50 0 35KB
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi. Bình luận các quan điểm khác nhau về tội phạm học. Trình bày những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Các khoa học khác có nghiên cứu những vấn đề đó không? Trình bày vai trò của phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tội phạm học. Mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu. Trình bày những thuộc tính, đặc điểm 7 của tình hình tội phạm. Phân tích mối quan hệ giữa một số thuộc tính, đặc điểm đó. Trình bày nội dung các thông số tình hình tội phạm. Nhận xét về tình hình tội phạm ở Việt Nam trong mười năm qua. Trình bày sự khác nhau giữa nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm với nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Những nguyên nhân nhân, điều kiện nào có ảnh hưởng lớn trong quá trình làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay? Sự hiểu biết về cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội có ý nghĩa như thế nào trong nhận thức nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể và trong thực tiễn phòng ngừa tội phạm. Nhận thức về nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa như thế nào về lý luận và thực tiễn phòng chống tội phạm? Vì sao tội phạm học cần nghiên cứu nhân thân người phạm tội? Có phải tất cả các đặc điểm nhân thân con người đều được tội phạm học nghiên cứu? Trình bày nội dung các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội. Bình luận các quan điểm về phòng ngừa tội phạm và ý nghĩa rút ra từ các quan điểm phòng ngừa tội phạm đó. Trình bày về phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Vì sao phải đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm? Hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm? Trình bày nội dung dự báo tội phạm và những nguồn thông tin, tài liệu chủ yếu được sử dụng để dự báo tội phạm. Bình luận về khả năng sử dụng các phương pháp dự báo tội phạm ở Việt Nam. Phân biệt các khái niệm: phòng ngừa tội phạm, kế hoạch phòng ngừa tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm. Trình bày những nội dung cơ bản của kế hoạch phòng ngừa tội phạm. Căn cứ (tiêu chí) nào để đánh giá, thẩm định về một kế hoạch phòng ngừa tội phạm được xây dựng? PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1 Sư tầm 1 vụ phạm tội ( Qua Bản Kết luận điều tra, Cáo trạng, Bản án hoặc trên báo chí- có trích nguồn cụ thể) và phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể đó. Bài tập 2 Trình bày những nội dung cơ bản của Kế hoạch Phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020 Bài tập 3 Nhận xét về một kế hoạch phòng ngừa tội phạm ở địa phương (có học liệu kèm theo là một bản kế hoạch phòng ngừa tội phạm của một địa phương cụ thể). Bản kế hoạch này cần bổ sung, sửa đổi gì không? Bài tập 4 A (20 tuổi) và B là sinh viên ở sát phòng trong khu nhà trọ. A tổ chức ăn uống với bạn bè ồn ào đến 23h nhưng chưa kết thúc. B sang nhắc nhở thì bị A dùng tay đánh vào mặt. B trở về phòng lấy dao đâm vào ngực A làm A tử vong trên đường đến bệnh viện. B bị Tòa án xử và tuyên 20 năm về tội giết người. Xác định nguyên nhân và điều kiện của tội giết người do B thực hiện.
Phân tích cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội giết người của B. Bài tập 5 T là một “thiếu gia” ăn chơi nổi danh ở tỉnh. Theo hồ sơ, chỉ trong vòng 11 ngày, từ ngày 7-3 đến 183, T đã rủ rê D, N, L thực hiện 18 vụ rạch đùi, mông nữ sinh trung học. Trong đó, T trực tiếp thực hiện 12 vụ. Chúng thường dùng xe máy bám theo các nữ sinh trên đường, ra tay bằng dao lam, dao rọc giấy rồi bỏ chạy, làm các nạn nhân bị thương tật từ 2% đến 12%, có em bị vết rạch dài đến 15 cm, sâu 1 cm. Các vụ rạch đùi diễn ra liên tiếp đã khiến nữ sinh và phụ huynh hoảng sợ, hoang mang. Nhiều em không dám đi học một mình. Nhiều trường THPT phải ra thông báo cảnh giác. Ngày 18-3, sau quá trình theo dõi, Công an huyện đã bắt được N và L khi cả hai đang rảo xe đi “săn mồi”. Qua kiểm tra, công an phát hiện trong cốp xe của chúng có hai con dao Thái Lan và một dao nhỏ dùng rọc giấy. Từ lời khai của N và L, công an tiếp tục bắt thêm T, còn D ra tự thú. Tại cơ quan điều tra, chúng khai nhận chính là thủ phạm gây ra các vụ rạch quần nữ sinh làm dư luận xôn xao, phẫn nộ là vì “muốn tìm cảm giác mạnh và khiến các nữ sinh phải về nhà thay quần”. Riêng T còn loanh quanh biện hộ “rạch quần mấy em nữ sinh xinh đẹp để coi... da mông, không ngờ rách da, chảy máu”. Đồng bọn đã bị tòa án phạt tù về tội cố ý gây thương tích. Phân tích nhân thân người phạm tội có ý nghĩa ở góc độ tội phạm học. Xác định nguyên nhân, điều kiện của hành phạm tội cố ý gây thương tích trong vụ án. Phân tích cơ chế tâm lý xã hội hành vi phạm tội cố ý gây thương tích do T và đồng bọn thực hiện. Bài tập 6 Bài tập 7 Số liệu thống kê TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN CẢ NƯỚC. 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Vụ 2757 2424 1877 1944 1584 1065 Bị can 3609 3169 2373 2776 2281 1586 Đánh giá thực trạng tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên cả nước theo số liệu thống kê các năm trên. Mô tả động thái tình hình tội phạm từ 2015 – 2020. Vì sao số vụ án bị truy tố năm 2020 giảm đột ngột? Bài tập 8 Số liệu thống kê tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020: Giết người Cố ý gây thương tích Hiếp dâm Bắt cóc, mua bán trẻ em
Cướp tài sản Cưỡng đoạt tài sản Chống người thi hành công vụ Cướp giật tài sản Trộm cắp tài sản Lừa đảo CĐTS án khác Vụ 105 496 55 01 270 59 59 1136 3545 426 229 BCan Đánh giá thực trạng THTP năm 2014 Nhận xét về cơ cấu THTP năm 2014. Bài tập 9 Năm Tổng số vụ phạm tội/bị cáo (các loại tội phạm) cả nước Số vụ phạm tội/bị cáo theo điều 123 BLHS cả nước Tổng số vụ/bị cáo(các loại tội phạm) tại TP.HCM Số vụ phạm tội/bị cáo theo điều 123 BLHS tại TP.HCM 2013 67153 1479 6835 199 2014 66676 1494 6974 168 2015 59866 1207 5869 150 2016 61907 1138
5404 164 2017 57871 1103 5001 117 2018 58586 1152 6226 139 2019 62510 1130 6381 105 2020 69803 1180 ... ... Xác định cơ cấu các tội theo Điều 123 BLHS tại TP.HCM trong tình hình tội phạm tại TPHCM. Vẽ biểu đồ minh họa. Xác định cơ cấu các tội theo Điều 123 BLHS tại TP.HCM trong tình hình tội phạm tại theo Điều 194 BLHS trong cả nước. Vẽ biểu đồ minh họa. Xác định cơ cấu các tội theo Điều 123 BLHS tại TP.HCM trong tình hình tội phạm cả nước. Vẽ biểu đồ minh họa. Vẽ biểu đồ mô tả động thái về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm theo Điều 123 BLHS tại TPHCM giai đoạn 2013- 2020.