45 0 1MB
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
~~~~~~*~~~~~~
BÁO CÁO ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện
:
Huỳnh Tấn Khánh
1951010324
Nguyễn Quốc Thắng
1951010328
Nguyễn Việt Hoàng 1951010403 Nguyễn Trọng Tấn 1951010358 Lưu Phước Anh Lê Kim Ngọc Trần Nam Hải
1951010396 1951010337 1951010380
Lớp
:
Thứ 2 ca 1
Giáo viên hướng dẫn
:
Nguyễn Thị Vĩnh Hằng
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 07 năm 2020
1
MỤC LỤC 2
PHẦN 1. Giới thiệu chung về công ty............................................................4 I.
Giới thiệu chung về công ty...................................................................4 1.1. Giới thiệu chung.................................................................................4 1.2. Hệ thống cửa hàng.............................................................................4
II. Sứ mệnh và viễn cản:............................................................................4 2.1. Sứ mệnh:............................................................................................4 2.2. Viễn cảnh:..........................................................................................4 III.
Quá trình hình thành và phát triển......................................................5
3.1. Chất lượng đỉnh cao:..........................................................................6 3.2. Giá trị kết nối:....................................................................................6 3.3. Đổi mới không ngừng:.......................................................................6 IV.
Lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ chính..........................6
PHẦN 2. Phân tích các hoạt động quản trị tại công ty....................................9 1.
Môi trường vĩ mô:...........................................................................9
1.1. Môi trường kinh tế:...........................................................................9 1.2. Môi trường văn hóa- xã hội:..............................................................9 1.3. Môi trường tự nhiên:.......................................................................10 1.4. Môi trường công nghệ:...................................................................10 2.
Môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp):.....................................10
2.1. Khách hàng:....................................................................................10 2.2. Các đối thủ cạnh tranh:....................................................................11 1. Chiến lược:..........................................................................................12 2. Phân tích SWOT.................................................................................14 3. Kế hoạch marketing:...........................................................................15 a. Chiến lược Marketing theo sản phẩm (Product):.................................15 b. Giá cả:.................................................................................................17 c. Promotion (xúc tiến):..........................................................................18 3
d. Place:...................................................................................................18 1. Quản lý tài chính:................................................................................20 1.1. Quản lý thu:......................................................................................20 1.2. Quản lý chi:......................................................................................21 2. Quản lý nhân sự:.................................................................................21 3. Quản lý menu quán:............................................................................21 PHẦN 3. Tóm tắt..........................................................................................22 TÓM TẮT:..................................................................................................22
4
PHẦN 1. Giới thiệu chung về công ty Giới thiệu chung về công ty 1.1. Giới thiệu chung Trụ sở chính tại 62 Trần Quang Khải quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; mong muốn đem lại những món uống thơm ngon được giới trẻ ưa chuộng, hướng đến trở thành một không gian học tập lý tưởng và đầy cảm hứng của các bạn sinh viên. “The Coffee House” được hiểu là ngôi nhà ấm áp mà nơi đó có rất nhiều loại café và các thực phẩm uống khác. Là nơi dừng chân cho những buổi gặp gỡ cùng lan tỏa những yêu thương và niềm vui trong cuộc sống. 1.2. Hệ thống cửa hàng The Coffee House hiện tại có 145 cửa hàng trên toàn quốc và đứng thứ 2 cửa hàng café chỉ sau Highland Coffee Sứ mệnh và viễn cản: 2.1. Sứ mệnh: “ Ở The Coffee House chúng tôi luôn muốn tạo ra sự kết nối và chia sẻ. Chúng tôi mong muốn The Coffee House mà các bạn vẫn gọi là “Nhà ” sẽ luôn là một ngôi nhà thân thuộc để các bạn gắn kết những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống và thưởng thức từng ngụm cafe thơm ngon, đậm đà.”
5
1.2 Viễn cảnh: Với mong muốn “Ai cũng có một The coffee house gần nhà” –(Trích Thecoffeehouse.com), sau 4 năm ra mắt từ 2014-2018 The coffee house đã có hơn 100 cửa hàng. Đến nay hệ thống cà phê này đã có trên 130 cửa hàng trên toàn quốc. Mục tiêu lâu dài, “Ngôi nhà Cà phê” muốn phát triển vượt mốc 200 cửa hàng. Tập trung vào những cửa hàng với mục tiêu phân phối rộng với mặt bằng được chọn kỹ lưỡng để khách hàng có thể dễ tìm, dễ thấy.
Quá trình hình thành và phát triển - Lúc đầu thương hiệu này đang tập trung phát triển ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sau đó mới phát triển ra các thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ vvv. Cửa hàng của hầu hết các chi nhánh của The Coffee House được thiết kế với cách bài trí mới và không gian rộng rãi để thu hút giới trẻ. Các cửa hàng rất thu hút khách hàng và được giới trẻ ở đây ưu chuộng. - Chỉ trong vòng hơn 5 năm với việc thành công và thành lập liên tục 145 cửa hàng, The Coffee House cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ của mình, thương hiệu này đang có số lượng cửa hàng đông đảo bậc nhất hiện nay. Theo đại diện thương hiệu này, mục tiêu của The Coffee House là dẫn đầu thị trường café trong nước và khẳng định vị thế vững chắc của mình, vì vậy trong vòng 5 năm tới thương hiệu này dự kiến sẽ mở các cửa hàng mới nâng tổng số cửa hàng lên con số 200 cửa hàng. Được biết thương hiệu này đang "ngắm" các khu vực tiềm năng khác để mở các cửa hàng tiếp theo. Có thể nói The Coffee House đang dần trở thành một "thế lực" trên thị trường khiến các "ông lớn" khác phải dè chừng.
6
3.1. Chất lượng đỉnh cao: Việt Nam là đất nước với những nông trường café rộng rãi tạo nên những ly đồ uống thơm ngon cho khách hàng trên toàn thế giới. Vì vậy The Coffee House muốn phục vụ người Việt với những ly trà sữa, hay café chất lượng đỉnh cao với công nghệ chuẩn. Nguồn gốc của các loại nguyên liệu luôn được The Coffee House đảm bảo với sự tỷ mỷ cẩn thận nhất từ khâu lựa chọn đến pha chế thể hiện sự trách nhiệm cao nhất với khách hàng. Với sự chăm chút của những con người The Coffee House muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng. 3.2. Giá trị kết nối: Hàng ngày đội ngũ của TCH làm việc cùng nhau, cùng chung sức với trách nhiệm cao nhất, làm việc một cách tỷ mỷ, chăm chút từng chi tiết, từng sản phẩm để tạo nên những hương vị riêng của Nhà . TCH mong muốn The Coffee House không chỉ là nơi để bạn đến ngồi uống một ly nước mà còn là nơi để chia sẽ những câu của cuộc sống. Mỗi ngày TCH luôn muốn được chào đón bạn đến với The Coffee House như một nơi thân thuộc để bạn tìm cho mình một chỗ ngồi để được trải mình trong sự ấm áp để kết nối những tâm hồn, chia sẽ những giá trị cùng nhau và cùng tạo nên những điều tốt đẹp. 7
3.3. Đổi mới không ngừng: Mỗi con người The Coffee House luôn làm việc với sự sáng tạo cao nhất. TCH luôn muốn tạo ra những điều mới mẻ cho khách hàng. Những cách phục vụ mới, những không gian mới và những đồ uống mới hợp sở thích của khách hàng với những hương vị riêng không lẫn với bất kỳ nơi nào khác luôn là điều mà muốn tạo ra. Ngoài việc thu hút khách hàng bằng chất lượng đồ uống và giá rất hợp lý The Coffee House còn ưu ái cho các “khách ruột” của mình bằng chương trình tích điểm bằng số điện thoại và tặng đồ uống free vào dịp sinh nhật. Khách hàng chỉ cần đăng ký số điện thoại với nhân viên thu ngân là sẽ trở thành khách hàng thân thiết của The Coffee House với 3 hạng tích điểm Member, Gold, Diamond mỗi lần mua hàng sẽ được tích điểm và đổi thành tiền để mua đồ uống trên toàn hệ thống The Coffee House trên toàn quốc. Rất là tiện lợi. Lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ chính Hai dòng đồ uống chính của Nhà là Café và Trà . Đối với dòng trà : Nhà cung cấp đầy đủ các đồ uống được giới trẻ yêu thích như: Trà sen, trà đen, trà lài vvv Đối với dòng cà phê: Nhà có các đồ uống café thơm ngon được người nhiều người Việt ưu chuộng như: café sữa, café đen, bạc sỉu, cold drew. Menu của Nhà Trà sẽ luôn được cập nhật đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đặc biệt: Nhà Trà có sự điều chỉnh về giá và khẩu vị cho phù hợp với từng vùng miền. Top các đồ uống được ưu chuộng tại Nhà 1.Trà đào cam sả
2.Moka
8
3. Cold drew cam sả
4. Latte
4. Café truyền thống
5. Cold drew machiato
9
PHẦN 2. Phân tích các hoạt động quản trị tại công ty I.
Phân tích các yếu tố về môi trường bên ngoài:
Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các công ty/ doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các công ty/ doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì đòi hỏi các công ty/ doanh nghiệp phải có các chiến lược và quyết định chính xác trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Do đó, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này là điều cấp thiết đối với các công ty/ doanh nghiệp. Và đây cũng là điều cấp thiết đối với The Coffee House. Sau đây chúng ta hãy cùng phân tích và làm rõ nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của The Coffee House. 1. Môi trường vĩ mô: gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hướng và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.Trong môi trường vĩ mô, các yếu tố môi trường bao gồm: kinh tế; chính trị và pháp luật; văn hoá- xã hội; Dân số - lao động; tự nhiên; môi trường quốc tế; công nghệ. 1.1. Môi trường kinh tế:
*Tăng trưởng kinh tế: Là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần, do tăng trưởng kinh tế nên mức sống người dân được nâng cao. Đó là cơ hội khách hàng sẽ ngày càng có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều hơn, khách hàng ngày càng đa dạng hơn. *Chính sách kinh tế: Là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế, giảm lãi suất cho vay để khuyến khích The Coffee House mở rộng thêm nhiều chi nhánh trên toàn quốc để doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của người dân. *Chu kì kinh tế: Doanh nghiệp The Coffee House trong những năm qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển lĩnh vực thức uống ở Việt Nam và khu vực.
10
1.2. Môi trường văn hóa- xã hội: Văn hóa xã hội đa dạng phong phú, đặc biệt ảnh hưởng mạnh của văn hóa Phương Tây, Hàn Quốc…. Đặc biệt quán nằm ở khu vực đông dân, gần các trường đại học nên thu hút được rất nhiều khách vì đối tượng hướng tới chính là học sinh, sinh viên. Vì vậy việc chọn những quán trà sữa sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng là sự lựa chọn đầu tiên đối với hầu hết giới trẻ. 1.3. Môi trường tự nhiên: Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt thích hợp kinh doanh, buôn bán. The Coffee House kinh doanh tốt nhất là vào mùa hè, ngày nắng, nóng. Môi trường ô nhiễm nặng: nguồn nước, không khí, tiếng ồn. Vì vậy người dân cần không gian yên tĩnh, thoải mái thư giãn- đây là yếu tố quyết định đến thiết kế cấu trúc của quán.
11
I.4.
Môi trường công nghệ:
- Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, doanh nghiệp đã ứng dụng vào quản lí nhân viên, tìm hiểu nhu cầu mới của khách hàng qua internet.(ứng dụng quản lí nhân viên như Haraworks giúp việc chấm công quản lí nhân viên chặt chẽ, ngoài ra có ứng dụng riêng cho The Coffee House giúp khách hàng biết được các món và đánh giá(feedback) phong cách phục vụ cũng như món đó như thế nào. - Do vòng đời 1 sản phẩm đồ uống rất ngắn nên doanh nghiệp đẩy mạnh khảo sát những trào lưu mới của giới trẻ về ăn uống để kịp thời thay đổi các loại nước uống phù hợp.( Chẳng hạn vừa rồi có café bọt biển xuất hiện trên mạng The Coffee House lập tức tiếp thu và áp dụng vào cho sản phẩm bên mình). - Cuộc cách mạng công nghiệp mới: + Công nghệ truyền thông: Ứng dụng công nghệ vào marketing, quảng bá thương hiệu cũng là điều không thể thiếu đối doanh nghiệp. + Công cụ thông tin hiện đại: xuất hiện rộng rãi trên các trang mạng: google, facebook, instagram.... + Công nghệ cao: Sử dụng máy móc có thể thay thế người lao động như máy pha chế, máy tẩy rửa, đặc biệt hệ thống sử dụng công nghệ xay rang tân tiến nhất.
2. Môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp): là môi trường bao hàm các yếu tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự cạnh tranh trong ngành. Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp trong ngành đó.Trong môi trường tác nghiệp, các yếu tố môi trường bao gồm: Sức ép và yêu cầu của khách hàng; Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn; Người cung ứng nguyên vật liệu; Các sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất; Các quan hệ liên kết, kinh doanh khác.
12
2.1. Khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh . Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Với The Coffee House, đối tượng khách hàng mà quán muốn hướng đến chính là học sinh, sinh viên. Đây là khách hàng tiềm năng và tương lai có triển vọng trong ngành. Quán trà sữa được các học sinh, sinh viên xem như là một nơi giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Vì là đối tượng trên nên đòi hỏi sự mới mẻ, nâng động và giá cả hợp lí.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh: Khu vực có nhiều quán trà, cà phê, quán ăn vặt phù hợp giới sinh viên với nhiều phong cách và mức giá khác nhau. Sự phát triển của mạng internet dẫn đến các sản phẩm được bán tràn lan trên mạng làm cho người tiêu dùng khó lựa chọn. Ngoài ra còn có các sản phẩm thay thế như các quán chè tự chọn, các quán trà chanh vỉa hè hay đơn giản trên mạng như các cửa hàng bánh gato... Ngoài ra còn có các đối thủ lớn như Starbuck, Urban Station, Highland Coffee, Trung Nguyên,
Phúc Long...
13
II.
Cấu trúc tổ chức của công ty Theo cơ cấu tổ chức Vùng
Tổng giám đốc | Vùng phía bắc - Vùng miền trung- Vùng tp HCM- Vùng đông nam bộ - Vùng tây nam bộ | Bộ phận văn phòng- Quản lí khu vực- Quản lí cửa hàng | Nhân viên SUP- keystaff- bar- cashier- phục vụ
III.
Phân tích công tác hoạch định: 1. Chiến lược:
- Mục tiêu và nhiệm vụ: + Mục tiêu: Đưa thương hiệu The Coffee House trở nên quen thuộc với giới trẻ cả nước, dẫn đầu thị trường trong nước Đạt được 200 cửa hàng trong 5 năm tới. + Nhiệm vụ: Doanh thu và lợi nhuận: Nguyễn Hải Ninh, nhà sáng lập The Coffee House trong lần chia sẻ với báo chí năm 2017 từng cho biết chuỗi này đang trong giai đoạn tăng trưởng 100% mỗi năm và vượt mốc đón 20 triệu lượt khách. Doanh thu The Coffee House năm 2018 đạt gần 670 tỷ đồng - Thị trường và thị phần:
Giữ vững phong độ thị trường café thứ 2 Việt Nam và vượt lên hạng 1 sớm nhất.
Thương hiệu và định vị thương hiệu: tạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở thành đối thủ mạnh của các thương hiệu cùng thị trường như Highland, Starbuck... Trở thành thương hiệu cafe mang hương vị chính thống nhất, được mọi khách hàng tin dùng.
14
Thành công của The Coffee House tại chi nhánh này nhờ vào các yếu tố: đồ uống ngon, menu đa dạng, giá hợp lý chỉ ở mức trung bình của thị trường, vị trí tốt và không gian hiện đại, thoáng mát. Nhưng một điều quan trọng là thương hiệu này biết cách chiều lòng khách hàng, phục vụ chuyên nghiệp và tạo ra nhận diện thương hiệu rất tốt qua công tác Marketing bài bản. The Coffee House là thương hiệu cafe được giới trẻ yêu thích nhờ có nhiều đồ uống hợp xu hướng với menu đa dạng, đồ uống ngon nhưng giá hợp lý. Thương hiệu này có hướng đi riêng tạo ra nhiều đồ uống mới lạ, chất lượng cao phù hợp như cầu thị trường.. Ngoài ra thương hiệu này còn sáng tạo ra rất nhiều đồ uống khác được giới trẻ yêu thích như matcha latte 3 tầng độc đáo, trà gạo non dưa hấu…. 2. Phân tích SWOT Điểm mạnh (S): - Sản phẩm có sức hút cao bởi sự độc đáo và đa dạng trong thực đơn, không chỉ bao gồm các loại trà mà còn thêm các loại cà phê, thức uống khác. Giá cả hợp lý so với mặt bằng chung của thị trường thương hiệu trà sữa tại Việt Nam. - Là một thương hiệu của Việt Nam, với uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cùng kế hoạch marketing bài bản, nên dễ có được sự tin tưởng của khách hàng. - Có nhiều chi nhánh trải khắp các địa điểm đông dân cư và du khách , mỗi chi nhánh đều được trang trí đẹp mắt, sạch sẽ. - Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thân thiện với khách hàng, phục vụ nhanh chóng. Là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường không lâu nên dễ gây được sự chú ý đối với những khách hàng có xu hướng thích trải nghiệm cái mới. Điểm yếu (W): - Việc kiểm soát và quản lý đội ngũ nhân viên còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng một vài nhân viên có thái độ làm việc chưa tốt, gây mất thiện cảm với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Phạm vi kinh doanh thu hẹp trong một vài thành phố , chưa khai thác hết thị trường tiềm năng ở những thành phố lớn khác trong cả nước. Vì là thương hiệu mới nên chưa có sức hút lâu dài. Cơ hội (O): - Cafe là một thức uống quen thuộc với truyền thống người Việt Nam, vì thế các thương hiệu cafe sẽ được ưa chuộng hơn thương hiệu trong nước. Giới trẻ dễ dàng tiếp thu và nắm bắt cái mới.
15
- Dân số đông, thu nhập ngày càng tăng. Con người ngày càng có nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, hay đơn giản là giải khuây một mình. Không gian và sản phẩm của The Coffee House hoàn toàn phù hợp cho việc thư giãn và tạo dựng các mối quan hệ. Thách thức (T): - Là thương hiệu đang trong giai đoạn phát triển, mang theo áp lực cạnh tranh với các đối thủ đã trưởng thành như Highland, Starbuck, Phúc Long.... - Do sức ép cạnh tranh mà việc mở rộng thị phần cũng sẽ khó khăn hơn. Việc The Coffee House xuất hiện tại Việt Nam với nhiều điểm khác lạ dễ dàng thu hút giới trẻ, tuy nhiên sau khi đã thỏa mãn tính hiếu kỳ thì lượng khách sẽ giảm xuống rất nhiều. Luôn phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nhưng vẫn không làm mất đi cái đặc trưng của thương hiệu.
3. Kế hoạch marketing: Chiến lược Marketing của kế hoạch được xây dựng theo nguyên tắc 4P của Marketing, bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến). Việc áp dụng nguyên tắc 4P vào bản kế hoạch sẽ giúp các chiến lược Marketing được xây dựng hiệu quả, toàn diện và từ mọi mặt của môi trường bên trong và bên ngoài bản kế hoạch.
a. Chiến lược Marketing theo sản phẩm (Product): - Chu kỳ của sản phẩm (Life cycle): Chu kỳ của sản phẩm là các giai đoạn mô tả sự biến đổi về doanh số tiêu thụ từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho tới khi nó không còn được ưa chuộng trên thị trường. Cụ thể gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường (Intro). + Giai đoạn phát triển, lớn mạnh (Growth). + Giai đoạn trưởng thành (Mature). + Giai đoạn giảm sút (Decline) - Các sản phẩm của house of cha đang trong giai đoạn phát triển, dần được thị trường chấp nhận, doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng nhanh. Vì vậy nhìn chung, thương hiệu cần: + Giữ nguyên và hoàn thành tốt các sản phẩm trong thực đơn. + Luôn nghiên cứu phát triển những loại trà, hương vị mới hay món ăn mới.
16
- Về chủng loại và danh mục sản phẩm (Classification): Như đã giới thiệu ở phần trên, các sản phẩm của house of cha không chỉ bao gồm các loại trà sữa, mà còn mở rộng thêm các loại trà hoa quả, trà xanh, cà phê, Cụ thể về danh mục và chủng loại sản phẩm như sau:
- Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích và khẩu vị từng người. Sự phong phú trong thực đơn sẽ giúp ích cho việc gia tăng số lượng và số lần khách quay lại cửa hàng để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái mới. - Café và trà là loại sản phẩm chính của thương hiệu, đồng thời cũng là cầu nối đầu tiên đưa khách hàng đến với thương hiệu. Vì café và trà là thức uống đã trở nên phổ biến từ rất lâu đối với giới trẻ và các gia đình Việt Nam, thế nên khách hàng thường có xu hướng lựa chọn café và trà đầu tiên khi đến với các chi nhánh cửa hàng. Do đó danh mục trà và cafe được thương hiệu quan tâm phát triển nhiều nhất, khách hàng sau khi ấn tượng với hương vị Việt Nam vừa truyền thống vừa mới mẻ của trà sữa sẽ quay lại các cửa hàng nhiều lần để thưởng thức thêm các loại trà sữa khác hay các danh mục sản phẩm khác. - Việc phân chia các danh mục và chủng loại như vậy còn dựa trên việc phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu. Nhóm đối tượng thiếu niên (học sinh) hay những người trung thành với hương vị truyền thống sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phầm trà sữa. Nhóm đối tượng thanh niên (giới trẻ) ham thích cái mới, hương vị đặc biệt với nhiều vị trà sữa và poping các loại, chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành sẽ quan tâm đến nhóm sản phẩm trà hoa quả
17
với mục đích sử dụng để tốt cho làn da và cơ thể. Tất cả các sản phẩm đồ uống của The Coffee House đều được sử dụng ly thủy tinh nhỏ vừa lớn cho phù hợp với nhu cầu khách hàng
b. Giá cả (Price): Chiến lược giá của house of cha được đưa ra khi đặt mình vào vai trò khách hàng và đặt câu hỏi: Trải nghiệm tại một quán cà phê như thế này thì phải trả bao nhiêu tiền, mức tiền khách hàng bỏ ra có hợp lý không? Liệu với mức chi phí đấy có tương xứng với những thứ họ được hưởng? Họ đủ khả năng để đến quán cà phê đó thường xuyên không? Từ đó, The Coffee House hướng tới mức giá từ 30.000 – 60.000 đồng/người – một mức chi phí hợp lý bỏ ra, đủ để lôi kéo khách hàng ngồi thường xuyên.
18
c. Xúc tiến (Promotion): Content của The Coffee House luôn lấy câu chuyện của khách hàng là trung tâm, thay vì đặt sự chú ý vào sản phẩm, không phải tất cả đều xoay quanh: trà lài, trà đen, bạc sỉu,… mà bên cạnh đó còn là những tâm tư lần đầu được ghi lại. “Nhà” không là nơi đến rồi đi, “Nhà” là nơi bạn được lắng nghe, được chia sẻ. “Nhà” còn là nơi bắt giữ những cung bậc cảm xúc của bạn và người thân. Mọi hoạt động trong chiến lược truyền thông Marketing của The Coffee House đều bám rất sát với định vị “Nhà” và insight từ đối tượng mục tiêu của mình. Đặc biệt có nhiều chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ, tết.
d. Địa Điểm (Place): - Địa điểm chi nhánh: 145 cửa hàng toàn quốc - Dịch vụ được cung cấp chủ yếu theo 2 hình thức: trực tiếp tại cửa hàng và qua các page của quán cũng như các dịch vụ hỗ trợ như now, grab food… để khách hàng cập nhập được thông tin về thực đơn một cách nhanh chóng và chính xác nhất cùng với các chương trình khuyến mãi.
19
IV.
Phân tích công tác tổ chức:
Sơ đồ cấu trúc tổ chức của The Coffee House
Tổng giám đốc | Vùng phía bắc - Vùng miền trung- Vùng tp HCM- Vùng đông nam bộ - Vùng tây nam bộ | Bộ phận văn phòng- Quản lí khu vực- Quản lí cửa hàng | Nhân viên SUP- keystaff- bar- cashier- phục vụ
20
S
Bộ Phận
1
Quản lý
TT
Số lượng
3 Lập kế hoạch, định hướng, xây dựng chiến lược phát triển của cửa hàng. Quản lý, điều phối, giải quyết công việc của cửa hàng. Theo dõi thu chi hằng ngày.
2 Thu ngân
2
3 Phục vụ, pha chế
6
4
1
Bảo vệ
Nhiệm vụ
Trực tiếp tính chi phí và thu tiền
Phục vụ khách hàng, vệ sinh cửa hàng, pha chế thức uống cho khách hàng. Trông xe, trông coi cửa hàng.
Bảng phân công nhiệm vụ của The Coffee House V.
Phân tích công tác kiểm soát của doanh nghiệp:
1. Quản lý tài chính: 1.1. Quản lý thu: Quán trang bị hệ thống máy tính tiền điện tử, vừa đơn giản trong việc order đồ uống, vừa thuận tiện cho việc kiểm soát số tiền thu về. Đồng thời lắp camera tại bàn thu ngân để giám sát các hoạt động của nhân viên, tránh các rủi ro không cần thiết.
21
1.2. Quản lý chi: Cửa hàng trưởng tìm cách để chi tiêu hợp lý, tính toán làm sao để các khoản chi phù hợp nhất, cố gắng giữ cho nguồn vốn ổn định, bằng cách thường xuyên đối chiếu số tiền thu chi của quán sau mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Điều này dễ dàng giúp chủ quán phân tích và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chi tiêu hơn., đặc biệt trong các dịp lễ có các chương trình khuyến mãi,…. 2. Quản lý nhân sự: Cửa hàng trưởng đặt ra một bản nội quy, yêu cầu và trách nhiệm thật chặt chẽ và chi tiết cho từng bộ phận, những bộ phân như thu ngân, pha chế, phục vụ, bảo vệ. Không có những chương trình chính thức để đánh giá nhân viên định kỳ theo tháng, theo quý mà dựa vào các hoạt động công việc hằng ngày để khen thưởng và xử phạt công minh để thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm làm việc của mỗi cá nhân.
22
3. Quản lý menu quán: Quản lý menu của quán cũng là điều cần thiết mà mỗi chủ cửa hàng cũng cần thường xuyên phải chú ý tới, bởi xu hướng đồ uống luôn thay đổi từng ngày, việc cập nhật những món đồ uống đang hot, theo trào lưu là điều rất cần thiết để kinh doanh đồ uống hiệu quả. Đồng thời, liên tục tìm tòi phát triển các món đồ uống đặc trưng riêng của quán là việc cần thiết để giúp quán có địa vị vững chắc hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, người quản lý cần thường xuyên tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng hiện tại về chất lượng các món đồ uống của bạn qua các website,page của quán, để cải thiện chất lượng sao cho phù hợp với thị hiếu của nhiều người hơn. VI.
Phân tích công tác lãnh đạo:
Người quản lý The Coffee House là người tự tin và quyết đoán. Người quản lý sẽ là người quyết định và xây dựng mọi kế hoạch công việc cho quán cafe họ quản lý. Chị thường tham khảo ý kiến của mọi người trước khi ra những quyết định nhưng trong những trường hợp quyết định, chị sẽ là người đưa ra quyết định. Là người quản lý giỏi ngoài kinh nghiệm thì còn phải thông minh, nhanh nhạy. Chị luôn đặt ra kì vọng và cố gắng để những kì vọng đó thực hiện được, luôn đặt ra mục tiêu cho quán cafe của mình: đó có thể là doanh thu, lượng khách, quảng bá thương hiệu của quán, và đặc biệt là đặt niềm tin vào nhân viên và vào mình. Chị thường lắng nghe những ý kiến của nhân viên, tạo cho nhân viên môi trường làm việc thoái mái, năng động như tháng nào có sinh nhật của nhân viên thì chị sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ để chúc mừng, hay vào những dịp cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm thì chị sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ hay các buổi đi chơi dành cho nhân viên để các bạn hòa đồng, đoàn kết hơn,… Ngoài ra, chị quản lý luôn là tấm gương để các nhân viên noi theo bởi chị là một người quản lý mẫu mực, chị luôn thân thiện với nhân viên, thân thiện với khách hàng, giải quyết thỏa đáng với các vấn đề ở quán cả với khách hàng cũng như nhân viên của mình. Đối với chị, một người lãnh đạo tốt trước hết cần phải giỏi, hiểu biết nhiều, thông minh, tinh tế, nhanh nhạy và cứng rắn.
PHẦN 3. Tóm tắt TÓM TẮT: The Coffee House được biết đến là thương hiệu có menu hoàn thiện bậc nhất hiện nay. The Coffee House rất cập nhật xu hướng khi sở hữu đầy đủ các món hot hit mà giới trẻ yêu thích 23
như: trà đen, trà lài, trà xoài, cafe truyền thống, cold drew… và vô vàn toppings hấp dẫn như: trân châu đen, trân châu trắng, các loại thạch, lô hội, đậu đỏ… Đặc biệt, House of Cha còn có đồ uống độc quyền dành cho những người yêu thích matcha là món matcha latte 3 tầng màu rất đẹp. Có thể nói, The Coffee House có rất nhiều điểm cộng: menu đa dạng nhiều đồ uống mới lạ chất lượng cao, giá chỉ ở mức trung bình của thị trường, tích điểm đổi thành tiền mua hàng không cần thẻ cứng. Đặc biệt The Coffee House có những người quản lý mẫu mực, nhiều kinh nghiệm tốt áp dụng vào việc quản lý để đưa The Coffee House thành một trong những top trà và café của Việt Nam. Để trở thành một nhà lãnh đạo tốt thì họ cần tìm hiểu kĩ lĩnh vực mình quan tâm, hiểu biết nhiều, có mục tiêu và cần lập ra những kế hoạch, chiến lược tốt để thực hiện được mục tiêu của chính công ty, doanh nghiệp của mình. Trước tiên, ta cần điều tra kĩ về thị trường, về sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, môi trường tác nghiệp. Tiếp theo đó chính là một mục tiêu, các kế hoạch, chiến lược để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Và lập nên công tác tổ chức kiểm soát về nhân sự, tài chính…
Tài Liệu Tham Khảo bằng, G. đ. (2015). mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt. Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp. (n.d.). Retrieved from Tân Thành Thịnh: http://tanthanhthinh.com/ The Coffee House thương hiệu hàng đầu café trà. (n.d.). Retrieved from The Coffee House: https://thecoffeehouse.com.vn/ mại, Đ. h. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp. https://voer.edu.vn/. Nguyễn, M. (2016). Kế hoạch Marketing quán trà sữa. dayphache.edu.vn.
24