Bai Tap Kho Chuong 2 Hoa 10 Nang Cao [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀÌ TẬP CHƯƠNG 2 HÓA 10 NÂNG CAO KHÓ BÀI 1.a) Oxit cao nhất của một nguyên tó ứng với công thức RO3 , với hidro nó tạo hợp chất khí chứa 94,12%R về khối lượng . Xác định nguyên tố R? b) R’ là nguyên tố cùng nhóm A và thuộc chu kì kế cận với R;X ,Y là hợp chất với hidro của R và R’ , trong đó X là chất khí , Y là chất lỏng ở điều kiện thường . Giải thích? BÀI 2. Cho biết hai nguyên tố A và B thuộc nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn . A ở lớp ngoài cùng có 6e. Hợp chất (X) của A với hidro trong đó %H = 11,1%(về khối lượng ).Xác định tên A và B . BÀI 3. Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng điện tích hạt nhân của chúng bằng 16. a) Xác định tên của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn . b) Vị trí của hai nguyên tố trong bảng tuần hoàn. BÀI 4. a) Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm 7A , có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố mR:mO=7,1: 11,2 . Xác định nguyên tố R ? b)Hòa tan 36,4g hỗn hợp A gồm Fe và MgCO3 vào 800ml dung dịch HR 2M thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y . Biết dY/O2 =0,85 . Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn A và nồng độ mol của dung dịch X . Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể . BÀI 5. A và B là hai nguyên tố cùng thuộc một nhóm . A có 6e ở lớp ngoài cùng . Hợp chất của A với hidro có phần trăm khối lượng hidro bằng 5,88% . Số khối của A lớn hơn của B . a) xác định A, B và hợp chất của A với hidro . b) B tạo với halogen X một hợp chất X2B trong đó X chiếm 81,6% khối lượng . Tìm halogen X . BÀI 6. a) Hai nguyên tố A và B có tổng điện tích hạt nhân là 58 . Biết A và B cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp . Xác định A và B . b)Phân tử XY2 có tổng điện tích hạt nhân là 26. Biết X và Y cùng một chu kì ở hai nhóm liên tiếp .Xác định công thức phân tử . BÀI 7. Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyeent ố X và Y thuộc hai chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn . X thuộc nhóm 1A , 2A , còn Y thuộc nhóm 6A, 7A. Biết tổng số e trong XY bằng 20 . XY là hợp chất nào? BÀI 8. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trong các phan lớp p là 11. Nguyên tử cảu nguyên tố B có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện cảu A là 12 . a) Xác định A và B . b) Gọi X là hợp chất tạo bởi A và B . Dung dịch nước của X có tính axit, bazo hay trung tính ? tại sao? BÀI 9. Hai nguyên tố A và B cùng nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton của hai nguyeent ử thuộc hai nguyên tố đó là 32. Tìm vị trí cảu hai nguyên tố đó reong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. BÀI 10. Nguyên tố R là phi kim thuoocj nhóm A trong bảng tuần hoàn . Tỉ lệ giữa phân ftram nguyên tố R trong Oxit cao nhất và phần trăm R trong hợp chất khí vơi hidro bằng 0,5955. Cho 4,05 gam một kim laoij M chưa rõ hóa trị tác dụng hết với đơn chất R thì thu được 40,05 gam muối . Xác định nguyên tố R và M. BÀI 11. Một nguyên tố R mà oxit cao nhất với của nó chứa 60% O theo khối lượng . Hợp chất khí của R với hidro có tỉ khối hơi so với khí hidro bằng 17. xác định R , công thức Oxit của R và công thức hợp chất khí của R với Hidro. BÀI 12. Hòa tan 2,84 gam hỗ hợp hai muối cacbonat cảu hai kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm 2A bằng 120ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít CO2 ( đo ở 54,6 độc C và 0,9 atm) và dung dịch X.

a) Tìm nguyên tử khối A, B và khối lượng muối trong dung dịch X .

b) Tính phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Câu 1 : Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là: + Nguyên tử X : 1s22s22p63s2 + Nguyên tử Y : 1s22s22p63s23p63d34s2 -

X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích

-

Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?.

Câu 2 :Nguyên tố X ở chu kì 3,nhóm VA của bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron của X. b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy. Câu 3 : Cho nguyên tố X có Z = 30 a)Viết cấu hình electron nguyên tử X b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì,thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích vì sao lại viết được như vậy. Câu 4 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Câu 5 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37. a)Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB . b)Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm? Câu 6 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH. Câu 7 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó. Câu 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M. Câu 9 : A là nguyên tố ở chu kì 3.Hợp chất của A với cacbon chứa 25 % cacbon về khối lượng ,và khối lượng phân tủ của hợp chất là 144 u.Định tên nguyên tố A,công thức phân tử của hợp chất . Câu 10 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit. Câu 11 : Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó. Câu 12 : Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% khối lượng (M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3). Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, còn X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton của A là 58. Xác định M,X,A.

Câu 13 : X và Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với H là XHa và YHa . Khối lượng mol chất nầy gấp 2 lần khối lượng mol chất kia. Khối lượng phân tử 2 oxit cao nhất của X và Y (X2Ob và Y2Ob) hơn kém nhau 34 u. a)X,Y là kim loại hay phi kim. b)Xác định tên X,Y và công thức phân tử các hợp chất của X,Y. Câu 14 : Tổng số hạt mang điện trong ion AB32– bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố A,B. Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử A,B. Xác định vị trí nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 15 : X,Y là 2 halogen (thuộc nhóm VIIA) ở 2 chu kì liên tiếp . Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,15 gam kết tủa. Xác định tên của X,Y và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Câu 16 : Hợp chất M tạo thành từ cation X+ và anion Y3–. mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên.Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3– là 47. Hai nguyên tố trong Y3– thuộc 2 chu kì liên tiếp có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Hãy xác định công thức hóa học của M. Câu 17 : X,Y là 2 nguyên tố cùng 1 nhóm A thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton, electron và nơtron trong Y– là 55 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,75 lần. Hãy xác định số hiệu nguyên tử X,Y và số khối của Y. Câu 18 : A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2 là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28 trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện. a)Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y. b)Xác định vị trí của A,B,X trong bảng tuần hoàn. Câu 19 : Có hợp chất MX3 trong đó : –Tổng số proton, nơtron, elctron là 196. –Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. –Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8. –Tổng số proton, nơtron, elctron trong X– nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn Câu 20 : X,Y,Z là 3 nguyên tố phi kim lần lượt ở nhóm VA, VIA, VIIA. Oxit cao nhất của X có số hạt mang điện gấp 2,5 lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Số hạt mang điện của oxit cao nhất của Z nhiều hơn lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y là 28. Số hạt mang điện của 3 nguyên tử X,Y,Z bằng số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Xác định số thứ tự của X,Y,Z

Bài 12: Ba nguyên tố X, Y, Z ở trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố trên hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. a. Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn, tính chất cơ bản

và gọi tên từng nguyên tố. b.So sánh đô âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó. Bài 19: A và B là 2 nguyên tố nằm trong hai phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn ). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số hạt proton trong hai hạt nhân của A và B là 25, đơn chất A tác dụng được với đơn chất B a) Hãy viết cấu hình electron của A và B b) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 20: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion M2+ nhiều hơn trong X – là 21. Tổng số hạt proton, notron, electron trong M2+ nhiều hơn trong X – là 27 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M2+, X-. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 21: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y3 - , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y 3 – là 47. Hai nguyên tố trong Y 3 – thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. a) Hãy xác định công thức phân tử của M. b) Mô tả bản chất các kiên kết trong phân tử M. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 22: Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y ,Z ; biết tổng số các hạt cơ bản ( n, p, e ) trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron. a) Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và khối lượng của 3 đồng vị X, Y, Z b) Biết 752,875 . 1020 nguyên tử R có khối lượng m-gam. Tỷ lệ nguyên tử các đồng vị như sau: Z : Y= 2769 : 141 và Y : X = 611 : 390. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của R và tính m. Bài 23: Có 3 nguyên tố A, B, C với ZA < ZB < ZC ( Z là điện tích hạt nhân). Biết:Tích ZA.ZB.ZC =952 Tỷ số ( ZA + ZC ) / ZB = 3 Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0, mS = - ½ a) Viết cấu hình electron của C. Xác định vị trí của C trong bảng hệ thống tuần hoàn từ đó suy ra nguyên tố C

b) Tính ZA, ZB. Suy ra nguyên tố A, B c) Xác định trạng thái vật lý của hợp chất với Hiđrô của A, B, C. giải thích sự khác nhau giữa các trạng thái này. d) Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B , C có công thức ABC. Viết công thức cấu tạo của X và gọi tên X. e) Ở trạng thái lỏng, X có tính dẫn điện. Cho biết X được hình thành bằng liên kết gì? Bài 24: a) Trong một nguyên tử trung hoà điện có 6 electron, khối lượng nguyên tử bằng 12 đvC. Tính số proton, nơtron trong nguyên tử đó. b)Trong một nguyên tử, tổng số hạt mang điện là 26, khối lượng hạt nhân là 27 đvC. Tính số proton, nơtron, và khối lượng của nguyên tử đó. Bài 25: Một nguyên tử khi mất bớt electron biến thành ion dương. Khi nhận thêm electron biến thành ion âm. Tri tuyệt đối của điện tích ion bằng đúng số electron mà nguyên tử mất đi hay nhận thêm. Cho hai ion R4+ và R4–. Số nơtron trong hai ion này đều bằng 14. số electron trong ion R4+ bằng 10. Hãy viết ký hiệu hạt nhân của hai ion đó. Tính số electron trong nguyên tử trung hoà điện R và trong ion R4–. Bài 26: Một nguyên tử kí hiệu là R có tổng số các hạt proton, nơtron, electron bằng 24. a) Viết ký hiệu hạt nhân của nguyên tố và gọi tên nguyên tố đó, b) Viết cấu hình electrpn của nguyên tử và của ion R2– . c) Cho biết trong nguyên tử đó có bao nhiêu obital có electron chiếm giữ. Bài 27: Cho hai nguyên tử A và A’ có số khối lần lượt bằng 79 và 81. Hiệu số giữa số nơtron và số electron trong nguyên tử A là 9 còn trong nguyên tử B là 11 a) Cho biết A và A’ có phải là đồng vị với nhau hay không? b) Nếu trôn lần hai loại nguyên tử A và A’ theo tỷ lệ là: ……….thì tập hợp các nguyên tử thu được có khối lượng nguyên tử trung bình bằng bao nhiêu? c) Tập hợp các nguyên tử đó có phải là một nguyên tố hoá học hay không. Nếu là một nguyên tố thì nguyên tố đó chiếm vị trí nào trong bảng HTTH? Bài 28: Cho hợp chất có dạng MX , M là kim loại X là phi kim . Tổng p , n , e trong MX là 96. Trong đó tổng hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 16 . Tổng số hạt trong X lớn hơn tổng số hạt trong M là 18. Tổng số hạt trong hạt nhân X lớn hơn tổng số hạt trong hạt nhân M là. 1. Xác định số thứ tự của X , M .Gọi tên MX 2. Viết phương trình điều chế MX. Bài 29:

Có 5 nguyên tố A , B , C , D , E liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn nguyên tố (được sắp xếp theo chiều tăng dần của số thứ tự biết rằng tổng số hiệu nguyên tử của chúng là 90 . Xác định nguyên tố . Bài 30: Có 2 nguyên tố X , Y mà số thứ tự của X > Y số pX > pY 8 hạt. Mặt khác tổng p , n , e của X là 54 trong đó tổng số hạt mang điện lớn hơn hạt không mang điện 1,7 lần . Hãy gọi tên X , YBài 31: Cho hợp chất MX3 trong đó M là kim loại và X là phi kim. Phân tử MX3 có tổng số p, n , e là 196 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong M nhỏ hơn số hạt trong X là 8. 1. Xác định số thứ tự của M và X . Gọi tên MX3 2. Viết một số phương trình điều chế MX3 Bài 32: Có 2 nguyên tố A ,B nằm ở hai nhóm liên tiếp có tổng proton trong hạt nhân là 25 mà trong đó zA < zB thuộc nhóm VI A 1. Gọi tên A và B 2. Viết công thức các ôxit chứa đồng thời Hydrô A và B Bài 33: Có 2 nguyên tố A và B biết hiệu số về số proton trong hạt nhân bằng 6. Tổng số prot Bài 19: A và B là 2 nguyên tố nằm trong hai phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn ). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số hạt proton trong hai hạt nhân của A và B là 25, đơn chất A tác dụng được với đơn chất B a) Hãy viết cấu hình electron của A và B b) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn. Bài 20: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion M2+ nhiều hơn trong X – là 21. Tổng số hạt proton, notron, electron trong M2+ nhiều hơn trong X – là 27 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M2+, X-. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.