V I Vàng [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Vội Vàng- Xuân Diệu Mở bài: “Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá” -

Dòng thời gian là người bạn nghiệt ngã của trí nhớ và những người hay hoài niệm. Thuận dòng theo dòng chảy vô thủy vô chung của nó, tất cả như mờ dần, nhòa dần, mất hút vào quên lãng như chiếc lá tịnh lại nơi cội cây. Thời gian có thể lấy đi nước mắt, những kí ức đau buồn nhưng cũng mang lại những niềm vui, hạnh phúc, kỉ niệm mà ta không bao giờ quên. Thời gian một đi không trở lại. Phải chăng vì thế mà với một nhà thơ yêu đời, khát khao cuộc sống, luyến tiếc nhân gian như Xuân Diệu luôn sống vội, ước mong níu giữ thời gian một cách mãnh liệt. Tất cả những tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết và luôn chảy hết mình với cuộc sống ấy được gửi gắm trọn vẹn, đầy đủ và sâu sắc trong “Vội vàng”. Đến với bài thơ, ta được đắm say cùng những vần ca của một thi nhân sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đợi, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.

-

Nhắc đến Xuân Diệu, người ta nhớ đến một tác giả, một nhà văn hóa lớn. Xuân Diệu là một trong những cây bút có sức sáng tạo dồi dào và bền bỉ bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trên thi đàn văn học dân tộc, ông được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Hoài Thanh đã nhận xét về ông: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần, một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, tạo ra một cảm giác mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên. Có lẽ, Xuân Diệu là người đã tạo ra sự đổi mới đó một cách mạnh mẽ nhất. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Chính vì vậy, khi nhắc đến Xuân Diệu, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã nói: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết”. Với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời, cuộc đời ở đây được hiểu theo nghĩa trần thế mới. “Vội vàng” là một tác phẩm nói lên quan niệm sống vội, sống nhanh, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn cái đẹp của cuộc sống, của tuổi trẻ trong nhà thơ. Bài thơ in trong tập “Thơ thơ”- tác phẩm thi ca đầu tay của Xuân Diệu. Khi đó thi sĩ là một chàng trai hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trần ngây thơ, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm chân tình sẵn lòng ân ái. Với “Vội vàng”, Xuân Diệu đã gửi gắm tới người đọc bức thông điệp mang quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ. Cũng thả mình vào từng câu thơ, đắm chìm trong dòng cảm xúc ngọt ngào, giao cảm với tâm hồn thi nhân để cảm nhận những điều tuyệt vời ấy.

Nội dung 1: Khao khát chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa khi lòng ham sống, ham yêu, ham lưu giữ vẻ đẹp xuân sắc của đất trời trào dâng. -

Xuân Diệu từng tâm sự: “Tôi để lòng tôi trong những câu tiếng, tôi đã gửi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu”. Và “Vội vàng” là một bài thơ như thế - nơi mà ông Hoàng thơ tình được trải lòng cùng với trời đất, được khát khao cống hiến và hưởng thụ, nơi mà một tài năng trở thành bất diệt... Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, ta đã bắt gặp tiếng lòng của tâm hồn vì quá yêu đời, yêu cuộc sống nên đã bộc lộ khát vọng không tưởng, táo bạo – ước muốn níu giữ thời gian để vĩnh cửu hóa vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống:

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” -

Điệp ngữ “tôi muốn” đưa tới cho người đọc cảm nhận về một cái tôi tự tin, kiêu hãnh của nhà thơ. Ông muốn tước đoạt quyền năng của tạo hóa, cưỡng lại quy luật của tự nhiên. Hành động “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu sắc và cản lại mùi hương cho mùa xuân, cuộc sống xanh tươi mãi mãi. Thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu dồn dập kết hợp với điệp từ “cho”, hình thức câu thơ vắt dòng đã truyền tải khát vọng đó một cách mạnh mẽ, ráo riết. Đây là một khát khao không tưởng nhưng lại rất nhân văn, nhân bản. Hương sắc ở đây không chỉ là thiên nhiên, là mùa xuân của đất trời, mà còn là tuổi xuân và lòng người. Khát vọng muốn chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi cho đời. Ngông cuồng hơn, nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng khoảng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người. Đây cũng là khao khát đáng trân trọng, bởi lẽ khi nhiều nhà thơ cùng thời đã muốn thoát li cuộc sống như “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư”, thì Xuân Diệu vẫn ở đời, vẫn say mê níu kéo hương sắc cuộc sống mà chống lại sự chảy trôi của thời gian. Chẳng vậy mà Thế Lữ cho rằng: “Xuân Diệu là một người của đời, một người giữa loài người, lầu thơ của ông được xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Như thế, bốn câu thơ đã khẳng định một cái tôi trữ tình, một cái tôi đứng lên bộc bạch ước muốn của cái tôi cá nhân, dù ước muốn ấy có đôi phần phi lí và vượt tầm với của bản thân. Đây là cái mới của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nó trái ngược hoàn toàn với tính phi ngã của văn học trung đại. Giọng thơ trong bốn câu thơ đầu mang âm điệu tình yêu da diết và mạnh mẽ. Cảm nhận sâu hơn ta thấy được lời thơ có sự tiếc nuối trong chữ “đừng” day dứt. Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình”. Và nhà thơ Lawrence Ferlinghetti nói rằng: “Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng.” Bằng tình yêu cuộc sống, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên trần thế đầy ngọt ngào, tươi đẹp và cảm nhận nó theo một cách riêng. Xuân Diệu cũng hưởng thụ thiên nhiên như cách ông hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

-

Một văn sĩ đã từng nói: “Một cuộc thám hiểm thực sự ở chỗ không phải cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Với sức sáng tạo của một nhà thơ bậc nhất, Xuân Diệu không tạo ra một thế giới mới

-

nhưng đã có cặp mắt tươi rất mới. Xuân Diệu gọi đó là cặp mắt “xanh non- biếc rờn”, thoát khỏi hệ thống ước lệ, cái tính phi của văn học Trung đại. Cuộc đời được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng với khát vọng “sống toàn tâm. Toàn trí, toàn hồn, sống toàn thân và thức nhọn giác quan”. Với tâm hồn giao cảm tinh tế như thế như thế, cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất, con người như đi lạc vào một bữa tiệc lớn của nhân gian. Cái thiên đường đầy sắc hương đó hiện diện trong “Vội vàng” vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đang lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khiêu gợi. Vì thế, nhà thơ Thế Lữ rung cảm mà đưa ra đánh giá: “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống dạt dào của cuộc đời”. Điệp ngữ “này đây” được nhắc lại năm lần, diễn tả sự sống đang phơi bày ngập tràn trước mắt. Thiên nhiên hữu hình, xinh đẹp, mơn mởn đến lạ kỳ. Ở đó, người đọc cảm nhận thi sĩ như một diễn viên điện ảnh đang trỏ tay để trưng ra những vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, đất trời trong sự sống ấm áp, biêng biếc sắc màu giữa chốn trần gian. Khung cảnh mùa xuân đang ở thời kì sung sức nhất, tình tứ ngọt ngào nhất khi mà Xuân Diệu liệt kê ra một thức đơn đầy quyến rũ: cảnh ong đưa và bướm lượn tình từ ngọt ngào như tuần tháng mặt, màu hoa trở nên thắm sắc, ngát hương giữa đồng nội xanh rì, cây cối đâm chồi, nảy lộc tạo nên những cảnh tơ với những chiếc lá non phất phơ. Điểm vào phong cảnh non nước hữu tình ấy, là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh tạo nên khúc tình si đầy đắm say lòng người. Biện pháp liệt kê cùng trường từ vựng: ong bướm, hoa, đồng nội, lá, cành tơ,... giúp người đọc hình dung ra bàn tay kì diệu của tạo hóa, người đã gieo dắt trên mảnh đất trần thế những gì tinh túy, tươi tốt, trong lành và đẹp đẽ nhất. Tất cả tạo nên bức tranh mùa xuân diễm lệ, mơ mang đầy sức sống; tạo nên một niềm vui thần diệu. Mỗi buổi sớm thần Vui đều gõ cửa lòng ta. Ánh sáng buổi sớm phát ra từ cặp mắt đẹp long lanh như có hồn của nàng công chúa có tên bình minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng, mắt chớp chớp hàng mi, rồi bừng mở ra muôn vàn hào quang. Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật, làm cho bức tranh thiên nhiên như một nguồn nhựa sống chảy dạt dào xung quanh cuộc sống và con người. Bức tranh căng tràn nhựa sống ấy được vẽ lên bởi màu sắc, ánh sáng, bằng mọi giác quan. Nó khác hẳn vẻ đẹp chốn thần tiên mơ mộng, huyền ảo mà Thế Lữ tìm ra: “Trời cao xanh ngắt ô kia Hai con hạc trắng bay về bồng lai”

-

Đó cũng không phải là buổi xuân chiều vắng của Anh Thơ: Mưa đồ bụi êm êm trên bến vắng Đồ biếng lười nằm mặc nước trôi sông Quảng tranh đứng im lim trong bến lặng Bên chòm xoan hao tim rụng tơi bời.

-

Điểm nhắn của mùa xuân trong khổ thơ được miêu tả ở câu thơ mới nhất: “và này đây ánh sáng chớp hàng mi” – “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Với cái nhìn của một nhà thơ mới, ánh sáng của đất trời buổi bình minh được ví như cái chớp mi thẹn thùng của người thiếu nữ mang vẻ đẹp trong trẻo buổi ban sơ. Độc đáo nhất là Xuân Diệu so sánh “tháng giêng” với “cặp môi gần”. Tháng giêng là mùa xuân, là khởi đầu cho một năm, nó gợi vị thanh tân của cuộc sống. Lấy “cặp môi gần” là hình ảnh hữu hình mang vẻ đẹp của người thiếu nữ, lấy “tháng giêng” là biểu hiện của thời gian, của cái vô hình để so sánh thì quả là táo bạo và bất ngờ. Như thế, hoa trái và hương sắc của mùa xuân đã đóng dấu vào thời gian. Xuân đã trở thành tình nhân trong tấm lòng rộng mở của người tình và thi sĩ. Xuân Diệu đã cảm nhận thiên nhiên qua vóc dáng của người thiếu nữ. Mùa xuân không chỉ đẹp mà còn quyến rũ rạo rực xuân tình. Cái nhìn ấy đã trẻ hóa thời gian cũ kĩ, già nua này. Câu thơ được xem là câu thơ hay nhất trong thi phẩm “Vội vàng”. Và đó cũng là những câu thơ mới nhất của Xuân Diệu, làm nên một thời đại

-

trong thi ca. Với những vần thơ ấy, Xuân đã làm tròn ý nghĩa về hình thức nghệ thuật trong văn chương, theo Tô Hoài quan niệm: “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo, hạt ngọc ấy phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cánh văn chương của mình mà có...” Như thế, với Xuân Diệu, thời gian này đẹp mê hồn nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Ta biết thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người “phù dung như diện liều như mi”. Đến Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Xuân Diệu đã đưa ra tiêu chuẩn khác với văn học xưa khi lấy con người giữa tuổi trẻ là chuẩn mực, là thước đo thẩm mỹ của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Đó là ý nghĩa nhân bản tiến bộ trong quan niệm thẩm mỹ của Xuân Diệu.

Nội dung 3. Quan niệm nhân sinh về thời gian và tuổi trẻ, niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống ý nghĩa, sống hết mình với mùa xuân, thời gian và cuộc đời. -

-

-

-

Đỗ Lai Thủy đã gọi Xuân Diệu là “Nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian”. Hơn một lần thi sĩ từng giục giã: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi. Tinh non sắp già rồi Cũng bởi thế dù đang đắm mình vào thiên nhiên ông bỗng giật mình và thốt lên sự tiếc nuối: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân hoài xuân”. Câu thơ có hai tâm trạng, bởi sự ngăn cách của dấu chấm giữa dòng khiến câu thơ như bị ngăn cách làm đôi. Đó là cách ngắt nhịp chịu ảnh hưởng của thơ tượng trung Pháp. Câu thơ đặc tả hai chiều tâm trạng của tác giả, phân tách nhà thơ thành hai nửa: sung sướng và vội vàng. Trong đó tâm trạng sung sướng là tâm trạng hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, cười vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm thiết tha, trìu mến, gắn bó; Còn vội vàng là tả tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi tuổi già sắp đến. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi sĩ cảm thấy tiếc nuối nó. Câu thơ sau mang hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ” tượng trưng cho những năm tháng sau này. Nhà thơ không đợi những con mưa rào mùa hạ đến rồi mới nhớ đến mưa phùn lất phất của mùa xuân. Ông tiếc mùa xuân, những năm tháng trẻ trung căng tràn sự sống ngay khi nó còn đang diễn ra. Hai câu thơ chính là nỗi buồn, sự hụt hẫng của con người biết quý trọng thời gian, thấy sự trôi chảy của dòng đời. Đây cũng chính là con người đưa ra quan niệm sống vội vàng, sống cuống quýt, chạy đua với thời gian, trân trọng và giữ gìn từng phút từng giây cuộc đời quý giá. “Thời gian và vàng là ngọc”, thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Dù xuân có đẹp đến đâu đi chăng nữa, xuân chỉ là một trong bốn mùa của một năm, chỉ tồn tại một thời gian để mùa hạ, mùa thu, mùa đông sẽ đến, nên xuân mang trong nó tính thời gian, mang ý nghĩa trôi chảy: Xuân đang tới nghĩa là xuân sẽ qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi.

-

-

-

-

Nếu con người thời trung đại lấy sinh mệnh vũ trụ để đo đếm thời gian. Nên hình như họ yên trí với quan niệm “thời- gian- tuần- hoàn”, với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu nghìn ngày của kiếp người. Hết một vòng, thời gian lại quay về điểm xuất pháp ban đầu. Con người hiện đại lại lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo chuẩn mực cho thời gian. Nên họ sống với quan niệm “thời- gian- tuyếntinh”. Thời gian như một dòng chảy vô thủy vô chung mà mỗi một khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định: “ Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ vẫn chuyển động như vỗn dĩ nó tồn tại, thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận hơn ai hết một sự thật đáng buồn: Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, ngày hôm nay đã khác hôm qua, huống chi năm này với năm khác, nàng xuân thi trưởng sinh còn tuổi trẻ mỗi người đều có giới hạn. Nhà thơ lấy mùa xuân, tuổi trẻ làm thước đo cho cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là khoảng thời gian quý giá nhất, nhưng sao khắc nghiệt quá, nó vô cũng ngắn ngủi. Đời người và tuổi xuân được đặt trong mối quan hệ với không gian, thời gian mênh mông vĩnh hằng: “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” cho nên lại càng ngắn ngủi, hữu hạn biết bao nhiêu. Khát khao của người nghệ sĩ càng lớn lao thì giới hạn của kiếp người lại càng trở nên ngắn ngủi, chật chội. Đến đây cái vui rạo rực trong xúc cảm khao khát dường như đã tan biến, nhường chỗ cho một nỗi u buồn, một nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi đối với cuộc sống tươi đẹp trên thế gian này: Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. Và phải chăng bởi quá nhạy cảm, Xuân Diệu cảm nhận cuộc sống nơi “vườn trần” đều ít nhiều mang “bi kịch” về thời gian: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vần than thắm tiễn biệt Con gió xinh thì thào trong lá viếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi Phải chăng sợ dộ phai tàn sắp sửa” Thi sĩ thấy thời gian như cơn gió bay thật nhanh, lướt qua vạn vật. Lúc tạo vật ở độ càng mọng nhất, cũng là khi đối diện với sự tàn phai hủy diệt đến ám ảnh của bánh xe thời gian. Tất cả đều bất ngờ, hụt hẫng, tiếc nuối, thảng thốt. Thời gian có mùi, có vị chia phôi. Mỗi khoảnh khắc trôi qua như đều đang từ giã bản thân mình. Cho nên cả trời đất, núi sông dâng lên một âm thanh duy nhất: âm thanh của sự chia li. Vạn vật thở than ngậm ngùi đưa tiễn phần đời của chính nó. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: “Mùi tháng năm” – thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn “buộc gió lại” ư – hương bay đi là thời gian trôi mất, là phai nhạt phôi pha! Một chữ “rớm” cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ đang rơm rớm tước sự phai phôi. Nó như cứa vào da thịt con người khi không níu giữ được thời gian. Chữ “vị” liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất: “vị chia phôi”! Thì ra chữ “rớm” và chữ “vị” đều từ một hình ảnh ẩn hiện trong cả câu thơ là giọt lệ chia phôi đó. Giọt lệ thành hiện thân, biểu tượng của chia phôi. Thi sĩ cảm thấy thật hiền hiện mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc ra đi vĩnh viễn. Trên mỗi thời khắc đều đang có một cuộc ra đi như thế, thời gian. Tựa như một phần đời của mỗi cá thể đang vĩnh viễn ra đi. Từng phần đời đang chia lìa với cá thể. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời than luôn âm vang khắp núi sông này, một lời than triền miên bất tận: “than thầm tiễn biệt”. Không gian đang tiễn biệt thời gian! Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kì này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi.

-

-

-

-

-

Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có một cách thực tế nhất, khả thi nhất là chạy đua với thời gian, là tranh thủ sống. Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng: “Chẳng bao giờ! Ôi chằng bao gì nữa... Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Chính vì sự nghiệt ngã của thời gian nên Xuân Diệu mới hối hả, cuống quýt, giục giã sống nhanh, sống gấp. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Vì thế nhà thơ “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, vội vàng lên để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà “Mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà xuân đang non, xuân chưa già: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Nội dung 4: Khát vọng cuống quýt, giục giã, gấp gáp, tràn đầy cảm xúc dâng trào. Nhà văn Raxun Gamatop từng nói: “... giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người- bằng tình yêu và lòng căm thù; thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay từ giọt nước mắt cay đắng.” Và có lẽ, những vần thơ trong “Vội vàng” được thêu dệt bởi những cảm xúc mãnh liệt, bằng những ham muốn mỗi lúc mỗi cuồng nhiệt, vồ vập. Nếu ở khổ đầu, tác giả thể hiện khát vọng không tưởng thì đến đây, một lần nữa là những tâm tình của một trái tim yêu đời, ham sống: “Ta muốn ôm: Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa gió và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng. Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Dường như ta có thể nghe thấy giọng nói, nghe thấy cả nhịp đập của con tim Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Nó hiện ra trong những làn sóng ngôn từ đan chéo nhau, nó giao thoa, nó song hành tạo thành những đợt sóng vỗ mãi vào tâm hồn người đọc và ngưng đọng ở đó mãi không thôi! Nếu như ở câu thơ đầu thi phẩm, tác giả xưng tôi để đối thoại với đồng loại thì đến đoạn thơ này, tác giả xưng “ta” để đối thoại với vũ trụ, đất trời. Ba chữ “ta muốn ôm” như phơi bày hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế. Câu thơ ngắn chỉ có ba tiếng những đã khắc họa được hình ảnh một con người vững chãi đang đứng giữa đất trời, đang dang rộng vòng tay của mình để ôm lấy sự sống mơn mởn vào lòng. Cái “ta” của Xuân Diệu trong câu thơ không phải là cái tôi phi ngã trong văn học trung đại, mà là cái ta của chủ thể trữ tình, tự tin, kiêu hãnh, đang hừng hực sức sống... đang đối diện với cuộc đời và đất trời. Câu thơ đã thể hiện được một cái tôi ý thức về giá trị cá nhân trong một tâm thế vội vàng, tích cực, cuồng nhiệt. Liền ngay sau câu thơ “Ta muốn ôm”, Xuân Diệu thể hiện cái tươi non của một sự sống mơn mởn. Đó là những câu thơ mạnh bạo, giục giã, tràn đầy nỗi yêu. Bằng một tấm lòng yêu cuộc sống đắm say nồng nàn, Xuân Diệu đã đưa người đọc vào một thế giới ăm sắp sự sống, biêng biếc sắc màu, với những hình ảnh tình tứ đang ở độ thanh xuân: mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước, cây cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc của thời tươi... Một lần nữa, Xuân Diệu lại dựng lại bức tranh đang ở độ xuân tình, ứa tràn sự sống. Trong đôi mắt của kẻ si tình, thiên nhiên một lần nữa được phong tình hóa, trữ tình hóa trở nên rạo rực, đắm say. Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở nhiều cấp độ: “ôm, riết, say, thâu, cắn” với nhiều cảm giác “chếnh choáng, no nê”. Thi nhân huy động mọi giác quan để cảm nhận

-

-

-

-

-

cuộc sống, thẩm hút vị ngọt thiên nhiên ở nhiều cấp độ. Xuân Diệu như đang căng trái tim ra để thấy hết vẻ đẹp đất trời, như một tình nhân của vũ trụ. Một đoạn thơ ngắn có sáu câu mà có tới năm từ “ta muốn” được lặp đi lặp lại như nhịp điệu hối hả, gấp gáp của thi nhân, chứng tỏ Xuân Diệu rất nồng nhiệt, rất cuống quýt như muốn cùng lúc ra tay ôm trọn hết tất cả vũ trụ, cả cuộc đời, cả mùa xuân, thiên nhiên, đất trời vào lòng mình. Sự sống như thế mới là sống, mới đi đến niềm tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ “ta muốn” còn muốn nói lên cái ham muốn thèm khát của nhà thơ, điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến giúp Xuân Diệu nhận ra cuộc đời mùa xuân như một cái gì đó quý nhất, trọn vẹn như một trái tim đỏ hồng, chín mọng, thơm mát ngọt ngào, xuân hồng để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát. Câu thơ cuối mang một vẻ đẹp độc đáo: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Câu thơ giao thoa hai vẻ đẹp: Một vẻ đẹp thuộc về cuộc sống mơn mởn, tròn căng như trái xuân hồng và một vẻ đẹp thuộc về của tình yêu từ ước vọng. Nhà thơ muốn “cắn” vào trái đời ngọt lịm ất để tận hưởng cuộc sống hết mình. Câu thơ cuối thể hiện quan niệm thẩm mí mới mẻ của Xuân Diệu. Mùa xuân như có hình của sắc, như môi má người thiếu nữ. Xuân Diệu đã cảm nhận thiên nhiên như vóc dàng của một người thiếu nữ. Mùa xuân không chỉ đẹp mà còn quyến rũ, rạo rực xuân tình. Như thế, Xuân Diệu nhìn thế giới này đẹp nhất vì có con người. Con người giữa tuổi trẻ, tình yêu, trở thành chuẩn mực, thước đo của vũ trụ, kiểu mẫu của nhân loại. Đó là ý nghĩa tiến bộ nhân bản trong quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu. Như vật, “Vội vàng” là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bởi tuổi trẻ của mỗi người chỉ đến một lần duy nhất và thời gian thì không đứng yên để đợi một ai cả. Nó sẽ trôi đi và người ta sẽ mất nó vĩnh viễn. Đồng thời, bài thơ đã thể hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, rất hiện đại cùng với một quan niệm sống rất mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc. Cái tôi trong thơ Xuân DIệu là cái tội tiêu biểu của thời đại thơ mới, cũng là dấu mốc cho sự thắng thế hoàn toàn của thơ mới trên thi đàn văn học lúc bấy giờ. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhất của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có”. (Tô Hoài). Những vần thơ trong “Vội vàng” được kết tinh từ trái tim, nỗi lòng của nhà thơ và chúng không thể được viết nên một cách trọn vẹn nếu thiếu đi nghệ thuật độc đáo. Bài thơ có cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình: “Tháng giêng ngon, Mùi tháng năm...”. Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để người thi sĩ có thể cảm nhận mùa xuân, cái đẹp của thiên nhiên đất trời bằng tất cả các giác quan. Đó chính là cách sống hết mình, tận hưởng hết mình, giao hòa với thiên nhiên của Xuân Diệu. Một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quýt, hối hả, rộn rã khiến cho bài thơ mang âm hưởng như một lời hiệu triệu, một sự giục giã của Xuân Diệu với những con người trẻ. Hoa nở rồi hoa sẽ tàn, gió đến rồi gió lại đi, xuân tới rồi xuân sẽ qua, nụ hồn thắm sẽ có ngày phôi phai. Lớp bụi thời gian rồi cũng sẽ xóa mờ đi tất cả, để lại hoài niệm, tiếc nuối trong ta. Duy chỉ có những vần thơ kia mãi xanh, còn mãi với đời. Xuân Diệu đã viết “Vội vàng” như một dòng tâm tình đầy sâu sắc, thấm đẫm ngọt ngào nhưng cũng đầy sâu xa. Ông đã cùng bài thơ lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của trần gian, những ước muốn cháy bỏng của một đời người, để rồi mỗi khi đọc bài thơ, ta vẫn còn thấy đó lời giục giã: Hãy yêu đời, hãy sống hết mình khi còn có thể để cuộc đời không còn là những tiếc nuối mà đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.