Thuyet Minh Thiet Ke Co So MEP [PDF]

  • Author / Uploaded
  • Nghia
  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 :................................................................................................................................... 3 HỆ THỐNG ĐIỆN............................................................................................................................. 3

1. 2.

3.

4.

PHẠM VI CÔNG VIỆC........................................................................................................3 CĂN CỨ PHÁP LÝ................................................................................................................3 2.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 3 2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ : 3 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.............................................................................................3 3.1.1 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN 4 3.1.2 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI PHỤ TẢI SỬ DỤNG ĐIỆN 4 3.1 THÔNG SỐ THIẾT KẾ 5 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT CHUNG..............6 4.1 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP VÀ TỦ TỔNG HẠ THẾ. 6 4.1.1 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 6 4.1.2 HỆ THỐNG DẪN ĐIỆN : 6 4.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG : 6 4.2.1 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NGOÀI NHÀ : 6 4.2.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ : 6 4.2.3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG : 7 4.3 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT : 7 4.3.1 GIỚI THIỆU CHUNG : 7 4.3.2 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP LÊN CÔNG TRÌNH : 7 4.4 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN : 7 4.5 HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA : 8

CHƯƠNG 2..................................................................................................................................... 9 HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ :.................................................................................................................. 9

1. 2.

3.

PHẠM VI CÔNG VIỆC........................................................................................................9 CĂN CỨ PHÁP LÝ................................................................................................................9 2.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 9 2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ. 10 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ.......................................................................................................10 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG. 10 3.2 HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU. 11 3.3.1 GIỚI THIỆU CHUNG. 11 3.3.2 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ. 11 3.3 HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN THOẠI. 12 3.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG. 12 3.2.2 KIẾN TRÚC HỆ THỐNG. 12 3.4 HỆ THỐNG ÂM THANH CÔNG CỘNG. 12 3.4.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 12 3.4.2 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT. 13 3.5 HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH. 13 3.5.1 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ. 13 3.6 HỆ THỐNG CAMERA QUAN SÁT CCTV. 13

3.7 3.8

3.6.1 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ. 13 HỆ THỐNG GỌI Y TÁ 14 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CỬA RA VÀO 14

CHƯƠNG 3................................................................................................................................... 15 HỆ THỐNG CẤP-THOÁT NƯỚC..................................................................................................15

1. 2.

3.

4.

PHẠM VI CÔNG VIỆC......................................................................................................15 CĂN CỨ PHÁP LÝ..............................................................................................................15 2.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG : 15 2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ : 15 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT :...................................................................................................16 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG. 16 3.1.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 16 3.1.2 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC. 16 3.2 THÔNG SỐ THIẾT KẾ. 17 3.2.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 17 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT............................18 4.1 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT. 18 4.1.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 18 4.1.2 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC. 21 4.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT. 22 4.2.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 22 4.2.2 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC. 30

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ....................................................................35 CHƯƠNG 6 :................................................................................................................................. 46 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN................................................................................................................... 46

1. 2. 3.

BẢNG TÍNH HỆ THỐNG ĐIỆN........................................................................................46 BẢNG TÍNH HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC.............................................................46 BẢNG TÍNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ.....................46

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

2

Chương 1 :

HỆ THỐNG ĐIỆN 1.

PHẠM VI CÔNG VIỆC. - Thiết kế hệ thống cung cấp điện bao gồm tủ trung thế, máy biến áp, máy phát điện dự phòng, bộ nguồn UPS đến các tủ điện tổng của công trình đến các phụ tải. - Thiết kế hệ thống chiếu sáng. - Thiết kế hệ thống chống sét. - Thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho hệ thống điện nhẹ, các thiết bị y tế.

2.

CĂN CỨ PHÁP LÝ 2.1

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

2.1.1 CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ : - NFC 17-102 - Tiêu chuẩn chống sét của Pháp (Protection of structrures and open areas against lightning using Early Streamer Emission air terminals). - Bản vẽ thiết kế sơ bộ phần kiến trúc của công trình TCXDVN333 – 2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị-Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 7114-1–2008: Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc - TCVN6188 – 2007: Ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung - TCVN 6612 – 2007: Ruột dẫn của cáp cách điện - TCVN 9385–2012: Chống sét cho công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống - TCVN 9358–2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp-Yêu cầu chung - TCVN 9206–2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – 09:2005: Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả. - TCVN 9207–2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 4470–2012: Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế 2.2

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ :

- Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt. - Căn cứ vào thiết kế concept phần kiến trúc của Công trình.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

3

3.

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

3.1.1

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

a.

NGUỒN ĐIỆN Nguồn điện cung cấp cho công trình là nguồn điện trung thế 22kV được lấy từ

nguồn điện lưới của khu vực. Điểm cấp điện sẽ do công ty điện lực khu vực xác định và tuân thủ quy hoạch chung của khu vực. Nguồn điện trung thế theo mạch vòng 22kV của khu vực được cấp đến phòng kỹ thuật điện ở nhà kỹ thuật, thông qua hệ thống tủ trung thế và máy biến áp 22/0.4kV – 3 pha 4 dây, qua tủ tổng hạ thế và được cung cấp đến toàn bộ phụ tải trong tòa nhà. Bên cạnh hệ thống điện lưới quốc gia, công trình được cung cấp bởi hệ thống máy phát điện dự phòng và hệ thống tủ tự động chuyển đổi (ATS) sẽ tự động chạy để cấp điện cho những phụ tải ưu tiên trong công trình trong trường hợp nguồn lưới bị sự cố hoặc bảo trì bảo dưỡng hệ thống trạm biến áp. b.

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN Hệ thống phân phối điện trong công trình được cung cấp điện từ hai nguồn:

máy biến thế và máy phát điện dự phòng. Ở chế độ bình thường nguồn điện được lấy từ tủ điện hạ thế của máy biến áp. Khi nguồn điện lưới bị gián đoạn, qua tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS), máy phát dự phòng làm việc cấp điện cho 50% phụ tải trong công trình. Khi nguồn điện chính có trở lại, 100% phụ tải được cấp nguồn từ máy biến thế và máy phát dự phòng dừng làm việc. c.

PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN Toàn bộ dự án sẽ được cung cấp điện tại một trạm biến áp tập trung bao gồm

tủ điện trung thế, máy biến áp, tủ hạ thế tổng và máy phát. Việc tính toán và công suất sẽ được tính toán cụ thể tại phần sau. 3.1.2

PHÂN LOẠI CÁC LOẠI PHỤ TẢI SỬ DỤNG ĐIỆN

a.

PHỤ TẢI CHỦ YẾU TÒA NHÀ BAO GỒM :

- Hệ thống chiếu sáng trong và ngoài tòa nhà. - Hệ thống thiết bị y tế cho bệnh viện. - Các thiết bị sử dụng điện khác qua ổ cắm... - Hệ thống Điều hòa nhiệt độ phục vụ các khu bệnh viện - Hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp cầu thang... - Hệ thống máy bơm chữa cháy, bơm cấp thoát nước.... - Hệ thống thang máy Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

4

- Hệ thống các thiết bị PCCC, thiết bị an ninh, thông tin, báo cháy tự động. b.

YÊU CẦU VỀ TÍNH CHẤT SỬ DỤNG ĐIỆN

 Điện ưu tiên: - Hệ thống chiếu sáng công cộng trong và ngoài tòa nhà. - Hệ thống thiết bị điều hòa cho bệnh viện. - Hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp cầu thang - Hệ thống máy bơm chữa cháy, bơm cấp thoát nước, bơm nước sự cố. - Hệ thống thang máy. - Hệ thống các thiết bị PCCC, thiết bị an ninh, báo cháy tự động. 3.1

THÔNG SỐ THIẾT KẾ

Suất phụ tải yêu cầu Suất phụ tải tổng hợp các khu vực (m2)

Suất phụ tải theo Khu vực Hành lang

 

5 VA/m2

Kho, phòng kỹ thuật

 

15 VA/m2

Văn phòng

 

50 VA/m2

Phòng chức năng

50 VA/m2

Yêu cầu chiếu sáng:

Khu vực

Cường độ sáng yêu cầu

Hành lang

 

200 Lux

Phòng kỹ thuật

 

200 Lux

Văn phòng

 

500 Lux

Phòng chức năng Sảnh chính Phòng mổ

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

500 Lux  

200 Lux 1000 Lux

5

4.

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT CHUNG. 4.1

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP VÀ TỦ TỔNG HẠ THẾ.

4.1.1

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Với những yêu cầu thiết kế của công trình là một bệnh viện hiện đại nên Hệ

thống tủ điện hạ thế là loại có chất lượng cao, thỏa mãn mọi yêu cầu của Tòa nhà về độ an toàn, độ bền của tủ cũng như chi phí vận hành thấp. a.

TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP : Tính toán xem phụ lục kèm theo. Các hệ thống trạm biến áp, tủ điện trung thế 22kV được đặt tập trung tại

phòng biến áp và phòng cao thế tại tầng 1 ngoài nhà. b.

MÁY PHÁT DỰ PHÒNG :

- Với yêu cầu cao cấp của bệnh viện, máy phát được dự phòng cho 50% tải. c.

TỦ ĐIỆN TỔNG :

- Hệ thống tủ điện tổng của bệnh viện đặt tại phòng MSB tại tầng 1 ngoài nhà. - Hệ thống tự điện tổng được thiết kế trọn bộ cùng với các máy cắt bảo vệ ACB, MCCB, hệ thống tủ ATS, tủ tụ bù, các khoang đo đếm. 4.1.2

HỆ THỐNG DẪN ĐIỆN : Công trình sử dụng hệ thống cáp điện cấp nguồn cho hệ thống tủ bảng điện

và các phụ tải điện. - Cáp điện cấp điện cho các tủ điện là cáp đồng 0,6/1kV Cu/XLPE/PVC được đi trong thang, máng cáp lắp trên trần, tường nhà. - Từ tủ điện tổng của mỗi tầng sẽ cấp điện cho các bảng điện tổng của từng phòng bằng cáp 0,6/1kV Cu/PVC/PVC đi trong máng cáp. - Dây điện cấp cho các phụ tải chiếu sáng, ổ cắm sử dụng dây đồng 0,6/0.45kV Cu/PVC đi trong máng cáp hoặc ống luồn dây PVC chôn trong tường, trần, sàn. - Ngoài ra với các phụ tải PCCC như bơm cứu hỏa, quạt hút khói...sẽ sử dụng cáp chống cháy 0.6/1kV Cu/FR/PVC. 4.2

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG :

4.2.1 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NGOÀI NHÀ : Công trình bố trí 01 tủ điện cấp nguồn tổng cho hệ thống chiếu sáng ngoài nhà của bệnh viện, việc thiết kế đèn sẽ được phối hợp với đơn vị thiết kế cảnh quan. 4.2.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ : Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất. Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

6

Các phòng quản lý của tòa nhà hệ thống chiếu sáng đã được bố trí, tuy nhiên vị trí các công tắc điện có thể thay đổi cho phù hợp với công năng. Các đèn chiếu sáng sự cố và các đèn báo lối ra thoát hiểm sẽ được bố trí tại tất cả các lối ra vào như: sảnh chính, hành lang, cầu thang và một số khu vực công cộng khác; sử dụng các loại đèn chiếu sáng có kèm bộ ắc qui có thời gian làm việc 2 giờ, khi mà nguồn điện chính bị gián đoạn. Dây dẫn cấp điện cho các đèn chiếu sáng là loại lõi đồng bện, cách điện PVC 450V. Tiết diện tối thiểu phải là 1.5mm 2. Dây dẫn được luồn trong ống PVC cứng loại chống cháy, chôn ngầm trong tường, trần hoặc sàn nhà. 4.2.3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG : Việc điều khiển bật/tắt đèn, điều chỉnh độ sáng, chiếu sáng công công được thực hiện từ xa qua bộ điều khiển, hoặc các bộ timer hay được thực hiện tại chỗ với qua các công tắc. - Đặt giờ bật tắt. - Đặt độ sáng theo giờ (sân vườn) hay theo sự có mặt của người trong khu vực chiếu sáng (hành lang, sảnh). - Đặt chiếu sáng theo cảnh đối với hệ thống đèn trang trí mỹ thuật. - Chức năng điều khiển bật/tắt có thể được thực hiện tại chỗ qua các công tắc. 4.3

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT :

4.3.1 GIỚI THIỆU CHUNG : - Công trình có mặt bằng tương đối rộng và có độ cao 6 tầng. Dự án sử dụng hệ thống thiết bị chống sét tia tiên đạo bán kính bảo vệ 120m. - Hệ thống chống sét được thiết kế theo các tiêu chuẩn chống sét hiện hành của Việt Nam và thế giới. 4.3.2

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP LÊN CÔNG TRÌNH : Sử dụng đầu thu sét tạo tia tiên đạo được cấu tạo bằng đồng hoặc thép

không gỉ đảm bảo thu và dẫn sét tốt, lắp đặt đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường có nhiều bụi. Hệ thống bao gồm 3 bộ phận chính: - Thiết bị thu sét . - Cáp đồng dẫn và thoát sét. - Hệ thống tiếp đất chống sét. 4.4

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN : Sử dụng các bộ lan truyền 4 cực 85kA lắp cho các ngăn đầu vào của tủ điện tổng.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

7

4.5

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA : a.

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA CHO TRẠM BIẾN ÁP :

- Hệ thống tiếp địa cho trạm biến áp sẽ được kết nối với trung tính làm việc của 2 máy biến áp tầng 1. - Giá trị điện trở đất của hệ thống tiếp địa không vượt quá 1Ω. b.

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA AN TOÀN :

- Toàn bộ các vỏ máy biến áp, thanh nối đất tủ trung thế, thanh nối đất các tủ hạ thế, thang máng cáp bằng kim loại và các phần kim loại có thể mang điện đều được đấu với hệ thống tiếp địa an toàn bằng các sợi dây đồng để kết nối với hệ thống tiếp địa an toàn của bệnh viện. - Giá trị điện trở đất của hệ thống tiếp địa không vượt quá 4Ω. c.

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA THIẾT BỊ Y TẾ :

- Hệ thống tiếp địa cho các thiết bị y tế sẽ được kết nối với các thiết bị y tế có yêu cầu tiếp địa riêng như các máy X Quang, máy MRI, máy CT và các thiết bị phòng mổ... - Giá trị điện trở đất của hệ thống tiếp địa không vượt quá 1Ω. d.

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA THIẾT BỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN:

- Hệ thống tiếp địa cho các thiết bị thông tin sẽ được kết nối với các chống sét lan truyền đầu vào của tủ thông tin tại phòng máy chủ bệnh viện... - Giá trị điện trở đất của hệ thống tiếp địa không vượt quá 1Ω. e.

CỌC TIẾP ĐỊA:

- Các hệ thống tiếp địa dùng cọc nối đất bằng thép bọc đồng 16 dài 2.4m chôn cách nhau 3.0m và liên kết với nhau cáp đồng trần 70mm2. Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 0.8m và dây đồng trần được đặt trong các rãnh 0.5m. Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp đồng thoát sét bằng mối hàn hóa nhiệt. - Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá trị điện trở nối đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm. -

Trong quá trình thi công, khi thi công xong hệ thống nối đất cần đo kiểm tra điện

trở nối đất nếu không đạt yêu cầu cần báo ngay để có biện pháp bổ sung như là đóng thêm cọc hoặc đổ thêm hóa chất.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

8

CHƯƠNG 2.

HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ : 1.

PHẠM VI CÔNG VIỆC - Thiết kế hệ thống mạng điện thoại. - Thiết kế hệ thống mạng dữ liệu. - Thiết kế hệ thống âm thanh công cộng. - Thiết kế hệ thống camera an ninh. - Thiết kế hệ thống truyền hình. - Thiết kế hệ thống gọi y tá.

2.

CĂN CỨ PHÁP LÝ. 2.1

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

- TCN 68 – 140 : 1995 “Tiêu chuẩn chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin”. - TCN 68 – 146 : 1995 “Tổng đài điện tử số dung lượng nhỏ - yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 149 : 1995 “Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin”. - TCN 68 – 153 : 1995 “Cống, bể cáp và tủ đấu cáp – yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 161 : 1996 “Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến hệ thống thông tin”. - TCN 68 – 132 : 1998 “ Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt – yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 170 : 1998 “Chất lượng mạng viễn thông – yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 172 : 1998 “Giao diện kết nối mạng – yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 141 : 1999 “Tiêu chuẩn tiếp đất cho công trình viễn thông”. - TCN 68 – 179 : 1999 “Tổng đài điện tử số dung lượng lớn – yêu cầu kỹ thuật”. - TCN 68 – 187 : 1999 “Tiêu chuẩn về dịch vụ Fax trên mạng điện thoại công cộng”. - TCN 68 – 190 : 2000 “Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối viễn thông”. - TCN 68 – 135 : 2001 “Tiêu chuẩn chống sét bảo vệ công trình viễn thông”. - TCN 68 – 190 : 2001 “Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông”. - TCN 68 – 216 : 2002 “Yêu cầu kỹ thuật với các thiết bị đầu cuối kết nối vào với mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng”. Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

9

- TCN 68 – 1888 : 2003 “Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự”. - TCN 68 – 189 : 2003 “Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử dụng truy cập tốc độ cơ sở”. - TCN 68 – 227 : 2004 “Tiêu chuẩn về dịch vụ truy cập Internet ADSL”. - TIA/EIA – 568A: “Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, khoảng cách cho phép...Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nước sản xuất. - TIA/EIA – 569: “Tiêu chuẩn về cách đi cáp, phân bổ ổ cắm trong tòa nhà”. - TIA/EIA – 606: “Tiêu chuẩn các yêu cầu về quản trị hệ thống”. - TIA/EIA – 607: “Tiêu chuẩn về an toàn nối đất đối với các thiết bị”. - Quy chuẩn Việt Nam Tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ Xây Dựng; Tập II, III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 15/9/1997 của Bộ Xây Dựng. - Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN : 1974; TCVN 3 : 1974; TCVN 4 : 1993; TCVN 7: 1993; TCVN 8 : 1993; TCVN 4058 : 1985; TCVN 5898 : 1985; - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCXD 46 : 1984. - TCXDVN 323 : 2004 “Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế”. - TCXDVN 335 : 2005. - TCXD 175 : 1990. 2.2

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ.

- Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt. - Căn cứ vào thiết kế kiến trúc của Công trình. - Căn cứ vào báo cáo phương án và sự trao dổi với chủ đầu tư 3.

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 3.1

GIỚI THIỆU CHUNG.

Hệ thống điện nhẹ cho dự án sẽ bao gồm các hệ thống sau: 

Hệ thống điện thoại



Hệ thống mạng dữ liệu



Hệ thống âm thanh phát thanh



Hệ thống tín hiệu truyền hình



Hệ thống camera an ninh



Hệ thống gọi y tá

Hệ thống điện nhẹ cho Dự án đảm bảo được các tiêu chí: Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

10

- Là hệ thống phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và phù hợp với các yêu cầu công nghệ hiên nay. - Hệ thống hoạt động ổn định với cường độ làm việc 24/24. - Hệ thống phải đảm bảo yêu cầu hoạt động phù hợp với tinh chất của dự án, đảm bảo an toàn cao nhất cho bệnh viện. - Hệ thống có cấu trúc mở, linh hoạt và mềm dẻo trong việc định cấu hình. - Bảo đảm chi phí đầu tư ban đầu. 3.2

HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU.

3.3.1

GIỚI THIỆU CHUNG. Hệ thống Công nghệ thông tin hay còn gọi là Hệ thống mạng LAN cho công

trình được thiết kế đảm bảo các tiêu chí chính xác, an toàn, hiệu quả với công nghệ cao và hiện đại. Căn cứ vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư, toàn bộ hệ thống được thiết kế theo những nguyên tắc sau: - Đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và khả năng dự phòng trong tương lai. - Đảm bảo chất lượng truyền dẫn tốt và độ suy hao tín hiệu phải nằm trong khoảng cho phép. Hệ thống cáp tối thiểu được thiết kế theo chuẩn cáp CAT6 và hệ thống cáp khối sợi quang. Cấu hình dạng sao nhằm tối ưu về băng thông, tốc độ và độ linh hoạt của hệ thống mạng. - Việc bố trí hệ thống tại các điểm đầu cuối và tại các vị trí trung tâm sẽ được tính toán khoa học và tiện dụng trong quá trình sửa chữa hoặc thay đổi. - Bố trí cáp phải có tính thẩm mỹ: cáp phải đi trong máng hay ống nhựa, tất cả các thiết bị đều phải đặt trong tủ rack,… - Đáp ứng các ứng dụng truyền số liệu hiện nay như Ethernet, Fast Ethernet và Gigabit Ethernet, … và có thể các ứng dụng về thoại như thoại tương tự và điện thoại số. - Đồng bộ về công nghệ và chất lượng. 3.3.2

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ.

- Đầu vào là cáp quang từ nhà cung cấp internet. - Tủ đấu dây chính gồm các core switch, router..cùng hệ thống máy chủ sẽ được đặt tại phòng máy chủ tầng 1. - Từ tủ đấu nối trung tâm phân phối đến các tủ đấu nối tầng bằng hệ thống cáp quang 2 đường dẫn song song đảm bảo dự phòng trong trường hợp bị sự cố và từ đây cung cấp đến các ổ cắm mạng RJ45 tại từng phòng, bộ phận. Riêng đối với các phòng mổ, phòng họp hội chẩn, phòng điều khiển thiết bị y tế sẽ được cung cấp các ổ cắm quang theo nhu cầu sử dụng. Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

11

- Hệ thống switch ở mỗi tầng đảm bảo khoảng cách chạy dây không vượt quá cự ly cho phép là 100m. - Các sảnh chính, hành lang công cộng được bố trí wifi theo nhu cầu sử dụng.

3.3

HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN THOẠI.

3.2.1

GIỚI THIỆU CHUNG.

Do dự án là bệnh viện cao cấp nên việc thiết kế hệ thống điện thoại sẽ đảm bảo nhu cầu sử dụng, liên lạc giữa các phòng ban của khoa, giữa các bộ phận của bệnh viện một cách tối đa và phù hợp với các yêu cầu riêng. 3.2.2

KIẾN TRÚC HỆ THỐNG.

- Hạ tầng hệ thống điện thoại trong tòa nhà được thiết kế và trang bị bao gồm phiến đấu dây chính MDF đặt trong tủ đấu dây chính phòng máy chủ, tổng đài IP PBX được đặt tại phòng tổng đài tầng 1 của bệnh viện, sử dụng chung cơ sở hạ tầng với mạng LAN: các trục cáp quang từ tủ đấu nối trung tâm lên các tầng, các phiến đấu cáp quang, các switch, patch panel ở tủ đấu nối các tầng. - Từ tủ điện đấu nối tầng được phân bố đến các ổ cắm điện thoại RJ45 tại các phòng ban, bộ phận bằng cáp CAT6 do bệnh viện sử dụng toàn bộ điện thoại IP. - Tất cả các ống và thang cáp chạy trong trục kỹ thuật xuyên tầng, trên trần giả được gắn nổi. Tất cả các ống và máng cáp chạy trên tường trong các phòng, nơi công cộng được đi chìm. - Các đoạn ống nhựa đi ngầm trong tường, cứ 10 – 12m đặt 01 hộp kỹ thuật để luồn cáp. - Toàn bộ vật tư thiết bị sử dụng cho mạng cáp đều đạt các tiêu chuẩn của ngành Bưu chính – Viễn thông. 3.4

HỆ THỐNG ÂM THANH CÔNG CỘNG.

3.4.1

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

Chức năng nhiệm vụ của hệ thống phát thanh công cộng: - Thông báo: Tin nội bộ, đọc bản tin, nhắn tìm người.... - Báo động khẩn cấp: Chức năng này có thể chủ động hoặc tự động phát thông báo khi: Cháy nổ, động đất, khủng bố, hoặc sự nguy hiểm nào đó cần phải hướng dẫn thoát hiểm. - Hệ thống truyền thanh này có một số tính chất và yêu cầu như sau: - Có thể thông báo tức thời đến một vùng hoặc nhiều vùng khác nhau. - Có thể ghép nối các hệ thống khác nhau như báo cháy, báo động...

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

12

- Có thể hoạt động ngay cả khi hệ thống điện trung tâm bị mất (khi kết nối với thiết bị UPS). - Hệ thống này được bố trí hệ thống loa công cộng, phân vùng trong toà nhà. Đầu vào âm thanh từ bộ trộn kèm khuyếch đại âm thanh sẽ được nối với một bộ điều khiển và chọn vùng âm, cho phép phát thanh các thông báo đến các khu vực khác nhau của toà nhà (có khả năng phân kênh). 3.4.2

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT. Các loa sẽ được lắp đặt theo sự phân chia của các khu vực quản lý thể hiện

trên bản vẽ mặt bằng. Cung cấp tại các phòng làm việc, phòng chức năng, khu vực hành lang. Dây tín hiệu loa chuyên dụng chống nhiễu loại 2x1,5mm² dẫn từ trung tâm phát thanh tới các loa được luồn trong ống, máng cáp, trên trần giả và trên thang cáp điện nhẹ xuyên tầng theo một trục kỹ thuật đồng nhất trong toà nhà. 3.5

HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH.

3.5.1

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ.

- Căn cứ vào số lượng và nhu cầu sử dụng chúng tôi lựa chọn giải pháp dùng hệ thống truyền hình cáp. - Đầu vào là tín hiệu cáp quang từ đài truyền hình địa phương. Các tín hiệu truyền hình này được đưa bộ phận giải mã, thông qua cơ sở hạ tầng mạng cáp truyền hình của bệnh viện: trục cáp TV, các tủ đấu nối, patch panel... truyền tín hiệu tới các khu vực đặt TV người xem có thể điều khiển lựa chọn các kênh truyền hình mà mình ưa thích theo danh sách các kênh truyền hình do trung tâm phát. - Cáp dẫn tín hiệu truyền hình RG và RG11, ổ cắm tín hiệu TV. 3.6

HỆ THỐNG CAMERA QUAN SÁT CCTV.

3.6.1

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ.

- Sử dụng toàn bộ camera Analog loại bán cầu và cố định - Hệ thống camera quan sát sử dụng cáp đồng trục để truyền tín hiệu. Tín hiệu camera các khu vực được đấu nối về trung tâm, thông qua hệ thống mạng cáp RG6, truyền tín hiệu về hệ thống máy chủ quản lý với ổ cứng dung lượng lớn và màn hình được bố trí tại phòng bảo vệ và cứu hỏa tại tầng 1. - Các khu vực được bố trí camera: Các sảnh thang máy nội bộ, các sảnh chính, sảnh chờ, các khu vực cửa vào ra thoát hiểm. 3.7 -

HỆ THỐNG GỌI Y TÁ Hệ thống gọi y tá được cung cấp nhằm mục đích liên lạc bệnh nhân gọi y tá hoặc

trong các trường hợp khẩn cấp.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

13

- Hệ thống gọi y tá nói chung bao gồm các nút gọi dạng bấm bố trí đầu giường bệnh nhân, các nút gọi có dây kéo dài ở khu vực vệ sinh và các panel đèn nhấp nháy ngoài hành lang, nút ấn hiện diện y tá tại lối vào phòng và hệ thống máy chủ hiển thị và điều khiển tại quầy y tá, phòng trực y tá. - Nút gọi tá cũng có thể lắp đặt tại các phòng chức năng như: phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu... nhằm mục đích liên lạc gọi nội bộ y tá và bác sĩ.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

14

CHƯƠNG 3.

HỆ THỐNG CẤP-THOÁT NƯỚC 1.

PHẠM VI CÔNG VIỆC - Thiết kế hệ thống cung cấp nước lạnh sinh hoạt. - Thiết kế hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. - Thiết kế hệ thống thoát nước thải bệnh viện. - Thiết kế hệ thống thoát nước mưa.

2.

CĂN CỨ PHÁP LÝ 2.1

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG :

- TCVN 4470: Bệnh viện đa khoa – hướng dẫn thiết kế. - Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0041 : 2005 : Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện quận, huyện. - Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Bộ Xây dựng. - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4513 -88) - QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD 332006 ) - Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474-87) - Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế ( TCVN 7957- 2008 ) - QCVN 28:2010/BTNMT - Nước thải Y tế - Chất lượng nước thải sinh hoạt ( TCVN 7222-2002 ) - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995) - Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI Tiêu chuẩn thiết kế. 2.2

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ :

- Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt. - Căn cứ vào thiết kế kiến trúc của Công trình. - Căn cứ theo báo cáo phương án và các thảo luận với chủ đầu tư.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

15

3.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT : 3.1

GIỚI THIỆU CHUNG.

3.1.1

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

a.

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC LẠNH SINH HOẠT.

- Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ mạng lưới đường ống nước sạch của khu vực (Theo tài liệu cơ quan chủ quản cung cấp). - Nước lạnh cho nhu cầu sinh hoạt được cấp cho các vị trí: Khu vệ sinh các phòng bệnh, khu bếp, khu giặt, cafe của khu dịch vụ, khu vệ sinh công cộng, khu văn phòng và các phòng chức năng của bệnh viện, … trong công trình. b.

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH (NƯỚC LẠNH).

- Hệ thống xử lý nước được đặt tại tầng trệt của tòa nhà để xử lý nước thô thành nước sạch trước khi phân phối đến thiết bị tiêu thụ như chậu rửa tay, chậu bếp, vòi rửa tay trong tòa nhà và và các phòng chức năng trong ệnh viện. - Xem sơ đồ nguyên lý tham khảo. Hệ thống xử lý cần thiết dựa theo thực tế phân tích mẫu nước tại công trình (tham khảo bản vẽ nguyên lý)… - Nước cấp cho các phòng yêu cầu chất lượng nước đặc biệt như phòng chạy thân sẽ được lắp đặt thiết bị xử lý riêng cho từng phòng. 3.1.2

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.

a

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT.

- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt là hệ thống thoát nước riêng, nước thoát cho các thiết bị phục vụ nhu cầu xí, tiểu (nước thải đen) được thoát theo đường ống riêng và nước thoát cho các thiết bị phục vụ nhu cầu tắm rửa (nước thải xám) được thoát theo đường ống riêng. - Nước thải đen được thu gom theo đường ống về bể phốt đặt ngầm công trình sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tự chảy ra hệ thống thoát nước khu vực. - Nước thải xám được thu gom theo đường ống về bể tự hoại và tự chảy ra bể điều hòa sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tự chảy ra hệ thống thoát nước khu vực. - Nước thải nhà bếp được thu gom theo đường ống về bể tách mỡ sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải. - Nước thải y tế được thu gom theo đường ống riêng và tự chảy ra bể điều hòa sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tự chảy ra hệ thống thoát nước khu vực.

b HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA. Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

16

- Nước mưa mái và nước mưa ban công được thu gom qua các phễu thu thoát về các ống đứng (bằng hệ thống đường ống riêng) cho thoát thẳng ra hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà. c HỆ THỐNG THÔNG HƠI. - Các bể phốt được thống hơi riêng từ bể phốt lên mái, ống thông hơi vượt mái 0.7 m. - Thông hơi cho thiết bị gồm ống thông hơi chính (ống đứng) thông hơi kết hợp cho cả ống đứng thoát nước thải đen và nước thải xám, ống thông hơi vượt mái 0.7 m. Và các ống thông hơi phụ được thông hơi cho tất cả các khu vệ sinh trong công trình. 3.2

THÔNG SỐ THIẾT KẾ.

3.2.1

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

Bảng thống kê nhu cầu cấp nước STT

Đối tượng dùng nước

Tiêu chuẩn

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho bệnh 250(lít/giường/n nhân nội trú g.đêm)

Ghi chú Theo TCVN 4513 -88

Nhu cầu cấp nước cho bệnh nhân ngoại 15(lít/người/ng.đ Theo TCVN 4513 trú, người nhà, bác sĩ, y tá, …. êm) -88 Nhu cầu cấp nước cho bếp

25(lít/người/bữa ăn)

Theo TCVN 4513 -88

Nhu cầu cấp nước cho y tế

15 m3

Gỉa thiết

Hệ thống thoát nước. - Các thông số tính toán cho hệ thống thoát nước được lấy theo hệ thống cấp nước sinh hoạt. 4.

-

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT. 4.1

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU KĨ THUẬT.

4.1.1

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

a

TÍNH TOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC.

Theo như đinh mức cấp thoát nươc nêu trên dung tích nhu cầu sử dụng nước của toàn bộ dự án sẽ được tính cụ thể như PHỤ LỤC III-1

b

PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

17

- Hệ thống đường ống cấp nước lạnh cho các điểm dùng nước trong công trình được thiết kế theo sơ đồ phân vùng cấp nước. - Nước sạch từ hệ thống thành phố được tự chảy vào bể chứa dự trữ đặt ngầm bằng ống DN100. Trên đường ống cấp nước vào bể được bố trí đồng hồ lưu lượng và các van khóa đảm bảo kỹ thuật. - Nước từ bể chứa nước được hệ thống bơm tăng áp kết hợp biến tần, bơm đến các điểm dung nước.. - Nhiệm vụ của biến tần là điều chỉnh tần số bơm phù hợp với như cầu sử dụng. - Để đảm bảo kỹ thuật, an toàn và tiện nghi trong quá trình sử dụng hệ thống sau này, trên hệ thống được bố trí các thiết bị: van khóa, van một chiều, van xả khí, các mối nối mềm, ……. - Ống cấp nước từ bơm tới các thiết bị dùng nước trong công trình dùng ống nhựa chất lượng cao PPR được sản xuất theo dây chuyền công nghệ châu Âu kể cả các phụ kiện đường ống như tê, côn, cút,… - Ống cấp nước đi ngầm từ bên ngoài dùng ống HDPE,….. được sản xuất theo dây chuyền công nghệ châu Âu kể cả các phụ kiện đường ống như tê, côn, cút,… - Toàn bộ các loại van (van một chiều, van khóa, van búa, van xả khí, van giảm áp, …) được lắp đặt trên hệ thống có chất liệu bằng đồng (hoặc hợp kim) hoặc gang tùy theo kích cỡ van, được sản xuất theo tiêu chuẩn: ISO 7259-1998; ISO 5752-1982; BS 5263-1986; Hoặc các tiêu chuẩn tốt hơn.

4.1.2

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.

a

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT.

- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt là hệ thống thoát nước riêng, nước thoát cho các thiết bị phục vụ nhu cầu xí, tiểu (nước thải đen) được thoát theo đường ống riêng và nước thoát cho các thiết bị phục vụ nhu cầu tắm rửa (nước thải xám) được thoát theo đường ống riêng. - Nước thải đen được thu gom theo đường ống ngang, trục đứng thoát nước về bể phốt đặt tại tầng hầm B3. Nước sau khi được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể phốt được đưa qua hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt cột B QCVN 28-2010 được bơm ra ngoài hệ thống thoát nước thành phố. - Nước thải xám được thu gom theo các đường ống ngang, ống đứng về tầng hầm B3 đưa qua hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt cột B QCVN 282010 được bơm ra ngoài hệ thống thoát nước thành phố.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

18

- Nước thải từ các chậu bếp được thu gom theo các đường ống ngang, ống đứng về tầng hầm đưa qua hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý đạt cột B QCVN 28-2010 được bơm ra ngoài hệ thống thoát nước thành phố. - Nước thải Y tế được thu gom theo đường ống riêng, được đưa về bể điều hòa trước khi đến trạm xử ly nước thải, nước sau khi được xử lý đạt cột B QCVN 282010 được bơm ra ngoài hệ thống thoát nước thành phố. - Tất cả đường ống thoát nước và phụ kiện đường ống thoát nước thải sinh hoạt (tự chảy) trong công trình dùng ống Upvc class 3. Các thiết bị đấu nối chuyển hướng dòng chảy có góc > 90oc. b

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

- Nước mưa mái và nước mưa ban công được thu gom qua các phễu thu thoát về các ống đứng (bằng hệ thống đường ống riêng) cho thoát thẳng ra hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà. - Phễu thu nước mái phải được gắn thiết bị chắn rác dạng cầu hoặc mặt phẳng, tùy thuộc vào từng vị trí phù hợp với kết cấu và mỹ thuật kiến trúc công trình để lựa chọn thiết bị phù hợp. - Tất cả đường ống thoát nước và phụ kiện đường ống thoát nước mưa trong công trình dùng ống Upvc Class 3. Các thiết bị đấu nối chuyển hướng dòng chảy có góc > 90oc. c

HỆ THỐNG THÔNG HƠI.

- Các bể phốt được thống hơi riêng từ bể phốt lên mái, ống thông hơi vượt mái 0.7 m. - Thông hơi cho thiết bị gồm ống thông hơi chính (ống đứng) thông hơi riêng cho ống đứng thoát nước thải đen, nước thải xám và nước thải y tế, ống thông hơi vượt mái 0.7 m. Và các ống thông hơi phụ được thông hơi cho tất cả các khu vệ sinh trong công trình. - Tất cả đường ống thông hơi và phụ kiện đường ống thông hới trong công trình dùng ống Upvc. 4.2

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT.

4.2.1

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

a

LƯU LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT CẦN THIẾT CẤP CHO TÒA NHÀ TRONG NGÀY DÙNG NƯỚC LỚN NHẤT.

Công thức áp dụng tính toán: QMAX = QSHMAX Trong đó:

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

19

* QSHMAX : Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt trong ngày dùng nước nhiều nhất được xác định theo công thức: QSH MAX = ∑qixni (m3/ng.đêm) = 75(m3/ng.đêm) (Các thông số về lưu lượng lấy theo bảng thống kê thông tin dự án đã nêu trên)  q i :Tiêu chuẩn dùng nước cho một đối tượng dùng nước cùng loại.  ni :Số đối tượng dùng nước cùng loại Lượng nước cần thiết cấp cho y tế ( giả thiết ): 15(m3/ng.đêm) Lượng nước cần thiết cấp cho cọ rửa vệ sinh: 0.5% QSH=0.4(m3/ng.đêm) Lưu lượng nước cần thiết cấp cho toà nhà trong ngày dùng nước lớn nhất. QMAX = QSHMAX = 90.4 (m3/ng.đêm)

bXÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KÍNH ỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT. - Vận tốc dòng chảy trong ống nước cấp chính và ống đứng bên trong toà nhà không vượt quá 1,5 đến 2.0 (m/s.) và ống nhánh nối với các thiết bị vệ sinh 2,5 (m/s.) Chọn đường kính ống dựa vào công thức : 4 xq  .v

d 

Trong đó: + q - lưu lượng nước (l/s). + v - vận tốc nước trong đường ống ( m/s ) + d - đường kính ống (mm) - Ống cấp nước và đồng hồ lưu lượng cấp cho công trình được chọn theo bảng 6 TCVN 4513:1988 Lưu lượng cho phép Kiểu đồng hồ đo nước

Cỡ đồng đo nước

Cánh quạt           Tuốc bin    

15 20 25 32 40 50 50 80 100

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

hồ

Lưu lượng lượng danh nghĩa Lưu Giới hạn lớn nhất ngày (m3/h) dưới (m3/h) (m3/ngày) 1 2 3 4 6 10 15 45 75

6 10 14 20 40 60 140 500 880

0.040 0.060 0.080 0.105 0.170 0.220 3.000 6.000 8.000 20

  160 2000 12.000 150   165 3400 18.000 200   410 5200 50.000 250 Ghi chú: - Đường kính đồng hồ bằng hay nhỏ hơn đường kính ống cấp nước một cỡ - Đường kính ống cấp vào công trinh; D = 80 mm - Cỡ đồng hồ: d = 80 mm c TÍNH DUNG TÍCH TOÀN PHẦN CỦA BỂ NƯỚC.  Bể chứa nước sinh hoạt Để đảm bảo an toàn cho việc cấp nước sinh hoạt liên tục cho toà nhà. Tư vấn thiết kế một bể chứa nước sinh hoạt dự trữ gồm ngăn nước thô và ngăn nước sạch.

Dung tích toàn phần của bể chứa nước sạch được xác định theo công thức: WBC = (WBCSH + Whvac ) (m3) Trong đó:  WBC - Dung tích bể chứa nước sinh hoạt (m3)  Whvac – Dung tích bể cho hệ lạnh  Qngày.max 

Lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước lớn nhất (m3/ngày)

Dung tích toàn phần của bể chứa nước sạch WBC = 90.4 = 91 (m3)  Chọn xây bể gồm: phần nước thô cho sinh hoạt sạch sau xử lý 91m3. 4.2.2

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.

a

LƯU LƯỢNG NƯỚC THÀI SINH HOẠT NGÀY DÙNG NƯỚC LỚN NHẤT.

Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong nhà được xác định theo công thức sau: q= qc ( m3/ngày). Trong đó: qc: Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà (m 3/ngày) xác định theo tiêu chuẩn: Cấp nước bên trong. (bao gồm nước thải tắm rửa+ nước thải phân tiểu). q= qc = 50 ( m3/ngày). Tính toán đường kính ống đứng của hệ thống thoát nước vệ sinh: Đường kính ống đứng được xác định tuỳ theo lưu lượng nước thải và góc tạo bởi ống nhánh nối với ống đứng theo cùng tầng được lấy theo mục 6.8 của TCVN 4474-1987 hoặc theo đương lượng thoát nước lấy theo Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình. Đường kính ống đứng cần chọn không nhỏ hơn đường kính lớn nhất của ống nhánh nối với ống đứng. Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

21

Vận tốc dòng chảy trong ống thoát nước vệ sinh tối thiểu là 0,6 m/s để tự làm sạch ống. b

TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

 Công suất bể xử lý nước thải được lấy bằng 0,8%Qsh = 50 m3/ngđ. Chọn bể có công suất là (60 m3/ngđ)  Tính toán bể tự hoại: W = 0.75Q+4.25 W: dung tích bể tự hoại. Q: công suất thoát nước, Q=49.25 (m3/ngày). Vậy W = 49.25 m3 Chọn xây bể 50m3  Tính toán bể tách mỡ: W = a*N*t*k a = tiêu chuẩn thải nước, a=25 l/bữa. N: số lượng đối tượng thải trong 1 giờ dùng nước lớn nhất, N=150 người. t : thời gian lưu nước trong bể, t=2h k : hệ số, k=2,5 W =25*150*2*2,5 = 18.75 m3 Chọn bể 20m3.

c

TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA.

 Hệ thống thoát nước mưa mái - Tính toán lưu lượng thoát nước mưa mái: Lượng nước mưa mái được xác định theo công thức: Q = K x F.q5 / 10000 Trong đó:  Q : Lưu lượng nước mưa mái (l/s).  F : Diện tích thu nước mưa (m2).  F= Fmái + 0,3 FTƯƠNG  Fmái :

Diện tích hình chiếu của mái (m2).

 FTƯƠNG: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m2)  K:

Hệ số lấy bằng 2

 q5:

Cường độ mưa (l/s ha ) tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút

và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm ( p=1 năm). Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

22

- Tính toán đường kính phễu thu và đường kính ống đứng thoát nước mưa mái: Đường kính phễu thu và ống đứng thoát nước mưa mái được xác định dựa vào lưu lượng tính toán cho 1 phễu thu hoặc cho một ống đứng với giá trị không vượt trị số ghi trong bảng 9 trang 17 của TCVN 4474-1987 - Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa mái: Số lượng ống đứng thu nước mưa mái cần thiết được xác định theo công thức: nố. đ  Q/ q ố.đ Trong đó:  nố. đ : Số lượng ống đứng  Q:  q

ố.đ

Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái ( l/s ) : Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa mái theo bảng 9

trang 17 của TCVN 4474-1987 . Bảng tính toán ống thoát nước mưa:

Diện tích,F (m²)

Vị trí

Cường độ mưa q5 (l/s.ha)

Lưu lượng nước mưa Q (l/s)

Hệ số K

Đường kính ống tính toán D (mm)

Lưu lượng phục vụ tối đa cho phiểu thu,qott (l/s )

Số lượng phiểu tính toán, Ntt

Số lượng ống chọn, Nc

Ghi chú

Tầng mái

423

496

2

42

100

20

2

3

 

Tầng mái

824

496

2

82

100

20

4

4

Tầng sân thượng

682

496

2

68

100

20

4

4

Đường kính ống tính toán D (mm)

Lưu lượng phục vụ tối đa cho ống,qott (l/s )

Số lượng ống tính toán, Ntt

Số lượng phiểu chọn, Nc

Ghi chú  

 

Bảng tính toán ống phễu thu nước mưa:

Vị trí

Diện tích,F (m²)

Cường độ mưa q5 (l/s.ha)

Hệ số K

Lưu lượng nước mưa Q (l/s)

Tầng mái

423

496

2

42

100

12

4

4

Tầng mái

824

496

2

82

100

12

7

7

Tầng sân thượng

682

496

2

68

100

12

6

6

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

 

23

Dựa vào công thức trên tư vấn tính toán số lượng ống đứng thoát nước mưa yêu cầu cho tầng mái là 6 ống DN100, số phễu thu là 11 phễu DN100. Số lượng ống đứng thoát nước mưa cho mái tầng sân thượng là 4 ống DN100, số phễu thu là 6 phễu DN100  Các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu cho hệ thống thoát nước: - Hệ thống thoát nước phải đảm bảo hoạt động không bị tắc nghẽn, gây ứ đọng cho công trình và khu vực. - Nước thải và các chất thải khác phải được thông thoát đảm bảo không rò rỉ ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước và các bề mặt xung quanh. - Đảm bảo độ dốc tối thiểu của đường ống thoát nước theo tiêu chuẩn quy định. - Đảm bảo hệ thống thoát hơi tốt cho ống đứng và thiết bị. - Bơm nước thải là loại bơm chìm, được sản xuất bằng chất liệu thép không gỉ AISI 304 (hoặc hợp kim), sản xuất theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 9006-1994; Hoặc các tiêu chuẩn tốt hơn. - Đường ống thoát nước sinh hoạt sử dụng ống UPVC, được sản xuất bằng chất liệu nhựa chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4422-1996 (TCVN 61512002); Hoặc các tiêu chuẩn tốt hơn. - Đường ống thoát bơm sử dụng ống thép đen (hoặc thép tráng kẽm), được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM-A53 (đối với ống thép đen); Tiêu chuẩn BS 1387-1995 (đối với ống thép tráng kẽm); Hoặc các tiêu chuẩn tốt hơn. - Toàn bộ các loại van (van một chiều, van khóa, van búa, van xả khí, van giảm áp, …) được lắp đặt trên hệ thống có chất liệu bằng đồng (hoặc hợp kim), được sản xuất theo tiêu chuẩn: ISO 7259-1998; ISO 5752-1982; BS 5263-1986; Hoặc các tiêu chuẩn tốt hơn.

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

24

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ

Chương 4:

1. Thông số thiết kế và tiêu chuẩn tham chiếu 1.1 Tiêu chuẩn tham chiếu. -

TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế.

-

TCXD 175: 2005 Mức ồn cho phép trong công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết

kế. -

TCVN 6160: 1996 Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.

-

Quy chuẩn về an toàn sinh mạng: 05 – 2008 /BXD.

-

Quy chuẩn 09-2013/BXD.

-

TCXD 232 : 1999 - Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh. Chế tạo,

lắp đặt và nghiệm thu. -

TCVN 2622-1995 “phòng chống cháy cho nhà ở và công trình” tiêu chuẩn thiết kế.

-

TCXDVN 306-2004 Nhà ở và công trình công cộng – các thông số vi khí hậu trong

phòng. -

QC 06/2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công

trình. -

Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi ấm Mỹ

(ASHRAE handbooks -

Tiêu chuẩn Anh BS5588-1998: Phòng cháy chữa cháy cho công trình (áp dụng

để thiết kế lắp đặt, thử nghiệm hệ thống thông gió phòng cháy tăng áp cầu thang bộ). -

Lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa không khí (NFPA 90A).

-

52 TCN-CTCYT 38 Phòng mổ bệnh viện đa khoa

-

TCVN 4470-2012: Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế. 1.2 Thông số đầu vào. Thông số nhiệt độ và độ ẩm được tính theo TCVN 5687-2010 -

Thông số nhiệt độ và độ ẩm ngoài nhà: DB

Vị trí dự án

STT 1 2

Côn Đảo

Mùa

RH [ % ]

[0 C]

Enthalpy [kJ/ kg]

Ghi chú/ Remark

Mùa Hè

36.8

56

94.05

TCVN 5687-2010

Mùa Đông

19.6

86.1

50.98

TCVN 5687-2010

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

25

-

Thông số nhiệt độ và độ ẩm trong phòng:

STT

Khu vực

Nhiệt đ ộ

Độ

[oC]

[%]

ẩ Tiêu chuẩn áp dụng m  

Ý kiến Chủ đầu tư

Ghi c h ú

 

 

1

Điều trị tích cực

22±1

60±5

TCVN 4470-2012

 

 

2

Phòng xét nghiệm ( labs), Xquang, siêu âm

23±1

60±5

TCVN 4470-2012

 

 

3

Chẩn đoán hình ảnh

23±1

60±5

TCVN 4470-2012

 

 

4

Phỏng mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn

23±1

65±5

TCVN 4470-2012

 

 

5

Gây mê, hành lang sạch

23±1

60±5

TCVN 4470-2012

 

 

6

Lamina Hot, ICUs

22±1

55±5

TCVN 4470-2012

 

 

7

Văn phòng không gian tương tự văn phòng

23±1

60±5

TCVN 5687-2010

 

 

8

Reception

25±1

60±5

TCVN 5687-2010

 

 

9

Phòng bệnh

23±1

60±5

TCVN 5687-2010

 

 

10

Phòng ăn

24±1

60±5

TCVN 5687-2010

 

 

STT

Thông số mật độ người và tính toán thông gió. Khu vực

Mật độ ngườ i

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

Số lần luô n chu yển khô ng

Lưu lư ợn g kh í tư

Tiêu chuẩn áp dụng

Ý kiếnGhi chú C   h ủ đ ầ u

26

khí/ giờ

[m2/người]

[Lần/h]

ơi t ư

[m3/h. ng ư ời]

 

1

Điều trị tích cực

5

12

-

TCVN 44702012

 

2

Phòng xét nghiệm (labs), Xquang, siêu âm

5

4

-

TCVN 44702012

 

3

Chẩn đoán hình ảnh

5

8

-

TCVN 44702012

 

 

4

mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn

5

20

-

TCVN 44702012, TCVN 56872010

5

Gây mê, hành lang sạch

5

10

-

TCVN 44702012

 

6

Lamina Hot, ICUs

 

20

-

TCVN 44702012

 

10

-

25

TCVN 56872010

 

 

-

25

TCVN 56872010

 

Phỏng

Văn 7

phòng không gian tương tự văn phòng

8

Reception

9

Phòng bệnh

10

-

40

TCVN 56872010

 

10

Phòng ăn

1

-

24

TCVN 56872010

 

11

Khu vệ sinh chung, thay đồ

-

15

-

TCVN 56872010

 

12

Vệ sinh cá nhân

-

10

-

TCVN 56872010

 

* Quạt 2 tốc độ, tốc độ thường khi hoạt động bình thường và tốc độ cao khi có cháy.

-

Tính toán hệ thống hút khói hành lang tuân theo TCVN 5687-2010 phụ lục L Tăng áp cầu thang tuân theo BS5588-2004 & TCVN 5687:2010 & QCVN 06:2009

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

27

2.

Đề xuất phương án

2.1

Phương án điều hòa

a. Hệ thống điều hòa hai mảnh kết hợp với hệ thống điều hòa VRV. Phương án này chúng tôi sử dụng các dàn nóng đặt trên mái đề giải nhiệt và các FCU/AHU ở trong không gian cần điều hòa. Ưu điểm của hệ thống: -

Vận hành dễ dành, hệ thống gọn nhẹ, Điều chỉnh tải lạnh linh hoạt, tiết kiệm điện năng, Tiết kiệm được không gian kỹ thuật,

Nhươc điểm của hệ thống: -

2.2

Chi phí đầu tư ban đầu đắt, Mỗi cụm máy được nối với dàn lạnh trong nhà bằng các ống dẫn môi chất nên việc cải tạo, tăng công suất sử dụng là rất khó khăn, Năng suất lạnh sẽ giảm khi độ chênh giữa dàn nóng và dàn lạnh càng cao Không điều chỉnh được độ ẩm và nhiệt độ đổi với những phòng có yêu cầu cao như phòng mổ, phòng ICU.

Hệ thông hút mùi vệ sinh

Phương án thông gió khu vệ sinh như sau: -

2.3

Đối với khối các phòng bệnh phía trên thì chúng tôi hút trong khu vệ sinh vào trục kỹ thuật,rồi lên mái.

Hệ thống cấp khí tươi cho bệnh viện Chúng tôi chia ra làm 2 phần :

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

28

+ Cấp gió tươi cho hành lang và cấp gió tươi cho các khu vực khác + Hệ thống cho phòng mổ và khu vực cách ly và ICU + 1 AHU cho 1 phòng mổ + 1 AHU cho khu vực cách ly + 1 AHU cho khu vực ICU

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

29

Chương 6 :

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 1.

BẢNG TÍNH HỆ THỐNG ĐIỆN

2.

BẢNG TÍNH HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

3.

BẢNG TÍNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ

Thuyết minh Thiết kế cơ sở Hạng mục: Hệ thống Cơ điện

30