Ví Điện Tử Momo Bản Final [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

SSS

BỘ TÀI CHÍNH TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETNG

NHÓM: LỚP HỌC PHẦN: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020

BỘ TÀI CHÍNH TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETNG

NHÓM: LỚP HỌC PHẦN: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Yến Nhi Điện thoại: 0858.264.263 Email: [email protected]

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC NHÓM: 4 1. Thời gian: 29/11/2020 2. Hình thức: trực tuyến 2. Thành viên có mặt: 3. Thành viên vắng mặt/Lý do: 4. Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Nguyễn Thị Yến Nhi 5. Thư ký cuộc họp: Nguyễn Thị Như Hương 6. Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Họ và tên

Mức độ hoàn thành công việc (%)

Buổi họp đánh giá kết thúc vào lúc: Thư ký

Ký tên

Nhóm trưởng

(ký và ghi họ tên)

(ký và ghi họ tên)

i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

ii

MỤC LỤC BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ........ i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất....................................................... 4 1.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất. .................................................................... 4 1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu. .............................................................................. 5 1.7 Kết cấu của nghiên cứu .................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. kết quả nghiên cứu ........................................................................ 6 2.1 Thông tin về mẫu.............................................................................................. 6 2.1.1 Làm sạch dữ liệu ....................................................................................... 6 2.1.2 Mô tả đặc điểm mẫu.................................................................................. 6 2.2 Thông tin về hành vi....................................................................................... 10 2.2.1 Ví điện tử đáp viên biết đến .................................................................... 10 2.2.2 Ví điện tử đáp viên đang sử dụng ........................................................... 11 2.2.3 Số lượng ví điện tử đáp viên sử dụng ..................................................... 12 2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Anpha ......................... 13 2.3.1 Thang đo hữu ích .................................................................................... 13 2.3.2 Thang đo nhận thức sử dụng ................................................................... 13

iii

2.3.3 Thang đo nhận thức an toàn .................................................................... 14 2.3.4 Thang đo rủi ro ....................................................................................... 14 2.3.5 Thang đo niềm tin ................................................................................... 15 2.3.6 Thang đo công nghệ ................................................................................ 15 2.3.7 Thang đo kiểm soát ................................................................................. 16 2.3.8 Thang đo tham khảo ............................................................................... 16 2.3.9 Thang đo quyết định ............................................................................... 17 2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 17 2.4.1 Phân tích lần 1......................................................................................... 17 2.4.2 Phân tích lần 2......................................................................................... 19 2.5 Phân tích tương quan và hồi quy .................................................................. 20 2.5.1 Tương quan ............................................................................................. 20 2.5.2 Hồi quy ................................................................................................... 22 2.6 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm .......................................................... 23 2.6.1 Kiểm định trị trung bình của một tổng thể (One sample T-test) ............ 23 2.6.1 Kiểm định trị trung bình của nhiều tổng thể (One-Way ANOVA) ........ 24 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................... 36 3.1 Kết luận .......................................................................................................... 36 3.1.1 Về phương pháp nghiên cứu ................................................................... 36 3.1.2 Về các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 36 3.2 Đề xuất giải pháp ........................................................................................... 37 3.2.1 Nhận thức hữu ích ................................................................................... 37 3.2.2 Nhận thức an toàn ................................................................................... 38 3.2.3 Niềm tin .................................................................................................. 38 3.2.4 Nhận thức kiểm soát ............................................................................... 40 3.2.5 Nhóm tham khảo ..................................................................................... 40 3.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 41

iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 43 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 44

v

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................... 4 Hình 2-1. Biểu đồ phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu ........................... 7 Hình 2-2. Biểu đồ phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu ............................. 8 Hình 2-3. Biểu đồ phân bố nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu..................... 9 Hình 2-4. Biểu đồ phân bố thu nhập trong mẫu nghiên cứu ........................ 10 Hình 2-5. Nguyên tắc kiểm tra sự khác biệt ................................................. 26

vi

DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1. Bảng phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu ....................................... 6 Bảng 2-2. Bảng phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu ......................................... 7 Bảng 2-3.Bảng phân bố nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu .................................. 8 Bảng 2-4. Bảng phân bố thu nhập trong mẫu nghiên cứu ....................................... 9 Bảng 2-5. Bảng phân bố lựa chọn ví điện tử đáp viên biết đến trong mẫu nghiên cứu ......................................................................................................................... 10 Bảng 2-6. Bảng phân bố lựa chọn ví điện tử đáp viên đang sử dụng trong mẫu nghiên cứu ............................................................................................................. 11 Bảng 2-7. Bảng phân bố số lượng ví điện tử đáp viên đang sử dụng trong mẫu nghiên cứu ............................................................................................................. 12 Bảng 2-8. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức hữu ích ................ 13 Bảng 2-9. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức sử dụng ............... 13 Bảng 2-10. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức an toàn .............. 14 Bảng 2-11. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo rủi ro .................................. 14 Bảng 2-12. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo niềm tin.............................. 15 Bảng 2-13. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo công nghệ .......................... 15 Bảng 2-14. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo kiểm soát ........................... 16 Bảng 2-15 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo tham khảo ........................... 16 Bảng 2-16. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định .......................... 17 Bảng 2-17. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ................................. 18 Bảng 2-18. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ................................. 19 Bảng 2-19. Kết quả phân tích tương quan............................................................. 21 Bảng 2-20. Phân tích kết quả hồi quy ................................................................ 22 Bảng 2-21 Kết quả kiểm định One-Sample T-test đối với các tiêu chí của nhân tố Niềm tin ................................................................................................................. 23

vii

Bảng 2-22. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Gioi_Tinh và các biến khác 24 Bảng 2-23. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Do_tuoi và các biến khác .... 27 Bảng 2-24 Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Nghe_nghiep và các biến khác ...............................................................................................................................

30

Bảng 2-25. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Thu_nhap và các biến khác. 33

viii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Công nghệ cũng như số hóa cuộc sống hiện nay đang định hình cách thức kinh doanh cũng như hành vi của người tiêu dùng. Việc nắm bắt xu hướng và áp dụng công nghệ trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay đang được các công ty chú trọng. Trong kỷ nguyên số mới, thiết bị di động trở thành một trong những sản phẩm tiêu dùng nổi bật nhất từng được ra mắt. Những thiết bị này cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hằng ngày của nhiều người trên toàn thế giới. Sự phổ biến ngày càng tăng của các thiết bị di động trên toàn cầu càng minh chứng cụ thể cho điều này. Thiết bị di động tạo ra vô số giá trị cho người sử dụng: một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 65% email được mở trên thiết bị di động (Burdge, 2014). Việc áp dụng các thiết bị di động vào thương mại điện tử ngày càng gia tăng dẫn đến sự xuất hiện của một công từ mới đó là thương mại di động: việc sử dụng các thiết bị di động để mua sắm các sản phẩm và dịch vụ đang dần trở nên phổ biến hơn. Theo Criteo năm 2005, thiết bị di động chiếm 31% giao dịch thương mại điện tử ở Mỹ tương ứng với mức tăng 15% một năm - điều đó chứng tỏ đây sẽ là một thị trường tương lai đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Các hệ thống thanh toán di động hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển và tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Bằng chứng là Trung Quốc Quốc gia láng giềng của Việt Nam thì việc thanh toán trên nền tảng di động đạt 4.5 tỉ giao dịch năm 2013 (theo Apgemini và RBS (2015)). Và ví điện tử - ứng dụng thanh toán trên nền tảng di động đã và đang phát triển một cách ngoạn mục tại thị trường Việt Nam: trong vòng 10 năm qua, nhiều ví điện tử đã tăng trưởng vượt bậc về lượng người dùng. Tính đến tháng 7-2018, ví điện tử MoMo đã đạt 8 triệu người dùng, đặt mục tiêu tăng lên 16 triệu người dùng vào năm 2019. Ví Việt cũng đạt 2,3 triệu người dùng và hơn 22.000 điểm chấp nhận thanh toán trên cả nước. ZaloPay hoạt động từ đầu năm 2018, sau 1 tháng triển khai đã đạt hơn 1,3 triệu lượt người dùng. Viettel Pay mới ra mắt

1

ngày 29-6/2018 hiện đã vượt ngưỡng 1 triệu người dùng (theo báo Sài Gòn đầu tư số ngày 12.11.2018). Từ đó, nhóm tác giả đề suất phát triển đề tài nghiên cứu về hành vi sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh Để thấy được cái nhìn tổng quan về thị trường đầy tiềm năng này thông qua đó đưa ra các kế hoạch và định hướng cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại toàn cầu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng sử dụng ví điện tử và hình thức thanh toán bằng ví điện tử tại thị trường Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng qua việc nghiên cứu hành vi quyết định sử dụng, nhu cầu và hoạt động thanh toán của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường, phân tích, đánh giá các kết quả thu được nhằm giải thích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cho nhà kinh doanh thương mại điện tử trong việc tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân hiện nay. Mục tiêu cụ thể: Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định sử dụng ví điện tử của người dân. Phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng ví điện tử của người dân thông qua các kết quả và số liệu thu được liên quan đến các biến số về quyết định sử dụng của người dân tại TP.HCM. Từ các kết quả phân tích, đánh giá đưa ra giải pháp, đề xuất nhằm phát triển dịch vụ ví điện tử để nhiều người biết đến và sử dụng. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: người dân trong độ tuổi từ 16 trở lên đã và đang sử dụng ví điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh.

2

1.4 Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt thời gian: tháng 11/2020 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua bảng khảo sát “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh.”. Từ bảng khảo sát này chúng tôi sẽ nhập dữ liệu đưa vào phần mềm SPSS và phân tích dữ liệu. Các phương pháp thu thập các dữ liệu đó: - Thứ cấp: ✔ Nhóm thu thập từ các bài báo online, các bài phân tích và báo cáo có nội dung liên quan bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. ✔ Các thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử. - Sơ cấp: ✔ Thảo luận nhóm, nhóm bao gồm những thành viên có chung những đặc điểm xác định như: độ tuổi, trình độ học vấn… Nhóm dùng phương pháp này để khám phá về mức độ quan tâm của người sử dụng sản phẩm. ✔ Kết hợp giữa thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp để phát triển bảng câu hỏi và phát bảng câu hỏi đến đối tượng nghiên cứu dưới hai hình thức online. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp từ việc thảo luận nhóm để thiết kế bảng hỏi. Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thông tin khách hàng và quyết định sử dụng ví điện tử của người dân thành phố và yếu tố ảnh hưởng lên nó. Sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá mức độ tin cậy

3

thang đo, phân tích nhân tố EFA để gom nhóm và rút gọn số lượng các nhân tố và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá cảm nhận của người tiêu dùng. Mục tiêu 3: Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để xác định tác động của những nhân tố trong mô hình đến hành vi mua của người tiêu dùng và kiểm định, ANOVA để kiểm định mối quan hệ giữa hành vi chung và nhân khẩu học. Mục tiêu 4: Sau các kiểm định số liệu nhóm tiến hành xử lý kết quả, thống kê số liệu dựa trên 200 mẫu chuẩn xác nhất được tiến hành. Mục tiêu 5: Từ kết quả nghiên cứu các mục tiêu trên để đề xuất giải pháp nhằm đề xuất những chiến lược hiệu quả dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đó 1.6 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất 1.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất. Nhận thức hữu ích

Nhận thức dễ sử dụng

Nhận thức an toàn

Nhận thức rủi ro Quyết định sử dụng Niềm tin

Nhận thức khuyến mãi

Nhận thức kiểm soát

Nhóm tham khảo Hình 1-1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

4

1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu. H1: Tính hữu ích được nhận thức có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử. “Nhận thức hữu ích” ký hiệu HI Biến H2: Nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử. “Nhận thức dễ sử dụng” Kí hiệu SD. Biến H3: Nhận thức an toàn có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử. “Nhận thức an toàn”, kí hiệu AT. Biến H4: Rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử, “Nhận thức rủi ro” được ký hiệu RR. Biến H5: Niềm tin có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, “Niềm tin” được ký hiệu NT. Biến H6: Khuyến mãi có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử. “Khuyến Mãi” kí hiệu KM. Biến H7: “Nhận thức kiểm soát hành vi” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử, được ký hiệu KS. Biến H8: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, “Nhóm tham khảo” được ký hiệu TK. Biến H9: Ý định sửa dụng có ảnh hưởng cùng chiều tới quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng “ Ý định sử dụng” được kí hiệu YD 1.7 Kết cấu của nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương này trình bày về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình đề xuất cũng như giả thuyết nghiên cứu. Chương 2: Kết quả nghiên cứu Nội dung mô tả về mẫu thu thập cũng như các kết quả đã được phân tích, xử lý, kiểm định độ tin cậy, độ phù hợp của thang đo Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp 5

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Thông tin về mẫu 2.1.1 Làm sạch dữ liệu Số mẫu thu về được là 207 mẫu khảo sát được thực hiện bằng hình thức online thông qua hệ thống google biểu mẫu. Tuy nhiên, có 7 mẫu khảo sát không hợp lệ đã được loại bỏ do các câu trả lời không hợp lí, vì trả lời thiếu hoặc có xu hướng chọn đồng loạt một đáp án cho tất cả câu hỏi. Vì các mẫu trên đều đã được qua gạn lọc kĩ càng đảm bảo câu trả lời là của ngưởi dân sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và đã hoặc đang sử dụng ví điện tử. Vì vậy số mẫu thực hiện nghiên cứu là 200 mẫu là cơ sở dữ liệu để kiểm định mô hình và đo lường cơ sở lí thuyết trong đề tài nghiên cứu. 2.1.2 Mô tả đặc điểm mẫu 2.1.2.1 Giới tính Bảng 2-1. Bảng phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu

Giới tính Nam Giá trị Nữ Tổng Không hợp lê Tổng

Tần số 106 106 212 1 213

Giới tính của đáp viên Phần Phần trăm hợp lệ trăm 49,8% 50% 49,8% 50% 99,5% 100% 0,5 100

Phần trăm tích lũy 50% 100%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm

6

Hình 2-1. Biểu đồ phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm Có 106 người được khảo sát là nam (chiếm 50%) và 106 người nữ (chiếm 50%) 2.1.2.2 Độ tuổi Bảng 2-2. Bảng phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu

Giá trị

18 - 25 tuổi 26 - 35 tuổi Tổng Không hợp lệ Tổng

Tần số 200

Độ tuổi của đáp viên Phần Phần trăm hợp trăm lệ 93,9 94,3

12

5,6%

5,7%

212 1

99,5% 0,5%

100%

213

100%

Phần trăm tích lũy 94,3 100%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm

7

Hình 2-2. Biểu đồ phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm Độ tuổi tham gia khảo sát là từ 18 tuổi trở lên. Sự phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch rõ rệt, có 200 người ở độ tuổi 18-25 (chiếm 93,6%), 12 người ở độ tuổi 26-35 (chiếm 5,7%), Nghề nghiệp Bảng 2-3.Bảng phân bố nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Học sinh/ Sinh viên Nhân viên văn Gi phòng á Công nhân trị Nội trợ Khác Tổng Không hợp lệ Tổng

Giới tính của đáp viên Tầ Phần Phần trăm trăm n hợp số lệ( %) 183 85,9 86,3

Phần trăm tích Lũy(%) 86,3

15

7,0

7,1

93,4

6 1 7 212 1 213

2,8 0,5 3,3 99,5 0,5 100

2,8 0,5 3,3 100

96,2 96,7 100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm

8

9

Hình 2-3. Biểu đồ phân bố nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm Theo biểu đồ có thể thấy rõ phần lớn người sử dụng điện tử trong mẫu trên là học sinh/ sinh viên, với số lượng là 183 (chiếm 85,9%), nhân viên văn phòng (15 người chiếm 7,0%), công nhân (6 người chiếm 2,8%), nội trợ (1 người chiếm 0,5%) và 7 người thuộc các ngành nghề khác chiếm 3,3%. 2.1.2.3 Thu nhập Bảng 2-4. Bảng phân bố thu nhập trong mẫu nghiên cứu

Dưới 5 triệu Giá trị

Giới tính của đáp viên Tần Phần Phần trăm số trăm hợp lệ 157 73,7 74,1

Phần trăm tích lũy 74,1

Từ 5 - 15 triệu

46

21,6

21,7

95,8

Từ 15 - 30 triệu Từ 30 triệu trở lên Tổng

4

1,9

1,9

97,6

5

2,3

2,4

100

212

99,5

100

Không hợp lệ

1

0,5

Tổng

213

100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm

10

Hình 2-4. Biểu đồ phân bố thu nhập trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm Thu nhập của mẫu nghiên cứu cho thấy phần lớn người sử dụng ví điện tử có thu nhập dưới 5 triệu (157 người chiếm 73,7%), thu nhập từ 5-15 triệu (46 người chiếm 21,6%), thu nhập 15-30 triệu (4 người chiếm 1,9%) và thi nhập trên 30 triệu chỉ 5 người chiếm 22,3%. 2.1.2.4 Trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần số 18

Phần trăm 8,5

Phần trăm hợp lệ 8,6

Phần trăm tích lũy 8,6

191

89,7

91,4

100

209

98,1

100

Không hợp lệ

4

1,9

Tổng

213

100

Trình độ

Giá trị

Trung học phổ thông Đại học

Tổng

11

2.2 Thông tin về hành vi 2.2.1 Ví điện tử đáp viên biết đến Bảng 2-5. Bảng phân bố lựa chọn ví điện tử đáp viên biết đến trong mẫu nghiên cứu

Ví Momo Zalo Pay Viettel Pay Google Pay Tổng

Số lựa chọn 180 65 53 11 309

Lựa chọn Phần trăm trên tổng số lựa chọn 58,3% 21% 17,2% 3,6% 100.0%

Phần trăm trên tổng số người được khảo sát 86,1% 31,1% 25,4% 5,3% 147,8%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên c\ chính thức bằng SPSS của nhóm

12

Các ví điện tử được các đáp viên biết đến nhiều nhất là Ví Momo (180 lựa chọn chiếm 58,3%), Zalo Pay (65 lựa chọn chiếm 21%) và Viettel Pay (53 lựa chọn chiếm 17,2%). Google Pay (11 lựa chọn chiếm 3,6%) . Khi xét phần trăm dựa trên tổng số người được khảo sát, Ví Momo đứng đầu với 86,1%. Tiếp theo đó là Zalo Pay 31,1%, Viettel Pay 25,4%. Sau đó là Google Pay 5,3%. 2.2.2 Ví điện tử đáp viên đang sử dụng Bảng 2-6. Bảng phân bố lựa chọn ví điện tử đáp viên đang sử dụng trong mẫu nghiên cứu

Ví Momo Zalo Pay Viettel Pay Google Pay Tổng

Số lựa chọn 181 50 39 12 282

Lựa chọn Phần trăm trên tổng số lựa chọn 64,2% 17,7% 13,8% 4,3% 100.0%

Phần trăm trên tổng số người được khảo sát 85,8% 23,7% 18,5% 5,7% 133,6%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm Ví Momo là ví điện tử được đáp viên sử dụng nhiều nhất với 181 lựa chọn chiếm 64,2%. Xếp theo sau là Zalo Pay với 50 lựa chọn 17,7% và Viettel Pay với 39 lựa chọn và chimees 13,8% Google Pay với 12 lựa chọn chiếm 4,3%.

13

Khi xét phần trăm dựa trên tổng số người được khảo sát, Ví Momo tiếp tục đứng đầu với 85,8%. Tiếp theo đó là Zalo Pay 23,7%, Viettel Pay 18,5%. Sau đó là Google Pay với 5,7 %. Có nhiều đáp viên đang sử dụng nhiều ví điện tử cùng một lúc. 2.2.3 Số lượng ví điện tử đáp viên sử dụng Bảng 2-7. Bảng phân bố số lượng ví điện tử đáp viên đang sử dụng trong mẫu nghiên cứu

Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

1

106

49,8

50,0

50,0

2

53

24,9

25,0

75,0

3

29

13,6

13,7

88,7

4

5

2,3

2,4

91,0

5

19

8,9

9,0

100.0

Tổng

212

99,5

100.0

Không hợp lệ

1

0,5

Tổng

213

100

Giá trị

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của nhóm -

Đáp viên sử dụng 1 ví điện tử là 106 người chiếm 49,8%

-

Đáp viên sử dụng 2 ví điện tử là 53 người chiếm 24,9%

-

Đáp viên sử dụng 3 ví điện tử là 29 người chiếm 13,6%

-

Đáp viên sử dụng 4 ví điện tử là 5 người chiếm 2,3%

-

Đáp viên sử dụng 5 ví điện tử là 19 người chiếm 8,9%

14

2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Anpha 2.3.1 Thang đo hữu ích Bảng 2-8. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức hữu ích

Biến quan sat HI1 HI2 HI3 HI4 HI5

Trung bình nếu thang đo bị loại 16.48 16.67 16.45 16.53 16.51

Phương sai thang đo nếu loại biến 8.583 8.423 8.685 8.250 8.327

Hệ số tương quan biến tổng .737 .660 .694 .868 .833

Cronbach's Alpha nếu loại biến quan sát .882 .902 .892 .855 .862

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Đối với nhóm nhận thức hữu ích có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.910 (đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.660 đến 0.868 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức hữu ích và 5 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.2 Thang đo nhận thức sử dụng Bảng 2-9. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức sử dụng

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng 15

Cronbach’ s Alpha nếu loại biến quan

biến DS D1 DS D2 DS D3 DS D4

sát

11.53

6.070

.566

.855

11.73

5.136

.714

.796

11.84

5.004

.764

.773

11.82

5.172

.709

.798

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Hệ số Ceonbach Alpha

Đối với nhóm nhận thức sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.849 (đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.566 đến 0.764

16

(đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức hữu ích và 4 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.3 Thang đo nhận thức an toàn Bảng 2-10. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức an toàn

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát

NTAT 1

11.34

6.037

.748

.842

NTAT 2

11.30

5.973

.709

.859

NTAT 3

11.19

6.315

.732

.849

NTAT 4

11.18

6.066

.773

.833

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Đối với nhóm nhận thức an toàn có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.880 (đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.709 đến 0.773 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức hữu ích và 4 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.4 Thang đo rủi ro Bảng 2-11. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo rủi ro

Trung bình

Item-Total Statistics Phương Hệ số sai thang tương đo nếu 17

Cronbach’ s Alpha nếu loại

thang đo nếu loại biến NTR R1 NTR R2 NTR R3 NTR R4

loại biến

biến quan sát

quan biến tổng

9.46

9.719

.811

.905

9.57

9.497

.832

.897

9.44

9.337

.868

.885

9.59

9.560

.782

.915

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của

18

Đối với thang đo nhận thức rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.924(đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.782 đến 0.868 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức rủi ro và 4 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.5 Thang đo niềm tin Bảng 2-12. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo niềm tin

Trung bình thang đo nếu loại biến NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’ s Alpha nếu loại biến quan sát

16.12

9.084

.749

.894

16.33

7.987

.796

.883

16.32

8.160

.826

.876

16.25

8.368

.764

.889

16.26

8.876

.722

.898

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Đối với thang đo nhận thức niềm tin có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.909(đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.722 đến 0.826 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức niềm tin và 5 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.6 Thang đo khuyến mãi 19

Bảng 2-13. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo khuyến mãi Item-Total Statistics

Trung bình thang đo nếu loại biến KM 1 KM 2 KM 3 KM 4

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’ s Alpha nếu loại biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

11.86

6.473

.780

.858

12.03

6.160

.725

.878

11.98

6.180

.770

.860

12.00

5.976

.788

.853

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS

20

Đối với thang đo nhận thức khuyến mãi có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.893(đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.725đến 0.788(đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức công nghệ và 4 biến quan sát hợp lệ và dung được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.7 Thang đo kiểm soát Bảng 2-14. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo kiểm soát

Trung bình thang đo nếu loại biến KSH V1 KSH V2 KSH V3 KSH V4

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’ s Alpha nếu loại biến quan sát

12.04

5.335

.760

.849

12.15

4.704

.786

.840

11.97

5.388

.778

.844

12.05

5.401

.688

.876

Hệ số Cronbach AlPha

0.885

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS

Đối với thang đo nhận thức KIỂM SOÁT có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0. 885 đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.688 đến 0.786(đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức công nghệ và 4 biến quan sát hợp lệ và dùng được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.8 Thang đo tham khảo Bảng 2-15 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo tham khảo

Item-Total Statistics

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng 21

Cronbac h’s Alpha nếu

Hệ số Cronbac h AlPha

biến NT K1 NT K2 NT K3 NT K4

loại biến quan sát

11.15

6.893

.573

.805

10.90

6.871

.668

.760

10.81

6.972

.652

.767

10.93

6.574

.675

.755

0.819

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Đối với thang đo nhận thức THAM KHẢO có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.819 đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.573 đến 0.675 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức tham khảo và 4 biến quan sát hợp lệ và dùng được cho các phân tích tiếp theo.

22

2.3.9 Thang đo ý định 2-16 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo ý định

Trung bình thang đo nếu loại biến YDS D1 YDS D2 YDS D3 YDS D4

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbac h’s Alpha nếu loại biến quan sát

11.50

5.938

.722

.803

11.64

5.264

.775

.775

11.75

5.731

.662

.825

11.74

5.785

.625

.842

Hệ số Cronbac h AlPha

0.852

Đối với thang đo nhận thức ý định có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.852 đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.625 đến 0.775 (đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức tham khảo và 4 biến quan sát hợp lệ và dùng được cho các phân tích tiếp theo. 2.3.10 Thang đo quyết định Bảng 2-16. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định Item-Total Statistics

Trung bình thang đo nếu loại biến QDS D1 QDS D2 QDS D3

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbac h’s Alpha nếu loại biến quan sát

7.67

2.631

.670

.736

7.95

2.358

.612

.804

7.81

2.488

.715

.689

Hệ số Cronbac h AlPha

0.812

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

23

Đối với thang đo nhận thức QUYẾT ĐINH có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.812 đạt yêu cầu >0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0.612 đến 0.715 đạt yêu cầu >0.3) do đó thang đo nhận thức QUYÊT ĐỊNH và 3 biến quan sát hợp lệ và dùng được cho các phân tích tiếp theo. 2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 2.4.1 Phân tích lần 1 Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Tổng số 41 biến được đưa vào quan sát KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett's Test of Sphericity

.924

Approx. Chi-Square

8009.922

df

820

Sig.

.000

Rotated Component Matrixa Component 1

2

NT3

.813

NT4

.773

NT2

.772

NT1

.748

KM1

.724

KSHV3

.702

KSHV1

.693

NT5

.650

KM3

.644

YDSD1

.643

KSHV2

.634

KM4

.588

YDSD2

.576

KSHV4

.565

HI4

3

4

5

6

.510 .505

.871

24

7

DSD1

.846

HI5

.833

HI1

.743

HI2

.624

HI3

.610

NTRR3

.924

NTRR2

.885

NTRR1

.871

NTRR4

.857

NTK4

.728

NTK2

.725

NTK3

.624

KM2 YDSD4

.667

YDSD3

.648

QDSD2

.638

QDSD1

.538

.583

QDSD3

.576

NTAT4

.775

NTAT3

.735

NTAT1

.699

NTAT2

.613

DSD3

.739

DSD4

.724

DSD2

.609

NTK1

.515

.608

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả

Hệ số KMO = 0.924 nên phân tích nhân tố là phù hợp Sig = 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng Kết quả cho thấy 41 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 7 nhóm. Giá trị tổng phương sai trích = 71.899% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 7 nhân tố này giải thích 67.38% biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 7 có Eigenvalues thấp nhất là 1.066> 1 Tất cả biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 nên sẽ được chấp nhận.

25

2.5 Phân tích tương quan và hồi quy 2.5.1 Tương quan Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, ta thu được 9 nhân tố đại diện cho biến độc lập là HI, SD, NT, RR, KM, KS, TK, YD, QD và nhân tố Y đại diện cho biến phụ thuộc. Tiếp theo ta sẽ phân tích xem có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc hay không thông qua phân tích tương quan Pearson. Kết quả phân tích tương quan Pearson được trình bày bảng dưới Correlations HI HI

Pearson Correlation

1

Sig. (2-tailed) N DD

Pearson Correlation

NT

*

.000

N

212

Pearson

.615* *

NT

RR

KM

KS

TK

YD

QD

Y

.726**

.615**

.224**

.550**

.626**

.367**

.582**

.551**

.756**

.000

.000

.001

.000

.000

.000

.000

.000

.000

212

212

212

212

212

212

212

212

212

1

.551**

.261**

.502**

.584**

.498**

.628**

.581**

.774**

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.551**

1

.182**

.746**

.789**

.501**

.690**

.690**

.833**

.008

.000

.000

.000

.000

.000

.000

Sig. (2-tailed)

.000

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.261**

.182**

1

.197**

.159*

.273**

.222**

.163*

.433**

.004

.020

.000

.001

.018

.000

Pearson Correlation

KM

.726*

Sig. (2-tailed)

Correlation

RR

212

DD

.224* *

Sig. (2-tailed)

.001

.000

.008

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.502**

.746**

.197**

1

.716**

.549**

.663**

.622**

.808**

.000

.000

.000

.000

.000

212

212

212

212

212

Pearson Correlation

.550* *

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.004

N

212

212

212

212

21

212

KS

Pearson Correlation

TK

.789**

.159*

.716**

1

.587**

.699**

.684**

.845**

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.020

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.498**

.501**

.273**

.549**

.587**

1

.528**

.539**

.718**

.000

.000

.000

Pearson

.367* *

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

.000

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.628**

.690**

.222**

.663**

.699**

.528**

1

.796**

.844**

.000

.000

Pearson

.582* *

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.001

.000

.000

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.581**

.690**

.163*

.622**

.684**

.539**

.796**

1

.814**

Pearson Correlation

Y

.584**

.000

Correlation

QD

*

Sig. (2-tailed)

Correlation

YD

.626*

.551* *

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.018

.000

.000

.000

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

.774**

.833**

.433**

.808**

.845**

.718**

.844**

.814**

1

Pearson Correlation

.756* *

.000

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

.000

N

212

212

212

212

212

212

212

212

212

212

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm

Tương quan giữa các biến HI, SD, NT, RR, KM, KS, TK, YD, QD với biến Y có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 nên có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập trên với biến phụ thuộc HV và các hệ số tương quan đều dương. Vì vậy, tương quan này là tương quan thuận.

22

2.5.2 Hồi quy Phân tích hồi quy nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Bảng . Phân tích kết quả hồi quy Model Summaryb

Model

R .762a

1

R Square

Adjusted R

Std. Error of the

Square

Estimate

.580

.564

Durbin-Watson

.49846

1.231

a. Predictors: (Constant), Nhóm tham khảo, Nhận thức rủi ro, HI, Nhận thức an toàn, Niềm tin, Khuyến mãi, Dễ sử dụng, Kiểm soát hành vi b. Dependent Variable: Quyết định sử dụng

ANOVAa Model 1

Sum of Squares

df

Mean Square

Regression

69.724

8

8.715

Residual

50.437

203

.248

120.161

211

Total

F 35.078

Sig. .000b

a. Dependent Variable: Quyết định sử dụng b. Predictors: (Constant), Nhóm tham khảo, Nhận thức rủi ro, HI, Nhận thức an toàn, Niềm tin, Khuyến mãi, Dễ sử dụng, Kiểm soát hành vi

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS của tác giả Hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square là 0.564. Nghĩa là 56,4% biến thiên của biến phụ thuộc QĐ được giải thích bởi 8 nhân tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 56,4%, tức là các biến độc lập giải thích được 56,4% biến thiên của biến phụ thuộc QĐ. Còn lại 53,6% do sự ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình mà nhóm

23

chưa tìm được và do sai số ngẫu nhiên. Hệ số DW = 1.231 nằm trong khoảng từ 0 đến dL = 1.651 như vậy có sự tương quan dương bậc nhất trong mô hình Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=35.078 với sig.=0.000 0.05 nên 3 biến này cần được loại bỏ do không có tác động lên biến phụ thuộc QĐ. Các biến còn lại có giá trị ở cột Sig. đều < 0.05 chứng tỏ các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc QĐ. Vì có biến độc lập có hệ số VIF lớn hơn 2 nên mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nên nhóm tiến hành loại bỏ biến độc lập có hệ số VIF lớn nhất là KSHV (VIF=3.512) và tiến hành chạy lại lần 2.

Kết quả sau khi chạy lần 2 Sau khi tiến hành chạy lần 2 vẫn có biến độc lập có hệ số VIF lớn hơn 2 nên mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nên nhóm tiến hành loại bỏ biến độc lập có hệ số VIF lớn nhất là DSD (VIF=2.891) và tiến hành chạy lại lần 3.

Kết quả sau khi chạy lần 3

24

Sau khi tiến hành chạy lần 3 vẫn có biến độc lập có hệ số VIF lớn hơn 2 nên mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nên nhóm tiến hành loại bỏ biến độc lập có hệ số VIF lớn nhất là KM (VIF=2.811) và tiến hành chạy lại lần 4.

Kết quả sau khi chạy lần 4 Hệ số VIF đều bé hơn 2 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: QĐ = 0.137*HI + 0.151*NTAT + 0.434*NT + 0.205*NTK Biến NT có hệ số beta lớn nhất (0.434) nên đây sẽ là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc QĐ.

2.6. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm 2.6.1 Kiểm định trị trung bình của một tổng thể (One sample T-test)

25

Nhận xét: - Theo bảng kết quả One-Sample Test, có thể thấy tất cả các giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Như vậy, bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là điểm đánh giá trung bình của đáp viên đối với các tiêu chí của nhân tố Niềm tin là khác 3. - Kết quả từ bảng One-Sample Statistics cho thấy rằng, giá trị trung bình của các tiêu chí đưa vào kiểm định dao động từ 3.99 đến 4.2 tất cả đều lớn hơn 3. Như vậy, đáp viên đang có mức độ đồng ý với các tiêu chí trong nhóm Niềm tin trên mức trung lập 3.

2.6.2 Kiểm định trị trung bình của nhiều tổng thể (One-Way ANOVA) 2.6.2.1 So sánh biến “gioi_tinh” với từng biến “HI”, “SD”, “AT”, “RR”, “NT”, “KM”, “KS”, “TK”, “YD”, “QD”

26

Bảng 2-23. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Do_tuoi và các biến khác

27

28

Từ nguyên tắc kiểm tra trên ta tìm được biến “Gioi_tinh” so với biến “An toàn”, “Niềm tin”, “Khuyến mãi” và “Ý định sử dụng” có sự khác biệt trung bình. Tiếp tục chạy so sánh bằng phương pháp ANOVA ta có:

Nhận xét: khảo sát về quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại Tp. HCM thì ở mức độ hài lòng về An toàn thì người nam cảm thấy an toàn khi sử dụng ví điện tử CAO hơn so với người nữ.

29

Nhận xét: khảo sát về quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại Tp. HCM thì ở mức độ hài lòng về Niềm tin thì người nam cảm thấy hài lòng hơn so với người nữ.

30

Nhận xét: khảo sát về quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại Tp. HCM thì ở mức độ hài lòng về Khuyến mãi thì người nam cảm thấy hài lòng hơn so với người nữ.

31

Nhận xét: khảo sát về quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại Tp. HCM thì ở mức độ hài lòng về Ý định sử dụng thì người nam cảm thấy hài lòng hơn so với người nữ.

2.6.2.2 So sánh biến “Do_tuoi” với từng biến “HI”, “SD”, “AT”, “RR”, “NT”, “KM”, “KS”, “TK”, “YD”, “QD”

32

Bảng 2-23. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Do_tuoi và các biến khác

33

34

Từ nguyên tắc kiểm tra trên, không tìm thấy sự khác biệt trung bình của các biến.

2.6.1.3 So sánh biến “nghe_nghiep” với từng biến “HI”, “SD”, “AT”, “RR”, “NT”, “KM”, “KS”, “TK”, “YD”, “QD” Bảng 2-24 Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Nghe_nghiep và các biến khác

35

36

Từ nguyên tắc kiểm tra trên ta tìm được biến “Nghe_nghiep” so với biến “Hữu ích”, “Sử dụng”, “An toàn”, “Rủi ro” có sự khác biệt trung bình. Tiếp tục chạy so sánh bằng phương pháp ANOVA ta có:

37

Nhận xét: về tổng thể học sinh sinh viên có hài lòng về sự hữu ích cao nhất, so sánh giữa các ngành nghề có tính chất sử dụng trí thức (nhân viên văn phòng, kinh doanh) và ngành nghề sử dụng lao động chân tay (công nhân, nội trợ) thì các ngành liên quan đến sử dụng tri thức và các ngành khác vẫn nhiều hơn rõ rệt.

38

Nhận xét: về tổng thể nhân viên văn phòng có mức độ sử dụng cao nhất, tiếp sau đó là học sinh sinh viên, các ngành khác, cuối cùng là công nhân và nội trợ có mức độ sử dụng thấp nhất.

39

Nhận xét: về tổng thể các ngành khác có mức độ cảm thấy an toàn khi sử dụng ví điện tử là cao nhất, tiếp sau đó là học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, cuối cùng là công nhân và nội trợ có mức độ cảm thấy an toàn thấp nhất.

40

Nhận xét: về tổng thể học sinh sinh viên có mức độ cảm thấy rủi ro khi sử dụng ví điện tử là cao nhất, tiếp sau đó là nội trợ, các ngành khác, cuối cùng là công nhân có mức độ cảm thấy rủi ro thấp nhất.

2.6.1.4 So sánh biến “Thu_nhap” với từng biến “HI”, “SD”, “AT”, “RR”, “NT”, “KM”, “KS”, “TK”, “YD”, “QD”

41

Bảng 2-25. Kết quả chạy ANOVA để so sánh biến Thu_nhap và các biến khác

42

43

Từ nguyên tắc kiểm tra trên ta tìm được biến “Thu_nhap” so với biến “Niềm tin” và “Khuyến mãi” có sự khác biệt trung bình. Tiếp tục chạy so sánh bằng phương pháp ANOVA ta có:

44

Nhận xét: về tổng thể người có thu nhập từ 5-15 triệu có sự tin tưởng cao nhất khi sử dụng ví điện tử, tiếp sau đó là thu nhập dưới 5 triệu, từ 15 - 30 triệu và thấp nhất là người trên 30 triệu.

45

Nhận xét: về tổng thể người có thu nhập từ 5-15 triệu thích khuyến mãi nhất khi sử dụng ví điện tử, tiếp sau đó là thu nhập dưới 5 triệu, từ 15 - 30 triệu và thấp nhất là người trên 30 triệu.

46

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Kết luận 3.1.1 Về phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sơ bộ kéo dài 1 tuần, nhóm tác giả đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính sau khi đã thảo luận nhóm nhiều lần để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi và đưa ra ra mô hình phù hợp với hành vi quyết định sử dụng ví điện tử của người dân Tp. Hồ Chí Minh. Sau quá trình xem xét nghiên cứu và hiệu chỉnh sơ bộ, nhóm tác giả đã đề xuất 8 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử bao gồm: nhận thức hữu ích (1); nhận thức dễ sử dụng (2); nhận thức an toàn (3); nhận thức rủi ro (4); nhận thức về niềm tin (5); nhận thức về khuyến mãi (6); nhận thức kiểm soát hành vi (7); nhận thức nhóm tham khảo (8) và ý định sử dụng (9); Quá trình nghiên cứu chính thức: kéo dài 14 ngày đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 213 được thực hiện đối với người dân sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau quá trình tổng hợp và tiến hành nhập liệu, kết quả được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo đo lường các thành phần tác động đến “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh” thông qua các kiểm định về hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan và hồi quy. 3.1.2 Về các giả thuyết nghiên cứu Thống kê thông tin mẫu nghiên cứu cho thấy thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu như sau: • Về nhóm tuổi khảo sát có sự chênh lệch rõ rệt, có 200 người ở độ tuổi 18-25 (chiếm 93,6%) • Về nghề nghiệp: Theo biểu đồ có thể thấy rõ phần lớn người sử dụng điện tử trong mẫu trên là học sinh/ sinh viên, với số lượng là 183 (chiếm 85,9%) • Tỷ lệ nam-nữ: được chia đều có 106 người được khảo sát là nam (chiếm 47

50%) và 106 người nữ (chiếm 50%)

48

Thu nhập: Thu nhập của mẫu nghiên cứu cho thấy phần lớn người sử dụng ví điện tử có thu nhập dưới 5 triệu (157 người chiếm 73,7%) Kết quả sau khi khi chạy nhân tố khám phá (EFA): Sau khi chạy Efa tất cả các biến quan sát (41 biến ) đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 nên các thang đo đều đạt độ tin cậy ( Hệ số tin cậy > 0.5 ). với 41 biến quan sát ban đầu qua phân tích độ tin cậy thang đo và EFA thì có 41 biến phù hợp để tiếp tục hoạt động nghiên cứu Sau khi chạy tương quan và hồi quy, trong 8 yếu tố được đưa ra, bao gồm: Hữu ích, Dễ Sử dụng, Nhận Thức An toàn, Nhận Thức Rủi ro, Niềm tin, Khuyến mãi, Kiểm soát hành vi, Tham khảo. Theo giả thuyết cả 8 yếu tố này đều có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân TP.HCM. Tuy nhiên sau khi khảo sát và phân tích kết quả hồi quy, nhóm loại đi 3 biến Dễ Sử dụng, Khuyến mãi và Kiểm soát hành vi do không tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân. Biến yếu tố Niềm tin (Beta = 0.434) có tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Dấu của các hệ số beta của các yếu tố Hữu ích, An toàn, Niềm tin, Kiểm soát và Tham khảo đều dương chứng tỏ các biến này tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc Quyết định (sử dụng ví điện tử). 3.2 Đề xuất giải pháp 3.2.1 Nhận thức hữu ích Công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng và hiểu được khách hàng đang cần gì để nhằm nâng cao các tính năng hữu ích, cần thiết nhất mà khách hàng sử dụng, xem xét kĩ các tính năng ít người tiêu dùng lựa chọn để cân nhắc việc chỉnh sửa cho phù hợp, nâng cấp hơn hoặc loại bỏ chúng để thay thế tính năng tốt hơn làm cho khách hàng có hứng thú với sản phẩm

49

Mở rộng quy mô của ví điện tử bằng cách kết hợp với các điểm chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử: nhà hàng, siêu thị, tạp hóa, ... Quảng cáo ở những ngân hàng mà dịch vụ ví điện tử đang là đối tác 3.2.2 Nhận thức an toàn Nhiều đối thủ cũng sẽ tận dụng các điểm yếu từ phía người dùng để làm lợi cho bản thân thông qua các lỗ hổng công nghệ. Doanh nghiệp cần phải nâng cấp tính năng bảo mật, thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất cho các khách hàng giúp người sử dụng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử nên xây dựng được một hệ thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh cung cấp sự linh động cho người có nhu cầu, các dịch vụ thanh toán nhỏ lẻ tiện lợi. Chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp. Các thông tin cá nhân định danh như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu… đều phải chính xác, đầy đủ. Chủ ví điện tử cũng không được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử. Khách hàng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủ ví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở. Tăng cường mức độ bảo mật: nhận dạng vân tay, khuôn mặt, … Tổ chức những lớp học, buổi tuyên truyền nhằm tạo mức độ tin tưởng và khiến họ cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ. 3.2.3 Niềm tin Biến yếu tố niềm tin có tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Tác động này từ đó rút ra chúng ta nên đầu tư và phát triển nâng cấp các hệ thống của ví điện tử bằng cách liên kết nhiều 50

hơn với các doanh nghiệp, có nhiều hướng liên kết qua các thẻ ngân hàng kèm theo đó là các chương trình ưu đãi hấp dẫn khi sử dụng ví điện tử. Bên cạnh đó phải đảm bảo được tính thuận tiện và nhanh chóng khi sử dụng ví điện tử. Theo kết quả phân tích hồi qui, ta có thể thấy, niềm tin là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng. Trong đó, các biến quan sát về niềm tin là “Ví điện tử giúp thanh toán nhanh chóng và thuận tiện”, “Ví điện tử luôn có những chính sách ưu đãi hấp dẫn.”, “Ví điện tử sẽ tiếp thu cập nhật những thay đổi thị trường để phù hợp và phát triển lâu dài”, “Ví điện tử sẽ liên kết với nhiều doanh nghiệp hơn để thanh toán thuận tiện nhất”, “ví điện tử sẽ mở rộng liên kết với tất cả các ngân hàng cho tất cả người dùng mọi loại thẻ đều liên kết sử dụng ví điện tử” là yếu tố trọng tâm mà khách hàng quan tâm khi quyết định sử dụng ví điện tử. Từ đó mà chúng ta cần đầu tư thời gian, nguồn lực để phát triển các yếu tố này. Một số đề xuất cho yếu tố chất lượng như sau: Tạo thêm các thao tác, nút lệnh để có thể giúp người dùng đến mục thanh toán nhanh nhất, có thêm nhiều công cụ mới để thanh toán dịch vụ qua ví điện tử như mua vé xem phim, mua vé tàu, mua vé máy bay, nhạc kịch, ... Luôn có những chính sách, chương trình khuyến mãi, hậu mãi đa dạng khi thanh toán qua ví điện tử như: hoàn tiền sau khi thanh toán, giảm tiền khi thanh toán qua ví điện tử, các điểm thưởng khi thực hiện giao dịch trên ví điện tử, ưu đãi của các thành viên mức hạng cao cho việc sử dụng ví điện tử thường xuyên. Luôn luôn cập nhật các xu hướng công nghệ hợp thời, tạo ra các tính năng mới mẻ và tăng thêm độ tin cậy an toàn khi sử dụng ví điện tử. Chấp nhận liên kết với nhiều doanh nghiệp khác nhau, đa ngành đa dịch vụ từ giải trí, ăn uống, thanh toán hóa đơn cho đến việc mua sắm, học tập và di chuyển,... Đảm bảo liên kết với hơn 70% ngân hàng trong nước và một số ngân hàng nước ngoài đa dụng tại Việt Nam để có thể dễ dàng thanh toán qua ví điện tử. 51

3.2.4 Nhận thức kiểm soát Cùng với nền kinh tế hiện nay đang phát triển đòi hỏi khách hàng phải linh hoạt trong việc giao dịch các khoản chi phí về công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian thì khách hàng cần đảm bảo trong tài khoản ví điện tử của mình luôn có số tiền phù hợp với chi phí bản thân giúp cho việc thanh toán được hiệu quả nhất mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, việc các sản phẩm ngày càng đa dạng hóa trên thị trường đòi hỏi khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi ra quyết định mua, nên chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, tránh lạm dụng việc mua hàng trực tuyến làm tăng các chi phí phát sinh không cần thiết. Cho phép khách hàng đặt tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở) tối đa là 100 triệu đồng/tháng vừa để khách hàng có thể kiếm soát chi tiêu cũng như hạn chế tối đa rủi ro có liên quan. Khi thực hiện các giao dịch, nên sử dụng xác thực 2 yếu tố (mật khẩu ví điện tử và mã OTP) để đảm bảo khách hàng chắc chắn về giao dịch của mình cũng như tránh việc người khác đánh cắp tài khoản. Sau giao dịch, gửi cho khách hàng qua mail hay qua số điện thoại về thông tin giao dịch mà khách hàng đã thực hiện để khách hàng dễ dàng kiểm soát. 3.2.5 Nhóm tham khảo Để khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm cũng như nhận biết được sản phẩm thì các doanh nghiệp cần phải tăng cường truyền thông, kết hợp với những người có sức ảnh hưởng, nắm bắt được xu hướng mới nhất phù hợp với từng nhóm đối tượng truyền thông, mục tiêu truyền mà doanh nghiệp hướng tới. Bên cạnh đó, trước khi đưa ra quyết định sử dụng một ví điện tử nào đó khách hàng cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng (gia đình, bạn

52

bè, đồng nghiệp...) để chọn được ví điện tử phù hợp nhất với bản thân cũng như tránh việc sử dụng ví điện tử không đảm bảo về độ an toàn khi sử dụng. 3.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Bên cạnh những đóng góp tích cực của đề tài mà nhóm đã tích cực nghiên cứu đưa ra thì cũng còn có những hạn chế không tránh khỏi: Thứ nhất, vì những hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu chỉ được thực hiện với đối tượng khảo sát với người dân tại thành phố Hồ Chí Minh với mẫu khảo sát còn hạn chế (200 mẫu) nên khả năng tổng quát, tính đại diện và hiệu quả thống kê còn chưa cao. Các đề tài nghiên cứu sau có thể mở rộng hơn vào các tỉnh thành phố khác, … Thứ hai, đề tài dùng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp này đòi hỏi phải được huấn luyện về kỹ năng và có kinh nghiệm trả lời câu hỏi khảo sát. Đối tượng khảo sát chưa có khả năng trả lời câu hỏi, chưa hiểu hoặc không hiểu về dịch vụ Ví điện tử và câu trả lời còn mang tính cảm tính. Nghiên cứu chỉ sử dụng một số công cụ đo lường, đánh giá đo các thang đo, làm rõ các mối quan hệ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân và đề xuất một số giải pháp thích hợp. Do đó, để ứng dụng nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn vẫn cần phả cân nhắc hơn đối với từng trường hợp. Thứ ba, do hạn chế về kiến thức, kỹ năng thu thập dữ liệu của nhóm tác giả còn thiếu sót, phân tích còn chưa chuyên sâu nên trong các đề xuất có thể chưa đạt được tình khả thi cao. Trong những nghiên cứu sau này, nhóm tác giả cần tiếp tục bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên môn cũng như có đủ vốn kinh nghiệm, các kiến thức ngoài xã hội. Thứ tư, Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính đặt trưng ở mức phù hợp với tình hình thực tế, ở thời điểm hiện tại nhằm phát huy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử trong giai đoạn sắp tới vì trong tương lai công nghệ và cuộc

53

sống có nhiều phát triển và thay đổi. Vì vậy các nghiên cứu trong tương lai cần nhaanh nhạy ở vẫn đề thay đổi thị. Cuối cùng, nghiên cứu cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử biến đổi không ngừng theo nhu cầu thanh toán mong muốn đa dạng của khách hàng, trong điều kiện thị trường hiện nay nên cần có các nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO -

Tài liệu sách 1. Ts. Ngô Thị Thu (2011), Giáo trình Marketing Căn Bản, Nhà xuất bản Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình Nghiên cứu Marketing 1, Nhà xuất bản Trường Đại học Tài chính – Marketing. 3. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức.

-

Tài liệu online: Một số bài viết chứa thông tin được sử dụng trong bài báo cáo: Học SPSS, Website phamlocblog.com. Truy cập tại: https://www.phamlocblog.com/ Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví

điện tử tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Linh Phương. Truy cập tại: https://www.123doc.net/document/2989641-luan-van-thac-si-nghien-cuucac-nhan-to-tac-dong-den-y-dinh-su-dung-vi-dien-tu-tai-viet-nam.htm

55

PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT Kính chào các anh (chị), chúng tôi là sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu đề tài thực hành nghề nghiệp 2 với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh ”. Những đóng góp, nhận xét, ý kiến của các anh (chị) là yếu tố then chốt giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. Rất mong nhận được những ý kiến thảo luận quý báu của các anh (chị). Phần 1: Câu 1: Anh/ chị có đang hoặc đã từng sử dụng ví điện tử?  Có  không Câu 2: Anh/chị biết đến những ví điện tử nào sau đây?  Ví Momo

 Ví Việt

 Ví Zalo Pay

 Ví Airpay

 Ví Viettel Pay

 Ví Moca

 Ví Google Pay

 Loại ví khác: ……….

Câu 3: Anh/ chị đang sử dụng ví điện tử nào dưới đây?  Ví Momo

 Ví Việt

 Ví Zalo Pay

 Ví Airpay

 Ví Viettel Pay

 Ví Moca

 Ví Google Pay

 Loại ví khác: ……….

Câu 4: Hiện nay anh/ chị đang sử dụng bao nhiêu ví điện tử?  1  2  3  4  Khác: ...

44

Phần 2: VUI LÒNG CHO BIẾT MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA ANH/CHỊ VỀ CÁC PHÁT BIỂU DƯỚI ĐÂY. TẠI TỪNG DÒNG ANH/CHỊ HÃY ĐÁNH DẤU X VÀO CON SỐ VỚI MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỚI PHÁT BIỂU ĐÓ. 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Không có ý kiến; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý KH HI1 HI2 HI3 HI4

SD1 SD2 SD3 SD4

AT1 AT2 AT3

Phát biểu Thang đo về sự hữu ích Ví điện tử giúp tôi tiết kiệm thời gian giao dịch hơn so với các hình thức khác. Thanh toán bằng ví điện tử giúp tôi tiết kiệm chi phí giao dịch. Ví điện tử thực hiện các thanh toán khác nhau nhanh chóng và thuận tiện. Ví điện tử giúp tôi các truy vấn về tài khoản, biến động trong tài khoản của mình nhanh nhất. Thang đo về tính dễ sử dụng Việc học cách làm quen và sử dụng ví điện tử dễ dàng và nhanh chóng. Việc thực hiện các giao dịch thanh toán bằng ví điện tử đơn giản, dễ hiểu, tiện lợi. Việc sử dụng liên kết tài khoản của ví điện tử với tài khoản ngân hàng/ thẻ tin dụng đơn giản. Sử dụng được các tính năng và cập nhật mới của ví điện tử đơn giản và dễ hiểu. Thang đo về nhận thức an toàn Thông tin cá nhân của tôi được bảo mật khi tôi dùng ví điện tử. Sử dụng ví điện tử giúp tôi giảm nguy cơ lộ số thẻ ngân hang, CVV (mã thanh toán bảo mật quốc tế). Ví điện tử an toàn vì khi kết nối với nhiều ngân hàng phải thông qua tiêu chuẩn “ bảo mật tiêu chuẩn ngân hàng”. Nhận thức rủi ro

45

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Tôi nhận thấy có rủ ro về các khoản chi phí vô lí hoặc RR1 gian lận khi sử dụng ví điện tử. Tôi nhận thấy dễ dàng bị mất tài khoản và thông tin cá RR2 nhân khi sử dụng ví điện tử. Thiết bị của tôi sẽ bị nhiễm mã độc khi tiến hành thanh RR3 toán qua ví điện tử. Niềm tin Tôi tin rằng ví điện tử luôn có những chính sách ưu đãi NT1 hấp dẫn. Tôi tin rằng ví điện tử sẽ tiếp thu cập nhật những thay NT2 đổi thị trường để phù hợp và phát triển lâu dài. Tôi tin rằng ví điện tử sẽ liên kết với nhiều doanh NT3 nghiệp hơn để thanh toán thuận tiện nhất. Khả năng sử dụng công nghệ Với khả năng sử dụng công nghệ, tôi sử dụng được ví CN1 điện tử. Kỹ năng sử dụng công nghệ của tôi cải thiện hơn khi CN2 dùng ví điện tử Ví điện tử giúp tôi trở thành người dễ chấp nhận các CN3 công nghệ khác hơn. Nhận thức kiểm soát hành vi Tôi hoàn toàn kiểm soát được chi tiêu của mình trong KS1 các giao dịch khi sử dụng ví điện tử. Tôi hoàn toàn kiểm soát được các giao dịch khi sử dụng KS2 ví điện tử. Tôi hoàn toàn kiểm soát được thời gian của mình khi sử KS3 dụng ví điện tử. Nhóm tham khảo Người thân của tôi (ba mẹ, anh chị em, họ hàng,…) TK1 khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử. Đồng nghiệp, hàng xóm của tôi khuyên tôi nên sử dụng TK2 ví điện tử. TK3 Cộng đồng mạng xung quanh tôi sử dụng ví điện tử. TK4 Thần tượng của tôi sử dụng ví điện tử. Quyết định sử dụng QD1 Tôi quyết định sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử. QD2 Tôi quyết định sẽ sử dụng thêm nhiều ví điện tử khác. Tôi quyết định sẽ giới thiệu bạn bè, người thân, động QD3 nghiệp cùng sử dụng ví điện tử.

46

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Phần 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN 1

2

3

4

Giới tính của anh/chị là?  Nam  Nữ Độ tuổi của anh/chị là ?  16 - 25 tuổi  26 - 35 tuổi  36- 45 tuổi  Trên 45 tuổi Nghề nghiệp của anh/chị là?  Học sinh/ Sinh viên  Nhân viên văn phòng  Kinh doanh  Công nhân  Nội trợ  Khác Thu nhập của anh/chị trong 1 tháng?  Dưới 5 triệu  Từ 5 - 15 triệu  Từ 15 - 30 triệu  Từ 30 triệu trở lên

47