KTHĐ SBT C3 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

B. Lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất 1. c. Chọn mẫu trọng điểm trên cơ sở hiểu biết và kinh nghiệm phán đoán của KTV. Vì trong trường hợp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thì càn cân nhắc thận trọng các yếu tố: Mức cốt yếu (hệ trọng), rủi ro quản lý và lợi ích kiểm toán cùng khả năng kiểm toán 2. a. GT: thông thường mỗi cơ quan hoặc tổ chức kiểm toán đều đưa ra mục tiêu kiểm toán trong văn bản chính thức về kế hoạch kiểm toán năm hoặc trong một quyết điịnh cụ thể về KTHD 3. b. GT: Trong tất cả mọi TH, dù ở mức liên kết hay chỉ có yếu tố của KTHD, phần KTHĐ vẫn cần thực hiện theo trình tự của mỗi hoạt động, mỗi nghiệp vụ (ngược với trình tự kiểm toán tài chính) 4. a 5. d 6. d 7. d 8. d. Các trắc nghiệm tuân thủ nhằm xác nhận việc mô tả đã nắm được các trình tực ông việc chủ yếu và khớp đúng với trình tự áp dụng tại đơn vị. Trắc nghiệm tuân thủ có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Quan sát trực tiếp; Quan sát sau sự việc; Xác nhận miệng, 9. a. Có thể sử dụng lưu đồ cho các bước công việc hoặc các cẩm nang hay sổ tay theo dõi trình tự công việc. 10. d C. Đúng/sai; giải thích 1. Sai. Trong giai đoạn kết thúc, KTV cần trao đổi với đơn vị kiểm toán về các phát hiện kiểm toán, thống nhất các kết luận và kiến nghị hoặc những thông tin cần bổ sung 2. Sai. Khi thực hiện kế hoạch kierm toán hoạt động, đsnh giá tính hiệu lực thì KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán 3. Đúng. Nguyên nhân là do tính chất và mục tiêu của loại hình KTHĐ 4. Sai. Các cuộc KTHĐ có quy mô kiểm toán khác nhau thì sẽ có sự khác biệt đáng kể về giai đoạn lập kế hoạch 5. Đúng. Vì KTHD là một loại hình hoạt động kiểm toán 1

6. Sai. Vì KTHĐ được tổ chức tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động là: kinh doanh, hành chính và sự nghiệp. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể thuộc hàng chính hoặc sự nghiệp 7. Đúng. Vì khi thành lập đoàn/tổ kiểm toán để thực hiện KTHĐ cần quan tâm đến tính chuyên môn hóa của đoàn/tổ trên hai khía cạnh: Kinh nghiệm và kỹ năng của kiểm toán viên theo từng lĩnh vực; Yêu cầu về trình độ và cơ cấu của của đội ngũ chuyên gia 8. Sai. Vì tính đa dạng, phong phú của đối tượng và mục tiêu KTHD nên trong mỗi cuộc kiểm toán cần phải xác định vấn đề trọng tâm kiểm toán 9. Đúng 10. . Sai.Vì tùy theo yêu cầu kiểm toán của nhà quản lý mà thực hiện kiểm toán toàn bộ hay kiểm toán trọng điểm bất kể hoạt động quy mô lớn hay nhỏ. D. Lựa chọn phương án đúng 1. a,c,d 2. a,b,c 3. c,d 4. a,b, 5. a,b,c 6. b,c 7. a,b,c 8. a,b,c 9. a, d,e 10. a,b,c 11.a,b,c 12. a,b 13. a,c,d 14. a,b,d E. Sắp xếp 1. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c; 5-e 2

2. 1-a; 2-b; 3-d; 4-c; 5-e F. Bài tập Bài số 1: i. Khâu quan trọng nhất: Kế toán tổng hợp. Vì kế toán tổng hợp thực hiện công việc ghi nhận và tập hợp các chứng từ gốc liên quan đến giao dịch mua hàng - trả tiền, sau đó ghi chép các nghiệp vụ vào tài liệu và sổ sách kế toán đến cuối kì khóa sổ và thực hiện lập các báo cáo tài chính. Do đó, khi kế toán tổng hợp thực hiện thiếu hoặc nhầm các nghiệp vụ thì sẽ dẫn đến sai sót lớn trong báo cáo. ii. Các bước Xác định nhu cầu và lập đơn đặt hàng

Thủ tục Thu thâp thông tin về đơn đặt hàng: loại hàng, số lượng, đơn giá... Duyệt mua Phỏng vấn, làm việc trực tiếp với trưởng phòng Tìm nhà cung cấp và gửi đơn đặt hàng Thu thập thông tin về nhà cung cấp Tiếp nhận hàng Xác định trọng tâm cần kiểm toán Kế toán tổng hợp Theo dõi, phân tích các trình tự công việc và các nghiệp vụ trọng yếu. Kế toán khoản phải trả Theo dõi, phân tích các trình tự công việc và các nghiệp vụ trọng yếu. Trả tiền Theo dõi, phân tích các trình tự công việc và các nghiệp vụ trọng yếu. Bài số 2: Báo cáo kiểm toán hoạt động do bộ phận kiểm toán nội bộ công ty thực hiện theo trình tự là: 2 – 1 – 3 – 8 – 4 – 5 – 6 – 7 Trình bày báo cáo lại theo thứ tự ta có: Đối tượng kiểm toán I. BÁO CÁO TÓM TẮT 1. Giới thiệu chung 2. Cơ sở của đợt kiểm toán nội bộ 3. Mục tiêu và phạm vi 3

4. Tóm tắt các phát hiện II. NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC PHÁT HIỆN 1. … Phát hiện Ảnh hưởng Nguyên nhân Dẫn chiếu Khuyến nghị/kế hoạch khắc phục 2. … III. THEO DÕI THỰC HIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN Bài 3: Lĩnh vực

Mục tiêu kiểm toán

Tiêu thức

a. Tính chính xác Soát xét và nhận Nhóm tiêu chí đánh của những ghi chép định hiệu lực quản giá hiệu lực quản trị thường xuyên trị nội bộ nội bộ ( mức kiểm soát được đầy đủ thông tin chứng từ vào sổ) b. Mua sắm những Xem xét và đánh giá Nhóm tiêu chí đánh chi tiết và nguyên tính tiết kiệm của giá tiết kiệm (sức sản vật liệu việc mua sắm xuất và sức sinh lời của nguyên vật liệu) c. Hiệu lực của Soát xét và nhận Nhóm tiêu chí trong kiểm soát hàng tồn định của kiểm soát đánh giá hiệu lực kho nội bộ hoạt động quản trị nội bộ (mức hiệu lực của kiểm soát hàng tồn kho) d. Kiểm soát sản Nghiên cứu và nhận Nhóm tiêu chí loại I phẩm hỏng và phế định hiệu năng quản – mức đảm bảo liệu lí nguồn lực trong đánh

Tiếp cận Trắc kiểm toán nghiệm kiểm toán Thử Trắc nghiệm nghiệm cơ bản đạt yêu cầu

Thử nghiệm cơ bản

Trắc nghiệm phân tích

Thử Trắc nghiệm nghiệm kiểm soát công việc

Thử Trắc nghiệm nghiệm kiểm soát công việc 4

giá hiệu năng quản lí. Bài 4: a, Những yếu tố chủ yếu của cuộc kiểm toán hoạt động trong trường hợp trên là: - Đối tượng kiểm toán: hoạt động cung ứng của công ty. - Mục tiêu: đánh giá hiệu lực của quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lí trong hoạt động cung ứng của công ty. - Phạm vi thực hiện: bộ phận cung ứng - Phương pháp: vận dụng kết hợp các phương pháp thống kê, dự báo... hình thành các trắc nghiệm. - Quy mô: nhỏ - Chủ thể kiểm toán: kiểm toán nội bộ - Kết quả kiểm toán: được trình bày trên biên bản hoặc báo cáo kiểm toán nộp cho nhà quản lí đơn vị. b, Khác nhau KTHĐ đặc biệt Mục tiêu Do yêu cầu của ban quản lý, hướng kiểm toán đến tình huống sai sót, gian lân, vi phạm các quy định, thủ tục,.. trong quá trình thực hiện hoạt động hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động một chức năng nào đó,.. mà thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán này không được báo trước Phạm vi, Không được xác định trước trong kế đối tượng, hoạch kiểm toán năm, vẫn cần và có khách thể thể kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh, … Thời gian Phụ thuộc vào ban quản lý

KTHĐ có tính định kỳ Gắn liền với các kế hoạch , các lịch trình kiểm toán mà khách thể kiểm toán đã được biết trước và cần phải chủ động lên chương trình để thực hiện

Đã xác định trước trong kế hoạch kiểm toán năm hoặc trong một quyết định cụ thể về kiểm toán hoạt động Theo từng kì kế toán (hàng năm,..)

5

c, Các bước thực hiện: B1: Lập kế hoạch kiểm toán: - Tìm hiểu hoạt động được kiểm toán tại đơn vị: + Thu thập thông tin về đơn vị và hoạt động cung ứng trong đơn vị: công ty đã có kinh nghiệm về phát triển nhanh từ việc mở rộng những dòng sản phẩm khác nhau và việc mua lại một số công ty con, công ty có quan hệ với nhiều nhà cung cấp… + Trao đổi với lãnh đạo những vấn đề đặt ra và tiếp nhận những thông tin chung về đơn vị, sau đó là tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo của hoạt động cung ứng để tiếp nhận thông tin về đối tượng kiểm toán. + Tham quan nơi diễn ra hoạt động cung ứng để có nhận thức rõ hơn tính chất của các vấn đề • Nhóm kiểm toán có được hiểu biết sâu về các hoạt động cụ thể trong cung ứng của công ty. - Thu thập tài liệu: tiếp cận các tài liệu về quản lý và điều hành trong hoạt động cung ứng đơn vị cần cho công việc kiểm toán, nghiên cứu các vấn đề đã nêu trong báo cáo kiểm toán lần trước (nếu có) ... - Tổng hợp việc nghiên cứu và lập kế hoạch kiểm toán + Lĩnh vực phải đi sâu: chức năng cung ứng + Xây dựng kế hoạch kiểm toán: đi sâu vào lĩnh vực, tính chất công việc và người phụ trách. B2: Thực hiện kiểm toán: - Nghiên cứu kiểm soát quản trị nội bộ + Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng: phân cấp quản lí trong hoạt động cung ứng, quan hệ giữa bộ phân cung ứng với những bộ phận khác, thống nhất quản lí hoạt động cung ứng, địa vị pháp lí của người phụ trách hoạt động cung ứng (Có thể sử dụng các lưu đồ cẩm nang hay sổ tay theo dõi trình tự công việc). + Đánh giá quản trị tác nghiệp hoạt động cung ứng: nhu cầu vật liệu, hàng hóa; xét duyệt yêu cầu mua; lựa chọn nhà cung cấp (ở đây công ty đã chọn nhiều nhà cung cấp, một mặt

6

hàng mà có nhiều nguồn cung, số lượng nhà cung cấp quá lớn); theo dõi đơn hàng từ đặt hàng đến thực hiện đơn hàng ( số lượng cung ứng hàng hóa đã tăng lên). + Có thể sử dụng các lưu đồ cẩm nang hay sổ tay theo dõi trình tự công việc: thấy rõ được sự tăng lên của các nhà cung cấp, tăng số lượng nguồn cung cấp, … + Theo dõi khoản giao dịch trọng yếu bằng cách kết hợp phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với áp dụng trắc nghiệm chi tiết về sự tuân thủ: ở đây cụ thể là các giao dịch cung ứng hàng hóa tăng lên, … + Đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ: rà soát từ đầu đến cuối để rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ trong hoạt động cung ứng thông qua việc: số lượng nhà cung cấp của một nguồn hàng tăng lên, tăng số lượng nguồn cung cấp của các yếu tố mua sắm duy nhất. - Đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý hoạt động cung ứng Sau khi đã có nguồn thông tin đầy đủ và tịn cậy cùng với cách thức xác định tiêu chuẩn đảm bảo tính toàn diện, tính hiện thực và khả năng so sánh có thể đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. Ở đây, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua việc số lượng hàng tồn kho lớn, chi phí trung bình của một đơn hàng tăng lên bất thường. B3: Tổng hợp và báo cáo. B4: Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Bài số 5 a. Nhóm kiểm toán sẽ được giao nhiệm vụ kiểm toán trong trường hợp này là kiểm toán nhà nước. Vì trong trường hợp này đối tượng cần kiểm toán là một đơn vị lợi ích công thuộc sở hữu của nhà nước. b. - Do đây là một đơn vị hành chính công do đó đối tượng của kiểm toán sẽ là hiệu quả sử dụng ngân sách công thông qua mức tiết kiệm các khoản chi tiêu do ngân sách nhà nước cấp. - Bên cạnh đó, cũng đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và phương pháp điều hành.

7

- Nghiên cứu môi trường kiểm soát của đơn vị về nhận thức, quan điểm , thái độ của người lãnh đạo cấp cao về chính sách, nhân sự và cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ,.. - Đánh giá hiệu lực của các quy định và các trình tư trọng yếu đã lựa chọn nghiên cứu - Đo lường hiệu quả hoạt động bằng những tài liệu đã thu thập cùng với hệ thống các nguyên tắc đo lường. Sau đó phân tích kết quả, so sánh mức thực tế đạt được với mức tiêu chuẩn đã xây dựng , từ đó đi sâu vào các nhân tố và nguyên nhân dẫn đến kết quả hoặc chênh lệch giữa thực tế với tiêu chuẩn đánh giá về kết quả đó c. Báo cáo kiểm toán về kết quả của cuộc kiểm toán này sẽ hướng tới phục vụ ban quản lý của khách thể kiểm toán ủy ban dịch vụ công ( kiểm soát đơn vị lợi ích công) nhằm hướng tới mục tiêu để kiểm soát về sử dụng tài sản công của đơn vị này.

Bài số 6: STT 1

Hướng dẫn cho KTV Tìm hiểu về ngành nghề, quy trình hoạt động mua hàng của doanh nghiệp.

2

Tham quan nhà xưởng, nhà kho, phòng kế toán công nợ, ...

3

Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung

4

Điều tra, giám sát hoạt động đặt hàng – mua hàng – nhận hàng, Thu thập thông tin pháp lí về khách hàng

5

6

Phỏng vấn, làm bảng hỏi với nhân

Mục tiêu tương ứng Bước đầu nhận chung về khách hàng, loại hàng mua, mục đích sử dụng, chương trình tổ chức kế toán của doanh nghiệp nói chung và chương trình kế toán mua hàng nói riêng. Hình dung về hoạt động của phân xưởng, tình trạng bảo quản hàng tồn kho, công việc của kế toán...từ đó có những đánh giá sơ bộ về tính hợp lí chung. Nắm thông tin chung về khách hàng, thấy được quy trình hoàn tất cuộc kiểm toán, thấy được những yếu kém trong hoạt động mua hàng, từ đó làm cơ sở cho năm nay. Đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ bộ phận mua hàng. Nắm bắt được các quy trình pháp lí có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động mua hàng. Đánh giá hiệu quả, hiệu năng của hoạt 8

viên, nhà cung ứng,...

động mua hàng

Chương trình kiểm toán cho bộ phận mua hàng: 1. Lập kế hoạch kiểm toán: a. Thu thập thông tin về bộ phận bán hàng của doanh nghiệp: mặt hàng mua, đơn vị cung ứng, bộ phận kế toán, tham quan nhà kho,.... b. Thu thập tài liệu, thông tin: - Tiếp cận một số tài liệu về quản lý và điều hành của bộ phận bán hàng. + Các văn bản về mục tiêu được kiểm toán: tính hiệu quả mua hàng, hiệu lực của bộ phận bán hàng. + Trình tự ra quyết định mua hàng, luân chuyển thông tin, chứng từ giữa các bộ phận đảm bảo tính hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. + Các báo cáo nội bộ hoặc với bên ngoài về hoạt động mua hàng c. Tổng hợp việc nghiên cứu sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán : - Xác định các vấn đề cần đi sâu: hàng tồn kho, quy trình mua hàng, hiệu quả của sử dụng nguồn vốn,... - Xây dựng kế hoạch kiểm toán. 2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán: Đánh giá hiệu quả và hiệu lực hoạt động của bộ phận bán hàng: - Đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ chu trình mua hàng : nghiên cứu kiểm soát chu trình đặt hàng – mua hàng – nhận hàng – luân chuyển chứng từ, hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng. - Nghiên cứu các tiêu chuẩn hiện có để xác định những tiêu chuẩn có thể áp dụng, từ đó đánh giá thông tin và đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. 3. Tổng hợp và báo cáo. 4. Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán. Bài số 7: Báo cáo kiểm toán hoạt động đối với dịch vụ hỗ trợ khách hàng trung tâm (CCSS) 9

Thực hiện theo yêu cầu của phó giám đốc phụ trách sản xuất, bộ phận kiểm toán nội bộ đã tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán với bộ phận dịch vụ hỗ trợ khách hàng. 1. Báo cáo về mục tiêu và phạm vi của cuộc kiểm toán: a. Mục tiêu: - Tính hiệu quả, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của các bộ phận khác trong việc bảo trì thiết bị và điều phối hoạt động mua sắm. - Tính hiệu lực trong quản trị nội bộ bộ phận CCSS - Tính hiệu năng của quản lý việc điều phối mua sắm b. Phạm vi: - Giới hạn trong việc kiểm tra và đánh giá sự đáp ứng của bộ phận này đối với các nhu cầu đa dạng của những người sử dụng máy tính cá nhân. 2. Các công việc kiểm toán đã hoàn thành trong cuộc kiểm toán CCSS: - Dùng bảng hỏi, điều tra phỏng vấn các bên liên quan: các nhân các phòng ban sử dụng máy tính, nhà cung ứng, nhân viên của dịch vụ hỗ trợ,... - Kiểm tra các nghiệp vụ bảo dưỡng thiết bị và hoạt động mua sắm máy tính ( yêu cầu đặt hàng – cách thức điều phối hoạt động mua sắm, ....) - Giám sát tổng thể quá trình điều phối mua sắm. 3. Các phát hiện từ cuộc kiểm toán: - Hiệu lực quản trị nội bộ không đảm bảo: Qui định của CCSS bị giới hạn đối với việc giám sát tổng thể quá trình sử dụng máy tính cá nhân và thống nhất các yêu cầu của các phòng ban liên quan tới các máy tính cá nhân trước khi gửi các yêu cầu tới bộ phận mua sắm. - CCSS đã phải mất 5 tháng (từ khi bắt đầu tới lúc nhận được yêu cầu) chờ đợi các yêu cầu khác nhau cho việc mua sắm những công cụ tương tự nhau để có 1 yêu cầu mua sắm lớn đối với nhà cung cấp, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. 4. Kiến nghị để cải thiện tình hình: - Thay đổi qui định để CCSS không bị giới hạn trong việc giám sát tổng thể quá trình sử dụng máy tính cá nhân.

10

- Yêu cầu các phòng ban sử dụng máy tính cá nhân phải thông báo kịp thời tới CCSS về tình trạng máy, nhu cầu sử dụng và nếu có yêu cầu muốn đặt hàng phải thông báo sớm trước khoảng 1 tháng để đề ra kế hoạch điều phối mua sắm tới bộ phận đặt hàng. - Chủ động trong việc lập kế hoạch, lập dự toán cho việc mua sắm điều phối và bảo dưỡng thiết bị. 5. Bình luận của khách thể kiểm toán. Bài số 8: -

Kế hoạch kiểm toán:

1, Mục tiêu kiểm toán: Đánh giá tính phù hợp; tuân thủ quy trình ghi nhận các khoản phải thu 2, Phạm vi kiểm toán: Biến động tài khoản phải thu trong 10 tháng trở lại đây kể từ lần cuối kiểm toán khoản mục này 3, Chương trình kiểm toán: Những dự kiến chi tiết về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu 4, Chọn mẫu kiểm toán: Chọn mẫu những khoản phải thu có tính rủi ro để kiểm toán 5, Nguồn lực kiểm toán: Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro mà Kiểm toán viên cần xác định: Nguồn lực cho các vùng kiểm toán đặc biệt, dự kiến nhu cầu chuyên gia, quy mô nguồn lực phân bổ cho các vùng kiểm toán đặc biệt 6, Lịch trình kiểm toán: Thời hạn kiểm toán chung từ ngày … đến ngày …; thời hạn, thời điểm thực hiện từng công việc đã được phân công -

Bản ghi nhớ: Ban lãnh đạo bệnh viện có độc lập trong hoạt động ra quyết định hay không Việc quản lý của ban giám đốc có tập trung vào một cá nhân hay không Đơn vị có áp dụng chính sách kế toán rõ ràng hay không Trình độ của kế toán viên có đáp ứng nhu cầu đề ra hay không Có tách bạch giữa kế toán công nợ và thủ quỹ không Có đánh số thứ tự các chừng từ trong quá trình lưu thông không Quá trình ghi nhận khoản phải thu của bệnh viện diễn ra như thế nào Cách thức lập các khoản dự phòng của bệnh viện như thế nào 11

Bài số 9: a. Những rủi ro chính mà KTV nên ghi nhớ cho từng lĩnh vực được liệt kê: 1. - Số tiền trên phiếu thu, chi khác so với trên sổ sách kế toán - Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, thủ quỹ,…), không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo, chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ, nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh; - Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ; chưa đảm bảo tính logic về mặt thời gian… 2. - Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn. - NV chuyển tiền biển thủ tất cả hoặc 1 phần số tiền chuyển; 3. - Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt… - Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng - Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu - Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ - Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lý 4. - Chứa đựng nhiều rủi ro nếu không biết sử dụng đúng cách; có thể dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các DN, nếu DN lại chuyển từ “phòng ngừa rủi ro” sang “đầu cơ” và sử dụng chúng không phù hợp b. Để nhận diện những rủi ro trên, KTV sẽ thực hiện: 1. Đối chiếu số dư Kiểm tra chứng từ. 2. Kiểm tra chứng từ 3. Đối chiếu sổ sách Kiểm tra lại cơ cấu nhân viên kế toán – thủ quỹ 12

Phỏng vẫn nhân viên, quản lí 4. Đánh giá hiệu năng quản lý; mức độ đạt được mục tiêu của các công cụ c. Chương trình kiểm toán hoạt động để kiểm toán các kỹ thuật quản lý tiền mặt: 1.

Lập kế hoạch kiểm toán:

- Tìm hiểu hoạt động quản lí tiền mặt tại đơn vị: thu thập thông tin hiện có về đơn vị; tiếp xúc với đơn vị và nhà quản lý liên quan đến hoạt động quản lí tiền: như thủ quỹ, kế toán trưởng; Tham quan văn phòng kế toán, đơn vị để tìm hiểu vấn đề. - Thu thập tài liệu, thông tin: Tiếp cận một số tài liệu về quản lý tiền mặt + Các văn bản về mục tiêu được kiểm toán: tính hiệu quả sử dụng tiền mặt, hiệu lực của bộ phận quản lý tiền. + Trình tự ra quyết định sử dụng tiền mặt, luân chuyển thông tin, chứng từ giữa các bộ phận đảm bảo tính hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. + Các báo cáo nội bộ hoặc với bên ngoài về hoạt động quản lý tiền mặt. - Tổng hợp việc nghiên cứu sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán : + Xác định các vấn đề cần đi sâu: hóa đơn tiền mặt, quản lý tiền mặt. + Xây dựng kế hoạch kiểm toán 2.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán - Nghiên cứu kiểm soát quản trị nội bộ:

+ Theo dõi và nắm bắt trình tự công việc quản lí tiền: Trình tự ghi chép, đánh giá, duyệt thu – chi tiền mặt; quy trình đảm bảo an toàn và cất giữ tiền mặt. + Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt đặc biệt là các giao dịch trọng yếu để đánh giá hiểu biết về hệ thống + Đánh giá ban đầu về KSNB của bộ phận quản lý tiền mặt: có tình trạng bất kiêm nhiệm hay không,.. + Khẳng định tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ trong quản lí tiền. + Kết luận về những điểm mạnh, điểm yếu của kiểm soát nội bộ -

Đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý: 13

+ Nghiên cứu tiêu chuẩn hiện có: các tiêu chuẩn về quản lý tiền mặt + Đánh giá thông tin và cách xác định tiêu chuẩn + Đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. 3.

Tổng hợp và báo cáo.

4.

Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Bài số 10: a. Các mục tiêu chính cho kiểm toán đối với các hợp đồng né tránh và giảm thiểu rủi ro là: - Đánh giá sự thực hiện của đơn vị trong mối quan hệ với các mục tiêu quản lý ngăn chặn các hoạt động đầu tư đầu cơ phát sinh trong quá trình giải ngân, thực hiện các công cụ tài chính phái sinh trong vòng 30 ngày đối với tiền, ngăn chặn việc sử dụng các công cụ né tránh rủi ro cho các mục đích đầu cơ. - Đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị như chính sách của công ty giới hạn các hàm tài chính chặt chẽ đối với các công cụ làm giảm các rủi ro tài chính, chức năng ngân quỹ, thời gian thực hiện các công cụ tài chính phái sinh đối với tiền, các trường hợp sử dụng né tránh rủi ro, chính sách công ty ngăn cấm việc sử dụng các công cụ né tránh rủi ro cho các mục đích đầu cơ, là đầy đủ, không thay đổi và hiểu được các cấp hoạt động. b. Đây vừa là một cuộc kiểm toán thuân thủ vừa là một cuộc kiểm toán hoạt động vì trong cuộc kiểm toán này kiểm toán viên vừa phải kiểm toán tính tuân thủ của hoạt động được kiểm toán đối với các chính sách, quy chế, quy định của công ty vừa phải đánh giá tính hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý của hoạt động được kiểm toán. c. Viết chương trình kiểm toán: - Thiết kế các trắc nghiệm công việc: + Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thường tuân theo các bước sau: 1. Cụ thể hóa các mục tiêu của kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát 2. Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ. 3. Thết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên

14

4. Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và các kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát. + Quy mô mẫu chọn: Trong trắc nghiệm công việc để xác minh quy mô mẫu chọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính, sử dụng để ước tính tỉ lệ của phần tử trong một tổng thể có chưa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được quan tâm. + Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên cần xác định các phần tử mang tính đại diện cao cho tổng thể. + Thời gian thực hiện: Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào giữa năm hoặc thời điểm kết thúc năm. - Thiết kế các trắc nghiệm phân tích: Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khaonr đang được kiểm toán. Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế dựa trên cơ sở thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Quy trình phân tích được thực hiện qua các bước sau: + Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra + Xác định giá trị ước tính của các tài khoản cần được kiểm tra + Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được + Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra + Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu + Đánh giá kết quả kiểm tra - Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư: Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên các công tác đánh giá tính trọng yếu và rủi ro như là việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với các khaonr mục đang kiểm toán, đối với chu trình kiểm toán được thực hiện. Bài số 11: Các thủ tục kiểm toán cho mỗi mục tiêu:

Mục tiêu a. Chính sách nợ được kiểm tra và phê chuẩn trước

Các thủ tục 1. Phỏng vấn bộ phận bán hàng về cách thức phê chuẩn chính sách nợ. 2. Kiểm tra sổ sách, chứng từ của các đơn đặt hàng liên quan đến chính sách nợ. 15

khi đơn đặt 3. Quan sát đầy đủ quá trình chấp nhận các đơn đặt hàng, bán hàng được hàng tại công ty. chấp nhận. b. Bán hàng được viết hóa đơn và ghi vào đúng tài khoản liên quan.

1. Quan sát quá trình, nghiệp vụ bán hàng tịa bộ phận bán hàng. 2. Phỏng vấn nhân viên bán hàng 3. Chọn mẫu ngẫu nhiên đối chiếu sổ sách, hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình bán hàng

c. Khoản phải thu khách hàng được xác định đúng kỳ và được ghi chép đúng đắn.

1. Đối chiếu hồ sơ, sổ sách, hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản phải thu khách hàng với tài khoản tiền, doanh thu. 2. Gửi thư xác nhận đến khách hàng 3. So sánh số dư phải thu KH năm nay với năm trước kết hợp với phân tích.

d. Chiếu khấu dành cho người mua được phê chuẩn và ghi chép đúng đắn.

1. Đối chiếu hồ sơ, sổ sách liên quan đến các khoản chiết khấu trên hợp đồng và trên sổ chi tiết doanh thu hoặc chi phí tài chính. 2. Quan sát quá trình phê chuẩn chiết khấu dành cho khách hàng. 3. Phỏng vấn ban quản lý về việc phê chuẩn các khoản chiết khấu.

16