74 3 238KB
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Lớp Chất lượng cao CLC45C
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ Môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải Nhóm: 05
Danh sách thành viên: 1 2 3 4 5 6 7 8
Phan Thành Đạt Nguyễn Thành Đạt Nguyễn Quốc Thái Triệu Thanh Hoàng Anh Vũ Nguyễn Quỳnh Trang Phạm Thị Hồng Anh Huỳnh Thị Thanh Nhàn Ngô Thị Quỳnh Trang
2053801012051 2053801014034 2053801014236 2053801014015 2053801014282 2053801014011 2053801011174 2053801015152
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2021
MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN.......................................................................1 Câu 1.1. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................................1 Câu 1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?........................2 Câu 1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................................3 Câu 1.4. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?..............................................................................................................4 Câu 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............4 Câu 1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?.......................................................................4 Câu 1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?..............................................4 Câu 1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.......................................5 Câu 1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?..........................................................................................5 Câu 1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?.........................................................................5 Câu 1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?.......................................................................................................6 Câu 1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?.......................................................................................................6 VẤN ĐỀ 2: NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN.....................7 Câu 2.1. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................................................7
Câu 2.2. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời............................................................................8 Câu 2.3. Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao?.......................................................................................................8 Câu 2.4. Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?.............................................................9 Câu 2.5. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống?...............................................................................9 Câu 2.6. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?........................9 Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố)................................9 VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ...............................11 Câu 3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam..............11 Câu 3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?.................................................................................................................. 11 Câu 3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?...........................12 Câu 3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? ............................................................................................................................. 12 Câu 3.5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? ............................................................................................................................. 12 Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.........................13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc Nguyên đơn là ông Trần Văn Hòa, bị đơn là anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương, tranh chấp với nhau về thừa kế tài sản. Bà Cao Thị Mai với ông Trần Văn Hòa kết hôn với nhau, có 2 con chung là anh Nam và chị Hương, không có con nuôi nào khác. Ngày 31/01/2017, bà Mai chết, trước khi chết bà Mai không để lại di chúc, ông Hòa vẫn trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ khối tài sản của ông Hòa và bà Mai tạo dựng được là 1 ngôi nhà nhà 3 tầng và một quán bán hàng trên diện tích đất 169,5m2. Ông Hòa đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế của bà Mai để lại, kỷ phần của ông Hòa được ½ tài sản chung và được hưởng 1/3 tài sản của bà Mai. Tòa án quyết định chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của ông Hòa Tóm tắt án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G là 1 ngôi nhà cấp 4 diện tích đất 398m2. Năm 1984, ông N chết, bà G là anh T quản lí và sử dụng nhà đất trên. Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2, phần diện tích còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1991, bà Phùng Thị G được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết nhưng không phản đối có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để trang trải cuộc sống của bà và các con. Tháng 3/2010 bà Phùng Thị G đã lập di chúc để lại cho chị Phùng Thị H1 diện tích đất 90m2. Bản án dân sự sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị H1, buộc anh T có trách nhiệm thanh toán cho chị H1 số tiền 340.000.000đ. Bản án dân sự phúc thẩm chấp nhận yêu cầu chia thừa kế. Tòa tối cao: hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm. Câu 1.1. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (theo Điều 612 BLDS 2015).
2
Di sản thừa kế có ba cách hiểu: Thứ nhất, di sản bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài sản của người chết như nghĩa vụ trả nợ, nộp thuế… khi người thừa kế hưởng di sản thì cũng phải gánh nghĩa vụ này, có như vậy mới bảo đảm sự công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các “chủ nợ”. Thứ hai, di sản thừa kế bao gồm tài sản của người chết và nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản thừa kế. Người thừa kế chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ được nhận. Thứ ba, di sản thừa kế bao gồm tài sản của người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Nếu theo cách hiểu thứ nhất và cách hiểu thứ hai thì di sản bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố. Nếu theo cách hiểu thứ ba di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố. Câu 1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? Thứ nhất, Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước, không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác... Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Ví dụ Ông A chết để lại di sản thừa kế là ngôi nhà, nhưng do hỏa hoạn làm cho ngôi nhà thiêu cháy rụi hoàn toàn và không còn giá trị sử dụng. Trước thời điểm mở thừa kế ngôi nhà khác được xây dựng thay thế ngôi nhà này. Khi đó ngôi nhà mới này sẽ được coi là di sản thừa kế mà ông A để lại. Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế Thứ hai, được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan
3
Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con người. Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế. Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế. Câu 1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
4
Câu 1.4. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là di sản. Trong phần nhận định cuar Tòa án: Đối với diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hướng xử lý trên của toà án trong bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là hợp lý. Vì trước đó hộ ông Hoà đã có đóng thuế đầy đủ cho phần đất này và đã sử dụng ổn định thời gian dài, ranh giới với các hộ rõ ràng, không tranh chấp vậy nên quyết định yêu cầu hộ ông Hoà liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Câu 1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? Ở án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398 mét vuông đất, phần di sản của ông N là 199 mét vuông. Vì theo điều 162 BLDS “quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” và phần đất 398 mét vuông đất là tài sản chung của vợ chồng ông N vậy nên di sản của ông N là một phần hai tài sản chung của hai vợ chồng. Câu 1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? Theo án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông K không được coi là di sản để chia.
5
Vì theo điều 162 BLDS về di sản và theo văn bản phần đất chia cho ông K từ phần đất chung điều này cũng có nghĩa phần đất chia này là phần đất của bà G, và điều này cũng được các con của bà G chấp nhận vậy nên đây không được xem là phần di sản để chia. Câu 1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. Hướng giải quyết trên của án lệ liên quan đến phần đất chuyển nhượng cho ông K là hợp lý. Vì khi xác định phần đất này không phải phần di sản để chia do ông N để lại và phần đất của ông K đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận xử dụng đất và phần đất sau khi chuyển nhượng này đều được các con bà G chấp nhận, và phần đất này bán đi để đáp ứng nhu cầu đời sống của gia đình nên xử lý như trên là hợp lý. Câu 1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? Số tiền đó không được coi là di sản để chia. Thứ nhất, xét phần tài sản chung của hai vợ chồng là 398m2 đất, sau khi ông N mất không để lại di chúc hoặc các thoả thuận khác thì phần đất trên sẽ chia đôi 199m2 cho hai vợ chồng theo quy định tại Điều 33 và Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bà G và các con chung đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được chia thừa kế theo pháp luật phần tài sản của ông N. Thứ hai, phần đất 131m2 bà G bán cho ông K là phần đất thuộc quyền sở hữu của bà trong khối tài sản chung của hai vợ chồng. Như vậy, điều này là hoàn toàn hợp lý vì bà có quyền định đoạt tài sản của mình, hơn nữa số tiền đó không được sử dụng vì lợi ích của các đồng thừa kế nên không được xem như phần di sản để chia. Câu 1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? Ở thời điểm bà Phùng Thị G mất, di sản của bà là 133,5m2 ứng với 267m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà sau khi bán cho ông K 131m2 đất. Điều này đã được ghi nhận trong bản án: “Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là ½ khối tài sản (133,5m2) được chia theo di chúc...”
6
Câu 1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? Không thuyết phục. Vì căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015 quy định: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Như vậy, di sản của ông N để lại sẽ chia đều cho 7 người là bà G và 6 người con, phần di sản của ông là ½ của 267m2 đất (sau khi trừ đi 131m2 bà G bán cho ông K) tức 133,5m2 đất, khi chia thừa kế theo pháp luật mỗi người sẽ được hưởng 19,07m2 đất. Tổng diện tích đất của bà G sau khi hưởng thừa kế sẽ là 152,57m2 và bà để lại 90m2 đất cho chị H1 theo di chúc thì phần di sản còn lại phải là 62,57m2 đất. Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì nội dung Án lệ 16/2017/AL là công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Hay cụ thể hơn là án lệ thừa nhận hợp đồng chuyển nhượng diện tích 131m2 đất mà bà G bán cho ông K là hợp pháp và không còn thuộc phần di sản thừa kế còn lại phải chia. Câu 1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? Việc toà án quyết định “còn lại là 43,5m2 đất được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là không thuyết phục vì phần tài sản còn lại của bà G chính xác là 62,57m2 đất chứ không phải 43,5m2 đất. Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì Án lệ này chủ yếu xoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng (nằm tại đoạn 2 phần Nhận định của Toà án).
7
VẤN ĐỀ 2: NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN Tóm tắt quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cụ Phúc và cụ Thịnh có 6 người con gồm có Vũ, Oanh, Dung, Thu (những người này là nguyên đơn), Vi, và Ông Vân (bị đơn). Khi cụ Phúc chết không để lại di chúc. Trước khi chết cụ Phúc có ý nguyện bán nhà, đất tại 708 Ngô Gia tự sau đó chia cho các con trai mỗi người 100 triệu, con gái mỗi người 30 triệu. Sau khi cụ Phúc chết vì một số lý do bà Oanh, Bà Dung và Bà Thu đã nhận của ông Vân 30 triệu và phải kí xác nhận số tiền đã nhận với yêu cầu từ ông Vân là không được đòi hỏi gì từ ngôi nhà trên. Bên cạnh đó Cụ thịnh đã để lại di chúc với nội dung cho ông Vân hưởng toàn bộ di sản của cụ là ½ nhà đất số 708 Ngô Gia Tự và phần tài sản mà cụ Thịnh được hưởng từ Cụ Phúc. Tại bản án sơ thẩm xác định nhà đất là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh; xác nhận di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp. Tại bản phúc thẩm sửa lại một phần bản án sơ thẩm là chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Oanh, bà Dung; Giao cho ông Vân sử dụng nhà đất và phải kí trả phần thừa kế cho ông Vi, ông Vũ, bà Oanh và bà Dung. Tại tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho tòa án nhân dân xét xử lại. Câu 2.1. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt được căn cứ theo khoản 8 Điều 372 BLDS 2015: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”. Nghĩa là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc pháp nhân phải thực hiện sẽ được chấm dứt khi cá nhân chết hoặc pháp nhân không tồn tại Những nghĩa vụ của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt được thực hiện căn cứ theo Điều 615 BLDS 2015, được quy định: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
8
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Câu 2.2. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Theo BLDS, tại khoản 1 Điều 615 BLDS 2015, “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Người quá cố thì nghĩa vụ tài sản đương nhiên không chấm dứt và những trường hợp được quy định tại điều 615 BLDS 2015 phải thực hiện nghĩa vụ đó. Điều quy định rằng: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Ngoài ra, khi tài sản không có người thừa kế thì theo Điều 622 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”
9
Câu 2.3. Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao? Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng là nghĩa vụ về tài sản. Căn cứ vào khoản 8 Điều 658 về thứ tự ưu tiên thanh toán: các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau là các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. Mà ở đây bà Loan vay của Ngân hàng 100 triệu đồng, nên sau khi bà Loan chết thì bà có nghĩa vụ về tài sản trả nợ cho Ngân hàng. Câu 2.4. Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao? Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, các con của bà Loan là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan Căn cứ vào khoản 1 Điều 615 BLDS 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” mà ở đây khi bà Loan mất, các con của bà Loan thuộc hàng là người hưởng thừa kế thứ nhất và phải tiến hành chia tài sản của bà Loan. Do đó với tư cách người thừa kế, các con của bà Loan là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Loan Câu 2.5. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống? Trong Quyết định số 26, Tòa án xác định ông Vân (bị đơn) có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà). Câu 2.6. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào? Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm đã xử lý như sau: Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý.
10
Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố). Hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong quan hê ̣ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố) là hợp lý. Căn cứ thời điểm vụ án được xét xử thì Quyết định của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp theo BLDS 2005. Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 637, Điều 636 BLDS 2005: “Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” “Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Trong bản án có đưa ra các chi tiết như sau: “Sau khi cụ Phúc chết, theo lời dặn của cụ Phúc và ý nguyện của cụ Thịnh, vợ chồng ông đã trả cho các bà Oanh, bà Thu, bà Dung mỗi người 30.000.000đ. Các bà đã nhận đủ tiền và tự nguyện viết vào giấy không đòi hỏi gì về nhà đất trên và nhất trí sang tên cho ông.” “Ngày 08-5-2006 cụ Thịnh khi đó vẫn còn khỏe và minh mẫn đã tự tay viết bản di chúc và trực tiếp đến Ủy ban nhân dân phường Ninh Xá xin xác nhận, đóng dấu. Trong di chúc cụ Thịnh đã cho ông được hưởng toàn bộ phần tài sản của cụ là ½ nhà, đất số 708 đường Ngô Gia Tự và phần tài sản mà cụ Thịnh được hưởng của cụ Phúc. Nay ông chỉ đồng ý trả tiền cho ông Vi và ông Vũ. Khi cha mẹ chết, toàn bộ chi phí mai táng, cúng giỗ đều do vợ chồng ông đảm nhiệm, ông không yêu cầu gì về phần này, chỉ muốn giữ lại toàn vẹn nhà, đất trên của cha mẹ để thờ cúng”. Trong Quyết định, Tòa đã xác định di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp, phần di sản của cụ Phúc được chia theo pháp luật là có cơ sở. Viê ̣c trả tiền theo lời dă ̣n của cụ Phúc và yêu cầu của ông Vi và ông Vũ theo quyết định của Tòa cho thấy ông
11
Vân đã thực hiê ̣n nghĩa vụ của người thừa kế. Vì vâ ̣y, di sản được chia theo di chúc của cụ Thịnh là đúng pháp luâ ̣t và ông Vân cũng đã thực hiê ̣n đúng nghĩa vụ của mình.
12
VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Năm 1972 cụ T chết, sau đó, cụ K kết hôn với cụ L. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản trên do cụ L và ông C quản lý, sử dụng. Các đồng nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K. Tòa sơ thẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T, nhưng Tòa sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T. Tòa phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn là đúng nhưng Tòa phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý. Xét thấy sai sót, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại. Câu 3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. Theo Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế thì có 3 loại thừa hiệu trong lĩnh vực thừa kế: 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Câu 3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? Pháp luật nước ngoài không áp đặt thời hạn để người thừa kế phải tiến hành chia di sản (tức nếu quá thời hạn này thì yêu cầu chia di sản không được chấp nhận).
13
Câu 3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 2017. Đoạn “Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật” của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/A. Câu 3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? Việc án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T là có cơ sở văn bản pháp luật: Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 qui định: 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lí di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu uy định tại điểm a khoản này”. Việc áp dụng thời hiệu trên là thuyết phục vì di sản của cụ T là bất động sản và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 đứng tên hộ và sau khi cụ T chết, di sản-toàn bộ nhà đất trên do cụ K quản lí nên trường hợp này là có người thừa kế quản lí di sản. Câu 3.5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? Căn cứ kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Toà án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối vơi trường hợp mở thừa kế trước ngày 1/1/2027, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.
14
Việc án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T vào thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố là hoàn toàn thuyết phục. Vì tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11-2020) cụ K và ông Cấn Văn S đã chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng thừa kế chuyển tiếp đối với di sản mà cụ K, ông S được hưởng. Toà án cấp sơ tẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện (tháng 11-2010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T, nhưng Toà án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 8 người con của cụ T là không đúng theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C (con cụ K) không thừa nhận tài sản đang trang chấp là di sản của cu T chưa chia. Toà án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với phần di sản của cụ T là đúng, nhưng Toà án cấp phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu là không đúng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên. Án lệ số 26/2028/ AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 1/1/2017 thì Toà án áp dụng ưuy định tại Điều 623 BLDS 2015. Từ đó sẽ giải quyết được rất nhiều trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế đã giao dịch trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực. Ngoài ra, Án lệ số 26/2018/AL mở ra hướng có lợi cho các chủ thể được hưởng di sản thừa kế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự số: 33/2005/QH11 ngày14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội. 2. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội. 3. Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội. B. Tài liệu tham khảo tiếng việt 1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ( 2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế (lần 1), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những vấn đề chung về Luật Dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia.