(Ttds) Thảo Luận Buổi 3 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CHƯƠNG III THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Phần 1. Nhận định 1. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh. -

-

Nhận định SAI CSPL: điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 27, Điều 471, BLTTDS 2015 Thứ hai, về nguyên tắc không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án, VVDS có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của BLTTDS 2015 thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc đó thuộc thẩm quyền của TAND khác của Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài. Theo đó, trong trường hợp ngay từ đầu, vụ án lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, nhưng sau đó mới xác định có yếu tố “đương sự nước ngoài” thì vụ án lao động đó vẫn phải được TAND cấp huyện tiếp tục giải quyết. Trường hợp đương sự ở nước ngoài, tình tiết phát sinh sau khi TA đã thụ lý xét xử. khi đương sự ở VN Tòa án ND cấp huyện thụ lý giải quyết theo đúng thẩm quyền Điều 35. sau khi TA thụ lý đương sự lại ra nước ngoài thì mặc dù có phát sinh đương sự ở nước ngoài nhưng thẩm quyền giải quyết vẫn thuộc về TA cấp huyện giải quyết theo điều 471 BLTTDS 2015

2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. -

Nhận định SAI CSPL: điều 30 BLDS 2015. Theo quy định pháp luật hiện nay. mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. hiện tại chưa có trường nào tranh chấp nào không thuộc thẩm quyền của TA theo quy định

3. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ khi có tranh chấp. -

Nhận định SAI. CSPL: khoản 10 Điều 29 BLTTDS, Điều 92 và khoản 2 Điều 101, Luật HNGĐ

1

-

-

-

Thứ nhất, yêu cầu xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình thuộc những yêu cầu về hôn nhân, gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thứ hai thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định pháp luật hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. Thứ ba thì Tòa có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người có yêu cầu xác định cha mẹ con đã chết và trường hợp tại Điều 92, Luật HNGĐ Do đó, Tòa án không chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ khi có tranh chấp, mà còn giải quyết trong trường hợp người được yêu cầu xác định cha mẹ con đã chết và trường hợp tại Điều 92, Luật HNGĐ.

4. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với nhau bằng văn bản. -

Nhận định SAI CSPL: Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.

-

Giải thích: Nguyên đơn có thể tự mình nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không cần có sự thỏa thuận bằng văn bản với các đương sự khác nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.

5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú. -

Nhận định SAI CSPL: Điều 12 Luật cư trú.

-

Giải thích: Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Như vậy Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm trú.

-

6. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. -

Nhận định SAI CSPL: khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.

-

Giải thích: Trong trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 thì Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

7. Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dân. Nhâ ̣n định SAI 2

CSPL: khoản 1 Điều 26 BLTTDS 2015 Theo khoản 1 Điều 26 BLTTDS 2015 thì Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân sẽ thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án. Do đó, Tòa chỉ có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp về quốc tịch nếu quốc tịch tranh chấp là quốc tịch Việt Nam và tranh chấp quốc tịch là giữa cá nhân với cá nhân. Đây là loại tranh chấp có tính chất đặc thù của một loại quan hệ về nhân thân và quyền và nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia. Đó là sự tranh chấp giữa hai bên về việc xác định quốc tịch của một chủ thể, thông thường là sự tranh chấp giữa cha và mẹ về quốc tịch của người con vị thành niên. Do đó, khi các chủ thể tranh chấp quốc tịch nước ngoài và chủ thể của quốc tịch không phải là cá nhân thì không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. 8. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luôn do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nhâ ̣n định SAI CSPL: khoản 3, khoản 4 Điều 41 BLTTDS 2015. Theo đó, trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết. Bên cạnh đó, trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết. Như vâ ̣y, tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n có thể do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoă ̣c cấp cao hoă ̣c tối cao giải quyết. 9. Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp vụ kiện ly hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Nhâ ̣n định SAI CSPL: điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 Theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS2015 thì nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết vụ viê ̣c. Do đó, trong trường hợp hai bên thể thỏa thuâ ̣n với nhau về viê ̣c chọn Tòa án nơi cư trú, làm viê ̣c của nguyên đơn để giải quyết thì không thuô ̣c trường hợp Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm viê ̣c có thẩm quyền giải quyết. 10. Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ án dân sự. Nhâ ̣n định CSPL: khoản 3 Điều 42 BLTTDS 2015 3

Theo khoản 3 Điều 42 BLTTDS2015 thì khi nhâ ̣p hoă ̣c tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, viê ̣c nhâ ̣p hoă ̣c tách vụ án phải diễn ra sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, ra quyết định nhâ ̣p hoă ̣c tách vụ án và gửi cho Viê ̣n kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nên nhâ ̣n định trên là sai. Phần 2. Bài tập Ngày 08/3/2012, ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) và Ông Trịnh Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở số 06575 ngày 08/3/2012 tại Phòng công chứng số 2 đối với nhà đất 926 (trệt) Đường Tr1, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, giá chuyển nhượng là 14.500.000.000 đồng. Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ cho ông Ph, số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại ông Ph sẽ giao sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo quy định. Ông Ph đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập nhật sang tên đối với nhà đất trên vào ngày 14/3/2012 nhưng đến nay vẫn không chịu trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng. Nay ông Đ khởi kiện ông Ph yêu cầu ông Ph trả lại cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012 đến khi xét xử sơ thẩm. Hỏi: [KIỀU TRINH] 1. Xác định tư cách đương sự: Căn cứ khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015: -

Nguyên đơn: ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) - là người khởi kiê ̣n vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Bị đơn: Ông Trịnh Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) - bị ông Đ khởi kiê ̣n

2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp: -

-

-

Ông Du Văn Đ và ông Trịnh Quốc P có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở số 06575 ngày 08/3/2012 tại Phòng công chứng số 2 đối với nhà đất 926 (trê ̣t), giá chuyển nhượng là 14.500.000.000 đồng. Ông Đ đã nhâ ̣n được 10.500.000.000 đồng và đã giáo toàn bô ̣ giấy tờ cho ông Ph. Ông Ph đã được Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất Quâ ̣n 5 câ ̣p nhâ ̣t sang tên đối với nhà đất trên nhưng đến nay vẫn không chịu trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng. Ông Đ khởi kiê ̣n yêu cầu ông Ph trả lại cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên theo lại suất cơ bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/03/2012 đến khi xét sử sơ thẩm. => Vì vâ ̣y, căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 ông Ph và ông Đ có tranh chấp về dân sự, cụ thể là Hợp đồng dân sự về mua bán nhà ở và chuyển nhượng

4

quyền sử dụng đất về Điều khoản liên quan đến nghĩa vụ thanh toán (của ông Ph) theo như đã thỏa thuâ ̣n trong hợp đồng. 3. Xác định Tòa án có thẩm quyền: -

-

Tranh chấp giữa ông Đ và ông Ph là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo Khoán 3 Điều 26 BLTTDS 2015 đây là tranh chấp về dân sự thuô ̣c thấm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyền theo cấp tòa án: Ông Đ cư trú tại Austrailia, tức đây là tranh chấp có đương sự ở nước ngoài, theo Khoản 3 Điều 35 tranh chấp về hợp đồng dân sự óc đương sự ở nước ngoài không thuô ̣c thấm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n. Cũng tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTHS, đối với tranh chấp có đương sự ở nước ngoài tại Khoản 3 Điều 35 thì tranh chấp đó thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Vâ ̣y tranh chấp của ông Đ và ông Ph thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ chí Minh.

CSPL: Khoản 3 Điều 26, Khoản 3 Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015. -

Thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn:

Tòa án nơi ông Ph cư trú là Tòa án quân Bình Thạnh, TPHCM: Điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015. Tòa án Quâ ̣n 5, TPHCM - nơi thực hiê ̣n Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Điểm g Khoản 1 Điều 40 BLTTDS. Phần 3. Phân tích án - Đọc Bản án số: 356/2018/KDTM-ST - Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; ● Tóm tắt tình huống: - Nguyên đơn: ông Trần Minh Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương - Bị đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông - Nội dung: Vào các ngày 17/9/2010, 25/11/2010 và 06/12/2010, Nguyên đơn xác lập hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng lần lượt là hợp đồng 29, 41,46 với bị đơn. Do bị đơn không thanh toán số tiền như thỏa thuận nên phát sinh tranh chấp. Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện bốn lần kể từ ngày nộp đơn khởi kiện đầu tiên (05/5/2016) và yêu cầu khởi kiện cuối cùng của Nguyên đơn là: Ngày 21/6/2018, Nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện - Phía bị đơn không đồng ý yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn vì cho rằng quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là kinh doanh thương mại không phải là tranh chấp về đòi tài sản các hợp đồng và văn bản hai bên xác lập vào thời điểm năm 2010 đến 2012 nhưng đến nay Nguyên đơn mới khởi kiện, như vậy là đã quá thời hạn 02 năm và đã hết thời 5

hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại năm 2005 và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án. Hướng giải quyết của Tòa án: Đối với Hợp đồng số 29 và 41, Nguyên đơn và Bị đơn đã lập biên bản thanh lý hai hợp đồng này nên không tồn tại tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của hai hợp đồng này. Hội đồng xét xử xác định đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại về việc đòi lại tài sản nên không áp dụng thời hiệu với tranh chấp này. Hội động xét xử bác bỏ lý do và buộc Bị đơn phải trả tiền cho Nguyên đơn đối với hai hợp đồng này. ·

Đối với Hợp đồng số 46, Hội đồng xét xử xác định quan hệ tranh chấp trong hợp đồng này là “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” và thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày 28/11/2018. Đồng thời, Toà án buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Công ty Khang Thông là Bị đơn có trụ sở tại Quận 1 nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 của BLTTDS 2015. các vấn đề pháp lý: - Loại quan hệ tranh chấp trong các Hợp đồng số 29, 41, 46 để xác định được Toà án có thẩm quyền xét xử tranh chấp này (thẩm quyền giải quyết theo vụ việc). - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ. - Thời điểm để tình thời hiệu khởi kiện khi Nguyên đơn nhiều lần thay đổi yêu cầu khởi kiện. - Việc ký kết biên bản thanh lý của các bên có làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng hay không.

● Trả lời các câu hỏi sau: [ĐỨC TÀI] 1. Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật nào? Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 1, khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Luật Thương mại 2005. 6

Giải thích: Vì đây là hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (giữa Hộ kinh doanh và Công ty cổ phần); đối tượng hợp đồng mua bán hàng hoá là cây ăn trái và cây kiểng; hai bên đều có mục đích thu lợi nhuận nên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại. 2. Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ hợp đồng chấm dứt hay không? Thanh lý hợp đồng kinh tế là thuật ngữ pháp lý được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 trước đây. Kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” không còn được đề cập hay quy định đến nữa. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết. Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Do đó việc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng sẽ chỉ làm cho quan hệ hợp đồng chấm dứt một phần các phần quyền và nghĩa vụ đã được thực hiện xong, còn những phần quyền và nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong biên bản vẫn sẽ có hiệu lực. 3. Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại. -

Việc xác định quan hệ tranh chấp là một trong các bước nhằm xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, cụ thể thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về dân sự được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó, việc phân biệt quan hệ tranh chấp giữa các bên trong một vụ việc sẽ là cơ sở xác định Tòa án có nghĩa vụ thụ lý và thủ tục, thời gian tố tụng tại Tòa. Từ yêu cầu, ta xác định như sau: Tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự

Tranh chấp quyền sở Tranh chấp về hợp hữu tài sản đồng kinh doanh thương mại

Cơ sở pháp lý

khoản 3, khoản 6, khoản 2, Điều 26, Điều 30, BLTTDS Điều 26, BLTTDS BLTTDS 2015 2015 2015

Nội dung

Tranh chấp bao gồm tranh chấp về hợp đồng dân sự và tranh chấp về bồi thường

Chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, 7

Tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, bao gồm tranh chấp phát sinh

thiệt hại ngoài hợp đồng. Tranh chấp về hợp đồng dân sự bao gồm tranh chấp về việc xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, các tranh chấp nhằm xác định tính có hiệu lực và tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng. Đối với xác định tính có hiệu lực, Tòa xem xét hợp đồng có bị vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu, khẳng định hiệu lực hợp đồng và nghĩa vụ các bên. Đối với tranh chấp về thực hiện hợp đồng là xác định nghĩa vụ, quyền của của cá bên trong hợp đồng dân sự và nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ tranh chấp đó. Tranh chấp bồi thường thiệt hại là người nào có hành vi xâm phạm mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng việc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm phải trả lại, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại Tranh chấp là trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa xác định họ là chủ sở hữu tài sản, chủ thể có quyền khác, đồng sở hữu và do các bên không tự giải quyết nên yêu cầu Tòa giải quyết.

trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp hợp đồng thương mại là việc bất đồng giữa các bên khi cho rằng một bên không thực hiện đúng cam kết , thỏa thuận làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia và yêu cầu Tòa án giải quyết.

4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?

-Nhận định của Tòa án về quan hệ tranh chấp trong vụ việc được trình bày như sau: “Vào các ngày 17/9/2010, 25/11/2010 và 06/12/2010, ông Trần Minh HoàngĐại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương (Gọi tắt là Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông (Tên cũ: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông)- Gọi tắt là Công ty Khang Thông- xác lập hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng số 29/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 29), hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng số 41/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 41) và hợp đồng mua cây cảnh quan số 46/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 46). Do Công ty Khang Thông không thanh toán số tiền như thỏa thuận 8

nên phát sinh tranh chấp. Đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” - Xét quy định tại khoản 1, Điều 30, BLTTDS 2015, một quan hệ được xem là quan hệ tranh chấp về kinh doanh, thương mại khi có đủ các căn cứ sau: (i) Tranh chấp đó phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại. Theo khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,...”, ở đây, hai chủ thể tranh chấp đã có hoạt động mua bán cây ăn quả, cây cảnh, cây kiểng thông qua các hợp đồng được ký kết. Cây được nuôi tại vườn ươm Khu phức hợp giải trí Khang Thông nhằm đảm bảo cảnh quan cho khu phức hợp nên đây được xem là hoạt động có tính sinh lợi. (ii) Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký hoạt động kinh doanh. Cả Hộ kinh doanh Bảy Hương và công ty Khang Thông đều là các chủ thể đăng ký hoạt động kinh doanh theo pháp luật doanh nghiệp. (iii) Nội dung tranh chấp là lợi nhuận. Do Hộ kinh doanh ký các hợp đồng bán cây kiểng cho công ty Khang Thông có phát sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Việc yêu cầu công ty Khang Thông hoàn trả khoản tiền cũng bao hàm mục đích lợi nhuận từ việc bán cây cảnh, cây kiểng, cây ăn quả. Do đó, nhận định của Tòa án về quan hệ tranh chấp trong vụ việc là quan hệ tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại là phù hợp 5. Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể nào? Người khởi kiện hay Tòa án? -

Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về Tòa án. Bởi việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp rất phức tạp, cần phải có chuyên môn và phải căn cứ vào yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia. Nếu để người khởi kiện xác định thì sẽ không khách quan vì việc xác định còn phải căn cứ vào yêu cầu của các đương sự khác nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về Toà án..

-

CSPL: Điều 26 - 33 BLTTDS 2015.

6. Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Trong tố tụng dân sự, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên) trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự. Do vậy khi quan hệ pháp luật tranh chấp do người khởi kiện và Tòa án xác định khác nhau thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định của 9

pháp luật hiện hành để đưa ra hướng giải quyết phù hợp với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định. [THÙY OANH] 7. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết Tòa án có được quyền đình chỉ giải quyết vụ án không? Tại sao? Theo khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 quy định, đương sự có quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết. Như vậy có thể thấy, khi các vụ án hết thời hiệu mà các bên đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết bình thường, còn nếu các bên đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án có quyền đình chỉ giải quyết vụ án. 8. Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện hay không? Theo nhận định của Tòa án: “Căn cứ các quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội; khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và điểm b khoản 2 Điều 23 của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử không áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp này.”

Ngày 20 tháng 9 năm 2017, Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, cụ thể: Thay đổi yêu cầu khởi kiện: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” sang khởi kiện: “Tranh chấp về đòi lại tài sản”, Tòa án đã nhận định tranh chấp về đòi lại tài sản không áp dụng thời hiệu. Như vậy, việc nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện không ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện. Nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện làm phát sinh quan hệ tranh chấp, vấn đề pháp lý mới so với yêu cầu khởi kiện ban đầu thì thời hiệu khởi kiện sẽ khác và sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện. Còn nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện không làm phát sinh quan hệ tranh chấp, vấn đề pháp lý mới so với yêu cầu khởi kiện ban đầu thì không ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện. Như vậy, việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện.

10