Vingroup Masan [PDF]

Thương vụ Vingroup- Masan Vingroup có mục tiêu lớn phải dồn lực hơn là bán lẻ, còn với Masan, VinMart là mảnh ghép quan

21 0 155KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Papiere empfehlen

Vingroup Masan [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Thương vụ Vingroup- Masan Vingroup có mục tiêu lớn phải dồn lực hơn là bán lẻ, còn với Masan, VinMart là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược hàng tiêu dùng. Tập đoàn Vingroup vừa thỏa thuận việc sáp nhập hai công ty thành viên là VinCommerce và VinEco vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan - thành viên của Tập đoàn Masan. Theo đó, VinCommerce, VinEco và Masan Consumer sẽ sáp nhập thành tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. Thỏa thuận này được đánh giá là "bước ngoặt" với cả Vingroup và Masan, bởi lợi ích và toan tính phía sau thương vụ. Vingroup sẽ có nguồn để tập trung vào những mảng kinh doanh chiến lược là Công nghiệp và Công nghệ, trong khi Masan sẽ được mảng ghép quan trọng để xây dựng đế chế hàng tiêu dùng - bán lẻ. Ngày 03/12/2019, Masan và Vingroup đã công bố thương vụ hoán đổi giữa CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), đơn vị ở hữu Vincommerce và VinEco với công ty thuộc sở hữu của Masan là Masan Consumer Holding (MCH). Để thực hiện phi vụ sáp nhập này, Masan đã thành lập Crown X để sở hữu vốn của VCM và MCH, trong đó Masan sẽ sở hữu 70% cổ phần Crown X thông qua công ty The Sherpa và phát hành quyền chọn 30% cho bên bán đó là Vingroup. Trước thời điểm sáp nhập, VCM là công ty con thuộc 100% sở hữu của Vingroup, được thành lập vào tháng 08/2019 với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, sau đó Vingroup đã chuyển toàn bộ 64.3% cổ phần trong Vincommerce sang cho VCM sở hữu và đồng thời nâng vốn điều lệ của VCM lên 6,437 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thực hiện chuyển đổi, VCM là đơn vị sở hữu trực tiếp Vincommerce với hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart. Cấu trúc của giao dịch này được thực hiện: Cụ thể, thay vì MCH phát hành thêm cho các nhà đầu tư mới trong thời gian ngắn sẽ khó khả thi thì MCH sẽ phát hành lượng cổ phần tương ứng cho Vingroup để đổi lại sở hữu 64.3% cổ phần của VCM và có thể tiến hành thực hiện thanh toán tiền mặt cho 19.44% của nhóm cổ đông còn lại để sở hữu tổng cộng 83.74% VCM. Theo đó, Vingroup sẽ trở thành cổ đông mới của MCH trong thời gian Masan thu xếp vốn với một nhà đầu tư khác. Phía Vingroup cũng được lợi đó là lúc này VCM sẽ không còn là còn công ty con của tập đoàn này và khoản lỗ nghìn tỷ mỗi năm sẽ không tác động lên bảng cân đối của Vingroup vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo như lãnh đạo của Masan thì tập đoàn muốn VCM hoạt động như một đơn vị độc lập, theo đó Crown X được thành lập để nắm giữ cổ phần chi phối của cả MCH và VCM và Crown X sẽ phát hành cổ phần cho Vingroup thay vì MCH. Bên cạnh đó, lượng cổ phần mới phát hành cho Vingroup nhiều khả năng sẽ đi kèm với quyền chọn mua, mà theo đó Masan có quyền mua lại cổ phần của Vingroup khi đơn vị này thu xếp đủ nguồn tài chính trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như 3 năm).

Mục đích của Vingroup, Masan sau cuộc sáp nhập: Vì sao Vingroup rút lui? Nhiều năm liền đánh đổi lợi nhuận lấy quy mô, ở giai đoạn mà Vinmart đang dần chiếm lĩnh được thị trường thì Vingroup rút lui. Quyết định tưởng chừng

khó hiểu nhưng nếu xem xét kỹ thì thương vụ này mang khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực cho Vingroup. Thứ nhất, mảng bán lẻ là mảnh ghép lớn trong hệ sinh thái của Vingroup, bổ trợ cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là bất động sản, nhưng bản thân hệ sinh thái trong mảng bán lẻ lại không quá lớn. Ngoài hệ thống VinEco, Vingroup không tham gia quá sâu vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dù trước đó mỳ tôm từng là điểm khởi đầu cho tập đoàn. Trong khi đó, Masan, với nền tảng hàng tiêu dùng nhanh là lĩnh vực lõi, sẽ khai thác và tận dụng tốt hơn hệ sinh thái bán lẻ mà Vingroup đã xây dựng. Theo như thỏa thuận hai bên, Vingroup không chia sẻ về tỷ lệ sở hữu của tập đoàn này trong công ty mới nhưng cho biết vẫn là cổ đông. Điều này cũng có nghĩa, hệ thống Vinmart dù không còn do Vingroup nắm quyền kiểm soát,  vẫn sẽ hỗ trợ cho hệ sinh thái bất động sản - lĩnh vực lõi của tập đoàn. Bản thân lĩnh vực bán lẻ cũng không liên quan quá nhiều đến mảng hoạt động sản xuất - công nghệ, trọng tâm mới của Vingroup. Lý do thứ hai, mang ý nghĩa quan trọng hơn, là Vingroup có thể tập trung nguồn lực cho những mảng kinh doanh chiến lược khác. Với quy mô mở rộng và thị trường bán lẻ vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh cao, nếu vẫn tiếp tục đầu tư, mỗi năm Vingroup sẽ phải chấp nhận khoản lỗ nhiều nghìn tỷ để giữ vị thế chủ động trên sân chơi này. Khoản lỗ này sẽ không ảnh hưởng quá lớn với một tập đoàn có quy mô tài sản gần 15 tỷ USD như Vingroup, nhưng sẽ tốt hơn nếu được chuyển hướng sang các lĩnh vực cốt lõi hiện nay. Kể từ khi công bố chiến lược chuyển hướng sang công nghệ - công nghiệp dịch vụ, lĩnh vực này trở thành trọng tâm đầu tư của Vingroup với quy mô tài sản bộ phận tăng nhanh. Việc rút khỏi thị trường bán lẻ sẽ tạo cơ hội để Vingroup tập trung nguồn lực cho mảng kinh doanh chiến lược: công nghệcông nghiệp- dịch vụ. Masan được gì? Khác với Vingroup, ngoại trừ khoáng sản, các hoạt động lõi còn lại của Masan đều xoay quanh bán lẻ. Và Vinmart có thể là mảnh ghép quan trọng cho tham vọng trở thành đế chế trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - bán lẻ của tập đoàn này. Trong báo cáo thường niên 2018, ban lãnh đạo Masan nhấn mạnh chiến lược tiếp theo là kết nối những lĩnh vực kinh doanh với hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng. Định hướng của chiến lược này là triển khai cửa hàng một điểm đến "a one-stop shop" - nơi giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng, từ tài chính, thịt, thực phẩm và đồ uống đến chăm sóc sức khoẻ. Với hệ thống quy mô lớn của Vinmart, thương vụ này có thể giúp tham vọng của Masan được đẩy nhanh hơn.