BTL Tội Phạm Học [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT a. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Tội phạm học qua tiến trình lịch sử là một đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học. Nhận định này đúng hay sai, vì sao? Nhận định Đúng. Những vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học gồm có: Tội phạm (tình hình tội phạm); nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm (tội phạm); người phạm tội (nhân thân người pham tội) và biên pháp (giải pháp) phòng ngừa tôi phạm (và chống, phản ứng xã hội, kiểm soát tội phạm). Bên cạnh đó, tội phạm học còn nghiên cứu những vấn đề liên quan khác như Lịch sử hình thành và phát triển của Tội phạm học. Tại sao? Khía cạnh lịch sử của tội phạm học phản ánh “dòng chảy” tư tưởng về tội phạm và phòng ngừa tội phạm xuyên suốt các thời kì lịch sử cùng với các thành tựu cũng như những hạn chế của nó. Việc nghiên cứu Lịch sử nhằm để kế thừa và định hướng phát triển Tội phạm học. Mặt khác, những sáng kiến, kinh nghiệm được rút ra từ lịch sử tội phạm học có thể dung trong thực tiễn phòng chống tội phạm. Do đó nghiên cứu sự hình thành và phát triển lịch sử của tội phạm học là đối tượng nghiên cứu của Tôi phạm học. Ngày nay, trí thức về lịch sử của tội phạm học có vị trí quan trọng trong hệ thống Tội phạm học. b. Thuộc tính xã hội là một thuộc tính cơ bản của tình hình tội phạm. Tại sao? Nhận định Đúng. Tình hình tội phạm có bảy thuộc tính cơ bản và thuộc tính xã hội là một trong số đó. Ở khía cạnh xã hội, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội được hình thành từ những xử xự có tính xã hội. Ở khía cạnh pháp lý, tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi bị luật coi là tội phạm. Khi nói như vậy, điều đó có nghĩa là tình hình tội phạm bắt nguồn từ xã hội mà ra, sẽ tác động qua lại với các hiện tượng xã hội và hiện tượng xã hội sẽ phản ảnh ra tình hình tội phạm tương ứng. Nhìn vào tình hình tội phạm người ta có thể hiểu cơ bản về xã hội, nơi mà nó tồn tại. Vậy nó sẽ tồn tại cùng với xã hội, thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội và mất đi cùng với sự mất đi của

xã hội. Do đó, nói thuộc tính xã hội là một thuộc tính cơ bản của tình hình xã hội là đúng. c. Tình hình tội phạm xuất hiện từ khi nào? Tại sao nói tình hình tội phạm mang tính giai cấp? Khi người ta có nhu cầu nhận thức về tình hình tội phạm, muốn làm rõ những hiện tượng, quá trình nào có vai trò làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm cũng như mối quan hệ nhân quả để phát sinh tội phạm thì tình hình tội phạm xuất hiện. Nói tình hình tội phạm mang tính giai cấp là vì muốn nhấn mạnh rằng, tình hình tội phạm xuất hiện khi xã hội có tính giai cấp. Kể từ khi xuất hiện tư hữu, bắt đầu phân chia tài sản, con người không còn sở hữu chung, từ đó xuất hiện giai cấp, tình hình tội phạm cũng xuất hiện từ dây. Tình hình tội phạm thể hiện mâu thuẫn giai cấp, nên nó sẽ cùng tồn tại, thay đổi và mất đi cùng giai cấp. d. Nhận định rằng xử lý và răn đe tội phạm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước là hướng phòng ngừa tội phạm trọng tâm của Tội phạm học. Nhận định Sai. Theo quan điểm trong khoa học và sách báo pháp lý của một số nước đã thống nhất rằng “phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm”. Ta có thể hiểu theo hai mặt, một mặt chính là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện. Mặt khác bằng mọi cách ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh tội phạm và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Nói tóm lại, phương hướng phòng ngừa chính của Tội phạm học là phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm xảy ra, gây hậu quả xấu cho xã hội và hạn chế để các thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của của pháp luật. Do đó phương hướng phòng ngừa trọng tâm của Tội phạm học vẫn là ngăn ngừa tội phạm xảy ra từ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tội phạm, và nếu có tội phạm ảy ra thì phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn để tránh cho các thành viên của xã hội phải chịu những hình phạt khắc nghiệt (cụ thể là việc xử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm xử lý và răn đe tội phạm). Nên nhận định trên sai.

e. Tệ nạn xã hội là khái niệm có nội hàm rộng hơn tình hình tội phạm Nhận định sai. Tệ nạn xã hội và tình hình tội phạm đều là các hiện tượng xã hội được hình thành từ những xử sự có tính xã hội. Tuy nhiên, khi tiếp cận tình hình tội phạm ở góc độ pháp lý thì tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. Do đó, tình hình tội phạm là hiện tượng trái pháp luật hình sự, đây là thuộc tính quan trọng để phân biệt với hiện tượng xã hội tiêu cực như tệ nạn xã hội. f. Phương pháp thống kê chỉ có vai trò mô tả phần hiện của tình hình tội phạm Nhận định sai. Trong Tội phạm học, phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả đa số thông số của tình hình tội phạm. Ví dụ như cơ cấu, động thái, thiệt hại của tình hình tội phạm. g. Tỉ lệ ẩn của tội phạm là thông số thuộc về cơ cấu của tình hình tọio phạm Nhận định sai. Thực trạng của tình hình phạm tội phạm bao gồm hai bộ phận: số người phạm tội, số tội phạm đã xảy ra và đã bị phát hiện, xử lý (tội phạm rõ) và sô người phạm tội, tội phạm đã xảy ra nhưng chưa từng bị phát hiện, xử lý (tội phạm ẩn). Còn nghiên cứu tội phạm ản là nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tội phạm ẩn, trong đó có tỉ lệ ẩn. Vì vậy, tỉ lệ ẩn của tội phạm là thông số thuộc về thực trạng của tình hình tội phạm h. Dự báo tội phạm là hoạt động mang tính bước 2 Nhận định đúng. Tính bước 2 của dự báo tội phạm thể hiện ở:dự báo tội phạm chỉ có thể thực hiện sau các dự báo xã hội khác, dự báo tội phạm đi liền với dự báo xã hội do có sự ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố xã hội, sử dụng kết quả dự báo xã hội có liên quan để dự báo tình hình tội phạm.

i. Phòng ngừa tội phạm thông qua biện pháp phát hiện, xử lý để răn đe để phòng ngừa tái phạm là hướng nghiên cứu chính của Tội phạm học. Nhận định Sai. Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu trong phạm vi, mức độ thể hiện của nhiều vấn đề khác nhau bao gồm: tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Còn phòng ngừa tội phạm thông qua biện pháp phát hiện, xử lý để răn đe để phòng ngừa tái phạm là một trong những biện pháp được áp dụng trong quá trình nghiên cứu liên quan đến phòng ngừa tội phạm hay còn gọi là biện pháp “chống” tội phạm, thể hiện ở khả năng điều tra, xét xử tội phạm khi có tội phạm xảy ra; nếu tất cả các tội phạm đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì hiệu quả phòng ngừa tội phạm được nâng cao. Nói cách khác, phòng ngừa tội phạm thông qua biện pháp phát hiện, xử lý để răn đe để phòng ngừa tái phạm chỉ là một trong những hướng nghiên cứu của Tội phạm học. j. Nếu tỷ lệ tội phạm rõ giảm nhưng tỷ lệ tội phạm ẩn tăng thì phòng ngừa tội phạm vẫn chưa đạt hiệu quả. Nhận định Sai. Việc gia tăng tỷ lệ tội phạm ẩn tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nếu nói tỷ lệ tội phạm ẩn tăng thì phòng ngừa tội phạm chưa đạt hiệu quả là không hợp lý. Xét về mặt khách quan, tội phạm ẩn được hiểu là mức độ không bị phát hiện và xử lý hình sự của từng loại tội phạm hoặc từng nhóm tội phạm, có thể được xác định dựa vào mức độ bộc lộ của sự phạm tội và mối quan hệ của nó với chủ thể khác có liên quan như bị hại, nhân chứng; các tội phạm này đã xảy ra trong thực tế, song các cơ quan chức năng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không có thông tin về chúng. Xét về mặt chủ quan, tội phạm ẩn có lý do ẩn xuất phát từ các chủ thể mà pháp luật đã quy định cho nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, kể từ khâu trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm hoặc tiếp nhận tố giác và tin báo về tội phạm cho đến khâu xét xử vụ án hình sự và thi hành án hình sự. Trên thực tế, các cơ quan chức năng chỉ có thể xem xét đến tội phạm rõ bởi vì việc đánh giá tội phạm ẩn còn gặp nhiều khó khăn.

k. Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không có quá trình hình thành động cơ. Nhận định Sai. Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng có động cơ nhất định thúc đẩy. Không có động cơ tâm lý thúc đẩy thì không thể có hành vi phạm tội. Chính vì vậy, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì ban đầu cũng xuất phát từ động cơ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức đối với người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên nhưng do hành vi đó rõ ràng quá mức cần thiết nên cá nhân vẫn phải chịu TNHS theo quy định pháp luật. l. Đặc điểm ý thức pháp luật của người phạm tội được hình thành do bẩm sinh. Nhận định Sai. Ý thức pháp luật của người phạm tội được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình trưởng thành của người đó chứ không phải do bẩm sinh như: môi trường sống xung quanh, hoàn cảnh gia đình tác động, trình độ học vấn, phong tục tập quán địa phương, sự tuyên truyền giáo dục của chính quyền,… m. Biểu đồ tròn được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình tội phạm Nhận định Đúng. Để mô tả thực trạng tình hình phạm tội, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thường sử dụng các bảng số liệu và các loại biểu đồ như biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ 1. Tại sao nói: lịch sử hình thành và phát triển có học thuyết tội phạm học cũng là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Nghiên cứu lịch sử hình thành và triển tội phạm học là để kế thừa và định hướng phát triển tội phạm học. những sáng kiến, kinh nghiệm được rú ra từ lịch sử có thể được vận dụng để vận dụng trong thực tiễn phòng chống tội phạm Nghiên cứu các học thuyết tội phạm học trên thế giới vì:

mỗi học thuyết đều đóng góp vào sự hiểu biết của loài người về nguyên nhân của tội phạm không một trường phái / học thuyết nào đơn lẻ có thể giải thích được nguồn gốc, nguyên nhân của tội phạm

2. Nêu ví dụ cho thấy nghiên cứu Tội phạm học nước ngoài có giá trị đối với Nghiên cứu Tội phạm học ở Việt Nam.