(Ttds) Bt Thảo Luận Tuần 9 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 9 THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Deadline: 19h00 ngày 21/05/2021 (Thứ Sáu) Phần 1. Nhận định 1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm. -

-

Nhận định SAI. Vì căn cứ theo Điều 293 BLTTDS 2015 về phạm vi xét xử phúc thẩm thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Toà án cấp phúc thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Toà án cấp sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. -

Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của đương sự, chứ không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

3. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm. -

-

-

Nhận định SAI. Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 296 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người kháng cáo có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 296 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn tiếp tục vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo; khi đó, Toà án mới tiến hành đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu của người kháng cáo đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. Từ các lẽ trên, không phải trong mọi trường hợp khi người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành đình chỉ xét xử phúc thẩm mà phải căn cứ xem đó là lần triệu tập người kháng cáo lần thứ mấy và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hay không.

4. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự. -

-

Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 272 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp đương sự không thể tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện mình kháng cáo thay; trong đó, việc ủy quyền phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Vì vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự có quyền kháng cáo thay đương sự.

5. Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của đương sự. -

-

-

-

Nhận định SAI. Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS 2015 thì trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu. Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015 thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. Theo đó, trong trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu, nhưng trong trường hợp thời hạn kháng cáo đã hết thì người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu. Từ các lẽ trên, tòa án chỉ bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của đương sự trong trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo.

Phần 2. Bài tập Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffrey đi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết với bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà T mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I, vào tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết bị, vật dụng như máy điều hòa, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T. Khoản chi tiêu mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý kết hôn. Vì vậy, ông I đề nghị Tòa án buộc bà Lê Thị T trả cho ông I số tiền đã mượn là 100.000.000 đồng và trả lại cho ông I số vật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc nếu bà T không thể hoàn trả số vật dụng đó thì có

thể thanh toán bằng tiền cho ông I đã mua sắm tổng cộng là 139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông I Richard Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard Jeffrey số tiền vay là 100.000.000 đồng và hoàn trả cho ông I Richard Jeffrey giá trị tài sản là 78.400.000 đồng. Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý trả lại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao? [THÙY OANH + THU THẢO] Về cơ sở pháp lý, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hỏi bị đơn có đồng ý hay không và nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trên cơ sở của quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu bà T không chịu trả lại 150.000.000 đồng như lời của bà T thì khi đó, ông I không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc bà T phải thi hành án. Như vậy, việc ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho ông I nên nếu là nguyên đơn, không đồng ý với ý kiến của bị đơn. Trong trường hợp này, nên áp dụng Điều 300 BLTTDS 2015 để hai bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án và Hội đồng xét xử sẽ ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trên cơ sở đó, mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của ông I trong trường hợp bà T không chấp hành bản án. Phần 3. Phân tích Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT ● Tóm tắt tình huống: [VIỆT HÙNG] - Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Đ. - Bị đơn: Ông Nguyễn X và bà Nguyễn Thị Hồng S. - Nội dung vụ án: + Vợ chồng bà Đ được thừa hưởng diện tích đất 400m2 và có cho vợ chồng ông H bà C thuê 1 phần diện tích đất đó. Sau khi ông H bà C chết thì vợ chồng anh X tiếp tục quản lý, sử dụng phần diện tích đó. Năm 1991, gia đình bà Đ tranh chấp lối đi vào nhà anh X. UBND xã Hòa Xuân giải quyết và ban hành Thông báo về việc giải quyết tranh chấp và có Thông báo là vợ chồng anh được quyền sử dụng đất mà ông H, bà C để lại. Sau đó vợ chồng anh được UBND huyện Tuy Hoà cấp GCN QSD đất. Ông L (chồng bà Đ) từng khởi kiện nhưng bị Tòa trả lại đơn. Đến năm 2013 bà Đ khởi kiện, Tòa án đã thụ lý.

+ Tại bản án sơ thẩm, Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ. Sau đó Bà Đ và vợ chồng anh X có kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị. + Tại bản án phúc thẩm, Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ, sửa bán sơ thẩm; vợ chồng anh X được quyền sở hữu phần xây dựng nhà gắn liền quyền sử dụng đất; được quyền sở hữu số tiền đền bù; yêu cầu bà Đ chấm dứt hành vi cản quyền sở hữu tài sản. + Bà Đ có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm bị hủy toàn bộ đồng đình chỉ giải quyết vụ án do tranh chấp đã được giải quyết quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc Tòa án cấp phúc thẩm tuyên cả quyền sở hữu phần xây dựng nhà trên đất nêu trên là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. ● Xác định vấn đề pháp lý có liên quan: -

Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà Đ và vợ chồng anh X, chị S. Xác định vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phạm vi giải quyết yêu cầu dân sự phúc thẩm của Tòa án - Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. ● Trả lời các câu hỏi sau: 1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì? [KIỀU TRINH] Cơ sở pháp lý: Điều 270 BLTTDS 2015 Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, khi vụ án đã được xét xử sơ thẩm tại Toà án cấp sơ thẩm, nếu đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp việc kháng cáo, kháng nghị là hợp pháp thì vụ án sẽ được xét xử phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. 2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự? [TRANG ỐC] Cơ sở pháp lý: Điều 293 BLTTDS 2015 Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Trong tình huống trên, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đối với vụ án tranh chấp giữa bà Đ và vợ chồng ông X thì phát sinh các kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm sau đây: Một là, kháng cáo của bà Đ yêu cầu sửa bản án. Hai là, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh yêu cầu hủy bản án, đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn. Như vậy, phạm vi xét xử phúc thẩm của vụ án dân sự trên là toàn bộ bản án nên Toà phúc thẩm cần phải xem xét lại bản án sơ thẩm có phù hợp để sửa bản án, hủy bản án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. 3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân (cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật hay không? Tại sao? [TRANG LP + MINH QUANG] Thứ nhất, xét Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất ở của UBND huyện Tuy Hòa (cũ) ngày 01/7/1991, Thông báo này chứa đựng nội dung của quyết định hành chính, đã quyết định về một vấn đề cụ thể là tranh chấp đất đai trong hoạt động quản lý hành chính, được áp dụng một lần đối với một số đối tượng cụ thể, do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành; đồng thời, văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vì vậy, tranh chấp đất trên đã được cơ quan có thẩm quyền là UBND xã Hòa Xuân giải quyết (theo nhận định của Toà Giám đốc thẩm). Trên cơ sở đó, Toà án cấp phúc thẩm xác định rằng tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Đ với bị đơn là vợ chồng ông X, bà S đã được giải quyết và xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn là hợp lý. Thứ hai, theo quy định tại Điều 309 BLTTDS 2015 về việc sửa bản án sơ thẩm: “Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây: 1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII BLTTDS 2015. 2. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ”. Theo đó, việc Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm không thuộc bất kỳ trường hợp nào tại Điều 309 BLTTDS 2015, mà đáng lẽ khi Toà án cấp phúc thẩm xử không chấp nhận đơn kiện của nguyên đơn thì phải huỷ bỏ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015. Trong khi đó, Toà án cấp phúc thẩm lại sửa bản

án sơ thẩm nên đây là việc làm mâu thuẫn, không hợp lý, không đúng với quy định của pháp luật. Từ các lẽ trên, quyết định sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn của Tòa án cấp phúc thẩm không đúng với quy định của pháp luật.