(TTDS) BT THẢO LUẬN TUẦN 7 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

DEADLINE: 23h30 ngày 6/4 (Thứ Năm) Phần 1. Nhận định 1. Nếu nguyên đơn chết Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. [THẢO] - Nhận định SAI. - Vì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì chỉ trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn không được thừa kế thì khi đó Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. o Ví dụ: C khởi kiện D yêu cầu ly hôn mà C chết thì Toà án đình chỉ giải quyết vụ án vì quyền yêu cầu ly hôn là quyền không được thừa kế, không thể chuyển giao cho người khác. 2. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòa. -

[THẢO] Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 227 và khoản 1 Điều 233 BLTTDS 2015 thì khi Toà án triệu tập hợp lệ đương sự lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa; nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc không vì trở ngại khách quan thì xử lý như sau, chứ không hoãn phiên tòa: ● Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; ● Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; ● Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; ● Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; ● Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

3. Trong một số trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện thay cho mình. -

-

-

[THẢO] Nhận định ĐÚNG. Thứ nhất, theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTDS 2015 thì cá nhân có thể khởi kiện thông qua tổ chức đại diện tập thể lao động được cá nhân ủy quyền. Thứ ba, theo quy định tại khoản 5 Điều 187 BLTTDS 2015 thì cá nhân có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Vì vậy, trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện thay cho mình.

4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm. -

-

Nhận định ĐÚNG. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Vì vậy, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm. Quan điểm: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị tái thẩm vì nếu có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án khiến các đương sự thay đổi, không đồng ý thỏa thuận nữa thì việc kháng nghị tái thẩm vẫn phù hợp vì pháp luật không cấm.

5. Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa án chấp nhận. -

-

-

Nhận định ĐÚNG. Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 thì tại thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015 thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. Vì vậy, không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa án chấp nhận bởi lẽ tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Tòa án sẽ không chấp nhận việc thay đổi yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu (đối với phiên tòa sơ thẩm) hoặc việc thay đổi yêu cầu lại vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết (đối với phiên tòa phúc thẩm). ● Quan điểm: Nếu nguyên đơn lúc ban đầu chỉ khởi kiện đòi tiền vay, lúc sau bổ sung thêm yêu cầu đòi tiền lãi thì không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu vì xét cho cùng, hai yêu cầu này thuộc cùng một quan hệ pháp luật là tranh chấp đòi tiền vay. Phần 2. Bài tập Bà Cao Thị Thu K cho rằng vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có vay của bà tổng cộng 710.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Ph có hứa là đến ngày 30 tháng 5 năm 2018 (âm lịch) sẽ trả toàn bộ số tiền mà ông Ph đã vay, nhưng đến nay ông Ph không thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã cam kết. Ông Ph có làm 03 biên nhận nhận tiền và một tờ cam kết với tổng số tiền 460.000.000 đồng, bà Th vợ ông Ph có làm biên nhận nhận 250.000.000 đồng. Tổng cộng vợ chồng ông Ph và bà Th nợ bà 710.000.000 đồng. Bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện PT giải quyết buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph, bà Phạm Ngọc Th phải trả cho bà số tiền 710.000.000 đồng, bà không yêu cầu tính lãi. 1. Giả sử trong quá trình chuẩn bị xét xử, bà K bị tai nạn và đột ngột qua đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào? Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có chưa có cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Thứ hai, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế. Thứ ba, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015 thì trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng. Như vậy, có 03 trường hợp có thể xảy ra: + Nếu bà K chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của bà K được thừa kế thì người thừa kế của bà H sẽ tiếp tục tham gia tố tụng; + Nếu bà K chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của bà K chưa xác định được người thừa kế thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; + Nếu bà K chết mà không có người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. 2. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử giải quyết tình huống trên như thế nào?

Theo Điều 5, BLTTDS 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện và việc thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Theo khoản 1 Điều 246, BLTTDS 2015 thì chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Do đó, tại phiên tòa sơ thẩm nếu các bên đương sự cung cấp được việc thỏa thuận giải quyết vụ án một cách tự nguyện và không vi phạm điều cấm thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Theo Điều 213, BLTTDS 2015, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Phần 3. Phân tích Bản án số: 355/2019/DS-PT ● Tóm tắt tình huống: [TRINH] - Nguyên đơn: 1. Ông Kiều Ngọc T, sinh năm 1954 (có mặt). 2. Bà Trần Thị B, sinh năm 1965 (có mặt). Cùng địa chỉ: Số 44, quốc l, khu p , thị t, huyện K, tỉnh K . - Bị đơn: Ông Hồng Quốc C, sinh năm 1960 (vắng mặt). Địa chỉ: Số 275, Lý Thường Kiệt, khóm 9, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau . - Người kháng cáo: Ông Hồng Quốc C là bị đơn. Ngày 10/01/2006 ông Thẩm Quốc Cường (là người Trung Quốc) có lập biên nhận nợ ông T và bà B số tiền 138.000.000 đồng, nội dung biên nhận thể hiện nếu ông Cường không trả tiền cho ông T và bà B thì ông C có trách nhiệm trả thay, ông C có ký và ghi họ tên bên người bảo lãnh. Ông T và bà B xác định bị đơn đã trả cho ông bà được số tiền 50.000.000 đồng, còn lại số tiền 88.000.000 đồng chưa trả. Tại bản án sơ thẩm số: 157/2019/DS-ST ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B. Buộc ông Hồng Quốc C có nghĩa vụ thanh toán cho ông T và bà B 88.000.000 đồng Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, ông C chỉ trình bày thời gian nợ nần giữa các bên đã kéo dài chứ không có văn bản yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu, do đó cấp sơ thẩm không áp dụng quy định về thời hiệu, xử chấp nhận yêu cầu

khởi kiện của ông T và bà B, buộc ông C có trách nhiệm trả cho ông T và bà B số tiền 88.000.000 đồng Ngày 21/10/2019, ông Hồng Quốc C có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm Ông C có yêu cầu xét xử vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm ông C cũng không cung cấp chứng cứ gì mới để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ, do đó Hội đồng xét xử không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của ông C. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị hủy án sơ thẩm là chưa phù hợp với nhận định đánh giá của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận, vì vậy giữ nguyên bản án sơ thẩm là phù hợp ● Xác định vấn đề pháp lý có liên quan: [TRINH] - Tranh chấp chuyển giao nghĩa vụ giữa ông T và bà B với ông C (ngày 10/01/2006 ông Thẩm Quốc Cường (là người Trung Quốc) có lập biên nhận nợ ông T và bà B số tiền 138.000.000 đồng, nội dung biên nhận thể hiện nếu ông Cường không trả tiền cho ông T và bà B thì ông C có trách nhiệm trả thay, ông C có ký và ghi họ tên bên người bảo lãnh) - Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B. Buộc ông Hồng Quốc C có nghĩa vụ thanh toán cho ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B số tiền 88.000.000 đồng (Tám mươi tám triệu đồng). ● Trả lời các câu hỏi sau: 1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về chủ thể nào? Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự? [HÙNG] - Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. - Chủ thể có thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là: + Trước phiên tòa xét xử sơ thẩm là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án (Khoản 1 Điều 219 BLTTDS 2015). + Tại phiên tòa sơ thẩm là hội đồng xét xử. (Khoản 2 Điều 219 BLTTDS 2015). - Hậu quả pháp lý (Điều 218 BLTTDS 2015): + Làm chấm dứt quá trình tố tụng. + Xóa tên vụ án khỏi sổ thụ lý. + Đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. + Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

+ Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ. + Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 2. Thời hiệu khởi kiện là gì? Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trong tình huống đã nêu là bao lâu? - Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. (theo khoản 3 Điều 150 BLDS 2015) - Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trong tình huống: Theo tình huống trên thì anh Phạm T khởi kiện buộc bà Hồng phải trả lại 200m2 diện tích đất có vị trí như trong Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008 nên quan hệ pháp luật tranh chấp trong tình huống trên là “Tranh chấp về quyền sử dụng đất”. Theo khoản 3 Điều 155 BLDS 2015 quy định trường hợp là tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Như vậy, tranh chấp trong tình huống trên không có thời hiệu khởi kiện. 3. Trong trường hợp có đương sự cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án có bắt buộc phải đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Theo điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: “e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;” Như vậy, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. 4. Đương sự có được quyền khởi kiện lại sau khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án không?