(Ttds) Bttl Tuần 8 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 8 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ DEADLINE: 21h00 ngày 09/05/2021 (Chủ Nhật) Phần 1. Nhận định [TÀI] 1. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí. -

-

Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015 thì đối với trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Không phải cứ khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí thì Tòa án mới thụ lý vụ án.

2. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết. -

-

-

Nhận định SAI. Về cơ sở pháp lý, theo quy định tại Điều 262 BLTTDS 2015 thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án; ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Về mặt lý luận, hoạt động của Viện kiểm sát là nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, kể cả pháp luật về hình thức và pháp luật về nội dung; từ đó, phát biểu của Kiểm sát viên về giải quyết vụ án sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có thêm cơ sở nghiên cứu, cân nhắc, đánh giá khách quan hơn về vụ án để ra phán quyết chính xác nên việc đưa ra quan điểm của đại diện Viện kiểm sát chỉ giúp Hội đồng xét xử có thêm cơ sở để cân nhắc khi đưa ra quyết định sau cùng về vụ án, chứ những quan điểm đó không dùng để làm căn cứ cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra quan điểm, nhưng những quan điểm này không là căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.

3. Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. -

Nhận định SAI. Vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền

-

khởi kiện lại thì dù sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đương sự vẫn có quyền khởi kiện lại. Vì vậy, không phải cứ khi vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thì Toà án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

4. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. -

-

Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015 thì ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, mà không phải mở phiên tòa để Hội đồng xét xử quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Ở giai đoạn sơ thẩm, mà cụ thể là ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà còn phải lập biên bản hòa giải thành.

5. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự. -

-

Nhận định SAI. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS 2015 định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm; cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. Vì vậy, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chỉ là nguyên đơn trong trường hợp BLTTDS quy định họ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, còn trong trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì cơ quan, tổ chức xã hội không phải là nguyên đơn trong vụ án dân sự, mà nguyên đơn chính là người được cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện thay.

Phần 2. Bài tập ● Bài tập 1: Ngày 09/6/2010, vợ chồng ông Nguyễn Minh Trí và bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (cùng cư trú tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) xác lập hợp đồng mua bán chuyển nhượng cho bà Đỗ Thị Thoa (cư trú tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) 2.840 m2 đất tại thửa số 134 tờ bản

đồ số 27, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 10/10/2010, bà Thoa đã thanh toán cho ông Trí đủ số tiền theo hợp đồng, bà Thoa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên. Sau đó, Nhà nước thu hồi diện tích đất nêu trên nên bà Thoa không được quyền sử dụng đất, bà Thoa và vợ chồng ông Trí đã nhiều lần thỏa thuận về việc thanh toán lại số tiền bà Thoa đã giao nhưng không thống nhất được. Vì vậy, bà Thoa khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 9/6/2010 giữa bà và vợ chồng ông Trí, bà Tuyết. Đồng thời, bà yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông Trí, bà Tuyết hoàn trả cho bà số tiền đã nhận là 7 tỷ đồng. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý. a. Xác định tư cách đương sự. b. Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. c. Tại Biên bản hòa giải thành ngày 5/01/2016 thể hiện lời trình bày của các bên: “Bà Thoa đồng ý để ông Trí hoàn trả cho bà Thoa 3,625,000,000 đồng theo các giấy biên nhận mà ông Trí đã viết và ký nhận. Bà Thoa đồng ý giao lại cho ông Trí toàn bộ giấy tờ diện tích 2,840 m2 đất tại thửa số 134 tờ bản đồ số 27, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh”. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 02/2016/QĐST – DS ngày 13/01/2016 quyết định: “Ông Nguyễn Minh Trí, bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết và bà Đỗ Thị Thoa thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 2,840 m2 đất tại thửa số 134 tờ bản đồ số 27, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh lập ngày 9/6/2010 tại Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Nhất, Quận 12. Ông Nguyễn Minh Trí và bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết xác nhận và đồng ý hoàn trả cho bà Đỗ Thị Hoa số tiền là 3,625,000,000 đồng”. Nhận xét về Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 02/2016/QĐST – DS ngày 13/01/2016 của Tòa án cấp sơ thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 02/2016/QĐST-DS ngày 13/01/2016 là không đúng theo quy định tại Điều 212 BLTTDS. Theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 212 BLTTDS thì Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, khi xét Biên bản hòa giải thành ngày 05/01/2016 thể hiện lời trình bày của các bên thì chỉ ghi nhận sự thỏa thuận giữa bà Thoa và ông Trí, không có sự tham gia thỏa thuận của bà Tuyết trong khi bà Tuyết cũng là đương sự trong vụ án trên. Do đó, Thẩm phán không thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

d. Giả sử đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử? Về cơ sở pháp lý, theo hướng dẫn tại Mục 3 Phần II Công văn số 64/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về dân sự ngày 03/4/2019 thì Mục 2 Chương XIV BLTTDS 2015 quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa; theo quy định tại Mục này thì phiên tòa bắt đầu bằng thủ tục “Khai mạc phiên tòa” (Điều 239 BLTTDS 2015) nên đến ngày mở phiên tòa (được triệu tập) nhưng chưa khai mạc phiên tòa thì chưa coi là “bắt đầu phiên tòa”, chưa coi là “tại phiên tòa”. Vì vậy, nếu nguyên đơn nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện trước khi khai mạc phiên tòa thì Thẩm phán vẫn có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 BLTTDS 2015, chứ không phải là Hội đồng xét xử. Vì vậy, giả sử đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về Thẩm phán. e. Giả sử đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện theo ủy quyền tham gia phiên tòa thì việc tuyên quyền kháng cáo của đương sự trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hay kể từ ngày nhận được bản án? Điều 86 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện. 2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự về thời hạn kháng cáo thì: “1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.” Theo những quy định nêu trên thì người đại diện của đương sự được nhân danh đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo ủy quyền, việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện theo ủy quyền tham gia phiên tòa thì đây là trường

hợp đương sự có mặt tại phiên tòa và thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

f. Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định nguyên tắc xét xử liên tục. Vậy có được thay đổi thành viên Hội đồng xét xử trong quá trình nghị án hoặc tạm ngừng phiên tòa vì lý do khách quan hay không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 197 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.” Điều 226 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “1. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp tục vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu. Trường hợp Hội đồng xét xử có hia Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể tiếp tục tham gia xét xử thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử 2. Trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.” Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì trong quá trình nghị án hoặc tạm ngừng phiên tòa mà có thành viên Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử thì có thể được thay đổi bằng thành viên dự khuyết và tiếp tục xét xử, nếu không có thành viên dự khuyết thì vẫn được thay đổi thành viên Hội đồng xét xử nhưng vụ án phải được xét xử lại từ đầu. ● Bài tập 2: [HÙNG] Năm 1993, gia đình ông Dung mua một gian nhà tập thể của Văn phòng Công ty gang thép Thái Nguyên. Ngày 30/12/2005, gia đình ông Dung được UBND thành phố Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên hộ ông Dung và bà Thủy tại tờ bản đồ số 22, thửa số 17 với diện tích 81,6 m2 đất. Gia đình ông Dung vẫn sử dụng nhà đất suốt từ đó đến nay. Năm 2011, ông Dung cho rằng gia đình anh Tuấn đã lấn phần đất phía sau nhà ông. Vì vậy, ông Dung làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết buộc gia đình ông Tuấn phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm và bồi thường giá trị hai cây khế ông Dung trồng trên phần đất đang tranh chấp bị anh Tuấn chặt bỏ, trị giá 4.000.000đ. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý. a. Xác định tư cách đương sự và thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Xác định tư cách đương sự:

Về bản chất, do giữa ông Dung và anh Tuấn có phát sinh tranh chấp về diện tích đất phía sau nhà ông Dung và giá trị 02 cây khế của ông Dung bị anh Tuấn chặt bỏ trên cơ sở đơn khởi kiện của ông Dung và đã được Toà án thụ lý nên đây được xem là “vụ án dân sự” theo quy định tại Điều 1 BLTTDS 2015. Về xác định tư cách đương sự, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 thì tư cách chủ thể của các bên như sau: Nguyên đơn: ông Dung vì ông Dung là người khởi kiện cho rằng lợi ích hợp pháp của mình bị anh Tuấn xâm phạm nên đã đề nghị Toà án giải quyết buộc gia đình anh Tuấn phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm và bồi thường giá trị hai cây khế ông Dung trên phần diện tích đất bị anh Tuấn chặt bỏ, trị giá 4.000.000đ và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo quy định khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015. Bị đơn: anh Tuấn vì anh Tuấn là người bị ông Dung khởi kiện do ông Dung cho rằng anh Tuấn đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông Dung trên phần đất đang tranh chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: UBND TP. Thái Nguyên vì UBND TP. Thái Nguyên là cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, mà tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp về quyền sử dụng đất nên việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của UBND TP. Thái Nguyên – chủ thể cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Xác định thẩm quyền giải quyết: Về xác định thẩm quyền theo vụ việc, tranh chấp giữa ông Dung và anh Tuấn là “tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” và “tranh chấp về đất đai” theo quy định tại khoản 6 và khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015 nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Về thẩm quyền theo cấp, do đây là tranh chấp về dân sự thuộc Điều 26 BLTTDS 2015 nên tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, do đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 nên tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi có bất động sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015. Từ các lẽ trên, Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Toà án nhân dân TP. Thái Nguyên vì quyền sử dụng đất tranh chấp tọa lạc tại TP. Thái Nguyên. b. Giả sử bản án sơ thẩm nhận định: “Diện tích đất tranh chấp không nằm trong Giấy chứng nhận QSDĐ của vợ chồng ông Dung. Việc ông Dung, bà Thủy cho rằng mương nước tồn tại trên thực tế để xác định phần diện tích đất tranh chấp thuộc Giấy chứng nhận QSDĐ của ông bà là không có cơ sở. Diện tích đất tranh chấp 3,2 m2 nằm trong diện tích 60,3 m 2 thuộc quyền sử dụng của gia đình anh Tuấn nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Dung”. Từ đó, bản án sơ thẩm quyết định: “Bác yêu cầu đòi quyền sử dụng đất của ông Dung”.

Nhận xét về hành vi tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm. -

Hành vi tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa phù hợp với quy định của pháp luật theo điểm b khoản 2 Điều 266 BLTTDS 2015. Vì: + Nguyên đơn ông Dung khởi kiện với 02 yêu cầu nội dung là: Thứ nhất, buộc anh Tuấn trả lại phần diện tích đất đang tranh chấp. Thứ hai, yêu cầu bồi thường thiệt hại giá trị hai cây khế 4.000.000đ. + Còn trong phần nhận định của bản án sơ thẩm chỉ bác yêu cầu đòi quyền sử dụng đất nhưng không xem xét đến yêu cầu bồi thường thiệt của nguyên đơn nên đã bỏ sót yêu cầu của đương sự mà theo điểm b khoản 2 Điều 266 BLTTDS 2015 thì trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu

cầu khởi kiện của nguyên đơn. Phần 3. Phân tích Quyết định giám đốc thẩm số: 11/2018/DS-GĐT ● Tóm tắt tình huống: [TRINH] - Nguyên đơn: 1. Chị Mai Thị Ngọc O, sinh năm 1976; 2. Anh Mai Phước T, sinh năm 1971; Cùng cư trú tại: Đường N, Khóm M, Phường P, thành phố Q, tỉnh Sóc Trăng. - Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc T1, sinh năm 1968; Cư trú tại: Đường N, Khóm M, Phường P, thành phố Q, tỉnh Sóc Trăng *ND vụ án: Các căn nhà số 65/16, số 65/18 đường N, Khóm M, Phường P, thành phố Q, tỉnh Sóc Trăng có nguồn gốc được xây dựng trên đất thuê của cụ Phán K từ trước năm 1950. Giữa hai nhà trên có khoảng đất trống từ đầu hẻm đến mương thoát nước sau nhà. Năm 1970, gia đình ông Mai Phước H (cha của chị Mai Thị Ngọc O) xây lại nhà số 65/16 đường N, có đặt tấm đan cửa sổ chiều rộng 0,5m trong khoảng không phần đất giáp ranh. Vợ chồng ông H đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008. Quá trình sử dụng, gia đình ông T1 (tại số 65/18 đường N) đã xây dựng thêm một số công trình tại phần đất trống nêu trên, đồng thời cản trở gia đình ông H trong việc sửa chữa nhà, nên ông H có đơn khiếu nại yêu cầu ông T1 phải trả lại phần đất chiều rộng 1m, chiều dài từ đầu hẻm đến mương thoát nước để làm hẻm chung giữa hai nhà Tại Quyết định số 36/QĐKN-CTUBND ngày 15/6/2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã quyết định: Công nhận có điều chỉnh Quyết định số 04/QĐKN- CTUBND ngày 04/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sóc Trăng theo hướng giữ nguyên hiện trạng đối với phần đất đang tranh chấp có chiều ngang 0,5m từ vách tường nhà ông H qua phía đất của gia đình ông T1, dài từ đầu hẻm vào 22,15m để sử dụng chung giữa hai hộ Theo Quyết định số 36/QĐKN-CTUBND nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ giải quyết công nhận phần đất có chiều ngang 0,5m (tính từ tường nhà chị O), chiều dài 22,15 m (tính từ đầu hẻm trở vào)

thuộc quyền sử dụng chung của gia đình chị O và gia đình ông T. chị O, anh T có quyền khởi kiện yêu cầu gia đình ông T1 phải chấm dứt hành vi cản trở việc sửa chữa nhà số 65/16 đường N và tháo dỡ mái tôn, tường rào ở vị trí đầu hẻm trong phạm vi diện tích đất chung nêu trên. Yêu cầu khởi kiện của chị O, anh T tại Tòa án khác với quan hệ pháp luật tranh chấp mà Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã giải quyết. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng sự việc tranh chấp đã được giải quyết bằng quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, từ đó quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng thực tế. Tòa án cấp phúc thẩm không hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nêu trên để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử theo thủ tục sơ thẩm, mà giữ nguyên Quyết định này là không đúng ● Xác định vấn đề pháp lý có liên quan: [TRINH] - Tranh chấp giữa hai bất động sản liền kề giữa chị O, anh T với Ông T1 - Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 337, Khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án Quyết định: + Chấp nhận Kháng nghị số 82/2017/KN-DS ngày 22/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. + Hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo số 239/2016/QĐPT-DS ngày 22/9/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 01/2016/QĐSTDS ngày 06/4/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng về vụ án “tranh chấp giữa hai bất động sản liền kề” giữa nguyên đơn là chị Mai Thị Ngọc O, anh Mai Phước T với bị đơn là ông Nguyễn Ngọc T1 ● Trả lời các câu hỏi sau: 1. Bản án, quyết định có hiệu lực khi nào? -

Theo quy định tại Điều 349 BLDS 2015. Quyết định GĐT có hiệu lực pháp luật kể từ ngày HĐGĐT ra quyết định. theo bản án quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày HĐGĐT ra quyết định

2. Cách xác định sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. ● Xác định sự việc đã được giải quyết - Về mặt ngôn ngữ, “sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác” và “giải quyết là làm cho không còn là vấn đề nữa”. -

Dưới góc độ tố tụng dân sự, sự việc ở đây được hiểu là yêu cầu hay tranh chấp của một hoặc các bên trong một vụ việc dân sự cụ thể nào đó.

-

Và cũng dưới góc độ tố tụng dân sự, sự việc đã được giải quyết được hiểu là yêu cầu khởi kiện, phản tố, yêu cầu độc lập của các bên trong vụ án dân sự (tranh chấp giữa các bên đương sự), hoặc yêu cầu của chủ thể trong việc dân sự đã

được Tòa án giải quyết với kết quả là Tòa án đã ban hành ra bản án, quyết định và bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật. Theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, sự việc cũng có thể được giải quyết bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ● Xác định quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án - Là sự công nhân của Tòa án đối với vụ việc đã được giải quyết. - theo khoản 1 Điều 213 BLTTDS năm 2015 sự thỏa thuận của các bên có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành 3. Hệ quả của sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án: - Hệ quả khi Tòa án đã nhận đơn khởi kiện và chưa thụ lý vụ án. Theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại Điều này thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. - Hệ quả sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án và trong quá trình giải quyết. Theo điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu tại hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ hai trở lên có được chấp nhận không? Theo như Tòa án nhân dân tối cao có giải đáp thì “Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu”. Theo đó, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong trường hợp này là phiên họp lần thứ nhất. Tuy nhiên vì không giải đáp rõ là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy nên thực tiễn hiện nay có Thẩm phán hiểu và vận dụng giải đáp này theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như sau khi Tòa án đã tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ nhất thì nguyên đơn mới bổ sung yêu cầu khởi kiện. Trong trường hợp này có Thẩm phán tổ chức lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải và chấp nhận yêu cầu bổ sung của đương sự với lý do là nếu không chấp nhận yêu cầu bổ sung thì Tòa án sẽ không giải quyết hết các vấn đề mà đương sự tranh chấp, thậm chí có thể kéo dài việc giải quyết vụ án tranh chấp nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu bổ sung và vì Tòa án nhân dân tối cao không nêu rõ là sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy thì Tòa án không chấp nhận

yêu cầu bổ sung của đương sự nếu yêu cầu bổ sung đó vượt quá phạm vi khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tuy nhiên cũng có Thẩm phán giải quyết tình huống trên bằng cách không chấp nhận yêu cầu bổ sung của nguyên đơn. Nhưng hướng dẫn đương sự khởi kiện một vụ án khác. Sau đó, nhập hai vụ án lại thành một vụ án để tiếp tục giải quyết.1 5. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đương sự bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập mặc dù vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu nhưng có lý do chính đáng thì có được chấp nhận không? Thực tiễn vẫn có trường hợp xảy ra đó là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đương sự bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập mặc dù vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu nhưng có lý do chính đáng như bị thiên tai, lũ, bị tai nạn… mà không kịp thời gian gửi đơn cho Tòa án trước ngày Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Vậy trong trường hợp này Tòa án có chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự không. Theo quan điểm của tác giả Dương Tấn Thanh, trong trường hợp này Tòa án vẫn phải chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn hoặc giải đáp nên thực tiễn vẫn còn đang vướng mắc.2

1 Dương Tấn Thanh (2019), Bàn về phạm vi khởi kiện và quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự theo BLTTDS 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-pham-vi-khoikien-va-quyen-thay-doi-bo-sung-yeu-cau-cua-duong-su-theo-blttds-nam-2015] (Truy cập ngày 6/5/2021)

2 Dương Tấn Thanh (2019), Bàn về phạm vi khởi kiện và quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự theo BLTTDS 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-pham-vi-khoikien-va-quyen-thay-doi-bo-sung-yeu-cau-cua-duong-su-theo-blttds-nam-2015] (Truy cập ngày 6/5/2021)