21, - Full [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Hóa Phân Tích – 2022

Bài 1: Trộn 10,00 mL dung dịch A gồm CH3COOH 2,00.10−2 M và H3PO4 2,00.10−2 M với 10,00 mL dung dịch B gồm NaOH 2,00.10−2 M và NH3 2,00.10−2 M, thu được 20,00 mL dung dịch C. a) Xác định TPGH của dung dịch C. b) Thêm 1 giọt dung dịch phenolphthalein, không tính pH, hãy cho biết màu của dung dịch C (Coi thể tích của chỉ thị là không đáng kể). Biết rằng phenolphthalein xuất hiện màu hồng nếu pH ³ 9,0. c) Tính pH của dung dịch C. d) Mặt khác, một học sinh X tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 10,00 mL dung dịch A vào cốc thuỷ tinh, thêm 1 giọt dung dịch phenolphthalein vào cốc rồi nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0,10 M vào cốc đến khi xuất hiện màu hồng thì hết V (mL) (thu được dung dịch D). i) Tính giá trị của V (coi thể tích của chỉ thị là không đáng kể). ii) Học sinh X để cốc đựng dung dịch D trong không khí, sau 1 thời gian thì thấy dung dịch mất màu hồng. Giải thích hiện tượng này. Cho biết: Phenolphthalein xuất hiện màu hồng nếu pH ³ 9,0. CH3COOH có pKa = 4,76; NH4+ có pKa = 9,24; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32. Bài 2: Dung dịch A là hỗn hợp của Na2S nồng độ C (M) và Na2SO3 0,0110 M có pH = 12,25. a) Tính giá trị của C và độ điện li a của ion S2- trong dung dịch A. b) Tính nồng độ Na3PO4 phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của ion S2- giảm 25% (so với trước khi thêm Na3PO4). Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau khi thêm Na3PO4. c) Khi để lâu dung dịch A trong không khí thì Na2S bị oxi hoá chậm thành S và Na2SO3 thành Na2SO4. i) Tính hằng số cân bằng của các phản ứng xảy ra. ii) Giả sử có 50,00% Na2S và 40,00% Na2SO3 đã bị oxi hoá, hãy tính pH của dung dịch thu được. Coi như CO2 trong không khí không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; H2S có pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,90; H2SO3 (SO2 + H2O) có pKa1 = 1,76; pKa2 = 7,21; pKa(HSO4-) = 1,99, Eo(O2,H+/H2O) = 1,23 V; Eo(S/H2S) = 0,14 V; Eo(SO42–/SO32–) = –0,93 V. Bài 3: Các a−amino axit có dạng H2N – CH(R) – COOH, có các hằng số phân li axit tương ứng cho như sau: Amino acid Kí hiệu Mạch nhánh (R) pKa(−COOH) pKa(−NH3+) pKa(−R) Glycine Gly −H 2,34 9,60 Alanine Ala −CH3 2,34 9,69 Isoleucine Ile −CH(CH3)(C2H5) 2,36 9,60 Histidine His −CH2(C3H5N2) 1,82 9,17 6,00 Các peptide được viết bằng kí hiệu viết tắt của các amino acid bắt đầu với amino acid đầu N và kết thúc bằng các amino acid đầu C. Coi giá trị các hằng số phân li axit của các nhóm chức thay đổi không đáng kể khi tạo peptide. a) Dung dịch X gồm Gly−Ile và Ala−His có cùng nồng độ là 5,00.10−3 M. Tính giá trị pH của dung dịch X. b) Tính thể tích dung dịch HCl 1,00 M cần cho vào 50,00 mL dung dịch X để thu được dung dịch có pH = 2,00. Bài 4: Hoà tan 1,764 gam một mẫu amophot chứa NH4H2PO4; (NH4)2HPO4 và có lẫn tạp chất trơ vào nước. Lọc bỏ tạp chất, định mức thành 100,0 mL dung dịch X. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: TN1: Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch X đến khi đổi màu chỉ thị metyl đỏ (pH = 5,00), thì hết 6,00 mL dung dịch HCl 0,100 M. TN2: Thêm chính xác 20,00 mL dung dịch KOH 0,200 M (dư) vào 10,00 mL dung dịch X, thu được dung dịch Y. Đun sôi để đuổi hết khí NH3, để nguội rồi chuẩn độ dung dịch thu được đến khi đổi màu chỉ thị thymolphtalein (pH = 9,40) thì hết 14,00 mL dung dịch HCl 0,100 M. a) Viết các phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên. b) Chấp nhận bỏ qua sai số chuẩn độ. Hãy tính độ dinh dưỡng (% khối lượng qui đổi về P2O5) của mẫu amophot nói trên. c) Nếu đo pH của dung dịch X nói trên thì giá trị pH đo được là bao nhiêu?

1

Hóa Phân Tích – 2022

d) Trong thí nghiệm 2 được khuyến cáo là không thể chuẩn độ trực tiếp dung dịch Y bằng dung dịch HCl với chỉ thị thymolphtalein (pH = 9,40). Tại sao? Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; NH4+ có: pKa = 9,24. Bài 5: Cho dung dịch X gồm K2S 0,0180 M và K2SO3 0,0120 M. a) Tính pH của dung dịch X. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,0360 M cần cho vào 10,00 mL dung dịch X đến khi đổi màu chỉ thị chı̉ thị thymolphtalein (pH = 9,40) và đổi màu chỉ thị metyl đỏ (pH = 5,00). c) Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch X bằng dung dịch HCl 0,0360 M. Tính pH tại điểm tương đương thứ 1 và điểm tương đương thứ 2. Từ đó hãy cho biết khi dùng thymolphtalein (pH = 9,40) và metyl đỏ (pH = 5,00) làm chỉ thị cho phép chuẩn độ dung dịch X thì nồng độ của ion S2– và SO32– tính được sẽ cao hơn hay thấp hơn so với giá trị nồng độ đúng? Giải thích? Cho biết: pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; pKa1(H2SO3) = 1,76; pKa2(H2SO3) = 7,21. Bài 6. Các phản ứng tạo phức thường được sử dụng trong phân tích hoá học để tách riêng các cấu tử trong hỗn hợp các ion. Tuy nhiên cân bằng tạo phức ảnh hưởng lớn bởi pH của dung dịch vì trong dung dịch có pH cao có thể có sự tạo kết tủa hydroxyl của cation kim loại, còn ở pH thấp thì có quá trình proton hoá dẫn đến cân bằng tạo phức kém. Chuẩn bị hai dung dịch có thành phần như sau: Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 1,00.10–4 M và Na2C2O4 0,100 M. Dung dịch B gồm Fe(NO3)3 1,00.10–4 M và H2C2O4 0,100 M. Tính pH và nồng độ cân bằng của các cấu tử có mặt trong các dung dịch A và B. Cho biết: Phức Fe3+ – C2O42– có: b1 = 109,4; b2 = 1016,2; b3 = 1020,2; pKs(Fe(OH)3 = 37,0; *b(FeOH2+) = 10–2,17; H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27. Bài 7: Trộn 5,00 mL dung dịch gồm NH3 0,192 M và NH4Cl 0,120 M với 5,00 mL dung dịch Na3PO4 0,0400 M được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A 10,00 mL dung dịch MgCl2 0,024 M, thu được dung dịch B. a) Tính pH của dung dịch A. b) Bằng tính toán cụ thể, hãy cho biết có Mg(OH)2 và MgNH4PO4 tách ra từ dung dịch B hay không? c) Hãy viết phương trình ion các phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm sau và rút ra nhận xét: Thí nghiệm 1: Nhỏ từng giọt dung dịch NH3 vào dung dịch Mg2+, thêm tiếp dung dịch NH4+ và cuối cùng thêm Na2HPO4. Thí nghiệm 2: Nhỏ từng giọt NH4+ vào dung dịch Mg2+, thêm tiếp NH3 rồi cuối cùng thêm Na2HPO4. Hãy cho biết vai trò của NH4+ trong 2 thí nghiệm trên. Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKs(Mg(OH)2) = 10,9; pKs(MgNH4PO4) = 12,60. Bài 8: Người ta có thể tách ion bari và stronti ra khỏi nhau dựa vào độ tan khác nhau của muối cromat. Nồng độ cromat trong dung dịch có thể điểu chỉnh bằng cách thay đổi pH. Dung dịch X gồm K2Cr2O7 0,50 M trong đệm axetat có pH cố định = 4,00. a) Tính nồng độ cân bằng của ion Cr2O72− và CrO42− trong dung dịch X. b) Thêm dung dịch Ba2+ vào dung dịch X, hãy tính nồng độ nhỏ nhất của Ba2+ cần thêm vào để xuất hiện kết tủa BaCrO4. Coi thể tích của dung dịch X không đổi sau khi thêm Ba2+. c) Nếu thay dung dịch Ba2+ bằng dung dịch Sr2+ thì nồng độ nhỏ nhất của Sr2+ cần thêm vào dung dịch X là bao nhiêu để có xuất hiện kết tủa SrCrO4. Coi thể tích của dung dịch X không đổi sau khi thêm Sr2+. d) Đánh giá khả năng dùng dung dịch X để tách được 2 ion Ba2+ và Sr2+ ra khỏi nhau từ dung dịch hỗn hợp Y gồm Ba2+ 0,01 M và Sr2+ 0,01 M. Biết rằng ion 2 ion được gọi là tách ra khỏi nhau nếu ion thứ nhất kết tủa hoàn toàn (tổng nồng độ các dạng tồn tại trong dung dịch không vượt quá 10−6 M) thì ion thứ 2 chưa bị kết tủa. Nếu tách được, hãy tính thể tích dung dịch X nhỏ nhất cần dùng để có thể tách được 2 ion ra khỏi nhau từ 10,0 mL dung dịch Y.

2

Hóa Phân Tích – 2022

Coi pH của các dung dịch vẫn được duy trì cố định = 4,00. Cho biết: pKa(HCrO4−) = 6,50; pKs(BaCrO4) = 9,93; pKs(SrCrO4) = 4,65. 2 H+ + 2 CrO42− ⇌ Cr2O72− + H2O K1 = 1014,64 Bài 9. Thêm 0,0400 mol NH3 vào 100,0 mL dung dịch hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3 0,0100 M, AgNO3 0,0200 M, Mg(NO3)2 0,0100 M; HNO3 0,200 M, thu được dung dịch hỗn hợp B. Coi thể tích dung dịch không đổi sau khi cho thêm NH3. a) Bằng tính toán hãy cho biết, có kết tủa xuất hiện trong dung dịch B hay không? Nếu có, cho biết thành phần kết tủa. b) Tính pH và nồng độ cân bằng của các cation kim loại trong dung dịch B. c) Nếu có kết tủa trong dung dịch B, li tâm để tách kết tủa. Thêm 1,00 mL dung dịch HPO42− 0,010 M vào 1,00 mL dung dịch B, thu được dung dịch C. i) Có hiện tượng gì xuất hiện trong dung dịch C hay không? ii) Tính pH và nồng độ cân bằng của ion Mg2+ trong dung dịch C. Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24; pKs(Fe(OH)3) = 37,0; pKs(Mg(OH)2) = 9,2; *b(MgOH+) = 10–12,8; *b(AgOH) = 10–11,7; *b(FeOH2+) = 10–2,17; b1(Ag(NH3)+) = 103,32; b2(Ag(NH3)2+) = 107,23; pKS(MgNH4PO4) = 12,60; H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKS(Ag3PO4) = 17,59. Bài 10: Ở nhiệt độ 25oC, độ tan của Fe2(SO4)3 là khoảng 245 gam/1,00 L nước, có nghĩa là nồng độ khoảng 0,6 M. Một sinh viên dự kiến pha 100,0 mL dung dịch Fe2(SO4)3 nồng độ 0,100 M. Tuy nhiên khi pha xong thì trong dung dịch thu được (gọi là dung dịch A) xuất hiện vẩn đục màu nâu. a) Bằng tính toán, hãy giải thích hiện tượng trên. b) Tính pH của dung dịch A. c) Để làm tan vẩn đục, sinh viên này thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 đặc (nồng độ 98%, khối lượng riêng D = 1,84 g/mL) vào 100,0 mL dung dịch A kể trên (vừa thêm dung dịch, vừa khuấy). Tính số giọt dung dịch H2SO4 đặc tối thiểu mà sinh viên này cần thêm vào dung dịch A để dung dịch trở nên trong suốt. Coi thể tích mỗi giọt là như nhau và đều là 0,030 mL. Cho biết: pKa(HSO4–) = 1,99; pKs(Fe(OH)3) = 37,00; pKw = 14,00. Fe3+ + H2O ⇌ FeOH2+ *b = 10–2,17. Bài 11: a) Thêm lượng dư BaSO4 vào dung dịch Na2CO3 0,50 M tại pH cao (có thể bỏ qua quá trình proton hoá ion carbonate và sulfate). Hãy tính phần trăm số mol Na2CO3 đã chuyển BaSO4 thành BaCO3. Cho biết: pKS(BaSO4) = 9,96; pKS(BaCO3) = 8,30. b) Tiến hành thí nghiệm sau: – Cho 2,00 mL dung dịch chứa 2 ion Ba2+ và Sr2+ đều có nồng độ 0,10 M vào ống nghiệm, thêm từ từ dung dịch H2SO4 2 M đến dư vào dung dịch này, li tâm để tách lấy kết tủa. – Thêm 4,00 mL dung dịch Na2CO3 2,0 M vào hỗn hợp kết tủa, khuấy đều, đun nóng, rồi li tâm để tách lấy kết tủa. Lại tiếp tục thêm 4,0 mL dung dịch Na2CO3 2,0 M vào hỗn hợp kết tủa, khuấy đều, đun nóng, rồi li tâm để tách lấy kết tủa như lần 1. Lặp lại thí nghiệm này thêm 1 lần nữa. – Thêm 4,00 mL dung dịch CH3COOH 6,0 M vào kết tủa, lắc để hoà tan kết tủa rồi thêm tiếp 2,00 mL dung dịch K2Cr2O7 1,0 M vào. Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. Giải thích các hiện tượng bằng các tính toán và phương trình phản ứng. Cho biết: pKS(BaSO4) = 9,96; pKS(BaCO3) = 8,30; pKS(BaCrO4) = 9,93; pKS(SrSO4) = 6,46; pKS(SrCO3) = 10,00; pKS(SrCrO4) = 4,65; pKa(CH3COOH) = 4,76; pKa(HCrO4–) = 6,50; pKa1(H2CO3)= 6,35; pKa2(H2CO3)= 10,33. Cr2O72– + H2O ⇌ 2CrO42– + 2H+ Ka = 10−14,64; Độ tan của CO2 là 3.10-2 (M).

Bài 12: Dung dịch hỗn hợp X gồm FeCl2 0,020 M và FeCl3 0,020 M. a) Tính pH của dung dịch X. b) Tìm khoảng pH của dung dịch X mà có kết tủa Fe(OH)3 nhưng không có kết tủa Fe(OH)2. c) Thêm từ từ muối CH3COONa rắn vào 100,00 mL dung dịch X đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 thì hết m1 (gam).

3

Hóa Phân Tích – 2022

Tính giá trị của m1 và tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch X tại thời điểm này. Coi như thể tích dung dịch X không đổi sau khi thêm CH3COONa. d) Tiếp tục thêm NaOH rắn vào dung dịch thu được sau ý c) đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa Fe(OH)2 thì hết m2 (gam). Tính giá trị của m2 và tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch X tại thời điểm này. Coi như thể tích dung dịch X không đổi sau khi thêm NaOH. e) Nhúng 1 dây Pt vào cốc đựng 100,0 mL dung dịch X rồi nối với điện cực calomen bão hoà (Thế của điện cực calomen bão hoà là Ecal = 0,241 V) để tạo thành pin điện hoá. i) Viết sơ đồ pin và tính sức điện động của pin. ii) Thêm từ từ NaOH vào dung dịch X cho đến khi sức điện động của pin = 0,00 (V) thì hết m (gam) NaOH. Tính giá trị của m, coi thể tích dung dịch không đổi sau khi thêm NaOH. Cho biết: *bFeOH+ = 10–5,92; *bFeOH2+ = 10–2,17; Eo(Fe3+/Fe2+) = + 0,771 V; pKa(HSO4−) = 1,99; pKS(Fe(OH)2) = 15,1; pKS(Fe(OH)3) = 37,0; M(CH3COONa) = 82,0 gam.mol−1; M(NaOH) = 40,0 gam.mol−1. Bài 13: Thêm 10,00 mL dung dịch Fe2+ 0,100 M vào 30,00 mL dung dịch gồm MnO4− 0,0200 M và H+ 0,720 M được dung dịch B. a) Viết và cân bằng phản ứng oxi hoá khử. Tính hằng số cân bằng của phản ứng. b) Tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch B khi dung dịch đạt tới trạng thái cân bằng. c) Viết sơ đồ pin điện khi ghép điện cực Pt nhúng trong dung dịch B với điện cực Cu nhúng trong dung dịch C thu được khi trộn 10,00 mL dung dịch Cu+ 0,0200 M với 10,00 mL dung dịch NH3 2,00 M. Tính sức điện động của pin. Cho biết: Eo(MnO4−, H+/Mn2+) = 1,510 V; Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771 V; Eo(Cu+/Cu) = 0,521 V; Phức Cu+ − NH3 có: lgk1 = 5,93; lgk2 = 4,93; pKa(NH4+) = 9,24. Bài 14: Xét một pin điện hoá được thiết lập ở 298 K bằng cách nhúng một thanh kim loại M vào dung dịch bão hoà M(OH)2 (gọi là điện cực 1) và nhúng một thanh Ag vào dung dịch AgNO3 0,0100 M (gọi là điện cực 2). Nối các dung dịch bằng cầu muối. Thể tích của 2 dung dịch bằng nhau. Cho biết: Ở 298 K, dung dịch bão hoà M(OH)2 có pH = 9,86. Eo(Ag+/Ag) = 0,799 V; Eo(M(OH)2(r)/M) = – 1,565 V. a) Tính tích số tan Ks của M(OH)2. b) Viết sơ đồ pin, phản ứng xảy ra tại các điện cực và phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động. Tính Epin. c) Nối pin với 1 thiết bị sử dụng điện 1 chiều, sau một thời gian, pH ở điện cực 1 là 9,0. Tính sức điện động của pin tại thời điểm này. d) Sau 1 thời gian, pin phóng điện hết (Epin = 0). Tính thế của điện cực 1 và pH của dung dịch ở điện cực 1 tại thời điểm này. Bài 15: Cho dung dịch A gồm Fe2(SO4)3 0,0100 M; FeSO4 0,0200 M và H2SO4 0,100 M. a) Tính pH của dung dịch A. b) Điều chỉnh pH của dung dịch đến 10,0, thu được dung dịch hỗn hợp B (coi thể tích dung dịch không đổi sau khi điều chỉnh pH). Tính thế của dây Pt nhúng trong dung dịch hỗn hợp B. c) Người ta thêm lượng dư mạt sắt vào dung dịch hỗn hợp B, thu được dung dịch C (coi pH của dung dịch vẫn được giữ cố định bằng 10,0). Nêu hiện tượng và tính nồng độ cân bằng của các ion Fe2+ và Fe3+ trong dung dịch C sau khi trạng thái cân bằng được thiết lập. d) Mặt khác, nếu thêm 0,120 gam NaOH vào 10,00 mL dung dich A thì thu được dung dịch D. Cho biết hiện tượng quan sát được trong dung dịch D và tính pH của dung dịch D khi hệ cân bằng. e) Mặt khác, nếu lắc dung dịch D trong không khí đến khi cân bằng mới được thiết lập thì hiện tượng của quan sát được như thế nào? Tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch B. Cho biết: pKs(Fe(OH)2) = 15,1; pKs(Fe(OH)3) = 37,0; Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771 V; Eo(Fe2+/Fe) = –0,44 V; Eo(O2(k), H+/H2O) = 1,23 V; PO2 = 0,21 atm; pKw = 14,00; pKa(HSO4–) = 1,99; M(NaOH) = 40,0 gam.mol-1. Fe2+ + H2O ⇌ FeOH+ + H+ *b = 10–5,92 3+ Fe + H2O ⇌ FeOH2+ + H+ *b = 10–2,17

4

Hóa Phân Tích – 2022

Bài 16: Điện phân 100,0 mL dung dịch Y chứa (CuSO4 x mol/L; H2SO4 0,03 M; HNO3 0,02 M) sử dụng catot là Pt dạng lưới có khối lượng m0 = 7,1245 gam, cường độ dòng điện I = 0,12 A, điện trở bình điện phân R = 0,36 Ω. a) Sau khi điện phân tách hết Cu ra khỏi dung dịch thì ngừng, làm khô catot và cân thấy khối lượng catot là m1 = 7,2032 gam. Tính nồng độ dung dịch CuSO4 ban đầu. b) Tính hiệu điện thế cần đặt vào 2 điện cực để Cu2+ bắt đầu bị điện phân. c) Nếu tăng hiệu điện thế đến khi có thể điện phân hoàn toàn Cu2+ thì H+ có bị điện phân hay không? Coi Cu2+ bị điện phân hoàn toàn khi nồng độ còn lại trong dung dịch £ 10−6 M. d) Tính thời gian tối thiểu cần điện phân hết Cu2+ trong dung dịch. Cho biết: pKa(HSO4−) = 1,99; Eo(Cu2+/Cu) = + 0,34 V; Eo(2H+/H2) = 0,00 V; Eo(O2(k), H+/H2O) = + 1,23 V; Cu = 64. Áp suất riêng phần của O2 thoát ra trên điện cực là 1 atm. F = 96485. Bài 17. Phổ hấp thụ UV– VIS thường được dung để xác định nồng độ một chất trong dung dịch bằng cách đo mật độ quang (độ hấp thụ quang) tại bước sóng nhất định của ánh sáng vùng UV–VIS. Định luật Lambert – Beer cho biết mật độ quang A tỉ lệ trực tiếp với nồng độ mol/L của chất hấp thụ ánh sáng tại bước sóng cho trước theo biểu thức sau: A = e.l.C (e là hệ số hấp thụ mol phân tử, l là bề dày của lớp dung dịch, C là nồng độ của cấu tử hấp thụ ánh sáng). Nếu trong dung dịch có nhiều hơn 1 cấu tử hấp thụ ánh sáng ở cùng bước sóng thì mật độ quang bằng tổng độ hấp thụ quang thành phần: A = e1.l.C1 + e2.l.C2 + ... Metyl da cam (Kí hiệu là HIn, là một axit yếu có pKa ~ 3,5) được biết đến là một chỉ thị acid – bazơ khá thông dụng. Ở dạng axit (HIn) metyl da cam có màu đỏ và hấp thụ cực đại ở bước sóng 510 nm, còn dạng bazơ (In–) có màu vàng, hấp thụ cực đại ở bước sóng 466 nm. Tiến hành đo mật độ quang của các dung dịch metyl da cam ở các giá trị pH khác nhau. Kết quả được đưa ra trong bảng sau: Dung dịch 1: Dung dịch 2: Dung dịch 3: pH = 0,0; Nồng độ pH = 12,0; Nồng độ pH = 3,68; Nồng độ metyl da cam = 5.10–5 metyl da cam =5.10–5 M metyl da cam là C. M Mật độ quang A đo ở 1,524 0,426 0,327 bước sóng 510 nm Mật độ quang A đo ở 0,789 0,868 0,339 bước sóng 466 nm Các dung dịch được đo curvet có bề dày 1,0 cm. a) Xác định hệ số hấp thụ mol phân tử của dạng axit và dạng bazơ ở các bước sóng 510 nm và 466 nm. b) Tính nồng độ C của metyl da cam trong dung dịch 3 và giá trị pKa của metyl da cam. c) Metyl da cam được sử dụng rộng rãi làm chỉ thị cho phép chuẩn độ axit bazơ. Hãy cho biết khoảng pH đổi màu của metyl da cam biết rằng chỉ quan sát được nồng độ của dạng nào đó khi nồng độ của dạng đó lớn hơn nồng độ của dạng còn lại ít nhất 10 lần. Bài 18. a) Cho 0,05 mol Br2 nguyên chất vào 100,0 mL nước cất rồi lắc đều, thu được 100,0 mL dung dịch hỗn hợp A. Tính pH của dung dịch A. (Coi thể tích Br2 lỏng là không đáng kể). b) Thêm 50,0 mL cloroform vào 100,0 mL dung dịch A, lắc, trộn đều. Sau khi đạt tới trạng thái cân bằng, thu được phần nước là dung dịch B và phần cloroform chứa Br2. i) Tính pH của dung dịch B. ii) Tính phần trăm Br2 bị chiết vào dung môi clorofom. Cho biết: Eo(Br2(H2O)/Br–) = +1,085 V; Eo(HBrO, H+/ Br2(l)) = +1,60 V; Độ tan của Br2 là 0,214 M; pKa(HBrO) = 8,60; M(NaOH) = 40,0 g.mol−1. Sự phân bố của Br2 trong hai pha nước và clorofom theo cân bằng sau: [Br2 ](CHCl ) 3 = 37. Br2(H2O) ⇌ Br2(CHCl3) KD = [Br2 ]( H O ) 2



5