(123doc) Cau Hoi Va Bai Tap Mon Ly Luan Nha Nuoc Va Phap Luat Viet Nam Co Dap An Ro Rang [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN Câu hỏi đúng sai, giải thích tại sao? Bài tập có lời giải PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Thuyết Khế ướt xã hội cho rằng Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Sai. 2.Thẩm quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước và các đảng phái chính trị. Sai vì không có đảng phái chính trị. 3.Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là 2 khái niệm đồng nhất. Sai vì bản cất nhà nước gồm tính giai cấp và tính xã hội. 4.Ở đâu có xã hội loài người, ở đó có sự xuất hiện của nhà nước. Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy có loài người nhưng chưa có nhà nước. 5.Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và phân hóa giai cấp. Sai vì không có phân hóa giai cấp. 6.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhà nước là sản phẩm của xã hội loài người tồn tại vĩnh cửu và bất biến.

Sai vì nhà nước không có tồn tại vĩnh cửu và bất biến. 7.Xác định bản chất nhà nước là xác định mối quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đúng, mối quan hệ chính trị là nắm, sử dụng quyền lực nhà nước. 8.Nhà nước thu thuế bắt buộc nhằm bào vệ quyền lợi của những người nghèo khổ trong xã hội. Sai vì .Nhà nước thu thuế nhằm phục vụ cho nhà nước. 9.Chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. Sai vì chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung của từng bộ máy nhà nước. 10.Các nhà nước trên thế giới tất yếu phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử. Sai vì ở Việt Nam không trải qua kiểu nhà nước tư sản. 11.Nhà nước là hiện tượng mang tính giai cấp vì nhà nước chỉ thuộc về 1 giai cấp hoặc bởi 1 liên minh giai cấp nhất định. Đúng 12.Bản chất nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự quy định bởi các điều kiện khách quan của xã hội. Đúng 13.Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Sai vì nó đối lập nhưng thống nhất với nhau. 14.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm quyền trong xã hội. Sai vì không có đảng cầm quyền.

15.Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế mà trong xã hội công xã nguyên thủy cũng tồn tại bộ máy này. Sai 16.Nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp. Sai vì nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia thành các đơn vị hành chính. 17.Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp. Sai vì không có điều hòa lợi ích giai cấp. 18.Các quốc gia có kiểu nhà nước như nhau sẽ có các chức năng nhà nước giống nhau về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng. Sai ví dụ: việt nam khác trung quốc. 19.Không phải cơ quan nhà nước nào cũng mang quyền lực nhà nước. Sai vì mọi cơ quan nhà nước đều quyền lực nhà nước. 20.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu chỉ có trong nhà nước. Đúng.

CHƯƠNG II: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Sự khác biệt cơ bản giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có gia cấp là cơ quan nhà nước có nguồn kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. Sai vì các tổ chức khác trong xã hội cũng có nguồn kinh phí nay2. 2.Tổ chức bộ máy nhà nước do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Đúng

3.Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho nhà nước. Sai vì cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của công dân. 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ nhà nước. Sai vì nó là cơ sở cho tổ chức bộ máy và các lĩnh vực hoạt động khác. 5. Cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân được tổ chức ở mọi địa phương. Sai vì cả ở cấp trung ương. 6. Thành viên của cơ quan nhà nước bắt buộc phải là người của chính đảng cầm quyền trong xã hôi. Sai, đảng không thuộc cơ quan nhà nước.

CHƯƠNG III: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Trong hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Sai , ví dụ ở Hoa Kỳ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và vừa là thủ tướng. 2. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng chính phủ do nhân dân bầu. Sai vì thủ tướng chính phủ do nghị viện lập ra. 3. Trong hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia có thể giải tán nghị viện trước thời hạn. Đúng 4.Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong hình thức chính thể cộng hòa. Sai chính thể quân chủ đại nghị cũng có.

5.Trong nhà nước liên bang tồn tại các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Sai vì nhà nước liên bang có chủ quyền còn nhà nước tiểu bang không có chủ quyền. 6.Nhà nước đơn nhất được cấu tạo bởi các đơn vị hành chính có chủ quyền. Sai. 7.Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nà nước thuộc về nhà vua và cơ quan đại diện. Sai vì không có cơ quan đại diện. 8. Trong tất cả các hình thức chính thể, nhân dân đều có quyền thành lập ra cơ quan đại diện cho mình. Sai vì hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối nhân dân không có quyền. 9. Quyền lực của Vua trong chính thể quân chủ luôn là vô hạn. Sai vì còn tùy thuộc vào nó là quân chủ gì như quân chủ hạn chế ,.. 10.Trong hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về vua và nghị viện . Sai trong chính thể quận chủ đại nghị vua trị vì mà không cai trị. 11.Hình thức chính thể quân chủ lập hiến chỉ hình thành từ sau cách mạng tư sản. Sai vì chính thể quân chủ lập hiến ở nhà nước tư sản còn tồn tại vua nhưng có bãn hiến pháp hạn chế quyền lực nhà vua. 12.Ở chính thể cộng hòa đại nghị không có chức danh tổng thống chỉ có thủ tướng do nghị viện lập ra. Đúng. 13.Trong chính thể cộng hòa đại nghị, Nghị viện có quyền bầu ra và phế truất Tổng thống. 14.Tổng thống lập ra chính phủ là đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị.

Sai vì nghị viện mới có quyền lập ra chính phủ. 15. Các quốc gia vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh thủ tướng đều là nhà nước có chính thể cộng hòa hỗn hợp. Sai. 16.Chính phủ vừa trực thuộc tổng thống vừa trực thuộc nghị viện là đặc điểm của chính thể cộng hòa hỗn hợp. Đúng. 17.Không có dân chủ thì không thể tồn tại chính thể cộng hòa dân chủ. Đúng. 18. Chế độ chính trị càng dân chủ thì vai rò quản lý nhà nước càng giảm. Sai vì Chế độ chính trị không phụ thuộc vào vai rò quản lý nhà nước. 19.Ở chính thể cộng hòa hỗn hợp, Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra và có quyền thành lập chính phủ. Sai vì ở chính thể này nghị viện lập ra chính phủ. 20. Mặc dù nhà nước liên bang có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại nhưng chỉ tồn tại 1 chủ quyền chung và có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất. Đúng. CHƯƠNG IV: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn chức năng trấn áp giai cấp. Sai vì vẫn còn tồn tại thế lực chống lại chế độ xhcn ở trong và ngoài nước nên vẫn rất cần chức năng trấn áp giai cấp. 2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước phi giai cấp. Sai vì nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn mang bản chất giai cấp gồm công nhân, nông dân và trí thức.

3.Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không mang tính giai cấp. Sai. 4.Cộng hòa là hình thức chính thể chỉ có ở nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sai vì Cộng hòa có ở tất cả các kiểu nhà nước : chủ nô, phong kiến, tư sản. 5. Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Sai vì Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập quyền xhcn 6. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không cho phép sự tồn tại và hoạt động của các Đảng phái chính trị khác ngoài Đảng cộng sản. Đúng, 7.Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu. Sai vì Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chức danh nhà nước, không phải nguyên thủ quốc gia. 8.Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật. Sai vì vẫn phải chịu sự ràng buộc từ pháp luật.

PHẦN THỨ HAI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT Chương V: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành. Sai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2.Quy phạm tập quán, tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội cộng sản nguyên thủy là pháp luật của thời này. Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật. 3.Không chỉ có quy phạm pháp luật mới định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con người. Đúng còn có đạo đức, tôn giáo,… cũng định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con người. 4.Chỉ có pháp luật mới được thể hiện dưới hình thức tiền lệ pháp. Đúng. 5.Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người. Sai vì còn có đạo đức, pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá hành vi pháp lý. 6.Pháp luật và quy phạm đạo đức luôn luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sai vì quy phạm đạo đức cũng có thể cản trở pháp luật: đạo đức không khuyên con tố cáo cha mình vi phạm pháp luật nhưng pháp luật thì phải tố cáo nếu không là hành vi bao che. 7. Khác với các quy phạm xã hội khác( như quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo), chỉ pháp luật mới mang tính xã hội. Sai. 8. Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế. Đúng vì Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế thông qua chính trị. 9. Khác với các quy phạm xã hội, pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và cưỡng chế. Đúng. 10. Chỉ pháp luật mới có tình bắt buộc.

Sai vì chính trị cũng có tính bắt buộc. 11.Mọi văn bản được nhà nước ban hành có chứa đựng các quy tắc xử sự đều là văn bản quy phạm pháp luật. Sai vì bản án của tòa án, biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông cũng chứa đựng quy tắc xử sự nhưng nó lại là văn bản áp dụng pháp luật. 12.Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước. Đúng. 13.Chỉ pháp luật mới được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Sai vì chính trị cũng có. 14.Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Sai vì đạo đức, tập quán, chính trị,… cũng có tính quy phạm. 15.Pháp luật có quan hệ trực tiếp với quy phạm chính trị của đảng cầm quyền. Đúng quy phạm chính trị của đảng cầm quyền đóng vai trò chỉ đạo, phương hướng, nội dung thực hiện của pháp luật. 16. Quy pham chính trị của đảng cầm quyền quy định bản chất của pháp luật. Đúng vì Quy pham chính trị của đảng cầm quyền có quan hệ trực tiếp với pháp luật, làm pháp luật có tính giai cấp trong bản chất của pháp luật. 17.Pháp luật là phương tiện để bảo đảm an ninh và an toàn xã hội. Sai vì nếu là pháp luật phi dân chủ thì không là phương tiện để bảo đảm an ninh và an toàn xã hội, pháp luật dân chủ mới có tính chất trên. 18.Pháp luật là cơ sở để bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội. Sai vì pháp luật phi dân chủ thì không. 19. Quy phạm tập quán thể hiện truyền thống dân tộc luôn luôn hỗ trợ việc thực hiện pháp luật trên thực tế.

Sai vì có những truyền thống tốt nhưng cũng có truyền thống xấu thể hiện sự cổ hũ, lạc hậu,… thì không hỗ trợ việc thực hiện pháp luật mà còn cản trở. 20. Mọi quy phạm chính trị được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật. Sai vì quy phạm chính trị của Đảng cầm quyền được pháp luật hóa. 21.Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đúng nó là nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 22. Tính được bảo đảm bằng nhà nước của pháp luật không chấp nhận 1 quan hệ xã hội đã được điều chỉnh bằng pháp luật thì không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ loại quy phạm xạ hội nào khác. Sai vì có nhiều quan hệ xạ hội vừa được điều chỉnh bằng pháp luật, bằng tập quán,… 23.Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều thể hiện ý chí của nhà nước. Đúng. 24.Pháp luật tác động trong phạm vi rộng lớn, thời gian dài phù hợp với thuộc tính đảm bảo thực hiện bởi cưỡng chế nhà nước. Sai , đây là nội dung của thuộc tính tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 25.Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện thuộc tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. Đúng 26. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Sai, đây là chức năng điều chỉnh của pháp luật. 27. Tập quán pháp khác với tập quán ở đặc điểm được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đúng. 28. Văn bản áp dụng pháp luật không phải là hình thức của pháp luật. Đúng vì văn bản áp dụng pháp luật ví dụ như là: bản án, quyết định nâng lương, khen thưởng, kỷ luật,…còn hình thức của pháp luật là nguồn, là nơi chứa đựng quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người. 29. Tiền lệ pháp không được hình thành bởi cơ quan lập pháp. Đúng 30. Pháp luật có tính xác chặt chẽ về hình thức không phản ánh mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Sai 31.Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hôi. Sai vì pháp luật dân chủ thì bảo vệ còn pháp luật phi dân chủ thì không bảo vệ lợi ích này. 32.Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Sai vì đây là chức năng giáo dục của pháp luật. 33.Pháp luật là phương tiện để nhà nước mô hình hóa cách thức xử sự của con người. Đúng. 34.Tập quán pháp là quy tắc xử sự chung không tồn tại trong pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sai vì vẫn tồn tại. 35.Bản chất pháp luật chỉ thể hiện qua giá trị xã hội của pháp luật ( giá trị công bằng-bình đẳng). Sai, một mặt bản chất của pháp luật còn có tính giai cấp.

36. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật chỉ được thừa nhận trong kiểu nhà nước tư sản. Sai, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng thừa nhận. 37.Tập quán pháp là hình thức pháp luật ít biến đổi không phản ánh được mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Sai vì tập quán pháp vẫn biến đổi. 38. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện sự linh hoạt của pháp luật với đòi hỏi của thực tiễn. Đúng. 39.Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đành giá hành vi pháp lý của con người. Đúng. CHƯƠNG VI: QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT. I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Tính bắt buộc là đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật. Sai vì tính bắt buộc là đặc điểm chung cho tất cả mọi người và chính trị cũng có tính bắt buộc. 2.Nội quy của 1 tổ chức xã hội được nhà nước cho phép tồn tại là quy phạm pháp luật. Sai vì nó hình thành không đúng thẩm quyền, quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3.Quy phạm pháp luật khác quy phạm đạo đức vì nó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đúng. 4.Giả định là bộ phận xác định phạm vi tác động của pháp luật nên nó không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật.

Đúng. 5. Khi hoàn cảnh, tình huống, điều kiện dự liệu trong giả định thay đổi, phạm vi tác động của pháp luật sẽ thay đổi theo. Đúng ví dụ nếu quốc hội sửa đổi luật hôn nhân, gia đình cho nữ đủ 16 tuổi được phép kết hôn thì phạm vi tác động của luật này cũng thay đổi theo. 6.Quy định của quy phạm pháp luật là bộ phận chỉ nêu cách thức xử sự bắt buộc cho các bộ phận có liên quan. Sai vì còn nêu quyền, xử sự cho phép chủ thể được lựa chọn hành động hay không hành động do pháp luật đặt ra. 7. Một quy phạm pháp luật không cần có đầy đủ 3 bộ phận giả định, quy định, chế tài nhưng phải có bộ phận quy định. Sai vì bắt buộc phải có đầy đủ 3 bộ phận này. 8.Hậu quả bất lợi nêu trong chế tài của quy phạm pháp luật là sự bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Đúng. 9.Nếu chủ thể không ở vào hoàn cảnh, điều kiện nêu ở giả định thì không chịu sự tác động của bộ phận quy định. Đúng. 10. Quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra. Sai còn thiếu thừa nhận. 11. Tất cà các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành đều là văn bản luật. Sai vì còn có văn bản dưới luật. 12. Các văn bản dưới luật đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành. Sai vì còn có ở trung ương ban hành.

13. Quy phạm pháp luật chỉ được bảo đảm thực hiện bởi cưỡng chế nhà nước. Còn được thực hiện bằng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, pháp luật. 14. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước ban hành. Sai vì do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 15. Tính bắt buộc không phải là đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật. Đúng vì nó còn có ở chính trị, tôn giáo, đạo đức. 16.Giả định phức tạp là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên điều kiện, hoàn cảnh, tình huống và môi liên hệ giữa chúng. Đúng. 17. Quy phạm pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Đúng. 18. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều là văn bản luật. Sai, có rất nhiều văn bản là văn bản dưới luật. 19. Một quan hệ xã hội không thể bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm chính trị. Sai vì có thể vừa bị điều chỉnh bằng hiến pháp và bằng nghị quyết.

CHƯƠNG VII: QUAN HỆ PHÁP LUẬT I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Tính ý chí là đặc điểm riêng của quan hệ pháp luật. Đúng, quan hệ pháp luật chỉ phát sinh khi có tính ý chí của các bên và có quy phạm pháp luật. 2. Năng lực pháp luật của cá nhân trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của 1 kiểu nhà nước là không giống nhau.

Đúng, hiến pháp 1980 năng lực pháp luật của cá nhân hẹp hơn hiến pháp 1992. 3.Độ tuổi là cái mốc để vừa xác định năng lực pháp luật, vừa xác định năng lực hành vi của chủ thể là cá nhân. Sai vì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật có từ khi mới sinh ra. 4. Độ tuổi là căn cứ duy nhất để xác định năng lực hành vi của cá nhân. Sai vì cỏn dựa vào tiêu chuẩn lý trí, tình trạng sức khỏe. 5. Người có năng lực pháp luật thì có năng lực hành vi đầy đủ. Sai vì trẻ em, người bị bệnh tâm thần có năng lực pháp luật nhưng không có năng lực hành vi. 6. Công dân Việt Nam có năng lực hành vi đầy đủ trong một loại quan hệ pháp luật nhất định, thì cũng được xem là có năng lực hành vi đầy đủ trong các quan hệ pháp luật khác. Sai ví dụ người đủ 16 tuổi và không bị tâm thần thì tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự được nhưng chưa tham gia vào quan hệ luật hôn nhân và gia đình đươc. 7.Năng lực chủ thể của mọi công dân Việt Nam là như nhau. Sai vì còn phụ thuộc vào người đó là người thành niên hay chưa thành niên, có bị bệnh tâm thần không. 8. Ý chí nhà nước thể hiện trong quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội là căn cứ để quan hệ pháp luật phát sinh. Đúng. 9.Quyền chủ thể pháp luật là hành vi cho phép hoặc bắt buộc chủ thể phải thực hiện. Sai vì không có bắt buộc chủ thể phải thực hiện. 10. Nghĩa vụ pháp lý là hành vi cho phép hoặc bắt buộc của chủ thể. Sai vì không có hành vi cho phép mà chỉ có bắt buộc.

11. Chỉ nhà nước mới có quyền thừa nhận năng lực hành vi của cá nhân. Đúng, 12. Năng lực pháp luật của cá nhân tăng dần về dung lượng theo sự phát triển tự nhiên của người đó. Sai vì năng lực pháp luật của người già bằng người trẻ. 13. Người nghiện ma túy thì có năng lực hành vi hạn chế. Sai vì chỉ khi có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. 14. . Người nghiện rượu thì có năng lực hành vi hạn chế. Sai vì chỉ khi có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. 15. Người đang chấp hành hình phạt( tù có thời hạn, chung thân) thì không là chủ thể của quan hệ pháp luật . Sai vì nếu người đang chấp hành hình phạt tù giết bạn tù của mình thì vẫn phải chấp hành, bị xử lý theo quy định của pháp luật . 16. Người mù là người có năng lực hành vi hạn chế. Sai vì chỉ khi người đó có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. 17. Chủ thể của 1 quan hệ pháp luật cụ thể phải là người có khả năng bằng hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý và tham gia vào quan hệ pháp luật. Đúng. 18. Mọi cá nhân có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật thì đều có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật. Sai vì còn phải có năng lực chủ thể. 19. Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi đứa trẻ được đăng ký khai sinh. Sai khi đứa trẻ được sinh ra độc lập với cơ thể người mẹ và còn sống. 20. Năng lực pháp luật của cá nhân là 1 thuộc tính mang tính chính trị pháp lý.

Đúng vì nó không phải thuộc tính tự nhiên, quyền và nghĩa vụ của cá nhân do pháp luật quy định. 21. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Sai vì nam đủ 18 tuổi vẫn chưa đủ tuổi để tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mà phải là đủ 20 tuổi. 22. Quan hệ pháp luật có thể được điều chỉnh đồng thời bởi quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội có nội dung hoàn toàn trái ngược nhau. Đúng ví dụ quan hệ mua bán tài sản là quan hệ pháp luật vừa được điều chỉnh bằng pháp luật và quy phạm tập quán. 23. Trong 1 số trường hợp sự biến pháp lý xảy ra phụ thuộc vào ý chí của con người. Sai vì sự biến pháp lý không phụ thuộc vào ý chí con người. 24. Có những quan hệ pháp luật mà chủ thể( các bên tham gia) chỉ là cá nhân. Đúng ví dụ quan hệ kết hôn. 25. Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế chỉ được thể hiện bằng hành động của chủ thể. Sai vì có thể là không hành động. 26. Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế phản ánh ý chí của con người và được pháp luật quy định. Đúng. 27. Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng cho con người( thiệt hại về tài sản, tính mạng) thì luôn là sự biến pháp lý. Đúng. 28. Bão lụt là sự biến pháp lý. Sai nếu bão lụt không gây thiệt hại thì không là sự biến pháp lý.

29. Hành vi của con người là sự kiện pháp lý. Sai vì những hành vi đơn giản thì không là sự kiện pháp lý. 30. Người không có năng lực hành vi thì không là chủ thể của quan hệ pháp luật. Sai ví dụ trẻ em không là chủ thể trực tiếp nhưng là chủ thể gián tiếp thông qua bố mẹ, người giám hộ vấn đề thừa kế,… 31. Hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật luôn luôn là hành vi hợp pháp. Đúng. 40. Trong những trường hợp nhất định quyền chủ thể của cá nhân được nhà nước bảo vệ cả khi người đó đã chết. Đúng. 41. Khi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia thay đổi thì năng lực pháp luật của cá nhân bị thay đổi theo. Đúng. II. BT Quan hệ pháp luật Bài tập 1: Đặng Văn A, lái xe thuê cho bà Lê Thị B, hưởng lương theo tháng. Ngày 2/3/2011, A điều khiển ô tô khách từ Hà Tĩnh đi Hà Nội. Khi xe của A đi với tốc độ 50 - 55km/h đến km 387 + 600 quốc lộ 1A thì phía trước có hai xe mô tô đi ngược chiều, trong đó có xe của anh Trần Văn C điều khiển đi lấn sang phần đường bên trái, lúc này A không giảm tốc độ, không phát hiệu còi, không nháy đèn cảnh báo. Khi xe của A cách xe của C khoảng 8- 10 mét thì A mới lái xe sang bên trái để tránh và anh C cũng lái xe về bên phải phần đường của mình nên xe ô tô do A điều khiển đã đâm vào xe máy của anh C làm xe của anh C văng ngược về phía sau, xe của A tiếp tục lao sang bên trái phần đường đâm tiếp vào xe mô tô do anh Lê E điều khiển đang lưu hành cùng chiều với xe của anh C, phía sau chở anh M. Hậu quả anh Trần Văn C và anh M bị chết (biết rằng Trần Văn C có để lại di sản thừa kế là 1 sổ tiết kiệm 500 triệu đồng), anh E bị thương nặng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định tỷ lệ thương tật là 86%.

Hãy xác định các sự kiện pháp lý trong tình huống trên? Chỉ ra những quan hệ pháp luật phát sinh từ những sự kiện pháp lý đó? Bài tập 2 A và B là hai anh em ruột, được cha mẹ để lại khối tài sản gồm 3 gian nhà trên khuôn viên 500 mét vuông đất đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cha mẹ hai ông. Ngày 2/3/2011 cha ông A, B qua đời, Ngày 2/ 6/2011 mẹ ông A, B chết. Khối tài sản của cha mẹ hai ông để lại vì không có di chúc, nên ông B quản lý và không chịu chia di sản mà cha mẹ để lại cho ông A. Ngày 12/11/2011 ông A làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã M giải quyết về di sản thừa kế. Ngày 22/11/2011, UBND xã M có văn bản trả lời ông A là không hòa giải được. Ngày 22/11/2011 ông A có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân huyện H về việc giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Tòa án đã thụ lý và giải quyết vụ kiện trên. Tòa án quyết định chia đều số tài sản trên cho A và B. Hỏi: - Hãy chỉ ra các sự kiện pháp lý trong bài tập tập trên? - Những quan hệ pháp luật đã phát sinh? Bài tập 3 Ngày 10/9/2011, bà Nguyễn Hoài Minh (sinh năm 1985, cư trú tại xã X, huyện Y, tỉnh Z) đã nộp hồ sơ dự tuyển công chức ngạch chuyên viên theo thông báo tuyển dụng của Sở Nội vụ tỉnh Z. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, ngày 20/10/2011, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Z đã ra quyết định tuyển dụng bà Minh vào làm việc tại cơ quan này. Anh (chị) hãy xác định: các quan hệ pháp luật đã phát sinh? Cấu thành của một trong các quan hệ pháp luật đó? LỜI GIẢI Bài tâp 1 Đáp: *Sự kiện pháp lý: - Hành vi trái pháp luật của A: điều khiển xe không giảm tốc độ, không phát hiệu còi, không nháy đèn cảnh báo hậu quả xe ô tô do A điều khiển

đã đâm liên tiếp vào hai xe máy do C, E điều khiển gây hậu quả nghiêm trọng - A gây ra cái chết của C và M, E bị thương nặng - C để lại di sản thừa kế: 500 triệu đồng Các quan hệ pháp luật sẽ phát sinh: + Giữa A với các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra trong lực lượng cảnh sát nhân dân): Nội dung thu thập chứng cứ để ra bản kết luận điều tra + Giữa cơ quan điều tra với cơ quan truy tố (viện kiểm sát): Trên cơ sở kết luận điều tra của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố A để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. + Giữa cơ quan xét xử với A ( bị cáo) và những người tham gia quan hệ tố tụng. + Giữa cơ quan thi hành án với A (người VPPL) + Giữa A với thân nhân của người bị hại và người bị thương (A và E) về bồi thường thiệt hại. + Giữa những người hưởng di sản thừa kế của C với Tòa án.

Bài 2 Đáp: + Sự kiện pháp lý: - Cha, mẹ ông A chết để lại di sản thừa kế là nhà ở hợp pháp trên khuôn viên 500 mét vuông, không có di chúc. - Tranh chấp di sản thừa kế Ủy ban nhân dân đã không hòa giải thành

- A khởi kiện Tòa án thụ lý và giải quyết phân chia di sản thừa kế + Quan hệ pháp luật đã phát sinh: - Quan hệ pháp luật giữa Ủy ban nhân dân xã M với A và B về việc hòa giải tranh chấp di sản thừa kế. - Quan hệ pháp luật giữa Tòa án huyện H với A, B về việc phân chia di sản thừa kế Bài 3 Đáp: - Quan hệ pháp luật giữa bà Nguyễn Hoài Minh với Sở nội vụ tỉnh Z về việc nộp hồ sơ và thi dự tuyển công chức ngạch chuyên viên - Quan hệ pháp luật giữa bà Minh (người được tuyển dụng công chức) với Giám đốc sở Nội vụ tỉnh Z cơ quan sử dụng lao động công chức + Cấu thành quan hệ pháp luật giữa người lao động (bà Minh) và người sử dụng lao động (Sở Nội vụ tỉnh Z) - Chủ thể QHPL: cá nhân (bà Minh) với cơ quan nhà nước (sở Nội vụ) sử dụng lao động + Sở Nội vụ tỉnh Z: có năng lực chủ thể ( theo quy định của pháp luật có quyền tuyển dụng viên chức – năng lực pháp luật; và bằng chính khả năng của mình thực hiện quyền này – năng lực hành vi). + Bà Minh: có năng lực chủ thể ( có đủ điều kiện tuyển dụng theo quy định của pháp luật thì được nộp hồ sơ dự tuyển công chức- năng lực pháp luật; và bằng chính khả năng của mình thực hiện việc thi tuyển- năng lực hành vi).

- Nội dung của QHPL: Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người lao động là công chức nhà nước với người sử dung lao động là sở Nội vụ tỉnh Z + Quyền chủ thể: Quyền được dự tuyển, thực hiện quyền làm việc của bà Minh, quyền được tuyển người của Sở Nội vụ tỉnh Z +Nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa vụ tuân theo các quy định về điều kiện dự tuyển của bà Minh; Nghĩa vụ nhận hồ sơ dự tuyển khi người nộp hồ sơ có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật của Sở nội vụ tỉnh Z. - Khách thể QHPL: Là lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động mong muốn đạt được khi tham gia QHPL này. + Là lợi ích của Sở Nội vụ tỉnh Z: tuyển được người phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng + Là lợi ích của bà Minh: được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà nước

CHƯƠNG VIII: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, Ý THỨC PHÁP LUẬT, VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Tuân theo pháp luật và thi hành pháp luật là hành vi hợp pháp và chỉ do cá nhân thực hiện. Sai,tổ chức, doanh nghiệp cũng phải tuân theo pháp luật. 2. Thực hiện pháp luật bao gồm hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật của các chủ thể. Sai không có vi phạm pháp luật.

3. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ có ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sai vì còn có nhà chức trách của nhà nước và các tổ chức được nhà nước trao quyền. 4. Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật, không nhất thiết phải tuân thủ các giai đoạn áp dụng pháp luật theo 1 trình tự nhất định. Sai. 5. Tính sáng tạo là đặc điểm không thể thiếu được khi áp dụng pháp luật tương tự. Đúng áp dụng pháp luật tương tự giải quyết vụ việc không có quy phạm pháp luật điều chỉnh. 6. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan tư pháp( Tòa án, Viện Kiểm sát) ban hành. Sai do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành. 7. Trong quá trình áp dụng pháp luật, ở 1 số trường hợp cơ quan có thẩm quyền có thể dừng lại ở giai đoạn một. Đúng, khi chứng cứ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đình chỉ điều tra. 8. Trong một số trường hợp mặc dù hoạt động áp dụng pháp luật đang diễn ra ở giai đoạn cuối cùng, nhưng chủ thể áp dụng pháp luật có thể quay trở lại giai đoạn một hoặc đình chỉ vụ việc không áp dụng pháp luật. Đúng. 9.Áp dụng pháp luật tương tự được thực hiện đối với tất cả các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật. Sai vì áp dụng pháp luật tương tự không được trong lĩnh vực hình sự và hành chính. 10. Văn bản áp dụng pháp luật luôn phát sinh hiệu lực kể từ ngày được ban hành. Sai, văn bản phạt tiền số tiền đến vài triệu thì phải có thời gian bao nhiêu để người ta nộp chứ không bắt nộp ngay được.

11. Căn cứ pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật là quy phạm pháp luật được lựa chọn được ở giai đoạn 2 trong quá trình áp dụng pháp luật. Đúng. 12. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính bắt buộc. Sai vì nó là quyền nhà nước cho phép, không bắt buộc. 13. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và đảng phái chính trị. Sai vì đảng phái chính trị không có thẩm quyền. 14. Ra văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật có nội dung cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị áp dụng pháp luật. Đúng. 15. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị áp dụng. Đúng. 16. Pháp chế là hiện tượng tồn tại trong mọi xã hội có nhà nước. Sai, nhà nước chủ nô, phong kiến không có pháp chế, chỉ tồn tại nhà nước phi dân chủ. 17. Pháp chế tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước. Sai. 18. Pháp luật được tuân thủ thì có pháp chế. Sai ví dụ nhà nước chủ nô, phong kiến,…xem câu 19. 19. Nếu pháp luật phi dân chủ, thì dù có sự tuân thủ pháp luật 1 cách triệt để của mọi chủ thể cũng không có pháp chế. Đúng.

20. Pháp chế phụ thuộc vào dân chủ, vì có dân chủ thì mới có sự tuân thủ pháp luật 1 cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Đúng. 21. Pháp chế và pháp luật là đồng nhất với nhau. Sai, pháp chế ở trạng thái động, còn pháp luật ở trạng thái tĩnh. 22. Xử lý nghiêm minh đối với các chủ thể vi phạm pháp luật là biện pháp giáo dục ý thức pháp luật cá nhân. Đúng. 23. Pháp chế chỉ có lợi cho nhà nước. Sai pháp luật dân chủ có lợi cho cả xã hội. 24. Pháp luật càng điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội càng tốt. Sai, tức là tuyệt đối hóa quan hệ pháp luật, phát triển gượng ép. 25. Pháp luật càng thu hẹp phạm vi điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội càng tốt. Sai, vấn đề là pháp luật phải xác định đối tượng điều chỉnh pháp luật cho đúng. 26. Sự vận động, phát triển của ý thức pháp luật chỉ do tồn tại xã hội quy định. Sai. 27. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là biện pháp để củng cố và nâng cao ý thức pháp luật. Đúng pháp luật càng hoàn thiện thì thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật càng cao, con người có ý thức hơn. 28. Ý thức pháp luật có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tồn tại xã hội vì tính độc lập tương đối của nó. Đúng. 29. Ý thức pháp luật luôn luôn lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

Sai vì tư tưởng thường đi trước. 30. Ý thức pháp luật thống trị chỉ phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Sai, là giai cấp bị trị. 31. Điều kiện cần để có sự tồn tại của pháp chế trong xã hội là pháp luật phải mang tính hợp lý, khách quan, công bằng. Đúng. 32. Pháp chế là nguyên tắc trong xử sự của công dân, có nghĩa là công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Đúng. 33. Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có nghĩa là cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Sai chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. 34. Không có dân chủ thì không có pháp chế. Đúng. 35. Không có pháp chế thì không có dân chủ. Đúng. 36. Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh trong pháp luật là nội dung thể hiện tính giai cấp của nó. Đúng. 37. Ý thức pháp luật có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tồn tại xã hội vì tính độc lập tương đối của nó. Đúng.

38. Pháp luật có khả năng tác động đến nhận thức của con người để hình thành ý thức pháp luật. Đúng vì pháp luật có chức năng giáo dục. 39. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp góp phần giáo dục nâng cao ý thức xã hội. Đúng. 40. Ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau. Sai vì hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân thì không thể như nhau. 41. Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng pháp luật. Sai đó là tâm lý pháp luật. 42. Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật mang tính lý luận. Sai, phải được nâng lên là lý luận khoa học thì mới là ý thức pháp luật mang tính lý luận. 43. Hoạt động áp dụng pháp luật có khả năng tác động để hình thành ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật của chủ thể pháp luật. Đúng. 44. Trong 1 số trường hợp áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính chính trị. Đúng ví dụ tòa án xét xử tội phạm nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. II. BÀI TẬP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Bài tập 1 Doanh nghiệp tư nhân Cát Tường (Thành phố X, tỉnh Y) do Nguyễn A làm chủchuyên kinh doanh mặt hàng kim khí điện máy. Ngày 02/6/2011, A nhận được thông báo của chi cục thuế thành phố X, với yêu cầu, phải cung cấp tài liệu, sổ sách để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Mặc dù đã được cơ quan thuế nhắc nhở, nhưng đến ngày 05/7/2011, A vẫn lẩn tránh không thực hiện yêu

cầu của cơ quan thuế. Anh Trần B là cán bộ của chi cục thuế đang thi hành công vụ đã lập biên bản về vi phạm nêu trên. Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, ngày 10/7/2011, Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố X đã ra quyết định phạt tiền A. 4 triệu đồng. Hãy chỉ ra những hành vi thực hiện pháp luật trong tình huống trên, hành vi áp dụng pháp luật trên thuộc trường hợp cần áp dụng pháp luật nào (trong số 4 trường hợp cần áp dụng pháp luật)? Bài tập 2 Ngày 15/11/2011, Giám đốc Sở Công thương tỉnh A đã ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương đối với ông Nguyễn Thanh Hùng – chuyên viên Phòng Kế hoạch thuộc Sở Công thương tỉnh A với lý do: Ông Hùng đã sử dụng chứng chỉ tin học giả để hoàn tất hồ sơ nâng bậc lương vào tháng 5/2011. Cho rằng hình thức kỷ luật được áp dụng đối với mình là quá nặng, ông Hùng đã gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Sở Công thương. Giám đốc Sở Công thương đã ra quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung: giữ nguyên quyết định hạ bậc lương đối với ông Hùng. Anh (chị) hãy xác định: hành vi của Giám đốc Sở Công thương tỉnh A, của ông Hùng có phải là sự thể hiện của các hình thức thực hiện pháp luật không? Vì sao? Bài tập 3 Ông Đặng Quang Hà là chuyên viên công tác tại Phòng Quan hệ đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X. Do yêu cầu công tác, ngày 01/12/2011, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X đã ra quyết định điều động ông Hà sang công tác tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở. Anh (chị) hãy xác định: Quyết định điều động ông Hà có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Việc ra quyết định điều động ông Hà của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X và việc ông Hà chấp nhận quyết định điều động đó là sự thể hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? Lời giải BT về Thực hiện pháp luật Bài 1 Đáp: * Những hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể:

+ Chi cục thuế thành phố X, yêu cầu A là chủ doanh nghiệp tư nhân Cát Tường phải cung cấp tài liệu, sổ sách để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp đây là hành vi thi hành pháp luật- thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động. + Trần B là cán bộ của chi cục thuế đang thi hành công vụ đã lập biên bản về vi phạm của A như lẩn tránh không thực hiện yêu cầu của cơ quan thuế. Đây là hành vi thi hành pháp luật- thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động. + Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố X, căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luât về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã ra quyết định phạt tiền A.: 4 triệu VNĐ là hành vi áp dụng pháp luật. * Hành vi áp dụng pháp luật trên nằm trong trường hợp: Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể có hành vi VPPL.

Bài 2 Đáp: + Hành vi của Giám đốc Sở Công thương tỉnh A: - Ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương đối với ông Hùng: áp dụng pháp luật - Ra quyết định giải quyết đơn khiếu nại của ông Hùng: áp dụng pháp luật + Hành vi của ông Hùng: - Sử dụng chứng chỉ tin học giả: Đây là hành vi vi phạm pháp luật - Khiếu nại quyết định kỷ luật hạ bậc lương: Đây là hành vi Sử dụng pháp luật- sử dụng quyền chủ thể mà nhà nước cho phép.

Bài 3 Đáp: - Quyết định điều động ông Hà không phải là văn bản QPPL, đây là văn bản áp dụng pháp luật , vì văn bản này chỉ chứa đụng quy tắc xử sự cụ thể đối với ông Hùng và chỉ được áp dụng một lần. - Việc ra quyết định điều động: là hình thức áp dụng pháp luật. Vì nó làm thay đổi quyền nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật. - Việc ông Hà chấp nhận…

:

là hình thức thi hành pháp luật- chủ thể

thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động cụ thể.

CHƯƠNG IX: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ. I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Sai. 2. Năng lực hành vi là 1 bộ phận của năng lực trách nhiệm pháp lý. Sai vì đây là chủ thể của quan hệ pháp luật. 3. Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong mọi trường hợp thực hiện hành vi trái pháp luật đều bị xem là có lỗi. Sai vì có thể không có lỗi. 4. Hành vi trái pháp luật là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi vi phạm pháp luật. Đúng. 5. Hành vi chưa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật. Sai, ví dụ 1 người đầu độc người khác mà người đó chưa chết thì vẫn bị xét xử vì tội giết người.

6. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. Sai vì còn có người che dấu, chủ mưu, giúp sức,… 7. Tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là tiền đề xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đúng. 8. Mục đích của vi phạm pháp luật là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong 1 số cấu thành vi phạm pháp luật. Đúng. 9. Động cơ vi phạm pháp luật là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong 1 số cấu thành vi phạm pháp luật. Đúng. 10. Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý gián tiếp. Sai, là lỗi cố ý trực tiếp. 11. Lỗi là thía độ tâm lý tiêu cực của người vi phạm pháp luật đối với người bị hại. Sai 12. Vi phạm pháp luật là hành vi luôn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể vi phạm pháp luật. Đúng. 13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật là những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả cấu thành vi phạm pháp luật. Sai vì hậu quả, động cơ, mục đích là không bắt buộc. 14. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi, năng lực trách nhiệm pháp lý và tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là những dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật.

Đúng. 15. Lỗi vô ý do cẩu thả không thể hiện sự liên hệ giữa nhận thức tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả xảy ra của chủ thể. Đúng. 16. Trong cấu thành vi phạm pháp luật, khả năng nhận thức của cá nhân thuộc về năng lực hành vi. Sai là năng lực gánh chịu pháp lý. 17. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chỉ do cá nhân thực hiện. Sai vì vi phạm hành chính còn do tổ chức thực hiện. 18. Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ tồn tại trong xã hội. Sai là những quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ. 19. Một trong những dấu hiệu của vi phạm pháp luật là nhận thức trái pháp luật của chủ thể. Sai vì không có nhận thức trái pháp luật của chủ thể. 20. Khả năng người vi phạm pháp luật tự chịu trách nhiệm trước nhà nước là năng lực chủ thể. Sai vì là trách nhiệm pháp lý. 21. Trách nhiệm pháp lý là 1 yếu tố nằm trong cấu thành vi phạm pháp luật. Sai. 22. Thái độ tiêu cực của chủ thể khi thực hiện hành vi thuộc về mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Sai là mặt chủ quan.

II BÀI TẬP VI PHẠM PHÁP LUẬT Bài tập 1

Khoảng 8 giờ ngày 21/02/2010, Trần Văn A (sinh năm 1964) cùng B (sinh năm 1992) là người làm thuê cho A, điều khiển một thuyền mủng đến khu vực Hòn đôi thuộc vịnh Hạ Long đánh bắt cá. Sau khi dùng quả mìn tự tạo kích nổ và thả xuống nước cho cá nổi lên, A và B vớt cá lên thuyền. Lúc đó gần nơi A đánh cá còn có một số thuyền đánh bắt khác, trong đó có thuyền của anh C (Là loại thuyền gỗ gắn máy 15 CV Trung Quốc). Trên thuyền ngoài anh C còn có hai con gái của anh C là cháu D (sinh năm 1993) và cháu E (sinh năm 1995). Trong lúc A đang vớt cá, anh C cho thuyền đi thẳng vào nơi đàn cá vừa nổi, A ra hiệu cho anh C lùi lại nhưng anh C vẫn tiến thẳng vào nơi đàn cá vừa nổi lên. Hai bên lời qua tiếng lại, A lấy một quả mìn tự tạo cầm trên tay rồi dọa nếu anh C không ra khỏi khu vực trên sẽ ném mìn, B thấy vậy ôm A ngăn lại. Anh C nghe A dọa ném mìn thì thách thức A cứ ném. A liền dùng điếu thuốc lá đang cháy, châm ngòi nổ và ném về phía thuyền anh C, đang ở cách thuyền A khoảng 10 mét. Mìn nổ về phía mạn trái thuyền anh C, làm thuyền chìm. A và B liền chèo thuyền mủng vào chân núi Vọng Cóc gần đó bỏ trốn. Cha con anh C được những người gần đó cứu vớt. Thuyền của anh C sau khi được trục vớt, Hội đồng định giá xác định: Tổng giá trị thiệt hại là 9.708.000 đồng. A khai nhận hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu trên, về nguồn gốc hai quả mìn tự tạo đã sử dụng A khai do nhặt được tại một núi đá trên biển. Bằng kiến thức về cấu thành vi phạm pháp luật anh (chị) hãy chỉ ra A đã thực hiện bao nhiêu hành vi vi phạm pháp luật, xác định lỗi của A đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra. Bài tập 2 Khoảng 7 giờ tối ngày 01/3/2011, Lương A cùng Vũ B đi chơi bằng xe máy. Khi thấy một chiếc xe đạp dựng trước cửa nhà anh Trần C thì A nói với B dừng lại để vào lấy trộm xe đạp. Khi A dắt xe đạp đi được khoảng 4 mét thì bị phát hiện, cả A và B đều bị bắt giữ. Ngay sau đó chị Chu Thị D vợ anh C gọi điện báo cho anh Nguyễn E trưởng thôn để giải quyết. Nhận được tin báo anh E đến nhà anh Phạm G là công an viên của xã phụ trách an ninh thôn cùng E đến nhà anh C để giải quyết. Khi đi G mặc trang phục công an viên và mang theo gậy cao su, khóa số 8. Đến nhà anh C, nhìn thấy đông người, G hỏi vợ chồng anh C “trộm đâu”, thì anh C chỉ vào anh A (lúc này anh A đang ngồi ở ghế và lấy hai tay che mặt). G hỏi anh A “có đúng mày lấy cắp không”, thì anh A không thừa nhận. G cầm gậy cao su vụt nhiều nhát vào đầu và vai của anh A. Thấy anh A đứng dậy xin, thì G lấy khóa số 8 khóa hai tay của anh A lại. G nói với anh E, chở A ra đình làng và G yêu cầu anh B cùng ra đình làng. Tại đình làng, khi hỏi A về việc lấy trộm xe đạp, nhưng A không trả lời, G cầm gậy cao su vụt một nhát vào đầu và một nhát vào lưng của A. G quay sang hỏi anh B và không thấy anh B trả lời, G cầm gậy cao su vụt một

nhát vào mặt của anh B. Ngay sau đó một số người khác cùng xông vào đánh B, nhưng được anh E can ngăn. Sau khi đánh anh B, G đến nhà anh Bùi H (Phó công an xã) báo cho anh H đến giải quyết. Thấy mặt anh A xưng tím và có chỗ bị chảy máu, anh H đã yêu cầu đưa A, B về UBND xã, rồi gọi cán bộ y tế của xã đến rửa và băng vết thương cho anh A. Sau khi lập biên bản về hành vi trộm cắp xe đạp và lấy lời khai của anh A xong, Công an xã đã ra quyết định xử lý hành chính và đưa anh A về gia đình. Sáng ngày 2/3/2011 anh A chết. Tổ chức Giám định pháp y kết luận “Lương A chết do chấn thương sọ não kín, thể loại chết không tự nhiên”. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt Phạm G: 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Hãy lựa chọn những tình tiết thể hiện mặt khách quan của Vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Xác định lỗi của G đối với cái chết của A. Bài tập 3 Hãy xác định cấu thành của vi phạm pháp luật sau đây: Ngày 20/12/2010, cơ quan công an phát hiện bà Lê Mai Hương (cư trú tại phường X, quận Y, thành phố Z) đã cho một số người vay tiền tại sòng bạc. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Trưởng công an quận Y đã ra quyết định xử phạt bà Hương số tiền 3.500.000 đồng. Anh A là kỹ sư xây dựng, chị B là diễn viên của nhà hát kịch. Họ kết hôn năm 2005. Anh A thấy vợ thường xuyên vắng nhà (vì theo đoàn đi lưu diễn ở các địa phương), anh A tỏ ra khó chịu và thường xuyên tra khảo vợ. Năm 2007, do mâu thuẫn trầm trọng, chị B làm đơn xin ly hôn và đã được Tòa án nhân dân quận BĐ giải quyết cho ly hôn bằng bản án có hiệu lực ngày 13/6/2008. Ngày 8/2/2009, chị B sinh con. Do hoàn cảnh quá khó khăn, chị B đề nghị anh A đóng góp kinh phí để chị có điều kiện nuôi con. Anh A không đồng ý vì cho rằng đứa trẻ đó là con người đàn ông khác. Chị B làm đơn yêu cầu Tòa án quận BĐ buộc A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Anh chị hãy làm rõ: a. Bản án của Tòa án có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, vì sao ? b. Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?

c. Yêu cầu của chị B trong đơn khởi kiện có là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật không ? chỉ ra quan hệ pháp luật phát sinh ? Anh A là kỹ sư xây dựng, chị B là diễn viên của nhà hát kịch. Họ kết hôn năm 2005. Anh A thấy vợ thường xuyên vắng nhà (vì theo đoàn đi lưu diễn ở các địa phương), anh A tỏ ra khó chịu và thường xuyên tra khảo vợ. Năm 2007, do mâu thuẫn trầm trọng, chị B làm đơn xin ly hôn và đã được Tòa án nhân dân quận BĐ giải quyết cho ly hôn bằng bản án có hiệu lực ngày 13/6/2008. Ngày 8/2/2009, chị B sinh con. Do hoàn cảnh quá khó khăn, chị B đề nghị anh A đóng góp kinh phí để chị có điều kiện nuôi con. Anh A không đồng ý vì cho rằng đứa trẻ đó là con người đàn ông khác. Chị B làm đơn yêu cầu Tòa án quận BĐ buộc A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Anh chị hãy làm rõ: a. Bản án của Tòa án có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, vì sao ? b. Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao? c. Yêu cầu của chị B trong đơn khởi kiện có là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật không ? chỉ ra quan hệ pháp luật phát sinh ? ĐÁP BÀI TẬP 3: Đáp: + Bản án của Tòa án không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì nó chỉ chứa đụng quy tắc xử sự cụ thể cho chủ thể cụ thể và chỉ được áp dụng một lần. + Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật vì chị B sử dụng quyền chủ thể của mình mà nhà nước cho phép. + Yêu cầu của chị B là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật vì yêu cầu này nằm trong điều kiên cần áp dụng pháp luật là: khi xảy ra sự tranh

chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự mình giải quyết được. + Việc chị B có đơn khởi kiện là Sự kiện pháp lý. Quan hệ pháp luật giữa Tòa án quận BĐ với chị B (người khởi kiện) và anh A( người bị khởi kiện) sẽ phát sinh. Lời giải BT về VPPL Bài 1 Đáp: - A đã thực hiện các VPPL sau: + Trực tiếp có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác được nhà nước xác lập và bảo vệ (dùng điếu thuốc lá đang cháy, châm ngòi nổ vào mìn tự tạo và ném về phía thuyền anh C, cách A khỏang10 mét). + Trực tiếp hủy hoại tài sản của người khác. + Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng - Lỗi của A đối với hậu quả nguy hiểm đã xảy ra thuộc về hình thức lỗi cố ý trực tiếp ( phân tích biểu hiện của loại lỗi này) Bài 2 Đáp: Mặt khách quan của VPPL: + xác định hành vi trái pháp luật đã xảy ra: G trực tiếp xâm phạm sức khỏe, tính mạng của A (G cầm gậy cao su vụt nhiều nhát vào đầu và vai và lưng của anh A. Hành vi lặp lại nhiều lần): Đây là hành vi nguy hiểm cho XH, trái PL. + xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra: Lương A chết do chấn thương sọ não kín, thể loại chết không tự nhiên- Đây là thiệt hại về thể chất.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của G đối với cái chết của A ( thỏa mãn tất cả các dấu hiệu thể hiện mối quan hệ nhân quả, cụ thể là: - Hành vi trái pháp luật của G xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà A phải gánh chịu - Hành vi của G chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả - đó là thiệt hại về thể chất mà A phải gánh chịu. - Thiệt hại về thể chất mà A phải gánh chịu là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật của G) + Xác định công cụ, phương tiện, phương pháp G sử dụng để VPPL, xác định thời gian , địa điểm mà G VPPL: - G dùng gậy cao su đánh vào chổ hiểm trên cơ thể của A- chủ yếu đánh vào đầu, vào mặt. - Thời gian: buổi tối, trước măt đông người, tại nhà , tại định làng… Tất cả các yếu tố trên thể hiện thái độ coi thường Pl của chủ thể VPPL- G + Lỗi của G đối với thiệt hại đã xảy ra thuộc hình thức lỗi cố ý gián tiếp.( cần phân tích thêm biểu hiện của lỗi này khi G thực hiện VPPL) Bài 4 GIÁO TRÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRANG 213 Đáp: Cấu thành VPPL bao gổm: Mặt khách quan của VPPL, mặt chủ quan , chủ thể, khách thể VPPL + Mặt khách quan của VPPL: - Xác định hành vi trái pháp luật đã xảy ra: Bà Hương đã thực hiện hành vi nhà nước cấm cho vay tiền để đánh bạc

- Hậu quả nguy hiểm cho XH mà Hương đã gây ra: xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của bà Hương trực tiếp gây ra hậu quả nêu trên (trình bày các điều kiện thể hiện mối quan hệ nhân quả giống như bài tập mẫu ở trên!) - Xác định những biểu hiện ra bên ngoài khác của hành vi VPPL của bà H: ( anh, chị liệt kê thêm công cụ, phương tiện VPPL, phương pháp, thủ đoạn VPPL, thời gian, địa điểm VPPL của bà H) + Mặt chủ quan của VPPL - Lỗi của người VPPL: Cố ý gián tiếp (Căn cứ vào khái niệm các loại lỗi anh, chị phân tích thêm biểu hiện của loại lỗi này) - Mục đích, động cơ VPPL : vụ lợi + Chủ thể VPPL: Bà Hương là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. + Khách thể VPPL: trật tự quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội