24 0 150KB
I. Sấy bằng tia hồng ngoại Sấy bức xạ hồng ngoại là phương pháp sấy vật liệu ẩm sử dụng nguồn phát ra tia hồng ngoại là tác nhận chính để làm bay hơi nước có trong thực phẩm. Tia hồng ngoại có thể xuyên qua được lớp sơn, sương mù, lớp dầu, cơ thịt, xelluloza, mỡ, da...vì vậy có thể áp dụng để sấy rất hiệu quả. Các vật liệu sấy thường được cấu tạo chủ yếu là các chất hữu cơ, vô cơ và nước, phổ hấp thụ bức xạ của các chất vô cơ và nước là khác nhau. Ở mỗi bước sóng nhất định, chất hữu cơ sẽ trở thành “vật trong suốt”-không hấp thụ năng lượng bức xạ hồng ngoại. Khi thực hiện chiếu hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng 2,5 ÷ 3,5 µm tương ứng với bước sóng mà nước có thể hấp thụ tối đa năng lượng bức xạ, kết quả là các phân tử nước sẽ dao động mạnh tạo ma sát và sinh nhiệt lớn, tạo thành quá trình sấy. Các Thông Số Kỹ Thuật Cho Đèn Sấy Hồng Ngoại Điện áp (v): 220 VAC hoặc 380 VAC theo yêu cầu. Công suất (w): 500w ; 1000W; 2000W; Chiều dài (mm): 300mm; 350mm 400mm; 550mm; 800mm ~ 1800 mm Đường kính (mm): ф10, 12,14,15 mm Hồng ngoại bước sóng (mm):2.0 ~ 10um Nhiệt độ màu (k): 800 ~ 1500K Hiệu suất chuyển đổi nhiệt (%): ≥ 95% Nhiệt độ làm việc tối đa: ≤ 600 ℃
Hiệu suất chuyển đổi của bức xạ nhiệt: ≥ 70% Nhiệt độ nóng tối đa: ≤ 900 ℃ Đặc điểm của đèn sấy hồng ngoại Khả năng truyền nhiệt và tốc độ truyền nhiệt vào sản phẩm của các loại đèn sấy hồng ngoại này phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ bên ngoài của bóng đèn phát nhiệt và vật nhận nhiệt, tính chất bề mặt và hình dáng của bóng đèn và sản phẩm nhận nhiệt lượng. Các loại đèn này có thể là: đèn sấy nhiệt, đèn sấy nhiệt halogen cỡ nhỏ và bóng đèn sấy nhiệt, đèn sấy hồng ngoại công nghiệp, bóng đèn sấy công nghiệp halogen cỡ lớn dùng trong sản xuất và chế tạo. Nguyên lý hoạt động của máy sấy hồng ngoại: Khi chúng ta cấp điện cho bóng đèn hồng ngoại thì đèn sẽ phát sáng và sản sinh ra các tia hồng ngoại chiếu tới vật liệu ẩm trong phòng sấy. Do đó khi nhận được nguồn năng lượng bức xạ mà đèn hồng ngoại chiếu tới, thì nội năng của nước trong vật liệu ẩm sẽ tăng lên nhanh chóng, vì thế ma sát giữa các phân tử nước sẽ tăng lên dẫn đến nhiệt độ của nước tăng lên dần tới nhiệt độ sôi, cắt đứt các liên kết giữa các phân tử nước với phân tử nước, giữa các phân tử nước với các cấu trúc hữu cơ. Kết quả nước sẽ chuyển pha từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi và bốc hơi theo chiều ly tâm bên trong vật liệu ẩm ra ngoài môi trường sấy. Trong khi đó các hợp chất hữu cơ cấu thành nên các vật liệu ẩm đó giống như những vật trong suốt và hấp thụ không đáng kể bức xạ hồng ngoại chiếu tới. Vì thế nếu các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên vật liệu ẩm đó là các loại thực phẩm thì chúng cũng không bị ảnh hưởng của bước sóng hồng ngoại về tới bước sóng hồng ngoại tác động đến. Ngoài ra, khả năng làm bay hơi nước tự do bằng bước sóng thì nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng vào quá trình làm khô vật liệu ẩm, do tính chất nhiệt mà tia hồng ngoại sinh ra. Vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng là có hai tác nhân chính để làm khô vật liệu ẩm đó là: Bước sóng của tia hồng ngoại và nhiệt độ do tia hồng ngoại phát ra. Và đây cũng chính là đặc điểm quan trọng làm tăng tốc độ quá trình sấy từ đó làm giảm đáng kể thời gian sấy, góp phần tăng hiệu quả của quá trình sấy nên rất nhiều. Ưu điểm và nhược điểm của sấy hồng ngoại: 1. Ưu điểm:
Sản phẩm thu được trong quá trình sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại không bị tổn thất về chất lượng, mùi vị, hàm lượng các vitamin được bảo toàn. Sấy bức xạ hồng ngoại cho phép tiết kiệm cả thời gian lẫn năng lượng. Phương pháp sấy hồng ngoại hoàn toàn không gây nguy hiểm và sử dụng hóa chất độc hại và quá quán tính nhiệt thấp, dễ dàng điều khiển theo khu vực và hiệu suất sử dụng nhiệt cao. Ngoài ra bức xạ hồng ngoại có khả năng tiêu diệt côn trùng, vi sinh vật có hại ngay cả ở nhiệt độ thấp. Tia hồng ngoại còn có khả năng tiêu diệt côn trùng và tiệt trùng sản phẩm sấy: Giúp đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sấy. Ngoài ra các máy sấy sử dụng hồng ngoại còn có khá nhiều các ưu điểm vượt trội. Ví dụ như chi phí lắp đặt và thiết kế một hệ thống sấy hồng ngoại tương đối thấp, phù hợp với nhiều quy mô sản xuất và kinh doanh khác nhau. Cuối cùng là việc vận hành và sử dụng các máy sấy hồng ngoại cũng khá đơn giản, cò thể dễ dàng học và thực hành được ngay tại nhà. 2. Nhược điểm: Tuy nhiên, hầu như không hề có một phương pháp sấy khô nào là hoàn hảo. Ngoài rất nhiều ưu điểm kể trên, các máy sấy hồng ngoại cũng có những khuyết điểm nhất định. Các nhược điểm của máy sấy hồng ngoại có thể được kể đến như: - Khả năng xuyên thấu của các máy sấy dùng tia hồng ngoại khá kém: Chúng chỉ có thể sấy khô các sản phẩm mỏng, kích thước nhỏ. - Sản phẩm sấy không giữ nguyên được hiện trạng ban đầu: Thành phẩm thường bị cong, vênh, hoặc bị nứt sau sấy. - Chỉ dùng được cho các loại thực phẩm cắt lát, mỏng: Không phù hợp với các vật cần sấy khác như gốm, men sứ, gỗ…
Ứng dụng của sấy hồng ngoại
- Sấy thảo mộc - Sấy khử trùng nhiệt độ cao - Sấy nướng, quay, sấy các sản phẩm cần nhiệt - Tủ nướng, quay, sấy các sản phẩm thực phẩm cần nhiệt - Sấy nhiệt độ cao làm khô keo và mực in. - sấy , gia nhiệt hệ thống ống keo, chai PET thổi, ép. - Sấy khô giấy, Sấy gỗ và sấy khô bề mặt sơ bộ trước khi sơn. - Sấy làm mềm nhựa, uống, gia cố các khuôn, định hình. - Sấy giày. - Sấy hải sản - Sấy nông sản - Sấy chén bát.
1 số hình ảnh về máy sấy hồng ngoại
Sản phẩm của công ty máy sấy Hưng Thịnh Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, các nhà hàng quán ăn lớn, ….. Giá thành: khá rẻ so với các loại máy sấy khác.