Giáo trình bài Định tính Vit B1 B6 Định lượng Vit B6 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Khoa Dược – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giáo trình thực hành Hóa dược 2

BÀI 6. ĐỊNH TÍNH VITAMIN B1, B6 ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN B6 A. VITAMIN B1 S

H3C

N

NH2

N

CH2

N (+)

CH2CH2OH CH3

Thiamin hydroclorid

Cl .HCl.H2O

C12H17ON4SCl, HCl

1. TÍNH CHẤT Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị đắng. Độ hòa tan: rất dễ tan trong nước, tan được trong glycerin, hơi tan trong cồn, không tan tròn ether. Điểm chảy 246 – 252 oC kèm theo sự phân hủy. 2. THỰC HÀNH 2.1. Định tính Pha dung dịch thử: hòa tan 200 mg chế phẩm trong 10 ml nước chất, được dung dịch A. Thực hiện các phản ứng sau: 2.2.

Với kali ferricyanid

Lấy 5 ml dung dịch A, thêm: 1 ml dung dịch NaOH 10%, 5 ml dung dịch kali ferricyanid 5%, 2 ml cồn buthylic. Lắc mạnh trong 1 – 2 phút. Lớp cồn sẽ có huỳnh quang tím xanh, hiện rõ khi soi UV (cũng có thể quan sát dưới ánh sáng mặt trời nhưng cường độ phát quang yếu hơn). Khi acid hóa, huỳnh quang mất đi và hiện rõ khi kiềm hóa trở lại. 2.3. Với AgNO3 - Lấy 2 ml dung dịch A, thêm: 2 ml nước, 5 giọt HNO3, vài giọt dung dịch AgNO3 2%; sẽ xuất hiện tủa trắng, vón cục, tan trong dung dịch amoniac. B. VITAMIN B6

13

Khoa Dược – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giáo trình thực hành Hóa dược 2

CH2OH CH2OH.HCl

HO N

H3C

C8H11O3N.HCl

P.T.L: 205, 64

1. TÍNH CHẤT Bột kết tinh nhỏ, trắng, không mùi, vị hơi đắng, hơi chua. Dễ tan trong nước. Ít tan trong cồn, không tan trong ether. Điểm chảy 203 – 206 oC (bị phân hủy khi đo điểm chảy, cho nhiệt tăng với tốc độ là 5 oC/ phút). 2. THỰC HÀNH 2.1. Định tính Pha dung dịch thử A: cân khoảng 0,01 g chế phẩm rồi hòa tan trong 10 ml nước cất. 2.1.1. Phổ IR - Kiến tập: hướng dẫn sử dụng máy IR -

Quét phổ IR của Vitamin B6, so sánh với phổ chuẩn của máy

-

Hướng dẫn cách giải phổ Vitamin B6

-

Thực hành giải phổ của 1 số chất khác. 2.1.2. Với sắt (III) clorid

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 2 giọt FeCl3 10%, sẽ xuất hiện màu đỏ. Thêm vài giọt H2SO4 đậm đặc màu đỏ phai dần. 2.1.3. Với AgNO3 Lấy 2 ml dd A, thêm: 2 ml nước, 5 giọt HNO3 30%, vài giọt dung dịch AgNO3 2%: sẽ xuất hiện tủa trắng, vón cục, tan trong dung dịch amoniac. 2.2.

Thử tinh khiết

Pha dung dịch B: cân chính xác 2,5 g chế phẩm rồi hòa tan trong 50 ml nước cất. 2.2.1. Kim loại nặng không được quá 20ppm - Ống thử: lấy 12 ml dung dịch B cho vào ống nghiệm. - Ống chuẩn: lấy 2 ml dung dịch B cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml dung dịch chì chuẩn 1 phần triệu (TT).

14

Khoa Dược – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giáo trình thực hành Hóa dược 2

Cho vào mỗi ống thử và chuẩn 2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5. Thêm 1,2 ml dung dịch thioacetamid (TT), trộn đều và để yên. Trong vòng 5 phút, màu của ống thử không được đậm hơn màu của ống chuẩn. Cách quan sát: so màu (hỗn dịch màu) trên nền trắng, nhìn từ trên xuống dưới theo chiều trục ống nghiệm. Cách pha 1,2ml dung dịch thioacetamid: Lấy 1 ml hỗn hợp (glycerin, ED và NaOH 1N: Bộ môn pha sẵn) và 0,2ml thioacetamid cho vào trong ống nghiệm, đun cách thủy sôi 30s, làm lạnh và sử dụng ngay. 2.2.2. pH dung dịch B có pH trong khoảng 2,4 – 3,0. Đo bằng pH meter. 2.2.3. Tro sulfat không được quá 0,1% Dùng 1,0 g chế phẩm để tiến hành thử nghiệm, lượng tro sau khi nung không nhiều hơn 1,0 mg. 2.3. Định lượng 2.3.1. Nguyên tắc Pyridoxin là một base yếu, được định lượng trong môi trường acid formic khan, với dung dịch chuẩn độ acid percloric. Phần hydroclorid được khóa lại bằng anhydric acetic. Điểm tương đương xác định bằng phương pháp đo thể tích hoặc điểm đổi màu của tím tinh thể. Chế phẩm phải chứa ít nhất 99% và không quá 101% C8H12ClNO3. 2.3.2. Tiến hành Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong hỗn hợp 5 ml acid formic khan (TT). Thêm 25 ml anhydric acetic (TT). Cho thêm vài giọt chỉ thị tím tinh thể. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1N đến điểm đổi màu của chỉ thị tím tinh thể. 1ml dung dịch acid percloric 0,1N tương đương 0,02056 g C8H12ClNO3. 3. CÂU HỎI 1. Viết cơ chế giải thích phản ứng định tính ở mục 2.1.1 (vitamin B1 với kali ferricyanid) 2. Viết cơ chế giải thích phản ứng định tính ở mục 2.1.1 (vitamin B6 với FeCl3) 3. Nêu phương pháp khác để định lượng vitamin B6 15

Khoa Dược – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giáo trình thực hành Hóa dược 2

4. Vai trò của acetat thủy ngân trong định lượng? 5. Cho biết 1 phản ứng hóa học khác để định tính vitamin B6?

16

Khoa Dược – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giáo trình thực hành Hóa dược 2

16