Bai Tap Chuong Thu Tin Dung (LC) 11bai [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Tình huống 1. (nhóm 1) Một công ty tỉnh H. ký hợp đồng xuất khẩu hoá chất cho một công ty Trung Quốc. Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, không huỷ ngang, (tuân thủ UCP 600). L/C yêu cầu: 1) Giấy chứng nhận giám định do người lập Giấy yêu cầu phát hành L/C cấp và được người lập Giấy yêu cầu phát hành L/C trực tiếp xuất trình cho Ngân hàng phát hành. 2) Người thụ hưởng gửi trực tiếp 1/3 vận đơn gốc cho người lập Giấy yêu cầu phát hành L/C. Ngân hàng phát hành L/C: Bank of China (BOC). Ngân hàng thông báo: Bank of Vietnam (BOV). Công ty H. sau khi giao hàng đã xuất trình bộ chứng từ qua BOV để chuyển đến BOC. Tuy nhiên, trong bộ chứng từ xuất trình thiếu Giấy chứng nhận giám định do công ty Trung Quốc cấp. BOC đã từ chối thanh toán với lí do bộ chứng từ không hoàn hảo. Công ty hóa chất H phản đối rằng BOC phải có trách nhiệm thanh toán vì tất cả những chứng từ thuộc phạm vi trách nhiệm của người thụ hưởng đã được xuất trình phù hợp với điều kiện của L/C. Trong thời gian đó, công ty Trung Quốc đã dùng Vận đơn gốc để nhận hàng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Công ty hóa chất H yêu cầu BOC thanh toán tất cả những mất mát, thiệt hại đã xảy ra đối với mình. Hai bên không thương lượng được nên đã đưa vụ việc ra trọng tài quốc tế để giải quyết. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?

Tình huống 2. (nhóm 2) Doanh nghiệp Farmix Hải Phòng ký hợp đồng nhập phân bón Urê từ một công ty Nhật Bản. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600. Bên cạnh các quy định khác, L/C có một điều kiện: “Chứng từ phải đến được văn phòng của BOV Hải Phòng trước khi tàu cập cảng dỡ hàng”. Ngân hàng phát hành: BOV Hải Phòng. Ngân hàng xác nhận và thông báo: Fuji Bank, Tokyo, Nhật Bản. Ngày 2/8 công ty của Nhật bản xuất trình chứng từ cho Fuji Bank để chiết khấu. Fuji Bank đã kiểm tra và kết luận chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C. Fuji Bank đã thanh toán cho công ty này và ngày 5/8 chuyển bộ chứng từ đến BOV Hải Phòng đòi hoàn trả tiền. Cùng ngày 5/8 tàu cập bến cảng Hải Phòng. Đến ngày 6/8 BOV Hải Phòng mới nhận được chứng từ. Ngày 8/8 BOV Hải Phòng đã gửi Telex cho Fuji Bank, trong đó có đoạn: “Từ chối bộ chứng từ vì lí do sau: Xuất trình chứng từ muộn. BOV Hải Phòng nhận được chứng từ muộn hơn ngày tàu cập cảng dỡ hàng.” Fuji Bank không chấp nhận những lý do mà BOV Hải Phòng đưa ra và vẫn kiên quyết đòi được hoàn trả số tiền đã thanh toán cho công ty của Nhật bản. Tranh chấp đã xảy ra. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên? 1

Tình huống 3 (Nhóm 3) Công ty kinh doanh máy tính H. ký hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính với một công ty Singapore. Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP 600. L/C nêu rõ: “Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 3.500 linh kiện máy tính” Ngân hàng phát hành L/C: Bank of Vietnam (BOC) Ngân hàng thông báo L/C: HSBC Singapore). L/C được chuyển bằng Telex tới HSBC. Trong bức điện nêu rõ một thư xác nhận L/C sẽ được gửi sau. Bức điện Telex về việc phát hành L/C có nội dung sau: “Số tiền: 550.620 USD, số hàng: 350 linh kiện máy tính”. HSBC thông báo nguyên nội dung L/C nhận được tới người thụ hưởng. Công ty Singapore sau khi giao 350 bộ linh kiện máy tính đã xuất trình chứng từ qua HSBC để yêu cầu thanh toán số tiền 550.620 USD. HSBC kiểm tra và thấy bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện của L/C, nên đã chiết khấu và gửi bộ chứng từ tới BOV để đòi hoàn trả. Khi nhận được bộ chứng từ do HSBC gửi, BOV kiểm tra và nhận thấy chứng từ có sai biệt, nên thông báo cho HSBC biết rằng bộ chứng từ bị từ chối thanh toán vì: Số lượng hàng ghi trên chứng từ không phù hợp với quy định của L/C: L/C yêu cầu giao 3.500 linh kiện máy tính với trị giá 550.620 USD nhưng bộ chứng từ xuất trình chỉ ghi 350 bộ. HSBC trả lời rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ vì chúng tuân thủ hoàn toàn với điều kiện của L/C. Thông báo L/C mà họ nhận được nêu rõ rằng L/C thanh toán cho số hàng 350 linh kiện chứ không phải 3.500 linh kiện. Để làm bằng chứng, HSBC đã gửi một bản copy bức điện thông báo L/C gốc cho BOV qua đường thư tín. Nhận được bản copy, BOV xác định rằng đã có sai sót phát sinh trong quá trình chuyển điện tín và BOV vẫn từ chối thanh toán vì lí do chỉ dẫn trong bức điện phát hành đã nêu rõ rằng sẽ có xác nhận bằng thư gửi sau. Vì vậy, HSBC đáng lẽ phải kiểm tra văn bản xác nhận bằng thư và sửa chữa lỗi phát sinh trong quá trình chuyển điện. HSBC trả lời rằng họ không nhận được văn bản xác nhận bằng thư. Hơn nữa họ đã cố liên hệ với công ty Singapore để giải quyết vấn đề này, nhưng công ty đã chuyển địa điểm và có thể không còn hoạt động nữa. HSBC nhất quyết đòi BOV phải hoàn trả. Tranh chấp xảy ra do hai bên không thương lượng được với nhau.Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên? Tình huống 4 (nhóm 4) Công ty XNK Việt Nam (Vietnamexport) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với công ty B ở Mỹ với một số điều kiện sau: Thời hạn phát hành L/C: 10/4. Thời hạn giao hàng: trước 10/5. Phương thức thanh toán: L/C (UCP 600). Ngày 10/4 người mua lập Giấy yêu cầu phát hành L/C gửi tới ngân hàng Americabank và được ngân hàng này chấp nhận phát hành L/C cho người mua và thông báo cho BOV. BOV đã thông báo về việc người mua đã phát hành L/C cho người bán theo hợp đồng được ký kết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 9/5 người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Sau khi giao hàng người bán gửi bộ chứng từ phù hợp với L/C đến ngân hàng thông báo để xuất trình tại Americabank yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thông báo trả lời rằng: ngân hàng mở quyết định hủy L/C với lý do người mua đã phá sản nên không thể thanh toán cho người bán. Vietnamexport đã kiện Americabank về việc không thực hiện cam kết thanh toán của mình. Tranh chấp đã xảy ra. Hãy vận dụng UCP600 để giải thích tình huống trên?

2

Tình huống 5 (Nhóm 5) Công ty Mechanical Co. Hà Nội, kí hợp đồng nhập khẩu máy từ công ty SangYong Corp, Hàn quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600, trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày giao hàng. Công ty Mechanical Co. Hà Nội yêu cầu phát hành L/C. Ngân hàng phát hành L/C: BOV Hà Nội. Ngân hàng thông báo: Seoul bank. Trong số những điều khoản của L/C có ghi: Một hoá đơn thương mại; Một bản kê chi tiết hàng hoá. Sau khi giao hàng, Công ty Hàn Quốc xuất trình bộ chứng từ yêu cầu BOV thanh toán. BOV Hà Nội đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C trên các điểm sau: Bản kê chi tiết không được phát hành trên giấy tiêu đề của Người thụ hưởng và không được Người thụ hưởng ký. SangYong Corp đã yêu cầu Seoulbank điện cho BOV Hà Nội xin ý kiến chấp nhận thanh toán vì những bất hợp lệ đó không ảnh hưởng đến giá trị lô hàng. BOV Hà Nội, sau khi nhận điện của Ngân hàng Seoulbank, đã tham khảo ý kiến của người yêu cầu phát hành L/C là Công ty Mechanical Co. Hà Nội. Nhưng Công ty Mechanical Co. Hà Nội không chấp nhận sai biệt đó vì họ không chắc được hàng hoá có đảm bảo đúng yêu cầu hay không và ra điều kiện chỉ cho phép ngân hàng thanh toán khi họ được kiểm tra hàng tại cảng đến và thấy hàng hoá là phù hợp. BOV Hà Nội thông báo cho Seoulbank biết ý kiến từ chối bộ chứng từ của mình. SangYong Corp. không chấp nhận và tranh chấp đã xảy ra. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?

Tình huống 6 (nhóm 6) Một doanh nghiệp N ở Đà Lạt xuất khẩu Hoa Lan sang Nhật. Phương thức thanh toán: L/C at sight, tuân thủ UCP 600. L/C yêu cầu: “Gửi hàng bằng đường hàng không, chậm nhất là ngày 25/6/2009”. Ngân hàng phát hành: Mitsubishi Bank. Ngân hàng thông báo: BOV. Sau khi gửi hàng, doanh nghiệp N lập bộ chứng từ thanh toán. Do hàng hoá là thực vật đòi hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ cùng các giấy chứng nhận kiểm định nghiêm ngặt khác, nên doanh nghiệp N đã mất khá nhiều thời gian để hoàn tất chứng từ và 13 ngày sau (8/7) mới hoàn thành xong bộ chứng từ và gửi đến BOV để chuyển tới Mitsubishi Bạn để yêu cầu thanh toán. Ngày 13/7/2009 bộ chứng từ được xuất trình tại Mitsibishi Bank. Vận đơn hàng không có ghi: “Gửi hàng bằng đường hàng không”; Ngày phát hành vận đơn: 20/6/2009; Ngày khởi hành thực tế: “chuyến bay số 134 ngày 25/6/2009”. Ngân hàng Mitsubishi kiểm tra chứng từ và nhận thấy bộ chứng từ có sai sót, đã điện cho BOV thông báo từ chối thanh toán với lý do: “Chứng từ xuất trình muộn: Vận đơn hàng không, ghi ngày phát hành là 20/6 chứng từ không được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày gửi hàng theo như yêu cầu của điều 14(c) UCP 600”. Doanh nghiệp N cho rằng lý do từ chối là không hợp lý vì ngày chuyến bay thực tế là 25/6/2009 nên ngày 16/7/2009 mới là ngày hết hạn xuất trình chứng từ theo thời hạn 21 ngày. Vì vậy chứng từ doanh nghiệp xuất trình vẫn nằm trong thời hạn cho phép. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành L/C vẫn kiên quyết từ chối thanh toán. Tranh chấp đã xảy ra. Hãy vận dụng UCP600 để giải quyết tình huống trên? 3

Tình huống 7 (nhóm 7) Vietcombank nhận chiết khấu một bộ chứng từ thanh toán do công ty xây dựng công nghiệp VINAINCON yêu cầu. Căn cứ vào L/C của ngân hàng HSBC (Singapore) mở (tuân thủ UCP600) trong đó có điều khoản chứng từ phải xuất trình quy định: “02 bản gốc Bảo hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm” (“Original Insurance Policy or Certificate in duplicate”), Vietcombank thấy VINAINCON xuất trình đúng 2 bản gốc Isurance Policy (I/P) ngoài ra các chứng từ khác đều phù hợp nên đã chiết khấu không bảo lưu bộ chứng từ. Bộ chứng từ này được gửi sang cho HSBC (Singapore) để yêu cầu thanh toán nhưng bị HSBC (Singapore) từ chối với lý do xuất trình thiếu một bản gốc I/P. Vietcombank đáp lại rằng họ đã thực hiện đúng yêu cầu L/C là 2 bản gốc. HSBC lập luận rằng “trên I/P có ghi số bản phát hành là 3 bản nhưng chỉ có 2 bản được xuất trình nghĩa là VINAINCON đang giữ 01 bản và điều đó trái với UCP 600 mặc dù vẫn xuất trình 2 bản theo đúng yêu cầu của L/C”. Tranh chấp đã xảy ra và sự việc này đã khiến cho 2 ngân hàng tranh cãi suốt một thời gian dài. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?

Tình huống 8. (nhóm 8) Công ty Chemexco của Thành phố H, Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu với Công ty Bejing Chemical của Trung Quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600. Người xin mở: Chemexco. Ngân hàng phát hành: BOV. Người thụ hưởng: Bejing Chemical. Ngân hàng thông báo: Bejing Bank Mặt hàng: hóa chất. Mô tả hàng hóa: 160-4609 đơn giá 40,00 USD/Kg; 270-3210 đơn giá 30,00 USD/Kg. Giá trị L/C: 30000 USD. Điều kiện giao hàng: CIF Hải Phòng Trong bộ chứng từ được gửi đến BOV, hóa đơn thương mại có ghi như sau: 1604609 đơn giá 40,00 USD/Kg. 270-3210 đơn giá 30,00 USD/Kg. Điều kiện giao hàng CIF không ghi trên hóa đơn thương mại. Chemexco từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hóa không đúng theo quy định với thư tín dụng. Công ty Bejing Chemical và ngân hàng Bejing Bank không chấp nhận lý do từ chối thanh toán cảu Chemexco và lập luận như sau: Về vấn đề điều kiện giao hàng CIF không ghi trên hóa đơn thương mại, Bejing Chemical và ngân hàng Bejing Bank cho rằng điều kiện giao hàng không phải là một phần mô tả hàng hóa mà thuộc các điều khoản không liên quan đến chứng từ nên theo điều 18(c) UCP 600 là không phải sai sót. BOV dứt khoát rằng chứng từ có sai sót, theo BOV điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong thư tín dụng. Nếu không, làm sao các bên liên quan có thể xác định điều kiện giao hàng và thanh toán so với quy định của thư tín dụng. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?

4

Tình huống 9 (nhóm 9) Một công ty ở Nam Định nhập khẩu bông sợi của một công ty ở Mêhicô để xuất sang Nhật Bản. Phương thức thanh toán: L/C chuyển nhượng tuân thủ UCP 600. L/C chuyển nhượng yêu cầu xuất trình: hợp đồng bảo hiểm lập theo lệnh, ký hậu để trống, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, trị giá bảo hiểm là 110% trị giá hoá đơn, tính bằng USD.Trị giá lô hàng là 340.000USD (đơn giá là 68USD/kg) Ngân hàng mở: Fuji Bank. Ngân hàng chuyển nhượng: BOV, theo chỉ thị của công ty Nam Định chuyển nhượng cho công ty Mêhicô hưởng một phần số tiền của L/C gốc là 250.000 (đơn giá là 45USD/kg). Bộ chứng từ đòi tiền của công ty Mêhicô xuất trình bao gồm hoá đơn trị giá 250.000USD và bảo hiểm đơn ghi số tiền bảo hiểm 250.000 x 110% = 275.000USD. Sau khi kiểm tra chứng từ, BOV thấy hợp lệ và thanh toán cho công ty Mêhicô. Công ty Nam Định tiến hành thay thế hoá đơn và gửi đến Fuji Bank để đòi tiền. Hoá đơn mới có trị giá 340.000USD. Bộ chứng từ của công ty Nam Định đã bị từ chối với lý do: trị giá bảo hiểm 275.000 nhỏ hơn 110% trị giá hoá đơn (110% x 340.000 = 374.000USD). Tranh chấp xảy ra. Hãy vận dụng UCP600 để giải quyết tranh chấp nêu trên? Tình huống 10 (nhóm 10) Một công ty XNK may mặc Việt Nam kí một hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc với một công ty CHLB Đức. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600. Ngân hàng mở: Deutesker Commercial Bank (DCB) Ngân hàng thông báo và là ngân hàng xác nhận: BOV Trong L/C yêu cầu: Trọn bộ 3/3 bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu. Công ty XNK may mặc Việt Nam sau khi giao hàng đã lập bộ chứng từ và xuất trình cho BOV để thanh toán. Bộ chứng từ có trọn bộ 3/3 vận đơn, mỗi vận đơn đều được người chuyên chở ký tay và được đóng dấu lần lượt là “Bản gốc” (Original), “Bản thứ hai” (Duplicate), “Bản thứ ba” (Triplicate). BOV đã kiểm tra và xác định là bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phù hợp với yêu cầu của L/C. Do đó, BOV chiết khấu cho công ty XNK may mặc Việt Nam và chuyển bộ chứng từ tới DCB đòi hoàn trả. Khi nhận được bộ chứng từ, DCB kiểm tra và xác định là có sai sót. DCB điện cho BOV để thông báo rằng bộ chứng từ đang được giữ chờ sự định đoạt của Công ty nhập khẩu phía CHLB Đức do có sai sót sau: “Bản thứ hai và thứ ba của vận đơn không được đóng dấu “Bản gốc” như quy định của UCP 600”. BOV trả lời rằng: “Trọn bộ vận đơn xuất trình là bản gốc và được ký tay phù hợp với yêu cầu của điều 17 UCP 600”. Việc ghi “Bản gốc”, “Bản thứ hai”, “Bản thứ ba” lần lượt trên vận đơn có nghĩa là trong ba bản gốc vận đơn có một "Bản gốc, bản gốc”, một “Bản thứ hai, Bản gốc” và một “Bản thứ ba, Bản gốc”. Đây là một thực tiễn dễ hiểu và được chấp nhận trong lĩnh vực vận tải và ngân hàng”. DCB phản bác rằng điều 17(c) UCP 600 đã nói rõ chứng từ phải được ký và đóng dấu như thế nào. Hai bản vận đơn xuất trình rõ ràng được đóng dấu “Bản thứ hai” và “Bản thứ ba” và không thể được coi là bản gốc. Chính vì vậy việc từ chối thanh toán của họ là đúng. Tranh chấp xảy ra và hai bên phải đưa sự việc ra toà trọng tài của ICC để giải quyết. Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên? 5

Tình huống 11 (nhóm 11). Công ty Dược phẩm Hà Nội xuất khẩu một lô hàng dược phẩm cho một công ty của Ấn Độ. Phương thức thanh toán: L/C, trả ngay, tuân thủ UCP 600, L/C yêu cầu: + Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển sạch đã bốc lên tàu. + Gửi hàng từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay, Ấn Độ. Ngân hàng mở: Standard Chartered Bank (SCB). Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB). Sau khi gửi hàng, công ty Dược Hà Nội xuất trình chứng từ qua ACB để chuyển tới SCB đòi thanh toán. Vận đơn có ghi: Cảng bốc hàng (Port of loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng Can-cut-ta, Ấn Độ Nơi đến cuối cùng (Place of final destination): Cảng Bombay, Ấn Độ SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì lí do vận đơn đường biển không thể hiện được việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay, Ấn Độ như yêu cầu của L/C. Công ty Dược Hà Nội không chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn xuất trình thực sự đã thể hiện được việc gửi hàng như yêu cầu của L/C: gửi hàng đến cảng Bombay, Ấn Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải và hàng hoá đã được chuyển tải tại cảng Can-cut-ta để chuyên chở tiếp bằng đường bộ đến cảng BomBay. SCB vẫn bảo lưu ý kiến của họ vì L/C đã yêu cầu rõ ràng vận đơn đường biển cho việc gửi hàng đến cảng Bombay, Ấn Độ. Theo như yêu cầu của điều 20 UCP 600, vận đơn phải chứng thực được cảng bốc hàng là một cảng Việt Nam và cảng dỡ hàng là cảng Bombay. Vận đơn xuất trình chỉ chứng tỏ được cảng bốc hàng là cảng Hải Phòng, Việt Nam đến cảng dỡ hàng là cảng Can-cut-ta chứ không đến cảng Bombay. Do hai bên không thống nhất được với nhau nên tranh chấp đã phát sinh. Hãy vận dụng UCP600 để giải thích tình huống trên?

6