V I Vàng [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

VỘI VÀNG Xuân Diệu NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 2. Cảm nhận về tình yêu đời và quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ 3. Cảm nhận về một vài đoạn thơ trong tác phẩm 4. Dấu ấn cái “tôi” của Xuân Diệu trong tác phẩm

VẤN ĐỀ 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM A. Tác giả : Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) 1. Tiểu sử - Quê quán: Cam Lộc, Hà Tĩnh - Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho. Cha Xuân Diệu là một nhà nho, mẹ là vợ hai người phụ nữ tỉnh Bình Định. Khác biệt văn hoá của mẹ và cha tạo nên vốn sống. Thời thơ ấu, Xuân Diệu theo cha ra Hà Tĩnh, rời xa mẹ, chịu sự cay nghiệt của cha và người vợ cả, nên luôn khát khao tình yêu thương - Học vấn: Học hết thành trung, sau đó ra Hà Nội. Rồi lại về Huế học tiếp, tốt nghiệp tú tài và làm viên chức ở Mĩ Tho. Năm 1943, thì bỏ việc và từ đó chuyên chú vào sáng tác văn chương - Đường đời: Trước CMT8 và Sau CMT8. Gắn bó với văn học và Cách mạng 2. Con người - Là con người say mê rèn luyện, lao động và sáng tác. Đó là một quyết tâm khắc khổ, là lẽ sống là niềm đam mê trong cuộc đời => Sống hết mình - Là người khao khát tình yêu thương và sự cảm thông của người đời => Nỗi ám ảnh thời gian, là nhà thơ của tuổi trẻ, của mùa xuân và tình yêu => Tươi mới trong thơ - Sinh ra trong gia đình nhà nho và là sống trong thời đại của trí thức Tây học đương thời => Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa phương Tây và phương Đông 3. Sự nghiệp sáng tác a. Trước CMT8 - Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới - Thơ là thể loại thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu - Thơ Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

1

-

Thơ Xuân Diệu khao khát cái “tôi” cá nhân được khẳng định một cách chói lọi - Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống - Thơ Xuân Diệu là thơ về tình yêu b. Sau CMT8 - Say sưa viết về Tổ quốc, nhân dân, Đảng và các cuộc kháng chiến - Tiếp tục viết về tình yêu (bớt đi cái sôi sục, khát khao mãnh liệt, ấm áp hơn, sum vầy và chung thuỷ hơn) 4. Tư tưởng - Quan niệm mĩ học của Xuân Diệu: đẹp nhất là con người trong tuổi trẻ và trong tình yêu B. Tác phẩm 1. Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ Thơ” – tập thơ đầu tay của Xuân Diệu năm 1938 2. Nhan đề: Vội vàng - Đây là cách đặt nhan đề thường thấy trong thơ Xuân Diệu (Nhục nhã, Yêu,.. đặt theo các tính từ miêu tả trạng thái, hành động) - Trong từ điển “vội vàng” có nghĩa là chỉ trạng thái gấp gáp, khẩn trương, nhanh chóng, chạy đua với thời gian. Ca dao có câu “Đi đâu mà vội mà vàng// Mà vấp phải đá mà quàng phải dây” - Với Xuân Diệu, “vội vàng” là cả một thái độ sống vội vã, chạy đua với thời gian, với cuộc đời để không phí hoài tuổi trẻ, phí hoài những giây phút quí giá của cuộc đời

VẤN ĐỀ 2: CẢM NHẬN VỀ TÌNH YÊU ĐỜI VÀ QUAN NIỆM SỐNG MỚI MẺ CỦA XUÂN DIỆU TRONG BÀI THƠ 1. Đoạn thơ đề từ (4 câu đầu): Khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc sống của thi nhân “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.” - Điệp từ “tôi muốn” -> Mạnh bạo bộc bạch cảm xúc của mình trước cuộc đời, trước con người -> Cái “tôi” được thể hiện rất mãnh liệt “muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió” -> Nhà thơ như muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, của tạo hoá để níu giữ những gì tốt đẹp nhất của thiên nhiên, của cuộc đời - Ẩn dụ “màu” , “hương” -> Vẻ đẹp của thiên nhiên hay cũng chính là những gì tinh tuý của cuộc đời mà nhà thơ khao khát níu giữ lại NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

2

-

Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh, câu cầu khiến, lối cấu trúc trùng điệp: Như một khúc dạo đầu về lối sống vội vàng, khẩn trương 2. Câu 5 – 13 : Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân nơi trần thế “Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” - Một bức tranh xuân với muôn vàn cảnh vật rất đỗi bình dị, một mùa xuân của trần thế: ong bướm, hoa lá, cỏ cây, chim muông,… Nhưng bên trong mỗi cảnh vật ấy thi sĩ đã khám phá ra được sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ đang trỗi dậy trong từng cảnh vật - Bức tranh xuân ấy hiện với cảnh vật luôn tồn tại từng đôi, từng cặp => Khát vọng tình yêu mãnh liệt nhất + Ong bướm đang quấn quít, say sưa trong tuần tháng mật ngọt ngào + Hoa là của đồng nội, hoa là vì đồng nội mà đang toả hương sắc, đồng nội vì hoa mà trổ lên sức sống xanh rì + Lá trên cành tơ đang làm duyên với gió xuân “phơ phất” + Đôi chim yến, chim oanh đang cùng tấu lên những nhạc khúc của tình yêu  Điệp “này đây” , hình ảnh theo đôi cặp được vận dụng linh hoạt và luôn hoán đổi vị trí => Tiếng reo vui, ngỡ ngàng sung sướng như lần đầu khám phá đón nhận vẻ đẹp trần thế  Thế giới phong phú, tươi đẹp đang độ xuân thì, tràn đầy sức sống và tràn ngập thanh sắc. Thiên nhiên rạo rực vạn vật như thuộc về nhau, quấn quít giao hoà trong niềm hạnh phúc  Tâm hồn thi sĩ: trẻ trung, yêu đời và khát khao được hoà mình vào thế giới tuổi trẻ và tình yêu của cuộc sống - Giữa bức tranh thiên nhiên ấy, Xuân Diệu còn cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi trẻ và tình yêu. Quan niệm mĩ học của Xuân Diệu : Thiên nhiên không còn là trung tâm của cái đẹp mà con người với tuổi trẻ và tình yêu trở thành trung tâm => Quan niệm phương Tây mới mẻ, cách tân “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

3

+ Ánh sáng “chớp hàng mi” là ánh sáng ban mai tinh khiết của buổi sớm mùa xuân như ánh mắt trong trẻo của đôi hàng mi cong vút của người thiếu nữ + Thần Vui hằng gõ cửa: Tâm trạng vui sướng, hạnh phúc ngập tràn + Đặc biệt hình ảnh “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” : So sánh độc đáo, táo bạo. Mùa xuân đẹp thanh khiến như làn môi của người thiếu nữ. Xuân Diệu đã vận dụng một hình ảnh trần tục mà không hề trần tục, bình dị mà có sức hấp dẫn khó tả. Vì hình ảnh hiện đại này, tháng Giêng – sự khởi đầu của mùa xuân trải ra trong thơ Xuân Diệu đầy cảm xúc, gợi cảm  Niềm đam mê cháy bỏng, rạo rực của nhân vật trữ tình đang thèm hưởng thụ, đắm say cuộc sống như một kẻ si tình - Quan niệm: Cuộc sống với niềm vui hạnh phúc, với tình yêu và tuổi trẻ, biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ. Đó là quan niệm sống tích cực đượm tinh thần nhân văn của Xuân Diệu, quan niệm sống này đánh dấu những tiến bộ khác lạ của thơ Xuân Diệu với thơ của bạn bè đương thời => Cuộc sống này đẹp biết bao nhiêu, hãy đón nhận nó hãy tận hưởng nó dù chỉ một phút, một giây - Đứng trước bức tranh xuân trần thế ấy, tâm trạng của Xuân Diệu là niềm náo nức, vui sướng song cũng đan xen cả những xúc cảm quyến luyến, âu lo trước cuộc đời. Xuân Diệu sung sướng đón nhận mùa xuân, sung sướng sống trong tình yêu hạnh phúc trần thế. Nhưng trước cái đẹp con người lo sợ dễ dàng tan biến, trước bức tranh phơi phới mùa xuân, lòng người dự cảm về sự tàn lụi. Vì vậy nhà thơ âu lo “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” 3. Câu 14 – 29 : Nỗi lo âu trước bi kịch tàn phai của thời gian 1. “ Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,”

2. “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...”

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

4

-

Triết lí, chiêm nghiệm về thời gian: Tâm hồn thi sĩ luôn phảng phất trước dòng chảy của cuộc đời nền mùa xuân vừa tới mà giờ đây ông đã thấy sự tàn phai, tiễn biệt Xuân đương tới Nghĩa là Xuân đương qua Xuân còn non Xuân sẽ già Xuân hết Tôi cũng mất  Thủ pháp đối lập : tới – qua, non – già  Điệp cấu trúc và điệp từ “xuân” -> tiết tấu gấp gáp, dồn dập  Với tâm hồn nhạy cảm tinh tế, Xuân Diệu ý thức sâu sắc dòng thời gian vội vã trôi đi. Điệp từ “Nghĩa là” mà nhà thơ vận dụng khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, sôi nổi như dòng thời gian đang vội vã cuốn trôi.

Lượng trời cứ chật Lòng tôi rộng Xuân tuần hoàn Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất Không còn tôi mãi  Chia làm 2 vế đối lập giữa chủ quan và khách quan, giữa khát vọng sống của nhà thơ với quy luật thời gian  Thi nhân lưu luyến nhận ra khát vọng của con người chẳng thể nào cưỡng lại được sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân của đất trời qua đi nhưng rồi sẽ trở lại còn xuân của tuổi trẻ chẳng trở lại bao giờ.  Nỗi niềm tiếc nuối âu lo - Từ ý thức về sự hữu hạn của đời người, Xuân Diệu nhận thấy thời gian, mùa xuân đang có sự tàn phai. Cảnh xuân đến đoạn thơ này hoàn toàn trái ngược với bức tranh xuân nơi trần thế. Nhà thơ vừa cảm nhận mùa xuân như “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, vậy mà giờ đây ông đã thấy “mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”. Cảnh xuân vừa nồng nàn, quấn quýt, vậy mà nay đang rơi rụng, tàn phai: gió thì thào nói lời chia tay cùng lá biếc, cặp chim yến chim oanh mới cất lên bản nhạc của tình yêu vậy mà nay đã “đứt tiếng reo thi” vì “sợ độ tàn phai sắp sửa”. Tất cả đều ngẩn ngơ, luyến tiếc cho dự cảm chia phôi - Lời thơ là cả nỗi niềm niềm lưu luyến, tiếc nuối của thi nhân khi ông ý thức sâu sắc một điều: tuổi trẻ của con người sẽ chẳng bao giờ trở lại. Tất cả nhận thứ ấy đều xuất phát từ một niềm yêu đời, một khát vọng sống thiết tha để rồi nó thôi thúc Xuân Diệu đưa ra một giải pháp cho bi kịch của thời gian 4. Câu 30 – 39 : Triết lí – Quan niệm nhân sinh của nhà thơ : Sống vội vàng “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

5

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” - Con người không thể làm gi để chống lại sự vĩnh cửu của thời gian, sự tuần hoàn của tự nhiên nên chỉ còn một cách đó là con người phải sống gấp, sống chạy đua với thời gian để thây vào mình những vẻ đẹp của nhân gian, của mùa xuân và của đời người. Quan niệm sống trở thành một giải pháp thoát khỏi bi kịch thời gian trong tâm hồn Xuân Diệu - “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” – Lời thúc giục của nhà thơ bởi lẽ mùa xuân đang qua đi, tuổi trẻ cũng qua đi. Trong lời giục giã ấy là giải pháp khát khao tận hưởng cuộc sống, chạy đua với thời gian, với cuộc đời. - Tuy nhiên, quan niệm sống của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở cuộc chạy đua với thời gian mà còn là một khát vọng sống hết mình, sống cao độ, hưởng thụ tất cả những gì có ý nghĩa của cuộc đời - Điệp “ta muốn ôm” -> Trực tiếp.Đoạn đầu “tôi muốn” chuyển thành “ta muốn” ở đoạn kết -> Cái “tôi” ngạo nghễ, thách thức sự vĩnh cửu của thời gian, của thiên nhiên. Niềm mong muốn của thi nhân ở đây thật mãnh liệt: muốn hoà mình vào sự sống bắt đầu mơn mởn, muốn ôm ghì, ôm riết “mây đưa và gió lượn”, muốn say đắm rồi tan biến mình “trong cánh bướn của tình yêu”, muốn ngất ngây trong cái hôn nhiều, muốn đắm mình vào non nước, vào cây vào cỏ rạng - Loạt động từ thiên về cảm giác : thây, say, cắn, ôm, riết…kết hợp các từ chỉ mức độ: chếnh choáng, đã đầy, no nê -> Cảm xúc của cái “tôi” hồ hởi, sôi trào, khát khao cuồng nhiệt được hoà mình vào cuộc sống, được thâu mình vào tất cả những gì là tinh tuý nhất của cuộc đời này  Quan niệm mới mẻ, tiến bộ, có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

VẤN ĐỀ 4: DẤU ẤN CÁI TÔI CỦA XUÂN DIỆU TRONG TÁC PHẨM 1. Khái niệm : Dấu ấn cái “tôi” – phong cách nghệ thuật - Là dấu ấn cá nhân từng tác giả được lặp đi lặp lại của một nhà văn, nhà thơ. Nó là yếu tố để phân biệt nét riêng giữa nhà văn này với nhà văn khác. Phong cách nghệ thuật của một tác giả được biểu hiện trong hai phương diện: Nội dung và Nghệ thuật - Dấu ấn cái tôi của Xuân Diệu nói chung NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

6

+ Yêu đời khát khao giao cảm với đời + Nỗi lo âu trước dòng chảy thời gian + Quan niệm nhân sinh + Cách tân trong nghệ thuật 2. Chứng minh: Dấu ấn cái tôi của Xuân Diệu trong tác phẩm a. Nội dung - Khát khao giao cảm với đời - Nỗi lo âu về sự chảy trôi của thời gian - Quan niệm nhân sinh sâu sắc b. Nghệ thuật - Hữu hình hoá một thế giới vô hình - Hình ảnh thơ tươi mới - Thể loại thơ - Từ ngữ đầy biểu cảm - Giọng điệu thơ

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 01626183975

7