BTL HS Lan 6 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LẦN 6 GIẢNG VIÊN: HS – ThS. TRẦN VĂN THƯỢNG MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LỚP: TM44B3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ và tên

MSSV

1

Diệp Minh Toàn

1953801011303

2

Nguyễn Hà Trâm

1953801011304

3

Võ Nguyễn Bảo Trâm

1953801011305

4

Hoàng Thị Quỳnh Trang

1953801011307

5

Lê Thiên Hạnh Trang

1953801011308

6

Nguyễn Thị Ngọc Trang

1953801011309

7

Phạm Ngọc Quỳnh Trang

1953801011310

8

Phạm Thiên Trang

1953801011311

9

Bùi Thị Diễm Trinh

1953801011312

Câu 14: Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. Nhận định sai CSPL điều 17 BLHS 2015 Theo đó đồng phạm bao gồm tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. trong đó chỉ có người thực hành là trực tiếp thực hiện tội phạm. VD Như 1 cửa hàng bán xe máy hứa với tên trộm sẽ tiêu thụ xe máy mà tên đó trộm được. Người chủ của hàng không cùng thực hiện tội phạm nhưng đã tạo điều kiện để người phạm tội thực hiện tội phạm. Nên nhận định trên là sai. Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội. Nhận định: Sai. CSPL khoản 3 Điều 17 BLHS “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Như vậy, người thực hành ngoài việc tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm thì còn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người khác để họ thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi người thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp sau: Người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm. Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần. Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm. - Nhận định đúng. - Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 17 BLHS. - Giải thích: Căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS quy định: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Người giúp sức là người tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm nên hành vi giúp sức phải được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực hiện tội phạm. Những hành vi giúp che giấu tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội khi người thực hành đã thực hiện xong tội phạm, nếu

không có sự hứa hẹn trước thì không phải là hành vi giúp sức trong đồng phạm. Nên điều kiện của hành vi giúp sức là phải được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Ví dụ: Sau khi lẻn vào nhà của nạn nhân để cướp tài sản, người thực hành là A đã giết chết B. Nhưng A không biết tài sản của B để ở đâu nên gọi cho C và C chỉ chỗ cho A để lấy tài sản. Như vậy, hành vi giúp sức được thực hiện khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc. Câu 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức. - Nhận định sai - Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. Ví dụ: A rủ B và C vào trong kho của Công ty H lấy trộm một máy bơm nước. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự). Phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. (xem gtr trang 221) Câu 29: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhận định sai Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Ở đây, hành vi phòng vệ này được thực hiện khi người thực hiện hành vi xâm hại đang thực hiện hành vi đó, trong trường hợp này người bị xâm hại quyền lợi có quyền phòng vệ chính đáng. Còn phòng vệ quá muộn là khi hành vi xâm hại của người thực hiện hành vi xâm hại đó đã kết thúc, người bị xâm hại cũng không còn quyền được phòng vệ chính đáng nữa. Bài tập 10: A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công, A đứng ngoài cảnh giới, trong lúc gia đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy. B và C bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán

đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà giữ C lại. Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó.A và B thì chạy thoát. Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. 1.Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào? - Giai đoạn phạm tội chưa đạt 2. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào - Giai đoạn tội phạm hoàn thành 3.Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao? - Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 (sđ,bs 2017) thì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Vì trong trường hợp này, A, B, C đã thống nhất kế hoạch từ trước đó và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. - Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì mỗi người thực hiện tội phạm với vai trò như sau: + A là người giúp sức. + B và C là người thực hành. 4.Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao? - Trong trường hợp trên không có đồng phạm trong tội giết người vì. Căn cứ theo Khoản 1,2 Điều 17 BLHS 2015. Thì đồng phạm là trường hợp có người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Nhưng trong tình huống này kế hoạch của A, B, C chỉ là lấy trộm xe máy, không hề có ý định sẽ giết người khi bị phát hiện. Hành vi giết người do C thực hiện còn A và B không tham gia thực hiện hành vi giết con trai chủ nhà. Vì thế trong trường hợp này, không có đồng phạn trong tội giết người Bài tập 12: A đang đi trên đường thì gặp B – một thanh niên không quen biết, đã say xỉn đòi A cho điếu thuốc. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường mình nên đã rút dao giắt ở thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng với con dao găm trên tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại đối diện với B, A giằng được

con dao đâm nhiều nhát vào

ngực của B. B chết tại chỗ

Anh/ chị hãy xác định:1 1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có được khởi phát không? 2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại sao?

1.Trong tình huống trên, quyền phòng vệ được khởi phát. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 22, BLHS 2015 “Điều 22. Phòng vệ chính đáng 1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.” Trước hết có thể thấy thấy,hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải có đủ các dấu hiệu sau:” - Hành vi xâm hại các lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm cho xã hội.  Hành vi của B: rõ ràng có tính chất nguy hiểm cho xã hội vì B đã rút giao đâm A sượt qua vai, hành vi này đã xâm hại trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của A. - Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.  Hành vi của B vẫn đang diễn ra, cụ thể sau khi đâm sượt quavai của A, A bỏ chạy thì B vẫn đuổi theo với con dao trên tay. Hành vi của B chưa hề kết thúc mà vẫn đang xảy ra. - Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người bị xâm hại.  Hành vi của A: A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại đối diện với B, A giằng được con dao đâm nhiều nhát vào ngực của B. A đã tự vệ chính đáng để đẩy lùi sự tấn công của B, chống lại sự xâm hại.

- Hành vi phòng vệ chính đáng phải cần thiết với hành vi xâm hại tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Vậy có thể thấy, quyền phòng vệ được khởi phát. 2. A không phải chịu trách nhiệm về cái chết của B. Vì việc A đâm chết B là hành động cần thiết nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân trước sự đe dọa nghiêm trọng của B. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 thì A thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, mà “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” nên A không phải chịu trách nhiệm về cái chết của B. Bài tập 13: H là trạm trưởng của một trạm kiểm lâm thuộc tỉnh Q.Trong một lần đi tuần tra,trạm của H bắt được một bè gỗ khai thác trái phep nhưng không biết chủ số gỗ là ai nên H lệnh cho anh em đưa về trạm.Trưa hôm đó S là chủ số gỗ trên vác dao vào trạm và đập phá đồ đạc, dùng dao khống chế kiểm lâm và bắt trả lại số gỗ.H can lại thì bị chém 2 nhát vào tay bị thương . H vào trạm lấy sung AK và bắn một phát chỉ thiên và lệnh cho S dừng tay. S cầm dao về phía H, H chỉ sung vào người S và bắn 3 phát ở khoảng cách 3m. Hậu quả S chết ngay sau đó. Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao Hành vi của H không được xem là phòng vệ chính đáng bởi vì: S đã đập phá đồ đạc, dùng dao khống chế kiểm lâm, chém 2 nhát vào tay H làm H bị thương, sau khi H nổ súng chỉ thiên lệnh cho S dừng tay S vẫn tiếp tục cầm dao đi về phía H như vậy có hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng của H do đó quyền phòng vệ khởi phát. Tuy nhiên, hành vi chĩa súng vào người S bắn 3 phạt làm S tử vong của H không được coi là phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 là sự chống trả một cách cần thiết. Ở khoảng cách 3m, H bắn viên đạn đầu tiên từ trước ra sau xuyên đầu gối trái là một sự chống trả cần thiết để tránh S gây hại đến thân thể của mình nhưng sau đó H đã bắn 2 viên đạn từ lưng xuyên qua tim ra phía ngực (với hướng đi của đạn có thể giả thiết rằng S đã quay đi sau khi bị bắn viên đầu tiên) là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Vì vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 hành vi của H là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và H phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.