Baitapnhom Chuong1 Nhom9 Lop211KT2301 [PDF]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÀI TẬP NHÓM 1.1 MÔN HỌC: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LỚP: 211KT2301, NHÓM: 9 THÀNH VIÊN: Quảng Th

19 0 204KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Papiere empfehlen

Baitapnhom Chuong1 Nhom9 Lop211KT2301 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM 1.1 MÔN HỌC: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

LỚP: 211KT2301, NHÓM: 9 THÀNH VIÊN: Quảng Thạch Mỹ Thừa, MSSV: K184030287 Nguyễn Ngọc Phương Duyên, MSSV: K194020129 Nguyễn Đặng Quốc Hưng, MSSV: K194020145 Nguyễn Phan Mẫn Nghi, MSSV: K194020162 Đinh Rơ Lan Thảo, MSSV: K194020176 Mai Anh Tú, MSSV; K194020191

1

Bài tập 1.1: 2 trang Chính phủ Việt Nam giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký cho ô tô sản xuất hoặc láp ráp trong nước từ 28/6/2020 tới 31/12/2020. -

Đề xuất này của chính phủ Việt Nam không vi phạm nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) vì: theo nguyên tắc Tối huệ quốc, ‘ Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không chịu mức thuế và phí tổn cao hơn so với mức áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước thứ ba nào khác’. Tức là, không có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại bên ngoài nước. Đề xuất của chính phủ chỉ cho thấy sự đối xử giữa ô tô trong nước và ô tô ngoài nước mà không phải giữa ô tô nước ngoài với nhau, tức là mọi ô tô nhập khẩu từ nước ngoài đều được đối xử như nhau và không có nước thứ ba nào bị đối xử kém thuận lợi hơn hay một nước thứ ba nào được hưởng quyền ưu đãi hơn.

- Đề xuất này của Chính phủ Việt Nam là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia (NT). Vì đề xuất trên sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).Theo quy định của WTO, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc các loại thuế nội địa. Các loại thuế này phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và chính sách về trợ cấp. Trong đó, WTO đã quy định rất cụ thể về việc các nước thành viên "không đánh thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu cao hơn mức áp dụng với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước’. Việc chính phủ đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước vô hình chung đã khiến ô tô trong nước có ưu đãi hơn so với ô tô ngoài nước khi giảm được một phần chi phí, tạo nên sự đối xử không công bằng giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa ngoài nước.  Bên cạnh đó, WTO cũng yêu cầu các thành viên, không phân biệt đối xử trong áp dụng thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa nhằm mục đích bảo hộ những hàng hoá nội địa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau với hàng nhập khẩu. Nên vì vậy hai đề xuất này của chính phủ là không hợp lí.

2

- Đề xuất này không vi phạm nguyên tắc nào khác ngoài nguyên tắc: đối xử quốc gia - Nếu là đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thì nhóm có những đề xuất, kiến nghị sau đây: 1. Giảm 50% thuế Giá trị gia tăng cho năm tài chính 2020 để kích cầu và tiêu thụ, hỗ trợ nền kinh tế và toàn xã hội phục hồi; và Giảm 50% khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2020 cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng. 2. Đề nghị Chính phủ Việt Nam xem xét sửa đổi Nghị định53/2018/NĐ-CP để cung cấp định nghĩa rõ ràng về đối tượng hàng hóa thuộc phạm vi quản lý, để các nhà nhập khẩu ôtô cập nhật giấy phép kinh doanh cho phù hợp. 3. Đề nghị giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho năm tài chính 2020 cho tất cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng. Chính sách hỗ trợ không nên giới hạn chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành nghề chịu tác động của dịch Covid-19 cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân cho toàn bộ người nộp thuế ở Việt Nam trong năm tài chính 2020. 4. Chuyển từ nhập khẩu sang sản xuất lắp ráp trong nước với những mẫu xe có doanh số tốt, được khách hàng ưa chuộng. 5. Đề nghị tối giản thủ tục hành chính cho nhà nhập khẩu. Theo đó, cơ quan hải quan nên được phép giải phóng một phần lô hàng chứa tất cả các phụ tùng không ảnh hưởng theo Thông tư 05 thay vì chặn toàn bộ lô hàng như hiện nay. Đối với những phụ tùng không thuộc xe nhập khẩu CBU hoặc lắp ráp CKD đã được kiểm định, chứng nhận chỉ nên được tiến hành một lần, áp dụng cho lần đầu nhập khẩu.

3

Bài tập 1.2: 5 trang Điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại của từng yếu tố và các giải pháp cải tiến khắc phục các yếu tố; được sắp xếp theo thứ tự thế mạnh giảm dần: 1) Vị trí địa lý: - Điểm mạnh: Có hệ sinh thái đa dạng, vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế-quân sự: cửa ngõ kết nối nội địa châu Á-Thái Bình Dương, nằm trên trục chính của Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC),… - Điểm yếu: Nằm gần biển nên có nhiều thiên tai, bão lũ,...Vì vị trí chiến lược quan trọng nên khó tránh khỏi sự “dòm ngó” từ các thế lực thù địch, đe dọa về chủ quyền, an ninh quốc gia. - Biện pháp: Có biện pháp lâu dài giúp giảm nhẹ hậu quả thiên tai gây ra. Tăng cường hợp tác hội nhập, có biện pháp răn đe, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc và cảnh giác kịp thời âm mưu, diễn biến hòa bình,.. của các thế lực thù địch. 2) Nguồn nhân lực: - Điểm mạnh: Dồi giàu về số lượng và tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ lao động/dân số là 56.20% năm 2020, độ tuổi 15-49 chiếm xấp xỉ 75%. Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, trình độ văn hoá cao, tiền lương khá thấp, chịu được áp lực cao. - Điểm yếu: 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Năng lực quản lý và ý thức tác phong của người lao động còn kém. Tình trạng già hóa dân số cũng là thách thức lớn mà nguồn nhân lực đang phải đối mặt.  - Biện pháp: Nâng cao chất lượng giảng dạy đào tạo nhân lực. Tuyên truyền, tư vấn để nguồn nhân lực được định hướng tốt. Tạo mọi điều kiện an sinh xã hội thuận lợi phát triển cho người lao động, khuyến khích sinh con,… 3) Tài nguyên biển: 

4

- Điểm mạnh: Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí lớn; khí đốt khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Nước ta nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới thuận lợi để phát triển GTVT biển. Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh đẹp nhiều thuận lợi cho du lịch. - Điểm yếu: khai thác không đi đôi với bảo vệ, các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, nên gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển. Cơ sở hạ tầng giao thông vùng ven biển còn phát triển thiếu đồng bộ, yếu kém.  - Biện pháp: Khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển. Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực ven biển, theo hướng bền vững. Áp dụng tiến bộ trong khoa học kỹ thuật để việc khai thác tài nguyên biển hợp lí. 4) Nguồn vốn đầu tư: - Điểm mạnh: môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, nhân lực giá rẻ cùng với việc ký kết các hiệp định thương mại ngày càng tăng đã thu hút đầu tư (nguồn vốn đầu tư là 28,53 tỷ USD (2020) và 8 tháng đầu năm 2021 là 19,12 tỷ USD). - Điểm yếu: Thủ tục hành chính vẫn còn khá rườm rà, tốn nhiều thời gian. Cơ cấu phân bổ vốn có sự mất cân đối. Tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" hay các doanh nghiệp đầu tư theo kiểu tàn phá môi trường. Tỷ trọng vốn đầu tư chưa xứng với tiềm năng. - Biện pháp: Tận dụng các hiệp định thương mại, tiếp tục các chính sách ưu đãi, kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài. Cải cách thủ tục hành chính đơn giản hóa. Nâng cao chất lượng dòng vốn thông qua nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh cũng như chất lượng nguồn nhân lực. 5) Văn hóa: - Điểm mạnh: Đời sống văn hóa phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Trình độ dân trí ngày càng tăng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. 

5

- Điểm yếu: :Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng .  - Đề xuất: Nhiều cấp ủy, chính quyền quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tương xứng và tập trung.  6) Môi trường chính trị:  - Điểm mạnh: Có một khuôn khổ nhất định cho thị trường, hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tiến bộ; xây dựng các quan điểm kinh doanh dài hạn cho hệ thống các doanh nghiệp; bảo vệ được các quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.  - Điểm yếu: hệ thống văn bản pháp luật yếu kém dẫn đến sự chưa rõ ràng, lỏng lẻo trong các chính sách và quy định; quan hệ trong các cơ quan chức năng còn rất phức tạp. - Giải pháp: xây dựng thể chế kinh tế thị trường; tích cực ban hành đầy đủ các bộ Luật, đổi mới các chính sách sao cho phù hợp; nghiêm khắc thực hiện các quy định, xử phạt đối với các trường hợp cố ý vi phạm. 7) An ninh trật tự: - Điểm mạnh: trật tự xã hội ổn định; tạo tiền đề quan trọng để nền kinh tế gia tăng sức mạnh nội lực; hình thành các chính sách an ninh kinh tế. - Điểm yếu: Chính sách an ninh kinh tế còn chưa nghiêm khắc thực hiện, trong thực tế vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng lách luật, vượt luật. - Giải pháp: Bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế. 8) Hạ tầng kinh tế - xã hội:

6

- Điểm mạnh: Hạ tầng kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển. Lưới điện quốc gia đã “phủ sóng” nông thôn, miền núi; mạng lưới viễn thông đa dạng, phát triển. Các công trình hiện đại phục vụ cho kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. - Điểm yếu: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. Các dự án có vốn đầu tư lớn liên tục bị trì hoãn. Có sự cách biệt về hạ tầng giữa các vùng nông thôn với nhau. - Biện pháp: Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Chú trọng thực hiện tiến độ thi công và có giải pháp đảm bảo chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Chú trọng phát triển ở vùng nông thôn đồng đều, nâng cao năng lực một cách toàn diện. 9) Môi trường pháp lý và quản lý nhà nước: - Điểm mạnh: Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - CT, góp phần hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo môi trường pháp lý cho việc hội nhập quốc tế. - Điểm yếu: Tính thống nhất của hệ thống pháp luật không cao. Tính toàn diện, đồng bộ, cân đối của hệ thống pháp luật còn sự chênh lệch lớn .Tính ổn định của hệ thống pháp luật thấp. Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật còn bất cập. - Đề xuất: Tăng cường công tác tuyên truyền, nhâ ̣n thức đầy đủ về mục đích, trách nhiê ̣m đối với viê ̣c hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiê ̣p. Bồi dưỡng, tâ ̣p huấn cho các cơ quan, tổ chức để tăng cường năng lực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiê ̣p 10) Ổn định kinh tế vĩ mô: - Điểm mạnh: nền kinh tế vĩ mô Việt Nam tương đối ổn định, lạm phát được giữ ở mức ổn, cải thiện tài khoản đối ngoại và ổn định thị trường ngoại hối.

7

- Điểm yếu: Sản xuất công nghiệp chưa thể phục hồi nhanh như trước dịch Covid-19 do một số ngành phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu chưa thể hồi phục ngay. Xuất khẩu trong nước vẫn phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Biện pháp: chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất phù hợp, kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, vĩ mô khác. Kiểm soát lạm phát; chú trọng thời điểm, mức độ điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là về lãi suất để có đối sách phù hợp, kịp thời. 11) Tài nguyên khoáng sản: - Điểm mạnh: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến. Một số loại khoáng sản là vật liệu xây dựng rất phong phú, giúp làm giảm giá thành trong đầu tư khai thác. - Điểm yếu: Hầu hết trữ lượng các loại khoáng sản của ta đều nhỏ so với thế giới. Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất khó khăn, tốn kém. Các mỏ khoáng sản được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác. - Biện pháp: Khai thác khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các dự án khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội trong đó có tác động đến môi trường -XH. Hạn chế tối đa việc xuất khẩu khoáng sản chưa được chế biến sâu. 12) Tài nguyên rừng:  - Điểm mạnh: Rừng Việt Nam đa dạng các loài sinh vật, nổi tiếng về tài nguyên gỗ, đặc biệt là các loài gỗ quý. Rừng Việt Nam đang phục hồi và tỷ lệ che phủ rừng của năm 2020 là 42%, diện tích rừng chiếm 14,6 triệu ha. - Điểm yếu: Rừng Việt Nam hiện vẫn đang trên đà suy thoái, tỷ lệ rừng nguyên sinh chỉ có 0,25%. Rừng trồng chưa cung cấp đủ nguyên liệu. Tỷ lệ và chất lượng rừng tự nhiên rất thấp dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

8

- Biện pháp: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho doanh nghiệp và người dân. Các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phải được giám sát chặt chẽ. 13) Tài nguyên đất đai: - Điểm mạnh: thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp: 3 triệu ha đất phù sa thích hợp trồng cây lúa nước và các cây ngắn ngày; đất Feralit (16 triệu ha) trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,… - Điểm yếu: đất tốt chỉ xấp xỉ 20%, 13.58/ 33 triệu ha đất chưa được sử dụng, khả năng mở rộng đất nông nghiệp thấp do phần lớn là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ sông suối. Đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, ruộng dễ bị thoái hóa, khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. - Biện pháp: Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ khai thác, tận dụng đất hợp lý. Trồng cây gây rừng, giảm thiểu tối đa việc xói mòn, sạt lở đất. Nâng cao nhận thức, giáo dục người dân về nghiệp vụ canh tác, ý thức bảo vệ đất. 14) Trình độ khoa học – công nghệ: - Điểm mạnh: Nằm trong khu vực có tiềm năng khoa học kỹ thuật năng động nhất thế giới. Điểm đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia. Có uy tín trong lĩnh vực như toán, nghiên cứu nông nghiệp và sinh học. Việc chuyển giao các dây chuyền khoa học công nghệ đang ngày càng tăng vào các ngành nghề đa dạng. -  Điểm yếu: Thiếu khuôn khổ pháp lý và chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, trọng dụng nhân tài. Doanh nghiệp ít sáng tạo, thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển. Thiếu các phòng  thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu. Quản lý nhà nước và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém. - Đề xuất: Cải thiện khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước. Thúc đẩy các mối liên kết đổi mới sáng tạo . Tăng cường nguồn vốn con người về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và xã hội.

9

15) Môi trường:  - Điểm mạnh: ý thức con người đang dần được cải thiện và nâng cao hơn, xuất hiện nhiều chương trình, hoạt động về bảo vệ môi trường; chính phủ có sự quan tâm hơn về môi trường; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tài nguyên xanh. - Điểm yếu: ô nhiễm môi trường càng tăng cao; Các cơ quan quản lý chưa thật sự nghiêm ngặt trong quá trình kiểm duyệt và xử lí các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường; mức độ ô nhiễm xả thải của Việt Nam đang ở mức báo động. - Giải pháp: phổ cập xu hướng khai thác, bảo vệ môi trường bền vững; chính phủ cần can thiệp sâu hơn trong các vấn đề về môi trường; quy tắc, luật lệ về an toàn khai thác cần minh bạch, khắt khe hơn.