67 1 3MB
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
TCCS THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM T-BOX
Hà Nội, 01/2018 T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
1 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU. .......................................................................................................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về giải pháp sàn nhẹ T-BOX: .................................................................... 4 1.2. Ưu thế của giải pháp sàn nhẹ T-BOX:................................................................................... 6 1.3. Các căn cứ để lập Biện pháp thi công:................................................................................... 7 II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG SÀN NHẸ T-BOX. ..................................................... 8 2.1. Trình tự các bước thi công: .................................................................................................... 8 2.2. Biện pháp kỹ thuật thi công cốp pha. .................................................................................... 9 2.2.1. Nguyên tắc chung: .......................................................................................................................9 2.2.2. Vật liệu làm cốp pha và đà giáo: ................................................................................................9 2.2.3. Thiết kế cốp pha đà giáo sàn nhẹ T-BOX: ..............................................................................10 2.2.4. Thi công cốp pha sàn nhẹ T-BOX:...........................................................................................11
2.3. Biện pháp kỹ thuật thi công cốt thép. .................................................................................. 12 2.3.1.Yêu cầu chung: ...........................................................................................................................12 2.3.2. Thi công thép lớp dưới. .............................................................................................................12 2.3.3. Thi công các loại thép tăng cường, chống cắt, thép mũ cột. ..................................................13 2.3.4. Thi công thép lớp trên và các công việc còn lại.......................................................................13
2.4. Biện pháp kỹ thuật lắp đặt hộp cốp pha T-BOX. ............................................................... 15 2.5. Biện pháp kỹ thuật thi công đổ bêtông sàn T-BOX ........................................................... 15 2.5.1. Yêu cầu chung: ..........................................................................................................................15 2.5.2. Phân đoạn thi công: ...................................................................................................................15 2.5.3. Kiểm soát độ sụt và cường độ bêtông: .....................................................................................19 2.5.4. Bảo dưỡng ẩm bêtông. ..............................................................................................................22
III.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG. ...................................................................................... 24 3.1. Tổ chức mặt bằng thi công.................................................................................................... 24 3.1.1. Bố trí kho bãi, đường thi công..................................................................................................24 3.1.2. Nguồn điện, nước thi công. .......................................................................................................24
3.2. Công tác chuẩn bị thi công.................................................................................................... 24 3.3. Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật. ....................................................................................... 24 3.3.1. Tổ chức vận chuyển, bốc xếp hộp T-BOX tại công trường. ..................................................24 3.3.2. Tổ chức vận chuyển, bốc xếp cốt thép đến công trường. .......................................................25
3.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và nghiệm thu tại công trường: ............................................. 25 3.4.1. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha sàn: ......................................25
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
2 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM 3.4.2. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp dựng cốt thép sàn: ......................................26 3.4.3. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp đặt hộp cốp pha T-BOX: ...........................27 3.4.4. Kiểm tra, kiểm soát độ sụt bê tông thi công sàn nhẹ T-BOX: ...............................................28 3.4.5. Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình đổ bê tông 2 lớp/2 pha: ...................................28 3.4.6. Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo dưỡng ẩm bê tông: ........................................................29
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
3 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM I.MỞ ĐẦU. 1.1. Giới thiệu chung về giải pháp sàn nhẹ T-BOX:
- T-BOX là cốp pha bằng nhựa polypropylen tái sinh sử dụng trong kết cấu bêtông toàn khối cho sàn và móng bè. Polypropylen là loại vật liệu đặc biệt khi tham gia vào kết cấu sẽ đảm bảo đồng thời: nhẹ về khối lượng, bền về cấu trúc tạo nên đặc tính kháng chấn cao. - T-BOX có cấu tạo gồm 1 hộp rỗng có 4 chân hình côn và các phụ kiện liên kết (thanh nối). Các hộp cấu tạo có thể là hộp đơn hoặc hộp đôi (H.1) - Các hộp T-BOX nằm tại vị trí khoảng giữa theo chiều dày của sàn, được liên kết với nhau tạo ra một hệ thống dầm chìm trực giao nằm trong kết cấu sàn. Việc đặt các hộp rỗng vào vùng không làm việc của kết cấu sàn có tác dụng tiết kiệm vật liệu, giảm trọng lượng sàn và tạo nên một hệ kết cấu hợp lý cho phép sàn vượt nhịp lớn. - Giải pháp sàn nhẹ T-BOX được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và tải trọng lớn.Với tính năng cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi các thông số kỹ thuật trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
4 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
H1: Cấu tạo hộp: Hộp đơn
H2: Thanh nối - Liên kết và định vị các hộp
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
5 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
1.2. Ưu thế của giải pháp sàn nhẹ T-BOX:
Sàn T-BOX
Sàn dầm truyền thống
A. Tăng số lượng tầng sàn và không gian sử dụng: Do giảm chiều dày sàn so với sàn truyền thống nên khi cùng một chiều cao công trình, ứng dụng giải pháp sàn nhẹ T-BOX có khả năng tăng thêm tầng và không gian sử dụng. B. Nhịp lớn và không gian kiến trúc thông thoáng: Nhờ giảm tải trọng bản thân và giải pháp kết cấu hợp lý cho phép sàn vượt nhịp lớn, tạo nên không gian kiến trúc rộng và thông thoáng. C. Giảm độ dày của Kết cấu dầm sàn: Với tải trọng và nhịp như nhau thì sàn giảm được độ dày (do không có dầm) so với sàn truyền thống. D. Đơn giản trong thi công, linh hoạt bố trí kiến trúc:
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
6 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
Do giải pháp sàn nhẹ T-BOX không sử dụng hệ dầm nên thi công đơn giản. Bố trí kiến trúc linh hoạt hơn, dễ dàng thay đổi công năng theo nhu cầu sử dụng. E. Tối ưu hóa tiết diện cột, giảm chi phí thi công phần móng: Việc loại bỏ đi phần bêtông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững; đồng thời giảm tải trọng lên cột và móng, nhờ đó giảm tiết diện cột, giảm khối lượng đào đất và chi phí thi công phần móng. F. Giảm tải trọng động đất: Việc giảm khối lượng khi tham gia giao động là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá tính hiệu quả về khả năng kháng chấn của một giải pháp kết cấu. Sàn nhẹ T-BOX đáp ứng được yêu cầu đó. G. Tiết kiệm chi phí thi công, lợi thế kho bãi, vận chuyển: Giải pháp sàn nhẹ T-BOX có thể giảm bêtông lên đến 30%, giảm ít nhất 15% hàm lượng thép; do đó giúp tiết kiệm ít nhất 5% so với giải pháp truyền thống, đồng thời tiết kiệm diện tích kho bãi và vận chuyển trong thi công. H. Cải thiện khả năng cách âm, cách nhiệt: Nhờ có phần hộp rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm, cách nhiệt giữa các tầng. Chiều cao thông thủy lớn nhưng Sàn nhẹ T-BOX vẫn đảm bảo dày hơn sàn truyền thống nên sàn cứng hơn và giảm rung. 1.3. Các căn cứ để lập Biện pháp thi công: - TCVN 4453:1995. Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu; -
TCVN 1075:1971. Gỗ xẻ - Kích thước cơ bản;
-
TCVN 1651:2008. Thép cốt bêtông;
-
TCVN 9391:2012. Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bêtông cốt thép;
- 20 TCVN 71:1977. Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bêtông cốt thép; -
20 TCXD 72 : 1977. Quy định hàn đối đầu thép tròn;
- TCVN 9340:2012. Hỗn hợp bêtông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu; -
TCVN 8828:2011. Bêtông yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
-
TCVN 5574:2012. Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCCS: Sàn rỗng T-BOX – Thi công và nghiệm thu;
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
7 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG SÀN NHẸ T-BOX. 2.1. Trình tự các bước thi công:
Bước 1: Gia công lắp dựng cốp pha sàn theo bản vẽ thiết kế và bố trí con kê.
Bước 2: Sau khi nghiệm thu cốp pha sàn,tiến hành thi công lắp đặt thép sàn lớp dưới và các chi tiết thiết bị kỹ thuật chờ sẵn.
Bước 3: Sau khi nghiệm thu lớp thép dưới của sàn, định vị và lắp đặt chính xác hộp nhựa T-BOX đầu tiên theo thiết kế, tiến hành đặt các hộp còn lại theo bản vẽ thiết kế; tạo lập liên kết chắc chắn giữa các hộp với nhau bằng thanh nối ở khoảng giữa của hai hộp, cố định khoảng cách theo kích thước thiết kế.
Bước 4: Sau khi nghiệm thu công tác lắp đặt các hộp TBOX, tiến hành gia công lắp dựng lớp thép trên, thép chịu cắt, chống chọc thủng, thép mũ cột và các loại thép gia cường khác theo thiết kế.
Bước 5: Tiến hành đổ Bêtông lớp 1.Khống chế chiều dày lớp vữa bêtông vượt qua chân đế 2-3cm
Bước 6: Thời gian chờ: Khống chế thời gian chờ giữa 2 lớp bêtông để đủ cho vữa bêtông lớp dưới đủ se cứng để T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
8 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
neo được hộp T-BOX.
Bước 7: Thi công bêtông lớp 2 sau khi đạt được thời gian chờ (Bước 6). Hoàn thiện bề mặt bêtông sàn. Bước 8: Khi kết cấu bêtông đủ cường độ theo yêu cầu, việc tháo dỡ cốp pha được tiến hành.
2.2. Biện pháp kỹ thuật thi công cốp pha. 2.2.1. Nguyên tắc chung: Công tác cốp pha tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, cụ thể: - Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đặt cốt thép, đổ và đầm bêtông - Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bêtông. - Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế. - Cốp pha, và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra do yêu cầu đặc thù của bêtông sàn T-BOX, mặt cốp pha sàn yêu cầu phải nhẵn, ít ma sát để vữa bêtông dễ dàng chảy vào dưới hộp T-BOX mà không bị phân tầng. 2.2.2. Vật liệu làm cốp pha và đà giáo: - Cốp pha sàn có thể sử dụng vật liệu bằng kim loại, chất dẻo hoặc bằng gỗ. Đà giáo, cây chống có thể sử dụng vật liệu kim loại hoặc bằng gỗ, tre luồng. - Gỗ làm cốp pha đà giáo phải phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1075:1971. Gỗ xẻ - Kích thước cơ bản và các tiêu chuẩn hiện hành. - Khuyến khích nhà thầu sử dụng các bộ cốp pha đà giáo thông minh bằng kim loại, chất dẻo hoặc kết hợp các loại này để có điều kiện kiểm soát tốt chất lượng theo đặc thù của kết T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
9 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
cấu sàn T-BOX. Nên sử dụng loại cốp pha sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.
H1:Cốp pha sàn T-BOX 2.2.3. Thiết kế cốp pha đà giáo sàn nhẹ T-BOX: - Thiết kế cốp pha đà giáo giải pháp sàn nhẹ T-BOX phải tuân thủ những quy định tại mục (2.2.1) và tuân thủ các quy định tại TCVN 4453-1995. - Mặt cốp pha sàn yêu cầu có độ vồng thi công. Trị số của độ vồng thi công quy định như sau: + Tại vị trí điểm trung điểm của cạnh ô sàn:
f= L/600
+ Tại vị trí tâm của các ô sàn:
f= L/300
Trong đó L là khẩu độ, tính bằng m - Cần phải hạn chế trong điều kiện có thể các thanh nối tại các vị trí chịu lực xung yếu của thanh đà chịu lực. Các mối nối của đà, chống và cốp pha phải được bố trí xen kẽ. - Với đặc thù của bêtông sàn T-BOX là hệ thống đà, cọc chống phải chịu tải từ các mảng sàn lớn. Thiết kế cốp pha đà giáo phải bố trí hệ giằng không gian đảm bảo sự ổn định trong quá trình thi công.
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
10 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
2.2.4. Thi công cốp pha sàn nhẹ T-BOX: a) Công tác lắp dựng. - Cần tuân thủ các yêu cầu sau: +Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bộ phận bêtông cần được chống dính, đồng thời phải trơn nhẵn để vữa bê tông dễ dàng dịch chuyển ngang trong quá trình đổ bê tông. + Cốp pha thành biên của sàn có cấu tạo phù hợp với việc được tháo sớm mà không ảnh hưởng đến kết cấu cốp pha đà giáo chung. + Cần đảm bảo điều kiện để có thể tháo dỡ từng bộ phận cốp pha sàn dịch chuyển dần theo sơ đồ đổ và đóng rắn của bêtông. + Trụ chống của cốp pha đà giáo phải được đặt trên nền ổn định, không bị trượt và chuyển vị. Trụ chống nhất thiết phải có chi tiết điều chỉnh độ cao (Nêm, hộp cát, tăng đơ…) - Trong quá trình dựng lắp cốp pha đà giáo, phải có biện pháp đo đạc hợp lý để kiểm soát tốt độ chính xác tim trục và cao độ của các chi tiết kết cấu. - Lắp dựng hệ giằng không gian theo đúng thiết kế biện pháp thi công, trình tự thi công phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và kết cấu ngay trong giai đoạn lắp dựng. - Cần tạo một số lỗ tại các vị trí thích hợp để khi làm vệ sinh sàn có chỗ thoát ra. Trước khi đổ bêtông phải bịt lại. - Kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp dựng xong. Quy trình kiểm tra nghiệm thu theo TCVN 4453-1995. b) Công tác tháo dỡ: - Chỉ được tiến hành sau khi kết cấu bêtông sàn đạt được cường độ để có thể chụi được tải trọng bản thân và các tải trọng trong quá trình thi công các kết cấu tiếp theo. - Trong quá trình tháo dỡ, không được gây ra va chạm mạnh, ứng suất đột ngột làm ảnh hưởng đến kết cấu bêtông. - Đối với cốp pha thành biên, có thể thiến hành tháo sớm khi cường độ bêtông đạt 50daN/cm2. - Phần còn lại được tháo dỡ khi bêtông đạt cường độ 70% R28 đối với sàn có nhịp < 8m và 90%R28 đối với sàn có nhịp ≥ 8m. Căn cứ vào đặc tính của bêtông và chế độ bão dưỡng để xác định chính xác thời điểm tháo dõ cốp pha. - Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: + Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông; + Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
11 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Việc chất tải sau khi tháo dỡ cốp pha phải được tính toán phù hợp với sự phát triển của cường độ bêtông. 2.3. Biện pháp kỹ thuật thi công cốt thép. 2.3.1.Yêu cầu chung: - Cốt thép dùng cho sàn nhẹ T-BOX phải đảm bảo yêu cầu thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 :2012. Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 1651/2008-Thép cốt bêtông. - Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985-Kim loại -Phương pháp thử kéo và TCVN 198 : 1985-Kim loại -Phương pháp thử uốn. - Vật liệu thép được quy định như sau: + Đối với các lớp thép cơ bản (lớp dưới và lớp trên): Thông thường dùng lưới thép hàn từ thép cán nguội cường độ cao. Có thể dùng các thép cán nóng thông thường CII(A-II), CIII(A-III),CIV(A-IV) để thay thế trên nguyên tắc đảm bảo tích Ra x Fa trên mỗi tiết diện có giá trị tương đương ( Ra: Cường độ cốt thép, Fa: Diện tích cốt thép). + Đối với các thanh thép chịu lực như thép mũ cột, thép tăng cường, thép chịu cắt sử dụng các loại thép cán nóng CII(A-II), CIII(A-III),CIV(A-IV). Các loại khác theo chỉ định cụ thể của thiết kế. + Quá trình vận chuyển, bốc dỡ cốt thép cần phải đảm bảo hình dạng kích thước ban đầu. Các thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. + Cốt thép sử dụng cho kết cấu sàn rỗng T-BOX cần đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ. Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng. - Việc gia công dựng lắp cốt thép trước hết tuân thủ quy trình thi công được quy định tại TCVN 4453/1995-Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu. 2.3.2. Thi công thép lớp dưới. - Tiến hành vận chuyển lên sàn và lắp đặt các thanh thép liên kết với nhau bằng dây thép buộc theo vị trí và quy cách của bản vẽ thiết kế. - Cố định lớp bảo vệ cốt thép bằng các con kê. Khoảng cách đặt các con kê thông thường là 60cm, vị trí có thép mũ cột đặt dày hơn (a=30cm). Các con kê có kích thước 20x20mm dày bằng lớp bảo vệ cốt thép, được đúc trước bằng bêtông có cường độ tương đương với bêtông sàn. Khi đúc con kê, cần gắn thêm râu thép ly để buộc cố định vào lưới thép. - Sử dụng con kê bêtông với ô lưới 1000x1000mm để đảm bảo thép sàn không bị xệ sát xuống sàn cốp pha. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
12 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Trong khi thi công lớp thép lớp dưới, nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu thi công điện nước công nghệ để đặt sẵn các chi tiết ngầm trong bêtông. 2.3.3. Thi công các loại thép tăng cường, chống cắt, thép mũ cột. Được tiến hành sau khi lắp đặt xong hệ thống hộp cốp pha T-BOX. Lần lượt thực hiện các bước sau: - Tiến hành đặt thép tăng cường lớp dưới (buộc vào lưới thép lớp dưới). - Đặt thép chống cắt vào các khe của hộp T-BOX theo bản vẽ thiết kế. - Đặt thép tăng cường lớp trên lên các thanh nối của hộp T-BOX. Các thanh này sẽ được buộc vào lưới thép lớp trên.
H2: Cấu tạo thép sàn T-BOX - Lắp đặt thép mũ cột và thép chống chọc thủng theo bản vẽ thiết kế. 2.3.4. Thi công thép lớp trên và các công việc còn lại. 1) Thi công thép lớp trên. - Tiến hành vận chuyển lên sàn và lắp đặt các thanh thép liên kết với nhau bằng dây thép buộc theo vị trí và quy cách của bản vẽ thiết kế. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
13 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Hướng thi công thép lớp trên từ gần đến xa, để lợi dụng lưới thép đã lắp đặt dàn đều lực lên hộp nhằm giảm thiểu vỡ hộp khi vận chuyển vật liệu. - Tiến hành đặt con kê tại các vị trí thép nằm trên hộp T-BOX. - Buộc các thanh cấu tạo lớp vào lưới thép lớp trên. Buộc các thanh thép cấu tạo chữ C liên kết giữa 2 lưới thép trên và dưới. Kê lưới thép mũ cột và buộc cố định vào lưới lớp trên. - Tăng cường các thanh cấu tạo chữ C ở 4 góc hộp để neo hộp vào lưới thép, chống lực đẩy nổi khi đổ bêtông. Vị trí các lưới thép mũ cột phải được kê đúng vị trí và đảm bảo độ cứng chịu các lực tác động của người và thiết bị khi thi công bêtông. -Nếu không có chỉ dẫn khác của thiết kế thì tại dầm chìm thép lớp dưới và lớp trên cũng như thép gia cường phải được liên kết với nhau bằng các đai đơn với khoảng cách lớn nhất là 30cm . 2) Cắt uốn cốt thép, hàn và nối cốt thép - Cắt và uốn cốt thép chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Các phương pháp khác chỉ được sử dụng khi không thể thực hiện bằng phương pháp cơ học. -Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế. Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 71: 1977-Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bêtông cốt thép. Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không hàn được cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo. -Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự động phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCXD 72 : 1977-Quy định hàn đối đầu thép tròn. -Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% tổng diện tích tiết diện của các thanh đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ. Ngoài các trường hợp trên cần phải tăng chiều dài nối buộc căn cứ vào số liệu tính toán. - Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt của sàn cần bố trí theo quy định của thiết kế. Nếu không có qui định của thiết kế thì bố trí theo các giá trị trong bảng 1 nhưng không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén Bảng 1. Chiều dài nối buộc cốt thép Loại cốt thép
Vùng chịu kéo
Vùng chịu nén
Thép trơn cán nóng
40d
30d
Thép gờ cán nóng
35d
25d
Thép kéo nguội
45d
35d
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
14 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
Tất cả các loại
Không nhỏ hơn 250mm
Không nhỏ hơn 250mm
2.4. Biện pháp kỹ thuật lắp đặt hộp cốp pha T-BOX. -Sau khi lắp đặt thép lớp dưới xong, Nhà thầu thi công tiến hành lắp đặt hộp T-BOX. Khi lắp đặt hộp T-BOX cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Các hộp liên kết với nhau bằng thanh nối. Thanh nối có cấu tạo đặc biệt với các kích thước thay đổi từ 10 -20 cm phù hợp chiều rộng của sườn dầm xác định theo thiết kế.Trường hợp hộp nhựa TBOX được thiết kế là hộp đôi thì phải ghép hộp trên vào hộp dưới đảm bảo kín khít . -Trong quá trình gia công cốt thép cũng như đổ bêtông phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh làm vỡ và hư hỏng hộp.
Hình 3: Liên kết các hộp T-BOX 2.5. Biện pháp kỹ thuật thi công đổ bêtông sàn T-BOX 2.5.1. Yêu cầu chung: - Công tác bêtông sàn chỉ được tiến hành sau khi công tác cốp pha và cốt thép đã được nghiệm thu bởi các bên theo qui định và phải thỏa mãn yêu cầu của TCVN 9340:2012 - Hỗn hợp bêtông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu. - Trên cơ sở tiêu chuẩn thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của công trình, hỗn hợp bêtông phải được thiết kế cấp phối, cấp phối sử dụng được lựa chọn trên cơ sở các số liệu thí nghiệm về cường độ chịu nén, trị số co ngót, độ sụt, thời gian ninh kết, độ chảy xòe. Cần xác định thời gian cần thiết để độ sụt giảm từ giá trị thiết kế về đến 6-8cm là thời gian chờ từ khi hoàn thành lớp 1 đến khi bắt đầu đổ lớp 2 làm căn cứ phân chia phân đoạn thi công. 2.5.2. Phân đoạn thi công: - Tùy vào kích thước mặt bằng kết cấu sàn để chia ra thành các phân đoạn thi công. Việc đổ bêtông sẽ tiến hành lần lượt từng phân đoạn. Đối với công trình nhà sinh hoạt việc đổ bêtông sàn dự kiến chia làm 1 phân đoạn T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
15 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- việc phân đoạn mạch ngừng betông phải có lưới thép chờ giữa 2 đoạn mạch ngừng để liên kết betong tránh nứt ,tách sàn bêtông a) Thi công bêtông lớp 1: -Yêu cầu khi thi công lớp 1 là: Đầm bêtông đạt độ chặt tối ưu đồng thời độ sụt đảm bảo đủ để cho vữa bêtông chảy vào dưới hộp T-BOX vừa đủ chiều dày theo quy định của thiết kế và đảm bảo bêtông không bị phân tầng, đồng thời phải chống được hiện tượng đẩy nổi hộp. Muốn vậy, phải thực hiện tốt các quy định sau: - Cần khống chế độ sụt bêtông theo quy định, đối với công trình nhà hang tiệc cưới hải đăng độ sụt quy định là: 16 ± 1 (cm). Kèm theo đó chiều dày lớp vữa bêtông cần khống chế cao hơn chiều cao chân đế hộp T-BOX khoảng 3-4cm. - Công trình nhà sinh hoạt nằm ở vị trí thuận lợi nên có thể sử dụng phương án đổ bêtông bằng bơm cần
- Xe bơm bê tông được đấu nối vào đường ống bơm đặt sẵn tại công trình, đường ống bơm bao gồm các đoạn ống liên kết với nhau bằng đai chuyên dụng, đoạn ống cuối cùng xả trực tiếp bê tông ra ngoài cần sử dụng ống mềm (ống “vòi voi”) để đảm bảo linh động trong việc điều phối vị trí xả bê tông lên sàn. - Bêtông được trộn tại hiện trường hoặc bêtông thương phẩm được cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trong khu vực. Bêtông được trộn tại trạm trộn với hệ thống cân điện tử đảm bảo chính xác khối lượng và chất lượng các mẻ trộn. - Xe chở bêtông đến công trình là loại xe chuyên dụng đảm bảo bêtông không bị phân tầng, mất nước hoặc hao hụt trong quá trình vận chuyển. - Độ sụt của bê tông phải được kiểm tra đối với mỗi xe bê tông thương phẩm tại vị trí đổ bê tông. Cần tiến hành lấy mẫu để kiểm tra độ sụt của bêtông và sử dụng mẫu bêtông này để đổ mẫu thử trước khi tiến hành đổ bêtông. Đối với công trình Khách sạn Majestic 3 thì độ sụt phải đạt được là 16 ± 1 (cm). Trường hợp không đạt thì phải yêu cầu đơn vị cung cấp có biện pháp xử lý kịp thời, nếu sau khi xử lý vẫn không đạt độ sụt yêu cầu thì không cho phép đưa mẻ trộn này vào đổ bê tông tại công trình. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com www.sanphangtb 16 /29 ox.com
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
a) Vai trò của các chân định vị trong việc đổ bêtông lớp dưới
b) Kiểm tra trực quan bêtông dưới đáy hộp nhờ ống hình côn
- Bêtông sau khi kiểm tra đạt độ sụt theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật công trình được đổ vào các máy bơm tĩnh bêtông để bơm lên công trình. - Trong quá trình bơm bêtông không tập trung chất đống bêtông vào một vị trí quá nhiều mà thường xuyên phải dàn và chỉnh miệng vòi liên tục để tránh trường hợp tải trọng lớn dễ gây sập giàn giáo cục bộ. - Do tính chất đặc thù của việc thi công sàn nhẹ T-BOX cần được thi công làm 2 lớp/2 pha trong mỗi phân đoạn
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
17 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
c) Tuân thủ việc đổ bêtông 2 lớp/2 pha (hai giai đoạn) với thời gian chờ hợp lý.
d) Thi công thép mũ cột.
H4: Các chi tiết kỹ thuật Thi công bêtông sàn T-BOX tại công trường - Tiến hành đầm bêtông theo sát sau công việc rót vữa. Đầm được đặt cố định tại từng điểm tiến hành đầm liên tục cho đến khi đạt yêu cầu mới dịch chuyển sang vị trí mới. Dấu hiệu khi đầm đạt yêu cầu là tạo được mặt thoáng xung quang đầm, vữa XM nổi lên và không còn bọt khí. Khoảng cách dịch chuyển không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Ưu tiên đầm các vị trí sát hộp để đẩy vữa đầy vào dưới đáy hộp. Thiết bị đầm bêtông sàn lớp 1 phải là đầm dùi có kích thước phù hợp cho việc đầm bê tông tại dầm chìm (phần xen kẽ giữa 2 dãy hộp kế tiếp nhau) và phần bê tông dưới đáy hộp.
b) Thi công bêtông lớp 2: - Lớp bêtông thứ hai được thi công khi lớp bêtông thứ nhất đã có lực bám dính vào hộp nhựa nhưng vẫn còn tính năng công tác theo yêu cầu của TCVN 4453:1995 và TCVN 9340:2012-Hỗn hợp bêtông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu. Lớp 2 được bắt đầu thi công khi độ sụt bêtông lớp 1 suy giảm tới giới hạn 6-8 cm và đạt được độ se cứng cần thiết thiết theo quy định. - Khi thi công lớp 2 mà lớp bêtông 1 đã kết thúc ninh kết hoặc có biểu hiện bám dính kém cần bổ sung lớp vật liệu liên kết để tăng cường bám dính giữa các lớp. - Vữa bêtông lớp 2 được ưu tiên được xả trên mặt các hộp T-BOX để tạo đối trọng chống lực đẩy nổi, tiến hành cào bêtông lấp đầy khu vực bên cạnh theo hướng thi công để đạt đến cao độ sàn thiết kế, tiến hành công tác đầm bêtông. - Hướng thi công và sơ đồ đổ, đầm bêtông lớp 2 tiến hành lặp lại như lớp 1. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
18 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Đầm bêtông lớp 2 lưu ý không chọc đầm vào lớp 1, tránh hiện tượng hóa lỏng lớp bêtông 1 phát sinh lực đẩy nổi. San, hoàn thiện và tạo mặt phẳng bêtông cho sàn. - Để tăng cường độ chặt và khả năng chống thấm cho bêtông, có thể thực hiện việc đầm lại. Thời gian tiến hành đầm lại thích hợp nhất là sau 1, 5 đến 2 h. Đầm lại bằng đầm bàn. -Tiến hành thi công như thế lần lượt từng phân đoạn kế tiếp nhau cho tới khi kết thúc. - Thời gian ngừng tối đa phụ thuộc vào nhiệt độ tại hiện trường thi công và được quy định như sau (Theo TCVN 4453:1995 về Kết cấu bêtông và BTCT-Quy phạm thi công và nghiệm thu): Nhiệt độ (oC)
Thời gian chờ tối đa (phút)
>30 oC
60
Từ 20 – 30 oC
90
Từ 10 – 20 oC
135
Tùy theo nhiệt độ cao thấp để có thể khống chế thời gian chờ giữa 2 lớp. Tức là, tiến hành đổ bể tông lớp 1 của mỗi đợt đúng bằng thời gian khống chế nêu trên. Trong thực tế thi công, cán bộ kỹ thuật phải xem xét quá trình ninh kết của vữa để quyết định thời gian chờ cho hợp lý.
Quá trình đổ bê tông lớp 2
Biện pháp đổ bê tông lớp 2 Sàn điển hình công trình trung tâm tổ chức sự kiện Hải Đăng 2.5.3. Kiểm soát độ sụt và cường độ bêtông: a) Kiểm soát độ sụt bêtông: - Công tác thiết kế thành phần bê tông (Mác bê tông và độ sụt) phải được thực hiện bởi các cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân; khi thiết kế độ sụt phải đảm bảo các nguyên tắc: + Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi công; T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
19 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
+ Khi thiết kế phải căn cứ vào tính chất công trình, hàm lượng cốt thép, điều kiện thời tiết và phương pháp vận chuyển để có thiết kế phù hợp; khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độsụt, trong thời gian luu giữ và vận chuyển. - Kiểm tra độ sụt bê tông là công tác được kiểm tra tại công trường hoặc trạm trộn hoặc phòng thí nghiệm chuyên ngành; đối với mẻ trộn cụ thể độ sụt phải đảm bảo tính nhất quán. Sự thay đổi chiều cao độ sụt biểu thị sự thay đổi không mong muốn trong tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông và tỷ lệ thành phần hỗn hợp sau đó được điều chỉnh để đảm bảo mẻ trộn bê tông tính đồng nhất. Tính đồng nhất này đảm bảo nâng cao chất lượng và tính toàn vẹn của kết cấu ninh kết của bê tông; - Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên; - Đối với bê tông trộn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông với từng xe bê tông; - Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong một ca; - Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm của vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay từ mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong ca; - Thiết bị kiểm tra độ sụt bao gồm: + Mâm phẳng đủ rộng; + Bay xoa gạt phẳng hỗn hợp; + Que thép tròn để đầm; + Nón sụt hay nón Abraham; + Thước thép để đo chiều cao độ sụt;
Thiết bị kiểm tra độ sụt bêtông - Các bước tiến hành kiểm tra độ sụt: T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
20 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
+ Bước 1: Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một số nước. Hãy chắc chắn rằng đó là ẩm ướt nhưng không có nước tự do đọng lại. + Bước 2: Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ. + Bước 3: Chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt mỗi lớp 25 lần bằng cách sử dụng các thanh thép trong một chuyển động tròn, và đảm bảo không để khuấy. + Bước 4:Thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba. Lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa. Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông. + Bước 5: Chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt có thể đầy hơn, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần.(Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng lại, thêm tiếp hỗn hợp và tiếp đầm chặt như trước). + Bước 6: Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng. + Bước 7: Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây + / - 2 giây), và đảm bảo rằng mẫu bê tông không di chuyển. + Bước 8: Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt. + Bước 9: Sau khi bê tông ổn định, đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu. + Bay xoa gạt phẳng hỗn hợp; b) Kiểm soát cường độ bêtông: - Tiến hành lấy mẫu hiện trường để kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông trong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu; - Tại hiện trường, mẫu được lấy đúng tại vị trí cần kiểm tra; đối với bê tông toàn khối thì lấy mẫu tại nơi đổ bê tông, đối với bê tông trạm trộn hoặc trong quá trình vận chuyển thì lấy mẫu tại cửa xả của máy trộn hoặc ngay trên dây chuyền vận chuyển; - Mẫu được lấy phải thực sự đại diện cho khối hỗn hợp bê tông cần kiểm tra. Mẫu đại diện được gộp ít nhất từ 3 cục mẫu cục bộ lấy với khối lượng xấp xỉ nhau nhưng ở các vị trí khác nhau. Trước khi thử hoặc đúc khuôn mẫu, toàn bộ mẫu được trộn đều lại bằng xẻng; các mẫu cục bộ sau từng lần lấy được chứa trong các dụng cụ đựng sạch, không hút nước và được bảo quản để mẫu không bị mất nước và bị tác dụng của nhiệt độ cao. Thời gian lấy xong một mẫu đại diện không kéo dài quá 15 phút. - Kích thước viên mẫu chuẩn là 150mmx150mmx150mm. Đối với bê tông sàn thì số lượng tổ mẫu được quy định là 20m3 lấy một tổ mẫu. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
21 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế. 2.5.4. Bảo dưỡng ẩm bêtông. - Bảo dưỡng ẩm bê tông là quá trình giữ ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác
động của các yếu tố khí hậu tại địa phương nơi công trình thi công. - Có thể thực hiện bảo dưỡng ẩm bê tông bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, phủ vật liệu ẩm bao bố ( bì đay) và tưới nước, phun sương, hoặc phủ các vật liệu cách nước lên mặt bê tông; - Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên cần được tiến hành liên tục ngay sau khi hoàn thiện bề mặt bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng. - Thời gian bảo dưỡng cần thiết là thời gian tính từ khi bắt đầu bảo dưỡng ẩm bê tông cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn; - Theo yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông, lãnh thổ nước ta được phân thành 3 vùng khí hậu điển hình là A, B và C thể hiện ở sau: Bảng phân vùng khí hậu theo yêu cầu bảo dưỡng ẩm của bê tông Vùng khí hậu bảo dưỡng ẩm bê tông Vùng A
Vùng B
Vùng C
Vị trí địa lý Từ huyện Diễn Châu (Nghệ An) trở ra. Phía Đông Trường Sơn từ Diễn Châu đến Ninh Thuận Phần còn lại, bao gồm Tây nguyên và đồng bằng Nam bộ.
Tên mùa
Thời gian trong năm, tính theo tháng
Mùa mưa ẩm
49
Mùa hanh khô
10 3
Mùa khô
27
Mùa mưa
8 11
Mùa khô
12 4
Mùa mưa
5 11
- Quá trình bảo dưỡng ẩm bê tông được phân thành 2 giai đoạn: bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng tiếp theo. Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt được cường độ bảo dưỡng tới hạn. - Đối với bê tông nặng thông thường, bê tông mác cao, bê tông chống thấm, bê tông tự lèn, th giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn RBD và thời gian bảo dưỡng cần thiết theo Bảng sau:
ct TBD
được quy định
th
Bảng quy định mức giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn RBD và thời gian bảo dưỡng ct cần thiết TBD cho bê tông nặng thông thường Vùng khí hậu Bảo
Tên mùa
Thời gian trong
Mức giá trị quy định không
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
22 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM dưỡng ẩm bê tông
Vùng A
Vùng B
Vùng C
năm, tính theo tháng
nhỏ hơn th , %R28 RBD
ct , ngày TBD đêm
Mùa mưa ẩm
49
50 55
3
Mùa hanh khô
10 3
40 50
4
Mùa khô
27
55 60
4
Mùa mưa
81
35 40
2
Mùa khô
12 4
70
6
5 11
30
1
Mùa mưa
+ Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu: Giai đoạn này cần có biện pháp đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông. Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (bằng các vật liệu thích hợp sẵn có, ưu tiên sử dụng loại vật liệu bì đay, bao bố đã được làm ẩm để phủ bề mặt). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông. Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm. Chúng tôi khuyến cáo nhà thầu dùng bao bố ( bì đay), vải bạt, hoặc phun chất tạo màng phủ mặt ngăn nước bốc hơi (theo chỉ dẫn cụ thể của nhà sản xuất chất tạo màng). Cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông. Đối với các công trình thi công trong điều kiện mất nươc nhanh (như nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió phơn Tây Nam) thì việc phủ ẩm bề mặt hở bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu là điều kiện bắt buộc. Các trường hợp khác có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông. Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định (đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại). Thời gian để đạt cường độ này vào mùa mưa ẩm ở Vùng A và các mùa ở Vùng B và C là khoảng (2,5 5) h; vào mùa hanh khô ở Vùng A là khoảng (5 8) h đóng rắn của bê tông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết. Có thể xác định thời điểm này tại hiện trường bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo. + Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo: Được tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu. Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng. Trong giai đoạn bảo dưỡng này có thể phủ ẩm hoặc không phủ ẩm bề mặt bê tông. Đối với vùng có khí hậu nóng khô hoặc có gió phơn Tây Nam thì việc phủ ẩm sẽ có tác dụng để giảm số lần tưới nước trong ngày và hạn chế nứt mặt bê tông.
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
23 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
Số lần tưới nước trong một ngày tùy thuộc vào môi trường khí hậu địa phương, sao cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần được duy trì cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm, tránh bị để khô trong đêm. Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo có thể thực hiện ngâm nước trên mặt bê tông thay cho tưới nước giữ ẩm. Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông cần đảm bảo không có tính ăn mòn bê tông, không có tạp chất gây hại hoặc bất lợi cho bê tông tông; cũng có thể dùng nước sông hoặc nước hồ ao đảm bảo các điều kiện trên. III.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG. 3.1. Tổ chức mặt bằng thi công. 3.1.1. Bố trí kho bãi, đường thi công. - Tại công trường thi công, bố trí kho bãi cần lưu ý cho kho chứa hộp cốp pha T-BOX và bãi tập kết cốt thép. Cần có biện pháp bố trí để thuận tiện cho việc bốc xếp, bảo quản và vận chuyển trong thi công. - Hệ thống đường thi công phải tính toán để có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển lắp đặt thiết bị bơm bêtông và thuận lợi cho các xe chở bêtông chuyên dụng hoạt động. 3.1.2. Nguồn điện, nước thi công. - Nguồn điện cần phải đảm bảo cho việc thi công bêtông liên tục, không bị ngừng. Ngoài nguồn điện lưới, cần phải có thêm máy phát dự phòng. - Nguồn nước thi công phải đảm bảo theo tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành của Nhà nước. 3.2. Công tác chuẩn bị thi công. - Khảo sát và quyết định chọn trạm trộn bêtông thích hợp cho việc thi công. Tiến hành việc thiết kế và phê chuẩn thiết kê cấp phối bêtông theo quy định của thiết kế BVTC và phù hợp với điều kiện vật liệu địa phương. - Khảo sát và lựa chọn phương án cung cấp vật tư kỹ thuật: Chú trọng việc lựa chọn các nguồn cung ứng thép. Cần đối chiếu thực tế tại địa phương với Thiết kế để đề xuất biện pháp thay thế tối ưu. - Lập hệ thống mốc lưới đo đạc và định vị công trình. - Khảo sát hiện trạng mặt bằng công trình và các công trình lân cận, lưu giữ lại bằng các hình ảnh để phòng trường hợp có tranh chấp về sau. 3.3. Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật. 3.3.1. Tổ chức vận chuyển, bốc xếp hộp T-BOX tại công trường. Hộp T-BOX được xếp thành các Pallet vì vậy khi bàn giao tới công trình đơn vi thi công có trách nhiệm cẩu, xếp các pallet đồng thời có trách nhiệm kiểm tra và bảo quản tại công trường. T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
24 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
Lịch vận chuyển các Pallet hôp (thời gian, thứ tự theo số lượng và chủng loại) cần phù hợp với quy trình tổ chức thi công và theo đúng tiến độ thi công. Khi vận chuyển, bốc xếp các pallet hộp cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Bốc xếp các pallet hộp lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp tại công trường phải tuân thủ đúng kỹ thuật và an toàn lao động, tránh va đập làm vỡ hộp. - Các Pallet cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định. - Khi vận chuyển phải chằng néo các pallet bằng cáp lụa, dây xích. Không để cấu kiện bị đổ lật, xê dịch dọc ngang, va chạm vào thành xe. - Các bao thanh nối kèm theo phải có phiếu ghi rõ số lượng chi tiết, pallet T-BOX và thanh nối phải được che nằng, mưa bảo quản để hộp không bị nứt nẻ, giòn, dễ vỡ. - Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi bốc xếp, không gây hư hỏng các Pallet bên cạnh. - Không xếp các Pallet lên lối đi của các phương tiện và trên đường thi công. 3.3.2. Tổ chức vận chuyển, bốc xếp cốt thép đến công trường. - Cốt thép được lựa chọn sử dụng và vận chuyển đến công trình phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với phương tiện vận chuyển. Việc sắp xếp tại hiện trường phải khoa học để thuận tiện cho quá trình bảo quản và thi công. - Quá trình bốc xếp, vận chuyển phải đảm bảo không gây biến dạng cho các lưới thép. - Các chồng lưới thép cần được kê cao, và được che chắn tránh mưa nắng gây han rỉ trong quá trình chờ đợi. 3.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và nghiệm thu tại công trường: Để thực hiện công tác chuyển giao giải pháp sàn nhẹ T-BOX đối với Công trình nhà sinh hoạt; Công ty TBOX Việt Nam sẽ cử cán bộ có đủ năng lực, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyển giao giải pháp sàn nhẹ T-BOX, đã từng tham gia chuyển giao các công trình có quy mô và đặc điểm tương tự. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát và nghiệm thu tại công trường được thực hiện theo các nội dung cụ thể như sau: 3.4.1. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha sàn: - Việc gia công và lắp dựng cốp pha phải tuân thủ theo các quy định của TCVN 4453/1995Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu; - Kiểm soát chặt chẽ vật liệu làm cốp pha sàn; ưu tiên nhà thầu sử dụng các bộ cốp pha thông minh bằng kim loại, chất dẻo hoặc kết hợp các loại này để có điều kiện kiểm soát tốt chất lượng theo đặc thù của kết cấu sàn T-BOX; - Kiểm soát độ vồng thi công, trị số của độ vồng phải đáp ứng theo quy định: T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
25 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
+ Tại vị trí điểm trung điểm của cạnh ô sàn:
f= L/600
+ Tại vị trí tâm của các ô sàn:
f= L/300
Trong đó L là khẩu độ, tính bằng m - Kiểm tra độ ổn định, độ kín khít, kích thước hình học thực tế so với thiết kế được duyệt và chống dính bề mặt cốp pha; - Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho công tác tháo dỡ cốp pha, đặc biệt đối với công tác tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: + Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông; + Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m. - Công tác lắp dựng cốp pha sàn phải được kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành; - Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ T-BOX – Công ty Tbox Việt Nam sẽ kết hợp với Đại diện Đơn vị Tư vấn giám sát và Đại diện Nhà thầu thi công tiến hành công tác nghiệm thu trước khi Nhà thầu triển khai công việc tiếp theo; trường hợp chưa có sự kiểm tra, chấp thuận của Đại diện Đơn vị tư vấn giám sát và Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ thì Nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo; - Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu bao gồm: + Tư vấn giám sát trưởng (hoặc giám sát thường trú) và giám sát việc trực tiếp giám sát gói thầu; + Cán bộ trực tiếp tham gia chuyển giao sàn nhẹ T-BOX – Công ty TBOX Việt Nam + Chỉ huy trưởng công trường và Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công XDCT. 3.4.2. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp dựng cốt thép sàn: - Việc gia công và lắp dựng cốt thép phải tuân thủ theo các quy định của TCVN 4453/1995Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu; - Cốt thép sử dụng trong công trình cần đáp ứng các yêu cầu về chủng loại, quy cách theo Bản vẽ thiết kế được duyệt; - Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế thi công và thiết kế được duyệt theo các chủng loại thép bao gồm: + Thép lưới lớp dưới; + Thép gia cường lớp dưới; + Thép gia cường lớp trên; + Thép mũ cột; + Thép chống cắt; T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
26 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
+ Thép chống chọc thủng; + Thép lưới lớp trên; + Các loại thép khác … - Công tác lắp dựng cốt thép sàn phải được kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành; - Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ T-BOX sẽ kết hợp với Đại diện Đơn vị Tư vấn giám sát và Đại diện Nhà thầu thi công tiến hành công tác nghiệm thu trước khi Nhà thầu triển khai công việc tiếp theo; trường hợp chưa có sự kiểm tra, chấp thuận của Đại diện Đơn vị tư vấn giám sát và Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ thì Nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo; - Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu bao gồm: + Tư vấn giám sát trưởng (hoặc giám sát thường trú) và giám sát việc trực tiếp giám sát gói thầu; + Cán bộ trực tiếp tham gia chuyển giao sàn nhẹ T-BOX – + Chỉ huy trưởng công trường và Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công XDCT. 3.4.3. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác lắp đặt hộp cốp pha T-BOX: - Việc lắp đặt hộp cốp pha T-BOX phải tuân thủ theo các quy định của TCCS: Sàn rỗng TBOX – Thi công và nghiệm thu; - Trước khi đưa vào sử dụng các hộp nhựa T-BOX phải có đầy đủ chứng chỉ chất lượng của nhà sàn xuất; - Việc vận chuyển, xếp dỡ phải đảm bảo không làm biến dạng, hư hỏng hộp; đồng thời phải được bảo quản trong kho có mái che và có biện pháp phòng chống cháy phù hợp; - Trong quá trình gia công cốt thép cũng như đổ bê tông phải áp dụng các biện pháp thích hợp tránh làm vỡ và hư hỏng hộp; - Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế thi công và thiết kế được duyệt theo các tiêu chí sau: + Tổng số hộp; + Quy cách các loại hộp; + Khoảng các theo các phương X,Y; + Cách thức định vị hộp T-BOX; + Độ phẳng bề mặt hộp T-BOX; + Độ ngay ngắn của hộp T-BOX … - Công tác lắp đặt hộp cốp pha T-BOX phải được kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành;
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
27 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
- Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ T-BOX sẽ kết hợp với Đại diện Đơn vị Tư vấn giám sát và Đại diện Nhà thầu thi công tiến hành công tác nghiệm thu trước khi Nhà thầu triển khai công việc tiếp theo; trường hợp chưa có sự kiểm tra, chấp thuận của Đại diện Đơn vị tư vấn giám sát và Đơn vị chuyển giao sàn nhẹ T-BOX –thì Nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo; - Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu bao gồm: + Tư vấn giám sát trưởng (hoặc giám sát thường trú) và giám sát việc trực tiếp giám sát gói thầu; + Cán bộ trực tiếp tham gia chuyển giao sàn nhẹ T-BOX + Chỉ huy trưởng công trường và Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công XDCT. 3.4.4. Kiểm tra, kiểm soát độ sụt bê tông thi công sàn nhẹ T-BOX: - Đối với công nghệ thi công sàn nhẹ T-BOX thì vấn đề kiểm soát độ sụt được đánh giá là rất quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thi công công trình; - Công trình thi công phải có độ sụt đảm bảo là 16 ± 1 (cm); - Độ sụt bê tông phải được kiểm tra đối với mỗi xe bê tông thương phẩm tại vị trí đổ bê tông; và được duy trì đến khi đổ xong bê tông sàn; - Độ sụt được kiểm tra bằng các thiết bị kiểm tra độ sụt chuyên dụng; - Tuyệt đối không cho sử dụng vào công trình các mẻ bê tông không đạt yêu cầu về độ sụt; - Tiến hành công tác lấy mẫu vữa bê tông phục vụ công tác thí nghiệm xác định cường độ Bê tông đối chứng với Mác thiết kế. - Thành phần trực tiếp tham gia kiểm tra độ sụt và lấy mẫu bê tông: + Tư vấn giám sát trưởng (hoặc giám sát thường trú) và giám sát việc trực tiếp giám sát gói thầu; + Cán bộ trực tiếp tham gia chuyển giao sàn nhẹ T-BOX + Đại diện Nhà cung cấp bê tông thương phẩm; + Chỉ huy trưởng công trường và Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công XDCT. 3.4.5. Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình đổ bê tông 2 lớp/2 pha: - Ngoài việc kiểm soát độ sụt thì việc tuân thủ quy trình đổ bê tông 2 lớp/2 pha trong thi công sàn nhẹ T-BOX cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công công trình; - Việc thi công 2 lớp/2 pha đối với công tác bê tông sàn T-BOX được thực hiện như sau: + Bê tông lớp 1/pha 1 được tiến hành đổ và tiến hành đầm đạt độ chặt tối ưu, đồng thời đảm bảo độ sụt theo thiết kế để cho vữa bê tông chảy vào dưới hộp T-BOX đủ chiều dày theo quy định của thiết kế và không bị phân tầng; đồng thời cần khống chế chiều dày của lớp vữa bêtông cao hơn chiều cao chân đế hộp T-BOX khoảng 3-4cm; T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
28 /29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TBOX VIỆT NAM
+ Bê tông lớp 2/pha 2 được thi công khi bê tông lớp 1 đã có lực bám dính vào hộp nhựa nhưng vẫn còn tính năng công tác theo TCVN 4453:1995; độ sụt lúc này của lớp 1 suy giảm còn khoảng 6-8cm; trường hợp có biểu hiện bám dính kém thì Nhà thầu cần bổ sung lớp vật liệu liên kết để tăng cường bám dính giữa các lớp. - Trong mọi trường hợp, bất luận vì lý do nào thì việc thi công đổ bê tông đều phải được thực hiện theo đúng quy trình 2 lớp/2 pha; trường hợp Nhà thầu thi công không thực hiện theo đúng quy trình thi công 2 lớp/2 pha thì Đơn vị chuyển giao giải pháp sàn được quyền không nghiệm thu công tác đổ bê tông sàn của tầng đó và không chịu trách nhiệm về thẩm mỹ và khả năng chịu tải của kết cấu sàn. 3.4.6. Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo dưỡng ẩm bê tông: - Việc thực hiện công tác bảo dưỡng ẩm bê tông sau khi đổ phải được nhà thầu thực hiện nghiêm túc; bao gồm 2 giai đoạn: + Bảo dưỡng ban đầu: Phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (ưu tiên sử dụng bì đay, bao bố đã được làm ẩm để phủ bề mặt); việc giữ ẩm ban đầu kéo dài tới khi bê tông đảm bảo có thể trực tiếp lên bề mặt bê tông mà không gây hư hại; + Bảo dưỡng tiếp theo: Được thực hiện khi bê tông đã được bảo dưỡng ban đầu và có thể tưới nước lên bề mặt bê tông mà không gây hư hại; lúc này cần tưới nước để giữ sao cho bề mặt bê tông luôn ẩm ướt; cũng có thể thực hiện việc ngâm nước trên bề mặt bê tông thay cho việc tưới nước giữ ẩm. - Nhà thầu thi công phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo các giai đoạn bảo dưỡng theo quy định; trường hợp nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc công tác bảo dưỡng thì Đơn vị chuyển giao giải pháp sàn T-BOX được quyền không nghiệm thu công tác đổ bê tông sàn của tầng đó và không chịu trách nhiệm về thẩm mỹ và khả năng chịu tải của kết cấu sàn. Các nhân viên TBOX khi làm việc tại công trường cam kết luôn thể hiện sự tích cực và có trách nhiệm cao trong công việc, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và thẩm mỹ của công trình theo các tiêu chí và chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế. Các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy định về giải pháp thi công luôn luôn đồng hành trong quá trình giám sát kỹ thuật.
T-Box Tiêu chuẩn cơ sở thi công và nghiệm thu sàn phẳng hộp rỗng www.sanphangtbox.com
www.sanphangtb ox.com
29 /29