Hoc Cap Chung Chi VH A0 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Câu 1. Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện truyền tải, tần số được phép dao động trong khoảng: A. 49,75Hz ÷ 50,25Hz B. 49,8Hz ÷ 50,2Hz C. 49,5Hz ÷ 50,5Hz D. 47,0Hz ÷ 52Hz Câu 2. Trong trường hợp sự cố đơn lẻ của hệ thống điện truyền tải, tần số được phép dao động trong khoảng: A. 49,75Hz ÷ 50,25Hz B. 49,8Hz ÷ 50,2Hz C. 49,5Hz ÷ 50,5Hz D. 47,0Hz ÷ 52Hz Câu 3. Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trong trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trong khoảng, tần số được phép dao động trong khoảng: A. 49,75Hz ÷ 50,25Hz B. 49,8Hz ÷ 50,2Hz C. 49,5Hz ÷ 50,5Hz D. 47,0Hz ÷ 52Hz Câu 4. Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện truyền tải, điện áp ở cấp 220kV được phép dao động trong khoảng: A. 209kV ÷ 233kV B. 198kV ÷ 242kV C. 209kV ÷ 242kV D. 198kV ÷ 233kV Câu 5. Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện truyền tải, điện áp ở cấp 110kV được phép dao động trong khoảng A. 104kV ÷ 115kV B. 99kV ÷ 121kV C. 104kV ÷ 121kV D. 99kV ÷ 115kV Câu 6. 1/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Trong trường hợp sự cố một phần tử của hệ thống điện truyền tải, điện áp ở cấp 220kV được phép dao động trong khoảng: A. 209kV ÷ 233kV B. 198kV ÷ 242kV C. 209kV ÷ 242kV D. 198kV ÷ 233kV Câu 7. Trong trường hợp sự cố một phần tử của hệ thống điện truyền tải, điện áp ở cấp 110kV được phép dao động trong khoảng: A. 104kV ÷ 115kV B. 99kV ÷ 121kV C. 104 kV ÷ 121kV D. 99kV ÷ 115kV Câu 8. Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc trong quá trình khôi phục hệ thống, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện 220kV tạm thời trong khoảng: A. 187kV ÷ 253kV B. 198kV ÷ 242kV C. 187kV ÷ 264kV D. 176kV ÷ 264kV Câu 9. Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc trong quá trình khôi phục hệ thống, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện 110kV tạm thời trong khoảng: A. 93.5kV ÷ 126.5kV B. 99kV ÷ 121kV C. 88kV ÷ 132kV D. 93.5kV ÷ 132kV

Câu 10. Thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch bằng bảo vệ chính trên hệ thống điện truyền tải ở cấp điện áp 220kV là: A. 80ms B. 100ms C. 120ms D. 150ms Câu 11. 2/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch bằng bảo vệ chính trên hệ thống điện truyền tải ở cấp điện áp 110kV là: A. 80ms B. 100ms C. 120ms D. 150ms Câu 12. Độ tin cậy tác động của hệ thống rơ le bảo vệ trong lưới điện 110, 220kV không được nhỏ hơn: A. 96% B. 97% C. 98% D. 99% Câu 13. Trách nhiệm xác định các vị trí quan trọng cần có các nhà máy điện có khả năng khởi động đen trong hệ thống điện truyền tải thuộc về: A. Cục Điều tiết điện lực B. Tập đoàn Điện lực Việt Nam C. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia D. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia Câu 14. Khi tần số hệ thống có giá trị 49.75Hz, hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ: A. Chế độ vận hành bình thường B. Chế độ cảnh báo C. Chế độ khẩn cấp D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp Câu 15. Khi tần số hệ thống có giá trị 49.41Hz, hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ: A. Chế độ vận hành bình thường B. Chế độ cảnh báo C. Chế độ khẩn cấp D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp Câu 16. Khi điện áp lưới điện 220kV có giá trị 243kV, hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ: A. Chế độ vận hành bình thường B. Chế độ cảnh báo 3/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Chế độ khẩn cấp D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp Câu 17. Khi điện áp lưới điện 220kV có giá trị 206kV, hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ: A. Chế độ vận hành bình thường B. Chế độ cảnh báo C. Chế độ khẩn cấp D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp Câu 18. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng: A. Lời nói hoặc tín hiệu điều khiển. B. Lời nói hoặc văn bản. C. Tín hiệu điều khiển hoặc văn bản. D. Tất cả các phương án trên. Câu 19. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào sau đây khi tần số f = 50,4Hz: A. Chế độ bình thường. B. Chế độ cảnh báo. C. Chế độ khẩn cấp. D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp. Câu 20. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào sau đây khi tần số f = 49,3Hz: A. Chế độ bình thường. B. Chế độ cảnh báo. C. Chế độ khẩn cấp. D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp. Câu 21. Chế độ vận hành thiếu trang bị rơ le bảo vệ hoặc tự động phải được quy định cụ thể bởi: A. Cấp điều độ có quyền điều khiển. B. Cấp điều độ có quyền kiểm tra. C. Đơn vị quản lý vận hành. D. Tất cả các phương án trên. Câu 22. Việc cô lập hoặc đưa các rơ le bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh cho phép của: A. Cấp điều độ có quyền điều khiển. 4/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

B. Cấp điều độ có quyền kiểm tra. C. Lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành. D. Tất cả các phương án trên. Câu 23. Hàng năm, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo, kiểm tra diễn tập xử lý sự cố cho Nhân viên vận hành ít nhất: A. 01 (một) lần. B. 02 (hai) lần. C. 03 (ba) lần. D. 04 (bốn) lần. Câu 24. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào sau đây khi điện áp TC 110kV tại trạm A là U = 106kV: A. Chế độ bình thường. B. Chế độ cảnh báo. C. Chế độ khẩn cấp. D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp. Câu 25. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào sau đây khi điện áp TC 110kV tại trạm A là U = 123kV: A. Chế độ bình thường. B. Chế độ cảnh báo. C. Chế độ khẩn cấp. D. Chế độ cực kỳ khẩn cấp. Câu 26. Rơle được đặt trên đoạn ống nối từ thùng dầu đến bình dãn dầu của MBA là: A. Rơle khí Buchholz (rơle hơi). B. Rơle nhiệt độ dầu. C. Rơle mức dầu máy biến áp. D. Rơle bảo vệ áp suất tăng cao trong máy biến áp. Câu 27. Mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp 110, 220kV được xác định? A. Dòng điện định mức của dây dẫn hoặc thiết bị điện nối tiếp trên đường dây có tính đến yếu tố ảnh hưởng của điều kiện môi trường vận hành của thiết bị. B. Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện. C. Giới hạn theo tiêu chuẩn điện áp tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. 5/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

D. Là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị trên. Câu 28. Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển những thông tin nào? A. Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác động. B. Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố), thời tiết tại địa phương. C. Các thông tin khác có liên quan. D. Tất cả các thông tin trên. Câu 29. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nào cho Cấp điều độ có quyền điều khiển? A. Báo cáo sự cố. B. Báo cáo nhanh sự cố. C. Báo cáo phân tích sự cố. D. Báo cáo nhanh sự cố và báo cáo phân tích sự cố. Câu 30. Không cho phép đóng điện lại đường dây 110, 220kV trong trường hợp máy cắt đường dây nhảy khi nào? A. Khi có gió từ cấp 6 trở lên. B. Lũ lụt dẫn đến mức nước cao dẫn tới giảm khoảng cách an toàn so với thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn. C. Hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành. D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 31. Không được phép đóng lại đường dây sau khi sự cốtrong trường hợp nào? A. Khi đang trong thời gian thực hiện sửa chữa nóng. B. Khi có gió từ cấp 6 trở lên. C. Đường dây đã được đóng lại 3 lần (kể cả lần đóng lại không thành công). D. Phương án A và C. Câu 32. Được phép đóng điện lại đường dây cấp điện áp 35kV trở xuống (không qua khu vực dân cư) bao nhiêu lần? A. 2 lần kể cả lần tự động đóng lặp lại. B. 3 lần không kể cả lần tự động đóng lặp lại. C. 3 lần kể cả lần tự động đóng lặp lại. 6/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

D. 4 lần kể cả lần tự động đóng lặp lại. Câu 33. Trong trường hợp lưới điện có trung tính cách điện, thời gian cho phép đường cáp điện lực làm việc trong tình trạng một pha chạm đất theo: A. Quy định của cấp điều độ có quyền điều khiển. B. Quy định của đơn vị quản lý vận hành. C. Quy định của nhà chế tạo và tính đến các điều kiện vận hành thực tế. D. Tiêu chuẩn quốc tế IEC. Câu 34. Khi máy cắt của đường cáp nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nơi có đường cáp đấu nối bị sự cố phải ghi nhận và báo cáo ngay Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau: A. Tên máy cắt nhảy, rơle bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm; Đường dây, đường cáp điện lực hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố). B. Tên máy cắt nhảy, rơle bảo vệ tác động; Thời tiết khu vực. C. Tên máy cắt nhảy, rơle bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm; Dòng điện định mức của đường cáp nhảy sự cố. D. Tất cả các phương án trên. Câu 35. Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố trường hợp toàn tuyến cáp: A. Được phép đóng lại đường cáp 1 lần. B. Không được phép đóng lại đường cáp khi bảo vệ rơ le chống các dạng ngắn mạch trong phạm vi đường cáp tác động. C. Điều độ viên chỉ được phép đóng lại đường cáp trong các trường hợp sau: - Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, xác nhận đường cáp đủ tiêu chuẩn vận hành hoặc xác định đường cáp bị cắt điện sự cố là do lỗi mạch nhị thứ và đã được khắc phục; - Sau khi phân tích sự cố bảo vệ rơ le tác động là do ngắn mạch thoáng qua ngoài phạm vi đường cáp. D. Cả 2 phương án B và C. Câu 36. Khôi phục đường dây hỗn hợp trên không và cáp ở cấp điện áp 220kV sau khi máy cắt nhảy sự cố: A. Chỉ được đóng lại khi có sự cho phép của lãnh đạo cấp điều độ có quyền điều khiển. B. Được phép đóng lại sau khi Đơn vị quản lý vận hành đã xác định được sự cố của đoạn đường dây trên không và khắc phục được sự cố. C. Được phép đóng lại khi rơle ghi nhận điểm sự cố nằm ngoài phần đường dây trên 7/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

không. D. Không được phép đóng lại. Câu 37. Khôi phục đường dây hỗn hợp trên không và cáp có cấp điện áp 110kV sau khi máy cắt nhảy sự cố: A. Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây có cấp điện áp 110kV có đường cáp chỉ là đoạn ngắn của đường dây trên không (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành. B. Không được phép đóng lại. C. Được phép đóng lại 02 (hai) lần.. D. Chỉ được đóng lại khi có sự cho phép của lãnh đạo cấp điều độ có quyền điều khiển Câu 38. Khôi phục đường dây hỗn hợp trên không và cáp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống: A. Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây có cấp điện áp từ 35kV trở xuống (kể cả lần tự động đóng lại). Nếu đóng lại không thành công, Nhân viên vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của đường dây này. B. Không được phép đóng lại. C. Được phép đóng lại 01 (một) lần. D. Chỉ được đóng lại khi có sự cho phép của lãnh đạo cấp điều độ có quyền Câu 39. Khi máy phát điện (MFĐ) xuất hiện cảnh báo (quá tải stator, quá tải rotor, kích thích tối thiểu hoặc cảnh báo khác) có thể xử lý như sau: a. Theo dõi các thông số vận hành của MFĐ và các thiết liên quan. b. Giải trừ tín hiệu cảnh bảo và báo cáo cho điều độ viên có quyền điều khiển biết. c. Xử lý tín hiệu cảnh báo MFĐ theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. d. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thời gian để xử lý và kiến nghị các yêu cầu xử lý cảnh báo. Phương án: A. (a&b) B. (b&c) C. (a&d) D. (c&d) Câu 40. Khi MFĐ bị nhảy sự cố Trưởng ca NMĐ, TTĐK có thể xử lí như sau: a. Theo dõi dừng MFĐ sự cố , xác nhận và giải trừ tín hiệu sự cố. b. XLSC MFĐ theo Quy trình vận hành và XLSC NMĐ do ĐVQLVH ban hành. c. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau: 8/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

- Tên tổ MFĐbị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm; - Ảnh hưởng của sự cố MFĐ tại NMĐ. d. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 28/2014/TT-BCT ban hành ngày 15/09/2015. Phương án: A. (a→b→c) B. (b→c→d) C. (c→a→d) D. (a→c→d) Câu 41. Khôi phục máy phát điện (MFĐ) sau sự cố: A. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài MFĐ, MFĐ không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ TCVH, Trưởng ca NMĐ, TTĐK chỉ huy đưa MFĐ vào vận hành. B. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài MFĐ, MFĐ không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ TCVH, lãnh đạo ĐVQLVH cho phép ĐĐVchỉ huy đưa MFĐ vào vận hành. C. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài MFĐ, MFĐ không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ TCVH, cho phép ĐĐVchỉ huy đưa MFĐ vào vận hành. D. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài MFĐ và khẳng định đủ TCVH, cho phép ĐĐVchỉ huy đưa MFĐ vào vận hành. Câu 42. Khôi phục máy phát điện (MFĐ) sau sự cố: A. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong MFĐ hoặc sự cố thiết bị liên quan đến MFĐ, Trưởng ca NMĐ, TTĐK chỉ huy thao tác cô lập MFĐ để sửa chữa. MFĐ chỉ được đưa vào vận hành sau khi ĐVQLVH khẳng định MFĐ đó đủ TCVH. B. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong MFĐ hoặc sự cố thiết bị liên quan đến MFĐ, Trưởng ca NMĐ, TTĐK báo cáo ĐĐVcó quyền điều khiển cho phép thao tác cô lập MFĐ để sửa chữa. MFĐ chỉ được đưa vào vận hành sau khi sửa chữa, khắc phục sự cố và khẳng định MFĐ đó đủ TCVH. C.Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong MFĐ hoặc sự cố thiết bị liên quan đến MFĐ, Trưởng ca NMĐ, TTĐK báo cáo ĐĐV có quyền điều khiển cho phép thao tác cô lập MFĐ để sửa chữa. MFĐ chỉ được đưa vào vận hành sau khi Trưởng ca NMĐ, TTĐK khẳng định MFĐ đó đủ TCVH. D. Trường hợp Trưởng ca NMĐ, TTĐK xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ 9/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

trong MFĐ hoặc sự cố thiết bị liên quan đến MFĐ, Trưởng ca NMĐ, TTĐK báo cáo ĐĐVcó quyền điều khiển cho phép thao tác cô lập MFĐ để sửa chữa. MFĐ chỉ được đưa vào vận hành sau khi ĐVQLVH khẳng định MFĐ đó đủ TCVH. Câu 43. A. Quá tải lâu dài đối với các loại MBA đều được phép cao hơn định mức tới 10% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn Uđm. B. Quá tải lâu dài đối với các loại MBA đều được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó cao hơn Uđm. C. Quá tải lâu dài đối với các loại MBA đều được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn Uđm. D. Quá tải lâu dài đối với các loại MBA đều được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn điện áp trên lưới điện. Câu 44. Khi MBA bị quá tải NVVH tại NMĐ,TĐ,TTĐK báo cáo cho cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau: A. Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 95%, 100% giá trị định mức; Nhiệt độ dầu và cuộn dây của MBA B. Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định mức; Công suất P/Q và dòng điện qua MBA C. Thời gian bắt đầu và mức mang tải từ 90%, 100%, 110% giá trị định mức; Nhiệt độ dầu và cuộn dây của MBA D. Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định mức; Nhiệt độ dầu và cuộn dây của MBA Câu 45. Khi MBA bị quá tải NVVH tại NMĐ,TĐ,TTĐK xử lí như sau: A. Kiểm tra tình trạng bên ngoài MBA và xử lý theo Quy trình vận hành và XLSC MBA do ĐVQLVH ban hành. B. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hệ thống làm mát MBA và xử lý theo Quy trình vận hành và XLSC MBA do ĐVQLVH ban hành. C. Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát MBA và xử lý theo Quy trình vận hành và XLSC MBA do ĐVQLVH ban hành. D. Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát MBA và cho phép vận hành theo Quy trình vận hành và XLSC MBA theo lệnh của ĐĐV có quyền điều khiển. Câu 46. Trong điều kiện vận hành bình thường khi MBA bị quá áp: A. MBA được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải; không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua MBA không quá 25% công suất định mức của MBA. 10/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

B. MBA được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn 5% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải; không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua MBA không quá 25% công suất định mức của MBA. C. MBA được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 15% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải; không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua MBA không quá 25% công suất định mức của MBA. D. MBA được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải; không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua MBA không quá 15% công suất định mức của MBA. Câu 47. Trong điều kiện vận hành bình thường khi MBA bị quá áp: A. MBA được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA mang tải định mức. B. MBA được vận hành ngắn hạn (dưới 10 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải. C. MBA được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 5% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải. D. MBA được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải. Câu 48. Trong điều kiện sự cố, khi MBA bị quá áp: A. Các MBA tăng áp và hạ áp, MBA tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với MBA điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% Uđm trong điều kiện MBA không bị quá tải. B. Các MBA tăng áp và hạ áp, MBA tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với MBA điều chỉnh nối tiếp được không phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm trong điều kiện MBA không bị quá tải. C. Các MBA tăng áp và hạ áp, MBA tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với MBA điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm trong điều kiện MBA không bị quá tải. D. Các MBA tăng áp và hạ áp, MBA tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với MBA điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc ngắn hạn với điện áp cao hơn không quá 10% Uđm trong điều kiện MBA không bị quá tải. 11/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 49. Trong điều kiện sự cố, khi MBA bị quá áp: A. Cho phép Uvh vượt quá 20% so với Uđm của đầu phân áp tương ứng. B. Không cho phép Uvh vượt quá 15% so với Uđm của đầu phân áp tương ứng, NVVH tại NMĐ,TĐ hoặc TTĐK phải thực hiện tách ngay MBA khỏi vận hành để tránh hư hỏng. C. Không cho phép Uvh vượt quá 20% so với Uđm của đầu phân áp tương ứng, NVVH tại NMĐ,TĐ hoặc TTĐK phải thực hiện tách ngay MBA khỏi vận hành để tránh hư hỏng. D. Không cho phép Uvh vượt quá 20% so với Uđm của đầu phân áp tương ứng, NVVH tại NMĐ,TĐ hoặc TTĐK phải phải báo ngay cho ĐĐV có quyền điều khiển để thực hiện tách ngay MBA khỏi vận hành để tránh hư hỏng. Câu 50. NVVH tại NMĐ, TĐ hoặc TTĐK xử lý quá áp MBA theo trình tự sau. A. MBA có ĐADT, được tự chuyển NPA để MBA không bị quá áp vượt mức cho phép. B. MBA có ĐADT, được tự chuyển NPA để MBA không bị quá áp vượt mức cho phép, sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển. C. MBA có ĐADT ,NVVH báo cáo cho ĐĐV có quyền điều khiển điều chỉnh điện áp để MBA không bị quá áp vượt mức cho phép. D. MBA có ĐADT theo dõi điện áp trong vòng 5 phút, nếu điện áp không giảm thì tự chuyển NPA để MBA không bị quá áp vượt mức cho phép, sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển. Câu 51. Khi phát hiện MBA có những hiện tượng khác thường (chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường …) NVVH tại NMĐ,TĐ hoặc TTĐK phải: A. Tìm mọi biện pháp xử lí theo khả năng tốt nhất, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ NKVH. B. Báo cáo lãnh đạo trực tiếp để có hướng xử lí, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển và ghi vào sổ NKVH. C. Tìm mọi biện pháp XLSC theo quy định để giải quyết, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển và ghi vào sổ NKVH. D. Tìm mọi biện pháp XLSC theo quy định để giải quyết, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ NKVH. Câu 52. Khi rơ le hơi của MBA tác động báo tín hiệu, NVVH phải tiến hành. a. Lập tức giảm tải ngay MBA. b. Xem xét bên ngoài MBA. c. Lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích. 12/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

d. Kiểm tra tính chất cháy của khí. Phương án: A. (a→b→c) B. (b→c→d) C. (a→c→d) D (b→a→c) Câu 53. Khi rơ le hơi của MBA tác động báo tín hiệu, sau khi lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích kiểm tra. Kết quả trong khí có các thành phần phân hủy của chất cách điện. NVVH hành phải: A. Tiếp tục theo dõi các thông số vận hành của MBA. B. Báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để xin tách MBA ra khỏi vận hành. C. Tách ngay MBA ra khỏi vận hành để tránh sự cố lan rộng. D. Báo cáo ngay với với Cấp điều độ có quyền điều khiển để tách MBA. Câu 54. Các trường hợp dưới đây, trường hợp nào NVVH phải tách ngay MBA ra khỏi vận hành: A. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. B. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. C. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ. D. Điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng. Câu 55. Khi MBA nhảy sự cố, NVVH xử lí như sau: a. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau (tên MBA bị sự cố, RLBV tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng ĐKTT; ảnh hưởng của sự cố MBA). b. Báo cáo cho lãnh đạo trực tiếp; c. Xử lý sự cố MBA theo QTVH&XLSC MBA do ĐVQLVH ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố MBA; d. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định. Phuơng án:

A: (a→b→c) B: (a→b→d) C: (b→a→c) D: (a→c→d)

Câu 56. Trường hợp nào khi MBA bị cắt sự cố, sau khi kiểm tra cho phép khôi phục lại MBA? A. Do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, nhiêt độ dầu MBA, ĐĐV chỉ huy đưa MBA trở lại vận hành sau khi NVVH kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của MBA không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác 13/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

động nhầm. B. Do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, ĐĐV chỉ huy đưa MBA trở lại vận hành sau khi NVVH kiểm tra, báo cáo tình trạng của MBA không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm. C. Do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, ĐĐV chỉ huy đưa MBA trở lại vận hành sau khi NVVH kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của MBA không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm. D. Do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, ĐĐV chỉ huy đưa MBA trở lại vận hành sau khi NVVH kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của MBA không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ tác động nhầm. Câu 57. Khi MBA bị cắt sự cố do tác động của hai mạch bảo vệ nội bộ MBA là so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu), ĐVQLVH đã thực hiện đầy đủ các bước sau để ĐĐV đưa MBA vào vận hành: A. Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện; có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển. B. Tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm RLBV, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện; có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển. C. Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện; có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi ĐĐV có quyền điều khiển. D. Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện; có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển. Câu 58. Anh/Chị hãy cho biết trường hợp nào ĐĐV chỉ huy được đưa MBA vào vận hành trở lại khi? A. MBA bị tách ra do chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, ĐĐV chỉ huy thao tác cô lập MBA và giao MBA cho ĐVQLVH tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ MBA. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của MBA tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục. B. MBA bị tách ra do chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động. ĐVQLVH tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ MBA. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của MBA tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục. C. MBA bị tách ra do chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, ĐĐV chỉ huy thao tác cô lập MBA và giao MBA cho ĐVQLVH tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ MBA. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của MBA tác 14/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

động do sự cố bên ngoài MBA và đã được khắc phục. D. MBA bị tách ra do chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, ĐĐV chỉ huy thao tác cô lập MBA và giao MBA cho ĐVQLVH tiến hành kiểm tra mạch RLBV. Qua kiểm tra phát hiện mạch RLBV của MBA tác động là do hư hỏng trong mạch RLBV và hư hỏng đó đã được khắc phục. Câu 59. Theo anh/chị những điều kiện nào sau đây, để ĐĐV chỉ huy đưa MBA trở lại vận hành. Khi MBA bị sự cố dẫn đến ngừng cung cấp điện một khu vực lớn? a. NVVH kiểm tra, xác nhận, báo cáo MBA đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ của MBA; b. Kiểm tra không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ MBA hư hỏng; c. Kiểm tra các thông số vận hành của MBA trước sự cố bình thường và thời điểm sự cố lưới điện khu vực bình thường; d. NVVH thông báo MBA đã được Lãnh đạo ĐVQLVH đồng ý đưa trở lại vận hành. Phương án:

A: (a→b→c) B: (b→c→d) C: (a→c→d)

D: (a→b→d)

Câu 60. Khi có sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp; NVVH tại NMĐ, TĐ hoặc TTĐK xử lí theo trình tự nào sau đây? a. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố, tình trạng vận hành của ĐD hoặc thiết bị điện khác tại NMĐ, TĐ; b. Xử lý sự cố theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển; c. Xử lý sự cố theo QTVH và XLSC do ĐVQLVH ban hành; d. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định. Phương án: A(a→b→c→d) B(a→c→b→d) C(c→a→b→d) D(c→b→a→d) Câu 61. Khi có sự cố xảy ra trên thanh cái (TC) tại NMĐ, TĐ; NVVH tại NMĐ, TĐ, TTĐK xử lí theo trình tự nào sau đây ? 1. Cắt toàn bộ các MC nối TC bị sự cố nếu TC bị mất điện. 2. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố TC và tình trạng vận hành của các thiết bị liên quan. 3. Thực hiện xử lý sự cố theo QTVH&XLSC do ĐVQLVH ban hành. 4. Kiểm tra tại chỗ toàn bộ TC bị sự cố và các thiết bị liên quan để quyết định cô lập hay đưa TC vào vận hành trở lại. 5. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định. Phương án:

A: (1→2→3→4→5)

B: (2→1→3→4→5)

C: (3→1→2→4→5)

D: (2→3→1→4→5)

Câu 62. Khi xảy ra mất điện toàn TĐ, NVVH tại TĐ thực hiện theo trình tự nào sau đây? 15/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

1. Tiến hành cắt toàn bộ các MC trong TĐ. 2. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong TĐ. 3. Thực hiện xử lý sự cố theo QTVH&XLSC do ĐVQLVH ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho TĐ. 4. Báo cáo ngay về Cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt. 5. Kiểm tra toàn bộ TĐ để quyết định cô lập hay đưa TĐ vào vận hành theo các điều kiện sau: - Trường hợp sự cố không xảy ra trong TĐ, đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại; - Trường hợp sự cố xảy ra trong TĐ, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố. Phương án:

A: (1→2→3→4→5)

B: (2→1→3→4→5)

C: (3→1→2→4→5)

D: (2→1→4→3→5)

Câu 63. Cấp điều độ hệ thống điện miền chỉ huy điều khiển hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển bao gồm: A. Điều khiển điện áp, công suất các máy phát, thao tác và xử lý sự cố hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển. B. Điều khiển tần số hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) trong trường hợp hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) tách khỏi hệ thống điện quốc gia. Điều khiển phụ tải, khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền. C. Thông báo cho Cấp điều độ phân phối tỉnh khi thực hiện quyền điều khiển của Cấp điều độ miền làm ảnh hưởng chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối. Thông báo nguyên nhân sự cố hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển và dự kiến thời gian khôi phục cho Cấp điều độ phân phối tỉnh bị ảnh hưởng. Thông báo giảm mức cung cấp điện do thiếu nguồn điện hoặc quá giới hạn truyền tải trên hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển cho Cấp điều độ phân phối tỉnh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 64. Cấp điều độ phân phối tỉnh chỉ huy điều khiển hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển bao gồm: A. Điều khiển điện áp, công suất phát, thao tác, xử lý sự cố trên lưới điện thuộc quyền điều khiển. B. Điều khiển tần số hệ thống điện phân phối (hoặc một phần hệ thống điện phân phối) trong trường hợp hệ thống điện phân phối (hoặc một phần hệ thống điện phân phối) tách khỏi hệ thống điện miền. Điều khiển phụ tải, khôi phục hệ thống điện phân phối. 16/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Thông báo cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện khi thực hiện quyền điều khiển làm ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của lưới điện quận, huyện, thông báo nguyên nhân sự cố và dự kiến thời gian cấp điện trở lại cho các đơn vị hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ thông báo trực tiếp cho các khách hàng bị ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 65. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện: A. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển, đảm bảo hoạt động tin cậy của hệ thống điều tốc và kích từ. Đảm bảo nhà máy điện vận hành an toàn, ổn định; đảm bảo dự phòng ở mức độ sẵn sàng vận hành cao nhất. B. Đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống viễn thông, thông tin thuộc phạm vi quản lý làm việc ổn định, tin cậy và liên tục, thông báo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định hoặc khi có yêu cầu. C. Lập phương thức vận hành cơ bản của hệ thống tự dùng và các sơ đồ công nghệ trong dây chuyền vận hành đảm bảo nhà máy điện vận hành an toàn nhất, thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuộc quyền quản lý theo đúng quy định và kế hoạch đã được duyệt, báo cáo sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị và tình hình khắc phục sự cố cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 66. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện: A. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển, đảm bảo hoạt động ổn định, tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong phạm vi quản lý. Cài đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động trong phạm vi quản lý theo phiếu chỉnh định của cấp điều độ có quyền điều khiển. B. Đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống viễn thông, thông tin thuộc phạm vi quản lý làm việc ổn định, tin cậy và liên tục phục vụ vận hành, điều độ an toàn hệ thống điện quốc gia. C. Báo cáo sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị và tình hình khắc phục sự cố cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định hoặc khi có yêu cầu, cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành đường dây, thiết bị trong trạm thuộc quyền quản lý cho các cấp điều độ, Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, trạm điện theo đúng quy định và kế hoạch đã được duyệt, tổ chức công tác quản lý đảm bảo vận hành lưới điện truyền tải an toàn và tin cậy. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 67. 17/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có trách nhiệm đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc đưa vào dự phòng với đơn vị nào: A. Cấp điều độ có quyền kiểm tra. B. Cấp điều độ có quyền điều khiển. C. Các bên thi công. D. Các đơn vị khác. Câu 68. Khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, kênh thông tin liên lạc được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau: A. Kênh điện thoại cố định → Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện phải được kết nối giữa cấp điều độ có quyền điều khiển và nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển → Kênh điện thoại di động (không dây). B. Kênh điện thoại cố định → Kênh điện thoại di động (không dây) → Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện phải được kết nối giữa cấp điều độ có quyền điều khiển và nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển. C. Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện phải được kết nối giữa cấp điều độ có quyền điều khiển và nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển → Kênh điện thoại cố định → Kênh điện thoại di động (không dây). D. Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện phải được kết nối giữa cấp điều độ có quyền điều khiển và nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển → Kênh điện thoại cố định. Câu 69. Hình thức lệnh điều độ: A. Lời nói; tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển. B. Lời nói; tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển; chữ viết. C. Lời nói; chữ viết. D. Lời nói; tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều. Câu 70. Lệnh điều độ bằng chữ viết có thể được thực hiện thông qua các hình thức nào? A. Thông qua hệ thống Email; Hệ thống máy fax. B. Thông qua hệ thống quản lý thông tin điều độ DIM; Hệ thống máy fax. C. Hệ thống máy fax. D. Thông qua hệ thống Email; hệ thống quản lý thông tin điều độ DIM; Hệ thống máy fax. Câu 71. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên miền bao gồm: A. Điều độ viên phân phối tỉnh và quận huyện trong miền; Trưởng ca nhà máy điện 18/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện thuộc quyền điều khiển. A. Điều độ viên phân phối tỉnh trong miền; Trực ban sản xuất của đơn vị quản lý vận hành; Trưởng ca nhà máy điện thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện thuộc quyền điều khiển. C. Điều độ viên phân phối tỉnh trong miền; Trưởng ca nhà máy điện thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện thuộc quyền điều khiển. D. Trưởng ca nhà máy điện thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện thuộc quyền điều khiển. Câu 72. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên phân phối tỉnh bao gồm: A. Điều độ viên phân phối quận, huyện; Trưởng ca nhà máy điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển, nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. B. Trưởng ca nhà máy điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển, nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. C. Điều độ viên phân phối quận, huyện; Trưởng ca nhà máy điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển. D. Điều độ viên phân phối quận, huyện; Trưởng ca nhà máy điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển; Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. Câu 73. Khi lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới không đồng ý với lệnh chỉ huy điều độ của nhân viên vận hành cấp trên: A. Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới có thể kiến nghị với chính người ra lệnh hoặc qua lãnh đạo nhân viên vận hành cấp trên. B. Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới không được ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp lệnh điều độ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị. C. Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới không có quyền thay đổi lệnh điều độ khi chưa được sự đồng ý của nhân viên vận hành cấp trên. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. Câu 74. Khi lệnh của lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì: A. Nhân viên vận hành cấp dưới phải thi hành nếu mệnh lệnh đó là hợp lý. B. Nhân viên vận hành cấp dưới không thi hành. C. Nhân viên vận hành cấp dưới có quyền không thi hành và thông báo lại với nhân viên vận hành cấp trên trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 19/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 75. Khi có đầy đủ lý do cho thấy nhân viên vận hành của mình không đủ năng lực vận hành trong ca trực, Lãnh đạo trực tiếp có thể: A. Đình chỉ tạm thời công tác của nhân viên vận hành trong ca trực đó. B. Tự mình đảm nhiệm trách nhiệm xử lý sự cố hoặc chỉ định người khác thay thế. C. Thông báo cho nhân viên vận hành cấp trên biết. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. Câu 76. Nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi báo cáo ngày hôm trước cho cấp điều độ có quyền điều khiển: A. Trước 05h00. B. Trước 05h30. C. Trước 06h00. D. Trước 06h30. Câu 77. Cấp điều độ phân phối tỉnh phải gửi báo cáo ngày hôm trước cho Cấp điều độ miền: A. Trước 05h30. B. Trước 06h00. C. Trước 06h30. D. Trước 07h30.

Câu 78. Không cho phép giao ca trong các trường hợp nào sau đây: 1. Không có người đến nhận ca khi hết giờ trực ca; Chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho nhân viên vận hành nhận ca. 2. Khi lãnh đạo đơn vị chưa có ý kiến 3. Nhân viên vận hành nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. A. (1; 3),

B. (1; 2),

C. (2; 3)

D. (1; 2; 3)

Câu 79. Trường hợp nào sau đây không được phép giao nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp: A. Sau khi nhân viên vận hành nhận ca đã nắm rõ các bước xử lý sự cố hoặc thao tác tiếp theo và đồng ý ký nhận ca. B. Khi cấp điện trong ngày lễ, tết. C. Sau khi đã báo cáo và được lãnh đạo đơn vị cho phép. 20/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

D. Khi hoàn thành tất cả các xử lý sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp. Câu 80. Điều kiện cho phép nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực vận hành: A. Đơn vị quản lý vận hành lập đề án thành lập trung tâm điều khiển, được phê duyệt sau khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp điều độ có quyền kiểm tra và các đơn vị liên quan, báo cáo Cục Điều tiết điện lực. B. Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy và các yêu cầu khác về bảo vệ an ninh chống đột nhập trái phép. C. Được giám sát, điều khiển và thu thập tín hiệu trạng thái, đo lường, bảo vệ từ một trung tâm điều khiển và phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, phải có quy trình vận hành và quy trình phối hợp vận hành với cấp điều độ có quyền điều khiển. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. Câu 81. Khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực, trường hợp nào sau đây Đơn vị quản lý vận hành phải thực hiện: A. Thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển biết và cử nhân viên vận hành, sửa chữa tới nhà máy điện hoặc trạm điện để khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất. B. Cử nhân viên vận hành, sửa chữa tới nhà máy điện hoặc trạm điện để khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất, sau đó thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển biết. C. Báo cáo cho lãnh đạo cấp trên biết. D. Báo cáo cho lãnh đạo cấp trên biết, sau đó thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển biết để xử lý.

Câu 82. Điều độ hệ thống điện quốc gia được phân cấp thành? A. Ba cấp B. Bốn cấp C. Ba cấp chính

D. Bốn cấp chính

Câu 83. Nhân viên vận hành không thực hiện lệnh điều độ khi nào: A. Phải thực hiện không bàn cãi trong mọi trường hợp. B. Khi lệnh điều độ lệnh điều độ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị. C. Khi ca trực mới chưa ký nhận ca. D. Không phương án nào đúng..

Câu 84. 21/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Thời gian lưu trữ lệnh điều độ bằng lời nói, lệnh điều độ bằng tín hiệu điều khiển tại các cấp điều độ trong bao nhiêu lâu: A. Ít nhất 06 tháng. B. Ít nhất 01 năm. C. Ít nhất 02 năm. D. Ít nhất 03 tháng. Câu 85. Thời gian lưu trữ lệnh điều độ điện tử (thông qua hệ thống quản lý thông tin điều độ DIM) tại các cấp điều độ trong bao nhiêu lâu: A. Ít nhất 01 năm. B. Ít nhất 03 năm. C. Ít nhất 05 năm. D. Ít nhất 06 tháng. Câu 86. Theo quy định thông tư 40/2014/TT-BCT của Bộ Công thương có nhiều nhất các cấp điều độ nào dưới đây: A. Cấp điều độ Quốc gia, cấp điều độ Miền, cấp điều độ phân phối Tỉnh, Cấp điều độ phân phối Quận, Huyện, cấp điều độ phân phối Phường, Xã. B. Cấp điều độ Quốc gia, cấp điều độ Miền, cấp điều độ phân phối Tỉnh, Cấp điều độ phân phối Quận, Huyện. C. Cấp điều độ quốc gia, cấp điều độ Miền, cấp điều độ phân phối Tỉnh. D. Không phải các trường hợp trên. Câu 87. Trong trường hợp nào sau đây nhân viên vận hành cấp dưới không thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên: A. Lệnh điều độ đó làm thay đổi biểu đồ công suất phát, trào lưu công suất của nhà máy, trạm biến áp đã được lập kế hoạch. B. Lệnh điều độ trái với lệnh chỉ đạo của lãnh đạo trực tiếp nhân viên vận hành đơn vị đó. C. Lệnh điều độ làm ảnh hưởng đến kết dây cơ bản của nhà máy, trạm biến áp. D. Lệnh điều độ đó gây nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn của thiết bị. Câu 88. Cấp Lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành không có quyền nào dưới đây: A. Thay đổi lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên. B. Kiến nghị với Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp trên về lệnh điều độ. C. Thay đổi nhân viên vận hành của mình nếu xét thấy không đủ năng lực vận hành. D. Có quyền ra lệnh cho nhân viên vận hành dưới quyền mình nhưng lệnh đó không 22/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

được trái với lệnh của nhân viên vận hành cấp trên và quy chuẩn, quy trình, quy định hiện hành. Câu 89. Nhân viên vận hành có quyền nào sau đây: A. Kiến nghị với nhân viên vận hành cấp trên khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. B. Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh vận hành. C. Nghiêm cấm tất cả những người không có nhiệm vụ vào phòng điều khiển, trừ lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm hoặc lãnh đạo trực tiếp của đơn vị. D. Tất cả các quyền trên. Câu 90. Theo Thông tư 40 Bộ Công thương quy định các bộ phận trực tiếp tham gia công tác điều độ hệ thống điện gồm: A. Bộ phận trực ban chỉ huy điều độ, bộ phận phương thức ngắn hạn, bộ phận phương thức dài hạn, bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động. B. Bộ phận trực ban chỉ huy điều độ, bộ phận phương thức ngắn hạn, bộ phận phương thức dài hạn, bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động, bộ phận quản lý thiết bị thông tin và máy tính. C. Bộ phận trực ban chỉ huy điều độ, bộ phận phương thức ngắn hạn, bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động, bộ phận quản lý thiết bị thông tin và máy tính. D. Bộ phận trực ban chỉ huy điều độ, bộ phận phương thức dài hạn, bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động, bộ phận quản lý thiết bị thông tin và máy tính. Câu 91. Theo quy định, số lượng Điều độ viên trực vận hành trong một ca trực của các cấp Điều độ (Ngoại trừ cấp Điều độ phân phối (Quận, Huyện) là bao nhiêu người: A. Không ít hơn 1 người. B. Không ít hơn 3 người và không quá 4 người. C. Không ít hơn 2 người. D. Không ít hơn 2 người và không quá 4 người. Câu 92. Quy trình Kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia do ai ban hành: A. Bộ Công Thương ban hành. B. Cục Điều tiết điện lực ban hành. C. Tập Đoàn Điện lực ban hành. D. Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia. 23/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 93. Các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia bao gồm: A. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Kỹ sư phương thức, kỹ sư SCADA/EMS và kỹ sư SCADA/DMS tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện. B. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Kỹ sư phương thức; Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện. C. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Kỹ sư phương thức, kỹ sư SCADA/EMS và kỹ sư SCADA/DMS tại các cấp điều độ. D. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện.

Câu 94. Thông tư 44/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định về: A. Các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 01kV trở lên trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện quốc gia. B. Các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 0.4kV trở lên trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện quốc gia. C. Trình tự thực hiện thao tác; các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 01kV trở lên trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện quốc gia; quy định đánh số thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 01kV trở lên. D. Thao tác các thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện trong chế độ sự cố. Câu 95. Đối tượng áp dụng của Thông tư 44/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 gồm: A. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện. B. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. C. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng. D. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Đơn vị phân phối điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng; Nhân viên vận hành của các đơn vị; Các tổ chức, cá nhân có liên quan 24/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

khác. Câu 96. Đơn vị quản lý vận hành là tổ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bao gồm: A. Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. B. Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải. C. Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. D. Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. Câu 97. Hệ thống điện miền là: A. Hệ thống điện cấp điện áp từ 220kV trở lên và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. B. Hệ thống điện cấp điện áp đến 220kV và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. C. Hệ thống điện cấp điện áp từ 110kV trở lên và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. D. Hệ thống điện cấp điện áp từ 110kV đến 220kV và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Câu 98. Người ra lệnh là người có quyền ra lệnh thao tác, bao gồm: 1. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện. 2. Trưởng ca TTĐK nhà máy điện, Trưởng kíp TTĐK trạm điện. 3. Trưởng kíp trạm điện, Trưởng kíp TTĐK trạm điện. 4. Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng ca TTĐK nhà máy điện. Đáp án:

A. 1 và 2

B. 2 và 3

C. 1 và 4

D. 3 và 4

Câu 99. Người giám sát là nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ giám sát thao tác, bao gồm: A. Điều độ viên phụ trách ca trực hoặc Điều độ viên được giao nhiệm vụ tại các cấp điều độ;Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc Trực chính tại nhà máy điện. B. Trưởng kíp hoặc Trực chính tại trạm điện; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển. C. Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 25/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 100. Người thao tác là người có nhiệm vụ thao tác thiết bị điện, bao gồm: A. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trạm điện. B. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Nhân viên vận hành trực thiết bị được giao nhiệm vụ tại nhà máy điện;Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển. C. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trạm điện; Nhân viên vận hành trực thiết bị được giao nhiệm vụ tại nhà máy điện; Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển; Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối. D. Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển; Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối. Câu 101. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp, bao gồm: 1. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện. 2. Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện; Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. 3. Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nhóm trạm điện; Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối; 4. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện; Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. Đáp án:

A. 1 và 2

B. 1 và 3

C. 2 và 3

D. 1 và 4

Câu 102. Sửa chữa nóng là trường hợp nào dưới dây: A. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây và các phần tử trên hệ thống điện quốc gia đang mang điện với mức công suất cao. B. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng tại trạm điện và các phần tử trên hệ thống điện quốc gia đang mang điện. C. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, trạm điện và các phần tử trên hệ thống điện quốc gia đang mang điện. D. Tất cả đều sai. Câu 103. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện thao tác thử đóng cắt máy cắt, dao cách ly, chuyển nấc máy biến áp bằng điều khiển từ xa nếu nếu thời gian không thao tác: A. Kéo dài quá 06 tháng. B. Kéo dài quá 12 tháng. 26/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Kéo dài quá 18 tháng. D. Kéo dài quá 02 năm. Câu 104. Yêu cầu chung về thao tác: A. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác; trừ trường hợp xử lý sự cố hoặc thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa. Nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ. B. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác; trừ trường hợp xử lý sự cố. Nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ. C. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác; trừ trường hợp thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa. D. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác. Nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ.

Câu 105. Lệnh thao tác bằng lời nói: A. Lệnh thao tác bằng lời nói phải do nhân viên vận hành cấp trên truyền đạt trực tiếp tới nhân viên vận hành cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên lạc; Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành tại các đơn vị. B. Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và chỉ rõ mục đích thao tác. Nhân viên vận hành phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, Trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao tác lưu động, cho phép ra lệnh thao tác đồng thời nhiều nhiệm vụ thao tác và phải thống nhất thời gian hẹn giờ thao tác. Cấm thao tác sai giờ hẹn thao tác. C. Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại lệnh, ghi chép đầy đủ lệnh thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác; Trường hợp người nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác, người nhận lệnh có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích và chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác; Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 106. Yêu cầu cơ bản về phiếu thao tác: A. Phiếu thao tác phải rõ ràng và thể hiện rõ phiếu được viết cho sơ đồ kết dây nào. B. Phiếu thao tác phải rõ ràng, thể hiện rõ phiếu được viết cho sơ đồ kết dây nào và phải được ký tên, đóng dấu. 27/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Phiếu thao tác phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa và thể hiện rõ phiếu được viết cho sơ đồ kết dây nào. B. Phiếu thao tác phải rõ ràng và phải được ký tên, đóng dấu. Câu 107. Trước khi tiến hành thao tác, người thao tác phải: A. Kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Nếu sơ đồ trong phiếu thao tác không đúng với sơ đồ kết dây thực tế phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ kết dây thực tế. B. Kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Nếu sơ đồ trong phiếu thao tác không đúng với sơ đồ kết dây thực tế phải dừng công tác. C. Kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Nếu trình tự thao tác trong phiếu thao tác không đúng phải điều chỉnh sơ đồ thực tế theo đúng với phiếu. D. Kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Nếu trình tự thao tác trong phiếu thao tác không đúng phải dừng công tác. Câu 108. Nếu cần thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ kết dây thực tế, trường hợp nào là đúng: A. Phải được sự đồng ý của người viết phiếu. B. Phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu. C. Phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu và phải ghi vào mục “Các sự kiện bất thường trong thao tác” của phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành. D. Phải được sự đồng ý của Điều độ cấp trên và phải ghi vào mục “Các sự kiện bất thường trong thao tác” của phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành. Câu 109. Yêu cầu chung về phiếu thao tác: A. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 06 tháng. Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn. B. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng. Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn. C. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 09 tháng. Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn. D. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 12 tháng. Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn. 28/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 110. Các đơn vị được phép ban hành phiếu thao tác mẫu được lập và phê duyệt trước đối với một số thao tác theo sơ đồ kết dây cơ bản, bao gồm các thao tác nào: A. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái, máy biến áp, các thiết bị bù, đường dây; Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại. B. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành máy biến áp, các thiết bị bù, đường dây; Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại. C. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành máy biến áp, máy phát; D. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái, máy biến áp, các thiết bị bù, đường dây, máy phát, rơle bảo vệ; Câu 111. Quy định về việc viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch tại trạm điện: A. Người viết phiếu là trưởng kíp, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện. B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện hoặc người được uỷ quyền. C. Người viết phiếu là nhân viên vận hành hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện. D. Người viết phiếu là nhân viên vận hành hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện hoặc người được uỷ quyền. Câu 112. Quy định về việc viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch tại cấp điều độ: A. Người viết phiếu là cán bộ phương thức của cấp điều độ có quyền điều khiển được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ. B. Người viết phiếu là cán bộ phương thức của cấp điều độ có quyền điều khiển được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ. C. Người viết phiếu là cán bộ phương thức của cấp điều độ có quyền điều khiển được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ; Trưởng, Phó phòng điều độ hoặc người được uỷ quyền. D. Người viết phiếu là cán bộ phương thức của cấp điều độ có quyền điều khiển được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ; Trưởng, Phó phòng điều độ. Câu 113. Quy định về việc viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất tại trạm điện: A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện. B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện, người duyệt phiếu là Trưởng kíp, Trực chính. 29/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện; Trưởng kíp, Trực chính. D. Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện, người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện; Trưởng kíp. Câu 114. Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất tại cấp điều độ: A. Người viết phiếu là Điều độ viên, Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ. B. Người viết phiếu là Điều độ viên, Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ. C. Người viết phiếu là Điều độ viên, Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ; Trưởng, Phó phòng điều độ. D. Người viết phiếu là Điều độ viên, Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ; Trưởng, Phó phòng điều độ; Điều độ viên phụ trách ca trực. Câu 115. Thời gian chuyển phiếu thao tác theo kế hoạch phải được chuyển tới nhân viên vận hành trực tiếp thao tác ít nhất: A. 45 phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác. B. 60 phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác. C. 02 giờ trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác. D. 17h00 ngày hôm trước. Câu 116. Hình thức chuyển phiếu thao tác giữa các đơn vị tham gia thao tác thực hiện theo hình thức nào là đúng nhất: A. Đọc qua điện thoại, chuyển qua fax. B. Chuyển qua thư điện tử (email) hoặc qua trang web. C. Đọc qua điện thoại, chuyển qua fax, chuyển qua thư điện tử (email) hoặc các hình thức qua mạng khác. D. Đọc qua điện thoại, chuyển qua fax, chuyển qua thư điện tử (email) hoặc các hình thức qua mạng khác, chuyển trực tiếp. Câu 117. Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải nắm vững các nội dung nào sau đây: 1. Tên thao tác và mục đích thao tác; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến; sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực v.v…cần thao tác. 2. Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt như rơ le bảo vệ, thiết bị tự động v.v.., những phần tử đang nối đất, xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện trong và sau khi thực hiện thao tác, đồng thời phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp. 30/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

3. Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ, chuyển nguồn cung cấp hệ thống điện tự dùng nếu cần thiết, các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác. 4. Tên thao tác và mục đích thao tác, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến, sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực v.v…cần thao tác, tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt như rơ le bảo vệ, thiết bị tự động v.v.., những phần tử đang nối đất, xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện. B. 1, 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1, 3 và 4 Đáp án: A. 1, 2 và 3 Câu 118. Khi thực hiện phiếu thao tác, người giám sát, người thao tác phải thực hiện các nội dung nào sau đây: 1. Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác, khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người ra lệnh thao tác hoặc người duyệt phiếu giải thích rõ, phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác. 2. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng, phù hợp của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác, phải thực hiện tất cả các thao tác đúng theo trình tự trong phiếu thao tác. Không được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh thao tác. 3. Khi thực hiện xong mỗi bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục, trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường, phải ngừng thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo, phải thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định về kỹ thuật an toàn điện. 4. Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác, khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người ra lệnh thao tác hoặc người duyệt phiếu giải thích và chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác, trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng, phù hợp của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Đáp án: A. 1, 2 và 3 B. 1, 2 và 4 Câu 119. Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có A. Ít nhất 01 (một) người thực hiện.

C. 2, 3 và 4

D. 1, 3 và 4

B. 02 (hai) người phối hợp thực hiện: 01 (một) người giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. C. 03 (ba) người phối hợp thực hiện: 01 (một) người giám sát và 02 (hai) người thao tác trực tiếp. D. Ít nhất 03 (ba) người thực hiện. Câu 120. 31/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Quy định về bậc an toàn khi thao tác: A. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03 trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 03 trở lên. B. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03 trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 04 trở lên. C. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 02 trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 04 trở lên. D. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03 trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 05 trở lên. Câu 121. Quy định về trách nhiệm của người thực hiện thao tác thiết bị nhất thứ: A. Cả hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về thao tác. B. Người thao tác trực tiếp chịu trách nhiệm chính. C. Người giám sát chịu trách nhiệm chính. D. Chưa có quy định. Câu 122. Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên vận hành phải thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành các nội dung nào sau dây: A. Tên phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động. B. Tên phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, chỉ rõ địa điểm đặt hoặc tháo gỡ tiếp địa. C. Tên phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp địa di động (chỉ rõ địa điểm đặt hoặc tháo gỡ tiếp địa), những thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác. D. Những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp địa di động (chỉ rõ địa điểm đặt hoặc tháo gỡ tiếp địa), những thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác. Câu 123. Thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa vào vận hành sau sửa chữa khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định chắc chắn đã thực hiện các nội dung sau: 1. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động. 2. Đã tháo hết tiếp địa di động, ghi rõ các nội dung trong phiếu công tác vào sổ nhật ký vận hành. 3. Ghi rõ các nội dung trong phiếu công tác vào sổ nhật ký vận hành, bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm. 4. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, ghi rõ các nội dung trong phiếu công tác vào sổ nhật ký vận hành. 32/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Đáp án: A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 3 và 4 Câu 124. Trường hợp nào sau đây là cấm khi thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị điện: A. Tất cả các các rơ le bảo vệ chính đều không làm việc. B. Ít nhất một rơ le bảo vệ chính không làm việc. C. Tất cả các các rơ le bảo vệ dự phòng đều không làm việc. D. Ít nhất một rơ le bảo vệ dự phòng không làm việc. Câu 125. Trong trường hợp không thực hiện được 01 (một) thao tác máy cắt hoặc dao cách ly do sai sót mạch liên động, nhân viên vận hành: A. Tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động để tiếp tục thao tác. B. Tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động, sau đó báo cho điều độ cấp trên. C. Không được tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động. Trường hợp cần thay đổi mạch khoá liên động phải được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp đơn vị hoặc của nhân viên vận hành cấp trên. D. Thay đổi trị số chỉnh định rơle. Câu 126. Hạn chế thao tác trong giờ có nhu cầu sử dụng điện cao và thời gian giao nhận ca, trừ các trường hợp sau: A. Xử lý sự cố hoặc đe dọa an toàn đến người hoặc thiết bị. B. Đe dọa an toàn đến người hoặc thiết bị hoặc cần phải hạn chế phụ tải để ổn định hệ thống điện. C. Xử lý sự cố hoặc đe dọa an toàn đến người hoặc thiết bị hoặc hoặc cần phải hạn chế phụ tải để ổn định hệ thống điện. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 127. Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu: A. Không được thực hiện thao tác ngoài trời tại vị trí đặt thiết bị điện trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên). B. Cho phép thực hiện các thao tác trong điều kiện thời tiết xấu với điều kiện các thao tác này được thực hiện từ phòng điều khiển và không cần thiết phải kiểm tra ngay trạng thái tại chỗ của thiết bị đóng cắt. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 128. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tạm ngừng thao tác là không đúng: A. Thời gian thao tác kéo dài liên tục quá 04 giờ đối với người thao tác trực tiếp tại 33/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

trạm điện hoặc nhà máy điện. Thời gian tạm ngừng thao tác không được quá 01 giờ. Khi tạm ngừng thao tác, nhân viên vận hành phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định về an toàn điện. B. Khi thao tác vào giờ cao điểm của hệ thống. C. Thao tác phải thực hiện ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu; D. Tạm ngừng thao tác cho tới khi xử lý xong sự cố, hiện tượng bất thường trong trường hợp đang thao tác thì xảy ra sự cố hoặc có cảnh báo hiện tượng bất thường tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trên hệ thống điện. Đáp án: A. 1, 2 và 3 B. 2, 3 và 4 C. 1, 3 và 4 D. 2, 4 và 1 Câu 129. Máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng trong các trường hợp sau: A. Đã cắt tổng dòng ngắn mạch đến mức quy định, số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định; B. Số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định, thời gian vận hành đến mức quy định; C. Thông số vận hành không đạt các tiêu chuẩn của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn quy định; D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng. Câu 130. Trong trường hợp chạm đất mạch điều khiển của máy cắt: A. Vẫn cho phép thao tác máy cắt. B. Cho phép thao tác máy cắt khi mạch điều khiển chạm đất trong chế độ sự cố. C. Không cho phép thao tác máy cắt khi mạch điều khiển chạm đất kể cả trong chế độ sự cố. D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng. Câu 131. Sau khi thao tác máy cắt, nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt, nhân viên vận hành phải kiểm tra: A. Chỉ thị tại chỗ trạng thái của máy cắt, khoá điều khiển của máy cắt B. Chỉ thị trạng thái của máy cắt tại màn hình máy tính C. Chỉ thị tại chỗ trạng thái của máy cắt. D. Chỉ thị của khoá điều khiển của máy cắt. Câu 132. Đóng cắt thử máy cắt được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây: A. Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếp địa hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt. B. Đóng DCL một phía của máy cắt, đóng dao tiếp địa của máy cắt về phía DCL đang cắt. C. Đóng DCL một phía của máy cắt, đóng dao tiếp địa của máy cắt về phía DCL đang 34/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

đóng. D. Cả 2 phương án A, B. Câu 133. Sau khi thao tác máy cắt yêu cầu cần phải kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ của máy cắt trong trường hợp nào dưới đây? A. Không có thao tác DCL hai phía máy cắt. B. Có thao tác tại chỗ DCL hai phía máy cắt. C. Có thao tác DCL hai phía máy cắt bằng điều khiển từ xa. D. Cả 2 phương án A, C. Câu 134. Ai cho phép máy cắt được cắt sự cố thêm khi vượt quá số lần quy định? A. Trưởng kíp trực vận hành thiết bị. B. Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị. C. Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị. D. Giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật đơn vị quản lý vận hành thiết bị. Câu 135. Cho phép dùng dao cách ly tiến hành các thao tác có điện trong trường hợp nào sau đây: A. Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện. Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện. B. Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã đóng. Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn. Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị. C. Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất. D. Cả 3 phương án A, B, C. Câu 136. Trường hợp nào sau đây là nghiêm cấm khi thao tác tại chỗ dao cách ly: A. Nghiêm cấm cắt lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang trong quá trình cắt dao cách ly. B. Nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly. C. Nghiêm cấm đóng lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang trong quá trình đóng dao cách ly. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. Câu 137. Kết thúc thao tác đóng dao cách ly tại chỗ cần phải lưu ý điều gì? A. Kiểm tra vị trí các lưỡi dao xem đóng hết hành trình chưa. B. Kiểm tra lưỡi dao có trượt ra ngoài hàm tĩnh không. 35/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Cả 2 phương án A, B. D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai. Câu 138. Trình tự thao tác mở dao cách ly hai phía máy cắt khi một phía máy cắt có điện áp, một phía không có điện áp: A. Mở dao cách ly phía không có điện áp trước, mở dao cách ly phía có điện áp sau; B. Mở dao cách ly phía có điện áp trước, mở dao cách ly phía không có điện áp sau; C. Mở dao cách ly phía nào trước cũng được. D. Tất cả trường hợp trên đều đúng. Câu 139. Trình tự thao tác đóng dao cách ly hai phía máy cắt khi một phía máy cắt có điện áp, một phía không có điện áp: A. Đóng dao cách ly phía không có điện áp trước, đóng dao cách ly phía có điện áp sau; B. Đóng dao cách ly phía có điện áp trước, đóng dao cách ly phía không có điện áp sau; C. Đóng dao cách ly phía nào trước cũng được. D. Tất cả trường hợp trên đều đúng. Câu 140. Đường dây trên không vận hành ở chế độ đóng điện không tải từ một nguồn hoặc ở chế độ dự phòng cần lưu ý điều gì? A. Không cần phải mở DCL để khi cần có thể đóng lại đường dây được ngay. B. Phải mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở. C. Phải mở dao cách ly phía thanh cái của các máy cắt đang ở trạng thái mở. D. Phải mở dao cách ly cả 2 phía của các máy cắt đang ở trạng thái mở. Câu 141. Trước khi thao tác đóng dao tiếp địa đường dây hoặc thiết bị điện, phải: A. Căn cứ thông số điện áp hoặc thiết bị thử điện chuyên dụng kiểm tra đường dây hoặc thiết bị điện đã mất điện. B. Kiểm tra trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn. C. Chỉ cần kiểm tra trạng thái thiết bị và thông số đo lường tại phòng điều khiển mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ. D. Phải kết hợp cả A và B. Câu 142. Trước khi đưa thiết bị hoặc đường dây vào vận hành sau sửa chữa thì nhân viên vận hành cần lưu ý điều gì: A. Đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định người và phương tiện đã rút hết. B. Đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định các tiếp địa di động đã tháo hết.

36/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. Đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định chắc chắn các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đã khoá tất cả các phiếu công tác; đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận điện. D. Đơn vị thi công phải khẳng định người và phương tiện đã rút hết. Câu 143. Thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa thực hiện theo trình tự sau: 1. Cắt máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp. 2. Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp. 3. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có). 4. Đóng dao tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp. 5. Giao máy biến áp cho đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác đồng thời nhắc nhở, lưu ý thêm về các biện pháp an toàn. 6. Đơn vị quản lý vận hành làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo quy định về an toàn điện. Các thao tác trên tiến hành theo trình tự sau: A. 1-2-3-4-5-6

B. 1-2-4-3-5-6

C. 1-2-3-4-6-5

D. 1-2-4-3-6-5

Câu 144. Khi chuyển các máy cắt từ thanh cái này sang thanh cái khác cần lưu ý điều gì? A. Chế độ làm việc của bảo vệ so lệch thanh cái. B. Đảm bảo máy cắt, DCL liên lạc giữa 2 thanh cái đóng. C. Trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. D. Cả 3 phương án Câu 145. Điều kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp ≤ 220kV: A. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 15o, chênh lệch tần số Δf ≤ 0,05 Hz, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 5%. B. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 15o, chênh lệch tần số Δf ≤ 0,10 Hz, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 10%. C. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 30o, chênh lệch tần số Δf ≤ 0,25 Hz, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 10%. D. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 30o, chênh lệch tần số Δf ≤ 0,50 Hz, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 15%. Câu 146. Điều kiện khép mạch vòng trên hệ thống điện: A. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 35o, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 15%. B. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 35o, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 10%. C. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 30o, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 15%. D. Góc lệch pha điện áp δ ≤ 30o, chênh lệch điện áp ΔU ≤ 10%. Câu 147. 37/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Trước khi đóng điện lần đầu thiết bị mới cần phải lưu ý các điều kiện nào: A. Các thiết bị đã được thí nghiệm kiểm tra đủ tiêu chuẩn vận hành và đã được đánh số đúng theo sơ đồ do cấp điều độ có quyền điều khiển cấp. B. Rơle bảo vệ và tự động đã được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện thiết bị mới. C. Hoàn thiện ghép nối với hệ thống SCADA/EMS hoặc SCADA/DMS. D. Cả 3 phương án A, B, C. Câu 148. Giới hạn điều chỉnh điện áp được xác định theo: A. Giá trị điện áp lớn nhất cho phép thiết bị vận hành lâu dài theo quy định của nhà chế tạo. B. Giá trị điện áp nhỏ nhất cho phép vận hành lâu dài phải đảm bảo an toàn cho hệ thống tự dùng của nhà máy điện, đảm bảo mức dự phòng ổn định tĩnh của hệ thống điện hoặc đường dây có liên quan (giới hạn này căn cứ vào kết quả tính toán các chế độ vận hành của hệ thống điện mà quy định riêng bằng các điều lệnh). C. Giá trị điện áp đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng. D. Cả 3 phương án A, B, C. Câu 149. Nguyên tắc điều chỉnh điện áp: A. Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong hệ thống điện. B. Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất. C. Đảm bảo tối ưu các thao tác điều khiển. D. Cả 3 phương án A, B, C. Câu 150. Trường hợp vận hành bình thường tần số hệ thống điện quốc gia phải luôn luôn duy trì ở mức: A. 50 Hz với sự dao động ± 0,1 Hz. B. 50 Hz với sự dao động ± 0,2 Hz. C. 50 Hz với sự dao động ± 0,5 Hz. D. 50 Hz với sự dao động ± 1 Hz. Câu 151. Điều chỉnh tần số cấp I là: A. Điều chỉnh của bộ tự động điều chỉnh công suất của các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm duy trì tần số hệ thống điện ở mức 50 ± 0,2 Hz; B. Điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm đưa tần số hệ thống điện về giới hạn 50 ± 0,5 Hz; C. Điều chỉnh bằng sự can thiệp của kỹ sư điều hành hệ thống điện để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất phát các nhà máy điện; D. Phối hợp điều chỉnh công suất các tổ máy và điều chỉnh bằng sự can thiệp của kỹ sư điều hành hệ thống điện để đưa tần số hệ thống điện về 50 Hz . 38/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 152. Nhà máy điện tham gia điều tần cấp II: A. Các nhà máy theo quy định của trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. B. Các nhà máy theo quy định của kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia. C. Tất cả các nhà máy thuỷ điện không làm nhiệm vụ điều tần cấp I. D. Tất cả các nhà máy điện không làm nhiệm vụ điều tần cấp I (trừ trường hợp có quy định riêng). Câu 153. Điện áp tại thanh cái của các trạm điện cấp điện áp 110, 220kV trong chế độ sự cố một phần tử (sự cố đơn lẻ): A. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -5% so với điện áp danh định. B. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -5% so với điện áp danh định. C. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -10% so với điện áp danh định. D. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -10% so với điện áp danh định. Câu 154. Điện áp tại thanh cái của các trạm điện cấp điện áp 110, 220kV trong chế độ vận hành bình thường: A. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -5% so với điện áp danh định. B. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -5% so với điện áp danh định. C. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -10% so với điện áp danh định. D. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -10% so với điện áp danh định. Câu 155. Đơn vị có trách nhiệm tính toán xác định mức dự phòng công suất và dự phòng điện năng của hệ thống điện theo quy định: A. Đơn vị truyền tải và phân phối điện. B. Đơn vị vận hành hệ thống điện. C. Đơn vị thị trường điện. D. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Câu 156. Nhà máy điện đấu nối với lưới điện cấp điện áp trên 35kV đến 220kV do đơn vị nào đánh số và phê duyệt? A. Đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở ý kiến đồng ý của cấp điều độ miền. B. Cấp điêu độ miền có quyền điều khiển. C. Cấp điều độ Quốc Gia trên cơ sở ý kiến của đợn vị quản lý vận hành.

39/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

D. Cấp điều độ miền có quyền điều khiển trên cơ sở ý kiến đồng ý của cấp điều độ quốc Gia. Câu 157. “CC-TUC31” biểu thị tên thiết bị gì? A. Cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31. B. Cuộn cắt của máy biến điện áp thanh cái C31. C. Chống sét của máy biến điện áp thanh cái C31. D. Cầu chì của máy biến dòng thanh cái C31. Câu 158. Đánh số cấp điện áp 22kV lấy chữ số: A. 2 B. 4 C. 22 Câu 159. Đánh số cấp điện áp 10kV lấy chữ số: A. 9 B. 1 C. 10 Câu 160. “171-76” biểu thị tên thiết bị gì? A. Dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-7.

D. 6 D. 8

B. Dao tiếp địa ngoài đường dây 171. C. Dao tiếp địa máy cắt 171 phía thanh cái 110kV. D. Dao cách ly về phía đường dây của máy cắt 171. Câu 161. Máy biến điện áp của máy biến áp T4 phía 22 kV được đánh số là gì? A. TU4T4 B. TU4T2 C. TU2T4 D. TU2T2 Câu 162. “MC 212” biểu thị tên thiết bị gì? A. Biểu thị máy cắt của thanh cái đường vòng cấp điện áp 220kV. B. Biểu thị máy cắt của thanh cái số 1 cấp điện áp 220kV. C. Biểu thị máy cắt của thanh cái số 2 cấp điện áp 220kV. D. Biểu thị máy cắt liên lạc giữa thanh cái số 1 và thanh cái số 2 cấp điện áp 220 kV. Câu 163. “MC 200” biểu thị tên thiết bị gì? A. Biểu thị máy cắt của thanh cái đường vòng cấp điện áp 220kV. B. Biểu thị máy cắt của thanh cái số 1 cấp điện áp 220kV. C. Biểu thị máy cắt của thanh cái số 2 cấp điện áp 220kV. D. Biểu thị máy cắt liên lạc giữa thanh cái số 1 và thanh cái số 2 cấp điện áp 220kV. Câu 164. Điều chỉnh tần số trong HTĐ được chia thành mấy cấp: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 165. Điện áp 220kV cho phép vận hành ở chế độ sự cố 1 phần tử là bao nhiêu? A. 198 – 242kV B. 209 – 242kV C. 195 – 245kV D. 198 – 245kV Câu 166. 40/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Điện áp 220kV cho phép vận hành ở chế độ vận hành bình thường là bao nhiêu? A. 198 – 242kV B. 209 – 242kV C. 195 – 245kV D. 198 – 245kV Câu 167. Tần số hệ thống cho phép ở chế độ sự cố nhiều phần tử là bao nhiêu? A. 49,5 – 50,5Hz B. 47 – 52Hz C. 49,8 – 50,2Hz D. 48 – 51Hz Câu 168. Tần số hệ thống cho phép ở chế độ sự cố 1 phần tử là bao nhiêu? A. 49,5 – 50,5 Hz B. 47 – 52 Hz C. 49,8 – 50,2 Hz D. 48 – 51 Hz Câu 169. Nguyên tắc chung xử lý sự cố: A. Phải áp dụng mọi biện pháp nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn chặn sự cố phát triển làm ảnh hưởng đến vận hành HTĐ, làm tổn hại đến con người và thiết bị. B. Khôi phục lại HTĐ và đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng với thời gian mất điện ngắn nhất có thể, có xét đến khả năng phát của các NMĐ và giới hạn vận hành của các đường dây truyền tải. C. Đảm bảo sự làm việc an toàn, ổn định của HTĐ; Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị ảnh hưởng bởi sự cố. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 170. Phương tiện sử dụng để chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia: A. Các hệ thống điều khiển, tự động điều khiển, hệ thống điều độ điện tử (DIM). B. Điện thoại và các phương thức truyền lời nói khác; Các thiết bị tự ghi thông số chế độ HTĐ, ghi âm giọng nói. C. Fax và các phương thức truyền tin qua mạng máy tính. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 171. Trong điều kiện vận hành bình thường, Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp nhiêu tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải? A. Cao hơn không quá 15% điện áp định mức. B. Cao hơn không quá 10% điện áp định mức. C. Cao hơn không quá 20% điện áp định mức. D. Cao hơn không quá 5% điện áp định mức. Câu 172. Trong điều kiện vận hành bình thường, Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp nhiêu tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp: A. Cao hơn không quá 15% điện áp định mức. B. Cao hơn không quá 10% điện áp định mức. C. Cao hơn không quá 20% điện áp định mức. D. Cao hơn không quá 5% điện áp định mức. Câu 173. 41/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng khi: A. Điện áp vận hành vượt quá 15% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng. B. Điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng. C. Điện áp vận hành vượt quá 25% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng. D. Điện áp vận hành vượt quá 30% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng. Câu 174. Dao tiếp địa của MC 174 về phía thanh cái C12 được ký hiệu là gì? A. 174-15 B. 174-25 C. 174-75 D. 174.76 Câu 175. Dao tiếp địa của MC 174 về phía đường dây được ký hiệu là gì? A. 174-15 B. 174-25 C. 174-75 D. 174.76 Câu 176. Các thiết bị nhất thứ trong hệ thống điện quốc gia do cấp điều độ nào đánh số thiết bị? A. Cấp điều độ phân phối tỉnh. B. Cấp điều độ miền. C. Cấp điều độ quốc gia. D. Cấp điều độ có quyền điều khiển. Câu 177. Đánh số cấp điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ lớn hơn hoặc bằng 10kV lấy chữ số nào? A. Lấy số 6 B. Lấy số 9 C. Lấy số 10 D. Lấy số 8 Câu 178. Đánh số dao tiếp địa thanh cái lấy chữ số nào? A. Lấy số 4 B. Lấy số 8 C. Lấy số 5 D. Lấy số 6 Câu 179. Ký hiệu C21 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị thanh cái số 2 điện áp 220kV. B. Biểu thị thanh cái số 1 điện áp 220kV. C. Biểu thị thanh cái số 2 điện áp 110kV. D. Biểu thị thanh cái số 1 điện áp 110kV. Câu 180. Ký hiệu TU1T1 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị máy biến áp số 1 cấp điện áp 110kV. B. Biểu thị máy biến điện áp số 1 của máy biến áp T1. C. Biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T1 phía 110kV . D. Biểu thị máy biến áp tạo trung tính số 1. Câu 181. 42/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Ký hiệu TI1AT2 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị máy biến dòng số 1 của máy biến áp cấp điện áp 220kV. B. Biểu thị máy biến dòng số 1 của máy biến áp AT2. C. Biểu thị máy biến dòng cấp điện áp 110kV của máy biến áp AT2. D. Biểu thị máy biến dòng cấp của máy biến áp 110kV. Câu 182. Ký hiệu MC 131 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1. B. Biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110kV. C. Biểu thị máy cắt của đường dây số 1 cấp điện áp 110kV. D. Biểu thị máy cắt của đường dây 131. Câu 183. Ký hiệu 171-76 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị dao tiếp địa của đường dây 171. B. Biểu thị dao cách ly 110kV của đường dây 171. C. Biểu thị dao tiếp địa của máy cắt 171. D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai. Câu 184. Ký hiệu TUC12-2 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số 2 điện áp 110. B. Biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số 1 điện áp 110. C. Biểu thị dao cách ly của thanh cái số 2 điện áp 110 nối với thanh cái số 2. D. Biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số 2 điện áp 110kV nối với thanh cái số 2. Câu 185. Ký hiệu CS171 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị chống sét của máy biến điện áp đường dây 171. B. Biểu thị chống sét của đường dây 171. C. Biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía 110kV. D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai. Câu 186. Ký hiệu CC-TUC31 biểu thị ý nghĩa gì trong đánh số thiết bị? A. Biểu thị cầu chì của máy biến điện áp của máy biến áp số 1. B. Biểu thị cầu chì tự rơi của máy biến điện áp thanh cái C31. C. Biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31. D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai. Câu 187. Phạm vi dao động tần số cho phép của hệ thống điện quốc gia như sau: A. Trong chế độ vận hành bình thường: 49,8Hz ÷ 50,2Hz. 43/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

B. Trong chế độ sự cố đơn lẻ: 49,5Hz ÷ 50,5Hz. C. Trong chế độ sự cố nhiều phần tử: 47Hz ÷ 52Hz. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. Câu 188. Điều khiển tần số cấp I (điều tần cấp I) là gì? A. Đáp ứng của bộ tự động điều chỉnh công suất tác dụng (AGC) của các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm duy trì tần số hệ thống điện ở mức 50 ± 0,2Hz. B. Đáp ứng của bộ điều chỉnh công suất tác dụng (AGC) của các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm đưa tần số hệ thống điện về giới hạn 50 ± 0,5Hz. C. Điều chỉnh bằng sự can thiệp của kỹ sư điều hành hệ thống điện để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất phát các nhà máy điện. D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai. Câu 189. Các nhà máy điện nào tham gia điều tần cấp II? A. Các nhà máy theo quy định của cấp điều độ hệ thống điện quốc gia. B. Các nhà máy theo quy định của cấp điều độ có quyền điều khiển. C. Các nhà máy được trang bị bộ tự động điều chỉnh công suất tác dụng của máy phát (AGC). D. Các nhà máy điện không làm nhiệm vụ điều tần cấp I (trừ trường hợp đã được miễn trừ theo quy định). Câu 190. Điều khiển tần số thứ cấp được chia thành mấy cấp? A. 01 cấp. B. 02 cấp. C. 03 cấp. D. 04 cấp. Câu 191. Lưới điện phân phối được hiểu như thế nào? A. Là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, các đường dây và trạm biến áp có điện áp 110kV có chức năng phân phối điện. B. Là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống. C. Là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 22kV trở xuống. D. Là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp 22, 35kV. Câu 192. Lưới điện truyền tải được hiểu như thế nào? A. Là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp có điện áp 110kV mang chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia.

44/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

B. Là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên. C. Là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên. D. Là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp 110, 220, 500kV. Câu 193. Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải trong chế độ vận hành bình thường như sau: A. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -5% so với điện áp danh định. B. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -5% so với điện áp danh định. C. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -10% so với điện áp danh định. D. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -10% so với điện áp danh định. Câu 194. Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải trong chế độ sự cố một phần tử như sau: A. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -5% so với điện áp danh định. B. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -5% so với điện áp danh định. C. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 5% và -10% so với điện áp danh định. D. Điện áp được phép dao động trong khoảng + 10% và -10% so với điện áp danh định. Câu 195. Các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) có trách nhiệm gửi bảng đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong HTĐ truyền tải cho tháng M+1 và dự kiến điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa (nếu có) cho các tháng còn lại trong năm trước: A. 14 tháng M. B. 15 tháng M. C. 16 tháng M. D. 17 tháng M. Câu 196. Các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) có trách nhiệm gửi điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong HTĐ truyền tải cho tuần W+1, W+2 trước: 45/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

A. 15h00 thứ Hai tuần W. B. 15h00 thứ Ba tuần W. C. 15h00 thứ Tư tuần W. D. 15h00 thứ Năm tuần W. Câu 197. Các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong HTĐ truyền tải khi: A. Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện theo kế hoạch đã được phê duyệt có thể dẫn đến mất an toàn vận hành của thiết bị hoặc vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành của các thiết bị có liên quan khác. B. Xảy ra sự cố trên hệ thống điện dẫn đến không thể thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp này, việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sự cố được kết hợp với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được phê duyệt; Xảy ra những sự kiện bất thường ảnh hưởng đến kế hoạch vận hành dự kiến (diễn biến bất thường về thủy văn, sự cố hoặc kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu bị thay đổi…); C. Không thể thực hiện được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện do các nguyên nhân bất khả kháng. D. Tất cả các lý do trên. Câu 198. Việc đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa được phân thành: A. (i) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch. (ii) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch. B. (i) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch. (ii) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa bổ sung. C. (i) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch. (ii) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất. D. (i) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch. ii) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch. (iii) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất. Câu 199. Khi cần điều chỉnh thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa muộn hơn 06 ngày so với kế hoạch đã duyệt, các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) cần gửi phiếu đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện điều chỉnh tới Cấp điều độ có quyền điều khiển: A. Trước 48 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. B. Trước 24 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. C. Trước 10 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. D. Ngay sau khi xuất hiện các yếu tố dẫn đến kéo dài thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa. 46/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Câu 200. Khi cần điều chỉnh thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa muộn hơn từ 04 đến 06 ngày so với kế hoạch đã duyệt, các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) cần gửi phiếu đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện điều chỉnh tới Cấp điều độ có quyền điều khiển: A. Trước 48 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. B. Trước 24 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. C. Trước 10 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. D. Ngay sau khi xuất hiện các yếu tố dẫn đến kéo dài thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa. Câu 201. Khi cần điều chỉnh thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa muộn hơn từ 02 đến 03 ngày so với kế hoạch đã duyệt, các Đơn vị (Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải) cần gửi phiếu đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện điều chỉnh tới Cấp điều độ có quyền điều khiển: A. Trước 48 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. B. Trước 24 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. C. Trước 10 giờ so với thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt. D. Ngay sau khi xuất hiện các yếu tố dẫn đến kéo dài thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa. Câu 202. Mô hình phát triển của thị trường điện qua mấy cấp độ: A. 1 cấp độ. B. 2 cấp độ. C. 3 cấp độ. D. 4 cấp độ. Câu 203. Đặc điểm của mô hình thị trường điện toàn phần (Gross pool): A. (i) Điện năng bắt buộc phải bán phần lớn lên thị trường; (ii) Một phần rất nhỏ điện năng được giao dịch trực tiếp với các khách hàng địa phương. B. Các đơn vị phát điện tính toán các chi phí bao gồm: Chi phí nhiên liệu, Chi phí vật liệu phụ, Chi phí khởi động → Chào chi phí phát điện. C. (i) Các đơn vị phát điện chào chi phí phát điện. (ii) Các đơn vị phát điện được thanh toán theo giá biên thị trường (Giá bán điện của tổ máy đắt nhất trong hệ thống điện cần phải huy động để đáp ứng 1 kWh nhu cầu phụ tải tăng thêm). D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 204. 47/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Đặc điểm của mô hình thị trường điện chào giá theo chi phí (Cost based): A. (i) Điện năng bắt buộc phải bán phần lớn lên thị trường; (ii) Một phần rất nhỏ điện năng được giao dịch trực tiếp với các khách hàng địa phương. B. Các đơn vị phát điện tính toán các chi phí bao gồm: Chi phí nhiên liệu, Chi phí vật liệu phụ, Chi phí khởi động → Chào chi phí phát điện. C. (i) Các đơn vị phát điện chào chi phí phát điện. (ii) Các đơn vị phát điện được thanh toán theo giá biên thị trường (Giá bán điện của tổ máy đắt nhất trong hệ thống điện cần phải huy động để đáp ứng 1 kWh nhu cầu phụ tải tăng thêm) D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 205. Đặc điểm của mô hình thị trường điện thanh toán theo giá biên thị trường (Marginal price): A. (i) Điện năng bắt buộc phải bán phần lớn lên thị trường; (ii) Một phần rất nhỏ điện năng được giao dịch trực tiếp với các khách hàng địa phương. B. Các đơn vị phát điện tính toán các chi phí bao gồm: Chi phí nhiên liệu, Chi phí vật liệu phụ, Chi phí khởi động → Chào chi phí phát điện. C. (i) Các đơn vị phát điện chào chi phí phát điện. (ii) Các đơn vị phát điện được thanh toán theo giá biên thị trường (Giá bán điện của tổ máy đắt nhất trong hệ thống điện cần phải huy động để đáp ứng 1 kWh nhu cầu phụ tải tăng thêm) D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 206. Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM) được xây dựng trên mô hình: A. Mô hình thị trường điện toàn phần (Gross pool). B. Mô hình thị trường điện chào giá theo chi phí (Cost based). C. Mô hình thị trường điện thanh toán theo giá biên thị trường (Marginal price). D. Tổng hợp các mô hình trên. Câu 207. Các đơn vị phát điện không tham gia thị trường điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM): A. Các NMĐ xây dựng theo hình thức BOT (Built-Operation-Transfer). B. Các NMĐ sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện. C. Các NMĐ thuộc khu công nghiệp (chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện Quốc gia). D. Tất cả các NMĐ trên. Câu 208. Ưu điểm của mô hình thị trường điện một người mua: A. (i) Cần ít thay đổi lớn từ tình hình hiện tại. (ii) Tăng cường năng lực trong các lĩnh vực chủ chốt, cơ hội thực thi thành công cao. (ii) Không có tác động lớn, cho phép có thêm thời gian cải thiện năng lực. 48/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

B. (i) Các công ty phân phối có cơ hội lựa chọn đơn vị cung ứng điện. (ii) Cạnh tranh khiến các đơn vị phát điện phải nâng cao hiệu năng, giảm chi phí. (iii) Các khách hàng lớn có thể lựa chọn các đối tác cung cấp điện cho mình. (iv) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. C. (i) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. (ii) Cạnh tranh hơn bắt đầu với các khách hàng lớn, sau đó đến các khách hàng nhỏ hơn. (iii) Tất cả các khách hàng có thể thu được lợi ích trực tiếp từ cạnh tranh hoàn toàn và mở rộng quyền lựa chọn. D. Tất cả các ý trên. Câu 209. Nhược điểm của mô hình thị trường điện một người mua: A. (i) Cạnh tranh ban đầu bị hạn chế. (ii) Đòi hỏi cơ quan mua duy nhất có vị thế tín dụng mạnh. (iii) Các công ty phân phối không có cơ hội lựa chọn đối tác cung cấp điện. (iv) Cắt giảm các chi phí cung cấp điện sẽ bị hạn chế. B. (i) Thị trường có các thay đổi lớn. (ii) Các khách hàng vừa và nhỏ có thể không thu được lợi ích từ thị trường. (iii) Xây dựng và vận hành thị trường này sẽ tốn kém và phức tạp. C. (i) Các khách hàng vừa và nhỏ sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiện thực hóa tiết kiệm chi phí và hiệu năng thị trường. (ii) Cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng. (iii) Phát sinh các chi phí bổ sung. (iv) Yêu cầu thông tin tới khách hàng rộng rãi. D. Tất cả các ý trên. Câu 210. Ưu điểm của mô hình thị trường điện cạnh tranh bán buôn: A. (i) Cần ít thay đổi lớn từ tình hình hiện tại. (ii) Tăng cường năng lực trong các lĩnh vực chủ chốt, cơ hội thực thi thành công cao. (ii) Không có tác động lớn, cho phép có thêm thời gian cải thiện năng lực. B. (i) Các công ty phân phối có cơ hội lựa chọn đơn vị cung ứng điện. (ii) Cạnh tranh khiến các đơn vị phát điện phải nâng cao hiệu năng, giảm chi phí. (iii) Các khách hàng lớn có thể lựa chọn các đối tác cung cấp điện cho mình. (iv) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. C. (i) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. (ii) Cạnh tranh hơn bắt đầu với các khách hàng lớn, sau đó đến các khách hàng nhỏ hơn. (iii) Tất cả các khách hàng có thể thu được lợi ích trực tiếp từ cạnh tranh hoàn toàn và mở rộng quyền lựa chọn. D. Tất cả các ý trên. Câu 211. Nhược điểm của mô hình thị trường điện cạnh tranh bán buôn: A. (i) Cạnh tranh ban đầu bị hạn chế. (ii) Đòi hỏi cơ quan mua duy nhất có vị thế tín dụng mạnh. (iii) Các công ty phân phối không có cơ hội lựa chọn đối tác cung cấp điện. (iv) Cắt giảm các chi phí cung cấp điện sẽ bị hạn chế. B. (i) Thị trường có các thay đổi lớn. (ii) Các khách hàng vừa và nhỏ có thể không thu được lợi ích từ thị trường. (iii) Xây dựng và vận hành thị trường này sẽ tốn kém và phức tạp. 49/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

C. (i) Các khách hàng vừa và nhỏ sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiện thực hóa tiết kiệm chi phí và hiệu năng thị trường. (ii) Cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng. (iii) Phát sinh các chi phí bổ sung. (iv) Yêu cầu thông tin tới khách hàng rộng rãi. D. Tất cả các ý trên. Câu 212. Ưu điểm của mô hình thị trường điện cạnh tranh bán lẻ: A. (i) Cần ít thay đổi lớn từ tình hình hiện tại. (ii) Tăng cường năng lực trong các lĩnh vực chủ chốt, cơ hội thực thi thành công cao. (ii) Không có tác động lớn, cho phép có thêm thời gian cải thiện năng lực. B. (i) Các công ty phân phối có cơ hội lựa chọn đơn vị cung ứng điện. (ii) Cạnh tranh khiến các đơn vị phát điện phải nâng cao hiệu năng, giảm chi phí. (iii) Các khách hàng lớn có thể lựa chọn các đối tác cung cấp điện cho mình. (iv) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. C. (i) Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. (ii) Cạnh tranh hơn bắt đầu với các khách hàng lớn, sau đó đến các khách hàng nhỏ hơn. (iii) Tất cả các khách hàng có thể thu được lợi ích trực tiếp từ cạnh tranh hoàn toàn và mở rộng quyền lựa chọn. D. Tất cả các ý trên. Câu 213. Nhược điểm của mô hình thị trường điện cạnh tranh bán lẻ: A. (i) Cạnh tranh ban đầu bị hạn chế. (ii) Đòi hỏi cơ quan mua duy nhất có vị thế tín dụng mạnh. (iii) Các công ty phân phối không có cơ hội lựa chọn đối tác cung cấp điện. (iv) Cắt giảm các chi phí cung cấp điện sẽ bị hạn chế. B. (i) Thị trường có các thay đổi lớn. (ii) Các khách hàng vừa và nhỏ có thể không thu được lợi ích từ thị trường. (iii) Xây dựng và vận hành thị trường này sẽ tốn kém và phức tạp. C. (i) Các khách hàng vừa và nhỏ sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiện thực hóa tiết kiệm chi phí và hiệu năng thị trường. (ii) Cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng. (iii) Phát sinh các chi phí bổ sung. (iv) Yêu cầu thông tin tới khách hàng rộng rãi. D. Tất cả các ý trên. Câu 214. Nhà máy điện khởi động đen dự phòng nối với cấp điện áp nào? A. Cấp điện áp 500kV. B. Cấp điện áp từ 220kV trở lên. C. Cấp điện áp từ 110kV trở lên. D. Cấp điện áp dưới 110kV. Câu 215. Các nhà máy khởi động đen chính của hệ thống điện Quốc gia: A. Hòa Bình, Sơn La, Yaly. B. Hòa Bình, Sơn La, Trị An. C. Hòa Bình, Sơn La, Phú Mỹ. 50/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

D. Hòa Bình, Sơn La, Đa Nhim. Câu 216. Các nhà máy khởi động đen dự phòng của hệ thống điện miền Trung: A. A Vương, A Lưới, Sê San 4, Buôn Kuốp, Srepok3. B. A Vương, A Lưới, Sê San 4, Buôn Kuốp, Sông Ba Hạ. C. A Vương, A Lưới, Sê San 4, Sê San 3. D. A Vương, A Lưới, Sê San 4. Câu 217. Quy định thời gian khởi động tổ máy của Nhà máy điện khởi động đen chính khi mất điện toàn nhà máy điện: A. Không quá 5 phút. B. Không quá 10 phút. C. Không quá 15 phút. D. Không quá 20 phút. Câu 218. Quy định thời gian khởi động tổ máy khi mất điện toàn nhà máy đối với nhà máy điện khởi động đen dự phòng: A. Không quá 20 phút. B. Không quá 25 phút. C. Không quá 30 phút. D. Không quá 35 phút. Câu 219. Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện: A. ít nhất 05 ngày. B. ít nhất 07 ngày. C. ít nhất 10 ngày. D. ít nhất 14 ngày. Câu 220. Trường hợp không thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện theo nội dung đã thông báo, bên bán điện có trách nhiệm thông báo lại cho bên mua điện trước thời điểm ngừng, giảm cung cấp điện đã thông báo: A. ít nhất 12 tiếng. B. ít nhất 18 tiếng. C. ít nhất 24 tiếng. D. ít nhất 48 tiếng. Câu 221. 51/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN

Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp nào dưới đây: A. Do có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được; Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện. B. Do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa sự an toàn của hệ thống điện. C. Do sự kiện bất khả kháng. D. Tất cả các trường hợp trên

52/52

Mã đề thi TR KÍP TRẠM ĐIỆN