26 0 672KB
TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HÀ NỘI
ASSIGNMENT
TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
MÔN: NHẬP MÔN MARKETING VÀ BÁN HÀNG NGÀNH: SALES VÀ MARKETING TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN TRẦN NGHĨA
– PH13218
ĐINH VĂN KIÊN
– PH13326
HOÀNG VIỆT DŨNG
– PH13729
NGUYỄN THỊ THÙY LINH – PH13354 TRẦN THỊ THU HẰNG
– PH13540
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG TÔN NỮ GIÁNG HƯƠNG LỚP:
PB16335 - MA
HÀ NỘI, NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2020
Mục Lục CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG NGUYÊN VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ BÁN HÀNG TRONG TRUNG NGUYÊN....................................1 1.1
Tổng quan về Trung Nguyên.........................................................................................1
1.1.1
Giới thiệu về Trung Nguyên.........................................................................................1
1.1.2
Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Nguyên....................................................1
1.1.3
Sơ đồ tổ chức................................................................................................................2
1.1.3.1 Vị trí marketing.......................................................................................................3 1.1.3.2 Vị trí bán hàng.........................................................................................................3 1.1.4 1.2
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của Trung Nguyên........................4
Chức năng của hoạt động Marketing và bán hàng trong Trung Nguyên.................5
1.2.1
Chức năng của hoạt động Marketing trong Trung Nguyên..........................................5
1.2.1.1
Mục tiêu.................................................................................................................5
1.2.1.2
Nhiệm vụ................................................................................................................5
1.2.2
Chức năng của bán hàng trong Trung Nguyên.............................................................6
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CÁC SẢN PHẨM VÀ CÁCH THỨC PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA TRUNG NGUYÊN..............................................7 2.1 Khái quát sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên.............................................................7 2.1.1 Đặc trưng của cà phê Trung Nguyên.............................................................................7 2.1.2 Ứng dụng tiêu dùng.......................................................................................................8 2.1.2.1 Yếu tố tâm lý...........................................................................................................8 2.1.2.2
Yếu tố cá nhân........................................................................................................9
2.1.2.3 Yếu tố xã hội...........................................................................................................9 2.1.2.4 Yếu tố văn hóa.........................................................................................................9 2.1.3 Chiến lược định vị sản phẩm.......................................................................................10 2.1.2.1 Định vị bằng đặc điểm sản phẩm..........................................................................10 2.1.2.2 Định vị bằng lợi ích...............................................................................................10 2.1.2.3 Định vị bằng cách sử dụng....................................................................................11 2.1.2.4 Định vị theo đối tượng sử dụng.............................................................................11 2.1.2.5 Định vị chống lại đối thủ cạnh tranh.....................................................................12 2.2 Cách thức phân khúc thị trường và định vị sản phẩm của Trung Nguyên................12
2.2.1 Cách thức phân khúc thị trường của Trung Nguyên....................................................12 2.2.1.1 Theo yếu tố địa lý..................................................................................................12 2.2.1.2 Theo yếu tố nhân khẩu học...................................................................................13 2.2.1.3
Theo yếu tố tâm lý................................................................................................14
2.2.1.4
Theo yếu tố văn hóa xã hội..................................................................................15
2.2.1.5
Dựa vào việc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng..........................................16
2.2.2 Các tiêu chí sử dụng để quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu của Trung Nguyên 16 2.2.2.1 Các tiêu chí xác định được....................................................................................16 2.2.2.2 Hợp lý về quy mô..................................................................................................16 2.2.2.3 Ổn định/Đang tăng trưởng....................................................................................17 2.2.2.4 Có thể tiếp cận được..............................................................................................17 2.3 Định vị sản phẩm trong tiềm thức khách hàng của Trung Nguyên............................18 CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P TRUNG NGUYÊN ĐANG ÁP DỤNG VỚI SẢN PHẨM HIỆN CÓ................................................................................................................19 3.1 Chiến lược sản phẩm........................................................................................................19 3.1.1 Danh mục sản phẩm.......................................................................................................19 3.1.2 Giai đoạn sản phẩm.....................................................................................................19 3.2 Chiến lược giá...................................................................................................................22 3.2.1 Phương pháp định giá..................................................................................................22 3.2.2 Chiến lược định giá......................................................................................................23 3.3 Chiến lược phân phối.......................................................................................................24 3.4 Chiến lược xúc tiến...........................................................................................................28 3.4.1 Quảng cáo....................................................................................................................28 3.4.1.1 Quảng cáo theo ý niệm..........................................................................................28 3.4.1.2 Quảng cáo xúc tiến bán hàng................................................................................29 3.4.2 Khuyến mại và Khuyến mãi........................................................................................30 3.4.2.1 Khuyến mại...........................................................................................................30 3.4.2.2 Khuyến mãi...........................................................................................................31 3.4.3 Quan hệ công chúng....................................................................................................31 3.4.3.1 Công cụ quảng bá..................................................................................................31 3.4.3.2 Sự kiện...................................................................................................................31
3.4.3.3 Hoạt động phục vụ cộng đồng...............................................................................32 3.4.3.4 Phương tiện nhận dạng..........................................................................................33 3.4.4 Bán hàng cá nhân.........................................................................................................33 CHƯƠNG 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BÁN HÀNG TRONG TRUNG NGUYÊN. LỘ TRÌNH CÔNG DANH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU ĐỀ RA......................................................................................................................33 4.1 Mối quan hệ giữa Marketing và bán hàng.....................................................................33 4.2 Lộ trình công danh và chương trình hành động...........................................................34 4.2.1 Đánh giá bản thân........................................................................................................34 4.2.1.1 Nguyễn Trần Nghĩa...............................................................................................34 4.2.1.2 Đinh Văn Kiên......................................................................................................34 4.2.1.3 Hoàng Việt Dũng..................................................................................................36 4.2.1.4 Nguyễn Thị Thùy Linh..........................................................................................38 4.2.1.5 Trần Thị Thu Hằng................................................................................................39 4.2.2 Những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần rèn luyện và trau dồi thêm.........................40 4.2.2.1 Nguyễn Trần Nghĩa...............................................................................................40 4.2.2.2 Đinh Văn Kiên......................................................................................................41 4.2.2.3 Hoàng Việt Dũng..................................................................................................42 4.2.2.4 Nguyễn Thị Thùy Linh..........................................................................................42 4.2.2.5 Trần Thị Thu Hằng................................................................................................43 4.2.3 Lộ trình công danh.......................................................................................................44 4.2.3.1 Nguyễn Trần Nghĩa...............................................................................................44 4.2.3.2 Đinh Văn Kiên......................................................................................................44 4.2.3.3 Hoàng Việt Dũng..................................................................................................44 4.2.3.4 Nguyễn Thị Thùy Linh..........................................................................................45 4.2.3.5 Trần Thị Thu Hằng................................................................................................45 4.2.4 Chương trình hành động..............................................................................................45 4.2.4.1 Nguyễn Trần Nghĩa...............................................................................................45 4.2.4.2 Đinh Văn Kiên......................................................................................................46 4.2.4.3 Hoàng Việt Dũng..................................................................................................46 4.2.4.4 Nguyễn Thị Thùy Linh..........................................................................................47
4.2.4.5 Trần Thị Thu Hằng................................................................................................47
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình1. 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên (Hoài.D, 2017)..................2 Hình1. 2: Sơ đồ chi tiết của cơ cấu tổ chức trong công ty (Kiên.D, 2020).....................................3 Hình1. 3: Kết quả kinh doanh của Trung Nguyên (2016-2018) (Tâm.N, 2019).............................4 Y
Hình2. 1: Chương trình trúng thưởng của Trung Nguyên năm 2017 (trungnguyenlegend.com, 2017)..............................................................................................................................................18 Hình2. 2: Châm ngôn của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ (trungnguyenlegend.com, 2020).........18 Hình 3. 1: Lợi nhuận của Trung Nguyên các năm trở lại đây (Thắng.Q, 2019)...........................20 Hình 3. 2: Số lượng cửa hàng của các chuỗi cà phê tháng 11/2019 (Phi.H – Linh.L, 2019)........21 Hình 3. 3: Hệ thống kênh phân phối của Trung Nguyên (google.com, 2020)..............................25 Hình 3. 4: Tầm nhìn - Sứ mạng - Giá trị cốt lõi của Trung Nguyên (trungnguyenlegend.com, 2020)..............................................................................................................................................29
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG NGUYÊN VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ BÁN HÀNG TRONG TRUNG NGUYÊN 1.1 Tổng quan về Trung Nguyên 1.1.1
Giới thiệu về Trung Nguyên Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên trực thuộc Tập đoàn Trung Nguyên Tên viết tắt: Công ty Cà phê Trung Nguyên Trụ sở: Tòa nhà 03, Phan Văn Đạt, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thành lập: Ngày 16 tháng 6 năm 1996 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tel: 024 3822 1508 – 024 3822 1581 Website: www.trungnguyen.com.vn Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tiền thân là một quán cà phê nhỏ được thành lập bởi Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê Việt Nam. Ngày 12/04/2006, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0304324665 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới (vietnamreport.net.vn, 2019).
1.1.2
Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Nguyên Thời kì đầu (1996-2001): Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch. Đến năm 1998, ông thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và 3 năm sau, Trung
Nguyên
đã
nhượng
quyền
thành
công
tại
Nhật
Bản,
Singapore
(trungnguyenlegend.com, 2020). Thời kì phát triển thương hiệu thứ 1 (2003-2012): Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời, và được chọn là sản phẩm được ưa thích nhất, đưa cà phê Trung Nguyên xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất (trungnguyenlegend.com, 2020). MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
1
Thời kì phát triển thương hiệu thứ 2 (2013-2017): Cà phê G7 đánh dấu mốc 10 năm ra đời. Cho ra mắt chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á là Trung Nguyên Legend Café và mô hình E-Coffee. Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới (trungnguyenlegend.com, 2020). Thời kì bền vững và vươn tầm thế giới (2018-hiện tại): Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàn cầu” Buôn Ma Thuột. Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và Trung Nguyên Legend Capsule (trungnguyenlegend.com, 2020). 1.1.3
Sơ đồ tổ chức
Hình1. 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên (Hoài.D, 2017)
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
2
Hình1. 2: Sơ đồ chi tiết của cơ cấu tổ chức trong công ty (Kiên.D, 2020) 1.1.3.1 Vị trí marketing Chỉ trong vòng 10 năm, nhờ chiến lược marketing-mix của Trung Nguyên, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột thương hiệu này đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ G7, Công ty Truyền thông Bán lẻ Nam Việt và Công ty Liên Doanh Việt Nam Golden Gateway với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại (Loop.vn, 2019). Điều đó cho thấy được marketing, chính là Phòng Kinh doanh có vị trí cũng như vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên nói riêng và Tập đoàn Trung Nguyên nói chung. 1.1.3.2 Vị trí bán hàng
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
3
Hình1. 3: Kết quả kinh doanh của Trung Nguyên (2016-2018) (Tâm.N, 2019) Nếu ví Marketing là bộ não của Phòng Kinh doanh, thì Bán hàng chính là đôi tay của Trung Nguyên, của Phòng Kinh doanh, qua đó cho thấy được các chiến lược bán hàng có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với công ty. Điều đó đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cao ( năm 2017 thu về 681 tỷ đồng lãi trước thuế, năm 2018 thu về gần 347 tỷ đồng ) cho Trung Nguyên, cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng cao qua từng năm. 1.1.4
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của Trung Nguyên Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…(vietnamereport.net.vn, 2019).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
4
Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty Cổ phần Trung Nguyên Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên. Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bản và Singapore (vietnamreport.net.vn, 2019).
1.2 Chức năng của hoạt động Marketing và bán hàng trong Trung Nguyên 1.2.1
Chức năng của hoạt động Marketing trong Trung Nguyên Đối với hoạt động Marketing, Trung Nguyên đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ rất rõ ràng đối với nhân viên của mình. 1.2.1.1 Mục tiêu Triển khai các chương trình Marketing cho công ty (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Đề xuất và thực hiện các chương trình tiếp thị hỗ trợ gia tăng doanh số theo cụm khu vực hoặc cửa hàng có doanh số thấp (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Thực thi, triển khai các hoạt động, sự kiện quảng bá hình ảnh thương hiệu và điều phối POSM (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Đảm bảo hình ảnh nhận diện thương hiệu đúng theo nhận diện chuẩn. (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015)) 1.2.1.2
Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch Marketing và ngân sách hàng năm cho công ty. (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015) Theo dõi và đánh giá hiệu suất thương hiệu của hệ thống cửa hàng để có đề xuất hoạt động thích hợp nhằm làm tăng giá trị của nhãn hiệu (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
5
Theo dõi và phân tích sự phát triển của các sản phẩm (thế mạnh của nhãn hàng, doanh số bán hàng, lượt khách, trung bình hóa đơn) và đề xuất các chương trình tiếp thị phù hợp (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Phối hợp với các phòng ban liên quan (nội bộ) và các đối tác bên ngoài (agencies) trong việc triển khai các hoạt động Marketing theo lịch trình Marketing (chiến dịch, chuyên đề, khuyến doanh, hệ thống nhận diện) (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Triển khai các hoạt động Marketing cho cửa hàng mới mở, các cửa hàng có doanh số thấp, các chương trình hội thảo/ triển lãm để giới thiệu về mô hình và các hình thức nhượng quyền (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Phát triển và thực hiện kế hoạch khuyến mãi để xây dựng mối liên kết với người tiêu dùng (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Theo dõi, thăm viếng thị trường và phân tích các phản hồi của khách hàng, người tiêu dùng,
đối
thủ
và
đề
nghị
các
biện
pháp
Marketing
thích
hợp
(trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). Thực hiện các khảo sát, đánh giá và đề xuất các hoạt động nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng tại hệ thống cửa hàng (trungnguyenlegend.tuyendung, 2015). 1.2.2
Chức năng của bán hàng trong Trung Nguyên Để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng, Trung Nguyên đã và đang làm rất tốt công việc bán hàng của mình. Và điều đó chứng tỏ rằng các hoạt động kinh doanh được Phòng Kinh doanh cũng như các chuyên viên kinh doanh, nhân viên bán hàng của Trung Nguyên thực hiện vô cùng chuyên nghiệp và hiệu quả.(Nghĩa.N, 2020). Cụ thể là: Duy trì những nguồn khách hiện có, tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng (Jobsgo.vn, 2017). Thu thập và xây dựng danh sách khách hàng, tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường (Jobsgo.vn, 2017).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
6
Hiểu rõ sản phẩm công ty đang bán, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (Jobsgo.vn, 2017). Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, tuân thủ theo quy trình thực hiện của công ty (Jobsgo.vn, 2017). Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ (Jobsgo.vn, 2017). Đảm bảo chất lượng thực hiện và sự hài lòng của khách hàng qua thái độ thân thiện, và nhiệt tình (Jobsgo.vn, 2017). Chịu trách nhiệm hoàn thành doanh số theo từng quý và theo năm (Jobsgo.vn, 2017).
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CÁC SẢN PHẨM VÀ CÁCH THỨC PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA TRUNG NGUYÊN 2.1 Khái quát sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên 2.1.1 Đặc trưng của cà phê Trung Nguyên Cà phê Trung Nguyên sử dụng không chỉ mô ̣t loại cà phê ở Viê ̣t Nam như chúng ta lầm tưởng, cà phê Trung Nguyên sử dụng 05 loại cà phê đến từ 05 quốc gia nổi tiếng về nguyên liê ̣u cà phê trên thế giới (Cà phê Việt Nam, Cà phê Ethiopia, Cà phê Jamaica, Cà phê Brazil, Cà phê Columbia). Tất cả 5 loại cà phê từ 5 quốc gia nổi tiếng về nguyên liê ̣u cà phê được chắt lọc để tạo ra nguyên liê ̣u cà phê hàng đầu thế giới (bancaphetrungnguyen.com, 2020). Tâ ̣p đoàn cà phê Trung Nguyên được các tâ ̣p đoàn hàng đầu thế giới, thân thiê ̣n với môi trường. Hê ̣ thống nhà máy cà phê Trung Nguyên có công nghê ̣ hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, để tạo ra những sản phẩm cà phê Trung Nguyên tuyê ̣t sạch, tuyê ̣t ngon. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đạt các tiêu MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
7
chuẩn khắt khe của tổ chức FDA để xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ, Nhâ ̣t, châu Âu. Tâ ̣p đoàn cà phê Trung Nguyên đă ̣t hàng những công ty hàng đầu thế giới từ Ý, Đức như FAE, NEUHAU NEOTEC thiết kế công nghê ̣ riêng, đảm bảo giữ lại hương vị tuyê ̣t hảo (bancaphetrungnguyen.com, 2020). Cà phê Trung Nguyên sử dụng bí quyết Phương Đông huyền bí là sự phối trô ̣n nguyên liê ̣u thảo dược quý hiếm, những nguồn nguyên liê ̣u đă ̣c biê ̣t từ đá quý và các phụ chất đă ̣c biê ̣t trong quá trình rang xay để tạo ra loại cà phê hảo hạng hàng đầu (bancaphetrungnguyen.com, 2020). Cà phê Trung Nguyên là kết quả của quá trình tìm tòi sáng tạo và tỉ mỉ trong từng công đoạn của các chuyên gia cà phê – những con người Trung Nguyên thực sự yêu và đam mê cà phê, mong muốn sống chết cùng cà phê, luôn nỗ lực ngày đêm để có thể tạo ra những tách cà phê thơm ngon và tuyê ̣t hảo, giúp gia tăng khả năng kích thích cơ chế và hoạt đô ̣ng não, giúp trí não hoạt đô ̣ng mạnh mẽ và tối ưu nhất (bancaphetrungnguyen.com, 2020). 2.1.2 Ứng dụng tiêu dùng 2.1.2.1 Yếu tố tâm lý Nhu cầu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng tìm đến Cà phê Trung Nguyên để có một ly cà phê tuyệt vời vào buổi sáng, để bắt đầu một ngày làm việc tỉnh táo và hiệu quả. Ngoài ra, Cà phê Trung Nguyên còn được dùng để làm quà tặng trong các dịp lễ Tết. Và trong cuộc sống của người Việt Nam, khi trò chuyện cùng bạn bè, cùng với đối tác làm ăn, hay là ngồi làm việc, nghe nhạc, … Cà phê Trung Nguyên đã đồng hành cùng người tiêu dùng trong suốt hơn 20 năm. Điều đó cho thấy được nhu cầu sử dụng Cà phê Trung Nguyên của người Việt nói riêng và thế giới nói chung là vô cùng lớn và đa dạng (Nghĩa.N, 2020) Nhận thức của người tiêu dùng: Bằng hương vị đặc trưng với nguyên liệu được lựa chọn từ những hạt cà phê Culi Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor tốt nhất thế giới,và đầy lôi cuốn với mùi thơm lâu, vị đậm đà và nước pha màu nâu đậm của mình, Trung Nguyên đã chinh phục khẩu vị của người dùng một cách tuyệt đối. Vì vậy, các sản phẩm của
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
8
Trung Nguyên dần được nhiều bạn ưu tiên lựa chọn. (Nghĩa.N, 2020) . Và Trung Nguyên là hãng cà phê được nhiều người nhớ đến nhất (82.1%) (brandsvietnam.com, 2019). 2.1.2.2
Yếu tố cá nhân
Qua một cuộc khảo sát của Trung Nguyên cho thấy, nhóm tuổi từ 19-29 tuổi có tỉ lệ sử dụng cà phê ít hơn (50%) so với nhóm tuổi từ 30-49 tuổi (65%) (trungnguyen.com.vn, 2016). Mặc dù không quá chênh lệch nhưng ta có thể thấy được cà phê Trung Nguyên được sử dụng rộng rãi ở mọi độ tuổi từ trẻ tới sau trung niên, nó cho thấy được sản phẩm của Trung Nguyên luôn phù hợp với bất kì ai từ trẻ đến già. Với giá thành sản phẩm không quá cao (từ các sản phầm phổ thông với mức giá từ 20.000 đồng – 100.000 đồng đến các sản phẩm cao cấp từ 200.000 đồng – 400.000 đồng), do đó rất phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi người, cà phê Trung Nguyên luôn là sự lựa chọn số 1 đối với người tiêu dùng. 2.1.2.3 Yếu tố xã hội Cà phê Trung Nguyên ra đời từ năm 1996, và từ đó đến nay, khi nhắc đến 2 chữ Trung Nguyên, mọi người đều nghĩ ngay đến cà phê Trung Nguyên. Điều đó thể hiện rằng cà phê Trung Nguyên đã gắn liền với nhiều thế hệ trong mỗi gia đình người Việt Nam. Tùy từng nhu cầu sử dụng cà phê mà mức độ ảnh hưởng của mỗi thành viên rất khác nhau (Nghĩa.N, 2020). Ngoài ra, một số sản phẩm cao cấp của cà phê Trung Nguyên lại hướng tới những người có địa vị xã hội cao trong xã hội do nhu cầu muốn dùng làm quà tặng cho người thân, cấp trên hoặc khách hàng (Nghĩa.N, 2020). 2.1.2.4 Yếu tố văn hóa Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
9
chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần cà phê trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân (TheCupsCoffee.vn, 2018). Và cà phê Trung Nguyên đã khẳng định được là thức uống mang đậm văn hóa Việt, dành cho người Việt, và dần dần là một phần trong văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt Nam. Cà phê Trung Nguyên còn cho ra các sản phẩm cà phê theo vị đặc trưng như Machiato, Trà xanh dành cho những người hay uống trà thay vì uống cà phê, hoặc cà phê dành riêng cho phái nữ (Cà phê Passiona). Điều này cho thấy được tầm nhìn của Trung Nguyên là vô cùng tham vọng khi muốn đem thương hiệu cà phê của mình đến mọi đối tượng. 2.1.3 Chiến lược định vị sản phẩm 2.1.3.1 Định vị bằng đặc điểm sản phẩm Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam với rất nhiều dòng sản phẩm từ cà phê rang xay, cà phê hòa tan đến những loại cà phê cao cấp nhất (bachhoaxanh.com, 2018). Dòng cà phê hòa tan của trung nguyên có G7, Wake-up và cà phê Phố đều có hương vị cà phê đậm đà (cyclocoffee.com, 2018). Cafe sáng tạo 8 Trung Nguyên được phối trộn một cách tinh tế tạo nên hương vị cà phê rất đặc biệt. Nước cà phê có màu sánh đậm, mùi vị êm dịu và bền lâu. Hương thơm cà phê sáng tạo 8 rất đặc biệt, hàm lượng caffeine 2.2%. Hương vị cà phê sáng tạo 8 Trung nguyên mang tới khó có thể tìm thấy ở bất cứ sản phẩm cà phê nào khác (cyclocoffee.com, 2018). Bên cạnh dòng sản phẩm cao cấp đầy sang trọng, Trung nguyên còn có dòng sản phẩm cà phê rang xay giữ lại hương vị thuần chất nhất của cà phê tự nhiên. Dòng cà phê rang xay của trung nguyên đều mang hương thơm dịu lưu luyến, vị đậm đà mân mê vị giác (cyclocoffee.com, 2018). 2.1.3.2 Định vị bằng lợi ích Cà phê thực sự rất tốt cho sức khỏe. Trong cà phê chứa chất chống oxi hóa và những chất dinh dưỡng có lợi để cải thiện sức khỏe.Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
10
người uống cà phê có ít nguy hơn mắc các bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống (archcafe.net, 2018). Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn từ 23% - 50% so với những người không uống cà phê (archcafe.net, 2018). Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và giảm 60% nguy cơ mắc bệnh Parkinson (archcafe.net, 2018). Cà phê còn giúp tăng năng lượng và làm thông minh hơn, giúp đốt cháy mỡ thừa, cải thiện các hoạt động thể chất, và có thể kéo dài tuổi thọ cho người sử dụng (archcafe.net, 2018). 2.1.3.3 Định vị bằng cách sử dụng Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê số 1 tại Việt Nam, các chuyên gia cà phê Trung Nguyên không ngừng nghiên cứu và nỗ lực phát triển nên những tuyệt phẩm cà phê ngon và đặc biệt nhất thế giới nhằm phát huy tối đa hoạt động trí não và phát huy sức mạnh sáng tạo. Cà phê Trung Nguyên nhấn mạnh các yếu tố như: màu nước cà phê, mùi thơm của cà phê, vị đậm/đắng của cà phê, và phải có vị chua thanh (Nghĩa.N, 2020). Để sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức một cách ngon nhất, Trung Nguyên đã đặt ra câu hỏi:” Làm thế nào để pha 1 tách cà phê cho riêng mình?” .Và từ đó các nội dung, các video hướng dẫn pha cà phê Trung Nguyên được công ty cho ra đời. Cà phê Trung Nguyên thật sự ngon và có thể pha chế theo nhiều cách của riêng từng cá nhân. Điều đó đúng với slogan mà Trung Nguyên mang đến cho chúng ta “Khơi nguồn sáng tạo“ (trungnguyenlegend.com, 2020). 2.1.3.4 Định vị theo đối tượng sử dụng Các loại cafe trung nguyên đều có những đặc điểm khác nhau, phục vụ cho những sở thích của từng nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt. Chính từ việc phát triển đa dạng sản phẩm mà Trung Nguyên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cà phê của cả nước. Thương hiệu Trung Nguyên đi vào tiềm thức người tiêu dùng về sản phẩm cà phê thứ thiệt. Từ các dòng cao cấp tới dòng bình dân, từ mục đích tự thưởng thức nhâm nhy ly
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
11
cà phê sáng tới tặng cho nhau những hộp cà phê chất lượng. Cà phê Trung nguyên đều đáp ứng được mọi nhu cầu của người sử dụng (cyclocoffee.com, 2018). 2.1.3.5 Định vị chống lại đối thủ cạnh tranh Những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã thực sự khởi sắc khi sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp Việt như G7, Vinacafe, Nescafe… đã có mặt và khẳng định vị thế tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường cà phê Việt Nam cũng trở thành miếng
bánh
hấp
dẫn
các
doanh
nghiệp
F&B
trong
và
ngoài
nước
(trungnguyenlegend.com, 2018). Và để dẫn đầu trên thị trường đó, Tập đoàn Trung Nguyên Legend – Thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam đã chọn một lối đi mới theo một hướng khác, độc đáo, khác biệt hơn bất cứ nhãn hàng nào – Lối đi trở thành Tập đoàn chuyên Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời bằng Sách Lược Tâm “Khác biệt – Đặc biệt – Duy nhất” do Nhà sáng lập – Chủ tịch – Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ dẫn dắt (trungnguyenlegend.com, 2018). Về sản phẩm, Cà phê Trung Nguyên đứng thứ nhất về mức độ đa dạng khi có rất nhiều loại, từ hòa tan cho đến rang xay, cà phê chồn, ... Còn Nescafe lại cung cấp nhiều loại nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.Trong khi đó Vinacafe chỉ tập trung vào các sản phẩm được chế biến từ cà phê, đa dạng hóa các hương vị để người dùng có thể lựa chọn phù hợp (vietnambiz.vn, 2018). Trung Nguyên được tiếng là thương hiệu có đại lý ở 60 nước trên thế giới và phục vụ cho các Hội nghị toàn cầu như ASEM, APEC, WEF, ASEAN, ODA, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu, Hoa hậu Trái Đất 2010,... là quà tặng ngoại giao ý nghĩa cho các nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam (vietnambiz.vn, 2018). Trung Nguyên cũng vượt lên hẳn hai thương hiệu Vinacafe và Nescafe ở hệ thống quán cà phê cùng chiến lược nhượng quyền 10.000 điểm bán thì có thể thấy việc phủ sóng thương hiệu của Trung Nguyên rất mạnh mẽ (vietnambiz.vn, 2018).
2.2 Cách thức phân khúc thị trường và định vị sản phẩm của Trung Nguyên 2.2.1 Cách thức phân khúc thị trường của Trung Nguyên 2.2.1.1 Theo yếu tố địa lý
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
12
Bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1.25 ki lô gam cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm. Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng Sông Cửu Long là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với 30 gam/người/năm (Tú.C, 2018). Người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn (Tú.C, 2018). Người Hà Nội uống theo mùa, lễ Tết uống nhiều hơn. Theo thống kê : Hà Nội tiêu thụ chủ yếu vào mùa đông (31%) và lễ tết (62%) còn Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ chủ yếu vào lễ tết (84%), nhưng hầu hết số họ không tiêu thụ khác biệt theo mùa và gần như uống quanh năm (chỉ có 16% tiêu thụ khác biệt theo mùa) (Tú.C, 2018). Cà phê Trung Nguyên chủ yếu tập trung hệ thống cửa hàng của mình vào các thành phố lớn, tập trung đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… Trong đó Cà phê Trung Nguyên lựa chọn cho mình hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân đoạn thị trường này thể hiện cái nhìn tổng thể về thị trường của Cà phê Trung Nguyên, đó là bước xác định đoạn thị trường khá chính xác mang lại thương hiê ̣u và vị thế như ngày hôm nay (Tú.C, 2018). 2.2.1.2 Theo yếu tố nhân khẩu học Cà phê Trung Nguyên phân đoạn thị trường dựa trên các cơ sở là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp. Lứa tuổi: Nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội với gần 800 hộ dân được lấy mẫu điều tra. Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thường uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trung bình 36,3 ; còn Thành phố Hồ Chí Minh trẻ hơn chút ít (Tú.C, 2018). MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
13
Thu nhập: Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp (3500 USD/năm) so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Những người có thu nhập khá và ổn định chính là đoạn thị trường mà Cà phê Trung Nguyên chú trọng. Mô ̣t điều khá đă ̣c biê ̣t là người dân Sài Gòn tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thu nhập của họ cao hay thấp, còn ở Hà Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều. Những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Cà phê Trung Nguyên nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên (Tú.C, 2018). Nghề nghiệp: Phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay chí ít cũng là tốt nghiệp cấp III, tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19.8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống. Nhưng TPHCM thì gần như uống cà phê ở mọi trình độ. Dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26.3%, kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất (Tú.C, 2018). 2.2.1.3
Theo yếu tố tâm lý
Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời. Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu, trừ một số ít người đã có thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây. Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã kéo theo những lối sống mới, những xu hướng mới. Những người trẻ tuổi là những người tiếp thu rất nhanh lối sống này (Tú.C, 2018). Cà phê tiêu dùng tiêu thụ của Việt Nam chưa nhiều nhưng lại rất đa dạng. Gu thưởng thức cà phê của người Viê ̣t Nam phổ biến là đặc, sánh (Tú.C, 2018). Người Hà Nội có tâm lý thích uống cà phê hòa tan (67%). Trong khi đó gần một nửa người Sài Gòn thường uống cà phê bột pha phin nhiều nhất với 38%, kế đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan (Tú.C, 2018).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
14
Qua đó, Trung Nguyên đã đưa sản phẩm cà phê đi sâu hơn, rõ hơn vào trong tâm trí người tiêu dùng, để cà phê của Trung Nguyên có thể thay thế những thức uống thông thường khác như trà hay nước chè,…Và các sản phẩm đa dạng hướng tới nhiều loại khách hàng hơn, giúp cho khách hàng càng dễ dàng chọn lựa hương vị yêu thích của bản thân. 2.2.1.4
Theo yếu tố văn hóa xã hội
Theo "chân" người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa, ban đầu cà phê chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần, cà phê trở thành một thứ thức uống phổ biến của người dân, hoàn toàn không phân biệt sang hèn (thecupscoffee.com, 2018). Người Việt mở lòng đón nhận cà phê, biến hóa thành "bản sắc" bằng nhiều cách pha chế khác nhau như pha bằng vợt, bằng phin. Vào quán, gọi một ly phin, ngồi nhấm nháp hết tờ báo hoăc lướt vài trang web, cà phê trong phin mới trút cạn, lại leng keng pha pha quậy quậy, rồi vừa thưởng thức, vừa bàn chuyện thế sự, nhân tình thế thái với mấy người ngồi quanh đã trở thành thói quen của nhiều người (thecupscoffee.com, 2018). Dù ẩm thực Việt Nam khá đa dạng với nhiều món ăn, thức uống làm nhiều thực khác phương xa thích thú, lưu luyến nhưng chỉ có cà phê đã vượt xa một món uống thông thường, trở thành một nét "văn hóa" thú vị. Cà phê được nâng tầm "văn hóa" bởi người Việt rất trân trọng những mối quan hệ. Đối với nhiều người, uống cà phê không chỉ là một thói quen mỗi ngày mà còn là cách để duy trì những mối thâm giao (thecupscoffee.com, 2018). Thói quen sử dụng cà phê của người dân Viê ̣t Nam được nghiên cứu và thống kê như sau: 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần/tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ(52%). Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng (Tú.C, 2018).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
15
2.2.1.5
Dựa vào việc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng
Qua nghiên cứu hành vi tiêu dùng cà phê của người Việt, hầu như chúng ta đều không coi cà phê là thức uống nhanh để chống buồn ngủ như các nước khác mà thường thức cà phê như một thứ văn hóa riêng biệt. Bên cạnh tách cà phê của người Việt thường là những cuộc trò chuyện với bạn bè, đối tác làm ăn,… hay là ngồi làm việc, đọc sách, nghe nhạc, suy ngẫm về cuộc sống, con người (Nghĩa.N, 2020). Trong hộ gia đình, cà phê được mua nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong gia đình, hoặc được cho và tặng (Tú.C, 2018). Ngoài hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp mua cà phê để phục vụ nhu cầu công việc hoặc sinh hoạt của người lao động, hoặc có thể mang biếu, tặng trong các dịp lễ, Tết,… (Tú.C, 2018). 2.2.2 Các tiêu chí sử dụng để quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu của Trung Nguyên 2.2.2.1 Các tiêu chí xác định được Theo Cà phê Trung Nguyên những đoạn thị trường đã phân đoạn ở trên là những đoạn thị trường hấp dẫn và Cà phê Trung Nguyên luôn lấy đó làm mục tiêu phục vụ. Với mục tiêu thị trường nhằm vào lứa tuổi thanh thiếu niên và trung tuổi thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. (do thu nhập người Việt Nam còn thấp, sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống, thói quen tiêu dùng…), việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống (trong đó lấy màu nâu làm chủ đạo) cùng chất lượng và phong cách đô ̣c đáo (Thưởng thức Cà phê theo kiểu “Trung Nguyên” ) thì Cà phê Trung Nguyên đã nhận được những phản hồi tích cực, dần dần đã trở thành trào lưu mới, xu hướng mới, một xu hướng Tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. Cà phê Trung Nguyên đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam (Tú.C, 2018) 2.2.2.2 Hợp lý về quy mô Theo Tổ chức Cafe Thế Giới, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai, chỉ sau Brazil. Trong đó, chúng ta đứng đầu về hạt Robusta - loại cà phê đắng
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
16
và nhiều cafein; đứng thứ 11 về hạt Arabica - loại cà phê thơm, hơi chua, và ít cafein hơn (brandsvietnam.com, 2019). Tuy nhiên, nước ta chưa bao giờ là một nước tiêu thụ nhiều cà phê, với chỉ hơn 1kg/đầu người/năm. Trong những năm gần đây lượng cà phê tiêu thụ đầu người đã tăng gấp 4, tạo nên một thị trường cực kỳ hứa hẹn và thu hút rất nhiều cái tên cả trong lẫn ngoài nước (brandsvietnam.com, 2019). Trung Nguyên và hơn chục ông lớn khác đang cạnh tranh gay gắt trên cả 2 thị trường rang xay và hoà tan, để cùng định hình cho văn hoá cà phê Việt trên con đường phát triển này (brandsvietnam.com, 2019). Do đó, thị trường mà Trung Nguyên chọn có quy mô vô cùng lớn và rất nhiều các đối thủ cạnh trạnh, khiến cho thị trường cà phê Việt lúc nào cũng sôi động. 2.2.2.3 Ổn định/Đang tăng trưởng Cà phê là một ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều đạt trên 3 tỷ USD. Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, nhưng nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê ở mức đáng khích lệ - đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước (tapchicongthuong.vn, 2020) Có thể nói, chỉ tính riêng tại Việt Nam, đây chính là một thị trường vô cùng tiềm năng mà Trung Nguyên đã và đang lựa chọn để phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn. 2.2.2.4 Có thể tiếp cận được Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, không khó để Cà phê Trung Nguyên có thể tiếp cận sản phẩm của mình tới các thị trường mục tiêu. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng một cách dễ dàng đã biến các thị trường mục tiêu của Trung Nguyên ngày một lớn hơn. MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
17
Hình2. 1: Chương trình trúng thưởng của Trung Nguyên năm 2017 (trungnguyenlegend.com, 2017)
2.3 Định vị sản phẩm trong tiềm thức khách hàng của Trung Nguyên Hành trình của Trung Nguyên từ khi khởi nghiê ̣p tới nay luôn là mô ̣t Hành trình Phụng sự cho cô ̣ng đồng và cam kết này đang được thúc đẩy mạnh mẽ qua “Hành trình Lâ ̣p Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiê ̣p Kiến Quốc cho Thanh niên Viê ̣t” để trao tới cô ̣ng đồng không chỉ ly cà phê năng lượng tuyê ̣t hảo mà còn là công thức thành công cho mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cô ̣ng đồng thông qua những cuốn sách quý đổi đời (vietnamreport.net.vn, 2019). Kết hợp di sản văn hóa và tính hiện đại là điểm đặc sắc của Trung Nguyên, được thể hiện rõ trên bao bì, trong mô hình thiết kế, trang trí của các quán cà phê. Với slogan “Khơi nguồn sáng tạo” Trung Nguyên đã tạo cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo cho những người thưởng thức cà phê (brandsvietnam.com, 2011).
Hình2. 2: Châm ngôn của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ (trungnguyenlegend.com, 2020)
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
18
Và cùng với đó, Trung Nguyên muốn khách hàng thấy được rằng: Bên cạnh tách cà phê thương hiệu Trung Nguyên người dùng luôn có những ý tưởng mới lạ, sáng tạo nhằm tạo nên thành công cho họ, của gia đình và sự phát triển thịnh vượng của quốc gia.
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P TRUNG NGUYÊN ĐANG ÁP DỤNG VỚI SẢN PHẨM HIỆN CÓ 3.1 Chiến lược sản phẩm 3.1.1 Danh mục sản phẩm Danh mục sản phẩm hiện nay của Cà phê Trung Nguyên gồm có: Cà phê Trung Nguyên cao cấp Cà phê Rang xay Cà phê Hạt nguyên chất Cà phê Hòa tan G7 Cà phê tươi Cream đặc có đường Cà phê Trung Nguyên không hề có các hành động điều chỉnh danh mục sản phẩm trong nhiều năm gần đây. Như danh mục sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên ta thấy ở trên, ta có thế thấy được chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đã được thực hiện một cách rất quy mô. Từ các dòng sản phẩm cao cấp cho đến các dòng sản phẩm phổ thông. Và hơn nữa Trung Nguyên đã chứng minh cà phê k chỉ dành cho phái mạnh mà còn dành cho phái đẹp nữa (Cà phê Passiona). Chính vì vậy, Cà phê Trung Nguyên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. 3.1.2 Giai đoạn sản phẩm Qua đó, ta thấy được ở thời điểm hiện tại, các sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên đang trong giai đoạn Phát triển (Growth Stage):
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
19
Doanh thu của Trung Nguyên liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, lợi nhuận mà Trung Nguyên thu về lại giảm liên tục. Năm 2018, sau khi trừ các chi phí và giá vốn hàng bán, Trung Nguyên ghi nhận gần 347 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 50% so với năm 2017. Đáng chú ý, năm 2017, Trung Nguyên thu về 681 tỷ đồng lãi trước thuế, nhưng mức này cũng đã giảm hơn 11% so với 2016 (Thắng.Q, 2019).
Hình 3. 1: Lợi nhuận của Trung Nguyên các năm trở lại đây (Thắng.Q, 2019) Trung Nguyên đang rất nỗ lực làm nổi bật sản phẩm của mình hơn trong mắt người tiêu dùng. Với những dấu ấn phát triển mạnh mẽ trên thế giới và khẳng định vị thế dẫn đầu tại nội địa trong năm 2019, Tập đoàn Trung Nguyên Legend tự tin tăng tốc hiện thực hóa tầm nhìn thương hiệu toàn cầu vào 2020 (trungnguyenlegend.com, 2019). Từ ngày 04 – 06/01/2020, hơn 600 đối tác trên toàn cầu, đặc biệt từ các thị trường trọng điểm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,… của Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã quy tụ về thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột – nơi sáng nghiệp của Trung Nguyên Legend và cũng là quê hương của hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới để cùng chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn toàn cầu của Tập đoàn. Đây được xem là hành động chiến lược của Trung Nguyên Legend để làm rõ quan điểm khác biệt về cà phê, cũng như tầm nhìn vĩ đại của Tập đoàn này với MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
20
những đối tác toàn cầu thông qua các trải nghiệm thực tế về hệ sinh thái cà phê đặc biệt và toàn diện. Hơn nữa, minh chứng, khẳng định mạnh mẽ vị thế thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công cuộc chinh phục thị trường toàn cầu trong giai đoạn phát triển mới 2020 (trungnguyenlegend.com, 2019). Trung Nguyên đang có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cà phê hiện nay. Ta có thể kể đến thị trường chuỗi cà phê và cà phê rang xây, khi mà có một thời điểm Trung Nguyên gần như độc quyền thị trường rang xay với gần 80% thị phần, cho đến gần đây thị trường đã xuất hiện nhiều cái tên với độ canh tranh quyết liệt hơn. Một phần lớn tiêu thụ cà phê rang xay là trong các quán cà phê, đặc biệt là các chuỗi cà phê lớn. Có thể kể tên rất nhiều chuỗi cà phê cả nội lẫn ngoại đang hoạt động tại Việt Nam (trungnguyenlegend.com, 2019).
Hình 3. 2: Số lượng cửa hàng của các chuỗi cà phê tháng 11/2019 (Phi.H – Linh.L, 2019) Khi mà sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên vẫn còn đang phát triển một cách đáng tự hào như vậy, thì Trung Nguyên phải biết mình nên làm gì và không nên làm gì tại thời điểm hiện tại. Đầu tiên, Trung Nguyên nên xây dựng và làm nổi bật thương hiệu của mình hơn nữa, và mở rộng sản phẩm cũng là một ý tưởng không tồi cho Trung Nguyên khi mà các sản phẩm hiện tại của họ trên thị trường đã bị bão hòa do có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
21
Thứ hai, Trung Nguyên cũng nên hợp tác với các nhà phát triển hay các kênh phân phối sản phẩm để xác định xem người tiêu dùng đánh giá cao sản phẩm nào và sẵn sàng mua sản phẩm nào khi muốn thức thưởng một tách cà phê. Điều này không chỉ giúp Trung Nguyên hiểu được người tiêu dùng mà còn cho Trung Nguyên có cơ hội cạnh tranh để có được các đại lý và cửa hàng phân phối. Thứ ba, để sản phẩm nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng, Trung Nguyên nên đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, kéo theo đó là chi phí quảng cáo nên được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, chi phí này cần được giữ ở mức độ hợp lý với lợi nhuận. Nhưng trong tình hình nhiều đối thủ cạnh tranh hiện nay, điều đó thực sự không cần thiết khi mà với một mức chi phí quảng cáo nhiều và sau đó trở thành thương hiệu dẫn đầu trên thị trường thì rất hợp lý. Cuối cùng, Trung Nguyên phải cố gắng tối ưu hóa giá thành sản phẩm của mình. Điều này không phải là đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi hay hạ giá sản phẩm của mình, mà là phải giảm được các chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của mình. Nó sẽ giúp cho lợi nhuận của Trung Nguyên tăng cao hơn trong khi giá thành sản phẩm vẫn như ban đầu. Và với sự đa dạng trong sản phẩm như vậy, Trung Nguyên không nên ra ồ ạt một lúc quá nhiều các sản phẩm mới. Nó sẽ khiến cho các sản phẩm ra trước đó bị mờ đi trong tâm trí người tiêu dùng. Đơn giản bởi vì khi mà sản phẩm vừa mới được tung ra chưa được lâu, khách hàng vẫn chưa biết đến quá nhiều về sản phẩm đó, việc đưa ra một sản phẩm mới khác sẽ làm tâm lý khách hàng chuyển sang với sản phẩm mới đó mà bỏ qua sản phẩm vừa mới ra trước đó. Điều quan trọng nhất đối với Trung Nguyên hiện giờ là không được nghỉ ngơi trong cuộc đua trên thị trường cà phê. Trung Nguyên cần phải nỗ lực phát triển sản phẩm hơn nữa và đem đến cho người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế các sản phẩm thật sự ngon và đậm chất cà phê Việt Nam.
3.2 Chiến lược giá 3.2.1 Phương pháp định giá
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
22
Có thể thấy với danh mục sản phẩm hiện tại, chiến lược về giá cũng là một bài toán khá đau đầu đối với Trung Nguyên khi phải đưa ra các mức giá phù hợp với từng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều mà Trung Nguyên quan tâm tới nhất chính là nhu cầu sử dụng cà phê của người tiêu dùng, do đó, Trung Nguyên đã lựa chọn phương pháp định giá theo nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm. Trung Nguyên luôn làm nổi bật sản phẩm của mình qua tất cả các yếu tố như chất lượng, bao bì, khâu sản xuất…khiến cho người tiêu dùng không quá nhạy cảm về giá của sản phẩm mình đưa ra. Có nhiều sản phẩm của Trung Nguyên giá thành không hề rẻ nhưng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Về nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm của mình, Trung Nguyên làm cho các sản phẩm của mình là không thể thay thế trong sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của các đối thủ khác rẻ hơn của Trung Nguyên nhưng khách hàng vẫn tin tưởng và lựa chọn cà phê của Trung Nguyên. Cà phê khi sử dụng thì không chỉ có một người dùng mà còn có thể là người trong gia đình hay bạn bè, do đó các sản phẩm của Trung Nguyên đều giúp khách hàng có thể chia sẻ chi phí khi mua sản phẩm dù sản phẩm đó giá có cao hơn các sản phẩm khác hay có sự thay đổi về giá. Và tất nhiên là các sản phẩm cà phê của Trung Nguyên luôn được bảo quản một cách vô cùng cẩn thận, cho nên việc sử dụng được lâu dài sản phẩm cũng vì thế mà kéo theo. Điều đó làm cho khách hàng không hề đắn đo về giá khi mua sản phẩm cà phê của Trung Nguyên. Trung Nguyên cũng có những chính sách giá ưu đãi, phân biệt đối với từng nhóm khách hàng. Đối với những khách hàng trung gian Trung Nguyên cũng có những điều khoản về tài chính hợp lý, nhằm tạo sự ràng buộc giữa Trung Nguyên và những khách hàng trung gian. Giá cả trên sẽ thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh trong tương lai (Tú.C, 2018). 3.2.2 Chiến lược định giá
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
23
Trung Nguyên đã có những lựa chọn rất khôn ngoan khi đưa ra chiến lược định giá cho các sản phẩm cũng như thương hiệu cà phê của mình. Có thể điểm qua giá của một số sản phẩm của cà phê hòa tan G7: Cà phê hòa tan G7 2in1 Hộp 15 sachets *16g giá là 39.000 VNĐ. Cà phê hòa tan G7 3in1 Hộp 18 gói * 16g giá: 40.500 VNĐ. Hộp 20 gói * 16g giá: 45.000 VNĐ. Túi 24 gói * 16g giá 60.500 VNĐ. Túi 50 gói/ túi 3 in 1 * 16g giá là 109.000 VNĐ. Cà phê G7 hòa tan đen Hộp 15 gói * 2 gam là 39.000 VNĐ. Cà phê hòa tan G7 Camppuccino – Hazelnut Hộp 12 gói * 18g là: 48.000 VNĐ. G7 Cappuccino – Irish Cream Hộp 12 gói * 18g là: 34.000 VNĐ. G7 Capuchino – Mocha Hộp 12gói x 18g/Hộp là 49.000 VNĐ. Qua đó ta thấy được chiến lược định giá của Trung Nguyên chính là định giá theo các dòng sản phẩm. Với mỗi sản phẩm Trung Nguyên đưa ra các mức giá khác nhau, điều này giúp tối đa hóa lợi nhuận của toàn dòng sản phẩm chứ không chỉ riêng một sản phẩm để không lãng phí nguồn lực. Điều này rất đúng và hợp lý với mục tiêu đa dạng hóa và tiếp cận nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Nó còn giúp cho sản phẩm của Trung Nguyên tiếp cận được với nhiều khách hàng, thu được doanh thu cao hơn và lợi nhuận cao hơn.
3.3 Chiến lược phân phối Trong chiến lược phân phối, Trung Nguyên đã sử dụng cả hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để có thể đưa sản phẩm của mình tới tay người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện tại với 10 công ty thành viên, Trung Nguyên có tham vọng trở thành nhà cung cấp, phân phối lớn của Việt Nam. Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhất.
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
24
Hình 3. 3: Hệ thống kênh phân phối của Trung Nguyên (google.com, 2020)
Truyền thống Nhà bán lẻ và người tiêu
Hệ thống G7 Mart Người mua lẻ thông thường
Franchise (quán cà phê) Những người muốn thưởng
dùng (123doc.net, 2015)
(123doc.net, 2015)
thức cả hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê Trung
Chủ yếu phân phối các loại cà Phân phối tất cả các loại cà
Nguyên (123doc.net, 2015) Chỉ phục vụ những loại sản
phê trung và đại trà
phê, ngoài ra còn phân phối
phẩm cà phê chất lượng đặc
(123doc.net, 2015)
các sản phẩm khác
biệt nhất
(123doc.net, 2015)
Sử dụng những công nghệ hiện đại nhất & Bí quyết Phương Đông đặc biệt. Đội ngũ phục vụ được đào tạo và am hiểu kỹ lưỡng về cà
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
25
phê cùng với một tinh thần cà phê mới. Thông điệp “ Nơi hội tụ của ngững người yêu và đam mê cà phê” được thể hiện qua rất nhiều yếu tố tại hệ thống quán, tập trung vào các vấn đề: Hệ thống quán cà phê nhượng quyền thể hiện tính chiến lược thống nhất với chiến lược kinh doanh của Trung Nguyên Với Sứ Mạng, giá trị cốt lõi: Thể hiện được giá trị tinh hoa của cà phê, không chỉ phân phối trực tiếp cà phê mà còn là phân phối sự thỏa mãn và cảm nhận cà phê, giá trị tinh thần của cà phê – giá trị gia tăng của sản phẩm Đây là kênh phân phối dọc.
Đây là hệ thống bán lẻ theo
(123doc.net, 2015) Là đơn vị đầu tiên ứng dụng
Trong kênh có 3 cấp để đưa
hình thức nhượng quyền đầu
Franchice vào Việt Nam từ
SP đến tay người tiêu dùng:
tiên ở VN
năm 1998, chỉ hai năm sau
nhà bán sỉ (nhà phân phối),
Có 200 nhà cung cấp cho
khi xuất hiện trên thị trường.
nhà bán lẻ (điểm bán hàng và
toàn bộ chuỗi cửa hàng G7
Hiện tại, Công ty du trì hệ
cửa hàng bán lẻ, tiệm tạp hóa) trên cả nước.
thống Franchice bao gồm hơn
và người tiêu dùng
Điểm nổi bật nhất của G7
1.000 quán cà phê trên khắp
(123doc.net, 2015)
mart, theo như tậm nhìn của
đất nước Việt Nam và 8 quán
Trung Nguyên chính là việc
ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật,
đáp ứng thói quen mua sắm
Singapore, Thái Lan, Trung
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
26
nhỏ, lẻ của người Việt Nam
Quốc, Campuchia, Ba Lan,
và thường mua gần nhà. -
Ukraina (123doc.net, 2015)
Chính vì vậy, những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và ứng dụng IT trong quá trình quản lý. Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhìn chiến lược và tham vọng muốn giành thế vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam (123doc.net, 2015) Trong ba kênh phân phối này, Franchise là nhánh thành công nhất trong chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường. Franchise tạo ra được cà phê đặc sắc và thể hiện được tinh thần cà phê cộng hưởng với không gian thưởng thức cà phê sáng tạo khiến người dùng cảm nhận được tinh hoa của cà phê Việt và chỉ có hệ thống quán cà phê mới thể hiện được rõ nét điều này. Mô hình này có thể mở rộng hệ thống trong thời gian ngắn mà không tốn chi phí cao thậm chí là thu được phí. Ngoài ra mô hình này dễ dàng phát triển mở rộng ra thị trường nước ngoài, giúp Trung Nguyên nhanh chóng mở rộng được tầm ảnh hưởng thương hiệu (123doc.net, 2015).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
27
Trong khi đó G7 Mart lại được coi là một thất bại vì mục đích chính không phải để phân phối chính cà phê mà để cạnh tranh trong thị trường phân phối sản phẩm lẻ. Và G7 Mart không xác định được hệ giá trị cho bán lẻ vì vẫn bán các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Và lý do khác chính là tâm lý khách hàng bình thường Việt Nam nếu mua lẻ thì vẫn đến với các tiệm tạp hóa quen thuộc hơn là ra một siêu thị cà phê (123doc.net, 2015). Qua đó ta thấy được cả sự thuận lợi và khó khăn trong quá trình phân phối sản phẩm của Trung Nguyên đến tay người tiêu dùng
3.4 Chiến lược xúc tiến 3.4.1 Quảng cáo 3.4.1.1 Quảng cáo theo ý niệm Với khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo”, Trung Nguyên đã in sâu thương hiệu của mình trong suy nghĩ của người xem. Tạo ra một bước đệm cho các hoạt động quảng cáo sau này. Trung Nguyên đã nói cho người tiêu dùng thấy được Tầm nhìn, Sứ mạng và Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp này.
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
28
Hình 3. 4: Tầm nhìn - Sứ mạng - Giá trị cốt lõi của Trung Nguyên (trungnguyenlegend.com, 2020)
Ngoài ra, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn đưa ra rất nhiều các thông điệp trên trang chủ của Trung Nguyên, cho thấy được chí hướng cũng như tầm vóc của ông trong công cuộc làm đất nước Việt Nam ngày càng được tốt đẹp hơn, thông qua việc sử dụng cà phê của Trung Nguyên, cà phê của người Việt. 3.4.1.2 Quảng cáo xúc tiến bán hàng Cuối năm 2017, nhằm tri ân sự đồng hành và tin dùng của khách hàng đối với những sản phẩm cà phê Trung Nguyên, G7 trong suốt thời gian qua, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã triển khai chương trình cào may mắn trúng thưởng “DÙNG CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG, ĐÓN THÀNH CÔNG ĐỔI ĐỜI” từ 10/10/2017 đến hết ngày 05/01/2018, với
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
29
tổng giá trị giải thưởng trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các chương trình khác nữa Các chương trình như này chính là các công cụ hiệu quả để xúc tiến việc bán sản phẩm của Trung Nguyên. Khiến cho người tiêu dùng cảm thấy hứng thú, tò mò, phấn khởi khi không biết mình có phải là người trúng giải đặc biệt hay không. Qua đó đẩy mạnh được doanh thu cũng như số lượng sản phẩm trên thị trường: Lượng cà phê hòa tan trên thị trường Hà Nội tăng hơn 6% so với cùng kì năm trước, đặc biệt lượng tiêu thụ cà phê G7 trong ba tháng cuối năm 2017 tăng 15% ( Thúy,L.2018 ). 3.4.2 Khuyến mại và Khuyến mãi 3.4.2.1 Khuyến mại Vào thời điểm thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cà phê Trung Nguyên đã gây ấn tượng mạnh với việc là quán đầu tiên phục vụ cà phê miễn phí suốt mười ngày đầu khai trương. Là bước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán cà phê Trung Nguyên tại các tỉnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Trung Nguyên còn đưa ra rất nhiều các chương trình giảm giá cùng vs nhiều quà tặng kèm theo sản phẩm như: mua trọn bộ Legend sẽ được tặng kèm một cốc sứ đẹp sang trọng hay mua 2 kg cà phê nguyên chất sẽ được tặng một chiếc cốc cà phê Bát Tràng (trungnguyenlegend.com). Đặc biệt là những chương trình giảm giá sản phẩm trực tiếp trên giá thành như: Giảm 30% toàn menu ở những cửa hàng cà phê Trung
Nguyên năm 2016
(trungnguyenlegend.com, 2016), hay hàng tháng đều có những sản phẩm khác nhau được giảm giá. Chẳng hạn như ngay trong tháng 10/2020, ở trang chủ Trung Nguyên có rất nhiều sản phẩm được giảm giá như: Cà phê sáng tạo 3 Trung Nguyên – 340 gram có giá 67,000 đ nay sale còn 61,100 đ Cà phê sáng tạo 4 Trung Nguyên – 340 gram có giá 75,000 đ nay sale còn 69,100 đ Việc đưa ra những chương trình khuyến mại như vậy đã thu hút rất nhiều khách hàng đến với Trung Nguyên, không chỉ đem lại những sản phẩm chất lượng mà còn mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng. MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
30
3.4.2.2 Khuyến mãi Các sản phẩm của Trung Nguyên cũng luôn được giảm giá theo từng thời điểm, từng sản phẩm nhất định và hướng tới người bán. Bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi để kích thích các đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối nhằm tăng sức bán hàng. Đồng thời người bán được hưởng ưu đãi như giảm giá thương mại, trợ cấp hoặc hàng miễn phí. Điều này nhằm thúc đẩy người mua sử dụng sản phẩm của Trung Nguyên nhiều hơn. Theo như các số liệu thống kê, hầu như số lượng sản phẩm được bán ra kèm theo các chương trình khuyến mãi luôn lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Điều đó chứng tỏ khuyến mãi cũng là 1 yếu tố rất quan trọng trong chiến lược xúc tiến của Trung Nguyên. 3.4.3 Quan hệ công chúng 3.4.3.1 Công cụ quảng bá Hiện nay, bước vào thời kì công nghệ 4.0, việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng là một điều hiển nhiên của các doanh nghiệp, và Trung Nguyên cũng vậy. Với các clip quảng cáo ngắn trên tivi, đặc biệt là vào các ngày lễ Tết, Trung Nguyên đã đưa sản phẩm của mình tới gần hơn với người xem truyền hình. Ngoài ra, các sản phẩm của Trung Nguyên luôn được quảng cáo trên nền tảng quảng cáo của Youtube, Facebook. 3.4.3.2 Sự kiện Lần thứ nhất, chính là sự kiện "thử mù" (Blind Test) đình đám. Tại Dinh Thống Nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, một thương hiệu Việt Nam chưa có tên tuổi (lúc bấy giờ) – G7 đã tổ chức một cuộc thử mù, với quy mô khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestlé – thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà
phê
hòa
tan.
(Kiên.L,
2015)
Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 và chỉ 11% chọn Nescafé của Nestlé. Năm đó, theo nhiều người đánh giá, sự kiện thử mù làm phá tan định kiến "đồ ngoại tốt hơn đồ nội". Và từ đó, G7 bắt đầu đi vào văn phòng và công sở.(Kiên.L, 2015) Từ sau kết quả thử mù, lượt tìm kiếm từ khóa “Trung Nguyên” bắt đầu tăng kinh khủng trên Google, nếu không có cú "blind test" thì không biết giờ này từ khóa Cà Phê Trung Nguyên nằm ở đâu. (Kiên.L, 2015) MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
31
Lần thứ hai, Trung Nguyên cũng lại gây sốc với tuyên bố trên Reuters.com về Starbucks: “Họ không bán cà phê, họ đang bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó.” Ngoài ra, “họ hát rất hay về phát triển bền vững nhưng cuối cùng thì lợi nhuận thu về là điều mà họ quan tâm. Họ đâu có trồng cà phê, có phải không? Còn chúng tôi thì trồng cà phê." Điều này khiến ai cũng phải chú ý. Khoan bàn về chiến lược kinh doanh, và hiệu quả mặt tài chính, về mặt media thì khỏi phải bàn, “earn media” tự đến 1 cách kinh khủng. Từ ngày Starbucks vào Việt Nam, đặt cửa hiệu cạnh khách sạn nổi tiếng New World ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì tự dưng, cứ có thông tin về Starbucks, lập tức lại có tin Trung Nguyên. Phía Starbucks im lặng, vì họ hiểu rằng, họ cũng đang được lợi trong việc PR về hình ảnh, mà các "đồng nghiệp" của họ trước đây là Gloria Jeans, Coffee Bean và cả Passino còn lâu mới có được. (Kiên.L, 2015) 3.4.3.3 Hoạt động phục vụ cộng đồng Không họp báo linh đình, không tuyên truyền phức tạp, không vận động hành lang, Trung Nguyên chọn cách đưa đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, sáng tạo ra nhiều dòng sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu càng ngày càng cao của người tiêu dùng, tức là khẳng định thương hiệu bằng chất lượng, bằng cam kết không ngừng sáng tạo, bằng uy tín, bằng nỗ lực hành động vì cộng đồng, chỉ có cách đó, thì thương hiệu mới sống mãi với thời gian, mới đi vào thói quen tiêu dùng của khách hàng, mới tự tin đến với bạn bè quốc tế. Đó cũng là cách để Trung Nguyên xây dựng hình ảnh với báo chí, với công chúng (Tú.C, 2018). Trung Nguyên đã triển khai những kế hoạch PR khá thành công với kết quả rất rõ ràng như: Trung Nguyên phối hợp báo Thanh Niên, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam phát động chương trình “ Sáng tạo vì Khát vọng Việt”. Nhằm tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ tâm thế “Lập chí – Sáng tạo – Khởi nghiệp – Kiến quốc” trong giới trẻ Việt Nam; góp phần xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang trong mình hoài bão lớn chinh phục và ảnh hưởng cùng tinh thần “Sáng tạo – Chiến binh – Doanh nhân” với niềm tin “Người khác làm được thì mình làm được, nước khác làm được thì Việt Nam làm được và làm tốt hơn”. (Tú.C, 2018)
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
32
Trung Nguyên cùng Đài truyền hình Việt Nam sáng lập Qũy đầu tư “Khơi nguồn sáng tạo” cấp vốn cho các thí sinh đoạt giải trong chương trình Khởi Nghiệp của VTV3. Hoạt động này nhằm khuyến khích, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện những dự án, Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, qua đó, góp phần nuôi dưỡng những tài năng kinh doanh trẻ cho đất nước. Số vốn tài trợ 2 tỉ đồng. (Tú.C, 2018) 3.4.3.4 Phương tiện nhận dạng Thông thường, các tài liệu của Trung Nguyên có vẻ ngoài không đồng bộ, gây nhầm lẫn và làm mất cơ hội tạo dựng và củng cố tên tuổi của Trung Nguyên. Trong một xã hội quá hòa nhập như hiện nay, các công ty phải cạnh tranh để được chú ý, Trung Nguyên đã tạo ra một nét riêng mà công chúng có thể ngay nhận ra lập tức. Nét riêng này có trên logo, sản phẩm của công ty, các món đồ văn phòng phẩm, tài liệu quảng cáo, biển hiệu, hình thức kinh doanh, danh thiếp, trên tòa nhà, đồng phục và phong cách ăn mặc và cả bãi đỗ xe. Chính điều đó đã làm cho Trung Nguyên vang danh khắp trên đất Việt và cả toàn thế giới với những sản phẩm mang đậm phong cách Trung Nguyên. 3.4.4 Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xúc tiến của Trung Nguyên Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, việc giữ được các khách hàng tiềm năng chính là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của họ. Cách họ trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm luôn được lên kế hoạch một cách chu đáo và tỉ mỉ. Khiến cho các khách hàng có thể hiểu rõ được sản phẩm cũng như biết được sản phẩm của Trung Nguyên như thế nào, có gì khác biệt với các hãng cà phê khác. Từ đó giúp cho việc mua bán trở nên thuận tiện hơn, đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn về cho công ty.
CHƯƠNG 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BÁN HÀNG TRONG TRUNG NGUYÊN. LỘ TRÌNH CÔNG DANH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU ĐỀ RA
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
33
4.1 Mối quan hệ giữa Marketing và bán hàng Trong Trung Nguyên, bộ phận marketing đảm nhận vai trò tìm kiếm nguồn tăng trưởng, xác định các khách hàng tiềm năng, lỗ hổng mà thị trường đang bỏ sót. Còn bộ phận sales sẽ là lực lượng tấn công trực tiếp các nhóm khách hàng, bao phủ những lỗ hổng thị trường đó. Chính vì vậy, hai bộ phận này luôn có sự hợp tác, hỗ trợ và phối hợp hài hòa với nhau. Điều đó đã đem đến hiệu quả kinh doanh tuyệt vời giúp cho Trung Nguyên tăng thị phần, mở rộng doanh thu và lợi nhuận một cách nhanh chóng. Qua đó ta thấy được đây là mối quan hệ cộng hưởng với nhau, không hề tách biệt.
4.2 Lộ trình công danh và chương trình hành động 4.2.1 Đánh giá bản thân 4.2.1.1 Nguyễn Trần Nghĩa Nhóm tính cách: ESFJ – Người quan tâm Phù hợp với công việc: Kinh doanh/Bán hàng Ưu điểm: Luôn luôn tìm kiếm các giải pháp cùng thắng Rất trung thành Nhạy cảm và ấm áp Biết cách để kết nối mọi người Rất coi trọng nhiệm vụ Luôn tốt với các vấn đề thực tế Nhược điểm: Thường bị ám ảnh bởi địa vị xã hội của họ Có thể không linh hoạt Không sẵn sàng ứng biến Rất dễ bị chỉ trích Thường quá vị tha Rất có nhu cầu được khen MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
34
4.2.1.2 Đinh Văn Kiên Nhóm tính cách: ENTJ-Nhà điều hành Phù hợp với công việc: Kinh doanh/Marketing Ưu điểm: Ham học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển bản thân trong mọi khía cạnh cuộc sống Cực kỳ thẳng thắn và minh bạch Rất nghiêm túc với những lời cam kết của mình. Có khả năng chấp nhận những phê bình mang tính xây dựng Biết quản lý tiền bạc Khả năng diễn thuyết trôi chảy Nhiệt huyết và mạnh mẽ Thường có cảm xúc rất mãnh liệt và cũng có những lúc hay đa cảm Rất quan tâm tới những ý tưởng và suy nghĩ của người khác một cách chân thành Tư tưởng công tâm và luôn quan tâm đến việc làm những điều đúng đắn Có thể cắt đứt một mối quan hệ mà không nuối tiếc Có thể chuyển hóa một tình huống xung đột thành một bài học tích cực Có khả năng đưa ra những hình thức kỷ luật Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao (vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu) Nhược điểm: Rất nghiêm khắc và nóng nảy với sự cẩu thả và bất tài Nếu đang không vui, họ có thể trở nên vô cảm, độc đoán và thô lỗ Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao (vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
35
các ENTJ) Dễ rơi vào những cuộc tranh luận "thắng-thua" Niềm đam mê những cuộc tranh luận đôi khi khiến họ trở nên thái quá Có xu hướng gây khó dễ và thích đối đầu với người khác Có thể trở nên áp đảo và gây sợ hãi cho người khác Gặp khó khăn trong việc lắng nghe người khác Hay chê bai những ý kiến và thái độ của người khác nếu điều đó không đúng với suy nghĩ của họ Không dễ đồng điệu với cảm xúc và phản ứng của người khác Không nhạy trong việc tán thưởng hoặc nhận ra nhu cầu muốn được tán thưởng của người khác Gặp khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và sự yêu mến, đôi khi điều này gây bất tiện và không thích hợp Luôn muốn nhận lãnh trách nhiệm hơn là chia sẻ trách nhiệm với người khác Có xu hướng kiểm soát mọi thứ Họ sẽ bùng nổ với một cơn giận dữ khủng khiếp nếu đang bị stress nặng Dễ đưa ra những quyết định hấp tấp 4.2.1.3 Hoàng Việt Dũng Nhóm tính cách: ENTJ - Nhà điều hành Phù hợp với công việc: Kinh doanh/Quản trị doanh nghiệp Ưu điểm: Ham học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển bản thân trong mọi khía cạnh cuộc sống
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
36
Cực kỳ thẳng thắn và minh bạch Rất nghiêm túc với những lời cam kết của mình Có khả năng chấp nhận những phê bình mang tính xây dựng Biết quản lý tiền bạc Khả năng diễn thuyết trôi chảy Nhiệt huyết và mạnh mẽ Thường có cảm xúc rất mãnh liệt và cũng có những lúc hay đa cảm Rất quan tâm tới những ý tưởng và suy nghĩ của người khác một cách chân thành Tư tưởng công tâm và luôn quan tâm đến việc làm những điều đúng đắn Có thể cắt đứt một mối quan hệ mà không nuối tiếc Có thể chuyển hóa một tình huống xung đột thành một bài học tích cực Có khả năng đưa ra những hình thức kỷ luật Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao Nhược điểm: Rất nghiêm khắc và nóng nảy với sự cẩu thả và bất tài Nếu đang không vui, họ có thể trở nên vô cảm, độc đoán và thô lỗ Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao Dễ rơi vào những cuộc tranh luận "thắng-thua" Niềm đam mê những cuộc tranh luận đôi khi khiến họ trở nên thái quá Có xu hướng gây khó dễ và thích đối đầu với người khác Có thể trở nên áp đảo và gây sợ hãi cho người khác
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
37
Gặp khó khăn trong việc lắng nghe người khác Hay chê bai những ý kiến và thái độ của người khác nếu điều đó không đúng với suy nghĩ của họ Không dễ đồng điệu với cảm xúc và phản ứng của người khác Không nhạy trong việc tán thưởng hoặc nhận ra nhu cầu muốn được tán thưởng của người khác Gặp khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và sự yêu mến, đôi khi điều này gây bất tiện và không thích hợp Luôn muốn nhận lãnh trách nhiệm hơn là chia sẻ trách nhiệm với người khác Có xu hướng kiểm soát mọi thứ Họ sẽ bùng nổ với một cơn giận dữ khủng khiếp nếu đang bị stress nặng Dễ đưa ra những quyết định hấp tấp 4.2.1.4 Nguyễn Thị Thùy Linh Nhóm tính cách: INFJ-Người che chở Phù hợp với công việc: Kinh doanh/Bán hàng Ưu điểm: Nỗ lực để đạt được mối quan hệ tốt nhất. Ấm áp và đáng tin cậy. Có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng viết. Nhạy cảm và quan tâm đến cảm giác của người khác. Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm).
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
38
Rất nghiêm túc với những cam kết của mình. Lắng nghe tốt. Nhược điểm: Cực kì ghét tranh cãi và chỉ trích. Không giỏi sử dụng tiền bạc hay những vật dụng thường ngày. Gặp khó khăn khi rời bỏ một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi. Có xu hướng sống khép kín. Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm). 4.2.1.5 Trần Thị Thu Hằng Nhóm tính cách: ESFJ – Là người cá tính, lý trí và nhạy bén Phù hợp với công việc: Kinh doanh/Bán hàng Ưu điểm: Cực kỳ thẳng thắn và minh bạch Rất nghiêm túc với những lời cam kết của mình Có khả năng chấp nhận những phê bình mang tính xây dựng Biết quản lý tiền bạc Khả năng diễn thuyết trôi chảy Nhiệt huyết và mạnh mẽ Rất quan tâm tới những ý tưởng và suy nghĩ của người khác một cách chân thành Tư tưởng công tâm và luôn quan tâm đến việc làm những điều đúng đắn Có thể chuyển hóa một tình huống xung đột thành một bài học tích cực
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
39
Có khả năng đưa ra những hình thức kỷ luật Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao Nhược điểm: Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao (vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu) Dễ rơi vào những cuộc tranh luận "thắng-thua" Niềm đam mê những cuộc tranh luận đôi khi trở nên thái quá Có xu hướng gây khó dễ và thích đối đầu với người khác Gặp khó khăn trong việc lắng nghe người khác Rất nghiêm khắc và nóng nảy với sự cẩu thả và bất tài Có xu hướng kiểm soát mọi thứ Dễ đưa ra những quyết định hấp tấp 4.2.2 Những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần rèn luyện và trau dồi thêm 4.2.2.1 Nguyễn Trần Nghĩa Yêu cầu công việc với vị trí Kinh doanh/Bán hàng trong Trung Nguyên là: Tốt nghiệp trình độ từ Cao đẳng trở lên. Tuổi từ 23-28 Kỹ năng bán hàng tốt, không ngại khó khăn, thị trường. Chuyên cần, năng động, nhiệt tình trong công việc Có tinh thần học hỏi, cầu tiến Biết sử dụng các phần mềm tin học cơ bản Có kiến thức về cà phê là một lợi thế Gắn bó lâu dài với công việc
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
40
Qua những yêu cầu công việc ở trên, và đối chiếu với kết quả trắc nghiệm tính cách trước đó em cảm thấy em khá là phù hợp với công việc Sales ở Trung Nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ cần rèn luyện thêm như: Kỹ năng bán hàng và giao tiếp cá nhân. Các kiến thức về cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rèn luyện lại thái độ vì em là một người dễ bỏ cuộc và chán nản khi có thất bại. Luôn trong trạng thái học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ những người đi trước. Các kĩ năng tin học văn phòng cũng cần được cải thiện hơn. 4.2.2.2 Đinh Văn Kiên Yêu cầu công việc với vị trí Marketing trong Trung Nguyên là: Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng các nghành Công nghệ thông tin ,Quảng cáo/Marketing/PR Ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm về Digital Marketing Có kiến thức cơ bản về Marketing Online và kiến thức về SEO, SEM, PR trực tuyến Có kinh nghiệm phát triển cộng đồng mạng xã hội Facebook, G+, forum, blogger,.. Am hiểu về Internet – Mobile Marketing Lập kế hoạch và thực hiện tối ưu các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, kiểm tra giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả; Có tư duy sáng tạo , có ý tưởng đột phá cải tiến sản phẩm dịch vụ . Có khả năng làm việc áp lực cao, làm việc có cam kết theo chỉ tiêu và timeline. Qua những yêu cầu công việc ở trên, và đối chiếu với kết quả trắc nghiệm tính cách trước đó em cảm thấy em khá là phù hợp với công việc Marketing ở Trung Nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ cần rèn luyện thêm như:
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
41
Kỹ năng về nghiên cứu và phân tích khách hàng, thị trường và lợi thế cạnh tranh; phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu, tìm hiểu và áp dụng được kết hợp các công cụ digital marketing, makerting online, mobile marketing, google ads… Kỹ năng về tin học văn phòng Giữ thái độ học hỏi, cầu tiến từ những người đi trước, bình tĩnh và biết lắng nghe ý kiến đoang góp Trau dồi kiến thức về cà phê 4.2.2.3 Hoàng Việt Dũng Yêu cầu công việc với vị trí Kinh doanh/Bán hàng trong Trung Nguyên là: Tốt nghiệp trình độ từ Cao đẳng trở lên. Tuổi từ 23-28 Kỹ năng bán hàng tốt, không ngại khó khăn, thị trường. Chuyên cần, năng động, nhiệt tình trong công việc Có tinh thần học hỏi, cầu tiến Biết sử dụng các phần mềm tin học cơ bản Có kiến thức về cà phê là một lợi thế Gắn bó lâu dài với công việc Qua những yêu cầu công việc ở trên, và đối chiếu với kết quả trắc nghiệm tính cách trước đó em cảm thấy em khá là phù hợp với công việc Sales ở Trung Nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ cần rèn luyện thêm như: Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng Các kiến thức về dòng sản phẩm cafe Luôn học hỏi những người giỏi hơn mình
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
42
Kỹ năng giao tiếp, cách sử lý tình huống linh hoạt 4.2.2.4 Nguyễn Thị Thùy Linh Yêu cầu công việc với vị trí Kinh doanh/Bán hàng trong Trung Nguyên là: Tốt nghiệp trình độ từ Cao đẳng trở lên. Tuổi từ 23-28 Kỹ năng bán hàng tốt, không ngại khó khăn, thị trường. Chuyên cần, năng động, nhiệt tình trong công việc Có tinh thần học hỏi, cầu tiến Biết sử dụng các phần mềm tin học cơ bản Có kiến thức về cà phê là một lợi thế Gắn bó lâu dài với công việc Qua những yêu cầu công việc ở trên, và đối chiếu với kết quả trắc nghiệm tính cách trước đó em cảm thấy em khá là phù hợp với công việc Sales ở Trung Nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ cần rèn luyện thêm như: Kỹ năng về bán hàng, cách giao tiếp cởi mở và không sợ bị từ chối cũng như rèn luyện tính kiên nhẫn Kỹ năng về tin học văn phòng Giữ thái độ học hỏi, cầu tiến từ những người đi trước Trau dồi kiến thức về cà phê 4.2.2.5 Trần Thị Thu Hằng
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
43
Qua những yêu cầu công việc ở Trung Nguyên và đối chiếu với kết quả trắc nghiệm tính cách trước đó em cảm thấy em khá phù hợp với công việc nhân viên CRM ở Trung Nguyên. Tuy chuyên môn chưa cao và các kỹ năng tin học văn phòng chưa nắm chắc nhưng em sẽ cố gắng hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng sớm nhất có thể. Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng duy trì, thiết lập các mối quan hệ, làm việc nhóm, xử lý bất đồng. Các kiến thức về cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các kĩ năng tin học văn phòng. 4.2.3 Lộ trình công danh 4.2.3.1 Nguyễn Trần Nghĩa Lộ trình công danh trong 10 năm tới tại Trung Nguyên 2022: Nhân viên phòng chiến lược bán hàng 2024: Trưởng phòng chiến lược bán hàng 2027: Trưởng phòng kế hoạch 2030: Phó phòng kinh doanh 2032: Trưởng phòng kinh doanh 4.2.3.2 Đinh Văn Kiên Lộ trình công danh trong 10 năm tới tại Trung Nguyên 2022: Thực tập sinh Marketing 2023: Chuyên viên Marketing 2026: Quản lí Marketing 2029: Phó phòng Marketing 2032: Trưởng phòng Marketing 4.2.3.3 Hoàng Việt Dũng Lộ trình công danh trong 10 năm tới tại Trung Nguyên MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
44
2022: Nhân viên phòng chiến lược bán hàng 2024: Trưởng phòng chiến lược bán hàng 2027: Trưởng phòng kế hoạch 2030: Phó phòng kinh doanh 2032: Trưởng phòng kinh doanh 4.2.3.4 Nguyễn Thị Thùy Linh Lộ trình công danh trong 10 năm tới tại Trung Nguyên 2022: Nhân viên kinh doanh 2024: Quản lý ngành hàng 2027: Quản lý bán hàng 2030: Phó phòng kinh doanh 2032: Trưởng phòng kinh doanh 4.2.3.5 Trần Thị Thu Hằng Lộ trình công danh trong 10 năm tới tại Trung Nguyên 2022: Nhân viên phòng Quan hệ khách hàng 2023: Chuyên Viên Quan hệ khách hàng 2025: Trưởng nhóm Quan hệ khách hàng 2027: Phó phòng Quan hệ khách hàng 2030: Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 2033: Phó giám đốc Chi nhánh 4.2.4 Chương trình hành động 4.2.4.1 Nguyễn Trần Nghĩa
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
45
Chương trình hành động 5 năm tới: 2021: Học các kĩ năng mềm, luyện tập thêm Tiếng Anh để thi Ielts và TOEIC. 2022: Hoàn thành việc học 2 năm 4 tháng tại FPT Polytechnic với tấm bằng giỏi trở lên. 2023: Trau dồi thêm các kĩ năng và kiến thức. Tìm các công việc với mức lương tương xứng với khả năng của bản thân và apply vào các công ty lớn 2024: Học hỏi thêm các kinh nghiệm và kiến thức từ những người đi trước trong công ty. Làm việc hiệu quả, năng suất cao để có thể thăng tiến trong công việc một cách nhanh nhất. Tiết kiệm tiền cho tương lai. 2025: Thiết lập các mối quan hệ mới để thuận tiện cho công việc. Tiếp tục thể hiện mình và làm thật tốt những nhiệm vụ được giao trong công ty. 4.2.4.2 Đinh Văn Kiên Chương trình hành động 5 năm tới: 2021: Nâng cao ngoại ngữ, học thêm các công cụ về marketing,digital marketing, hoàn thiện các kĩ năng mềm. 2022: Hoàn thành việc học 2 năm 4 tháng tại FPT Polytechnic với tấm bằng giỏi trở lên, tiếp tục nâng cao ngoại ngữ và kỹ năng mềm. học thêm về kiến thức kinh doanh. 2023: Xin làm thực tập sinh Marketing, học hỏi các kiến thức phụ trợ cho công việc phát triển bản thân tại doanh nghiệp 2024: Thiết lập mối quan hệ, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ người đi trước, làm việc hết mình và đặt mục tiêu thăng tiến rõ ràng 2025: Từng bước hoàn thiện mục tiêu đề ra, không ngừng phát triển bản thân và tích lũy cho tương lai. 4.2.4.3 Hoàng Việt Dũng 2021: Học tốt Tiếng Anh, luyện tập thêm lối tư duy logic và phát triển các kỹ năng mềm 2022: Hoàn thành việc học 2 năm 4 tháng tại FPT Polytechnic với tấm bằng giỏi trở lên. MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
46
2023: Học hỏi các kiến thức mới, và tìm các công ty để thực nghiệp 2024: Học hỏi, bắt tay vào làm những điều mới lạ. Học hỏi những người đã từng có kinh nhiệm trong công ty để tăng kinh nhiệm của bản thân và tăng thu nhập cá nhân. 2025: Có các mối quan hệ khác để tạo thuận lợi cho việc phát triển công việc, và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công ty 4.2.4.4 Nguyễn Thị Thùy Linh 2021: Mở rộng quan hệ, học ngoại ngữ, kĩ năng mềm, tham gia các lớp học kĩ năng, tin học, tình nguyện viên, câu lạc bộ. 2022: Hoàn thành việc học 2 năm 4 tháng tại FPT Polytechnic với tấm bằng giỏi trở lên, tiếp tục nâng cao ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Chuẩn bị kế hoạch cho công việc đầu tiên sau khi ra trường. 2023: Tìm hiểu và trau dồi kỹ năng cần thiết cho công việc sắp tới, tìm công việc phù hợp với khả năng của mình, đúng với mục tiêu nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp. 2024: Thiết lập mối quan hệ, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ người đi trước, làm việc hiệu quả và có kế hoạch thăng tiến rõ ràng 2025: Liên tục rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng, phát triển và tận dụng tài năng của bản thân, tích lũy cho tương lai. 4.2.4.5 Trần Thị Thu Hằng Chương trình hành động 5 năm tới: 2021: Học các kĩ năng mềm tin học văn phòng, luyện tập thêm Tiếng Anh để thi Ielts 2022: Hoàn thành việc học 2 năm 4 tháng tại FPT Polytechnic với tấm bằng giỏi trở lên. 2023: Liên thông lên Đại học, Tìm các công việc với mức lương tương xứng với khả năng của bản thân và apply vào các công ty. 2024: Apply đi du học thạc sĩ marketing ở Úc. MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
47
2026: Sau khi Tốt Nghiệp sẽ về nước. Ứng tuyển vào các công ty lớn.
MAR103_NHAPMONMARKETINGBANHANG
48