BaiGiang Chuong1 04 2020 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

MÃ NGUỒN MỞ Giảng viên: Đặng Văn Nam Bộ môn: Khoa học máy tính Email: [email protected]

Cập nhật: 04/2020

Chương 1: Giới thiệu về PMMNM 1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm. 1.2 Các loại phần mềm 1.3 Phần mềm mã nguồn mở 1.4 Các loại giấy phép phần mềm mã nguồn mở. 1.5 Lịch sử phát triển PMMNM 1.6 Lợi ích và Hạn chế của PMMNM 1.7 Các lĩnh vực ứng dụng hiệu quả PMMNM 1.8 Tình hình ứng dụng PMMNM.

Chương 1: Giới thiệu về PMMNM THẢO LUẬN (1 tiết): Một số hiểu lầm về phần mềm mã nguồn mở?

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm

Phần mềm máy tính (Computer Software) là tập hợp theo trình tự các câu lệnh được viết để thực hiện một công việc cụ thể, nó giúp cho máy tính vận hành được. Bao gồm Hệ điều hành, phần mềm lập trình và các chương trình ứng dụng!

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm. - Phần mềm thực hiện chức năng cộng hai số nguyên và in ra màn hình như sau: Thực thi: Nhap vao so a:

5

Nhap vao so b: 7 Kết quả:

Tong cua 5 + 7 = 12

G/s Phần mềm này do lập trình viên A phát triển bằng ngôn ngữ lập trình C:

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm.

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm. Khi đó: - Tập tin cong.exe được gọi là một phần mềm (chương trình phần mềm). Nội dung của cong.exe bao gồm các mã máy, mã thực thi hay mã nhị phân, là các chỉ thị mà máy tính phải thực hiện. - Tập tin cong.c được gọi là mã nguồn của phần mềm cong.exe

- Lập trình viên A là chủ sở hữu của phần mềm (cong.exe và cong.c)

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm (3) 

Các nhà phát triển phần mềm tạo ra các chương trình bằng việc viết các đoạn mã (text), gọi là “Mã nguồn” hay “Source Code”, theo một ngôn ngữ nhất định.  Mã nguồn viết bởi các ngôn ngữ lập trình:  Java, C#, C, C++, Visual Basic, VB.NET, Delphi, Pascal, Python …  PHP, ASP, ASP.NET... 

Mã nguồn là tập hợp các chỉ dẫn, các câu lệnh mà chương trình phải thực hiện.

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm (4) Người sử dụng cần gì? quan tấm đến cài gì? 

Người sử dụng phần mềm không cần có mã nguồn, mà chỉ cần file thực thi.



Để thay đổi chỉnh sửa chương trình yêu cầu quyền sở hữu và sự cho phép để thay đổi mã nguồn.



Bất kỳ ai kiểm soát mã nguồn hợp pháp thì họ có thể thay đổi chỉnh sửa lại chương trình tùy theo mục đích của họ và ngược lại.

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm (5) Chủ sở hữu phần mềm? - Cá nhân (lập trình viên viết ra phần mềm) hoặc là một công ty phần mềm (người bỏ tiền ra thuê mướn lập trình viên trực tiếp viết PM cho công ty) xây dựng và phát triển phần mềm đó. - Chủ sở hữu phần mềm có toàn quyền trên phần mềm mà họ là chủ sở hữu, quyết định mức độ sử dụng và khai thác của người khác trên phần mềm đó. - Khi muốn sử dụng phần mềm đó, người sử dụng phải xin phép chủ sở hữu phần mềm thông qua giấy phép sử dụng phần mềm. Giấy phép sử dụng phần mềm (License)? - Được chủ sở hữu PM cấp cho người muốn sử dụng PM. - Là một bản hợp đồng gồm các điều khoản và điều kiện, mô tả những gì mà chủ sở hữu phần mềm cho phép người dùng khai thác phiên bản PM liên quan.

1.1 Phần mềm và mã nguồn phần mềm (6)

1.2 Các loại phần mềm

1.2 Các loại phần mềm ●







Phần mềm thương mại (Commercial Software): chỉ được cung cấp dưới dạng mã nhị phân, người dùng phải mua và không có quyền bán lại. Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trail Software) là các phiên bản giới hạn của phần mềm thương mại được cung cấp miễn phí với mục đích thử nghịêm, giới thiệu. Loại này có thể có giới hạn về mặt chức năng, tính năng mà còn giới hạn về thời gian được sử dụng. Phần mềm chia sẻ (Shareware) là loại phần mềm có tính năng như phần mềm thương mại và được phân phối tự do nhưng có một số giấy phép khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức được mua theo những điều kiện cụ thể. Phần mềm tự do (Free Software): được dùng tự do và miễn phí. Trong loại phần mềm này có loại phần mềm dưới dạng mã nhị phân. Cũng có loại phần mềm cho không dưới dạng mã gốc, loại này gọi là phần mềm mã nguồn mở (PMNM).

1.3 Phần mềm mã nguồn mở (Open/Free Source Software - FOSS)

1.3 Phần mềm mã nguồn mở (Open/Free Source Software - FOSS) Chương trình/phần mềm mã nguồn mở là những chương trình mà quy trình cấp phép sẽ cho phép người dùng quyền tự do chạy chương trình theo bất kỳ mục đích nào, quyền nghiên cứu và sửa đổi chương trình, quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi mà không không phải trả tiền cho người lập trình trước. (David Wheeler). Free Tự do dùng chương trình với bất cứ mục đích gì!

Tự do nghiên cứu

FOSS Tự do chỉnh sửa

Tự do phân phát các phiên bản chương trình

1.3 Phần mềm mã nguồn mở (FOSS) (2) ●



Phần mềm MNM do một người, một nhóm người hay một tổ chức phát triển và đưa ra phiên bản đầu tiên cùng với mã nguồn, công bố công khai cho cộng đồng, thường là trên Internet. Trên cơ sở đó các cá nhân tham gia sử dụng sẽ đóng góp phát triển. Free Tự do dùng chương trình với bất cứ mục đích gì!

Tự do nghiên cứu

FOSS Tự do chỉnh sửa

Tự do phân phát các phiên bản chương trình

3 Trụ cột của FOSS

Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software)

Các chuẩn mở (Open Standards)

Nội dung mở ( Open Content)

Các học thuyết (tư tưởng) về phần mềm mã nguồn mở

Các học thuyết về PMMNM 

Hai học thuyết PMMNM chủ đạo: 



Tổ chức phần mềm tự do FSF (Free Software Foundation). Chương trình sáng kiến mã nguồn mở OSI (Open Source Initiative)

FSF (Free Software Foundation)













Tổ chức phần mềm tự do - Qũy phần mềm tự do. Là một tổ chức phi lợi nhuận do Richard Stallman sáng lập vào 4/10/1985 . FSF đóng tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ. Từ lúc sáng lập cho tới giữa thập niên 1990, phần lớn ngân qũy FSF dùng để thuê lập trình viên phát triển phần mềm tự do cho dự án GNU. Từ thập niên 90 trở đi, nhân viên và tình nguyện viên FSF chủ yếu làm về những vấn đề pháp lý và cấu trúc cho phong trào phần mềm tự do. Tham khảo www.fsf.org

Học thuyết FSF:

Học thuyết FSF: 

Phần mềm miễn phí nhằm mục đích bảo vệ 4 quyền tự do của người dùng: 







Quyền tự do chạy một chương trình với bất kỳ mục đích nào. Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của một chương trình và thích ứng nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Quyền tự do phân phát các phiên bản của phần mềm giúp đỡ những người xung quanh. Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố những tính năng mới đó đến công chúng để toàn bộ cộng đồng được hưởng lợi.

Học thuyết FSF:

Học thuyết FSF:

Học thuyết FSF (2)

OSI (Open Source Initiative)









Sáng kiến nguồn mở, thành lập vào tháng 2/1998 bởi Bruce Perens và Eric S.Raymond. OSI là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phần mềm nguồn mở. Một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức này là xem xét phê duyệt các giấy phép nguồn mở. Tham khảo www.opensource.org

Học thuyết OSI:

Học thuyết OSI: 

Chú trọng đến giá trị kỹ thuật của việc tạo ra những phần mềm mạnh, có độ tin cậy cao và phù hợp với giới kinh doanh, đặc biệt là lợi ích thực tiễn của phương pháp xây dựng và quảng bá PNMNM

Học thuyết OSI (2)

So sánh FSF với OSI





FSF tư tưởng tự do hợp tác



FSF xem phần mềm phi tự do là vô đạo đức. 



FSF phản đối việc cấp bằng sáng chế PM và những hạn chế khác của luật bản quyền.

OSI trọng tâm giá trị kỹ thuật tạo ra phần mềm chất lượng, tin cậy phù hợp cho kinh doanh. OSI không chú trọng đến tự do, mà quan tâm đến thực tiễn của phương pháp xây dựng và quảng bá PMMNM.

FSF + OSI





Cùng chia sẻ không gian hoạt động và hợp tác với nhau trong các vấn đề thực tiễn như xây dựng phần mềm. Chống phần mềm đóng và việc cấp bằng sáng chế phần mềm.

Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở.

1.4 Các loại giấy phép PMMNM

Copyright ↔ Copyleft





Giới hạn quyền sử dụng, giới hạn sự sao chép và chỉnh sửa phần mềm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.



Các chế độ bảo hành và giải quyết các rủi do khi sử dụng phần mềm.



Đảm bảo phần mềm được tự do sử dụng và thay đổi đối với mọi người dùng, hoàn toàn miễn phí. Không có một chế độ bảo hành nào. NSD phải chịu toàn bộ rủi ro về chất lượng cũng như việc vận hành.



Bản quyền copyleft đạt được hai điều: ●



Trước hết, nó bảo đảm cho mọi người dùng phần mềm có được quyền tự do. Thứ hai, nó khuyến khích người dùng cải tiến phần mềm để đền đáp cho cả cộng đồng. Những người cải tiến phần mềm tự do thường làm việc cho trường đại học hoặc công ty và ở cả hai nơi đó người ta đều quan tâm đến những mối lợi tài chính. Người cải tiến phần mềm tự do có thể muốn chia sẻ với cộng đồng nhưng ông chủ của họ sẽ không đồng ý nếu thấy có thể thu lợi từ những cải tiến đó. Copyleft bảo đảm cho điều này không xảy ra".

1.4 Các loại giấy phép phần mềm mã nguồn mở. 



Có 74 loại Giấy phép nguồn mở cho tới nay được OSI chấp thuận. Một số giấy phép phổ biến và được sử dụng rộng rãi: 

GNU General Public License (GPL), GNU Lesser General Public License (LGPL).



New and Simplified BSD licenses.



Apache License 2.0



MIT License.



Mozilla Public License 1.1 (MPL)



...

1.4 Các loại giấy phép phần mềm mã nguồn mở.





Giấy Phép công cộng GNU GPL (General Public License)

Giấy phép BSD (Berkeley System Distribution)

Giấy Phép công cộng GNU GPL (General Public License) ●





Là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất do Richard Stallman viết cho dự án GNU. Phiên bản hiện hành của giấy phép này là phiên bản 3 (2007), phiên bản được sử dụng nhiều nhất là phiên bản 2 (1991). Phiên bản 2 gồm 12 điều khoản, phiên bản 3 gồm 17 điều khoản. Ý tưởng là: 1. Phần mềm GPL phải là phần mềm tự do. 







Tự do chạy chương trình, cho bất cứ mục đích nào. Tự do tìm hiểu cách hoạt động của chương trình và tự do sửa đổi nó. Tự do tái phân phối bản sao. Tự do cải tiến chương trình và phát hành những gì cải tiến ra công cộng

Giấy Phép công cộng GNU GPL (General Public License) 2. Phần mềm phát sinh từ phần mềm GPL cũng là phần mềm GPL. ●



Các giấy phép như BSD, MIT, Apache...thường không quy định gì về phần mềm phát sinh → phần mềm phát sinh bị biến thành phần mềm độc quyền. Giấy phép này được Stallman gọi là copyleft ↔ copyright

Copyleft

"Vào những năm 1980, khi có dịp gặp gỡ những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, tôi nhận ra họ chưa từng thấy một chương trình thực sự trong đời, họ chỉ biết những chương trình "đồ chơi" từ các bài tập trong trường vì mọi chương trình thực sự đều là bí mật thương mại. Bản quyền copyleft đạt được hai điều. Trước hết, nó bảo đảm cho mọi người dùng phần mềm có được quyền tự do. Thứ hai, nó khuyến khích người dùng cải tiến phần mềm để đền đáp cho cả cộng đồng. Những người cải tiến phần mềm tự do thường làm việc cho trường đại học hoặc công ty và ở cả hai nơi đó người ta đều quan tâm đến những mối lợi tài chính. Người cải tiến phần mềm tự do có thể muốn chia sẻ với cộng đồng nhưng ông chủ của họ sẽ không đồng ý nếu thấy có thể thu lợi từ những cải tiến đó. Copyleft bảo đảm cho điều này không xảy ra".

Giấp phép BSD (Berkeley System Distribution)







Phiên bản đầu tiên được thiết kế bởi đại học California tại Berkeley năm 1980. Ban đầu được dùng cho dự án BSD. Ghi nhận công lao của tác giả đầu tiên làm ra phần mềm bằng cách đưa vào file mã nguồn các thông tin bản quyền gốc. Người phát hành ban đầu sẽ không chịu trách nhiệm trước pháp luật về bất cứ thiệt hại nào phát sinh do sử dụng những phần mềm nguồn mở đã được chỉnh sửa.

Phân biệt GPL và BSD

Giấp phép GPL

Giấp phép BSD

Phải phổ biến mã nguồn gốc



Không

Phải phổ biến mã nguồn người dùng tạo mới



Không

Mã nguồn tạo mới phải được cấp phép đại chúng



Không

Một số giấp phép FOSS khác

             

Academic Free License Adaptive Public License Apache Software License Apache License, 2.0 Apple Public Source License Artistic license Attribution Assurance Licenses New BSD license Computer Associates Trusted Open Source License 1.1 Common Development and Distribution License Common Public License 1.0 CUA Office Public License Version 1.0

            

EU DataGrid Software License Eclipse Public License Educational Community License Eiffel Forum License Eiffel Forum License V2.0 Entessa Public License Fair License Frameworx License GNU General Public License (GPL) GNU Library or "Lesser" General Public License (LGPL) Historical Permission Notice and Disclaimer

Một số giấp phép FOSS khác (2) IBM Public License Intel Open Source License Jabber Open Source License Lucent Public License (Plan9) Lucent Public License Version 1.02  MIT license  MITRE Collaborative Virtual Workspace License (CVW License)  Motosoto License  Mozilla Public License 1.0 (MPL)  Mozilla Public License 1.1 (MPL)     

      

NASA Open Source Agreement 1.3 Naumen Public License Nethack General Public License Nokia Open Source License OCLC Research Public License 2.0 Open Group Test Suite License Open Software License

1.5 Lịch sử phát triển PMMNM

1.5 Lịch sử phát triển phần mềm mã nguồn mở 

1984: Richard Stallman sáng lập dự án GNU (GNU Not Unix)



1985: Tổ chức phần mềm tự do (FSF Free Software Foundation) ra đời. Hình thành nền tảng tư tưởng FSF trong phát triển PMMNM.

Tham khảo: www.fsf.org

1.5 Lịch sử phát triển phần mềm mã nguồn mở 

1991: Linus Tovards viết thành công lõi Linux

1997: GNU/Linux chiếm 25% thị trường máy chủ

1.5 Lịch sử phát triển phần mềm mã nguồn mở 

1998: Netscape công bố mã nguồn Navigator 

Thuật ngữ “Open source - Nguồn mở” ra đời



Thành lập Sáng kiến nguồn mở OSI (Open Source Initiative)

1.5 Lịch sử phần mềm mã nguồn mở

1.5 Lịch sử phần mềm mã nguồn mở 





Hiện nay, FOSS có cộng đồng phát triển rộng lớn trên toàn thế giới, cùng với hàng triệu thành viên tham gia. Nhiều FOSS đã trở thành sự lựa chọn số 1, vượt xa các phần mềm thương mại. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của FOSS.

1.5 Lịch sử phần mềm mã nguồn mở

1.5 Lịch sử phần mềm mã nguồn mở Ngày nay, tuy phần mềm tự do và nguồn mở (Free and Open Source Software - FOSS) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, Stallman vẫn không lạc quan. Thực tại vẫn quá cách biệt với lý tưởng mà ông tranh đấu. Nhiều chính phủ chỉ triển khai việc sử dụng FOSS để buộc Microsoft giảm giá phần mềm hơn là đồng cảm với quan niệm của Stallman về tự do. Thiếu kế hoạch dài hạn cho việc phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng khai thác FOSS, các nước đang phát triển dần dần trở lại với "qũy đạo Microsoft" qua những dự án được tài trợ hậu hĩnh.

1.5 Lịch sử phần mềm mã nguồn mở

PMMNM có thật sự miễn phí?

Tính kinh tế của PMMNM?

Lĩnh vực nào ứng dụng PMMNM hiệu quả?

Lợi ích của PMMNM?

Hạn chế của PMMNM?

Kiếm tiền từ PMMNM như thế nào?

PMMNM có thật sự miễn phí?









Quan niệm sai lầm cho rằng PMMNM hoàn toàn miễn phí? Ở mức độ nào đó PMMNM miễn phí (Red Hat, Ubuntu, …) có thể tài về từ Internet hoàn toàn miễn phí. Xét về phương diện đăng kí (Bản thương mại), PMMNM hầu như rẻ hơn rất nhiều so với PM bản quyền. Các chi phí đáng quan tâm khác: chi phí nhân sự, yêu cầu về phần cứng, phí cơ hội và phí đào tạo được biết đến là tổng chi phí sở hữu.

Tính kinh tế của PMMNM?

Có nhiều công bố về những khoản tiết kiệm khổng mà PMMNM mang lại.





Nghiên cứu về các chi phí cho kết quả khả quan 



Nghiên cứu về TCO của Tập đoàn Robert Frances chi phí GNU/Linux = 40% so với MS Window, = 14% so với Solaris NetProject kết luận: GNU/Linux = 35% MS Window

Tính kinh tế của PMMNM?

1.6 Ưu điểm và hạn chế của PMMNM

Ưu điểm của FOSS!

Lợi ích của PMMNM?



Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm: Chi phí bản quyền, chi phí bảo hành, bảo trì luôn là mối quan tâm lớn của cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp. PMMNM sẽ giúp giảm đáng kể các khoản chi phí này.

Lợi ích của PMMNM?



Độc lập - Tự do:



PMMNM không bị lệ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào.



Không bị hạn chế về quyền sử dụng, người dùng có thể tự do sử dụng, tự do nghiên cứu...với bất kỳ mục đích nào. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và giảm tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.

Lợi ích của PMMNM?







Tính an toàn và bảo mật: PMMNM thu hút được sự tham gia đông đảo của người dùng, người kiểm thử, người phát triển. Do đó, lỗi của phần mềm được gửi tới người phát triển sớm. Khác với PM nguồn đóng, PMNMN đảm bảo bất kỳ ai cũng có thể “nhìn” được mã nguồn. Do có được mã nguồn nên những người sử dụng và những nhà phát triển làm chủ được phần mềm; Đặc biệt có ý nghĩa với các phần mềm dùng trong an ninh, quốc phòng cũng như khối công nói chung.

Lợi ích của PMMNM?



Phát triển dễ dàng, kích thích tư duy sáng tạo: ●



Có sẵn mã nguồn và được quyền tự do chỉnh sửa phát triển do đó không cần phải xin phép ai trước khi triển khai, nâng cấp, cập nhật phần mềm, không sợ rủi ro bị ngừng giữa chừng vì những hạn chế pháp lý. Cho phép lập trình viên phát triển phần mềm với các yêu cầu mới phát sinh, giúp những nhà lập trình sáng tạo ra phần mềm riêng của mình.

Lợi ích của PMMNM?







Chất lượng tin cậy: Các PMNM khi đã hoàn thành sẽ được thử nghiệm, đánh giá, phát hiện lỗi và hoàn thiện bổ sung bởi rất nhiều nhà phát triển khác nhau sẽ đảm bảo cho PM có chất lượng tốt hơn. Tuân thủ các chuẩn: vì lợi ích của các nhà phát triển tự do cần thực hiện được những sản phẩm có tính liên tác tốt nhất. Để làm được việc đó họ không sử dụng các chuẩn sở hữu riêng. Tính lâu dài: PMNM không có một chủ sở hữu duy nhất là lý do bảo đảm để không ai có thể làm ngừng hoặc “giết chết” sản phẩm này.

Nhược điểm - Hạn chế của FOSS!

Hạn chế của PMMNM?









Không có một chế độ bảo hành nào: Người dùng phải chịu toàn bộ rủi ro về chất lượng cũng như việc vận hành. Chưa có hỗ trợ kỹ thuật tin cậy: về mặt pháp lý, không ai có nghĩa vụ bắt buộc phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ PMNM cho người sử dụng như trong trường hợp các phần mềm thương mại. Thiếu các hướng dẫn sử dụng: người sử dụng sẽ khó tìm ra các tài liệu mô tả hệ thống, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm, do đó việc tiếp cận và khai thác các tính năng của phần mềm sẽ bị hạn chế. Năng lực hạn chế của người sử dụng: Hầu hết người sử dụng trong các cơ quan hành chính cũng như doanh nghiệp, thậm chí cả những người quản trị hệ thống CNTT chưa có nhiều kiến thức cần thiết về các phần mềm MNM nói chung.

Hạn chế của PMMNM?









Không có cam kết bắt buộc phải hoàn thành một sản phẩm cụ thể: Có những dự án về PMMNM được phê duyệt đầu tư nhưng không thể phát triển được hoặc bị đình trệ vì không thể tìm được kinh phí đầu tư hoặc không đủ lập trình viên.

Số các thiết bị hỗ trợ PMNM còn hạn chế: thiếu trình điều khiển ngoại vi Các ứng dụng chuyên nghiệp trên nền PMNM còn ít: Số các ứng dụng chuyên nghiệp sẵn sàng sử dụng trên nền PMMNM còn ít so với các ứng dụng trên Windows Giao diện người dùng cuối chưa thân thiện

1.7 Các lĩnh vực ứng dụng hiệu quả PMMNM

Các lĩnh vực ứng dụng hiệu quả PMMNM







Lĩnh vực thương mại

Lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Lĩnh vực học tập của sinh viên

Lĩnh vực thương mại (1) Tại sao FOSS phù hợp với thương mại? ●

Chi phí bản quyền (Cost)



An toàn, bảo mật (Security)



Chất lượng đảm bảo (Quality)



Tùy biến cao (Customizability)



Tự do sử dụng (Freedom)



Tính linh hoạt (Flexibility)



...

Lĩnh vực thương mại (2) ●







Ưu thế chi phí rẻ, độ ổn định và khả năng bảo mật cao. Hệ điều hành Linux được coi là một giải pháp cho nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn như Computer Associates, HP, IBM và Dell. Intel giảm được 200 triệu USD do chuyển từ Unix sang Linux., Amazon giảm 17 triệu USD. Các tổ chức tài chính lớn như Credit Suisse, First Boston, Morgan Stanlay, Goldman Sachs cũng đang tiến hành chuyển một phần hệ thống thông tin của hãng sang sử dụng PMMNM nhằm tận dụng tối đa những khoản tiết kiệm trên.

Lĩnh vực an ninh, quốc phòng









Sử dụng máy tính để vận hành một quốc gia không còn xa lạ. PM máy tính trở thành vấn đề sống còn để chỉ đạo đất nước → sử dụng các PM bản quyền có thế gặp những rủi ro cao. Các phần mềm có bản quyền, không biết được mã nguồn nên tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật, hoặc có thể chứa các phần mềm gián điệp, “cửa hậu”... Chi phí bản quyền phần mềm lớn nên đối với những nước nghèo và đang phát triển thì PMMNM là lựa chọn số một. ...

Lĩnh vực học tập của sinh viên ●







Ngoài các lợi ích về kinh tế, việc sv nghiên cứu PMMNM sẽ mang lại cho SV một hiểu biết rộng hơn về tin học, giúp cho sv có cái nhìn rộng hơn, hiểu sâu hơn. FOSS cũng cấp mã nguồn, rất nhiều trong số này được viết bởi những lập trình viên giàu kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên thế giới kiểm thử → Đây là những tinh túy để SV tham khảo học tập. Các mã nguồn này đều có sẵn, được cập nhật thường xuyên và không hề có “bí quyết công nghệ” trong đó. Cơ hội làm việc nhóm, tham gia các diễn đàn công nghệ, Những thắc mắc của SV được giải đáp một cách nhanh chóng qua những diễn đàn mã nguồn mở. >>> Học tập về mã nguồn mở là một cách nâng cao kiến thức tốt nhất của SV

Kiếm tiền từ FOSS như thế nào? (các mô hình kinh doanh từ phần mềm MNM)

Thu nhập từ FOSS (1) ●

Bán các bản thương mại phát triển từ bản FOSS

Thu nhập từ FOSS (2) ●

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo, tư vấn sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

Thu nhập từ FOSS (3)

Thu nhập từ FOSS (4) ●

Thu nhập tới từ các dịch vụ quảng cáo trên web.

Firefox tích hợp thanh tìm kiếm Google, Mozilla firefox thu về $257 triệu USD năm 2012 trong đó 80% từ Google.

1.8 Tình hình ứng dụng và phát triển của PMMNM

Trên thế giới ●







Nhiều chính phủ trên thế giới đã lưu ý tới PMMNM và đề ra các chương trình nhằm tận dụng những lợi ích mà PMMNM đem lại. Đi tiên phong trong việc ứng dụng và phát triển PMNM phải kể đến các nước Châu Âu. Thành lập trung tâm phát triển nguồn mở và tài trợ triển khai ứng dụng liên quan đến kinh tế. Những điển hình thành công phải kể đến đó là Đức, Pháp, Anh, Phần Lan... Tai khu vực Châu Á, ba cường quốc của khu vực là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã công bố sáng kiến xây dựng một HĐH nguồn mở thích ứng với những nhu cầu đặc thù của khu vực. TQ tăng 175% sử dụng Linux (2003). chính phủ TQ đề ra việc xây dựng nền công nghiệp phần mềm, phần cứng không sa vào quyền sở hữu trí tuệ.

Trên thế giới (2) ●





Ấn Độ là điểm nóng của trào lưu mã nguồn mở: Tổng cục thuế chuyển 1000 máy để bàn sang sử dụng Linux. Trung tâm dữ liệu siêu máy tính chuyển sang sử dụng Linux, tòa án tối cao triển khai một số dự án thí điểm về phần mềm PMMNM. Đài Loan: 2003 khởi sướng chương trình nguồn mở quốc gia Chương trình 2 năm xây dựng nền công nghiệp đầy đủ khả năng thay thế phần mềm nguồn đóng... Các quốc gia ở Châu Mỹ như Mỹ, Brazil, Peru...Ở Châu phi như Nam Phi, Tanzania, Ghana, Zambia...cũng đang hướng về sử dụng PMMNM.

Trên thế giới (3)

Trên thế giới (3)

Tại Việt Nam - Rất nhiều chương trình, kế hoạch đã được triển khai để thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở.

Tại Việt Nam Ngày hội “Tự do cho Phần mềm” (hay còn gọi là Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở - Software Freedom Day/SFD) là sự kiện thường niên, được tổ chức vào ngày thứ Bảy tuần thứ Ba trong tháng 9 hàng năm trên toàn Thế giới. Sự kiện năm nay được tổ chức tại Đại học Cần Thơ.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đã có những chính sách về vấn đề nguồn mở, điển hình là Quyết định số 235/2004/QĐTTg ngày 02 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể phát triển, ứng dụng phần mềm nguồn mở Việt Nam giai đoạn 2004-2008.

Tại Việt Nam - Sự ủng hộ của chính phủ: 







07/2007/QĐ-BTTT: Danh mục các sản phẩm nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà NN. 07/2008/CT-BTTT: Đẩy mạnh sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động của của các cơ quan tổ chức nhà nước. 08/2010/TT-BGDĐT: Quy định về việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục. ...

- Gia nhập WTO góp phần thúc đẩy ứng dụng mã nguồn mở. ==> Sử dụng và phát triển FOSS tại Việt Nam ngày càng sâu và rộng

Cơ hội và thách thức: 



Nhu cầu nhân lực mã nguồn mở, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp là rất lớn và là thách thức cho các đơn vị đào tạo CNTT.

Đây cũng là cơ hội vàng cho các bạn theo đuổi nghề IT có thể nắm bắt và thực hiện một cuộc bứt phá cho chình mình và cho đất nước. 

Một số hiểu lầm về phần mềm tự do mã nguồn mở! 1. PMMNM là phần mềm … không có bản quyền! 2. Sử dụng PMMNM luôn luôn miễn phí? 3. PMMNM chỉ dành cho HĐH Linux? 4. Phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ cũng là PMMNM?? 5. PMMNM chỉ dành cho các lập trình viên giỏi? 6. Để sử dụng được PMMNM cần phải truy cập vào mã nguồn? 7. Thật khó để tìm thấy PMMNM cần thiết? 8. PMMNM không phổ biến và không nhiều người sử dụng phần mềm mã nguồn mở PMMNM?

Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm...không có bản quyền? + Việc cho rằng “Phần mềm nguồn mở là phần mềm... không bản quyền, phần mềm nguồn đóng có bản quyền” là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, cho dù là phần mềm nguồn đóng hay mở, chúng đều có thể là những phần mềm bản quyền. Các chương trình nguồn mở không phải là những chương trình không giấy phép. Ngược lại, chính giấy phép của chúng đã làm chúng thành nguồn mở. Về cơ bản, phần mềm nguồn đóng hay nguồn mở chủ yếu khác nhau về giấy phép. Trong đó phần mềm nguồn đóng thì hạn chế các quyền can thiệp vào mã nguồn, còn phần mềm nguồn mở thì đảm bảo các quyền đó (tác giả phải từ bỏ một số quyền cho người sử dụng có nhiều quyền hơn).

Sử dụng Phần mềm mã nguồn mở luôn luôn miễn phí?

Các phần mềm mã nguồn mở chỉ dành cho Hệ điều hành Linux....???

Phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ cũng là phần mềm mã nguồn mở....???

Phần mềm mã nguồn mở chỉ dành cho các lập trình viên giỏi....???

Để sử dụng được phần mềm mã nguồn mở cần phải truy cập vào mã nguồn....???

Thật khó để tìm thấy phần mềm mã nguồn mở cần thiết....???

PMMNM không phổ biến và không nhiều người sử dụng phần mềm mã nguồn mở? Theo thống kê của Computerworlduk.com, có tới + 485/500 hệ thống siêu máy tính là phần mềm nguồn mở; + Điện toán đám mây, phần mềm nguồn mở chiếm 79%; + Các máy chủ web, phần mềm nguồn mở chiếm 65%; + Các hệ thống di động, phần mềm nguồn mở chiếm 83.6%...