Fomo KHKT HC [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU

BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: FEAR OF MISSING OUT NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ - HỘI CHỨNG CỦA MỘT SỐ HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Lĩnh vực: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Giáo viên hướng dẫn: ĐỖ HỒNG PHƯƠNG Người dự thi: TRẦN LÊ GIA HÂN 11D2 PHẠM ANH THƯ 12D3

Vũng Tàu, tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC

...................................................................................................................................1 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU...................................1 PHẦN I : MỞ ĐẦU..................................................................................................9 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................9 I.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................10 I.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.................................................10 I.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................10 I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................10 I.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................11 I.7. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.................................................11 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................11 A. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................12 II.1. KHÁI NIỆM..............................................................................................12 II.2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC.......................................................................14 II.2.1. Cảm thấy buồn, thiếu vắng khi bỏ lỡ những cuộc hẹn, cuộc vui........14 II.2.2. Mất tập trung trong học tập.................................................................15 II.2.3. Mua sắm vô tội vạ..............................................................................15 II.2.4. Luôn bị nhờ vả.....................................................................................16 II.2.5. Có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng......................................17 II.3. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC.......................................................................18 II.3.1. Hội chứng FOMO thôi thúc chúng ta luôn học hỏi, tiếp cận cái........18 II.3.2. Hội chứng Fomo kích thích giúp các bạn học sinh có những mối quan hệ lành mạnh..................................................................................................19 II.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẾN FOMO.......................................................................................19 B. NỘI DUNG......................................................................................................20 II.5.1. Nội dung phiếu khảo sát.........................................................................20

2

II.5.1.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi sau giúp đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng điện thoại..........................................................................................20 II.5.1.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh THPT khi dành thời gian cho điện thoại...................................................................20 II.5.1.3. Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học sinh THPT đối với hội chứng FOMO trong thời đại 4.0.......................................21 II.5.1.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO....................................................22 II.5.2. Kết quả thu thập và xử lý số liệu sau khi khảo sát.................................23 II.5.2.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng và mang theo điện thoại......................................................................................23 II.5.2.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh THPT khi dành thời gian cho điện thoại...................................................................25 II.5.2.3. Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học sinh THPT đối với hội chứng FOMO trong thời đại 4.0.......................................26 II.5.2.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO....................................................30 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP................................................................32 A. KẾT LUẬN....................................................................................................32 B. GIẢI PHÁP......................................................................................................32 I. THỪA NHẬN HIỆU ỨNG FOMO...............................................................32 II. ĐẶT RA THỨ TỰ ƯU TIÊN......................................................................33 III. TẬP NÓI LỜI TỪ CHỐI............................................................................33 IV. TẬN HƯỞNG NHỮNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI....................................33 V. TẬP TÍNH BIẾT ƠN MỌI THỨ.................................................................33 VI. HẠN CHẾ THAM GIA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...34 VII. TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA.............................................34 VIII. NUÔI DƯỠNG JOMO (Joy of Missing Out)..........................................34 IX. NHẮC NHỞ BẢN THÂN PHƯƠNG TIỆN XÃ HỘI LÀ AIRBRUSHED ...........................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................37 3

PHỤ LỤC................................................................................................................38 ..................................................................................................................................................................................................... 39 40 40 .................................................................................................................................................................................................... 41 ..................................................................................................................................................................................................... 42 ..................................................................................................................................................................................................... 42

4

PHẦN I : MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng em may mắn được sinh ra trong kỷ nguyên số, hay còn biết đến là thời đại 4.0. Vì vậy chúng em được tiếp cận và sử dụng internet, các thiết bị hiện đại từ rất sớm với tần suất cao. Bên cạnh mặt lợi luôn được cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, cụ thể và đa dạng, thì chúng em luôn cảm giác hay nhận thức rằng những người bạn mà chúng em quen biết hay đang theo dõi trên mạng xã hội đang có một cuộc sống hay trải nghiệm tốt hơn chúng em. Điều này luôn mang đến cho chúng em những cảm giác tiêu cực như ghen tị, tự ti và cảm thấy ảnh hưởng đến lòng tự trọng thậm chí luôn cảm thấy em đang bỏ lỡ một điều gì đó rất quan trọng mà những người khác đang được trải nghiệm. Những cảm giác, suy nghĩ ấy ảnh hưởng và tác động đến cuộc sống, quá trình phát triển của chúng em một cách âm thầm nhưng hậu quả lại vô cùng lớn. Sau khi tìm hiểu, chúng em nhận ra những dấu hiệu trên là của một hội chứng mang tên “ FEAR OF MISSING OUT “ hay thường được viết và đọc tắt: FOMO. Trong quá trình tìm hiểu, không chỉ riêng chúng em mắc phải hội chứng này mà hầu như nó xảy ra ở tất cả mọi người và đặc biệt phổ biến rộng rãi hơn với các thế hệ học sinh cấp III nói riêng. Đây là một hội chứng đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mọi người thường không nhận ra và bỏ qua nó. Cho đến khi điện thoại, và các phương tiện truyền thông, kỹ thuật số gia tăng thì hiện tượng FOMO cũng gia tăng theo nhiều cách. Nó cung cấp một tình huống trong đó chúng em đang so sánh cuộc sống thường nhật của mình với những điểm nổi bật trong cuộc sống của người khác: các bạn học sinh đồng trang lứa hay những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng… Khi tham khảo và đọc nhiều nguồn tài liệu chúng em nhận ra có rất nhiều người đang mắc phải hội chứng này. Nhưng vì đây là một hội chứng khá mới nên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và đặc biệt trong phạm vi học sinh THPT. Nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “ FEAR OF MISSING OUT – NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ CỦA MỘT SỐ HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ”

5

I.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -

Biểu hiện hội chứng FOMO của học sinh THPT. Tác động của điện thoại và các phương tiện truyền thông đến hội chứng FOMO. Biểu hiện hội chứng FOMO của học sinh THPT. Tìm ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả giúp học sinh THPT vượt qua sự ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng FOMO.

I.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Đề tài giúp chúng ta tìm hiểu về hội chứng Fomo-nỗi sợ bị bỏ lỡ ở các bạn học sinhtại các trường THPT trong thành phố Vũng Tàu. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho các bạn học sinh vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng được mặt tích cực của hội chứng để phát triển bản thân. I.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài tập trung vào nhóm đối tượng học sinh THPT - nguồn lực trẻ năng động, và tiềm năng có vai trò quan trọng trong việc phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó hiện nay có rất ít các công trình nghiên cứu tập trung vào đối tượng học sinh THPT. - Giúp các bạn học sinh cấp ba hiểu và nhận thức được những biểu hiện các bạn gặp hằng ngày là của hội chứng FOMO. - FOMO có mặt tích cực và tiêu cực, không như một số người vẫn nghĩ rằng nó chỉ có mặt tiêu cực. - Đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để tránh và thoát khỏi mặt tiêu cực của hội chứng. Hơn nữa, các giải pháp giúp một bộ phận học sinh tận dụng mặt tích cực của hội chứng FOMO từ đó phát triển các thế mạnh của bản thân một cách toàn diện.

I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : - Tìm kiếm, chắt lọc, tổng hợp thông tin trên báo mạng, ebook. 6

- Xây dựng phiếu khảo sát. - Tiến hành khảo sát online bằng ứng dụng Google Form cho học sinh của các trường THPT thuộc thành phố Vũng Tàu. - Dựa vào số liệu Google Form khảo sát được gửi về để nhận xét thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp. - Thu thập, phân tích, và tổng hợp các tài liệu khoa học và thực tiễn về hội chứng FOMO.

I.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: học sinh bậc THPT trên địa bàn thành phố Vũng Tàu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021. - Phạm vi nghiên cứu: 667 học sinh đại diện của các trường THPT trên thành phố Vũng Tàu: + THPT Chuyên Lê Quý Đôn: 78 học sinh ( 11,7% ) + THPT Vũng Tàu: 181 học sinh ( 27,1% ) + THPT Đinh Tiên Hoàng: 98 học sinh ( 14,6% ) + THPT Nguyễn Huệ: 97 học sinh ( 14,5% ) + THPT Nguyễn Khuyến: 52 học sinh ( 7,8% ) + THPT Trần Nguyên Hãn 103 học sinh ( 15,4% ) + Khác ( các trường tư thục ) 58 học sinh ( 8,7% ) I.7. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU Bước 1 : Nghiên cứu tài liệu khoa học, sách, báo về hội chứng FOMO Bước 2 : - Khảo sát bằng google form. - Tiến hành xử lý số liệu. Bước 3 : Đưa đến kết luận và giải pháp.

7

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. TỔNG QUAN TÀI LIỆU II.1. KHÁI NIỆM Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm xúc sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó hay thua thiệt những người xung quanh ở lĩnh vực mà người khác giỏi hơn mình. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không đạt được. Từ đó, hội chứng này thôi thúc người mắc phải nó, phải hành động, hoặc làm gì đó tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả. Năm 1996, hiệu ứng FOMO lần đầu tiên được xác định bởi Tiến sĩ Dan Herman (Israel), một chuyên gia marketing và là tác giả của tờ The Journal of Brand Management. Theo báo WJCC (World Journal of Clinical Cases), hai tác giả Mayank Gupta và Aditya Sharma đến từ Trung tâm Tâm thần Clarion và Khoa Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên, Đại học Y khoa Lake Erie, Clarion, Hoa Kỳ cho biết Sợ bỏ lỡ (FOMO) là một thuật ngữ mô tả một hiện tượng được quan sát thấy trên các trang mạng xã hội bao gồm hai quy trình: đầu tiên là nhận thức về việc bỏ lỡ, sau đó là hành vi duy trì các kết nối xã hội.  Trang JWT Marketing Communications năm 2012 đã định nghĩa hội chứng sợ hãi bị bỏ lỡ (FOMO) là cảm giác không thoải mái và bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu điều gì đó nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn. Theo bài đăng của tác giả Miller trong tạp chí (JWTIntelligence Communications năm 2012, trang hai, ông cho rằng phương tiện truyền thông xã hội như nguồn cơ quan trọng dẫn đến hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ cho phép mọi người tiếp cận thường xuyên với những gì họ đang bỏ lỡ so với người khác như việc tham gia một cuộc chơi, một bữa ăn tối, sự nghiệp mới hay cơ hội thăng tiến trong học hành hoặc công việc. Việc liên tục kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội và thường xuyên xem những điều họ đang bỏ lỡ chỉ khiến cho các cá nhân bắt đầu cảm thấy không hài lòng, lo lắng, bản thân không đáng tin cậy. Cũng trong tạp chí này, tác giả cũng nhận định cá nhân con người có xu hướng trở nên lo lắng, cáu kỉnh, cảm thấy không hài lòng và hạ thấp lòng tự trọng của mình hơn sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội. Với sự kết nối thường xuyên của các thế hệ trẻ với các phương tiện truyền thông xã hội của bạn bè, hầu như bất kỳ cá nhân nào 8

cũng có thể biết những gì mọi người đang làm và đang tham gia để các cá nhân luôn cảm thấy mình đang bỏ lỡ một điều gì đó. Nghiên cứu “Hội chứng FOMO” của tác giả Wortham đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa kỳ (2011) cũng cho thấy rằng hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) đã có mặt từ lâu trong lịch sử loài người, nó cho phép các cá nhân có được kiến thức về bạn bè, gia đình hoặc thậm chí cuộc sống của người lạ mà ta không hề quen biết. Những kênh truyền thông mới đầu bao gồm báo, thư, hình ảnh, bản tin. Việc cải thiện công nghệ cũng như khả năng tiếp cận công nghệ một cách đơn giản đã giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng hơn và như vậy có thể khiến người dùng bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO nhiều hơn bao giờ hết. Tác giả Bianchi và Phillips năm 2005 cũng có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ. Nhóm tác giả cho rằng đối với nhiều người, điện thoại di động là một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày. Họ sử dụng điện thoại di động cá nhân thường xuyên và có khuynh hướng cảm thấy bị bỏ lỡ một sự kiện nào đó. Việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội là một cách nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay càng làm cho người dùng thêm tò mò về mọi thứ xung quanh, về cuộc sống của người khác và những thứ mà có thể họ đã bỏ lỡ, điều này càng tăng thêm tỉ lệ gây ra sự phụ thuộc và sợ hãi bị người khác lãng quên hay bản thân đã bỏ lỡ một điều gì đó. Theo tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ, nhóm tác giả Ellison, Steinfield và Lampe (2007) cho rằng người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với cá nhân trải qua hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ dàng với người khác. Tuy nhiên, cũng trong tạp chí này, tác giả Dossey ( năm 2014) cũng khẳng định, các cá nhân này sẽ ngày càng gia tăng sự ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet. Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet. Một nghiên cứu khác ( năm 2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất. 9

Trong một khảo sát của tổ chức JWTintelligent, gần 50% bạn trẻ thừa nhận rằng tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) của mình là do mạng xã hội gây ra. Như vậy, hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) không chỉ đang lan rộng với tốc độ không thể ngờ đến mà nó còn để lại những hậu quả ảnh hưởng lâu dài về đời sống vật chất, tinh thần của con người đặc biệt là thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Có thể nói, những đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong giai đoạn hiện tại là cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đề ra. II.2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC II.2.1. Cảm thấy buồn, thiếu vắng khi bỏ lỡ những cuộc hẹn, cuộc vui. Một phần là do áp lực đồng độ tuổi Sử dụng nền tảng thuyết tiến hóa, các nhà tâm lý học giải thích một hành vi đặc trưng khác của lứa tuổi vị thành niên: chịu áp lực của bạn bè cùng lứa tuổi. Các bậc phụ huynh thường hay phàn nàn về việc con cái khi đến tuổi vị thành niên thường trở nên xa rời cha mẹ, chịu tác động chủ yếu của bạn bè, thậm chí thay đổi cá tính theo môi trường xung quanh. Theo giới khoa học, nguy cơ bị tẩy chay trong não trạng vị thành niên tương đương nguy cơ mất khả năng sinh tồn: các kết quả đo sóng não ở người trong độ tuổi vị thành niên cho thấy phản ứng của não trong tình trạng bị tẩy chay trong cộng đồng cùng tuổi tương tự phản ứng trong tình trạng nguy hiểm vật chất (như tai nạn hay mất nguồn cung cấp lương thực). Dưới góc nhìn của các nhà khoa học áp dụng nền tảng thuyết tiến hóa, lý do cơ bản hành vi chịu áp lực của bạn bè bắt nguồn từ thực tế dựa vào nhóm người cùng tuổi là một “vũ khí” sinh tồn từ nhiều ngàn năm nay. Đầu tư thời gian vào bạn bè do đó là một cách đầu tư cho tương lai thay vì cho quá khứ. Hiểu biết và phát triển quan hệ với nhóm đồng tuổi là điều kiện tiên quyết cho thành công xã hội trong tương lai của độ tuổi vị thành niên. Chắc có lẽ ai cũng đã rơi vào tình huống này , bỗng dưng đang ở nhà thì hay tin đám bạn mình chơi chung đi chơi không rủ mình. Bạn cảm thấy khá buồn và bị bỏ rơi mặc dù có khi bạn không hề thích hợp với những cuộc vui như thế. Một trường hợp khác chính là mặc dù bạn không hề muốn đi cùng với những người đó, nhưng bạn sợ bị bỏ lỡ một thông tin gì đó, hoặc sợ sẽ bị mất quyền lợi trong một cuộc hội họp, thế là bạn quyết định sẽ tham gia với một tâm thế gượng ép, khó chịu với chính bản thân mình. Tuy nhiên, bạn hãy thử một lần sống thật với chính cảm xúc của bản thân mình xem sao, bạn sẽ nhận ra những điều bạn sợ 10

bỏ lỡ phần lớn không hề có ý nghĩa gì với bản thân mình và không có bạn mọi việc theo quy luật của cuộc sống đều có thể vận hành trôi chảy đấy thôi. II.2.2. Mất tập trung trong học tập. Hiện nay có thể dễ dàng thấy được các bạn học sinh ngay cả khi đang trong tiết học có thể liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hoặc cầm điện thoại lên như một thói quen. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức và hoàn thành bài vở của các bạn học sinh. Hãy nghĩ đến tình huống khi đang tập trung làm việc với một bài tập vô cùng quan trọng thì chiếc điện thoại trong túi đột ngột rung lên báo hiệu có một tin nhắn mới. Trong khi đang rất bận rộn cho công việc, việc học chúng ta vẫn không khỏi tự hỏi ai đã nhắn tin cho mình, nội dung là gì và mình sẽ trả lời như thế nào. Với thói quen này, một nghiên cứu mới đây của Đại học bang Florida, Mỹ cho thấy điện thoại di động có xu hướng làm cho bộ não con người mất tập trung, ngay cả khi không sử dụng chúng. Việc tự hỏi ai đó đã nhắn tin cho mình sẽ khiến bộ não bận rộn và không thể tập trung vào những việc khác. Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu Cary Stothart, Ainsley Mitchum và Courtney Yehnert đã thực hiện một thí nghiệm với các tình nguyện viên. Họ không cho các tình nguyện viên biết nội dung cuộc thử nghiệm và thậm chí còn cảnh báo họ không được mở điện thoại khi thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ nhắn tin, gọi điện ngẫu nhiên cho những tình nguyện viên này trong khi họ đang làm một nhiệm vụ được giao. Kết quả cho thấy những người nhận được tin nhắn hay cuộc gọi sẽ có năng suất lao động kém hơn hẳn số người còn lại. Báo cáo của các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều tình nguyện viên gần như có phản ứng lập tức khi có tin nhắn gửi đến và đa số họ đều không thể tập trung cao độ cho công việc. Nghiên cứu cũng cho thấy các cuộc gọi có tác động nhiều hơn đến các tình nguyện viên so với tin nhắn hay email. Rõ ràng, điện thoại và các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây mất tập trung và giảm năng suất lao động. Khi cần tập trung cao độ trong việc học tập, hãy cố gắng quên đi chiếc điện thoại. II.2.3. Mua sắm vô tội vạ 11

Khi được hỏi lý do “tại sao bạn mua món đồ này?” thì đến 90% số câu trả lời sẽ là “vì thích”. Cũng chỉ vì 2 chữ này mà khi nhìn lại đống đồ chúng ta lại tự hỏi “sao lúc đó mình lại mua cái này?” Tác động của hội chứng Fomo làm cho con người luôn có nỗi sợ không bắt kịp xu hướng dẫn đến việc mua sắm vô tội vạ mặc dù trước đó không hề có nhu cầu với những món đồ đó. Có những bạn học sinh thậm chí sợ bị không giống người khác nên cũng mua về mặc vô tội vạ cho dù có thật sự yêu thích những món đồ đó hay không. Theo khảo sát của Allianz Life - một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới tại Đức: 55% các bạn trẻ bị ảnh hưởng bởi FOMO khi có thói quen mua những món đồ nhìn thấy trên mạng xã hội, dù họ chưa từng có ý định mua chúng trước đó. Kết quả phân tích của nhà khoa học hành vi và nhà tâm lý học cho biết: con người có xu hướng xác định bản thân dựa vào giá trị của người khác đang có. Trong khi đó, mạng xã hội khiến mọi người thường chăm chăm cập nhật những hình ảnh sang trọng và hoàn hảo quá mức. Điều đó vô tình khiến một số bộ phận còn lại vì cảm thấy tự ti nên không ngừng mua sắm những món đồ cao cấp, mục đích để chứng tỏ cuộc sống mình không thua kém số đông. Không chỉ thế, sự xuất hiện dày đặc của các nhãn hàng lớn nhỏ, thương mại điện tử đã kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng. Điều này có tác động vô cùng mạnh mẽ, thậm chí có vô số bạn học sinh bị rơi vào cảnh nợ nần do nghiện mua sắm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo một bài viết của Bloomberg, hơn 36 triệu thanh niên, học sinh Trung Quốc rơi vào cảnh vỡ nợ vì vay tiền tín hay từ những người xung quanh dụng để mua hàng trực tuyến. Trong bối cảnh đại dịch, tình hình này lại ngày càng nghiêm trọng. Nhiều bạn học sinh có quan điểm “còn trẻ mà, cứ hưởng thụ”, vì vậy họ luôn chạy theo xu hướng đám đông mà không quan tâm đến việc học cách quản lý ngân sách hay tiết kiệm. Và vì có suy nghĩ còn nông nỗi, các bạn học sinh không dừng lại ở việc vay mượn, mà còn có thể nghiêm trọng hơn như trộm cắp, cướp giật. II.2.4. Luôn bị nhờ vả Điện thoại và mạng xã hội chen ngang tiết học. Đây là một ví dụ khi các bạn học sinh bị tác động bởi hội chứng Fomo, từ đó ra quyết định đặt các thứ tự ưu tiên của mình không đúng. Không để tâm tới việc học, các kỳ thi quan trọng hay mối quan hệ của mình mà lại muốn cập nhật những gì mọi người đăng trên mạng xã hội. Cảm giác sợ mình sẽ bỏ mất những điều quan trọng khiến chìm đắm trong 12

những sự nhờ vả của người khác bởi bạn lo rằng sẽ từ chối những việc được nhờ có thể sẽ có lợi cho bạn hay giúp bạn thăng tiến trong công việc nhưng hầu như phần trăm cho những suy nghĩ đó trở thành hiện thực là cực kì thấp.

FOMO đến việc kết bạn không qua chọn lọc nguy hiểm đến mức nào. II.2.5. Có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng Đôi khi các bạn học sinh chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người chỉ vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ. Thật ra, việc mở rộng quan hệ là điều cần thiết nếu muốn có thêm cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào những mối quan hệ chất lượng thay vì bỏ công sức vào quá nhiều mối quan hệ không quan trọng. Ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển đi đôi với việc kẻ xấu cũng có những hành vi phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Để lựa chọn đối tượng, tất nhiên chúng sẽ ưu tiên lựa chọn những bạn học sinh vẫn còn non nớt và nhẹ dạ cả tin. Hay việc các bạn học sinh kết bạn tràn lan mà không có chọn lọc là một cơ hội tốt để kẻ xấu lợi dụng và lộng hành. Khi kẻ xấu tiếp cận các bạn học sinh, chúng đưa ra những lời mời mộc điển hình như chơi game ăn tiền, hay lừa các bạn đi vào con đường mua bán tiếp thị,v.v Ở lứa tuổi này thì vài trăm nghìn đồng đối với các bạn mà nói là số tiền không nhỏ, chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt, các bạn dễ dàng đồng ý mà không nghĩ về những rủi ro mà mình có thể bị mắc phải. Hàng loạt các bài báo cảnh báo nhưng không phải bạn học sinh nào cũng tiếp cận được và vẫn bị sa vào những cạm bẫy đầu đời. Trong bài báo của tác giả Lê Minh Hạnh/THPT Ngô Gia Tự cho hay: Vào dịp cuối năm học, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm quyết toán các khoản đóng góp, tôi nhắc khéo vài lần nhưng có một học sinh lớp tôi (thuộc nhóm gia đình khá giả) vẫn không nộp. Học kì I, em đó hoàn thành đầu tiên trong lớp, lại là học sinh ngoan, có thành tích khá, tôi vì tin tưởng nên nghĩ rằng có thể gia đình em chưa cho. Giờ sinh hoạt tôi thông báo việc này trước lớp thì nhận được tin nhắn của một em: Bố mẹ bạn M cho bạn ấy tiền đóng học rồi nhưng bạn ấy tiêu mất đấy cô ạ. Tôi lo lắng thực sự vì mấy triệu bạc chứ đâu có ít. Tức tốc gọi điện cho phụ huynh, ông bố quá sửng sốt nên ngay lập tức xin nghỉ việc, từ Hà Nội phóng về. Sau một hồi tra hỏi thì nhận được kết quả, M lấy tiền mua điện thoại di động và làm vốn bắt chước các bạn bán hàng online. 13

Xuất phát từ sở thích, từ mong muốn kiếm tiền để tự do sử dụng mà không bị bố mẹ quản lý, từ sự a dua theo bạn bè, lại muốn trải nghiệm để có kỹ năng sống…, nhiều em đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát, nhiều ông bố bà mẹ phải khốn khổ. Nhìn bề ngoài hoặc nghe những lời rỉ tai, nhiều bạn trẻ bị ảo tưởng về một công việc cho thu nhập cao mà không mất nhiều thời gian, không cần nhiều vốn, lại có thể làm tranh thủ lúc rỗi nhàn. Thế nhưng, làm mới biết, chẳng có việc gì dễ mà lại ra tiền nhiều cả, nếu không đổ mồ hôi, sôi giọt máu cũng cần phải có trí tuệ, có kinh nghiệm, năng động, nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng. Từ vụ việc trên mà ta đã dễ dàng có thể thấy được hệ luỵ của việc kết bạn không có chọn lọc II.3. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC II.3.1. Hội chứng FOMO thôi thúc chúng ta luôn học hỏi, tiếp cận cái Khi biết cách tránh đi những ảnh hưởng tiêu cực của FOMO các bạn học sinh có thể dùng những mặt tích cực đó làm động lực để nắm bắt những cơ hội cho bản thân: tìm hiểu kiến thức mới, chia sẻ về một sản phẩm hay cách học tập chất lượng, nâng cao chuyên môn, tạo mối quan hệ, có trải nghiệm mới mẻ, thay đổi lối sống. Bản thân liên tục cập nhật tin tức, biết chọn lọc ra những thứ thực sự bổ ích và phù hợp với bản thân, sẽ có thể biến FOMO trở thành lợi thế trong công việc và học tập. Trong cùng một môi trường làm việc, học tập nhưng có người sẽ luôn làm việc theo cách truyền thống, có người thì cập nhật thông tin nhanh chóng và đổi mới cách làm để phù hợp với thời thế, suy ra năng suất cũng sẽ cao hơn. Có thể thấy người chủ động hơn thì sẽ càng nắm bắt được nhiều cơ hội thăng tiến hơn và nếu mắc phải hội chứng fomo bạn cũng có thể biến nó thành lợi thế của mình. Ví dụ như trong học tập: Internet chiếm quá nhiều thời gian của các bạn học sinh và các bạn không quyết tâm để loại bỏ nó. Ban đầu bạn vào internet chỉ để tìm kiếm tài liệu, nhưng tiện tay và mở nào là Facebook, nào là youtube, và vô vàn các trang mạng hấp dẫn khác…Tất cả những việc đó khiến các bạn không thể tập trung cho việc hiện tại, dẫn đến không hoàn thành được bài tập, cứ như vậy thói quen đó sẽ ăn sâu vào tiềm thức, khiến cho các mục tiêu nhỏ chưa được hoàn thành và không còn động lực để làm các mục tiêu lớn. Khi quyết định tạm ngưng chăm chăm vào mạng xã hội để quay lại học tập, các bạn dễ dàng mất tập trung và suy nghĩ về những thứ đang xem dở trên Internet vì sợ sẽ bỏ lỡ gì đó hay ho. 14

II.3.2. Hội chứng Fomo kích thích giúp các bạn học sinh có những mối quan hệ lành mạnh. Khi được ảnh hưởng bởi mặt tích cực của hội chứng Fomo, các bạn học sinh THPT sẽ có thêm những người bạn “ chất lượng “. Theo một nghiên cứu vào năm 2012 tại Hà Lan, hơn 2000 đối tượng được nghiên cứu có những mối quan hệ, bạn bè lành mạnh đã giúp họ có trí nhớ tốt hơn, giảm đi tỉ lệ bệnh mất trí nhớ. Một nghiên cứu công bố bởi Y học tâm lý nói rằng những người bạn thật sự giúp cho sự nhận thức về nỗi đau của con người giảm đi làm cho sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống lớn hơn. Ngoài ra hội chứng Fomo giúp các bạn học sinh THPT đang khi còn ngồi trên ghế nhà trường từng bước một bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình và xây dựng được những mối quan hệ mới, chất lượng. Hơn thế nữa khi có những người bạn chất lượng, cuộc sống các bạn học sinh sẽ ý nghĩa, luôn được tiếp thêm năng lượng dù trong hoàn cảnh khó khăn. Điển hình là đôi bạn Đạt và Minh ở THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình, khi Đạt mắc bệnh xương thủy tinh không thể đi lại, Minh đã cõng Đạt đến trường dù trời mưa gió và cùng học, cùng chơi với bạn.

II.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẾN FOMO Các dịch vụ truyền thông xã hội như Facebook, Twitter.. là các công cụ công nghệ để tìm kiếm kết nối xã hội và cung cấp những kỳ vọng về mức độ tham gia xã hội lớn hơn. Tuy nhiên, thói quen sử dụng không lành mạnh của các bạn học sinh có thể ngăn cản các tương tác xã hội hiện tại. Khi mọi người sử dụng công nghệ để khẳng định mình bằng cách chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, họ sẽ gián tiếp gửi đi thông điệp “Tôi chia sẻ vì vậy tôi tồn tại”, điều này có thể khiến mọi người đặc biệt là các bạn học sinh chưa có suy nghĩ chín chắn hiểu sai về bản chất của kết nối hoặc tương tác xã hội. Nếu ngày càng có nhiều người cố gắng tìm kiếm sự mới lạ để chia sẻ với người khác và thu hút sự chú ý của họ, những người được chia sẻ sẽ dần dần cảm thấy bị cô lập và trống rỗng hơn. Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn, hay thậm chí đang trong nhà vệ sinh. Thực tế khi con người đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và sẽ bắt đầu tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại hoặc email để cảm thấy tốt hơn. Theo một thống kê, có tới 56% người dùng mạng xã hội có cảm giác lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gì đó như một sự kiện quan trọng, tin tức hoặc một dòng trạng thái từ bạn bè, những người họ đang 15

theo dõi… nếu không liên tục có mặt trên mạng xã hội. Với ít nhất 24% số lượng các bạn học sinh đặc biệt là học sinh THPT online gần như liên tục, không có gì ngạc nhiên khi FOMO đang đạt tỷ lệ ngang với dịch bệnh. B. NỘI DUNG II.5.1. Nội dung phiếu khảo sát Link khảo sát trức tuyến google https://docs.google.com/forms/d/1mO5jl2s_bMBBNrkvNs1PHRJwoBYB6dCNINeVjJTcpM/edit?usp=sharing

form:

File excel danh sách học sinh điền form khảo sát: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1gc6Ht5JfXs_TuD2AUPy8mIbn nsyFMW2zTUtBUbxXvlw/edit?usp=sharing - Phiếu khảo sát được xây dựng gồm 16 câu hỏi và chia thành bốn nhóm.

II.5.1.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi sau giúp đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng điện thoại. Câu 1: Sử dụng điện thoại liên tục đã trở thành thói quen không thể bỏ, một phần của cuộc sống thường ngày. o Dưới 2h/ ngày. o 3 - 4h/ ngày. o Trên 6h/ ngày. Câu 2: Bạn luôn bắt buộc phải mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi? o Dưới 2h/ ngày. o 3 – 4h/ ngày. o Trên 6h/ ngày. II.5.1.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh THPT khi dành thời gian cho điện thoại. Câu 3: Luôn săn sale, không bỏ lỡ những mã giảm giá. o Có. o Không. o Bình thường.

16

Câu 4: Dù bản thân không muốn nhưng do tính chất công việc/ học tập của bạn, bắt buộc phải thường xuyên truy cập mạng, tin tức nhiều? o Có. o Không. o Bình thường. Câu 5: Luôn muốn được tham gia vào mọi cuộc trò chuyện tán gẫu cùng bạn bè. o Có. o Không. o Bình thường. Câu 6: Bạn có liên tục kiểm tra điện thoại trong lúc học tập/ làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên mạng xã hội không? o Có. o Không. o Bình thường. II.5.1.3. Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học sinh THPT đối với hội chứng FOMO trong thời đại 4.0 Câu 7: Chính bản thân tự sinh ra cảm giác sợ mình bỏ lỡ 1 điều gì đó đang diễn ra trên các trang mạng xã hội. ( các câu chuyện liên quan đến những người xung quanh mình / một nhân vật nổi tiếng). o o o

Có. Không. Bình Thường.

Câu 8: Một ngày dù có 24 tiếng nhưng vẫn thấy không đủ để có thể hoàn thành công việc của ngày hôm đó. o o o

Có. Không. Bình Thường.

Câu 9: Sợ bị người khác coi thường/ bỏ rơi vì mình "lỗi thời", "tối cổ" hay thua kém họ ở mặt nào đó. 17

o o o

Có. Không. Bình Thường.

Câu 10: Luôn muốn tìm hiểu thêm kiến thức mới, trau dồi sự hiểu biết, không để bản thân bị thụt lùi lại so với mọi người, đặc biệt là so với bạn bè. o o o

Có. Không. Bình Thường.

Câu 11: Khi thấy một người bạn có món đồ mà bản thân yêu thích, bạn cũng muốn lập tức mua cho mình một cái mặc dù lúc đó món đồ ấy không cần thiết? o o o

Có. Không. Bình Thường.

Câu 12: Muốn làm quen thêm nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ. o o o

Có. Không. Bình Thường.

II.5.1.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO. Câu 13: Mua quần áo đang thịnh hành vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ, không bắt kịp xu hướng mặc dù vẫn còn nhiều quần áo vẫn còn xài rất tốt? o o o

Có. Không. Bình Thường 18

Câu 14: Bạn chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ mặc dù mối quan hệ ấy không quan trọng? o o o

Có. Không. Bình Thường

Câu 15: Mọi người thường xuyên nhờ vả bạn, khiến bạn cảm thấy khá phiền hà nhưng không thể từ chối được. o o o

Có. Không. Bình Thường

Câu 16: Bạn có thể mua chiếc điện thoại đời mới nhất vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến hay đang hot dù điện thoại cũ vẫn dùng tốt. o o o

Có. Không. Bình Thường.

II.5.2. Kết quả thu thập và xử lý số liệu sau khi khảo sát. II.5.2.1. Nhóm 1 gồm 2 câu hỏi đánh giá thời gian học sinh THPT sử dụng và mang theo điện thoại

19

Bạn luôn bắt buộc phải mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi?

Sử dụng điện thoại liên tục đã trở thành thói quen không thể bỏ, một phần của cuộc sống thường ngày.

< 2h/ ngày 20%

< 2h/ ngày 14%

> 6h/ ngày 46%

> 6h/ ngày 47%

3-4h/ ngày 39%

3-4h/ ngày 34%

Có rất ít các bạn học sinh nghĩ rằng sử dụng điện thoại là một thói quen có thể dễ dàng bỏ và sử dụng dưới hai giờ một ngày ( 14% ) và phần lớn đa số ( 47% ) lại nghĩ rằng sử dụng điện thoại là một phần trong cuộc sống của họ và nó rất khó để từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại và thời gian cho việc sử dụng điện thoại chiếm ¼ ngày song song với việc sinh hoạt hay học tập trong một ngày. Tỉ lệ phần tram các bạn học sinh sử dụng điện thoại ở mức trung bình khoảng ba đến bốn giờ chiếm 39% trên tổng số được khảo sát. Từ việc sử dụng điện trên, thời gian các bạn mang theo điện thoại trên sáu giờ chiếm 46%, có thể thấy điện thoại trở thành vật “bất li thân” của nhóm học sinh này. Chỉ 1/5 số học sinh được khảo sát không bắt buộc phải mang theo điện thoại bên cạnh mình không quá hai giờ một ngày. Tiểu kết: qua hai biểu đồ dựa trên hai câu hỏi khảo sát trên có thể thấy gần một nửa (46 - 47 % ) số học sinh đươc khảo sát sử dụng và giữ điện thoại bên cạnh mình như một thói quen không thể bỏ bên cạnh các hoạt động khác như ngủ, học tập hay ăn uống và sinh hoạt. Như vậy việc dành thời gian cho sử dụng điện thoại là quá nhiều khi một ngày chỉ hai mươi bốn tiếng. Như vậy có thể thấy việc các bạn học sinh THPT bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO ngày một tăng là do sự tác động của điện thoại và các phương tiện truyền thông thông qua việc sử dụng ở tần suất cao.

20

II.5.2.2. Nhóm 2 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập mục đích của học sinh THPT khi dành thời gian cho điện thoại. 4. Dù bản thân khô ng muố n nhưng do tính chất cô ng việc/ họ c tậ p củ a bạ n, bắt buộ c phải thườ ng xuyên truy cậ p mạ ng, tin tứ c nhiều?

3. Luôn muốn săn sale không bỏ lỡ các mã giảm giá.

< 2h/ ngày 19%

32% 40%

> 6h/ ngày 43%



3-4h/ ngày 37%

Không

28%

Bình thườ ng

5. Luôn muốn tham gia vào mọi cuộc 6.Liên tục kiểm tra điện thoại trong trò chuyện tán gẫu cùng bạn bè. lúc học tập/ làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên mạng xã hội? Bình thườ ng 38%

Có 47%

Khô ng 15% Bình thườ ng

Không

Bình thườ ng 38%

Có 40%

Khô ng

Bình thườ ng21%Không





Câu 5: 15% học sinh được phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi hội chứng khi không muốn tham gia vào các cuộc tán gẫu. Trái lại hơn 47% bị tác động mạnh bởi hội chứng FOMO khi luôn muốn tham gia vào các cuộc tán gẫu. Và ⅓ tỉ lệ học sinh được khảo sát trên tổng số bị ảnh hưởng hội chứng ở mức trung bình khi các bạn có thể tham gia hoặc không các cuộc trò chuyện phiếm.

21

Câu 4: Một nguyên nhân nữa khiến cho các bạn bị ảnh hưởng hội chứng FOMO là vì tính chất công việc và học tập nên thói quen sử dụng điện thoại ngày một nhiều 44% và có rất ít bạn trên tổng số được khảo sát sử dụng điện thoại vì tính chất công việc 19%. Và 37% các bạn chọn bình thường vì tính chất công việc có sự yêu cầu truy cập mạng, tin tức nhưng vẫn ở tần suất vừa phải. Câu 6: Có đến 40% số học sinh được khảo sát liên tục kiểm tra điện thoại khi đang làm việc hay học tập vì sợ sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi, tin nhắn hay những gì đang xảy ra trên các phương tiện truyền thông. Câu 3: có đến 40% các bạn học sinh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hội chứng FOMO khi các bạn luôn quan tâm và không muốn bỏ lỡ các mã giảm giá hấp dẫn. Ngược lại, chỉ khoảng 28% không bị ảnh hưởng bởi hội chứng. Chiếm ⅓ tỉ lệ các học sinh được khảo sát ( 32% ) bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO ở mức trung bình. Tiểu kết: Mục đích chính của việc sử dụng điện thoại của các bạn học sinh được khảo sát cho thấy bên cạnh do tính chất công việc thì các việc muốn được tán gẫu cùng bạn bè, săn sale hay các mã giảm giá và sợ mình bỏ lỡ điều gì đó trên mạng xã hội chiếm hơn 40%. Cho thấy các bạn bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO chiếm gần một nửa tổng số học sinh được khảo sát. Dưới 28% không bị ảnh hưởng bởi hội chứng qua thông qua các mục đích sử dụng mạng xã hội trên. Nhóm ảnh hưởng hội chứng FOMO ở mức trung bình chiếm 1/3 số học sinh khảo sát ( trung bình 32% ).

22

II.5.2.3. Nhóm 3 gồm 6 câu hỏi giúp thu thập được biểu hiện của học sinh THPT đối với hội chứng FOMO trong thời đại 4.0 9. Sợ bị ngườ i khác coi thườ ng/ bỏ rơi vì mình "lỗ i thờ i", "tố i cổ " hay thua kém họ ở mặ t nào đó ?

10. Luô n muố n tìm hiểu thêm kiến thứ c mớ i, trau dồ i sự hiểu biết, khô ng để bản thâ n bị thụ t lù i lạ i so vớ i mọ i ngườ i, đặ c biệt là so vớ i bạ n bè.

Bình thườ ng 40%

Có 38%

Bình thườ ng 33%

Có 56% Khô ng 21% Bình thườ ng

Khô ng 11%

Không



Bình thườ ng

7. Chính bản thân tự sinh ra cảm giác sợ mình bỏ lỡ 1 điều gì đó đang diễn ra trên các trang mạng xã hội. ( các câu chuyện liên quan đến những người xung quanh mình / một nhân vật nổi tiếng)?

Không

11. Khi thấy một người bạn có món đồ mà bản thân yêu thích, bạn cũng muốn lập tức mua cho mình một cái mặc dù lúc đó món đồ ấy không cần thiết? Có 24%

Có 23%

Bình thườ ng 32%

Bình thườ ng 36%

Khô ng 40% Bình thườ ng



Khô ng 44% Không



Bình thườ ng

23

Không



8. Một ngày dù có 24 tiếng nhưng vẫn thấy không đủ để có thể hoàn thành công việc của ngày hôm đó

Bình thườ ng 33%

12. Muốn làm quen thêm nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ.

Bình thườ ng 35%

Có 47%

Có 53%

Khô ng 12%

Khô ng 20% Bình thườ ng

Không

Có Không



Câu 9: Qua khảo sát có 41% bạn cảm thấy bình thường và không quan tâm tới việc mình bị người khác coi thường khi bản thân mình “tối cổ” “ lỗi thời” => mức độ FOMO của những bạn trong trường hợp này ở mức trung bình. Song song, có 38% các bạn bị ảnh hưởng mạnh bởi hội chứng khi sợ rằng bản thân bị “ tối cổ” “ lỗi thời”. Và tỉ lệ % các bạn không bị ảnh hưởng chiếm 21%. Câu 7: Về vấn đề thông tin trên mạng xã hội, nhiều bạn cho rằng mình không sinh ra cảm giác bị bỏ lỡ thông tin chiếm 40% và 36% bạn cho là bình thường. => mức độ FOMO về thông tin trên mạng xã hội không ảnh hưởng lớn đến các bạn. nhưng bên cạnh đó vẫn có 23% các bạn bị ảnh hưởng mạnh, và chính bản thân tự sinh ra cảm giác  lo sợ khi bản thân bỏ lỡ một điều gì đó trên mạng xã hội. Câu 8: Mỗi người đều có quỹ thời gian như nhau, nhưng có những người cho rằng một ngày hai mươi bốn giờ không đủ đối với họ ( chiếm tận 47%) và có rất ít người biết tận dụng hai mươi bốn giờ và cảm thấy đủ đối với họ ( chiếm 20%). 33% người họ cảm thấy quỹ thời gian của mình có thể

24

đủ có thể không với quỹ thời gian của mình, những bạn học sinh ở nhóm này bị ảnh hưởng bởi hội chứng Fomo ở mức trung bình => Gần ½ số học sinh được khảo sát ( 47% ) không biết cách sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lý. Nguyên nhân đến từ sự tác động của hội chứng FOMO. Câu 10: Nhìn vào biểu đồ ta thấy ngay hơn ½ tỉ lệ học sinh được khảo sát (56%) luôn muốn được học hỏi, trau dồi kiến thưc và không bị bỏ lạ phía sau, tụt lại so với bạn bè. Các bạn thuộc nhóm này bị ảnh hưởng bởi mặt tích cực của hội chứng Fomo. Nhưng vẫn có 11% các bạn không bị ảnh hưởng bởi hội chứng Fomo và không ở trong trạng thái luôn muốn đươc học hỏi và không bị tuột lại so với bạn bè. Và 33% các bạn học sinh thấy bình thường không quá quan trọng khi bị ảnh hưởng bởi hội chứng ở mức trung bình. Câu 11: ở câu hỏi này biểu sự tác động của các bạn bị ảnh hưởng hội chứng mạnh chiếm 24% trên tổng số học sinh được khảo sát qua đó cũng thấy được các bạn này sẽ luôn mang suy nghĩ mua những món đồ mà người bạn mình có dù món đồ ấy không cần thiết từ đó có thể dẫ đến hành động mua đồ không cần thiết, lãng phí. Bên cạnh đó, tỉ lê học sinh không bị ảnh hưởng mạnh bởi hội chứng chiếm 44% qua việc sẽ không có suy nghĩ thoi thúc muốn mua món đồ mà khi thấy một người bạn có món đồ mà bản thân yêu thích, cũng muốn lập tức mua cho mình một cái mặc dù lúc đó món đồ ấy không cần thiết. và 32% tỉ lệ học sinh được khảo sát cảm thấy muốn mua món đồ ấy nhưng vẫn sẽ có suy nghĩ về sự cần thiết của món đồ ấy. Câu 12: Việc có suy nghĩ luôn muốn có thêm nhiều mối quan hệ, bạn bè là một điển hình của sự tác động bởi hội chứng Fomo và qua khảo sát hơn ½ các bạn được khảo sát ( 53%) muốn mở rộng mối quan hệ của mình và có thêm nhiều bạn. Song vẫn có 12% học sinh không muốn mở rông mối quan hệ hay có thêm bạn bè vì nhóm học sinh này không bị tác động bởi hội chứng. và 35% các bạn bị ảnh hưởng bởi hội chứng ở mức trung bình qua việc có các bạn này có suy nghĩ muốn mở rộng mối quan hệ và có thêm bạn bè nhưng không pgair suy nghĩ ấy luôn thoi thúc hay luôn được giữ trong đầu. Tiểu kết: Hội chứng Fomo ảnh hưởng đến hầu hết ở các bạn học sinh được khảo sát với nhiều khía cạnh bao gồm cả tích cực và tiêu cực. tập trung chủ yếu qua các biểu hiện thực tế ở những câu hỏi (8), (9), (10) và (12). Nhưng ở hững câu hỏi còn lại, các bạn bị ảnh hưởng bởi hội chứng ở các mặt này chiếm % không nhỏ, và có dấu hiệu gia tăng. ở cả hai câu hỏi (7) và (12) tỉ lệ học sinh bị ảnh hưởng chiếm khoảng 23 – 24%. Bên cạnh nhóm học sinh chọn mức bình thường ở câu (7) là 36% câu (12) là 32%. Có nghĩa nhóm học sinh này vẫn bị ảnh hưởng nhưng ở 25

mức trung bình và vẫn có các suy nghĩ muốn mua món đồ ấy hay lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gi đó trên các phương tiện truyền thông và nó không đến mức thoi thúc các bạn phải hành động ngay tại thời điểm nói hay luôn hiện diện trong suy nghĩ. II.5.2.4. Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi giúp thu thập hành động của các bạn học sinh khi bị tác động bởi hội chứng FOMO. 14. Bạ n chấ p nhậ n yêu cầ u kết bạ n củ a mọ i ngườ i vì muố n có cơ hộ i biết thêm ngườ i mớ i và mở rộ ng mố i quan hệ mặ c dù mố i quan hệ ấy khô ng quan trọ ng?

16. Bạ n có thể mua chiếc điện thoạ i đờ i mớ i nhất vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ mộ t sản phẩm có nhiều cải tiến dù điện thoạ i cũ vẫn dù ng tố t. Bình thườ ng 28%

Có 23% Bình thườ ng 35%

Không 41% Có

Không



Bình thườ ng

26

Có 20%

Không 52% Không Bình thườ ng

13. Mua quần áo đang thịnh hành vì sợ 15. Mọi người thường xuyên nhờ vả bạn, rằng mình sẽ bỏ lỡ , khô ng bắt kịp xu khiến bạn cảm thấy khá phiền hà nhưng hướ ng mặ c dù vẫn cò n nhiều quầ n áo không thể từ chối được vẫn cò n xài rấ t tố t? Có 21%

Có 35%

Bình thườ ng 32%

Bình thườ ng 46%

Khô ng 19%

Không 46% Bình thườ ng

Không



Bình thườ ng

Không



Ở các câu hỏi 13, 16 có thể thấy trên 40% tỉ lệ các học sinh được khảo sát không bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO qua việc không mua điện thoại, quần áo hay món đồ mà mình yêu thích khi không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó vẫn có đến trên 20% các bạn học sinh sẵn sàng mua một món đồ với giá trị cao như điện thoại hay các món đồ và quần áo mới theo trend chỉ vì lo sợ rằng mình bỏ qua những xu hướng hay tính năng mới của những món đồ ấy. Qua đó có thể thấy tỉ lệ % học sinh THPT bị tác động mạnh từ hội chứng FOMO chiếm đến ⅕ trên tổng số các học sinh được khảo sát. Tỉ lệ học sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO ở mức trung bình khoảng 28-32%, các bạn này vẫn có suy nghĩ ý hay ý thức muốn mua nhưng có thể do điều kiện hay các vấn đề khách quan. Câu 15: Khi thường xuyên bị nhờ vả, có 35% các bạn không thể từ chối và cảm thấy phiền nhưng không từ chối được. Bên cạnh đó có 46% các bạn cảm thấy bình thường và 19% các bạn cho rằng mình không cảm thấy phiền hà khi bị nhờ vả thường xuyên.  => Ta có thể thấy được rằng khi bị nhờ vả thường xuyên, phần hơn các bạn cảm thấy phiền và khó có thể từ chối lời nhờ vả, qua đó ta còn thấy được phần đa,  mức độ sợ bị bỏ lỡ của các bạn không hề ít và nó ảnh hưởng tiêu cực đối với các bạn. việc luôn bị nhờ vả nhưng lại không thể từ chối ít nhiều làm ảnh hưởng đến công việc, lịch trình cá nhân. Câu 14: Khoảng 23% các bạn học sinh được khảo sát bị tác động mạnh bởi hội chứng Fomo khi sẵn sàng chấp nhận những lời mời kết bạn dù nó không thật sự quan trọng. 36% học sinh ảnh hưởng ở mức độ trung bình, nhóm các bạn học 27

sinh này có suy nghĩ đồng ý kết bạn nhưng bên cạnh vẫn sẽ có ý thức liệu có quan trọng hay không? Và gần ½ số học sinh được khảo sát (47%) không bị hội chứng Fomo tác động, sẵn sàng từ chối những mối quan hệ không quan trọng đối với bản thân. Tiểu kết: Qua các câu hỏi khảo sát của nhóm bốn có thể thấy tỉ lệ phần trăm các bạn học sinh không bị ảnh hưởng bởi hội chứng Fomo ở các trường hợp mua sắm và bị nhờ vả chiếm tỉ lệ cao, trên 40%. Song song vãn có 1/5 tỉ lệ phần trăm các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng chiếm từ 20 – 23%.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP A. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện khảo sát học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, chúng em có những nhận xét sau: - Dưới 30% các bạn học sinh không bị tác động bởi hội chứng FOMO. - Qua các biểu hiện cho thấy các bạn học sinh được khảo sát bị ảnh hưởng bởi cả mặt tích cực và tiêu cực của hội chứng. + Phần lớn các bạn học sinh đực khảo sát sử dụng điện thoại với tần suất cao, liên tục, khi một ngày có hai mươi bốn giờ, ngoài các hoạt động như ngủ, học tập, hoạt động ngoại khóa thì giờ đây điện thoại trở thành một phần trong cuộc sống nhưng khi khảo sát các mục đích của việc sử dụng điện thoại thì đa số các hoạt động ấy không giúp nâng cao chất lượng cuộc sông của các bạn. + Những mục đích sử dụng điện thoại của các bạn học sinh đa phần đều chịu ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng Fomo và có dấu hiệu tăng. Những mục đích chủ yếu thường là do sợ bỏ lỡ tin nhắn hay các thông tin trên mạng xã hội,tham gia vào các cuộc trò chuyện tán gẫu hay săn mã giảm giá. 28

+ Bên cạnh đó các bạn học sinh được khảo sát có những biểu hiện tích cực của tác động hội chứng Fomo như kích thích sự học tập hay mở rông những mối quan hệ lành mạnh, quan trọng… - Việc sử dụng điện thoại và các phương tiện truyền thông góp phần gia tăng sự tác động mạnh mẽ của hội chứng Fomo lên các bạn học sinh THPT trong kỷ nguyên số. - Từ đó cần đưa ra những giải pháp giúp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng Fomo. B. GIẢI PHÁP Tình trạng lo lắng về cuộc sống của mọi người có thể kìm hãm các bạn học sinh trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Bạn hãy tìm cách giảm sự lo lắng của mình và tránh các tác hại của mạng xã hội bằng một số cách sau. I. THỪA NHẬN HIỆU ỨNG FOMO Khi thừa nhận mình lo lắng về việc bỏ lỡ những thứ vui vẻ đang xảy ra trên mạng có nghĩa là bạn đã thừa nhận sự bất an của mình và sẵn sàng bắt đầu đối mặt với vấn đề. Ảnh hưởng từ xã hội là rất lớn sẽ không dễ mất đi. Nhưng nếu bạn có thể nhận ra rằng những ảnh hưởng này, bạn sẽ có thể lướt qua dễ dàng. Vậy nên, bạn hãy thành thật với bản thân hơn nhé. II. ĐẶT RA THỨ TỰ ƯU TIÊN Bạn hãy nhớ rằng mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống. Vậy bạn đặt thứ gì trong danh sách ưu tiên của mình? Khi bạn không có ưu tiên, bạn sẽ dễ tập trung vào những việc không quan trọng mà bỏ qua nhiều cơ hội lớn. Khi biết chuyện gì quan trọng với mình, bạn sẽ không còn quan tâm tới cuộc sống của người khác nữa. Từ đó, bạn sẽ làm được nhiều việc quan trọng hơn và chạm đến thành công sớm hơn. III. TẬP NÓI LỜI TỪ CHỐI Hãy cùng xem lại những tác hại của hiệu ứng FOMO nào, “Luôn bị nhờ vả” chính là một trong những tác hại đó và tại sao chúng ta áp dụng một vài cách hay các chiến lược từ chối những lời nhờ vả đó ngay bây giờ. Đôi khi, 29

từ chối một vài lời nhờ vả là một điều tốt. “Bạn chỉ có một cuộc đời. Nếu bạn chọn làm việc này có nghĩa là sẽ bỏ lỡ việc kia” là câu nói của Damon Zahariades và là câu nói còn đọng lại duy nhất khi tớ đọc cuốn sách “Nghệ thuật từ chối” của anh ấy. IV. TẬN HƯỞNG NHỮNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI Việc chú tâm hơn đến những gì bạn đang làm giúp bạn trân trọng khoảnh khắc hiện tại thay vì ước ao mình được trải nghiệm một điều gì khác. Vậy nên, bạn hãy dành hết sự tập trung vào những việc mình đang làm như nói chuyện với người bên cạnh, lái xe hay nấu ăn. Khi bạn tập trung vào giây phút hiện tại, bạn sẽ không cần lo sợ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người khác. V. TẬP TÍNH BIẾT ƠN MỌI THỨ Tu luyện một thái độ biết ơn có thể giúp chống lại cảm giác lo lắng và ghen tị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viết ra một vài điều bạn biết ơn mỗi ngày có thể giúp tăng sự hài lòng trong cuộc sống chung của bạn. Nghiên cứu tâm lý tích cực hơn nữa liên kết lòng biết ơn với cảm giác hạnh phúc và hạnh phúc lớn hơn. Lần tới khi bạn cảm thấy ghen tị với những gì người khác có, hãy thử chuyển hướng sự tập trung của bạn đến những khía cạnh tích cực của cuộc sống của chính bạn. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

VI. HẠN CHẾ THAM GIA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI FOMO có thể là một vấn đề lâu đời, nhưng phương tiện truyền thông xã hội có thể thêm dầu vào lửa. Nếu bạn thấy phương tiện truyền thông xã hội đang khiến bạn cảm thấy ghen tị với cuộc sống của người khác hoặc không hài lòng với chính mình, hãy thử giới hạn thời gian của bạn trên các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter... Nhiều người đã trở nên nghiện khi biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người khác. Cuối cùng, họ bỏ bê cuộc sống của mình, nhìn chằm chằm vào màn hình thay vì có mặt đầy đủ trong khoảnh khắc hiện tại của bản thân. Hãy thử cho mình một lượng thời gian nhất định để kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày. Các ứng dụng như StayF Focusd, AntiSocial và Self Control có thể chặn hoặc giới hạn thời gian trên phương tiện 30

truyền thông xã hội và các trang web gây mất tập trung khác. Bạn cũng có thể ngăn thông báo xuất hiện trên điện thoại để bạn chỉ tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội khi bạn tích cực đăng nhập. VII. TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA Bạn hãy tập trung vào việc tự mình trải nghiệm những điều ý nghĩa và nâng tầm bản thân thay vì ngồi sau màn hình theo dõi trải nghiệm của người khác. Những trải nghiệm và kí ức đẹp là thứ bạn nhớ suốt đời chứ không phải những bức ảnh về buổi tiệc tùng vui vẻ và chuyến du lịch thú vị của ai đó. Khi đã biết hiệu ứng FOMO là gì, bạn sẽ dễ dàng vượt qua tâm lý muốn theo dõi và cập nhập những điều thú vị đang diễn ra trong cuộc sống người khác. Từ đó, bạn sẽ có những trải nghiệm vui vẻ và khó quên cho chính bản thân mình. VIII. NUÔI DƯỠNG JOMO (Joy of Missing Out) JOMO là một thuật ngữ đối lập được tạo ra bởi doanh nhân Anil Dash. Trong khi những người mắc FOMO có thể đoán được lựa chọn của họ và tự hỏi liệu họ có thể vui vẻ hơn ở nơi khác không, thì những người có JOMO nắm lấy những lựa chọn họ đã đưa ra và tìm thấy niềm vui trong tình huống hiện tại. Hàng triệu sự kiện tuyệt vời diễn ra trên thế giới tại bất kỳ thời điểm nào. Không thể có mặt ở mọi nơi cùng một lúc. Thay vì lo lắng về những gì bạn có thể hoặc không thể bỏ lỡ, hãy thử đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bạn và sở hữu quyết định đó. Tìm hạnh phúc trong những gì bạn đang làm, và nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại đưa ra lựa chọn ngay từ đầu. Làm thế nào để JOMO? Tất nhiên, áp dụng JOMO là hành trình không dễ dàng. Nhất là khi chúng ta luôn bị vây quanh bởi thông tin và mạng xã hội. 3 cách để tận hưởng JOMO, gồm: Tắt điện thoại Thay vì để thông tin không liên quan bao vây bạn, hãy nghỉ ngơi và xác định lại mối quan tâm của mình. 31

Việc theo dõi những gì đang xảy ra bên ngoài là đúng. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu tiêu cực, 1-2 ngày tạm quên đi các sự kiện chung và trở về với thế giới riêng không phải vấn đề quá lớn. Ngắt kết nối điện thoại để chủ động tái kết nối với điều thật sự quan trọng, đây là bước đầu của JOMO.

Dành thời gian cho bản thân Ngoài giờ học, bạn có thể đọc sách, trồng cây, chơi với thú cưng hoặc làm bất cứ điều gì khiến bản thân vui vẻ. Bạn thậm chí có thể có những thời gian không làm gì cả, miễn là chúng có ích cho việc sạc lại năng lượng bên trong.

Sống với chính mình ở hiện tại "Niềm vui được bỏ lỡ" đi đôi với những lần nói "không" với điều làm bạn thiếu thoải mái. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng JOMO không đồng nghĩa với việc xa rời thực tế và cộng đồng. Trái lại, Medium nói JOMO giúp chúng ta gắn kết mình với thực tại hơn. "Chọn JOMO nghĩa là bạn chọn hài lòng với thực tại và chỉ quan tâm đến những ưu tiên của mình, thay vì so đo với người khác và cố gắng bắt kịp tất cả xu hướng chung", tác giả Kristen Fuller viết trên Psychology Today. Khi không còn lo lắng cho tương lai hay điều nằm ngoài tầm kiểm soát, người có lối sống JOMO sẽ chấp nhận những gì đang diễn ra, sử dụng thời gian một cách khôn ngoan và trân quý điều mình đang có. IX. NHẮC NHỞ BẢN THÂN PHƯƠNG TIỆN XÃ HỘI LÀ AIRBRUSHED Những người bạn của bạn thường không đăng toàn bộ sự thật trên phương tiện truyền thông xã hội. Thay vào đó, mọi người thường chỉ đăng những bức ảnh tự sướng tốt nhất của họ và có nhiều khả năng chia sẻ một bức ảnh về một cuộc phiêu lưu thú vị hơn là một lời ca ngợi về bất kỳ khó khăn nào họ có thể gặp phải. Hãy nhớ rằng, dù cuộc sống của một người có vẻ hoàn hảo hay thú vị đến thế nào , mọi người đều có những ngày tồi tệ. 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. (3) BusiBuk - Bài viết | Facebook 2. (3) iChange Youth Camp - Bài viết | Facebook 3. (3) Wfacts - Kiến thức khoa học | Những hội chứng tâm lý phổ biến của thế hệ Z: | Facebook 4. (3) Đại Học Đừng Học Đại | **[FOMO - hội chứng tâm lý phổ biến của Gen Z]** | Facebook 5. Fomo là gì? Hội chứng tâm lý không của riêng ai - QuanTriMang.com

6. Fomo là gì? Vượt qua hội chứng fomo như nào? (nhanhoa.com) 7. Hội chứng sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO) là gì? Tác động của FOMO trong giao dịch (vietnambiz.vn) 8. https://www.bing.com/search? q=hội+chứng+fomo&cvid=2535fc59d6b04099a01bd1af13e8eb8d&aqs=edge.0.69i59j69 i57j0l7.1692j0j4&FORM=ANAB01&PC=HCTS

9. https://spiderum.com/bai-dang/HOI-CHUNG-FOMO-NOI-SO-BI-QUEN-LANGnz6 10. https://www.profin.com.vn/22659-Mang-xa-hoi-va-hoi-chung-FOMO-khienban-tieu-tien-nhu-the-nao 33

11. 12. 13. 14. 15. 16. 17.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8283615/ https://www.verywellmind.com/how-to-cope-with-fomo-4174664 https://spiderum.com/bai-dang/HOI-CHUNG-FOMO-NOI-SO-BI-QUENLANG-nz6 https://zingnews.vn/dung-fomo-hay-tim-niem-vui-ngay-gian-cach-voi-jomopost1241042.html https://tuoitre.vn/thuyet-tien-hoa-va-tam-ly-vi-thanh-nien-462752.htm https://vinhphuc.edu.vn/trao-doi-kinh-nghiem/hoc-sinh-lao-vao-ban-hang-quamang-he-luy-khong-ngo-c658-1117.aspx

PHỤ LỤC Nội dung phiếu khảo sát: - Link form khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdE5Ye3q1ErpSzcPcOofNe7SZSq6FcgDGpMGniN4ti1ydbl KA/viewform?usp=sf_link

34

35

36

37

38