ASM Nhom 3 MKT Can Ban [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Assignment 1

Nhóm 3 1. Đỗ Văn Tú - PH 2. Nguyễn Thành Bình – PH20893 3. Đỗ Hoàng Long – PH 4. Đoàn Thi Phương Thu - PH 5. Nguyễn Trà My - PH 6. Hoàng Văn Minh - PH

Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng Masan ( MASAN CONSUMER CORPORATION )

Phần 1 Giới thiệu về doanh nghiệp: ❖ Công Ty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng Masan ❖ Địa chỉ: Tầng 12, Tòa Nhà MPlaza SaiGon, Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh ❖ Mã số thuế: 0302017440 ❖ Điện thoại: (028) 62 555 660 ❖ Fax: (028) 38 109 463 ❖ Người công bố thông tin: Bà Đỗ Thị Hoàng Yến ❖ Website: https://www.masanconsumer.com

Lịch sử hình thành và phát triển: ➢ 1996 : Ngày 01 tháng 04 năm 1996, Masan đã thành lập một Công ty tại Nga để nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu. Ngày 20 tháng 06 năm 1996, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị. ➢ 2000: Ngày 31 tháng 05 năm 2000, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. ➢ 2002: Vào năm 2002, để xâm nhập vào thị trường nội địa đầy tiềm năng, Công ty đã chuyển hướng từ việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường trong nước bằng việc cho ra đời thương hiệu “Chinsu”. Sự thành công của Chinsu là một tiếp nối thành công của “Nam Ngư” và “Tam Thái Tử” vào năm 2007. ➢ 2003: Ngày 01 tháng 08 năm 2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, sau đó Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại Ma San (Công Ty), với tổng vốn điều lệ là 28.500.000.000 đồng. ➢ 2009: Ngày 01 tháng 07 năm 2009, Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh: Sản xuất Gia vị (không sản xuất tại trụ sở chính) và Sản Xuất Hương Liệu (trừ sản xuất hóa chất cơ bản). Ngày 22 tháng 12 năm 2009, Công ty thay đổi trụ sở đến Tầng 12, Toà nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. ➢ 2011: Ngày 09 tháng 03 năm 2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Ma San. Ngày 15 tháng 04 năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông cho Công ty Quản Lý Đầu Tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR) tương đương 10% vốn điều lệ sau phát hành. Ngày 17 tháng 10 năm 2011 & ngày 04 tháng 11 năm 2011, Công ty mua 50,25% cổ phần Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. ➢ 2012: Tháng 12 năm 2012, Công ty mua thêm 2,95% cổ phần của Công ty ➢ 2013: Ngày 01 tháng 02 năm 2013, Công ty mua thành công 24,9% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo. Tháng 03 năm 2013, Công ty mua thêm 38,61% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 63,51%. ➢ 2014: Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm Masan – công ty con của Công ty chào mua thành công 32,8% cổ phần Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex.

➢ 2015: Ngày 14 tháng 01 năm 2015, Công ty TNHH Một thành viên Thực Phẩm Masan – công ty con của Công ty mua 99,99% cổ phẩn Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn. Ngày 10 tháng 06 năm 2015, Công ty thay đổi tên thành “CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN”. Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage – công ty con của Công ty hoàn tất mua 65% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh. ➢ 2016: Ngày 06 tháng 01 năm 2016 và ngày 29 tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage – Công ty con của Công ty hoàn tất việc mua thêm 24,61% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần sở hữu tại Vĩnh Hảo lên 88,56%. Tháng 02 năm 2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage cũng nâng sở hữu cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa lên 60,16%. Đầu tháng 12/2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage nâng tiếp sở hữu cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa lên 68,46%.

Sơ đồ tổ chức:

Vai trò Marketing: -

Cầu nối trung gian giữa hoạt động của công ty và thị trường. Đảm bảo cho hoạt động của công ty hướng đến thị trường. lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh.

-

Lập ra các kế hoạch và chiến lược kinh doanh có lợi cho công ty.

-

Tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng và phân phối cho phân khúc thị trường trung cấp. Đưa ra giá cả đa dạng cho từng sản phẩm, sử dụng giá thâm nhập thị trường, xác định rõ khách hàng mục tiêu

-

Đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp về sản phẩm đến khách hàng

-

Xây dựng dựng mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, từ đó tạo ra các khách hàng trung thành của công ty. Tạo dựng niềm tin về thương hiệu công ty trong tâm trí người người tiêu dung, quảng bá thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng

-

Phân tích hành vi, thói quen mua hàng của khách hàng từ đó đưa ra các cải tiến về sản phẩm và định hướng về thương hiệu

Một số dẫn chứng về chiến lược kinh doanh và marketing quảng cáo của công ty Masan Consumer: o Masan tập trung vào nhận dạng thương hiệu, tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp. o Masan dùng hình ảnh người mấu nhí và các ca sĩ nổi tiếng quảng cáo cho sản phẩm của mình, chiếu vào các khung giờ vàng gây chú ý đến người tiêu dùng. o In poster, banner rộng rãi các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa…. o Masan Consumer còn chú trọng các vị trí sản phẩm được đặt tại các siêu thị, trưng bày nơi đẹp mắt gây chú ý cho người tiêu dùng, vừa tầm tay. o Hàng loạt các chương trình khuyến mãi diễn ra nhằm thu hút người tiêu dùng như: biếu cho các bà nội trợ nước mắm Chinh su trong vòng 30p, chương trình khuyến mãi “Bếp sum vầy, vận may lan tỏa”, quay số trúng thưởng,….

Lĩnh vực hoạt động: Nhóm ngành hàng: hàng tiêu dùng •

Sản xuất và bán buôn thực phẩm: nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác

-



Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng



Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt



Chế biến và bảo quản rau quả



Dịch vụ ăn uống khác: cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng…

Một số sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của công ty Masan Consumer: nước mắm nam ngư, nước mắm chinsu, nước tương chinsu tỏi ớt, tương ớt chinsu, mì ăn liền Omachi,kokomi,tiến vua, xúc xích Heo Cao Bồi, nước tăng lực Compact,…

Phần 2: Đặc điểm môi trường bên trong: Nguồn nhân lực: -

-

Đội ngũ các chuyên gia chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm trong môi trường quốc tế và khu vực nguồn nhân lực có chất lượng cao , đẳng cấp thế giới Tính đến cuối năm 2019 công ty Masan Consumer có chính xác 4.596 cán bộ công nhân viên, trong đó gồm 2.954 nam (64%), 1.642 (36%). Toàn bộ đội ngũ nhân viên đều được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao Tiềm lực về con người rất mạnh

Nguồn lực marketing: -

-

Là công ty con trực thuộc Masan Consumer Holdings nằm trong hệ thống của tập đoàn lớn hàng đầu khu vực Masan Group Chuỗi siêu thị lớn và các đại lý bán buôn, bán lẻ trên khắp các tỉnh thành: Hà nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Thái Nguyên, Cà Mau, Buồn Ma Thuột, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Giang,.. Hệ thống VinCommerce (vinmart, vinmart +) với hơn 2.500 cở sở trên toàn quốc. Hợp tác với Alibaba phát triển chuỗi siêu thị hiện đại và tiện lợi

Hình ảnh công ty: -

-

Masan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng. Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm,… mà các sản phẩm đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng Được hình thành và phát triển lâu dài, có lợi nhuận và tăng trưởng ổn định Cty luôn tập trung vào tính minh bạch và liêm khiết , đầu tư phát triển con người năng động và sáng tạo Doanh nghiệp có môi trường làm việc năng động, sáng tạo thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao nên yếu tố nội bộ trong công ty rất được ban lãnh đạo quan tâm

- Con số 95% các gia đình sử dụng ít nhất 1 mặt hàng của Masan Consumer đã khẳng định điều đó thông qua việc đẩy mạnh quảng cáo, truyền thông thương hiệu trên mọi phương tiện.

Cơ cấu quản lí: -

Công ty cổ phần đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Trương Công Thắng Trong đó cổ phần được nắm giữ hầu hết bởi công ty mẹ Masan Consumer Holdings ( 94.72%) Số cổ phần còn lại phần lớn được chia cho thành viên hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty cùng một số nhỏ cổ đông quan trọng

Cơ sở vật chất: -

Hệ thống nhà xưởng rộng hàng ngàn hecta cho quá trình sản xuất. Gần đây, Masan hướng đến Thành phố mới Bình Dương, đặt móng thi công nhà máy tại đây để mở rộng quy mô sản xuất.

-

Nghiên cứu và phát triển công nghệ: -

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để phát triển thương sản phẩm tiêu dung của công ty trên các sàn thương mại điện tử như: Lazada, shoppefood,tiki ( đi chợ online )

Yếu tố tài chính: -

-

Giá cổ phiếu: 123.600 vnd (23/09/2021) Vốn hóa thị trường: 87.465 tỉ vnd (23/09/2021) Vốn chủ sở hữu: 13.093 tỉ vnd ( quý 2/2021) Vốn điều lệ: 7.267 tỉ vnd ( 09/2021 ) Với khả năng huy động vốn sẵn có, Masan Consuner có nguồn lực tài chính rất mạnh, công ty có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, củng cố chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng khác nhau Giá trị tài sản lớn , lợi nhuận và tăng trưởng ổn định Tiềm lực tài chính mạnh

Đặc điểm môi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô Môi trường nhân khẩu: -

Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Dân số Việt Nam ( 96,46 triêu người/năm 2019 ) chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới. Dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 308 người/km2.mTổng diện tích cả nước là 310,060 km2. Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động là khoảng 57% cơ cấu dân số. Chính nguồn lao động dồi dào này sẽ giúp phục vụ tối đa cho cho công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, các hoạt động sản xuất của họ sẽ không bị và gián đoạn vì thiếu lao động.

-

Tỉ lệ đô thị hóa ( 2021 ) ở của Việt Nam ước tính vào khoảng 40,4%

Môi trường kinh tế: -

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây. Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành thực phẩm ăn nhanh để phục vụ nhu cầu của người dân và nhu cầu xã hội hiện nay.

-

Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, ( mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ở việt nam là 2.786 USD/người, đứng thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á ) dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì lẽ đó nhu cầu về cuộc sống cũng như ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn.

-

-Tổng cục Thống biết chỉ số giá tiêu kê cho dùng (CPI) tháng 6/2017 tiếp tục giảm 0,17% so với tháng trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái tăng 4,15%. Nhóm ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,59%, trong đó lương thực giảm 0,51% do lượng cung dồi dào; thực phẩm giảm 0,85% chủ yếu do giá thịt tươi sống giảm (tác động làm CPI giảm 0,19%).

-

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II đã khởi sắc hơn quý I với tốc độ tăng 6,17%.

Môi trường chính trị/pháp lý: -

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa và nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh,mở rộng thị phần. Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

-

Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường văn hóa, xã hội: -

Mặt hàng thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Với hơn 90 triệu dân Việt Nam thì đây là một thị trường rất tiềm tiềm năng.

-

Thị hiếu, trào lưu

-

Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu

cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao và còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa khi đời sống người dân được cải thiện. Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay, Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm thức ăn nhanh. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở thị trường Việt Nam khá quyết liệt do có hơn 40 nhãn hiệu đang xâm nhập vào, trong đó chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. ❖ Khác biệt vùng miền -

Việt Nam là nền văn hóa pha trộn của 54 dân tộc anh em, vừa hòa nhập vừa có những nét văn hóa đặc trưng. Nói đến khẩu vị của ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi nơi có một khẩu vị riêng. Vì vậy việc tạo ra sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trên toàn quốc là một vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp thực phẩm. ❖ Phong cách sống

-

Xã hội ngày càng phát triền, người dân tất bật với mọi thứ xung quanh mình. Ngoài giờ làm việc mọi người phải quan tâm đến việc chăm sóc gia đình. Vì vậy, người dân có khuynh hướng sử dụng các thực phẩm thức ăn nhanh và dễ sử dụng. Đáp ứng được những mong muốn của mọi người dân, doanh nghiệp sẽ dễ định hướng được bước đi mang lại lợi nhuận cho mình.

Môi trường công nghệ: -

Khoa học công nghệ hiện đại được áp dụng vào trong sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí nhân công, rút ngắn thời gian sản xuất. Đồng thời với hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm khép kín, doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp những mặt hàng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng.

Môi trường vi mô Người tiêu dùng :

- Khách hàng của Masan Consumer bao gồm cả khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và cả khách hàng là trung gian. Hiện tại Công ty đang áp dụng phân phối độc quyền do đó hiện tượng cạnh tranh về giá diễn ra rất ít, các sản phẩm ở các vùng miền khác nhau luôn có giá như nhau và giá đó là do công ty quy định. Với việc tung ra nhiều sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau, Masan Consumer đã tiếp xúc được nhiều loại khách hàng với thu nhập khác nhau

Nhà cung cấp: -

Nhà cung ứng là những tổ chức cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nên có tầm ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp.chất lượng, giá thành của vật tư ảnh hưởng tới chất lượng và giá của sản phẩm. Mối quan hệ của Masan Consumer với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và mang tính chủ động cao.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

• Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Vina Acecook): -

Là công ty Nhật Bản sản xuất các sản phẩm mì ăn liền chiếm thị phần lớn tại Việt Nam hiện nay. Sản phẩm của công ty gồm có 5 dòng chính: mì, phở, bún, miến và hủ tiếu với tất cả 27 sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Ngoài ra, Vina Acecook còn đưa sản phẩm “Made in Vietnam” giới thiệu với người tiêu dùng rộng khắp hơn 40 quốc gia trên thế giới!



Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods):

-

Là công ty cổ phần thực phẩm Á Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam. Hiện này, công ty đã mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước ở thị trường châu âu. Asia Foods là nhà cung cấp mì ăn liền lớn nhất tại thị trường Campuchia (chiếm hơn 50% thị phần). Các nhãn hiệu mì của Asia Foods như Gấu đỏ, cháo Gấu đỏ, phở, hủ tiếu Gấu đỏ, mỳ Trứng Vàng, cháo Shang-ha… đã có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận, tin tưởng

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: -

Orion

-

Kinh Đô

-

Phở 24

-

KFC

-

Một số cty khác cung cấp các sản phẩm thực phẩm , đồ ăn nhanh có khả năng thay thế được các sản phẩm của masan như bánh gạo, bánh quy, phở ăn liền…canh tranh gay gắt trong việc chiếm lấy thị phần của ngành hàng này.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Tập đoàn Unilerver -

Unilever là một doanh nghiệp đa quốc gia, được Anh và Hà Lan thành lập, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, dầu gội, ... hàng đầu trên thế giới. Unilever ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm của mình, dần hướng về các mặt hàng thức ăn. Hiện nay, Unilever đã gia nhập vào thị trường thực phẩm với các sản phẩm nổi tiếng: nilever là một doanh nghiệp đa quốc gia, được Anh và Hà Lan thành lập, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm... hàng đầu trên thế giới.

-

Bằng việc sở hữu nhiều thương hiệu công với việc tiếp tục mua lại nhiều thương hiệu khác, không loại trừ khả năng doanh nghiệp này sẽ đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh mì ăn liền, dầu ăn và nước mắm.

Trung gian marketing : Đơn vị phân phối: -

Big C và các chuỗi siêu thị và bán lẻ, tạp hóa khác trên toàn quốc.

-

Công ty TNHH KD TM XNK Anh Thư

-

Công ty TNHH VẠN PHÚ VĨNH AN

Tổ chức tài chính: -

The crown X

Công chúng: -

Báo chí: báo Nhân Dân, báo Tài Chính, báo Đầu tư online,…

Mô hình SOWT công ty:

Điểm yếu:

Điểm mạnh: -

Tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Là một công ty có tiềm lực tài chính

-

hụt do nhu cầu mở rộng sản xuất: Do nhu cầu mở rộng thêm thị trường,

rất mạnh chính điều này làm cho

khiến cho nhu cầu nguyên vật liệu

Masan Consumer dễ dàng xây dựng

sản xuất tăng cao trong khi các nhà

được niềm tin nơi các nhà đầu tư, từ

cung ứng của Masan Consumer lại

đó nhà đầu tư tin theo và thu hút

khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ

được nguồn vốn lớn từ họ -

Đường lối kinh doanh đứng đắn, đội ngũ lãnh đạo tâm huyết dạn dày kinh nghiệm: Masan Consumer có đội ngũ quản lý giỏi nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh doanh bền vũng, chiến lược phát triển dài hạn

-

Thương hiệu mạnh, sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như : mỳ omachi, nước mắm chinsu

-

Có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

-

Được sự ủng hộ của khách hàng: Là một thương hiệu phát triển qua nhiều

năm

chứng

tỏ

Masan

Consumer là một thương hiệu mạnh, chiếm được niềm tin nơi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Nguồn nguyên vật liệu đang thiếu

nguyên vật liệu. -

Nhân sự có biến động thường xuyên: Việc mở rộng quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng đến nhân sự, Masan Consumer tuyển dụng thêm rất nhiều nhân sự mỗi năm, nhưng cũng có những đợt thanh lọc lớn để đảm bảo chất lượng nhân sự.

Cơ hội -

Thách thức Tiềm năng tăng trưởng cao: Tiềm

ngành hàng tiêu dùng, giải khát chịu

hàng tiêu dùng Việt Nam khá lớn.

sự cạnh tranh khác khốc liệt của các

Một thống kê của Ngân hàng Thế

doanh nghiệp cùng ngành trong và

giới chỉ ra mức chi tiêu dùng hộ gia

ngoài nước như Vina Acecook, Á

đình tại Việt Nam bằng 63% GDP

Châu, Micoem, Trung Nguyên,

của đất nước. Nhờ cơ cấu dân số

Trung thành, Tân Hiệp Phát… -

Nhu cầu an toàn thực phẩm tăng cao:

với 56% dân số dưới 30 tuổi. Tổng

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là

mức chi tiêu của người tiêu dùng tại

vấn đề nhức nhối của toàn xã hội,

Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và

đây cũng là thách thức lớn đối với

đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020

công ty, họ cần có những biện pháp

(nguồn: thống kê của Euromonitor,

để kiểm tra nguồn cung nguyên vật

Global Insight, Bain Analysis).

liệu và chất lượng sản phẩm sau khi

Hội nhập mang lại nhiều cơ hội mở

sản xuất xong. Không để tình trạng

rộng thị trường: Việc tham gia vào

mở rộng sản xuất nhanh làm ảnh

cộng đồng kinh tế ASEAN hay các

hưởng đến chất lượng sản phẩm.

cộng đồng kinh tế khác giúp cho

-

Cạnh tranh cao: Hiện các sản phẩm

năng tăng trưởng của thị trường

nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới,

-

-

-

Trách nhiệm bảo vệ môi trường xã

Masan Consumer có cơ hội mở rộng

hội tăng nhanh: Masan Consumer

thị trường ra quốc tế.

cần có thêm những máy móc thiết bị

Được sự ủng hộ của cơ quan chính

để xử lí triệt để chất thải sau sản

quyền: Vì Masan Consumer sản

xuất, không để ảnh hưởng tới môi

xuất hàng tiêu dùng, là những mặt

trường sống của cộng đồng.

hàng thiết yếu trong cuộc sống của con người nên họ nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan chính quyền.