Baithuyettrinh Masan Nhoì M 7 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC – TẦM NHÌN – SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY MASAN “Hành trình của chúng tôi là hành trình của người tiêu dùng” I. Chiến lược kinh doanh của công ty MASAN 1. Chiến lược trọng tâm của Masan Masan Consumer đã tái cấu trúc mô hình kinh doanh từ công ty "bán hàng hóa" thành "xây dựng thương hiệu", công ty đã hy sinh lợi ích ngắn hạn để tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong giai đoạn “xây dựng thương hiệu”, Masan – doanh nghiệp hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, cũng ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với các thương hiệu từ nước ngoài. Đổ tiền vào khuyến mãi chỉ giết chết thương hiệu, chứ không thể xây dựng thương hiệu - Ông Trương Công Thắng,  Chủ tịch Masan Consumer Holdings Ngay từ những ngày đầu thành lập, Masan đã xác định chiến lược tối quan trọng là phải xây dựng thương hiệu mạnh. Từ đầu những năm 2000, các mặt hàng gia vị đối với người dân Việt Nam chỉ là những nhu yếu phẩm thông thường và chưa có doanh nghiệp trong nước nào nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Trong giai đoạn 2015 – 2017, doanh thu của Masan Consumer liên tục đi ngang quanh mức 13.000 tỷ đồng. Bước ngoặt đến từ năm 2018, khi chiến lược cao cấp hóa sản phẩm được đẩy mạnh. Từ một công ty thực phẩm và đồ uống truyền thống, để trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực hoạt động với các thương hiệu mạnh, Masan

Consumer chọn cách tự phát triển hoặc mua lại các thương hiệu mạnh được khách hàng tin dùng. Khi đã dẫn đầu thị trường, Masan Consumer khuyến khích người tiêu dùng sản phẩm phân khúc bình dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm trung và cao cấp hơn thông qua những sáng kiến đổi mới giúp tăng giá trị sản phẩm. Chẳng hạn, năm 2018, Masan Consumer tung ra sản phẩm Omachi Cup – giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh và khoai tây nghiền Omachi. Tiếp đó, công ty còn tham gia vào thị trường siêu cao cấp với mì ly Omachi - Business Class, giải pháp cho bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng với rau và thịt viên. Nhờ vậy, doanh thu từ ngành hàng mì ăn liền đạt 4.636 tỉ VND, tăng 29% so với năm 2017. Trong ngành hàng gia vị, chiến lược cao cấp hóa tiếp tục chứng tỏ hiệu quả khi việc đưa ra các sản phẩm cao cấp giúp tăng giá bán bình quân toàn ngành gia vị trong năm 2018 tăng lên khoảng 7% so với năm 2017. Doanh thu thuần năm 2018 của ngành hàng gia vị đã tăng 35% so với năm 2017, đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Doanh thu của Masan Consumer 6 năm gần đây. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2019, được xem là năm sự kiện của ngành thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer. Công ty cho ra mắt Phở ăn liền Chin-su với thịt bò thật mở đầu cho danh mục một loạt sản phẩm bữa ăn tiện lợi được ra mắt sau đó. Các ngành hàng gia vì và đồ uống tiếp tục ra mắt các sản phẩm mới nhắm tới mục tiêu tăng trưởng liên tục. Dù vậy, năm 2019, doanh thu của Masan Consumer chỉ tăng trưởng 8,7% đạt 18.488 tỷ đồng. Tới năm 2020, doanh thu đã tăng vọt, đạt xấp xỉ 24.000 tỷ đồng, tăng trưởng 27,2%. Thu nhập trước lãi vay, thuế, và khấu hao (EBITDA) của công ty đạt 5.749 tỷ đồng, tăng trưởng 22,4%. Tác động của những phát kiến thể hiện rõ trong lĩnh vực đồ uống. Dù thị trường đồ uống tại Việt Nam sụt giảm hai chữ số trong năm 2020 do tác động của Covid-19, ngành hàng đồ uống của Masan Consumer vẫn tăng trưởng 5% nhờ các phát kiến với sản phẩm nước tăng lực mới là Compact và Hổ Vằn.

2. Các chiến lược của doanh nghiệp hiện nay: + Chiến lược ngành: Masan Consumer thực hiện chiến lược “chọn sân chơi”. Các tiêu chí lựa chọn ngành bao gồm:  Các mặt hàng thực phẩm và đồ uống có cơ hội thị trường lớn và có quy mô thị trường tiềm năng đạt ít nhất 500 triệu USD.  Những thị trường mà chúng tôi có khả năng xây dựng một thương hiệu cao cấp và tạo ra lợi nhuận cao(tỷ suất lợi nhuận gộp ít nhất là 30%)  Thị trường đầy cạnh tranh, đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhàn ước hoặc thị trường mong muốn và có lộ trình hợp nhất rõ ràng.  Các thị trường mà chúng tôi có thể gia tăng giá trị thông qua nội địa hóa sản phẩm, tập trung vào khẩu vị địa phương và sức khỏe. + Chiến lược thực thi:  Xâm nhập thị trường với sản phẩm khác biệt.  Tạo ra một thương hiệu cao cấp và tung ra thị trường thông qua chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ.  Tận dụng ưu thế từ nền tảng phân phối rộng khắp và giá trị cao cấp để thâm nhập vào các phân khúc phổ thông.  Tuyển dụng đội ngữ quản lý có kinh nghiệm quốc tế, tạo động lực bằng cách trao cho họ cơ hội trở thành cổ đông trong công ty. + Chiến lược tài chính: Masan Consumer có chiến lược tài chính mang tính kỷ luật:

 Đặt ra mục tiêu đạt tỷ suất lợi nhuận gộp trên 30% cho phép chúng tôi duy trì chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và tái đầu tư nhằm mua lại và củng cố nền tảng kinh doanh để đạt được vị thế dẫn đầu bền vững.  Triển khai chi phối vốn thấp – chúng tôi có chiến lược thâm nhập sử dụng tài sản linh hoạt cho các ngành hang mới để tập trung tạo ra lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu (ROE) trên 25%.  Duy trì cấu trúc tài sản thận trọng với đòn cân nợ thấp, tỷ lệ Nợ/EBITDA dưới 3 lần để tuân thủ các tiêu chuẩn của 1 công ty được xếp hạng tín dụng BBB  Sử dụng mô hình “thu tiền khi giao hàng” giúp chúng tôi tối ưu hóa vốn lưu động và có nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng. + Chiến lược tăng trưởng: Chúng tôi tập trung tăng trưởng nền tảng này để trở thành công ty dẫn đầu thị trường:  Trong các doanh nghiệp hiện hữu, chúng tôi lập trung chuyển dịch thị hiếu tiêu dùng sang các thương hiệu cao cấp và thay đổi hành vi tiêu dung theo hướng nâng cao sức tiêu thụ.  Chúng tôi tham gia vào những ngành hang tương tự có tốc độ tăng trưởng cao bằng cách tận dụng “hàoquang”. của thương hiệu cao cấp và tiềm năng chưa được khai thác của nền tảng kinh doanh hiện hữu…  Chúng tôi tham gia vào những ngành hàng mới có sức hấp dẫn, phù hợp với chiến lược chọn ngành của mình thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. + Chiến lược tập trung: Công ty sẽ tập trung lĩnh vực tiêu dung và phân phối cho phân khúc thị trường trung cấp. + Chiến lược điều hành:

Công ty sẽ hướng tới trở thành 1 công ty trong nước có kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kết hợp với các cơ sở hạ tầng và nhân lực địa phương. + Chiến lược quản lý rủi ro: Thông qua quan hệ đối tác với các công ty quốc tế, Công ty thực hiện các quyết định và đánh giá về kinh doanh có giá trị cho nhà đầu tư. Trong năm 2021, Masan Consumer tự tin dự kiến doanh thu thuần tiếp tục tăng trưởng 15 – 20% nhờ vào các phát kiến mới, chiến lược cao cấp hóa danh mục thực phẩm và mở rộng quy mô ngành hàng thức uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Biên lợi nhuận EBITDA dự kiến giữ ổn định do công ty đầu tư xây dựng thương hiệu và quảng bá phát kiến mới. Với chiến lược kinh doanh và các kế hoạch đề ra cho mục tiêu dự kiến, Masan Consumer đang có lợi thế để nắm bắt cơ hội từ mức tăng trưởng hai chữ số trong tương lai gần của ngành thực phẩm đồ uống, đặc biệt niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên. II. Tầm nhìn của công ty MASAN Tầm nhìn của Masan là trở thành một công ty lớn mạnh có thị phần dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam và mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Quy mô, lợi nhuận thu nhập cho cổ đông ngày càng tăng, trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam và khu vực.Trở thành biểu tượng hàng đầu Châu Á về sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ cuộc sống con người. Để đạt được tầm nhìn này, Masan hoạt động trong các lĩnh vực mà một công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường, và Masan phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.

Ông Danny Le - Tổng Giám đốc Masan Group chia sẻ lộ trình chiến lược xây dựng nền tảng Point of Life (POL) Lý tưởng: Trờ thành niềm tự hào của Việt Nam bằng cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Đa dạng hóa hình thức kinh doanh cũng như mở rộng ngành hàng Bán lẻ “Kết quả kinh doanh Quý 1/2021 của VinCommerce (“VCM”) đã khẳng định năng lực của Masan trong việc vận hành nền tảng bán lẻ quy mô và mang lại lợi nhuận. Ưu tiên hàng đầu của Masan trong kế hoạch 5 năm tới làtái mở rộng chuỗi bán lẻ trên toàn quốc, hướng đến phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025(50.000 cửa hàng trên toàn quốc).Mục tiêu đến cuối 2021, số lượng điểm bán lẻ ít nhất sẽ tương đương

với số lượng điểm bán khi Masan sáp nhập. Điểm khác biệt duy nhất là mạng lưới bán lẻ này sẽ có lợi nhuận.” Thực phẩm và đồ uống Masan Consumer Holdings được thành lập với vai trò là nền tảng chính để Tập đoàn đầu tư thêm vào các ngành thực phẩm và đồ uống, và các ngành hàng liên quan khác. Các công ty chính trong danh mục của MCH bao gồm Masan Consumer và Masan Brewery. Masan Consumerkhông ngừng nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu liên tục thay đổi của người tiêu dùng Việt, tiêu biểu như mì ly với cây thịt thật Omachi Cup và xúc xích ăn liền cao cấp Ponnie.

Masan Brewery được thành lập vào năm 2014 ngay sau khi Masan quyết định mua lại Công CP bia và nước giải khát Phú Yên. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty này là các sản phẩm bia và nước giải khát. Masan Beverage đánh dấu sự hiện diện tại Vinacafé Biên Hoà từ năm 2011 khi liên tiếp mua cổ phần từ cổ đông lớn để nâng sở hữu lên trên 50%. Thực phẩm tiêu dùng

Tầm nhìn của Masan MEATLife là trở thành công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu, tập trung vào các sản phẩm thịt có thương hiệu bằng cách nâng cao năng suất của chuỗi giá trị thịt tại Việt Nam. Dịch vụ tài chính Ngân hàng Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất của Việt Nam. Được xếp vào công ty con của Masan Group bởi Masan là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này.Trong 26 năm qua kể từ ngày thành lập, Ngân hàng đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu tài chính của tầng lớp người tiêu dùng mới nổi và các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.

Masan và Techcombank có mối quan hệ đặc biệt

Vật liệu công nghệ cao Bên cạnh hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, tài nguyên khoáng sản cũng là một trọng tâm của Masan Group. Masan High-Tech Materials là một trong những công ty tài nguyên và chế biến khoáng sản tư nhân lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hiện đang vận hành dự án mỏ đa kim Núi Pháo mang đẳng cấp thế giới ở miền Bắc.

Đối với các thương vụ mua lại các doanh nghiệp mới, Masan đã chi ra 154 triệu USD bằng tiền mặt mua lại các công ty theo đúng định hướng phát triển mảng tiêu dùng của Masan như Vinacafé Biên Hòa và Proconco. Chính tầm nhìn này của Masan là yếu tố thu hút KKR, hiện đang quản lý số tài sản trị giá hơn 66 ti đô la Mỹ trên thế giới, quyết định bỏ vốn đầu tư vào tập đoàn. Trong hành trình của mình, tại mỗi mốc chẵn 10 năm, Masan đều tái xác lập Tầm nhìn chiến lược để tái hoạch định lộ trình tương lai thông qua các “Tái cấu trúc Chiến lược”. Hành trình 2020-2030 của Masan đã bắt đầu với việc sáp nhập VinCommerce để thành lập The CrownX – Tập đoàn Tiêu dùng – Bán lẻ của Việt Nam. Nếu không phải là bước đi đó, có lẽ Masan đã để tương lai của chính mình rơi vào vị thế vô cùng thử thách. Đích đến của Masan Group là Point of Life – nền tảng phục vụ tất cả các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Mục tiêu của nền tảng Point of Life là mang đến các giá trị to lớn cho cổ đông, đối tác và quan trọng nhất là người tiêu dùng Việt Nam. III. Sứ mệnh và mục tiêu của công ty MASAN Sứ mệnh của Tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho gần 100 triệu người dân, người tiêu dùng VIệt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Năm 2020, Masan đã thành lập công ty Cổ phần The CrownX, nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp hàng đầu, nắm giữ lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings (“MCH”) và VinCommerce (“VCM”). Trong đó, MCH là một trong những công ty hàng tiêu dùng có thương hiệu lớn nhất Việt Nam, tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển sản phẩm mới. VCM là hệ thống bán lẻ hiện đại có quy mô toàn quốc, đẫn đầu về số lượng điểm bán tại Việt Nam. Ngoài ra, việc mua tại VCM đã mang lại sức mạnh hiệp lực đáng kể với Masan MEATLife (MML). Các sản phẩm MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 1.200 cửa hàng VinMart+.

Ông Trương Công Thắng _ Tổng Giác đốc của Công ty Cổ phần The CrownX chia sẻ về tầm nhìn 2021-2025. The CrownX sẽ là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt. Vì vậy, The CrownX được coi là chương đầu tiên trong hành trình “Point of Life” mà Masan đang xây dựng.

Ông Trương Công Thắng – Tổng Giám đốc The CrownX chia sẻ tầm nhìn 2021-2025

Với mô hình “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm”, The CrownX và Point of Life được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực để đáp ứng những nhu cầu lớn của người tiêu dùng một cách trọn vẹn nhất. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nhwunxg sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mua sắm nhu yếu phẩm đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” với giá rẻ hơn từ 5%-10% so với hiện tại. Các sản phẩm chất lượng cuẩ nhà sản xuất, người nông dân được phân phối rộng khắp, cắt giảm chi phí trung gian, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Nhà bán lẻ được liên kết, hỗ trợ, từ đó gia tăng lợi nhuận.

The CrownX đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 8 tỷ USD vào năm 2025, trong đó, Masan Consumer đóng góp 3 tỷ USD. The CrownX hướng đến sở hữu 25 thương hiệu tiêu dụng hàng đầu, phục vụ 30-50 triệu khách hàng thân thiết, 10% doanh thu đến từ kênh online.

Các sản phẩm mới trong ngành hàng thực phẩm của Masan.

Người dân mua hàng tại hệ thống siêu thị VinMart.

Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group đạt 77.218 tỷ đồng, tăng 106,7% so với mức 37.354 tỷ đồng trong năm 2019, lợi nhuận thuần phân bố cho đạt 1.234 tỷ đồng. MCH đánh dấu cột mốc quan trọng. Doanh thu thuần lần đầu tiên đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2020, doanh thu thuần và EBITDA tăng trưởng lần lượt 27,2% và 22,4% so với năm 2019. Doanh thu thuần năm 2020 của MML 16.119 tỷ đổng tăng 16,8% so với năm 2019, biên EBITDA đạt mức 11.7%. Mục tiêu : Năm 2021, Masan Consumer dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số, nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành trụ cột mới như ngành hàng nước uống, thịt chế biến và chăm sóc cá nhân và gia đình.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt nhằm tận dụng và phát huy tối đa giá trị thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước và mở rộng thị trường ra thế giới, thúc đẩy sự đổi mới thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam thông qua việc phát triển một hệ sinh thái tiêu dùng không chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản hằng ngày mà còn cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất, dựa trên mô hình vận hành sáng tạo và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến.

DANH SÁCH NHÓM 7 NHÓM 7 STT

Họ và tên

MSSV

Đánh giá

1

Trịnh Trịnh Yến Vy (Nhóm trưởng)

197QC04569

100%

2

Nguyễn Minh Như

197QC03722

100%

3

Nguyễn Thị Ngọc Nguyên

197QC03593

100%

4

Trần Thiên Long

197QC03367

100%

5

Ngô Công Thành

197QC03984

100%

6

Võ Sông Trà

197QC27624

100%

7

Huỳnh Kim Ngân

197QC27103

100%

8

Huỳnh Cẩm Tú

197QC04357

100%