51 2 202KB
BÀI TẬP MÔN KIỂM TOÁN PHẦN 2 o0o Chuyên đề 1: Bài 1.1 Hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể là sai sót, có thể là gian lận hoặc hành vi không tuân thủ. Những vấn đề nào cần điều tra thêm (nếu có) để khẳng định kết luận của bạn: 1. Công ty thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ từ phương pháp đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần làm giảm chi phí 20 triệu đồng. Công ty có giải trình trên thuyết minh BCTC. 2. Một khoản chi phí ghi vào TK chi phí QLDN 100 triệu đồng chỉ có phiếu chi mà không có chứng từ xác minh. Kết quả điều tra của KTV cho thấy thực chất đây là chi phí hối lộ để dành được hợp đồng kinh tế. 3. Số liệu doanh thu bán chịu qua kiểm tra, tính toán cho thấy số liệu đúng thấp hơn so với số liệu được trình bày trên BCTC là 50 triệu đồng. 4. Hoá đơn tiền điện thoại chung của công ty tháng 12 được phản ánh vào TK thuế phải nộp trị giá 10 triệu đồng. 5. Nghiệp vụ mua máy vi tính của phòng kế toán (thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm) là 12 triệu đồng trong tháng 3, nhưng kế toán phản ánh trực tiếp vào chi phí QLDN. 6. Công ty thay đổi phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho từ phương pháp FIFO (năm trước) sang phương pháp LIFO (năm nay) làm tăng giá vốn hàng bán trong năm là 200 triệu đồng. Công ty không giải trình trên thuyết minh BCTC. 7. Phiếu thu tiền mặt nợ phải thu của khách hàng A là 25 triệu đồng, nhưng trong sổ chi tiết TK phải thu khách hàng lại phản ánh là nợ phải thu của khách hàng B. 8. Chi phí tiền khách sạn của BGĐ công ty đi công tác là 200 triệu (3người cho 3 ngày) có đầy đủ các chứng từ liền quan. Tuy nhiên, chi phí này cao hơn rất nhiều lần so với mặt bằng chi phí khách sạn. 9. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 5,5 tỷ đồng. 10. Nhân viên mua hàng đã mua hàng hoá với giá mua cao hơn so với giá thị trường là 82 triệu đồng. Bài 1.2 Ba tuần sau khi phát hành báo cáo kiểm toán cho công ty cổ phần ABC cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.X0, KTV Lân phát hiện ABC có một số giao dịch với bên có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong năm tài chính X0, ABC có mua của XYZ một số hàng hóa với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Theo thông tin Lân vừa
nhận được, giám đốc của công ty ABC là cha của giám đốc công ty XYZ. Vì việc mua lô hàng này đã làm cho ABC bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nghiệp vụ này không được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn thế, dựa trên thông tin vừa phát hiện, Lân kết luận rằng lợi nhuận trên BCTC bị ảnh hưởng trọng yếu từ giao dịch này. Lân quyết định tiếp cận với khách hàng và yêu cầu điều chỉnh Báo cáo tài chính. Khách hàng từ chối yêu cầu của KTV với lập luận rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Giám đốc còn cho rằng các giao dịch này không có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cho rằng đây không phải là Bên có liên quan. Ngoài ra, giám đốc cũng cho rằng nếu KTV thông báo thông tin này cho các cô đông, họ đã vi phạm tính bảo mật. Yêu cầu: 1. Cho biết liệu giao dịch mà Lân phát hiện có phải là hành vi không tuân thủ hay gian lận. 2. KTV Lân có vi phạm tính bảo mật nếu công bố thông tin này. 3. Nếu bạn là Lân, bạn nên làm gì trong trường hợp này. Chuyên đề 2: Bài 2.1 Bài tập 7.17 (trang 54) trong sách bài tập kiểm toán. Bài 2.2 Cuộc kiểm toán BCTC cho công ty XYZ, có niên độ kết thúc vào ngày 31.12.200Y, đã hoàn thành vào ngày 19.2.200Y+1. Sau đó BCTC kèm theo báo cáo kiểm toán đã ký đã gửi đi cho các cổ đông vào ngày 8.3.200Y+1. Dưới đây là các tình huống độc lập có thể xảy ra: (1) Vào ngày 15.1.200Y+1, KTV được biết trong tháng 3.200Y một công nhân của XYZ đã bị tai nạn lao động do XYZ thiếu trang bị các thiết bị an toàn lao động, nhưng đến nay mới thống nhất được số tiền bồi thường. Được biết từ khi xảy ra sự việc này XYZ chưa hề ghi nhận nghĩa vụ này như một khoản nợ phải trả. (2) Vào ngày 10.4.200Y+1, KTV phát hiện một khách hàng Y của XYZ phá sản vào ngày 15.1.200Y+1 vì tình hình tài chính yếu kém. XYZ có bán cho khách hàng Y một lô hàng có trị giá lớn vào ngày 15.10.200Y nhưng cho trả chậm, và đến khi lập xong BCTC, XYZ vẫn tin tưởng rằng Y có khả năng trả nợ. (3) Vào ngày 6.2.200Y+1, KTV phát hiện khách hàng Z của XYZ bị phá sản vào ngày 30.1.200Y+1 do xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng mà Z lại không có mua bảo hiểm tài sản. Z còn nợ XYZ một khoản tiền khá lớn. (4) Vào ngày 14.6.200Y+1, KTV biết được tòa án bắt đầu xét xử một vụ kiện có liên quan đến XYZ. Vụ kiện này bắt đầu phát sinh từ đầu năm 200Y. Tuy nhiên, XYZ đã nêu trong thuyết minh BCTC về vụ kiện này, ý kiến của các luật sư là khả năng thua kiện của XYZ là không cao. Yêu cầu:
Hãy cho biết trong mỗi tình huống trên, KTV nên chọn cách giải quyết nào trong các cách dưới đây. Giải thích lý do. (a) Yêu cầu XYZ điều chỉnh lại BCTC. (b) Yêu cầu công bố thông tin trong phần thuyết minh BCTC. (c) Yêu cầu XYZ thu hồi lại BCTC để điều chỉnh. (d) Không thực hiện gì cả. Chuyên đề 3: Bài 3.1 Trong đoạn 25 của VSA 530 có nêu như sau: “KTV có thể quyết định kiểm tra toàn bộ các phần tử cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ (hoặc một nhóm trong tổng thể). Kiểm tra 100% phần tử ít được áp dụng trong thử nghiệm kiểm soát nhưng thường được áp dụng trong thử nghiệm cớ bản. Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau: -
Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của phần tử lớn;
-
Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp;
-
Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí;
-
……..”
Yêu cầu: Hãy giải thích từng trường hợp trên, và mỗi trường hợp cho một (hoặc một vài) ví dụ minh họa. Bài 3.2 Trong đoạn 26 của VSA 530 có nêu như sau: “KTV có thể quyết định lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hang, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như các đặc điểm của tổng thể được thử nghiệm. Việc lựa chọn các phần tử đặc biệt dựa trên xét đoán có thể dẫn đến rủi ro ngoài lấy mẫu. Các phần tử đặc biệt có thể bao gồm: •
Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng. KTV có thể quyết định lựa chọn các phần tử đặc biệt có giá trị lớn hoặc biểu hiện một số đặc điểm như bất thường, có khả nghi, rủi ro cao hoặc thường có sai sót trước đây.
•
………..
•
Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin. KTV có thể lựa chọn các phần tử thích hợp nhằm thu thập thông tin về những vấn đề như tình hình kinh doanh, nội dung các nghiệp vụ, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
•
Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục. KTV có thể sử dụng xét đoán để lựa chọn và kiểm tra các phần tử đặc biệt nhằm xác định một thủ tục kiểm soát nội bộ có được thực hiện không.”
Yêu cầu: (a) Tại sao việc lựa chọn các phần tử đặc biệt dựa trên xét đoán có thể dẫn đến rủi ro ngoài lấy mẫu? Giải thích. (b) Giải thích mỗi trường hợp của phần tử đặc biệt nêu trên và cho ví dụ minh họa. Bài 3.3 Xem trong phụ lục 1 và 2 của VSA 530 nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cở mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và trong thử nghiệm cơ bản. Mặc dù đã được giải thích từng nhân tố ảnh hưởng đến cở mẫu, nhưng yêu cầu sinh viên phải diễn đạt lại cho dễ hiểu và tìm ra có vấn đề gì không đúng trong các nhân tố đó không? Chương Kiểm toán Nợ phải thu khách hàng: Bài 4.1 (Đánh giá rủi ro) Bạn hãy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sau đây đến rủi ro kiểm toán (cho khoản mục nợ phải thu khách hàng) của công ty TNHH Thịnh Phát. 1. Trong năm Thịnh Phát đưa vào vận hành một dây chuyền sản xuất sản phẩm mới. 2. Số lượng khách hàng còn nợ Thịnh Phát là 500 công ty vào 31.12.20X2. 3. Rất nhiều công ty cùng kinh doanh sản phẩm giống như Thịnh Phát và không có hạn chế nào cho các công ty khác nếu muốn tham gia vào thị trường này. 4. Mức hoa hồng phổ biến cho đại lý bán hàng là 10% trên giá bán. Thịnh Phát cũng áp dụng chính sách hoa hồng này. 5. Số ngày bán chịu trung bình của ngành là 45 ngày, còn Thịnh Phát là 40 ngày. Bài 4.2 (Xác định mối quan hệ giữa thủ tục kiểm soát với các cơ sở dẫn liệu của các khoản mục trên BCTC) Thủ tục kiểm soát
Cơ sở dẫn liệu liên quan Nợ phải thu
Doanh thu
1. Xét duyệt việc bán chịu cho khách hàng
Hiện hữu
Phát sinh
2. Định kỳ đối chiếu công nợ
Chính xác, đầy đủ, hiện hữu, quyền
Phát sinh, đầy đủ, Chính xác
3. Quy định nhân viên đi thu nợ phải nộp tiền ngay về quỹ công ty 4. Khóa sổ nợ phải thu đúng kỳ
5. Theo dõi và lưu hồ sơ các khoản nợ phải thu đem thế chấp 6. Việc lập dự phòng phải dựa trên phân tích tuổi nợ và kinh nghiệm trong quá khứ về nợ không thu hồi được 7. Định kỳ cần lập bảng phân tích tuổi nợ và đề xuất biện pháp xử lý 8. Việc xoá sổ nợ phải thu khó đòi phải căn cứ vào quyết định của người quản lý 9. Định kỳ đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết nhằm kiểm tra tính chính xác trong việc ghi chép nợ phải thu (tổng hợp, chi tiết) 10. Quy định các thủ tục liên quan đến các trường hợp hàng bán bị trả lại Bài 4.3 (Thiết kế thử nghiệm kiểm soát) Dựa trên bài 3 hãy thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho mỗi thủ tục kiểm soát trên Bài 4.4 (Thư xác nhận) Giả sử bạn đã sử dụng các phương pháp lựa chọn phần tử để gửi thư xác nhận như sau: (đơn vị tính: ngàn đồng) - Chọn cả 8 khách hàng trong nhóm có số dư nợ > 100.000 - Chọn ngẫu nhiên các khách hàng còn lại với số lượng như sau: 2 khách hàng từ nhóm có số dư nợ trong khoảng (20.000 -> 100.000); 5 khách hàng từ nhóm có số dư nợ trong khoảng (10.000 ->