31 0 223KB
Chuyên đề bảo vệ rơ le và mạch nhị thứ
Trường Cao Đẳng Điện Lực Tp.HCM
BV.02.02: BẢO VỆ QUÁ DÒNG CHẠM ĐẤT EARTH FAULT OVERCURRENT PROTECTION 1.
VAI TRÒ CỦA BẢO VỆ CHẠM ĐẤT Các nội dung đề cập bài Bảo vệ quá dòng điện đều tập trung về bảo vệ quá dòng pha. Một bảo vệ có độ nhạy cao chống lại những sự cố chạm đất có thể áp dụng bằng cách sử dụng một rơ le tác động theo dòng dư (Residual Current) phụ thuộc dòng ngắn mạch chạm đất tại điểm sự cố. Độ lớn của dòng chạm đất phụ thuộc vào chế độ làm việc của điểm trung tính hệ thống điện. Trong lưới điện có trung tính cách điện với đất, dòng chạm đất thường không vượt quá vài chục ampe (thường ≤ 30 A). Còn trong lưới có điểm trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang (cuộn Peterson), dòng chạm đất được giảm đi rất nhiều. Sự nguy hiểm của tình trạng chạm đất của lưới có trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang là điện áp ở hai pha còn lại không chạm đất tăng lên bằng điện áp dây và có thể chuyển thành sự cố ngắn mạch nhiều pha tại những chỗ có vấn đề về cách điện trên đường dây. Tuy nhiên ở lưới này khi xảy ra chạm đất người ta vẫn cho phép vận hành nhưng bảo vệ phải báo tín hiệu để nhân viên vận hành tìm biện pháp khắc phục. Vì dòng chạm đất của mạng có trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang có giá trị khá nhỏ nên đòi hỏi bảo vệ dòng thứ tự không phải có độ nhạy khá cao. Trong hệ thống có trung tính trực tiếp nối đất, khi xảy ra chạm đất một pha cũng chính là ngắn mạch một pha, dòng thứ tự không phần lớn đến từ điểm trung tính của hai trạm ở hai đầu đường dây, còn từ các trạm khác thì khá bé. Điều này cho phép đảm bảo sự phối hợp tốt theo dòng của bảo vệ thứ tự không. Các bảo vệ chạm đất trong trường hợp này thường được phối hợp theo nguyên tắc phân cấp như đối với bảo vệ quá dòng pha. 2. SƠ ĐỒ BẢO VỆ CHẠM ĐẤT Trong rơle số tồn tại ba dạng sơ đồ sử dụng biến dòng đối với bảo vệ quá dòng chống sự cố chạm đất, đó là : Sơ đồ các biến dòng pha mắc theo sơ đồ tổng ba pha Sơ đồ biến dòng thứ tự không cho bảo vệ chống dòng chạm đất lớn. Sơ đồ biến dòng TTK có độ nhạy cao.
Trần Quốc Anh
Trang 1/3
Chuyên đề bảo vệ rơ le và mạch nhị thứ
Trường Cao Đẳng Điện Lực Tp.HCM
Sơ đồ thứ nhất thường dùng cho lưới có trung tính nối đất trực tiếp hay qua tổng trở thấp, khi dòng chạm đất qua các pha có giá trị lớn nên gọi là bảo vệ dòng TTK cho lưới có dòng chậm đất lớn. Khi đó rơle thường được nối với tổng các dòng pha từ ba biến dòng riêng biệt nên có độ chính xác thấp.
Bảo vệ dùng biến dòng TTK thường được sử dụng cho mọi trường hợp có sự cố chạm đất, đặc biệt sử dụng trong các lưới có dòng chạm đất bé (lưới có trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang).
Biến dòng TTK độ nhạy cao phát hiện dòng chạm đất thường có giá trị danh định nhỏ hơn nhiều so với biến dòng TTK cho bảo vệ có dòng chạm đất lớn và được nối với rơle số theo các đầu vào riêng biệt.
Trong rơle số ngoài các biến dòng người ta có thể sử dụng thêm các biến điện áp với các sơ đồ khác nhau. Sơ đồ biến điện áp kiểu Y -Y thường để xác định chiều 0
Trần Quốc Anh
0
Trang 2/3
Chuyên đề bảo vệ rơ le và mạch nhị thứ
Trường Cao Đẳng Điện Lực Tp.HCM
công suất của dòng ngắn mạch dùng trong bảo vệ có hướng. Còn sơ đồ tam giác hở là để xác định điện áp TTK, nó thường làm việc kết hợp với chức năng quá dòng chạm đất độ nhạy cao trong lưới có trung tính cách đất hoặc nối đất qua một tổng trở. 2.1
Hệ thống các tiếp điểm
Trần Quốc Anh
Trang 3/3