Hoang Quy Son - Tu Vi Nhap Mon [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TuviGLOBAL.com lược trích

Hoàng Quý Sơn – Giảng dạy

VONG NHẬP Người học khoa Tử Vi nếu không biết về Dịch thì không thể nào thấu triệt được lẽ huyền vi trong Tử Vi. Tại sao Dịch là sự cần thiết cho Tử Vi? Vì Tử Vi lấy Dịch lý làm căn bản và hình thành bằng 2 vòng Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái. Nên chi nhân đây, xin nói sơ qua sự xuất xứ và những khái niệm phổ quát về Dịch Lý, để chúng ta có một nền tảng cơ bản, ngõ hầu sau này giúp cho sự nghiên cứu Tử Vi được dễ dàng và thấu đáo hơn. Tuy nhiên, trước hết xin nêu ra một vấn đề quan trọng căn bản nhưng chưa thấy ai nói đến, để những người đã học qua Dịch thì chú ý, còn những người chưa học thì học đặng biết. Độc giả hãy thử nhìn Đồ Thái Cực phía dưới xem ĐÚNG hay SAI?

Hình 1a

Hình 1b

Nhìn vào Đồ Thái Cực nầy, người thì thấy nó hoàn toàn sai, người thì thấy nó vẫn đúng! Vậy làm sao có thể cho rằng ĐÚNG hay SAI? Thật ra, đúng hay sai chỉ là hai danh từ tương đối mà thôi, vì đúng với thời nầy chưa hẳn là đúng với thời kia. Thí dụ, như ngày xưa người La Mã cho rằng trái đất hình vuông mà nếu ai nói trái đất hình tròn có thể bị giết chết 1

TuviGLOBAL.com lược trích

ngay, nhưng thời nay chúng ta BIẾT nó hình qủa cầu. Đúng hay sai chỉ có người THẬT BIẾT mới biết mà thôi, còn với người KHÔNG BIẾT thì vẫn có thể đúng mà cũng có thể sai. Vậy làm sao biết được là chúng ta BIẾT? Khi nào chúng ta THỰC hay TỰ thấu triệt thì chúng ta BIẾT, còn những gì chúng ta học được vẫn là cái BỊ BIẾT. Nhưng nếu chúng ta cố gắng thấu triệt những cái BỊ BIẾT thì đến một lúc chúng ta sẽ TỰ hay THỰC BIẾT. Thí dụ: chúng ta học toán, trước hết phải học các con số từ 1 đến 10, rồi cộng, trừ, nhân, chia, đến công thức của các phương trình...v.v. Sau đó chúng ta thực hành với những bài toán mẫu (những cái BỊ BIẾT), khi hiểu thấu đáo không sai chạy thì chúng ta có thể giải bất cứ bài toán nào. Đó là TỰ hay THỰC BIẾT! Và một khi THỰC BIẾT, nếu có ai làm một bài toán đến hỏi ta đúng hay sai thì ta BIẾT (thí dụ nầy vẫn tương đối thôi). Nên chi, nhìn vào Đồ Thái Cực trên, ta BIẾT nó SAI! Muốn phân định Âm-Dương thì phải tùy thuộc vào lằn kinh (dọc) hay lằn vĩ (ngang). Tức là tùy theo ta muốn dùng Thái Cực để phân định thời gian (lằn kinh) hay không gian (lằn vĩ). Do đó, ta có hai cách để lập Đồ Thái Cực như hình 2a hoặc 2b. Nếu ta muốn phân định thời gian thì phải dung đồ hình 2a. Chân lý của DỊCH là “Âm cực hữu Dương sinh, và Dương cực hữu Âm sinh”. Nhìn đồ hình 2a, ta thấy một điểm đen nhỏ tượng Thiếu Âm đi dần đến Thái Âm (giờ Tí ở phía dưới), tức là Âm cực nên ta thấy một điểm trắng tượng Thiếu Dương lòng bên trong. Rồi từ Thiếu Dương lớn dần đến Thái Dương (giờ Ngọ ở phía trên), tức là Dương cực nên ta lại thấy một điểm đen nhỏ sinh ra trong lòng Thái Dương. Nói cho dễ hiểu thì trắng tượng là ban ngày (Dương), đen tượng là ban đêm (Âm). Đây là lẽ tự nhiên thuận lý (hay thuận động) của trời đất và ngày đêm!

2

TuviGLOBAL.com lược trích

Hình2a

Hình 2b

Bây giờ, nếu độc giả đến bất cứ tiệm sách nào sẽ thấy khoảng 50% trang bìa của các sách Dịch học, hoặc các sách Tử Vi đều in Đồ Thái Cực như hình “1a và 1b” ở trên. Thiết tưởng, Thái Cực là viền mối của DỊCH học, mà nếu không nắm được thì có khác gì người không tìm được đầu mối của cuộn chỉ rối! Mong rằng đây là sự thiếu sót vô tình do in ấn gây nên!

CHƯƠNG MỘT

3

TuviGLOBAL.com lược trích

DỊCH KINH Phỏng theo Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu thì KINH DỊCH được làm ra do bốn ngài Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, và Khổng Tử. Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ (đơn), và mỗi quẻ chồng thêm một (quẻ), tám lần thành ra 64 quẻ (kép); Ngài Văn Vương làm soán từ vào dưới 64 quẻ; đến con Ngài là Thánh Chu Công, lại làm Hào-từ đặt vào dưới 384 hào; Đức Khổng Tử lại thể-ý tùy thời của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực. Dực nghĩa là cánh của con chim, vì Khổng Tử cho rằng sách của ba vị Thánh trước đã đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm lông cánh nữa là hoàn toàn. Nếu ai đã từng học qua Dịch đều biết rằng mấy ngàn năm qua, đã có không biết bao nhiêu học giả tranh luận sanh tử về việc ai sáng lập ra Dịch Kinh. Vô hình chung, hình như, họ đã đặt trọng tâm sái chỗ! Trên thực tế, ai làm ra cũng chẳng quan trọng lắm, mà chúng ta học được gì nơi Dịch Kinh mới thật sự là quan trọng! A. Dịch là gì? - Dịch là Bất Dịch, Giao Dịch, và Biến Dịch. Bất Dịch có nghĩa là không thay đổi. Tỷ như ta là người con trai (Dương) hay con gái (Âm) Việt Nam thì dù ta có thay tên Mỹ, đổi họ Mỹ, và đang ở Mỹ cũng vẫn là người con trai (Dương) hoặc con gái (Âm) Việt Nam (cái gốc). Giao Dịch là hòa hợp, trao đổi cho nhau. Bất Dịch là nguyên thể (Thể); Giao Dịch là ứng dụng (Dụng). Tỷ như ta là người Việt Nam ở Mỹ và lấy một cô đầm (Âm) hay một anh Mỹ (Dương) rồi đẻ con, đó là Giao Dịch. Biến Dịch là biến hóa, thay đổi. Cũng như ta là người Việt Nam (Bất Dịch) lấy vợ (Giao Dịch) Mỹ thì hiển nhiên con ta sanh ra (Biến Dịch) phải là Việt Nam lai Mỹ. Không thể nào là người Việt chánh gốc được. Đó là Biến Dịch. Ví dụ: nguyên thủy của một người con trai (Dương) hoặc một người con gái (Âm) là bất-dịch. Nhưng khi giao-dịch sinh ra trai hay gái, ấy là do giao-dịch mà thành biến-dịch. Khi đã biến-dịch rồi thì bản thể nguyên thủy

4

TuviGLOBAL.com lược trích

của trai vẫn là trai và gái vẫn là gái. Đó là do biến-dịch mà hoàn lại bấtdịch vậy. Cái lý mầu nhiệm của Dịch là tùy thời, tùy lúc, và tùy phương tiện mà hòa hợp, sử dụng nên người nào câu nệ ở từ-ngữ, ý niệm, tư tưởng hoặc thí dụ, mà trụ chấp vào đó thì không thể nào hiểu sâu xa được. Đó chỉ là những phương tiện, “ví như chiếc thuyền đưa ta qua bên kia sông, khi lên bờ rồi không thể mang chiếc thuyền ấy theo được” (Kinh Kim Cang). Hoặc “nhân ngón tay mà nhìn mặt trăng vậy, đừng nhìn ngón tay mà quên mất cái ánh sáng huyền diệu của ánh trăng” (Kinh Viên Giác). B. Muốn học Dịch thì phải biết chữ Thời. Bởi thế, Thầy Thiệu Khang Tiết mới nói rằng: “Chu-Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì”. Toàn bộ Dịch chỉ một chữ Thì mà bao trùm được hết! Lúc cần phải dừng lại thì dừng lại, lúc cần phải hành động thì hành động; động tịnh mà đúng lúc đúng thời là “kỳ đạo quang minh”. Chính bởi vì thời có biến-dịch, nên Dịch lý mới biến-dịch. Như ta thấy thời gian trong vũ trụ từ một giờ đến một ngày, một tháng, một năm, hay một đời người, thay đổi biến hóa không ngừng. Hết ngày tới đêm, hết đêm tới ngày cứ luân chuyển từng giờ, từng ngày, từng tháng, tạo thành Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hết năm này qua năm khác, bốn mùa cứ biến-dịch rồi hoàn lại bất dịch. Vậy nên đêm thì ngủ, ngày thì thức và làm việc; mùa Hạ thì dùng máy lạnh, mùa Đông thì dùng máy sưởi. Đây chỉ là những điển hình của lẽ tự nhiên, nhưng nếu suy rộng ra ta có thể nhân đó mà tu thân, sửa mình, tề gia, hoặc giáo dục con cái một cách hữu hiệu hơn. Dù là thiên nhiên vẫn nằm trong Dịch lý “sự cùng tắc biến”, nghĩa là hết ngày phải tới đêm và hết đêm phải tới ngày. Ngày và đêm là hai thời gian và không gian trái nghịch nhau (một Âm, một Dương), tuy hai mà một không thể tách rời nhau, tức là không thể nào ngày hoài mà chẳng đêm hoặc ngược lại. Đây là điểm tối quan trọng, người nghiên cứu Tử Vi không thể không chú ý. C. Dịch học là Dịch số: Trong Dịch học quan trọng nhất là 4 bản Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên, và Hậu Thiên Bát Quái. Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái thì nói về vòng Tiên Thiên thuộc về khí (Thể), tức là nói về đức Càn (trời) lúc còn là bầu không khí (chưa biến dịch). Tất cả vạn vật đều bắt đầu do trời. Còn Lạc Thư và 5

TuviGLOBAL.com lược trích

Hậu Thiên Bát Quái thì nói về vòng Hậu Thiên thuộc về hình (Dụng), tức là nói về đức Khôn (đất). Tất cả vạn vật đều sinh sôi nẩy nở từ đó. Ấy là lúc nhân lọai và vạn vật đã thành hình.

I. HÀ ĐỒ

6

TuviGLOBAL.com lược trích

Hình 3 Hà Đồ có khác gì là một bức hình với tổng số 55 khoen đen, trắng. Ấy vậy mà các bậc Thánh nhân có thể bày thành số Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9), thuộc về Dương số (khoen trắng). Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10), thuộc về Âm số (khoen đen). Mấu chốt của Dịch chẳng gì khác hơn là Âm-Dương! Hệ Từ Truyện nói rằng: “Dịch có Thái-Cực, Thái Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ-Tượng”. Lưỡng-Nghi là ÂmDương, mà Tứ-Tượng cũng chỉ là Âm Dương mà thôi. Nguyên trước khi có trái đất, vũ trụ được bao trùm bởi màn hư không, giữa không gian ấy tức là (Thái-Cực) thiên, mà ta gọi là trời, và ở trong không khí (Thái-Cực) ấy hàm súc hai khí Âm và Dương gọi là nhất-âm, nhất-dương. Hai khí Âm Dương kết hợp với nhau ngưng tụ tạo thành trái đất (địa), mà ta gọi là đất. Khi đã có trời đất rồi thì liền phát sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim (Tứ-Tượng) hay còn gọi là Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu-Âm. Nên đã đọc Dịch thì phải nhớ câu: Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi sinh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng sinh Bát-Quái. Nhìn vào Hà Đồ ta thấy có bốn hướng chính là: Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), còn ở giửa là Trung (Thổ). 1. Nhìn phía trong của Hà Đồ, ta thấy phương Bắc có một khoen trắng (Dương) bị bao bọc bởi sáu khoen đen (Âm) bên ngoài (nhất lục Thủy). Như ngầm báo cho ta biết lúc mà Âm cực thịnh thì đã có Dương ẩn tàng

7

TuviGLOBAL.com lược trích

bên trong. (Nên chi người tri thức gặp vận bĩ vẫn không buồn mà biết ẩn nhẩn để chờ thời)! 2. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh thì Âm đã ẩn tàng bên trong. (Chính vì vậy, mà người tri thức lo phòng họa đang khi cực thịnh; còn người ngu si thì lại mừng, quên lo khi cực thịnh). 3. Đã có Thủy và Hỏa thì đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất! 4. Đồng lúc ấy, bao nhiêu khoáng chất ở trong địa cầu cũng nảy nở ra nên phía Tây có bốn khoen đen bị bao bọc bởi chín khoen trắng bên ngoài (tứ cửu kim). Cho ta thấy khí Âm đang lấn áp khí Dương (thuộc về hoàng hôn, sụp tối, mặt trời lặng nhường lại cho mặt trăng)1. Âm ở bên trong làm chủ, nên vật chất làm chủ tinh thần! 5. Như trên đã nói: số 1,3,5,7,9 là số Cơ, thuộc về Dương gọi là Thiênsố. Số 2,4,6,8 là số Ngẫu, thuộc về Âm gọi là Địa-số. Ở trung tâm Hà Đồ ta thấy có số 5 (năm khoen trắng là thiên số Ngũ) Dương. Ở phía Nam có năm khoen đen (Âm), ở phía Bắc có năm khoen đen (Âm), nếu ta cộng 2 số phương Nam và phương Bắc ấy lại ta có Địa-số 10 (thập). Thiên-số Ngũ (5) sinh Thổ, Địa-số Thập thành Thổ, 2 số ấy hợp lại với nhau mà thành Thổ. Ngũ Thập Thổ sở dĩ đặt ở giữa đồ là vì, hai số ấy là trung tâm điểm của công dụng Tạo-hóa. Như ta thấy tất cả Thủy, Hỏa, Mộc, Kim gì cũng đều từ đất mà phát sinh. Vậy nên số 5 (Thổ) phải được phối hợp với bốn số 1,2,3,4 mới thành được Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Thí Dụ: số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (Thổ) thành 6, nên 6 là số thành Thủy. Thế nên mới nói: Số 1 sinh Thủy, số 6 thành Thủy 8

TuviGLOBAL.com lược trích

Số 2 sinh Hỏa, số 7 thành Hỏa Số 3 sinh Mộc, số 8 thành Mộc Số 4 sinh Kim, số 9 thành Kim Số 5 sinh Thổ, số 10 thành Thổ Từ đó chúng ta cũng biết được số 1,2,3,4,5 là số Sinh, còn số 6,7,8,9 và 10 là số Thành. Số 1,3,5 là số Dương sinh, và 2, 4 là số Âm Sinh; còn số 6,8,10 là số Âm Thành, và 7, 9 là số Dương thành. Để kiểm định lại, ta thấy hễ số Sinh là Dương thì số Thành là Âm, mà số sinh là Âm thì số thành phải là Dương. Suy ra, ta có một nhóm số từ một đến mười (Thái Cực). Rồi chia làm hai ra (Lưỡng Nghi) thành nhóm số Sinh và nhóm số Thành, và lại chia làm bốn ra (Tứ Tượng) thành số Dương Sinh, Âm Sinh, Dương Thành, và Âm Thành. Tựu trung vẫn là thuyết Âm Dương! Như nhóm Thái Cực từ 1 đến 10 chỉ là sự tập hợp của những số Âm và số Dương, rồi đến Lưỡng Nghi cũng là Âm với Dương, và Tứ Tượng cũng vẫn là Âm với Dương mà thôi (1). ____________________ 1. “Chu Dịch Tập Giải” giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”, chính vì vậy mà Hào Dương thì gọi là Hào Cửu, và Hào Âm thì gọi là Hào Lục. Chúng tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng cho Tử Vi, vì câu nầy đã giúp tìm ra các Cục trong Tử Vi. Tóm lại, nguyên lý của tạo hóa, vạn vật hóa sinh, đều do Âm-Dương hòa hợp mà ra. Âm-Dương được gọi là hai cực, hai khí, hoặc hai trạng thái, ...v.v., trái nghịch nhau nhưng hỗ tương cho nhau để sinh tồn. Như chúng ta biết, mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây. Phương Đông Dương thịnh (nên trọng nam khinh nữ), bởi vậy không gian thường sáng. Phương Tây Âm thịnh (do đó phái nữ được trọng) nên không gian thường tối, chỉ có mặt trăng không đủ sức làm cho không gian sáng sủa, ngoại trừ những đêm trăng rằm (nhưng hễ cái gì hiếm thì quý!). Theo luật bù trừ: mặt trời sáng sủa, tỏa rộng, nhưng nóng cháy; còn mặt trăng thì ít khi tròn nhưng lại trong sáng, mát dịu, và là biểu tượng của thơ văn. Về học vấn thì người phương Tây giỏi về chuyên ngành, người phương Đông thì giỏi về tổng quát. Dương tượng trưng cho khí (tinh thần), còn Âm tượng trưng cho hình (vật thể). Cũng chính bởi lý đó, mà ta có thể biết được người Đôngphương thì sống thiên về tinh thần (khí-Thể), còn người Tây-phương thì quan trọng vật chất (vật thể hay hình-Dụng). Hiện nay, người Việt ở những nước Tây-Âu có mức ly dị khá cao so với người Việt trong nước, với những 9

TuviGLOBAL.com lược trích

lý do thật đơn giản như: chồng không cung cấp đủ tiền bạc, hoặc sinh lý... Những vấn đề nầy sẽ lan truyền sang Việt Nam trong một thời gian không lâu nữa, khi mà đời sống vật chất ở Việt Nam đòi hỏi ngang bằng Tây-Âu. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng những người ham mê vật chất (nhiều lòng tham và dục vọng) thì thân tâm thường lu mờ, thiếu lòng nhân và tâm từ thiện. Họ là những người sống trong bóng đêm! Trong Tử Vi họ là những người ôm vòng: Dục, Suy, Tuyệt, hoặc Đào Hoa-Thiên Không, hay Tham-Vũ. Vì tượng cho Mộc (cây cỏ) nên Đông phương chủ về nông nghiệp, còn Tây phương tượng là Kim nên chủ về công nghiệp và cơ khí. Như ta thấy người Tây phương (Kim tượng cứng cỏi) quá dũng mãnh nên hay sát phạt. Nên từ chiến tranh bộ-lạc, chiến tranh lập quốc, xâm chiếm lục-địa, và đến Thế-chiến, Tây phương đã đổ không biết bao nhiêu xương máu. Trong khi sau Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm mới thấy Nhật khởi binh khuấy động thế giới trong đệ nhị Thế-Chiến. Đông tượng trưng cho Mộc nên thể tính (tạng người) mềm mại (thường nhỏ con), còn Tây phương tượng trưng cho Kim nên thể tính cứng cỏi (thường bự con). Tuy nhiên như trên đã nói, phương Đông Dương bên trong, Âm bên ngoài nên bề ngoài thì mềm dẽo nhỏ thó, nhưng bên trong tiềm tàng một tinh thần bất khuất và gan lì. Còn phương Tây thì Âm bên trong Dương bên ngoài nên thấy tướng to lớn bề thế, nhưng bên trong lại rất nhu và yếu mềm (đây cũng là lý do tại sao Tây phương thờ vợ). Hơn nữa, chính cái khí nóng của (mặt trời) Thái Dương (vì lằn “vĩ” thuộc về không gian mà phương hướng là không gian, nên lấy lằn xích-đạo làm trục chánh), và Châu Á nằm ngay đường xích-đạo nên người châu Á rất nóng tính, thích đánh lộn, hơn cải nhau. Còn người phương Tây thích cãi nhau, và họ rất nhát so với người Á Đông. Cũng như phương Nam thuộc quẻ Ly ở giữa rỗng bụng như cái miệng mở, nói nhiều hoạt bát, tính nóng nhưng thường rộng rãi, nặng về vật chất phô trương. Phương Bắc thuộc quẻ Khảm ở giữa đặc ruột như cái miệng khép, nói năng cẩn trọng, tính nguội nhưng thường hiểm, nặng về tinh thần. Phương Nam Dương bao bọc bên ngoài (Thất), Âm bên trong (Nhị) nên tính tình nhu thuận, còn Phương Bắc, Âm bên ngoài (Lục), Dương bên trong (Nhất) nên tính bạo động. Đây là lý do tại sao toàn thế giới không một nước nào miền Nam đi xâm chiếm miền Bắc (khi phân tranh), mà toàn miền Bắc xâm chiếm miền Nam thôi. Cổ nhân Chỉ dùng Hà Đồ và Lạc Thư mà trên thông Thiên Văn, dưới đạt Địa Lý, ngồi ở nhà mà vẫn biết hết chuyện thiên hạ. Thật là tài tình! 129B

130B

13B

132B

10

TuviGLOBAL.com lược trích

II. LẠC THƯ 13B

11

TuviGLOBAL.com lược trích

Hình 4 134B

Trung Quốc là một nước rất thích thần thoại hóa sử học của họ! Thật ra, lý do không ngoài mục đích tạo đức tin và lòng tín ngưỡng của người dân đối với các Thiên Tử (con trời) của các triều đại để họ có thể dễ cai trị. Vì vậy mà họ đã nói rằng: Hà Đồ là do vua Phục Hy thấy được trên lưng con Long-Mã đã hiện ra trên sông Mạnh Hà, còn Lạc Thư là do vua Đại Vũ đã thấy được trên lưng con rùa thần ở sông Lạc. Và thời nay, nhiều người Việt Nam cho rằng Lạc Thư là của Việt Nam, nhưng thiết tưởng như tôi đã nói trước đây: "ai làm ra không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta học được gì từ nó". 135B

Dựa vào lời tương truyền trên, nên họ lập Đồ Lạc Thư (hình 4) có hình thù giống như con rùa và đặt khẩu quyết như sau: 136B

Đầu đội 9, đuôi đạp 1; Sườn trái 3, sườn phải 7; Vai trái 4, vai phải 2; Chân trái 8, chân phải 6; Số 5 ở giữa lưng (không có 10). 137B

138B

139B

140B

14B

Cộng tất cả có 9 ngôi, và người ta cũng dùng để lập Cửu Trù hay maphương; số 5 ở giữa, tượng là Thái Cực. 142B

Nhìn vào Lạc Thư ta thấy có những khác biệt với Hà Đồ như sau: 143B

12

TuviGLOBAL.com lược trích

1. Các con số tổng cộng là 45 số vì không có con số 10. 2. Tất cả các con số của Lạc Thư là con số đơn, vì những con số Âm đã phân tán ra bốn góc như: a. Số 2 chuyển qua góc Tây Nam. b. Số 4 chuyển qua góc Đông Nam. c. Số 8 chuyển qua góc Đông Bắc. d. Số 6 chuyển qua góc Tây Bắc. 14B

145B

146B

147B

148B

149B

Bốn phương vị chính Đông (3), Tây (7), Nam (9), Bắc (1) thì thuộc Dương; còn bốn góc là Âm. 150B

3. Hậu Thiên chú trọng nhất là con số 5 ở trung cung, còn được gọi là con số “Tam Thiên Lưỡng Địa", vì số 5 là số hỗn hợp của Âm căn 2 và Dương căn 3 (2 + 3 = 5). Nghĩa là số 2 là số căn của Âm số, còn số 3 là số căn của Dương số. 15B

- Phần sau là nguyên văn của cụ Nguyễn Duy Cần (2) về những con số trong Lạc Thư do đâu mà có. Cụ đã giúp tôi khám phá được nhiều bí ẩn của Tử Vi mà xưa nay đã bị chôn kín. Biết đâu từ đó, sau nầy có người sẽ tìm được nhiều điều mới lạ khác. 152B

- Lạc Thư: Dương số ở các phương chính, Âm số ở các phương cạnh. a. Dương thịnh qúa, sinh Âm: số 9 và số 7 ở Tây và Nam là số Dương thịnh, nên giữa Tây và Nam (tức là Tây-nam) phát sinh âm số, số 2 ở Tây Nam: 153B

154B

9 + 7= 16 Bỏ 10 còn lại 6 (16 - 10 = 6) 6 + 6 = 12 Bỏ 10 còn lại 2 (12 - 10 = 2) Số 2 ở Tây-nam 15B

156B

157B

158B

159B

b. Số 3 ở Đông; số 9 ở Nam: 3 + 9 = 12 Bỏ 10 còn 2 (12 - 10 = 2) 2+2=4 Số 4 ở Đông-nam c. Số 7 ở Tây; số 1 ở Bắc: 7+1=8 8 + 8 = 16 160B

16B

162B

163B

164B

165B

16B

167B

13

TuviGLOBAL.com lược trích

Bỏ 10 còn 6 (16 - 10 = 6) Số 6 ở Tây-bắc d. Số 3 ở Đông; số 1 ở Bắc: 3+1=4 4+4=8 Số 8 ở Đông-bắc 168B

169B

170B

17B

172B

173B

Số 5 là con số trung bình ở giữa để làm mức độ cho các con số chung quanh. Lấy số Dương căn bản là 5 cộng với số Dương 1, 3, 5, 7, 9 thành ra số Âm 6, 8, 4, 2. 174B

a) 5 + 9 = 14 (Trừ 10 còn lại 4, nên số 4 ở liên tiếp với số 9) b) 5 + 3 = 8 (Cho nên số 8 ở liên tiếp với con số 3) c) 5 + 1 = 6 (Cho nên số 6 ở liên tiếp với số 1) d) 5 + 7 = 12 (Trừ 10 còn lại 2, nên số 2 ở liên tiếp với con số 7). 175B

176B

17B

178B

179B

180B

18B

182B

- Lẽ biến hóa Âm-Dương thấy rõ ở Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái: Dương số đi vòng thuận, đi quanh phía tả từ Bắc sang Đông, sang Nam rồi từ Nam qua Tây, qua Bắc... (thuận chiều kim đồng hồ). Âm số đi vòng nghịch, đi quanh bên hữu, từ Tây-nam qua Đông-nam, đến Đông-bắc, đến Tây-bắc, rồi trở lại Tây-nam (ngược chiều kim đồng hồ). ________________ 183B

184B

185B

2. “Dịch Học Tinh Hoa” của Nguyễn Duy Cần, tr. 92-94. a) Dương số bắt đầu từ số 3: 186B

187B

Vì số 1 chưa có số thừa trừ, nên phải tính từ số 3 (lấy số 3 làm cănbản), số 3 ở phía Đông. 18B

Số 3 nhân cho 3 : (3 x 3 = 9) Số 9 ở phía Nam (Lão Dương) Số 3 nhân cho 9 : (3 x 9 = 27) Trừ 2 lần 10, còn lại 7 Số 7 ở phía Tây Số 3 nhân cho 7 : (3 x 7 = 21) 189B

190B

19B

192B

193B

194B

14

TuviGLOBAL.com lược trích

Trừ 2 lần 10, còn lại 1 Số 1 ở phía Bắc b) Âm-số bắt đầu từ số 2, nên lấy số 2 làm căn-bản. Số 2 ở Tây-nam, Thiếu Âm. 2 x 2 = 4 (ở Đông-nam) 2 x 4 = 8 (ở Đông-bắc) 2 x 8 = 16 (trừ 10 còn 6) Số 6 ở Tây-bắc 2 x 6 = 12 (trừ 10 còn 2) Số 2 ở Tây-nam 195B

196B

197B

198B

19B

20B

201B

20B

203B

Lạc Thư chỉ nói con số 9 mà không nói số 10, là chú trọng về khí hóa và ngũ-hành; cũng như Hà Đồ nói về số 10, tức là chú trọng về Âm Dương. 204B

Đây là điểm tối quan trọng, không hiểu cụ Nguyễn Duy Cần đã dựa vào sách nào, hay do cụ thẩm thấu được. Nhưng, dù sao thì điểm nầy độc giả cũng nên nghiền ngẫm! 205B

*************** Ma Phương: 206B

207B

4 9 3 5 8 1 208B

209B

210B

2 7 6

Nếu cộng tất cả các chiều xuôi, ngược, dọc, ngang gì thì số thành vẫn là 15 (15 - 10 = 5). Vậy nên, con số 5 là con số Thái Cực ở trung cung, sinh hóa ra vạn vật. Những vị trí và con số của Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái có một giá trị rất cao đối với những khoa thực dụng như: Y-học, LýMệnh-học, Toán-học, Hóa-học v.v... Vì huyền nghĩa của nó đã gồm thâu toàn bộ vũ trụ vào trong ấy. Triết thuyết của Đông phương nói chug và Dịch Học nói riêng rất xem trọng những con số, phương hướng và vị trí của những con số trên (Dịch Số)! 21B

15

TuviGLOBAL.com lược trích

III. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI 79B

Hình 5 21B

Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ thành hình Bát Quái mà hình dung đại tạo hóa của Thiên Địa. Như trên đã đề cập về Thái Cực là Âm Dương chưa phân, lúc vũ trụ còn hỗn mang gọi là Thái Cực vì bao la đến vô cùng, vô tận. “Sự cùng tắc biến”, nên Thái Cực phân hóa thành Âm-Dương, mà hình thành trời (Càn) và đất (Khôn). Tuy nhiên, xưa nay bàn cãi về Bát Quái rất nhiều, nhưng chưa ai xác định được cách vạch tám Quẻ. Riêng cụ Đào văn Dương đã viết như sau: 213B

- Riêng biệt về quẻ CÀN và KHÔN, Thánh Nhân lại ghi thêm DỤNG CỬU và DỤNG LỤC mà hậu thế muốn hiểu rõ phải xét qua ba mặt, TRIẾT HỌC, KHOA HỌC, và SỬ HỌC mới khám phá ra DỤNG CỬU và DỤNG LỤC. Cho đến nay, không hề có một học giả Trung Hoa nào, trải qua mấy ngàn năm, đã hiểu nổi DỤNG CỬU và DỤNG LỤC. Những học giả lỗi lạc của Trung Hoa như Trần Thục Am, Kinh Phòng, và ngay cả những nhân tài bậc 214B

215B

16

TuviGLOBAL.com lược trích

nhất như Chu Liêm Khê và Thiệu Khang Tiết cũng không giải thích nổi. Lý do rất giản dị là các vị đó chỉ lưu tâm đến TRIẾT HỌC, mà không biết còn phải phối hợp với TOÁN HỌC, và SỬ HỌC mới hiểu được cặn kẻ DỤNG CỬU và DỤNG LỤC... Khởi điểm là Lưỡng Nghi DƯƠNG ( ) và ÂM ( ): đó chỉ là DỤNG CỬU và DỤNG LỤC lần 1 để mỗi TƯỢNG có 1 hào. Ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa thì được hai tượng THÁI DƯƠNG (I) và THIẾU ÂM (II), tiếp đến là DỤNG LỤC thì được hai tượng THIẾU DƯƠNG (III) và THÁI ÂM (IV), mỗi tượng có 2 hào: 216B

217B

(I)

(II)

218B

(III)

(IV)

Ta cũng nên biết: ta khởi điểm từ hào DƯƠNG (tượng I và III), vạch thêm hào Dương (tức DỤNG CỬU) thì được THÁI DƯƠNG (tượng I), còn vạch thêm hào Âm (tức DUNG LỤC) thì tất nhiên sẽ được THIẾU DƯƠNG (tượng III). Cũng như trên, ta khởi điểm từ Hào Âm (tượng II và IV) mà vạch thêm Hào Âm (tức DỤNG LỤC) thì được Thái ÂM (tượng IV), còn vạch thêm HÀO DƯƠNG (tức DỤNG CỬU) thì được THIẾU ÂM (tượng II). 219B

Vậy TỨ TƯỢNG phải là THÁI DƯƠNG (I), THIẾU ÂM (II), THIẾU DƯƠNG (III), và THÁI ÂM (IV)... Bây giờ, ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa (lần thứ ba) xuống dưới TỨ TƯỢNG thì được bốn quái thuộc CÀN ĐẠO là CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4): 20B

21B

1

2

2B

3

4

Ta thực hiện DỤNG LỤC thì được 4 quái thuộc KHÔN ĐẠO là TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8). 23B

5 24B

6

7

8

17

TuviGLOBAL.com lược trích

Vậy BÁT QUÁI NGUYÊN THỦY phải là: CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4), TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8). Nếu ta khởi điểm từ HÀO ÂM (- -) rồi đến HÀO DƯƠNG (--), ta phải thực hiện DỤNG LỤC trước, rồi DỤNG CỬU sau. Ta sẽ có thứ tự ngược lại: TỨ TƯỢNG sẽ là THÁI ÂM, THIẾU DƯƠNG, THIẾU ÂM, THÁI DƯƠNG, còn BÁT QUÁI thành KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN, CHẤN, LY, ĐOÀI, CÀN. 25B

26B

Như vậy, khởi điểm từ DƯƠNG đến ÂM hay từ ÂM đến DƯƠNG, kết quả chỉ là đi từ trái sang phải hay từ phải sang trái 3. 27B

Phần nầy tác giả bàn rất hay, nhưng tôi lại thấy có điều không ổn, hình như không đúng với Dịch Lý. Vì theo Dịch Lý thì vạch quẻ phải vạch từ dưới lên, và đọc quẻ thì đọc từ trên xuống, vả lại lý do có Bát Quái theo như truyền thuyết là như thế nầy: 28B

- Nguyên lúc đầu Thánh Phục Hy thoạt thấy được lẽ Vũ Trụ Tạo Hóa, chỉ có một Dương một Âm. Vậy nên vạch một nét cơ (lẻ) – một nét ngang liền ( ) – tức là nét Dương; lại vạch một nét ngẫu (chẵn) – hai nét ngang đứt ( ) – tức là nét Âm. 29B

Vạch xong hai nét rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ phải có Thiên, Địa, Nhân, mới đủ Tam Tài mà thành được Vũ Trụ. Vì vậy Dương phải có ba nét và Âm cũng phải có 3 nét. Vạch xong hai Quẻ 3 nét ấy rồi thì, thấy quẻ 3 nét Thuần Dương là Càn, quẻ 3 nét Thuần Âm là Khôn. 230B

Khi vạch xong 2 quẻ Càn, Khôn rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ chẳng bao giờ cô Dương mà sinh, và cô Âm mà thành. Nếu chỉ có Thuần Âm, Thuần Dương mà thôi thì không thể thành được Vũ Trụ vậy, nên phải vạch thêm sáu quẻ nữa. Đạo Càn (Dương) nhân giao dịch với Âm mà thành ra ____________________ 231B

3. “Nhữg Khám Phá Mới Về Dịch Kinh” của Đào Văn Dương, trang 19-20. Dựa theo cụ Đào Văn Dương thì: biết bao nhiêu siêu nhân từ xưa đã không thấu triệt cách vạch Quẻ của thánh nhân. Theo cụ thì luôn cả Thầy Thiệu Khang Tiết là một đại tông sư Dịch Học mà cũng chưa giải thích hết được. Thử hỏi, nếu cổ nhân truyền lại một môn học nào đó, liệu có đúng 100% không? Chắc chắn phải có những sơ sót, nên những người đi sau phải có bổn phận bổ túc. Cũng thế, dù đệ tử chân truyền của Ngài Trần Đoàn viết sách Tử Vi để lại cũng chưa chắc là đúng hết, chưa kể tam sao 23B

23B

18

TuviGLOBAL.com lược trích

thất bổn. Cho nên, nếu chúng ta tin thì phải “tin trong sự sáng suốt” như Đức Phật đã nói! Tốn, Ly, Đoài; Đạo Khôn (Âm) nhân giao dịch với Dương mà thành ra Chấn, Khảm, Cấn. Do đó ta thấy từng hào một biến từ dưới lên như sau: 234B

Quẻ Càn

Tốn

235B

Ly

Đoài

Quẻ Khôn

Lôi

236B

Chấn

Sơn

Nhưng ở trên là nói theo lý Âm Dương giao dịch, còn theo vạch quẻ thì Thánh Nhân vạch quẻ Càn từ dưới lên thành 3 vạch Dương (vạch dài). Khi đã đến cùng thì hào trở lại động để di xuống thành ra Đạo Càn có: 237B

Càn

Đoài

238B

1

2

239B

Ly

3

Chấn

4

Thánh Nhân vạch quẻ Khôn từ dưới lên thành 3 vạch đứt. Khi đã đến cùng thì hào trở lại động đi xuống thành ra Đạo Khôn có: 240B

Tốn 241B

5 24B

Khảm

6

Cấn

7

Khôn

8

Ta thấy trong Tiên Thiên Bát Quái các quẻ đi theo chiều nghịch vì đó là đạo Tự Nhiên trước khi có trời đất chuyển nghịch để tìm về quá khứ, (bởi Thánh Nhân muốn mượn cái đã có để tìm về cái chưa có thì phải chuyển nghịch). Do đó, trong Tiên Thiên Bát Quái trước là quẻ Càn số 1 động lần đầu thành Đoài số 2, động lần sau thành quẻ Ly số 3, động lần nữa thành Chấn số 4. Nhưng tại sao Càn động lần thứ 3 lại không thành Tốn mà thành Chấn. Đó là bởi Thánh Nhân không cho động hào dưới của quẻ Càn 243B

19

TuviGLOBAL.com lược trích

ở lần thứ 3, vì nếu cho động như thế thì Càn động hết 3 hào Dương sẽ trở thành quẻ Khôn còn gì, nên phải đổi thành động hào 3 ở trên và hào 2 ở giữa do trước đã động qua hai lần mà dùng cho lần thứ 3. Kế đó là quẻ Khôn đối với Càn vì có Trời thì phải có đất. Quẻ Khôn số 8 động lần đầu thành Cấn số 7, động lần sau thành Khảm 6, động lần nữa thành Tốn số 5. Điểm tối yếu ở đây là Đạo Trời (Càn) thuận động chuyển số theo chiều thuận, 1, 2, 3, 4; Còn Đạo Đất (Khôn) chuyển nghịch số 8, 7, 6, 5. Đây là nguyên ý của Thánh Nhân nhưng chưa thấy ai bàn đến. 24B

Đạo lý là như vậy, nhưng khi Thánh Nhân lập Đồ Tiên Thiên Bát Quái là thuận theo lẽ tự nhiên của Vũ Trụ mà sắp xếp theo từng cặp tương đối với nhau, như: 245B

- Càn đối với Khôn: Càn là Trời ở trên, ở phương Nam, nóng thuộc Hỏa (Dương); Khôn là Đất ở dưới, ở phương Bắc, lạnh thuộc Thuỷ (Âm), đối diện với nhau định ngôi Trời Đất. - Đoài đối với Cấn: Đoài ở Đông Nam vì Đông Nam có nhiều đầm hồ; Cấn ở Tây Bắc vì Tây Bắc có nhiều đồi núi, đó là núi đầm thông khí. - Chấn đối với Tốn: Tốn ở Tây Nam vì Tây Nam là nơi nóng lạnh xô xát nhau sinh ra gió; Chấn ở Đông Bắc vì gió từ Tây Nam thổi qua Đông Bắc gây ra tiếng động, hoặc sáng (Ly) tối (Khôn) cọ xát nhau sinh ra sấm, đó là sấm gió xô xát. - Ly đối với Khảm: Ly là mặt trời ở Đông vì mặt trời mọc phương Đông, Khảm là mặt trăng nên hiện ở phương Tây, đó là nước lửa thân thiết nhau. 246B

247B

248B

249B

Thuyết Quái Truyện nói rằng: “Trời Đất định vị trí phối hợp trên dưới, Núi Đầm một cao một thấp đủ thông khí, Sấm Gió tuy mỗi cái tự hưng động nhưng có thể ngầm nhập giao nhau, ứng hóa với nhau, Thủy Hỏa tuy khác tính nhưng không ghét nhau, khác mà đỡ đần nhau, Bát Quái đắp đổi nhau, lay động chà xát hỗn hợp mà sinh ra 64 quẻ”, là vậy. (Tuy nhiên, có người hiểu lầm cho rằng Thánh Nhân dựa vào địa dư của Trung Quốc mà lâp ra). 250B

THỨ TỰ CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI 251B

1

Bát QuáiCÀN 25B

2 ĐOÀI

3 LY

THÁI DƯƠNG

4 CHẤN

THIẾU ÂM

DƯƠNG

5 TỐN

6 KHẢM

7 CẤN

THIẾU DƯƠNG ÂM

8 KHÔN

THÁI ÂM

20

TuviGLOBAL.com lược trích

Tứ Tượng 253B

Lưỡng Nghi 254B

Tại sao sắp xếp theo thứ tự Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn? 25B

Đối với Dịch học mà nói thì dù có thiên biến vạn hóa cũng không thoát khỏi Âm và Dương. Thầy Thiệu Khang Tiết nói: “Thứ tự Tiên Thiên Bát Quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc phần Dương. Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Âm. Càn, Đoài là Thái Dương (Lão Dương), Ly, Chấn là Thiếu Âm; Tốn, Khảm là Thiếu Dương, Cấn, Khôn là Thái Âm”. 256B

Lại một thuyết khác cho rằng: - Càn là Trời, có Trời mới có muôn vật. - Đoài tiếp theo là vì đã có trời đất tất phải có sương mù. - Ly tiếp theo là vì đã có sương mù tất phải có khí nóng đối lại. - Chấn là do hơi nước và khí nóng gây ra nên phải tiếp theo Ly. - Tốn tiếp theo Chấn bởi lẽ sự chuyển động sẽ gây ra gió. - Khảm tiếp theo, bởi lẽ khi có gió thì nước chuyển theo. - Cấn liền theo Khảm vì nước lưu chuyển kết quả sẽ làm đất thành đồi thành núi. - Khôn ở cuối vì là sự hoàn tất của sự che chỡ, và dung chứa tất cả. 257B

258B

259B

260B

261B

26B

263B

264B

265B

Phân Âm-Dương là thành lưỡng nghi. Lấy Dương thay cho trời, lấy Âm thay cho đất. Hào Âm và hào Dương là ký hiệu căn để hình thành Bát Quái. Hai nghi Âm – Dương trong đồ Thái Cực ôm ngoạm lấy nhau, biểu thị cho Âm Dương giao nhau trong hài hòa, để sinh sinh biến biến. 26B

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng là Âm Dương trùng nhau và Âm Dương giao nhau mà ra. 267B

Tứ Tượng sinh Bát Quái, vẫn là Âm-Dương trùng hợp mà thành. Lưỡng Nghi là Âm-Dương tượng cho trời đất, giờ thêm một hào nữa cho đủ tam tài (trời, đất, người) mà thành Bát Quái. Và điều nầy cũng nói lên 268B

21

TuviGLOBAL.com lược trích

con người, đầu đội trời chân đạp đất, là vật chí linh được dự phần với trời đất để cải sửa số phận, hay bổ túc cho vũ trụ. Cao Hanh nói: “Thiếu Dương, Lão Dương, Thiếu Âm, Lão Âm vẫn tượng trưng cho tứ thời, Bát Quái chính là bốn cái đó tạo thành”. Trong Tiên Thiên Bát Quái thấy từ 1, 2, 3, 4 đi ngược chiều kim đồng hồ; còn 5, 6, 7, 8 thì lại thuận chiều. Đây là một điểm tối quan trọng cho môn Tử Vi, nhưng chưa thấy ai bàn đến. Chúng ta sẽ bàn trong phần thành lập lá số Tử Vi, và an sao Tử Vi. 269B

22

TuviGLOBAL.com lược trích

IV. HẬU THIÊN BÁT QUÁI 270B

Hình 6 0B

Nhiều người cho rằng Hậu Thiên Bát Quái là dựa theo phương vị của các quẻ Thuyết Quái trong câu: 1B

1. Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ chấn (Quẻ Chấn là phương Đông, lệnh của tháng 2, mùa Xuân, mặt trời phương Đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng). 2B

2. Tế hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng). 3B

3. Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng). 4B

4. Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6 tháng 7; khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ). 5B

23

TuviGLOBAL.com lược trích

5. Thuyết ngôn hồ Đoài: là lúc vạn vật tươi vui (thuyết tức tươi vui) bèn ứng ở quẻ Đoài là phương Tây lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa). 6B

6. Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với quẻ Càn, vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9 tháng 10. Mặt trời đã Xuống chân phía Tây, là lúc tối sáng, Âm-Dương đấu tranh lẫn nhau). 7B

7. Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ đã vận hành đến khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương nầy hoàn toàn không có, vạn vật đã mệt mỏi, là lúc nên nghỉ). 8. Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến quẻ Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ CẤn là phương Đông Bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu). 8B

9B

Rất nhiều người đã cho rằng, “quá trình tuần hoàn của Hậu Thiên Bát Quái hầu như là quá trình thuận, tức mô phỏng trời quay sang trái”. Tức là sự chuyển động tự nhiên của trái đất phải quay theo chiều kim đồng hồ. Trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Qúi Đôn, chương Hình Tượng loại có bàn như sau: 10B

- Đối với thuyết “trời quay về tả, mặt trời, mặt trăng và 5 vì sao (Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh) chuyển về hữu”, xưa nay bàn cãi đã nhiều. Nhưng theo Kinh Dịch: “Trời đất thuận chiều mà chuyển động, cho nên mặt trời, mặt trăng đi không quá độ”, thì cứ lấy câu ấy ta cũng đủ xét đoán. Cứ xem trên mặt đất thì thấy 7 sao (tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mặt trời và mặt trăng) lớn đi về phía tả, chứ có thấy chuyển về phía hữu đâu? Nay xét ngược lại cho hợp với trời, thì không chỗ nào không có thể bảo là thuận động. Điều nầy cũng rất quan trọng và có liên quan mật thiết với khoa Tử Vi, vì 12 cung của lá số Tử Vi là biến thể của hình Hậu Thiên Bát Quái. Và nó là lý do tại sao vòng Thái Tuế an theo chiều thuận mà bất kể là Dương nam, Âm nữ, hay Âm nam, Dương nữ. Chúng ta sẽ bàn sau trong phần lập thành lá số Tử Vi. 1B

12B

13B

24

TuviGLOBAL.com lược trích

Có Trời Đất thì có bốn Mùa, rồi bốn Mùa lại chia ra thành tám Thời: Xuân Thủy (đầu Xuân), Xuân Chí (giữa Xuân), Hạ Thủy (đầu Hạ), Hạ Chí (giữa Hạ), Thu Thủy (đầu Thu), Thu Chí, Đông Thủy, Đông Chí. 14B

Đông Ba nói: “Vua Phục Hy đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch để tượng trưng 24 khí tiết. Thiên Nguyệt Lệnh trong kinh Lễ chua rằng: Chu Công làm ra phép xem giờ, định ra 24 khí, 72 tiết hậu. Lấy 5 ngày là một tiết hậu, một tháng 6 tiết hậu, 5 nhân với 6 là 30 ngày, 3 tiết hậu là một khí, một khí có 15 ngày” 4. 15B

Họ lấy Khảm, Chấn, Ly, Đoài làm Quẻ bốn Mùa. Bốn Quẻ nầy mỗi Quẻ chủ quản 6 Tiết Khí: Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập do Khảm chủ quản; Xuân phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng do Chấn chủ quản; Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ do Ly chủ quản; Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết do Đoài chủ quản. Mỗi Quái có 6 Hào, mỗi Hào quản một Tiết Khí, và mỗi Tiết Khí có Sơ Hậu, Thứ Hậu, Mạt Hậu nên 24 Tiết Khí có tổng cộng 72 Hậu. 16B

Lý luận Quái Khí nói trên, là lấy từ Quái Cấu đến Quái Càn làm Quái giao biến tin tức cho 12 Tháng. Lấy 48 Quái còn lại phối với 12 Tháng như vậy mỗi Tháng có 5 Quái tin tức, mỗi Quái 6 Hào lần lượt chủ quản 6 Ngày, và 5 Quái có 30 Hào làm số ngày cho mỗi Tháng. (Cổ nhân chắc đã dùng cách nầy để lập 5 Cục và an định vòng sao Tử Vi). Đây là chỗ dựa để chế định lịch pháp mà sách “Tam Thống Lịch” của cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm, “Chính Quan Lịch” đời Bắc Ngụy, “Khai Nguyên Đại Diễn Lịch” đời Đường đều áp dụng 5. 17B

Phần tượng quẻ của Bát Quái có lẽ quan trọng cho Tử Vi, nên tôi cũng xin chép ra đây để độc giả tham khảo. 18B

Thứ Tự Hậu Thiên Bát Quái thể hiện nam nữ giao hợp, vạn vật hóa sinh, thuyết minh Đạo Càn thành nam,Đạo Khôn thành nữ. Nếu được khí của cha làm nam, được khi của mẹ làm nư.õ Ba nam đều lấy Khôn mẹ làm Thể, Càn cha làm Dụng; ba nữ đều lấy Càn cha làm Thể, Khôn mẹ làm Dụng. Tượng trưng cho một gia đình: Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là con trai trưởng, Tốn là con gái trưởng, Khảm là con trai giữa, Ly là con gái giữa, Cấn là con trai út, Đoài là con gái út. Còn biểu tượng cho cơ thể con 19B

25

TuviGLOBAL.com lược trích

người thì Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Ly là mắt, Đoài là miệng, Tốn là tay và đùi, Khảm là tai, Cấn là mũi. Trong Tử Vi: Càn ở cung Hợi, Khôn ở cung Thân, Chấn ở cung Mão, Tốn ở cung Tỵ, Khảm ở cung Tí, Ly ở cung Ngọ, Cấn ở cung Dần, Đoài ở cung Dậu. Những Quẻ nầy thấy cần cho việc đoán sanh con, trai hay gái, tốt hay xấu cho đương số, và sẽ tốt cho đứa nào trong Tử Vi. Không biết có ai áp dụng Bát Quái để đoán cung Tử Tức hay Phu Thê trong Tử Vi chưa, nhưng trong thực tế tôi áp dụng thấy cũng khá đúng. ____________________ 20B

21B

4. Vân Đài Loại Ngữ của Lê Qúi Đôn, tr. 92. 5. Bí Ẩn Bát Quái của Vương Ngọc Đức, tr. 142-143. 2B

23B

26

TuviGLOBAL.com lược trích

TIÊN THIÊN QUÁI PHỐI VỚI TƯỢNG CỦA HÀ ĐỒ 24B

25B

Hình 7 26B

27

TuviGLOBAL.com lược trích

“Chu Dịch Triết Trung – Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Phương bên trái của Hà Đồ, Dương ở trong Âm ở ngoài, lấy Tiên Thiên Quái phối vào là Chấn Ly Đoài Càn, tượng trưng Dương trưởng, Âm tiêu vậy. Phương bên phải nó, Âm ở trong Dương ở ngoài, lấy Tiên Thiên phối vào là Tốn Khảm Cấn Khôn, tượng trưng Âm Trưởng, Dương tiêu. Đại để vì lẽ đó tượng cho hai khí giao động”. * 27B

HẬU THIÊN QUÁI PHỐI VỚI TƯỢNG CỦA HÀ ĐỒ 28B

29B

28

TuviGLOBAL.com lược trích

Hình 8 30B

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Số 1, 6 của Hà Đồ là Thủy, phối với quẻ Khảm của Hậu Thiên. Số 3, 8 là Mộc phối với hai quẻ Chấn Tốn của Hậu Thiên. Số 2, 7 là Hỏa phối với quẻ Ly của Hậu Thiên. Số 4, 9 là Kim phối với hai quẻ Đoài Càn của Hậu Thiên. Số 5, 10 là Thổ phối với hai quẻ Khôn Cấn của Hậu Thiên, hai quẻ ấy chu lưu ở Xuân Hạ Thu Đông, bốn quý mà thiên vượng ở chỗ giao của Sửu Mùi. Chỉnh lại bức Đồ hình dùng để tượng trưng cho việc thuận sắp bày năm khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”. * 31B

29

TuviGLOBAL.com lược trích

TIÊN THIÊN QUÁI PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ 32B

3B

Hình 9 34B

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Chín số của Lạc Thư (hư) không dùng, số 5 ở giữa đem phối với Tiên Thiên Bát Quái, Dương ở trên Âm ở dưới, vì vậy 9 là Càn, 1 là Khôn. Nhân từ 9 mà nghịch số. Chấn 8, Khảm 7, Cấn 6. Càn sinh ba Dương vậy. Lại từ 1 mà thuận số Tốn 2, Ly 3, Đoài 4. Khôn sinh ba Âm vậy. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau, mà vị trí của Tiên Thiên Bát Quái chính là hợp khớp với nhau vậy”. 35B

Theo ông Mai Cốc Thành: “Thuật gia lấy Càn phối 9, Khôn phối 1, Ly phối 3, Khảm phối 7, đó là số lẻ, vì vậy là Dương; Đoài phối 4, Chấn phối 8, Tốn phối 2, Cấn phối 6, đó là số chẵn vì vậy là Âm”.* 36B

30

TuviGLOBAL.com lược trích

HẬU THIÊN QUÁI PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ 37B

38B

Hình 10 39B

31

TuviGLOBAL.com lược trích

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Trên Hỏa dưới Thủy vì vậy 9 là Ly, 1 là Khảm. Hỏa sinh táo Thổ, vì vậy 8 ở bậc dưới 9 mà là Cấn. Táo Thổ sinh Kim vì vậy 7, 6 ở bậc dưới 8 mà là Đoài, Càn. Thủy sinh thấp Thổ, vì vậy 2 tiếp sau 1 mà là Khôn. Thấp Thổ sinh Mộc, vì vậy 3, 4 tiếp sau 2 mà là Chấn, Tốn. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau mà vị trí của Hậu Thiên Bát Quái hợp vậy”. 40B

“Theo thầy Thiệu Khang Tiết: 'Lấy Văn Bát Quái là vị trí để dùng, cái học Hậu Thiên. Chu Tử lấy số của Lạc Thư để dùng. Thuật gia phi cung đến thay, toàn dùng Hậu Thiên Bát Quái phối với Lạc Thư. Phép nầy lấy Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, giữa 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9 làm thứ tự'”. 41B

“Lưu Hâm nói rằng: 'Bát Quái Cửu Cung cùng nhau làm biểu lý'”. 42B

“Trương Hoành nói rằng: 'Thánh Nhân gặp việc quan trọng dùng Bốc Phệ, việc tạp dùng Cửu Cung', thì từ đó đến nay đã xa lắm vậy”. * 43B

*** 4B

May thay, nay nhờ “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” mà chúng ta lại được học những Đồ hình quý giá nầy, xin độc giả đừng bỏ qua mà hoang phí! 45B

Những gì sưu tầm được và viết ra đây chỉ là một phần nhỏ của DỊCH, mà tôi đã áp dụng để khám phá TỬ VI, nên không làm sao hoàn toàn và đầy đủ như quý vị mong đợi. Xin độc giả thông cảm! __________________ 46B

47B

* “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” của Mai Cốc Thành chủ biên, Nhà Xuất Bản Cà Mau (trang 47-52). Sách nầy là sách lịch thông dụng của triều Thanh, là vạn niên thông thư, chủ trì biên soạn bởi nhà Thiên Văn học Mai Cốc Thành, là cháu của nhà số học trứ danh Mai Văn Đỉnh, dâng lên hoàng đế Càn Long thẩm định và ban phát ra cho thiên hạ, vì thế còn có tên là “Thẩm Định Biện Phương Thư”. 48B

CHƯƠNG HAI ÁP DỤNG DỊCH LÝ VÀO TỬ VI 271B

27B

32

TuviGLOBAL.com lược trích

Phần lập thành lá số là phần quan trọng nhất trong Tử Vi. Vì Sao? Vì nó là viền mối của tất cả những cơ cấu cũng như nguyên lý, mà Thánh Nhân đã áp dụng để lập thành lá số. Song, có lẽ vì tam sao thất bổn hoặc cổ nhân cho rằng nó không quan trọng, nên đa số các sách chỉ có bảng lập thành mà không hề cho biết nguyên lý của sự thành lập. Bởi vậy càng lúc Tử Vi càng trở nên mơ hồ, và nhiều vấn đề không giải thích được. 273B

Chúng tôi đã cố gắng hết sức để bươi móc tất cả những nguyên lý nào có thể tìm được trong Tử Vi, còn lại đành phải làm “người thợ sửa xe”. Chúng tôi sẽ đưa độc giả đến gần với thực thể và thực dụng. Chúng tôi chỉ chú trọng đến những nguyên lý căn bản cho nền tảng của sự hiểu biết Tử Vi, còn những lý thuyết để biểu diễn sự thông thái thì đã có quá nhiều bậc đàn anh đi trước làm rồi. Tôi nói vậy là vì nhiều người chỉ dịch lại từ chữ Hán hay từ sách Tàu mà người dịch không thấu triệt Tử Vi, nên đã đưa ra những câu chú giải mơ hồ. 274B

Chúng tôi chỉ là người đọc sách giùm các bạn, và cố gắng đúc kết tất cả những tinh hoa có thể dẫn chứng, hoặc chứng minh được vào đây. Hầu mong qúy vị hậu học đỡ tốn thì giờ tìm tòi! 275B

BỐN VỊ THỨ 276B

Dần Mão Thìn: Mộc Thân Dậu Tuật: Kim 27B

278B

Tỵ Ngọ Mùi: Hỏa Hợi Mão Mùi: Thủy

Đây là nói về Lệnh Tinh (Sao đương thời – Lệnh, Tinh – chỉ Ngũ Hành), tức là Xuân Hạ Thu Đông Ngũ Khí vậy. Xuân: Dần Mão Thìn – Mộc, đương thời Lệnh; Hạ: Tỵ Ngọ Mùi – Hỏa, đương thời Lệnh; Thu: Thân Dậu Tuất – Kim, đương thời Lệnh; Đông: Hợi Tí Sửu – Thủy, đương thời Lệnh. 279B

33

TuviGLOBAL.com lược trích

TỊCH QUÁI MƯỜI HAI THÁNG 280B

Hình 11 281B

Tháng Giêng – Kiến Dần – Quẻ Thái “Nguyệt Lệnh” “Mạnh Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Mạnh Xuân nầy, Nhật Nguyệt hội ở Châu tư (1) mà là thời Đẩu Kiến Dần(2). Tháng giêng là tháng Tam Dương; Thái là Tam Dương vì vậy đem phối với tháng Giêng”. 28B

283B

Tháng Hai – Kiến Mão – Quẻ Đại Tráng “Nguyệt Lệnh” “Trọng Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Trọng Xuân nầy, Âm Dương hội ở Giáng Lâu, mà là thời Đẩu Kiến Mão. Tháng Hai tháng của 284B

285B

34

TuviGLOBAL.com lược trích

Tứ Dương. Đại Tráng là quẻ Tứ Dương vì vậy đem phối với tháng Hai”. Phần nầy do Trịnh Huyền chú giải nên không lập lại nữa. __________________ 286B

1. Châu Tư: là thứ nhất trong 12 thứ, ở dưới cũng giống vậy. Thời cổ đại lấy để đo lường độ của vị trí và sự vận động của Nhật, Nguyệt, đem Hoàng Đạo phân thành 12 phần gọi là “12 thứ”. 2. Đẩu Kiến Dần: người thời cổ theo mặt đất phân thành 12 phương vị, lấy 12 Địa Chi để biểu thị sự phân biệt. Đó giống như lịch nhà Hán, Dần của tháng Giêng, vào lúc hoàng hôn chuôi của sao Bắc Đẩu chỉ Đông Bắc là phương Dần, vì vậy gọi là Kiến Dần. Mỗi tháng di chuyển một vị. Đó chính là lịch pháp của thời cổ đại của “12 tháng Kiến”. Tháng Ba – Kiến Thìn – Quẻ Quải “Nguyệt Lệnh Quý Xuân, Nhật Nguyệt hội ở Đại Lương, mà là thời Đẩu Kiến Thìn. Tháng Ba tháng của Ngũ Dương. Quải quẻ Ngũ Dương vì vậy đem phối vào”. 287B

28B

289B

290B

Tháng Tư – Kiến Tỵ – Quẻ Càn “Nguyệt Lệnh Mạnh Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thực Trầm, mà là thời Đẩu Kiến Tỵ. Tháng Tư là tháng thuần Dương. Càn là quẻ thuần Dương vì vậy đem phối vào”. 291B

29B

Tháng Năm – Kiến Ngọ – Quẻ Cấu “Nguyệt Lệnh Trọng Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Thủ, mà là thời Đẩu Kiến Ngọ. Hạ Chí có nhất Âm bắt đầu sinh. Quẻ Cấu có nhất Âm vì vậy đem phối vào”. 293B

294B

Tháng Sáu – Kiến Mùi – Quẻ Độn “Nguyệt Lệnh Quý Ha, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Mùi. Tháng Sáu là tháng của nhị Âm. Quẻ Độn có nhị Âm vì vậy đem phối vào”. 295B

296B

Tháng Bảy – Kiến Thân – Quẻ Bĩ “Nguyệt Lệnh Mạnh Thu, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Vĩ, mà là thời Đẩu Kiến Thân. Tháng Bảy là tháng của tam Âm. Quẻ Bĩ có tam Âm vì vậy đem phối vào”. 297B

298B

Tháng Tám – Kiến Dậu – Quẻ Quan 29B

35

TuviGLOBAL.com lược trích

“Nguyệt Lệnh Trọng Thu, Nhật nguyệt hội ở Thọ Tinh, mà là thời Đẩu Kiến Dậu. Tháng Tám là tháng của tứ Âm. Quẻ Quan có tứ Âm vì vậy đem phối vào”. 30B

Tháng Chín – Kiến Tuất – Quẻ Bác “Nguyệt Lệnh Quý Thu, Nhật Nguyệt hội Đại Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Tuất. Tháng Chín là tháng của ngũ Âm. Quẻ Bác có Ngũ âm vì vậy đem phối vào”. 301B

302B

Tháng Mười – Kiến Hợi – Quẻ Khôn “Nguyệt Lệnh Mạnh Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tích Mộc, mà là thời Đẩu Kiến Hợi. Tháng Mười là tháng của thuần Âm. Quẻ Khôn là quẻ thuần Âm vì vậy đem phối vào”. 30B

304B

Tháng Mười Một – Kiến Tí – Quẻ Phục “Nguyệt Lệnh Trọng Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tinh Kỷ, mà là thời Đẩu Kiến Tí. Đông Chí nhất Dương bắt đầu sinh. Phục, quẻ của nhất Dương, vì vậy đem phối vào”. 305B

306B

Tháng Mười Hai – Kiến Sửu – Quẻ Lâm “Nguyệt Lệnh Quý Đông, Nhật Nguyệt hội ở Huyền Hiêu mà là thời Đẩu Kiến Sửu. Tháng Chạp là tháng của nhị Dương. Quẻ Lâm có nhị Dương vì vậy đem phối vào”. 307B

308B

“Khảo Nguyên Phụ Luận” (1) nói rằng: “Sử Ký - Thiên Quán Thư nói: Phàm Nguyệt Kiến, hoàng hôn dùng Tiêu (2) để lấy Kiến (ba sao Cán, Gáo ở chòm sao Bắc Đẩu); nửa đêm Kiến dùng Hành (3); rạng sáng Kiến dùng Khôi (4). Còn “Xuân Thu Vận Đẩu Cực” nói rằng: “Thứ nhất – Thiên Khu; thứ hai – Tòan (Ngọc Toàn); thứ ba – Cơ (Ngọc Cơ); thứ tư – Quyền; thứ năm – Hành; thứ sáu – Khai Dương; thứ bảy – Dao Quang. Từ thứ nhất đến thứ tư là Khôi, thứ năm đến thứ bảy là Tiêu, hợp lại mới là Đẩu. Như tháng Giêng hoàng hôn sơ thì dùng Đẩu Tiêu chỉ dẫn, nửa đêm thì dùng Đẩu Hành chỉ dẫn, rạng sáng thì dùng Đẩu Khôi chỉ dẫn. Chỗ cung của Nhật Nguyệt hội đó gọi là Nguyệt Tướng (5), Châu Tư – Hợi, Giáng Lâu – Tuất, Đại Lương – Dậu, Thực Trầm – Thân, Thuần Thủ – Mùi, Thuần Hỏa – Ngọ, Thuần Vĩ – Tỵ, Thực Tinh – Thìn, Đại Hỏa – Mão, Tích Mộc – Dần, Tinh Kỷ – Sửu, Huyền Hiêu – Tí. 309B

“Tí gọi là Thần Hậu, Sửu gọi là Đại Cát, Dần gọi là Công Tào, Mão gọi là Thái Xung, Thìn gọi là Thiên Cương. Tỵ gọi là Thái Ất, Ngọ gọi là Thắng 310B

36

TuviGLOBAL.com lược trích

Quang, Mùi gọi là Tiểu Cát, Thân gọi là Truyền Tống. Dậu gọi là Tòng Khôi, Tuất gọi là Hà Khôi, Hợi gọi là Đăng Minh. “Nguyệt Kiến chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên Quan. Nguyệt Tướng chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên Quan. Nguyệt Tướng vâng theo Địa Đạo hướng về phía phải, nghịch hành là Địa Trục”. (6) 31B

312B

31B

_________________ 314B

1. “Khảo Nguyên” tức là “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thời Khang Hi cho Lý Quang Địa biên soạn. 2. Tiêu: Bắc Đẩu có bảy sao, từ sao thứ năm đến sao thứ bảy hợp lại gọi là Tiêu. 3. Hành: Ngôi sao thứ năm của chòm Bắc Đẩu. 4. Khôi: Chòm sao Bắc Đẩu từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư hợp lại gọi là Khôi. 5. Nguyệt Tướng là thuật ngữ của phép trắc toán Lục Nhâm, chỉ mỗi tháng, trong một ngày tú, vị trí của mặt trời đang ở chỗ nào. 6. Trích trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” (trang 64-67). 315B

316B

317B

318B

319B

320B

37

TuviGLOBAL.com lược trích

TINH TƯỢNG MƯỜI HAI THỜI, HAI MƯƠI TÁM TÚ 321B

32B

38

TuviGLOBAL.com lược trích

Hình 12 32B

“Lãi Hải Tập” nói rằng: 324B

- Mười Hai sinh tiêu (Cầm Tinh), Tí là Âm Cực, u ám, ẩn hối, mà chuột thích u ám để dấu vết tích, vì vậy lấy chuột phối cho Tí. - Ngọ là Dương Cực mà hiện rõ là cứng mạnh, mà chiến mã thì chạy như lao tới, có khí cương kiện, vì vậy lấy mã phối cho Ngọ. - Sửu là Âm nhìn xuống mà từ ái, mà ngưu có lòng từ liếm lông cho bê nghé, vì vậy lấy trâu phối cho sửu. Mùi là dương ngửa mặt lên trời, kính trọng mà giữ lễ, mà dê có cái ân là quỳ xuống cho bú, vì vậy lấy dê phối cho Mùi. - Dần là tam Dương, Dương thắng thì hung bạo mà hổ thì tính bạo ngược, vì vậy lấy hổ phối cho Dần. - Thân là tam Âm, Âm thắng thì giảo hoạt mà khỉ thì tính giảo hoạt, vì vậy lấy khỉ phối cho Thân. - Mão, Dậu là của Nhật, Nguyệt: thỏ, gà hai tinh tượng đều có một khiếu. Thỏ liếm lông con đực thì có chửa, cảm mà không giao hợp; gà đạp nhau mà vô hình, giao mà không cảm. 325B

326B

327B

328B

329B

30B

39

TuviGLOBAL.com lược trích

- Thìn, Tỵ Dương khởi lên mà bie6’n hóa, long là thịnh, xà là thứ, vì vậy lấy rồng rắn màphối vào cho Thìn, Tỵ. - Tuất, Hợi Âm thu liễm lại mà cầm giữ, cẩu là thịnh, trư là thứ vậy, vì vậy đem chó, lợn phối cho Tuất Hợi. Cẩu, trư là vật trấn tĩnh”. Hoặc nói rằng: “Đều dùng các vật không thật trọn vẹn phối cho loại thuộc giống hệt nhau, không phải vậy. Loài vật rất nhiều, hàng vạn loài, chẳng phải chỉ có 12 loài đâu! Huống chi đó là vật vô nghĩa lý, không đủ sáng tỏ để mà tin”. Quả thật giải thích như trên thấy quá gượng ép. 31B

32B

3B

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: - Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đã có từ rất lâu rồi, không rõ từ đâu lại. Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, thì từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng thì là từ Nguyên Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép nầy lấy Tí Ngọ Mão Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú. Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa vì vậy lấy chuột làm tượng của mình. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến thì chọn nó tựa giống chuột đem phối vào. Cung Mão là Đê Phòng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của mình (nhưng Việt Nam để mèo vì gần cọp vậy). Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc (hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của mình. Cung Dậu là Vị Mão Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Mão ở giữa là con gà nên lấy gà làm tượng của mình. Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi thì mỗi cung quản 2 tú, mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên thì chọn loài nào tương tự phối vào. Như cung Thìn, Cang gần giữa cung vì vậy lấy rồng làm tượng của mình. Giác đóng ở bên nó thì chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào. Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung vì vậy lấy hổ làm tượng của mình. Cơ đóng ở bên nó thì chọn con báo là loài của hổ đem phối vào. Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung vì vậy lấy trâu làm tượng của mình. Đẩu ở bên nó thì chọn Hải là loại của trâu đem phối vào. Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung vì vậy lấy lợn làm tượng của mình, Bích đóng ở bên nó thì chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào. 34B

35B

36B

37B

38B

39B

340B

341B

342B

34B

34B

40

TuviGLOBAL.com lược trích

Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung vì vậy lấy cẩu làm tượng của mình, Khuê ở bên nó thì chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào. Cung Thân, Chuỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của mình, Sâm đóng ở bên nó thì chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào. Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy dê làm tượng của mình, Tỉnh đóng ở gần bên nó thì chọn ngạn là loại của dê đem phối vào. Cung Tị, Dực ở gần giữa cung vì vậy lấy xà (rắn) làm tượng của mình, Chẩn đóng ở bên nó thì chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”. 345B

346B

347B

348B

NGŨ HÀNH VÀ SỰ SINH, KHẮC 349B

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Lục Kinh luận về Ngũ Hành, bắt đầu thấy ở ‘Thượng Thư – Hồng Phạm’ và ‘Ngũ Mộ’ cho là Ngũ Hành gốc ở số của Hà Đồ – Lạc Thư, nhưng Thổ trong Đồ Thư đều là số 5–10 của trung cung, không có định vị, không có chuyên thể”. (Đại để số của Đồ Thư thì 1-6 là Thuỷ, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổ ở trung cung. Số của Hà Đồ chuyển theo phía trái – chiều kim đồng hồ – mà tương sinh; số của Lạc Thư thì chuyển theo chiều nghịch – phía phải – mà tương khắc). 350B

41

TuviGLOBAL.com lược trích

Lại tiếp: “Lã Thị Xuân Thu” dùng thẳng tháng quý Hạ là Thổ để thành chỗ chứa của Ngũ Hành tương sinh. “Bạch Hổ Thông” lại dùng thẳng Thìn Tuất Sửu Mùi của “tứ quý” là Thổ, phân ra vượng ở bốn mùa. Nay xét theo chỗ nói về Hành, ấy là ý tứ Hành ở địa. Chất của Hành đó ở địa mà khí thông ở thiên, số nó có 5, vì vậy gọi là Ngũ Hành. Địa tức là Thổ. Đối với thiên nhiên mà nói thì là địa, lấy chất của nó mà nói ấy là Thổ. Thổ là vua của bốn Hành, mà vua thì không chuyên ở ty nào, không đóng ở bộ nào. Đúng vốn là lấy Hỏa để khắc Kim mà Thu lại chính là thừa tiếp thời lệnh của Hạ. Vì đã có bốn phương tất có trung ương, mà trung ương vốn đã là Thổ vậy, nên có thể lấy thừa kế Hỏa đã già mà sinh Kim; lấy theo thứ tự đổi thay của Xuân Thu, Đông Hạ, bốn Hành chuyển vận nhiều mà Thổ chuyển vận ít, cho nên tháng quý tất là Thìn Tuất Sửu Mùi, mà chính là Thổ vậy. Giảm bớt 12 ngày lấy cùng với bản thời lệnh, còn dư ra 18 ngày là Thổ vương dụng sự, khiến cho Ngũ Hành (mỗi mùa) đều vượng 72 ngày vậy. Khôn, Cấn hai Thổ đóng ở chỗ bốn mùa giao là chân thể của Thổ thì tượng trong Đồ Hậu Thiên đã rõ ràng. Càn, Tốn hai phương là nhà của Khôi, Cương (Địa Khôi, Thiên Cương chính là trưng cho thiên môn, địa hộ), chỉ ra sự thần dụng của Thổ, thì “Tố Vấn Vận Khí” đã nói rõ kỹ càng Thổ là vua của bốn Hành. Đích xác rồi. Như thế còn đều là có tượng có thể chỉ ra vậy. Nếu nó không có tượng chỉ ra thì Dần Thân Tỵ Hợi, Tí Ngọ Mão Dậu thực không một cái nào rời khỏi Thổ vậy. Tại sao thế? Vì không Thổ thì Thuỷ Hỏa Kim Mộc không thể lấy được Hành – chúng có thể lấy được Hành, đều là do Thổ vậy”. “Thần Khu Kinh” nói rằng: “Ngũ Hành vượng đều có thời, duy Thổ đóng không có chốn nhất định, chính ở trước bốn vị trí, mỗi chỗ vượng 18 ngày”. “Lịch Lệ nói rằng: “Lập Xuân – Mộc, Lập Hạ – Hỏa, Lập Thu – Kim, Lập Đông – Thuỷ, mỗi cái vượng 72 ngày. Thổ ở trước bốn vị trí đó, mỗi chỗ vượng 18 ngày, hợp lại cũng là 72 ngày, cộng chung là 360 ngày thành đủ năm rồi”. Trên thực tế thì Quái Khí Đồ lấy 60 quẻ, mỗi quẻ chủ 6 ngày 7 phân, nhân cho 60 quẻ thì thành một năm có 365 và 1/4 ngày. (Bài nầy là yếu quyết và nguyên lý của Ngũ Hành, độc giả cần phải chú ý lắm vậy). 351B

352B

35B

354B

35B

A. Ngũ Hành Sinh Vượng 356B

Vòng CAN Tràng (THUẬN) 357B

359B

DƯƠNG CAN ẤM (NGHỊCH) 360B

358B

42

TuviGLOBAL.com lược trích

Sinh

Bín Giá h Can Nhâ Ất Mậu h p m

49B

Đin h Tâ Kỷ n

362B

361B

Sinh

36B

Hợi Dầ n Dục Tí Mã o Q. Sử Thì Đới u n L. Dầ Tí Quan n Vượ Mã Ng ng o ọ Suy Thì Mù n i Bện Tí Th h ân Tử Ng Dậ ọ u Mộ Mù Tu i ất Tuyệ Th Hợi t ân Thai Dậ Tí u Dưỡ Tu Sủ ng ất u 53B

54B

370B

5B

37B

378B

56B

385B

386B

39B

394B

58B

401B

402B

59B

409B

410B

60B

417B

418B

61B

425B

426B

62B

43B

43B

63B

41B

42B

64B

49B

450B

65B

457B

458B

57B

364B



365B

36B

Th ân Ng Dậ ọ u Mù Tu i ất Thâ Hợi n D ậ Tí u Tu Sử ất u Hợi Dầ n Tí Mã o Sủ Thì u n D ầ Tí n Mã Ng o ọ Thì Mù n i

Qúy

368B

369B

Ng ọ Tí

367B

Dậ u Th ân Thì Mù n i Mã Ng o ọ D ầ Tí n Sử Thì u n Tí Mã o Hợi Dầ n Tu Sử ất u D ậ Tí u Th Hợi ân Mù Tu i ất



Mã o Hợi Dầ n Tu Sử ất u D ậ Tí u Th Hợi ân Mù Tu i ất Ng Dậ ọ u Tí Th ân Thì Mù n i Mã Ng o ọ D ầ Tí n Sử Thì u n

371B

372B

37B

374B

375B

376B

379B

380B

381B

382B

38B

384B

387B

38B

389B

390B

391B

392B

397B

398B

39B

40B

405B

406B

407B

408B

413B

41B

415B

416B

421B

42B

423B

42B

429B

430B

431B

432B

437B

438B

439B

40B

45B

46B

47B

48B

453B

45B

45B

456B

461B

462B

463B

46B

395B

396B

403B

40B

41B

412B

419B

420B

427B

428B

435B

436B

43B

4B

451B

452B

459B

460B

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: 465B

“Mộc Tràng Sinh ở Hợi, Hỏa Tràng Sinh ở Dần, Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Thuỷ Tràng Sinh ở Thân, Thổ cũng Tràng Sinh ở Thân, sống nhờ ở Dần. Tất cả từ Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, thuận kinh qua 12 thời. Thiên Đạo tuần hoàn, sinh sinh không ngừng. Cho nên phương Mộc vượng mà Hỏa 46B

43

TuviGLOBAL.com lược trích

đã sinh; phương Hỏa Vượng mà Kim đã sinh, phương Kim vượng mà Thuỷ đã sinh, phương Thuỷ vượng mà Mộc đã sinh. Từ Tràng Sinh thuận đẩy lên, nhỏ bé non nớt tất nhiên lớn mạnh, mới vượng thịnh thì tất suy nhược, dứt hết mới quay trở lại bắt đầu, vận động không cùng. Cho nên đó là đạo lý khiến cho Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa đan xen nhau vận hành, cho nên khí của Ngũ Hành thuận bày ra”. - Đối với nghĩa của Ngũ Hành Tràng Sinh “Khảo Nguyên” đã trình bày mười phần sáng tỏ, nhưng đối với Thổ sinh ở Dần, Thân thì dẫn ra mà không luận. Do nay khảo sát Thuỷ, Thổ sở dĩ cùng sinh ở Thân là bởi vì Thân là Khôn, Khôn là địa, địa tức là Thổ, Thuỷ tất được Thổ mà sau mới ngưng tụ. Thổ ký ký gửi ở Dần ư, là bởi vì Dần là mạnh Xuân, tháng mạnh Xuân thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên, trời đất hòa đồng, cỏ cây sinh sôi nẩy nở, vạn vật nảy sinh đều có ý dựa vào Thổ. Cho nên các nhà Hồng Phạm lấy Thổ sinh ở Thân là “Thể” của Ngũ Hành, các nhà ÂmDương tuyển chọn thì lấy Thổ sinh ở Dần là “Dụng” của Ngũ Hành. Đại để, Tràng Sinh tại Dần thì Lâm Quan tại Tỵ, chính là Thổ vượng. Kim sinh với Mộc, Hỏa, Thuỷ cũng cùng một lệ. Thuyết đó với “Nguyệt Lệnh” Thổ vượng ở chỗ Hạ Thu giao nhau, thuận theo thứ tự bốn mùa tương sinh xuôi thuận, cùng sinh ra ở lý tự nhiên, không phải là ức thuyết. 467B

Ngoài thế ra lại có thuyết Dương tử Âm Sinh, Dương thuận Âm nghịch. Giáp Mộc tử ở Ngọ, thì Ất Mộc sinh vậy; Bính Mậu tử ở Dậu, thì Đinh Kỷ sinh vậy; Canh Kim tử ở Tí, thì Tân Kim sinh vậy; Nhâm Thuỷ tử ở Mão, thì Quý Thuỷ sinh vậy. Từ Tràng Sinh đến Mộc Dục, 11 vị trí đều nghịch chuyển, Dương tử thì Âm sinh, Âm tử thì Dương sinh, như thế hai khí phân chia ra vậy. Dương Lâm Quan thì Âm Đế Vượng, như thế bốn mùa hội vậy. Thuận nghịch, phân hợp đều diệu lý vô cùng. Luận 10 Can thì phân Âm Dương (phân ra Dương thuận Âm nghịch), luận Ngũ Hành thì Dương thống quản Âm, đặc biệt là nghĩa của trời đất tự nhiên (nghĩa là chỉ đi theo chiều thuận mà thôi). Như vậy phàm nói về số đều bắt chước thế. Cát hung Thần Sát do từ đó khởi lên”. 468B

Tức là phần nầy bàn về Tràng Sinh của Thiên Can, nên đọc giả chớ lầm lẫn với Tràng Sinh của Ngũ Hành. Bởi Cổ Nhân “luận 10 Can thì Tràng Sinh có phân ra Dương thuận Âm nghịch, còn luận về Ngũ Hành thì Tràng Sinh chỉ đi theo chiều thuận mà thôi, đó là nghĩa lý tự nhiên của trời đất vậy”. 469B

44

TuviGLOBAL.com lược trích

B. Ngũ Hành Tương Sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim (đi theo chiều thuận). 470B

Thánh Nhân đã áp dụng Hà Đồ (Tiên Thiên) để lập ra Ngũ hành tương sinh! Nếu nhìn Đồ Tương Sinh hình 8a, ta biết chính là Hà Đồ đổi dạng vì số 7 Hỏa ở Phương Nam, còn số 9 Kim ở Phương Tây, và Ngũ Hành Tương Sinh đi theo chiều thuận. 471B

(Nam) 7 Hỏa 472B

473B

Kim 9 (Taây) (Đông) 3 Mộc Thổ 47B

475B

Kim 9 (Tây)

1 Thủy (Bắc) 476B

47B

Hình 8a, Đồ Tương Sinh 478B

45

TuviGLOBAL.com lược trích

(Nam) 9 Kim 479B

480B

Thổ

(Đông) 3 Mộc

Hỏa 7

481B

(Tây)

1 Thủy Bắc 482B

483B

Hình 8b, Đồ Tương khắc 48B

C. Ngũ Hành Tương Khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ (đi theo chiều nghịch). 485B

Phần Ngũ Hành tương khắc, Thánh Nhân đã dùng Lạc Thư (Hậu Thiên) để lập thành. Qua Đồ Tương Khắc hình số 8b, ta thấy số 7 Hỏa đã đổi qua phương Tây và số 9 Kim lên phương Nam, giống y như Lạc Thư, và Ngũ Hành Tương Khắc đi theo chiều nghịch. 486B

Dựa theo sự sinh khắc Ngũ Hành ta thấy Hà Đồ và Lạc Thư rất quan trọng đối với khí Tiên Thiên và Hậu Thiên. Nên chi muốn hiểu thâm thúy về khoa TỬ VI hay những môn học Huyền Bí Đông Phương thì không thể rời Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái vậy. 487B

D. Ngũ Hành Sinh Khắc: 48B

1. Kim: Kim vượng gặp Hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích. 489B

46

TuviGLOBAL.com lược trích

a. Kim có thể sinh Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Kim chìm; Kim tuy cứng nhưng có thể bị Thủy dũa cùn. b. Kim có thể khắc Mộc, nhưng Mộc nhiều, cứng thì Kim bị mẻ; Mộc yếu gặp Kim tất sẽ bị chặt đứt. c. Kim nhờ Thổ sinh, nhưng Thổ dày, nhiều thì Kim bị vùi lấp; Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim nhiều thì Thổ bị tiết khí. 490B

491B

492B

2. Hỏa: Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau. 493B

a. Hỏa có thể sinh Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Hỏa tối, không sáng; Hỏa yếu gặp Thổ sẽ bị dập tắt; Hỏa mạnh Thổ sẽ bị khô. b. Hỏa có thể khắc Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa tắt; Kim yếu gặp Hỏa tất sẽ bị chảy. c. Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh, nhưng Hỏa yếu gặp Mộc nhiều thì lửa nghẹt; tuy Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Mộc sẽ bị thiêu rụi. 49B

495B

496B

3. Thủy: Thủy vượng gặp Thổ sẽ thành ao hồ. 497B

a. Thủy có thể sinh Mộc, nhưng Mộc nhiều thì Thủy bị khô; Thủy mạnh nhưng gặp Mộc mạnh thì khí thế bị chận lại nên yếu đi. b. Thủy có thể khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy khô; Hỏa nhược gặp Thủy tất bị dập tắt. c. Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy đục (không trong sạch); Kim có thể sinh Thủy nhưng khi Thủy nhiều thì Kim bị chìm xuống. 498B

49B

50B

4. Thổ: Thổ vượng gặp Mộc thì việc hành thông. 501B

a. Thổ có thể sinh Kim, nhưng Kim nhiều thì Thổ bị hao mòn; Thổ mạnh gặp Kim thì được tiết bớt khí. b. Thổ có thể khắc Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị lở; Thủy nhược mà gặp Thổ tất sẽ bị bế tắt, dơ đục . c. Thổ nhờ Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ bị cháy khô; Hỏa có thể sinh Thổ nhưng Thổ nhiều thì Hỏa bị tàn lụn. 502B

503B

504B

5. Mộc: Mộc vượng gặp Kim sẽ thành dụng cụ, cột trụ. 50B

a. Mộc có thể sinh Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị thiêu rụi; Mộc mạnh gặp Hỏa thì Mộc bị xì hơi, tiết khí. 506B

47

TuviGLOBAL.com lược trích

b. Mộc có thể khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị lấn át hoặc bị gãy; Thổ yếu gặp Mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ. c. Mộc nhờ Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt; Thủy có thể sinh Mộc nhưng mộc nhiều thì Thủy bị ứ lại. 507B

508B

CAN CHI NGŨ HÀNH 509B

A. THIÊN CAN 510B

Nhiều người cho rằng Thiên Can là Cán là gốc tự trời, chủ về động, nên lộ ra bên ngoài dễ nhận. Còn Địa Chi là Chí nhánh mọc ở đất, chủ về tính tàng ẩn ở phía dưới, tiềm tàng để chờ sử dụng. Nên chi Sát Tinh hình, khắc Can tuổi cũng rất nguy hại! 51B

1. Thập Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 512B

513B

2. Ngũ Hành của Thiên Can: Giáp-Ất thuộc Mộc, Giáp là Dương Mộc, Ất là Âm Mộc; Bính-Đinh thuộc Hỏa, Bính là Dương Hỏa, Đinh là Âm Hỏa; Mậu-Kỷ thuộc Thổ, Mậu là Dương Thổ, Kỷ là Âm Thổ; Canh-Tân thuộc Kim, Canh là Dương Kim, Tân là Âm Kim; Nhâm-Quý thuộc Thủy, Nhâm là Dương Thủy, Quý là Âm Thủy. 514B

51B

3. Phương Vị của Thiên Can: Giáp-Ất phương Đông (Mộc); Bính-Đinh phương Nam (Hỏa); Mậu-Kỷ trung ương (Thổ); Canh-Tân phương Tây (Kim); Nhâm-Quý phương Bắc (Thủy). 516B

517B

48

TuviGLOBAL.com lược trích

Điểm đáng chú ý của 10 Thiên Can là Ngũ Hành tương sinh cho nhau theo thứ tự: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. 518B

4. Thập Can Phối Bốn Mùa: Giáp-Ất thuộc Xuân, Bính-Đinh thuộc Hạ, Mậu-Kỷ thuộc về tứ quý, Canh-Tân thuộc Thu, Nhâm-Quý thuộc Đông. 519B

520B

5. Thập Can Phối Tạng Phủ, Thân Thể: 521B

a. Thập Can phối tạng phủ: 52B

Giáp là mật, Ất là gan, Bính là ruột non, Đinh là tim, Mậu là dạ dày, Kỷ là lá lách, Canh là ruột già, Tân là phổi, Nhâm là thận, Quý là bàng quang. Số lẻ là phủ thí dụ: Giáp là 1 (lẻ), số chẵn là tạng thí dụ: Ất là 2 (chẵn). 523B

Bính, D. Hỏa (Ruột non) Mậu, Thổ (Dạ dày 524B

Đinh, Âm Hỏa (Tim) Kỷ, Thổ (Lá lách)

Canh Dươn g Kim (Ruột già)

69B

526B

527B

70B

528B

71B

52B

Tân Âm Kim (Phổi) 529B

530B

531B

Giáp Dươn g Mộc (Mật) Giaùp Döông Moäc (Maät) 532B

53B

534B

536B

539B

537B

538B

Qúy Âm Thủy (Thận)

53B

540B

Nhâm D. Thủy (Bàng 541B

542B

543B

49

TuviGLOBAL.com lược trích

quang)

b. Thập Can phối thân thể: 54B

Giáp là đầu, Ất là vai, Bính là trán, Đinh là răng lưỡi, Mậu-Kỷ là mũi mặt, Canh là gân, Tân là ngực, Nhâm là cổ, Quý là chân. 54B

6. Thập Can Hợp Hóa Khí: 546B

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ, Ất hợp Canh hóa Kim, Bính hợp Tân hóa Thủy, Đinh hợp Nhâm hóa Mộc, và Mậu hợp Quý hóa Hỏa. 547B

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: 548B

“Ngũ hợp nầy, tức là ngũ vị tương đắc mà đều hữu hợp. Hà Đồ 1 và 6, 2 và 7, , 3 và 8, 4 và 9, 5 và 10 tất cả đều hữu hợp. Lấy thứ tự của 10 Can mà nói thì: 1 là Giáp, 6 là Kỷ vì vậy Giáp với Kỷ hợp; 2 là Ất, 7 là Canh vì vậy Ất với Canh hợp; 3 là Bính, 8 là Tân vì vậy Bính với Tân hợp; 4 là Đinh, 9 là Nhâm vì vậy Đinh với Nhâm hợp; 5 là Mậu, 10 là Quý vì vậy Mậu với Quý hợp. Lại năm khởi tháng, ngày khởi giờ, vượt qua 5 thì hết chu kỳ 60 Hoa Giáp mà quay trở lại ban đầu, mà tháng thì cùng Can, cũng tức là nghĩa Ngũ Hợp (của 10 Thiên Can)”. - Theo lý của hóa khí, Thẩm Quát dựa vào “Hoàng Đế Tố Vấn” luận hết sức sáng tỏ. “Tố Vấn” có thuyết về “Ngũ Vận” “Lục Khí”. Chỗ gọi là Ngũ Vận, ấy là Giáp Kỷ là Thổ Vận, Ất Canh là Kim Vận, Bính Tân là Thuỷ Vận, Đinh Nhâm là Mộc Vận. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá, chỗ bắt đầu của Ngũ Vận. Kỳ Bá dẫn “Thái Thuỷ Thiên Nguyên Sách Văn”, nói rằng: “Bắt đầu phân ra ở Mậu Kỷ. Chỗ nói là Mậu Kỷ phân ra, Khuê Bích, Giác Chẩn vậy; Khuê Bích, Giác Chẩn là cửa ngõ của Thiên Địa vậy. Vương Bằng chú dẫn “Độn Giáp” rằng: Lục Mậu là Thiên Môn, Lục Kỷ là địa hộ. Thiên Môn tại khoảng giữa Tuất Hợi, chỗ Khuê Bích phân ra; địa hộ tại khoảng giữ Thìn Tỵ, chỗ Giác Chẩn phân ra. Âm Dương đều bắt đầu ở Thìn. Ngũ Vận khởi ở Giác Chẩn nầy cũng bắt đầu ở Thìn. Năm Giáp Kỷ, Mậu Kỷ là khí Kim Thiên (trời vàng) kinh qua Giác Chẩn. Giác thuộc Thìn, Chẩn thuộc Tỵ nên năm 549B

50B

50

TuviGLOBAL.com lược trích

đó được Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Can đều là Thổ vì vậy là Thổ Vận. Năm Ất Canh, Canh Tân là khí của Tố Thiên (trời trắng) kinh qua ở Giác Chẩn nên năm đó được Canh Thìn, Tân Tỵ, Can đều là Kim vì vậy là Kim Vận. Năm Bính Tân, Nhâm Quý là khí của Huyền Thiên (trời màu đen) kinh qua ở Giác Chẩn nên năm đó được Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Can đều là Thuỷ vì vậy là Thuỷ Vận. Năm Đinh Nhâm, Giáp Ất là khí của Thương Thiên (trời xanh thẫm) kinh qua ở Giác Chẩn nên năm đó được Giáp Thìn Ất Tỵ, Can đều là Mộc vì vậy là Mộc Vận. Năm Mậu Quý, Bính Đinh là khí của Đan Thiên (trời màu đỏ) kinh qua ở Giác Chẩn nên năm đó được Bính Thìn, Đinh Tỵ, Can đều là Hỏa vì vậy là Hỏa Vận. Vận lâm vào Giác Chẩn thì khí tại Khuê Bích. Ngũ Hành Gia lấy Mậu gửi ở Tỵ, Kỷ gửi ở Ngọ. Lục Nhâm Gia lấy Mậu gửi ở Tỵ, Kỷ gửi ở Mùi. Duy “Tố Vấn” lấy Mậu gửi ở Tuất, Kỷ gửi ở Thìn. Độn Giáp lấy lục Mậu là thiên môn, lục Kỷ là địa hộ, giống với “Tố Vấn”. Quản Âm Dương bắt đầu ở Thìn, Ngũ Vận khởi ở Giác Chẩn trên thực tế cũng là bắt đầu ở Thìn. Khí với Vận thường coi cửa ngõ của trời đất. Mà cửa ngõ của trời đất chính là chỗ bắt đầu của hầu (khí hậu), chỗ sinh của Đạo, chỗ vạn vật từ đó sinh ra tất hẳn do đường đó. Đó cũng chính là nguồn gốc lý luận của 10 Can hóa khí vậy”. 51B

52B

53B

54B

******* 5B

NGŨ HỔ ĐỘN: 56B

Năm Giáp Kỷ tháng Giêng khởi Bính Dần; năm Ất Canh tháng Giêng khởi Mậu Dần, năm Bính Tân tháng Giêng khởi Canh Dần, năm Đinh Nhâm tháng Giêng khởi Nhâm Dần; năm Mậu Quý tháng Giêng khởi Giáp Dần. 57B

Tại sao mỗi năm Can của tháng Dần đều thay đổi, mà xưa nay lại chưa thấy ai dẫn giải? “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: “Mới đầu lịch thượng cổ năm, tháng, ngày, giờ đều khởi ở Giáp Tí, là năm Giáp Tí hẳn tháng Giáp Tí là Đông Chí tháng 11 năm trước. Mà tháng Giêng, Kiến Dần vì vậy được Bính Dần, tháng hai Đinh Mão, thuận số thẳng đến tháng Chạp là Đinh Sửu; tháng Giêng năm sau là Mậu Dần vì vậy năm Ất tháng Giêng khởi Mậu Dần. Từ Giáp đến Kỷ vượt qua 5 năm, tổng cộng là 60 tháng, hết vòng Hoa Giáp, quay trở lại ban đầu, nên tháng Giêng năm Kỷ cũng là Bính Dần”. 58B

51

TuviGLOBAL.com lược trích

Chúng ta nên chú ý một điều, thời cổ dùng Can Chi phối với năm, Địa Chi của mỗi tháng là cố định bất biến. Tức tháng Giêng là Dần, tháng Hai là Mão, tháng Ba là Thìn, tháng Tư là Tỵ, thẳng đến tháng Chạp là Sửu vậy. Còn Can của tháng vì theo năm mà có khác. Ngày xa xưa người ta dùng tháng Tí là tháng của đầu năm, về sau lại đổi tháng Dần thành tháng đầu năm nên mới sinh ra rắc rối lôi thôi vậy. 59B

NGŨ THỬ ĐỘN: 560B

Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tí; ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tí; ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tí; ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tí; ngày Mậu Quý khởi giờ Nhâm Tí. 561B

Nguyên lý của khởi Can giờ Tí từ Can ngày cũng giống như cách khởi Can tháng (Ngũ Hổ Độn) từ năm vậy. 562B

Từ những lý luận trên, ta có thể lập thành công thức để tìm Thiên Can của tháng từ năm, Thiên Can của giờ từ ngày như sau: 563B

Tìm Thiên Can Tháng: Ta lấy Thiên Can tháng SINH cho hợp hóa của Can năm. Thí du: 1. Năm Giáp Kỷ hóa Thổ, nên dùng Bính (Hỏa sinh Thổ) làm tháng Bính Dần (Giêng), rồi từ đó khởi Đinh Mão và tiếp theo ... 2. Năm Ất Canh hợp hóa Kim, nên dùng Mậu (Thổ sinh Kim) làm tháng Mậu Dần (Giêng), tiếp đến Kỷ Mão... 3. Năm Bính Tân hóa Thủy, nên dùng Canh (Kim sinh Thủy) làm tháng Canh Dần (Giêng), tiếp đến Tân Mão... 4. Năm Đinh Nhâm hóa Mộc, nên dùng Nhâm (Thủy sinh Mộc) làm tháng Nhâm Dần (Giêng), tiếp đến Quý Mão... 5. Năm Mậu Quý hóa Hỏa, nên dùng Giáp (Mộc sinh Hỏa) làm tháng Giáp Dần (giêng), tiếp đến Ất Mão... 564B

56B

56B

567B

568B

569B

Tìm Thiên Can giờ: (Can ngày, khó có thể tính ra đây được vì quá phức tạp). Ta lấy Thiên Can của ngày trong Vạn Niên Lịch, dùng cách hợp hóa của Thiên Can ở trên, nhưng dùng Can giờ để KHẮC Hành hợp hóa của Can ngày đó. Thí dụ: 1. Ngày Giáp Kỷ hợp hóa Thổ, nên dùng Giáp (Mộc khắc Thổ) làm giờ Giáp Tí, vì giờ đầu của ngày là Tí không phải Dần. Rồi tiếp đến là Kỷ Sửu vân, vân. 570B

571B

52

TuviGLOBAL.com lược trích

2. Ngày Ất Canh hợp hóa Kim, nên dùng Bính (Hỏa khắc Kim) làm giờ Bính Tí, Đinh Sửu ... 3. Ngày Bính Tân hóa Thủy, nên dùng Mậu (Thổ khắc Thủy) làm giờ Mậu Tí, Kỷ Sửu ... 4. Ngày Đinh Nhâm hóa Mộc, nên dùng Canh (Kim khắc Mộc) làm giờ Canh Tí, Tân Sửu ... 5. Ngày Mậu Quý hợp hóa Hỏa, nên dùng Nhâm (Thủy khắc Hỏa) làm giờ Nhâm Tí, Quý Sửu ... 572B

573B

574B

57B

Độc giả hãy cố nhớ công thức, lợi về sau, vì sẽ nhớ dai hơn là học vẹt! Chẳng những vậy, quí vị còn có thể hiểu được rõ ràng nguyên lý, một khi có cơ hội ngộ. 576B

B. ĐỊA CHI 57B

Cổ nhân dùng 12 Địa Chi để làm tên gọi của 12 năm, 12 tháng, và 12 giờ: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 578B

Nghiên cứu đến đây chúng ta đã biết Thiên Can và Địa Chi tương phối thì Địa Chi là gốc của Thiên Can, vì Thiên Can sống gửi ở 12 Địa Chi... Do đó, Địa Chi là mấu chốt quyết định Sinh, Vượng, Tử, Tuyệt của Thiên Can. Nên chi tính quan trọng của Địa Chi lớn hơn Thiên Can, nặng hơn Thiên Can. 579B

I. ÂM-DƯƠNG CỦA 12 CHI: 580B

1. Mười hai Địa Chi: 581B

Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất Hợi. 582B

2. Âm-Dương Ngũ Hành của Địa Chi: 583B

53

TuviGLOBAL.com lược trích

Như chúng ta đã biết ở phần “Dịch” phía trước, số Dương là số lẻ, số Âm là số chẵn. Vậy nên: 584B

58B

586B

587B

58B

589B

590B

Tí (1), Dần (3), Thìn (5), Ngọ (7), Thân (9), Tuất (11) là Dương. Sửu (2), Mão (4), Tỵ (6), Mùi (8), Dậu (10), Hợi (12) là Âm. Dần-Mão thuộc Mộc, Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. Tỵ-Ngọ thuộc Hỏa, Tỵ là Âm Hỏa, Ngọ là Dương Hỏa. Thân-Dậu thuộc Kim, Thân là Dương Kim, Dậu là Âm Kim. Hợi-Tí thuộc Thủy, Hợi là Âm Thủy, Tí là Dương Thủy.

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ: Thìn Tuất là Dương Thổ, Sửu Mùi là Âm Thổ. Mùi Tuất là đất Khô vì Mùi có chất Hỏa của Ngọ, còn Tuất là mộ khố của Hỏa Cục; nên đất khô thì trong có chứa chất Hỏa. Sửu Thìn là đất ướt vì Sửu có chất Thủy của Tí, còn Thìn là mộ khố của Thủy Cục, đất ướt thì trong có chứa chất Thủy. 591B

Đồng thời, Thìn có dư khí của Mộc, Tuất có dư khí của Kim, Sửu có dư khí của Thủy, Mùi có dư khí của Hỏa vì dựa theo cách tính Dần, Mão, Thìn (mùa Xuân thuộc Đông Phưong Mộc); Tỵ, Ngọ, Mùi (Hạ thuộc Nam Phương Hỏa); Thân, Dậu, Tuất (Thu thuộc Tây Phương Kim); Hợi, Tí, Sửu (Đông thuộc Bắc Phương Thủy). 592B

3. Bốn Mùa và Phương Vị của Địa Chi: 593B

a. Dần Mão là mộc còn Thìn là Thổ, thuộc mùa Xuân, phương Đông. Nhưng Dần là Đông Bắc, Mão là chánh Đông, còn Thìn là Đông Nam (Đông ghé Nam). Thiếu Dương thấy ở Dần, mạnh ở Mão, suy ở Thìn. 594B

b. Tỵ Ngọ là Hỏa còn Mùi là Thổ, thuộc mùa Hạ, phương Nam. Nhưng Tỵ là Đông Nam, Ngọ là chánh Nam, còn Mùi là Tây Nam (Nam ghé Tây). Thái Dương thấy ở Tỵ, mạnh ở Ngọ, suy ở Thân. 59B

c. Thân Dậu là Kim còn Tuất là Thổ, thuộc mùa Thu, phương Tây. Nhưng Thân là Tây Nam, Dậu là chánh Tây, còn Tuất là Tây Bắc (Tây ghé Bắc). Thiếu Âm thấy ở Thân, mạnh ở Dậu, suy ở Tuất. 596B

d. Hợi Tí là Thủy còn Sửu là Thổ, thuộc mùa Đông, phương Bắc. Nhưng Hợi là Tây Bắc, Tí là chánh Bắc, còn Sửu là Đông Bắc (Bắc ghé Đông). Thái Âm thấy ở Hợi, mạnh ở Tí, suy ở Sửu. 597B

54

TuviGLOBAL.com lược trích

e. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ là giao mùa, tức là bốn mùa Thổ làm chuyển tiếp hay giao điểm của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vì Thổ vượng. 598B

4. Địa Chi phối Tạng Phủ: 59B

Dần là Mật, Mão là gan, Thìn Tuất là dạ dày, Tỵ là tim, Ngọ là ruột non, Mùi Sửu là lá lách, Thân là ruột già, Dậu là phổi, Hợi là Thận, Tí là bàng quang. 60B

5. Địa Chi phối với Nguyệt Kiến và Tiết Lệnh: 601B

a. Nguyệt Kiến: 602B

Tháng Giêng kiến Dần, tháng Hai kiến Mão, Tháng Ba kiến Thìn, tháng Tư kiến Tỵ, tháng Năm kiến Ngọ, tháng Sáu kiến Mùi, tháng Bảy kiến Thân, tháng Tám kiến Dậu, tháng Chín kiến Tuất, tháng Mười kiến Hợi, tháng Mười Một kiến Tí, tháng Mười Hai kiến Sửu. 603B

Tháng Giêng kiến Dần tức là lấy Dần (Mộc) làm Lệnh, nhưng phải sau lập Xuân mới có quyền sinh sát. Nếu gặp Tiết Kinh Trập thì Mão (Mộc) nắm lệnh (những tháng khác cũng theo nguyên tắc tương tự). Vậy nên, tháng Giêng và tháng Hai là Mộc, tháng Tư và tháng Năm là Hỏa, tháng Bảy và tháng Tám là Kim, tháng Mười và tháng Mười Một là Thủy, tháng 3, 6, 9, và 12 là Thổ. 604B

Tháng Giêng kiến Dần, tức tháng Giêng là tháng Dần, vì chuôi của sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Dần. Do đó, tháng Giêng là tháng Dần phải ở cung Dần, rồi khởi đi từ đó. Nhưng, không hiểu tại sao đa số các thầy Tử Vi thời nay không lấy tháng Giêng ở cung Dần???. 605B

b. Tiết Lệnh: 60B

Tháng Giêng Lập Xuân, tháng Hai Kinh Trập, tháng Ba Thanh Minh, tháng Tư Lập Hạ, tháng Năm Mang Chủng, tháng Sáu Tiểu Thử, tháng Bảy Lập Thu, tháng Tám Bạch Lộ, tháng Chín Hàn Lộ, tháng Mười Lập Đông, tháng Mười Một Đại Tuyết, tháng Mười Hai Đại Hàn. 607B

55

TuviGLOBAL.com lược trích

Mười hai Tiết Lệnh là Lệnh của 12 tháng. Do đó khi xem lịch thấy đề ngày Lập Xuân thì biết là Lệnh của tháng Giêng bắt đầu từ ngày ấy. Tuy nhiên trên thực tế, Tử Vi xài thẳng tháng, không xài Tiết Lệnh! 608B

6. Địa Chi phối 12 giờ: 609B

Chú ý: nếu sanh từ 23 -1 giờ đêm hôm nay tức là giờ Tí của ngày hôm sau, vì đã thuộc ngày mới. 610B

GIỜ ĐỒNG HỒ

GIỜ TỬ VI Từ 23 giờ đến 1 giờ Tí 61B

GIỜ ĐỒNG HỒ

GIỜ TỬ VI Từ 1 giờ đến 3 Sửu giờ Sửu -- 5 -- --- 7 -Mão -- 9 -- --- 11 -Tî -- 13 -- --- 15 -Mù̀i -- 17 -- --- 19 -Dậu -- 21 -- --- 23 -Hợi

612B

61B

613B

615B

617B

----------619B

62B

625B

629B

632B

3 --- --- 5 -7 -- --- 9 -11 -- --- 13 -15 -- --- 17 -19 -- --- 21 --

Dần Thìn Ngọ Thân Tuất

618B

72B

620B

621B

624B

74B

627B

628B

631B

75B

634B

635B

73B

623B

62B

630B

63B

614B

7. Địa Chi phối 12 con vật: 63B

Tỵ Rắn 6 Thìn Rồ̀ng 5 Mão Mèo 4 Dần Cọp 3

Ngọ Ngựa 7

Mùi Dê 8

639B

642B

64B

638B

640B

643B

645B

Thân Khỉ 9 Dậu Gà 10 Tuất Chó 11 Hợi Heo 12

637B

76B

641B

50B

7B

64B

647B

648B

649B

78B

51B

652B

650B

653B

651B

654B

Sửu Trâu 2 52B

65B

659B

61B

657B

658B

Tí Chuột 1

65B

60B

62B

63B

64B

65B

56

TuviGLOBAL.com lược trích

Tí là cực Âm (tính theo không gian và thời gian), còn Ngọ là cực Dương. 6B

II. HỢP HÓA CỦA 12 ĐỊA CHI 67B

1. Lục Hợp của 12 Địa Chi: 68B

Tí với Sửu hợp, Dần với Hợi hợp, Mão với Tuất hợp, Thìn với Dậu hợp, Tí với Thân hợp, Ngọ với Mùi hợp. 69B

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Lãi Hải Tập” nói rằng: “Địa Chi lục hợp là của Âm Dương gia làm ra. Nhật nguyệt hội ở Tí thì Đẩu kiến Sửu, nhật nguyệt hội ở Sửu thì Đẩu kiến Tí, vì vậy Tí Sửu hợp. Nhật nguyệt hội ở Dần thì Đẩu kiến Hợi, nhật nguyệt hội ở Hợi thì Đẩu kiến Dần, vì vậy Dần với Hợi hợp. Nhật Nguyệt hội ở Mão thì Đẩu kiến Tuất, nhật nguyệt hội ở Tuất thì Đẩu kiến Mão, vì vậy Mão với Tuất hợp. Nhật Nguyệt hội ở Thìn thì Đẩu kiến Dậu, nhật nguyệt hội ở Dậu thì Đẩu kiến Thìn, vì vậy Thìn với Dậu hợp. Nhật nguyệt hội ở Tỵ thì Đẩu kiến Thân, nhật nguyệt hội ở Thân thì Đẩu kiến Tỵ, vì vậy Tỵ với hợi hợp. Nhật nguyệt hội ở Ngọ thì Đẩu kiến Mùi, nhật nguyệt hội ở Mùi thì Đẩu kiến Ngọ, vì vậy Ngọ với Mùi hợp”. 670B

2. Hợp Hóa của 12 Địa Chi: Tí hợp Sửu hóa Thổ; Dần hợp với Hợi hóa Mộc; Mão hợp với Tuất hóa Hỏa; Thìn hợp với Dậu hóa Kim; Tỵ hợp với Thân hóa Thủy; Ngọ hợp với Mùi hóa Thổ. 671B

672B

Chỗ hợp hóa Ngũ Hành, Ngũ Tinh thì “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” giải thích rằng: - Đại để Thiên tức là nhật, nguyệt, Tinh là chỗ dư của nhật, nguyệt. Ngọ Mùi đóng ở cung Ly, Tí Sửu đóng ở phương Khảm. Ly là nhật vì vậy Ngọ tức là nhật. Khảm là nguyệt, tại làm sao Tí không phải là nguyệt? Bởi vì nguyệt là tinh tuý của Thuỷ, treo ở trên mà hưởng thụ quang huy của nhật, không phải vị trí của Tí ở phương Bắc vậy. Khí của Tí Sửu xung lên ở trên mà cùng với nhật đều ở phương đó, tất vốn ở tại Mùi vậy. Địa nầy là Thuỷ là Thổ, Tí là Thuỷ, Sửu là Thổ, mà Sửu lại là Thổ của Thuỷ. Đó là Thể của địa, vì vậy Tí Sửu là Thổ. Ngôi vị của trời ở trên, ngôi vị của đất ở dưới. Hành ở khoảng giữa trời đất, hẳn là Mộc Hoả Kim Thuỷ rồi, vì Tí Sửu là Thuỷ Thổ. Trong khoảng giao nhau của Thuỷ Thổ, Mộc tất sinh ở 673B

674B

57

TuviGLOBAL.com lược trích

đó, cho nên Hợi Dần là Mộc, nhưng một là Tràng Sinh, một là vị trí Lộc vậy. Mộc thành mà Hỏa đã sinh ra rồi, Dần là Hỏa Tràng Sinh. Mão là Mộc Vượng (cực) vậy, vượng cực thì tất thay đổi, biến đổi thì tất quay về gốc, vì vậy Mão Tuất là Hỏa vậy. Mão Tuất là Hỏa thì Tuất là khí của Hòang Thiên (hay Kim Thiên – trời ở trung ương) là chỗ ở của Tuất. Khí của Hoàng Thiên bắt đầu ở Thìn. Thổ vượng tất sinh Kim vì vậy Thìn Dậu là Kim. Dậu nầy là Đế của Kim, vì đóng ở chỗ Kim cực vượng, ở chỗ Mùi đến cực mà Thuỷ đã sinh ở Thân, đối cung là Tỵ; Tỵ (Hỏa) là mẹ của Kim (vì ở trong tàng Mậu Thổ, hơn nữa Kim nhờ Hỏa mới thành vũ khí). Thuỷ tất lấy Thân Tỵ, Thân Tỵ bức sát Ngọ Mùi là đất tối cao, không có Thuỷ vậy. Mẹ nổi lên thì con quay trở về, Thuỷ không thích hợp được nhà Thổ mới tự lập, chỗ phụ dựa dính gắn vào ở Thổ ấy là ngôi vị của Tí Sửu, chỗ nhíp quyền của Thổ, Mệnh là Thổ, không phải là Thuỷ. Nếu chỗ đó rời Thổ ra mà nói Thuỷ, tất thu nhân ở khí mẹ, vì vậy Thân Tỵ là Thuỷ. Thuỷ là nguồn nước nuôi sống vạn vật, ấy là dựa theo nhật, nguyệt. Đó là dựa vào thứ tự tự nhiên của đại địa. Lấy thứ tự của ngũ đại Hành Tinh (Ngũ Tinh là Kim Tinh, Mộc Tinh, Thuỷ Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh) Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ mà khảo sát. Thuỷ Tinh tiếp cận Thái Dương (nhật, mặt trời) hơn hết, rồi đến Kim Tinh, kế là Hỏa Tinh, sau cùng là Mộc Tinh. Thổ Tinh ở Mùi, đó là lấy Thái Dương (mặt trời) làm hạt tâm của thứ tự tự nhiên. Bởi thế, sự an định của Ngũ Tinh, Ngũ Hành đều có căn cứ thực tế, không phải theo sự tưởng tượng của cá nhân. Nhưng trong hợp có khắc có sinh. Nếu trong hợp có sinh thì rất tốt, càng lúc càng tốt thêm. Ngược lại, trong hợp có khắc thì trước tốt sau xấu. Ta thấy có nhiều cặp vợ chồng, hoặc bạn bè bắt đầu rất tốt, nhưng sau đó cãi vả, ly hôn, còn bạn bè cãi vã, chia rẽ... Thí dụ: 675B

a. Tí hợp Sửu: Tí là Thủy, Sửu là Thổ, Thổ khắc Thủy. b. Mão hợp Tuất: Mão là Mộc, Tuất là Thổ, Mộc khắc Thổ. c. Tỵ hợp Thân: Tỵ là Hỏa, Thân là Kim, Hỏa khắc Kim. 67B

67B

678B

2. Tam Hợp Cục của 12 Địa Chi: 679B

a. b. c. d. 683B

682B

681B

680B

Thân, Tí, Thìn: hợp hóa Thủy Cục. Hợi, Mão, Mùi: hợp hóa Mộc Cục. Dần, Ngọ, Tuất: hợp hóa Hỏa Cục. Tỵ, Dậu, Sửu: hợp hóa Kim Cục

58

TuviGLOBAL.com lược trích

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: “Chỗ gọi là tam hợp Cục, tức chọn Ngũ Hành sống nhờ ở 12 cung, lấy ba cung Sinh, Vượng, Mộ để hợp Cục. Thuỷ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn, vì vậy Thân Tí Thìn hợp lại là Thuỷ Cục. Mộc Sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi, vì vậy Hợi Mão Mùi hợp lại thành Mộc Cục. Hỏa Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, vì vậy Dần Ngọ Tuất hợp lại thành Hỏa Cục. Kim sinh ở Tỵ, vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, vì vậy Tỵ Dậu Sửu hợp lại thàn Kim Cục”. 684B

Tuy nhiên, trong sách ấy lại không nói đến tam hợp Thổ Cục, có lẽ vì ở trên đã nói qua Thể của Thổ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn nên ở đây không nhắc lại chăng. Có lẽ vì nhiều người không hiểu được nguyên lý cung Dần là Dụng của Thổ, nên đã tranh luận về việc Thổ Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, hoặc một nơi nào khác ở 12 cung vậy! 685B

3. Tam Hội hóa Cục: 68B

a. Dần, Mão, Thìn: tam hội thành phương Đông, Mộc. b. Tỵ, Ngọ, Mùi: tam hội thành phương Nam, Hỏa. c. Thân, Dậu, Tuất: tam hội thành phương Tây, Kim. d. Hợi, Tí, Sửu: tam hội thành phương Bắc, Thủy. 687B

68B

689B

690B

Sức của Tam Hợp Hội Cục lớn hơn, mạnh hơn Tam Hợp Cục vì: khí của nó cùng hội tụ về một phương. (Đây chính là lý do tại sao “Tam Hóa Liên Châu” lại tối quý). 691B

1. Tương Xung của 12 Địa Chi: 692B

Tí, Ngọ tương xung; Sửu, Mùi tương xung, Dần Thân tương xung; Mão, Dậu tương xung; Thìn Tuất tương xung. 693B

Phàm trong xung có cát có hung, nếu bị Sát Tinh xung thì hung, Phúc Tinh xung thì cát. Tuy nhiên, nếu xung tuổi thì đa số trường hợp xấu, nhất là những tuổi như tuổi Tuất gặp năm Thìn hay tuổi Thìn gặp năm Tuất; hoặc tuổi Mùi gặp năm Sửu hay tuổi Sửu gặp năm Mùi. Vì trong Tử Vi bốn tuổi này Tiểu Hạn gặp năm xung đều là xung Thái Tuế, nếu chồng chất Sát Tinh thì rất nguy hiểm, nặng thì tai họa bệnh tật, gia đình ly tán, nhẹ ra cũng lao tâm khổ tứ. Riêng năm 49 tuổi là năm Lưu Niên Thái Tuế gặp năm tuổi mà Đại Tiểu Vận nhiều Sát Tinh thì rất dễ mất mạng đối với những người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi. Còn những tuổi khác nếu chồng chất 694B

59

TuviGLOBAL.com lược trích

quá nhiều Sát Tinh thì cũng dễ mất mạng, hoặc bệnh tật tai họa xém chết nếu may mắn gặp được các sao chế giải hoặc được nhiều Phúc Tinh cứu giúp. 2. Tương hại của 12 Địa Chi: 695B

a. Tí Mùi tương hại: vì Tí hợp với Sửu, Mùi đến thì xung tan nên Tí Mùi tương hại. Tí và Mùi tương hại vì Mùi Thổ vượng, Tí Thủy vượng nên gọi là gia thế tương hại, không có lợi cho những người thân trong gia đình. 69B

b. Sửu Ngọ tương hại: vì Sửu hợp với Tí, Ngọ đến thì xung tan nên Sửu Ngọ tương hại. Sửu Ngọ tương hại vì Ngọ lấy vượng Hỏa để khinh thường tử Kim trong Sửu nên gọi là quan lộc, công danh bị tương hại. 697B

c. Dần Tị tương hại: vì Dần hợp với Hợi, Tỵ đến thì xung tan nên Dần Tỵ tương hại. Dần Tỵ tương hại vì được thăng quan mà bị tương hại, bất lợi. 698B

d. Mão Thìn tương hại: vì Mão hợp với Tuất, Thìn đến thì xung tan nên Mão Thìn tương hại. Mão lấy vượng Mộc để xem thường tử Thổ ở trong Thìn, lấy trẻ mà lừa già nên bị hại. 69B

e. Thân Hợi tương hại: vì Thân hợp với Tỵ, Hợi đến thì xung tan nên Thân Hợi tương hại; đây là do đặc cách thăng quan nhưng cuối cùng vì đố kỵ tài năng tranh giành nhau mà bị hại. 70B

f. Dậu Tuất tương hại: vì Dậu hợp Thìn, Tuất đến thì xung tan nên Dậu Tuất tương hại. Tuất là tử Hỏa hại vượng Kim của Dậu là đố kỵ tương hại. Do đó, Dậu gặp Tuất thì xấu, nhưng Tuất thấy dậu thì vô hại. 701B

3. Tương Hình của 12 Địa Chi: 702B

a. Tí hình Mão, Mão hình Tí: là hình phạt do vô lễ. Tí thuộc Thủy, Mão thuộc Mộc, Tí Thủy là mẹ sinh cho Mão Mộc là con. Con tương hình mẹ tức là vô lễ vậy. 703B

b. Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần: là hình phạt vì vong ơn. Giáp Mộc trong Dần hình phạt Mậu Thổ trong Tỵ, Mậu lấy Quý tương hợp làm vợ (ta khắc là Thê, Tài), Quý Thủy là mẹ của Giáp Mộc, Mậu Thổ là cha của Giáp Mộc, Giáp hình khắc cha là tội vong ơn. Bính trong Tỵ hình 704B

60

TuviGLOBAL.com lược trích

phạt Canh trong Thân, Canh trong Thân hình phạt Giáp trong Dần cũng có nghĩa như trên. Hỏa sinh trong Dần hình phạt Canh Kim trong Tỵ, Mậu Thổ ở trong Tỵ hình phạt Nhâm Thủy ở trong Thân, Nhâm Thủy ở trong Thân hình phạt Bính ở trong Dần, vì không sinh ra nhau lại còn hinh khắc sát phạt nhau nên gọi là hình phạt vong ơn. c. Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu: là hình phạt do đắc quyền đắc thế dẫn đến. Trong Sửu có vượng Thủy, ỷ thế vượng mà hình phạt mộ Hỏa trong Tuất. Tuất ở vị trí tôn quý trong lục Giáp, còn Mùi là hèn yếu, Tuất ỷ thế cao sang mà hình phạt Mùi hèn kém. Mùi nhờ có vượng Thổ, hình phạt vượng Thủy trong Sửu; Mùi nhờ có vượng Hỏa mà hình phạt Tân Kim trong Sửu; Tuất nhờ có Tân Kim hình phạt Ất Mộc trong Mùi, đều là lấy mạnh đè yếu. 705B

Hình phạt do đắc quyền đắc thế là do mình có quyền thế, làm bậy, làm càn, lừa dối hoặc áp đảo người khác mà dẫn đến phạm pháp hoặc tai họa. 706B

d. Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi: là hình phạt tự mình gây ra. Tự hình kỵ nhất là Thìn gặp Thìn, Ngọ gặp Ngọ, Dậu gặp Dậu, Hợi gặp Hợi. 70B

Trong vấn đề hình và hợp ta thấy ân sinh ra hại, hại sinh ra ân. Tam Hình sinh ra ở Tam Hợp, Lục Hại sinh ra ở Lục hợp (nhị hợp). 708B

a. Tam hợp Thân Tí Thìn: lại còn thêm ba ngôi Dần, Mão, Thìn, vì Thân hình Dần, Tí hình Mão, Thìn gặp Thìn là tự hình. 709B

b. Tam hợp Dần Ngọ Tuất: thêm ba ngôi Tỵ, Ngọ, Mùi, vì Dần hình Tỵ, Tuất hình Mùi, Ngọ gặp Ngọ là tự hình. 710B

c. Tam hợp Tỵ Dậu Sửu: thêm ba ngôi Thân, Dậu, Tuất, vì Tỵ hình Thân, Sửu hình Tuất, Dậu gặp Dậu là tự hình. 71B

d. Tam hợp Hợi Mão Mùi: thêm ba ngôi Hợi, Tí, Sửu, vì Hợi gặp Hợi là tự hình, Mão hình Tí, Mùi hình Sửu. 712B

Nếu trong hợp sinh hình thì sợ nhất là vợ chồng gặp phản hợp vì thường dẫn đến hình hại, gây tổn thương. Nói chung Xung Khắc Hình Hại là chủ Lưu Niên Thái Tuế hình hại xung khắc với tuổi của đương số hoặc Đại Vận và Tiểu Vận tạo thanh tam hình hay lục hại thì mới đáng sợ. Nhưng dù gặp xung hình hay hại gì mà có Khôi Việt, Thiên Nguyệt Đức, 713B

61

TuviGLOBAL.com lược trích

Quan Phúc, Quang Quý... và nhiều Cát Tinh, thì gặp hung vẫn hóa cát, hoặc dù gì cũng bình an. Sỡ dĩ tôi phải dài dòng vì sợ viết không đây đủ sẽ uổng phí và có hại cho quý độc giả nên đành phải viết hết. Thà là quý vị thờ ơ với những gì tôi cho là quan trọng, còn hơn là tôi mang tội vô tình. Nếu các bạn thuộc nằm lòng những căn bản Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi, và biết áp dụng sinh khắc chế hóa thì sẽ không sợ bị lọt vào mê hồn trận của Tử Vi (vì tam sao thất bổn) nữa! Tự các bạn có thể nghiên cứu một cách rành rẽ mà không sợ lầm đường lạc lối. Và chắc chắn những cách lý giải sai lầm sẽ không thể nào qua được mắt các bạn! 714B

NẠP ÂM 715B

Nạp Âm là gì mà người ta xưa nay cứ cho là điều huyền bí vậy nhỉ? Nạp Âm theo như đại đa số cho rằng một Thiên Can mang một Hành, một Địa Chi mang một hành, nhưng hai cái hợp lại thì trở thành một Hành khác. Thế nhưng chỉ hiểu nôm na là vậy, còn hầu như từ xưa tới nay không có sách Việt Nam nào dám nhắc tới. Trong “Vân Đài Lọai Ngữ” cụ Lê Quý Đôn cũng chỉ mới dẫn được sách “Thuỵ Quế Đường Hạ Lục” là hết. May thay, trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” lại thấy tra xét căn nguyên của Nạp Âm rõ ràng mạch lạc làm sao. Nay xin chép lại nguyên văn để đọc giả cùng khảo cứu vậy. 716B

“Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” nói rằng: 71B

- Thẩm Quát nói: “Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm “Khí” bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm “Khí” khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thuỷ. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thuỷ, Thuỷ chuyển tới Thổ (Nạp Âm với Nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy). Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với “thú thê” (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ 718B

62

TuviGLOBAL.com lược trích

Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quý. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Thìn sinh ra ở trên quý của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết. Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : mạnh-trọngquý. Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chuỷ Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí – Kỷ Sửu (Chuỷ của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chuỷ của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chuỷ của Nam Lữ) sinh Giáp Thìn, quý của Hỏa (Chuỷ của Cô Tẩy) , Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Chuỷ của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Đông Nam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí thì hết ở Quý Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh. 719B

“Lãi Hải Tập” nói: “Cho nên vạn mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thuỷ Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thuỷ tức không đước phong phú tốt tươi, Thuỷ hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thuỷ Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận 720B

63

TuviGLOBAL.com lược trích

tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thuỷ. Thứ tư gọi là Thuỷ, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh, Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thuỷ, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thuỷ được ngũ khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật. “Khảo Nguyên” nói rằng: “Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là hình thì “Hồng Phạm” là Thuỷ, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ quả là vậy. Lấy làm thứ tự đem trải ra ở bốn mùa tương sinh, thì “Nguyệt hội” ở Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thuỷ quả là vậy. Đem chỉnh đốn trị lý Ngũ Tài (giống như Ngũ Hành) tương khắc làm thứ tự thì “Ngũ Mộ” là Thuỷ, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ quả là vậy. Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thuỷ, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu – cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của 721B

64

TuviGLOBAL.com lược trích

tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy. Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quý Dậu là Kim trung nguyên; Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên thì đủ một vòng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Thìn Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thuỷ, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy. 72B

Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quý mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một vòng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một vòng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ”. 723B

KHỞI SỐ NẠP ÂM CAN CHI HỢP NGŨ HÀNH 724B

725B

Số của Nạp Âm: Giáp Kỷ, Tí Ngọ trị số là 9; Ất Canh, Sửu Mùi trị số là 8; Bính Tân, Dần Thân trị số là 7; Đinh nhâm, Mão Dậu trị số là 6; Mậu Quý, Thìn Tuất trị số là 5; Tỵ Hợi trị số là 4. Điều nầy trong “Vân Đài Loại Ngữ” thấy cụ Lê Quý Đôn có nhắc đến, nhưng không hề cho biết trị số của nó do đâu mà có. Nay lại thấy “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” giải thích hết sức rõ ràng nên xin chép lại nguyên văn để độc giả tham khảo. 726B

“Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” nói rằng: 72B

“Lãi Hải Tập” nói: “Hoặc hỏi: - Số của Tiên Thiên duyên theo đâu mà khởi? Tạ đáp rằng: Số cực ở 9, từ 9 lui ngược lại dùng, vì vậy Giáp Kỷ, Tí Ngọ 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Mão Dậu 728B

65

TuviGLOBAL.com lược trích

6; Mậu Quý, Thìn Tuất 5; Thiên Can đã hết mà Địa Chi một mình còn thừa ra Tỵ Hợi, lấy Tỵ Hợi được 4 là hết ở đó. Hơn nữa, Hợi là thiên môn, Tỵ là địa hộ, ngôi vị của thuần Dương, là then chốt của việc đóng mở cho nên là mấu chốt của Ngũ Hành”. “Thuỵ Quế Đường Hạ Lục” nói rằng: “Nạp Âm của 60 Giáp Tí lấy âm (thanh) của Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ mà sáng tỏ vậy. 1-6 là Thuỷ, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổ. Như vậy trong Ngũ Hành, duy Kim Mộc có Âm của tự nhiên, Thuỷ Hỏa, Thổ hẳn là mượng nhau mà sau thành âm. Đại thể Thuỷ mượng Thổ, Hỏa mượn Thuỷ, Thổ mượn Hỏa, vì vậy âm Kim 4-9, âm Mộc 3-8, âm Thuỷ 5-10, âm Hỏa 1-6, âm Thổ 2-7. (Như thế càng khó luận bàn và xác định nên Mai Cốc Thành chê). Giáp Kỷ, Tí Sửu 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Mão Dậu 6; Mậu Quý, Thìn Tuất 5; Tỵ Hợi 4. Căn cứ như thế thì Giáp Tí Ất Sửu hợp lại thành 34 số, 4 là số của Kim vì vậy Giáp Tí Ất sửu Nạp Âm là Kim. Mậu Thìn Kỷ Tỵ hợp số là 23, 3 là số của Mộc. Canh Ngọ Tân Mùi hợp số là 32, 2 là số của Hỏa, Thổ mượn âm của Hỏa, vì vậy Canh Ngọ, Tân Mùi Nạp Âm là Thổ. Giáp Thân Ất Dậu hợp số 30, 10 là Thổ, Thuỷ mượn âm của Thổ, vì vậy là Thuỷ. Mậu Tí Kỷ Sửu hợp số 31, 1 là Thuỷ, Hỏa mượn âm của Thuỷ, vì vậy là Hỏa. Phàm 60 Giáp Tí chẳng cái nào không như thế. Dó chính là Nạp Âm 60 Giáp Tí từ đó lại”. 729B

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói: “Chỗ nói ở trên là Dương Hùng luận ‘Thái Huyền’ thanh luật chỗ chép về số. Phàn hai Can, hai chi hợp nhau, ngoài ra số được 49 là Kim được 16 là Hỏa, được 38 là Mộc, được 50 là Thuỷ, được 27 là Thổ. Như Giáp Tí đều 9, được số 18; Ất Sửu đều được số 16; hợp lại là 34, vì vậy là Kim. Nhâm 6 – Thân 7, được số 13; Quý 5 – Dậu 6 , được số 11; hợp lại được 24, vì vậy cũng là Kim. Ngoài ra theo số mà suy ra, không trường hợp nào mà không như vậy. Nhưng chỗ phối 1 với 6, 2 với 7, các hạng số với số của Hà Đồ không giống nhau. Nay theo số Đại Diễn là 50 chỉ dùng 49 lấy hợp số của hai Can, hai chi lại. Trong 49 giảm bớt đi, số thừa đủ 10 trở đi dư 1, 6 là Thủy; dư 2, 7 là Hỏa; dư 3, 8 là Mộc; dư 4, 9 là Kim; dư 5,10 là Thổ, đều dùng chỗ Ngũ Hành sinh làm Nạp Âm, như thế thì giống với Hà Đồ. Lại như phép đếm cỏ thi dùng sách thừa để định cơ (lẻ) ngẫu (chẵn), như thế dùng số thừa để định Ngũ Hành, lý đó đúng và hợp nhau vậy. Như Giáp là 9, Tí là 9; Ất là 8, Sửu là 8, tổng cộng là 34, lấy 49 trừ cho 34 dư ra 15, bỏ 10 không dùng, lấy 5 là Thổ mà Thổ sinh Kim, vì vậy đặt là Kim. Bính Dần, Đinh Mão hợp số là 26, lấy 49 trừ cho 26 dư ra 23, bỏ 20 không dùng, lấy 3 là Mộc mà Mộc sinh Hỏa, vì vậy đặt là Hỏa. Mậu Thìn, Kỷ Tỵ hợp số là 23, lấy 49 trừ cho 23 dư ra 26, bỏ 730B

66

TuviGLOBAL.com lược trích

20 không dùng, lấy 6 là Thuỷ mà Thuỷ sinh Mộc, vì vậy đặt là Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi hợp số là 32, lấy 49 trừ đi cho 32 dư ra 17, bỏ 10 không dùng, lấy 7 là Hỏa mà Hỏa sinh Thổ, vì vậy đặt là Thổ. Ngoài ra phỏng theo như thế”. Theo Dương Hùng “Thái Huyền Kinh” nói rằng: “Số 9 của Tí Ngọ, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Mão Dậu 6, Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi 4, vì vậy Luật 42, Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”. Lại nói rằng: “Số 9 của Giáp Kỷ, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quý 5. Thanh sinh ở nhật, luật sinh ở thời. Thanh lấy tính chất, luật lấy hòa thanh, thanh luật hợp với nhau mà bát âm sinh”. Tông phái trải qua nhiều đời đến nay, đến đó là số của thiên nhiên. Nhìn lại chỗ Giáp Kỷ, Tí Ngọ tại sao lại lấy là 9; Ất Canh, Sửu Mùi tại sao lại lấy là 8, thì hiếm có việc luận bình chính xác ở đó. Nay xét Tí Ngọ này là chỗ Càn Chấn nạp vào; Sửu Mùi này là chỗ nạp vào của Khôn Tốn; Dần Thân nầy là chỗ Khảm nạp vào; Mão Dậu nầy là chỗ Ly nạp vào; Thìn Tuất nầy là chỗ Cấn nạp vào; Tỵ Hợi nầy là chỗ Đoài nạp vào. Số Dương cực ở 9, số Âm cực ở 8, vì vậy Càn Khôn được vậy. Chấn Tốn trưởng mà thống quản ở phụ mẫu, ngoài ra theo thứ tự trở xuống. Nhị Đại (cha mẹ), lục tử (6 con),thứ tự của nam nữ trưởng thiếu (lớn, nhỏ). Trật tự như vậy không rối loạn thật không ai có thể cưởng ép làm được. Nếu lấy thứ tự 10 ngày, thì lại tuỳ theo hóa khí thọ yểu của số mà cũng không tạo tác một chút nào ở trong đó. Giáp Kỷ là Thổ, Thổ hết, từ cổ xưa không bị huỷ, tự tách rời ra là vi trần, rong chơi trống trải láng giềng mà chất của nó vốn tại ở đó là rất thọ, vì vậy số là 9. Chỗ tiếp theo thì là Kim, tuy hỏa rèn nung cũng có thời là khí tán ra của chất tro mà kiên cố là vạn vật vương vậy. Ất Canh là Kim vậy, vì vậy tiếp theo Giáp Kỷ. Lại tiếp nữa là Thuỷ. Gió nóng ban ngày mà Hỏa nung nấu cũng có thời khô cạn hết mà chẳng bằng Kim, nó nhu nhược chuyển vận mới có thể thọ lâu dài mà chẳng bằng vật vậy. Bính Tân Thuỷ vậy, vì vậy tiếp theo Ất Canh, lại tiếp theo nữa là Mộc. Trong một năm tươi tốt hay héo rụng có trong định kỳ. Đinh Nhâm là Mộc vậy, vì vậy tiếp theo Bính Tân, lại theo nữa thì là Hỏa. Khoảng một ngày một đêm hiển lộ ra hay u ám cũng có định kỳ, Mậu Quý là Hỏa vậy, vì vậy tiếp theo là Đinh Nhâm. Còn Gíáp Kỷ Thổ sinh Ất Canh Kim, Kim sinh Bính Tân Thuỷ, Thuỷ sinh Đinh Nhâm Mộc, Mộc sinh Mậu Quý Hỏa. Chồng chất mà xuống dưới. Lại là số tự nhiên như vậy. Nhưng tại sao không có 10 và 1, 2, 3? Nói rằng số hết ở 9, 10 tức là 1 vậy. Ví bằng 1, 2, 3 chính là đại số của Thiên-ĐịaNhân, không được cố ý ký gửi ở khoảng của một ngày, một thời. Còn nói 9-8-7-6-5-4, thì 1-2-3 ở tại gốc của chúng. Vì vậy Hoàng Chung là 81, 12 731B

67

TuviGLOBAL.com lược trích

thời chỉ được 78, mà Dương Tử nói rằng số của Hoàng Chung lập ở đó. Đại để đã hư hàm ba số mà thành 81 vậy”. NGŨ HÀNH NGŨ ÂM 732B

thuộc Thổ Giáp Tí-Ất Sửu, Nhâm Thân-Quý Dậu, Canh ThìnTân Tỵ Cung sinh Kim Giáp Ngọ-Ất Mùi, Nhâm Dần-Quý Mão, Canh Tuất-Tân Tỵ 73B

734B

735B

thuộc Kim Bính Tí-Đinh Sửu, Giáp Thân-Ất Dậu, Nhâm Thìn-Quý Tỵ Thương sinh Thuỷ Bính Ngọ-Đinh Mùi, Giáp Dần-Ất Mão, , Nhâm Tuất-Quý Hợi 736B

73B

738B

thuộc Mộc Mậu Tí-Kỷ Sửu, Bính Thân-Đinh Dậu, Giáp Thìn-Ất Tỵ Giác sinh Hỏa Mậu Ngọ-Kỷ Mùi, Bính Dần-Đinh Mão, Giáp Tuất-Ất Hợi 739B

740B

741B

thuộc Hỏa Canh Tí-Tân Sửu, Mậu Thân-Kỷ Dậu, Bính Thìn-Đinh Tỵ Chuỷ sinh Thổ Canh Ngọ-Tân Mùi, Mậu Dần-Kỷ Mão, Bính Tuất-Đinh Hợi 742B

743B

74B

thuộc Thuỷ Nhâm Tí-Quý Sửu, Canh Thân-Tân Dậu, Mậu Thìn-Kỷ Tỵ 745B

Vũ 746B

sinh Mộc 74B

Nhâm Ngọ-Quý Mùi, Canh Dần-Tân Mão, Mậu Tuất-Kỷ

Hợi Xưa nay chúng ta thường nghe nói đến như Giáp Tí là Hải Trung Kim, Ất Mùi là Sa Trung Kim, nhưng thực chất chưa có sách nào của Việt Nam giải thích nổi do đâu mà có. Nay thấy rằng “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” tra cứu khảo xét thật rõ ràng sáng tỏ, nên xin chép lại nguyên văn để đọc giả tham khảo. 748B

“Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” nói rằng: 749B

68

TuviGLOBAL.com lược trích

Chu Tử nói rằng: “Thanh nhạc là Thổ sinh Kim Mộc Hỏa Thuỷ”. “Hồng Phạm” là Thuỷ Hỏa Mộc Kim Thổ. Đại để nạp âm là lấy Can Chi phân phối ở ngũ âm mà bản âm nơi sinh của Ngũ Hành, tức là chỗ nạp âm của Can Chi của nó. Bắt đầu là cung Thương Giác Chuỷ Vũ, nạp Giáp Bính Mẫu Canh Nhâm vào, lấy hệ ngũ Tí mà tuỳ theo đó ngũ Sửu, Cung được Giáp Tí, Thương được Bính Tí, Giác được Mậu Tí, Chuỷ được Canh Tí, Vũ được Nhâm Tí. Cung là Thổ, Thổ sinh Kim, vì vậy Giáp Tí-Ất Sửu nạp âm Kim. Thương là Kim, Kim sinh Thuỷ, vì vậy Bính Tí-Đinh Sửu là nạp âm là Thuỷ. Giác là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vì vậy Mậu Tí, Kỷ Sửu nạp âm Hỏa. Chuỷ là Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì vậy Canh Tí-Tân Sửu nạp âm Thổ. Vũ là Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, vì vậy Canh Tí, Quý Sửu nạp âm Mộc. Thứ hai tiếp Thương Giác Chuỷ Vũ Cung, nạp với Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là hệ ngũ Dần mà tuỳ theo lấy ngũ Mão. Thương Kim với Giáp Dần-Ất Mão, nạp âm Thuỷ. Giác Mộc được Bính Dần-Đinh Mão nạp âm Hỏa. Chuỷ Hỏa được Mậu Dần-Kỷ Mão nạp âm Thổ. Vũ Thuỷ được Canh Dần-Tân Mão nạp âm Mộc. Cung Thổ được Nhâm Dần-Quý Mão nạp âm Kim. Thứ ba tiếp là Giác Chuỷ Vũ Cung Thương, nạp với Giáp Bính Mậu Canh Nhâm, lấy ngũ Thìn mà tuỳ theo lấy ngũ Tỵ. Giác Mộc được Giáp Thìn-Ất Tỵ nạp âm Hỏa. Chuỷ Hỏa được Bính Thìn-Đinh Tỵ nạp âm Thổ. Vũ Thuỷ được Mậu Thìn-Kỷ Tỵ nạp âm Mộc. Cung Thổ được Canh Thìn-Tân Tỵ nạp âm Kim. Thương Kim được Nhâm Thì-Quý Tỵ nạp âm Thuỷ. Ở trên lục Giáp mới được một nữa, nạp âm tiểu thành. 750B

Thứ tư, quay trở lại lấy Cung Thương Giác Chuỷ Vũ, nạp với Giáp Bính Mậu Canh Nhâm. Lấy ngũ Ngọ mà tuỳ theo lấy ngũ Mùi. Cung Thổ được Giáp Ngọ-Ất Mùi nạp âm Kim. Thương Kim được Bính NgoĐinh Mùi nạp âm Thuỷ. Giáp Mộc được Mậu Ngọ-Kỷ Mùi nạp âm Hỏa. Chuỷ Hỏa được Canh Ngọ-Tân Mùi nạp âm Thổ. Vũ Thuỷ được Nhâm Ngọ-Quý Mùi nạp âm Mộc. Thứ năm quay lại lấy Thương Giác Chuỷ Vũ Cung nạp Giáp Bính Mậu Canh Nhâm, lấy ngũ Thân mà tuỳ theo lấy ngũ Dậu. Thương Kim được Giáp Thân-Ất Dậu nạp âm Thuỷ. Giác Mộc được Bính Thân-Đinh Dậu nạp âm Hỏa. Chuỷ Hỏa được Mậu Thân-Kỷ Dậu nạp âm Thổ. Vũ Thuỷ được Canh Thân-Tân Dâu nạp âm Mộc. Cung Thổ được Nhâm Thân-Quý Dậu nạp âm Kim. Thứ sáu tiếp quay lại lấy Giác Chuỷ Vũ Cung Thương nạp Giáp Bính Mậu Canh Nhâm, lấy ngũ Tuất mà tuỳ theo lấy ngũ Hợi. Giác Mộc được Giáp Tuất-Ất Hợi nạp âm Hỏa. Chuỷ Hỏa được Bính Tuất-Đinh Hợi nạp âm Thổ. Vũ Thuỷ được Mậu Tuất-Kỷ Hợi nạp âm Mộc. Cung Thổ được Canh Tuất-Tân Hợi nạp âm Kim. Thương Kim được Nhâm Tuất-Quý 751B

69

TuviGLOBAL.com lược trích

Hợi nạp âm Thuỷ. Ấy là toàn bộ lục Giáp mà âm đại thành vậy. Dương sinh ở Tí, từ Giáp Tí lấy đến Quý Tỵ. Âm sinh ở Ngọ, từ Giáp Ngọ lấy đến Quý Hợi. Vì vậy 30 mới quay lại lấy Cung khởi Cung là quân. Thương là thần, Giác là dân, đều nhập vào đạo (đường) vậy. Vì thế đều có thể lấy làm đầu. Chuỷ là việc, Vũ là vật, đều nhập vào chỗ dùng vì vậy không thể lấy làm đầu. Ấy là lấy hết ba Giáp mà quay lại bắt đầu ở Cung. Can là thiên, Chi là Địa, âm (nạp âm Ngũ Hành) là người Ngũ Hành của tam tài đủ vậy”. Đào Tông Nghi nói rằng: 752B

“Giáp Tí-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển). 753B

Bính Dần-Đinh Mão là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò). 754B

Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là chốn thôn dã. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn tại chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn). 75B

Canh Ngọ-Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường). 756B

Nhâm Thân-Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm). Giáp Tuất-Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi). 75B

758B

70

TuviGLOBAL.com lược trích

Bính Tí-Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thuỷ vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng màlật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe). Mậu Dần-Kỷ Mào là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà là núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành). 759B

760B

Canh Thìn-Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiết và chì), Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến). 761B

Nhâm Ngọ-Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu). 762B

Giáp Thân-Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thuỷ (nước dưới suôi). 763B

Bính Tuất-Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà). 764B

Mậu Tí-Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét). 765B

Canh Dần-Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gổ cây tùng, bách). 76B

Nhâm Thìn-Quý Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Thìn là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thuỷ tính đã giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (nước nguồn). 76B

Giáp Ngọ-Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đái. Hỏa Suy 768B

71

TuviGLOBAL.com lược trích

mà Kim Quan Đái thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát). Bính Thân-Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi). 769B

Mậu Tuất-Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng). 70B

Canh Tí-Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách). 71B

Nhâm Dần-Quý Mão là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc). 72B

Giáp Thìn-Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng). Bính Ngọ-Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước trên ngân hà, nước sông trên trời). 73B

74B

Mậu Thân-Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Đậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn). 75B

Canh Tuất-Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức). 76B

Nhâm Tí-Quý Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu). 7B

72

TuviGLOBAL.com lược trích

Giáp Dần-Ất Mão là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, mà sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ). 78B

Bính Thìn-Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát). 79B

Mậu Ngọ-Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời). 780B

Canh Thân-Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc , vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu). 781B

Nhâm Tuất-Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thuỷ Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn). 782B

Đến đây có lẽ độc giả đã hiểu được nguyên lý sáng tỏ Nạp Âm Ngũ Hành do đâu mà có vậy. Rõ ràng Cổ Nhân đã suy diễn có phương pháp hẳn hòi, mà trong Mệnh Lý Học Nạp Âm Ngũ Hành có giá trị chắc thật, không thể thiếu, thế thì không phải do người đời sau cố tình gượng ép bày đặt ra vậy. Song những thuật sĩ đời sau, có lẽ hiếm người biết được nguyên lý của Nạp Âm Ngũ Hành 60 Hoa Giáp, nên đã bịa đặt ra đủ thứ luận giải chăng. Xin độc giả thận trọng! 783B

Vả lại, nếu độc giả đọc đến đây mà hiểu thấu đáo thì, tôi dám cam đoan rằng, sau nầy dù cho học Thái Ất, Độn Giáp, Đại Lục Nhâm, Tử Bình (Bát Tự), Bói Dịch, hay Đông Y,... nói chung bất cứ môn khoa học nào của Đông Phương đều có thể hiểu nhanh hơn nhiều người! Và một điều chắc chắn là nếu quý vị thấu triệt được hết những căn bản của phần Dịch nói trên thì, quý vị tự có thể nghiên cứu một mình không còn sợ lầm lạc nữa. 784B

73