(123doc) Chien Luoc Marketing Cua Cong Ty Co Phan o To Hyundai Thanh Cong Viet Nam [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CTY CP Ô TÔ HYUNDAI THÀNH CÔNG VIỆT NAM. =============================================================== ĐỀ BÀI: Lựa chọn một DN, phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với DN) - Giới thiệu về DN - Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với DN), có so sánh với chiến lược marketing của DN lựa chọn

BÀI LÀM:

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, các chính sách xã hội bất lợi cho ngành công nghiệp ô tô. Vậy nền công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sống thế nào? Sẽ đi về đâu? Đây không chỉ là câu hỏi của các chuyên gia kinh tế mà còn là nỗi “ám ảnh” và “lo lắng” của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ô tô Việt Nam. Chính vì vậy khi nhận được yêu cầu bài tập cá nhân môn marketing, bản thân tôi rất muốn hoàn thành sớm bài tiểu luận với tất cả kiến thức về marketing và kỹ năng của mình để làm rõ vấn đề: “Chiến lược marketing” của công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam – đơn vị tôi đang công tác thông qua sản phẩm xe tải nhẹ Porter H100 và 2 đối thủ cạnh tranh. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là chiến lược marketing của công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam qua sản phẩm xe tải nhẹ Porter H100 và 2 đối thủ cạnh tranh: SYM và KIA Trường Hải. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược marketing của Hyundai Thành Công Việt Nam qua sản phẩm xe tải nhẹ Porter H100.

4. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành tìm hiểu vấn đề qua sự hướng dẫn của giảng viên giảng dạy bộ môn cùng với việc tìm hiểu thực tế về doanh nghiêp, về bối cảnh chung của toàn xã hội kết hợp với kiến thức, kỹ năng được trau dồi qua môn học quản trị marketing. 5. Kết quả nghiên cứu: Mặc dù còn có một số hạn chế trong cách trình bày,cách suy luận,và kiến thức thực tế, song bản thân tôi đã hoàn thành bài tập theo đúng mục tiêu đề ra, thấy mình phát triển hơn khả năng phân tích, đặc biệt là có một số ý kiến, đề xuất góp phần vào việc hoàn thiện hơn “chiến lược marketing” cho doanh nghiệp.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH. I.Vài nét về marketing mix: 1. Khái niệm marketing mix: Là sự phối hợp các yếu tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm: Sản phẩm (Product ), giá cả (Price), phân phối

(Place Distribution), xúc tiến (Promotion) * Sản phẩm:

- Phát triển dải sản phẩm; - Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng; - Hợp nhất dải sản phẩm; - Quy chuẩn hoá mẫu mã; - Định vị; - Nhãn hiệu.

* Giá cả: - Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán - Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming) - Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)

* Phân phối: - Khả năng cung cấp sản phẩm và sự hiện diện đúng chỗ, đúng lúc khi thị trường cần đến nó. - Các tiện nghi đi kèm sản phẩm và mức độ sãn có cho khách hàng. * Xúc tiến bán: Bao gồm toàn bộ các hình thức quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi đôi khi là kích cầu và quan hệ công chúng. Từ đó tạo ra sự nhận thức của người tiêu dùng về sự hiện hữu của một sản phẩm, cũng như và sự độc đáo của nó. 2. Quan điểm Marketing mix nhìn từ góc độ 4C của khách hàng: Mô hình 4P của Mc Cathy (1960) và 4C của RobertLautenborn(1990).Nhìn từ mô hình ta có thể thấy trước tiên của các nhà Marketing cần thấu hiểu quan điểm 4C của khách hàng và sau đó xây đựng mô hình 4Pcho mình. - Giải pháp cho khách hàng (Customer solution) - Chi phí ( Customer cost) - Sự thuận tiện ( Convenience) - Truyền thông ( Communication) 3.Các yếu tố ảnh hưởng Marketing mix: - Nguồn lực(tài chình,nhân sự,công nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. - Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp. - Chu kỳ sống của sản phẩm. - Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia. - Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, cạnh tranh… II. Giới thiệu về công ty và sản phẩm: 1. Sơ lược về công ty cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (Hyundai Thành Công)

Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (website: hyundai-thanhcong.vn) được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2700350980 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Ninh Bình cấp ngày 08 tháng 05 năm 2008 và trở thành nhà phân phối chính thức các nhãn hiệu ô tô du lịch, thương mại, và thể thao, đa dụng của hãng Hyundai (Hàn Quốc) tại Việt Nam. và trở thành nhà phân phối chính thức các nhãn hiệu ô tô du lịch, thương mại, và thể thao, đa dụng của hãng Hyundai (Hàn Quốc) tại Việt Nam. Với các sản phẩm chất lượng cao, cộng với các nỗ lực vượt bậc về kinh doanh và dịch vụ, chỉ trong vòng 1 năm, Hyundai Thành Công đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao về sản phẩm và dịch vụ. Không dừng lại ở đó, với tầm nhìn lâu dài và quan điểm phát triển bền vững, phục vụ tốt nhất cho khách hàng Việt Nam, Hyundai Thành Công đã sớm bắt tay xây dựng nhà máy tại Ninh Bình. Giai đoạn đầu tiên, nhà máy sẽ lắp ráp các nhãn hiệu xe ô tô Hyundai phù hợp nhất với điều kiện thời tiết, địa hình, cùng nhu cầu của khách hàng Việt Nam. Trong giai đoạn hai, công ty sẽ xây dựng các nhà máy phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển: NĂM 2009  

Tháng 6: - Thành lập Cty CP Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam - Trở thành đối tác độc quyền nhập khẩu và phân phối các dòng xe du lịch của hãng

Hyundai Hàn Quốc. Tháng 9: - Ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lắp ráp xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam. Tháng 10: - Ra mắt thành công 3 dòng xe du lịch cao cấp Equus, Genesis, và Genesis Coupe.   NĂM 2010  

Tháng 3: - Khai trương trung tâm đào tạo Tháng 6:

- Kỷ niệm 1 năm thành lập Cty CP Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam Tháng 7: - Ra mắt Sonata phiên bản 2010 Tháng 8: - Giới thiệu Tucson phiên bản 2010 Tháng 9: - Khánh thành phân xưởng lắp ráp xe du lịch Hyundai - Đứng thứ 3 về "Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe mới" năm 2010 do J.D.Power thực hiện Tháng 12: - Giới thiệu Accent hoàn toàn mới - Nâng tổng số đại lý 3S ủy quyền trên toàn quốc lên 20 đại lý   NĂM 2011  

Tháng 5: - Ra mắt mẫu xe Hyundai đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam - Hyundai Avante Tháng 7: - Giới thiệu mẫu xe 3 cửa độc đáo của Hyundai - Hyundai Veloster

 

Tháng 9: - Vượt qua Toyota và Honda để giữ vị trí thứ nhất trong "Mức độ hài lòng của

khách hàng khi mua xe mới tại Việt Nam" năm 2011 do J.D.Power thực hiện     Tháng 12: - Nâng tổng số đại lý 3S trên toàn quốc lên 30 đại lý          NĂM 2012        Tháng 3: Eon 

Ra mắt mẫu xe nhỏ nhất, tiết kiệm nhất của Hyundai trên toàn thế giới Hyundai

1.2. Tầm nhìn và sứ mạng, giá trị cốt lõi và niềm tin

*Tầm nhìn và sứ mạng Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai. Sứ mạng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và liên tục đẩy mạnh các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. *Giá trị cốt lõi và niềm tin: Giá trị cốt lõi: - Khát vọng lớn - Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế. - Không ngừng sáng tạo, đột phá. - Thực thi tốt. - Tạo giá trị và phát triển bền vững. Niềm tin: - Sự phát triển của Hyundai Thành Công góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu nhập của người dân sẽ được nâng lên bắt kịp với thu nhập của các cường quốc trong khu vực và thế giới. - Về dịch vụ: Đến với Hyundai Thành Công – Nơi đâu tốt, chúng tôi tốt hơn. 1.3. Nguồn lực: Hiện nay, Hyundai Thành Công có 1.200 cán bộ công nhân viên. Đội ngũ quản lý của Hyundai Thành Công hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài đang cùng Hyundai Thành Công hoạch định cho mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 1.4. Nguồn vốn kinh doanh: - Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. - Vốn xây dựng nhà máy: 1.800 tỷ đồng

- Vón hoạt động kinh doanh: 2000 tỷ đồng 1.5. Các sản phẩm: * Dải sản phẩm xe du lịch: Equus, Genesis, Gensis Coupe, Veloster, Sonata, Avante, Accent, i30, i20, i10, Econ. * Dải sản phẩm xe đa dụng: Santa Fe, Tucson, Starex. * Dải sản phẩm xe chuyên dụng: Santa Fe chở tiền, Starex bưu chính, Starex chở tiền, Porter (H-100), Starex cứu thương, Elantra taxi, Veracruz cứu thương. III. Chiến lược marketing của sản phẩm xe tải nhẹ Porter H-100 . 1. Sản phẩm xe tải nhẹ Hyundai Porter - Lịch sử hình thành sản phẩm: Hyundai Porter thuộc dòng xe tải nhỏ. Với tải trọng 1.25 tấn, Porter là mẫu xe tải nhỏ nhất của Hyundai, được sản xuất từ năm 1977, Porter là sản phẩm nổi tiếng góp phần đem lại vị thế cho xe tải Hyundai. Hiện tại Hyundai cung cấp Porter thế hệ thứ 3 - Mục đích sử dụng của sản phẩm: Dùng vận chuyển trong thành phố, trọng tải nhẹ trên dưới 1 tấn. - Ưu điểm của sản phẩm: Thương hiệu tốt, độ tin cậy cao, thiết kế đẹp mắt, tận dụng tối đa hóa kích thước thùng xe tăng khả năng chuyên chở mà vẫn phù hợp với các quy định của cục đăng kiểm Việt Nam.Chính vì vậy sau nhiều năm thử thách, Hyundai Porter đã trở thành sản phẩm nổi tiếng về chất lượng, sự bền bỉ và đem lại danh tiếng cho thương hiệu Hyundai nói chung tại Việt Nam và đương nhiên là chiếc xe tốt nhất trong thị trường phân khúc. - Thông số kỹ thuật:

THÔNG SỐ KỸ THUẬT Động cơ

Diesel 2.5L Turbo

Công suất lớn nhất (mã lực)

94

Lực kéo lớn nhất

225

Vô lăng gật gù

x

Trợ lực lái điện

x

Cỡ lốp trước

190/70R 15C

Cỡ lốp sau

155R 12C

Acquy 100 AH MF

X

TRANG BỊ Đèn sương mù trước

X

Băng màu kính chắn gió

X

Cản trước cùng màu thân xe

X

Tựa tay ghế lái

X

Khóa cửa trung tâm

X

Đồng hồ vòng tua

X

Cửa sổ điện

x

Cửa sổ bên lái loại 1 chạm

X

Radio + CD

X

Lọc không khí

X

Điều hòa cơ

X

2. Chiến lược marketing: 2.1. Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm: * Phân khúc xe tải nhẹ độc chiếm trên thị trường * Các tổ chức, cá nhân * Các đơn vị kinh doanh vận tải vừa và nhỏ, các công ty Logictic 2.2. Chiến lược sản phẩm và biện pháp nâng cao vị trí của sản phẩm: Trước khi sản phẩm xe tải nhẹ Porter của Hyundai Thành Công ra đời đã có nhiều sản phẩm khác trên thị trường như KIA 2700, KIA 3000, SYM T888, SYM T1000. Trong đó thị phần xe tải KIA chiếm hơn 90% tổng số xe tải tiêu thụ trên thị trường. Đây cũng là động lực để Hyundai Thành Công tiến hành nghiên cứu và nhập khẩu sản phẩm xe tải nhẹ Porter để phân phối tại Việt Nam.Và sản phẩm Porter thực sự có những lợi thế hơn hẳn so với các dòng sản phẩm tương tự trên thị trường.

SYM

Kia

Hyundai

Loại thùng Động cơ Công suất Tải trọng (kg) Trang bị

T880/T1000

K2700/K3000

Porter

Thùng lửng

Thùng lửng

Thùng lửng

1.3L/1.5L – Gas

2.7L/3.0L - Diesel

2.5L – Diesel

92/96

83/92

94

880/1000

1250/1400

1120

Vô lăng gật gù

Vô lăng gật gù

Băng màu kính

Đèn sương mù

Đèn sương mù

chắn gió

Điều hòa nhiệt độ

Điều hòa nhiệt độ (Opt)

Vô lăng gật gù

Trợ lực thủy lực

Đèn sương mù

Radio cassetllte (K3000)

MDPS Radio CD Điều hòa nhiệt độ Khóa cửa trung tâm

Ưu thế bán hàng

Khả năng vận hành tốt

Thương hiệu tốt

Thương hiệu tốt

Kích thước nhỏ

Giá tốt

Động cơ công

Giá rẻ

Nhíp trước sau (K3000)

nghệ cao

Tải trọng đăng ký cao

Nhiều trang bị

Không những vậy Hyundai Porter còn được chọn lựa và cải tiến trong thiết kế để phù hợp với thị trương Việt Nam.

Thùng lửng 1190 kg

Thùng lửng 920 kg

Thùng mui phủ 990 kg

Năm 2011, lượng xe tải nói chung sụt giảm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, tuy nhiên lượng xe tải nhẹ (900-1500kg) lại tăng khá mạnh ~ 10%.Theo dự báo năm 2012, doanh

số xe tải có thể giảm khoảng 10% so với 2011, tuy nhiên lượng xe có tải trọng từ 900 đến 1500 kg chiếm tới 23% tổng số xe tải tiêu thụ và có thể tăng lên 25% vào năm 2012. 2.3. Chiến lược giá cả: Giá cả là một yếu tố quan trọng trong hệ thống Marketing mix, đặc biệt trong bối cảnh “sức ép từ nền kinh tế” tiếp đến là vấn đề “sưu cao thuế nặng” sắp tới sẽ là phí lưu hành đường bộ thì “giá cả” sẽ là vấn đề khiến khách hàng quan tâm và cân nhắc. Nhận thức được điều đó, trong chính sách giá của mình Hyundai Thành Công đã có những điều chỉnh phù hợp tùy theo sự biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh qua đó nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ trên thị trường cũng như tăng số lượng hàng bán của công ty. - Giảm giá bán lẻ đề xuất còn: 381 triệu cho xe mới (Từ 419 triệu giảm 38 triệu) - Tìm nguồn vốn cho khách hàng và hỗ trợ 6 tháng lãi suất về 12.5% (Chi phí 9 triệu/ 1 xe) - Áp dụng cơ chế thưởng nóng cho nhân viên bán hàng (Chi phí 3 triệu/ 1 xe) 2.4. Chiến lược phân phối: Hiện tại Hyundai Porter được công ty phân phối chủ yếu qua kênh đại lý. Hiện tại Hyundai Porter được công ty phân phối chủ yếu qua kênh đại lý trên toàn quốc Hyundai Thành Công Việt Nam hỗ trợ marketing trực tiếp cho các đại lý ở vùng miền, tổ chức các sự kiện quảng bá, truyền thông…. Hyundai Thành Công Việt Nam hỗ trợ các đại lý và người tiêu dùng nguồn vốn thông qua sự hợp tác toàn diện với ngân hàng Techcombank. 2.5. Chiến lược xúc tiến: 1 Vật phẩm POS tại các đại lý: Căng treo các vật phẩm quảng cáo tại đại lý để thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm và chương trình. Hỗ trợ các đại lý, mỗi đại lý: 5 poster, 4 banner ngang, 2 banner dọc. Chia sẻ thông tin và thường xuyên tổ chức các hội thảo tại đại lý.

3. Điểm mạnh, điểm yếu chiến lược marketing mix của sản phẩm. 3.1: Điểm mạnh: - Sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Sản phẩm có tính đa dạng cao, có thể dùng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau. - Nhận được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức tín dụng. - Phù hợp với quy định và địa hình đường sá tại Việt nam. 3.2:Điểm yếu: - Kế hoạch marketing phụ thuộc nhiều vào sự triển khai của hệ thống đại lý. - Chưa khai thác triệt để đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức ở những vùng miền. - Chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ về các chính sách, pháp luật. IV: Đối thủ cạnh tranh:

1.Công ty cổ phần ô tô Trường Hải: Cũng như các doanh nghiệp cùng ngành, Trường Hải cũng thực hiện chiến lược marketing theo 4Ps, 4Cs nhằm phát triển sản phẩm và thương hiệu của mình. Bên cạnh đó Trường Hải vẫn có những chiến lược cho riêng mình như: - Đầu tư trực tiếp cùng hệ thống đại lý bên Trung Quốc với tỉ lệ 50:50 - Trường Hải chỉ áp dụng cơ chế thưởng trực tiếp cho đại lý với mức 0.15% tổng doanh thu và mức chiết khấu hoa hồng là 5%/giá bán lẻ. - Trường Hải đứng ra tổ chức tất cả các hoạt động marketing trên toàn quốc. - Thực hiện chương trình liên kết với ngân hàng VietcomBank nhằm hỗ trợ khách hàng với mức cho vay tối đa là 70=>80%/năm. 2.Tập đoàn SanYang (SYM) Với các chiến lược marketing 4Ps, 4Cs SYM cũng triển khai như Hyundai Thành Công và Trường Hải tuy nhiên SYM lại có một số cơ chế trong quá trình thực hiện của mình như: - Hệ thống đại lý trực tiếp đầu tư - Mỗi đại lý phải để gối đầu 5 xe tại thời điểm bất kỳ, đảm bảo luôn luôn có hàng khi khách co nhu cầu. - Áp dụng cơ chế thưởng trực tiếp cho cán bộ bán hàng là 1 triệu đồng /1 xe, mức chi hoa hồng cho đại lý là 5%/ tổng doanh thu . - Hệ thống đại lý đang được hoạt động là 16 đại lý. - Thực hiện chương trình liên kết với ngân hàng SHB nhằm hỗ trợ khách hàng với mức cho vay tối đa là 70=>80%/năm. V: So sánh chiến lược marketing của Hyundai Thành Công – Trường Hải – SYM. Nhìn chung 3 đơn vị kinh doanh sản phẩm xe tải nhẹ đều có chiến lược marketing truyền thống (4Ps, 4Cs) phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm. Tuy nhiên mỗi đơn vị cũng đều có những “chiêu thức” riêng của mình để tăng sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trong đó Hyundai Thành Công là đơn vi thực hiện điều này tốt nhất thể hiện tổng doanh thu năm 2011 là 12,300 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước là 3,500 tỷ đồng.

VI: Kiến nghị hoàn thiện: 1. Về phía Hyundai Thành Công: - Nghiên cứu sâu hơn và triển khai thêm chiến lược “bán lẻ hiện đại” nhằm phục vụ tối đa thị trường phân khúc. - Thành viên cho kênh phân phối cần lựa chọn có sàng lọc và đảm bảo ít nhất các tiêu chí như: Vị trí gần thị trường muốn tiếp cận, có khả năng cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng, có đủ khả năng và kỹ năng thực hiện việc quảng bá và trưng bày sản phẩm trong khu vực phụ trách, có thâm niên trong hoạt động phân phối, có uy tín và hình ảnh tốt tại thị trường phân phối, … 2. Về phía Nhà nước: Cần thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” bằng nội lực thực tại bên trong của mình chứ không phải ngồi chờ các nước khác “cõng mình đi” và đưa ra những chính sách không phù hợp, không có sức thuyết phục như: Hạn chế tiêu dùng ô tô, mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là “đường sá chât hẹp, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...”. Rõ ràng luận cứ này không có sức thuyết phục (số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Xin cung cấp thêm số liệu sau đây để chúng ta hiểu thêm: CHLB Đức và Việt Nam có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 83 triệu dân), nhưng số lượng ô tô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ô tô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay ô nhiễm!). Để xây dựng nền công nghiệp ô tô quốc gia, nhiều nước đã đưa ra những biện pháp để bảo hộ. Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia, Malaysia, Thái Lan... đều làm việc này. Những nước phát triển thì sử dụng hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn an toàn, tiêu hao nhiên liệu, mức hạn chế khí thải) để bảo hộ. Nhưng ở Việt Nam thì lại sử dụng hàng rào thuế: “sưu cao thuế nặng”, “phí chồng phí” để hạn chế tiêu dung xe ô tô. Với chính sách thuế ấy thì chỉ có cách “ngồi uống trà” chờ đợi các hãng ô tô đem công nghệ tiên tiến đến Việt Nam. Sự thất bại của phương pháp này là đương nhiên. Mặt khác việc kiểm định chất lượng của Việt Nam vẫn còn “nằm trong trứng” hoặc “chưa thụ thai”. Trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của mình đưa

vào thị trường vốn được các nước quy định nghiêm ngặt thì ở Việt Nam hầu như chưa được làm rõ. Chưa có cơ quan nào có nhiệm vụ rõ ràng bắt buộc các nhà sản xuất phải recall (thu hồi và hủy bỏ) sản phẩm của mình nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mà làm sao có thể bắt buộc phải recall khi không có sơ sở kiểm định? Tình trạng đó cộng với những giải pháp giới hạn thị trường khiến cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam hơn 10 năm vẫn đứng chân tại chỗ như đã thấy. Không có thị trường thì ai dám đầu tư công nghệ để mở rộng sản xuất? Bán trong nước thì bị hạn chế bằng thuế, phí, còn bán ra nước ngoài thì có nước nào nhập xe từ một quốc gia không áp dụng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến? Nếu không nhanh chóng có chiến lược mới thì có thể nói là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sớm “tắt đèn đi ngủ”. Nhưng bài toán của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phải không có lời giải. Vấn đề là chúng ta có muốn giải bài toán đó hay không. Theo chúng tôi, không thể không áp dụng ngay các giải pháp tổng hợp sau đây: * Thứ nhất: Là phải tạo thị trường để các hãng ô tô mạnh dạn đầu tư chứ không phải chỉ “tính toán tiểu thương” tạm thời. Nhưng muốn mở rộng thị trường trong nước thì ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc (theo lộ trình cam kết trong WTO chúng ta buộc sẽ phải giảm, nhưng cần giảm sớm hơn lộ trình để cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô “có dịp cọ sát”), trước hết phải bỏ thuế tiêu thụ dặc biệt 50% đối với ô tô và phí bảo trì đường bộ: "Thực chất phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT đưa ra cách thu theo đầu xe như vậy sẽ trở thành thuế trên đầu xe chứ không còn là phí nữa. Hơn nữa phí hạn chế xe cá nhân là không đúng với khái niệm về phí trong pháp lệnh phí và lệ phí".(Độc giả Dương Văn Thắng chia sẻ trên giaoduc.net.vn). Đây là loại thuế, phí không thuyết phục được người tiêu dùng và “không giống ai” trên thế giới. Thay vào đó sẽ áp dụng các loại thuế và phí sau đây: - Thuế môi trường. Loại thuế này sẽ đánh cao hay thấp tùy theo kỹ thuật của xe (ít tiêu hao nhiên liệu, ít khí thải thì thu thuế môi trường thấp và ngược lại). Làm như vậy không những giá xe sẽ giảm, thị trường tiêu thụ mở rộng mà còn tạo được sức ép để các nhà sản xuất đưa vào thị trường những sản phẩm kỹ thuật có chất lượng cao nhất của thế giới. Để được công bằng, những người đã mua xe trước khi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được miến giảm thuế môi trường tương đương trong một thời gian thích hợp. - Phí tham gia giao thông trong thành phố. Loại phí này mang nhiều ý nghĩa. Nhiều người tiêu dùng sở hữu một chiếc xe vì nhiều lý do, chưa hẳn họ sử dụng thường xuyên trong thành phố, nên phí này sẽ là một nghĩa vụ công bằng. Phí này sẽ tính theo

cường độ tham gia giao thông, ai chạy xe trong thành phố nhiều phải trả nhiều, ai chạy xe ít trả ít, tham gia giao thông giờ cao điểm trả nhiều hơn so với giờ bình thường. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, gần ta nhất là Singapore, ai sang đó sẽ thấy. Kỹ thuật thu phí cũng không có gì là mới mẻ, chỉ cần tham khảo kinh nghiệm các nước là biết làm. Với phương pháp này, chúng ta có thể điều tiết giao thông mà không cần phải hạn chế việc mua xe. - Bảo hiểm: Nhà nước nên ban hành luật lệ căn cứ vào kỹ thuật của xe để đóng bảo hiểm. Những xe có hệ thống ABS (chống bó thắng xe), ESC (chống quay), dây an toàn, hệ thống giảm thương tích cho người tham gia giao thông khác... Xe an toàn hơn thì phải giảm phí bảo hiểm. Đây là quy định được áp dụng trên toàn thế giới và đem lại kết quả tốt. Phương án này đều được những công ty bảo hiểm trên thế giới áp dụng để giảm thiểu người bị thương tích khi có tai nạn hay giảm tai nạn giao thông. *Thứ hai: Khuyến khích thật sự công nghệ sản xuất linh kiện. Việc tăng dung lượng thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp “tự động” đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất linh kiện để phục vụ chủ trương “nội địa hóa”. Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất linh kiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản xuất ô tô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất ô tô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất ô tô chính thức công nhận, sẽ được miến thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10 năm trở nên chẳng hạn. * Thứ ba: Để có một nền công nghệ cao về ô tô, nên áp dụng tiêu chuẩn cao hơn về khí thải (Euro 3, Euro4 hoặc cao hơn), đồng thời chỉ cho lưu hành xăng dầu “sạch” không cần có lộ trình. Làm điều này Việt Nam không mất gì cả, khong tốn kém gì cả, chỉ mất các “xiềng xích” kỹ thuật lạc hậu và ô nhiễm môi trường mà thôi. Nhưng cái được thì rất lớn. Khi đó, thị trường càng được mở rộng, vì ô tô sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua môn học Quản trị Marketing và sự trải nghiệm thực tế trong công việc của mình, tôi nhận thấy tầm quan trọng của môn học, của chiến lược marketing tại doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thị trường cạnh tranh khốc liệt như thế này. Khó khăn, thách thức như thế, hoà bão và tiềm lực như thế, Hyundai Thành Công

cũng như bao tập đoàn kinh doanh khác, luôn phải nỗ lực hết mình để hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty, đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm với thương hiệu tốt nhất, chất lượng tốt nhất, giá tốt nhất và dịch vụ tốt nhất. Như vậy việc Hyundai Thành Công sớm trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ không là ước mơ nữa mà thành hiện thực trong tương lai rất gần mà thôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. www.hyundai-thanhcong.vn 2. http://giaoduc.net.vn 3. http://niemtin.free.fr 4. Giáo trình: “Quản trị Marketing” – Trường ĐH Griggs 5. Cuốn “Marketing” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.