Tap 2.3.1 TMCS Phan Duong Day 110kV Bao Thanh [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CÔNG TY ENVISION ENERGY SINGAPORE PTE.LTD

NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ BẢO THẠNH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHẦN 2

THIẾT KẾ CƠ SỞ TẬP 2.3

THIẾT KẾ CƠ SỞ ĐƯỜNG DÂY 110 kV TẬP 2.3.1

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110 kV

Tháng 10/2020

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 5

NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ BẢO THẠNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHẦN 2

THIẾT KẾ CƠ SỞ TẬP 2.3

THIẾT KẾ CƠ SỞ ĐƯỜNG DÂY 110 kV TẬP 2.3.1

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110 kV Người lập

: Ngô Bá Lập

Chủ nhiệm lập dự án

: Phạm Kim Nguyện

Trưởng phòng

: Bùi Anh Đức

TP. HCM, ngày…… tháng……năm 2020

TP. HCM, ngày…… tháng……năm 2020

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Lượng

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (BCNCKT) “Nhà máy điện gió Bảo Thạnh” được biên chế thành các phần như sau: PHẦN 1: THUYẾT MINH DỰ ÁN 

Tập 1.1: Thuyết minh chung



Tập 1.2: Tổng mức đầu tư và phân tích kinh tế - tài chính

PHẦN 2: THIẾT KẾ CƠ SỞ 

Tập 2.1: Thiết kế cơ sở nhà máy  Tập 2.1.1: Thuyết minh TKCS phần nhà máy  Tập 2.1.2: Các bản vẽ phần nhà máy  Tập 2.1.3: Các phụ lục tính toán phần nhà máy



Tập 2.2: Thiết kế cơ sở TBA 110kV và ngăn lộ mở rộng  Tập 2.2.1: Thuyết minh TKCS phần TBA 110kV và ngăn lộ mở rộng  Tập 2.2.2: Các bản vẽ phần TBA 110kV và ngăn lộ mở rộng  Tập 2.2.3: Các phụ lục tính toán phần TBA 110kV và ngăn lộ mở rộng



Tập 2.3: Thiết kế cơ sở đường dây 110kV  Tập 2.3.1: Thuyết minh TKCS phần đường dây 110kV  Tập 2.3.2: Các bản vẽ phần đường dây 110kV  Tập 2.3.3: Các phụ lục tính toán phần đường dây 110kV

PHẦN 3: BÁO CÁO KHẢO SÁT 

Tập 3.1: Báo cáo khảo sát địa hình



Tập 3.2: Báo cáo khảo sát địa chất công trình



Tập 3.3: Báo cáo khảo sát khí tượng thủy văn

Đây là Tập 2.3.1: Thuyết minh TKCS phần đường dây 110kV

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 1

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS

NỘI DUNG TẬP 2.3.1: THUYẾT MINH PHẦN ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI Phần 1

THUYẾT MINH CHUNG ---------------------------------------------------------4

Chương 1TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH ------------------------------------------------------ 5 1.1. CÁC THÔNG TIN CHÍNH VỀ DỰ ÁN --------------------------------------------- 5 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ------------------------------------------------------------------------ 6 1.3. PHẠM VI CỦA DỰ ÁN ---------------------------------------------------------------- 8 Chương 2TUYẾN ĐƯỜNG DÂY ----------------------------------------------------------------- 11 2.1. TỔNG QUÁT VỀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY ---------------------------------------- 11 2.2. MÔ TẢ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY ---------------------------------------------------- 11 2.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH----------------------------------------------------------- 15 2.4. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG – THỦY VĂN ----------------------------------------- 20 Chương 3ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN ------------------------------------------------ 23 3.1. ÁP LỰC GIÓ --------------------------------------------------------------------------- 23 3.2. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ ------------------------------------------------------------ 23 3.3. ĐỘ NHIỄM BẨN KHÔNG KHÍ ---------------------------------------------------- 24 Chương 4DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT -------------------------------------------- 25 4.1. LỰA CHỌN DÂY DẪN ĐIỆN ------------------------------------------------------ 25 4.2. DÂY CHỐNG SÉT VÀ CÁP QUANG --------------------------------------------- 27 4.3. LỰA CHỌN CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN---------------------------------------- 33 4.4. PHỤ KIỆN TREO DÂY -------------------------------------------------------------- 37 4.5. TẠ BÙ ----------------------------------------------------------------------------------- 38 4.6. NỐI ĐẤT -------------------------------------------------------------------------------- 38 Chương 5CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHẦN CÁP NGẦM ----------------------------- 40 5.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CÁP NGẦM ------------------- 40 5.2. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ------------------------------------------------------------ 40 5.3. LỰA CHỌN LOẠI CÁP NGẦM ---------------------------------------------------- 41 5.4. GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CÁP NGẦM ------------------ 43 5.5. GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT KHÁNG BÙ NGANG ĐẦU TUYẾN CÁP NGẦM - 47 5.6. GIẢI PHÁP BẢO VỆ CƠ HỌC CHO HỆ THỐNG CÁP NGẦM -------------- 47 5.7. GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT CÁP NGẦM ----------------------------------------------- 48 5.8. GIẢI PHÁP LỰA CHỌN PHỤ KIỆN CÁP---------------------------------------- 52 5.9. CÁP QUANG--------------------------------------------------------------------------- 53 5.10. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH ------------------------------------------- 53 5.11. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM ĐƯỜNG CÁP SAU KHI LẮP ĐẶT-------------- 54 5.12. THÔNG SỐ KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ CÁP NGẦM 110KV ---------- 54 Chương 6CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHÁC ------------------------------------------------ 65 6.1. BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC ---------------------------------------------- 65 6.2. ĐẢO PHA ------------------------------------------------------------------------------- 67 6.3. ĐẤU NỐI ------------------------------------------------------------------------------- 68 6.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC ------------------------------------------------ 68

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 2

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS

Chương 7GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT --------------------------------------------------------- 70 7.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT -------------------------------------------------- 70 7.2. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT ------------------------------------------- 70 7.3. TÍNH TOÁN CHỌN LIÊN KẾT CỘT VỚI MÓNG ----------------------------- 76 Chương 8GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG ------------------------------------------------------ 78 8.1. CỞ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ --------------------------------------------------------- 78 8.2. LỰA CHỌN DẠNG KẾT CẤU MÓNG ------------------------------------------- 78 8.3. VẬT LIỆU LÀM MÓNG ------------------------------------------------------------- 78 8.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỘT ĐƯỜNG DÂY -------------------------- 78 8.5. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÓNG ------------------------------------------------------- 79 Chương 9TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ------------------------------ 80 9.1. CƠ SỞ LẬP TỔ CHỨC XÂY DỰNG ---------------------------------------------- 80 9.2. TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG -------------------------------------------------------- 81 9.3. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN -------------------------------------------------------- 83 9.4. CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG CHÍNH --------------------------------------------- 85 Phần 2

LIỆT KÊ THIẾT BỊ, CẤU KIỆN VÀ VẬT LIỆU -------------------------- 89

BẢNG 1: TỔNG KÊ ĐƯỜNG DÂY 110kV BA TRI – NMĐG BẢO THẠNH --------BẢNG 2: LIỆT KÊ THIẾT BỊ - VẬT LIỆU PHẦN ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY --------------BẢNG 3: LIỆT KÊ CẤU KIỆN, VẬT LIỆU PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY ----BẢNG 4: LIỆT KÊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ VẬT LIỆU ĐIỆN CÁP NGẦM 110kV ------BẢNG 5: LIỆT KÊ CÁC HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH ĐIỆN ------------

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 3

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

Phần 1

TKCS

THUYẾT MINH CHUNG

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 4

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

Chương 1 1.1.

TKCS

TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH

CÁC THÔNG TIN CHÍNH VỀ DỰ ÁN 

Tên dự án đầu tư: Nhà máy điện gió Bảo Thạnh;



Chủ đầu tư: Công ty Envision Energy Singapore PTE.LTD;



Địa điểm: xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;



Nhóm dự án: thuộc nhóm A (tổng mức đầu tư > 2.300 tỷ đồng);



Loại, cấp công trình: công trình Năng lượng - cấp II (< 50MW);



Quy mô đầu tư: Tổng công suất lắp đặt toàn dự án: 49,5 MW;



Sản lượng điện dự kiến phát lên lưới: 172.447,9 MWh/năm;



Số lượng turbine gió: 15 tua bin;



Loại tuabin gió: sử dụng tuabin loại EN-156 - 3,3 MW của hãng Envision, chiều cao cột 140 m, đường kính cánh 156 m;



Cấp điện áp đấu nối vào lưới điện quốc gia: 110 kV;  Điểm đấu nối: đấu nối vào thanh cái 110kV của TBA 110kV Ba Tri hiện hữu;  Trạm biến áp: xây dựng mới trạm biến áp 22/110kV: công suất máy biến áp (MBA) là 1x63 MVA;  Mở rộng 01 ngăn lộ tại TBA 110kV Ba Tri;  Đường dây đấu nối: xây dựng đường dây 110kV mạch đơn ACSR-240, chiều dài khoảng 10 km từ Nhà máy điện gió Bảo Thạnh đấu nối vào thanh cái 110kV của TBA 110kV Ba Tri hiện hữu.



Tuổi thọ kinh tế của dự án: 20 năm.

Tiến độ thực hiện dự án Tiến độ xây dựng Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh có công suất lắp đặt khoảng 49,5 MW trong giai đoạn từ 2019 – 2021. Trong đó: 

Tháng 04/2019 đến tháng 06/2019:  Lập hồ sơ bổ sung quy hoạch  Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT).



Tháng 07/2019 đến tháng 04/2020:  Phê duyệt bổ sung quy hoạch.  Phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi



Tháng 05/2020 đến tháng 09/2020:  Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT)  Thỏa thuận đấu nối cho nhà máy và các báo cáo chuyên ngành

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 5

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

1.2.

TKCS



Tháng 10/2020 đến tháng 11/2020: Thẩm tra, phê duyệt Báo cáo NCKT;



Tháng 12/2020 đến tháng 01/2021: Lựa chọn nhà thầu xây lắp;



Tháng 02/2021 đến tháng 10/2021: Thi công xây dựng móng, đường dây và trạm biến áp và các công trình phụ trợ; lắp dựng tuabin, thiết bị vận hành.

CƠ SỞ PHÁP LÝ 

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư;



Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực số 24/2012/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Điện lực;



Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng;



Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;



Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;



Nghị Định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình;



Nghị Định 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư công trình;



Nghị Định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện;



Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện;



Nghị định 32/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao và chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;



Nghị Định 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;



Nghị Định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 6

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS



Nghị Định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;



Thông tư 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;



Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương về Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;



Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và thông tư 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019 về sửa đổi một số điều của Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016;



Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 Quy định về Hệ thống điện phân phối;



Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 Quy định về Hệ thống điện truyền tải;



Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT và Thông tư số 39/2015/TT-BCT;



Thông tư 42/2015/TT-BCT ngày 01/12/2015 Quy định về đo điếm điện năng trong hệ thống điện;



Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công Thương Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió;



Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;



Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, điển hình là thay đổi về hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện như sau:  Đối với các dự án điện gió trong đất liền: là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 US Cents/kWh).  Đối với các dự án điện gió trong trên biển: là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 US Cents/kWh).Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá VNĐ/USD



Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những nội dung chính của Chiến lược là ưu tiên phát triển nguồn điện gió;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 7

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS



Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh);



Quyết định số 2497/QĐ-BCT của bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 18/3/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bến Tre giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030;



Quyết định số 82/QĐ-BCT của bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 12/01/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035;



Hiện trạng lưới điện và nhu cầu sử dụng điện tại tỉnh Bến Tre;



Số liệu đo gió trong phạm vi dự án và số liệu gió khí tượng về chế độ gió, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm của khu vực tỉnh Bến Tre.

Như vậy, dự án Nhà máy điện gió Bảo Thạnh do Nhà đầu tư là Công ty Envision Energy Singapore PTE.LTD đề xuất với tổng công suất lắp đặt khoảng 49,5 MW là phù hợp với chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. 1.3.

PHẠM VI CỦA DỰ ÁN

1.3.1.

Phạm vi Dự án Nhà máy điện gió Bảo Thạnh có công suất lắp đặt khoảng 49,5 MW được xây dựng mới hoàn toàn trên khu đất khảo sát khoảng 1.954 ha tại địa bàn xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Dự án đầu tư nghiên cứu sự cần thiết đầu tư, đánh giá tính khả thi của dự án, đánh giá tác động của dự án đối với địa phương và khu vực, hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.

1.3.2.

Các hạng mục chính Một số hạng mục công trình chính của dự án Nhà máy điện gió Bảo Thạnh: 

Các móng tuabin, tháp đỡ tuabin đến độ cao thiết kế, tổng cộng 15 vị trí;



Mạng điện 22kV nội bộ kết nối tuabin về trạm nâng áp;



Nhà điều điều hành và trạm nâng áp: 22/110kV;



Mở rộng 01 ngăn lộ tại TBA 110kV Ba Tri;



Hệ thống điện và điều khiển;



Đường dây 110 kV đấu nối từ trạm nâng áp của dự án vào lưới điện khu vực, mạch kép dài khoảng 12 km;



Hệ thống đường giao thông nội bộ phục vụ thi công và vận hành.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 8

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS

Bảng 1-1: Bảng khối lượng hạng mục chính của nhà máy Hạng mục

Quy cách

Đơn vị

Số lượng

140m

Tháp

15

Móng

15

Tuabin

15

Bộ

01

Trạm biến áp nâng áp 22/110kV

Trạm

01

Mở rộng ngăn lộ TBA 110kV

Ngăn

01

Phương án đường dây 110kV đấu nối

km

12

Hệ thống TTLL & SCADA

Bộ

01

Đường dây 22kV trên không đấu nối tua bin

km

13,4

Đường giao thông nội bộ

km

7,9

Tháp đỡ tua bin Móng tua bin Tua bin gió

3,3 MW

Hệ thống điện và điều khiển

Trong đó, quy mô hạng mục đường dây đấu nối 110kV chi tiết như sau: 

Cấp điện áp

: 110kV;



Số mạch

: 01 mạch;



Điểm đầu

: Thanh cái TBA110kV Ba Tri;



Điểm cuối

: Thanh cái TBA110kV NMĐG Bảo Thạnh (dự kiến xây dựng);



Chiều dài

: khoảng 11,737 km;



Dây dẫn điện

: Dây nhôm lõi thép ACKP-240/32;



Dây chống sét

: + 01 dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW50/24F, 24 sợi quang theo tiêu chuẩn ITU-T/G.652; + 01 dây cáp thép mạ kẽm có bọc mỡ TK-50;



Cách điện

: Cách điện bằng composite loại có tải trọng 70kN, 120kN với mức nhiễm bẩn khí quyển lựa chọn 31mm/kV;



Cột

: Sử dụng cột thép mạ kẽm nhúng nóng, liên kết bằng bu lông;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 9

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

TKCS



Móng

: Móng bê tông cốt thép đúc tại chỗ;



Tiếp địa

: Hình tia bằng thép tròn Φ12 mạ kẽm kết hợp cọc;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 10

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV

Chương 2 2.1.

TKCS

TUYẾN ĐƯỜNG DÂY

TỔNG QUÁT VỀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY Đường dây 110kV đấu nối nhà máy điện gió Bảo Thạnh đi qua địa phận các xã Bảo Thạnh, Phú Ngãi, Phước Tuy, Phú Lễ, An Bình Tây, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với chiều dài khoảng 11,737km. Nhìn chung tuyến chủ yếu qua khu vực được nhân dân khai thác trồng cao su, ít tiêu…, với địa hình dốc thoải, giao thông tương đối thuận tiện. Tuyến đường dây có tổng chiều dài 11,737km, có đặc điểm như sau; 

Điểm đầu: TBA 110kV(ngăn lộ mở rộng)- thuộc thị trấn Ba Tri – huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre.



Điểm cuối: Trạm cắt nhà máy điện gió Bảo Thạnh (dự kiến xây dựng) thuộc xã Bảo Thạnh - huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre.

Tuyến có 11 vị trí góc lái, không tính điểm đầu, điểm cuối.

2.2.



Giao chéo với đường dây 110kV:

02 lần.



Giao chéo với đường dây trung hạ thế:

07 lần.



Giao chéo với TL 885, HL173, HL14:

03 lần.



Giao chéo với đường khác:

05 lần.



Giao chéo với kênh mương, ao hồ lớn nhỏ: 35 lần.



Có 06 nhà dân nằm trong hành lang tuyến giới hạn từ 0-11m.

MÔ TẢ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 11

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS TKCS

Hình 1: Hướng tuyến ĐD 110kV đấu nối

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 12

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Chiều dài tuyến đấu nối: tổng chiều dài 11.737m, được mô tả như sau: 1)

Từ TBA Ba Tri đến G2 – dài 561m Từ thanh cái trạm biến áp 110kV Ba Tri (dự kiến xây dựng) thuộc thị trấn Ba Tri, tuyến vượt rạch nhỏ đến G1, từ G1 tuyến lái phải 79053’37’’, vượt đường dây đi nhà máy điện gió (chưa căng dây), vượt đường nhựa nội bộ thị trấn Ba Tri đến xác định vị trí G2, thuộc địa phận thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

2)



Đường dây 110kV:

01 lần.



Đường dây trung hạ thế:

02 lần.



Đường nhựa:

03 lần



Kênh rạch:

02 lần



Có 01 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.



Có 08 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

Từ G2 đến G3 – dài 334m Từ G2 tuyến lái phải 50006’28’’ tuyến vượt qua khu dân cư thị trấn Ba Tri, vượt đường nhựa đến xác định vị trí G3, thuộc địa phận xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

3)



Đường dây trung thế 3 pha:

02 lần.



Đường nhựa:

03 lần



Có 04 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.



Có 10 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

Từ G3 đến G4 – dài 176m Từ G3 tuyến lái phải 31052’31’’ tuyến vượt đường dây 110kv Ba Tri – Thạnh Phú đến vị trí G4, thuộc địa phận xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Giao thông đi lại khó khăn. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

4)



Đường dây 110kV Ba Tri-Thạnh Phú: 01 lần.



Đường nhựa:



Có 01 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

03 lần

Từ G4 đến G5 – dài 741m Từ G4 tuyến lái phải 19022’53’’ tuyến vượt TL 885, xen qua khu dân cư, qua cánh đống lúa đến xác định vị trí G5, thuộc địa phận xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 13

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

5)

TKCS



Đường dây trung thế 3 pha:

01 lần.



TL 885:

01 lần.



Kênh rạch:

01 lần



Có 03 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.



Có 10 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

Từ G5 đến G6 – dài 1,406m Từ G5 tuyến lái phải 44053’35’’ tuyến đi qua cánh đồng lúa xã An Bình Tây, ngoài hành lang dân cư đến xác định vị trí G6, thuộc địa phận xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Với địa hình tương đối bằng phẳng, thực phủ chủ yếu là lúa, giao thông đi lại khó khăn. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

6)



Kênh rạch:



Có 02 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

05 lần

Từ G6 đến G7 – dài 3,222m Từ G6 tuyến lái trái 14056’00’’ tuyến vượt HL173, tiếp tục đi qua cánh đồng lúa xã An Bình Tây và xã Phú Lễ, ngoài hành lang dân cư đến xác định vị trí G7, thuộc địa phận xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Với địa hình tương đối bằng phẳng, thực phủ chủ yếu là lúa, giao thông đi lại khó khăn. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

7)



Đường dây trung hạ thế:

01 lần.



HL 173:

01 lần.



Kênh rạch:

07 lần



Có 01 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.

Từ G7 đến G8 – dài 1,900m Từ G7 tuyến lái phải 47049’10’’ tuyến đi qua cánh đồng lúa xã Phước Tuy, ngoài hành lang dân cư đến xác định vị trí G8, thuộc địa phận xã Phước Tuy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thực phủ chủ yếu là lúa, giao thông đi lại khó khăn. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

8)



Kênh rạch:



Không có nhà dân nằm trong hành lang tuyến.

08 lần

Từ G8 đến G9 – dài 502m Từ G8 tuyến lái phải 14029’30’’ tuyến vượt HL 14, xen qua khu dân cư đến xác định vị trí G9, thuộc địa phận xã Phước Tuy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Địa vật quan trọng tuyến giao chéo. 

Đường dây trung thế 3 pha:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

01 lần. Trang - 14

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

9)

TKCS



HL 14:

01 lần



Kênh rạch:

02 lần



Có 01 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.



Có 08 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

Từ G9 đến G10 – dài 1,952m Từ G9 tuyến lái trái 22000’43’’ tuyến đi qua cánh đồng lúa xã Phú Ngãi, vượt Kênh Phú Ngãi, xen qua khu dân cư đến xác định vị trí G10, thuộc địa phận xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Với địa hình tương đối bằng phẵng, giao thông đi lại khó khăn Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

10)



Kênh rạch:



Có 01 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 0-7.5m ra mỗi bên.



Có 04 nhà dân nằm trong hành lang giới hạn từ 7.5-30m ra mỗi bên.

04 lần

Từ G10 đến G11 – dài 835m Từ G10 tuyến lái phải 09005’58’’ tuyến đi qua cánh đồng lúa xã Bảo Thạnh, trong phạm vi nhà máy điện gió Bảo Thạnh đến xác định vị trí G11, thuộc địa phận xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Với địa hình tương đối bằng phằng, giao thông đi lại khó khăn Địa vật quan trọng tuyến giao chéo.

11)



Kênh rạch:



Không có nhà dân nằm trong hành lang tuyến.

05 lần

Từ G11 đến trạm nâng Bảo Thạnh – dài 258m Từ G11 tuyến lái phải 21008’37’’ tuyến vượt kênh nhỏ đến điểm cuối, sau đó lái trái nối vào trạm nâng nhà mát điện gió Bảo Thạnh thuộc địa phận xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Không có địa vật quan trọng tuyến giao chéo. Nhìn chung tuyến đường dây chủ yếu đi ngoài hành lang các khu dân cư, với thực phủ chủ yếu là lúa, bị chia cắt nhiều kênh rạch, giao thông đi lại khó khăn.

2.3.

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

2.3.1.

Khái quát về địa mạo, địa chất khu vực

2.3.1.1.

Vị trí: Dự án Nhà máy điện gió Bảo Thạnh, trạm được đặt tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Khu vực khảo sát thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Có địa hình, địa mạo tương đối đơn giản.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 15

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Vị trí trạm nâng 110kV nhà máy điện gió Bảo Thạnh dự kiến xây dựng được lựa chọn trên khu đất trồng màu và cỏ, có dân cư tập trung phía HL16, thuộc địa phận Ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Bai Tri, tỉnh Bến Tre. Trạm biến áp có địa hình tương đối bằng phẳng, thực phủ chủ yếu là cỏ và hoa màu, với cao độ dao động nhỏ; Đường dây đấu nối 110kV đi qua địa bàn xã thị trấn Ba Tri, xã An Bình Tây, xã Phú Lễ, xã Phước Tuy, xã Phú Ngãi và xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nhìn chung tuyến chủ yếu đi ngoài hành lang các khu dân cư, chủ yếu đi qua khu vực trồng lúa, cây ăn trái, bị chia cắt nhiều kênh rạch lớn nhỏ, giao thông đi lại khó khăn. 2.3.1.2.

Địa hình Địa hình kiểu đồng bằng sông Cửu Long bề mặt địa hình bằng phẳng thường hay bị ngập lụt về mùa mưa và chịu ảnh hưởng lên xuống của thuỷ triều, bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, kênh rạch lớn nhỏ. Thực vật phủ trên tuyến chủ yếu là lúa.

2.3.1.3.

Địa mạo Theo đặc điểm hình thái cấu trúc, địa mạo khu vực tuyến công trình chủ yếu dưới dạng địa hình tích tụ. Địa hình này phát triển rộng khắp khu vực nghiên cứu, thể hiện dưới dạng bề mặt khá bằng phẳng, thành phần vật liệu cấu tạo nên hệ tầng gồm sét - bột, sét, mùn thực vật...

2.3.1.4.

Cấu tạo địa chất: Theo bản đồ địa chất 1:200 000 tờ C-48-XVII (Mỹ Tho) thì khu vực nghiên cứu gồm các thành tạo thuộc hệ tầng Bến Tre (N12-3 bt).

2.3.2.

Đặc điểm địa chất công trình Dựa vào tài liệu các lỗ khoan khảo sát thực địa và kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý mẫu đất, đá trong phòng cho thấy địa tầng khu vực khảo sát từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu 50.0m ( ở các vị trí T3, T7, T13) và 63.0m ( ở vị trí T10) gồm các lớp đất sau: 

Lớp ĐĐ (tQ) : Lớp đất đắp, sét nâu đỏ, lẫn mùn thực vật, trạng thái dẻo mềm. Lớp này có mặt tại các hố khoan khảo sát. Chiều dày lớp 1.0-1.5 m.



Lớp 1 (mbQIV) : Bùn sét pha màu xám đen, trạng thái chảy. Lớp này có mặt ở các hố khoan khảo sát. Chiều dày lớp 18.7 – 27.8 m.



Lớp 1a (mbQIV) : Cát pha màu xám đen trạng thái chặt vừa. Lớp này phấn bố ở các hố khoan T3, T7, T13. Chiều dày lớp 4.6 - 7.4 m



Lớp 2 (mbQIII) : Sét màu xám xanh, xám nâu, xám vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng. Lớp này có mặt ở các hố khoan. Chiều dày lớp 4.8 – 5.6 m



Lớp 3 (mbQIII) : Sét pha nặng màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp này có phân bố ở các hố T3, T7, T10. Chiều dày lớp 4.2 - 12.4 m.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 16

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

2.3.3.

TKCS



Lớp 4 (mbQIII) : Cát pha màu xám vàng, kết cấu chặt vừa. Lớp này phân bố ở các hố khoan T3, T7, T13. Chiều dày lớp 8.9 -16.0 m.



Lớp 5a (mbQIII) : Sét màu xám xanh xám nâu, xám đen, trạng thái nửa cứng. Lớp này có ở hố T7. Chiều dày lớp 6.0 m



Lớp 5 (mbQIII) : Sét màu xám đen, trạng thái dẻo cứng. Lớp này phân bố ở các hố khoan T3, T7, T10. Chiều dày lớp 21.7 - 24.5 m.



Lớp 6 (mbQIII) : Cát pha màu xám đen, trạng thái chặt vừa. Lớp này phân bố ở các hố T3, T7. Chiều dày lớp 8.9 – 13.9 m.

Tính chất cơ lý của đất nền Tất cả các mẫu đất lấy trong các lỗ khoan đều đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, các mẫu nguyên dạng được lấy bằng dụng cụ chuyên dùng. Công tác thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đất được thực hiện trong phòng theo quy phạm của ngành. Giá trị chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp đất ở xem ở bảng dưới đây: BẢNG CHỈ TIÊU CƠ LÝ TRUNG BÌNH CÁC LỚP ĐẤT KHU VỰC KHẢO SÁT

Đặc trưng cơ lý đất trung bình

Lớp 1

Lớp 1a

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5a

Lớp 5

Lớp 6

Chảy

46.3

-

51.69

31.98

-

49.25

46.21

-

Dẻo

28.1

-

26.23

17.48

-

26.5

25.21

-

Chỉ số dẻo

18.2

-

25.46

14.50

-

22.75

21.00

-

Độ sệt

1.4

-

0.11

0.33

-

0.045

0.35

-

Độ ẩm (%)

53.6

25.1

29.19

22.26

23.70

27.54

32.55

23.97

Tự nhiên

1.6

1.9

1.91

1.94

1.91

1.90

1.86

1.91

Khô

1.1

1.5

1.48

1.59

1.55

1.49

1.40

1.54

Đẩy nổi

0.7

1.0

0.94

1.01

0.97

0.94

0.88

0.96

Khối lượng riêng (g/cm3)

2.6

2.7

2.73

2.71

2.67

2.74

2.71

2.67

Độ bão hòa (%)

94

91

94

85

87

90

94

87.50

Độ lỗ rỗng (%)

59

42

46

41

42

46

48

42.25

Hệ số rỗng

1.5

0.7

0.84

0.71

0.73

0.84

0.94

0.74

Hạn độ Atterberg

Khối lượng thể tích (g/cm3)

Cường độ kháng cắt

(độ)

3o12'

22o29' 13o49 12o54' 24o11' 13o49'

12o38' 23o32'

C(kG/cm2)

0.044

0.064

0.331

0.229

0.063

0.327

0.251

0.064

0.122

0.014

0.028

0.030

0.015

0.032

0.036

0.016

Hệ số nén

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 17

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Đặc trưng cơ lý đất trung bình

TKCS

Lớp 1

Lớp 1a

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5a

Lớp 5

Lớp 6

10.9

99.2

28.9

35.7

93.7

25.5

25.9

85.8

0.155

0.185

0.185

0.188

0.188

0.129

0.179

0.186

a 0.5 (cm2/kG) Mô đun biến dạng E1-2(kG/cm2) Áp lực tiêu chuẩn Ro (kG/cm2) 2.3.4.

Đặc điểm địa chất thủy văn Trong thời gian khảo sát địa chất vào tháng 09 năm 2020 tại khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh có mực nước ngầm trong các lỗ khoan dao động từ 1,0 đến 1,2m. Chúng tôi lấy 04 mẫu nước tại 04 vị trí lỗ khoan để thí nghiệm tính ăn mòn đối với bê tông, kết quả phân tích như sau: 

Mẫu nước tại lỗ khoan T3: nước màu vàng nhạt, mùi nhẹ.  Công thức Kurlov:

 Tên nước: Clorua - Natri. Nước có tính ăn mòn yếu đối với bờ tụng và kim loại, đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017. 

Mẫu nước tại lỗ khoan T7: nước màu vàng nhạt, mùi nhẹ.  Công thức Kurlov:

 Tên nước: Clorua - Natri. Nước có tính ăn mòn yếu đối với bờ tụng và kim loại, đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017. 

Mẫu nước tại lỗ khoan T10: nước màu vàng nhạt, mùi nhẹ.  Công thức Kurlov:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 18

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

 Tên nước: Clorua - Natri. Nước có tính ăn mòn trung bình đối với bờ tụng và kim loại, đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017. 

Mẫu nước tại lỗ khoan T13: nước màu vàng nhạt, mùi nhẹ.  Công thức Kurlov:

 Tên nước: Clorua - Natri. Nước có tính ăn mòn trung bình đối với bờ tụng và kim loại, đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017. 2.3.5.

Quá trình và hiện tượng địa chất vật lý Hiện tượng trượt lở: Khu vực dự án dự kiến xây dựng có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện địa chất động lực ổn định, theo quan sát không xảy ra hiện tượng trượt lở. Hiện tượng lún và lún không đều Trong phạm vi khảo sát có lớp đất yếu (lớp 1), có thành phần là bùn sét, phân bố rộng khắp khu vực tuyến công trình. Lớp có các chỉ tiêu cơ lý thấp, kém ổn định. Chú ý đến hiện tượng lún không đều. Hiện tượng ăn mòn vật liệu xây dựng của nước mặn Nước mặt và nước ngầm chịu ảnh hưởng của thuỷ triều vùng Tây Nam Bộ. Chế độ thuỷ triều vùng này thuộc chế độ nhật triều đều, mực nước thuỷ triều có xu thế biến đổi theo mùa, vì vậy cần có biện pháp chống ăn mòn đối với các móng trụ khi bị ngập mặn do ảnh hưởng của triều cường.

2.3.6.

Động đất Căn cứ theo tài liệu Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam thiết kế công trình chịu động đất (TCXDVN 9386 : 2012) thì nhà máy điện gió Bảo Thạnh, tỉnh Bến Tre nằm trong khu vực thuộc vùng địa chấn lan truyền với thang động đất cấp V (theo thang địa chấn MSK – 64). Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất (TCXD 9386 : 2012) Thang MSK-64

STT

Địa danh

I

Tỉnh Bến Tre

1

Huyện Ba Tri

Ghi chú

Đỉnh gia tốc nền (a)g, m/s2

Cấp động đất

0,2697

V

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 19

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Ghi chú: Theo phụ lục chương 6, bảng 6.2 tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 022009/BXD); cấp động đất V có gia tốc nền từ 0,118- 0,294 a(g). 2.3.7.

Điện trở suất của đất Công tác đo điện trở suất của đất được tiến hành bằng máy C.A 6470N của Pháp, dùng phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng theo Wenner: trong đó khoảng cách đều giữa các cực (a) được tăng dần từ 2,0m lên 4,0m; 6,0m; 8,0m và 10,0m tương ứng với độ sâu xác định điện trở suất của đất từ 1,0m đến 2,0m, 3,0m, 4,0m và 5,0m. Chúng tôi tiến hành đo 08 điểm tại vị trí góc. Kết quả đo điện trở suất của đất tại các vị trí xem ở bảng sau: BẢNG KẾT QUẢ ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT Đơn vị tính (m)

0.67

0.65

0.45

0.45

0.33

0.21

3

Đ3

0.50

0.63

0.33

0.23

0.12

0.11

4

Đ4

0.38

0.32

0.34

0.56

0.520

0.45

2.4.

a = 10

Đ2

h=4

2

a=8

0.12

h =3

0.32

a=6 0.34

h=2

0.45

a=4

0.34

h=1

0.57

a=2

Đ1

h=0.5

1

a=1

Điểm đo

h=5

Giãn cách giữa các cực a (m) và chiều sâu h (m)

Số TT

ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG – THỦY VĂN Công trình Nhà máy điện gió Bảo Thạnh – hạng mục đường dây 110kV chạy trên vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng. Chế độ thủy văn trên khu vực mang đặc trưng thủy văn vùng đồng bằng Tây Nam Bộ với hệ thống kênh rạch chằn chịt, chịu ảnh hưởng thủy triều lên xuống và lũ thượng nguồn, xâm nhập mặn vào mùa khô. Điều tra khảo sát thủy văn ghi nhận khu vực công trình không xuất hiện ngập lụt. Các sông rạch này chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi dòng chảy của sông Cửu Đại và thủy triều từ biển Đông. Vì vậy khi tính toán mực nước lũ thiết kế đã sử dụng tài liệu quan trắc thủy văn của trạm Bình Đại – sông Cửa Đại với chuỗi số liệu đo liên tục trong 20 năm gần nhất. Kết quả tính toán đường tần suất mực nước lớn nhất theo phương pháp phân bổ của đường tần suất lý luận Pearson III: 

Trạm Bình Đại : n = 20; Hmax tb = 1.68 (m); Cv = 0.068; Cs = -0.062

Tọa độ đường tần suất lý luận được ghi trong bảng sau:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 20

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Tần suất P (%)

0.5

1

2

5

10

Hp Bình Đại (m)

1.97

1.94

1.91

1.87

1.83

Hệ cao độ Quốc gia

Từ kết quả khảo sát điều tra và tính toán trên, kiến nghị áp dụng tần suất mực nước H2% làm mực nước thiết kế cho công trình: Hthiết kế = 1.91 m 2.4.1.

Các thông số khí hậu cơ bản

2.4.1.1.

Gió 

Hướng gió thịnh hành: Từ tháng XII-IV: Đông (E); Đông Bắc (NE). Từ tháng V-X: Tây (W), Tây Nam (SW).

2.4.1.2.



Tốc độ gió trung bình: 1,7 m/s;



Áp lực gió lớn nhất tính toán theo TCVN 2737–1995 và QCVN 02/2009/BXD ở độ cao cơ sở cách mặt đất 10m, tại khu vực có đường dây đi qua, điều thuộc vùng II.A: Với chu kỳ lặp 1 lần trong 20 năm là 83daN/m2.

Nhiệt độ không khí (oC) 0

Yếu tố khí tượng

2.4.1.3.

C

Nhiệt độ trung bình

27,2

Nhiệt độ tối cao

37,3

Nhiệt độ tối thấp

17,2

Bão & áp thấp nhiệt đới: Nhìn chung công trình ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bảng thống kê các cơn bão & ATNĐ đổ bộ vào vùng bờ biển Việt Nam (1961 – 2008) Vùng bờ biển

Thời gian xuất hiện

Tên cơn bão

Cấp bão

Bình Thuận - Cà Mau

22/01/2008

ATNĐ

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

13/01/2008

ATNĐ

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

04/11/2007

Peipah

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

02/11/2007

ATNĐ

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

24/11/2006

Durian

Cấp 13 (> 133 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

22/10/1999

ATNĐ

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Bình Thuận - Cà Mau

11/11/1998

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

CHIP (Số 4)

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Trang - 21

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Vùng bờ biển

2.4.1.4.

TKCS

Thời gian xuất hiện

Tên cơn bão LINDA

Bình Thuận - Cà Mau

31/10/1997

Bình Thuận - Cà Mau

07/11/1996

Bình Thuận - Cà Mau

26/06/1994

ATNĐ

Bình Thuận - Cà Mau

03/11/1988

TESS (Số 10)

Bình Thuận - Cà Mau

10/10/1985

ATNĐ

Bình Thuận - Cà Mau

14/11/1973

Bình Thuận - Cà Mau

18/10/1968

Bình Thuận - Cà Mau

28/11/1962

(Số 5) ERNIE (Số 8)

THELMA (Số14)

Cấp bão Cấp 8 (62 - 74 km/h)

Cấp 6 (39 - 49 km/h) Cấp 6 (39 - 49 km/h) Cấp 11 (103-117 km/h) Cấp 6 (39 - 49 km/h) Cấp 10 (89-102 km/h)

HESTER (Số 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h) LUCY (Số 9)

Cấp 9 (75 - 88 km/h)

Nhiễm bẩn khí quyển Công trình Nhà máy điện gió Bảo Thạnh - hạng mục đường dây 110kV chủ yếu đi trên khu vực đồng bằng, thảm phủ chủ yếu ruộng lúa, các vuông tôm, cây ăn quả, khu vực có hệ thống kênh rạch chằn chịt và gần biển. Vì vậy kiến nghị thiết kế cách điện ở mức môi trường ô nhiễm nặng tương đương tiêu chuẩn đường rò là 31 mm/kV.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 22

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 3 3.1.

TKCS

ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN

ÁP LỰC GIÓ Đường dây 110kV đấu nối nhà máy điện gió Bảo Thạnh đi qua địa bàn các xã Bảo Thạnh, Phú Ngãi, Phước Tuy, Phú Lễ, An Bình Tây, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, áp dụng theo QCVN 02:2009/BXD và quy phạm TBĐ, tuyến đường dây đi qua vùng gió II.A:

3.2.



Áp lực gió lớn nhất ở độ cao cơ sở là

:

Qo = 83 daN/m2;



Áp lực gió tính toán lớn nhất ở độ cao cơ sở là :

Qo = 83 daN/m2;



Áp lực gió tính toán khi có giông lấy bằng

:

8,3 daN/m2;



Vùng địa hình tuyến đi qua là loại

:

B.

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Căn cứ tiêu chuẩn 11TCN-19-2006 và QCVN 02 : 2009/BXD, các chế độ khí hậu dùng để tính toán thiết kế đường dây được dẫn ra ở các bảng sau:

STT

1 2

3 4 5

Chế độ tính toán

Khi nhiệt độ không khí thấp nhất Khi nhiệt độ không khí trung bình hằng năm Khi quá điện áp khí quyển hoặc quá điện áp nội bộ Khi áp lực gió lớn nhất Nhiệt độ dây dẫn chế độ võng cực đại

Nhiệt độ không khí (ºC)

Áp lực gió tính toán (daN/m2) Tiêu chuẩn Qtc (Dây dẫn)

Tính toán Qtt (Dây dẫn)

Tiêu chuẩn Qtc (Dây CS)

Tính toán Qtt (Dây CS)

15

0

0

0

0

26,7

0

0

0

0

20

10,13

12,15

10,67

12,81

25

101,3

121,5

106,7

128,1

90

0

0

0

0

Giá trị áp lực gió ở các bảng trên được xác định như sau: Qtc  Q0  K qd Qtt  Qtc    Q0  K qd  

Theo điều II.5.21 và điều II.5.22 Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006 độ cao trọng tâm quy đổi của dây dẫn, dây chống sét được xác định cho từng khoảng néo: Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 23

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối



TKCS

Đối với khoảng néo chỉ có một khoảng cột: h1  h2 2  f 2 3

H qd 

Với: h1 và h2 là độ cao điểm mắc dây tại cột số 1 và cột số 2,[m]; f độ võng của dây lớn nhất (khi nhiệt độ cao nhất), [m]. 

Đối với khoảng néo bao gồm nhiều khoảng cột: H qd 

hqd 1l1  hqd 2l2  ...  hqdnln l1  l1  ...  ln

Với: hqd1 , hqd2 , ... hqdn là độ cao trọng tâm quy đổi của các khoảng cột l1 , l2 , l3 , … ln cấu thành khoảng néo đó. Qua kết quả tính toán theo công thức trên, chiều cao trung bình treo dây của đường dây 110kV đấu nối:

3.3.



h = 20m đối với dây dẫn.



h = 28m đối với dây chống sét và dây chống sét kết hợp cáp quang.

ĐỘ NHIỄM BẨN KHÔNG KHÍ Áp dụng thiết kế với cấp ô nhiễm, khoảng cách rò danh định quy định tối thiểu 31mm/kV.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 24

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 4

TKCS

DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT

4.1.

LỰA CHỌN DÂY DẪN ĐIỆN

4.1.1.

Lựa chọn tiết diện của dây dẫn Việc lựa chọn dây dẫn điện cho đường dây thiết kế dựa trên các tiêu chí như sau: 

Cấp điện áp làm việc là 110kV;



Dây dẫn sử dụng cho đường dây là dây nhôm lõi thép (ACSR).



Đảm bảo loại trừ hiện tượng vầng quang trên đường dây



Tiết diện dây dẫn đường dây được lựa chọn theo điều kiện mật độ dòng điện kinh tế ở chế độ vận hành bình thường và kiểm tra thỏa mản theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép ở chế độ sự cố nặng nhất.

Lựa chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện mật độ dòng kinh tế: Tiết diện dây dẫn điện được lựa chọn theo công thức như sau:

Fdd  Fkt 

Itt Jkt

Trong đó: 

Fkt

: Là tiết diện kinh tế của dây dẫn.



Itt

: Là dòng điện tính toán,



Với: 

I5 dòng điện trên ĐD ở năm vận hành thứ 5 trong chế độ làm việc bình thường



i là hệ số tính đến sự thay đổi của dòng tải theo các năm vận hành.

i  0,15  0,13(iI  0,3)2  0,55(iX  0,07)2 iI , iX : là dòng điện ở năm vận hành đầu tiên và năm thứ 10 so với năm thứ 5. t là hệ số xét đến tính chất làm việc và vai trò của đường dây trong hệ thống khi phụ tải của hệ thống đạt giá trị lớn nhất, t # 1. 

Jkt : Là mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2), Jkt = 1,1.

Theo kết quả trào lưu công suất như trên ta có công suất truyền tải trên đường dây 110kV Ba Tri – NMĐG Bảo Thạnh ở chế độ Bình thường như sau: 

Năm 2021: Tổng công suất 01 mạch: (49,9+j7,5) MVA;



Năm 2025: Tổng công suất 01 mạch: (49,9+j12,1) MVA;



Năm 2030: Tổng công suất 01 mạch: (49,9+j12,1) MVA;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 25

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Dòng điện trên 01 pha ở các giai đoạn như sau: 

Năm 2020: 264,85A;



Năm 2025: 269,5A;



Năm 2030: 269,5A;

Vậy: i1 = I1 / I5 = 264,85/269,5 = 0,983. i10 = I10 / I5 = 269,5/269,5= 1. =>  i  0,15  0,13(0, 983  0, 3) 2  0, 55(1  0, 07) 2  0, 997 => Itt = I5 x i x t = 269,5x0,997x1,0 = 268,69A. => Fkt = 268,69/1.1 = 244,27 mm2. => Fdd ≥ 244,27 mm2. Phù hợp với tiết diện kinh tế tính toán nêu trên và các chủng loại dây dẫn phổ biến trên lưới điện quốc gia, đề án này xem xét lựa chọn dây dẫn 1xACKP 240/32. Kết luận và kiến nghị lựa chọn dây dẫn điện: Dây dẫn điện được lựa chọn theo công suất truyền tải, cấp điện áp và điều kiện mật độ dòng điện kinh tế Jkt, đồng thời có kiểm tra điều kiện phát nóng lâu dài cho phép, tổn thất điện áp và vầng quang điện. Ngoài ra, tiết diện dây dẫn lựa chọn phù hợp với quy hoạch phát triển lưới điện trong tương lai. Căn cứ quy hoạch phát triển điện gió đã được Thủ tướng phê duyệt, dây dẫn sử dụng cho tuyến đường dây 110kV sử dụng loại dây nhôm lõi thép có bọc mỡ trung tính chống ăn mòn, 1xACKP-240/32. 4.1.2.

Thông số kỹ thuật và đặc tính cơ lý của dây dẫn Dây nhôm lõi thép ACKP-240/32 hiện hữu có các đặc tính kỹ thuật sau: Bảng 4-1: Các đặc tính kỹ thuật của dây dẫn ACKP-240/32 TT 1

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Mã hiệu chọn

2

Tiêu chuẩn chế tạo

3

Cấu trúc (nhôm + thép)

4

Tiết diện dây + Phần nhôm

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

ĐƠN VỊ

Số sợi/đường kính (mm) mm2 mm2

ĐẶC TÍNH ACKP-240/32 TCVN 5064-1994; TCVN 2697-78 hoặc TCVN 50641994/SĐ1:1995 và TCVN 6483:1999 26/3,6+7x2,4 272 240

Trang - 26

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TT 5 6

7 8 9 10 11 12



ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT + Phần thép Đường kính tính toán Khối lượng + Phần nhôm + Phần thép + Mỡ (nếu có) Mo đun đàn hồi Hệ số giãn nở nhiệt Lực kéo đứt nhỏ nhất Ðiện trở đối với dòng điện DC ở 20oC Dòng điện lâu dài cho phép tại nhiệt độ 90oC (nhiệt độ môi trường 40oC) Chiều dài chế tạo

TKCS

ĐƠN VỊ mm2 mm kg/km kg/km kg/km kg/km daN/mm2 1/oC daN

ĐẶC TÍNH 32 21,6 955,1

/km

0,1182

A

616

m

1.500

35,1 7.700 19,8x10-6 7.505

Việc tính cơ lý dây dẫn điện hiện hữu được thực hiện theo quy phạm trang bị điện 11TCN 19-2006:  Khi tải trọng ngoài lớn nhất hoặc khi không khí thấp nhất: max = 12,42 daN  45%.đứt.  Đối với các đoạn đường dây vượt qua khu dân cư, nhà và công trình σmax = 40%.σđ = 11,054aN/mm2;  Khi nhiệt độ trung bình hàng năm: max = 6,89 daN  25%.đứt.



Nối dây dẫn dùng ống nối ép.



Đấu lèo dây dẫn bằng ép nối lèo.



Chống rung dây dẫn sử dụng loại tạ chống rung phù hợp với loại dây dẫn

4.2.

DÂY CHỐNG SÉT VÀ CÁP QUANG

4.2.1.

Các yêu cầu chung về dây chống sét Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, các đoạn đường dây được thiết kế treo 2 dây chống sét: Dây chống sét TK-50 và dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW50. Góc bảo vệ giữa dây chống sét và dây dẫn điện tại đỉnh cột đảm bảo nhỏ hơn 20º Góc bảo vệ của dây chống sét đối với dây dẫn điện ngoài cùng tại đỉnh cột nhỏ hơn 20º đảm bảo yêu cầu của quy phạm 11 TCN19-2006 (điều II.5.63). Theo văn bản số 3422/EVN-ĐT-KTSX ngày 18/8/2016 về việc thực hiện các giải pháp chống sét cho các đường dây truyền tải hiện hữu và xây dựng mới từ 110kV – 500kV, trong đó yêu cầu Thiết kế cột có chiều dài xà treo dây chống sét có chiều dài sao cho giữa dây chống sét và dây dẫn tạo góc bảo vệ chống

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 27

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

sét ≤ 0º. Do đó, chọn góc bảo vệ của dây chống sét đối với dây dẫn là 0º cho dự án. Các yêu cầu về lựa chọn dây chống sét như sau:

4.2.2.



Yêu cầu về điện: khi có sự cố chạm đất 1 pha, dòng ngắn mạch sẽ chạy về nguồn qua mạch vòng dây chống sét – đất, điện trở nối đất tại cột là tương đối lớn nên phần lớn dòng ngắn mạch sẽ chạy trên dây chống sét từ điểm ngắn mạch, dòng ngắn mạch này sẽ sinh ra nhiệt lượng làm nóng chảy các dây chống sét, do đó tiết diện dây chống sét phải chọn sao cho đảm bảo điều kiện ổn định nhiệt khi đường dây bị ngắn mạch một pha.



Yêu cầu về cơ: dây chống sét phải đáp ứng được độ bền cơ học (ứng suất kéo đứt lớn và đạt được độ võng thấp) khi căng dây để đảm bảo khoảng cách thẳng đứng giữa dây dẫn điện và dây chống sét giữa khoảng cột (quy phạm 11 TCN-19-2006, điều II.5.64).



Thuận lợi cho công tác quản lý vận hành: chủng loại dây được sử dụng phổ biến trên lưới truyền tải khu vực để có thể thay thế vật tư thiết bị nhanh chóng khi bị sự cố.

Lựa chọn dây chống sét Các bước để lựa chọn loại dây chống sét như sau: 

Bước 1: Xác định dòng ngắn mạch 1 pha phân bố dọc đường dây. Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, đường dây được thiết kế treo 2 dây chống sét trên toàn tuyến, trong đó có 1 dây chống sét kết hợp cáp quang.

4.2.2.1.



Bước 2: Lựa chọn sơ bộ loại dây chống sét và dây chống sét kết hợp cáp quang (OPGW).



Bước 3: Tính toán dòng điện ngắn mạch phân bố trên dây chống sét và OPGW. Kiến nghị loại dây lựa chọn.



Bước 4: Kiểm tra khả năng chịu dòng ngắn mạch trên dây chống sét và OPGW lựa chọn.



Bước 5: Kết luận chọn dây chống sét và OPGW.

Xác định dòng ngắn mạch 1 pha đường dây Theo kết quả tính toán dòng ngắn mạch một pha trên đường dây 110kV Ba Tri – NMĐG Bảo Thạnh đến năm 2030 tại các điểm liên quan đến dự án như sau: 

Tại thanh cái 110kV TBA 110kV Ba Tri

: 5,64kA;



Tại thanh cái 110kV TBA 110kV NMĐG Bảo Thạnh

: 3,43kA;

Thời gian xóa sự cố bình thường không quá 6 chu kỳ (0,12 giây), nhưng nếu xét đến trường hợp sự cố máy cắt và thêm vào thời gian trễ của bảo vệ cắt xa Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 28

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

(protection intertrips) khoảng 11 chu kỳ thì thời gian tồn tại ngắn mạch tại các vị trí gần trạm lấy bằng 17 chu kỳ (0,35 giây). Trong trường hợp ngắn mạch ở xa trạm biến áp, dòng điện ngắn mạch sẽ giảm nhỏ nên nhiệt lượng trên dây chống sét sẽ giảm nhanh (do tỉ lệ với bình phương dòng điện). Tuy nhiên thời gian tồn tại ngắn mạch sẽ lớn hơn do thời gian xóa sự cố nằm trong vùng 2 của bảo vệ tăng lên. Thông thường thời gian trễ của vùng 2 khoảng 20 chu kỳ và như vậy tổng thời gian tồn tại ngắn mạch trong vùng này là 37 chu kỳ (0,75 giây). Trong trường hợp ngắn mạch ở đầu (nguồn) ngược lại, các phân tích về vị trí, thời gian tồn tại và dòng ngắn mạch tương tự như trên. Các phân tích trên cho thấy dây chống sét và dây chống sét cáp quang trên đường dây có thể chọn đồng nhất trên suốt chiều dài đường dây và để an toàn sẽ kiểm tra khả năng mang dòng ngắn mạch của dây chống sét và dây chống sét cáp quang trong trường hợp nguy hiểm nhất là ngắn mạch gần nguồn và thời gian ngắn mạch lớn nhất trong vùng 1 là 0,35 giây. 4.2.2.2.

Lựa chọn sơ bộ loại dây chống sét và OPGW Về cơ bản, dây chống sét được lựa chọn chủ yếu là đáp ứng được điều kiện ổn định nhiệt khi ngắn mạch một pha. Dòng điện ngắn mạch cho phép trên dây chống sét được tính bằng công thức (theo Quy phạm trang bị điện 11TCN-182006, Phần I, phụ lục I.3.2):

I

cp



k .S d → S t

d



t .I

cp

k

Trong đó:

1)



Icp: dòng điện ngắn mạch 1 pha cho phép trên dây chống sét (A)



t: thời gian tồn tại ngắn mạch (s)



Sd: tiết diện dây chống sét (mm2)



k: hằng số vật liệu. 

k=93 : đối với dây nhôm lõi thép.



k=56: đối với dây thép mạ kẽm.



k=91-117: đối với dây thép phủ nhôm (thường dùng cho dây chống sét kết hợp cáp quang).

Dòng điện ngắn mạch 1 pha cho phép Đã được xác định ở trên.

2)

Thời gian tồn tại ngắn mạch khi sự cố ngắn mạch 1 pha Thời gian tồn tại ngắn mạch 1 pha chạm đất phụ thuộc vào thời gian hoạt động của máy cắt tại đầu trạm để loại trừ sự cố.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 29

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Theo thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016, thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch bằng bảo vệ chính ở cấp điện áp 110kV là 0,15s.

Đường dây 110kV Ba Tri – NMĐG Bảo Thạnh sử dụng bảo vệ quá dòng để cắt đường dây khi xảy ra sự cố ngắn mạch 1 pha và có trang bị bảo vệ tự đóng lại. Ngoài ra trong trường hợp máy cắt bị hư hỏng sẽ có bảo vệ tác động đến các máy cắt xung quanh để cắt ngắn mạch. Vì vậy thời gian tồn tại ngắn mạch trên đường dây tổng cộng khoảng 0,35 giây (trường hợp nguy hiểm nhất), trong đó:

3)



Thời gian rờ le tác động

:0,035s



Thời gian cắt máy cắt chính

:0,045s



Thời gian cuộn đóng được cấp điện

:0,185s



Thời gian rơ le bảo vệ các máy cắt liên quan hoạt động khi hỏng máy cắt chính : 0,035s



Thời gian cắt máy cắt liên quan

: 0,045s

Lựa chọn sơ bộ dây chống sét Với dòng ngắn mạch tính toán như trên, chọn dòng ngắn mạch lớn nhất tại TBA 110kV Ba Tri là 5,64kA để tính toán. Đường dây sử dụng 02 dây chống sét (01 dây chống sét và 01 OPGW), giả sử khi xuất hiện dòng ngắn mạch 1 pha, dòng ngắn mạch sẽ phân bố đều trên 02 dây chống sét, khi đó dòng ngắn mạch xuất hiện trên mỗi dây chống sét là: 2,82kA, với thời gian tồn tại ngắn mạch t = 0,35s, sơ bộ ta chọn được tiết diện các dây chống sét như sau: 

Đối với dây nhôm lõi thép (k=93), tiết diện tối thiểu là 30mm2.



Đối với dây thép mạ nhôm hoặc dây OPGW, tiết diện dây từ 14 m2 – 18mm2.

Trên cơ sở xem xét các loại dây chống sét sử dụng phổ biến trên lưới điện truyền tải ở Việt Nam, sơ bộ lựa chọn dây chống sét và dây chống sét kết hợp cáp quang như sau: 

Dây chống sét là loại dây nhôm lõi thép hiệu TK-50(tiết diện tổng: 50mm2; Điện trở đối với dòng điện một chiều ở 20ºC: ≤4,0 Ω/km).

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 30

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

 4.2.3.

TKCS

Dây chống sét kết hợp cáp quang là loại OPGW 50 (tiết diện tổng tham khảo: 50mm2; Điện trở đối với dòng điện một chiều ở 20ºC: 1,5 Ω/km).

Đặc tính kỹ thuật yêu cầu của dây chống sét Bảng 4-2: Đặc tính kỹ thuật dây chống sét TK-50 TT 1

Đặc tính của dây

Đơn vị

Mã hiệu chọn

Thông số TK-50 BS 183, IEC61089, TOCT3063-66 hoặc tương đương

2

Tiêu chuẩn

3

Cấu trúc

4

Tiết diện toàn bộ (Al+St)

mm2

50

5

Đường kính tính toán

mm

9,25

6

Khối lượng dây kể cả mỡ

kg/km

415

7

Lực kéo đứt không nhỏ hơn

daN

7.402

8

Mođuyn đàn hồi xấp xỉ

daN/mm2

19.000

9

Hệ số dãn nở nhiệt

1/C

12,0 x 10-6

10

Điện trở đối với dòng điện một chiều ở 20oC

 / km

4,0

11

Chiều dài chế tạo

m

1.500

12

Khả năng chịu dòng ngắn mạch (độ tăng nhiệt độ 240°C)

kA².s

≥4,8

19x1,85

Về mặt cơ lý, dây chống sét được tính toán với các ứng suất giới hạn nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến dây chống sét ở giữa khoảng cột theo quy phạm 11 TCN-19-2006, điều II.5.64: 

Khi tải trọng ngoài lớn nhất hoặc khi nhiệt độ không khí thấp nhất: σmax = 35%.σđ = 51,81daN/mm2.



Khi nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: σtb = 21,88%.σđ = 32,38daN/mm2.

Nối dây chống sét dùng ống nối ép. Đấu lèo dây chống sét bằng ép nối lèo. Khoảng cách từ dây chống sét đến dây dẫn được tính toán đảm bảo theo quy phạm hiện hành. 4.2.4.

Lựa chọn dây chống sét kết hợp cáp quang Cáp quang OPGW, ngoài các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật truyền thông tin tín hiệu còn phải có các tính chất cơ lý (mô đun đàn hồi, trọng lượng ...) tương đương dây chống sét.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 31

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

1)

TKCS

Các đặc tính kỹ thuật của dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW-50: Bảng 4-3: Đặc tính kỹ thuật dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW-50 TT

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

DÂY OPGW-50

1

Mã hiệu chọn

2

Tiêu chuẩn sợi quang

4

Tiết diện tổng xấp xỉ (AY+ACS)

mm2

50

5

Đường kính tính toán (xấp xỉ)

mm

11

6

Khối lượng (xấp xỉ)

kg/km

420

7

Lực kéo đứt nhỏ nhất

daN

> 6800

8

Mođuyn đàn hồi xấp xỉ

daN/mm2

> 14.000

9

Hệ số dãn nở nhiệt xấp xỉ

1/C

13,0x 10-6

10

Điện trở đối với dòng điện một chiều ở 200C

Ohm/km

≤ 1,5

11

Số sợi quang

12

Khả năng chịu dòng ngắn mạch

2)

Các đặc tính kỹ thuật của sợi quang:

a)

Đặc tính kỹ thuật của lõi quang

OPGW-50 ITU – T/G.652 hoặc IEC 60794

24 kA2.s

≥ 31

Đặc tính tổng quát: Sợi quang được dùng cho tuyến đường dây XDM là sợi quang loại đơn mốt (single mode) phải thỏa mãn tất cả những yêu cầu theo tiêu chuẩn ITU-T G.652 hay IEC 60794. Đặc tính kỹ thuật của sợi quang của cáp quang OPGW-50 thiết kế được chọn theo tiêu chuẩn ITU - TG.652. Đặc tính hình học: Sợi quang đơn mốt (SM - Single mode) phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau: 

Đường kính lớp phản xạ

: 125m  0,7m



Lỗi không đồng tâm của trường mốt

:  0,5 m



Độ không tròn đều của lớp vỏ phản xạ

:  1%



Đường kính lớp phủ ngoài

: 245m  5m

Điều kiện làm việc: Mức nhiệt độ hoạt động cho phép của sợi quang: từ 100C đến +850C. Đặc tính quang học: 

Tiêu chuẩn kỹ thuật của sợi quang

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

: ITU – T G.652. Trang - 32

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối



Bước sóng tán sắc không



Đường kính trường mốt

TKCS

: 1310nm – 1324nm.



Ở bước sóng 1310nm

: 9,2m  0,4m.



Ở bước sóng 1550nm

: 10,4m  0,5m.

 Bước sóng cắt

: 1260 nm.

 Hệ số tán sắc 

Ở bước sóng 1310nm

:  0,9 ps/ (nm.km).



Ở bước sóng 1550nm

:  18 ps/ (nm.km).

 Hệ số suy hao 

Ở bước sóng 1310nm

:  0,36 dB/ km.



Ở bước sóng 1550nm

:  0,22 dB/ km.

Số lượng sợi cáp quang sử dụng trên đường dây là 24 sợi, các sợi quang có vỏ bọc màu khác nhau để phân biệt trong quá trình hàn, nối cáp. Mã màu của sợi quang cần được đánh dấu theo Quyết định số 1197/QĐ-EVNNPT ngày 02/06/2016 của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia. Phụ kiện treo dây chống sét và cáp quang phải đồng bộ với dây chống sét và cáp quang. Dây chống sét và cáp quang được bố trí treo tạ chống rung trên toàn tuyến để đảm bảo không bị rung dẫn đến hiện tượng mỏi, đứt dây. Cáp quang và dây chống sét đi chung trên một hàng cột, do đó các chuỗi đỡ, néo dây chống sét và các bộ đỡ, néo cáp quang đều được nối đất theo quy phạm hiện hành. Tại các cột nối, dây cáp quang sẽ được dẫn xuống để đưa vào hộp nối đặt ở độ cao 5m ÷ 10m trên cột. 4.3.

LỰA CHỌN CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN

4.3.1.

Lựa chọn tiêu chuẩn, tải trọng cách điện Việc lựa chọn cách điện phụ thuộc vào cấp điện áp, kích thước dây dẫn và điều kiện khí hậu của vùng tuyến đường dây đi qua. Số bát cách điện treo trong một chuỗi cho ĐDK 110 – 500kV có độ cao đến 1000m so với mực nước biển được chọn theo công thức:

n

d  U max D

Trong đó: 

n

: Số bát cách điện trong một chuỗi.



d

: Tiêu chuẩn đường rò lựa chọn (mm/kV)



U max : Điện áp dây làm việc lớn nhất của đường dây (kV)

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 33

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối



D

TKCS

: Chiều dài đường rò của một bát cách điện (mm).

Hệ số an toàn của cách điện là tỷ số giữa độ bền cơ điện với tải trọng lớn nhất tác động lên cách điện khi ĐDK làm việc không được nhỏ hơn các trị số 5; 2,7; 1,8 tương ứng với các chế độ nhiệt độ trung bình, tải trọng ngoài lớn nhất và sự cố. Chiều dài đường rò điện được tính toán theo quy phạm. Để tiến hành lựa chọn cách điện hợp lý cho đường dây 110kV cần dựa trên các yêu cầu sau: 1)

Yêu cầu về cơ học đối với các chuỗi cách điện: Để đảm bảo về yêu cầu cơ học, đặc tính cơ của cách điện và phụ kiện phải đảm bảo theo điều II.5.52, 58 của Quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006, cụ thể: Đối với cách điện: 

Chế độ bình thường



Chế độ nhiệt độ trung bình hàng năm



Chế độ sự cố

: hệ số an toàn  2,7. :

: hệ số an toàn  5,0. : hệ số an toàn  1,8.

Đối với phụ kiện: 

Chế độ bình thường

: hệ số an toàn  2,5.



Chế độ sự cố

: hệ số an toàn  1,7.

Kiểm tra tải trọng chuỗi cách điện 

Đối với chuỗi đỡ: 

Chế độ nhiệt độ trung bình năm: Pcd  5n p p1ltl  Gs 



Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất: Pcd  2,7



n

p 1 .l tl  G s   n p p 2 .l g  2

p

Chế độ sự cố  n p p1 .ltl'  Gs Pcd  1,8   2 



2

2

  n p p2 .l g     2  

2

   n pTsc 2 

Đối với chuỗi néo: 

Chế độ nhiệt độ trung bình năm: Pcd  5 n p Ttb 

2



l     n p p1 tl  Gs  2  

2

Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 34

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Pcd  2,7



TKCS

n T 

2

p

max

2 lg   l     n p p1 tl  G s    n p p 2  2 2   

2

Chế độ sự cố 2

 n p p1 .ltl'  Gs   n p p2 .l g   Pcd  1,8     2 2   

2

   n pTsc 2 

Trong đó: 

Pcđ

: Tải trọng phá hủy của cách điện (daN = 0,01 kN)



p1

: Trọng lượng riêng dây dẫn (0,995 kg/m)



p2, p2’ : Tải trọng riêng của gió tác dụng lên dây dẫn ở chế độ bão, sự cố (1,829kg/m)



Gs

: Trọng lượng chuỗi cách điện (120 kg)



np

: Số dây phân pha (01)



ltl, ltl’

: Khoảng cột trọng lượng ở chế độ bão, sự cố (400m)



lg

: Khoảng cột gió (400m)



Ttb

: Lực căng dây ở chế độ trung bình (daN). Ttb = tb x F



tb

: Ứng suất ở chế độ trung bình (6,45 daN/mm2)



F

: Tiết diện dây (272 mm2)



Tmax : Lực căng dây ở chế độ bão (daN). Tmax = max x F



max : Ứng suất ở chế độ bão (11,04 daN/mm2).



Tsc

: Lực căng dây ở chế độ sự cố. Tsc =sc x F



sc

: Ứng suất ở chế độ sự cố (11,04 daN/mm2).

→ Tải trọng yêu cầu của Chuỗi cách điện đỡ dây dẫn trong các chế độ vận hành: Pcđ ≥ 1.932daN → chọn tải trọng chuỗi 70kN; → Tải trọng yêu cầu của Chuỗi cách điện néo dây dẫn trong các chế độ vận hành: Pcđ ≥ 9.119daN → chọn tải trọng chuỗi 1x120kN; → Chọn chuỗi đỡ lèo dây dẫn 1x70kN. Tương tự: → Chọn tải trọng phá huỷ chuỗi đỡ dây chống sét là 70kN và chuỗi néo dây chống sét là 120kN. 2)

Yêu cầu về điện đối với các chuỗi cách điện: Phải đảm bảo khoảng cách cách điện theo quy phạm hiện hành. Khoảng cách cách điện giữa dây dẫn và phụ kiện mắc dây có mang điện áp với các bộ phận nối đất của cột không được nhỏ hơn 150cm.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 35

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

3)

TKCS

Phù hợp với vùng nhiễm bẩn môi trường: Cách điện của đường dây được lựa chọn phải phù hợp với các vùng nhiễm bẩn môi trường vùng tuyến đường dây đi qua. Như đã phân tích ở mục 4.2.2 Các đặc trưng khí hậu cơ bản ở chương 4; lựa chọn tiêu chuẩn đường rò là 31mm/kV để tính toán các thông số kỹ thuật của chuỗi cách điện sử dụng cho công trình.

4)

Phạm vi sử dụng chuỗi cách điện

4.3.2.



Chuỗi néo đơn

: 1x120kN

NDD1x120P;



Chuỗi néo kép

: 2x120kN

NDD2x120P;



Chuỗi đỡ đơn

: 1x70kN

ĐDD1x70P;



Chuỗi đỡ lèo

: 70kN

ĐLD1x70P.

Tiêu chuẩn cách điện Bảng 4-4: Bảng đặc tính kỹ thuật các loại cách điện chế tạo theo tiêu chuẩn IEC

TT

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT

ĐƠN VỊ

70kN

120kN

1

Tiêu chuẩn áp dụng

IEC 61109

2

Công dụng

Chuỗi đỡ và đỡ lèo

3

Loại

Cách điện néo (đỡ) sử dụng cho đường dây 110kV là loại cách điện composite/polymer. Đầu trên của cách điện là kiểu socket, phần dưới của cách điện là kiểu ball. Cách điện phù hợp cho việc lắp đặt ngoài trời với môi trường nhiệt đới ẩm ướt, ô nhiễm trong công nghiệp, sương muối, tia UV v.v

4

Cỡ ty sứ tiêu chuẩn IEC 120

mm

16

16

5

Điện áp danh định

kV

110

110

6

Tần số

Hz

50

50

7

Tải trọng cơ điện (SML)

kN

70

120

8

Điện áp thử tần số công nghiệp ướt trong 1 phút.

kVrms

230

230

9

Điện áp phóng điện xung

kVp

550

550

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Chuỗi néo

Trang - 36

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TT

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT

TKCS

ĐƠN VỊ

70kN

120kN

10

Tổng chiều dài đường rò nhỏ nhất

mm

3.751

3.751

11

Chiều dài chuỗi cách điện kể cả phụ kiện

mm

≤ 1600

≥ 2000

12

Nhiệt độ lớn nhất của môi trường

o

C

50

50

13

Độ ẩm tương đối lớn nhất

%

90

90

14

Vật liệu phụ kiện Socket theo tiêu chuẩn IEC 120: 16mm Ball theo tiêu chuẩn IEC 120: 16mm Lõi cách điện Cánh cách điện (WeatherSheds) Chốt chẻ

4.4.

Sắt mạ kẽm nhúng nóng Thép mạ kẽm nhúng nóng Sợi thủy tinh chống ăn mòn E-CR Composite được đúc trọn chuỗi Thép không rỉ

PHỤ KIỆN TREO DÂY Các phụ kiện treo dây được dự kiến nhập đồng bộ với cách điện thông qua đấu thầu. Các loại vòng treo, móc treo, mắt nối có tải trọng phá hoại phù hợp với cách điện. Khoá đỡ dây dẫn và dây chống sét sử dụng loại khoá bu lông kẹp cố định. Khoá néo dây dẫn và dây chống sét sử dụng khoá néo ép. Khoá đỡ, néo dây cáp quang sử dụng loại khoá chuyên dụng chế tạo riêng cho cáp quang. Nối dây dẫn dùng ống nối ép. Đấu lèo dây dẫn bằng đầu cốt ép lèo. Chống rung dây chống sét và cáp quang sử dụng loại tạ chống rung phù hợp với loại dây.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 37

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

4.5.

TKCS

TẠ BÙ Góc lệch  của chuỗi cách điện treo thẳng (so với chiều thẳng đứng) khi có gió tác động được t nh theo công thức: Trong đó: K: hệ số tính đến động lực dao động của dây dẫn. Trị số K lấy tương ứng với áp lực gió theo bảng sau:

Trong đó: K: hệ số tính đến động lực dao động của dây dẫn. Trị số K lấy tương ứng với áp lực gió theo bảng sau: q (daN/m) 40 45 55 65 80  100

K 1 0,95 0,90 0,85 0,80 0,75

Các trị số trung gian lấy theo cách nội suy. 

P2 - Áp lực gió tác động vào dây dẫn có xét đến hợp lực ngang của lực căng dây trong trường hợp đỡ góc, daN/m2



Gd - Tải trọng do trọng lượng dây dẫn tác động vào chuỗi cách điện, daN.



Gc - Trọng lượng của chuỗi cách điện, daN.

Trên cơ sở xem xét kết hợp điều kiện địa hình, tính toán góc lệch chuỗi cách điện thực tế nhỏ hơn góc lệch cho phép nên không cần treo bổ sung tạ bù trên chuỗi cách điện. 4.6.

NỐI ĐẤT

4.6.1.

Giải pháp chống sét Để tránh sét đánh trực tiếp vào dây dẫn trên toàn tuyến treo 2 dây chống sét, một bên là dây chống sét kếp hợp cáp quang OPGW-50, bên còn lại là dây nhôm lõi thép TK-50. Góc bảo vệ giữa dây dẫn và dây chống sét đảm bảo theo qui phạm và văn bản số 3422/EVN-ĐT-KTSX ngày 18/8/2016, việc thiết kế cột đã tính toán để khoảng cách dây dẫn điện và dây chống sét giữa các khoảng cột đạt yêu cầu theo quy phạm 11 TCN-19-2006. Dây chống sét và dây cáp quang được nối đất toàn tuyến.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 38

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

4.6.2.

TKCS

Nối đất Tất cả các cột của đường dây đều được nối đất, phù hợp với điện trở suất đất của từng khu vực tuyến đường dây đi qua, điện trở nối đất đảm bảo theo quy phạm như sau: Bảng 4-5: Quy định điện trở nối đất cột TT

Điện trở suất của đất  (Ω/m)

Ðiện trở nối đất (Ω) Chiều cao cột ≤ 40m

Chiều cao cột ≥ 40m

1

Đến 100

 10

5

2

Trên 100 đến 500

 15

 7.5

3

Trên 500 đến 1000

 20

 10

4

Trên 1000 đến 5000

 30

 15

Căn cứ vào kết quả đo đạc giá trị điện trở suất của đất (Xem mục 2.3.7 điện trở suất của đất – Chương 2), lựa chọn giá trị điện trở suất để tính toán điện trở nối đất lần lượt là 10m. Tất cả các cột của đường dây đều được nối đất như sau. 

Loại TĐ2x5-2: gồm 2 tia nối đất bằng thép mạ kẽm Φ12, chiều dài mỗi tia là 5m, mỗi tia liên kết với 1 cọc thép L 63x63x6 dài 2,5m; kích thước từ cao độ mặt đất thiết kế móng đến hệ thống tia cọc là 1m.

Theo tính toán, điện trở nối đất cột đạt theo quy phạm trang bị điện. Chi tiết phụ lục tính toán và bản vẽ tiếp đất chân cột được trình bày trong Tập 2.3.2: Các bản vẽ phần đường dây 110kV và Tập 2.3.3: Phụ lục tính toán phần đường dây 110kV.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 39

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 5 5.1.

TKCS

CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHẦN CÁP NGẦM

TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CÁP NGẦM Cáp ngầm cao thế có các đặc tính như liệt kê dưới đây, phụ thuộc vào độ sâu chôn cáp và chiều dài của tuyến cáp:

5.2.



Cáp ngầm phải có hệ số an toàn, độ dự phòng cao trong quá trình vận hành (do vậy, thường gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư, rất khó khăn trong việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích cho dự án);



Cáp ngầm phải có khả năng chịu được các tác động cơ học có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, chuyên chở, thi công và lắp đặt.



Cáp ngầm phải có khả năng chịu được, không biến dạng đáng kể dưới tác động cơ học của các phương tiện vận tải tại các vị trí băng đường.



Cáp ngầm phải được bảo vệ, đảm bảo tránh các hiểm họa bị ăn mòn.



Vỏ cáp phải đảm bảo yêu cầu kín nước dọc theo toàn bộ chiều dài của cáp. Việc nước ngầm xâm nhập sâu bên trong sẽ làm giảm tuổi thọ của cáp.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG Các giải pháp, yêu cầu kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, thi công, lắp đặt tuyến cáp ngầm 110kV được chọn dựa vào các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng. Đối với cáp ngầm cao thế, trên thế giới thường dùng các tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm sau đây:

1)

Tiêu chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission) 

IEC 60183 Guide to the selection of high-voltage cables;



IEC 60228 Conductors of insulated cables;



IEC 60229 Tests on cable oversheaths which have a special protective function and are applied by extrusion;



IEC 60287 Electric cables – Calculation of the current rating;



IEC 60332 Tests on electric cables under fire conditions;



IEC 60811 Common test methods for insulating and sheathing materials of electric cables;



IEC 60270 High-voltage measurements;



IEC 60230 Impulse test on cables and their accessories;



IEC 60840 Power cables with extruded insulation and their accessories for rated voltage above 30 kV (Um=36 kV) up to 150 kV (Um=170 kV) - Test methods and requirements;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

test

techniques



Partial

discharge

Trang - 40

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

2)

TKCS



IEC 60853 Calculation of the cyclic and emergency current rating of cables;



IEC 61443 Short-circuit temperature limits of electric cables with rated voltages above 30 kV (Um=36 kV);

Tiêu chuẩn CENELEC (European Committee for Electrotechnical Standardisation) HD 632 Power cables with extruded insulation and their accessories for rated voltage above 36 kV (Um=42 kV) up to 150 kV (Um=170 kV). Part 1- General test requirements.

3)

Tiêu chuẩn ICEA (Insulated Cable Engineers Association) / ANSI (American National Standards Institute) / AEIC (Association of Edison Illuminating Companies) Các tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho khu vực Bắc Mỹ, bao gồm: 

AEIC CS7-93 Specifications for crosslinked polyethylene insulated shielded power cables rated 69 through 138 kV;



ANSI / ICEA S-108-720-2004 Standard for extruded insulation power cables rated above 46 through 345 kV.

Tại Việt Nam, trong quá trình thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm phải dùng các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn TCVN liên quan và đồng thời tham khảo các tiêu chuẩn IEC. 5.3.

LỰA CHỌN LOẠI CÁP NGẦM Cáp ngầm cho dự án đường dây đấu nối được lựa chọn với các tiêu chí như khả năng chuyển tải công suất, khả năng chịu dòng ngắn mạch, tổn thất trên cáp, công nghệ chế tạo, phù hợp với các tuyến cáp ngầm trong khu vực, công tác thi công lắp đặt, bảo dưỡng vận hành, tác động đến môi trường … Theo kết quả tính toán khả năng tải của dây dẫn ACKP 240/32mm² là khoảng 615A nên tiết diện cáp ngầm được chọn phải đảm bảo khả năng vận hành ở dòng tải tương đương đường dây trên không nói trên và cáp ngầm có tiết diện 500mm2 đáp ứng điều kiện này (chi tiết tính toán được thể hiện ở Phụ lục tính toán trong Tập 2.3.3). Cấu trúc điển hình của cáp XLPE bao gồm các lớp được mô tả theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 41

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Hình - Cấu trúc cáp XLPE Stt 1

Tên gọi Ruột dẫn (lõi cáp)

Công dụng Dẫn điện

Ghi chú Với tiết diện từ 1.000mm2 trở lên lõi gồm nhiều múi, thường là 4 hoặc 5, 6, mỗi múi gồm các sợi đồng nhỏ bện xoắn lại. Phần khe hở giữa các múi được lấp đầy bằng vật liệu chống thấm nước theo chiều dọc cáp. Tiêu chuẩn áp dụng cho lõi cáp: IEC 228, độ tinh khiết của đồng là 99,99%, điện trở một chiều max ở 200C là 0.0366 Ω/km.

2

Lớp bán dẫn

Chống phóng điện cục bộ

Vật liệu của lớp này là polyethylene bán dẫn, có tác dụng làm giảm khả năng gây phóng điện cục bộ do bề mặt lồi lõm của cáp (tạo thành bởi các sợi đồng nhỏ). Được ép đùn cùng lúc với lớp cách điện (3) và lớp bán dẫn (4).

3

Lớp cách điện XLPE

Cách điện cho cáp

Croos-linked Polyethylene (XLPE) là loại vật liệu cách điện có nhiều ưu điểm nổi bật. Chế tạo bằng công nghệ ép đùn. Độ dày tối đa 16mm.

4

Lớp bán

Chống I-on hóa

Vật liệu của lớp này là compound bán dẫn, có tác dụng làm giảm khả năng gây I-on

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 42

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Tên gọi dẫn

TKCS

Công dụng

Ghi chú

bề mặt cách điện hóa bề mặt lớp cách điện. Được ép đùn cùng lúc với lớp cách điện (3) và lớp bán dẫn (2). Đôi khi có thể thêm một lớp băng quấn cùng tính chất.

5

Lớp chống thấm dọc

Chống nước thấm dọc theo khe hở giữa lớp (4) và lớp (6)

Chế tạo từ vật liệu trương nở và bão hòa nước khi gặp nước thấm vào, do đó chống được nước thấm dọc theo cáp.

6

Vỏ kim loại

Bảo vệ cơ học cho cáp

Ngoài công dụng bảo vệ cơ học cho cáp, lớp vỏ (hoặc giáp) kim loại này còn đóng vai trò tản dòng ngắn mạch khi có sự cố ngắn mạch xảy ra. Vỏ kim loại cáp dự kiến lựa chọn là vỏ nhôm.

7

Vỏ ngoài

Bảo vệ chung

Làm bằng PVC hoặc PE. PE có nhiều ưu điểm hơn. Chiều dày tính toán khoảng 5mm. Có tác dụng bảo vệ lớp vỏ (giáp) kim loại khỏi bị tác động ăn mòn điện hóa của môi trường. Có thể phủ thêm 1 lớp chất bền nhiệt để chống cháy vỏ cáp khi có hỏa hoạn xảy ra (áp dụng cho các đoạn cáp tiếp xúc với không khí).

5.4.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CÁP NGẦM

5.4.1.

Giải pháp cho hệ thống tự động và relay bảo vệ Đối với các tuyến cáp ngầm cao thế liên kết giữa hai trạm biến áp với nhau, giải pháp bảo vệ tương tự như đối với các tuyến đường dây trên không và phải tuân thủ theo “Qui định về cấu hình hệ thống bảo vệ, qui cách kỹ thuật relay bảo vệ cho đường dây và trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV” của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Giải pháp bảo vệ thông thường như sau:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 43

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

5.4.2.

TKCS

Nối đất và bảo vệ chống sét Mục tiêu và yêu cầu của hệ thống nối đất là: 

An toàn cho người và bảo vệ thiết bị trong trường hợp sự cố ngắn mạch và trường hợp quá độ (hiện tượng sét hoặc thao tác đóng ngắt trong vận hành).



Hệ thống nối đất phải có khả năng chịu đựng dòng sự cố chạm đất lớn nhất mà không bị đốt nóng quá mức hoặc bị nóng chảy.



Hệ thống nối đất phải có khả năng giới hạn việc sinh ra điện áp bước đủ nhỏ giữa hai điểm bất kỳ trên đất để không gây nguy hiểm cho người.



Hệ thống nối đất phải có khả năng tối thiểu độ gia tăng điện áp trên đất.

1)

Giải pháp nối đất vỏ cáp

a)

Phân tích các giải pháp Các giải pháp tiếp địa vỏ cáp của sợi cáp ngầm thường sử dụng hiện nay là: nối đất 1 đầu (single-point bonding), nối đất 2 đầu (both-ends bonding), nối đất 2 đầu kết hợp đảo pha vỏ cáp (cross-bonding) và nối đất 2 đầu kết hợp đảo pha vỏ cáp, sợi cáp (cross-bonding with transposition). Giải pháp -

-

Cách bố trí

Nối đất 1 đầu (singlepoint bonding) Sử dụng

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Ưu điểm

Nhược điểm

Kết cấu nối đất đơn giản.

Xuất hiện điện áp cảm ứng (tỉ lệ với chiều dài sợi cáp và dòng điện ở ruột cáp) tại phía không nối đất,

Không có dòng cảm ứng → khả năng tải của sợi

Trang - 44

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Giải pháp

-

-

Ưu điểm

Nhược điểm

khi chiều dài tuyến cáp ngắn

cáp được cải thiện cần trang bị thiết bị hạn chế quá điện áp để đảm bảo an toàn

Nối đất 2 đầu (bothends bonding)

Kết cấu nối đất tương đối đơn giản.

Nối đất 2 đầu kết hợp đảo pha vỏ cáp (crossbonding)

Điện áp và dòng điện cảm ứng bị giới hạn, trong trường hợp các sợi cáp bố trí theo dạng trefoil, kiểu nối đất này sẽ triệt tiêu hoàn toàn dòng cảm ứng ở vỏ cáp

Kết cấu nối đất phức tạp.

Điện áp và dòng điện cảm ứng bị giới hạn nhiều, trong trường hợp các sợi cáp bố trí theo dạng trefoil, kiểu nối đất này sẽ triệt tiêu hoàn toàn dòng cảm ứng ở vỏ cáp

Kết cấu nối đất rất phức tạp và bố trí đảo pha các sợi cáp rất phức tạp, khó lắp đặt.

-

Sử dụng khi tuyến cáp dài.

-

Nối đất 2 đầu kết hợp đảo pha vỏ cáp, sợi cáp (crossbonding with transposi tion)

-

Cách bố trí

TKCS

Sử dụng khi tuyến cáp dài.

Điện áp cảm ứng không tồn tại ở 2 đầu sợi cáp → an toàn

Tồn tại dòng cảm ứng trong vỏ sợi cáp (tỉ lệ với dòng đi qua ruột sợi cáp) → tổn thất nhiệt ở vỏ cáp, giảm khả năng tải của sợi cáp

Điện áp cảm ứng xuất hiện cao nhất tại các vị trí hộp nối đất đảo pha

Điện áp cảm ứng tại các vị trí hộp nối đất đảo pha sẽ giảm so với trường hợp nối đất 2 đầu (crossbonding)

Qua phân tích trên, giải pháp “nối đất 2 đầu kết hợp đảo pha vỏ cáp, sợi cáp (cross-bonding with transposition)” rất tối ưu về mặt điện nhưng rất phức tạp Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 45

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

trong quá trình thi công lắp đặt khi mà cáp ngầm được chôn trực tiếp trong đất. Khi đó, lúc các sợi cáp ngầm được bố trí ngang thì việc thực hiện theo giải pháp này sẽ làm các sợi cáp ngầm bị giao chéo. b)

Kiến nghị Qua phân tích và tính toán ở trên, trong phạm vi dự án với chiều dài tuyến cáp chỉ khoảng 0,12km, để đơn giản trong quá trình thi công lắp đặt, và bảo vệ tuyến cáp chống lại quá điện áp khí quyển kiến nghị sử dụng giải pháp nối đất 1 đầu (single-point bonding) kết hợp với bộ giới hạn điện áp SVL. Bộ giới hạn điện áp Có vài loại bộ giới hạn điện áp được chế tạo sẵn. Đề nghị, các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu phải tuân thủ như sau: 

Điện áp phóng điện > điện áp thử nghiệm DC của vỏ kim loại.



Loại van điện áp: ZnO

Nhà chế tạo cáp sẽ phải xác định loại và tham số cuối cùng của van điện áp. Bộ giới hạn điện áp được chọn với khả năng hấp thụ năng lượng nhỏ nhất và phải có khả năng hấp thụ năng lượng của 3 xung quá áp độc lập mà không gây nguy hiểm. Điện áp phóng điện được lựa chọn theo cách mà điện áp thử nghiệm 1 chiều vỏ kim loại cáp có thể thực hiện mà không ngắt bộ giới hạn điện áp. Những thử nghiệm và kiểm tra thường xuyên bộ giới hạn điện áp là cần thiết cho sự an toàn và tin cậy trong quá trình vận hành cáp. Bộ giới hạn điện áp này phải được lắp đặt một cách riêng biệt vào trong hộp nối đất. 2)

Giải pháp nối đất Hệ thống nối đất được xác định theo điều kiện an toàn là các giá trị điện áp bước và điện áp tiếp xúc nằm trong giá trị cho phép. Khi ngắn mạch 1 pha, dòng ngắn mạch chủ yếu chạy trong vỏ kim loại và dây nối đất dọc tuyến (nếu có) mà không đi nhiều vào đất. Do đó điện trở nối đất tại cột đấu nối cáp có thể áp dụng theo quy phạm trang bị điện 11 TCN 19-2006 và lấy giá trị cho phép của điện trở nối đất là 5.

3)

Giải pháp chống sét Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động giông sét có cường độ mạnh, mật độ sét vào loại cao so với các vùng khác. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mã số QCVN 02:009/BXD (được ban hành theo Thông tư số 29/2009/TT-BXD ngày 14 tháng 8 năm 2009 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng), mật độ sét đánh được thống kê như sau: 

Mật độ sét đánh (Bến Tre): 13,7 lần/km2/năm.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 46

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Do vậy, việc thiết kế hệ thống chống sét cho các công trình kiến trúc là điều bắt buộc. Giải pháp thực hiện: bảo vệ quá điện áp khí quyển lan truyền từ đường dây trên không vào tuyến cáp ngầm bằng các chống sét van bố trí trên cột đấu nối cáp ngầm – đường dây trên không. Chọn các chống sét van 96kV-10kA để bảo vệ cáp ngầm 110kV. Các chống sét van này được đặt trực tiếp trên cột đấu nối và nối vào đường dây trên không trước khi đấu nối với cáp ngầm. Chống sét van được nối đất bằng hệ thống riêng rẽ với hệ thống nối đất cột điện. 5.5.

GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT KHÁNG BÙ NGANG ĐẦU TUYẾN CÁP NGẦM Do có sự xuất hiện các tuyến cáp ngầm đấu nối ngay tại đầu trạm Ba Tri và do cáp có điện dung lớn nên công suất phản kháng phát vào hệ thống sẽ lớn và có ảnh hưởng nhất định đến khả năng dập hồ quang của máy cắt. Các trường hợp hở mạch đường dây tại một đầu được xem là nặng nề nhất xét về nguy cơ điện áp trên đường dây tăng cao vượt giới hạn cho phép. Do tuyến cáp ngầm trong công trình tương đối ngắn nên không ảnh hưởng đến điện áp đường dây. Do đó không cần thiết lắp đặt kháng bù ngang.

5.6.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ CƠ HỌC CHO HỆ THỐNG CÁP NGẦM

5.6.1.

Yêu cầu về bán kính cong tối thiểu của cáp Theo điều II.3.78 trong Quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006 về hệ thống đường dẫn điện thì ‘‘… khi uốn cáp, bán kính cong phải thực hiện theo yêu cầu của nhà chế tạo cáp …’’. Tham khảo tài liệu XLPE Land Cable Systems - User´s Guide của ABB thì yêu cầu về bán kính cong tối thiểu của cáp ngầm cao thế được cho như sau: Yêu cầu bình thường (*)

Yêu cầu đặc biệt (**)

Lúc rải cáp

15 x De

18 x De

Khi cáp đã được rải xong

10 x De

12 x De

Điều kiện

Trong đó:

5.6.2.



De: đường kính ngoài của sợi cáp ngầm;



(*): chỉ áp dụng cho cáp ngầm có lõi bằng vật liệu đồng;



(**): cáp có vỏ kim loại, vỏ chì hay cáp có tích hợp sợi cáp quang.

Yêu cầu về lực căng kéo cáp Theo điều II.3.19 trong Quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006 về hệ thống đường dẫn điện thì ‘‘… độ căng của cáp khi đặt và kéo được xác định mức

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 47

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

căng cơ học có thể chịu được của ruột và vỏ bọc cáp theo qui định của nhà chế tạo …’’. Tham khảo tài liệu XLPE Land Cable Systems - User´s Guide của ABB thì yêu cầu về lực kéo cáp của cáp ngầm cao thế không được vượt quá các trị số sau:

5.6.3.



Cáp lõi nhôm: 40 N/mm2 (4 kg/mm2);



Cáp lõi đồng: 70 N/mm2 (7 kg/mm2).

Yêu cầu đối với áp lực tác động ngang vào thành vỏ cáp Theo điều II.3.21 trong Quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006 về hệ thống đường dẫn điện thì ‘‘… suốt chiều dài đường cáp phải có bảo vệ tránh tác động về cơ học, như: đối với cáp điện áp 35kV trở lên, trên mặt hào cáp phải phủ các tấm đan bêtông với chiều dày không được nhỏ hơn 50mm …’’. Tham khảo tài liệu XLPE Land Cable Systems - User´s Guide của ABB thì yêu cầu về áp lực tác động ngang vào thành vỏ cáp của cáp ngầm cao thế không được vượt quá các trị số sau: 

Khi chôn cáp: 500kg/m.



Cáp trong ống: 700kg/m.

5.7.

GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT CÁP NGẦM

5.7.1.

Các phương án lắp đặt cáp Hiện nay các phương án đặt cáp thông dụng có thể kể như sau: Phương án lắp đặt

Chôn trực tiếp trong đất

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Giá thành thấp

1. Dễ bị hư hỏng vỏ bọc PVC/PE của cáp

2. Kéo và đặt cáp dễ dàng 3. Tản nhiệt tốt 4. Thời gian thi công nhanh

Đặt trong ống

1. Dễ dàng mở rộng và thay thế cáp

2. Bảo dưỡng khó khăn 3. Khó mở rộng quy mô 1. Giá thành cao 2. Khả năng tải thấp

2. ít hư hỏng vỏ bọc cáp Đặt trong không khí hoặc máng cáp (kể cả tunnel)

1. Tản nhiệt tốt

1. Giá thành rất cao

2. Dễ dàng lắp đặt nhiều mạch

2. Thời gian thi công dài

3. Dễ dàng bảo dưỡng Phù hợp với điều kiện nền đất khu vực và điều kiện thi công Tư vấn đề xuất các giải pháp lắp đặt cáp ngầm sử dụng phương án đặt cáp trong ống HDPE. Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 48

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

5.7.2.

TKCS

Cấu hình bố trí cáp Cáp có thể bố trí trong mương theo 3 cách: 

Tam giác;



Bố trí nằm ngang;



Bố trí thẳng đứng.

Hình - Các hình thức bố trí cáp ngầm Cấu hình bố trí cáp có ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng đường cáp vì liên quan trực tiếp đến chiều rộng, độ sâu của rãnh cáp cũng như khả năng tải của đường cáp. Cáp được bố trí thẳng đứng sẽ không bảo đảm được giới hạn ổn định nhiệt, chiều rộng rãnh cáp nhỏ hơn nhưng có thể phải tăng độ sâu rãnh cáp. Cách bố trí này sẽ gây khó khăn cho việc lắp đặt cáp tại các vị trí giao chéo với công trình ngầm hiện hữu và tại khu vực có nước ngầm cần phải hút nước liên tục trong quá trình xây dựng và sẽ làm tăng chi phí xây dựng đường cáp. Mặt khác khi rãnh cáp sâu hơn sẽ làm cho thành rãnh cáp phải chịu áp lực lớn gây sạt lở, cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành xây dựng. Vì những lý do trên, đối với tuyến cáp trong dự án, chọn cách bố trí cáp nằm ngang. 5.7.3.

Kích thước rãnh cáp Khả năng tải của đường cáp sẽ giảm khi tăng chiều sâu chôn cáp và tăng khi khoảng cách giữa các sợi cáp trong một mạch và giữa các mạch cáp tăng lên. Tuy nhiên, chiều sâu và chiều rộng của rãnh cáp không thể chọn tùy ý mà phụ thuộc vào độ dày của các lớp cát ổn định nhiệt, lớp mặt đường, công trình ngầm hiện hữu... và được chọn như sau: Tổng chiều dày của lớp cát ổn định nhiệt chọn là 1.000mm, mương cáp 110kV được bố trí 01 mạch nằm ngang, chôn cáp 1.800mm để tính khả năng tải của đường cáp. Cáp ngầm sau khi lắp đặt xong, tại các vị trí qua lòng đường, vỉa hè sẽ được tái lập như hiện trạng.

5.7.4.

Vật liệu ổn định nhiệt a) Vật liệu

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 49

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Khả năng tải của đường cáp, chiều rộng rãnh cáp và cấu hình bố trí cáp phụ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu ổn định nhiệt lấp vào xung quanh sợi cáp. Nhiệt trở suất của đất phụ thuộc nhiều vào tỉ trọng và điều kiện khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ của đất. Nhiệt độ và nhiệt trở suất của đất có thể lấy theo tiêu chuẩn IEC 287 như sau: Nhiệt độ môi trường Không khí

Khí hậu

Đất ở độ sâu 1 m

Nhỏ nhất (oC)

Lớn nhất (oC)

Nhỏ nhất (oC)

Lớn nhất (oC)

Nhiệt đới

25

55

25

40

Cận nhiệt đới

10

40

15

30

Ôn đới

0

25

10

20

Điều kiện thời tiết

Điều kiện đất

Nhiệt trở suất (K*m/W)

Ẩm liên tục

Rất ẩm

0,7

Nhiều mưa

Ẩm

1,0

Ít mưa

Khô

2,0

Rất khô

3,0

Mưa không đáng kể hoặc không mưa

Đối với khu vực dự án nhiệt độ tại độ sâu đặt cáp có thể lấy là 27ºC÷30ºC. Nhiệt trở suất của vật liệu ổn định nhiệt xung quanh sợi cáp không được vượt quá 1.2 K*m/W để tính khả năng tải của cáp. Nếu cát tự nhiên được sàng và xử lý kỹ lưỡng cũng sẽ đảm bảo được các thông số về nhiệt nêu trên. Cát khô được đầm kỹ tùy theo thành phần hạt cát có kích thước khác nhau sẽ có giá trị nhiệt trở suất khác nhau như sau: Stt

P0.063 (%)

d10 (mm)

d60 (mm)

Tỉ trọng (tấn/m3)

Nhiệt trở suất (K*m/W)

1

0

0,22

0,55

1,60

1,88

2

5

0,18

0,70

1,66

1,21

3

10

0,22

0,47

1,54

2,42

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 50

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Stt

P0.063 (%)

d10 (mm)

d60 (mm)

Tỉ trọng (tấn/m3)

Nhiệt trở suất (K*m/W)

4

15

0,10

0,16

1,33

3,78



P0.063: tỉ lệ % của thành phần phù sa trong hỗn hợp cát, kích thước 0,063 mm



d10: kích thước hạt cát chiếm 10% khối lượng hỗn hợp cát



d60: kích thước hạt cát chiếm 60% khối lượng hỗn hợp cát

Sự phụ thuộc của nhiệt trở suất của các hỗn hợp 1, 2, 3 và 4 trên theo độ ẩm của đất như sau:

Như vậy, có thể sử dụng cát tự nhiên sàng kỹ và đầm chặt đến tỉ trọng 1,66 tấn/m3 để có được hỗn hợp cát khô có nhiệt trở suất 1,21 K*m/W và trong điều ẩm ướt nhiệt trở suất sẽ giảm hơn nữa. b) Đặc tính cơ học của cát lấp Tuyến đường cáp 110kV có đoạn đi dưới đường giao thông. Vì vậy vật liệu lấp lại phải được chọn lựa cẩn thận và phải được đầm chặt để tăng khả năng chịu tải của đường giao thông. Hỗn hợp cát đệm sẽ chịu được tải trọng lớn nhất nếu được đầm nén kỹ. Cát đã được sàng kỹ đến kích thước như trên, khi đầm nén và khi bóc lớp cát ra để sửa chữa cáp sẽ không ảnh hưởng đến vỏ bọc Polyethylen của cáp. Việc đầm nén cát thực hiện bằng tay trên toàn tuyến, tại lớp cát sát vị trí lắp cáp và tại các vị trí giao chéo với công trình ngầm cát được đầm nén cẩn thận tránh làm hỏng vỏ ngoài của cáp.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 51

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

5.7.5.

TKCS

Ống luồn cáp Theo tài liệu của các nhà sản xuất thì đường kính trong của ống luồn cáp phải bảo đảm điều kiện sau: D ≥ 1.5d Trong đó: 

D là đường kính trong của ống luồn cáp;



d là đường kính của sợi cáp.

Tra cứu catalogue của LS VINA Cable về cáp cho thấy: 

Đường kính của cáp 110kV XLPE 2.000mm2, 1.600mm2, 1.200mm2, 1.000mm2 , 500mm² tương ứng vào khoảng 118mm ÷ 86mm.

Như vậy: 

Chọn ống luồn cáp: có đường kính DN200mm cho cáp 110kV: 500mm2.

Lựa chọn giải pháp dùng ống HDPE hay ống PVC Về loại ống nhựa luồn cáp, đề nghị chọn ống HDPE thay vì dùng ống PVC vì có những ưu điểm sau: 

Độ bền cơ lớn hơn, nhất là đối với việc lắp đặt cáp ngầm;



Mức độ chống bức xạ tia cực tím cao;



Hạn chế được các vết nứt;



Nhựa PVC phát ra nhiều hơi độc và bốc cháy khi bị nóng.

Lựa chọn độ dày cho ống HDPE: 

Ống được tính toán đảm bảo chịu lực tương ứng với Tải trọng ô tô tiêu chuẩn H-30: 12 Tấn cho một trục bánh xe tác dụng lên rãnh cáp.



Căn cứ kết quả tính toán độ cứng cho ống HDPE, chọn loại ống PN12.5 có đường kính ngoài D=200mm cho ống luồn cáp ngầm 110kV và ống HDPE DN63 luồn dây cáp quang có đường kính ngoài D=63mm, PN10.

5.8.

GIẢI PHÁP LỰA CHỌN PHỤ KIỆN CÁP

5.8.1.

Đầu cáp

5.8.2.



Phù hợp với điều kiện lắp đặt chọn loại đầu cáp loại lắp đặt ngoài trời.



Phù hợp với loại cáp ngầm XLPE-500mm2 lắp đặt chọn loại đầu cáp không có hộp nối sợi quang giám sát nhiệt độ.

Hộp nối đất vỏ cáp Có hai loại hộp nối đất vỏ cáp phân theo chức năng: hộp nối đất trực tiếp và hộp nối đất vỏ cáp qua bộ giới hạn điện áp. Hộp nối đất vỏ cáp trực tiếp dùng tại vị trí đầu cáp ngầm (trạm Ba Tri), dây nối đất là cáp 1 lõi.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 52

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Hộp nối đất vỏ cáp qua bộ giới hạn điện dùng tại vị trí đầu cáp ngầm (trên cột đấu nối), dây nối đất là cáp 1 lõi. 5.9.

CÁP QUANG Cáp quang có thể được kết hợp chung với dây chống sét (OPGW), hoặc đi riêng bằng dây nổi ADSS hoặc chôn ngầm bằng cáp quang Non metallic. Thông số sợi cáp quang như sau: 

Loại cáp: cáp quang Non-Metalic



Số sợi: 24 sợi



Loại sợi quang: đơn mode (Single Mode Fiber)



Tiêu chuẩn kỹ thuật sợi quang: ITU-T G.652  Tiêu hao cực đại ở bước sóng 1310 nm: 0,38 dB/km  Tiêu hao cực đại ở bước sóng 1550 nm: 0,25 dB/km  Độ tán sắc cực đại ở bước sóng 1550 nm: 18 ps/km nm  Bước sóng cắt: £ 1530 nm  Đường kính trường mode: 9 ±0,5 µm  Đường kính ngoài sợi quang: 125 ± 2 µm

Cáp được đặt trong ống nhựa, ống nhựa được làm bằng vật liệu HDPE cứng chịu áp lực công tác cao, chống được sự gặm nhấm của côn trùng như: chuột, mối, kiến và không thấm nước. Ống có đường kính DN63, ống không bị rạn nứt và khuyết tật. Tuổi thọ nhựa > 30 năm. Các ống nhựa được nối với nhau bằng phương pháp hàn gia nhiệt. 5.10.

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH

5.10.1.

Mương cáp Mương cáp 110kV có kích thước: 

Chiều sâu mương cáp: 1700mm;



Chiều rộng đáy mương: 980mm;



Chiều rộng bên trên mương: theo giải pháp thi công của nhà thầu;

Bố trí tuyến cáp 110kV gồm 03 sợi cáp XLPE 500mm2.được lắp đặt như sau: 

Cáp được luồn trong ống HDPE có đường kính DN 200, các ống được định vị trên các gối đỡ bằng bê tông cốt thép, toàn bộ chôn trong lớp cát ổn định nhiệt có chiều dày: 1000mm.



Bên trên lớp cát ổn định nhiệt đặt các tấm đan có bề dày 60mm và lớp băng nhựa cảnh báo cáp ngầm.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 53

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

5.10.2.

TKCS

Dấu hiệu định vị tuyến cáp Đối với tuyến cáp đi trên vỉa hè và lòng đường dấu hiệu định vị cáp gồm nắp tán và bulông tắc-kê đặt giữa nắp tán để cố định nắp tán trên vỉa hè và đường giao thông. Dấu hiệu định vị cắp ngầm được đúc sẵn bằng gang. Bề mặt nắp tán có in chìm các dòng chữ: “CÁP NGẦM ĐIỆN LỰC”, “CÁP NGẦM 110kV” và hình mũi tên chỉ hướng tuyến cáp hoặc điểm kết thúc tuyến cáp. Đối với tuyến cáp trong khu vực cây xanh dấu hiệu định vị cáp bằng cọc bêtông cốt thép có 4 mặt in chữ chìm hoặc nổi

5.11.

CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM ĐƯỜNG CÁP SAU KHI LẮP ĐẶT Tuyến cáp sau khi được lắp đặt, cần thiết phải thực hiện các thử nghiệm trước khi đóng điện mang tải: 

Thử nghiệm quá điện áp vỏ cáp (DC test) theo tiêu chuẩn IEC 60840 và một số thử nghiệm khác (thông mạch, điện trở cách điện …).



Thử nghiệm phóng điện cục bộ (PD test) áp dụng theo tiêu chuẩn IEC60885-3.

5.12.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ CÁP NGẦM 110KV

1)

Bảng thông số cáp ngầm 110kV, ruột đồng – 500mm2, cách điện XLPE

Stt

Đặc tính kỹ thuật

I

Cách điện

Đơn vị

Yêu Cầu

1.

Điện áp vận hành bình thường, U0/Un

kV

64/110

2.

Điện áp hoạt động tối đa pha – pha

kV

123

3.

Điện áp chịu đựng theo tần số công nghiệp

kV

230

4.

Điện áp chịu đựng xung sét cực đại

kV

550

II

Lõi dẫn điện

5.

Vật liệu sản xuất

-

Đồng

6.

Tiêu chuẩn

IEC

60228

7.

Tiết diện

mm2

500

8.

Hình dáng

-

Bện nén tròn

9.

Băng chống thấm lõi

-



10.

Điện trở DC của lõi ở 20

Ohm/km

11.

Điện trở AC của lõi ở 20

Ohm/km

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

0,0366

Trang - 54

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt 12. II

Đặc tính kỹ thuật Đường kính danh định

TKCS

Đơn vị

Yêu Cầu

mm

Lớp bán dẫn trong

13.

Vật liệu

-

Polyethylene bán dẫn

14.

Phương pháp sản xuất

-

Ép đùn 3 lớp đồng thời: - Lớp bán dẫn trong - Lớp cách điện chính - Lớp bán dẫn ngoài

15.

Độ dày Trị số trung bình

mm

Trị số tối thiểu

mm

≥ 80% giá trị danh định

16.

Độ mấp mô bề mặt bên ngoài

µm

≤ 60

17.

Điện trở suất

18.

Phân bố cường độ điện trường

19. III

Ohm.m

≤ 1000

Mặt bên trong

kV/mm

10,5

Mặt bên ngoài

kV/mm

5,5

Đường kính ngoài

mm

Lớp cách điện

20.

Vật liệu

-

XLPE

21.

Tiêu chuẩn

IEC

60840

22.

Độ dày - Độ dày trung bình

mm

14

- Độ dày tối thiểu (tmin)

mm

> 90% độ dày trung bình

- Độ dày tối đa (tmax)

mm

(tmax – tmin)/tmax ≤ 0.15

23.

Độ mấp mô bề mặt tối đa

µm

≤ 50

24.

Phóng điện cục bộ lớn nhất

pC

≤5

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 55

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Đặc tính kỹ thuật

TKCS

Đơn vị

Yêu Cầu

-

≤ 10x10-4

25.

Tổn hao tối đa

26.

Lực căng tối thiểu

N/mm2

≥ 12,5

27.

Nhiệt trở suất theo IEC 60287

K.m/W

3,5

28.

Nhiệt độ cho phép tối đa

29.

Vận hành liên tục bình thường

o

C

90

30.

Vận hành chế độ bất thường

o

C

105

31.

Ngắn mạch

o

C

250

32.

Đường kính ngoài danh định

IV

mm

Lớp màn chắn ngoài

33.

Vật liệu

34.

Điện trở suất

35.

-

Bán dẫn

Ohm.m

≤ 500

Độ dày trung bình

mm

≥ 0,8

36.

Độ mấp mô bề mặt

µm

≤ 80

37.

Phân bố cường độ điện trường

38. V

Mặt bên trong

kV/mm

Mặt bên ngoài

kV/mm

Đường kính ngoài danh định

mm

Lớp chống thấm dọc

39.

Băng chống thấm

-



40.

Lớp chống thấm (chịu được áp lực nước)

-

Có (≥ 1m nước)

41.

Độ dày

42.

Đường kính ngoài danh định

VI

Vỏ kim loại

43.

Khả năng mang dòng ngắn mạch (3 giây)

kA

44.

Khả năng mang dòng ngắn mạch (1 giây)

kA

45.

Loại

mm

> 31.5

Vỏ nhôm ép nhiều lớp (băng quấn)

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 56

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Đặc tính kỹ thuật

TKCS

Đơn vị

- Phương pháp sản xuất

-

- Vật liệu/thành phần vật liệu

-

- Tiết diện danh định

mm2

- Độ dày

mm

- Độ dày trung bình

mm

Đường kính ngoài danh định

Yêu Cầu

mm

Hoặc Vỏ nhôm lượn sóng - Phương pháp sản xuất

-

Hình vòng

- Vật liệu/thành phần vật liệu - Tiết diện danh định

mm2

- Độ dày

mm

- Độ dày trung bình

mm

Đường kính ngoài danh định

mm

VII

Lớp chống ăn mòn

46.

Vật liệu

-

47.

Độ dày

mm

48.

Đường kính ngoài danh định

mm

VIII

Bitumen

Lớp vỏ bảo vệ

49.

Vật liệu

50.

Độ dày tối đa/tối thiểu

mm

51.

Độ dày danh định

mm

52.

Điện trở nhiệt

53.

Nhiệt độ cho phép tối đa

54.

Vận hành liên tục bình thường

55.

Vận hành liên tục bất thường

56.

Ngắn mạch

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

-

PE

K.m/W

o

C

90

o

C

250

Trang - 57

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Đặc tính kỹ thuật

57.

Màu sắc

58.

Lực kéo giãn không đứt

59.

Lớp phủ dẫn điện

60.

Đường kính ngoài danh định

IX

TKCS

Đơn vị N/mm2

mm

-

Khả năng truyền tải MVA

62.

Vận hành hai mạch cáp ngầm

MVA

XI 64.

65. XII

≥ 12,5 -

Vận hành một mạch cáp ngầm

63.

-

-

61.

X

Yêu Cầu

Yêu cầu về công suất phản kháng Dòng nạp tối đa

A/km

Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch 3 pha tối đa (điều kiện trước trước khi xảy ra sự cố: lõi cáp hoạt động ở nhiệt độ tối đa cho phép) - Đối với lõi (sự cố 3 pha, lgiây)

kA

- Đối với vỏ kim loại (0.5 giây)

kA

- Đối với vỏ kim loại (1.0 giây)

kA

- Đối với vỏ kim loại (3.0 giây)

kA

Nhiệt độ tối đa của lõi cho 3pha /chạm đất

o

C

250

-

99,99% 0,0366

Các thông số điện

66.

Độ tinh khiết của đồng

67.

Điện trở một chiều ruột dẫn ở 20 °C

Ohm/km

68.

Điện trở xoay chiều ruột dẫn ở 90 °C

Ohm/km

69.

Điện trở một chiều của vật dẫn của vỏ kim loại ở 20 °C

Ohmkm

70.

Điện trở một chiều của sợi đồng ở 20 °C

Ohm/km

71.

Cường độ điện trường của lưới dẫn điện tại U0=64kV

kV/mm

72.

Dòng điện nạp trên mỗi pha tại điện áp vận hành

A/km

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 58

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Đặc tính kỹ thuật

73.

Công suất nạp trên mỗi mạch tại điện áp vận hành

74.

Hệ số tổn hao điện môi ở 20/90 °C

75.

Độ tự cảm -pha xếp trên mặt phẳng

TKCS

Đơn vị

Yêu Cầu

kVar/km p.u.

(khoảng cách pha 250 mm)

76.

Pha L1

mH/km

Pha L2

mH/km

Pha L3

mH/km

Điện kháng - pha xếp trên mặt phẳng (khoảng cách pha 250 mm ) Pha L1

Ohm/km

Pha L2

Ohm/km

Pha L3

Ohm/km

77.

Tổng trở sóng

78.

Trở kháng lớn nhất thứ tự thuận/ thứ tự nghịch

79. XIII 80.

81.

82.

Ohm

Có dòng màn chắn

Ohm/km

Không có dòng màn chắn

Ohm/km

Điện kháng thứ tự không lớn nhất (dòng rò ra vỏ)

Ohm/km

Dòng điện định mức Khả năng mang dòng điện tối đa trên một mạch đấu đảo vỏ, đặt trong ống HDPE d200mm chôn trong đất (hoạt động 2 mạch)

A

Khả năng mang dòng điện tối đa trên một mạch đấu đảo vỏ, đặt trong ống HDPE d200mm chôn trong đất (hoạt động 1 mạch)

A

Nhiệt độ lớn nhất trên dây dẫn với dòng

°C

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 59

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt

Đặc tính kỹ thuật

TKCS

Đơn vị

Yêu Cầu

điện định mức 83.

Nhiệt độ liên tục lớn nhất trên dây dẫn

84.

Khả năng truyền tải lớn nhất cho phép tại điện áp vận hành

°C

Hoạt động một mạch

MVA

Hoạt động hai mạch

MVA

85.

Dòng điện định mức tối thiểu trên một mạch(hoạt động 1 mạch)

A

86.

Dòng điện định mức tối thiểu trên một mạch(hoạt động 2 mạch)

A

87.

Hệ tải hệ thống

XIV 88.

90

0,8

Tổn hao trên cáp Dòng liên tục lớn nhất, điện áp vận hành bình thường, 400C

XV

(1) ruột dẫn

kW/km

(2) điện môi

kW/km

(3) lưới kim loại đồng

kW/km

(4) vỏ kim loại nhôm

kW/km

(5) tổng tổn hao điện môi (tổng của 1,2,3 và 4)

kW/km

Dữ liệu cơ học và khoảng cách cáp

89.

Đường kính ngoài (De)

90.

Khối lượng tịnh

91.

Chiều dài cáp lớn nhất (theo điều kiện công trình)

m

92.

Bán kính uốn nhỏ nhất cho phép (theo điều kiện công trình)

m

93.

Lực kéo tối đa

kN

94.

Tuổi thọ của cáp

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

mm Kg/km

Năm

> 30

Trang - 60

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt 95.

2) Stt

TKCS

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Yêu Cầu

Bán kính uốn nhỏ nhất Khi kéo cáp

25*De

Khi lắp đặt xong

20*De

Đầu cáp 110kV ngoài trời Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu

1.

Sản xuất và thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn IEC được quy định tại Chương 9

2.

Loại

3.

Khoảng cách dòng rò (tham chiếu với điện áp định mức)

4.

Cảm biến đo phóng điện cục bộ

5.

Điện áp định mức

kV

6.

Dòng điện định mức

A

7.

Điện áp hoạt động danh định

KV

110

8.

Điện áp hoạt động tối đa

kV

123

9.

Xung sét chịu đựng được (đỉnh)

kV

550

10. Điện áp tần số công nghiệp chịu đựng được (đỉnh)

kV

230

mm/kV

Tối thiểu 25

-



11. Vật liệu cách điện : sứ / epoxy

-

12. Vật liệu điền đầy : đặc / dầu

-

13. Lực kéo đứt

kN

14. Lực tác động lên giá đở

kN

15. Khối lượng hộp đầu cáp hoàn thiện

kg

16. Tổng chiều dài (cánh - đỉnh)

mm

3)

Bộ giới hạn điện áp

Stt

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

1.

Công suất tiêu thụ

kW

2.

Chủng loại

-

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Yêu cầu

Zinc oxide Trang - 61

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Stt 3. 4) Stt

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu

Dòng chịu đựng sự cố

sec

min 3

Đơn vị

Yêu cầu

-

Có/không

Hộp nối đất Đặc tính kỹ thuật

1.

Vật liệu

2.

Lắp đặt

3.

- Trên mặt đất

4.

- Dưới mặt đất

5) Stt

TKCS

Có/không

Thông số mương cáp / vỏ mối nối Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu

1.

Số lượng mương cáp đặt song song

-

Một

2.

Hình thức đạt cáp

-

Dạng phẳng

3.

Cách thức đặt cáp

4.

Vỏ mối nối

Chôn trực tiếpđi trong ống

- Treo sẵn

Có/không

- Chế tạo sẵn

Có/không

5.

Độ chôn sâu

m

1,7

6.

Khoảng cách trục giữa các pha trong một mạch

m

0.275, thay đổi

7.

Nhiệt độ trung bình hằng năm của đất tại độ sâu chôn cáp

°C

27

8.

Nhiệt độ môi trường (không khí)

°C

40

9.

Hệ số tải của hệ thống

0.8

10. Nhiệt trở suất của cát tản nhiệt

K.m/W

1.0, thay đổi

11. Nhiệt trở suất của cát tự nhiên

K.m/W

2.5, thay đổi

12. Nhiệt độ tối đa của môi trường đất xung quanh

°C

30

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 62

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

6)

TKCS

Chống sét van 110kV

Stt Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Yêu cầu

1. Loại

-

2. Điện áp định mức

kV

96

3. Điện áp vận hành định mức ( pha - đất)

kV

76,8

4. Điện áp vận hành lớn nhất

kV

123

5. Xung sét chịu đựng được (đỉnh)

kV

550

6. Điện áp tần số công nghiệp chịu đựng được (đỉnh)

kV

230

7. Dòng phóng điện định mức

kA

10

8. Phân loại chống sét van

class

3

9. Thiết bị giải phóng áp suất

-

Có/không

10. Khoảng cách dòng rò (tham chiếu với điện áp định mức)

mm/kV

Tối thiểu 25

11. Cấp phóng điện trong thời gian dài

kV

12. Vật liệu cách điện: sứ/composit

-

13. Vật liệu điền đầy: đặc/dầu

-

14. Trong lượng của chống sét van hoàn thiện

kg

15. Tổng chiều dài (đáy - đỉnh)

mm

16. Bộ đếm sét

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV



Trang - 63

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

7)

TKCS

Ống HDPE Stt 1.

Mô tả

Đơn vị

Tiêu chuẩn sản xuất và thử nghiệm

Yêu cầu DIN 8074: 1999 DIN 8075: 1999 ASTM 1462.2: 1984 ISO 3127:1980 TCVN 6144-2003 TCVN 7305-2008 Hoặc tương đương

2.

Ống được làm bằng vật liệu HDPE (High density polyethylene) đồng nhất suốt chiều dài, bề mặt ống phải trơn láng, không bị phồng rộp, không bị tác động bởi nhiệt, không có lỗ thủng hay vết nứt có thể nhìn thấy được. Các đầu ống phải có cạnh bo tròn.

3.

Đường kính trong trung bình

mm

> 200

4.

Độ dày thành ống tối thiểu

mm

20,5

5.

Cấp chịu áp lực (pressure rating)

bar

12,5 [PN12,5]

6.

Sai số giới hạn của đường kính ngoài trung

7.

bình Sai số giới hạn của độ dày thành ống

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

-

+1,8 ÷ 0 mm mm

+1,4 ÷ 0

Trang - 64

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 6

TKCS

CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHÁC

6.1.

BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC

6.1.1.

Các số liệu cơ bản Qua công tác khảo sát kỹ thuật ngoài thực địa, tuyến đường dây được thể hiện trên bản vẽ mặt cắt dọc với đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho việc phân bố cột như chiều dài tuyến, góc lái (số lượng góc và hướng lái, độ lớn của góc), các địa vật đặc biệt trên tuyến (nhà cửa, đường dây điện lực, ...), các địa hình đặc biệt (mương, suối, thung lũng, mỏm đá, ...), trên cắt dọc còn thể hiện phần địa chất (thảm thực vật, cấu tạo địa tầng, ...) vùng tuyến đi qua. Phần địa hình, địa vật trên mặt cắt dọc được thể hiện với tỷ lệ cao 1/500, dài 1/5.000 để thuận tiện cho việc phân bố cột, phần địa chất được vẽ với tỷ lệ 1/200. Việc bố trí cột trên mặt cắt dọc được thực hiện dựa trên các cơ sở sau: 

Các chế độ xuất phát tính cơ lý dây như sau: (Áp dụng Quy phạm trang bị điện 11 TCN 19-2006):  Khi tải trọng ngoài lớn nhất: T = 250C, Q0 = 83daN/m2, max < 45%đứt.  Khi nhiệt độ không khí thấp nhất: T = 15,00C, Q = 0, max < 45%đứt.  Khi nhiệt độ trung bình hằng năm: T= 26,70C, Q = 0, tb < 25%đứt.



Ứng suất căng dây áp dụng tùy theo từng khu vực tuyến đi qua:  Các đoạn đường dây đi qua khu vực đông dân cư: Ứng suất căng dây áp dụng là 40%đứt, nhiệt độ tối đa dây dẫn là 900C ứng với chế độ võng cực đại (theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ);  Các đoạn đường dây đi qua khu vực không dân cư, đồng ruộng: Ứng suất căng dây áp dụng là 45%đứt, nhiệt độ tối đa dây dẫn là 550C;

Các loại cột được tính toán theo vùng gió II-A, địa hình B. 6.1.2.

Phương pháp thực hiện 

Phân bố cột trên tuyến được thực hiện trên từng khoảng néo, khi chia cột đã xét đến các yếu tố liên quan để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như các qui định hiện hành của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính kinh tế của công trình.



Chiều cao cột thể hiện trên mặt cắt dọc (chiều cao điểm treo dây dưới cùng) được lựa chọn hợp lý để sao cho vẫn đảm bảo kỹ thuật mà dự toán là thấp nhất.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 65

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS



Trên mặt cắt dọc cột được thể hiện với điểm treo dây dẫn thấp nhất. Với cột đỡ điểm treo dây thấp nhất tính bằng chiều cao của xà dưới trừ đi chiều dài của chuỗi cách điện, với cột néo là chiều cao của xà dưới cùng.



Một số vị trí đặt cột thể hiện trên bản vẽ bố trí cột trên mặt cắt dọc không kéo dài được khoảng cột gió tính toán là do điều kiện về địa hình. Một số vị trí do điều kiện địa hình cho phép lợi dụng được độ cao nên đã kéo dài khoảng cột gió và khoảng cột gabarit



Khi chia cột đã chú ý đến các vị trí giao chéo đường giao thông (đường tỉnh lộ,…) để vị trí cột không vi phạm lộ giới giao thông, tránh xa các mép mương, suối, xây kè để không bị sạt lở phần móng do hiện tượng xói mòn đất theo thời gian.



Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất qua khu vực ít dân cư: ≥ 6m đối với cấp điện áp 110kV theo Quy phạm trang bị điện 11TCN – 19 – 2006;



Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất qua khu vực đông dân cư ≥ 15m đối với cấp điện áp 110kV theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ. Đặc tính

Cấp điện áp

Tối thiểu

Ghi chú

110kV

15m

NĐ14/2014

110kV

6m

Quy phạm TBĐ

110kV

4m

Quy phạm TBĐ

Qua Khu vực đông dân cư: Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất Qua Khu vực ít dân cư: Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất Vượt Nhà ở, công trình: Khoảng cách an toàn phóng điện của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 66

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Đặc tính

TKCS

Cấp điện áp

Tối thiểu

Ghi chú

110kV

3m

NĐ14/2014

Cây trong hành lang tuyến: Khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại

3m ÷ 5m Vượt đường dây 110kV và đường dây trung hạ thế: Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất giữa dây dẫn 110kV với đường dây 22-110kV

Vượt DT 885, HL 173, HL 14: Khoảng cách từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất (4,75) m của phương tiện,

110kV

110kV

(tùy thuộc vào từng vị trí giao chéo)

2,5m

Quy phạm TBĐ

NĐ14/2014

công trình giao thông đường sắt

Trong quá trình phân bố cột trên tuyến đã xét đến độ võng của dây dẫn, dây chống sét kết hợp với sơ đồ hình học của các loại cột (chiều cao cột, chiều dài xà,...) và chiều dài chuỗi cách điện để xác định các khoảng cách pha-pha và pha-đất, khoảng cách giữa dây dẫn và dây chống sét ở giữa khoảng cột đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ngành 11 TCN-19-2006. 6.2.

ĐẢO PHA Theo Điều II.5.8 của Quy phạm Trang bị điện 11 TCN – 19 2006, “Phải đảo pha dây dẫn ĐDK để hạn chế sự không đối xứng của dòng điện và điện áp. ĐDK điện áp 110-500kV dài trên 100km phải đảo pha một chu kỳ trọn vẹn sao cho chiều dài của mỗi bước trong một chu kỳ đảo pha phảo gần bằng nhau” Tuyến Đường dây 110kV Ba Tri - NMĐG Bảo Thạnh thiết kế có chiều dài nhỏ hơn 100km, theo quy phạm không cần phải thực hiện đảo pha dây dẫn.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 67

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

6.3.

ĐẤU NỐI

6.3.1.

Phương án đấu nối tại điểm đầu 

TKCS

Điểm đầu của Đường dây 110kV Ba Tri - NMĐG Bảo Thạnh là ngăn lộ mở rộng tại TBA 110kV Ba Tri;

Chi tiết đấu nối xem thêm tại bản vẽ Tuyến cáp ngầm 110kV đấu nối – 20165F.BTH.TL.E2.01. 6.3.2.

Phương án đấu nối tại điểm cuối 

Điểm cuối của Đường dây 110kV Ba Tri - NMĐG Bảo Thạnh là ngăn lộ xuất tuyến tại trạm biến áp 110kV NMĐG Bảo Thạnh.

Chi tiết đấu nối xem thêm tại bản vẽ Bình đồ đấu nối tại Trạm 110kV NMĐG Bảo Thạnh – 20165F.BTH.TL.E1.12. 6.4.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC

6.4.1.

Chống rung dây dẫn và dây chống sét Để bảo vệ chống rung do gió tác động lên dây dẫn và dây chông sét, lắp chống rung dây dẫn và dây chống sét trên toàn tuyến Đường dây 110kV Ba Tri – NMĐG Bảo Thạnh.

6.4.2.



Dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang kết hợp chống sét sử dụng loại tạ chống rung phù hợp với loại dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang.



Chủng loại và khoảng cách lắp đặt chống rung dây dẫn, chống rung dây chống sét và chống rung cáp quang sẽ do nhà thầu tính toán cung cấp.

Lắp đèn cảnh báo hàng không Căn cứ theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP, Nghị định 32/2016/NĐ-CP cao độ và vị trí xây dựng công trình thì không cần sử dụng đèn cảnh báo, quả cầu định vị, sơn cột.

6.4.3.

Hành lang bảo vệ Hành lang tuyến: chiều rộng hành lang tuyến được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh đối với đường dây 110kV là 4 mét. Để bảo đảm an toàn trong vận hành đường dây, trong hành lang tuyến phải có biện pháp xử lý các công trình nhà cửa cũng như cây cối đúng theo nghị định số: Nghị định 14/2014/NĐ-CP, ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính Phủ và thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 2/10/2014 của Bộ Công Thương. Về nhà cửa trong hành lang tuyến, đối với nhà vật liệu khó cháy có thể được phép giữ lại trong hành lang tuyến nếu thỏa mãn các điều kiện an toàn theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP, ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính Phủ và thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 2/10/2014 của Bộ Công Thương. Mái nhà kết

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 68

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

cấu bằng kim loại được giữ lại trong hành lang tuyến và cách mép dây dẫn 25m thì phải được nối đất để chống cảm ứng điện từ và tĩnh điện. 6.4.4.

Các biện pháp khác Phụ kiện dùng để mắc dây dẫn và dây chống sét phù hợp với kích cỡ dây, đảm bảo điều kiện ăn mòn và hệ số dự trữ độ bền theo quy phạm. Tại mỗi vị trí cột có lắp biển báo và số thứ tự cột, tại đoạn vượt Quốc lộ, Tỉnh lộ có lắp đặt biển báo vượt đường.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 69

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 7 7.1.

TKCS

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT

CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT Cột được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau:

7.1.1.

7.1.2.

7.1.3.

7.1.4.

Yêu cầu về phần công nghệ: 

Sơ đồ bố trí các pha và dây chống sét (Các pha nằm ngang; các pha bố trí hình tam giác; các pha bố trí đứng; các pha bố trí hỗn hợp).



Khoảng cách các pha, khoảng cách dây dẫn tới phần mang điện, khoảng cách từ dây chống sét tới dây dẫn, góc bảo vệ dây chống sét, khoảng cách từ dây dẫn thấp nhất tới đất theo yêu cầu của quy phạm.



Lực tác dụng lên cột trong các chế độ vận hành của đường dây.

Yêu cầu về hình dáng và kết cấu cột: 

Các loại vật liệu chế tạo cột (bê tông, thép hình, thép ống).



Hình dạng cột và bố trí thanh giằng cột (bề rộng thân cột, độ thuôn đoạn cột, bề rộng của chân cột).



Liên kết giữa các thanh cột, đoạn cột (bu lông, hàn..).



Liên kết giữa cột và móng (bằng bu lông neo, stub).



Đảm bảo thẩm mỹ, kinh tế - kỹ thuật và các yêu cầu khác.

Yêu cầu về khả năng chế tạo, thi công, quản lý vận hành như: 

Khả năng gia công chế tạo thanh cột.



Khả năng mạ, kích thước tối đa các kết cấu mạ.



Biện pháp và khả năng vận chuyển các kết cấu cột.



Biện pháp và khả năng thi công lắp dựng cột.



Biện pháp quản lý vận hành và sửa chữa cột.

Yêu cầu về chịu lực: 

Căn cứ tiêu chuẩn “Tải trọng và tác động_TCVN 2737-1995”, và tài liệu khảo sát công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 5 lập, vị trí tuyến lựa chọn đi qua vùng gió II.A có áp lực gió tiêu chuẩn Wo= 83 daN/m2.



Sơ đồ và các thông số của cột được lựa chọn chủ yếu từ các loại cột đã sử dụng cho các đường dây 110kV trong khu vực có cùng loại dây dẫn và vùng áp lực gió tương đương, được hiệu chỉnh cho phù hợp với các đặc tính riêng của đường dây này để phục vụ bước lập Thiết kế cơ sở.

7.2.

TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT

7.2.1.

Lựa chọn theo yêu cầu công nghệ Sơ đồ cột được tính toán lựa chọn theo các tiêu chí sau:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 70

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

7.2.1.1.

TKCS



Đảm bảo khoảng cách pha-pha



Đảm bảo khoảng cách pha-đất tại cột



Đảm bảo khoảng cách giữa 2 mạch liền kề tại cột



Đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn và phụ kiện mắc dây dẫn đến phần được nối đất



Đảm bảo khoảng cách dây dẫn-dây chống sét



Góc bảo vệ chống sét



Góc lệch chuỗi sứ chuỗi sứ cho phép.

Khoảng cách pha - pha trên cột Khoảng cách giữa các dây dẫn bố trí trong mặt phẳng ngang theo điều kiện làm việc của dây trong khoảng cột không được nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau: D

U  0,65 f   110

Trong đó: D: khoảng cách pha (m) U: điện áp danh định (kV) f: độ võng tính toán lớn nhất (m) : chiều dài chuỗi cách điện (m) Khi bố trí dây dẫn theo theo mặt phẳng thẳng đứng, thì khoảng cách đó xác định theo công thức: D

U  0,42 f 110

Khi dây dẫn bố trí không cùng trên một mặt phẳng: D

U U  0,65 f   khi chênh lệch độ cao treo dây h 110 110

và D  7.2.1.2.

U  0,43 f 110

khi chênh lệch độ cao treo dây h

U 110

Khoảng cách pha-đất tại cột Theo quy phạm trang bị điện 11 TCN 19-2006 phải đảm bảo các khoảng cách an toàn theo bảng sau:

Bảng: Khoảng cách cách điện nhỏ nhất tại cột giữa phần mang điện và phần được nối đất của đường dây

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 71

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Điều kiện tính toán khi lựa chọn khoảng cách cách điện

Khoảng cách cách điện nhỏ nhất (cm) tại cột theo điện áp của ĐDK (110kV)

a. Khi quá điện áp khí quyển:

100

b. Khi quá điện áp nội bộ:

80

c. Khi điện áp làm việc lớn nhất:

25

7.2.1.3.

Khoảng cách giữa 2 mạch liền kề tại cột Theo quy phạm trang bị điện 11 TCN 19-2006 khoảng cách giữa 2 mạch liền kề tại cột phải đảm bảo các khoảng cách không được nhỏ hơn: 4,0m

7.2.1.4.

Khoảng cách từ dây dẫn và phụ kiện mắc dây dẫn đến phần được nối đất Đối với ĐDK cần sửa chữa khi có điện, để đảm bảo an toàn cho người trèo lên cột, khoảng cách từ dây dẫn và phụ kiện mắc dây dẫn đến phần được nối đất của ĐDK khi dây dẫn không chao lệch không được nhỏ hơn: 1,5m

7.2.1.5.

Khoảng cách giữa dây dẫn và dây chống sét Khoảng cách thẳng đứng giữa dây chống sét và dây dẫn ở giữa khoảng cột của ĐDK, không tính đến sự chao lệch của dây do gió tác động, theo điều kiện bảo vệ khi quá điện áp khí quyển không nhỏ hơn trị số trong bảng sau:

7.2.1.6.

Chiều dài khoảng cột

Khoảng cách

Chiều dài khoảng cột

Khoảng cách

(m)

(m)

(m)

(m)

100

2,0

700

11,5

150

3,2

800

13,0

200

4,0

900

14,5

300

5,5

1000

16,0

400

7,0

1200

18,0

500

8,5

1500

21,0

600

10,0

-

-

Góc bảo vệ chống sét Góc bảo vệ đối với dây ngoài cùng 0o.

7.2.1.7.

Góc lệch chuỗi sứ Góc lệch  của chuỗi cách điện treo thẳng (so với chiều thẳng đứng) khi có gió tác động được tính theo công thức:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 72

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

KP2

tg = G  0,5G d c Trong đó: K: hệ số tính đến động lực dao động của dây dẫn. Trị số K lấy tương ứng với áp lực gió theo bảng sau: q (daN/m)

K

40

1

45

0,95

55

0,90

65

0,85

80

0,80

 100

0,75

Các trị số trung gian lấy theo cách nội suy. P2 - Áp lực gió tác động vào dây dẫn có xét đến hợp lực ngang của lực căng dây trong trường hợp đỡ góc, daN/m2 Gd - Tải trọng do trọng lượng dây dẫn tác động vào chuỗi cách điện, daN. Gc - Trọng lượng của chuỗi cách điện, daN. 7.2.2.

Lựa chọn hình dạng, kết cấu cột

7.2.2.1.

Sơ đồ cột đỡ

1)

Chiều dài xà dây dẫn (A1) Tùy theo bề rộng thân cột (a), chọn A1 như sau: Xà trên cùng 2,5m; xà giữa 2,5m; xà dưới cùng 2,5m

2)

Khoảng cách giữa các tầng xà dây dẫn (B1) Khoảng cách giữa các tầng xà dây dẫn: 4m.

3)

Khoảng cách giữa xà dây dẫn và xà dây chống sét (C1): Khoảng cách giữa các tầng xà dây dẫn và tầng xà dây chống sét 3,0m.

4)

Thiết kế chiều dài xà mắc dây chống sét (D1): Chiều dài xà chống sét 2,5m với góc bảo vệ 00. Cột được chế tạo bằng thép hình, mạ kẽm nhúng nóng, liên kết giữa các thanh bằng bu lông. Chi tiết xem Phụ lục tính toán lựa chọn sơ đồ cột và khoảng cách cách điện an toàn trên cột – Tập 2.3.3: Phụ lục tính toán phần đường dây đấu nối.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 73

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Hình dạng và các kích thước cơ bản, khối lượng từng loại cột xem bản vẽ “Sơ đồ toàn thể các loại cột trên tuyến” thuộc Tập 2.3.2: Các bản vẽ phần đường dây 110kV đấu nối. 7.2.2.2.

Sơ đồ cột néo

1)

Chiều dài xà dây dẫn (A2) và khoảng cách giữa các tầng xà dây dẫn (B2) Kết quả tính chọn được chiều dài xà dây dẫn A2 = 3,5m; khoảng cách giữa các tầng xà dây dẫn B2 = 4,0m.

2)

Khoảng cách giữa xà dây dẫn và xà dây chống sét (C2) Kết quả chọn C2 = 4,5m. Cột được chế tạo bằng thép hình, mạ kẽm nhúng nóng, liên kết giữa các thanh bằng bu lông. Chi tiết xem Phụ lục tính toán lựa chọn sơ đồ cột và khoảng cách cách điện an toàn trên cột – Tập 4.3: Phụ lục tính toán phần đường dây đấu nối. Hình dạng và các kích thước cơ bản, khối lượng từng loại cột xem bản vẽ “Sơ đồ toàn thể các loại cột trên tuyến” thuộc Tập 2.3: Các bản vẽ phần đường dây đấu nối.

7.2.3.

Tiêu chuẩn tính toán cột thép 

Quy chuẩn QCVN 02-2009/BXD về điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;



Quy chuẩn QCVN 03-2012/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;



Quy chuẩn QCVN QTĐ-7:2009/BCT về kỹ thuật điện (Tập 7: thi công các công trình điện);



Quy phạm trang bị điện phần II – Hệ thống đường dây dẫn điện 11TCN19-2006;



Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động;



TCXD 229:1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995;



Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575:2012 về kết cấu thép;



Bu lông đai ốc theo TCVN 1889-76; TCVN 1897-76 đối với bu lông  16mm);



Giới hạn bền:

fu = 540 N/mm2;



Giới hạn chảy tính toán (  16mm): f=fy/γM = 400/1,1 = 363,63 N/mm2.

Chọn f = 360 N/mm2. 

Giới hạn chảy tính toán: f=fy/γM = 390/1,1 = 354,55 N/mm2.

Chọn f =350 N/mm2. Trong các công thức trên γM: hệ số điều kiện làm việc của vật liệu. (Với thép cường độ thường: γM = 1,05; với thép cường độ cao: γM = 1,1). 3)

4)

Kích thước của thép góc 

Tiết diện nhỏ nhất thanh giằng phụ: L45x4;



Tiết diện nhỏ nhất thanh chính: L80x80x6;



Chiều rộng tối đa của thanh chính bằng 16 lần bề dày của nó.

Các thông số kỹ thuật của bulông 

Tất cả các bu lông liên kết dùng loại có cấp bền 5.6 có cường độ tính toán chịu kéo ftb = 210 N/mm2 và chịu cắt fvb =190 N/mm2.



Bu lông neo móng dùng thépSS400 hoặc CT38 với cường độ tính toán chịu kéo fba =150 N/mm2.

Khả năng chịu lực của mỗi bulông tính theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5575-2012: 7.2.4.2.

Liên kết hàn Các đường hàn cấu tạo theo TCVN 1691-75, que hàn E43 theo TCVN 32232000 hoặc loại có đặc tính kỹ thuật tương đương.

7.2.4.3.

Mạ kẽm

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 75

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Tất cả các chi tiết thép sau khi gia công phải được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn 18TCN 04-92 hoặc tương đương. 7.2.5.

Tính toán cột thép Chi tiết về phương pháp tính và kết quả tính toán gió vào cột, kiểm tra các thanh của các chủng loại cột được thể hiện trong “Tập 2.3.3: Phụ lục tính toán phần đường dây 110kV đấu nối”.

7.2.6.

Giải pháp liên kết cột với móng Cột và móng được liên kết với nhau bằng bu lông neo. Bu lông neo được neo vào trụ móng khi đúc móng. Thép chế tạo bu lông dùng thép mác CT_38 (TCVN 1765-75), SS400 hoặc tương đương.

7.3.

TÍNH TOÁN CHỌN LIÊN KẾT CỘT VỚI MÓNG Tính toán chọn bu lông neo liên kết cột với móng: Tính tiết diện bu lông neo cột với móng 

Tiết diện một bu lông neo: Abl 

tt max N nh Qtt max  . f tb .nbn .0,85. f vb .nbn

Trong đó:  nbl: Số bu lông neo cột với móng trong một trụ.  Nnhttmax: Lực nhổ tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn nhất - (kG).  Qttmax: Lực cắt tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn nhất – (kG).  fvb, ftb: Cường độ tính toán chịu cắt, chịu kéo của bu lông neo móng (kG/cm2).  Abn: Diện tích tiết diện thực của thân một bu lông neo – (cm2). Abn 

 4

(D 

0,974 2 ) . n



Với n: số ren/inch của một bu lông neo.



D: Đường kính danh định bu lông neo (cm).



μ: Hệ số ma sát được lấy như sau: μ=0,9 Cho bu lông neo khi mặt phẳng tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trong mặt trụ bê tông móng.



μ=0,7 Cho bu lông neo khi mặt phẳng tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trên bề mặt trụ bê tông móng.



μ= 0,55 Cho bu lông neo khi phẳng mặt tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trên bề mặt lớp vữa xi măng trụ móng (không phải là bê tông cốt thép móng).

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 76

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Chi tiết về phương pháp tính và kết quả tính toán được thể hiện trong “Tập 2.3.3: Phụ lục tính toán phần đường dây đấu nối”.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 77

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 8 8.1.

TKCS

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG

CỞ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ Đặc điểm địa hình địa mạo, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa tầng của công trình xem trong tập Báo cáo khảo sát của dự án; Tổ hợp lực tác dụng của cột xuống móng.

8.2.

LỰA CHỌN DẠNG KẾT CẤU MÓNG Để công trình làm việc ổn định trong mọi điều kiện về thời tiết, địa chất, thủy văn, việc chọn lựa dạng kết cấu móng phù hợp cho công trình là rất quan trọng. Đường dây 110kV đấu nối nhà máy thuộc khu vực miền tây Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng. Với địa chất yếu, chủ yếu là bùn sét, do đó kết cấu móng phù hợp với giải pháp sử dụng móng bản. Thiết kế các cổ móng theo tần suất lũ P2% của khu vực tuyến đường dây đi qua, nhằm bảo vệ chân cột thép tránh bị ngập nước, nước mặn xâm nhập và ăn mòn. Hình dạng và các kích thước cơ bản, khối lượng từng loại móng xem bản vẽ “Sơ đồ toàn thể các loại móng trên tuyến” thuộc Tập 2.3.2 Các bản vẽ phần đường dây đấu nối.

8.3.

VẬT LIỆU LÀM MÓNG 

Bê tông lót móng cấp độ bền B7,5 (M100) đá 4x6.



Bê tông đúc móng cấp độ bền B22.5 (M300) đá 2x4, hoặc đá 1x2 phù hợp với TCVN 9246:2012 Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.



Cốt thép đúc móng dùng loại CB240-T (AI); CB400-V (AIII) theo tiêu chuẩn TCVN 1651:2018 hoặc tương đương (theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2018)

8.4.

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỘT ĐƯỜNG DÂY

8.4.1.

Các Qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành áp dụng 

Quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD về điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.



Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 7: “Thi công các công trình điện” ký hiệu QCVN QTĐ-7: 2009/BCT được Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số: 40/2009/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2009.



Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995.



11 TCN-19-2006: Quy phạm trang bị điện – Phần II – Hệ thống đường dẫn điện của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương).



TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;



TCVN 1651:2018: Cốt thép bê tông cán nóng;

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 78

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

8.4.2.

TKCS



TCVN 5574-2018: Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;



TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu;



TCVN 9246:2012 Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.

Tính toán móng Chi tiết về phương pháp móng và kết quả tính toán lựa chọn móng được thể hiện trong “Tập 2.3.3: Phụ lục tính toán phần đường dây đấu nối”

8.5.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÓNG Khu vực dự án nằm ven biển, nước nhiễm mặn và có tính ăn mòn bê tông yếu. Đề án lựa chọn cấp bền bê tông B22.5 (M300), sử dụng xi măng bền sulfat và kết hợp với chiều dày lớp bê tông bảo vệ 7.5cm, phù hợp với TCVN 9246:2012 - Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển. Ngoài ra không áp dụng các biện pháp bảo vệ nào khác.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 79

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Chương 9 9.1.

TKCS

TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

CƠ SỞ LẬP TỔ CHỨC XÂY DỰNG Thiết kế tổ chức xây dựng hạng mục “Đường dây 110kV đấu nối” được lập dựa trên các cơ sở sau: 

Báo cáo khảo sát hạng mục Đường dây 110kV đấu nối do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 5 lập.



Các phần khác của hồ sơ BCNCKT hạng mục đường dây 110kV đấu nối do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 5 lập.



Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt Đường dây tải điện và lắp đặt Trạm biến áp (Công bố kèm theo Quyết định số 4970/QĐ-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).



Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng (Công bố kèm theo văn bản số: 1776/BXD-VP ngày 16-8-2007 của Bộ Xây Dựng).



Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công TCVN 4252:2012 của Bộ Xây Dựng.



Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 7: “Thi công các công trình điện” ký hiệu QCVN QTĐ-7: 2009/BCT được Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số: 40/2009/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2009.



Tiêu chuẩn tạm thời tính kho bãi lán trại tạm TCXD 50/72 của UBXDCBNN.



Tiêu chuẩn TCVN 9361-2012 “Công tác nền móng: Thi công và nghiệm thu”



Tiêu chuẩn TCVN 4447-2012 “Công tác đất - Thi công và nghiệm thu”.



Tiêu chuẩn TCVN 4506-2012 “Nước trộn bêtông và vữa - yêu cầu kỹ thuật”



Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 “Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu”



TCXD VN 305:2004 “Bê tông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu”



Tiêu chuẩn TCVN 8828:2012 “Bêtông _Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.



Quy chuẩn QCVN 02-2009/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng



Quy chuẩn QCVN 03-2009/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.



Quy phạm thi công công trình điện và các quy trình, quy phạm hiện hành khác có liên quan…



Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 80

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS



Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về việc quy định về giá đất.



Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.



Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 Quy định một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.



Đặc điểm địa hình thực tế của đường dây 110kV đấu nối.

9.2.

TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG

9.2.1.

Tổ chức công trường Dựa vào chiều dài, các đặc điểm về địa hình và mặt bằng giao thông cũng như khối lượng xây lắp chính của công trình, dự kiến bố trí 1 cung đoạn thi công, vị trí đặt bãi dự kiến tại khu vực gần vị trí G10 (trên trục đường giao thông chính) thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại cung đoạn thi công đặt Ban chỉ huy công trường và kho bãi tiếp nhận vật tư, vật liệu, kho bãi lán trại tạm. Kho bãi cần lựa chọn đặt tại các vị trí thuận lợi giao thông cũng như công tác quản lý vật tư (địa điểm trên là tham khảo), khi triển khai thực hiện đơn vị xây lắp tự khảo sát vị trí đặt kho bãi để phù hợp với công đoạn mình phụ trách.

9.2.2.

Kho bãi lán trại tạm

1)

Kho bãi: Hệ thống kho bãi gồm: kho kín, kho hở và bãi, trong đó: 

Kho kín: dùng để chứa xi măng, phụ kiện điện. Kết cấu kho được làm bằng tranh, tre, nền được tôn cao, lát gạch chống ẩm ướt, hoặc lát gỗ.



Kho hở: dùng để chứa tiếp địa, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cũng là nơi dùng để chứa và gia công cốt thép móng…Kết cấu kho được làm bằng tranh, tre, nứa, lá, nền được san phẳng.



Bãi: để tập kết ván khuôn, cột thép, đá dăm, đá hộc, cát sỏi các loại… bãi tập kết được rào tre, nứa để bảo vệ, xung quanh làm rãnh để thoát nước.

Riêng đá dăm và cát vận chuyển từ nguồn cung cấp tới thẳng các điểm tập kết vật liệu dọc tuyến trong từng đoạn thi công. Diện tích kho bãi được tính toán căn cứ vào khối lượng công việc, tiến độ thi công và theo tiêu chuẩn TCXD 50/72 “Tiêu chuẩn tạm thời để tính diện tích kho” của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước. Công thức tính như sau: S

Q.a.m.k T .q.B

Trong đó: 

Q: Lượng vật liệu trong thời gian thi công.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 81

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

2)

TKCS



a: Hệ số cung ứng không đều phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển.



T: Thời gian thi công (ngày).



m (ngày): Thời gian dự trữ vật liệu (thời gian quay vòng).



k: Hệ số sử dụng vật liệu không đồng đều.



q: Định mức xếp kho (tra bảng).



B: hệ số diện tích sử dụng.

Lán trại: Để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho cán bộ và công nhân thi công trên công trường nhất thiết phải có chỗ ăn ở, nhà làm việc. Do công trình thi công chạy dài qua nhiều vùng dân cư, mặt khác thời gian thi công cho một vị trí không lâu, nên ngoài việc làm lán trại tạm có thể thuê nhà dân cho cán bộ công nhân ở. Kết cấu lán trại làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Chi phí được khoán như quy định trong thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010.

9.2.3.

Đường tạm thi công Để vận chuyển vật liệu đến vị trí thi công ngoài việc sử dụng một số đường liên thôn, liên xã cần phải sửa đường cũ và ủi đường mới để phục vụ thi công cho các vị trí xa, không có đường vào với bề rộng đường ủi mới rộng trung bình 4,0m (đường 1 chiều). Trường hợp xe tải vào tuyến có tải trọng lớn (trên 12 Tấn), đơn vị xây lắp cần có tính toán thiết kế trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi vận chuyển vật tư. Tuyến đường dây giao chéo rất nhiều kênh, mương nước vì vậy việc vận chuyển thi công thường bị gián đoạn, đơn vị xây lắp cần lưu ý tổ chức công trường cho phù hợp với phương thức vận chuyển từng cung đoạn. Ngoài các vị trí có cung đường thi công thuận lợi (có thể vận chuyển vật tư vào mùa mưa) thì 1 số cung đoạn cần tổ chức thi công vào mùa nắng để tránh vận chuyển qua kênh mương cắt ngang vì vậy đơn vị thi công cần sắp xếp thứ tự thi công cho phù hợp với tính hình thực tế tại cung đoạn mình làm. Lưu ý: Nhà thầu xây lắp khi thực hiện các công tác làm đường mới, sửa đường cũ cần phải liên hệ và được sự cho phép của các bên liên quan, lập biện pháp thi công cụ thể trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Khối lượng đường tạm chỉ là dự kiến và được nghiệm thu theo thực tế thi công.

9.2.4.

Công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn

1)

Phát quang hành lang tuyến: Một số đoạn tuyến đi qua vùng trồng cây ăn quả có ảnh hưởng đến khoảng cách an toàn của tuyến đường dây đều phải chặt cây, phát tuyến trung bình 15,0m.

2)

Di chuyển đền bù nhà cửa và các công trình khác:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 82

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Việc giải phóng hành lang tuyến và di chuyển đền bù theo nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về án toàn điện; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ về quy định về giá đất. Chi tiết xem phụ lục chi phí đền bù trong dự toán. Ghi chú:

3)



Khối lượng đền bù lúa, hoa màu, ... chỉ tính cho thiệt hại trong giai đoạn kéo dây (gồm 2 vệt kéo dây, mỗi vệt rộng 2m).



Đền bù đất đai chỉ tính cho các vị trí móng cột chiếm đất vĩnh viễn không tính cho hành lang toàn tuyến.



Phần diện tích chiếm đất tạm thời : do đổ đất tạm thi công, bãi TKVL, bãi dựng cột, bãi ra dây trên những khu vực đất trồng hoa màu, cây công nghiệp...của người dân.



Đào gốc cây chỉ tính trong phạm vi của hố móng khi đào



Những công trình khác như đường dây thông tin, điện lực phải di dời các bên A, B cần làm việc cụ thể với các cơ quan chủ quản lập kế hoạch, bảo đảm tiến độ.

Rà phá bom mìn vật nổ: Trên tuyến phải được rà phá bom mìn vật nổ nhằm bảo đảm an toàn cho công nhân xây dựng và cho công trình. Bom mìn được rà phá trong phạm vi đào đúc móng; diện tích đất mượn thi công (kho, bãi tập trung, bãi TKVL, bãi ra dây, bãi thải đất tạm khi đào móng...), diện tích đường tạm thi công ủi mới…

9.2.5.

Điện nước thi công

1)

Điện thi công: Điện thi công có thể sử dụng nguồn điện của địa phương, những nơi không có điện thì dùng máy phát riêng để cung cấp cho các điểm gia công tập trung trên tuyến. Chi phí điện thi công đã được tính trong đơn giá chi phí máy thi công.

2)

Nước thi công: Nước thi công lấy trên tuyến và được vận chuyển thủ công vào vị trí móng như các loại vật liệu khác. Có thể sử dụng nước mặt nếu nước đảm bảo theo yêu cầu cho thi công. Nước dùng cho sinh hoạt có thể dùng nguồn nước sẵn có tại địa phương, những điểm đặt lán trại tạm không có nguồn nước có thể đào giếng để sử dụng.

9.3.

CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN 

Cát, đá, sỏi, ván khuôn mua tại địa phương tuyến đi qua.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 83

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

9.3.1.

TKCS



Xi măng, sắt thép mua tại địa phương các tỉnh mà tuyến đường dây đi qua.



Cột thép, cáp quang, dây sứ phụ kiện lấy tại ban A hoặc tùy theo yêu cầu cụ thể của phạm vi nhà thầu.

Vận chuyển đường dài Cột, dây, cáp quang, cách điện, phụ kiện được vận chuyển từ các nguồn cung cấp trong và ngoài nước. Cự ly vận chuyển tạm tính 110km. Số trạm thu phí: 02. Những loại vật liệu đã tính theo giá đến hiện trường xây lắp thì không tính chi phí vận chuyển đường dài.

9.3.2.

Vận chuyển trung chuyển dọc tuyến Đối với vật tư A cấp như: cột thép, dây các loại cách điện, phụ kiện …phải vận chuyển trung chuyển từ Ban chỉ huy đội đến tuyến (trước khi vận chuyển thủ công vào vị trí thi công). Cự ly vận chuyển cho toàn tuyến bình quân thể hiện “Bảng tổng hợp các cự ly vận chuyển”. Trong đó có một số đường (do địa phương quản lý) phải nộp lệ phí chi địa phương tạm đưa vào dự toán, sau này căn cứ thực tế nghiệm thu thanh toán.

9.3.3.

Vận chuyển đường ngắn Do đặc điểm tuyến đường dây đi qua địa hình chủ yếu đồi núi đi lại khó khăn. Công tác vận chuyển vật tư từ các điểm tập kết vật liệu vào các vị trí cột trên tuyến bằng thủ công hoặc bán thủ công. Tùy theo điều kiện địa hình và khoảng cách mà chọn phương án vận chuyển dọc hoặc ngang tuyến cho thuận lợi. Cự li vận chuyển thủ công bình quân toàn tuyến cho từng vị trí cột được áp dụng như quyết định số: 7606/BCT-NL ngày 05/08/2009 của Bộ Công Thương. Cự li vận chuyển thủ công tính theo công thức bình quân gia quyền theo khối lượng bê tông móng của từng vị trí theo công thức sau: n

L

tc

* Qi * K i

i



Cự ly vận chuyển thủ công bình quân toàn tuyến:

i 1

Ltc 

Q

i

n

cg

 L *Q  Q i



Cự ly vận chuyển cơ giới bình quân toàn tuyến: Lcg

i

i 1

i

n

tc

 L *Q  Q i



Cự ly vận chuyển thủ công bình quân thực tế:

Ltt

i

i 1

i

Hệ số khó khăn của vận chuyển thủ công bình quần toàn tuyến:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 84

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS n

L

i

K bq 

tc

* Qi * K i

i 1

Q

i

* Li

tc

Trong đó: 

Ki là hệ số khó khăn theo định mức cho vị trí móng thứ i (m).



Litc là cự li vận chuyển thủ công thực tế đến vị trí móng thứ i (m).



Qi khối lượng bê tông vị trí móng thứ i (m3).



n là tổng số vị trí móng trên toàn tuyến đường dây.

Thay các số liệu vào được kết quả như sau: Bảng tổng hợp các cự ly vận chuyển (m) : Chiều dài các cự ly vận chuyển Toàn tuyến

Đường ngắn, đường dài (Lđd) và trung chuyển (Ltchy) Ltc(m)

Lcg(m)

Ltt(m)

hệ số K

Ltchy(m)

Lđd(km)

2

0

2

1

6.400

110

Ghi chú: cự ly này được tính toán trên cơ sở khảo sát sơ bộ, sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn lập TKKT. 9.4.

CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG CHÍNH

9.4.1.

Biện pháp chung Do đặc điểm của tuyến đường dây trải dài và nằm trên nhiều địa hình khác nhau điều kiện thi công khó khăn và phức tạp vì vậy chọn biện pháp thi công chính bằng cơ giới kết hợp thủ công.

9.4.2.

Thi công móng

1)

San gạt mặt bằng móng Trên đoạn tuyến có nhiều đoạn đi qua có nhiều địa hình khác nhau, cần san gạt, dọn dẹp mặt bằng trước khi đào móng.

2)

Công tác đào móng: Công tác đào lấp và đắp đất phải tuân thủ theo quy phạm hiện hành. Độ mở taluy tùy thuộc vào cấp đất đá và độ sâu của móng như định mức dự toán xây dựng chuyên nghành xây lắp đường dây tải điện theo quyết định số: 4970/QĐBCT ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trên toàn tuyến sử dụng chủ yếu móng bản, công tác đào hố móng bằng cơ giới kết hợp thủ công. Các vị trí có đường cho xe máy vào có thể đào bằng máy, song phải đảm bảo không phá vỡ nền móng tự nhiên. Các vị trí móng cột nằm ở vùng ngập nước cần bố trí thời gian thi công vào mùa khô để giảm thiểu các khối lượng phát sinh Đối các vị trí mở móng gặp cát đùn cát chảy cần có biện pháp để chống sạt lở.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 85

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

3)

TKCS

Công tác đắp đất hố móng: Đắp hố móng bằng máy đầm cóc kết hợp đầm thủ công, có thể đổ trong phạm vi móng (trường hợp bằng phẳng) nhưng không được cao hơn chiều cao cổ móng.

4)

Công tác bê tông cốt thép: Cốt thép, ván khuôn được gia công tại xưởng sau đó được vận chuyển ra vị trí. Cốt thép phải sạch buộc đúng thiết kế, quá trình vận chuyển tránh sô lệch, ván khuôn phải khít, cốt thép không được dính dầu mỡ, han rỉ … Chuẩn bị đầy đủ vật liệu phương tiện đầy đủ để tiến hành đổ bê tông được liên tục.

5)

Mặt bằng tập kết vật liệu: Các vị trí nằm ở địa hình sườn dốc hoặc các vị trí nằm nơi bùn nước phải san, đắp đất để tạo mặt bằng tập kết vật liệu.

6)

Mặt bằng thi công: Để thi công đúc móng, dựng cột, căng dây cần thiết san tạo mặt bằng thi công cụ thể như sau:

7)



Thi công móng dựng cột: 100m2 x 1 vị trí



Bãi ra dây, kéo dây: 200m2 /1 bãi / 2 khoảng néo.

Xây kè bảo vệ móng: Kè móng được xây để chống xói lở đất trên móng khi mưa bão, bảo đảm cho cột móng làm việc an toàn. Tại các vị trí bị ngập nước hoặc sình lầy sẽ được xây kè bao quanh phạm vi móng nhằm đảm bảo sự làm việc ổn định của mái đất.

9.4.3.

Thi công lắp dựng cột Lắp dựng cột bằng phương pháp dựng trụ leo (vừa lắp vừa dựng từng thanh). Khi lắp dựng cột cần chú ý công tác an toàn, các thanh thép khi cẩu cần có hệ thống neo giữ và ràng buộc chắc chắn. Nghiêm cấm người đứng dưới đất và theo phương thẳng đứng khi tiến hành cẩu các cấu kiện rời lên để lắp ráp. Đào hố thế dựng cột cho 1 vị trí cột là: 

Đối với địa hình khô: 10 m3/ cột.



Đối với địa hình nước: 20 m3/ cột.

Chú ý: đào hố thế đã được tính chung trong đơn giá công tác lắp dựng cột 9.4.4.

Lắp cách điện phụ kiện, kéo dây lấy độ võng

9.4.4.1.

Công tác lắp phụ kiện cách điện: Việc lắp phụ kiện cách điện bằng thủ công, chuỗi cách điện có thể tổ hợp ở dưới đất sau đó dùng ròng rọc hoặc tời kéo lên.

9.4.4.2.

Công tác rải căng dây:

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 86

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

TKCS

Công tác kéo rãi căng dây dùng chủ yếu là biện pháp thủ công kết hợp máy rải căng dây và máy tời. Các cuộn dây được vận chuyển đến vị trí cột và đặt lên các giá đỡ sau đó đặt cáp mồi bằng thủ công, dùng máy kéo căng dây tại các khoảng néo. Yêu cầu dây trong cùng một pha phải có độ võng như nhau. Khi căng dây cần néo cột chắc chắn, khi căng đạt độ võng cần bảo đảm không làm thay đổi hình dạng cột. Khi căng dây cần căng dây đối xứng của từng pha mới tiến hành căng dây đối với các pha tiếp theo. Các đoạn vượt đường giao thông, vượt các công trình là đường dây thông tin, đường dây điện lực đơn vị thi công cần phải liên hệ với các đơn vị quản lý của công trình đó để có kế hoạch giám sát hoặc lên kế hoạch dự phòng trường hợp sự cố xảy ra. Trước khi tiến hành công tác kéo dây, mọi công tác xây dựng của 2 vị trí vượt phải được hoàn thành và nghiệm thu theo qui định, các cột vượt phải được neo giữ chắc chắn. Các công tác chuẩn bị liên quan phải được hoàn tất nhằm hạn chế các thiệt hại trong quá trình kéo dây. Dàn giáo vượt các công trình trên phải an toàn, đối với các trường hợp vượt các đường dây điện phải có hệ thống nối đất hiệu quả. Khi tiến hành công tác hạ dây từ ròng rọc xuống để bắt vào các máng của chuỗi sứ cần tiến hành cẩn thận tránh bị tuột dây kéo bu li. Các đoạn vượt sông, kênh rạch, hồ chứa… khi thực hiện kéo dây nên tiến hành vào mùa khô. Để kéo dây vượt sông cần liên hệ trước với đơn vị quản lý nhằm thống nhất biện pháp thi công, biện pháp cảnh giới, tiến độ thi công và thông báo rộng rãi cho mọi tàu thuyền biết trước khi triển khai thi công. Bố trí đủ nhân lực và phương tiện thi công nhanh nhất nhằm giải phóng luồng cho các tàu bè đi lại. Đơn vị thi công sẽ hợp đồng với các cơ quan có chức năng quản lý đường sông và đừơng bộ thực hiện công tác cảnh giới. Trình tự tiến hành qua các bước sau: 

Rải cáp mồi qua sông.



Nối cáp mồi với dây cần kéo, kéo dây cần kéo thông qua cáp mồi bằng máy kéo dây. Khi kéo, dây được giữ không cho chạm nước bằng máy thắng.



Thứ tự kéo: Dây chống sét, dây cáp quang, dây dẫn điện theo thứ tự từ trên xuống. Sau khi kéo xong, tiến hành lắp ráp phụ kiện ở 1 đầu dây và lắp lên trụ néo hãm.



Căng dây, ngắm độ võng. Độ võng được kiểm tra bằng máy ngắm.



Tiến hành các thao tác đo, lấy dấu, cắt dây, nối ép khóa néo, lắp ráp phụ kiện và đưa dây lên lắp vào trụ néo hãm đối diện.



Sang dây, lắp khoá đỡ dây, tạ chống rung…

Đào hố thế kéo dây cho 1 khoảng néo là: 20 m3/ khoảng néo.

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 87

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

TKCS

Trang - 88

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh Hạng mục: Đường dây 110kV đấu nối

Phần 2

TKCS

LIỆT KÊ THIẾT BỊ, CẤU KIỆN VÀ VẬT LIỆU

BẢNG 1: TỔNG KÊ ĐƯỜNG DÂY 110kV BA TRI – NMĐG BẢO THẠNH BẢNG 2: LIỆT KÊ THIẾT BỊ - VẬT LIỆU PHẦN ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY BẢNG 3: LIỆT KÊ CẤU KIỆN, VẬT LIỆU PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY BẢNG 4: LIỆT KÊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ VẬT LIỆU ĐIỆN CÁP NGẦM 110kV BẢNG 5: LIỆT KÊ CÁC HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH ĐIỆN

Tập 2.3.1: Thuyết minh phần đường dây đấu nối 110kV

Trang - 89

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

TKCS

Bảng 1/Table 1 ĐƯỜNG DÂY 110kV BA TRI - NMDG BẢO THẠNH/ 110kV TRANMISSION LINE OF BA TRI - BAO THANH WIND POWER PLANT

GHI CHÚ/ NOTE

Hộp nối cáp quang/ Optical fibre joint box

Bộ giá đỡ cuộn cáp quang trên cột/ Support of optical fibre wire on tower

Kẹp cáp quamg trên cột/ Downlead clamp on tower

NCQ.120

ĐCQ.70

Tạ chống rung/ Vibration damper

PHỤ KIỆN DÂY CÁP QUANG OPGW 50/ ACCESSIONRY OF OPTICAL FIBRE WIRE OPGW 50

NCS.120

ĐCS.70

Tạ chống rung/ Vibration damper

PHỤ KIỆN DCS TK50/ ACCESSIONRY OF WIRING STEEL TK50

ĐLD.1x70P

Bulông móng

NDD.2x120P

Loại móng

NDD.1x120P

MÓNG

ĐDD.1x70P

PHỤ KIỆN DÂY DẪN ACKP 240/32/ ACCESSIONRY OF CONDUCTOR ACKP 240/32 Tạ chống rung/ Vibration damper

TĐ4x30-24

TĐ2x10-2

Góc lái/ Steering angle

(m) Khoảng néo

Loại cột / Tower type

(m) Khoảng cột/ (m) Pole span

STT/ ITEM

(m) Cộng dồn/ (m) Accrual

KHOẢNG CÁCH/ DISTANCE

CỘT/ TOWER

Tên cột/ Tower name

TIẾP ĐỊA/ EARTHING SYSTEM

TC/ Bus TC TBA 110kV bar Ba Tri 0 1

NC132-48

Néo cuối

DD

0

0

1

MB11.1-18.0x19.6

16BLN-64

125

2

N132-43(30)

Néo góc

G1-T.09°07'25"

N132-43(90)

Néo góc

125

G2-P.77°32'58"

125

1

MB11.1-17.4x19.0

N112-40(60)

Néo góc

G3-P.35°41'18"

262

1

MB11.1-20.2x20.2

N112-32(30)

Néo góc

348

1

MB11.0-17.2x18.8

D112-34

185

1

MB8.6-14.2x15.8

N112-32(60)

Néo góc

1

MB3.6-7.4x9.0

1,661

741

1

MB8.6-14.8x16.4

D112-26

Đỡ thẳng

2,016

1

MB2.8-6.6x8.2

350 9

Bảng 1

D112-30

Đỡ thẳng

2,366

1

MB3.2-7.0x8.6

16BLN-42

1 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

4

4

2

2

1

1

1

1 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 1

31

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

4

2 3

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây hạ thế/ Cross LV overhead transmission line

2

4

6

2

1

3

16BLN-42

- Giao chéo đường dây 110kV/ Cross 110kV overhead transmission line

2

4

12

2 2

4

3

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

16BLN-48

2 2

4

12

- Khoảng cách an toàn 15m/ Safe distance 15m; - Giao chéo nhà dân

2

2 6

16BLN-42

355 8

3

2 2

6

6

1,245

G5-P.44°53'35"

3

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây hạ thế/ Cross LV overhead transmission line

2

2

16BLN-42

416 7

3

6 920

Đỡ thẳng

3

16BLN-48

325

6

4

6 735

G4-P.19°22'53"

3

2

2

2

16BLN-64

185 5

3 6

387

4

2

16BLN-56

348 4

6

6

262 3

6

1

Trang/ Page - 1

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

378 10

D112-30

Đỡ thẳng

12 2,744

1

MB3.2-7.0x8.6

N112-32(30)

Néo góc

G6-T.14°26'00"

1,406

1

MB8.6-14.2x15.8

12

D112-30

Đỡ thẳng

6

3,358

1

MB3.2-7.0x8.6

D112-26

Đỡ thẳng

3,708

1

MB2.8-6.6x8.2

345 14

D112-30

Đỡ thẳng

4,053

1

MB3.2-7.0x8.6

330 15

D112-26

Đỡ thẳng

6 4,383

1

MB2.8-6.6x8.2

16

D112-30

Đỡ thẳng

6 4,733

1

MB3.2-7.0x8.6

350 17

D112-26

Đỡ thẳng

5,083

1

MB2.8-6.6x8.2

315 18

D112-26

Đỡ thẳng

5,398

1

MB2.8-6.6x8.2

338 19

D112-26

Đỡ thẳng

5,736 310

Bảng 1

1

MB2.8-6.6x8.2

6

Hộp nối cáp quang/ Optical fibre joint box

Bộ giá đỡ cuộn cáp quang trên cột/ Support of optical fibre wire on tower

NCQ.120

ĐCQ.70

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

1 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 1

2

Kẹp cáp quamg trên cột/ Downlead clamp on tower

Tạ chống rung/ Vibration damper

NCS.120

ĐCS.70

Tạ chống rung/ Vibration damper

1

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6

1

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6

1

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây 22kV/ Cross 22kV distribution line

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; 1

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

1

1

1

3

16BLN-42

350

1

3

16BLN-42

1

1 2

2

31

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây hạ thế/ Cross LV overhead transmission line

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây hạ thế/ Cross LV overhead transmission line 2

1

3

16BLN-42

1

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây 22kV/ Cross 22kV distribution line

2

4

3

16BLN-42

350 13

1

6

GHI CHÚ/ NOTE

4

2

16BLN-42

291

PHỤ KIỆN DÂY CÁP QUANG OPGW 50/ ACCESSIONRY OF OPTICAL FIBRE WIRE OPGW 50

4

6

3,067

PHỤ KIỆN DCS TK50/ ACCESSIONRY OF WIRING STEEL TK50

3

16BLN-42

323

11

ĐLD.1x70P

Bulông móng

NDD.2x120P

Loại móng

NDD.1x120P

MÓNG

ĐDD.1x70P

PHỤ KIỆN DÂY DẪN ACKP 240/32/ ACCESSIONRY OF CONDUCTOR ACKP 240/32 Tạ chống rung/ Vibration damper

TĐ4x30-24

TIẾP ĐỊA/ EARTHING SYSTEM

TĐ2x10-2

Góc lái/ Steering angle

(m) Khoảng néo

Loại cột / Tower type

(m) Cộng dồn/ (m) Accrual

STT/ ITEM

(m) Khoảng cột/ (m) Pole span

KHOẢNG CÁCH/ DISTANCE

CỘT/ TOWER

Tên cột/ Tower name

TKCS

1 2

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

Trang/ Page - 2

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

20

D112-26

Đỡ thẳng

6,046

1

MB2.8-6.6x8.2

21

N112-24(60)

Néo góc

G7-P.47°49'10"

3,222

1

MB6.2-12.4x14.0

22

D112-26

Đỡ thẳng

6,599

1

MB2.8-6.6x8.2

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

345 25

D112-26

Đỡ thẳng

7,554

1

MB2.8-6.6x8.2

325 26

D112-26

Đỡ thẳng

7,879

1

MB2.8-6.6x8.2

310 27

N112-28(30)

Néo góc

G8-P.14°29'30"

8,189

1,900

1

MB7.4-13.0x14.6

275 28

D112-34

Đỡ thẳng

1

MB3.6-7.4x9.0

N112-28(30)

Néo góc

G9-T.22°00'43"

502

1

MB7.4-13.0x14.6

235 30

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

330 32

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

345 33

Bảng 1

D112-26

Đỡ thẳng

9,910

1

MB2.8-6.6x8.2

16BLN-42

3

Hộp nối cáp quang/ Optical fibre joint box

Bộ giá đỡ cuộn cáp quang trên cột/ Support of optical fibre wire on tower

ĐCQ.70

NCQ.120

Kẹp cáp quamg trên cột/ Downlead clamp on tower

Tạ chống rung/ Vibration damper

NCS.120

ĐCS.70

Tạ chống rung/ Vibration damper

1

1

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; 1 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 1

1 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 1

1

1 2

2

25

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6

2

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 15m/ Safe distance 15m; - Giao chéo nhà dân

2

2

6 9,565

4

3

16BLN-42

1 2

2

6 9,235

3

3

16BLN-42

309 31

3

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6 8,926

2

1

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 2

6 8,691

1 2

4

16BLN-42

227 29

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2 1

6 8,464

1

2

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; 1

1

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

1

1

3

16BLN-42

1

2

2

6

1

1

1

3

16BLN-42

23

2

2

6 7,209

2

1

3

16BLN-42

295 24

2

6 6,914

2

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

4

6

315 23

6

GHI CHÚ/ NOTE

1

2

16BLN-48

310

PHỤ KIỆN DÂY CÁP QUANG OPGW 50/ ACCESSIONRY OF OPTICAL FIBRE WIRE OPGW 50

1

6 6,289

PHỤ KIỆN DCS TK50/ ACCESSIONRY OF WIRING STEEL TK50

3

16BLN-42

243

ĐLD.1x70P

Bulông móng

NDD.2x120P

Loại móng

NDD.1x120P

MÓNG

ĐDD.1x70P

PHỤ KIỆN DÂY DẪN ACKP 240/32/ ACCESSIONRY OF CONDUCTOR ACKP 240/32 Tạ chống rung/ Vibration damper

TĐ4x30-24

TĐ2x10-2

(m) Khoảng néo

(m) Cộng dồn/ (m) Accrual

Góc lái/ Steering angle

(m) Khoảng cột/ (m) Pole span

STT/ ITEM Loại cột / Tower type

TIẾP ĐỊA/ EARTHING SYSTEM

KHOẢNG CÁCH/ DISTANCE

CỘT/ TOWER

Tên cột/ Tower name

TKCS

1

Trang/ Page - 3

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

390 34

D112-26

Đỡ thẳng

12 10,300

1

MB2.8-6.6x8.2

N112-28(30)

Néo góc

G10-P.09°05'58"

1,952

1

MB7.4-13.0x14.6

36

D112-30

Đỡ thẳng

10,968

1

MB3.2-7.0x8.6

D112-26

Đỡ thẳng

1

MB2.8-6.6x8.2

N112-24(30)

Néo góc

G11-P.21°58'37"

11,479

836

1

MB6.2-12.0x13.6

216 39

NC112-24

Néo cuối

DC-T.18°32'46"

11,695

216

1

MB6.2-12.4x14.0

42 TC TBA 110kV TC/ Bus NMĐG Bảo bar Thạnh TỔNG CỘNG XDM/ Total new contruction

Bảng 1

0

0 252

75

72

58

84

Hộp nối cáp quang/ Optical fibre joint box

Bộ giá đỡ cuộn cáp quang trên cột/ Support of optical fibre wire on tower

NCQ.120

ĐCQ.70

2 - Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

0

3

12

Kẹp cáp quamg trên cột/ Downlead clamp on tower

Tạ chống rung/ Vibration damper

NCS.120

ĐCS.70

Tạ chống rung/ Vibration damper

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

6

39

2 2

0

42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

6

0

11,737

11,737

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; 1

2

16BLN-48

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

4

6

1

2 1

6

1

1

2

16BLN-42

25

2

2

6

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m; - Giao chéo đường dây 22kV/ Cross 22kV distribution line 2

1

3

16BLN-42

266 38

2

6 11,213

1

2

3

16BLN-42

- Khoảng cách an toàn 6m/ Safe distance 6m;

2

4

6

245 37

1

6

GHI CHÚ/ NOTE

4

2

16BLN-42

325

PHỤ KIỆN DÂY CÁP QUANG OPGW 50/ ACCESSIONRY OF OPTICAL FIBRE WIRE OPGW 50

4

6 10,643

PHỤ KIỆN DCS TK50/ ACCESSIONRY OF WIRING STEEL TK50

3

16BLN-42

343 35

ĐLD.1x70P

Bulông móng

NDD.2x120P

Loại móng

NDD.1x120P

MÓNG

ĐDD.1x70P

PHỤ KIỆN DÂY DẪN ACKP 240/32/ ACCESSIONRY OF CONDUCTOR ACKP 240/32 Tạ chống rung/ Vibration damper

TĐ4x30-24

TĐ2x10-2

(m) Khoảng néo

(m) Cộng dồn/ (m) Accrual

Góc lái/ Steering angle

(m) Khoảng cột/ (m) Pole span

STT/ ITEM Loại cột / Tower type

TIẾP ĐỊA/ EARTHING SYSTEM

KHOẢNG CÁCH/ DISTANCE

CỘT/ TOWER

Tên cột/ Tower name

TKCS

26

31

84

26

1

16

1

1

27

151

6

6

Trang/ Page - 4

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

Bảng 2/ Table 2: Dự án/ Project: STT/ Item I. 1 2 3 4

BẢNG LIỆT KÊ THIẾT BỊ VẬT LIỆU PHẦN ĐIỆN/ LIST OF ELECTRICAL MATERIALS EQUIPMENT ĐƯỜNG DÂY 110kV BA TRI - NMDG BẢO THẠNH/ 110kV TRANMISSION LINE OF BA TRI - BAO THANH WIND POWER PLANT TÊN THIẾT BỊ VẬT LIỆU/ NAME OF MATERIALS EQUIPMENT DÂY DẪN ĐIỆN 110kV VÀ PHỤ KIỆN/ 110kV CONDUCTOR AND ACCESSRY Dây dẫn điện ACKP 240/32/ Conductor ACKP 240/32 Ống nối dây dẫn điện ACKP 240/32/ Conduit of conductor ACKP 240/32 Ống nối sửa chữa dây dẫn điện ACKP 240/32/ Conduit repair of conductor ACKP 240/32 Tạ chống rung dây dẫn điện ACKP 240/32/ Vibration damper of conductor ACKP 240/32 CHUỖI CÁCH ĐIỆN COMPOSITE 110kV+PHỤ KIỆN/ 110kV STRING INSULATOR COMPOSITE + ACCESSORY

KÝ HIỆU/ DISCRIPTIO N

ACKP 240/32

ĐƠN SỐ GHI VỊ/ LƯỢNG/ CHÚ/ UNIT QUANTITY NOTES

35,915 950kg/km

m Bộ/ Set

27

Bộ/ Set

14

Bộ/ Set

252

5

Chuỗi đỡ đơn dây dẫn điện ACKP 240/32-ĐMD.1x70P/ Single suspension tring for conductor ACKP 240/32-ĐDD.1x70P

ĐDD.1x70P

Chuỗi/ String

75

6

Chuỗi đỡ lèo dây dẫn điện ACKP 240/32-ĐLD.1x70P/ Jumper string for conductor ACKP 240/32-ĐLD.1x70P

ĐLD.1x70P

Chuỗi/ String

58

7

Chuỗi néo đơn dây dẫn điện ACKP 240/32-NDD.1x120P/ Single tension string for conductor ACKP 240/32-NDD.1x120P

NDD.1x120P

Chuỗi/ String

72

NDD.2x120P

Chuỗi

12

TK50

m Bộ/ Set Bộ/ Set Bộ/ Set Chuỗi/ String Chuỗi/ String

8

1 2 3 4

Chuỗi néo kép dây dẫn điện ACKP 240/32-NDD.2x120P DÂY CHỐNG SÉT TK50 VÀ PHỤ KIỆN/ WIRING STEEL TK50 AND ACCESSORY Dây chống sét/ Wiring steel Tạ chống rung dây chống sét/ Vibration damper of wiring steel Ống nối dây chống sét/ Conduit of wiring steel Ống nối sửa chữa dây chống sét/ Conduit repair of wiring steel

5

Chuỗi đỡ dây chống sét/ Suspension string for wiring steel

ĐCS.70

6

Chuỗi néo dây chống sét/ Tension string for wiring steel

NCS.120

1

DÂY CÁP QUANG OPGW50 VÀ PHỤ KIỆN/ OPTICAL FIBRE WIRE OPGW50 AND ACCESSORY Dây cáp quang/ Optical fibre wire

OPGW50

2

Số cuộn cáp quang/ Number optical fibre wire coil

II.

III.

2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3 4 5 6

Bảng 2

TKCS

+ Cuộn cáp quang 1/ Optical fibre wire no. 1 + Cuộn cáp quang 2/ Optical fibre wire no. 2 + Cuộn cáp quang 3/ Optical fibre wire no. 3 + Cuộn cáp quang 4/ Optical fibre wire no. 4 + Cuộn cáp quang 5/ Optical fibre wire no. 5 + Cuộn cáp quang 6/ Optical fibre wire no. 6 Tạ chống rung dây cáp quang/ Vibration damper of optical fibre wire Armour rod dùng cho tạ chống rung dây cáp quang / Armour rod for vibration damper of optical fibre wire Chuỗi đỡ dây cáp quang với armour rod/ Suspension string for optical fibre wire with armour rod Chuỗi néo dây cáp quang kiểu dây xoắn/ Tension string for optical fibre wire twisted pair

m

12,057 418kg/km 84 10 5 26 31 24 sợi quang ITU-T/G.652 12,257 340kg/km

Sợi/ Coil m m m m m m

ĐCQ.70 NCQ.120

6 1,750 1,490 3,334 2,493 2,038 1,152

Bộ/ Set

84

Bộ/ Set

84

Chuỗi/ String Chuỗi/ String

26 27

Trang - 1

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

STT/ Item 7 8 9 10 V. 1 2 3 4 VI. 1 2 3

Bảng 2

KÝ HIỆU/ DISCRIPTIO N Bộ giá đỡ cuộn cáp quang trên cột/ Support of optical fibre wire on tower Kẹp dây cáp quang trên cột/ Downlead clamp on tower Hộp nối cáp quang tại cột đường dây (1 in/ 1 out: 24/24)/ OPGW/OPGW Optical fibre joint box at transmission line (1 in/ 1 out: 24/24) Hộp nối cáp quang tại cột néo cuối/ Optical fibre joint box at NMOC/OPGW the end tower. OTHER EQUIPMENTS Tiếp địa cột thép loại TĐ2x5-2/ Earthing system of conductor TĐ2x5-2 TĐ2x5-2 Bảng số và phân mạch/ Sign name Bảng báo nguy hiểm/ Dangerous signs Biển báo vượt đường THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH PHẦN ĐƯỜNG DÂY/ TRANMISSION LINE CALIBRATION EXPERIMENT Kiểm tra và thử nghiệm nối đất trụ thép/ Testing tower steel eathing Kiểm tra thử nghiệm cáp quang ngoài trời ở độ cao 10m/ Testing optical fibre wire outside in height 10m Kiểm tra thử nghiệm đường truyền biến đổi tín hiệu thu phát thông tin quang/ Testing the transmission line of optical signal transceiver TÊN THIẾT BỊ VẬT LIỆU/ NAME OF MATERIALS EQUIPMENT

TKCS

ĐƠN SỐ GHI VỊ/ LƯỢNG/ CHÚ/ UNIT QUANTITY NOTES Bộ/ Set 6 Bộ/ Set 151 Hộp/ 4 Box Hộp/ 2 Box 39 Bộ/ Set Bộ/ Set Bộ

39 39 8

Vị trí/ Point

39

Sợi/ Coil

24

H.thống/ System

1

4 vị trí

Trang - 2

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

Bảng 3: Dự án:

TKCS

BẢNG LIỆT KÊ THIẾT BỊ VẬT LIỆU PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY 110kV BA TRI - NMDG BẢO THẠNH/ 110kV TRANMISSION LINE OF BA TRI - BAO THANH WIND POWER PLANT BẢNG 3.1 : TỔNG HỢP CÁC LOẠI CỘT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG DÂY

Stt

Tên vật liệu

Mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Cột đỡ bằng thép Cột đỡ bằng thép Cột đỡ bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép Cột néo bằng thép

D112-26 D112-30 D112-34 N112-24(30) N112-28(30) N112-32(30) N132-43(30) N112-24(60) N112-32(60) N112-40(60) N132-43(90) NC112-24 NC132-48

Cột -

18 6 2 1 3 2 1 1 1 1 1 1 1

Ghi chú

Tổng cộng các loại cột

39

BẢNG 3.2: TỔNG HỢP CÁC LOẠI MÓNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG DÂY Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bảng 3

Tên vật liệu

Mã hiệu

Móng bản MB2.8-6.6x8.2 Móng bản MB3.2-7.0x8.6 Móng bản MB3.6-7.4x9.0 Móng bản MB6.2-12.0x13.6 Móng bản MB7.4-13.0x14.6 Móng bản MB8.6-14.2x15.8 Móng bản MB6.2-12.4x14.0 Móng bản MB8.6-14.8x16.4 Móng bản MB11.0-17.2x18.8 Móng bản MB11.1-18.0x19.6 Móng bản MB11.1-17.4x19.0 Móng bản MB11.1-20.2x20.2 Móng bản Tổng cộng các loại móng

Đơn vị

Số lượng

Móng -

18 6 2 1 3 2 2 1 1 1 1 1

Ghi chú

39

Trang 1

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

TKCS

BẢNG 4 - LIỆT KÊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ VẬT LIỆU ĐIỆN CÁP NGẦM 110KV HẠNG MỤC: ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI STT A

TÊN

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ - DIỄN GIẢI

VẬT TƯ, THIẾT BỊ TUYẾN CÁP NGẦM 110kV

A-1 Đầu cáp ngầm 110kV ngoài trời và phụ kiện - Kẹp cực thiết bị - Đầu cosse cho dây nối đất A-4 Cáp ngầm 110kV 1 lõi

Tại ngăn lộ mở rộng và trên trụ đấu nối

500mm2

bộ

6

- Phù hợp đấu nối vào dây ACKP 240/32mm² 2 - 120mm

bộ

6

cái

6

m

207

hộp

1

Bố trí tại đầu các tuyến cáp 1 mạch*1 hộp/mạch

110kV XLPE/PVC, 1C*500mm² Cu

A-5

Hộp nối đất vỏ cáp loại trực tiếp (3 pha)

A-7

Kẹp giữ cáp (cable cleat) + phụ kiện bắt vào mương cáp

- cho cáp 110kV XLPE/PVC, 1C*500mm² Cu

bộ

20

Lắp đặt trong mương cáp.

A-7

Kẹp giữ cáp (cable cleat) + phụ kiện bắt trên cột đấu nối

- cho cáp 110kV XLPE/PVC, 1C*500mm² Cu

bộ

70

Lắp đặt trên trụ đấu nối.

A-8

Hộp nối đất vỏ cáp loại có bộ giới hạn điện áp (3 pha)

hộp

1

Lắp đặt trên trụ đấu nối.

m

30

Đấu nối từ dây trên không vào đầu cáp ngầm và chống sét van

trọn bộ cùng phụ kiện

cái

3

C-1 Đầu cosse đồng

240 mm² (loại ép)

cái

20

C-2 Đầu cosse đồng

120 mm² (loại ép)

cái

16

C-3 Mối hàn hóa nhiệt

cỡ dây 240mm2 - 240mm2

mối

8

C-4 Dây đồng bọc

Đồng, cách điện PVC, 0,6/1kV - 240mm2

m

150

B

ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 110kV

B-1

Dây dẫn ACKP 240mm²

B-2

Đầu cosse ép dây dẫn ACKP 240mm²

C

Bảng 4

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, ĐƠN VỊ CÔNG DỤNG

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA

Nối đất vỏ cáp

Trang 1

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

STT

TÊN

C-5 Dây đồng bọc

C-6

Cọc sắt mạ đồng D16, L = 2400

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, ĐƠN VỊ CÔNG DỤNG Đồng, cách điện PVC, 0,6/1kV - 120mm2 Trọn bộ cùng phụ kiện bắt dây đồng trần 240mm2

D PHỤ KIỆN CÁP QUANG D-1 Hộp nối cáp quang D-2

Cáp quang non-metallic, loại 24 sợi

E

PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT CÁP

SỐ LƯỢNG

m

150

cọc

6

hộp

1

m

220

GHI CHÚ - DIỄN GIẢI Nối đất cho Chống sét van

Bố trí trụ đấu nối

E-1

Ống nhựa chịu lực HDPE DN200

luồn cáp chôn trong đất

m

254

E-1

Ống nhựa chịu lực HDPE DN63

luồn dây cáp quang chôn trong đất

m

82

E-2

Mốc định vị tuyến cáp ngầm

dạng đĩa, bằng sắt

bộ

5

E-3

Băng cảnh báo tuyến cáp ngầm cao thế

m

254

E-4

Mốc định vị tuyến cáp ngầm

bộ

2

F

XÂY DỰNG Mương cáp ngầm 110kV dưới lòng đường (cần tái lập mặt đường)

m

64

Đường nội bộ TBA

m

19

Bên ngoài khuôn viên TBA Ba Tri đến cột đấu nối

F-1

F-2

Bảng 4

TKCS

Mương cáp ngầm 110kV (Tái lập hiện trạng)

dạng cọc, bằng bê tông cốt thép

Trang 2

Dự án/Project: Nhà máy Điện gió Bảo Thạnh/ Bao Thanh wind power plant Hạng mục/Item: Đường dây 110kV đấu nối/110kV transmission line

TKCS

BẢNG 5 - LIỆT KÊ CÁC HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH ĐIỆN HẠNG MỤC: ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI Stt

Mã hiệu

A

Bảng 5

Hạng mục thí nghiệm

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

PHẦN CÁP NGẦM

1

EB.60020

Cáp lực, điện áp 66-110kV, cáp 1 ruột

sợi

3

Hệ số 1,5: kể đến TN màng chắn và chống thấm dọc cho cáp

2

EB.42030

Cách điện xuyên, điện áp 66-110kV

Bộ

6

Đầu cáp ngầm 110kV, ngoài trời

3

EB.60040

sợi

6

Cáp đồng bọc nối đất vỏ cáp tới hộp nối đất

4

TT

hộp

2

Cáp lực, điện áp ≤1000V, cáp 1 ruột Thử nghiệm hộp nối đất

Trang 1