TTDS Chương 5 - Nhóm 5 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

HẠN DEADLINE: 21h thứ 4 ngày 6/4 CHƯƠNG 5: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ I. NHẬN ĐỊNH: 1.Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu. (Ý Nhi) Nhận định sai. CSPL: khoản 3 Điều 168 và khoản 4 Điều 168 BLTTDS Tùy trường hợp khoản 3 Điều 168 và khoản 4 Điều 168 BLTTDS. Theo đó, không phải trong trường hợp nào người có yêu cầu cũng chịu chi phí phiên dịch mà cụ thể trong những trường hợp các bên có thỏa thuận về người trả chi phí phiên dịch hoặc Tòa án là người yêu cầu phiên dịch thì chi phí do Tòa án chi trả

2. Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện (Bích Ngọc) Nhận định sai Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì tuy đương sự không có yêu cầu, nhưng Tòa án thấy cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tức là đã có đủ các điều kiện do Bộ luật tố tụng dân sự quy định đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó, thì Tòa án mới tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. CPSL: Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự

3. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản (Thu Nhi) Nhận định sai CSPL: khoản 1 Điều 111, khoản 6 Điều 114 BLTTDS 2015 Việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản được thực hiện khi Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có yêu cầu để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Như vậy, ngoài kê biên tài sản đang tranh chấp khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản thì biện pháp này còn được thực hiện khi có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự theo quy định trên

4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. (Tuyết Nhi) Nhận định Sai. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thể bị kháng cáo, kháng nghị. CSPL: Điều 139, 140, 279, 270. 5. Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được tòa án chấp nhận. Nhận định sai CSPL: điểm a,b khoản 5, khoản 7 Điều 27 NQ 326 Đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm trong trường hợp như: Các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. ..

II. BÀI TẬP: Đề: Ngày 21/02/2017, TAND TP Long Xuyên thụ lý vụ án do bà Trinh khởi kiện yêu cầu buộc ông Nguyên và vợ ông là bà Hiền phải trả số tiền nợ 9.000.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh. Ngày 21/02/2017, bà Trinh gửi đơn yêu cầu Tòa án thành phố Long Xuyên áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729 ngày 25/11/2015 do UBND Thành phố Long Xuyên cấp cho ông Nguyên và bà Hiền. Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa, bà

Trinh cam kết tài sản bà yêu cầu áp dụng không thế chấp, giao dịch với ai. Biết rằng, trước đó ngày 02/1/2017, ông Nguyên, bà Hiền đã thế chấp tài sản trên cho HDBank chi nhánh An Giang. Với mục đích trả khoản vay cho ngân hàng, ngày 08/02/2017, ông Nguyên và bà Hiền đã ký kết hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng cho ông Linh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CH05729; ông Linh đã đặt cọc số tiền 4.300.000.000 đồng, việc giao nhận tiền cọc có làm biên nhận. Câu hỏi: 1. Theo anh chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu phong tỏa tài sản của bà Trinh không? Dựa vào Điều 136, bà Trinh muốn áp dụng phong tỏa tài sản. - Bà Trinh chưa thực hiện biện pháp bảo đảm. - 126 là ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài sản. Có căn cứ cho rằng ông Nguyên và bà Hiền có 1 căn nhà. Nhưng chưa có sự cần thiết tuyệt đối để áp dụng biện pháp. - Bà Trinh có biết hay không ông Nguyên bà Hiền đã chuyển nhượng tài sản cho ông Linh - TS của ông Nguyên bà Hiền đang bị thế chấp cho công ty HD Bank, lúc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì TA phải kiểm tra tình trạng của TS. 2. Anh/chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Toà án ra quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh? (Kim Khánh) Yêu cầu áp dụng khẩn cấp tạm thời sai, thì dẫn đến trách nhiệm bồi thường hợp đồng đặt cọc. CSPL:

- Ông Nguyên và bà Hiền có trách nhiệm phải tuân thủ theo Quyết định phong tỏa tài sản của Toà án đưa ra đồng thời không được thực hiện các hành vi nhằm mục đích làm hao hụt, tổn thất hoặc tẩu tán tài sản. - Về phần ông Linh sẽ không thể tiếp tục nhận chuyển nhượng theo hợp đồng mà ông Nguyên và bà Hiền đã ký vì Toà án đã ra quyết định phong tỏa tài sản mà ông Nguyên và bà Hiền dùng để đặt cọc.

Phần III: Phân tích án Bản án số 19/2019/HNGĐ-ST ngày 28/06/2019 Link:

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-192019dsst-ngay-

28062019-ve-tranh-chap-hop-dong-vay-tai-san-99788 2. Nhận xét của anh chị về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (nêu rõ luận cứ cho các nhận xét). (Mỹ Khiết) Việc thỏa thuận về việc cấp dưỡng nuôi con là một phần trong các thỏa thuận của đương sự trước khi yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn nên nó mới được giải quyết theo thủ tục tại Chương XXVIII BLTTDS. Mà đã là yêu cầu giải quyết việc dân sự nói chung thì chỉ phải chịu lệ phí theo quy định tại Điều 149 BLTTDS và Mục 1 chương V Nghị quyết 326. ⇒ Vậy việc tự nguyện cấp dưỡng không ảnh hưởng nhiều đến việc buộc chịu án phí cấp dưỡng. Tuy nhiên theo quy định tại tại điểm b khoản 6 Điều 27 Nghị quyết Nghị quyết số 326/2016 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định:

“Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch” ⇒ Vậy nên trường hợp này anh B chịu án phí cấp dưỡng là hợp lý. 3.Từ vấn đề nêu trên, tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án. (PL) Thứ nhất, ly hôn trong trường hợp này là đơn phương ly hôn,theo Điều 56 Luật HN&GĐ 2014. Khi vợ hoặc chồng ly hôn mà hoà giải tại Tòa không thành thì Tòa giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ ,chồng có hành vi bạo lực hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, cuộc sống không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được. Thứ hai, việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp căn cứ vào nguyện vọng của con và sự thỏa thuận của cha mẹ theo Điều 5 HN&GĐ 2014 Thứ ba, về nghĩa vụ cấp dưỡng cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tại khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ 2014