Phuc Chat 10H 2-Đã Chuyển Đổi [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

PHỨC CHẤT I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm: * Phức chất: là hợp chất phức tạp được tạo thành từ ion phức và ion trái dấu (hoặc các phân tử trung hoà). * Ion phức: thường được hình thành bởi cation kim loại (thường là các ion kim loại chuyển tiếp) liên kết với các ion trái dấu hoặc phân tử có cực. Trong phức chất ion phức được đặt trong dấu []. Vd: [Ag(NH3)2]Cl; ion phức là [Ag(NH3)2]+ 2. Thành phần: Về thành phần cấu tạo, một phân tử phức chất bao gồm 2 phần: 1- Cầu nội : gồm có chất tạo phức và phối tử. Số phối tử trong cầu nội gọi là số phối trí của phức chất. Cầu nội được viết trong dấu móc vuông a) Chất tạo phức có thể là ion hay nguyên tử và được gọi là nguyên tử trung tâm - Cầu nội của phức chất có thể là cation VD: [Al(H2O)6]Cl3; [Zn(NH3)4]Cl2; … - Cầu nội của phức chất có thể là anion: VD: H2[SiF6] ; K2[Zn(OH)4] ; ….. - Cầu nội của phức chất có thể là phân tử trung hoà về điện, không phân li trong dung dịch VD: [Co(NH3)3Cl3], [Ni(CO)4] b) Phối tử - Phối tử có thể là anion: F-, Cl-, I-, OH-, CN-, SCN-, NO2-, S2O32-, EDTA, …. - Phối tử có thể là phân tử: H2O, NH3, CO, NO, piriđin, etylenđiamin, …. Dựa vào số phối trí mà một phối tử có thể tạo thành xung quanh nguyên tử trung tâm mà có thể chia phối tử thành phối tử một càng và phối tử nhiều càng + Phối tử một càng chỉ có thể tạo một liên kết phối trí với nguyên tử trung tâm VD: H2O, NH3, … + Phối tử hai càng, ba càng,… là phối tử có thể tạo hai, ba,… liên kết phối trí với nguyên tử trung tâm VD: H2N-CH2-CH2-NH2 là phối tử 2 càng 2- Cầu ngoại là phần ion đối nằm ngoài liên kết với cầu nội 3-Độ bền của phức phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử trung tâm và phối tử 4- Tên gọi của phức chất Gồm tên của cầu nội và cầu ngoại a) Tên gọi của cầu nội gồm có: số phối tử + tên phối tử là anion+số phối tử và tên của phối tử là phân tử trung hoà, tên của nguyên tử trung tâm và hoá trị * Số phối tử: - để chỉ số phối tử một càng nguời ta dùng các tiếp đầu ngữ: đi, tri,…. - để chỉ số phối tử nhiều càng người ta thường dùng các tiếp đầu ngữ: bis, tris, tetrakis, pentakis,…. * Tên phối tử: - Nếu phối tử là anion, người ta lấy tên của anion và thêm đuôi o ; F- : Floro Cl-: cloro Br-: Bromo I: Iođo 222NO2 : nitro SO3 : sunfito S2O3 : tiosunfato C2O4 :oxalato CO32-: cacbonato OH-: hiđroxo CN-: xiano SCN-: tioxianato - Nếu phối tử là phân tử trung hoà, người ta lấy tên của phân tử đó: C2H4: etilen C5H5N: pyriđin CH3NH2: metylamin H2N-CH2CH2-NH2: etylenđiamin C6H6: benzen - Một số phối tử trung hoà được đặt tên riêng: H2O: aqua NH3: ammin CO: cacbonyl NO: nitrozyl * Tên nguyên tử trung tâm và hoá trị: - Nếu nguyên tử trung tâm ở trong cation phức, người ta lấy tên của nguyên tử đó kèm theo số La Mã viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ hoá trị hay số oxi hoá khi cần - Nếu nguyên tử trung tâm ở trong anion phức, ta lấy tên của nguyên tử đó kèm theo đuôi –at và kèm theo số La Mã viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ hoá trị hay số oxi hoá, nếu phức chất là axit thì thay đuôi –at bằng đuôi –ic. VD: [Co(NH3)6]Cl3 : hexaammincoban(III) clorua [Cr(NH3)6]Cl3: hexaammincrom(III) clorua [Co(H2O)5Cl]Cl2: cloropentaaquacoban(III)clorua

[Cu(H2N-CH2-CH2-NH2)2]SO4: bisetylenđiamin đồng(II) sunfat Na2[Zn(OH)4]: natri tetrahiđroxozincat K4[Fe(CN)6] : kali hexaxianoferat(II) K3[Fe(CN)6] : kali hexaxianoferat(III) H2[SiF6]: axit hexaflorosilicic * số phối tử: - Phối tử 1 càng dung tiếp đầu ngữ: đi, tri, tetra; penta, hexa…tương ứng với 2, 3, 4, 5, 6… - Phối tử nhiều càng dung tiếp đầu ngữ: bis; tris; tetrakis; pentakis; hexakis…tương ứng với 2, 3, 4, 5, 6… * Tên phối tử: - Nếu phối tử là anion: tên anion + “o” Ffloro S2O32Tiosunfato 2Cl cloro C2O4 Oxalato Brbromo CO32Cacbonato I iođo HO Hiđroxo NO2 nitro CN Xiano ONOnitrito SCNTioxianato 2SO3 sunfito NCS Isotioxianato - Nếu phối tử là phân tử trung hoà: tên của phân tử đó: C2H4: etylen; C5H5N: pyriđin; CH3NH2: metylamin… - Một số phân tử trung hoà có tên riêng: H2O: aqua; NH3: ammin; CO: cacbonyl; NO: nitrozyl Chú ý: tên phối tử trong phức: gọi tên theo trình tự chữ cái của anion rồi đến phối tử trung hoà. 1. Cation phức: phức chất với cầu nội là ion dương: Số phối trí + tên phối tử + tên ion trung tâm (hoá trị) + tên cầu ngoại Vd: [Ag(NH3)2]Cl: điamminbạc(I) clorua [Cu(NH2CH2CH2NH2)2]SO4: bisetylenđiamin đồng (II) sunfat [Co(H2O)5Cl]Cl2: cloropentaaquacoban(III) clorua 2. Anion phức: phức chất với cầu nội là anion: Tên cầu ngoại + số phối tử + tên phối tử + tên ion trung tâm“at” (hoá trị) (tên latinh) K3[Fe(CN)6]: Kali hexaxianoferat (III) Na[Al(OH)4]: Natri tetrahiđroxoaluminat (III) 3. Phức trung hoà: Gọi tương tự như cation phức nhưng tên ion trung tâm thì gọi theo tên latinh: [Pt(NH3)2Cl2] điclođiamminplatin (II) [Co(H2O)4Cl2] điclotetraaquacobant (II) Bài 1. Phân tích thành phần và gọi tên các phức chất sau: K3[Fe(SCN)2C2O4NO2Cl],[Coenpy2BrCl]Cl,[Cr2(NH3)4(C2O4)2(NH2)2], [CoEn(NH3)2(NO2)2]NO3, K3[Fe(SO4)2Cl2], [Co2En2(NH3)4(OH)2](OH)4 K4[Mn(SCN)2(NO2)2BrCl], [PtpyNH3CNBr], [Pt2En2(OH)2Cl4]Cl2. Bài 2. Viết công thức của các phức sau: Diclorobis(etylendiamin)coban(II)monohydrat, Hexacacbonylcrom(0), Iondiclorocuprat(II), Sulfatopentaammincoban(III) bromua, Natri bisthiosunfatoargenat(I), Tetraaquadiclorocrom(III) clorua, Natri hexanitrocobantat(III), Pentaaquathioxinato-N-sắt(II)sunfat, Tetraammindinitrocrom(III)diammintetranitrocromat(II) Bài 3. Viết công thức của các phức sau : 1) Diammin tricloro hidroxo platin ; Diammin tricloro hidroxo platin(IV) ; 2) Diaquơ tetraammin Coban(III) Clourua ; 3) Diaquơ tetraammin Cobanti Clourua ; Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 4) Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 5) Hexaammin Cobant(III) hexaxiano Cobantua(III) ; 6) Hexaammin Cobanti hexaxiano Cobantiat ;

7) Hexaaquơ Crom(III) Bromua ; Hexaaquơ Cromi Bromua ; 8) Hexaaquơ feri Clorua ; Hexaaquơ fero Clorua ; 9) Hexaaquơ sắt(II) Clorua ; Hexaaquơ sắt(III) Clorua ; 10) Hexapyridin platin(IV) hexacloro platinat(II) ; 11) Hexapyridin platine hexacloro platinoat ; 12) Kali hexaxiano Cuprat(II) ; Kali hexaxiano Cuproat ; Bài 4. Gọi tên các phức chất sau theo danh pháp quốc tế: a) [Co(NH3)4(H2O)2]Cl3 ; [Cr(H2O)6]Br3 ; [Fe(H2O)6]Cl3 ; [Fe(H2O)6]Cl2 b) K4[Cu(CN)6] ; K4[Mo(CN)8] ; K4[Fe(CN)6] ; K3[Fe(CN)6] c) [Co(NH3)3(NO3)3]0 ; [Ni(CO)4]0 ; [Pt(NH3)2Cl3(OH)]0 ; [Co(H2O)4Cl2]0 d) [PtPy6][PtCl6]2 ; [Co(NH3)6][Co(CN)6] III. GIẢI THÍCH LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT: * Thuyết liên kết hoá trị: 1. Luận điểm: Liên kết hoá học hình thành trong phức chất được thực hiện bởi sự xen phủ giữa AO chứa cặp e riêng của phối tử với AO lai hoá trống có định hướng không gian thích hợp của hạt trung tâm. 2. Một số trường hợp lai hoá: Dạng lai hoá Dạng hình học Một số ion trung tâm sp đường thẳng Ag+; Cu+… sp3 tứ diện Fe3+; Al3+; Zn2+; Co2+; Ti3+… dsp2 vuông phẳng Pt2+; Pd2+; Cu2+; Ni2+; Au3+… 2 3 3 2 d sp hoặc sp d bát diện Cr3+; Co3+; Fe3+; Pt4+; Rh3+… 3. Cường độ của phối tử: - Các phối tử có tương tác khác nhau đến ion trung tâm, nó ảnh hưởng đến trạng thái lai hoá của ion trung tâm và từ tính của phức. Khả năng tương tác của các phối tử được xếp theo trình tự sau: I-