Bai Tap Chuong 1 NLKT [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÂU HỎI ÔN TẬP, TÌNH HUỐNG Câu 1.1 Tại Công ty Bến Mơ, trong năm N1 có một số thông tin sau: (ĐVT: 1.000 đồng) 1. Tiền có tại Công ty đầu năm: 500.000 2. Tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong năm lần lượt là 10.000.000 và 9.600.000. 3. Tiền có cuối kỳ tại Công ty: 600.000. Sau khi đọc các thông tin trên, giám đốc Công ty Bến Mơ không đồng ý với số tiền còn cuối kỳ tại Công ty. Ông lập luận rằng với các dữ liệu 1 và 2 thì tiền còn cuối kỳ của Công ty phải là 900.000. Yêu cầu: Anh, chị có đồng ý với ý kiến trên hay không? Hãy giải thích quan điểm của anh, chị trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc và giả thuyết của kế toán. Câu 1.2 Trong năm N1, thông qua một công ty môi giới, Công ty Hương Xưa có tiến hành cho Công ty Bến Xuân thuê văn phòng làm việc từ tháng 1/5/N1 đến 30/4/N2 với số tiền cho thuê là 50 triệu đồng/tháng, theo quy định trong hợp đồng, khoản tiền này sẽ được Bến Xuân thanh toán một lần vào ngày 30/4/N2. Liên quan đến chi phí môi giới, theo hợp đồng, Công ty Hương Xưa đã tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí môi giới là 10% giá trị tiền thuê ngay tại thời điểm bắt đầu cho thuê. Yêu cầu: Theo anh, chị, Công ty Hương Xưa sẽ kê khai doanh thu và chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê nhà năm N1 và N2 như thế nào. Hãy nêu các nguyên tắc kế toán mà anh, chị sẽ áp dụng để xử lý tình huống này. Câu 1.3 Công ty Ngọc Lan trong hai năm N1 và N2 có các thông tin sau: (ĐVT: 1.000 đồng) - Tháng 1/N1: mua 1.000 hàng hóa A giá mua 5.000/sản phẩm. -

Tháng 5/N1: mua 1.000 hàng hóa A giá mua 5.500/sản phẩm. Tháng 9/N1 xuất kho 500 hàng hóa A bán cho khách hàng, giá bán là 6.000/ sản phẩm. Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

-

Tháng 1/N2: xuất kho 500 hàng hóa A bán cho khách hàng, giá bán là 6.000/ sản phẩm. Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Yêu cầu: Doanh thu bán hàng, chi phí (giá vốn hàng bán) và lợi nhuận của Công ty Ngọc Lan qua các năm sẽ được xác định như thế nào? Công ty Ngọc Lan đã vi phạm nguyên tắc gì của kế toán? Sự vi phạm này sẽ dẫn đến hậu quả gì? Phương pháp khắc phục? 1

Câu 1.4 Công ty Tiếng Xưa trong năm N1 có các thông tin sau về TSCĐ: (ĐVT: 1.000 đồng) 1- Mua quyền sử dụng đất A, giá mua 3.000.000. 2- Mua một phương tiện vận chuyến B, giá mua 1.000.000. Vào thời điểm cuối năm, giá thị trường của quyền sử dụng đất A là 3.500.000; của phương tiện vận chuyển B là 900.000. Yêu cầu: Thông tin về giá trị các tài sản này sẽ được trình bày trên BCTC như thế nào? Hãy giải thích nguyên tắc kế toán được áp dụng trong trường hợp này. Câu 1.5 Công ty Đêm có các thông tin sau đây về hàng tồn kho vào ngày 31/12/N1: (ĐVT: 1.000 đồng). Loại hàng hóa

Số lượng

Đơn giá gốc

Giá trị thuần vào cuối năm

A

100.000

50.000

45.000

B

200.000

80.000

90.000

Yêu cầu: Giá trị hàng tồn kho được trình bày trên BCTC vào thời điểm cuối năm như thế nào? Hãy nêu nguyên tắc kế toán được áp dụng trong trường hợp này. Câu 1.6 Liên quan đến việc ghi nhận một khoản doanh thu tại Công ty TNHH TM-DV Chiều Xuân, hai nhân viên kế toán tranh luận nhau: - Cô Lâm: Việc ghi nhận một khoản doanh thu mà chưa thu tiền là sai nguyên tắc kế toán. - Cô Linh: Chúng ta đã giao hàng cho khách hàng, đã phát hành hóa đơn nên mặc dù chưa thu tiền nhưng vẫn phải ghi nhận doanh thu. Yêu cầu: 1.Theo bạn, ý kiến của nhân viên nào được cho là hợp lý? 2. Hãy giải thích sự lựa chọn của bạn trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc kế toán cơ bản. Câu 1.7 Công ty TNHH TM-DV Hoa Lan chuyên kinh doanh thực phẩm. Ngày 31/12/N, kết quả kiểm kê hàng tồn kho tại đơn vị cho thấy còn một số lô hàng thực phẩm tồn kho trị giá 50 triệu đồng. Nhân viên kế toán của đơn vị quyết định không ghi nhận lô hàng này là tài sản trên Báo cáo tài chính với lý do: hàng đã quá hạn sử dụng, không thể bán được nữa, vì vậy không thỏa mãn tiêu chuẩn là tài sản. Theo bạn, quyết định của nhân viên kế toán trên có hợp lý không, và tại sao? Câu 1.8 Một nhóm bạn ba người gồm Lâm, Sơn, Thủy, Thiên dự định thành lập công ty. Họ dự kiến sẽ đầu tư xây dựng nhà xưởng, trị giá 500 triệu đồng, thanh toán ngay. Số 2

hàng hóa cần phải mua trị giá 200 triệu đồng, trong đó 150 triệu đồng sẽ trả ngay, còn lại sẽ thanh toán cho người bán trong vòng một tháng. Công ty cần phải mua một xe chở hàng, trị giá 300 triệu đồng, thanh toán ngay cho người bán. Đồng thời họ cần một khoản tiền mặt 150 triệu để chi tiêu. Sau khi xem xét tình hình tài chính, họ biết có thể vay từ ngân hàng số tiền 200 triệu đồng. Hãy xác định số vốn mỗi người góp vào để thành lập Công ty, giả sử tỷ lệ góp vốn của mỗi người là như nhau. Câu 1.9 Ngày 01/01/N, ông Lâm khởi đầu việc thành lập Công ty TNHH Chiều Tím bằng việc mở TK ở ngân hàng VCB và gửi vào 2.000 triệu đồng. Số tiền này bao gồm 1.000 triệu đồng ông vay từ bạn bè; 1.000 triệu đồng là tiền thuộc sở hữu của ông Lâm. Số liệu trên sổ kế toán của Công ty vào ngày 31/12/N như sau: - Tiền gửi ngân hàng: 2.500 triệu đồng; - Phải thu khách hàng: 800 triệu đồng; -

Nguyên liệu tồn kho: 30 triệu đồng; Phải trả người bán: 320 triệu đồng; Phải trả người lao động: 100 triệu đồng;

- Nợ dài hạn phải trả: 500 triệu đồng. Hãy xác định lợi nhuận trong năm N của Công ty TNHH Chiều Tím. Giả sử các khoản mục còn lại liên quan đến tài sản và nguồn vốn của Công ty Chiều Tím không phát sinh trong năm N. Câu 1.10 Công ty Bến Xưa trong năm N có thông tin liên quan đến việc đầu tư bất động sản như sau (ĐVT: 1.000 đồng): Ngày 25/08/N, Công ty mua một quyền sử dụng đất, giá mua 1.200.000. Vào ngày 31/12/N, giá thị trường của quyền sử dụng đất này là 1.500.000. Kế toán Công ty Bến Xưa - anh Hoàng - cho rằng, do giá thị trường của quyền sử dụng đất đã biến động nên thông tin về giá trị quyền sử dụng đất được trình bày trên báo cáo tài chính là theo giá thị trường 1.500.000 chứ không phải giá mua ban đầu là 1.200.000. Theo bạn, cách xử lý của anh Hoàng có hợp lý không? Nếu không, hãy đưa ra cách -

xử lý hợp lý và dựa vào nguyên tắc kế toán căn bản để giải thích cách xử lý đó. Trong trường hợp giá thị trường của quyền sử dụng đất này vào ngày 31/12/N là 900.000 thì cách xử lý của anh Hoàng có hợp lý không? Hãy giải thích.

3

BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1.1 Hãy chọn những sự kiện là đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiện sau: 1. Đơn vị nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. 2. Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán người bán. 3. 4. 5. 6. 7.

Đơn vị cam kết tài trợ học bổng cho một trường đại học. Nhân viên phòng kế toán vừa mua máy tính cá nhân bằng tiền lương nhận được. Xuất nguyên vật liệu cho công ty bạn mượn. Xuất hàng hóa trong kho ký gửi đại lý. Doanh số tháng này của các đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng với đơn vị.

8. Biên bản họp của ban giám đốc đơn vị về cách thức phân phối lợi nhuận tại đơn vị. 9. Tình hình sức khỏe của nhân viên bộ phận bán hàng. 10. Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho đã trả hộ cho bên bán. Bài 1.2 Hãy chọn những sự kiện là đối tượng theo dõi của kế toán Công ty X trong các sự kiện sau: 1. Công ty X mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền người bán. 2. Công ty X xuất hàng hoá trong kho bán đã thu tiền. 3. Trong tháng qua, có quá nhiều nhân viên tại Công ty X đi làm trễ. 4. Công ty X bị truy thu thuế. 5. Các khoản chi phí phát sinh tại Công ty X. 6. Cách thức nhân viên của Công ty X sử dụng thu nhập của mình. 7. Công ty X xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 8. Các mâu thuẫn thường xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên tại Công ty X. 9. Tình hình mua sắm TSCĐ của các đối tác có mối quan hệ mua bán với Công ty X. 10. Cách thức Công ty X phân phối lãi. 11. Công ty X rút quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng. 12. Nội dung cuộc họp bàn về công nợ tại Công ty X. 13. Công ty X nhận được thông báo tiền thuê nhà sẽ tăng 20% kể từ tháng tới. 14. Công ty X chi các khoản phúc lợi cho cán bộ công nhân viên của mình. 15. Các khoản chi ủng hộ bên ngoài của Công ty X. 4

16. Công ty X chi lương cho cán bộ công nhân viên của mình. 17. Công ty X nhận được quyết định thanh tra thuế tại đơn vị. 18. Công ty X nhận được thông báo yêu cầu nộp quỹ quản lý cấp trên. 19. Công ty X nhận được thông báo yêu cầu thanh toán khoản tiền điện đã sử dụng trong tháng. 20. Công ty X xuất công cụ dụng cụ bán chưa thu tiền. Bài 1.3 Công ty TNHH Đồng Thăng là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng nhựa gia dụng, thông tin về tài sản và nguồn vốn của đơn vị vào cuối năm N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) Đối tượng

Số tiền

1. Nhà xưởng sản xuất

900.000

2. Máy dập khuôn

645.000

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

42.900

4. Tiền mua hạt nhựa chưa trả cho người bán

75.000

5. Giá trị sản phẩm đang chế tạo dở dang

136.500

6. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất

135.000

7. Tiền vay ngân hàng

1.273.500

8. Xe công tác của Ban giám đốc

255.000

9. Thau nhựa các loại tồn kho

271.800

10. Hạt nhựa tồn kho

150.000

11. Vốn góp của chủ sở hữu 12. Màu, hoá chất tồn kho

2.700.000 137.100

13. Máy đánh bóng sản phẩm

64.500

14. Tiền bán ghế nhựa chưa thu khách hàng

51.600

15. Xăng tồn kho

75.000

16. Xe chở hàng của Công ty

225.000

17. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

330.000

18. Tiền mặt tồn quỹ

124.500

19. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

72.000

20. Tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước

25.200

21. Bàn ghế làm việc của văn phòng

38.100

5

22. Dầu nhờn

15.000

23. Ghế nhựa đã sản xuất xong

480.000

24. Tiền hiện còn ở ngân hàng

435.000

25. Tiền điện, nước phải trả

10.500

26. Khoản phải trả khác

150.000

27. Văn phòng làm việc

810.000

Yêu cầu: Hãy tiến hành phân loại tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và tính tổng số mỗi loại. Bài 1.4 Tình hình tài sản của Công ty Thịnh Phát ngày 31/12/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng). Đối tượng 1. Nguyên liệu, vật liệu 2. Hàng hóa 3. Công cụ, dụng cụ

Số tiền

Đối tượng

10.000 12. Xây dựng cơ bản dở dang 100.000 13. Phải thu khác 5.000 14. Phải trả cho người bán

Số tiền 20.000 5.000 30.000

4. Quỹ đầu tư phát triển

10.000 15. Tiền gửi ngân hàng

20.000

5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

30.000 16. Đầu tư chứng khoán kinh doanh

10.000

6. Tạm ứng 7. Phải thu khách hàng 8. TSCĐ hữu hình 9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10. Vốn góp chủ sở hữu 11. Tiền mặt

4.000 17. Vay ngân hàng 16.000 18. Thành phẩm 300.000 19. Phải trả công nhân viên

100.000 90.000 5.000

15.000 20. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

50.000

470.000 21. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

10.000

30.000 22. Thế chấp, ký cược, ký quỹ

10.000

Yêu cầu: 1. Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn của Công ty. 2. Xác định tổng số tài sản và nguồn vốn của Công ty. Bài 1.5 6

Công ty TNHH Chiều Tím có tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngày 31/12/N như sau (ĐVT: 1.000 đồng) STT

Đối tượng

Số tiền

1

Tiền mặt tại quỹ

500.000

2

Nợ phải trả người bán

120.000

3

Quỹ đầu tư phát triển

360.000

4

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

970.000

5

Tiền gửi ngân hàng

6

Đầu tư chứng khoán

365.000

7

Sản phẩm dở dang

256.000

8

Vay dài hạn ngân hàng

325.500

9

Vốn đầu tư chủ sở hữu

X

10

TSCĐ vô hình

11

Thành phẩm tồn kho

12

Phải trả khác

132.200

13

Các khoản thuế phải nộp

147.500

14

Nguyên liệu tồn kho

156.000

15

Quỹ khen thưởng

345.000

1.250.000

2.467.400 53.200

Yêu cầu: Tính giá trị X. Tính tổng tài sản, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của đơn vị. Bài 1.9 Tại Công ty Ngọc, tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm ngày 31/12/N1 như sau (ĐVT: 1.000 đồng). STT

Đối tượng

Số tiền

1

Tiền VND gửi tại ngân hàng

250.000

2

Phải trả người bán (ngày phát sinh công nợ: 30/5/N1, hạn thanh toán: 15 tháng)

120.000

3

Nhiên liệu

4

Quyền sử dụng đất

5

Vay ngân hàng thời hạn 1 năm (ngày vay: 1/6/N1, vốn gốc thanh toán một lần khi đến hạn)

60.000 2.500.000 350.000

7

6

Chi phí trả trước (thời hạn phân bổ 12 tháng)

7

Nhận ký quỹ, ký cược

8

Tiền USD tại quỹ

230.000

9

Xây dựng cơ bản dở dang

100.000

10

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

11

Thành phẩm

50.000

12

Phải thu khách hàng (ngày phát sinh công nợ: 15/3/N1, hạn thanh toán: 18 tháng)

75.000

13

Hàng hóa

80.000

14

Phải trả người bán (ngày phát sinh công nợ: 30/5/N1, hạn thanh toán: 18 tháng)

130.000 65.000

x

30.000

15

Tài sản thừa chờ xử lý

600.000

16

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

250.000

17

Quỹ khen thưởng

18

Tài sản thiếu chờ xử lý

19

Công cụ, dụng cụ

20

Trái phiếu phát hành

21

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

80.000

22

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

15.000

23

Phải trả phải nộp khác (thanh toán trong thời gian 6 tháng từ ngày 31/12/N1)

35.000 250.000 25.000 320.000

25.000

24

Nguyên liệu chính

25

Phải trả người bán (ngày phát sinh công nợ: 30/5/N1, hạn thanh toán: 24 tháng)

26

Bản quyền, bằng sáng chế

120.000

27

Chi phí trả trước (thời hạn phân bổ 36 tháng)

130.000

28

Vay ngân hàng thời hạn 3 năm (ngày vay: 1/1/N1, vốn gốc thanh toán theo định kỳ cuối mỗi năm)

110.000 50.000

1.000.000

29

Phải thu khách hàng (ngày phát sinh công nợ: 10/11/N1, hạn thanh toán: 15 tháng)

90.000

30

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (thời hạn 9 tháng, ngày phát sinh: 1/10/N1)

25.000

8

Yêu cầu: 1. Xác định giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu. 2. Liệt kê tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tính tổng số mỗi loại. 3. Liệt kê nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tính tổng số mỗi loại. Bài 1.11 Cô Mộng Hoa hiện đang có số tiền là 3.000.000 nghìn đồng, dự định thành lập một doanh nghiệp thương mại với các dữ liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng). 1. Mua hàng hóa trị giá 700.000 từ nhà cung cấp X, cô Hoa phải thanh toán 50% ngay khi mua, phần còn lại nợ người bán trong thời hạn 12 tháng. 2. Để đảm bảo có nguồn cung cấp hàng hóa trong dài hạn, cô Hoa phải tiến hành ký quỹ một khoản tiền là 100.000 theo yêu cầu của nhà cung cấp. 3. Mua quyền sử dụng đất và nhà để làm trụ sở văn phòng từ Công ty kinh doanh bất động sản Bến Xuân với giá mua là 4.000.000. Cô Hoa thanh toán ngay 50%. Phần còn lại ngân hàng hỗ trợ vay, thanh toán trong 10 năm, kỳ hạn thanh toán đầu tiên là sau thời điểm mua nhà 3 năm. 4. Mua máy móc, thiết bị văn phòng với giá mua là 300.000, thanh toán ngay khi mua. 5. Khoản tiền cần phải có để chi tiêu cho các hoạt động ban đầu của doanh nghiệp là 500.000 Yêu cầu: 1. Theo anh, chị, cô Hoa có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp các dữ liệu trên hay không? Tại sao? 2. Trong trường hợp cô Hoa không thể thành lập được doanh nghiệp, anh, chị hãy đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp của cô có thể được thành lập với điều kiện dữ liệu tiền hiện có của cô và lượng tài sản cần có của doanh nghiệp là không đổi. 3. Hãy liệt kê tài sản và nguồn vốn của công ty cô Hoa ngay tại thời điểm được thành lập. Bài 1.12 Bằng phương trình của kế toán, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây, trình bày rõ cách thức tính toán (ĐVT: 1.000 đồng). 1. Tài sản của Công ty là 300.000, nợ phải trả là 130.000. Hãy xác định vốn chủ sở hữu.

9

2. Tài sản của Công ty là 150.000, vốn chủ sở hữu bằng hai phần năm tài sản. Hãy xác định nợ phải trả. 3. Đầu kỳ, tài sản của Công ty là 500.000, nợ phải trả là 300.000. Trong kỳ, vốn chủ sở hữu tăng 50.000 và tài sản giảm 80.000. Hãy xác định nợ phải trả vào lúc cuối kỳ. 4. Đầu kỳ, nợ phải trả của Công ty là 1.000.000, vốn chủ sở hữu bằng một phần ba tổng nguồn vốn. Trong kỳ, tài sản giảm 20% và nợ phải trả giảm 40%. Hãy xác vốn chủ sở hữu vào lúc cuối kỳ. Bài 1.13 Tổng tài sản và nợ phải trả của Công ty Hương Xưa vào đầu năm và cuối năm kế toán N1 như sau: (ĐVT: 1.000 đồng). Thời điểm

Tài sản

Nợ phải trả

Đầu năm

10.000.000

9.000.000

Cuối năm

14.000.000

12.500.000

Hãy xác định lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty Hương Xưa, xác định cụ thể phương trình kế toán được sử dụng với các thông tin sau: 1. Trong năm N1, không có hoạt động rút vốn và bổ sung vốn tại Công ty. 2. Trong năm N1, chủ sở hữu của Công ty đã rút một khoản vốn là 200.000 ra khỏi Công ty. 3. Trong năm N1, Công ty được bổ sung một khoản vốn là 3.000.000. 4. Trong năm N1, Công ty được bổ sung một khoản vốn là 2.000.000 và có một khoản vốn 800.000 được rút ra khỏi Công ty. Bài 1.14 Có thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Bình Minh như sau (ĐVT: 1.000 đồng) Vào đầu năm tổng tài sản của Công ty là 900.000 và tổng nợ phải trả là 500.000. Hãy xác định giá trị của các chỉ tiêu theo yêu cầu trong các tình huống sau đây: 1. Nếu trong năm tổng tài sản tăng lên 200.000 và tổng nợ phải trả giảm đi 100.000 thì vốn chủ sở hữu cuối năm là bao nhiêu? 2. Nếu trong năm tổng nợ phải trả tăng 400.000 và vốn chủ sở hữu giảm 250.000 thì tổng tài sản của Công ty cuối năm là bao nhiêu?

10

3. Nếu trong năm tổng nguồn vốn giảm 300.000 và vốn chủ sở hữu tăng 200.000 thì tổng nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu? 4. Nếu trong năm tổng nguồn vốn giảm 300.000 và vốn chủ sở hữu giảm 100.000 thì tổng tài sản cuối năm là bao nhiêu? 5. Nếu trong năm tổng tài sản giảm đi 300.000 và vốn chủ sở hữu tăng 150.000 thì tổng nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu? Bài 1.15 Công ty TNHH Phượng Hồng được thành lập trong năm N với số vốn ban đầu do các thành viên góp vào như sau (ĐVT: 1.000 đồng) - TSCĐ hữu hình trị giá 1.500.000. - Tiền mặt 700.000. Trong năm N, các hoạt động phát sinh tại Phượng Hồng như sau (ĐVT: 1.000 đồng) 1. Công ty mở TK ngân hàng và gửi vào đó 400.000 tiền mặt. 2. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 70.000, chưa trả tiền cho người bán. 3. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán ½ số tiền nợ người bán (ở nghiệp vụ 2). 4. Nhận thêm góp vốn của một thành viên Công ty bằng TSCĐ hữu hình trị giá 200.000. 5. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên đi công tác, số tiền 15.000. 6. Chi tiền mặt mua một số công cụ dụng cụ nhập kho, trị giá 10.000. Yêu cầu: 1. Hãy xác định tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại ngày thành lập. 2. Phân tích sự biến động của các đối tượng kế toán sau mỗi nghiệp vụ phát sinh. 3. Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại ngày 31/12/N

11