RSI Nang Cao 2 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Phương pháp fozzy: Đánh thắng trên trăm pip chỉ với 1 lệnh mỗi ngày Đây là phương pháp của 1 thánh trên forexfactory có nick là fozzy. Bằng việc kết hợp các indicator phổ biến nhất trên MT4, ta có thể tạo ra lợi nhuận trên 100 pip với chỉ 10 phút dòm chart mỗi ngày. Phương pháp này phù hợp với các bạn mới vào nghề cũng như dân chuyên nghiệp. Điều cốt lõi là chúng ta cần có sự kiên nhẫn (có khi cả tuần không vào lệnh nào) và quản lý vốn tốt (do sử dụng khung D1 làm chủ đạo nên mức dừng lỗ lên đến vài chục pip là bình thường). Nhưng đừng lo, đã có các cao thủ code ea ở đây giúp bạn để chứng minh độ hiệu quả của chiến lược này. Phương pháp như sau:  Cặp tiền giao dịch: EURUSD, GBPUSD, USDJPY, USDCHF  Khung thời gian: D1  Thời gian vào lệnh: Ngay khi bắt đầu 1 cây nến mới  Indicator: Sử dụng RSI 8 kết hợp với đường MA 8 trên RSI và Bollinger Bands 20 cũng trên RSI. Nếu ai chưa biết cách lồng các indicator với nhau thì vào bài viết này: Tạo indicator của indicator trên MT4

 

Vào lệnh Buy: đường RSI ở dưới Bollinger Band giữa. Đặt lệnh Buy ngay giá mở cửa của nến tiếp theo khi RSI cắt đường MA từ dưới lên. Vào lệnh Sell: đường RSI ở trên Bollinger Band giữa. Đặt lệnh Sell ngay giá mở cửa của nến tiếp theo khi RSI cắt đường MA từ trên xuống.

Đặt dừng lỗ: Ở đỉnh/đáy của cây nến trước đó. Nếu giá đi đúng hướng tầm 40 pip thì dời SL tới điểm vào lệnh. Sau đó dùng trailing stop 25 pip để thoát lệnh. Nên nhớ trailing stop chỉ hoạt động khi bật máy tính. Nhận xét:  Đơn giản. Nhìn lướt qua là thấy ngay.  Tỉ lệ lời:lỗ cao.  Kết hợp thêm các mức hỗ trợ, kháng cự để có điểm vào lệnh đẹp hơn  Nên thử nghiệm demo trước khi trade tiền thật Chúc các bác thành công. Mình xin phép đóng góp: - dùng kết hợp nến Heiken Ashi - chơi các cặp có dao động mạnh (https://www.myfxbook.com/forex-market/volatility) Có thể chơi quick scalp khung H1 target 20 pips/lệnh. Sau khi có tín hiệu của indicator (dưới BB mid, RSI cross MA), BÌNH TĨNH chờ tín hiệu 

giá để xác nhận. Nên dùng M5 chọn entry nếu có thời gian. Sl dùng low 1 nến trước (sẽ cho R/R rất cao) hoặc an toàn hơn thì low ~3 nến trước nếu có gap. // tránh giờ ra tin vd: khung GJ H1 15/12/2018, RSI 8 EMA 8 BB 12 - win 6/7, hòa 1

Cách sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu để trading

Chỉ báo RSI - Relative Strength Index - một trong những chỉ báo "nổi tiếng giang hồ" của giới trading. Trong phần mềm Metatrader 4, RSI được xếp vào hàng Oscillator, tức là một chỉ báo đo dao động giữa 2 cực quá mua - overbought - và quá bán - oversold - của thị trường.

Cách sử dụng chỉ báo RSI Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng(. Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy. Bài viết này mình xin hướng dẫn thêm 1 số cách sử dụng RSI khác mà nhiều Trader vẫn đang dùng.

1. Phân kỳ thường - Regular Divergence Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Nếu anh em chưa rành thì nghiên cứu lại trong phần lớp học (bài Phân kỳ thường là gì). Tóm lại, đây là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều Cùng xem hình minh họa

Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

2. Phân kỳ kín - Hidden Divergence Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp (Xem bài Phân kỳ kín là gì). Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướngthường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng Cùng xem minh họa

3. Vẽ đường xu hướng cho RSI Đây cũng là cách mà một số "cao thủ" dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSIphá gãy đường xu hướng - trendline - của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

4. Vẽ mô hình cho RSI Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm wedge hay 2 đỉnh 2 đáy.... Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình

5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 - 55 Vùng nằm giữa 45 - 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướnggiảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng

Trên đây là một trong những cách sử dụng chuyên sâu hơn cho chỉ báo RSI. Anh em có thể tham khảo và sử dụng

Hệ thống giao dịch 5 - 5

Đây là một hệ thống giao dịch forex đơn giản, có thể code thành EA dễ dàng. Mục đích của hệ thống giao dịch này là giúp bắt xu hướng sớm khi nó vừa mới hình thành. Sự đơn giản của hệ thống giao dịch này giúp người mới bắt đầu giao dịch cũng có thể trải nghiệm được. Tất nhiên, hãy test trên demo thật kỹ trước khi "xuống xác" trên real account. Sở dĩ tên hệ thống giao dịch này là 5 - 5 vì nó dùng chỉ 2 indicator với thông số là 5 kỳ, đó là RSI (Relative Strength Index) và SMA (Simple Moving Average). Cụ thể, nó sẽ là RSI (5)

và SMA (5)

Tại sao lại dùng SMA? Đường Moving Average là chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất thế giới hiện nay. MA giúp thuận tiện cho việc xác định xu hướng. Về cơ bản, giá trên MA là xu hướng tăng, giá dưới MA là xu hướng giảm. Tham khảo thêm tại Lớp học Moving Average

Tại sao dùng RSI? RSI là một chỉ báo kỹ thuật chỉ sức mạnh thị trường (momentum), có thể giúp xác định xu hướng và sức mạnh xu hướng. Tham khảo thêm tại Lớp học RSI

Vậy kết hợp SMA và RSI ra sao? Tín hiệu mua     

Giá cắt lên SMA và đóng cửa gần đỉnh của nến, đồng thời nến nên là nến lớn, cho thấy sức công phá của phe mua mạnh. RSI lúc này phải trên mức 50 hoặc vừa cắt mức 50 lên cùng lúc với nến luôn. Lưu ý nếu RSI đã lên trên 70 thì không mua nữa vì đã vào vùng quá mua (overbought) Đặt Buy Stop trên đỉnh nến vừa cắt lên SMA Dừng lỗ dưới đáy nến đó, cách thêm 2 pips Chốt lời tùy ý. Có thể trailing hoặc dựa vào các mức kháng cự

Tín hiệu bán     

Giá cắt xuống SMA và đóng cửa gần đáy của nến, đồng thời nến nên là nến lớn, cho thấy sức công phá của phe bán mạnh. RSI lúc này phải dưới mức 50 hoặc vừa cắt mức 50 xuống cùng lúc với nến luôn. Lưu ý nếu RSI đã xuống dưới 30 thì không bán nữa vì đã vào vùng quá bán (oversold) Đặt Sell Stop dưới đáy nến vừa cắt xuống SMA Dừng lỗ trên đỉnh nến đó, cách thêm 2 pips Chốt lời tùy ý. Có thể trailing hoặc dựa vào các mức hỗ trợ.

Ưu điểm của phương pháp này:  

Đơn giản. Nhìn thấy ngay. Bắt trend sớm nên nếu hên sẽ ăn được trend vừa mới ra đời, rất thơm ngon Nhược điểm:  

Sideway dễ chết Nến dài break MA thì không nên trade thì dừng lỗ sẽ xa, dẫn đến nếu không có chốt lời tối ưu thì rủi ro sẽ lớn và kết quả là reward/risk ratio không thuận lợi. Lưu ý anh em:    

Nên thử trước trên demo trước khi trade real Trade real thì trade volume nhỏ trước Nên kết hợp thêm kiến thức về nến, hỗ trợ và kháng cự để giúp tối ưu điểm vào hơn. Bài này mang tính chất tham khảo. Anh em dùng thì có thể có rủi ro, vì vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng nhé.

Phá vỡ kênh MA đôi cùng RSI Đây là phương pháp dựa trên kênh giá tạo bởi các MA và RSI Phương pháp này nên được áp dụng ở khung thời gian từ 15p trở lên để bớt nhiễu Thiết lập như sau: Gồm 4 SMA (Simple Moving Average) lần lượt là :  SMA (5) áp dụng cho giá High  SMA (5) áp dụng cho giá Low  SMA (20) áp dụng cho giá High  SMA (20) áp dụng cho giá Low

Cách chỉnh thông số SMA (5) trên biểu đồ Tiếp theo là mở RSI (11) và thêm 2 mức 40 và 60 vào RSI Sau khi setup xong, biểu đồ sẽ như sau:

Quy tắc MUA VÀO:  SMA (5) phía trên phải cắt lên SMA (20) phía trên, hoặc nằm trên => xu hướng tăng  RSI phải cắt hoặc nằm trên 60 => lực tăng mạnh  Xuất hiện 1 nến đóng cửa TRÊN SMA 50 phía trên  Sau khi nến này đóng cửa xong thì mua vào ở giá mở cửa nến tiếp theo.  Dừng lỗ dưới đáy nến trước  Chốt lời ở vùng kháng cự tiếp theo, hoặc ít nhất là vùng có lợi nhuận lớn hơn 1.5 lần so với rủi ro (tức là nếu dừng lỗ 10 pips thì mục tiêu tối thiểu là 15 pips)

Ví dụ:

Quy tắc BÁN RA:  SMA (5) phía dưới phải cắt xuống SMA (20) phía dưới, hoặc nằm dưới => xu hướng giảm  RSI phải cắt hoặc nằm dưới 60 => lực giảm mạnh  Xuất hiện 1 nến đóng cửa DƯỚI SMA 50 phía trên  Sau khi nến này đóng cửa xong thì bán ra ở giá mở cửa nến tiếp theo.  Dừng lỗ trên đỉnh nến trước  Chốt lời ở vùng hỗ trợ tiếp theo, hoặc ít nhất là vùng có lợi nhuận lớn hơn 1.5 lần so với rủi ro (tức là nếu dừng lỗ 10 pips thì mục tiêu tối thiểu là 15 pips) Ví dụ:

Lưu ý:   

Sử dụng trên demo thật thành thục trước khi áp dụng vào giao dịch real Khi bạn sử dụng phương pháp này cho trade real, bạn phải tự chấp nhận rủi ro do nó mang lại. Bài viết chỉ mang tính chia sẻ và tham khảo. Dừng lỗ chặt chẽ khi giao dịch



Không rủi ro quá 2% tài khoản trong mỗi lệnh giao dịch

Kết hợp RSI và Hỗ trợ Kháng cự Giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự luôn là cách thức giao dịch cơ bản và thành công nhất trên thị trường hiện nay. Các vùng Hỗ trợ và Kháng cự thể hiện những điểm cực (extreme point) trước đó, và cũng là các điểm đảo chiều. Phương pháp này kết hợp thêm RSI, một indicator rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong giới trader, nhằm “song kiếm hợp bích” tạo thành một system tốt. Có thể đọc thêm về Hỗ trợ và Kháng cự tại đây : Lớp học về hỗ trợ và kháng cự Đọc thêm về RSI tại đây : Lớp học về RSI Cách thức giao dịch như sau: Sản phẩm giao dịch: bất kỳ Khung thời gian: bất kỳ Cách cài đặt: + Nếu bạn đã biết cách vẽ hỗ trợ và kháng cự rồi thì tự vẽ cũng được. Nếu không, bạn tải xuống và cài indicator tự động (Indicator Support_and_Resistance_jBarry5) vẽ hỗ trợ - kháng cự có đính kèm bên dưới, tại mục Download cuối bài + Xem hướng dẫn chèn indicator bên ngoài vào MT4 của bạn tại đây: Cách cài indicator bên ngoài vào MT4 bạn đang dùng Các indicator cần dùng theo như phương pháp này: 1. Indicator Support_and_Resistance_jBarry5 : dùng mặc định. 2. RSI (relative strength index) : số kỳ (period) là 14, tạo các mức 45 và 55 xem hình thông số như bên dưới)

Lúc này, biểu đồ đã cài đặt xong của bạn sẽ như sau:

Phương pháp đặt lệnh: MUA VÀO: - RSI vượt trên 60 - Nến phá kháng cự đi lên mạnh (đóng cửa ở đỉnh nến, nến dài….) - Mua vào ngay sau khi nến phá kháng cự hoàn tất. - Dừng lỗ dưới đáy nến - Chốt lời gần vùng kháng cự tiếp theo

BÁN RA - RSI cắt xuống 40 - Nến phá hỗ trợ đi xuống mạnh (đóng cửa ở đáy nến, nến dài….) - Bán ra ngay sau khi nến phá hỗ trợ hoàn tất. - Dừng lỗ trên đỉnh nến

- Chốt lời gần vùng hỗ trợ tiếp theo

Vài điểm cần chú ý khi trade với phương pháp này * RSI phải nằm dưới 45 trước khi định bán và trên 55 trước khi định mua * Lưu ý đến đặc điểm của nến breakout : nến có dài không, đóng cửa có đẹp không…vì nó cho thấy lực breakout có tốt hay không. * Điểm chốt lời có đủ xa để có một tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tốt không (reward/risk ratio - RR). Tối thiểu RR nên là 1.5:1 Lưu ý: * Sử dụng trên demo thật thành thục trước khi áp dụng vào giao dịch real * Khi bạn sử dụng phương pháp này cho trade real, bạn phải tự chấp nhận rủi ro do nó mang lại. * Dừng lỗ chặt chẽ khi giao dịch * Không rủi ro quá 2% tài khoản trong mỗi lệnh giao dịch

Phương pháp giao dịch RSI (2) RSI (2) được sử dụng bỏi Larry Connors, một trader nhiều kinh nghiệm và là tác giả chung với Linda Raschke quyển Street Smarts (download tại đây :http://goo.gl/vHXa5C) Chỉ dùng indicator RSI với thông số là 2 kỳ. Xem dưới hình:

Phương pháp này còn cần sự am hiểu của bạn về swing high và swing low (đỉnh đáy trước). Việc phá vỡ đáy trước (swing low) sẽ giúp vào lệnh bán, ngược lại, phá vỡ đỉnh trước (swing high) sẽ giúp vào lệnh mua. Cách thức MUA VÀO: 1. Đợi RSI (2) giảm xuống dưới mốc 5 2. Giá phá vỡ swing high mà được tạo ra trước khi RSI giảm xuống dưới 5 3. RSI lại giảm về dưới mốc 5 thêm 1 lần nữa 4. Vào lệnh khi giá phá vỡ đỉnh của 1 nến tăng. Xem ví dụ

Cách thức BÁN RA: 1. Đợi RSI (2) tăng lên trên mốc 5 2. Giá phá vỡ swing low mà được tạo ra trước khi RSI tăng lên trên 95 3. RSI lại tăng lên trên mốc 95 thêm 1 lần nữa 4. Vào lệnh khi giá phá vỡ đáy của 1 nến giảm. Xem ví dụ:

Lưu ý:

Mọi phương pháp đều là tương đối trên thị trường này. Có đúng và có sai. Thử trên tài khoản demo trước khi áp dụng vào tài khoản thật nhé. Happy trading !!!

Phương pháp Giao dịch trong ngày với RSI Phương pháp này kết hợp giữa RSI (14) và vùng hỗ trợ, kháng cự. Mục tiêu là tìm vùng đảo chiều trong ngày với tỷ lê lợi nhuận / rủi ro cao. Phương pháp đánh Cho hướng MUA RSI (14) cham vùng dưới 30 (quá bán) Giá đang quay lại test vùng hỗ trợ Mua sau khi giá vượt lên trên nến TĂNG trước đó Cho hướng BÁN RSI (14) nằm trên 70 (quá mua) Giá đang quay lại test vùng kháng cự Bán sau khi giá vượt xuống dưới nến GIẢM trước đó Xem vài ví dụ:

Lưu ý Ví dụ nào được đưa ra cũng đều theo hướng minh họa cho bài viết. Thực tế biểu đồ có thể khác xa những gì lý thuyết viết. Vì vậy, backtest và thử trên tài khoản demo trong thời gian đủ dài là điều cần thiết để thành công. Happy trading !!! Mô hình BollingerBand của 1 xu hướng có dạng như sau:

Lý do tại sao tôi ngừng sử dụng stop-loss khi giao dịch!

Cảnh báo: Nội dung bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, việc loại bỏ dừng lỗ khi giao dịch có thể gây thua lỗ nghiêm trọng, nên cân nhắc trước khi đọc. Trước tiên, mình xin khẳng định đây không phải cách giao dịch của mình, mình chỉ viết lại ý tưởng của một trader khác về việc tại sao anh ta loại bỏ dừng lỗ khi giao dịch, anh chị em có thể tham khảo bài viết gốc tại đây. ---Bạn một mực tin rằng stop loss đang bảo vệ bạn? Hãy suy nghĩ lại, vì nó có thể thay đổi sau khi tôi tiết lộ cho bạn câu chuyện. Trước đây, khi giao dịch, tôi luôn dùng stop loss. Bởi vì nó làm tôi yên tâm hơn, vì đó là điều chúng ta luôn được khuyên khi giao dịch. Ngay sau khi đặt một lệnh nào đó, tôi đều set mức dừng lỗ của mình, không do dự, không ngoại lệ. Rồi dần dần tôi phát hiện ra các giao dịch của mình bị stop out (dừng lỗ) nhiều hơn bình thường. Cảm giác tất nhiên là rất thất vọng. Một ngày nọ, vẫn mở máy lên giao dịch như bình thường nhưng thay vì đặt lệnh, set stop loss và rời đi như cách mình vẫn làm thì tôi lại tập trung quan sát khi giá tiến gần đến mức dừng lỗ. Rồi thời khắc quyết định đã đến, giá CHƯA hề chạm mức dừng lỗ nhưng lệnh đã bị đóng. Không cần nói thì mọi người cũng hiểu cảm giác này, cảm giác mình bị lừa dối. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin, và phát hiện rằng vào năm 2007, NASDAQ thay đổi luật – theo đó mức dừng lỗ có thể bị stop out bằng giá bid hoặc giá ask. Tức là trong trường hợp vừa nêu, giá bid chưa hề chạm nhưng giá ask thì đã tiếp cận mức dừng lỗ và do đó, lệnh bị stop out. Mà mức chênh lệch giữa giá ask và giá bid (hay còn gọi là spread) do nhà cái quyết định, vậy bạn đã nhận ra vấn đề? Stop loss có thực sự bảo vệ trader như cách chúng ta vẫn nghĩ?

Sau khi bỏ dùng stop loss, mức lợi nhuận của tôi được cải thiện rõ rệt. Vậy còn các bạn thì sao, có nên bỏ dùng stop loss hay không? Có những vấn đề cần làm rõ trước khi trả lời:  Thứ nhất, nếu bạn giao dịch trung hạn hoặc dài hạn, mức dãn spread có thể không ảnh hưởng nhiều và bạn nên tiếp tục tuân thủ việc đặt dừng lỗ.  Thứ hai, nếu bạn giao dịch ngắn hạn hoặc scalping thì nên cân nhắc bỏ dùng stop loss nhưng chỉ khi thỏa mãn điều số ba và bốn.  Thứ ba, bạn phải rèn được kỹ năng “mental stop” – hay dừng lỗ trong tâm trí, tức là bạn có đặt dừng lỗ trong đầu bạn, chỉ là không đặt lệnh trực tiếp để broker không có cơ sở mà dừng lỗ của bạn. Điều này là tương đối khó, thậm chí là bất khả thi với nhiều trader.  Thứ tư, hãy chia nhỏ tài khoản ra nhiều nhất có thể để giảm thiểu rủi ro ( do chúng ta đang giao dịch ngoại hối, và những cú spike xuất hiện khá thường xuyên). Chắc chắn sẽ có nhiều trader phản đối ý tưởng này, nhưng với tôi thì nó hoạt động, và có thể sẽ có nhiều người giống như vậy. ---Anh chị em nghĩ sao về vấn đề này, đừng quên để lại comment nhé! Safe trade,

Góc nhìn mới về price action – Khi pin bar không phải là pin bar - Phần II Mối liên hệ giữa trader bị mắc bẫy và độ dài bóng nến của những pin bar Đến đây có thể bạn đã thôi nhìn nhận những pin bar như một sự từ chối giá, thay vào đó là tập trung vào những sự kiện phía sau mô hình này. Cùng tìm hiểu giả thuyết hình thành nên pin bar dưới đây. Trước khi thanh nến pin bar là một pin bar, nó là một nến đầy (có thân nến chiếm gần hết toàn bộ nến). Những thanh nến đầy là những thanh nến gây chú ý, và rất rất nhiều những trader sẽ nhảy vào thị trường dựa trên những thanh nến này. Thân nến càng lớn thì số lượng trader tham gia vào thị trường càng cao, tất nhiên là theo hướng của thanh nến đó. Quá trình hình thành nên pin bar khá đơn giản… Khi những tay chơi lớn thấy số lượng lệnh mà họ cần đã đủ nhiều, một lượng lớn lệnh ngược hướng sẽ được những trader này đẩy vào thị trường. Những loạt lệnh này hoàn toàn tiêu thụ hết lượng lệnh trước đó nên giá đã đảo chiều. …một thanh pin bar dần được hình thành. Sau đó, dư âm của những dòng lệnh lớn vẫn còn, tiếp tục đẩy giá đi ngược lại. Lúc này những trader đối mặt với hai quyết định: đóng lệnh chịu lỗ ít hoặc tiếp tục cầm cự hy vọng giá hồi lại. Những lệnh được đóng tiếp tục tạo thêm áp lực đẩy giá đi theo chiều mà những tay lớn này mong muốn. Nếu một lượng lệnh đủ lớn được đóng lại, giá sẽ quay đầu như lý thuyết thông thường của pin bar. Vấn đề ở đây đó là thật sự cần một lượng lệnh rất lớn được đóng thì điều này mới có thể xảy ra, vì không hiểu được điều này mà hầu hết các trader giao dịch pin bar đều thất bại. Vậy làm sao để biết được số lượng lệnh đóng đã đủ? Tất cả những gì cần làm đó là nhìn vào độ lớn của bóng nến pin bar. Nếu nó càng lớn thì càng cho thấy rằng số lượng lệnh được đóng càng nhiều và gia tăng khả năng đảo chiều sau đó. Đến đây, trader tiếp tục đối mặt với hai vấn đề đó là:  

Số lượng nến pin bar có kích thước lớn đạt chuẩn như vậy là khá hiếm; Định nghĩa về kích thước lớn của trader đa phần không đủ lớn để tạo ra một đợt đảo chiều.

Thật khó để nói cho bạn biết được mức độ lớn của bóng nến bao nhiêu là đủ, nhưng bạn nên cân nhắc những pin bar có kích thước vượt trội như hình minh họa.

Mặc dù khi giao dịch những loại pin bar này, đa phần các trader đều không thoải mái do mức dừng lỗ khá lớn, nhưng điều quan trọng là bạn sẽ có được xác suất đúng cao hơn hẳn những pin bar có kích thước không vượt trội. Kết luận Phần dễ nhận thấy nhất của bài viết chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của kích thước bóng nến pin bar, nhưng đó vẫn chưa phải là phần quan trọng nhất. Chỉ với những pin bar có kích thước tương đối nhưng nếu một trader có một sự hiểu biết về những điều xảy ra phía sau thanh pin bar đó thì họ vẫn có xác suất thắng cao. Còn nếu bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch, tốt nhất hãy chọn những thanh pin bar vượt trội. Cảm ơn đã đọc bài, Happy trading,

[Hướng dẫn] 4 chiến lược giao dịch sử dụng trendline đúng chuẩn cho người mới

Bạn sẽ không phải là một price action trader nếu không giao dịch với trendline (đường xu hướng). Trendline là một công cụ rất hiệu quả trong việc phát hiện và theo sau xu hướng, là một công cụ cổ điển – đơn giản – nhưng rất hiệu quả. Khá nhiều trader thuộc trường phái price action, cố gắng giao dịch với naked chart và đã lĩnh hội được cái tinh túy nhất của trendline. Với trendline, trader có thể giao dịch đảo chiều hoặc tiếp diễn được chia thành 4 loại sau:    

Giao dịch theo xu hướng – Cách tiếp cận nhanh Giao dịch theo xu hướng – Cách tiếp cận thận trọng Giao dịch đảo chiều – Cách tiếp cận nhanh Giao dịch đảo chiều – cách tiếp cận thận trọng Chúng ta sẽ đi đến chi tiết từng loại ngay sau đây.

1. Giao dịch theo xu hướng – Cách tiếp cận nhanh Tại sao lại là cách tiếp cận nhanh? Tiếp cận nhanh ở đây có nghĩa là bạn sẽ chớp lấy thời cơ ngay khi giá hồi về đường trendline để đi theo xu hướng chính. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, giá hồi về trendline đóng vai trò như một mức hỗ trợ rồi bật lại, trở về với xu hướng tăng; trong một xu hướng giảm, giá hồi về đường trendline đóng vai trò là một mức kháng cự rồi bật lại, trở về với xu hướng giảm. Trong cách tiếp cận nhanh này, phương pháp tiếp tục được chia nhỏ thành hai loại: 

Thứ nhất, nếu bạn là người thận trọng bạn sẽ chờ đợi sự hình thành các mô hình giá nhằm xác nhận việc quay trở lại xu hướng.

[Giao dịch với sự xác nhận của mô hình giá]

Như trong ví dụ, mô hình bearish engulfing xuất hiện tại đường trendline là tín hiệu để bạn vào lệnh. 

Thứ hai, nếu bạn là người không muốn lỡ mất cơ hội, bạn sẽ đặt lệnh chờ tại vùng giá của đường trendline. Điều này cho phép bạn có một mức giá tốt nếu như giá thật sự quay trở lại xu hướng. Tuy nhiên, khả năng thành công cũng giảm xuống vì bạn không có sự xác nhận của những hành động giá.

[Giao dịch kiểu chớp lấy cơ hội]

Một lời khuyên đó là bạn đừng quên dừng lỗ khi đặt lệnh chờ.

2. Giao dịch theo xu hướng – Cách tiếp cận thận trọng Lý do gọi cách tiếp cận thứ hai là thận trọng vì bạn cần có nhiều thời gian hơn để tập hợp đủ những tín hiệu cần thiết, chứ không chỉ đơn giản là sự bật lại của giá tại đường trendline. Cụ thể, chúng ta cần xác định thêm một đường trendline khác, nhỏ hơn, nằm bên trong đường trendline lớn (đường trendline nhỏ này ngược với đường trendline lơn đã xác định trước đó). Ưu điểm của cách thứ hai này đó là bạn sẽ nhận được nhiều tín hiệu đồng thuận hơn từ thị trường gồm:  

Tín hiệu 1: giá tiếp cận đường trendline lớn rồi bật lại Tín hiệu 2: giá phá breakout đường trendline nhỏ để quay về xu hướng chính

[Giao dịch với nhiều tín hiệu xác nhận hơn]

Bạn vào lệnh khi có tín hiệu breakout đường trendline nhỏ. Mức giá vào lệnh của bạn phụ thuộc vào định nghĩa về sự phá ngưỡng, thông thường nó gồm 3 kiểu nhìn nhận sau:   

Giá chỉ cần xuyên thủng mức cản đó Giá phải xuyên thủng mức cản với một khoảng cách nhất định Giá chỉ cần xuyên thủng và đóng nến phía bên kia của cản Cách được nhiều trader chọn lựa đó là chờ đợi nến breakout đóng nến, vì đây là cách tương đối an toàn giúp trader tránh được nhiều cú false break. Tuy vậy, nhược điểm nằm ở chỗ nếu bạn đang trong một thị trường biến động mạnh, giá có thể sẽ di chuyển rất xa điểm breakout và bạn hoàn toàn mất cơ hội. Cả hai phương pháp trên đều giúp bạn giao dịch theo xu hướng chính, điều này là tương đối an toàn so với hai cách sẽ được giới thiệu ở phần sau. Một điểm cần lưu ý nữa đó là cách bạn xác định những đường trendline cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cú trade, do đó bạn cần phải luyện tập thật nhiều. Phần I tạm dừng ở đây, anh em nhớ ủng hộ bài viết và đón xem phần sau nhé! Happy trading,

[Hướng dẫn] Phân biệt - phát hiện Reversal và Retracement trong trading cho newbies

Reversal, retracement, hay pullback đều là những thuật ngữ ám chỉ việc thay đổi hướng đi của giá. Tuy nhiên, những newbies vẫn thường hay lẫn lộn giữa các thuật ngữ này dẫn đến việc hiểu lầm ý của bài viết hoặc thậm chí là áp dụng sai ý tưởng ban đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm phổ biến là Reversal (đảo chiều) và Retracement (điều chỉnh) đồng thời đưa ra một số công cụ hỗ trợ trong việc tìm kiếm và xác nhận những vùng giá này trên chart.

Reversal và Retracement - Những khác biệt Thời điểm xảy ra:  

Reversal – bất cứ lúc nào Retracement – Sau một đợt giá dịch chuyển mạnh Thời gian tồn tại (độ dài):  

Reversal – Dài hạn, có thể chấm dứt một xu hướng Retracement – Ngắn hạn, sau đó trở lại xu hướng Ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản (fundamental):  

Reversal – Chịu ảnh hưởng, thường bị các tin tức dẫn dắt trong dài hạn Retracement – Không chịu ảnh hưởng (tức là dễ dàng xảy ra mặc dù không có tin tác động)

Reversal và Retracement - Giới thiệu một vài công cụ đơn giản hỗ trợ phát hiện ra chúng 1. Fibonacci Retracement Công cụ phổ biến đầu tiên rất được ưa chuộng chính là Fibonacci retracement, thông thường trong một xu hướng, giá thường điều chỉnh về các vùng 38.2%, 50%, hoặc 61.8% trước khi quay trở lại xu hướng chính.

Nếu giá xuyên thủng tất cả các mức này thì bạn nên cân nhắc đó là một đợt Reversal chứ không còn là Retracement nữa. Tất nhiên, chúng ta đang nói về những khả năng chứ không phải một sự chắc chắn.

Trong ví dụ phía trên, trong xu hướng tăng này giá đã điều chỉnh hai lần, lần lượt tại mức Fibo 61.8% lần đầu và 50% lần thứ hai. 2. Pivot points Công cụ phổ biến tiếp theo đó chính là các điểm xoay pivots. Chúng được tính toán dựa trên mức giá đóng, mở, cao, thấp của phiên giao dịch liền trước. Chi thành 3 mức kháng cự R1, R2, R3 và 3 mức hỗ trợ S1, S2, S3.

Trong một xu hướng tăng, giá thường điều chỉnh tại các vùng S1, S2, hoặc S3 trước khi quay trở lại xu hướng và ngược lại đối với một trend giảm. Khi các mức kháng cự/hỗ trợ pivots bị phá vỡ, bạn cần cân nhắc đó là một đợt Reversal. 3. Trendline – Đường xu hướng Công cụ cuối cùng mình muốn giới thiệu đó chính là đường xu hướng. Khác với hai công cụ ban đầu có tính tự động, đường xu hướng được xác định cảm tính hơn, do đó nó cần nhiều thời gian trong việc luyện tập để nâng cao độ chính xác khi vẽ. Đường xu hướng là công cụ được đánh giá rất cao của những trader nói chung và những người theo trường phái hành động giá (price action) nói riêng.

Trong một xu hướng tăng hoặc giảm, giá được kỳ vọng điều chỉnh tại các mức giá trùng với đường trendline và được kỳ vọng là đảo chiều khi nó có dấu hiệu phá vỡ những đường này. Trên đây mình đã giúp anh em phân biệt được Retracement và Reversal thông qua định nghĩa và những ví dụ đi kèm. Trong thực tế giao dịch, cần lưu ý một điều rằng không có công cụ nào có thể vượt qua kinh nghiệm. Thế nên hãy dành thời gian backtest và tìm xem cái nào phù hợp với mình rồi sau đó luyện tập thật nhiều với nó. Chúc anh em giao dịch an toàn,

Các dạng đảo chiều trong xu hướng – Đảo chiều đột ngột đảo chiều sâu Tiếp nối phần trước, phần này sẽ nói về hai kiểu đảo chiều còn lại gồm đảo chiều đột ngột và đảo chiều sâu.

1. Đảo chiều đột ngột Dạng đảo chiều này hoàn toàn trái ngược với dạng thứ nhất, giá không cần một sự tích lũy mà có thể ngay lập tức quay đầu giảm/tăng mạnh từ mức giá cao/thấp trước đó. Thông thường chúng được tạo ra do ảnh hưởng của tin tức hoặc do một dòng lệnh quá lớn

được đặt và gây ra hiệu ứng dây chuyền. Đà giá có thể đễ dàng được quan sát thông qua những thanh nến, và nếu những thanh nến này đủ lớn nó có thể thu hút mạnh sự chú ý của thị trường và tạo ra một đợt bán tháo hoặc tranh mua.

[Đảo chiều đột ngột]

Mức độ dài ngắn của đợt bán tháo/tranh mua này là không giống nhau, tuy nhiên nếu sau một đợt giá giảm/tăng mạnh mà bạn không thấy một lực hồi mạnh mà chỉ là những vùng tích lũy nhỏ thì khả năng rất cao giá sẽ tiếp tục di chuyển mạnh.

[Đảo chiều-tích lũy-tiếp tục]

2. Đảo chiều sâu Dạng đảo chiều cuối cùng này khá hay được bắt gặp, tuy chúng không nhanh như loại số 2 nhưng nó tạo độ sâu đáng kể so với xu hướng liền trước. Không có những thanh nến “áp đảo” nhưng giá liên tục bị đẩy về một hướng. Điều này xảy ra là vì lực của xu hướng trước đó đã cạn kiệt, nhưng lực đảo chiều không dồn dập, các lệnh (theo hướng đảo chiều) được đẩy vào thị trường một cách chậm rãi nhưng liên tục. Loại hình đảo chiều này tương đối khó giao dịch vì rất khó để nhận diện những điểm dừng của nó.

Lời kết Trên đây là ba kiểu đảo chiều mà bạn có thể gặp phải trên thị trường, không phân biệt khung thời gian mà bạn sử dụng vì tâm lý thị trường là như nhau. Phán đoán chính xác sự đảo chiều 100% là điều không tưởng, tuy nhiên nếu có thể hiểu được nguyên nhân hình thành nên chúng thì bạn sẽ nâng cao được khả năng vận dụng chiến lược của mình, đồng thời có thêm sự tự tin khi vào lệnh. Happy trading,

Giao dịch với mô hình giá– Hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất- Phần I

Một nhánh quan trọng trong trường phái phân tích kỹ thuật được rất nhiều Tradertrên thế giới sử dụng một cách hiệu quả đó chính là những mô hình giá. Trader nổi tiếng nhất có thể nhắc đến đó chính là Dan Zenger, ông đã biến khoản đầu tư $10,000 thành 42 triệu trong 23 tháng chỉ bằng cách sử dụng những mô hình giá. Bài viết này sẽ giới thiệu đến anh em những mô hình giá và quan trọng hơn đó chính là làm sao để kiếm ra lợi nhuận từ chúng.

Mô hình giá là gì? Trong phân tích kỹ thuật, mô hình giá chỉ đơn giản là những tập hợp của các thanh giá tạo nên một mô hình liên tưởng đến một vật/hình dạng nào đó. mô hình giá được các Trader tin dùng vì nó có thể nói cho Trader biết về lực cung cầu thị trường, đồng thời đưa ra những manh mối giúp họ hiểu được những gì đang xảy ra phía sau những thanh nến giữa hai phe mua và bán.

Biểu đồ giá có ngôn ngữ riêng của nó, cụ thể đó chính là những mô hình. Những mô hình này chính là dấu chân của những dòng smart money. Và việc theo những dấu chân đó có thể dẫn chúng ta đến lợi nhuận.

Tại sao những mô hình giá lại quan trọng? Nếu Trader lược bỏ hết những chỉ báo, hay bất cứ thứ gì làm họ sao nhãng ở trên chart giá và

chỉ tập trung vào những hành động giá, bất kể trên khung thời gian nào thì đó chính là lúc Trader đó có cái nhìn sâu hơn về những gì đang thực sự xảy ra trên thị trường.

Khi đã dần quen với hành động giá, Trader có thể sử dụng/xây dựng một chiến lược mô hình giá để giao dịch mà không cần những chỉ báo hỗ trợ. Các mô hình giácó xu hướng lặp lại qua thời gian. Trader có thể tiến hành backtest và đo lường độ hiệu quả của chúng.

Các dạng mô hình giá Xuyên suốt bài viết, tác giả sẽ đề cập đến cách để tạo ra tiền từ những mô hình giá chủ chốt, có thể kể đến các chiến lược sử dụng:       

Mô hình ba đỉnh Mô hình chiếc cốc-tay cầm Mô hình Bump and Run Mô hình đường kênh Mô hình tam giác đối xứng Mô hình hai đỉnh/đáy Mô hình chữ nhật

… Như trong minh họa dưới đây, nếu quan sát kỹ Trader có thể thấy được rất nhiều mô hình cũng như những cơ hội giao dịch.

[EURUSD H1]

Không quan trọng bạn giao dịch khung thời gian nào, sản phẩm gì, biểu đồ giá là chiến trường giữa phe mua và bán thế nên những mô hình luôn xuất hiện, mặc dù có những ý kiến cho rằng việc giao dịch trên những khung thời gian cao hơn sẽ hiệu quả hơn. Phần tiếp theo sẽ đề cấp đến phần được quan tâm nhất đó chính là: những qui tắc để chuyển hóa những mô hình giá thành lợi nhuận. Anh em nhớ đón theo dõi nhé! Happy trading,

Chiến lược giao dịch sử dụng động lượng - Theo xu hướng một cách an toàn hơn – Phần I Trong trường phái phân tích kỹ thuật, ngoài những chiến lược sử dụng hành động giá làm trọng tâm thì những chiến lược sử dụng momentum (đà giá hay động lượng) làm trọng tâm cũng được đánh giá khá cao. Sở dĩ nó luôn là một chủ đề “hot” vì theo lý thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis) thì nó không tồn tại nhưng qua thời gian, tính hiệu quả của nó đã được rất nhiều nhà giao dịch kỳ cựu chứng nhận, đặc biệt là những nhà giao dịch phố Wall. Một nguyên tắc thị trường cơ bản đó chính là đà giá đi trước giá, thế nên khi nhắc đến những chiến lược sử dụng các chỉ báo động lượng thì chúng thường là những chiến lược follow trend.

Động lượng là gì? Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Định luật I Newton, trong đó phát biểu rằng một vật đang

chuyển động có khuynh hướng giữ nguyên chuyển động đó đến khi có một ngoại lực bên ngoài tác động. Thị trường cũng như vậy, nó có xu hướng giữ nguyên chuyển động đến khi có một lực ngược chiều (mua/bán) tác động vào.

[Chuyển động giá có xu hướng được giữ đến khi có lực ngược chiều lấn át]

Một số Trader cho rằng các chỉ báo động lượng là những chỉ báo tốt nhất cho swing-trade (giao dịch trung hạn) vì về cơ bản những xu hướng có khuynh hướng tiếp tục thế nên Trader có thể sử dụng động lượng để xác định mua/bán trong tương lai gần. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về động lượng, mỗi cách đều có tên và những lý giải tâm lý thị trường đi kèm. Tuy nhiên, đơn giản nhất trong số đó chình là: khi giá tăng, nó lôi kéo thêm những người mua tham gia thị trường; khi giá giảm, những người bán bị lôi kéo vào thị trường. Sử dụng chiến lược có chỉ báo động lượng nghĩa là chúng ta giữ lệnh trong khoảng thời gian khi mà động lượng vẫn còn (từ vài chục phút đến vài ngày) tùy thuộc vào khung thời gian. Những chiến lược dạng này hoạt động hiệu quả đến khi momentum bị cạn kiệt. Trước khi đi sâu vào phần chiến lược giao dịch cụ thể, chúng ta sẽ làm quen với chỉ báo động lượng mà ta sẽ sử dụng.

Williams % Range Có rất nhiều chỉ báo theo dõi động lượng nhưng tác giả bài viết khuyên dùng chỉ báo Williams %R với chu kỳ 40. Chỉ báo này được tích hợp sẵn trong MT4 nên rất dễ dàng cài đặt. Chỉ báo này dao động trong khoảng từ -100% đến 0%, khi nó tiến đến gần mức 0% thì tức là đang trong trạng thái quá mua, ngược lại khi chỉ báo tiến đến gần mức -100% báo hiệu đang trong trạng thái quá bán.

Trong chiến lược giao dịch sẽ được giới thiệu, tác giả không cố gắng dự đoán khi nào thì momentum biến động mạnh, thay vào đó là sự chờ đợi những tín hiệu từ thị trường để phản ứng lại. Nguyên tắc nền tảng chiến lược này sẽ là “mua cao-bán cao hơn/ bán thấp-mua thấp hơn”, nói cách khác là chúng ta đang giao dịch theo xu hướng. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào những bước cụ thể như xác định trend, theo dõi động lượng, quan sát hành động giá…để đưa ra một phân tích hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc vào lệnh, anh em đón theo dõi nhé! Happy trading,

Chiến lược giao dịch sử dụng động lượng - Theo xu hướng một cách an toàn hơn – Phần II Tiếp nối phần 1, phần này sẽ hướng dẫn bạn cách xác định, đánh giá, và thực thi một setup vận dụng những kiến thức đã đề cập.

1. Xác định xu hướng Như đã nói, nguyên tắc nền tảng của chiến lược giao dịch sử dụng momentum này chính là follow trend, vậy nên việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định xu hướng thị trường. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm việc này chính là nhìn vào các hành động giá. Một xu hướng tăng được xác định khi có những đỉnh cao-cao hơn đi kèm với những đáy cao-thấp hơn; và ngược lại cho một xu hướng giảm.

“Xu hướng là bạn” nhưng nếu thiếu đi động lượng đằng sau mỗi nó thì sẽ không xuất hiện một Xu hướng nào cả. Ngoài việc dùng các chỉ báo động lượng để đo lường, chúng ta cũng có thể quan sát hành động giá để có thêm thông tin về động lượng của giá.

2. Tìm kiếm những thanh nến đầy Ý tưởng cơ bản của phân tích kỹ thuật đó chính là việc sử dụng nhiều tín hiệu xác nhận cho việc mua bán, vì nó có thể làm tăng xác suất thắng của cú trade. Thông qua những thanh nến đầy này (nến lớn hơn bình thường và có ít bóng), bạn sẽ tìm thấy manh mối về momentum. Thông thường trong một xu hướng tăng sẽ xuất hiện những thanh nến tăng đầy (có độ dài bất thường và ít bóng nến), điều này chứng tỏ phe mua đang rất hào hứng tham gia thị trường; và ngược lại đối với một xu hướng giảm.

Bước kế tiếp chúng ta sẽ nhìn vào chỉ báo để có được những thông tin cụ thể hơn.

3. Chờ đợi tín hiệu quá mua bán từ các chỉ báo động lượng Trong ví dụ minh họa, chỉ báo được sử dụng chính là Williams %R. Với một uptrend, bạn sẽ chờ đợi chỉ báo này giảm xuống mức quá bán (thường là mức -80%) sau đó quay lại và vượt mức -50% rồi thực hiện lệnh mua vào.

Đến lúc này thì chúng ta đã có được sự xác nhận từ cả hai yếu tốt đó chính là hành động giá và chỉ báo động lượng, điều này sẽ làm tăng xác suất lệnh mua của bạn.

4. Các mức dừng lỗ-chốt lời

Dừng lỗ Mức dừng lỗ đề nghị chính là phía dưới đáy liền trước, vì khi giá giảm xuống mức đáy này thì đó là một tín hiệu cho thấy xu hướng tăng đã đảo chiều. Bên cạnh đó, nếu lệnh của bạn di chuyển đúng hướng thì bạn cũng có thể dùng trailling stop để bảo về phần lợi nhuận có được, tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, nếu không lệnh của bạn rất dễ bị thoát.

Chốt lời Cách chốt lời khá đa dạng với phương pháp này, bạn có thể sử dụng 1 trong số cách sau nhưng tốt nhất là nên kết hợp chúng lại:   

Chốt lãi khi giá phá vỡ đỉnh cao liền trước Chốt lãi khi chỉ báo động lượng giảm xuống dưới mức -50% Chốt lãi khi cấu trúc thị trường bị phá vỡ (ví dụ giá tạo đáy thấp-thấp hơn trong một xu hướng tăng)

Phía trên là những hướng dẫn chi tiết cho lệnh mua, lệnh bán áp dụng tương tự nhưng ngược lại.

Chúc anh em giao dịch an toàn, Thanks for reading!

Các cấu trúc giá tích lũy và cách giao dịch với những mô hình này - Lưu ý Phần 1 đã giới thiệu về khái niệm và những mô hình giá tích lũy phổ biến, phần tiếp theo này sẽ đề cập đến những thủ thuật cần biết khi bạn muốn giao dịch với những vùng giá này.

Giao dịch với những vùng giá tích lũy sao cho hiệu quả? Phần khó khăn nhất đối với một Trader khi giao dịch những vùng giá tích lũy (consolidation) không gì khác ngoài false breakout. Với 3 thủ thuật được liệt kê sau đây, bạn sẽ có thể tìm được những setup tiềm năng cao đồng thời hạn chế tối đa những thua lỗ xuất phát từ những cú phá ngưỡng giả.

1. Phân tích khối lượng giao dịch Nhưng manh mối trong việc phân tích khối lượng giao dịch thường rất mờ nhạt nhưng nó lại có thể nói cho bạn biết rất nhiều điều về những vùng giá tích lũy và những gì sắp xảy ra với chúng. Trong thời kỳ tích lũy, khối lượng giao dịch thường ở mức thấp và đều nhau, nhưng một khi giá di chuyển đến biên của vùng giá tích lũy kèm với một sự gia tăng về khối lượng giao dịch thì khả năng rất cao giá sẽ phá ngưỡng thật sự.

Minh họa phía trên cho bạn một cái nhìn về những điều vừa nêu. Khi giá brekout thật sự, những thanh volume phía dưới đều tăng vọt; trong khi đó ở những nơi mà volume không tăng vọt, đa phần đều là phá ngưỡng giả.

2. Kích thước của vùng giá tích lũy Những vùng giá tích lũy cũng giống như những dụng cụ nén áp suất, thời gian nén càng lâu, áp suất càng tăng lên. Những vùng consolidation càng dài và hẹp, lực nén giá càng mạnh, và thông thường sẽ tạo ra những cú phá ngưỡng đáng kể.

Có một vấn đề đối với những vùng consolidation dài, đó là chúng có rất nhiều những false break, điều này xảy ra là vì những Trader chuyên nghiệp đang tạo ra nó để tiêu diệt hết những amater Trader. Chìa khóa đối với những tình huống này đó là bạn không nên nôn nóng nhảy vào thị trường quá sớm dựa trên những dự đoán của mình, thay vào đó là sự kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu xác nhận từ thị trường về việc phá ngưỡng.

3. Muốn an toàn hơn, bạn nên chờ đợi những đợt retest Trong khi việc phân tích khối lượng giao dịch đặc biệt hữu dụng với những stock Trader, áp dụng nó vào trong giao dịch ngoại hối thường không có được hiệu quả như mong đợi. Câu trả lời cho bạn chính là “chờ đợi một đợt retest”. Giá cổ phiếu thường chuyển động đi luôn sau khi phá ngưỡng, còn tỷ giá những cặp tiền tệ lại có xu hướngquay lại retest bờ của vùng giá tích lũy.

Biểu đồ USDJPY phía trên cho chúng ta thấy rất rõ điều đó, giá thường quay lại retest những mức cản vừa bị phá. Do đó, hoặc là bạn giao dịch ngay khi có dấu hiệu phá ngưỡng và thường xuyên bị vương phải những cú phá ngưỡng giả; hoặc là kiên nhẫn chờ đợi giá quay lại retest cản của vùng giá tích lũy rồi mới vào lệnh để tăng khả năng chiến thắng của mình. Kết luận Dù bạn muốn hay không thì những vùng giá tích lũy vẫn sẽ xảy ra thường xuyên, chúng vẫn luôn là một phần (lớn) của cấu trúc thị trường. Việc hiểu được nguyên nhân hình thành, cách thức nhận diện và giao dịch với chúng luôn hữu dụng bất luận bạn đang giao dịch với phương pháp nào đi nữa! Hy vọng bài viết đã giúp ích cho anh em hiểu thêm về chủ đề này! Thanks for reading!

Giao dịch phá ngưỡng sao cho hiệu quả? Với các mức cản ngang hay cản xiên? Phần II - Giải pháp

Tiếp tục đề cập về vấn đề nên giao dịch phá ngưỡng với các mức cản dạng ngang hay dạng xiên, phần đầu đã nói cho bạn biết những điểm mạnh/yếu của cả hai dạng, phần tiếp theo này sẽ bật mí cho bạn biết được thủ thuật giúp bạn có những nhận định chính xác để giao dịch hiệu quả hơn. Việc xác định một cú breakout mức cản xiên có thất bại hay không tương đối khó khăn hơn so với những mức cản ngang, và câu trả lời cho bạn trong tình huống này đó chính là chờ đợi cho đến khi những đỉnh/đáy đáng chú ý cuối cùng (liên kết với điểm cuối của trendline hay bờ của mô hình giá) bị phá vỡ.

Trong minh họa phía trên chúng ta chỉ tìm thấy vị trí vào lệnh hợp lý nhất khi đường cổ (cũng chính là mức kháng cự của mô hình chữ nhật) bị phá vỡ. Bên dưới là một vài ví dụ khác:

[Giá đồng thời phá đường trendline và đỉnh liền trước]

Đây là một trường hợp khá lý tưởng, giá phá đường trendline đồng thời phá luôn đỉnh liền trước. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho cú trade có xác suất cao hơn hẳn.

[Giá phá đáy liền trước sau khi phá đường trendline]

Gần giống với trường hợp vừa rồi, tuy nhiên giá khá lưỡng lữ khi phá ngưỡng, bị bật lại tại mức đáy liền kề và retest đường trendline sau đó mới thật sự đi xuống.

[Giá có nhiều cú spike trước khi phá ngưỡng thật sự]

Đây có vẻ là ví dụ phức tạp nhất, cú spike đầu tiên biến mô hình tam giác đầu thành một mô hình tam giác rộng hơn. Cú spike tiếp theo vẫn chưa phá ngưỡng mà chỉ xác nhận mức cản ngang trước đó. Cuối cùng, sau khi phá được mức cản này mới là một cú breakout thật sự. Tóm lại, chúng ta có 2 kiểu setup: phá ngưỡng đồng thời cả đường trendline và đỉnh/đáy liền kề; hoặc phá đường trendline, bật lại tại đỉnh/đáy liền kề tạo mức kháng cự/hỗ trợ ngang sau đó bị retest tại đường trendline và cuối cùng là phá ngưỡng kháng cự/hỗ trợ vừa tạo. Cá nhân tác giả đánh giá cao kiểu setup thứ hai hơn. Với mỗi giao dịch phá ngưỡng dạng ngang, tôi đều tìm kiếm những đường trendline đã bị phá phía trong mức kháng cự/hỗ trợ đó, việc làm này đơn giản là để nâng cao xác suất cú trade của tôi. [quote: tác giả] Hãy cùng quay lại ví dụ đầu tiên ở phần 1:

Giá phá đường trendline của mô hình tam giác, sau đó bị bật lại tại đỉnh liền trước xác nhận mức kháng cự mạnh. Sau khi quay lại retest giá đã bật lên và phá mức kháng cự, và đây chính xác là thời điểm mà chúng ta vào lệnh. Những Trader giao dịch với mô hình giá luôn luôn được nhắc nhở rằng phải chú ý đến các mức kháng cự/hỗ trợ và bài viết này đã làm rất rõ lời khuyên đó. Ngay cả khi bạn không giao dịch mô hình giá mà chỉ đơn giản dựa vào các mức cản (ngang/xiên) thì thủ thuật được chỉ ra trong bài viết cũng sẽ giúp bạn có những cú trade có xác suất cao hơn. Thanks for reading,

Một cách kết hợp chỉ báo RSI đơn giản mà Day Trader không thể bỏ qua!

Welles Wilder là một người khá nổi tiếng trong giới phân tích kỹ thuật, trong quyển “New concepts in Technical Trading System” ông có giới thiệu một loạt những chỉ báo rất quen thuộc,

và trong số đó có chỉ báo Relative Strength Indicator (RSI). Thông số thiết lập mặc định cho chỉ báo này là 14, chu kỳ này hoạt động khá hiệu quả đối với những swing Trader (thường giữ lệnh trong vài ngày). Tuy nhiên, đối với những day Trader thì họ lại thấy nó không được hiệu quả như vậy, chỉ báo RSI tạo ra những tín hiệu không thường xuyên. Một vài Trader đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng những khung thời gian nhỏ hơn, đồng thời giảm chu kỳ của RSI xuống để có một chỉ báo dao động nhạy hơn. Tuy nhiên cách làm này thậm chí làm cho những tín hiệu không đáng tin cậy hơn nữa. Việc chỉ báo RSI đưa ra những tín hiệu không thường xuyên cho những day Traderchưa hẳn là vấn đề miễn là những tín hiệu nó đưa ra có chất lượng. Ở bài viết này chúng ta sẽ học cách tìm ra những tín hiệu có chất lượng đó. Và ý tưởng của phương pháp này đó chính là kết hợp nó với các vùng kháng cự hỗ trợ, mục tiêu đó chính là những “reversal setup” với một tỷ lệ riskreward tốt. Lưu ý: tác giả không đề cập đến việc sử dụng một khung thời gian hay một cặp tiền tệ cụ thể nào, nhưng chiến lược này được gợi ý sử dụng tại các khung intraday (dưới một ngày).

Giao dịch trong ngày với chỉ báo RSI – Qui tắc vào lệnh Go long: 1. RSI nằm dưới đường tham chiếu 30 (quá bán); 2. Giá đang test vùng hỗ trợ; 3. Mua tại giá phía trên của một nến tăng. Cùng xem một ví dụ cho lệnh mua để cùng hiểu rõ hơn:

[Hình minh họa lệnh mua]

Vùng nén giá phía trước có thể cho ta một manh mối về một vùng hỗ trợ, tiếp đến là chỉ báo RSI giảm xuống mức quá bán (30) giúp Trader cân nhắc một lệnh mua. Vùng giá này nằm tại vùng giá hỗ trợ trước đó, tức là giá đang test vùng hỗ trợ này. Trader đặt lệnh mua khi có nến tăng, và đó cũng là một mô hình inside bar khá rõ ràng. Go short: 1. RSI nằm phía trên đường tham chiết 70 (quá mua); 2. Giá đang test vùng kháng cự; 3. Bán tại giá phía dưới của một nến giảm. Ví dụ cho lệnh bán:

[Hình minh họa lệnh bán]

Chúng ta có thể nhận thấy vùng giá kháng cự khá rõ được tạo ra ở vùng A, tiếp đến ở vùng B giá quay lại test mức kháng cự này, đồng thời khi đó chỉ báo RSI cũng đi vào vùng quá mua. Trader có thể vào lệnh ngay khi có một nến giảm xuất hiện. Và dưới đây là những gì xảy ra sau đó:

[Hình minh họa]

Tỷ lệ risk-reward mà cú trade này mang lại là rất tuyệt vời phải không? Kết hợp RSI để vào lệnh tại vùng kháng cự - hỗ trợ thường sẽ mang đến cho Trader tỷ lệ R:R rất tốt vì khoảng cách dừng lỗ là tương đối nhỏ so với tiềm năng lợi nhuận có được, và đây cũng chính là điều mà phương pháp này hướng đến: giao dịch những reversal setup với tỷ lệ R:R cao.

Đôi lời nhận định về chiến lược giao dịch này: Tuy sử dụng RSI làm căn cứ để xác định điểm vào lệnh nhưng để có những điểm vào có chất lượng mấu chốt lại là cách mà bạn xác định vùng kháng cự hỗ trợ. Chiến lược này phù hợp với những Trader giữ lệnh trong ngày nhưng lại không muốn dán mắt vào chart. Bạn chỉ cần xác định vùng kháng cự hỗ trợ rồi đặt arlert, khi giá chạm đến vùng mà bạn đánh dấu thì bắt đầu cân nhắc vào lệnh. Và cuối cùng, đừng đánh giá một chiến lược chỉ với một vài lệnh mẫu, hãy bỏ chút công sức nghiên cứu nó vì chỉ có bạn mới thực sự biết rằng nó có phù hợp với bạn hay không. Thế là các day Trader đã biết thêm một phương pháp có thể áp dụng để giao dịch rồi nhé! Có anh em nào sử dụng phương pháp này rồi thì cùng lên tiếng để mọi người cùng học hỏi! Happy trading!

Hướng dẫn đầy đủ về swing trade cho anh em

Trịnh Anh Theo dõi tác giả

08/07/2018 6,350 lượt xem

Chào anh em, có một vài người thắc mắc rằng nghe nói swing trade ít tốn thời gian mà không biết bắt đầu từ đâu, mình xin đáp ứng nhu cầu đó bằng một chuỗi bài hướng dẫn cơ bản nhất. Swing trading (hay giao dịch trung hạn) là một cách tiếp cận phù hợp với rất nhiều retail trader, kể cả khi đang có một công việc full-time khác. Lý do là vì với swing trade, anh em sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình quan sát chart, mà vẫn có thể kiếm được những cơ hội giao dịch tốt nếu tuân thủ qui tắc. Trong chuỗi bài này, mình sẽ hướng dẫn đầy đủ về swing trade để anh em có thể tìm hiểu và nhận định xem mình có nên theo đuổi phương pháp này hay không. Bài viết gồm những nội dung sau:     

Swing trade là gì và nó hoạt động ra sao Nơi nào bạn có thể tìm được những cơ hội tốt nhất với swing trade Thời điểm tốt để giao dịch swing trade Cách đặt dừng lỗ để bạn không bị “get out” quá sớm Cách chốt lời trước khi giá quay đầu 180 độ Những nội dung như vậy anh em có cần tìm hiểu không? Nếu có hãy tiếp tục nhé!

SWING TRADE LÀ GÌ VÀ NÓ HOẠT ĐỘNG RA SAO? Swing trade hiểu ngắn gọn là một phương pháp tiếp cận giúp tóm được những “swing” (hay những đợt sóng) của thị trường. Ý tưởng của phương pháp giao dịch này đó là giúp cú trade chịu đựng “tổn thất” ít nhất có thể, nghĩa là swing trader sẽ cố gắng thoát lệnh trước khi giá quay lại quét khoản lãi của lệnh đã mở.

[Minh họa swing trade] Lợi thế và bất lợi của swing trade: Lợi thế   

Không mất quá nhiều thời gian dành cho việc quan sát và phân tích chart Ít áp lực hơn so với một số phương pháp giao dịch khác Thích hợp ngay cả khi bạn có một công việc toàn thời gian khác

Bất lợi  

Bạn không thể “ăn trọn” một xu hướng Có rủi ro giữ lệnh qua đêm (giao dịch trung hạn) Cơ bản về swing trade là như vậy, chúng ta cùng đi đến phần tiếp theo.

NƠI BẠN CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC CƠ HỘI GIAO DỊCH SWING TRADE TỐT NHẤT Khi mua một món hàng nào đó, nếu nó mới ra, bạn phải trả giá cao, thời gian sau có thể bạn sẽ được mức giá tốt hơn. Giao dịch cũng như vậy, muốn có lợi thế bạn phải chờ đợi để mua ở mức thấp hơn hoặc bán ở mức cao hơn. Biết là như vậy, nhưng làm sao để định ra được những vùng “giá trị” như thế để vào lệnh? Trong bài này mình sẽ đưa ra 2 công cụ: 1. Sử dụng kháng cự - hỗ trợ

Kháng cự hiểu ngắn gọn là những vùng có áp lực bán mạnh hơn mua; Ngược lại Hỗ trợ là những vùng có áp lực mua mạnh hơn bán.

Do đó khi giao dịch hãy bám sát những vùng này, để có mức giá có lợi, tất nhiên sẽ có những đợt breakout ngược hướng nhưng chúng ta đang chơi một trò chơi không có sự chắc chắn nên phải chấp nhận điều đó. 2. Đường trung bình Công cụ tiếp theo anh em có thể sử dụng chính là đường trung bình. Khi thị trường có xu hướng, thường thì sẽ không di chuyển theo một đường thẳng, thay vào đó giá sẽ có những đợt sóng đẩy và điều chỉnh nối tiếp nhau. Và công cụ tracking những vùng điều chỉnh này tốt nhất không gì khác chính là đường trung bình.

Mẹo: CHúng ta có những xu hướng mạnh yếu khác nhau, do đó cần những đường trung bình khác nhau để làm việc này, cụ thể:   

Trong thị trường có xu hướng mạnh, giá có xu hướng điều chỉnh về đườn MA20 Trong một xu hướng bình thường, giá có xu hướng điều chỉnh về đường MA50 Trong một xu hướng yếu, giá có xu hướng điều chỉnh về đường MA100 Trên đây là bài đầu tiên của loạt bài về swing trade, anh em nhớ đón theo dõi những bài sau cho những phần còn lại nhé! Safe trade,