cho từng nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả các khách hàng của doanh nghiệp? Điều này chỉ có thể trả lời được trên cơ sở phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

173

Các cơ hội thị trường cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong mối tương quan với dung lượng và cấu trúc của ngành tương ứng với cơ hội ấy. Các nguồn lực của doanh nghiệp luôn hữu hạn trong khi các cơ hội có thể triển khai các hoạt động lại rất phong phú, vì thế, các doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành lựa chọn các thị trường mục tiêu để gia tăng hiệu quả các nỗ lực marketing của mình. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu được thực hiện qua 4 bước:

5.3.2.1 Đo lường và dự báo nhu cầu Việc đo lường và dự báo nhu cầu thị trường được tiến hành nhằm đảm bảo tính khả thi của các nỗ lực marketing. Để có thể xây dựng các phương án chiến lược marketing thích hợp, cần phải tiến hành dự báo một cách khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường, xu hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh... Doanh nghiệp cần ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định về quy mô và cách thức thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.

5.3.2.2 Phân đoạn thị trường Người tiêu dùng trong thị trường luôn có đặc tính không đồng nhất và có thể phân thành nhóm theo nhiều cách khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng theo các nhóm để làm rõ sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng được gọi là phân đoạn (hay phân khúc) thị trường. Mỗi một thị trường đều được tạo ra từ những phân đoạn thị trường.

5.3.2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là một nhóm cá nhân hay tổ chức, hoặc cả hai mà tổ chức có thể phát triển và duy trì một kế hoạch marketing mix cho nhóm cá nhân/tổ chức đó (Pride, 2015). Để xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá quy mô của từng phân đoạn cũng như các đặc tính phù hợp của từng phân đoạn thị trường đối với khả năng marketing của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần xác định tổ chức của mình có đủ nguồn lực để tạo ra một kế hoạch marketing mix đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu không và việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu có phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức không. Nhà quản trị cũng cần phân tích số đối thủ cạnh tranh trong phân đoạn thị trường mục tiêu và điểm mạnh của họ.

174

Doanh nghiệp có thể chọn lựa để tham gia vào một hay nhiều phân đoạn của thị trường nhất định nào đó. Chẳng hạn trong thị trường xe hơi, Nissan chọn phân đoạn tầm trung, tập trung vào phân khúc thu nhập trung bình. Ngược lại, Rolls-Royce tập trung vào phân đoạn cao cấp, hướng tới người giàu, thu nhập cao trong xã hội. Trong khi đó, Toyota hay Hyndai thì đồng thời chọn nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường mới bằng cách phục vụ một phân đoạn duy nhất và nếu việc làm này cho thấy thành công, họ sẽ thâm nhập thêm vào các phân đoạn khác, rồi phát triển ra theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập nối tiếp vào các phân đoạn thị trường không mang tính chất ngẫu nhiên, mà phải thực hiện theo một kế hoạch chủ động được hoạch định từ trước. Việc lực chọn một phân đoạn để thâm nhập trước phải đảm bảo tính hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của doanh nghiệp. Theo (Pride, 2015), các doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo một số cách khác nhau, như: Thị trường đại chúng (Business model generation) là thị trường của những sản phẩm/dịch vụ mà mọi người đều có nhu cầu tương tự nhau (Osterwalder; 2015), chẳng hạn như các sản phẩm tiêu dùng thông thường như đường, muối, nước tinh khiết…Trong trường hợp này, doanh nghiệp không tiến hành phân đoạn thị trường, mà sử dụng một kế hoạch marketing mix để thâm nhập thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng một chính sách marketing giống nhau cho mọi khách hàng. Thị trường phân đoạn, ngược lại với thị trường đại chúng, trong thị trường phân đoạn, doanh nghiệp sử dụng một số tiêu thức như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi… để phân chia thị trường thành nhiều phân khúc nhỏ. Tiêu thức phân đoạn được lựa chọn phải bảo đảm phân khách hàng thành những phân đoạn có nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn, giới tính được lựa chọn là một tiêu thức phân đoạn trong thị trường xe hơi bởi nhu cầu sử dụng xe hơn của nam và nữ là khác nhau. Trong khi đó, giới tính không được lựa chọn là tiêu thức phân đoạn thị trường sữa bột cho trẻ sơ sinh vì nhu cầu của trẻ sơ sinh đối với sữa bột là giống nhau ở cả trẻ trai và gái. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình duy nhất một phân đoạn thị trường, ví dụ như thương hiệu Mont Blanc có thị trường mục tiêu là nam thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, hoặc chọn nhiều phân đoạn thị trường, ví dụ như thương hiệu sữa tươi Vinamilk đang chiếm

175

lĩnh nhiều phân đoạn khác nhau trên thị trường sữa. Nếu lựa chọn nhiều phân đoạn, mỗi phân đoạn thị trường doanh nghiệp phải có một kế hoạch marketing mix khác nhau.

Bảng 5.2. Những tiêu chuẩn thông thường trong phân khúc khách hàng Nhân khẩu học

Tâm lý

Địa lý

Hành vi

Tuổi

Tính cách

khu vực địa lý

Khả năng dùng

Giới tính

Kích thích

Thành phố, ngoại ô, Người tiêu dùng nông thôn

Chủng tộc

Phong cách sống

Mật độ thị trường

tiêu

Dân tộc

Khí hậu

Độ trung thành với nhãn hiệu

Thu nhập

Địa hình

Độ nhạy cảm với giá

Trình độ học vấn

Kích thước thành phố

Nghề nghiệp

Kích thước quận

Quy mô gia đình

Kích thước tỉnh

Tôn giáo Địa vị xã hội

Nguồn: William M. Pride và O. C. Ferrell, Marketing: Concepts and Strategies.

5.3.2.4 Định vị thị trường Doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành định vị thị trường để xác định các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm so với đối thủ nhằm xây dựng chiến lược marketing có khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như góp phần thành đạt các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

176

Doanh nghiệp cần xác định vị trí tương đối của thương hiệu hay sản phẩm của mình so với đối thủ trong tâm trí khách hàng. Nghĩa là cần tạo ra nhận thức rõ ràng của khách hàng về sản phẩm/thương hiệu của mình so với đối thủ, về sự khác biệt của mình so với đối thủ, về những lợi thế của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh. Công việc này được thực hiện dựa trên quan điểm cho rằng “gói hàng hóa” là tập hợp những thuộc tính được cảm nhận và thị hiếu của mỗi khách hàng khác nhau là khác nhau đối với cùng một sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng.

5.3.3 Hoạch định chiến lược marketing Dựa vào những phân tích ở các bước trên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh đã được chấp nhận, doanh nghiệp cần xây dựng và lựa chọn một chiến lược marketing thích hợp nhất để định hướng cho toàn bộ hoạt động marketing của mình. Chiến lược marketing được xây dựng phải bao hàm các nội dung:

-

Mục tiêu chiến lược marketing.

-

Nội dung marketing - mix (marketing phối hợp).

-

Các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp.

-

Ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho các hoạt động marketing.

5.3.4 Triển khai marketing - mix Marketing - mix là tập hợp các phương thức marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và nhằm đạt được mục tiêu marketing của tổ chức. Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing - mix, nhưng theo J. Mc Carthy, có thể nhóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P : sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và tiếp thị (promotion). Các doanh nghiệp thực hiện marketing - mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố chủ yếu này để tác động, làm thay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh doanh.

177

5.3.4.1 Sản phẩm Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường mục tiêu, bao gồm: thuộc tính vật chất, phong cách, nhãn hiệu, bao bì, quy cách (kích cỡ), dịch vụ, bảo hành, ... Các quyết định về sản phẩm gồm có: quyết định về đặc tính của sản phẩm, quyết định dòng sản phẩm và tập hợp sản phẩm. Quyết định về sản phẩm đơn lẻ bao gồm các quyết định liên quan tới chất lượng sản phẩm, cái được định nghĩa là “tổng hòa các đặc tính của sản phẩm ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng”; quyết định về đặc tính sản phẩm, các đặc tính sản phẩm có thể là kích cỡ, tính năng, hình dạng….; quyết định về kiểu dáng và thiết kế; quyết định về thương hiệu, tên gọi, bao bì và quyết định về dịch vụ hỗ trợ. Quyết định về dòng sản phẩm (product line), dòng sản phẩm là tập hợp nhiều sản phẩm tương tự, được bán cho cùng một phân đoạn thị trường, trên cùng một kênh với cùng một mức giá. Ví dụ trong dòng sản phẩm sữa tươi có nhiều chủng loại sữa với nhiều hương vị, nhiều kích cỡ khác nhau. Doanh nghiệp cần phải quyết định chiều dài của dòng sản phẩm, nghĩa là quyết định số lượng sản phẩm trong một dòng. Quyết định về tập hợp sản phẩm, tập hợp sản phẩm là gồm nhiều sản phẩm thuộc các dòng khác nhau. Ví dụ Unilever kinh doanh một phức hợp sản phẩm tập hợp sản phẩm khác gồm nhiều dòng khác nhau như chất tảy rửa, mỹ phẩm, gia vị… Sản phẩm tồn tại trên thị trường giống như con người tồn tại trong xã hội, chúng cũng được sinh ra, tồn tại và chết đi. Hầu như mọi sản phẩm tồn tại và phát triển trên thị trường theo một chu kì sống. Thông thường chu kì sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Tại mỗi giai đoạn, nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm là khác nhau, vì vậy, doanh nghiệp cần điểu chỉnh kế hoạch marketing mix cho phù hợp.

178

Hình 5.8. Chu kỳ vòng đời sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu, sự nhận thức và chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm thấp. Sản lượng bán bị ảnh hưởng mạnh bởi truyền thông và phân phối. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường phải đầu tư nhiều chi phí cho thị trường nên lợi nhuận thường thấp, thậm chí lợi nhuận âm. Đây là giai đoạn thường có ít đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá cao. Mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm. Giai đoạn tăng trưởng, khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm, sản lượng bán tăng nhanh, và cạnh tranh cũng tăng dẫn đến có thể làm giảm giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng bán tăng có thể làm giảm chi phí, vì vậy đây là giai đoạn có lợi nhuận toàn ngành lớn nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp giai đoạn này là gia tăng lòng trung thành. Giai đoạn bão hòa sản lượng bán vẫn duy trì mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại, cuối giai đoạn này sản lượng bán, lợi nhuận của ngành bắt đầu giảm, cạnh tranh về giá phát triển. Cạnh tranh tăng cao, thị trường phân đoạn mạnh, số đối thủ yếu bắt đầu phải rời ngành. Các sản phẩm thay thế, hiệu chỉnh tiếp tục phát triển. Giai đoạn suy thoái sản lượng bán và lợi nhuận giảm, số đối thủ cạnh tranh cũng giảm. Chi phí sản xuất và marketing đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn này sản lượng bán giảm, giá bán cũng có khuynh hướng giảm, doanh nghiệp cần tập trung vào hiệu quả của sản xuất và phân phối.

179

5.3.4.2 Định giá Giá bán là toàn bộ số tiền mà người mua phải trả cho người bán tại lúc mua và trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm. Theo kinh tế học, giá bán bị ảnh hưởng bởi cung và cầu trên thị trường. Để định giá hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: Phân tích cạnh tranh. Theo Michael Porter, doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng sự khác biệt. Nếu cạnh tranh bằng giá, doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạt, có khả năng điều chỉnh nhanh để phản ứng lại với chính sách của đối thủ. Phân tích nhận thức của khách hàng về giá. Doanh nghiệp cần phân tích độ nhạy cảm của khách hàng đối với giá, phân tích cảm nhận của khách hàng tại mỗi phân đoạn về giá. Giá có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với khách hàng này nhưng không phải là yếu tố ảnh hưởng đối với khách hàng kia. Tùy vào đặc tính của khách hàng, đặc điểm sản phẩm và mục tiêu Marketing, mỗi doanh nghiệp có một chiến lược định giá khác nhau.

Bảng 5.3. Chiến lược giá

Chiến lược giá Chiến lược giá sản phẩm mới

Chiến lược giá khác biệt

Chiến lược giá tâm Chiến lược giá lý phân tầng bậc

- Chiến lược giá hớt váng

- Chiến thuật giá thương lượng

- Chiến lược áp giá bán số lẻ

- Chiến lược giá thâm nhập thị thường

- Chiến thuật giá thị trường thứ cấp - Chiến thuật giảm giá định - Chiến thuật giảm giá ngẫu nhiên

- Chiến lược giá nhiều đơn - Chiến lược giá tham khảo - Chiến lược giá trọn gói - Chiến lược giá thấp mỗi ngày - Chiến lược giá thông thường

180

Chiến lược giá cổ động

đối với dòng sản - Lãnh đạo giá phẩm - Giá đặt biệt - Chiến lược định - Chiết khấu so giá bán kèm sánh - Chiến lược giá cao - Chiến lược giá cố định

Chiến lược giá sản phẩm mới (new-product pricing) là chiến lược định giá bán cho sản phẩm mới. Chiến lược này bao gồm hai chiến lược chính là chiến lược giá hớt váng (price skimming) và chiến lược giá thâm nhập thị trường (penetration pricing). Chiến lược giá hớt váng (Price skimming) là chiến lược định giá cao ngay từ đầu nhắm thực hiện mục tiêu thu lợi nhuận, sau một thời gian thì giảm giá xuống. Chính sách này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu lại số tiền nghiên cứu cho sản phảm. Chính sách này hướng tới khu vực thị trường khách hàng tiềm năng có thu nhập cao và phản ứng nhạy khi thị trường tung ra sản phẩm mới. Điều kiện để thực hiện chính sách này là: - Sản phẩm phải có khả năng cạnh tranh áp đảo - Sản phẩm phải độc đáo (Notoriety), có tính ưu việt hơn. - Sản phẩm có kết cấu phức tạp, khó bắt chước. - Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. - Sản phẩm do độc quyền bằng phát minh sáng chế. Quan sát thị trường có thể thấy có rất nhiều sản phẩm thích hợp cho việc áp dụng chính sách trên như ô tô, xe máy, điện thoại, thời trang,… Ví dụ: Sản phẩm Iphone của Apple. Thương hiệu Iphone đã quá mạnh và nổi tiếng trong giới công nghệ. việc áp dụng chiến lược giá hớt váng sữa là hợp lí, giúp Iphone tối đa hóa được lợi nhuận. Khi Apple lần đầu ra mắt sản phẩm Iphone, giá gốc của mỗi chiếc Iphone là $599. Vào thời điểm đó, khách hàng đến mua đa số là các tín đồ về công nghệ, những người sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để có được sản phẩm công nghệ mới nhất. Sau 6 tháng kể từ ngày ra mắt, Apple đã hạ giá xuống còn $399 đối với 1 chiếc Iphone 8G và $499 đối với 1 chiếc Iphone 16GB mục đích thu hút khách hàng mới. Sau 1 năm kể từ ngày ra mắt, giá Iphone lại tụt, mỗi chiếc Iphone 8GB và 16GB lần lượt là $199 và $299. Theo cách này, Apple đã tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận cho sản phẩm Iphone của mình. Chiến lược thâm nhập thị trường (penetration pricing) thường sẽ thu hút người mua bằng cách chào bán hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn so với mặt bằng thị trường. Trong khi nhiều công ty mới sử dụng cách thức này để lôi kéo sự chú ý của khách hàng, giá thâm nhập thị trường có xu hướng dẫn đến việc lỗ vốn khởi đầu của doanh nghiệp. Dần dần, tiếng tăm của doanh nghiệp trên thương trường có thể đem lại lãi và làm cho thương hiệu nổi bật giữa ngành hàng. Thường sau một khoảng thời gian dài, sau khi đã thâm nhập thị trường ở mức nhất định, các công ty thường bắt đầu nâng giá để phản ánh tốt hơn vị thế của mình trong thị trường và mang lại lãi suất. Chiến

181

lược này thích hợp cho các sản phẩm tiêu dùng như: bôt giặt, nước xã, sửa tắm, kem đánh răng, nước giải khát, bánh kẹo… Ví dụ: Sản phẩm trà xanh C2 của URC. Đây là chiến thuật giá rất hay của C2. Khi tung sản phẩm ra thị trường họ để giá rẻ để lấy thị trường, tạo thói quen, giáo dục khách hàng trước , sau đó họ mới nâng giá sản phẩm lên dần. Chiến lược giá khác biệt (Differential pricing) là chiến lược định giá bán khác nhau của cùng một khối lượng sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng. Chiến lược này có thể chia làm 4 chiến thuật chính là chiến thuật giá thương lượng (negotiated pricing), chiến thuật giá thị trường thứ cấp (secondary-market pricing), chiến thuật giảm giá định kỳ (periodic discounting), và chiến thuật giảm giá ngẫu nhiên (random discounting). Chiến thuật giá thương lượng (negotiated pricing), là chiến thuật được sử dụng để thỏa thuận giá giữa người mua và người bán. Chiến thuật này được sử dụng trong một vài ngành công nghiệp và hầu hết trong các cấp phân phối. Mặc dù nhà sản xuất thường có giá bắt đầu hoặc bảng giá sản phẩm, các nhà phân phối sỉ và lẻ vẫn có thể thỏa thuận để có giá mua cuối cùng. Người tiêu dùng thường thỏa thuận giá khi họ mua nhà, xe cộ, và các vật phẩm gia đình khác. Chiến thuật giá thị trường thứ cấp (secondary-market pricing) là chiến thuật định giá bán sản phẩm tại thị trường sơ cấp và một giá bán khác tại thị trường thứ cấp (secondary market). Thông thường giá bán tại thị trường thứ cấp sẽ thấp hơn. Tuy nhiên ở một số thị trường, khi mà chi phí hoạt động tại thị trường thứ cấp cao hơn thông thường, thì người tiêu dùng tại thị trường thứ cấp có thể phải trả giá cao hơn cho sản phẩm đó. Ví dụ của thị trường thứ cấp như là các vùng nông thôn, thị trường nước ngoài. Chiến thuật giảm giá định kỳ (periodic discounting) là chiến thuật giảm giá định kỳ có hệ thống. Ví dụ một số nhà bán lẻ có chính sách giảm giá định kỳ vào những ngày lễ lớn (Black Friday). Từ cách nhìn của các nhà tiếp thị (marketer) thì vấn đề lớn nhất của thuật lược này là người tiêu dùng có thể dự đoán được khi nào doanh nghiệp giảm giá bán và chờ đợi đến thời điểm đó để thực hiện việc mua hàng. Chiến thuật giảm giá ngẫu nhiên (random discounting) là chiến thuật giảm giá không có hệ thống. Khi giảm giá sản phẩm một cách ngẫu nhiên, người tiêu dùng không thể đoán được khi nào sự giảm giá sẽ xảy ra nên sẽ không tạm dừng hành vi tiêu dùng để đợi mua sản phẩm ở giá thấp. Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng chiến thuật này để thu hút những khách hàng tiềm năng.

182

Chiến lược giá tâm lý (Psychological Pricing), là chiến lược kích thích sự mua dựa trên cảm xúc hơn là dựa trên giá cả. Chiến lược này thường được sử dụng cho những sản phẩm tiêu dùng hơn là những sản phẩm kinh doanh, như là nguyên liệu thô, thiết bị phụ trợ... Chiến lược này bao gồm 6 chiến lược chính là chiến lược áp giá bán số lẻ (odd-number pricing), chiến lược giá nhiều đơn (multiple-unit pricing), chiến lược giá tham khảo (reference pricing), chiến lược giá trọn gói (bundle pricing), chiến lược giá thấp mỗi ngày (everyday low prices), và chiến lược giá thông thường (customary pricing). Chiến lược áp giá bán số lẻ (odd-number pricing) là chiến lược áp giá bán sử dụng số lẻ. Chiến lược này được sử dụng rộng rải tại các chuỗi bán lẻ tại Mỹ. Ví dụ, doanh nghiệp thường áp giá bán $4.99 thay vì $5. Họ cho rằng khi áp giá bán này thì sẽ tăng doanh số bán hàng. Chiến lược giá nhiều đơn (multiple-unit pricing) là chiến lược áp một giá bán cho 2 hoặc nhiều đơn vị sản phẩm. Ví dụ, các điểm bán lẻ bán 3 gói mỳ tôm với giá 10.000 vnđ thay vì bán mỗi gói lẻ với giá 3.500 vnđ. Chiến lược này được các doanh nghiệp sử dụng để tăng doanh số bán hàng. Chiến lược giá tham khảo (reference pricing) là chiến lược áp giá bán sản phẩm ở một mức giá trung bình và đặt sản phẩm đó ở bên cạnh một sản phẩm cao cấp với giá bán cao hơn. Với chiến lược này, người tiêu dùng sẽ sử dụng giá của sản phẩm cao cấp như là giá tham khảo để so sánh với giá sản phẩm doanh nghiệp muốn bán. Chiến lược giá trọn gói (Bundle pricing) là chiến lược bán trọn gói sản phẩm với một giá. Để thu hút người tiêu dùng, giá bán của gói sản phẩm phải rẻ hơn tổng giá bán của từng thành phần sản phẩm trong gói. Chiến lược này cũng có lợi cho người tiêu dùng khi họ có thể mua nhiều sản phẩm trong 1 lần giao dịch. Ví dụ của chiến lược giá trọn gói là các gói dịch vụ truyền thông (cáp quang, truyền hình, dịch vụ điện thoại). Chiến lược giá thấp mỗi ngày (everyday low prices) là chiến lược áp giá bán thấp ngay từ đầu và giá bán này thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược này, người tiêu dùng có thể cảm thấy an tâm là mình đã mua một sản phẩm với giá phải chăng nhất trên thị trường. Chiến lược này thường được sử dụng bởi các nhà bán lẻ, vì có thể giảm chi phí truyền thông/ khuyến mãi, giảm chi phí tồn kho, và ổn định doanh số bán. Chiến lược giá thông thường (customary pricing) là chiến lược áp giá bán cho các sản phẩm tiêu dùng thông thường, ví dụ như là bánh, kẹo.

183

Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm (Product line Pricing). Đối với một dòng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ định các mức giá khác nhau tương ứng với giá trị và chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Các mức giá ấy sẽ thể hiện các mức giá trị, chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng. Chiến lược này bao gồm 3 chiến lược nhỏ là chiến lược định giá bán kèm (captive pricing), chiến lược giá cao (premium pricing), chiến lược giá cố định (price lining). Chiến lược giá bán kèm (captive pricing) là chiến lược áp giá bán thấp cho những sản phẩm cơ bản (máy in hay dao cạo râu) nhưng lại áp giá bán cao cho những phụ kiện thay thế (mực máy in hay lưỡi dao). Chiến lược giá cao (premium pricing) là chiến lược áp giá bán cao cho các sản phẩm cao cấp trong phân khúc đó. Chiến lược giá cố định (price lining) là chiến lược áp giá bán ở những mức giá cố định và không thay đổi. Chiến lược này thường được sử dụng trong các shop bán quần áo. Chiến lược định giá cổ động (promotional pricing). Giá cả là một thành phần trong marketing hổn hợp (marketing mix) và thường có mối quan hệ chặt chẻ với khuyến mãi. Hai biến số này có mối liên hệ mật thiết với nhau đến mức chính sách giá là khuyến mãi. Chiến lược này bao gồm lãnh đạo giá (price leaders), giá đặt biệt (special-event pricing), và chiết khấu so sánh (comparision discounting). Chiến lược lãnh đạo giá (price leaders) là chiến lược áp giá bán ngang hoặc dưới giá vốn cho một số sản phẩm để thu hút khách hàng mua nhiều hơn hay hy vọng rằng họ sẽ mua cả những sản phẩm khác có mức lãi bình thường. Chiến lược này thường được sử dụng trong các chuỗi bán lẻ hoặc siêu thị. Chiến lược giá đặt biệt (special-event pricing) là chiến lược giảm giá trong một khoảng thời gian (thường là ngày lễ) để tăng doanh số bán hàng. Chiến lược chiết khấu so sánh (comparision discounting) là chiến lược áp giá bán của một sản phẩm một mức bán nhất định và so sánh giá bán đó với giá bán của sản phẩm cạnh tranh.

184

5.3.4.3 Phân phối Phân phối là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu, như xác định kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, mức độ bao phủ thị trường, bốï trí lực lượng bán theo các khu vực thị trường, kiểm kê, vận chuyển, dự trữ.

Hình 5.9. kênh phân phối sản phẩm

Tùy đặc điểm của khách hàng, đặc điểm sản phẩm, mục tiêu marketing mà doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh với các cấu trúc khác nhau (hình 5.9) và tùy theo mục tiêu bao phủ thị trường mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn số lượng thành viên tại một cấp trung gian. Nhìn chung, mục tiêu bao phủ thị trường được chia thành 3 mức độ (hình 5.10): Phân phối rộng rãi, đó là việc sử dụng toàn bộ các trung gian hiện có với mục tiêu tối đa hóa sự bao phủ thị trường. Chẳng hạn như việc Poca tiến hành phân phối sản phẩm của mình vào mọi quầy tạp hóa, mọi quán nước. Phân phối chọn lọc đó là việc chỉ lựa chọn một số lượng trung gian nhất định, thường được ước lượng và phân bổ theo khu vực địa lý, trong số những người hiện có để tối đa hóa hiệu quả, giảm lượng hàng tồn kho. Chẳng hạn như các hãng bia thường chỉ chọn tại mỗi khu vực địa lý 1 nhà phân phối.

185

Phân phối tập trung đó là việc chỉ chọn một thành viên phân phối trong một khu vực thị trường. Tình huống này thường sử dụng đối với những sản phẩm có giá trị lớn với mục tiêu hạn chế lượng hàng tồn kho, tiết giảm chi phí. Ví dụ như hệ thống phân phối ô tô.

Sản phẩm đại trà: những sản phẩm tiện lợi ví dụ như nước ngọt coca, pin con thỏ...

Sản phẩm chọn lọc: những sản phẩm chỉ có bán tại một số cửa hàng. ví dụ iPods, tivi, giầy...

Sản phẩm độc quyền: những sản phẩm chỉ bán ở một số cửa hàng nhất định. Ví dụ, xe Airblade, BMW...

Hình 5.10. Các mức độ bao phủ thị trường

5.3.4.4 Truyền thông Là những hoạt động nhằm truyền thông tin về thông giá trị của sản phẩm tới khách hàng mục tiêu và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua sản phẩm. Truyền thông bao gồm các hoạt động quảng cáo, bán trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng. Quảng cáo là hình thức truyền thông điệp tới công chúng không thông qua việc sử dụng trực tiếp con người. Quảng cáo gồm có quảng cáo trên báo giấy, tạp chí, quảng cáo trên email, trên trang vàng, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên ti vi, đài phát thanh, internet, mạng xã hội. Bán hàng cá nhân là hình thức truyền thông thông qua việc sử dụng con người mà cụ thể là việc sử dụng nhân viên bán hàng để truyền thông, thuyết phục khách hàng. Khuyến mãi là việc sử dụng các hành động, phương tiện thúc đẩy trực tiếp hành vi mua của khách hàng. Một số hình thức khuyến mãi có thể kể đến như giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, tích lũy điểm.

186

Quan hệ công chúng là tập hợp các hành động truyền thông nhằm tạo lập và duy trì quan hệ tốt đẹp của tổ chức với công chúng trong và ngoài doanh nghiệp. Một số hình thức quan hệ công chúng có thể kể đến như việc xuất bản các ấn phẩm, tạp chí, các câu chuyện… về doanh nghiệp, các hoạt động tài trợ cho xã hội, cho các tổ chức khác, hoạt động từ thiện, hội nghị chăm sóc khách hàng…

5.3.4.5 Thiết kế kế hoạch marketing mix Việc thiết kế marketing - mix liên quan hai quyết định thuộc về ngân sách. Thứ nhất, doanh nghiệp phải quyết định tổng ngân sách dành cho các nỗ lực marketing (quyết định về chi phí marketing). Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định mức chi tổng ngân sách cho các phương tiện thuộc marketing - mix (quyết định về chi phí marketing - mix).

Hình 5.11. Cấu trúc của marketing – mix

Thứ tự và cấu trúc của marketing - mix được triển khai tùy thuộc vào phương án chiến lược marketing đã được xác định. Marketing - mix có thể được triển khai thống nhất hoặc khác biệt theo từng đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Ngoài ra, những quyết định về marketing mix chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quyết định định vị thị trường của doanh nghiệp. Trong cấu trúc của marketing - mix, sự hổ trợ và liên kết của các thành phần trong marketing - mix phải thể hiện rõ để tránh gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn,

187

một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ phải được sự hỗ trợ của việc phân phối rộng rãi, nếu không khách hàng khó có thể đáp ứng lại chương trình quảng cáo đó. Cần nhấn mạnh rằng, marketing - mix của một doanh nghiệp tại một thời điểm t nào đó đối với một sản phẩm cụ thể là một sự phối hợp giữa các biến số sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ động ( P1, P2, P3, P4 ). Đó chỉ là một sự lựa chọn trong vô số các khả năng phối hợp giữa các biến số nêu trên. Có thể thiết kế các nội dung của từng biến số trong marketing - mix bằng các chính sách hoặc các chương trình. Nhưng thông thường thì marketing - mix được triển khai bằng các chính sách. Không phải tất cả các biến số trong marketing - mix đều thay đổi trong ngắn hạn. Thường thì doanh nghiệp có thể thay đổi trong ngắn hạn các biến số như giá cả, qui mô lực lượng bán hàng và chi phí quảng cáo. Còn thì phát triển sản phẩm mới hay thay đổi kênh phân phối đòi hỏi phải có thời gian dài hơn. Vì thế trong ngắn hạn, doanh nghiệp thường không thay đổi phương án marketing - mix đã lựa chọn, mà chỉ điều chỉnh một số biến số. Cần lưu ý rằng 4P thể hiện quan điểm của người bán về các yếu tố marketing có thể sử dụng để tác động đến người mua. Còn theo quan điểm người mua thì mỗi yếu tố marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích cho khách hàng. Robert Lauterborn, Wikipedia) cho rằng 4P tương ứng với 4C (Customer needs and wants, Cost to the customer, Convenience, Communication) của khách hàng.

Do đó, những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế, thuận tiện và có thông tin hữu hiệu.

5.3.5

Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing

Chiến lược xây dựng mới chỉ dừng lại ở dạng bản kế hoạch, thể hiện các dự định cần tiến hành trong tương lai, vì vậy doanh nghiệp cần phải biến các dự định đó thành hiện thực bằng cách tổ chức thực hiện chiến lược marketing một cách hữu hiệu.

188

Nội dung của tổ chức thực hiện chiến lược marketing bao gồm:

- Xây dựng các chương trình hành động cụ thể. - Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động marketing của doanh nghiệp. - Phát triển hệ thống khen thưởng, đánh giá. - Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động viên toàn bộ nỗ lực của nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu. - Phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện các chương trình marketing đã thiết kế. - Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra các hoạt động marketing để đảm bảo rằng việc thực hiện được tiến triển theo đúng chiến lược đã vạch ra, cũng như có thể tiến hành những sự điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu.

189

TỔNG KẾT CHƯƠNG Phần 1: khái niệm căn bản về Marketing 1.

Marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ

tốt đẹp với khách hàng để có thể thu được giá trị từ khách hàng. Những người làm marketing cần thông hiểu nhu cầu khách hàng, cần phát triển và cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phải định giá, phân phối và truyền thông cổ động sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả. 2. Cảm giác của khách hàng sau khi trải nghiệm gói hàng hóa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và giá trị kỳ vọng. 

Nếu giá trị cảm nhận = giá trị kỳ vọng  khách hàng hài lòng



Nếu giá trị cảm nhận > giá trị kỳ vọng  khách hàng thỏa mãn, vui thích



Nếu giá trị cảm nhận < giá trị kỳ vọng  khách hàng thất vọng

3. Trong Marketing, thị trường được phân thành 2 loại: thị trường khách hàng cá nhân và thị trường khách hàng tổ chức. Thị trường khách hàng cá nhân bao gồm người mua, người tiêu dùng. Thị trường khách hàng tổ chức còn được gọi là thị trường công nghiệp bao gồm nhà sản xuất, người mua đi bán lại, chính phủ, các tổ chức nghiên cứu, xã hội, tổ chức phi lợi nhuận. 4. Marketing có vai trò kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm trung tâm cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing cũng là một chức năng cơ bản của doanh nghiệp cũng giống như các chức năng khác: sản xuất, tài chính, nhân sự... Nó có nhiệm vụ tạo lập, duy trì và phát triển khách hàng cho doanh nghiệp. Phần 2: tiến trình và những nội dung quan trọng của công tác quản trị marketing trong doanh nghiệp 1. Quản trị Marketing bao gồm việc hoạch định, tổ chức và kiểm soát các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Một chiến lược Marketing (sản phẩm của hoạch định) cần trả lời được hai câu hỏi quan trọng đó là: (1) Công ty cần phục vụ những khách hàng nào? và (2) Làm sao để phục vụ những khách hàng đó một cách tốt nhất. Mô tả về khách hàng mục tiêu là câu trả lời

190

cho câu hỏi thứ nhất. Các tuyên bố về giá trị hay “gói hàng hóa” sẽ chuyển giao cho khách hàng là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. 2. Hiện có 5 quan điểm định hướng phát triển Marketing mà các tổ chức thường vận dụng trong hoạt động của mình bao gồm:

- Quan điểm trọng sản xuất - Quan điểm trọng sản phẩm - Quan điểm trọng bán hàng - Quan điểm trọng marketing - Quan điểm marketing xã hội

3. Quản trị marketing có ba nội dung chủ yếu là: - Hoạch định chiến lược marketing. - Thực hiện chiến lược marketing. - Kiểm tra chiến lược và các hoạt động marketing.

191

Phần 3: vận dụng các biến số của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu marketing và hệ thống tình báo marketing để thường xuyên phân tích, đánh giá những đổi thay của môi trường, các xu hướng trong tiêu dùng, thái độ của khách hàng đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp vv...Có rất nhiều phương pháp để xác định các cơ hội thị trường, tùy theo đặc điểm hoạt động của mình mà các doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng để phân tích thị trường. Những phương pháp này bao gồm:

- Phương pháp “kẻ hở trên thị trường” - Phương pháp phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm theo khách hàng - Phương pháp phân tích bằng mạng mở rộng sản phẩm/ thị trường Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng 4 chiến lược để khai thác các cơ hội thị thường bao gồm: thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, và đa dạng hóa sản phẩm. 2. Sản phẩm tồn tại trên thị trường giống như con người tồn tại trong xã hội, chúng cũng được sinh ra, tồn tại và chết đi. Hầu như mọi sản phẩm tồn tại và phát triển trên thị trường theo một chu kì sống. Thông thường chu kì sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Tại mỗi giai đoạn, nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm là khác nhau, vì vậy, doanh nghiệp cần điểu chỉnh kế hoạch marketing mix cho phù hợp. 3. Doanh nghiệp cần phân tích độ nhạy cảm của khách hàng đối với giá, phân tích cảm nhận của khách hàng tại mỗi phân đoạn về giá. Giá có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với khách hàng này nhưng không phải là yếu tố ảnh hưởng đối với khách hàng kia. Tùy vào đặc tính của khách hàng, đặc điểm sản phẩm và mục tiêu Marketing, mỗi doanh nghiệp có một chiến lược định giá khác nhau. 4. Phân phối là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu, như xác định kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, mức độ bao phủ thị trường, bốï trí lực lượng bán theo các khu vực thị trường, kiểm kê, vận chuyển, dự trữ.

192

CHƯƠNG 6.

KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Kế toán là cần thiết nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của bạn trong tầm tay và bạn có thể đo lường và dự đoán. Có hệ thống theo dõi kinh doanh tài sản, nợ phải trả, thu nhập và cho phép bạn thực hiện một cách thông minh các quyết định kinh doanh dựa trên hiệu suất kinh doanh bạn đã thực hiện được và sức khỏe tài chính hiện tại của công ty bạn. Với một hệ thống kế toán rõ ràng, tổ chức của bạn không chỉ có thể phân tích dữ liệu tài chính của công ty của bạn mà còn giúp nó phát triển và gia tăng lợi nhuận. Kế toán cũng sẽ giúp bạn thỏa mãn khách hàng của bạn, giúp bạn biết vị trí tài chính mà công ty của bạn đang có trên mối tương quan giữa Doanh thu và Chi phí, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì bạn cần làm trong tương lai để duy trì mức độ hài lòng của khách hàng và phát triển doanh nghiệp của bạn. Nói cách khác, kế toán là sự tín nhiệm của thế giới kinh doanh. Học xong chương này, sinh viên sẽ nắm được: -

Bản chất của kế toán, vai trò cung cấp thông tin cho các nhà làm quyết định và các yêu cầu đối với thông tin kế toán.

-

Phân biệt được kế toán tài chính và kế toán quản trị

-

Nắm được đối tượng phản ánh của kế toán và đặc trưng của nó

-

Hiểu rõ quy trình kế toán

-

Hiểu khái quát về hệ thống các phương pháp kế toán

-

Hiểu khái quát hệ thống báo cáo kế toán tài chính

-

Hiểu được kế toán là một nghề nghiệp với những trách nhiệm về đạo đức

193

6.1 Tổng quan về kế toán

6.1.1 Khái niệm Ngày nay trong phần lớn các tài liệu về kế toán đã có khái quát, nêu ra định nghĩa về kế toán. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán7 ở Việt Nam (1991) định nghĩa “kế toán là một hệ thống thông tin và kiểm tra về tài sản trong các tổ chức bằng hệ thống các phương pháp khoa học. Kế toán nghiên cứu tài sản trong quan hệ với nguồn hình thành và quá trình vận động của tài sản trong các tổ chức, các đơn vị”. Định nghĩa trên cho thấy: tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình sử dụng các nguồn lực đó theo mục đích của mỗi tổ chức là đối tượng để kế toán phản ánh, ghi chép và công bố thông tin. Có thể giải thích một số thuật ngữ cơ bản trong định nghĩa trên về kế toán đối với trường hợp của một doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng cần phải có một lượng tài sản nhất định. Lượng tài sản này có thể là tiền, vật tư, máy móc, nhà xưởng...nhưng tất cả đều phải có nguồn gốc hình thành của nó. Nguồn gốc hình thành tài sản chính còn được gọi là nguồn vốn trong kế toán. Thông tin về nguồn vốn rất cần thiết cho người quản lý để đánh giá tình hình tài chính của đơn vị. Về nguyên tắc, nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp có thể do người chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc đi vay từ ngân hàng, từ các tổ chức, cá nhân khác. Tính pháp lý đối với nguồn vốn do người chủ bỏ ra và do vay nợ là hoàn toàn khác nhau trong kinh doanh, nên việc kế toán phản ánh riêng lẽ hai loại nguồn vốn này là rất cần thiết. Ngoài ra, quá trình hoạt động của doanh nghiệp chính là quá trình doanh nghiệp sử dụng số tài sản đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Biểu hiện của quá trình này chính là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tùy thuộc vào qui mô, đặc điểm và định hướng hoạt động của từng doanh nghiệp. Đó là những nghiệp vụ về mua và bán hàng hóa, nghiệp vụ thanh toán với người bán và người mua, các nghiệp vụ về trả lương, nộp thuế cho nhà nước, các hoạt động về đầu tư mới nhà xưởng, nghiệp vụ về phân chia lợi nhuận và nhiều nghiệp vụ khác. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính này là đối tượng nghiên cứu của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý. Định nghĩa về kế toán cũng được ghi nhận trong Luật Kế toán nước CHXHCN Việt Nam. Theo đó: “kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài 7

Nguyễn Gia Thụ, Nguyễn Quang Quynh, 1991, Lý thuyết hạch toán kế toán, NXBXD, tr. 13

194

chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”8. Định nghĩa này cụ thể hóa hơn các công việc của kế toán: từ giai đoạn thu thập dữ liệu ban đầu đến việc xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính. Kế toán sử dụng nhiều thước đo để phản ánh các thông tin kinh tế tài chính, trong đó thước đo giá trị là thước đo chủ yếu và bắt buộc. Định nghĩa về kế toán cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác bởi các học giả và các tổ chức kế toán trên thế giới. Ủy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định.” Viện Kế toán công Hoa Kỳ (1953) định nghĩa: “kế toán là một nghệ thuật ghi nhận, phân loại và tổng hợp các sự kiện kinh tế dưới hình thái tiền tệ theo một phương thức có ý nghĩa và giải thích các kết quả đó”. Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (1966) thì định nghĩa kế toán là “quá trình xác định, đo lường và cung cấp những thông tin kinh tế hữu ích cho việc phán đoán và ra quyết định”. Giáo sư, Tiến sĩ Robert Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi tiếng của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”. Tuy có nhiều định nghĩa về kế toán nhưng chung quy lại, có thể rút ra một số điểm chung như sau: - Kế toán nghiên cứu tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Đó cũng chính là các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh ở các tổ chức có sử dụng tài sản để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình. - Kế toán sử dụng ba loại thước đo để phản ánh là thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo lao động, trong đó thước đo giá trị là bắt buộc để có thể tổng hợp toàn bộ các hoạt động kinh tế ở tổ chức. - Kế toán được xem là một hệ thống thông tin ở mỗi tổ chức. Hệ thống đó được vận hành qua một quá trình thu thập, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin bằng các phương pháp riêng có của kế toán. - Chức năng của kế toán là thông tin và kiểm tra về quá trình hình thành và sự vận động của tài sản.

8

Điều 3, Luật Kế toán do Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015

195

Tóm lại, Kế toán là một khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và các tổ chức khác có sử dụng tài sản để thực hiện một mục tiêu nào đó. Thông tin kế toán được sử dụng bởi nhiều đối tượng: từ nhà quản trị doanh nghiệp đến nhà đầu tư, ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và những ai có quan tâm đến lợi ích của tổ chức đó.

6.1.2 Kế toán tài chính và kế toán quản trị Một tế bào của nền kinh tế mà lợi ích của nó có liên hệ đến nhiều đối tượng: từ người chủ sở hữu, nhà quản trị tại doanh nghiệp đến các đối tượng bên ngoài, như: Nhà nước, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, các tổ chức và cá nhân khác. Mỗi đối tượng trên có những nhu cầu thông tin riêng xuất phát từ những lợi ích riêng của mỗi đối tượng đối với doanh nghiệp. Do vậy, xem xét vai trò của thông tin kế toán cần quan tâm đến những nhóm đối tượng riêng biệt. Sơ đồ 6.1 phát họa vai trò của thông tin kế toán với các đối tượng sử dụng khác nhau. Có thể thấy vai trò này thể hiện qua hai nhóm đối tượng là các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị ở doanh nghiệp: do doanh nghiệp có tính tự chủ trong việc sử dụng các nguồn lực của mình nên người quản trị doanh nghiệp cần có thông tin để hoạch định, tổ chức và kiểm soát toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của mình. Những vấn đề như: -

Tình hình các loại tài sản của doanh nghiệp như thế nào?

-

Thực trạng và khả năng vay nợ của doanh nghiệp ra sao?

-

Lợi nhuận đạt được đối với doanh nghiệp trong kỳ vừa qua là bao nhiêu?

-

Sản phẩm nào cần sản xuất? Giá bán là bao nhiêu?

-

Ảnh hưởng của việc tăng giá hay giảm giá các yếu tố đầu vào đối với hoạt động của doanh nghiệp ra sao?

Có thể nói, nhu cầu thông tin kế toán của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp rất phong phú, đa dạng, và thay đổi liên tục. Hệ thống kế toán trong điều kiện đó cần phải cung cấp thông tin toàn diện về mọi hoạt động của doanh nghiệp để nhà quản trị có cơ sở ra quyết định đúng đắn. Vai trò của thông tin kế toán đối với nhóm đối tượng này thể hiện trên các mặt:

196

-

Giúp nhà quản trị ở doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ số tài sản hiện có, tình hình biến động và sử dụng các tài sản trong hoạt động kinh doanh theo đúng các mục tiêu đã định, tránh tình trạng thất thoát hay sử dụng lãng phí tài sản.

-

Giúp nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản vay nợ, tình hình huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu, qua đó đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người cho vay, nhà nước, người lao động và các tổ chức khác.

Hệ thống kế toán

Báo cáo kế toán

Hoạt động

Hoạt động kinh doanh

kinh doanh

Người sử dụng

Người sử dụng ở DN

ngoài DN

Chủ sở hữu Nhà quản trị Giám sát viên

Nhà nước Ngân hàng Nhà đầu tư Người bán Tổ chức khác

Hình 6.1. Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và người sử dụng

Thông qua thông tin do kế toán cung cấp, nhà quản trị có thể xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động đầu tư và huy động vốn, xây dựng các chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp.

197

-

Là cơ sở để các nhà quản trị ra các quyết định liên quan đến tài sản và nguồn vốn của mình. Có thể thấy: thông tin kế toán phục vụ cho nhóm đối tượng này là nhằm vào quản trị

doanh nghiệp: từ công tác hoạch định đến việc tổ chức, đánh giá, kiểm soát và ra quyết định. Hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho nhóm đối tượng này được gọi là kế toán quản trị. Đối với các đối tượng ngoài doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng này thường khác nhau do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, nhưng chung quy lại có hai nhóm. Một là nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý kinh tế của nhà nước. Hai là nhu cầu thông tin phục vụ cho lợi ích riêng lẽ của các tổ chức kinh tế hay cá nhân có liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể: -

Đối với Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý các tổ chức kinh tế trên cơ sở hệ thống luật pháp và rất cần thông tin kế toán để kiểm tra, kiểm soát tình hình tuân thủ pháp luật của các tổ chức. Thông tin kế toán về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp còn là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tổng hợp thực trạng hoạt động của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi khu vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế; qua đó xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, đặc biệt là các chính sách về thuế.

-

Đối với các đối tượng khác: Lợi ích của những đối tượng này thường liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp nên thông tin kế toán có những vai trò riêng. Chẳng hạn: ngân hàng và các tổ chức tài chính thường sử dụng thông tin kế toán để đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ vay của các tổ chức kinh tế. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định tài trợ thích hợp đối với từng tổ chức kinh tế. + Đối với người chủ sở hữu: người chủ sở hữu chỉ được xem là người ngoài doanh nghiệp khi có sự tách rời đáng kể với người quản lý doanh nghiệp như trường hợp của các công ty cổ phần niêm yết giá hay các doanh nghiệp nhà nước. Ở khía cạnh này, thông tin kế toán không chỉ giúp người chủ sở hữu đánh giá tình hình sử dụng và khả năng sinh lời của vốn, mà trong một chừng mực còn kiểm soát các hoạt động của người quản lý nhằm bảo vệ tài sản, và có những quyết định phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.

198

+ Đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, nhà cung cấp, khách hàng và các cá nhân, tổ chức khác, thông tin kế toán là cơ sở để các đối tượng trên có những quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao dịch kinh tế trong tương lai. Mặc dù vai trò của thông tin kế toán đối với mỗi đối tượng bên ngoài là khác nhau, nhưng thực chất thông tin kế toán thường liên quan đến các vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo kế toán cung cấp cho các đối tượng này thường gọi là báo cáo tài chính theo những mục đích chung. Trong thực tế, những báo cáo này thường là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh. Hệ thống kế toán xử lý và cung cấp những thông tin này được gọi là kế toán tài chính. Cần chú ý là thông tin của kế toán tài chính cũng rất cần thiết cho các nhà quản lý ở doanh nghiệp. Những phân tích trên cho thấy thông tin kế toán có vai trò không chỉ trong quản trị nội bộ một tổ chức mà còn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phục vụ cho các đối tượng bên ngoài trong việc ra quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. Nó như một bộ phận gắn liền, không thể thiếu được trong hệ thống quản lý ở các đơn vị có sử dụng tài sản, tiền vốn nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhận thức đúng đắn vai trò này là rất cần thiết để việc thiết kế hệ thống kế toán ở mỗi tổ chức vừa đảm bảo nhu cầu thông tin cho quản lý nội bộ, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài.

6.2 Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính. Nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài trong hoạt động kinh doanh thì cần phải hiểu rõ về các báo cáo tài chính. Lý do thứ nhất là luật pháp không còn cho phép các lãnh đạo cấp cao thoái thác trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến việc báo cáo các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh đang bị “nhiễm độc” bởi các hình thức báo cáo tài chính gian lận và các hành vi không trung thực khác, lãnh đạo cấp cao cần phải chịu trách nhiệm đối với các báo cáo tài chính được phát hành. Một lý do khác nữa đó là các nhà lãnh đạo cũng cần phải biết là doanh nghiệp của mình đang hoạt động rất tốt hay đang trên đà phá sản. Nói một cách ví von, nếu người lãnh đạo không hiểu những báo cáo tài chính do kế toán lập ra thì ông ta sẽ giống như một phi công không biết đọc các hướng dẫn trong buồng lái, và ông ta có thể giữ máy bay trên không trong một lúc, nhưng ông ta sẽ không nhận ra bất kỳ dấu hiệu của những rắc rối sắp xảy ra cho đến khi quá muộn.

199

Giả sử bà A mở một công ty ABC. Và bản thân bà A cảm thấy bà ấy đang kinh doanh khá tốt. Sau đó, bà có một cơ hội để mua lại một cửa hàng ở gần với giá rất phải chăng, và bà ấy có thể mở rộng kinh doanh bằng cách vay ngân hàng và đầu tư thêm một ít từ tiền của mình. Như vậy, đây là lúc bà ấy cần quyết định. Bà ấy biết là bất kỳ sự khởi đầu mới nào cũng có rất nhiều rủi ro và trước khi quyết định làm gì, bà ấy cần hiểu rõ là bà ấy có thật sự đang kinh doanh tốt hay không, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Như vậy, bà A sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động kinh doanh của chính mình. Vậy từ đâu mà bà A có thể biết một cách chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC. Chính các báo cáo tài chính cơ bản sẽ cung cấp những thông tin cần thiết. Để hiểu rõ và dễ dàng hình dung về những lợi ích thiết thực mà các báo cáo tài chính có thể đem lại, chúng ta đưa ra một tình huống và phân tích. Hãy giả sử là bạn cần kiếm tiền khi bạn đang học đại học, và bạn đã quyết định sẽ bắt đầu kinh doanh nhỏ, bạn mở công ty SV, bắt đầu từ ngày 01/09/20X1. Bạn sẽ bán một vài món đồ cho các bạn sinh viên khác, và để đơn giản, giả sử là việc kinh doanh của bạn sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng tiền mặt; có nghĩa là bạn sẽ chi trả cho mọi thứ bằng tiền mặt và mọi người mua hàng từ bạn đều trả bằng tiền mặt. Khái niệm tiền mặt có vẻ đơn giản, ví như ngay bây giờ bạn sẽ có ít nhất một ít tiền trong người - có thể là tiền giấy hoặc tiền xu. Tuy nhiên, trong kế toán, thuật ngữ “tiền mặt” lại hàm ý nhiều thứ hơn chỉ là tiền giấy và tiền xu. Nó bao gồm cả tiền mà bạn có trong các tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm, gồm cả tất cả các loại hình mà bạn đã ký gởi trong tài khoản của mình, như là lệnh chuyển tiền hay các loại séc khác nhau. Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải xác định một cách chính xác bạn sẽ bán cái gì. Bạn nhận thấy là với khối lượng bài về nhà, thi cử, các hoạt động xã hội, và nhiều thứ bận rộn khác, thì bạn và hầu hết những sinh viên đại học khác đều chịu khá nhiều áp lực. Các bạn rất cần những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, và từ đó, bạn nảy ra một ý tưởng là bạn sẽ bán một sản phẩm có tên là “Gói đồ chơi xả stress”. Cụ thể là bạn sẽ mua những đồ chơi nhỏ và những thứ có thể giúp các bạn sinh viên giải trí, sau đó gói chúng lại trong một cái túi nhựa có màu sắc sặc sỡ như cầu vồng cho bắt mắt. Và xuất phát điểm của bạn gồm có: Bạn có đủ tiền để mua những thứ đồ chơi nhỏ và túi nhựa trong vòng 1 tháng. Sau đó, bạn sẽ dùng tiền kiếm được từ việc bán những

200

“Gói đồ chơi Xả stress” để mua tiếp trong thời gian tiếp theo. Mỗi túi nhựa bạn mua có giá 10.000 đồng, và bạn sẽ bỏ vào trong đó 5 thứ đồ chơi bất kỳ sau, và mỗi món đồ chơi bạn đều mua với giá 10.000 đồng. Bạn dự định sẽ bán mỗi gói đồ chơi xả stress với giá 100.000 đồng và bạn sẽ thuê một cái bàn phía ngoài nhà ăn để trưng bày, việc thuê bàn tốn 200.000 đồng một tháng. Thực ra thì hiện tại kết quả học tập của bạn chưa cao, vì vậy bạn cần thời gian để đầu tư cho việc học nữa, nên bạn quyết định sẽ thuê thêm các bạn học (những bạn đáng tin cậy, có điểm cao hơn bạn). Những bạn này sẽ giúp bạn bán vào những lúc cao điểm Như vậy, họ sẽ làm việc từ trưa cho tới 2h chiều các ngày trong tuần, trừ cuối tuần, và bạn sẽ trả họ 60.000 đồng một giờ. Từ đó, tiền lương bạn phải trả hàng tháng là 2.400.000 đồng (2 giờ × 5 ngày × 4 tuần = 40 giờ × 60.000 đồng). Cuối cùng, bạn sẽ quảng cáo trên báo của trường, và chi phí quảng cáo này là 400.000 đồng/tháng. Vì vậy, tổng chi phí hàng tháng của bạn là 3.000.000 đồng (200.000 đồng + 2.400.000 đồng + 400.000 đồng).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Giả sử trong suốt tháng đầu tiên mà bạn kinh doanh, bạn bán được 100 gói đồ chơi. Số lượng hàng bán có vẻ tốt, nhưng liệu bạn thực sự có lãi không? Để biết được điều đó, bạn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cho thấy doanh thu và chi phí mà bạn có. Chi phí được chia thành 2 loại: -

Giá vốn hàng bán: tổng chi phí mua của số hàng mà bạn bán được

-

Chi phí hoạt động kinh doanh: tất cả các chi phí khác không bao gồm giá vốn hàng bán.

201

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SV (VNĐ) Doanh thu (100x100.000)

10.000.000

Giá vốn hàng bán (100x60.000)

6.000.000

Lợi nhuận gộp (100x40.000)

4.000.000

Chi phí hoạt động: Lương

2.400.000

Quảng cáo

400.000

Thuê bàn

200.000 3.000.000

Lợi nhuận ròng

1.000.000

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bạn đã cho thấy điều gì? Nó cung cấp 4 thông tin rất giá trị sau: -

Bạn đã bán 100 sản phẩm với đơn giá là 100.000 đồng, mang lại doanh thu của bạn là 10.000.000 đồng.

-

Mỗi sản phẩm bạn bán có chi phí là 60.000 đồng (10.000 đồng cho cái túi nhựa và 5 thứ đồ chơi mỗi thứ 10.000 đồng. Vậy giá vốn hàng bán của bạn là 6.000.000 đồng (100 sản phẩm × 60.000 đồng).

-

Lợi nhuận gộp của bạn chính là số tiền còn lại sau khi trừ doanh thu cho giá vốn, là 4.000.000 đồng (100 sản phẩm × 40.000 đồng).

-

Sau khi trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh là 3.000.000 đồng - đây chính là chi phí để bạn tiến hành kinh doanh mà không bao gồm giá vốn hàng bán - bạn sẽ có lợi nhuận ròng là 1.000.000 đồng.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn? Có 3 phương án có thể xem xét: -

1. Giảm giá vốn hàng bán (ví dụ như chỉ gói 4 thứ đồ chơi thay vì 5 như hiện tại)

-

2. Giảm chi phí hoạt động kinh doanh (Tiền lương, quảng cáo, thuê bàn)

202

-

3. Tăng số lượng sản phẩm bán được. Để cân nhắc các phương án này một cách cẩn thận, hãy lập Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh cho mỗi phương án. Và trên cơ sở đó, đưa ra một lựa chọn hợp lý. Phương án 1, giảm số đồ chơi trong gói. Như vậy, giá vốn hàng bán đơn vị của bạn sẽ giảm từ 60.000 đồng xuống 50.000 đồng (4 đồ chơi với giá 10.000 đồng + 1 túi nhựa giá 10.000 đồng). Trong trường hợp này, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ như sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SV (VNĐ) Doanh thu (100x100.000)

10.000.000

Giá vốn hàng bán (100x50.000)

5.000.000

Lợi nhuận gộp (100x50.000)

5.000.000

Chi phí hoạt động: Lương

2.400.000

Quảng cáo

400.000

Thuê bàn

200.000 3.000.000

Lợi nhuận ròng

2.000.000

Phương án 1 có vẻ đem lại một kết quả khá tốt. Trong trường hợp này, lợi nhuận ròng của bạn tăng gấp đôi từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng bởi vì lợi nhuận ròng mỗi đơn vị bán hàng của bạn tăng 10.000 đồng (và bạn đã bán được 100 gói đồ chơi). Nhưng phương án này sẽ có điểm bất lợi là: Nếu bạn giảm số đồ chơi có trong túi, khách hàng của bạn có thể sẽ cảm thấy giá trị sản phẩm họ mua bị giảm so với số tiền họ bỏ ra. Và trong ngắn hạn, lợi nhuận ròng của bạn có thể tăng lên, nhưng về lâu dài, bạn có thể làm mất khách hàng và việc kinh doanh của bạn sẽ gặp rất rối lớn, và bạn có thể sẽ bị phá sản. Phương án thứ 2, giảm chi phí hoạt động của bạn. Về lý thuyết, đó là một ý tưởng tốt, nhưng trên thực tế, ít nhất là trong trường hợp này của bạn, có lẽ không khả thi lắm. Tại sao? Thứ nhất, vì bạn không thể bán những gói đồ chơi của mình mà không có cái bàn và bạn cũng cần thuê thêm người (bởi vì việc học, điểm số của bạn không cải thiện mấy nên

203

bạn không thể suốt ngày ngồi ở bàn để bán). Thứ hai, nếu bạn giảm lương trả cho các bạn học, sẽ rất khó để tìm được người muốn làm cho bạn. Cuối cùng, bạn có thể giảm chi phí quảng cáo bằng việc đăng quảng cáo hai tuần một lần thay vì hàng tuần, nhưng điều này chỉ làm tăng lợi nhuận của bạn lên 200.000 đồng một tháng nhưng lại khiến nguồn thông tin về công ty của bạn trở nên hạn chế đối với sinh viên toàn trường, và từ đó rất dễ làm giảm doanh thu về lâu dài. Phương án thứ 3, tăng doanh thu. Phương án này hầu như không có điểm bất cập gì cả. Nếu bằng cách nào đó bạn có thể làm tăng số lượng sản phẩm bán ra từ 100 gói đồ chơi xả stress một tháng lên 150 gói, thì lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên, mặc dù bạn vẫn gói 5 thứ đồ chơi trong 1 gói. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong trường hợp này cụ thể như sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SV (VNĐ) Doanh thu (150x100.000)

15.000.000

Giá vốn hàng bán (150x60.000)

9.000.000

Lợi nhuận gộp (150x50.000)

6.000.000

Chi phí hoạt động: Lương

2.400.000

Quảng cáo

400.000

Thuê bàn

200.000 3.000.000

Lợi nhuận ròng

3.000.000

Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là phương pháp giúp tìm ra mức doanh thu mà công ty cần đạt được để tránh bị lỗ, hay nói cách khác là để hòa vốn. Để hòa vốn (tức là không có lãi cũng không có lỗ), tổng doanh thu phải bằng chính xác tổng chi phí (cả định phí lẫn biến phí). Để xác định mức doanh thu đạt được để hòa vốn, cần làm những việc sau: -

Xác định tổng định phí, hay còn gọi là chi phí cố định, bởi vì những khoản chi

204

phí này sẽ không thay đổi khi số lượng hàng bán ra thay đổi. -

Ví dụ công ty SV: Định phí = 2.400.000 đồng Lương + 400.000 đồng Quảng cáo + 200.000 đồng Thuê bàn = 3.000.000 đồng

-

Xác định biến phí: Tổng biến phí sẽ thay đổi khi số lượng hàng bán ra thay đổi, nhưng biến phí đơn vị là không đổi. Biến phí được trình bày dưới dạng biến phí đơn vị. Ví dụ công ty SV: Biến phí đơn vị = 60.000 đồng (10.000 đồng cho túi nhựa và 50.000 đồng cho đồ chơi)

-

Xác định Số dư đảm phí đơn vị (hay còn gọi là lãi trên biến phí): giá bán đơn vị trừ đi biến phí đơn vị:

-

Ví dụ công ty SV: Số dư đảm phí đơn vị = 100.000 đồng giá bán – 60.000 đồng biến phí đơn vị = 40.000 đồng

-

Tính ra lượng hòa vốn: định phí ÷ Số dư đảm phí đơn vị

-

Ví dụ công ty SV: Lượng hòa vốn = 3.000.000 đồng định phí ÷ 40.000 đồng Số dư đảm phí đơn vị = 75 sản phẩm Những tính toán trên cho thấy nếu bạn bán được 75 gói đồ chơi thì bạn sẽ hòa vốn

(không có lãi cũng không bị lỗ). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể trong trường hợp này như sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SV (VNĐ)

Doanh thu (75x100.000)

7.500.000

Giá vốn hàng bán (75x60.000)

4.500.000

Lợi nhuận gộp (150x50.000)

3.000.000

Chi phí hoạt động: Lương

2.400.000

Quảng cáo

400.000

Thuê bàn

200.000 3.000.000

Lợi nhuận ròng

0

205

Vậy nếu bạn muốn kinh doanh tốt hơn, không chỉ dừng lại ở việc hòa vốn? Hay nếu bạn muốn có một khoản lợi nhuận là 2.000.000 đồng trong tháng tới? Bạn cần phải bán bao nhiêu gói đồ chơi? Bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách dựa vào kết quả của việc phân tích điểm hòa vốn ở trên. Hãy chú ý là mỗi một sản phẩm được bán thêm thì sẽ mang tới cho bạn 40.000 đồng lợi nhuận (Số dư đảm phí đơn vị). Nếu bạn muốn có được 2.000.000 đồng lợi nhuận—tức là có thêm 2.000.000 đồng so với mức hòa vốn—thì bạn phải bán thêm 50 gói đồ chơi (mức lợi nhuận mong muốn 2.000.000 đồng chia cho Số dư đảm phí đơn vị 40.000 đồng) ngoài 75 gói đồ chơi bạn bán để được hòa vốn. Như vậy, nếu bạn bán 125 gói đồ chơi mỗi tháng (75 gói để hòa vốn + 50 gói bán thêm), bạn sẽ có được lợi nhuận là 2.000.000 đồng/tháng. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn rất hữu ích. Nó giúp xác định được mức doanh thu mà công ty cần phải đạt được để tránh thua lỗ và mức doanh thu để công ty có được lợi nhuận mong muốn. Những thông tin như thế sẽ giúp cho công ty lên kế hoạch tốt cho việc kinh doanh của mình. Ví dụ, khi biết được là bạn cần phải bán được 125 gói đồ chơi để có được lợi nhuận 2.000.000 đồng, bạn sẽ quyết định được bạn cần bao nhiêu thời gian và tiền để đầu tư và việc quảng bá cho sản phẩm của mình.

Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán trình bày những thông tin sau: -

Tài sản: nguồn lực giúp bạn có những lợi ích trong tương lai.

-

Nợ phải trả: những khoản nợ mà công ty nợ cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài

-

Vốn chủ sở hữu: khoản đầu tư của bạn trong doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết là doanh nghiệp đã tạo ra được bao

nhiêu lợi nhuận trong một khoản thời gian nhất định thì Bảng cân đối kế toán sẽ cho biết doanh nghiệp đang có những gì (và nó từ đâu đến) tại một thời điểm nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp đều lập báo cáo tài chính cho 12 tháng – tức là một năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12 hoặc một ngày thích hợp nào đó, ví dụ như 30/06 hoặc 30/09. Vậy tại sao năm tài chính lại khác nhau? Một công ty thường chọn năm tài chính có ngày kết thúc trùng với ngày kết thúc đợt bán hàng cao điểm; vì vậy mà một nhà cung cấp

206

thịt cua sẽ có thể kết thúc năm tài chính của họ vào tháng 10 khi mà cua hết mùa. Hầu hết các công ty cũng sẽ lập báo cáo tài chính hàng quý hoặc hàng tháng. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên cân đối kế toán như sau : Tài sản = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu Cân đối quan trọng này nhấn mạnh tổng tài sản của công ty đến từ các nguồn: hoặc là từ các khoản vay (nợ phải trả) hoặc là từ các khoản đầu tư của chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu). Điều này có nghĩa là phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán và tổng phần nợ phải trả với vốn chủ sở hữu phải bằng nhau. Trở lại ví dụ công ty SV, hai Bảng cân đối kế toán được lập: tại ngày đầu tiên công ty được thành lập và tại ngày kết thúc tháng kinh doanh đầu tiên của bạn. Giả sử rằng khi bạn mở công ty SV, bạn đã mượn 4.000.000 đồng từ bố mẹ và bạn bỏ ra 2.000.000 đồng tiền túi của mình. Nếu nhìn vào Bảng cân đối kế toán đầu tiên của mình, bạn sẽ thấy là công ty của bạn có 6.000.000 đồng tiền mặt (đó chính là tài sản của công ty bạn). Trong đó, bạn mượn 4.000.000 đồng (chính là nợ phải trả) và đầu tư 2.000.000 từ tiền túi của mình (chính là vốn chủ sở hữu). Và cho tới thời điểm này thì tổng tài sản của công ty bạn bằng tổng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán Công ty SV (VNĐ) Ngày 01/09/20X1 Tài sản Tiền mặt

6.000.000

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

4.000.000

Vốn chủ sở hữu

2.000.000

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

6.000.000

207

Trong vòng một tháng, công ty SV đã kiếm được 1.000.000 đồng lợi nhuận (từ việc bán được 100 gói đồ chơi) và bạn đã quyết định để dành lại phần lợi nhuận kiếm được này trong công ty. Khoản lợi nhuận 1.000.000 đồng này làm tăng hai khoản mục trên Bảng cân đối kế toán: đó là tài sản (tiền mặt) và vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu). Trong bảng cân đối kế toán thứ 2 có 7.000.000 tiền mặt: trong đó, 4.000.000 đồng bạn mượn và 3.000.000 đồng bạn đã đầu tư vào công ty (vốn gốc 2.000.000 đồng và khoản lợi nhuận trong tháng đầu tiên 1.000.000 đồng mà bạn giữ lại cho công ty). Bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng cụ thể như sau:

Bảng cân đối kế toán Công ty SV (VNĐ) Ngày 30/09/20X1 Tài sản Tiền mặt

7.000.000

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

4.000.000

Vốn chủ sở hữu

3.000.000

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

7.000.000

6.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chủ sở hữu, nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng đều có thể biết được rất nhiều thông tin từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mỗi một báo cáo có những chức năng công bố thông tin riêng của nó. Ví dụ, bảng cân đối kế toán sẽ cho biết doanh nghiệp có những tài sản nào và chúng từ đâu mà có. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ công bố lợi nhuận thu được trên cơ sở dồn tích (tức là ghi nhận doanh thu và chi phí khi chúng phát sinh bất kể đã nhận hoặc chi tiền hay chưa). Nhưng yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp đó là tạo ra được lượng tiền đủ để duy trì hoạt động của bản thân

208

doanh nghiệp đó. Và thực tế cũng cho thấy là có rất nhiều doanh nghiệp gặp rắc rối với tiền mặt của mình. Những vấn đề này có thể nảy sinh vì hàng hóa của doanh nghiệp chưa bán được như dự đoán, hay doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều tiền vào nhà xưởng trong khi công suất không được sử dụng hết. Hoặc có trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hoặc doanh nghiệp đã chi tiêu vượt quá định mức. Những lý do trên có thể khiến doanh nghiệp gặp rắc rối về tiền mặt. Từ đó, để tránh nhũng rắc rối này, chủ sở hữu và nhà đầu tư cần có một báo cáo giúp họ hiểu hơn về dòng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết tiền của doanh nghiệp đến từ đâu và nó đã đi đâu. Dòng tiền từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành ba loại: -

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: đến từ hoạt động kinh doanh chính hàng ngày của doanh nghiệp.

-

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: tiền có từ việc mua bán các tài sản dài hạn.

-

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: tiền có từ việc mua và bán các loại chứng khoán hoặc các nguồn dùng để đầu tư cho công ty.

6.3 Kế toán dồn tích Báo cáo tài chính là công cụ hữu ích cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Là người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để ra quyết định, bạn cần đặt câu hỏi rằng doanh thu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phải là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ hay không? Chi phí phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phải là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hay không? Để trả lời hai câu hỏi trên, bạn cần biết rằng báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích hay cơ sở kế toán tiền. Vậy cơ sở kế toán dồn tích là gì? Và cơ sở kế toán tiền là gì? Trong các giao dịch mua bán thực tế thì không phải lúc nào người mua cũng sẵn sàng thanh toán tiền ngay tại thời điểm nhận hàng và sử dụng dịch vụ, hay nói cách khác không phải lúc nào người bán cũng có thể nhận được ngay các khoản thanh toán bằng tiền từ khách hàng khi bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những vấn đề liên quan

209

đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: -

Khi doanh nghiệp bán chịu cho người mua (người mua nhận được hàng nhưng chưa thanh toán) thì doanh nghiệp sau đó sẽ có quyền được nhận tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ (tức các khoản thanh toán) từ người mua, từ đó hình thành nên tài sản là Nợ phải thu khách hàng.

-

Khi doanh nghiệp mua hàng và/hoặc các dịch vụ khác mà chưa thanh toán tiền cho người bán thì doanh nghiệp sau đó có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán bằng nguồn lực của mình, từ đó hình thành nên Nợ phải trả người bán.

-

Một doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm và lưu trữ trước khi bán chúng, từ đó hình thành nên tài sản là Hàng tồn kho.

-

Một doanh nghiệp mua tài sản dài hạn sử dụng cho nhiều năm như xe hơi, nhà xưởng, máy móc .., từ đó hình thành nên tài sản là Tài sản cố định.

-

Những vấn đề nêu trên thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng cơ sở kế toán dồn tích để ghi chép kế toán. Theo chuẩn mực kế toán việt nam (VAS 01) kế toán dồn tích là kế toán mà theo đó mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Một số nguyên tắc cơ bản trong kế toán dồn tích là: -

Doanh thu (thu nhập) được ghi nhận trong kỳ kế toán khi phát sinh lợi ích kinh tế trong tương lai; nghĩa là trong thời kỳ mà doanh nghiệp đã bán hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo những hợp đồng đã cam kết, không quan tâm đến việc đã thu tiền hay chưa. Đây chính là nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Ví dụ: Ngày 27/12, hãng Toyota bán một chiếc xe và được thanh toán tiền vào ngày 11/1 năm sau. Doanh thu phát sinh vào tháng 12 và phải được ghi nhận trong tháng này cho dù trong tháng này Toyota chưa nhận được tiền thanh toán.

-

Chi phí được ghi nhận khi việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ thực tế đã phát sinh, và gắn liền với doanh thu trong kỳ đó, bất kể doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chưa. Đó chính là nguyên tắc phù hợp, chi phí đi liền với doanh thu, chi phí gắn liền và phù hợp với thu nhập.

210

Ví dụ, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí tiền điện phát sinh trong tháng mười hai nhưng thực tế thì đến tháng giêng doanh nghiệp mới nhận được hóa đơn tiền điện và thanh toán. Vì chi phí tiền điện này phát sinh trong tháng mười hai nên phải được ghi nhận và phù hợp với doanh thu của tháng mười hai cho dù trên thực tế thì chi phí này mãi đến tháng giêng mới được thanh toán. -

Lợi nhuận kế toán theo cơ sở dồn tích được xác định là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí được ghi nhận trong kỳ kế toán. Như vậy, đo lường lợi nhuận phản ánh nguyên tắc phù hợp và có liên quan chặt chẽ với cách thức đo lường doanh thu và chi phí.

-

Một sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra để bán hoặc doanh nghiệp mua từ doanh nghiệp khác để bán lại được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán là hàng tồn kho và cho đến khi sản phẩm này thực sự được bán thì giá vốn của sản phẩm này được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh ở mục Giá vốn hàng bán.

-

Ví dụ: Ngày 27/12/2014, hãng Toyota trả tiền mua lô thép trị giá $100,000 để sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2015, lô thép này mới được đưa vào sản xuất. Do đó, Toyota không thể ghi nhận đây là chi phí trong năm 2014. Vì sao? Vì lợi ích của việc mua lô thép này chưa có, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí phải đi liền với doanh thu, mà trên thực tế trong năm 2014 lô thép này chưa được sử dụng để tạo ra doanh thu trong năm 2014 nên mặc dù việc chi trả trên thực tế đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận, chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ phát sinh chi trả (2014). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2015, Toyota sử dụng lô thép này để sản xuất xe hơi và tạo ra doanh thu trong năm 2015, lúc đó chi phí đã trả cho lô thép này mới được ghi nhận và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 2015.

-

Một tài sản dài hạn được doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong nhiều năm, chẳng hạn như máy móc, thiết bị sản xuất, nhà xưởng, v.v được ghi nhận trên trên Bảng cân đối kế toán là tài sản cố định. Giá trị của tài sản sẽ được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó. Giá trị phân bổ hàng năm này sẽ được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh ở mục chi phí khấu hao. Vậy theo các bạn, trên cơ sở kế toán dồn tích thì chi phí khấu hao này có phải là chi phí bằng tiền không? Để trả lời

211

được câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu vì sao phải ghi nhận chi phí khấu hao và bản chất của nó là gì? -

Giả sử bạn có ý định mở một cửa hàng bán kem tươi để phục vụ cho các bạn sinh viên trong ký túc xá. Để có sản phẩm là kem tươi thì bạn cần đầu tư một máy làm kem với giá 40.000.000 đồng. Ngoài ra bạn cần có các nguyên liệu như sữa tươi, hương liệu, v.v. Vì chỉ là cửa hàng nhỏ nên bạn trực tiếp chạy bàn, không cần tuyển thêm nhân viên. Để có thể xác định một mức giá bán hợp lý cho mỗi ly kem, bạn sẽ tính toán như thế nào? Có phải giá bán mỗi ly kem chỉ bao gồm chi phí nguyên liệu để làm ra ly kem đó cộng với khoản lợi nhuận mà bạn kỳ vọng thu được? Lưu ý là vốn đầu tư ban đầu của bạn còn có 40.000.000 đồng tiền mua máy làm kem. Bạn biết rằng sau một khoảng thời gian sử dụng, giá trị và giá trị sử dụng của máy làm kem sẽ giảm và đến một lúc nào đó máy làm kem này sẽ bị hỏng hoàn toàn và không sử dụng được nữa. Vậy đến lúc đó làm thế nào để bạn có thể có tiền để đầu tư một máy làm kem mới? Rõ ràng rằng khi tính giá bán mỗi ly kem, bạn cần phải tính chi phí hao mòn của máy làm kem khi sử dụng nó để sản xuất ra ly kem đó, hay nói cách khác đó chính là chi phí khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh với mục đích thu hồi vốn đầu tư ban đầu của máy làm kem. Giả sử chi phí nguyên liệu cho mỗi ly kem là 2.000 đồng, và bạn ước tính chi phí hao mòn của máy làm kem khi sử dụng nó để sản xuất ra ly kem đó là 500 đồng, với lợi nhuận kỳ vọng là 1.000 đồng/ly kem thì giá bán mỗi ly kem là 3.500 đồng. Như vậy, với mỗi 3.500 đồng bạn thu được từ bán 1 ly kem, trong đó bạn sẽ thu hồi được 2.000 đồng tiền đã bỏ ra để mua nguyên liệu và 500 đồng tiền đã bỏ ra để đầu tư máy làm kem và 1.000 đồng là lợi nhuận. Phân tích trên cho thấy, tại thời điểm ghi nhận 500 đồng chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thực chi số tiền này, do đó chi phí khấu hao không phải là chi phí bằng tiền. Hay nói cách khác, bạn đã thực chi tổng cộng 40.000.000 đồng vào thời điểm đầu tư ban đầu (thời điểm mua máy) còn khi ghi nhận chi phí hao mòn của máy làm kem chỉ là phân bổ một cách có hệ thống giá trị ban đầu của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn đã đầu tư.

-

Cơ sở kế toán dồn tích đã thảo luận ở trên là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được

212

ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của một doanh nghiệp một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,... Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng với tổng giá thanh toán là 500.000.000 đồng, khách hàng chuyển khoản trả cho doanh nghiệp 100.000.000 đồng, số còn lại khách hàng nợ và thanh toán sau. Theo cơ sở kế toán dồn tích thì doanh thu ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh là khi khách hàng chấp nhận mua hàng và chấp nhận thanh toán, và giá trị doanh thu phản ánh trên sổ kế toán là 500.000.000 đồng (thu tiền 100.000.000 đồng và khoản khách hàng nợ 400.000.000 đồng). Nghiệp vụ trên sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán liên quan như sau: 

Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tăng 100.000.000 đồng (phản ánh lên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)



Phải thu khách hàng (số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp) tăng 400.000.000 đồng (phản ánh lên Bảng cân đối kế toán) và trong tương lai khách hàng sẽ trả số tiền này cho doanh nghiệp, do vậy nhìn vào chỉ tiêu này có thể biết được lượng tiền doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai.



Doanh thu tăng 500.000.000 đồng (phản ánh lên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Đồng thời theo nguyên tắc phù hợp thì chi phí tương ứng đi kèm với doanh thu cũng tăng lên, cụ thể: Giá vốn hàng bán tăng và hàng hóa của doanh nghiệp sẽ giảm (hàng đã được xuất bán).

213

-

Bên cạnh những ưu điểm trên, kế toán theo cơ sở dồn tích đôi khi không tuân thủ theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động (vô hình), mang tính chủ quan của nhà kế toán. Thêm vào đó, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ nên lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ là khác nhau. Do vậy, bên cạnh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng báo cáo tài chính muốn đánh giá sự lưu chuyển dòng tiền của doanh nghiệp thì cần phải đọc thêm thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

-

Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền, tức căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi tiền. Theo nguyên tắc cơ sở tiền thì nghiệp vụ bán hàng trong ví dụ trên chỉ được ghi nhận khi nhận được số tiền chuyển khoản là 100.000.000 đồng và doanh thu thực hiện là 100.000.000 đồng. Sau đó, khi nào khách hàng chuyển khoản thanh toán tiếp 400.000.000 đồng thì kế toán mới tiếp tục ghi nhận thêm số tiền chuyển khoản nhận được là 400.000.000 đồng và doanh thu thực hiện là 400.000.000 đồng. Như vậy, nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp).

-

Kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thông tin trên BCTC. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp.

214

6.4 Phân tích báo cáo tài chính

6.4.1 Mục đích phân tích báo cáo tài chính Có hai mục đích trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

6.4.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp chủ sở hữu, nhà quản trị, nhà đầu tư, và các tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp thì chúng ta phải nắm vững các kỹ thuật phân tích trong đó phân tích trên cơ sở so sánh theo chiều ngang, chiều dọc và phân tích tỷ số là những kỹ thuật cơ bản trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp.

6.4.2.1 So sánh theo chiều ngang Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kì nhằm đánh giá xu hướng của các chỉ tiêu trong báo cáo. Bảng 6.1 trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC qua hai năm 20X6 và 20X7

215

Bảng 6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh của công ty ABC (ĐVT: nghìn đồng) 31/12/20X7

31/12/20X6

Chênh lệch Mức

Doanh thu

600.000 Giá vốn

Lợi nhuận gộp

387.000 213.000

Chi phí hoạt động Lợi nhuận thuần

500.000 275.000 225.000

180.000 33.000

175.000 50.000

%

+100.000

+20

+112.000

+40.7

-12.000

-5.3

+5.000

+2.86

-17.000

-34

Lãi vay

10.000

10.000

0

0

Thuế thu nhập

5.000

10.000

-5.000

-50

-12.000

-40

Lợi nhuận ròng

18.000

30.000

Trong báo cáo kết quả kinh doanh trình bày theo dạng so sánh theo chiều ngang, cột +- % thể hiện tốc độ tăng giảm của từng khoản mục so với kì gốc. Theo bảng phân tích này mặc dù doanh thu năm 20X7 tăng so với năm 20X6 là 100.000 (nghìn đồng) tương ứng với tốc độ tăng 20% nhưng lợi nhuận ròng lại giảm với tốc độ là 40% nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng mạnh của giá vốn hàng bán với tỷ lệ tương ứng là 40.7%.

6.4.2.2 So sánh theo chiều dọc Với cách phân tích này một chỉ tiêu trên báo cáo được dùng làm quy mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Với cách so sánh này giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu doanh thu được dùng làm quy mô chung. Bảng 6.2 trình bày báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh theo chiều dọc của công ty ABC và Bảng 6.3 trình bày bảng cân đối kế toán dạng so sánh theo chiều dọc của công ty ABC

216

Bảng 6.2. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh theo chiều dọc của công ty ABC 31.12.20X7 Số tiền Doanh thu

%

600.000 Giá vốn

Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần

Số tiền

100

387.000

55

225.000

30

33.000

100

275.000

36

180.000

%

500.000

64

213.000

Chi phí hoạt động

31.12.20X6

45

175.000

6

35

50.000

10

Lãi vay

10.000

2

10.000

2

Thuế thu nhập

5.000

1

10.000

2

Lợi nhuận ròng

18.000

3

30.000

6

Trong năm 20X7 để tạo ra 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 64 đồng giá vốn hàng bán, trong khi đó năm 20X6 chỉ là 55 đồng giá vốn, chính vì thế làm cho lợi nhuận gộp năm 20X7 thấp hơn 12.000 so với năm 20X6. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của năm 20X7 trên doanh thu thấp hơn so với năm 20X6, cụ thể năm 20X6 doanh nghiệp phải chi ra 35 đồng để có được 100 đồng doanh thu, trong khi năm 20X7 doanh nghiệp chỉ chi ra có 30 đồng. Bảng 6.3. Bảng cân đối kế toán dạng so sánh theo chiều dọc của công ty ABC 31.12.20X7

31.12.20X6

Số tiền

%

Số tiền

%

278.000

75.54

240.000

66.67

Tiền

76.000

20.65

70.000

19.44

Các khoản phải thu

92.000

25.00

90.000

25

Hàng tồn kho

110.000

29.89

80.000

22.22

2.Tài sản dài hạn

90.000

24.45

120.000

33.33

Tài sản cố định hữu hình

110.000

29.89

130.000

36.11

Khấu hao TSCĐ hữu hình

(20.000)

(5.43)

(10.000)

(2.78)

TỔNG TÀI SẢN

368.000

100.00

360.000

100.00

1.Nợ phải trả

170.000

46.20

180.000

50

Nợ ngắn hạn

70.000

19.02

80.000

22.22

TÀI SẢN 1.Tài sản ngắn hạn

NGUỒN VỐN

217

Phải trả người bán

70.000

Nợ dài hạn

100.000

Vay dài hạn

100.000

2.Nguồn vốn chủ sở hữu

198.000

Vốn đầu tư ban đầu chủ sở hữu

198.000

TỔNG NGUỒN VỐN

368.000

80.000 27.17

100.000

27.78

100.000 53.80

180.000

50

180.000 100.00

360.000

100

6.4.2.3 Phân tích tỷ số Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Có rất nhiều tỷ số được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng phần này chỉ tập trung vào một vài tỉ số cơ bản sau: a. Tỷ số lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần -

Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần = (Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần) x 100%

Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ suất này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn. Thực hiện tính toán tại công ty ABC -

Năm 20X6 = 225.000/500.000 = 45%

-

Năm 20X7= 213.000/600.000 = 36%

Năm 20X7; 100 đồng doanh thu tạo ra được 36 đồng lợi nhuận gộp tỷ lệ này thấp hơn năm 20X6 khi 100 đồng doanh thu tạo ra 45 đồng lợi nhuận gộp, nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 20X7 so với năm 20X6 cao hơn tốc độ tăng doanh thu cung trong khoảng thời gian đó nên làm cho lợi nhuận gộp của công ty năm 20X7 giảm so với năm 20X6. b. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu -

Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu = (Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu) x100%

Tỷ suất này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu nhằm phân tích tính tự chủ về mặt tài chính tại doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp dẫn đến tính tự chủ về mặt tài chính thấp, doanh nghiệp

218

sẽ gặp rủi ro về thanh toán các khoản nợ, cũng như khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay mới từ các nhà cung cấp tín dụng. Thực hiện tính toán từ công ty ABC -

Năm 20X6 = 180.000/180.000 = 1

-

Năm 20X7= 170.000/198.000= 0.86

Trong năm 20X6 có một sự cân bằng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng một đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được cải thiện trong năm 20X7 khi 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu được đảm bảo chỉ cho 0.86 đồng nợ phải trả, qua đó thấy rằng tính tự chủ về mặt tài chính của công ty đã được cải thiện trong năm 20X7. c. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) -

ROA = lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân x 100%

Tỷ suất này đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc vốn. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng tài sản được đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn. Thực hiện tính toán từ công ty ABC -

Năm 20X6 = 30.000/360.000 = 8.33%

-

Năm 20X7= 18.000/ 368.000 = 4.89%

Năm 20X7 100 đồng tài sản đầu tư chỉ tạo ra được 4.89 đồng lợi nhuận trước thuế con số này thấp hơn gần một nữa khi đem so sánh với năm 20X6 ở đó 100 đồng tài sản đầu tư tạo ra được 8.33 đồng lợi nhuận, điều đó chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản năm 20X7 thấp hơn nhiều so với năm 20X6. d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) -

ROE = Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu bình quân x 100%

Tỷ suất này nhằm đánh giá hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp nó thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ suất này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường mở như thị trường chứng khoán, ngược lại tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lợi cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó.

219

Thực hiện việc tính toán tại công ty ABC -

Năm 20X6= 30.000/ 180.000 = 16.67%

-

Năm 20X7 = 18.000/ 198.000 = 9.09%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 20X7 thấp hơn năm 20X6, nếu như năm 20X7 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư tạo ra được 9.09 đồng lợi nhuận sau thuế thì con số này là 16.67 đồng trong năm 20X6. Điều này chứng tỏ hiệu quả tài chính của công ty năm sau thấp hơn năm trước.

220

TÓM TẮT CHƯƠNG: Phần 1: Bản chất và vai trò của kế toán - Kế toán nghiên cứu tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Đó cũng chính là các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh ở các tổ chức có sử dụng tài sản để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình. - Kế toán sử dụng ba loại thước đo để phản ánh là thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo lao động, trong đó thước đo giá trị là bắt buộc để có thể tổng hợp toàn bộ các hoạt động kinh tế ở tổ chức. - Kế toán được xem là một hệ thống thông tin ở mỗi tổ chức. Hệ thống đó được vận hành qua một quá trình thu thập, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin bằng các phương pháp riêng có của kế toán. - Chức năng của kế toán là thông tin và kiểm tra về quá trình hình thành và sự vận động của tài sản. Phần 2: Phân biệt được kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán quản trị cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho nhóm đối tượng nhằm vào công tác quản trị doanh nghiệp: từ công tác hoạch định đến việc tổ chức, đánh giá, kiểm soát và ra quyết định. Ví dụ hững vấn đề như: -

Tình hình các loại tài sản của doanh nghiệp như thế nào?

-

Thực trạng và khả năng vay nợ của doanh nghiệp ra sao?

-

Lợi nhuận đạt được đối với doanh nghiệp trong kỳ vừa qua là bao nhiêu?

-

Sản phẩm nào cần sản xuất? Giá bán là bao nhiêu?

-

Ảnh hưởng của việc tăng giá hay giảm giá các yếu tố đầu vào đối với hoạt động của doanh nghiệp ra sao?

Có thể nói, nhu cầu thông tin kế toán của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp rất phong phú, đa dạng, và thay đổi liên tục. Hệ thống kế toán trong điều kiện đó cần phải cung cấp thông tin toàn diện về mọi hoạt động của doanh nghiệp để nhà quản trị có cơ sở ra quyết định đúng đắn. Vai trò của thông tin kế toán đối với nhóm đối tượng này thể hiện trên các mặt:

221

-

Giúp nhà quản trị ở doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ số tài sản hiện có, tình hình biến động và sử dụng các tài sản trong hoạt động kinh doanh theo đúng các mục tiêu đã định, tránh tình trạng thất thoát hay sử dụng lãng phí tài sản.

-

Giúp nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản vay nợ, tình hình huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu, qua đó đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người cho vay, nhà nước, người lao động và các tổ chức khác. Thông qua thông tin do kế toán cung cấp, nhà quản trị có thể xây dựng các kế hoạch ngắn

hạn và dài hạn trong hoạt động đầu tư và huy động vốn, xây dựng các chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp. Kế toán tài chính cung cấp báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh. thực chất thông tin kế toán tài chính thường liên quan đến các vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đối tượng sử dụng loại hình kế toán thường là những đối tượng bên ngoài, như là nhà đầu tư, nhà nước… Nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng này thường khác nhau do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, nhưng chung quy lại có hai nhóm. Một là nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý kinh tế của nhà nước. Hai là nhu cầu thông tin phục vụ cho lợi ích riêng lẽ của các tổ chức kinh tế hay cá nhân có liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể: -

Đối với Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý các tổ chức kinh tế trên cơ sở hệ thống luật pháp và rất cần thông tin kế toán để kiểm tra, kiểm soát tình hình tuân thủ pháp luật của các tổ chức. Thông tin kế toán về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp còn là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tổng hợp thực trạng hoạt động của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi khu vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế; qua đó xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, đặc biệt là các chính sách về thuế.

-

Đối với các đối tượng khác: Lợi ích của những đối tượng này thường liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp nên thông tin kế toán có những vai trò riêng. Chẳng hạn: ngân hàng và các tổ chức tài chính thường sử dụng thông tin kế toán để đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ vay của các tổ chức kinh tế. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định tài trợ thích hợp đối với từng tổ chức kinh tế.

222

+ Đối với người chủ sở hữu: người chủ sở hữu chỉ được xem là người ngoài doanh nghiệp khi có sự tách rời đáng kể với người quản lý doanh nghiệp như trường hợp của các công ty cổ phần niêm yết giá hay các doanh nghiệp nhà nước. Ở khía cạnh này, thông tin kế toán không chỉ giúp người chủ sở hữu đánh giá tình hình sử dụng và khả năng sinh lời của vốn, mà trong một chừng mực còn kiểm soát các hoạt động của người quản lý nhằm bảo vệ tài sản, và có những quyết định phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. + Đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, nhà cung cấp, khách hàng và các cá nhân, tổ chức khác, thông tin kế toán là cơ sở để các đối tượng trên có những quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao dịch kinh tế trong tương lai.

Phần 3: Nắm được đối tượng phản ánh của kế toán và đặc trưng của nó

Nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài trong hoạt động kinh doanh thì cần phải hiểu rõ về các báo cáo tài chính. Lý do thứ nhất là luật pháp không còn cho phép các lãnh đạo cấp cao thoái thác trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến việc báo cáo các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh đang bị “nhiễm độc” bởi các hình thức báo cáo tài chính gian lận và các hành vi không trung thực khác, lãnh đạo cấp cao cần phải chịu trách nhiệm đối với các báo cáo tài chính được phát hành. Một lý do khác nữa đó là các nhà lãnh đạo cũng cần phải biết là doanh nghiệp của mình đang hoạt động rất tốt hay đang trên đà phá sản. Nói một cách ví von, nếu người lãnh đạo không hiểu những báo cáo tài chính do kế toán lập ra thì ông ta sẽ giống như một phi công không biết đọc các hướng dẫn trong buồng lái, và ông ta có thể giữ máy bay trên không trong một lúc, nhưng ông ta sẽ không nhận ra bất kỳ dấu hiệu của những rắc rối sắp xảy ra cho đến khi quá muộn. Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp chủ sở hữu, nhà quản trị, nhà đầu tư, và các tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp thì chúng ta phải nắm vững các kỹ thuật phân tích trong đó phân tích trên cơ sở so sánh theo chiều ngang, chiều dọc và phân tích tỷ số là những kỹ thuật cơ bản trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp.

223

Phần 4: Báo cáo kế toán -

Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: -

Bảng cân đối kế toán

-

Báo cáo kết quản hoạt đông kinh doanh

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-

Thuyết minh báo cáo tài chính

Phần 5: Kế toán trên cơ sở dồn tích -

Theo chuẩn mực kế toán việt nam (VAS 01) kế toán dồn tích là kế toán

mà theo đó mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Phần 6: Phân tích báo cáo kế toán -

Có hai mục đích trong phân tích báo cáo tài chính , đồng thời là mối quan

tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai.

224

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm về kế toán? Quy trình kế toán trong doanh nghiệp bao gồm những giai

đoạn nào? 2. Báo cáo kế toán gồm những báo cáo nào? Ý nghĩa của từng báo cáo đối với việc

cung cấp thông tin cho việc đề ra quyết định. 3. Thế nào là kế toán trên cơ sở dồn tích? 4. Nếu ý nghĩa của chỉ tiêu ROA, ROE, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất nợ trên

vốn chủ sở hữu. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Vai trò của thông tin kế toán trong việc đề ra quyết định? 2. Ưu, nhược điểm của kế toán trên cơ sở tiền và kế toán trên cở sở dồn tích. 3. Xu thế hội nhập của kế toán việt nam trong xu hướng toàn cầu hóa.

225