DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

 DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC I. Chọn đáp án đúng: 1. Đơn vị nào dưới đây KHÔNG được xem là đơn vị ngữ pháp? A. Âm vị B. Hình vị C. Từ D. Câu 2. Trong tiếng việt cụm từ nào sau đây có quan hệ giữa hư từ và thực từ? A. Cô giáo mới B. Ăn cơm C. Ngủ ngon D. Khoảng 2 tiếng 3. Trong tiếng việt ý nghĩa số nhiều của danh từ được thể hiện bằng cách thêm “những”, “các”, đó là phương thức: A. Láy/lặp B. Thêm phụ tố  C. Thêm hư từ D. Biến dạng chính tố 4. Trong tiếng việt cụm từ nào sau đây có qh giữa động từ và trạng ngữ? A. Ăn cơm B. Đọc sách C. Giống mẹ D. Bay đêm 8. Thuộc tính nào sau đây KHÔNG phải là bản chất của tín hiệu ngôn ngữ? A. Tính hai mặt B. Tính võ đoán C. Tính bất biến D. Tính đa trị 9. Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ xếp từ lớn đến nhỏ là: A. Nghĩa vị, âm tiết, từ, câu B. Âm tố, từ, hình vị, câu C. Âm vị, hình vị, từ, câu D. Âm tố, âm vị, từ, câu 10. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ có các đặc tính sau: A. Tính phức tạp, nhiều tầng bậc và tính đa trị B. Tính 2 mặt và tính năng sản C. Tính võ đoán và tính khu biệt D. Tất cả a b c đều đúng 11. Ngôn ngữ nào thuộc loại hình ngôn ngữ không đơn lập? A. Tiếng anh, pháp, nga B. Tiếng trung C. Tiếng lào và tiếng việt D. Tiếng việt 12. Tổ hợp nào sau đây thể hiện quan hệ ngữ pháp đẳng lập? A. Vốn nước ngoài B. Thông minh nhưng làm biếng C. Tôi cười D. Học chăm chỉ 13. Từ “mặt trời” trong câu “ thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ” là 1 vd về? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Uyển dụ

14. “thái thú”, “hoàng giáp”, “ông nghé” là: A. Từ cổ B. Từ lịch sử  C. Từ nghề nghiệp D. Từ địa phương 15. Phương thức ngữ pháp nào sau đây KHÔNG xuất hiện trong các ngôn ngữ đơn lập? A. Phụ tố B. Hư từ C. Trật tự từ D. Ngữ điệu 16. Phạm trù nào sau đây KHÔNG phải là phạm trù ngữ pháp?  A. Dạng B. Thể C. Cách D. Cú 17. ........ là những từ có 3 đặc điểm : chính xác, hệ thống và quốc tế? A. Từ địa phương  B. Từ ngoại lai C. Từ nghề nghiệp D. Thuật ngữ 18. Trong tiếng anh, ý nghĩa số nhiều của danh từ được thể hiện bằng cách thêm “s”, “es”, đó là phương thức: A. láy/lặp B. thêm phụ tố C. thêm hư từ D. biến dạng chính tố 19. Các từ “má”, “muỗng”, “ lượm”, “mắc cỡ” là: a. tiếng lóng b. từ nghề nghiệp c. từ địa phương d. thuật ngữ 20. Mũi trong mũi kim và mũi trong mũi thuyền là ví dụ của hiện tượng: a. đồng âm b. đa nghĩa c. đồng nghĩa d. trái nghĩa 21. Chai trong chai lọ, và chai trong chai sạn là ví dụ của hiện tượng: a. đồng âm b. đa nghĩa c. đồng nghĩa d. trái nghĩa 22. từ “áo chàm” trong câu thơ “áo chàm đưa buổi phân ly” là 1 vd của: a. ẩn dụ b. hoán dụ c. so sánh d. uyển dụ 23. Phương thức ngữ pháp nào sau đây được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ đơn lập? A. hư từ b. trật tự từ c. ngữ điệu d. cả 3 đều đúng 24. Trong ngôn ngữ, hệ thống nào sau đây biến đổi chậm nhất? a. hệ thống ngữ pháp b. hệ thống ngữ âm c. hệ thống từ vựng d. hệ thống ngữ nghĩa 25. Trong tiếng việt mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của 1.......: a. hình vị b. âm sắc c. âm vị d. âm tố 26. Những phương thúc ngữ pháp: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu là các phương thức phổ biến của các loại hình ngôn ngữ....: a. tổng hợp tính b. khúc chiết c. hỗn nhập d. phân tích tính

27. Cụm từ sách địa lý có quan hệ ngữ pháp: a. đẳng lập b. chủ vị  c. chính phụ d . qua lại 28. Trong tiếng anh, từ homeless là sự kết hợp của chính tố với: a. phụ tố b. hậu tố c. a và b d. căn tố 29. Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu hiện vai giao tiếp của chủ thể hành động ? a. giống b. thời c. ngôi d. thể 30. 3 qh cơ bản tồn tại giữa các đơn vị ngôn ngữ là: a. quan hệ đóng, qh mở, qh trung lập b. quan hệ đóng, qh mở, qh trung lập c. quan hệ liên tưởng, qh hệ hình, qh đối vị d. quan hệ đẳng lập, qh chính phụ, qh chủ vị 31. Kiểu câu nào sau đây thuộc về nhóm những kiểu câu được phân loại theo cấu trúc: a. tường thuật b. nghi vấn c. mệnh lệnh d. câu đặc biệt 32.tính từ trong...... có rất nhiều nét gần gũi với động từ: a. tiếng việt b. tiếng anh c. tiếng pháp d. tiếng nga 33. Trong tiếng anh, từ unfair tiền tố un biểu thị nghĩa....: a. từ vựng b. ngữ pháp c. phủ định d. cả a và c đúng 34. Biến thể nào là biến thể ngữ âm – hình thái học: a. boy – boys b. trời – giời c. người chết – mực chết d. do – does 35. Theo tiêu chí phạm vi sử dụng, nhóm từ họ, loài, giống, bộ, lớp trong tiếng việt là: a. thuật ngữ b. từ địa phương c. từ ngoại lai d. từ nghề nghiệp 36. Các loại hình ngôn ngữ phổ biến hiện nay là: a. hòa kết, chắp dính, hỗn nhập, đa tổng hợp b. hòa kết, chuyển dạng, đơn lập, đa tổng hợp c. hòa kết, chắp dính, đơn lập, đa tổng hợp d. hòa kết, chuyển dạng, niêm kết, chắp dính 37. .............là những từ gần nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị những sắc thái # nhau của 1 khái niệm: a. từ đồng âm b. từ đa nghĩa c. từ đồng nghĩa d. từ trái nghĩa 38. 1 từ được thay đổi hoàn toàn võ ngữ âm để biểu thị thay đổi ngữ pháp, đó là

phương thức ngữ pháp..............: a. thay từ vựng b. thay âm tố c. thay chính tố d. biến dạng chính tố 39.Thanh điệu của...... thuộc loại thanh điệu hình tuyến: A. tiếng việt b. tiếng pháp c. tiếng anh d. cả 3 đều đúng 40. Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập là: a. từ không biến đổi hình thái b. từ thường được tạo bằng căn tố độc lập c. quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ d. bao gồm a,b,c 41. Trong tiếng việt, từ nào sau đây chứa âm tiết mở: a. bia b. biên c. ba d. ban 42. ...........là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chủ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp: a. thực từ b. đại từ c. hư từ d. động từ 43. Trong tiếng anh, từ nào sau đây bắt đầu bằng phụ âm xát: a.sheep b. but c. do d. tea 44. Sự thay đổi cao độ của giọng nói về tần số âm cơ bản của âm tiết, có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau được gọi là: a. ngữ điệu b. thanh điệu c. trọng âm d. âm tiết 45. Cách thể hiện âm vị ở mỗi cá nhân sẽ cho ra đời những ..... của âm vị: a. biến thể tự do b. biến thể kết hợp c. biến thể bắt buộc d. biến thể tất yếu 46. Âm /p/, âm/o/ trong tiếng việt đc gọi là những âm..... dựa vào phương thức cấu âm: a. tắc/ nổ b. xát c. rung d. bên 47. Hiện tượng biến đổi các âm cuối của từ láy trong tiếng việt như đẹp – đêm đẹp , xốp – xôm xốp, rát – ran rát , mát – man mát , khác – khang khác, nhác – nhang nhác đc gọi là hiện tượng: a. đồng hóa b. dị hóa c. thích nghi d. nhược hóa 48.từ various có mấy âm tiết ? a.2 b.3 c.4 d.5 49. từ diverse có mấy âm tiết? a.2 b.3 c.4 d.5 50. Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ:

a.ngữ điệu b.thanh điệu  c.trọng âm d.âm tiết 47. Phát biểu nào sau đây là đúng: a.đỉnh của âm tiết luôn luôn là nguyên âm b.đỉnh của âm tiết luôn luôn là phụ âm c.đỉnh của âm tiết thường là phụ âm nhưng trong một số trường hợp là nguyên âm d.đỉnh của âm tiết thường là nguyên âm nhưng trong 1 số trường hợp là phụ âm 51. Các cặp từ già/trẻ,xấu/đẹp,nam /nữ là những cặp từ trái nghĩa... a. cặp loại trừ nhau b. cấp độ c. quan hệ d. không tương thích 52. Những từ chết đi,nghoẻo,tiêu,họp là những từ: a.đồng nghĩa tuyệt đối b.đồng nghĩa địa phương c.đồng nghĩa phong cách d.đồng nghĩa giải thích 53. Lòe(ánh sáng) và lòe (bịp) là a.từ đồng nghĩa b. từ đa nghĩa c.từ trái nghĩa d. từ đồng nghĩa 54. Từ mũi trong mũi tẹt,mũi dao,mũi kim,mũi cà mau là: a. từ nhiều nghĩa biểu vật b.từ nhiều nghĩa biểu niệm c. từ nhiều nghĩa biểu thái d.từ nhiều nghĩa hệ thống 55. Từ đa nghĩa là những từ có nhiều: a.nghĩa tố b.nét nghĩa c.nghĩa biểu thái d. nghĩa vị 56. Những từ ngay cả,cả,ngay,chính,...trong tiếng việt được gọi là: a.phó từ b.kết từ c.hệ từ d.trợ từ 57. Điệu hổ li sơn,dương đông kích tây,thanh mai trúc mã,...được xem là những: a. ngữ thuần việt b. ngữ gốc hàn c. ngữ trung gian d. ngữ tự do 58. Những từ bù nhìn, mồ hôi, axit, radio trong tiếng việt đc xem là những: a. từ đơn b. từ phức c. từ ghép d. từ láy 59. Thán từ có những đặc trưng ngữ pháp nào sau đây: a. có thể 1 mình làm thành 1 phát ngôn b. không có biển đổi hình thái c. không có cấu tạo gồm căn tố và phụ tố d. cả 3 đều đúng 60. Bay đêm, ngồi nhà, cày ruộng biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa: a. động từ và bổ ngữ b. động từ và trạng ngữ c. động từ và định ngữ d. cả 3 đều đúng

II. Điền vào chỗ trống: 61. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người và là phương tiện của tư duy. 63. Trong tiếng việt, chậm chạp và ồn ào là vd về: từ láy. 64. Mối quan hệ của từ với khái niệm mà từ biểu hiện được gọi là nghĩa biểu niệm. 65. Khi 2 nguyên âm hoặc 2 phụ âm kết hợp vơi nhau, 1 âm biến đổi để có cấu âm gần với âm kia hơn, là hiện tượng đồng hóa 66. Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có 1 từ mang nghĩa chung nhất, đc dùng trung hòa về mặt phong cách, làm cơ sở để tổng hợp và so sánh, phân tích với các từ khác, đó là từ trung tâm 67. Ngữ cố định là đơn vị do 1 số từ hợp lại, tồn tại với tư cách những đơn vị có sẵn, là đơn vị tương đương với từ 68 Đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất được phân loại thành nguyên âm và phụ âm: âm tố 69. Câu ghép là câu chứa 2 nhóm chủ vị trở lên, không bao hàm lẫn nhau, liên hệ với nhua bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định. 70. Từ lóng là 1 bộ phận từ ngữ do những nhóm người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật hiện tượng, hành động vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình. 71.Trong các ngôn ngữ biến hình phương thức kết hợp phụ tố vào căn tố tạo ra những từ mói gọi là từ phái sinh. 72. Tiếng hán và tiếng việt tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. 73. Ngữ là đơn vị tương đương với từ. 74. Mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị gọi là nghĩa biểu vật. 75............ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hiện tượng được so sánh với nhau. 76. Ý nghĩa kết cấu là ý nghĩa của từ được xác lập do quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống. 77. Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện qua những dạng thức đối lập nhau. 78. Những âm tố cùng thể hiện 1 âm vị được gọi là các biến thể âm vị. 79. Một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi 1 hạt nhân là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh đó là âm tiết. III. Các phát biểu sau đúng hay sai: 81. Từ mũi trong từ mũi dao, mũi cà mau là 1 ví dụ về phương thức hoán dụ SAI 82. Từ miệng trong nhà có 5 miệng ăn là ví dụ về phương thức ẩn dụ SAI 83. Đông- tây là 2 từ trái nghĩa ĐÚNG 84. Ngôn ngữ phát triển theo chiều hướng phủ định cái cũ, tạo ra cái mới ĐÚNG

85. Mối quan hệ của từ với khái niệm mà từ biểu hiện gọi là nghĩa biểu niệm hay nghĩa sở biểu ĐÚNG 86. Khi dây thanh dao động, luồng hơi đi ra ngoài tự do, ta sẽ có các nguyên âm ĐÚNG 87. Khi 2 nguyên âm hoặc 2 phụ âm kết hợp với nhau, 1 âm biến đổi để có cấu âm gần với âm kia hơn. Đây là hiện tượng thích nghi. SAI 88. Một từ có thể có nhiều nghĩa. Mỗi nghĩa của 1 từ vị được gọi là 1 nghĩa tố. SAI 89. Từ chân trong từ chân núi, chân trời là 1 ví dụ về phương thức hoán dụ. SAI 90. Từ chén trong ăn 3 chén là ví dụ về phương thức ẩn dụ. SAI 91. Xuân và hạ là 2 từ trái nghĩa. SAI 92. Ngôn ngữ phát triển theo chiều hướng phủ định cái cũ tạo ra cái mới. ĐÚNG 93. Mối quan hệ của từ với người sử dụng ngôn ngữ là nghĩa biểu thái. 94. Từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng là những từ trùng hoàn toàn về nghĩa. Chúng vẫn có những dị biệt nào đó bên cạnh những sự tương đồng. ĐÚNG 95. Lớp từ tiêu cực của tiếng việt được chia thành 2 lớp nhỏ là lớp từ mới và lớp từ cũ. ĐÚNG (Lớp từ Tích cực thì không mang sắc thái cổ cũng không mang sắc thái mới) 96. Sự thay đổi cao độ của giọng nói trong phạm vi 1 âm tiết, có tác dụng khu biệt nghĩa, được sử dụng trong tiếng việt, tiếng hán, tiếng thái, đó là thanh điệu. ĐÚNG 97. Cao và bé là 2 từ trái nghĩa. SAI 98. Các yếu tố viên, giả, sĩ, hóa .... trong tiếng việt là các bản phụ tố. ĐÚNG 99. Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa 2 thành phần phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ ngữ pháp của cả 2 có thể xác định mà không cần đặt tổ hợp dp chúng tạo nên vào kết cấu nào lớn hơn. SAI 100. Ngữ cố định định danh là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các diễn ngôn thuộc các phong cách khác nhau với chức năng chính là rào đón, đưa đẩy để nhấn mạnh hoặc liên kết. ĐÚNG