Baocao BLE [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................................... 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................................................... 2 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ BLUETOOTH LOW ENERGY ....................................... 3 1.1.

TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 3

1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC....................................... 6

1.3.

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ BLUETOOTH LOW ENERGY .................................................. 7

1.3.1.

Bluetooth Low Energy Protocol Stack .............................................................................. 7

1.3.2.

Các Kiểu Thiết Bị Bluetooth 4.0 ........................................................................................ 9

1.3.3.

Ứng dụng của Bluetooth Low Energy ............................................................................. 11

CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BLE .............................................. 13 2.1. CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ HIỆN NAY ........................................................ 13 2.2. CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ ........................................................................... 14 2.2.1. Cell of Origin (COO) / Cell ID (CID) .................................................................................... 14 2.2.2. Signal Level Triangulation ..................................................................................................... 15 2.2.3. Angle Of Arrival (AOA) ......................................................................................................... 16 2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG BLE................................... 17 2.4 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG BLE ........................................... 20 2.4.1. Các Dịch Vụ Định Vị .............................................................................................................. 20 2.4.2. Cảnh Sát Và Lính Chữa Cháy ............................................................................................... 20 2.4.3. Thư Viện, Bảo Tàng, Khu Tương Mại .................................................................................. 21 CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................... 22 3.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG ................................................................................... 22 3.2. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ................................................................................................................ 22 3.3. ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................................................... 27 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................................... 28 4.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 28 4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 29 PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 30

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá như nước ta. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu muốn phát triển thì phải tin học hoá vào tất cả các ngành các lĩnh vực. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho con người. Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp vụ khó khăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý nhanh chóng và một số nghiệp vụ được tự động hoá cao. Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường mở cửa đã mang lại nhiều cơ hội làm ăn hợp tác kinh doanh và phát triển. Các ngành công nghiệp máy tính và truyền thông phát triển đã đưa thế giới chuyển sang thời đại mới: thời đại công nghệ thông tin. Việc nắm bắt và ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội đã đem lại cho các doanh nghiệp và các tổ chức những thành tựu và lợi ích to lớn. Máy tính đã trở thành công cụ đắc lực và không thể thiếu của con người, con người có thể ngồi tại chỗ mà vẫn nắm bắt được các thông tin trên thế giới hàng ngày đó là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Các tổ chức, công ty hay các cơ quan đều phải (tính đến) xây dựng hệ thống tài nguyên chung để có thể phục vụ cho nhu cầu của các nhân viên và khách hàng. Và một nhu cầu tất yếu sẽ nảy sinh là người quản lý hệ thống phải kiểm soát được việc truy nhập sử dụng các tài nguyên đó. Một vài người có nhiều quyền hơn một vài người khác. Ngoài ra, người quản lý cũng muốn rằng những người khác nhau không thể truy nhập được vào các tài nguyên nào đó của nhau. Để thực hiện được các nhu cầu truy nhập trên, chúng ta phải xác định được người dùng hệ thống là ai để có thể phục vụ một cách chính xác nhất, đó chính là việc xác thực người dùng. Đây là một vấn đề nóng bỏng và đang được quan tâm hiện nay. Đó là một trong những nguyên nhân khiến em chọn đề tài ….

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ BLUETOOTH LOW ENERGY 1.1. TỔNG QUAN 1.1.1 Giới thiệu khái niệm về bluetooth Bluetooth là công nghệ dựa trên tần số vô tuyến sử dụng để tạo kết nối giao tiếp giữa hai loại thiết bị khác nhau trong một cự li nhất định. Có rất nhiều các thiết bị sử dụng công nghệ bluetooth như: điện thoại di động, máy tính và thiết bị hổ trợ cá nhân (PDA).

Bluetooth được thiết kế để thay thế dây cable giữa máy tính và các thiết bị truyền thông cá nhân, kết nối vô tuyến giữa các thiết bị điện tử với nhau. Bluetooth khi kích hoạt có thể tự định vị những thiết bị khác có chung công nghệ trong vùng xung quanh và bắt đầu kết nối với chúng. Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10 m–100 m Sử dụng dải tần 2.4 – 2.48GHz Một số đặc điểm nổi trội của bluetooth: - Tương thích cao - Tiêu thụ năng lượng thấp - Dễ dàng phát triển ứng dụng - An toàn và bảo mật 1.1.2 Một số thuật ngữ dùng trong bluetooth

 Piconet là tập hơp các thiết bị được kết nối thông qua kỹ thuật bluetooth theo mô hình Ad-hoc (xây dựng 1 mạng kết nối (chủ yếu là vô tuyến) giữa các thiết bị đầu cuối mà không cần phải dùng các trạm thu phát gốc (BS).)  Scatternet là 2 hay nhiều Piconet độc lập và không đồng bộ kết hợp lại truyền thông với nhau  Master unit: master thiết lập bộ đếm xung, quyết định số kênh truyền thông và kiểu bước nhảy để đồng bộ tất cả các thiết bị trong cùng piconet mà nó đang quản lý  Slaver unit là các thiết bị còn lại trong piconet mà không phải là master Có 4 trạng thái chính của 1 thiết bi bluetooth trong piconet    

Inquiring device: đang phát tín hiệu tìm thiết bị Inquiring scanning device: nhận tín hiệu inquiring và trả lời Paging device: phát tín hiệu yêu cầu kết nối Page scanning device: nhận yêu cầu kết nối

Chế độ kết nối:  Active mode: thiết bị bluetooth tham gia vào hoạt động của mạng  Sniff mode: là 1 chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị đang ở trong trạng thái active, thiết bi slave nhận tín hiệu từ mạng với tần số giảm hay nói cách khác là giảm công suất  Hold mode: là 1 chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị đang ở trong trạng thái active, đây là chế độ tiết kiệm năng lượng trung bình  Park mode: là chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị vẫn còn trong mạng nhưng không tham gia vào quá trình trao đổi dữ liệu (inactive), đây là chế độ tiết kiệm năng lượng nhất 1.1.3. Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth  Điều khiển và giao tiếp không giây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây.  Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông.  Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn nhưchuột, bàn phím và máy in.  Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thức OBEX (dùng trao đổi các dữ liệu vật lý như tập tin, hình ảnh và cả các dạng nhị phân).  Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.  Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.  Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng Bluetooth khác.

 Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử như Wii - Máy chơi trò chơi điện tử thế hệ 7 của Nintendo[1] vàPlayStation 3 của Sony.  Kết nối Internet cho PC hoặc PDA bằng cách dùng điện thoại di động thay modem. 1.1.4. Sơ lược về các “thế hệ” Bluetooth Theo Wikipedia, thuật ngữ “Bluetooth” (có nghĩa là “răng xanh”) được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch, vua Harald Bluetooth, người Viking nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau. Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson (hiện nay là Sony Ericsson và Ericsson Mobile Platforms), và sau đó được chuẩn hoá bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG). Chuẩn được phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1999. Ngày nay được công nhận bởi hơn 1800 công ty trên toàn thế giới. Được thành lập đầu tiên bởi Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, sau đó cùng có sự tham gia của nhiều công ty khác với tư cách cộng tác hay hỗ trợ. Bluetooth có chuẩn là IEEE 802.15.1. Bluetooth 1.0. Tháng 7/1999, phiên bản Bluetooth 1.0 đầu tiên được đưa ra thị trường với tốc độ kết nối ban đầu là 1Mbps. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ kết nối của thế hệ này chưa bao giờ đạt quá mức 700Kbps. Phiên bản này còn khá nhiều lỗi và các nhà sản xuất đã rất khó khăn khi tích hợp nó với các sản phẩm công nghệ. Bluetooth 1.1. Năm 2001, phiên bản Bluetooth 1.1 ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của công nghệ Bluetooth trên nhiều lĩnh vực khác nhau với sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất mới. Cũng trong năm này, Bluetooth đươc bình chọn là công nghệ vô tuyến tốt nhất năm. Bluetooth 1.2. Ra mắt vào tháng 11/2003, Bluetooth 1.2 bắt đầu có nhiều tiến bộ đáng kể. Chuẩn này hoạt động dựa trên nền băng tần 2.4 Ghz và tăng cường kết nối thoại. Motorola RARZ là thế hệ di động đầu tiên tích hợp Bluetooth 1.2. Bluetooth 2.0 + ERD. Một năm sau, vào tháng 11/2004, công nghệ Bluetooth 2.0 + ERD đã bắt đầu nâng cao tốc độ và giảm thiểu một nửa năng lượng tiêu thụ so với trước đây. Tốc độ của chuẩn Bluetooth lên đến 2.1 Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải – ERD (enhanced data rate), song ERD vẫn chỉ là chế độ tùy chọn, phụ thuộc vào các hãng sản xuất có đưa vào thiết bị hay không. Năng lượng sử dụng của kết nối Bluetooth chỉ còn tiêu hao một nửa so với trước. Các thiết bị tiêu biểu ứng dụng Bluetooth 2.0 + ERD là: Apple iPhone, HTC Touch Pro và T-Mobile’s Android G1. Bluetooth 2.1 + ERD. Đây chính là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0. Bluetooth 2.1 có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Chuẩn này chủ yếu đã được sử dụng trong trong điện thoại, máy tính và các thiết bị di động khác. Tuy nhiên, Bluetooth 2.1 không cho phép truyền các file lớn với tốc độ cao. Do đó, nếu người dùng muốn chuyển

các file dung lượng lớn đến 1-2GB từ máy tính sang điện thoại thì chỉ có thể kết nối hai thiết bị này bằng dây cắm USB hoặc bằng thẻ nhớ . Bluetooth 3.0 + HS: Tháng 4/2009, Bluetooth 3.0 - thế hệ "siêu tốc" chính thức ra mắt. Bluetooth 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng Bluetooth – High Speed, tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên. Chuẩn này giúp các thiết bị tương tác tốt hơn, tăng cường năng lực kết nối giữa các cá nhân với nhau và tiết kiệm pin nhờ chức năng điều khiển năng lượng nâng cao. Đặc biệt, nó có thể dò tự động các thiết bị gần kề và chuyển trực tiếp sang mạng Wi-Fi nếu các thiết bị đó có kết nối Wi-Fi. Tuy nhiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m. Bluetooth 4.0: Đây là phiên bản mới nhất của Bluetooth vừa được tổ chức SIG thông qua. Bluetooth 4.0 có nhiều đặc điểm chung với chuẩn 3.0, nhưng ngoài khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao lên tới 25 Mb/giây, Bluetooth 4.0 còn bổ sung thêm khả năng truyền dữ liệu dung lượng nhỏ trong phạm vi ngắn (8-27 byte tốc độ 1Mbps) với mức tiêu thụ điện năng rất thấp giúp tiết kiệm năng lượng so với chuẩn cũ. Bluetooth 4.0 nhiều khả năng sẽ dành cho các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và an ninh, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay theo dõi sức khỏe, hoặc trang bị cho các bộ cảm biến nhiệt độ, nhịp tim, thể thao, và các thiết bị sử dụng tại gia. Tổ chức Continua Health Alliance đã đồng ý chọn lựa Bluetooth 4.0 làm công nghệ truyền dữ liệu cho những thiết bị y tế di động tương lai. Dự kiến các thiết bị sử dụng chuẩn bluetooth 4.0 sẽ ra mắt trong quý IV năm nay. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng, quá lạm dụng thiết bị Bluetooth sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ do sóng radio gây ra. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về “Định vị trong nhà sử dụng công nghệ Bluetooth Low Energy”. Trong [3, 4] tác giả đã nghiên cứu về phương pháp định vị trong nhà sử dụng Bluetooth Low Energy Beacons, việc định vị trong nhà đã trở thành chủ đề nghiên cứu quan trọng và có nhiều ứng dụng trong Internet of Things, sử dụng BLE đã được hỗ trợ hầu hết trong các thiết bị thông minh và có các ưu điểm như: Kích thước nhỏ, giá thành thấp, tiết kiệm năng lượng,… Trong [5] thì tác giả đi sâu nghiên cứu chủ yếu công nghệ định vị trong nhà như: "Wi-Fi indoor positioning" và "Bluetooth beacons" từ đó đưa ra được những ưu điểm thiết thực của công nghệ định vị trong nhà sử dụng BLE. Bài báo [6, 7] là nghiên cứu cho thấy tính chính xác khi sử dụng BLE trong định vị vị trí trong nhà, bài viết đã đưa ra các thuật toán và kết quả thực nghiệm để chứng minh về tính hiệu quả của công nghệ này.

1.3. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ BLUETOOTH LOW ENERGY 1.3.1. Bluetooth Low Energy Protocol Stack 1.3.1.1. Giới thiệu về BLE Trước đây, một trong những lý do khiến người ta ngại bật bluetooth là vì nó đốt pin khá nhiều, lại gây nóng máy nếu hoạt động liên tục. Tuy nhiên, Bluetooth 4.0 đã khắc phục được nhược điểm này. Một trong những cải thiện vượt trội nhất của BLE là gần như máy không bị tiêu hao pin dù bạn có bật liên tục. Ngày 30/6/2010 Bluetooth SIG đã đưa ra Bluetooth phiên bản 4.0 là sự kết hợp của 3 giao thức nhỏ là “classic Bluetooth” (Bluetooth 2.1 và 3.0), “Bluetooth high speed” (Bluetooth 3.0 +HS) và “Bluetooth low energy – Bluetooth năng lượng thấp” (Bluetooth Smart Ready/Bluetooth Smart).

"Bluetooth low energy" là một phần của Bluetooth 4.0 với một giao thức hoàn toàn mới để những kết nối đơn giản được thực hiện nhanh chóng. Nó là một sự chuyển đổi những giao thức tiêu chuẩn của Bluetooth 1.0 vào 4.0 nhằm phục vụ cho những ứng dụng năng lượng cực thấp. Điều này cho phép giảm đáng kể điện năng tiêu thụ, qua đó kéo dài thời lượng pin các thiết bị di động, một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Sự ra đời của BLE xảy ra trong khi các giải pháp không dây năng lượng thấp khác, chẳng hạn như ZigBee, 6LoWPAN hoặc Z-Wave, đã liên tục đạt được đà trong các lĩnh vực ứng dụng yêu cầu kết nối đa mạng. Tuy nhiên, BLE tạo thành một giải pháp đơn lẻ áp dụng cho một không gian sử dụng khác nhau trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, điện tử tiêu dùng, năng lượng thông minh và bảo mật. 1.3.1.2. Bluetooth Low Energy Protocol Stack Giống như trong Bluetooth classic, BLE Protocol Stack bao gồm hai phần chính: Bộ điều khiển và Máy chủ. Bộ điều khiển bao gồm Lớp vật lý và Lớp liên kết và thường được

triển khai dưới dạng một Hệ thống nhỏ trên chip (SOC) với một bộ phát tín hiệu tích hợp. Máy chủ chạy trên bộ xử lý ứng dụng và bao gồm chức năng lớp trên, tức là Giao thức điều chỉnh và điều chỉnh liên kết logic (L2CAP), Giao thức thuộc tính (ATT), Hồ sơ thuộc tính chung (GATT), Giao thức quản lý bảo mật (SMP) và Hồ sơ truy cập chung (GAP). Giao tiếp giữa Máy chủ và Bộ điều khiển được chuẩn hóa là Giao diện Bộ điều khiển Máy chủ (HCI). Cuối cùng, cấu hình non-cores (nghĩa là chức năng lớp ứng dụng không được xác định bởi thông số kỹ thuật Bluetooth) có thể được sử dụng trên đầu Máy chủ.  Bộ điều hiển (Controller): Là các lớp dưới của Bluetooth Protocol Stack, bao gồm chức năng truyền nhận radio.  Phần chủ (Host): Các lớp trên của Bluetooth Protocol Stack.  Khối giao diện (Interface): Làm nhiệm vụ kết nối giữa phần chủ và bộ điều khiển. Cấu trúc được mô tả như trong hình 1.1.

Hình 1.1: Cấu trúc Bluetooth Low Energy 4.0 Bộ điều khiển bao gồm các lớp vật lý (Physical Layer), lớp liên kết (Link Layer) và thường được tích hợp vào trong một con chip nhỏ cùng với bộ phát sóng (System on Chip - SOC). Phần Host chạy trên một bộ xử lý ứng dụng và bao gồm các khối chức năng trên lớp bao gồm:

 Logical Link Control and Adaptation Protocol (L2CAP): Nhiệm vụ chính của L2CAP là để dồn các kênh dữ liệu của ba lớp giao thức cao hơn bao gồm ATT, SMP và Link Layer.  Attribute Protocol (ATT): ATT là giao thức dùng để truyền thông giữa hai thiết bị hoạt động trên mô hình chủ (server) và khách (client). Server lưu trữ tập hợp các thuộc tính của dữ liệu, một thuộc tính là một cấu trúc dữ liệu lưu trữ các thông tin do GATT quản lý. Client có thể truy cập vào các thuộc tính của máy chủ bằng cách gửi yêu cầu truy xuất đến server.  Generic Attribute Profile (GATT): GATT là khung dữ liệu được sử dụng để ATT trao đổi các đặc tính từ thiết bị này đến thiết bị khác. Đặc tính đó là một tập hợp dữ liệu bao gồm giá trị và thuộc tính của dữ liệu.  Security Manager Protocol (SMP): BLE cung cấp các dịch vụ bảo mật để bảo vệ sự trao đổi thông tin giữa hai thiết bị kết nối với nhau. Các thông tin được bảo mật bằng hình thức mã hóa và xác thực có độ tin cậy cao.  Generic Access Profile (GAP): GAP được sử dụng để ghép nối và kết nối thông tin với các thiết bị khác. Ba khối chính của một thiết bị Bluetooth được tích hợp vào phần cứng theo nhiều kiểu khác nhau, dưới đây là 3 kiểu cấu hình phần cứng như hình dưới:

Hình 1.2: Các kiểu cấu hình phần cứng 1.3.2. Các Kiểu Thiết Bị Bluetooth 4.0 1.3.2.1. Các kiểu thiết bị

Hình 1.3. Các kiểu thiết bị bluetooth 4.0 Như hình trên thì ta thấy, thiết bị BLE gồm hai loại là Bluetooth Smart và Bluetooth Ready.  Bluetooth Smart (Single Mode): Chỉ có thể giao tiếp với thiết bị Bluetooth Smart hoặc Bluetooth Smart Ready.  Bluetooth Smart Ready (Dual Mode): Có thể giao tiếp được các loại thiết bị Bluetooth như Bluetooth Smart, Bluetooth Smart Ready và Classic Bluetooth. 1.3.2.2. Vấn đề tương tác Bluetooth smart chỉ hoạt động ở chế độ đơn tần ( single radio) hướng đến khả năng phát tín hiệu cho các thiết bị trong lĩnh vực y tế ( đo nhịp tim…) thông qua một cảm biến tích hợp, các thông tin thu được chỉ có thể được gửi qua thiết bị có Bluetooth Smart Ready. Các thiết bị Bluetooth smart sẽ không có tốc độ cao như 3.0 nhưng bù lại chúng tiêu thụ năng lượng rất thấp, pin của chúng thậm chí chỉ hoạt đông trong vài năm. Trong khi đó, phiên bản Bluetooth smart ready hoạt động ở hai dãy tín hiệu (dual radio) lại hội đủ các điều kiện trên và hoàn toàn tương thích ngược với 3.0.Thiết bị Bluetooth Smatr Ready có thể vừa kết nối với các thiết bị Bluetooth thông thường vừa có khả năng nhận dữ liệu truyền tải từ các thiết bị Bluetooth smart.Các thiết bị chuẩn Bluetooth smart ready gồm điện thoại, máy tính bảng, tivi và PC và đã được triển khai trên iphone 4s, Mac Mini, Macbook Air. Mỗi chuẩn thiết bị khác nhau đều có sự tương thích khác nhau. Với thiết bị gắn nhãn Bluetooth Smart Ready nó có thể dùng cho các thiết bị thuộc nhãn Bluetooth Smart

Ready,Bluetooth smart và Bluetooth.Trong khi đó Bluetooth chỉ tương thích với Bluetooth, Bluetooth Smart ready và nhãn Bluetooth Smart chỉ có thể tương thích với Bluetooth Smart Ready mà thôi. Để hiểu rõ hơn về khả năng tương thích giữa các thiết bị Bluetooth 4.0, có thể tham khảo thêm bảng dưới đây:

1.3.3. Ứng dụng của Bluetooth Low Energy Nhờ những cải tiến tuyệt vời đó, Bluetooth 4.0 được sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều thiết bị công nghệ khác nhau, từ smartphone cho tới vòng đeo tay theo dõi sức khỏe...Và trong tương lai, Bluetooth LE hứa hẹn sẽ là chìa khóa để mở ra cánh cửa đón chúng ta vào "ngôi nhà thông minh" và Internet Of Things. Ngoài ra Bluetooth 4.0 còn tương thích với công nghệ giao tiếp phạm vi gần (NFC – Near Field Communication) phục vụ nhu cầu thanh toán điện tử mới trong tương lai. Đặc điểm chung của các sản phẩm sử dụng BLE là khả năng kết nối liên tục và trực tiếp với Smartphone mà không tiêu tốn nhiều năng lượng của cả thiết bị lẫn điện thoại. Khắc phục được vấn đề về năng lượng và khoảng cách, BLE được đánh giá sẽ là phương thức kết nối của tương lai. Dưới đây là một vài ứng dụng của Bluetooth 4.0 trên những sản phẩm mà chúng ta sử dụng tới hàng ngày.

Nhà thông minh (Smart Home) Ứng dụng BLE để điều khiển máy lạnh, TV, đèn, máy giặt… nói chung là mọi thiết bị trong ngôi nhà của bạn. Biến chiếc mobile của bạn thành chiếc remote đa năng, điều khiển đủ mọi thứ trong nhà IBeacon Công nghệ iBeacon được phát triển dựa trên BLE. Một trong những ứng dụng của iBeacon, giả sử bạn đang đi dạo trong một trung tâm mua sắm, mỗi gian hàng sẽ có một thiết bị iBeacon để giao tiếp với điện thoại của bạn để biết bạn đến mỗi gian hàng bao lâu, xem món hàng nào nhiều, có gian hàng nào ghé hơn 2 lần trong cùng lúc ấy. Dựa trên những hành vi ấy để xét đoán mức độ quan tâm của bạn để đưa ra những ưu đãi đặc biệt để tác động đến hành động của hàng của bạn. Quản lý trẻ nhỏ, thú cưng, chống quên vật dụng cá nhân Nếu bạn đi siêu thị và dắt theo con nhỏ hoặc dẫn thú cưng đi dạo chơi công viên mà sợ bị lạc các tình yêu này thì có thể sắm thêm một thiết bị tròn tròn nho nhỏ có đường kính tầm 2 đến 3cm gắn vào các bạn ấy rồi cứ thoải mái cho các bạn ấy tung tăng, hễ cứ xa bạn 10m (hoặc 1m, 5m, hoặc xa hơn, tùy chúng ta tùy chỉnh) là sẽ có một báo động dưới dạng âm thanh hoặc rung (hoặc cả hai) để bạn nhận diện Bạn cũng có thế dùng theo cách thức tương tự cho các vật dụng cá nhân như ví, chìa khóa… theo hình thức pair (kết nối hai thiết bị lại, còn gọi là kết nối theo cặp) với ĐTDĐ của bạn. Giả sử bạn để quên ví hay chìa khóa ở quán café mà đã đi ra ngoài thì điện thoại của bạn sẽ hú inh ỏi lên hoặc quên điện thoại mà tay thì tung tăng cầm chìa khóa thì xâu chìa khóa của bạn sẽ rung lên báo hiệu là bạn để quên gì đó.

CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BLE 2.1. CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ HIỆN NAY Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu về các phương pháp định vị trong nhà, mỗi phương pháp đều có một công nghệ đi kèm với nó. Trong nghiên cứu [11] liệt kê một số công nghệ dùng trong quá trình định vị trong nhà như sau: Công nghệ định vị sử dụng tia hồng ngoại: Công nghệ này xác định khoảng cách từ thiết bị phát tia hồng ngoại tới thiết bị thu tia hồng ngoại. Với 3 nguồn phát tia hồng ngoại ở 3 vị trí khác nhau, thiết bị thu có thể xác định được vị trí của mình. Điểm yếu của công nghệ này là tia hồng ngoại có sức lan tỏa yếu, dễ bị hấp thụ bởi các môi trường khác, khó có khả năng phát tia hồng ngoại ở bán kính trên 5m. Công nghệ định vị sử dụng sóng siêu âm: công nghệ này có điểm yếu là sử dụng sóng siêu âm, thiết bị thu phát có mức giá cao nên không thể áp dụng trong đa số các trường hợp. Công nghệ định vị sử dụng Bluetooth: công nghệ này có mức phổ biến cao hơn so với 2 công nghệ trước. Bluetooth được sử dụng phổ biến trong các điện thoại thông minh nhưng lại không phổ biến ở các thiết bị cầm tay khác do vậy đó là một trong những nhược điểm của công nghệ này.

Hình 2.1. Các công nghệ định vị trong nhà 2.1.1. Định vị trong nhà sử dụng công nghệ BLE Một hệ thống định vị trong nhà (Indoor Positioning System – IPS) là hệ thống được xem xét ở môi trường định vị bên trong một tòa nhà. Các vị trí của người sử dụng hoặc các thiết bị của họ trong mạng cá nhân (Personal Network – PN) có thể được xác định bằng cách đo vị trí của các thiết bị di động của họ trong nhà.

Có nhiều loại cảm biến được được sử dụng để phát hiện các tính hiệu điện từ do tính chất của từng loại công nghệ là khác nhau. Các thiết bị cảm biến sẽ chuyển đổi các tín hiệu thu được sang các giá trị về khoảng cách hoặc góc. Từ đó có thể xác định được vị trí của thiết bị di động trong nhà dựa trên thuật toán được xây dựng sẵn. Có một điểm khó khăn của việc định vị trong nhà là sự thay đổi ôi trường liên tục, các thiết bị trong nhà luôn thay đổi vị trí, tác động tới sự lan tỏa của tín hiệu. Đó là lý do lớn ngăn cản một hệ thống định vị trong nhà áp dụng trên các môi trường khác nhau. Việc sử dụng công nghệ Bluetooth Low Energy cho phép kết nối các thiết bị tạo thành các mạng cá nhân không dây (Wireless Personal Area Network – PANs), giúp hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định. Bluetooth có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10m – 100m, trong giải tần số 2,4 GHz. 2.2. CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ 2.2.1. Cell of Origin (COO) / Cell ID (CID) Đây là công nghệ đơn giản nhất để tìm vị trí của thiết bị, với công nghệ này chúng ta có thể dễ dàng xác định các điểm truy cập (Access Point – AP) mà hiện tại thiết bị cần tìm vị trí đang các kết nối vào. Các thông tin dùng để tính toán vị trí của một thiết bị di động là những tính hiệu nhận được từ trung tâm điện thoại hoặc từ các điểm nhận tín hiệu (ví dụ Beacons BLE). Bằng việc sử dụng thông tin về vị trí của các trạm phát và mức cường độ tín hiệu thu được thì ta sẽ xác định được vị trí của thiết bị.

Hình 2.2: Công nghệ định vị Cell of Origin Độ chính xác của công nghệ này phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của các trung tâm phát tín hiệu. Ví dụ, với mạng GSM một trạm phát có thể phát tín hiệu trong phạm vi có bán kính hàng trăm mét đến vài chục kilomet, do đó một máy điện thoại được xác định là đang sử dụng sóng của trạm phát đó sẽ được xác định nằm trong khu vực phát sóng của nó. Ưu điểm:  Chi phí thấp  Đáp ứng nhanh chóng, khả năng xác định vị trí nhanh.  Hệ thống định vị sử dụng các thiết bị phổ biến. Khuyết điểm:  Độ chính xác thấp vào phụ thuộc vào mật độ và khoảng cách của các trạm thu phát. 2.2.2. Signal Level Triangulation Trong công nghệ này, vị trí của thiết bị cần định vị được xác định bằng cách sử dụng mức cường độ tín hiệu giảm xuống khi khoảng cách giữa AP và thiết bị di động tăng lên. Trong điều kiện môi trường lý tưởng, mức cường độ tín hiệu bằng nhau phát ra từ một AP sẽ có dạng hình tròn. Nếu biết được mối quan hệ giữa các mức cường độ sóng và khoảng

cách giữa AP với thiết bị di động thì khoảng cách giữa AP và thiết bị di động sẽ được xác định.

Hình 2.3: Công nghệ định vị trong nhà Signal Level Triangulation Như vậy thiết bị di động sẽ nằm trên đường tròn có bán kính là khoảng cách đã được xác định với ba AP, thiết bị sẽ được xác định bằng 3 vòng tròn như trên hình vẽ. Tuy nhiên, môi trường thực tế không phải là môi trường lý tưởng, do đó sóng phát ra từ AP sẽ không phải là hình tròn, sóng không phát đồng đều theo mọi hướng do vậy kết quả từ phương pháp này sẽ có sai số trong thực tế. 2.2.3. Angle Of Arrival (AOA) Trong công nghệ AOA [13], các trạm thu phát được trang bị một chuỗi các anten liên tiếp thì góc nhìn tới thiết bị di động của một trạm phát sẽ xác định được. Dựa trên số đo về góc nhìn của 2 trạm phát, vị trí của thiết bị di động hoàn toàn có thể xác định (như hình 2.4). Phương pháp này yêu cầu trạm phát phải có hệ thống anten liên hoàn trong khi đó các trạm phát thông thường không cần đáp ứng yêu cầu đó. Ngoài ra, phương pháp này chỉ đúng khi sóng truyền theo từ đường thẳng từ trạm phát đến thiết bị di động. Do vậy môi

trường không đồng nhất hoặc bị phản xạ sóng thì kết quả thu được từ phương pháp này sẽ không đảm bảo độ chính xác. Ưu điểm:  AOA hỗ trợ hầu hết các thiết bị cầm tay. Khuyết điểm:  Các trạm thu phát cần phải nâng cấp thiết bị phù hợp.  Yêu cầu phần cứng lớn và phức tạp.

Hình 2.4: Công nghệ định vị Angle of Arrival 2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG BLE Các thiết bị Bluetooth kết nối với nhau thành mạng Ad-hoc Network (MANET) thông qua các nút phát sóng (Nodes Broadcasting), việc kết nối thành mạng Ad-hoc giúp hệ thống định vị tự động cập nhật sự thay đổi vị trí [12]. Vị trí của một người hoặc là một vật thể như là hàng hóa, sẽ được theo dõi và định vị trị trí dựa trên một thiết bị di động (hầu hết là các Smartphone), một ứng dụng sẽ dựa trên các tín hiệu nhận được từ các nút BLE thiết bị này sẽ gửi ra các mã nhận dạng ID của nó, mỗi nút cung cấp vùng tín hiệu bao phủ khoảng 15m và khoảng cách kết nối giữa các nút là 6m. Vị trí của các nút giả sử tại các vị trí (X1 , Y1), (X2, Y2)…(X5, Y5). Cường độ tín hiệu nhận được sẽ truyền đến một đám mây lưu trữ và sử dụng thuật toán Signal Level Triangulation để đưa ra vị trí chính xác của đối tượng đang di chuyển

trong nhà. Trong [1, 2] tác giả dựa trên mô hình truyền sóng phổ biến để mô tả mối quan hệ giữa cường độ tín hiệu và khoảng cách. Theo đó thì cường độ tín hiệu nhận được RSSI được định nghĩa theo chuẩn IEEE 802.11, là tỉ số của công suất truyền và công suất nhận tính theo đơn vị dBm RSSIdBm= -10.n.log10(d) + A Trong đó: n là hằng số tín hiệu truyền sóng d là khoảng cách từ người gửi A là cường độ tín hiệu nhận được từ khoảng cách 1m Từ công thức trên ta có thể đưa ra được mối quan hệ giữa khoảng cách d và RSSI như sau: dm=10(RSSI – A)/(-10.n)

Hình 2.5: Sử dụng thuật toán Triangulation để xác định vị trí của thiết bị Với mô hình này, chúng ta có thể xác định vị trí bằng cách sử dụng thuật toán Triangulation. Đối với mỗi vị trí của những nút thu phát chúng ta sẽ có được một tập hợp

bảng danh sách cường độ tín hiệu từ các nút có vị trí vật lý khác nhau (X1, Y1), (X2, Y2)…(X5, Y5). Các vị trí được đưa ra từ bởi một điểm truy cập duy nhất thường sẽ có mức cường độ tín hiệu thu nhận khác nhau vì sự thay đổi liên tục của môi trường, theo công thức trên thì với sự thay đổi này sẽ làm cho cường độ tín hiệu nhận được tại khoảng cách dm thay đổi. Nếu mức tín hiệu từ ba trạm gốc khác nhau thì vị trí của thiết bị di động sẽ là vị trí xấp xỉ của giao điểm ba đường tròn. Việc bổ sung nhiều hơn các điểm truy cập giúp chúng ta tính toán được khoảng cách với sự gia tăng độ chính xác cao hơn. Hình 2.5 mô tả việc sử dụng thuật toán Triangulation để xác định vị trí của thiết bị, giả sử rằng thiết bị thông minh có khả năng xác định chính xác khoảng cách ri với i € {1, 2, 3}, một vòng tròn có bán kính ri sẽ được vẽ quanh mỗi nút phát. Giao điểm của ba vòng tròn có bán kính r1, r2, r3 sẽ xác định được vị trị cần tìm tại (X5, Y5) nhờ việc giải hệ phương trình sau đây: (x – x1)2 + (y – y1)2= r12 (x – x2)2 + (y – y2)2 = r22 (x – x3)2 + (y – y3)2 = r32 Trong nghiên cứu [2] tác giả đã thực hiện dự án định vị trong nhà với BLE, với những thông số kỹ thuật phần cứng bên dưới và đã đưa ra được mối quan hệ về khoảng cách với mức cường độ tín hiệu nhận được RSSI. Qua đó khi khoảng cách càng xa thì mức cường độ tín hiệu nhận được sẽ càng giảm (hình 2.6). Phần cứng được tạo thành từ hai phần sau: - Khối truyền (Transmission Unit):  Các nút phát tính hiệu CC2540 (Bluetooth Technology 4.0)  Nguồn nuôi 3.7V (Battery)  Led (Indicator) CC2540 sản xuất từ Texas Instrument Microcontroller, với các ưu điểm mang lại như tiêu tốn công suất thấp, độ ổn định cao. Các nút phát này có khả năng phát ra khung tín hiệu trong khoảng thời gian 400ms. - Khối nhận (Receiver Unit): Sử dụng các thiết bị thông minh có hỗ trợ công nghệ Bluetooth 4.0 để đo mức cường độ tín hiệu RSSI sau đó sử dụng thuật toán tam giác để tìm ra vị trí của đối tượng gần nhất.

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa khoảng cách và RSSI 2.4 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH VỊ TRONG NHÀ SỬ DỤNG BLE Trong nghiên cứu [11] tác giả đã đưa ra các ứng dụng định vị trong nhà sử dụng công nghệ BLE như sau: 2.4.1. Các Dịch Vụ Định Vị Việc sử dụng định vị trong nhà giúp tìm kiếm địa điểm trong các văn phòng, tòa nhà lớn, trường đại học, khu trung tâm và quản lý vị trí các vật dụng trong nhà một cách nhanh chóng, thuận tiện. Trong bệnh viện hệ thống định vị được sử dụng để theo dõi bệnh nhân, y tá, bác sĩ hay thậm chí là định vị các thiết bị dụng cụ đắt tiền trong bệnh viện. Theo dõi hành lý tại các sân bay, giao nhận, vận chuyển hàng hóa. 2.4.2. Cảnh Sát Và Lính Chữa Cháy Định vị trong nhà có khả năng cung cấp lợi ích quan trọng trong việc thực thi pháp luật, dịch vụ cứu hộ và chữa cháy, ví dụ như việc phát hiện vị trí của lính cứu hỏa đang thực hiện công việc của họ trong những căn nhà đang cháy dữ dội. Cảnh sát sẽ dễ dàng truy bắt các tên cướp giật nếu như các vật có giá trị được gắn thẻ định vị. Hoặc sử dụng định vị để phát hiện vị trí của những chú chó cảnh sát đang tìm chất nổ tại một vị trí nào đó trong tòa nhà rộng lớn.

Hình 2.7: Các ứng dụng định vị trong nhà. 2.4.3. Thư Viện, Bảo Tàng, Khu Tương Mại Có rất nhiều ứng dụng của công nghệ định vị trong nhà được sử dụng trong các vị trí này chẳng hạn như trong bảo tàng hoặc trong các hội chợ, hệ thống định vị có thể giúp chúng ta tìm chính xác vị trí của gian hàng bán sản phẩm đang cần tìm, theo dõi, giám sát số lượng khách vào cổng. Chỉ ra vị trí chính xác của các quyển sách trong thư viện hoặc các trang phục cần bán kèm với thông tin khuyến mãi chi tiết đến cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Tìm người hay tìm chỗ mua sắm, hỗ trợ đỗ xe trong nhà.

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG 3.1.1. Giới thiệu MATLAB là một bộ chương trình phần mềm lớn dành cho tính tóan kỹ thuật. ta có thể dùng MATLAB để:       

Tính toán. Phát triển thuật toán. Thu thập dữ liệu. Mô hình và mô phỏng. Phân tích dữ liệu. Vẽ đồ thị. Giao diện đồ họa.

MATLAB là tên viết tắt từ “MATrix LABoratory”. Như tên của phần mềm cho thấy, phần cốt lõi của phần mềm là dữ liệu được lưu dưới dạng array (ma trận) và các phép tính tóan ma trận, giúp việc tính tóan trong MATLAB nhanh và thuận tiện hơn so với lập trình trong C hay FORTRAN. Đặc biệt, khả năng tính tóan của MATLAB có thể dễ dàng được mở rộng thông qua các bộ toolbox. Toolbox là tập hợp các hàm MATLAB (M-file) giúp giải quyết một bài tóan cụ thể. MATLAB gồm 5 phần chính:  Development Environment: là một bộ các công cụ giúp ta sử dụng các hàm và tập tin của MATLAB. Nó bao gồm: MATLAB desktop, Command Window, a command history, an editor, debugger, browsers for viewing help, the workspace, files, the search path.  MATLAB Mathematical Function Library: tập hợp các hàm tóan học như sum, sine, số học, v.v.  MATLAB Language (scritp): ngôn ngữ lập trình bậc cao.  Graphics: các công cụ giúp hiễn thị dữ liệu dưới dạng đồ thị. Ngòai ra nó còn cho phép xây dựng giao diện đồ họa.  MATLAB Application Program Interface (API): bộ thư viện cho phép ta sử dụng các hức năng tính tóan của MATLAB trong chương trình C hay FORTRAN.

3.1.2. Giao diện Command Window: Đây là cửa sổ làm việc chính của MATLAB. Tại đây ta thực hiện tòan bộ việc nhập dữ liệu và xuất kết quả tính tóan. Dấu nháy >> báo hiệu chương trình sẵn sàng cho việc nhập dữ liệu. Ta kết thúc việc nhập dữ liệu bằng cách nhấn phím Enter. MATLAB sẽ thực thi dòng lệnh mà ta nhập vào Command Window và trả kết quả trong Command Window. Command History: Lưu lại tất cả các lệnh mà ta đã nhập vào trong Command Window. Ta có thể xem lại tất cả các lậnh bằng cách dùng scroll bar, hay thực hiện lại lệnh đó bằng cách nhấp kép lên dòng lệnh. Ngòai ra ta còn có thể cut, paste, delete các lệnh. Workspace browser: trong MATLAB các dữ liệu được lưu trong biến. Workspace browser liệt kê tất cả các biến mà ta đang sử dụng trong MATLAB. Nó cung cấp thông tin về kích thước, loại dữ liệu. Ta có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu bằng cách nhấn kép vào biến để hiễn thị Array editor. Launch pad: cho phép người dùng truy cập nhanh vào các bộ Toolbox, phần Help. Editor: dùng để sọan thảo và debug các M-file của MATLAB. Current Directory Browser: xem các file trong thư mục hiện hành.

Hình 3.1. MATLAB desktop

Hình 3.2. MATLAB preference dialog

Hình 3.3. m-file editor 3.1.3. Một số thao tác cơ bản trong MATLAB Trong MATLAB, thanh trình đơn thay đổi tùy theo cửa sổ mà ta lựa chọn. Tuy vậy các trình đơn File, Desktop, Window, Help có mặt hầu hết trong các thanh trình đơn. Trình đơn File:      

New: tạo một đối tượng mới (biến, m-file, figure, model, GUI). Open: mở một file theo định dạng của MATLAB (*.m, *.mat, *.mdl) Import data…: nhập dữ liệu từ các file khác vào MATLAB. Save workspace…: lưu các biến trong MATLAB vào file *.mat. Set path: khai báo các đường dẫn của các thư mục chứa các m-file. Preferences: thay đổi các định dạng về font, font size, color cũng như các tùy chọn cho Editor, Command Window v.v.  Page Setup: định dạng trang in.  Print: in.

Trình đơn Desktop:  Desktop layout: sắp xếp các cửa sổ trong giao diện.  Save layout: lưu cách sắp xếp cửa sổ. Trình đơn Window dùng để kích họat (activate) cửa sổ. Nút Start cung cấp shortcut tới các công cụ trong MATLAB

3.2. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

3.3. ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1. KẾT LUẬN "Hệ thống định vị trong nhà sử dụng công nghệ Bluetooth Low Energy" đã đem lại sự đột phá mới trong hệ thống định vị trong nhà. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình hay trong các khu công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Hơn nữa, khi sử dụng BLE tầm gần sẽ giúp hệ thống ít bị ảnh hưởng bởi các thiết bị đặt trong môi trường hoạt động của nó như: WLAN, GSM, radio,… do đó công nghệ BLE sẽ trở thành một công nghệ của tương lai trong việc định vị vị trí trong nhà. 4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ngoài những ưu điểm nỗi bật trên thì các yếu tố cần thiết để phát triển cho hệ thống định vị trong nhà: Hiệu quả hoạt động: Hệ thống định vị hoạt động tốt phải đưa ra thông tin vị trí một cách chính xác. Các tiêu chuẩn khác để đo hiệu quả hoạt động là độ trễ, năng lực hoạt động, độ bao phủ và tính mở rộng của hệ thống. Yêu cầu của ứng dụng: Các yêu cầu chình là sự gọn nhẹ, tính hiệu quả và tính khả thi. Các yêu cầu này thay đổi trong từng ứng dụng khác nhau. Sự gọn nhẹ ở đây được hiểu theo cả hai khía cạnh thời gian và không gian. Theo thời gian đó là sự nhanh chóng của hệ thống, theo không gian đó là mực độ chi tiết của thông tin nhận được. Tính bảo mật: Hệ thống định vị chỉ hoạt động khi được sự đồng ý của người dùng có quyền đưa ra yêu cầu. Ngoài ra, hệ thống định vị không được phép sử dụng thông tin của những cá nhân không cho phép tiết lộ thông tin về đại điểm của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Yapeng Wang, Yutian Zhao, Yue Liu, “Bluetooth Positioning using RSSI and Triangulation Methods”, IEEE 10th Consumer Communications and Networking Conference (CCNC), 2016. [2] Mohamed Er Rida, Fuqiang Liu, Yassine Jadi, “Indoor location position based on Bluetooth Signal Strength”, IEEE International Conference on Information Science and Control Engineering, 2015. [3] Yuan Zhuang, Jun Zang, You Li, “Smartphone-Based Indoor Localization with Bluetooth Low Energy Beacons”, National ASIC System Engineering Research Center, Southeast University, 26 April 2016, pp. 1-3. [4] R. Faragher, R. Harle, “An Analysis of the Accuracy of Bluetooth Low Energy for Indoor Positioning Applications”, University of Cambridge, UK, 2016. [5] Dmitry Namiot, “On Indoor Positioning”, International Journal of Open Information Technologies, ISSN: 2307-8162 vol. 3, no. 3, 2015. [6] Joonghong Park, Jaehoon Kim, Sungwon Kang, “BLE-Based Accurate Indoor Location Tracking For Home and Office”, Computer Science & Information Technology, 2016. [7] Yanying Gu, Anthony Lo, Ignas Niemegeers, “A Survey of Indoor Positioning Systems for Wireless Personal Networks”, IEEE COMMUNICATIONS SURVEYS & TUTORIALS, VOL. 11, NO. 1, FIRST QUARTER 2009. [8] Farid Orujov, Rytis Maskeliunas, “Comparative Analysis of the Indoor Positioning Algorithms using Bluetooth Low Energy Beacons”, Multimedia Engineering Department, Faculty of Informatics, Kaunas University of Technology, 2015. [9] Stalinbabu Thummalapalli, “BLE Indoor Positioning”, School of Information Science, Computer and Electrical Engineering, Halmstad University, September 2012. [10] Carles Gomez, Joaquim Oller, Josep Paradells, “Overview and Evaluation of Bluetooth Low Energy: An Emerging Low-Power Wireless Technology”, Universitat Politècnica deCatalunya, 29 August 2012. [11] Dr. Rainer Mautz, “Indoor Positioning Technologies”, Institute of Geodesy and Photogrammetry, Department of Civil, Environmental and Geomatic Engineering, ETH Zurich, February 2012. [12] Kiran Thapa, Steven Case, “An Indoor Positioning Service for Bluetooth Ad Hoc Networks”, Department of Computer & Information Sciences Minnesota State University, 2016.

[13] Stalinbabu Thummalapalli, “Wi-Fi Indoor Positioning”, School of Information Science, Computer and Electrical Engineering, Halmstad University, September 2012. PHỤ LỤC