49 2 510KB
23
3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Mô hình mô tả tích hợp chƣơng trình đào tạo Đề xuất mô hình mô tả tích hợp CTĐT nhằm cung cấp cho khoa và các bên liên quan các công cụ hỗ trợ cho quá trình thiết kế và phát triển CTĐT [1, 7]. Mô hình này mô tả mục tiêu, nội dung và cấu trúc của một CTĐT cũng như mối quan hệ giữa chúng. Mô tả này nhằm thúc đẩy quá trình thiết kế có tính tổng quát, như xác định mục tiêu và phát triển ý tưởng cho CTĐT, nó giúp cho gắn kết giữa mục tiêu và nội dung của chương trình với nhu cầu thực tế của các bên liên quan, và đưa ra những thay đổi cần thiết quan trọng. Các thành phần của chƣơng trình đào tạo Theo mô tả tích hợp CTĐT như trình bày ở trên, và các yêu cầu liên quan quy định trong Luật Giáo dục, các quy chế đào tạo, và các chuẩn kiểm định quốc tế, có thể thống nhất rằng CTĐT được thiết kế tốt bao gồm 6 thành phần (Hình 2.1): • Mục tiêu chương trình • Chuẩn đầu ra chương trình • Ý tưởng thiết kế chương trình • Khung chương trình • Ma trận các môn học • Đề cương môn học
Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí
24
CHƢƠNG 3
Hình 3.1 Các thành phần của chƣơng trình đào tạo [1, 7] Phần trình bày sau đây về các thành phần của CTĐT được dựa trên mô hình mô tả tích hợp CTĐT [1, 7], tiêu chí liên quan của chuẩn kiểm định ABET [2, 3, 4, 5]; tiêu chuẩn liên quan của chuẩn kiểm định các chương trình kinh doanh, kế toán của AACSB (Hiệp hội phát triển giảng dạy các chương trình kinh doanh, kế toán, Hoa Kỳ) [6]. Mục tiêu chƣơng trình Mục tiêu chƣơng trình (program purpose/ objectives) là tuyên bố tổng quát về lý do tồn tại của chương trình, trong đó xác định mục tiêu tổng thể của chương trình, bao gồm bối cảnh; nghề nghiệp; và sự nghiệp tương lai của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu chương trình ít nhất phải xác định lĩnh vực chuyên ngành cụ thể của chương trình (thí dụ như kỹ thuật cơ khí, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật y-sinh, …), bối cảnh hoạt động nghề nghiệp (thí dụ như hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai ...) và có thể bao hàm một hướng chuyên sâu cụ thể. Theo các tiêu chuẩn kiểm định, mục tiêu chương trình được yêu cầu là thành phần bắt buộc. Thí dụ, Tiêu chí 2 (Criterion 2. Program Educational Objectives) của chuẩn ABET, nêu: “chương trình phải công bố mục tiêu phù hợp với sứ mệnh của trường, nhu cầu của các bên liên quan của chương
25
trình, và các tiêu chí này. Phải có văn bản và quy trình hiệu quả cho việc xem xét định kỳ để sửa đổi, bổ sung các mục tiêu chương trình” [2 - 5]. Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo Chuẩn đầu ra chương trình (program goals/ program intended learning outcomes/student outcomes/ learning goals) là những nội dung cụ thể hóa mục tiêu chương trình được trình bày thành một danh sách các chuẩn đầu ra đánh giá được. Theo các tiêu chuẩn kiểm định, chuẩn đầu ra CTĐT được yêu cầu là thành phần bắt buộc của CTĐT. Thí dụ, Tiêu chí 3 (Criterion 3. Student Outcomes) của Tiêu chuẩn kiểm định ABET nêu: “chƣơng trình phải có văn bản về chuẩn đầu ra để đào tạo sinh viên đáp ứng mục tiêu chƣơng trình. Chuẩn đầu ra bao gồm các tiêu chí (a) đến (k) và các chuẩn đầu ra khác phù hợp với chƣơng trình” [2 -5]; Tiêu chuẩn 16 (Standard 16. Undergraduate Learning Goals) của Tiêu chuẩn kiểm định AACSB nêu: chuẩn đầu ra chương trình cử nhân bao gồm “kiến thức và kỹ năng. Áp dụng thích ứng những kỳ vọng theo sứ mệnh và môi trường văn hóa của mình, trường đại học xác định mục tiêu học tập và minh chứng thành quả học tập về kiến thức và kỹ năng nền tảng; kiến thức và kỹ năng về quản lý; hoặc kiến thức và kỹ năng yêu cầu đối với chuyên ngành mà sinh viên cần đạt được ở mỗi chương trình”. Chuẩn đầu ra của chương trình xác định những kiến thức, kỹ năng và thái độ dự kiến sinh viên đạt được khi tốt nghiệp. Theo CDIO, Đề cương CDIO cung cấp một danh sách các chủ đề chuẩn đầu ra chi tiết để thiết kế chuẩn đầu ra cho các chương trình kỹ thuật (Phụ lục 00). Tuy nhiên các chủ đề này cần được chuyển thành những chuẩn đầu ra cụ thể bằng cách bổ sung động từ nhận thức thích hợp theo phân loại Bloom. Ngoài ra, các chủ đề chuẩn đầu ra về Kiến thức và lập luận ngành (Mục 1 của Đề cương CDIO) cần được xác định cụ thể và một số điều chỉnh cần được thực hiện để phù hợp với mục tiêu CTĐT liên quan. Ý tƣởng thiết kế chƣơng trình đào tạo Ý tƣởng thiết kế chương trình (program idea) mô tả CTĐT được thiết kế như thế nào để đáp ứng các mục tiêu, thể hiện qua những nguyên tắc chủ yếu và những xem xét làm cơ sở cho việc thiết kế CTĐT. Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí
26
CHƢƠNG 3
Ý tưởng thiết kế chương trình có thể là tuyên bố đáp ứng Tiêu chuẩn 3 CDIO (CTĐT tích hợp) và Tiêu chuẩn 4 CDIO (nhập môn về kỹ thuật); số tín chỉ yêu cầu về các môn toán và khoa học tự nhiên [2 - 5]; dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề; chú trọng thực hành; hoặc một số đặc điểm chính yếu khác của chương trình. Khung chƣơng trình Khung chương trình (program plan) bao gồm danh sách các môn học và số tín chỉ, và trình tự các môn học trong chương trình. Ma trận các môn học Ma trận các môn học (program design matrix) thể hiện sự phân bổ chuẩn đầu ra CTĐT vào các môn học liên quan nhằm thể hiện rõ ràng những chuẩn đầu ra do từng môn học đảm trách. Ma trận các môn học đồng thời thể hiện trình tự học tập được hoạch định hay lộ trình phát triển các chuẩn đầu ra. Thí dụ theo CDIO, ma trận các môn học thể hiện lộ trình phát triển các chuẩn đầu ra thông qua các trải nghiệm học tích hợp (integrated learning experiences) - học đồng thời kiến thức và kỹ năng trong suốt CTĐT, nhất là các kỹ năng chung (generic skills), chẳng hạn như những kỹ năng giao tiếp. Đề cƣơng môn học Đề cƣơng môn học (course sylabi/ course plans) thể hiện mục đích, chuẩn đầu ra và nội dung do môn học đảm trách, bao gồm tuyên bố về vai trò của môn học đối với chương trình; thể hiện sự kết nối của môn học với các chuẩn đầu ra của chương trình; và các hoạt động dạy và học, và đánh giá. Thông thường Đề cương môn học được thiết kế theo 2 cấp độ chi tiết: đề cương tổng quát (course syllabus), sau đây gọi tắt là đề cƣơng môn học; và đề cương chi tiết/ kế hoạch giảng dạy (course plans), sau đây gọi tắt là kế hoạch giảng dạy. Với kế hoạch giảng dạy, nội dung và các hoạt động dạy và học, và đánh giá được thiết kế chi tiết cho từng tiết học. Hình 2.1 cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần của CTĐT. Quy trình thường bắt đầu với (1) tuyên bố mục tiêu CTĐT, sau đó là (2) thiết kế và phê chuẩn chuẩn đầu ra CTĐT. Tiếp theo là (3) hình thành ý tƣởng thiết kế CTĐT và thực hiện ý tưởng để (4) thiết kế khung CTĐT bao gồm các môn học, số tín chỉ và trình tự các môn học trong chương trình. Mục đích của việc (5) thiết lập ma trận các môn học là để đảm bảo không có chuẩn đầu ra nào bị bỏ qua và có sự phát triển thông suốt trong chƣơng trình học
27
(curriculum). Cuối cùng là (6) thiết kế đề cƣơng môn học. Không nhất thiết phải tuân thủ các trình tự này một cách cứng nhắc. Điều quan trọng là quá trình thiết kế và phát triển CTĐT cho phép lặp đi lặp lại các bước yêu cầu. Đặc biệt, việc phân bổ các chuẩn đầu ra về kỹ năng chung cần được thực hiện toàn diện theo 2 chiều giữa lãnh đạo chương trình và các giảng viên: từ trên-xuống và từ dưới-lên, để đạt được sự cam kết và để chuyển quyền sở hữu đối với các chuẩn đầu ra này cho giảng viên các môn học liên quan. Như thể hiện qua các thành phần, chuẩn đầu ra CTĐT là những tiêu chí cụ thể để thiết kế chương trình học. Những chuẩn đầu ra này được phân bổ vào các môn học thành chuẩn đầu ra môn học để thiết kế các hoạt động dạy và học, và đánh giá. 3.2 QUÁ TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA VÀ THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Thành phần chính yếu trong quá trình cải tiến chương trình đào tạo là chuẩn đầu ra chương trình theo đề cương CDIO: Văn bản mang tính pháp lý về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Hình 3.2 Quá trình thiết kế chƣơng trình đào tạo tích hợp Trong mục này chúng tôi hiệu chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo tích hợp theo các bước sau [7]: Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí
28
CHƢƠNG 3
- Bƣớc 1: Các nhà quản lý đào tạo và hội đồng khoa học và đào tạo khoa thông qua chuẩn đầu ra chương trình, là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo mới. Thông qua bao gồm việc thích ứng nội dung chi tiết của đề cương CDIO cho phù hợp với chương trình đào tạo cụ thể tại khoa. Mức độ thích ứng này được thực hiện bằng cách chỉnh sửa và bổ sung các đề mục trong đề cương, thảo luận trong nhóm triển khai và phỏng vấn, khảo sát các nhóm liên quan bao gồm: các giảng viên, doanh nghiệp, cựu sinh viên và sinh viên… Đề cương phải bằng tiếng Việt. - Bƣớc 2: Đánh giá sự tương thích giữa chuẩn đầu ra chương trình với các chuẩn kiểm định trong và ngoài nước. Mục đích của việc đánh giá này là thiết lập chuẩn đầu ra chương trình đáp ứng hoặc vượt các tiêu chuẩn công nhận đang áp dụng, như vậy là hoàn thành các tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo CDIO phù hợp với yêu cầu sẽ được đánh giá công nhận. Ví dụ, chuẩn đầu ra chương trình theo CDIO tương thích với chuẩn kiểm định ABET. - Bƣớc 3: Thiết lập trình độ năng lực mong muốn các kỹ sư khi tốt nghiệp theo mỗi đề mục trong đề cương. Điều này được thực hiện bởi Ban phát triển đào tạo (hoặc nhóm xây dựng chương trình) bằng cách khảo sát các nhóm đối tượng liên quan, và phân tích kết quả. Điều tra thực hiện theo mẫu có sẵn với chuẩn đầu ra chương trình hoặc khảo sát trực tiếp. - Bƣớc 4: Khảo sát đối sánh CTĐT theo ITU (giới thiệu – dạy – sử dụng) với mỗi đề mục khác nhau của chuẩn đầu ra chương trình bằng các mẫu khảo sát. Các mẫu này phải thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu và phân tích kết quả khảo sát. Cùng lúc ta khảo sát bằng Hộp đen, trong đó các môn học đều được khảo sát bởi kiến thức đầu vào và đầu ra, phục vụ cho việc xác định trình tự giảng dạy và những mong muốn thỏa thuận giữa các môn học khi trao đổi giữa các đồng nghiệp. Cuối bước này là phân tích khối kiến thức chương trình đào tạo hiện có. - Bƣớc 5: Thiết kế chương trình đào tạo mới dựa vào kết quả theo các đề mục c ủa chuẩn đầu ra chương trình, các trình độ năng lực mong muốn trong mỗi đề mục tới mức độ 4 (chuẩn đầu ra cụ thể) và khoảng cách giữa chương trình hiện có và chương trình đào tạo mới sẽ được hiệu chỉnh. - Bƣớc 6: Xây dựng đề cương chi tiết môn học. Ba bước đầu tiên liên quan xây dựng chuẩn đầu ra chương trình, các bước còn lại là xây dựng chương trình đào tạo. 3.3 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH
29
Thực hiện các bước sau để xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo [7]:
Hình 3.3 Các bƣớc xây dựng chuẩn đầu ra chƣơng trình Bƣớc 1. Trưởng khoa thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo khoa và chỉ định trưởng nhóm chuyên gia xây dựng chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo. Ban phát triển chương trình đào tạo khoa bao gồm các đại diện của cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, …); giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; chuyên gia trong và ngoài nước từ các trường đại học và viện nghiên cứu liên quan đến ngành đào tạo; sinh viên và cựu sinh viên… Bƣớc 2. Trưởng khoa tổ chức thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các cá nhân và tập thể chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chuẩn đầu ra (Hội thảo lần 1). Bƣớc 3. Nhóm chuyên gia nghiên cứu khối kiến thức chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định, khảo sát khối kiến thức chương trình hiện hành của ngành trong và ngoài nước, đề xuất các ý kiến tham khảo chuyên gia, đề xuất các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và năng lực tương ứng với ngành đào tạo để có danh mục chuẩn đầu ra của ngành (Dự thảo Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí
30
CHƢƠNG 3
CĐR 1) hướng tới sản phẩm đào tạo cụ thể theo định hướng nghề nghiệp. Nhóm chuyên gia lập kế hoạch, xác định các đối tượng, dự toán kinh phí khảo sát, tổ chức thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về các công việc cần làm để thu thập thông tin nhằm hoàn thiện chuẩn đầu ra. Bƣớc 4. Nhóm chuyên gia tham khảo câu hỏi mẫu để thiết kế phiếu điều tra phù hợp với các đối tượng được hỏi và những thông tin cần biết. Tập huấn cho cán bộ, nhân viên và những người thực hiện khảo sát. Mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức được mô tả theo các cấp độ thành thạo: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Tiến hành điều tra thử và điều chỉnh phiếu điều tra. Kết quả của bước này là Mẫu phiếu điều tra cho các đối tƣợng khác nhau (Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03). Bƣớc 5. Nhóm chuyên gia thực hiện điều tra khảo sát thu thập thông tin từ các đối tượng bao gồm: giảng viên, cán bộ phòng đào tạo, trưởng các bộ phận của đơn vị sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp, cựu sinh viên tốt nghiệp trong vòng 5 năm, cựu sinh viên tốt nghiệp trên 15 năm, sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm cuối, ….. Bƣớc 6. Nhóm chuyên gia tập hợp và xử lý số liệu thu được (có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng). Đối với các dữ liệu định lượng: lập bảng biểu và xử lí kết quả; thực hiện các thống kê mô tả, tần suất và tính toán độ tin cậy của các câu trả lời và xử lý thông tin. Đối với các dữ liệu định tính: đọc tất cả các câu trả lời; sắp xếp thành những nhóm tương đồng; phân loại nhóm theo tiêu chí; xác định các câu trả lời điển hình hoặc mối liên hệ của các câu trả lời trong mỗi nhóm (Phụ lục 04). Từ thông tin thu được, nhóm chuyên gia bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo, gửi các giảng viên trong khoa góp ý. Trên cơ sở này xây dựng Dự thảo CĐR lần 2. Bƣớc 7: Trưởng khoa tổ chức Hội thảo lần 2 để lấy ý kiến đóng góp từ đại diện các nhà quản lý (cán bộ phòng đào tạo, ban đảm bảo chất lượng), nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên…; đối sánh chuẩn đầu ra với các tiêu chí kiểm định quốc tế của ngành đào tạo và hoàn thiện chuẩn đầu ra dựa vào định vị nghề nghiệp của sản phẩm đào tạo (Phụ lục 5); đối chiếu, rà soát các khối kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức đã được trang bị theo dự thảo CĐR 2 có phù hợp với yêu cầu vị trí công việc của sản phẩm đào tạo của ngành học; tóm tắt chuẩn đầu ra theo hệ thống để xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo tương ứng. Kết quả ta thu được Dự thảo CĐR cuối cùng. Bƣớc 8: Hiệu trưởng tập hợp chuẩn đầu ra, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp thêm và thông qua Hội đồng khoa học đào tạo để đánh giá chuẩn
31
đầu ra hoàn thiện của tất cả các ngành đào tạo trong đơn vị (Phụ lục 09). Sản phẩm của bước này là Bản chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo của đơn vị (Phụ lục 6). Bƣớc 9: Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp và hoàn thiện văn bản chuẩn đầu ra, hiệu trưởng ký công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của đơn vị. Chuẩn đầu ra được đăng trên website của trường, sổ tay sinh viên…. 3.4 QUY TRÌNH CHI TIẾT TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Việc khảo sát để thu thập thông tin về chương trình đào tạo từ các bên có liên quan được tiến hành đồng thời với việc khảo sát để xây dựng chuẩn đầu ra nhưng với bộ công cụ phù hợp. Qua thực tế triển khai và tham khảo [8, 9] chúng tôi đưa ra các bước tiến hành xây dựng và hoàn thiện chương trình tương tự như việc xây dựng chuẩn đầu ra: Bƣớc 1. Trưởng khoa thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo khoa và chỉ định trưởng ban. Thành phần ban gồm các đại diện cho: các cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp; giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; các chuyên gia trong và ngoài nước liên quan đến ngành đào tạo; sinh viên và cựu sinh viên. Bƣớc 2. Ban phát triển chương trình đào tạo nghiên cứu các chương trình hiện hành của ngành trong và ngoài nước (Phụ lục 7), đề xuất các ý kiến tham khảo chuyên gia, dựa vào chuẩn đầu ra chương trình và yêu cầu chuẩn kiểm định, dự kiến khung chương trình đào tạo với các khối kiến thức hoặc các module các môn học trong từng khối kiến thức/module và mối liên hệ giữa các môn học. Sản phẩm của bước này là Dự thảo chƣơng trình đào tạo lần 1. Bƣớc 3. Ban phát triển chương trình đào tạo thảo luận thiết kế phiếu điều tra (Phụ lục 1), lập kế hoạch điều tra khảo sát, xác định thông tin cần thu thập, các đối tượng và thời gian điều tra khảo sát, dự toán kinh phí điều tra khảo sát, tập huấn, tiến hành điều tra thử và điều chỉnh phiếu điều tra,… và tiến hành điều tra khảo sát các nhóm đối tượng có liên quan như đối tượng điều tra khảo sát CĐR. Trên cơ sở xử lý phiếu điều tra và thông tin liên quan, hoàn thiện chương trình đào tạo để xây dựng Dự thảo chƣơng Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí
32
CHƢƠNG 3
trình đào tạo lần 2. Bước 4. Ban phát triển chương trình đào tạo lấy ý kiến Dự thảo chƣơng trình đào tạo lần 2 (phụ lục 12), phân tích phiếu điều tra và hoàn chỉnh bản dư thảo. Bƣớc 4. Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học trong Dƣ thảo chƣơng trình đào tạo lần 2 theo chuẩn đầu ra đã được phê duyệt theo trình tự sau: 1) Trưởng khoa tổ chức hội thảo về xây dựng chuẩn đầu ra cho các môn học trong chương trình. 2) Từ chuẩn đầu ra của chương trình, chủ nhiệm bộ môn tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học. 3) Trưởng khoa tổ chức họp Hội đồng khoa học và đào tạo đánh giá chuẩn đầu ra các môn học. 4) Chủ nhiệm bộ môn tổ chức điều chỉnh chuẩn đầu ra theo kết luận của Hội đồng khoa học đào tao. Kết quả của bước này là Chuẩn đầu ra tích hợp trong các môn học của chương trình đào tạo (Phụ lục 10). Bƣớc 5: Xây dựng Ma trận phát triển kiến thức kỹ năng hay trình tự đào tạo các môn học hay lƣợc đồ phát triển kiến thức, kỹ năng (Phụ lục 11). Hội đồng khoa học đào tạo của khoa xác định trình tự thực hiện các khối kiến thức và các môn học đạt chuẩn đầu ra một cách tối ưu. Trình tự các môn học mô tả rõ sự phát triển kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức qua nghiên cứu, học tập ở một hoặc nhiều môn học trong một giai đoạn nhất định hoặc trong toàn bộ quá trình đào tạo. Sản phẩm của bước này là Ma trận phát triển kiến thức, kỹ năng ứng với trình tự thực hiện các môn học đã xác định. Kết quả tổng hợp của ma trận chuẩn đầu ra này giúp xác định trình tự phát triển các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn (Phụ lục 11) và là cơ sở để hoàn thiện Dự thảo chƣơng trình đào tạo lần 2. Bƣớc 6: Trưởng khoa tổ chức hội thảo rộng để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, cơ sở tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên… và hoàn thiện chương trình đào tạo nói trên. Sản phẩm bước này là Dự thảo chƣơng trình đào tạo lần 3. Bƣớc 7: Hội đồng Khoa học – Đào tạo khoa thẩm định, đối chiếu chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra, các chuẩn kiểm định chất lượng và góp ý hoàn chỉnh chương trình đào tạo ứng với việc định vị nghề
33
nghiệp của sản phẩm đào tạo. Sản phẩm của bước này là Chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh. Bƣớc 8: Hội đồng khoa học và đào tạo trường thẩm định và thông qua các chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo hoàn chỉnh được phê duyệt và chính thức ban hành. Căn cứ vào điều kiện đặc thù của mình các đơn vị đào tạo xác định chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo, chuẩn đầu ra của từng môn học để hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng cao nhu cầu xã hội và đảm bảo sinh viên khi ra trường có thể làm việc đúng nghề không phải đào tạo lại. Tài liệu tham khảo [1]
Johan Malmqvist, Sören Östlund, Kristina Edström, Integrated Program Descriptions – A Tool for Communicating Goals and Design of CDIO Programs, 2nd International CDIO Conference, Linköping University, Linköping, Sweden, June 13 to 14, 2006.
[2]
ABET. Criteria for accrediting Applied science Programs, Effective for reviews during the 2013-2014 accreditation cycle. 10.2012.
[3]
ABET. Criteria for accrediting Computing Programs, Effective for reviews during the 2013-2014 accreditation cycle. 10.2012.
[4]
ABET. Criteria for accrediting Engineering Programs, Effective for reviews during the 2013-2014 accreditation cycle. 10.2012.
[5]
ABET. Criteria for accrediting Engineering Technology Programs, Effective for reviews during the 2013-2014 accreditation cycle. 10.2012.
[6]
The Association to Advance Collegiate School of Business (AACSB), United State, AACSB Accreditation Standards, http://www.aacsb.edu/accreditation/standards.
[7]
Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter Grey, Hồ tấn Nhựt. Thiết kế và phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2012. 252tr.
[8]
Ban đại học và sau đại học. Thiết kế và phát triển chƣơng trình đào tạo. Tài liệu hội thảo chuyên đề 11/2012.
[9]
Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở đại học quốc gia Hà Nội. Quyết định số 3109/HD - ĐHQGHN ngày 29.10.2010.
Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Cơ khí