25 0 271KB
Đề bài: Chiến lược kinh doanh quốc tế và mô hình cấu trúc tổ chức của Viettel Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) được thành lập ngày 18/06/2007 do việc sát nhập hai công ty là Công ty Điện thoại đường dài Viettel và Công ty Điện thoại di động Viettel thành một công ty kinh doanh đa dịch vụ. Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp toàn bộ các dịch vụ viễn thông của Viettel tại Việt Nam. 1. Mô hình cấu trúc tổ chức của Viettel * Cơ cấu tổ chức: - Ban lãnh đạo công ty gồm 01 Giám đốc và 08 Phó giám đốc. - Khối cơ quan Công ty gồm 10 phòng ban - Khối đơn vị sự nghiệp gồm 08 trung tâm * Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Mô hình cấu trúc tổ chức mà Viettel lựa chọn là mô hình cấu trúc theo đường thẳng, theo đó, nhà lãnh đạo ra quyết định và giám sát trực tiếp với cấp dưới. Ngược lại, mỗi người cấp dưới cũng có nghĩa vụ phải thực thi mệnh lệnh được truyền đạt từ cấp cao hơn và chỉ nhận sự điều hành cùng chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
1
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
PGĐ TÀI CHÍNH
P. Tổ chức lao động P. Kế hoạch P. Công nghệ thông tin P. Quảng cáo, PR P. Chính trị P. Hành chính P. Kiểm soát nội bộ P. Tài chính P. Đầu tư
PGĐ KD DI ĐỘNG
TT DI ĐỘNG - P Chiến lược kinh doanh - P Điều hành bán hàng - P Kinh doanh quốc tế - P Nghiên cứu PT SPDV mới - P Tổng hợp
PGĐ CỐ ĐỊNH
PGĐ KHDN
TT CỐ ĐỊNH
TT KHÁCH HÀNG DN
- P.Chiến lược kinh doanh - P. Điều hành bán hàng - P. Điều hành sửa chữa ngoại vi - P. Chất lượng dịch vụ - P. Hạ tầng và PT Ngoại vi - P. Dự án tòa nhà - P. Tài chính - Tổng hợp
- P. Giải pháp - P. Kinh doanh - P. Điều hành dự án - P. Tổng hợp
PGĐ QL TỈNH
TT QUẢNLÝ TỈNH A. QLNV Địa bàn - P. Quản lý địa bàn - P. Tổ chức Lao động - P. Kế toán - P. Quản lý nợ đọng - P. Tổng hợp B. QL Tỉnh - P. Nghiệp vụ - P. Điều hành - P. Đảm bảo
PGĐ CSKH
TT CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG - P. CSKH - P. Hỗ trợ nghiệp vụ - P. GQKN - P. Kiểm soát CLDV - P. Đào tạo - P. TCLĐ - P. Hành chính - P. Kế hoạch TH - P. Thông tin điện tử - TT. CSKH 3 KV ( HNI, HCM, ĐHG)
PGĐ DỊCH VỤ GTGT
TT PT NỘI DUNG - P. Bản quyền - P. Biên tập, Sản xuất tin tức - P. Chế tác, biên tập dịch vụ - P.Sản xuất chương trình - P. Kỹ thuật - P. Tổng hợp
TT KINH DOANH VAS - P. Kế hoạch, Marketing - P. Âm nhạc - P. Tin tức - P. Hợp tác CP - P. ƯD Mobile và tiện ích - P. Thiết bị đầu cuối & SIM
P. Xây dựng dân dụng
- P. PT ứng dụng
TT Thanh khoản
CHI NHÁNH VIETTEL TỈNH, THÀNH PHỐ KHỐI QUẢN LÝ, HỖ TRỢ
KHỐI KINH DOANH
KHỐI KỸ THUẬT
2. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel Viettel đã sử dụng chiến lược đa quốc gia khi thâm nhập vào các thị trường viễn thông của Lào, Campuchia, Myanmar,… và đang từng bước xây dựng được các thành tựu kinh doanh tại các thị trường này. Chiến lược đa quốc gia là chiến lược điều chỉnh sản phẩm và chiến lược marketing ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở thích và điều kiện của mỗi địa phương. Để thực hiện chiến lược đa nội địa, các công ty thường thành lập các cơ sở độc lập lớn ở các quốc gia khác nhau. Cũng như tất cả các công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia, Viettel hướng vào việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của địa phương. Vì vậy, khi các công ty đa quốc gia thường thích nghi hóa một cách rộng rãi ca sản phẩm và chiến lược tiếp thị của họ để phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Họ cũng có xu hướng thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh các hoạt động tạo giá trị bao gồm: sản xuất, tiếp thị, R&D trong mỗi thị trường nơi họ đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Cũng không nằm ngoài trường hợp đó, Viettel phải tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở tại mỗi quốc gia mà mình đặt chân đến, cũng như xây dựng một hệ thống tổng đài tư vấn hỗ trợ địa phương để đáp ứng nhu cầu khách hàng tại mỗi quốc gia. a. Khác nhau trong các chính sách Marketing Về việc tiếp thị, tại mỗi thị trường Viettel đều dùng những thương hiệu riêng được đặt tên theo một nét văn hóa của quốc gia sở tại nhằm phù hợp với văn hóa địa phương và được các khách hàng sở tại chấp nhận, việc này cũng nhằm tránh những rủi ro do khác biệt ngôn ngữ. * Tại Lào, Viettel sử dụng thương hiệu Unitel: •
Triết lý thương hiệu Unitel: Đem mỗi người dân Lào đến gần hơn với cuộc sống
giàu đẹp.
•
Định vị thương hiệu Unitel: Kết nối làm giàu cuộc sống người dân Lào.
Tên Unitel: Từ “Uni” trong tiếng Anh được hiểu là Unity (Đoàn kết). Theo đó, Unitel được hiểu là biểu tượng của tình đoàn kết giữa hai dân tộc, cũng là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết giữa toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ “Uni” cũng có thể được hiểu theo nghĩa “Universal” (toàn cầu), cho thấy không chỉ ước vọng về mạng lưới vươn tầm quốc tế mà còn tinh thần hợp tác quốc tế của Unitel. Đặc biệt, Unitel có cách phát âm tương tự như từ “Ru nị” (ở đây) trong tiếng Lào. Ở đây, bạn có thể nói chuyện. Ở đây bạn có thể chia sẻ với chúng tôi. Unitel giống như một người bạn thân thiết, gần gũi với người dân Lào để lắng nghe, đáp ứng mọi nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Ngoài ra cái tên Unitel còn là một lời khẳng định “You and I tell” (Bạn và tôi cùng nói). Nó giống như lời cam kết Unitel luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và làm hài lòng khách hàng. Khẩu hiệu: Chọn khẩu hiệu “Brighter” (Hạy si vit thì sốt sáy), Unitel hứa hẹn đem lại cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc cho người Lào cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Đây là lý do Unitel chọn định vị thương hiệu “kết nối làm giàu thêm cuộc sống”. Đó là kết nối giữa cuộc sống với công nghệ thông tin, kết nối con người với con người, kết nối truyền thống và hiện đại, kết nối giữa các thế hệ. Kết nối là phương tiện để đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú tốt đẹp cả về ý nghĩa vật chất và tinh thần. Đó là mục đích mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp nhất mà Unitel mong muốn vươn tới.
Logo: Hình logo bao gồm hai mảnh ghép vào nhau là cách điệu của hai chữ U và N, tượng trưng cho chữ mở đầu của Unitel. 2 miếng ghép đặt vào nhau tượng trưng cho 2 quốc gia Việt Nam và Lào, và phần giao nhau chính là Unitel. Về màu sắc, Unitel chọn gam màu nóng - màu vàng và đỏ xen lẫn nhau, thể hiện sự ấm áp, thân thiện. Riêng chữ Unitel được đặt màu đen, thể hiện sự cao quý và tính bền vững, trường tồn. * Tại Cambodia, Viettel lại sử dụng thương hiệu Metfone: Logo có màu sắc đơn giản những gần gũi. Khẩu hiệu của Metfone là “closer”, thực hiện đúng như khẩu hiệu của mình, bằng việc kết nối và phát triển mạng di dộng đến tất cả các tỉnh thành và những vùng quê hẻo lánh, Metfone đã thực sự đem mọi người đến gần nhau hơn.
Tại Haiti, Viettel lại sử dụng thương hiệu Natcom với logo màu sắc khá sáng, biểu thị cho sự phát triển mạnh mẽ và điều này đặt biệt có ý nghĩa khi Viettel giữ đúng lời hứa quay lại phát triển dịch vụ viễn thông tại đây sau thảm họa động đất, và sự phát triển của Viettel tại đây cũng rất mạnh mẽ.
* Tại Mozambique: Viettel sử dụng màu cam làm màu chủ đạo cho thiết kế thương hiệu của mình.
Ngoài ra, để phát triển dịch vụ của mình, công tác R&D cũng được phát triển tại mỗi quốc gia mà Viettel kinh doanh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng tại mỗi nước cách thích hợp nhất. b. Khác nhau trong chiến lược xâm nhập thị trường * Tại Campuchia: Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người dân chủ yếu dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Hơn nữa các công ty viễn thông vẫn còn hời hợt khi đầu tư vào thị trường này. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của Campuchia được cho là thuận lợi nhất và phù hợp với khả năng nội tại của Viettel - cơ sở mẹ phát triển mạnh ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm phát triển thị trường. Campuchia có nét tương đồng về văn hóa, khả năng am hiểu thị trường và khoảng cách gần là lợi thế khi xây dựng hạ tầng. - Quan hệ giữa Việt Nam.
Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo. Phương thức thâm nhập thị trường Campuchia Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Campuchia là Đầu tư trực tiếp 100% vốn. * Tại Lào: Viettel kí thành lập công ty liên doanh viễn thông tại Lào. Ông Thansamay Kommasith, tổng công ty viễn thông quân đội Lào( Lào Asean Telecom LAT) và ông Hoàng Anh Tuấn( Tổng công ty viễn thông quân đội Việt Nam(Viettel) kí kết biên bản thành lập công ty liên doanh Star Telecom chính thức đi vào hoạt động, đặt mục tiêu thu hút 1,5 triệu khách hàng tại Lào vào năm 2009. Tháng 2 năm 2009 Viettel đã lắp đặt trên 200 trạm phát sóng BTS với gần 50.000 thêu bao di động. Công ty liên doanh Star Telecom company hiện đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định và các dịch vụ viễn thông khác có uy tín và có lượng khách hàng hàng đầu tại Lào. Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Lào là Liên doanh. * Thị trường Myanmar: Viettel sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu Mytel. Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar-liên doanh giữa Viettel Global (công ty con của Tập đoàn Viettel) với hai đối tác địa phương là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH). Hai đơn vị được chỉ định đàm phán liên doanh với Viettel, sẽ chiếm 51% cổ phần, bao gồm một công ty trung gian địa phương (SPV) là The Myanmar National Holding Public Limited và một công ty nhà nước là Star High Public Company Limited. * Thị trường Haiti:
Viettel cũng sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu Natcom. Natcom –là công ty liên doanh thành lập tại Haiti, trong đó Viettel sở hữu 60% vốn liên doanh và Teleco sở hữu 40% * Thị trường Mozambique: Viettel cũng sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu Movitel . Movitel - liên doanh giữa Viettel và Công ty SPI tại Mozambique. c. Đánh giá chung Được đánh giá là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 châu lục gồm châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động và gặt hái các thành công. Đến cuối năm 2010, mạng Viettel ở Campuchia và Lào đã cho thấy những kết quả khả quan sau một năm kể từ ngày chính thức khai trương. Các dự án tại thị trường Haiti và Mozambique cũng đang được khẩn trương chuẩn bị để có thể cung cấp dịch vụ trong năm 2011. Mới đây nhất viettel cũng đã thắng thầu giấy phép ở viễn thông Peru. Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Chỉ sau hơn một năm kể từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc. Tốc độ phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn hai năm triển khai kinh doanh.
Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh của Viettel với đối tác Lào cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai trương vào tháng 10/2009, và vươn lên đứng thứ hai về thuê bao trong năm 2010. Thị trường Haiti cũng đã có những tín hiệu phản hồi tích cực sau khi Natcom, liên doanh của Viettel tại Haiti bắt đầu khôi phục lại việc cung cấp điện thoại cố định sau thảm hoạ động đất. Theo đánh giá chung, người dân Haiti đang mong đợi sự chuyển biến lớn về chất lượng dịch vụ viễn thông tại đất nước này, với việc Natcom đầu tư xây dựng hạ tầng cáp viễn thông, một điều mà chưa nhà cung cấp nào từng làm ở Haiti. Do vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nạn dịch tả và hiện tại là tình hình bất ổn trong giai đoạn bầu cử nhưng Natcom vẫn bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trong tháng 12/2010 và kế hoạch xây dựng mạng lưới vẫn được đảm bảo để có thể khai trương dịch vụ di động vào giữa năm 2011. Đến năm 2017 Viettel đã được một số thành tựu như: Thương hiệu Viettel được xếp hạng thứ 49 trong tổng số 50 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới, là thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam,là doanh ngiệp có lợi nhuận và nộp thuế lớn nhất Việt Nam,Myanmar thị thường quốc tế thứ 10 của Viettel….