Bài giảng Kinh doanh ngoại hối [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN *****************

BÀI GIẢNG

Lưu hành nội bộ

TP Hồ Chí Minh, Tháng 09 năm 2013

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hay tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ này được biểu thị thông qua số lượng đơn vị tiền tệ khác. Ví dụ: tại 1 thời điểm, tỷ giá 2 đồng tiền USD và VND được giao dịch ở mức 1 USD = 20800 VND: nghĩa là giá của 1 USD là 20800 VND. 2.Tên gọi, Ký hiệu Ký hiệu

Tên gọi

USD

Đôla Mỹ

GBP

Bảng Anh

AUD

Đô la Úc

SGD

Đô la Singapore

CAD

Đô la Canada

JPY

Yên Nhật

3. Các phương pháp yết tỷ giá 3.1 Hai đồng tiền cấu thành tỷ giá Tỷ giá biểu thị tương quan giá trị giữa hai đồng tiền cấu thành tỷ giá. Có những quy ước nhất định về vị trí và vai trò của hai đồng tiền cấu thành tỷ giá để thuận tiện cho việc giao dịch. - Đồng yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua một đồng tiền khác - Đồng định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác. Tỷ giá 1 USD = 20000 VND cho thấy USD đóng vai trò là một hàng hóa mà giá trị của nó được đo lường bằng VND. Trong tỷ giá này, USD được gọi là đồng tiền yết giá (đồng tiền hàng hóa), VND được gọi là đồng tiền định giá (đồng tiền cơ sở). Tương tự, 1 EUR=1.25 USD thì EUR đóng vai trò là đồng yết giá, USD đóng vai trò là đồng định giá.Trong hai đồng tiền cấu thành tỷ giá, đồng tiền có số lượng bằng 1 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

2

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   hoặc 100(đồng tiền có giá trị nhỏ) gọi là đồng yết giá, đồng tiền còn lại không có số lượng ổn định mà số lượng của nó luôn thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường gọi là đồng định giá. 3.2 Phương pháp yết tỷ giá: Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết giá: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. a. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp yết giá ngoại tệ, biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước. Trong phương pháp này, ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa, đồng yết giá; nội tệ đóng vai trò là tiền tệ và là đồng định giá. Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp. Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 15.840/45 Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 15.840 VND và bán 1 USD thu 15.845 VND. b. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. Trong phương pháp này, nội tệ là đồng yết giá, ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá. Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Anh, Hoa Kì và một số nước liên hiệp Anh thương sử dụng phương pháp này. Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15 Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD và bán 1 GBP thu 1,815 USD Trong thực tế, phần đông các quốc gia áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp. Một số nước phát triển yết gián tiếp như: Úc, Euro, Anh… Ngoài ra, trong thực tế người ta phân biệt cách yết tỷ giá theo kiểu Châu Âu và theo kiểu Mỹ. Cách yết tỷ giá theo kiểu Châu Âu là cách yết giá trong đó USD là đồng yết giá, các đồng còn lại là đồng định giá. cách yết tỷ giá theo kiểu Mỹ là cách yết giá trong đó USD là đồng tiền định giá. 4. Cách đọc tỷ giá GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

3

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Điểm tỷ giá: Điểm tỷ giá là số (thông thường là số thập phân ) cuối cùng của tỷ giá được yết theo thông lệ trong các giao dịch ngoại hối. Vì tương quan giá trị giữa các đồng tiền là khác nhau nên các tỷ giá khác nhau thì số chữ được yết cũng khác nhau, ví dụ: 1USD = 1.6530 CHF 1 điểm có nghĩa là 0.0001 CHF 1USD = 125.50 JPY 1 điểm có nghĩa là 0.01 JPY 1USD = 16000 VND 1 điểm có nghĩa là 1 VND Đối với các đồng tiền chính, thông thường được yết với 4 chữ số thập phân trên thị trường liên ngân hàng.Cho nên, số thập phân thứ 4 (,0001) gọi là điểm tỷ giá cuả các đồng tiền này.Đối với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, trong một số trường hợp kinh doanh với khối lượng lớn, họ có thể thỏa thuận thêm chữ số đứng sau điểm tỷ giá, gọi là pip. Yên Nhật được yết với 2 số thập phân do giá trị của 1 yên Nhật thấp. Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của một điểm hay một pip trong giao dịch mà 4, 5, hay 2 số thập phân được sử dụng để yết giá. Cách đọc tỷ giá: Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh, gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối. Ví dụ: EUR/USD = 1,2015 Các số sau dấu phẩy chia làm hai nhóm số. Hai số thập phân đầu tiên đọc là “số”, hai số kế tiếp đọc là “điểm”. Tỷ giá trên đọc là “EUR, đôla bằng một, hai mươi số, mười lăm điểm”. USD/AUD= 0,6667 đọc là sáu sáu số - sáu bảy điểm Ngoài ra trong giao dịch giữa những nhà mua bán chuyên nghiệp thì họ chỉ thông báo các điểm mà thôi. 5. Tỷ giá mua và tỷ gía bán Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng yết giá Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng yết giá GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

4

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Với cách yết giá hai chiều, thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua, tỷ giá đứng sau gọi là tỷ giá bán USD/CNY = 8,15/75 USD/VND = 15.840/45 - Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng. - Tỷ giá đứng sau 8,75 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng. - Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng. 6. Phương pháp tính tỷ giá chéo a. Tỷ giá chéo giản đơn: không tồn tại chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán. Ví dụ: USD/VND = 14.513 ó 1 USD = 14.513 VND USD/SGD = 5,1324 ó 1USD = 5,1324 SGD => 5,1324 SGD = 14.513 VND 1 SGD = 2.828 VND hay SGD/VND = 2.828 b. Tỷ giá chéo phức hợp: 6.1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau nhưng cùng ở vị trí là đồng đinh giá Ví dụ: Tại Hà Nội, niêm yết: USD/CNY = 8,16/40 USD/VND = 15.450/75 Xác định tỷ giá CNY/VND. a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng) - Khách hàng dùng CNY mua USD, ngân hàng bán USD thu 8,40 CNY. - Khách hàng bán USD thu VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND. GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

5

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   8,40 CNY = 15.450 VND CNY / VND =

15.450 = 1839,28 8,40

* Muốn tìm tỷ giá mua của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua tiền tệ định giá chia cho tỷ giá bán của tiền tệ yết giá. b. Xác định tỷ giá bán ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng) - Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15.475VND. - Khách hàng dùng USD mua CNY, ngân hàng mua USD trả 8,16 CNY. 8,16 CNY = 15.475 VND CNY / VND =

15.475 = 1896,44 8,16

CNY/VND = 1839,28/1869,44 * Muốn tìm tỷ giá bán của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá mua của tiền tệ yết giá. Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp, ta lấy tỷ giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ yết giá. 6.2. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ ở vị trí là đồng yết giá Ví dụ: Tại Hà Nội, niêm yết: USD/VND = 15.450/75 EUR/VND = 14.930/50 Xác định USD/EUR? a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng) - Khách hàng bán USD mua VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND. - Khách hàng bán VND mua EUR, ngân hàng bán EUR thu 14.950 VND.

1VND =

USD 15.450

1VND =

EUR 14.950

USD / EUR = 15.450/14.950 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

6

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   * Muốn tìm tỷ giá mua của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá bán của tiền tệ định giá. b. Xác định tỷ giá ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng) - Khách hàng bán EUR thu VND, ngân hàng mua EUR trả 14930 VND. - Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15475 VND. EUR 1VND = 14930 USD 1VND = 15475

USD EUR 15475 = 14930

= 14930USD

15475EUR

USD/EUR

15475 = 14930

USD/EUR

=

=

1,03645

1,0334 / 1,0365

Muốn tìm tỷ giá bán của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá mua của tiền tệ định giá. Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp ta lấy tỷ giá của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá của tiền tệ định giá. 6.3. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau có vị trí khác nhau: A/B

Xác định A/C

B/C Tổng quát: A/C = A/B*B/C ASKN = ASKN * ASKN BIDN = BIDN * BIDN

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

7

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   II. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái niệm 1.1 Khái niệm ngoại hối Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia. Tuỳ theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau, nhưng xét trên đại thể, ngoại hối bao gồm 5 loại: 1. Ngoại tệ (Foreign Currency) tức là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm 2 loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng. 2. Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, gồm có: a. Hối phiếu (Bill of Exchange) b. Kỳ phiếu (Promissory Note) c. Sec (Cheque) d.Thư chuyển tiền (Mail Tranfer) e. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) g.Thẻ tín dụng (Credit Card) h.Thư tín dụng ngân hàng (Bank Letter of Credit) 3. Các chứng khoán có giá trị ghi bằng ngoại tệ như: a. Cổ phiếu (Stock) b. Trái phiếu công ty (Corporate Bond) c. Trái phiếu chính phủ (Government Bont) d. Trái phiếu kho bạc (Treasury Bond) 4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam 5. Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau đây: a. Tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam. b. Tiền Việt Nam là lợi nhuận của người đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

8

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   c. Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác. Tất cả các ngoại hối nêu trên được quản lý theo Luật quản lý ngoại hối của nước CHXHCN Việt Nam hiện hành. 1.2 Khái niệm thị trường hối đoái Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và các phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định dựa trên cơ sở cung cầu… Thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi mua bán ngoại tệ, thông qua sự cọ xát giữa cung cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức là giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán. 1.3 Đặc điểm thị trường hối đoái •

Thị trường hối đoái phần lớn mua bán qua thị trường OTC (over the counter), thị trường vô hình, mua bán qua điện thoại, telex, mạng vi tính…



Hoạt động trên thị trường hối đoái là hoạt động liên tục và có tính quốc tế hóa cao.



Hoạt động trên thị trường hối đoái là giao dịch mua bán các ngoại tệ tự do chuyển đổi.



Khối lượng giao dịch mua bán trên thị trường hối đoái là cực lớn cả về doanh số và số lượng giao dịch tối thiểu.



Tất cả các giao dịch trên thị trường hối đoái đều thực hiện thanh toán chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng.

1.4 Đối tượng tham gia thị trường hối đoái Theo hình thức tổ chức ta có thể phân các chủ thể thành năm nhóm chính: Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, nhà môi giới và các khách hàng mua bán lẻ. a) Ngân hàng trung ương - Vai trò là người tổ chức giám sát và điều hành hoạt động của thị trường hối đoái: GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

9

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   • Ban hành quy chế hoạt động của thị trường • Tổ chức cho đăng ký hoặc kết nạp thành viên của thị trường • Tổ chức quy trình giao dịch, thanh toán - Vai trò của người điều tiết thị trường: NHTW sẽ bán ngoại tệ khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung với khối lượng lớn và tỷ giá đã lên quá cao. NHTM sẽ mua ngoại tệ vào khi cung lớn hơn cầu với khối lượng lớn và tỷ giá đã giảm xuống quá thấp. b) Các ngân hàng thương mại Các NHTM là thành viên chủ yếu và thường xuyên của thị trường hối đoái. NHTM tham gia thị trường với mục đích: - Kinh doanh ngoại tệ để kiếm lời - Mua bán ngoại tệ theo ủy thác của khách hàng để hưởng hoa hồng. c) Các định chế tài chính khác Bao gồm: các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm. quỹ đầu tư….tham gia thị trường hối đoái với mục đích kiếm lợi nhuận, họ thường giao dịch với quy mô lớn. Các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính có thể giao dịch trực tiếp với nhau thông qua điện thoại hay hệ thống kinh doanh điện tử hoặc giao dịch thông qua nhà môi giới. d) Nhà môi giới Nhà môi giới trên thị trường hối đoái thực hiện vai trò trung gian cho các bên giao dịch hối đoái, nhờ đó các nhu cầu trái ngược nhau về ngoại tệ của khách hàng sẽ được ráp nối và thực hiện. Các nhà môi giới chuyên nghiệp sẽ cung cấp thông tin về thị trường cho khách hàng gồm giá mua cao nhất (giá đặt mua), giá bán thấp nhất (giá chào bán) để khách hàng lựa chọn và quyết định, khi giao dịch được thực hiện, nhà môi giới sẽ được hưởng hoa hồng. d) Khách hàng mua bán lẻ Bao gồm các công ty nội địa, công ty đa quốc gia, nhà đầu tư quốc tế và các cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại hối phục vụ cho hoạt động của mình. Nhóm khách hàng GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

10

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   này trực tiếp giao dịch mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu du lịch, du học, công tác…hoặc sử dụng các công cụ để giao dịch trên thị trường hối đoái để phòng chống rủi ro. 1.5 Phân loại thị trường hối đoái 1.5.1 Theo phạm vi hoạt động Theo phạm vi hoạt động, thị trường hối đoái được chia làm hai cấp, bao hàm hai mối liên hệ chặt chẽ: -

Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn: là sự liên kết toàn cầu giữa các ngân hàng, các nhà buôn phi ngân hàng và các nhà mô giới tiền tệ. Những người này liên kết với nhau thông qua mạng lưới điện thoại, telex, máy tính và các hệ thống truyền tin tự động. Phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện thông qua nhà môi giới.

-

Thị trường khách hàng hay thị trường bán lẻ: Là nơi giao dịch thường xuyên của các ngân hàng với các công ty hoạt động xuất nhập khẩu và các khách hàng cá nhân đáp ứng nhu cầu chi tiêu như du học, du lịch, định cư, khám chữa bệnh…

1.5.2 Theo nghiệp vụ giao dịch ngoại hối -

Thị trường giao ngay

-

Thị trường kỳ hạn

1.6 Trạng thái ngoại hối Đối với các chủ thể kinh doanh tiền tệ, các giao dịch liên quan đến ngoại tệ có thể được chia thành hai nhóm. Một nhóm là các giao dịch trên thị trường tiên tệ bao gồm các hoạt động vay và cho vay bằng ngoại tệ. Và một nhóm các giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm các hoạt động mua bán ngoại tệ theo nhiều loại hợp đồng khác nhau. Trạng thái ngoại hối phát sinh khi một giao dịch liên quan làm tăng quyền sở hữu hoặc giảm quyền sở hữu ngoại tệ. Giao dịch làm tăng quyền sở hữu đối với ngoại tệ gọi là giao dịch làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ (mua ngoại tệ, thu lãi cho vay bằng ngoại tệ, thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ), và giao dịch làm giảm quyền sở hữu đối với ngoại tệ là giao dịch làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ ( bán ngoại tệ, chi lãi huy động vốn bằng ngoại tệ, trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ). GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

11

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Trạng thái ngoại hối ròng đối với một loại ngoại tệ được tính đơn giản bằng cách lấy tổng doanh số mua ngoại tệ trong kỳ trừ đi tổng doanh số bán ngoại tệ trong kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, trạng thái ngoại hối ròng thường được tính tại thời điểm cuối mỗi ngày giao dịch theo công thức sau: NFEPt = NFEP t – 1 + LFEP t – SFEP t trong đó: NFEP t – 1 : Trạng thái ngoại hối ròng cuối ngày giao dịch t-1 LFEP t : Doanh số mua ngoại tệ trong ngày giao dịch t SFEP t : Doanh số bán ngoại tệ trong ngày giao dịch t NFEPt : Trạng thái ngoại hối ròng cuối ngày giao dịch t NFEPt > 0 : trạng thái ngoại hối trường ròng. Tỷ giá tăng sẽ mang lại cho nhà kinh doanh một khoản lãi tiềm năng và ngược lại. NFEPt < 0: Trạng thái ngoại hối đoản ròng. Tỷ giá tăng sẽ mang lại cho nhà kinh doanh một khoản lỗ tiềm năng và ngược lại. NFEPt = 0: Trạng thái ngoại hối cân bằng. Tỷ giá thị trường thay đổi không làm phát sinh lãi/lỗ tiền năng cho nhà kinh doanh. 2. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối • Nghiệp vụ giao ngay • Nghiệp vụ kỳ hạn • Nghiệp vụ hoán đổi • Nghiệp vụ quyền chọn • Giao dịch tương lai 3. Sơ lược về thị trường hối đoái Việt Nam 3.1 Giai đoạn trước năm 1991: Đặc trưng của giai đoạn trước 1991 Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Trước yêu cầu đổi mới, ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm: GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

12

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   ♦ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). ♦ Hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM). - NHNN là Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng… - Hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng; trong đó, chỉ có duy nhất Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài; các ngân hàng khác chỉ được hoạt động trong nước. Như vậy, cho đến thời điểm sau khi có Nghị định 53/HĐBT, thì một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam vẫn chưa được hình thành. Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối”. Một trong những điểm mới về quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 là: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam thông qua NHNN thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo quy định của NHNN. NHNT là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các Ngân hàng chuyên doanh khác, các Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN-TW Việt Nam cho phép”. Có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được dỡ bỏ. Từ nay, các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường. 3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994 Ngày 16/8/1991, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 107-NH/QĐ, ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ sở đó, hai Trung tâm giao dịch GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

13

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP. HCM và Hà Nội. Như vậy có thể nói, năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch sử về việc hình thành nền móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở VN. Qua thời gian hoạt động từ 16/8/1991 đến 1/12/1994, một số nét chính về hoạt động của hai Trung tâm có thể nêu ra như sau: a. Bước đầu hình thành phương thức xác định tỷ giá tương đối linh hoạt thông qua việc cân đối cung cầu ngoại tệ tại Trung tâm. b. Qua hoạt động của hai Trung tâm đã tạo ra tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho NHNN, các NHTM và các tổ chức kinh tế. c. NHNN đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô về tỷ giá, cũng như khâu tổ chức, điều hành hoạt động thị trường ngoại hối. 3.3. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay Trước nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn ở Việt Nam, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ 1/12/1994 để nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngày 20/10/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 203/QĐ-NH thành lập Thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng (Interbank) và ban hành Quy chế tổ chức & hoạt động của Interbank, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐNHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998. Từ đây thị trường ngoại hối VN trở nên sôi động hơn, linh hoạt, thông thoáng, tự chủ và an toàn hơn.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

14

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   PHỤ LỤC MÃ ISO CỦA MỘT SỐ ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI TÊN NƯỚC AFGHANISTAN ALBANIA ANGOLA ARGENTINA ARMENIA AUSTRALIA AUSTRIA ALGERIA AZERBAIJAN BAHAMAS BAHRAIN BANGLADESH BELARUS BELIZE BELGIUM BERMUDA BHUTAN BOLIVIA BOSNIA BOTSWANA BRAZIL BRUNEI BULGARIA BURUNDI CAMBODIA CANADA CHILE CHINA COLOMBIA COSTA CROATIA CUBA CYPRUS CZECH REPUBLIC DENMARK DJIBOUTI GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

ĐỒNG TIỀN SỬ DỤNG AFGHAN LEK KWANZA PESO DRAM DOLLAR EURO DINAR MANAT DOLLAR DINAR TAKA BELARUS RUBLE DOLLAR EURO DOLLAR NGULTRUM BOLIVIANO DINAR PULA REAL DOLLAR LEV FRANC RIEL DOLLAR PESO YUAN RENMINBI PESO RICA COLON KUNA PESO POUND KORUNA KRONE FRANC

MÃ TIỀN TỆ AFA ALL AON ARS AMD AUD EUR DZD AZM BSD BHD BDT BYR BZD EUR BMD BTN BOB BAD BWP BRL BND BGL BIF KHR CAD CLP CNY COP CRC HRK CUP CYP CZK DKK DJF 15

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   DOMINICAN ECUADOR EGYPT EL SALVADOR COLON ERITREA ESTONIA ETHIOPIA FIJI FINLAND FRANCE GAMBIA GEORGIA GERMANY GREECE GUATEMALA GUINEA GUYANA HAITI HONDURAS HONG KONG HUNGARY ICELAND INDIA INDONESIA IRAN IRAQ IRELAND ISRAEL ITALY JAMAICA JAPAN JORDAN KAZAKHSTAN KENYA KOREA,NORTH KOREA,REPUBLIC KUWAIT KYRGYZSTAN LAOS LATVIA LITHUANIA GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

REP. PESO SUCRE POUND SALVADOR COLON NAKFA KROON BIRR DOLLAR EURO EURO DALASI LARI EURO EURO QUETZAL SYLI DOLLAR GOURDE LEMPIRA DOLLAR FORINT KRONA RUPEE RUPIAH RIAL DINAR EURO NEW SHEKEL EURO DOLLAR YEN DINAR TENGE SHILLING WON WON DINAR SOM KIP LAT LITAS

DOP ECS EGP SVC ERN EEK ETB FJD EUR EUR GMD GEL EUR EUR GTQ GNS GYD HTG HNL HKD HUF ISK INR IDR IRR IQD EUR ILS EUR JMD JPY JOD KZT KES KPW KRW KWD KGS LAK LVL LTL 16

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   LEBANON LESOTHO LIBERIA LIBYA LUXEMBOURG MACAO (MACAU) MACEDONIA MALAWI MALAYSIA MALDIVES MALTA MAURITANIA MAURITIUS MEXICO MOLDOVO MONGOLIA MOROCCO MOZAMBIQUE MYANMAR NAMIBIA NEPAL NETHERLANDS NEW ZEALAND NICARAGUA NIGERIA NORWAY OMAN PAKISTAN PANAMA PARAGUAY PERU PHLIPPINES POLAND PORTUGAL QATAR ROMANIA RUSSIA RWANDA ST. KITTS & NEVIS SAUDI SEYCHELLES GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

POUND LOTI DOLLAR DINAR EURO PATACA DENAR KWACHA RINGITT RUFIYAA LIRA OUGUIYA RUPEE MEXICAN LEU TUGRIK DIRHAM METICAL KYAT DOLLAR RUPEE EURO DOLLAR CORDOBA ORO NAIRA KRONE RIYAL RUPEE BALBOA GUARANI NEW SOL PESO ZLOTY EURO RIYAL NEW RON NEW RUBLE FRANC DOLLAR ARABIA RIYAL RUPEE

LBP LSL LRD LYD EUR MOP MKD MWK MYR MVR MTL MRO MUR PESO MDL MNT MAD MZM MMK NAD NPR EUR NZD NIO NGN NOK OMR PKR PAB PYG PEN PHP PLN EUR QAR RON RUB RWF XCD SAR SCR 17

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   SIERRA SINGAPORE SLOVENIA SOMALIA SOUTH SPAIN SRI SUDAN SURINAME SWAZILAND SWEDEN SWITZERLAND SYRIA TAIWAN TAJIKISTAN TANZANIA THAILAND TONGA TRINIDAD & TOBEGO TUNISIA TURKEY TURKMENISTAN U.A.E. UGANDA UKRAINE UNITED KINGDOM UNITED STATES URUGUAY UZBEKISTAN VENEZUELA VIETNAM YEMEN YUGOSLAVIA ZAMBIA ZIMBBABWE

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

LEONE LEONE DOLLAR TOLAR SHILLING AFRICA RAND EURO LANKA RUPEE SUDANESE DINAR GUILDER LILANGENI KRONA FRANC POUND NEW DOLLAR TAJIK RUBLE SHILLING BAHT PA'ANGA DOLLAR DINAR LIRA MANAT DIRHAM SHILLING HRYVNIA POUND STERLING DOLLAR PESO SUM BOLIVAR DONG RIAL NEW DINAR KWACHA DOLLAR

SLL SGD SIT SOS ZAR EUR LKR SDD SRG SZL SEK CHF SYP TWD TJR TZS THB TOP TTD TND TRY TMM AED UGX UAH GBP USD UYU UZS VEB VND YER YUD ZMK ZWD

18

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ GIAO NGAY I.

Khái niệm Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ

được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. - Ngày giao dịch (ngày thỏa thuận, ngày hợp đồng): Là ngày mà bên mua và bên bán thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại tệ như loại ngoại tệ giao dịch, số lượng, đồng tiền đối ứng, tỷ giá giao dịch….của các bên liên quan để nhận và chuyển tiền…trong đó tỷ giá giao dịch là tỷ giá thực tế của ngày ký hợp đồng. - Ngày giá trị ( Ngày thực hiện): Là ngày mà bên mua và bên bán thực hiện điều khoản của hợp đồng giao ngay – tức là thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản của đối phương. - Hợp đồng giao ngay sau khi đã ký kết và đã được xác nhận, thì các bên liên quan đều không được thay đổi các điều khoản của hợp đồng. II.

Yết giá trên thị trường giao ngay

Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả các ngân hàng thương mại. Ngoài ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài truyền thanh, truyền hình cũng có niêm yết tỷ giá này. Tùy theo tập quán kinh doanh và điều kiện thị trường từng nước có thể niêm yết tỷ giá theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai cách niêm yết giá trên thị trường giao ngay dành cho hai đối tượng khách hàng khác nhau. Cách yết giá theo kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Cách yết giá trực tiếp và gián tiếp dành cho các khách hàng thông thường, tức là khách hàng không phải là ngân hàng. Yết giá theo kiểu Mỹ là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ. Yết giá theo kiểu Châu Âu là cách niêm yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên một đơn vị USD. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp, tức là yết giá ngoại tệ qua VND, VND là đồng tiền định giá. Ngoài ra, do đặc điểm Việt Nam còn GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

19

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   giao dịch tiền mặt nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các ngân hàng thương mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt. III.

Chi phí giao dịch

Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch rộng hay hẹp và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau: Chênh lệch ( %) = (Tỷ giá bán - Tỷ giá mua) / tỷ giá bán x 100 Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1 – 0,5% trong khi các ngoại tệ mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chênh lệch giá cao hơn nhiều. IV.

Cơ chế giao dịch

Cơ chế thực hiện giao dịch hối đoái giao ngay tương đối đơn giản hơn các giao dịch khác. Để hình dung cơ chế này, chúng ta xem xét một ví dụ sau đây: Một nhà nhập khẩu VN cần 1 triệu EUR để trả cho nhà xuất khẩu Pháo. Nhà nhập khẩu liên hệ một ngân hàng và sau khi thỏa thuận tỷ giá ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu xác định rõ hai tài khoản: • Tài khoản của nhà nhập khẩu ở ngân hàng để ghi nợ bằng VND • Tài khoản của nhà xuất khẩu ở pháp để ghi có 1triệu EUR Sau khi thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tỷ giá, cách thức thanh toán, cùng ngày ngân hàng gởi cho nhà nhập khẩu hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ số lượng ngoại tệ mua, số lượng VND phải chi trả theo tỷ giá đã thỏa thuận và hình thức thanh toán. Kế đến ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng đại lý ở Pháp để yêu cầu trích tài khoản Nostro mà ngân hàng mở ở ngân hàng đại lý để thực hiện thanh toán. Đến ngày thanh toán ngân

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

20

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   hàng sẽ ghi nợ tài khoản người nhập khẩu trong khi ngân hàng đại lý sẽ ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu. V.

Kinh doanh chênh lệch tỷ giá Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá là việc tại cùng một thời điểm mua một

đồng tiền ở nơi rẻ và bán lại ở nơi có giá cao hơn thu lợi nhuận. Trên thị trường ngoại hối, có ba loại kinh doanh chênh lệch tỷ giá: - Mua vào và bán ra giao ngay một đồng tiền tại hai thị trường khác nhau để kiếm lợi nhuận: dễ nhận biết, thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tế ít có cơ hội thực hiện do thông tin thị trường tương đối trong suốt. - Thực hiện dựa trên sự không thống nhất về tỷ giá giữa 3 đồng tiền trên các thị trường: cơ hội xảy ra nhiều hơn, cần phải có sự tính toán mới phát hiện ra, được thực hiện dựa trên các giao dịch giao ngay giữa các đồng tiền. Quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được thực hiện 2 bước như sau: (1) kiểm tra xem tỷ giá giữa các đồng tiền có thống nhất hay không bằng cách so sánh tỷ giá chéo theo lý thuyết với tỷ giá chéo thực tế. (2) xác định quá trình mua bán các đồng tiền. - Hoạt động kiếm lời được thực hiện trong trường hợp điều kiện ngang giá lãi suất bị vi phạm: được thực hiện bằng cách kết hợp các giao dịch ngoại hối giao ngay và kỳ hạn, cùng giao dịch trên thị trường tiền tệ.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

21

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG III: NGHIỆP VỤ KỲ HẠN I.

Khái niệm

Giao dịch kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản của hợp đồng mua bán được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng sẽ được thực hiện vào một ngày nhất định trong tương lai (từ 15 ngày, 1 tháng, 2 tháng đến 12 tháng). Hợp đồng kỳ hạn sau khi đã được ký kết và đăng ký thì các bên mua bán không được hủy hợp đồng vì bất kỳ lý do gì. Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. II.

Loại hợp đồng kỳ hạn

Trên thị trường hối đoái quốc tế nói chung có hai loại hợp đồng hối đoái kỳ hạn: hợp đồng outright và hợp đồng swap. Hợp đồng outright là sự thỏa thuận giữa một ngân hàng và khách hàng không phải là ngân hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng. Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gian hợp đồng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với một mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiếu, theo thỏa thuận, không được hưởng lãi nhưng khách hàng có thể được hưởng phần lợi tức phát sinh từ tài sản thế chấp. Hợp đồng Swap là loại hợp đồng có kỳ hạn giữa hai ngân hàng theo đó hai bên đồng ý hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo tỷ giá khác so với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy, hợp đồng Swap gồm hai lần hoán đổi ngoại tệ, trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và hợp đồng swap như vậy gọi là hợp đồng hoán đổi giao ngay – kỳ hạn. Tuy nhiên, hợp đồng hoán dổi có kỳ hạn – có kỳ hạn, tức là hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ở cả lần đầu và lần sau cũng khá phổ biến. Chương sau sẽ xem xét kỹ hơn về hợp đồng swap. GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

22

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   III.

Thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn

Trên thị trường hối đoái có kỳ hạn tỷ giá thường được yết theo bội số của 30 ngày và năm tài chính thường có 360 ngày. Do đó, để tiện sử dụng và chính xác, thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn thường là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... Tuy nhiên trên thị trường liên ngân hàng có thể có những hợp đồng với thời hạn dưới một tháng. Ngoài ra, cũng có số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày, nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn loại hợp đồng có kỳ hạn là bội số của 30 ngày. Ở Việt Nam do thị trường hối đoái có kỳ hạn chưa phát triển mạnh nên thời hạn giao dịch theo bội số 30 ngày chưa được áp dụng phổ biến thay vào đó thời hạn giao dịch thường là do thỏa thuận giữa các bên nhưng nói chung không quá 180 ngày. IV.

Yết giá có kỳ hạn

Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết giá theo hai cách: Yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó được yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được áp dụng trên thị trường liên ngân hàng Ví dụ: Tại một ngân hàng có tỷ giá kỳ hạn 30 ngày theo outright USD/JPY = 134,36 – 50. Giả sử tỷ giá giao ngay của ngân hàng đó USD/JPY = 135,85 – 95. Tỷ giá kỳ hạn theo kiểu swap USD/JPY = 49 – 45. • Tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó. Tf= Ts +/GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

Ls 23

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Trong đó: Tf: Tỷ giá kỳ hạn Ts: tỷ giá giao ngay Ls: chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền - Nếu phần chênh lệch là số dương nghĩa là điểm gia tăng - Nếu phần chênh lệch là số âm nghĩa là điểm khấu trừ Ta có thể biểu hiện cách tính tỷ giá kỳ hạn như sau: F(a/b) = S(a/b) + điểm kỳ hạn Điểm kỳ hạn= (tỷ giá giao ngay x chênh lệch lãi suất tiền gửi x số ngày kỳ hạn)/ 360 Công thức tính tỷ giá kỳ hạn F(a/b) 1. Tỷ giá mua có kỳ hạn Fm= Sm+ [Sm( Ltgb – Lcva)x N/ 100x 360] 2. Tỷ giá bán có kỳ hạn Fb= Sb+ [ Sb( Lcvb – Ltga)x N/ 100x 360] Tác dụng của giao dịch kỳ hạn • Đảm bảo cho người mua và người bán thực hiện việc mua bán ngoại tệ một cách hoàn toàn chắc chắn. Nhờ đó họ có thể thực hiện các cam kết một cách đúng hạn, tạo lòng tin và uy tín trong quan hệ giao dịch kinh tế thương mại. • Là công cụ để phòng chống rủi ro tỷ giá • Là công cụ giúp các nhà kinh doanh ngoại tệ thực hiện các giao dịch kỳ hạn với nhiều ngoại tệ, nhiều kỳ hạn khác nhau… để tìm kiếm lợi nhuận. V. -

Hạn chế của hợp đồng kỳ hạn Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày thực hiện hợp đồng dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.

-

Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trong thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại và đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

24

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   tương lai. Khi đó giao dịch giao ngay hay chỉ giao dịch tương lai chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này với nhau mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

25

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG IV: NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ I.

Khái quát về thị trường hoán đổi

Trong những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 do kết quả của việc nới lỏng và hòa nhập của thị trường vốn các nước cùng với sự biến động mạnh của lãi suất và tỷ giá trên thị trường khiến cho thị trường hoán đổi bao gồm cả hoán đổi lãi suất và tiền tệ trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Hoán đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro, nó cho phép công ty đột phá vào loại thị trường vốn mới và tận dụng những ưu thế của nó để gia tăng vốn mà không cần phải gia tăng rủi ro kèm theo. Thông qua hoán đổi người ta có thể chuyển dịch rủi ro ở một thị trường hay ở một loại tiền tệ nào đó sang thị trường hay loại tiền tệ khác. Hoán đổi còn mang lại kỹ thuật quản lý rủi ro cho các công ty đa quốc gia mà hoạt động của chúng có liên quan đến thị trường vốn quốc tế. Trên góc độ thị trường tài chính quốc tế, hoán đổi có 2 loại: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Trong phạm vi chương này, chúng ta tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên chỉ xem xét hoán đổi tiền tệ. II.

Hoán đổi tiền tệ

Hoán đổi tiền tệ là trao đổi một khoản nợ bằng một đồng tiền này cho một khoản nợ bằng một đồng tiền khác. Bằng cách hoán đổi này các bên tham gia có thể thay thế dòng tiền tệ phải trả từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. Chẳng hạn, một công ty Mỹ có một khoản nợ bằng JPY với lãi suất cố định, thông qua hoán đổi tiền tệ công ty có thể chuyển số nợ này sang nợ bằng USD, và nhờ thế mà tránh được rủi ro tỷ giá giữa USD và JPY. Có 2 lý do cơ bản cho việc sử dụng hợp đồng hoán đổi. Thứ nhất là để giảm chi phí. Thứ hai là để tạo ra công cụ phòng ngừa rủi ro. 2.1. -

Sử dụng hoán đổi để hạ thấp chi phí

Sự không hoàn hảo của thị trường gây ra sự chênh lệch chi phí vay vốn ở các thị trường khác nhau. Chẳng hạn, trên thị trường vốn nội địa các công ty trong nước thường có ưu thế tương đối hơn các công ty nước ngoài, do đó có thể vay vốn với chi phí thấp hơn các công ty nước ngoài. Hơn nữa, sự đánh giá của ngân hàng và

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

26

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   thị trường về uy tín trong vay vốn của các khách hàng vay thường khác nhau. Điều này kích thích việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tận dụng ưu thế tương đối của từng khách hàng trong quan hệ vay vốn. Ví dụ nhờ có quan hệ tốt công ty A có thể vay USD từ ngân hàng A trong khi công ty B có thể vay JPY từ ngân hàng B với chi phí thấp. Mặt khác công ty A cần JPY trong khi công ty B cần USD. Trong hoàn cảnh này hai công ty nên sử dụng hợp đồng hoán đổi để có được đồng tiền mong đợi với một chi phí thấp hơn. -

Phòng ngừa rủi ro có thể hạ thấp chi phí vay vốn bởi vì nó cắt giảm sự không chắc chắn của dòng tiền tệ và xác suất thay đổi bất lợi của tài sản có và tài sản nợ, do đó làm cho công ty uy tín hơn trong vay mượn. Hơn nữa, nhờ có phòng ngừa rủi ro và gia tăng uy tín nên công ty có thể vay vốn với số lượng lớn. Điều này cũng góp phần hạ thấp chi phí nhờ tận dụng ưu thế về quy mô

-

Hạ thấp chi phí bằng việc khai thác sự khác biệt về các quy định và thuế. Ví dụ: Một công ty Nhật muốn phát hành trái phiếu có lãi suất cố định thời hạn 10 năm nhưng chính phủ áp dụng thuế lợi tức và quy định chặt chẽ hơn nếu trái phiếu phát hành trên thị trường Nhật và bằng JPY, trong khi đó nến phát hành trái phiếu bằng USD thì không phải chịu thuế lơi tức và thủ tục đơn giản hơn. Trong trường hợp này công ty nên phát hành trái phiếu bằng USD sau đó tiến hành hợp đồng hoán đổi để có được JPY như mong muốn.

2.2.

Sử dụng hoán đổi tiền tệ như một công cụ ngừa rủi ro

Thông qua hợp đồng hoán đổi các bên tham gia có được ngoại tệ mình mong muốn ở cùng tỷ giá mà không phải mua bán thông qua ngân hàng nên tránh được rủi ro do biến động tỷ giá và chênh lệch giá. Hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn trong khi hợp đồng hoán đổi thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong dài hạn, thường trên 2 năm. Tuy vậy, hợp đồng hoán đổi cũng có thể được và ngày càng gia tăng sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn. III. Lợi ích của các bên trong giao dịch hoán đổi tiền tệ

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

27

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Trong giao dịch hoán đổi các bên tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có những lợi ích nhất định. -

Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ vào ngày đáo hạn, do đó tránh được rủi ro biến động tỷ giá.

-

Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác, ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ.

IV.

Hạn chế của giao dịch hoán đổi Giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.

Bản thân giao dịch hoán đổi giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: -

Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với đự đoán của khách hàng.

-

Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: Thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt thời gian giữa hai điểm đó.

Chính hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thích hợp với nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

28

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG V: NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN I.

Khái niệm

Quyền chọn là một công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua có yêu cầu. Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi mua nó. Để hiểu hơn khái niệm quyền chọn, một số thuật ngữ liên quan cần được giải thích chi tiết hơn: Người mua quyền: Người bỏ chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình. Người bán quyền: Người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền, do đó có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. Tài sản cơ sở: Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa, vàng…hay chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD… Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn. Tỷ giá hợp đồng quyền chọn: Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch. Thời hạn của quyền chọn: Thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền chọn không còn giá trị. Phí quyền chọn: Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch. Loại quyền chọn: Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại quyền nào cho phéo người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua. Ngược lại, loại quyền nào cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

29

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền. Kiểu quyền chọn cho phép người mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn gọi là quyền chọn kiểu Mỹ. Kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn gọi là quyền chọn kiểu châu Âu. Quyền chọn trên thị trường ngoại hối có 2 loại: Quyền chọn mua và quyền chọn bán. -

Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phéop người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước.

-

Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước. Nếu tỷ giá biến động thuận lợi người mua sẽ thực hiện hợp đồng, ngược lại người mua sẽ không thực hiện cho đến khi hợp đồng hết hạn.

II.

Định giá hợp đồng quyền chọn

Giá hợp đồng quyền chọn hay phí quyền chọn là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn. Giá hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý, sao cho có thể bù đắp rủi ro xét từ góc độ người bán và không quá đắt xét từ góc độ người mua. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đôi khi trong một số trường hợp việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đến hạn, người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua. Phí quyền chọn được xác định dựa trên nguyên tắc: Nếu xác suất thực hiện quyền chọn xảy ra càng cao và/ hoặc lãi dự tính phát sinh từ thực hiện quyền chọn càng lớn thì phí quyền chọn càng cao và ngược lại. Từ nguyên tắc cơ bản đó có thể nêu ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn mua: -

Tỷ giá giao ngay: Tại mỗi mức tỷ giá giao dịch, nếu tỷ giá giao ngay càng cao, thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn mua càng lớn, từ đó phí quyền chọn mua càng cao.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

30

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   -

Tỷ giá giao dịch: Tại mỗi mức tỷ giá giao ngay, nến tỷ giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn mua càng cao thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn mua càng thấp, do đó phí quyền chọn mua càng thấp.

-

Thời gian đến hạn: Thời gian này càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn mua, do đó phí quyền chọn mua càng cao

-

Sự biến động của tỷ giá: Tỷ giá trên thị trường biến động càng mạnh thì xác suất tỷ giá giao ngay vượt tỷ giá giao dịch tại thời điểm hợp đồng đến hạn càng lớn, do đó phí quyền chọn mua càng cao.

-

Lãi suất của đồng tiền yết giá: Nếu hợp đồng quyền chọn mua được thực hiện, thì người giữ hợp đồng sẽ nhận được một số lượng đồng tiền yết giá khi hợp đồng đến hạn, do đó nếu mức lãi suất của đồng tiền yết giá tăng làm cho giá trị hiện tại của đồng tiền này giảm, dẫn đến các hợp đồng quyền chọn mua trở nên kém hấp dẫn, do vậy làm cho phí quyền chọn mua giảm.

-

Lãi suất của đồng tiền định giá: Nếu xác suất xảy ra thực hiện hợp đồng quyền chọn mua, thì người nắm giữ hợp đồng sẽ chi một số lượng đồng tiền định giá khi hợp đồng đến hạn. Do vậy nếu mức lãi suất của đồng tiền định giá tăng, làm cho giá trị hiện tại của đồng tiền này giảm, dẫn đến hợp đồng quyền chọn mua trở nên hấp dẫn, từ đó làm phí quyền chọn mua tăng lên.

Phí quyền chọn bao gồm hai phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian. Giá trị nội tại: là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn ngay lập tức tại một thời điểm nhất định. Như vậy, đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Ngược lại, đối với quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định. Từ đó: Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ: Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay – Tỷ giá quyền chọn Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ: Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

31

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Nếu: Giá trị nội tại > 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là được giá quyền chọn (in the money – ITM) Giá trị nội tại < 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là giảm giá quyền chọn (out the money – DTM) Giá trị nội tại = 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là ngang giá quyền chọn (at the money – ATM) Giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại, nó phản ảnh một thực tế là hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại. Điều này ngụ ý rằng do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợp đồng quyền chọn cũng thay đổi, tức là giá trị thời gian. Định giá quyền chọn mua Đối với quyền chọn mua kiểu châu Âu, mô hình Black – Scholes có thể diễn tả bởi công thức sau: Ce = Se –bT N(d1) – Ee -aTN(d2) Trong đó: Ce là giá cả của quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu. S: tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B E là tỷ giá thực hiện T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B e = 2,71828 là hằng số Nê – pe. N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác suất chuẩn và d1 và d2 được xác định như sau: 𝑇 D1 =

!"(!/!)  !  [!  –  !  !  (!!  /!)]  ! !

D 2 = d1 - ∂ ∂ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần tram thay đổi tỷ giá giao ngay. GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

32

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Mô hình này được thực hiện dựa trên một số giả định như sau: • Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi cho vay và lãi đi vay như nhau. • Không có thuế hay chi phí phát sinh. • Sự sai biệt tỷ giá tuân theo quy luật phân phối chuẩn. • Độ lệch chuẩn vẫn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. III.

Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Để định giá quyền chọn chúng ta chỉ định giá đối với quyền chọn mua. Để định giá quyền chọn bán chúng ta sử dụng đẳng thức cân bằng giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán. Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán được diễn tả qua sự cân bằng chọn mua – chọn bán. Trong trường hợp quyền chọn kiểu châu Âu, mối quan hệ này thể hiện qua công thức sau: Ce (S,T,E) = Pe (S,T,E) + S (1 + b) –T – E ( 1+a)-T Trong đó Ce và Pe lần lượt là giá cả của quyền chọn mua và quyền chọn bán theo kiểu Châu Âu. S: tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B E là tỷ giá thực hiện T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B IV. -

Các đối tượng tham gia nghiệp vụ quyền chọn Người bán quyền chọn: các ngân hàng thương mại, các nhà xuất khẩu, các tổ chức kinh tế có ngoại tệ trên tài khoản và họ muốn tăng thu nhập của mình bằng việc thu các khoản phí kinh doanh theo quyền chọn. Vì vậy, họ chấp nhận làm đối tác thụ động trong quan hệ kinh doanh này.

-

Người mua quyền chọn: Nhà nhập khẩu muốn bảo toàn tỷ giá bằng việc mua một quyền chọn mua hay nhà xuất khấu bảo toàn việc hạch toán bằng ngoại tệ bằng cách mua quyền chọn bán.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

33

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   -

Các nhà đầu cơ cũng là một nhóm có tính chất quyết định tham dự thị trường kinh doanh theo quyền chọn. Họ tham dự với mục đích thu lợi nhuận chênh lệch. Tại Mỹ, các hoạt động của họ chiếm tỷ phần lớn nhất trên thị trường.

Các đối tác thụ động trong kinh doanh theo quyền chọn cần phải đưa ra sự đảm bảo, còn những người mua quyền chọn thì không cần tới điều đó vì không có trách nhiệm phải thực hiện hợp dồng do đó không phải gánh chịu những thiệt hại lớn mà chỉ phải trả khoản lệ phí theo quyền chọn.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

34

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

CHƯƠNG VI: NGHIỆP VỤ GIAO SAU I.

Khái niệm

Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch (IMM). Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng giao sau với 6 loại ngoại tệ mạnh đó là: GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. II.

So sánh hợp đồng giao sau và kỳ hạn

Điểm khác biệt

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng giao sau

Loại hợp đồng

Một thỏa thuận giữa NH và Được tiêu chuẩn hóa theo khách hàng. Điều khoản của những chi tiết của Sở giao HĐ rất linh động.

Thời hạn

dịch.

Các bên tham gia HĐ có thể Chỉ có một vài thời hạn nhất lựa chọn bất kỳ thời hạn định. nào, nhưng thường là hệ số của 30 ngày.

Trị giá HĐ

Nói chung là rất lớn, trung Nhỏ đủ để thu hút nhiều bình trên 1 triệu USD 1 HĐ

Thỏa thuận an toàn

người tham gia.

Khách hàng phải duy trì Tất cả các nhà giao dịch một số dư tối thiểu ở NH để phải duy trì tiền ký quỹ theo đảm bảo cho HĐ.

Thanh toán tiền tệ

tỷ lệ phần trăm trị giá HĐ.

Không có thanh toán tiền tệ Thanh toán hàng ngày bằng trước ngày HĐ đến hạn.

cách trích tài khoản của bên thua và ghi có vào tài khoản

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

35

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   của bên được. Thanh toán sau cùng

Trên 90% HĐ được thanh Chưa tới 2% HĐ được toán khi đến hạn.

thanh toán thông qua việc chuyển giao ngoại tệ, thông thường thông qua đảo hợp đồng.

Rủi ro

Bởi vì không có thanh toán Nhờ có thanh toán hàng hàng ngày nên rủi ro rất lớn ngày thông qua phòng Giao có thể xảy ra nếu như một hoán nên ít rủi ro. Tuy bên tham gia HĐ thất bại nhiên rủi ro cũng có thể xảy trong việc thực hiện HĐ

ra giữa nhà môi giới với khách hàng.

Yết giá

• Các NH yết giá mua

• Chênh lệch giữa giá

và giá bán với một

mua và giá bán được

mức độ chênh lệch

niêm yết ở sàn giao

giữa giá mua và giá

dịch.

bán. • Kiểu châu Âu Ngoại tệ giao dịch

Tất cả các ngoại tệ

• Kiểu Mỹ Chỉ giới hạn cho một số ngoại tệ

Tỷ giá

Tỷ giá được khóa chặt trong Tỷ giá thay đổi hàng ngày suốt thời hạn hợp đồng

Hoa hồng

Trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán và giá mua

• Khách hàng trả hoa hồng cho nhà môi giới • Nhà môi giới và nhà giao dịch trả phí cho Sở giao dịch.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

36

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Quy chế

Các bên tham dự tự thỏa Được quy định bởi Sở giao thận

III.

dịch

Thành phần tham gia giao dịch

Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường giao sau bao gồm những người thực hiện giao dịch với tư cách cá nhân (floor traders) và những người môi giới (floor brokers) cho một bên nào đó. • Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): thường là các nhà đầu cơ (speculators) hoặc đại diện cho các NH, công ty sử dụng thị trường giao sau để bổ sung cho các giao dịch có kỳ hạn. • Nhà môi giới ở sàn giao dịch (floor brokers): nói chung là đại diện của các công ty đầu tư, những công ty chuyên môi giới đầu tư ăn hoa hồng. IV.

Qui chế giao dịch

Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, NH thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Sở giao dịch giới hạn số lượng hội viên, vì thế, quyền hội viên có thể được mua bán cho thuê hay ủy quyền giao dịch lại cho các nhà giao dịch không phải hội viên. Các công ty môi giới có quyền cử đại diện của mình ở sàn giao dịch. Ở Mỹ việc giao dịch các hợp đồng tiền tệ giao sau được thực hiện thông qua hệ thống “open outcy”, tạm gọi là “rao giá công khai”, dựa trên cơ sở dấu hiệu bằng tay và tiếng reo hò. Trong hệ thống giao dịch này, các lời chào giá phải được công khai trước công chúng, tức là công khai cho tất cả các bên tham gia trên sản giao dịch. Sau đó các giao dịch được thực hiện thông qua phòng giao hoán (clearing house). Phòng giao hoán có chức năng xác nhận giao dịch và bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên để, về mặt kỹ thuật, nó luôn là một bên tham gia trong mỗi hợp đồng. Phòng giao hoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Để bảo vệ mình, phòng giao GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

37

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   hoán yêu cầu các giao dịch phải được thỏa thuận thông qua các thành viên của phòng giao hoán. Thành viên của phòng giao hoán trước hết phải là hội viên của Sở giao dịch, kế đến phải thỏa mãn những yêu cầu do phòng giao hoán đề ra. Ngoài ra, thành viên của phòng giao hoán còn phải ký quỹ ở phong giao hoán và nếu họ đại diện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này ký quỹ đối với với họ. Tất cả các khoản ký quỹ đều nhằm mục đích bảo đảm vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày. Nếu tiền ký quỹ xuống dưới mức duy trì tối thiểu thì người tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào để tiếp tục tham gia hợp đồng. V.

Đặc điểm

Mặc dù các hợp đồng có kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch nhưng chúng hạn chế về mặt thanh khoản (liquidity) bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi. Trong khi đó, hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng giao sau đều tất tóan thông qua đảo hợp đồng, chỉ có khoảng 1,5 % hợp đồng giao sau được thực hiện thông qua chuyển giao ngoại tệ vào ngày đến hạn. Cũng chính đặc điểm này khiến hợp đồng giao sau nói chung là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng giao sau loại ngoại tệ đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại dự báo ngoại tệ đó sẽ xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng ngoại tệ giao sau. Sở giao dịch với tư cách là nhà tổ chức và trung gian trong giao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này. VI.

Ưu nhược điểm của hợp đồng giao sau

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

38

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Hợp đồng giao sau có cả ưu lẫn nhược điểm khi sử dụng. Ưu điểm của nó trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Kế đến, nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Ngược lại, hợp đồng giao sau có nhược điểm, trước hết là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. Kế đến hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như hợp đồng quyền chọn. Nói chung giao dịch giao sau có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ở tính chất thực hiện thanh toán hàng ngày nhằm đảm bảo cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nến thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường.

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

39

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối  

BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Cho bảng tỷ giá dưới đây Tỷ giá

Mua

Bán

USD/SGD

1,3215

1,3246

GBP/USD

1,8421

1,8426

EUR/USD

1,2815

1,2818

AUD/USD

0,7481

0,7486

USD/JPY

106,68

106,73

USD/CHF

1,4567

1,4572

¡ Xác định tỷ giá chéo: GBP/SGD, EUR/SGD, AUD/SGD, JPY/SGD, CHF/SGD, GBP/AUD, AUD/GBP, EUR/JPY, AUD/JPY, AUD/EUR, CHF/JPY, AUD/CHF, GBP/CHF, EUR/CHF. Bài 2 Giả sử không có chi phí giao dịch, xét xem có thể thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá dựa vào bảng yết giá dưới đây hay không? Mô tả cụ thể giao dịch diễn ra nếu có thể kinh doanh chênh lệch giá. ¡ Tại Newyork GBP/USD = 1,8990/15 ¡ Tại Toronto USD/CAD = 1,5020/40 ¡ Tại London

GBP/CAD = 2,8470/90

a. Kinh doanh 1 triệu GBP? b. Kinh doanh 1 triệu CAD? Bài 3 Tại thời điểm G ta có thông tin trên các thị trường hối đoái quốc tế như sau:

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

40

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Paris:

EUR/JPY = 123.25 - 123.50

Zurich

EUR/CHF = 1.3550 - 1.3560

Singapore

EUR/SGD = 1.3850 - 1.3855

Tokyo

CHF/JPY = 89.15 - 89.30 SGD/JPY = 81.80 - 81.90

Bạn hãy thực hiện nghiệp vụ Arbitrage bằng số vốn 100 triệu EUR trên ba thị trường hối đoái sao cho lợi nhuận thu được lớn nhất? Bài 4 Công ty Gilimex xuất khẩu lô hàng quần áo trị giá 100.000 GBP và nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu trị giá 758.000 EUR theo điều kiện trả ngay. Đồng thời số dư trên tài khoản có 500.000 AUD, 565.000 JPY, 24.500 USD và 500 triệu nội tệ. Do nhu cầu cần nội tệ để thanh toán hợp đồng trong nước nên công ty chuyển hết ngoại tệ đang có sang nội tệ. Hỏi công ty còn số dư bao nhiêu trên tài khoản nội tệ. Biết rằng:

GBP/USD = 1,7347/52

EUR/USD = 1,1688/91

USD/JPY = 117,45-50 AUD/USD = 0,7302/06

USD/VND = 19988/90

Bài 5 Công ty Trisanco có các hợp đồng nhập khẩu trị giá 100.000 GBP thanh toán theo điều kiện trả chậm 3 tháng và hợp đồng xuất khẩu 450.000 SGD thanh toán theo điều kiện trả chậm 65 ngày. Để hạn chế rủi ro, ngày 7/6/09 công ty ký hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Công ty dự định dùng số tiền từ hợp đồng xuất khẩu để thanh toán với ngân hàng, số còn lại công ty đổi sang VND. Nhưng trong thời gian chưa đến hạn thanh toán của hợp đồng nhập khẩu, công ty đã gửi số SGD trên ở ngân hàng. Hỏi số VND còn lại của công ty là bao nhiêu? Biết rằng : Tỷ giá trên thị trường vào ngày 7/6/09 GBP/USD = 1,7330/35 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

Tỷ giá trên thị trường vào ngày 7/9/09 GBP/USD = 1,7347/52 41

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   USD/SGD = 1,7235/48

USD/SGD = 1,7232/38

USD/VND = 19878/82

USD/VND = 19883/90

Lãi suất

Tiền gửi

Cho vay

GBP

3%

3,5%

SGD

4%

4,5%

Bài 6 Một khách hàng có yêu cầu vay 220.000 CHF thời hạn 3 tháng của NHA. NHA quyết định bán ra một lượng USD tương ứng theo tỷ giá công bố USD/CHF = 1,5240/60 để có CHF cho vay, đồng thời ngân hàng giao dịch trên thị trường ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng lượng USD nói trên để đề phòng USD tăng giá. Biết rằng: Lãi suất trên thị trường của:

USD 4% - 4,35% CHF 5,5% - 6,5%.

Tính kết quả kinh doanh của ngân hàng A. Bài 7 Công ty Donaco nhập khẩu lô hàng trị giá 450.000 AUD điều kiện trả chậm 5 tháng. Để phòng ngừa rủi ro, ngày 01/01/09 công ty đến ngân hàng ABC ký hợp đồng kỳ hạn. Trong ngân quỹ hiện giờ không có AUD, ngân hàng đã mua giao ngay số AUD nói trên từ ngân hàng HUB. Trong thời gian hợp đồng kỳ hạn chưa đáo hạn, ngân hàng ABC cho một khách hàng xin vay trong thời gian 3 tháng. Sau đó, ngân hàng ABC đã đem gửi số AUD trên ở một ngân hàng khác. Tính lợi nhuận của ngân hàng ABC? Biết rằng: AUD/USD = 0, 7293/97 Lãi suất

Tiền gửi

Cho vay

AUD

4%

4,5%

USD

3,45%

4,55%

Bài 8 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

42

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Công ty E mua một hợp đồng quyền chọn mua trị giá 55.000 EUR, tỷ giá thực hiện là EUR/USD là 1,1675, chi phí mua quyền chọn mua là 0,005 USD/EUR. Hãy phân tích giá trị quyền chọn mua theo mức biến động của tỷ giá giao ngay trên thị trường? Tỷ giá EUR/USD Phí mua quyền chọn mua Đ/k USD khi thực hiện quyền chọn mua Đ/k USD khi mua EUR trên thị trường giao ngay Lãi (+)/Lỗ (-)

1.167

1.1675

1.169

1.171

1.1725

1.173

1.1735

Bài 9 Công ty G mua một hợp đồng quyền chọn bán trị giá 55.000 EUR, tỷ giá thực hiện là 1,1725 USD/EUR, chi phí mua quyền chọn bán là 0,005USD/EUR. Hãy phân tích giá trị quyền chọn bán theo mức biến động của tỷ giá giao ngay trên thị trường? Tỷ giá Phí mua quyền chọn bn Đ/k USD khi thực hiện quyền chọn bn Đ/k USD khi mua EUR trên thị trường giao ngay Lãi (+)/Lỗ (-)

1.167

1.1675

1.169

1.171

1.1725

1.173

1.1735

Bài 10 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng có kỳ hạn Có một số thông tin về tỷ giá và lãi suất như sau: USD/VND

19980

19990

USD

4,55%/năm

5,55%/năm

VND

0,7%/tháng

0,9%/tháng

a. Đại diện cho nhà nhập khẩu Việt Nam có một hợp đồng trị giá 500.000 và 3 tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán? b. Đại diện cho nhà xuất khẩu Việt Nam có một hợp đồng trị giá 250.000USD và 6 tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán? GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

43

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Bài 11: Vào ngày xx/xx/xx tại ngân hàng thương mại A có công bố tỷ giá sau: USD/VND = 19300 – 19350 GBP/USD = 1.8745/90 USD/FRF = 6.6780/97 USD/SGD = 1.8653/76 EUR/USD = 1.1234/67 AUD/USD = 0.7865/84 USD/DEM = 1.9293/14 USD/CHF = 1.7680/90 1/ Tính tỷ giá cho giữa các ngoại tệ dựa vào các cặp tỷ giá nêu trên. 2/ Khách hàng sẽ được áp dụng tỷ giá nào trong các trường hợp sau đây: a. Khách hàng bán 560000 GBP thì thu được bao nhiêu DEM ? b. Với 8 triệu SGD thì khách hàng mua được bao nhiêu AUD ? c. Khách hàng mua 45000 EUR cần bao nhiêu FRF ? d. Khách hàng cần bán bao nhiêu FRF để có được 23 triệu VND ? Bài 12: Một công ty ABC tại Singapore nhận được 1450000 CAD do xuất khẩu hàng hóa, nhưng lại cần thanh toán các khoản nợ sau: - Trả nợ hàng nhập khẩu

45000 GBP

- Ứng trước tiền hàng

478000 JPY

- Trả nợ NHK

124000 AUD

Hy tính tóan và thực hiện các khoản thanh tóan trên. Biết tỷ giá sau: USD/JPY = 104.56/78 GBP/USD = 1.8745/90 AUD/USD = 0.7865/84 USD/CAD = 1.5478/96 Bài 13: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Toronto: USD/CAD= 1.2180-1.2186 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

44

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   • Zurich: CAD/CHF= 0.9840-0.9847 • Newyork:USD/CHF= 1.2050-1.2055 Yêu cầu kinh doanh ác bít với 100 triệu USD, 100 triệu CAD, 100 triệu CHF Bài 14: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Toronto: USD/CAD= 1.1625-1.1629 • Zurich: CAD/CHF= 1.1120- 1.1125 • Newyork:USD/CHF= 1.3042-1.3047 Yêu cầu kinh doanh ác bít với 100 triệu USD, 100 triệu CAD, 100 triệu CHF Bài 15: Tại thời điểm T ta có thông tin • Newyork:USD/CHF= 1.2046- 1.2053 • Zurich: AUD/CHF = 0.9280-0.9286 • Sydney: AUD/USD = 0.7685-0.7690 Yêu cầu kinh doanh ác bít với 100 triệu USD, 100 triệu AUD, 100 triệu CHF Bài 16: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Zurich: GBP/CHF= 2.2540-2.2545 • London:GBP/SGD= 3.1243-3.1247 • Singapore:CHF/SGD= 1.3780-1.3785 Yêu cầu thực hiện ác bít với 100 triệu GBP, SGD, CHF? Bài 17: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Toronto: USD/CAD= 1.1635-1.1639 • Zurich: CAD/CHF= 1.1122- 1.1128 GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

45

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   • Newyork:USD/CHF= 1.2947-1.2953 Yêu cầu kinh doanh ác bít với 100 triệu USD, 100 triệu CAD, 100 triệu CHF Bài 18: Tại thời điểm X ta có thông tin: Newyork USD/CAD = 1.0058 – 1.0264 Toronto AUD/CAD = 1.0017 – 1.0240 Sydney AUD/USD = 0.9043 – 0.9208 Yu cầu: thực hiện kinh doanh arbitrage với số vốn 100 triệu USD Bài 19: Tại thời điểm Y, ta có thông tin: Paris

EUR/USD = 1.5569 – 1.5797

Zurich

EUR/CHF = 1.5445 – 1.5868

Newyork USD/CHF = 1.0100 – 1.0142 Yu cầu: thực hiện kinh doanh arbitrage với số vốn 100 triệu EUR Bài 20: Tại thời điểm Z, ta có thông tin: Paris

EUR/SGD = 2.1651 -2.2012

Toronto

EUR/CAD = 1.5762 – 1.5887

Newyork EUR/USD = 1.5569 – 1.5797 Singapore CAD/SGD = 1.3560 – 1.3589 USD/SGD = 1.3738 – 1.3928 Yêu cầu: thực hiện kinh doanh arbitrage với số vốn 100 triệu EUR trên 3 thị trường sao cho lợi nhuận thu được lớn nhất Bài 21: Một khách hàng ký hợp đồng mua quyền chọn mua 12 triệu EUR kỳ hạn 3 tháng vào ngày 12/10/xx với tỷ giá thực hiện là EUR/USD 1.2560, với phí quyền chọn là 0.0120 USD/EUR. Theo bạn ở thời điểm 3 tháng sau nếu tỷ giá giao ngay EUR/USD 1.2690 thì khách hàng có thực hiện hợp đồng hay không ? ở mức giá nào thì khách hàng sẽ không thực hiện hợp đồng ?

GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

46

Bài giảng Kinh doanh ngoại hối   Bài 22: Để đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của Misushita, ngân hàng Sumitomo mua giao ngay 50.000 EUR từ Societe Generale(SG) bằng JPY. Đồng thời để bảo tồn ngân quỹ, Sumitomo ký hợp đồng bán lại theo điều kiện thời hạn 3 tháng với cùng số EUR tương ứng. Cho: Tỷ gi: USD/JPY: 97.69/90 EUR/USD: 1.5010/40 Li suất (% năm) Tiền gửi

Cho vay

JPY

2%

3.5%

EUR

3%

5%

Biết Sumitomo ký hợp đồng kỳ hạn với SG cng thời gian với việc cho vay JPY. a/ Tỷ giá bán kỳ hạn EUR/JPY ? b/ Lợi nhuận từ hoạt động trên của Sumittomo ? Bài 23: Công ty NHT sau khi xuất khẩu thu được 500.000 JPY cần bán cho ngân hàng để lấy VND. Ngân hàng sẽ thanh tóan với tỷ giá bao nhiêu? Biết:USD/JPY = 102,18/25, USD/VND = 16010/20 Bài 24: Một khách hàng có nhu cầu vay 947700 JPY thời hạn 3 tháng. Ngân hàng thương mại bán ra một lượng USD tương ứng theo tỷ giá thị trường Ngân hàng công bố USD/JPY = 105.30/50, đồng thời ngân hàng giao dịch trên thị trường ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng lượng USD như trên. Biết rằng: - Ngân hàng A thực hiện bán giao ngay và mua kỳ hạn với Ngân hàng B - Lãi suất trên thị trường như sau: tiền gởi cho vay USD

8%

9%

JPY

5%

6%

Hỏi ngân hàng A lời hay lỗ trong nghiệp vụ này? GV: ThS. Phan Thị Thu Hằng  

47