TL 4 5 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Quyết định giám đốc thẩm số 397/2012DS-GĐT ngày 23/8/2012 Câu 1: Chỉ ra căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng (hoặc tài sản riêng của một bên) đã được Tòa án sử dụng trong bản án Tòa án đã xác định anh Tuấn và chị Hà kết hôn hợp pháp vào năm 1993 và anh chị đã có hai con chung, nay yêu cầu giải quyết ly hôn là đúng pháp luật. Căn cứ pháp lý mà Tòa án đã sử dụng: Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.” Theo Tòa giám đốc thẩm, việc mà Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều xác định diện tích 12m2 nhà mà anh Tuấn mua của bà Sâm là tài sản riêng của anh Tuấn có trước khi kết hôn là có cơ sở. Đồng thời việc cùng kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Ủy ban đã chứng minh thể hiện ý chí của anh Tuấn khi nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì anh chị đã phá nhà cũ xây nhà 5 tầng 01 tum như hiện này. Do đó Tòa án xác định căn nhà trên diện tích đất tại 2/1/226 Lê Duẩn là tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời anh chị còn có ngôi nhà 2 tầng sàn gỗ tại tổ 4, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội mà anh chị quản lý sử dụng từ năm 1993 đến nay được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, quy định trên cũng được thể hiện trong Luật Hôn nhân gia đình 2014, Khoản 1 Điều 33: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được

thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có đươc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.” Quyết định số 497/2011/DS-GĐT –TKT ngày 29/6/2011 Câu 1: Chỉ ra căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng (hoặc tài sản riêng của một bên) đã được Tòa án sử dụng trong bản án Trả lời: Căn cứ pháp lý Tòa đã sử dụng: Theo Khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2004: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.” Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.” Tại bản tường trình ông Lê Thanh Mai có trình bày: “ ...trước đây ông có đồng ý giao căn nhà được nhà nước hóa giá cho bà Nầy trả nợ, còn để căn nhà nhỏ do ông mượn đất của trường lái xe nằm đối diện căn nhà B6 để ông ở chữa bệnh dưỡng già nhưng vợ ông không giữ lời hứa nên ông không đồng ý giao căn nhà này cho bà Nầy trả nợ nữa.”... Theo Tòa giám đốc thẩm, “Tòa án cần phải yêu cầu ông Mai, bà Nầy cung cấp tài liệu, chứng cứ đồng thời tiến hành đối chất cả hai bên để làm rõ các khoản nợ của bà Nầy vay để sử dụng mục đích gì?”, tức là để xác định quyền sử dụng đất đối với mảnh đất mà ông Mai đã tường trình. Ở đây ông Mai không chứng minh được căn nhà được là tài sản riêng của mình nên được Tòa án xác định là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra quy định trên cũng được thể hiện trong Luật Hôn nhân gia đình 2014: Theo Khoản 3 Điều 33: “ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tại Khoản 3 Điều 14 quy định: “từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được thu nhập đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” Câu 2: Xác định những vụ việc có nội dung liên quan đến trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ chồng; nhận xét về đường lối giải quyết của Tòa án trong những vụ việc đó. Trả lời: Trong vụ việc trên. Ông Lê Thanh Mai trình bày: “việc bà Nầy vay mượn tiền để làm ăn của ai, bao nhiêu, vào thời gian nào bà Nầy không thông qua ý kiến của ông. Ông Mai xác nhận do sức khỏe không tốt nên ngày 25/10/2007 ông Mai có làm giấy ủy quyền cho bà Nầy quyền giải quyết việc đi lại tham gia tố tụng. Trước đây ông có đồng ý giao căn nhà được Nhà nước hóa giá cho bà Nầy trả nợ, còn để căn nhà nhỏ do ông mượn đất của trường lái xe nằm đối diện căn nhà B6 để ông ở chữa bệnh già nhưng vợ ông không giữ lời hứa nên ông không đồng ý giao căn nhà này cho bà Nầy trả nợ nữa. Đối với số nợ mà bà Nầy hiện này đang thiếu là nợ riêng bà Nầy nên bà Nầy phải tự trả, ông Mai không đồng ý cùng có trách nhiệm với bà Nầy.” Theo Bản án dân sự sơ thẩm thì đã chấp nhận đơn khởi kiện của bà Nhuần và yêu cầu vợ chồng bà Nầy trả tiền cho bà. Tại bản phúc thầm giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm. Theo Tòa giám đốc thẩm yêu cầu bà Mai, ông Nầy cung cấp tài liệu, chứng cứ đồng thời tiến hành đối chất giữa hai bên để làm rõ các khoản nợ của bà Nầy vay để sử dụng vào mục đích gì? Thực tế chi phí cho nhu cầu sinh hoạt, học tập...của gia đình là bao nhiêu? Kinh doanh một năm phải bỏ vốn bao nhiêu, phương thức thanh toán như thế nào? Việc kinh doanh buôn bán của bà Nầy có lãi hay thua lỗ? vv... Nếu xác định được khoản vay nào nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình hoặc sử dụng vào kinh doanh để phục vụ cho lợi ích chung cả gia đình, thì dù ông Mai không biết cũng phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bà Nầy trả nợ. Nếu không xác định được mục đích vay tiền của bà Nầy là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình, thì không thể buộc ông Mai liên đới trả nợ.

Hướng giải quyết của tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo quyền lợi không chỉ cho ông Mai, mà của cả bà Nầy và bà Nhuần. Vì theo nguyên tắc, khi vợ hoặc chồng thực hiện một giao dịch liên quan đến tài sản chung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng. Tuy nhiên để đáp ứng một cách kịp thời quyền lợi của các thành viên trong gia đình, một số trường hợp, giao dịch giữa vợ, chồng liên quan đến tài sản chung có thể chỉ do một bên thực hiện, phía bên kia cho dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý, vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm.