36 0 458KB
2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN CHO “TRADER RẢNH TAY” Tài liệu thuộc bản quyền của đội Gà Trader. Tài liệu này chia sẻ miễn phí. Thành viên Gà Trader có quyền chia sẻ.
Phương pháp quản lý vốn này được thiết lập để trader có thể kết thúc một NGÀY giao dịch với tâm lý nhẹ nhàng nhất: có lời, hòa hoặc thua ít - ở mức chấp nhận được và đã chuẩn bị tâm lý; đồng thời có sự tiến triển tài khoản tốt. Mong rằng Gà Trader có thể góp phần xóa bỏ thói xấu đáng sợ nhất của các trader mới, đó là đốt tiền quá nhanh và quá mức vào một lĩnh vực có rủi ro cực kỳ cao như trading nói chung và Binary Option nói riêng.
Trước hết, tôi vẫn hết sức khuyến cáo rằng để có hiệu quả tốt nhất, các trader Binary Option (BO) nên có một quy luật thời gian (khung giờ nào thích hợp để trade, dựa theo thói quen sức khỏe cá nhân, độ ổn định của thị trường…) và quy tắc quản lý vốn thống nhất – duy nhất cho mỗi ngày. Tuy vậy, thực tế có rất nhiều “trader rảnh tay”, tức là những người trade bằng thời gian rảnh giữa những phiên làm việc ở cái nghề hiện tại, không có một khung giờ cố định. Thậm chí, có những người do đặc điểm công việc (nội trợ, quản lý cửa hàng tại nhà…) nên có thể trade cả ngày. Vậy nên, tôi lập ra 2 phương pháp quản lý vốn này cho các “trader rảnh tay – thả lệnh cả ngày” đó.
Lưu ý: -
2 phương pháp này được thiết lập trên kinh nghiệm cá nhân, một người đã từng trade theo các khung giờ cố định và cũng từng trade theo kiểu toàn thời gian. Bạn nên thử nghiệm và kiểm tra xem cách quản lý vốn này có phù hợp với bạn không trước khi áp dụng với tài khoản thật. Tôi không chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại chủ quan hay khách quan.
-
Bạn nên có các phương pháp vào lệnh cũng như kiến thức tổng quan tốt về thị trường trước khi trade theo các phương pháp quản lý vốn này, hay bất cứ cách quản lý vốn nào khác. Nếu bạn trade không tốt, hãy tập trung vào việc học phân tích kỹ thuật.
-
Bạn phải đảm bảo cá nhân tuân thủ được kỷ luật của mỗi phương pháp đưa ra, không phá phương pháp, không cay cú, tâm lý gỡ gạc. Nếu bạn dính phải những điều trên, bất cứ phương pháp quản lý vốn nào cũng vô hiệu.
-
Mọi con số tôi đưa ra giới đây đều chỉ là mức tham khảo. Bạn có thể tự tùy chỉnh nó. Tuy vậy, con số càng lớn cũng đồng nghĩa với rủi ro càng lớn.
-
Trong khi trade, bạn có thể trade rải đều lệnh, trade Martingle hay Fibonaci (Dù cá nhân tôi không ủng hộ hai cách này). Nó không liên quan tới khái niệm Risk: Reward ở đây. Tuy vậy, nếu bạn gấp lệnh, bạn sẽ chạm mức dừng lỗ nhanh hơn. Một lần nữa, tôi không ủng hộ gấp lệnh.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC NGHĨ “THÔI RÁNG THÊM MỘT LỆNH NỮA”. KỶ LUẬT BẢN THÂN: CHẠM RISK LÀ NGHỈ, BẤT CHẤP ĐÚNG SAI, BẤT CHẤP LÚC ĐÓ ĐANG NGHĨ GÌ.
Lý giải một số khái niệm: Section: có thể hiểu là “phiên giao dịch” hay “chu kỳ giao dịch”, sao cũng được. Đó là một khung thời gian mà tôi quy định chặt chẽ theo từng phương pháp. Section kết thúc khi tk của tôi có được mức Reward hay lỗ về mức Risk (cả hai đều được đặt ra NGAY TRƯỚC buổi trade) Risk: Rủi ro. Mức tổn thất mà bạn chấp nhận được trong mỗi NGÀY bước vào trade. Chẳng hạn bạn bước vào thị trường hôm nay với 59 USD, bạn chấp nhận mất 4 USD, tức là khi tài khoản về mức 55 USD, bạn sẽ dừng trade cả ngày hôm đó bất chấp lý do gì. Con số Risk này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tài khoản hiện tại, sức khỏe hiện tại… Tôi khuyến cáo mức Risk chỉ nên ở khoảng 3 – 5 lệnh (lệnh 1 USD thì Risk từ 3 – 5 USD). Không nên đặt Risk bằng 1 hoặc 2 lệnh vì bạn có thể “xui xẻo” chứ không phải trade sai, dẫn tới việc dừng trade dù bạn có thể thành công trong ngày hôm đó. *Kinh nghiệm cá nhân: tôi hay chọn mức 1/20 tài khoản để làm mức Risk mỗi ngày (chẳng hạn có 80 USD thì Risk mỗi ngày bằng 4), đồng nghĩa với trường hợp xấu nhất là tôi cháy Risk 15-16 lần liên tiếp tôi sẽ cháy sạch tk – một mức cá nhân tôi chấp nhận được. Bởi vì sau một ngày trade thất bại (cháy toàn bộ mức Risk), tôi sẽ dành cả ngày hôm đó để nghỉ ngơi, ngày hôm sau chỉ trade demo và nhìn lại các vấn đề. Mức cháy 15 ngày + 15 ngày nghỉ xen kẽ đồng nghĩa tôi có cả 1 tháng để cháy hết tk đó. Sau một tháng đó tôi có thể dùng tiền lương công việc hiện tại (trade chưa phải nghề chính của tôi) để bắt đầu lại. Bạn có thể chọn mức thấp hơn như 1/40, 1/100 cho Risk mỗi ngày của bạn. Trên đây chỉ là thói quen cá nhân tôi. Reward: Mức lợi nhuận mà tôi cần đạt được để tôi xác nhận kết thúc một Section.
PHƯƠNG PHÁP DỜI RISK 1 SECTION (KÉO PHÁO) Phương pháp này có mốc dưới (lỗ đến mức nào) nhưng không có mốc trên (lời bao nhiêu thì nghỉ) Ví dụ đặt ra: Tôi bước vào thị trường với 59 USD. Tôi xem xét tài khoản và tâm lý hiện tại, tôi quyết định cho phép mình vào lệnh ở mức 1 USD, và mất (Risk) 4 USD. Như vậy, mức mà tôi sẽ dừng là 59 – 4 = 55 USD. Tôi giao dịch, cứ mỗi lệnh thắng tôi sẽ dời mức Risk lên bằng công thức (mức dừng trước đó + mức giá vào lệnh). Ở ví dụ này là 55 + 1 = 56. Nhưng nếu tôi thua, tôi sẽ KHÔNG lùi mức Risk xuống. Mức Risk chỉ được chỉnh nhích lên chứ không được chỉnh lùi về (tâm lý gỡ gạc của cờ bạc). Tức là nếu tôi thắng lệnh đầu tiên (tk lên 60, Risk từ 55 thành 56), sau đó thua một lệnh (tk xuống còn lại 59), mức Risk của tôi vẫn là 56. Với phương pháp này, bạn sẽ có các khả năng: -
Nếu bạn thua liên tục ngay từ đầu: Bạn vẫn dừng được ở mức thua lỗ đã chấp nhận từ đầu (tâm lý thoải mái).
-
Nếu bạn có những lệnh thắng đầu tiên: Cả tài khoản và Risk của bạn đều nhích lên. Nó như một cái nêm bánh xe pháo vậy. Khi pháo được kéo lên dốc, bạn sẽ nhích cái nêm lên. Pháo chỉ có thể đi lên chứ không đi xuống được. Như vậy sau khi bạn có vài lệnh thắng và rồi lại thua, bạn sẽ thua ở mức không quá lớn, thậm chí ở ngay mức huề vốn. Đây cũng cũng là lý do vì sao tôi gọi tên phương pháp quản lý vốn này là “kéo pháo”.
-
Tỉ lệ thắng cao, thỉnh thoảng thua: tk bạn sẽ nhích lên từ từ và bạn có thể trade cả ngày mà vẫn luôn biết mình nên dừng ở đâu. Thậm chí bạn “dừng lỗ” ở trong trạng thái tài khoản đã tăng so với đầu ngày >>> đó là một ngày trade thành công.
(Nên có một cách ghi nhớ mức Risk của bạn, chẳng hạn như giấy note, phần mềm note. Bạn có thể tự nhớ trong đầu, nhưng cẩn thận trí nhớ của bạn).
Phương pháp này tính 1 Section = 1 ngày. Cháy hết Risk là dừng và nghỉ ngay đó, hoặc chuyển sang demo, xem lại các vấn đề mình đã phạm phải, tại sao đặt lệnh thua, phương pháp trade có đúng hay không?
KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN CÓ SUY NGHĨ “THÔI GIỜ MÌNH LÀM LẠI SECTION KHÁC, COI NHƯ NGÀY MỚI”. ĐÂY CHÍNH LÀ CHỖ KHIẾN BẠN THUA NHANH, THUA NHIỀU.
PHƯƠNG PHÁP SECTION 11 - 12 Khác với phương pháp quản lý vốn Kéo pháo, phương pháp này cho phép trade theo nhiều Section trong cùng một ngày, nhưng mỗi Section đều có giới hạn trên và dưới. Ban đầu tôi đặt phương pháp này theo công thức 11 – 11. Tuy vậy, sau đó tôi đã chỉnh sửa lại để đảm bảo an toàn tài khoản tốt hơn. Bước chuẩn bị: Đánh giá tài khoản và sức khỏe – tâm lý >>> và đặt mức Risk. Lưu ý: Mức Risk này là cố định TRONG CẢ MỘT NGÀY, bất kể bạn có đi được bao nhiêu Section. Ở đây, tôi ví dụ tôi bắt đầu ngày giao dịch với vốn 59 USD, đặt mức Risk là 4. Nếu hoàn thành nhiệm vụ của các Section (đủ Reward), bạn có thể trade bao nhiêu Section tùy ý – nếu còn sức và thời gian. Tuy vậy, chỉ cần bạn cháy Risk ở bất cứ Section nào, dừng ngay ở đó, nghỉ luôn cả ngày.
Section 1: Đặt mức Risk:Reward là 1:1. Tức là trong Section này, tôi đặt giới hạn tổn thất là 59 – 4 = 55 USD (tài khoản còn lại 55 USD thì ngừng). Đổi lại, tôi sẽ kết thúc Section khi tài khoản đạt được mức Reward là 59 + 4 = 63 USD. Một khi đã xác nhận Section này có giới hạn như thế nào, tôi sẽ tuân thủ đến cùng, chạm mức kỳ vọng hoặc chạm mức thua mới chấm dứt Section, không thay đổi con số khi Section chưa kết thúc.
Section 1 có ý nghĩa khá quan trọng trong ngày vì nó đưa bạn vào tâm thế “cùng lắm thì hòa, không cỡ nào mà lỗ được”. Thoải mái chưa? Hoàn thành nó, bạn chính thức “bất tử”.
Nếu bạn cháy Risk Section 1, ngày hôm đó hãy nghỉ ngơi và dành thời gian nhìn nhận lại vấn đề. Nếu hoàn thành Section 1, bạn đi tiếp sang Section 2.
Section 2: Đặt mức Risk: Reward là 1:2 (thực ra bạn có thể chọn con số Reward cao hơn, nhưng tôi khuyến cáo dùng mức này vì nó đảm bảo quy luật bảo toàn vốn, và cũng không đặt áp lực quá nhiều lên bạn. Nếu run tay bạn có thể lấy Reward = 1 cũng được, tức là 4 USD trong ví dụ này). Trong đó, mức Risk của bạn vẫn là - 4 USD (như tôi đã nói, không bao giờ thay đổi Risk trong cả ngày). Mức Reward của bạn sẽ là + 8 USD. Section 2 sẽ chấm dứt khi bạn: + Cháy hết Risk, tức là tk của bạn từ 63 USD (bạn có được sau khi hoàn thành Section 1) về lại 59 USD (Đúng mức đầu ngày, nghỉ trong trạng thái hòa vốn. Thực tế bạn chỉ đốt khoản lời của Section 1 chứ không cắn vào tài khoản). Xin nhắc lại BẮT BUỘC NGHỈ. + Hoàn thành Reward. Khi đó tài khoản của bạn sẽ là 63 + 8 = 71 USD. Bạn có quyền nghỉ hoặc trade tiếp tùy ý.
Section 3 trở đi: vẫn là Risk Reward 1:2. Mọi thứ vẫn y như Section 2. Đây chính là Section thú vị nhất. Bởi vì nếu bạn đã hoàn thành Section 1 (lời 4 USD) Section 2 (lời 8 USD), Section này chỉ chấp nhận mức Risk là 4. Tức là kể cả khi bạn cháy Section này, tổng kết cả ngày của bạn vẫn là lời 8 USD (dư ra từ Section 1 và 2). Hãy tự hiểu trong đầu: bạn đã bước vào Section 3 thì ngày hôm đó bạn đã chính thức có lời, bất kể Section 3 thua hay thắng. Cứ như thế, bạn có thể trade tới khi nào tự bản thân muốn dừng, chỉ cần là còn thắng. Còn khi thua, cứ cháy Risk là dừng.
LỜI NHẮN Các phương pháp trên có thể hơi rườm rà nhưng khi bạn đã hiểu được, mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng. Thiết lập các mức Risk – Reward theo section sẽ giúp bạn luôn hiểu được khi nào là lúc bản thân nên dừng, đồng thời như đã nói ở trên: luôn kết thúc ngày trade của bạn trong tâm thế thoải mái nhất. Trade là một quá trình. Một lệnh không là gì cả, bất kể nó thua hay thắng. Bài toán lợi nhuận trong trading là sau mỗi ngày, mỗi tuần, thậm chí là mỗi tháng, mỗi năm, bạn có lợi nhuận hay không, mức lợi nhuận đó có xứng đáng với thời gian bỏ ra hay không. Đừng ham nhiều trong thị trường đầy rủi ro này. 5% mỗi ngày nghe rất nhỏ nhưng sau một tháng sẽ là 150% - gấp rưỡi tài khoản. Bạn bắt đầu với 100 USD mà đảm bảo được con số đó, hãy tự hỏi xem sau vài tháng bạn có gì trong tay? Phương pháp quản lý vốn này, về cơ bản vẫn là sự đảm bảo những gì bạn có – bạn không được mất. Những gì bạn mất – bạn phải chấp nhận mất nó ngay từ đầu và giữ nó ở mức mà bạn có thể cảm thấy thoải mái khi mất.
Ký tên
Gà Trader