46 1 237KB
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1. Phân tích tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong môi trường hội nhập. Chỉ ra những biểu hiện cơ bản của đạo đức kinh doanh trên tầm vĩ mô và vi mô. (chỉ ra tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh: định nghĩa, vai trò) Định nghĩa: Đạo đức kinh doanh là mô ̣t tâ ̣p hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoă ̣c luâ ̣t lê ̣ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm bảo đảm chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt đô ̣ng của chủ thể kinh doanh. Với tư cách là mô ̣t dạng đạo đức nghề nghiê ̣p mang tính đă ̣c thù cao vì gắn liền với các lợi ích kinh tế, đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh nhưng nó không tách rời nền tảng của nó là đạo đức xã hô ̣i chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội. Vai trò: Đạo đức kinh doanh như mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin câ ̣y của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiê ̣p. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đô ̣i ngũ cán bô ̣ công nhân viên trong doanh nghiê ̣p, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bô ̣ công nhân viên trong doanh nghiê ̣p có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiê ̣u của doanh nghiê ̣p. Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuâ ̣n của doanh nghiê ̣p chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiê ̣p muốn đạt được tỷ suất lợi nhuâ ̣n cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiê ̣p mình 2. Phân tích mối quan hệ giữa tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kinh doanh với hệ thống luật lệ. Liên hệ thực tế Việt Nam. Khái niệm đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực để điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định Khái niệm hệ thống luật lệ
Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về pháp luật, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và hệ thống luật lệ Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân và doanh nghiệp đều hành xử sao cho có lợi nhất cho mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Kinh tế thị trường ngày nay đã hình thành một hệ thống các quy định pháp luật chi tiết, nhằm chế định hành vi của các bên tham gia và bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Các quy định đó đã giảm bớt đáng kể những hành vi vô trách nhiệm một cách thái quá của doanh nghiệp (bởi một khi doanh nhân hành xử tư lợi, thiếu trách nhiệm... sẽ bị thay thế khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản). Đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như dệt may, xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính… Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của trách nhiệm xã hội, nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bản thân các hiệp hội đó cũng nhận thức và không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực, đáp ứng được sự kỳ vọng của DN. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp Việt Nam dù đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, song còn thiếu đồng bộ. Giữa các luật được chuẩn bị bởi các bộ khác nhau, được ban hành vào những thời điểm khác nhau, và còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Việc thực thi luật pháp còn có nhiều vấn đề phải đổi mới, khoảng cách giữa luật trên văn bản và luật trong thực tế còn lớn. Trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của DN nhỏ còn nhiều hạn chế. Trách nhiệm xã hội của DN lớn đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song tại các DN nhỏ, các hộ gia đình và hộ nông dân, việc tuân thủ luật lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Hệ quả là hiệu lực của pháp luật và trách nhiệm của DN trong thực thi pháp luật chưa cao. Liên hệ thực tế Việt Nam Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba là ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa đạo đức kinh doành và hệ thống luật lệ ở Việt Nam. Công ty Alibaba rao bán vô số các “dự án ma” tại nhiều địa phương, kêu gọi khách hàng đầu tư khi chưa được chính quyền cấp phép... đó chính là những sai phạm khiến ông chủ của Alibaba bị bắt khẩn cấp. Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty thành viên đã tự vẽ ra các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn
khách hàng để chiếm đoạt. Những DN này không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật mà còn vi phạm cả đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội – vốn là những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững cho DN. 3. Đưa ra các chỉ dẫn cơ bản của đạo đức trong kinh doanh Các chỉ dẫn cơ bản gồm: Vi phạm luật pháp: hệ thống luật sở tại, hệ thống luật lệ quốc gia Vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội: thông lệ xã hội, phong tục tập quán Vi phạm lợi ích chính đáng của con người: lợi ích được bảo vệ, phẩm giá, tụe do, quyền sống Vi phạm đến sự toàn vẹn của thiên nhiên: môi trường sống, sự toàn vẹn của hệ sinh thái Vi phạm tín ngưỡng-tôn giáo: phù hợp với phát triển Nguyên tắc và ràng buộc trong hoạt động: cạnh trang, chung sống Vi phạm quy chế đơn vị: qui định phù hợp. 4. Trình bày ưu, nhược điểm của các cách triển khai chương trình đạo đức trong doanh nghiệp. Ưu điểm: - Tạo ra một chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp. - Tạo nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định pháp luật, trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh. - Tạo một nền tảng đạo đức vững chắc trong mỗi cá nhân từ đó tạo nên một doanh nghiệp chuẩn mực và có phát triển bền vững. - Tạo tính gắn kết, tạo lòng tin tưởng giữa của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Tạo lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng và đối tác Nhược điểm: - Hao tốn chi phí và các nguồn lực của doanh nghiệp. - Khó có sự đông thuận và hơp tác của các thành viên trong doanh nghiệp. - Luật pháp vẫn còn nhiều bất cập trông các cơ sở pháp lý, thủ tục pháp lý chưa đươc quy chuẩn rõ ràng. - Nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về vấn đề đạo đức trong kinh doanh còn hạn chế nên việc thực hiện sẽ mất nhiều công sức và trong thời gian dài.
5. Tại sao yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp” lại được coi là môt yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình đưa ra quyết định kinh doanh hợp đạo đức. Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ... khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”. Các mức độ bổ sung “dung hòa” đạo đức và pháp luật được khái quát qua các “góc vuông xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi”. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.
Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý VHDN trong quản lý thể hiện hai vai trò quan trọng sau: (1) VHDN là công cụ triển khai chiến lược, và (2) VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ nhất, VHDN là công cụ triển khai chiến lược.Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu sự tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khác hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược. Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng. Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có Hình 1.3: Định nghĩa Văn hoá Doanh nghiệp 3 điểm cần ghi nhớ • Nội dung, gồm: – Hệ thống giá trị làm thước đo, triết lý làm động lực – Cách vận dụng vào việc ra quyết định hàng ngày • Mục đích, nhằm: – Đạt được sự thống nhất trong nhận thức – Hình thành năng lực hành động • Có tác dụng, giá trị, ý nghĩa, giúp: – Chuyển hóa nhận thức thành động lực và – Chuyển hóa năng lực thành hành động 6 nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải thống nhất trong hành động và phối hợp hành động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên. Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó còn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách. Có thể cho thấy rõ vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng các biện pháp, công cụ điều hành việc thực hiện chiến lược thông qua các biện pháp quản lý con người (nhân lực) và xây dựng thương hiệu bằng phong cách trong sơ đồ trình bày trong Hình 1.4. Hãy thử hình dung, nếu thiếuđiềuđó, việc triển khai và thực thi chiến lược sẽ khó khăn như thế nào. Thứ hai, VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết VHDN được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con người. Trong VHDN, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết lý của cá nhân không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và triết lý thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.
Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan, hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên cơ sở những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá trị và triết lý chủ đạo của mình. Không chỉ vậy, họ còn thể hiện những cam kết của tất cả các thành viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ chức cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo nên hình ảnh của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và các thành viên tổ chức được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần thưởng tinh thần (thương hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng. Mấu chốt của VHDN là về con người, vì con người; doanh nghiệpkhông làm cho VHDN có hiệu lực mà chính là con người: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con người thể hiện giá trị; Giá trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau. Giá trị liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người. Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. Quản lý bằng VHDN là quản lý bằng ý thức, tự quản lý. 6. Lấy ví dụ thực tế (tốt hoặc xấu) để chứng minh tầm quan trọng của vấn đề tuân thủ đạo đức khi ra quyết định quản trị. VÍ DỤ 1: Thương hiệu Khaisilk đã tồn tại nhiều năm qua, được người Việt Nam tin tưởng, ủng hộ thông qua việc mua sản phẩm của KhaiSilk để tiêu dùng, làm quà, tặng phẩm cho đối tác, bạn bè và khách quốc tế cũng như được khách du lịch nước ngoài mua như một sản phẩm chính hiệu Việt Nam. Thương hiệu và lòng tin của người tiêu dùng là tài sản vô giá của doanh nghiệp nhưng việc làm của KhaiSilk đang hủy hoại thương hiệu của chính mình cũng như lòng tin của
khách hàng và người tiêu dùng khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Khaisilk - Made in Vietnam". Đứng trước thông tin này, sau một hồi lâu im lặng, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng, thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc. Sự việc này đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào một thương hiệu Việt, vốn được ưa chuộng suốt 3 thập kỷ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến “cái nhìn” của bạn bè quốc tế vào những sản phẩm, thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam. Việc mất uy tín của thương hiệu chỉ là một phần nhưng tổn thất lớn nhất chính là việc mất niềm tin trong nhân dân Niềm tự hào “Made in Vietnam” trên những chiếc khăn lụa Khaisilk là niềm tự hào có được từ tâm thế và bản lĩnh của một doanh nhân biết dựa vào giá trị truyền thống và đủ sáng tạo để đưa giá trị ấy vượt ra khỏi đường biên giới Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nhưng thực tế dòng chữ “Made in China” trên những chiếc khăn lụa Khaisilk là nỗi ê chề của một kẻ tầm thường trong văn hóa kinh doanh, chỉ vì hám lợi mà quên đi, làm trái đi với giá trị cốt lõi của mình. Và không chỉ rời bỏ giá trị cốt lõi, nhà lãnh đạo Khaisilk còn tự dẫn mình vào một mê cung khác, mê cung của lòng tham và phạm pháp. Dẫn đến Khaisilk mất đi giá trị tài sản quan trọng nhất là niềm tin của khách hàng – điều đã giúp Khaisilk thành danh vang dội trên thương thường. Chẳng có gì là không hợp lý nếu Khaisilk phải đối mặt với tội danh “lừa đảo” – một tội danh hình sự mà đối với một thương hiệu kinh doanh danh giá như Khaisilk VÍ DỤ 2: Sự không tuân thủ đạo đức của Formosa trong việc xả thải các chất thải nặng ra biển Vũng Áng kéo theo đó là hàng trăm ngàn tấn cá chết hàng ngàn người lao động mất việc. Thế nhưng Formosa k những k nhận lỗi mà còn tuyên bố rằng "chọn thép hay cá tôm". Formosa đã vi phạm đạo đức đối với người dân sống xung quanh nhà máy, và hành vi xả thải lại tiếp tục vi phạm chuẩn mực đạo đức về tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả là Formosa đã phải chịu bồi thường hàng trăm tỉ đồng để giải quyết cho người dân xung quanh khu vực và hơn hết đó chính là niềm tin và sự tín nhiệm của người dân đối với FMS đã hoàn toàn sụp đổ Vị thế trong lòng người việt xuống dốc khiến cho việc làm ăn của FMS trong suốt nhưng năm tiếp theo bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhưng năm gần đây từ năm 2019 mới khả quan trở lại 7. Mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức kinh doanh với các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể là: Thứ nhất, tạo phong cách, bản sắc của doanh nghiệp.
Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, như giá trị cốt lõi, quan điểm kinh doanh, các chính sách, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa công ty và các đối tác, cách thiết kế văn phòng, lô-gô, đồng phục, cách thức giao tiếp… tạo nên phong cách riêng biệt. Khi doanh nghiệp tạo dựng được môi trường làm việc lành mạnh với các mối quan hệ tốt đẹp và chế độ đãi ngộ hợp lý thì người lao động trong doanh nghiệp đó cảm thấy phấn khởi, hăng hái lao động và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, họ tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp, muốn cống hiến sức lực cho doanh nghiệp và đây chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy ở những doanh nghiệp chú của từng doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Các yếu tố này được định hình qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chúng tạo nên hình ảnh, giá trị riêng cho doanh nghiệp, chúng tạo nên nét độc đáo trong lối kinh doanh do đó tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp. Phong cách và bản sắc riêng của doanh nghiệp được bảo tồn, được truyền lại tạo khả năng phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, văn hóa doanh nghiệp còn được ví như “bộ gen” của doanh nghiệp. Thứ hai, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo dựng được môi trường làm việc lành mạnh với các mối quan hệ tốt đẹp và chế độ đãi ngộ hợp lý thì người lao động trong doanh nghiệp đó cảm thấy phấn khởi, hăng hái lao động và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, họ tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp, muốn cống hiến sức lực cho doanh nghiệp và đây chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy ở những doanh nghiệp chú trọng đến việc xây dựng tiêu chí, thực hiện các quy tắc ứng xử thì tác phong làm việc của cán bộ nhân viên khá năng động, chuyên nghiệp, họ có ý thức trách nhiệm với công việc, gắn bó với tổ chức. Tiêu chí, quy tắc ứng xử quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp, làm cho mọi thành viên thống nhất về nhận thức, về cách thức hành động và tự giác làm việc một cách có hiệu quả. Thứ ba, thu hút nhân tài và nâng cao lòng trung thành của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp phát triển giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người lao động có trình độ quan tâm nhiều đến môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến bên cạnh các yếu tố lương bổng và phúc lợi khi lựa chọn công việc. Tri thức ngày càng phát triển khiến cho những đòi hỏi của con người về tính nhân văn trong các hoạt động sống, đặc biệt là hoạt động lao động cũng ngày càng tăng lên. Đa số người lao động đều thích được làm việc trong các môi trường mà ở đó các tiêu chí mang tính nhân văn, lòng nhân ái được đề cao. Thứ tư, tăng tính sáng tạo của người lao động.
Môi trường làm việc thân thiện, hài hòa, sáng tạo chính là điều kiện quan trọng để các ý tưởng sáng tạo nảy sinh và phát triển bởi vì theo tâm lý thông thường, con người chỉ có thể sáng tạo khi ở trong tâm trạng dễ chịu, vui vẻ. Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng... Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn, gắn bó với doanh nghiệp hơn, làm tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp. Thứ năm, góp phần duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Tiêu chí kinh doanh, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử doanh nghiệp làm tăng tính nhân văn không chỉ trong các hoạt động nội bộ doanh nghiệp mà còn trong các hoạt động giao dịch với khách hàng, với đối tác. Khi chất lượng các dịch vụ trong và sau bán hàng được nâng cao thì doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tính nhân văn được chú trọng trong các giao dịch, hợp tác với các đối tác của doanh nghiệp sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Thứ sáu, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khi xây dựng thương hiệu theo các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh mang tính bền vững, doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, sự giao thoa văn hóa cho thấy nếu doanh nghiệp không khẳng định được bản sắc riêng của mình thì sẽ bị hòa tan, không trụ vững được trên thị trường. Có thể khẳng định rằng xây dựng thương hiệu dựa trên các tiên chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử chính là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Thứ bảy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Thông qua tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh và quy tắc ứng xử nhà quản trị thực hiện công việc quản lý của mình. Song, các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quyết định của người quản lý cũng như định hình phong cách lãnh đạo của họ. Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đều có ý thức hợp tác, chia sẻ thì gánh nặng của các nhà quản lý sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều và do đó hiệu quả hoạt động từ quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, marketing... đều nâng cao đáng kể. 8. Việc chuyển triết lý kinh doanh từ “nền tảng cá nhân” sang “nền tảng xã hội” những năm 1970 đã ảnh hưởng ra sao đến quan niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Triết lý kinh doanh từ “nền tảng cá nhân” vào năm 1970 của Milton Friedman cho rằng :” Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp- đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận” Tuy nhiên ngày càng có nhiều doanh nghiệp cổ xuý quan điểm rằng một công ty không thể hoạt động tốt nếu nó chỉ tối đa
hoá lợi nhuận mà còn có nghĩa vụ đối với các bên liên quan và xa hơn nữa đó là trách nhiệm xã hội. trách nhiệm xã hội biến đổi và phát triển mạnh mẽ theo thời gian từ “nền tảng cá nhân” sang “ nền tảng xã hội” và cuối cùng nội hàm của trách nhiệm xã hội đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Việc thay đổi triết lý giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, cải thiện quan hệ trong công việc, tạo ra các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp, giảm tai nạn, tình trạng thôi việc, tăng năng suất lao động.Nâng cao uy tín cũng như quan hệ với khách hàng, đối tác tạo ra ưu thế cạnh tranh với đối thủ.Cuối cùng, tác dụng tích cực của các hoạt động xã hội, từ thiện của doanh nghiệp chỉ thực sự bền chắc khi nó được xây dựng trên một quan niệm đúng đắn về hành động cho và nhận, quan hệ tương hỗ giữa doanh nghiệp và cộng đồng. 9. Tại sao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải đặt trong tương quan nguyên tắc đạo đức kinh doanh và trở thành một phần của chiến lược phát triển doanh nghiệp đó? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp đó đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức. Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội. Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan Phù hợp với luật pháp hiện hành và thực hành trong các mối quan hệ của nó. Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó. Tương quan nguyên tắc đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển. Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng. Người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. 10. Tầm quan trọng của đánh giá chương trình đạo đức của doanh nghiệp. Tầm quan trọng: Mang lại những trách nhiệm giải trình cho các bên liên quan.
Giám sát và theo dõi những sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp Cải thiện chất lượng của chương trình đạo đức kinh doanh. Phân bổ nguồn lực cho giai đoạn mới.