So Tay Tu Van Giam Sat-QLDA [PDF]

  • Author / Uploaded
  • QLDA
  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

4.1 SỔ TAY-QUYỂN 4.1 CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHIÊN BẢN 1.0/2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số /2010/QĐ-CONINCO-TGĐ ngày 01/12/2010 của Tổng giám đốc CONINCO) QUYỂN 4.1: SỔ TAY VÀ PHỤ LỤC C-QUẢN LÝ DỰ ÁN QUYỂN 4.2: PHỤ LỤC D-TƯ VẤN GIÁM SÁT, PHỤ LỤC E-CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ PHIẾU KIỂM TRA

XEM CÙNG CÁC SỔ TAY: 1 SỔ TAY CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 2.0/2010

2 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN-PHIÊN BẢN 1.0/2010

3 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU-PHIÊN BẢN 1.0/2010 4 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT-PHIÊN BẢN 1.0/2010

5 SỔ TAY CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH-PHIÊN BẢN 1.0/2010

(LƯU HÀNH NỘI BỘ) HÀ NỘI – 12/2010

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO --------------------------------------Số: /2010/QĐ-CONINCO-TGĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------------------Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Bộ Sổ tay công tác tư vấn xây dựng --------------------------------TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY - Căn cứ Quyết định số 1770/QĐ-BXD ngày 22/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng thành Công ty Cổ phần; - Căn cứ Điều lệ của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO; - Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý kỹ thuật, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Sổ tay: 1. Sổ tay công tác lập quy hoạch, thiết kế công trình xây dựngPhiên bản 2.0/2010; 2. Sổ tay công tác tư vấn thẩm tra dự án, thiết kế, dự toán-Phiên bản 1.0/2010; 3. Sổ tay công tác tư vấn đấu thầu-Phiên bản 1.0/2010; 4. Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: Quản lý dự án, Tư vấn giám sát-Phiên bản 1.0/2010. Điều 2. Quyết định này được áp dụng thống nhất trong toàn CONINCO và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các thành viên Ban giám đốc, Đại diện Lãnh đạo trong Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc CONINCO, các Công ty thành viên trong Hệ thống nhượng quyền thương hiệu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - TGĐ, PTGĐ; - Các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh, Văn phòng; - Các Cty thành viên; - Lưu: VT, B.ĐT, ISO.

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................................................ 3  LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................................... 9  LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................10  LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................................................11  SỬ DỤNG, CẬP NHẬT .................................................................................................................................12  NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN SỔ TAY.........................................................................13  QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ..........................................................................................15  PHẦN THỨ NHẤT-QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT.........16  I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ...................................................................................... 16  I.1. QUẢN LÝ DỰ ÁN ........................................................................................................................................ 16  I.2. TƯ VẤN GIÁM SÁT .................................................................................................................................... 18  II. TIÊU CHUẨN CỦA TỔ CHỨC, KỸ SƯ TƯ VẤN..................................................................................... 22  II.1. TỔ CHỨC TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................................................................ 22  II.2. KỸ SƯ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN....................................................................................................... 24  II.3. TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT .............................................................................................................. 25  II.4. KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT .................................................................................................................... 26  II.5. NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC .......................................... 26  III. NHỮNG YÊU CẦU KHÁC.............................................................................................................................. 31  IV. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN................................................................................................ 36 

PHẦN THỨ HAI-QUẢN LÝ DỰ ÁN ........................................................................................................41  I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU, NHIỆM VỤ ................................................................................................................. 41  I.1. TỔNG QUÁT.................................................................................................................................................. 41  I.2. YÊU CẦU KHÁC .......................................................................................................................................... 44  I.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN QLDA ............................................................................. 46 

www.coninco.com.vn

3

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 1. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN QLDA....................................................................................................................... 46  2. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN................................................................................................. 47  3. QUY ĐỊNH CÔNG TY VỀ LẬP CHI PHÍ TƯ VẤN................................................................................................ 48 

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 48  II.1. THỦ TỤC CHUNG ...................................................................................................................................... 48  II.2. CHUẨN BỊ VỀ NHÂN SỰ ......................................................................................................................... 50  II.3. LẬP TIẾN ĐỘ, TÀI CHÍNH....................................................................................................................... 51  III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................................................................................. 53  III.1. NỘI DUNG CHUNG .................................................................................................................................. 53  1. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN................................................................................................... 53  2. TỔNG THỂ CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN............................................................................................. 53 

III.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................................................................ 54  1. LẬP SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC DỰ ÁN ................................................................................................................. 54  2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN................................................................................................................ 57 

III.3. QUY TRÌNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ ................................................................................................... 60  1. QT QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ ....................................................................................................................... 60  2. QT QLCL CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN....................................................................... 62  3. QT QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG, CHI PHÍ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG ......................................... 63  4. QT QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGHIỆM THU.............................................................................................................. 64 

III.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRƯỚC KHI KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH .............................................. 65  III.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG ...................................... 69  III.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ KHI KẾT THÚC XÂY DỰNG ..................................................................... 86  III.7. THẨM TRA HỒ SƠ QUYẾT TOÁN...................................................................................................... 86  III.8. NỘI DUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM.................................................................................................... 87  IV. PHỐI HỢP THỰC HIỆN.................................................................................................................................. 93  V. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ........................................................................................................................................... 94  V.1. VỀ CHẤT LƯỢNG...................................................................................................................................... 94  V.2. VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG ........................................................................... 96  VI. DANH MỤC BÁO CÁO.................................................................................................................................. 106  VII. NHẬT KÝ .......................................................................................................................................................... 108  VII.1. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH..................................................................................................................... 108  VII.2. NHẬT KÝ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN........................................................................................... 110 

www.coninco.com.vn

4

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS VIII. LƯU TRỮ HỒ SƠ THIẾT KẾ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG ................................................................... 111  IX. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC:.......................................................................................................................... 112  IX.1. BIỂN TÊN CÔNG TY TẠI CÔNG TRÌNH......................................................................................... 112  IX.2. ĐỒNG PHỤC CÁN BỘ........................................................................................................................... 113  IX.3 TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG....................................................................... 113  IX.4. PHỐI HỢP NỘI BỘ VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG VÀ CÔNG TY........................................... 114 

PHẦN THỨ BA-TƯ VẤN GIÁM SÁT....................................................................................................116  I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU, NHIỆM VỤ ............................................................................................................... 116  I.1. TỔNG QUÁT................................................................................................................................................ 116  I.2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TVGS .............................................................................................. 116  1. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ.....................................................................................................................................................116  2. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN...............................................................................................117 

3. QUY ĐỊNH CÔNG TY VỀ LẬP CHI PHÍ TƯ VẤN .............................................................................. 118  II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ................................................................................................................................... 118  II.1. THỦ TỤC CHUNG .................................................................................................................................... 118  II.2. CHUẨN BỊ VỀ NHÂN SỰ ....................................................................................................................... 121  II.3. LẬP TIẾN ĐỘ, TÀI CHÍNH..................................................................................................................... 121  III. NỘI DUNG TƯ VẤN GIÁM SÁT ................................................................................................................ 121  III.1. SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHUNG.................................................................................................................... 121  III.2. QUY TRÌNH CHUNG TẠI CÔNG TRƯỜNG ................................................................................... 122  1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ................................................................................................................122  2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG .................................................................................................................123  3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ............................................................................................................................124  4. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐẦU VÀO.........................................................................125  5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM............................................................................................127  6. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ TÀI LIỆU CHẤT LƯỢNG..................................................128 

III.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ........................................................................................................................ 129  1. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG ...........................................................................................................................................129  2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ................................................................................................................130  3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG .................................................................................................................134  4. CÔNG TÁC GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ ............................................................................................................................136  5. CÔNG TÁC GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG................................................137 

www.coninco.com.vn

5

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 6. CẢNH BÁO RỦI RO .....................................................................................................................................................138  7. THAY ĐỔI THIẾT KẾ..................................................................................................................................................138  8. NGHIỆM THU ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG ........................................................................................139 

III.4. NỘI DUNG KHÁC ................................................................................................................................... 140  1. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG .........................................................................................................140  2. ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THI CÔNG ........................................................................................................................141  3. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH ................................................................................................................141 

III.5. NỘI DUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM.................................................................................................. 141  IV. PHỐI HỢP THỰC HIỆN................................................................................................................................ 146  V. TƯ VẤN GIÁM SÁT THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HOÀN THIỆN........................................................ 148  V.1. KÍNH XÂY DỰNG.................................................................................................................................... 148  V.2. NHÔM XÂY DỰNG ................................................................................................................................. 149  V.3. GẠCH GỐM ỐP LÁT ............................................................................................................................... 149  V.4. ĐÁ ỐP LÁT ................................................................................................................................................. 150  V.5. SƠN TƯỜNG.............................................................................................................................................. 150  VI. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ....................................................................................................................................... 150  VI.1. VỀ CHẤT LƯỢNG .................................................................................................................................. 150  VI.2. VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG........................................................................ 152  VII. DANH MỤC BÁO CÁO ................................................................................................................................ 162  VIII. NHẬT KÝ......................................................................................................................................................... 165  VIII.1. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH ................................................................................................................... 165  VIII.2. NHẬT KÝ TƯ VẤN GIÁM SÁT ....................................................................................................... 165  IX. LƯU TRỮ HỒ SƠ THIẾT KẾ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG ...................................................................... 166  X. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC: ........................................................................................................................... 166  X.1. BIỂN TÊN CÔNG TY TẠI CÔNG TRÌNH .......................................................................................... 166  X.2. ĐỒNG PHỤC CÁN BỘ ............................................................................................................................ 166  X.3 TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG ........................................................................ 166  X.4. PHỐI HỢP NỘI BỘ VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG VÀ CÔNG TY ............................................ 168 

PHẦN THỨ TƯ-PHỤ LỤC ........................................................................................................................170  PHỤ LỤC A-DANH MỤC TÀI LIỆU PHÁP LÝ............................................................................................ 170 

www.coninco.com.vn

6

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS A.1. CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ............................................ 170  A.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐẦU TƯ ........................................................................................................... 170  A.3. ĐẤU THẦU................................................................................................................................................. 174  A.4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ......................................................................................... 175  A.5. QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ................................................................................................................... 176  A.6. HẠ TẦNG KỸ THUẬT ............................................................................................................................ 179  A.7. KINH TẾ XÂY DỰNG ............................................................................................................................. 180  PHỤ LỤC B-DANH MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN .......................................................................... 186  B.1. QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC.................................................................................................................... 186  B.1.1. QUY HOẠCH ..........................................................................................................................................................186  B.1.2. KIẾN TRÚC .............................................................................................................................................................186 

B.2. THIẾT KẾ KẾT CẤU, THI CÔNG, NGHIỆM THU, THÍ NGHIỆM .............................................. 187  B.3. CƠ ĐIỆN ...................................................................................................................................................... 188  B.3.1. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM NGÀNH ĐIỆN......................................................................................................188  B.3.2. TIÊU CHUẨN IEC..................................................................................................................................................189 

B.4. THÔNG TIN LIÊN LẠC ........................................................................................................................... 190  B.5. CẤP, THOÁT NƯỚC ................................................................................................................................ 191  B.6. CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC ..................................................................................................................... 191  B.7.1. NGÀNH GIAO THÔNG........................................................................................................................................191  B.7.2. PHẦN ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ .......................................................................................................................195  B.7.3. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY............................................................................................................................195 

PHỤ LỤC C-HỒ SƠ MẪU CỦA TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN C.1. MẪU 1: MẪU ĐỀ CƯƠNG VỀ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN C.2. MẪU 2: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN C.3. MẪU 3: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG VIỆT C.4. MẪU 4: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG ANH C.5. MẪU 5: MẪU NỘI DUNG, SẢN PHẨM, KẾ HOẠCH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN C.6. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG PHỤ LỤC D-HỒ SƠ MẪU CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT (QUYỂN 4.2)

www.coninco.com.vn

7

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS D.1. MẪU 1: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT: NỀN VÀ MÓNG, PHẦN THÔ, PHẦN CƠ ĐIỆN, NƯỚC, PHẦN HOÀN THIỆN, CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA D.2. MẪU 2: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG D.3. MẪU 3: MẪU ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG D.4. MẪU 4: MẪU ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP D.5. MẪU 5: MẪU TÀI LIỆU: CÁC QT GIÁM SÁT LẮP ĐẶT CÁC HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN D.6. MẪU 6: TÀI LIỆU MẪU: BIÊN BẢN VÀ BÁO CÁO D.7. MẪU 7: MẪU BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM (TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH) D.8. MẪU 8: MẪU NHẬT KÝ TƯ VẤN (QLDA, TVGS) D.9. MẪU CHUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT D.10. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG PHỤ LỤC E-35 MẪU VÀ 18 PHIẾU (QUYỂN 4.2)

www.coninco.com.vn

8

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

LỜI NÓI ĐẦU Được sự đồng ý và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc CONINCO, Phòng Quản lý kỹ thuật đã phối hợp cùng các cá nhân, đơn vị trong CONINCO tổ chức biên soạn các Sổ tay công tác tư vấn thuộc dịch vụ tư vấn CONINCO. Phòng Quản lý kỹ thuật đã chủ trì và mời các cá nhân, đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn có liên quan để tiến hành lập đề cương và nội dung của Sổ tay, đồng thời cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan được ban hành tại thời điểm thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Sổ tay cũng không phải là tuyển tập đầy đủ các quy định để các kỹ sư tư vấn sử dụng một cách trực tiếp để giải quyết tất cả các vấn đề, mà chỉ đưa ra những thông tin là những quy định của pháp luật, của CONINCO, hay các mẫu của sản phẩm tư vấn để kỹ sư tư vấn vận dụng nhằm giải quyết một cách có hệ thống và thống nhất cho các vấn đề, do vậy, Bộ Sổ tay sẽ chưa thể liệt kê tất cả các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn hay chỉ ra được cách giải quyết từng vụ việc cụ thể. Bộ Sổ tay là một trong những phương thức để nâng cao chất lượng kỹ sư tư vấn. Sổ tay được thực hiện với mong muốn cung cấp một cách có hệ thống cho kỹ sư tư vấn những kiến thức cơ bản đã được cập nhật theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn. Điều này sẽ có ý nghĩa đối với các kỹ sư tư vấn mới vào nghề trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, Bộ Sổ tay còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tất cả các kỹ sư, hay các cấp lãnh đạo trong quá trình hành nghề hoạt động tư vấn xây dựng. Đây cũng là tài liệu cơ bản giúp cho khách hàng hiểu biết thêm về các dịch vụ tư vấn mà CONINCO đang thực hiện. Bộ Sổ tay rất mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung là những bình luận, hướng dẫn về lý luận và kỹ năng thực tiễn hay nói chung là các kỹ năng mềm cho việc xử lý các tình huống hay vấn đề trong quá trình hoạt động tư vấn xây dựng. Với tính chất, mục đích và ý nghĩa quan trọng như vậy, Phòng Quản lý kỹ thuật, đặc biệt là các tác giả và các cá nhân, đơn vị phản biện, góp ý, cung cấp các hồ sơ mẫu cho các Sổ tay, đã nỗ lực rất lớn để biên soạn và biên tập Bộ Sổ tay. Việc biên tập Bộ Sổ tay lần này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của các thành viên trong Ban giám đốc CONINCO, đặc biệt là những chỉ đạo kịp thời của ông Nguyễn Văn Công-Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc CONINCO. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của nhóm tác giả khi lần đầu tiên xây dựng cuốn Sổ tay, song cuốn Sổ tay vẫn sẽ còn nhiều nội dung chưa được hợp lý, một số lĩnh vực, công việc chưa được đề cập chi tiết, nên hiệu quả của Bộ Sổ tay chắc chắn vẫn còn có những hạn chế. Nhóm tác giả và tập thể cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO sẽ cùng nhau xây dựng Bộ Sổ tay ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của chính CONINCO và của khách hàng. Tuyển tập Bộ Sổ tay của CONINCO gồm: 1. Sổ tay công tác lập quy hoạch, thiết kế công trình xây dựng. 2. Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: Quản lý dự án, Tư vấn giám sát. 3. Sổ tay công tác tư vấn thẩm tra dự án, thiết kế, dự toán. 4. Sổ tay công tác tư vấn đấu thầu. 5. Sổ tay công tác thí nghiệm, kiểm định. Hy vọng Bộ Sổ tay sẽ là cẩm nang, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các kỹ sư tư vấn CONINCO. Với mong muốn như vậy, Phòng Quản lý kỹ thuật rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho Bộ Sổ tay để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cho những lần xuất bản tiếp theo. Các góp ý xin gửi về: - Phòng Quản lý kỹ thuật-Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO - Phòng 405, Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: 043.8.523.706/405; Fax: 043.8.741.231. - Websites: www.coninco.com.vn PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT

www.coninco.com.vn

9

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

LỜI GIỚI THIỆU Với bề dày truyền thống hơn 30 năm (16/4/1979-16/4/2010), CONINCO đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. Để phát triển bền vững, CONINCO luôn chú trọng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, kỹ sư tư vấn. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được CONINCO thực hiện từ năm 2001 và ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng có thể khẳng định điều quan trọng nhất là luôn được tập thể cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO thấu hiểu và thực hiện nghiêm túc. Để xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn chất lượng cao, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển có hệ thống, CONINCO luôn tự đặt ra các chuẩn mực, yêu cầu để phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tư vấn xây dựng. Một trong những yêu cầu đó là phải xây dựng Bộ Sổ tay các công tác tư vấn đối với từng loại hình dịch vụ tư vấn của CONINCO. Bộ Sổ tay sẽ là một nguồn tư liệu cung cấp các thông tin pháp lý, kỹ năng xử lý công việc mà các kỹ sư tư vấn có thể tham khảo, vận dụng, qua đó có thể tiếp cận công việc với sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc về pháp luật, sự chuẩn mực về quy trình, sự chủ động, linh hoạt về kỹ năng. Đây là một trong những nền tảng vững chắc để mỗi cá nhân và cả tập thể CONINCO nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững. Khi Bộ Sổ tay được ban hành và trở thành cẩm nang hữu ích cho các cán bộ, kỹ sư tư vấn thì những người là tác giả hay các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của CONINCO phải thường xuyên bổ sung, cập nhật để Sổ tay càng ngày càng tạo ra nhiều lợi ích thiết thực hơn. Thay mặt Ban lãnh đạo CONINCO, tôi chân thành cám ơn những người đã tham gia vào quá trình lập Bộ Sổ tay công tác tư vấn, họ có thể chưa phải là những chuyên gia xuất sắc nhất, nhưng chúng ta cần ghi nhận những cố gắng của họ để có được những cuốn Sổ tay đầu tiên được ban hành. Tôi hy vọng rằng các cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO, cũng như kỹ sư tư vấn nói chung sẽ nhận được từ Bộ Sổ tay sự trợ giúp lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày tại văn phòng hay hiện trường dự án. Tôi cũng hy vọng những cuốn Sổ tay sẽ hữu ích cho các sinh viên, học viên các khóa đào tạo, những người tham gia hoạt động xây dựng không chỉ của CONINCO mà còn là những khách hàng, đối tác quan tâm đến việc tìm hiểu về hệ thống pháp luật về tư vấn xây dựng nói riêng và các hoạt động xây dựng nói chung của Việt Nam./. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Công

www.coninco.com.vn

10

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

LỜI CÁM ƠN Được sự tin tưởng của Ban Lãnh đạo Công ty và cá nhân ông Chủ tịch Hội đồng quản trịTổng giám đốc CONINCO, Phòng Quản lý kỹ thuật được giao nhiệm vụ chủ trì lập các Sổ tay công tác tư vấn cho các dịch vụ tư vấn mà CONINCO thực hiện. Với ý thức rằng, Bộ Sổ tay là một nguồn cung cấp các kiến thức, kỹ năng hữu ích, không chỉ góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ, kỹ sư tư vấn mà còn là một giải pháp đào tạo và tự đào tạo liên tục, có hệ thống nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tư vấn chất lượng cao, Phòng Quản lý kỹ thuật đã rất nỗ lực trong suốt quá trình biên soạn, biên tập với mong muốn lập được Bộ Sổ tay đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó. Để đạt được các mục tiêu đặt ra, quá trình biên soạn Bộ Sổ tay đã bắt đầu bằng việc đánh giá tổng thể nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của CONINCO, những nội dung đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó xây dựng khung nội dung của Sổ tay và nhận biết sơ bộ về hiệu quả của cuốn Sổ tay, những quan điểm xây dựng Sổ tay, các nội dung cần được xem xét và đưa vào Sổ tay. Trong quá trình xây dựng Bộ Sổ tay, qua nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến góp ý, nhóm biên soạn, biên tập đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo Đơn vị, các chuyên gia, kỹ sư tư vấn của CONINCO. Chúng tôi đã tiếp thu và cố gắng chỉnh sửa để Bộ Sổ tay có thể đáp ứng tối đa các lợi ích cho người sử dụng. Sau khi Bộ Sổ tay được ban hành, Phòng Quản lý kỹ thuật mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi, đặc biệt là những đánh giá về tính hiệu quả của Sổ tay, những cách thức để thiết lập được Bộ Sổ tay ngày càng trở nên thân thiện với người dùng. Phòng Quản lý kỹ thuật trân trọng cám ơn các tập thể, cá nhân đã tích cực ủng hộ, trợ giúp và tham gia vào quá trình biên soạn Bộ Sổ tay, đặc biệt là những ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc CONINCO và Ban Lãnh đạo Công ty; những ý kiến và thông tin kịp thời, sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo các Phòng Quản lý, các Đơn vị trực thuộc, các Công ty thành viên trong Hệ thống nhượng quyền thương hiệu của CONINCO, cùng toàn thể các cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO đã đóng góp công sức cho việc hoàn thành Bộ Sổ tay./. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO TM.PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Lương Bình

www.coninco.com.vn

11

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

SỬ DỤNG, CẬP NHẬT Sử dụng Sổ tay: Sổ tay được thiết kế theo trình tự thực hiện các công việc, đưa ra các quy trình chung và một số diễn giải, cách thức và yêu cầu thực hiện. Sổ tay cũng tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn được cập nhật để tiện tra cứu, áp dụng, đồng thời cố gắng cung cấp các mẫu hồ sơ, tài liệu, văn bản để tham khảo, sử dụng thống nhất trong thực tế công việc. Riêng đối với các kỹ năng mềm, rất tiếc chưa thể cung cấp đầy đủ trong lần ban hành đầu tiên này. Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: Quản lý dự án, Tư vấn giám sát-Phiên bản 1.0/2010 nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện các công tác quản lý dự án, tư vấn giám sát công trình xây dựng cho các kỹ sư tư vấn CONINCO; áp dụng cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; và các công trình khác nói chung. Các công trình giao thông, thủy lợi,… có thể tham khảo để thực hiện theo hướng dẫn của Sổ tay này. Tài liệu bao gồm 03 Phần, 05 Phụ lục:

PHẦN THỨ NHẤT-QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHẦN THỨ HAI-QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN THỨ BA-TƯ VẤN GIÁM SÁT PHẦN THỨ TƯ-PHỤ LỤC Trong đó Phần thứ hai, Phần thứ ba đề cập nội dung chính, hướng dẫn công tác quản lý dự án, tư vấn giám sát. Phần thứ tư gổm 05 phụ lục A, B, C, D, E là các mẫu dùng để tham chiếu và áp dụng. Các nội dung chính được trình bày dưới dạng bảng biểu để tiện theo dõi và tham chiếu, cũng như bổ sung các ý kiến khi cần trong quá trình sử dụng. Các căn cứ pháp lý, quy định của Nhà nước áp dụng trong tài liệu được lấy tại thời điểm ban hành tài liệu này. Khi thực hành, vận dụng cần cập nhật các Quy định mới tại thời điểm thực hiện. Cuốn Sổ tay này chỉ có tính chất hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các kỹ sư tư vấn phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định được áp dụng và hợp đồng đã ký với khách hàng. Cập nhật Sổ tay: Hiện tại, Sổ tay đang được ban hành ở dạng bản in (bản cứng) nên việc cập nhật sẽ gặp khó khăn, đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu công việc để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Sổ tay; bản mềm của Sổ tay cũng được chuyển đến mỗi cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO. Trong tương lai, các Sổ tay sẽ được cung cấp dưới dạng bản mềm trên website CONINCO và sẽ là một tài liệu mang tính động, như là Sổ tay điện tử, cho phép người quản lý cập nhật thường xuyên, tức thời khi theo các quy định của Nhà nước hoặc khi thấy cần thiết phải thay đổi để hoàn thiện thêm Sổ tay. Đồng thời, Sổ tay cũng cần phải biên tập và in thành những trang rời để thuận tiện cho quá trình sửa đổi, bổ sung, thay thế; người sử dụng có thể tự cập nhật, ghi chú các quy định đã lỗi thời, những quy định đang còn hiệu lực. Sổ tay cũng được in trên đĩa CD khi cần thiết.

www.coninco.com.vn

12

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN SỔ TAY CHỈ ĐẠO NỘI DUNG TH.S. NGUYỄN VĂN CÔNG-Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc TỔNG BIÊN TẬP TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán KTS. BÙI NGỌC LƯƠNG-Phó giám đốc Trung tâm Khảo sát và Thiết kế KTS. LÊ VĂN CHUYỂN-Chuyên gia Phòng Đầu tư TH.S. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG-Phó trưởng Phòng Quản lý kỹ thuật TH.S. ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG-Phó trưởng Phòng Quản lý kỹ thuật và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Điều hành sản xuất, Phòng Đầu tư, Trung tâm Khảo sát và Thiết kế SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 2.0/2010 Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu KTS. LƯƠNG THỊ NGỌC HUYỀN-Phòng Quản lý kỹ thuật SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất TH.S. NGUYỄN TUẤN NGỌC-Phó trưởng Phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN THỊ LỤA-Phó trưởng phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN THỊ HỒNG OANH-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch KS. TRẦN MINH-Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng KS. TRẦN TUYẾT TRINH-Phó Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng TH.S. NGUYỄN QUANG BẢO-Phó Giám đốc Trung tâm Công trình ngầm www.coninco.com.vn

13

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Trung tâm Chuyển giao công nghệ xây dựng và Môi trường và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Thị trường, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Giá và Dự toán, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Thiết kế xây dựng SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chỉ đạo chung KS. NGUYỄN THỊ HỒNG OANH-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. NGUYỄN ĐẮC PHƯƠNG-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán KS. PHÙNG THANH HOÀI-Phó trưởng Phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. TRẦN MINH-Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng KS. TRẦN TUYẾT TRINH-Phó Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Giá và Dự toán, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Thiết kế xây dựng SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu TS. NGUYỄN ĐÌNH ĐÀO-Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN HỮU TRƯỜNG-Giám đốc Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án TH.S. TRẦN XUÂN DƯƠNG-Phó giám đốc Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án TH.S. NGUYỄN HUY ANH-Giám đốc Trung tâm Cơ điện và Công trình năng lượng Trung tâm Máy xây dựng và Công trình công nghiệp Trung tâm Quản lý xây dựng các dự án trọng điểm Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định công trình Trung tâm Thiết kế và Quản lý xây dựng và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Thị trường, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Giá và Dự toán, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO KHI CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý BẰNG VĂN BẢN CỦA CONINCO

www.coninco.com.vn

14

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ TƯ VẤN CỦA HIỆP HỘI KỸ SỰ TƯ VẤN QUỐC TẾ (FIDIC- Fédération Internationale des Ingénieurs-Conseils, International Federation of Consulting Engineers) (http://www1.fidic.org/about/ethics.asp) TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ NGÀNH TƯ VẤN: 1. Chấp nhận chịu trách nhiệm đối với xã hội khi thực hiện công việc 2. Liên tục tìm kiếm các giải pháp phù hợp với những nguyên lý của sự phát triển bền vững 3. Luôn luôn giữ gìn phẩm giá, tư cách và danh tiếng của nghề tư vấn NĂNG LỰC 1. Liên tục trau dồi, duy trì kiến thức, kỹ năng về mọi mặt phù hợp với trình độ phát triển công nghệ, sự thay đổi của môi trường pháp lý, quản lý và ứng dụng những kỹ năng đúng đắn, cẩn thận và cần cù khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng 2. Chỉ thực hiện công việc mà mình đủ khả năng và năng lực thực hiện ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP: 1. Luôn luôn hành động vì lợi ích chính đáng của khách hàng và cung cấp dịch vụ một cách trung thực và liêm chính TÍNH CÔNG MINH: 1. Công minh trong việc đưa ra các ý kiến tư vấn chuyên môn, các đánh giá hoặc quyết định. 2. Thông báo ngay cho khách hàng biết về bất cứ khả năng tiềm tàng xảy ra xung đột có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc cho khách hàng. 3. Không nhận những khoản tiền thù lao hay tương tự mà vì đó có thể gây ảnh hưởng đến việc xét đoán độc lập. CHƠI ĐẸP VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC: 1. Cổ vũ cho thực hiện khái niệm “Sự lựa chọn dựa vào chất lượng” 2. Không được làm bất cứ việc gì làm tổn hại đến danh tiếng hoặc công việc kinh doanh của người khác dù cho việc này là vô tình hay cố ý. 3. Không tranh giành công việc của kỹ sư tư vấn khác dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Chỉ làm công việc được chỉ định. 4. Không đảm nhận việc của kỹ sư tư vấn khác khi chưa thông báo và hỏi ý kiến người kỹ sư đó hoặc khi chưa có văn bản yêu cầu của khách hàng thông báo về việc chấm dứt công việc đó. 5. Trong trường hợp được yêu cầu kiểm tra lại công việc của người khác, phải cư xử phù hợp và lịch thiệp. THAM NHŨNG: 1. Không được đưa hoặc nhận bất cứ khoản thù lao dưới bất cứ hình thức nào mà ảnh hưởng tới nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến a) Việc gây ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn hoặc bồi thường của kỹ sư tư vấn và/hoặc khách hàng, hoặc b) Gây ảnh hưởng đến quyết định đánh giá trung thực của người kỹ sư tư vấn. 2. Hợp tác toàn diện với bất cứ cơ quan thi hành pháp luật nào trong quá trình điều tra việc quản lý thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc xây dựng.

www.coninco.com.vn

15

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

PHẦN THỨ NHẤT-QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ I.1. QUẢN LÝ DỰ ÁN TT 1

Quy định Điều 45 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

2

Điều 34 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng. 2. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 3. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. 4. Chính phủ quy định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án 1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án. 2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ

Bình luận/Hướng dẫn

16

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Điều 35 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

4

Điều 22 Nghị định 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. 2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Điều 22. Phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí 1. Phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí: a) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 1: được thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. b) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 2: được thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí như các tổ chức tư vấn hạng 1 trừ các công việc quy định tại điểm a, b và g khoản 1 Điều 18 Nghị định này đối với các dự án quan trọng quốc gia; c) Đối với các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng: được thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. 2. Phạm vi hoạt động của các cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí: a) Cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 được thực hiện: - Thực hiện tư vấn một hoặc một số công việc quản lý chi phí các dự án quan trọng quốc gia (trừ các công việc quy định tại điểm a, b và g khoản 1 Điều 18 Nghị định này); các dự án nhóm A; - Thực hiện tư vấn tất cả các công việc quản lý chi phí các dự án nhóm B, C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. b) Cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 được thực hiện:

Bình luận/Hướng dẫn

Điều 18, Điều 23 xem chi tiết ở Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009

17

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

5

Điều 26 Nghị định 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009

Nội dung quy định - Thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí như cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 trừ các công việc quy định tại điểm a, b và g khoản 1 Điều 18 Nghị định này đối với các dự án nhóm A, B; - Thực hiện tư vấn tất cả các công việc quản lý chi phí các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. 3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, những cá nhân có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật trở lên, có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng của các cơ sở đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này thì được thực hiện tư vấn quản lý chi phí đối với các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. 4. Cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng nhưng không đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý chi phí theo quy định của pháp luật được thực hiện các công việc quản lý chi phí nhưng không được ký các báo cáo, kết quả thẩm tra các công việc quản lý chi phí nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này. Điều 26. Quyền và trách nhiệm của các nhà thầu tư vấn quản lý chi phí 1. Được thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí theo năng lực và phạm vi hoạt động đã quy định. 2. Được yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán, được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tòa Hành chính hoặc Tòa Kinh tế đòi bồi thường thiệt hại do việc chậm trễ thanh quyết toán của chủ đầu tư. 3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả hoạt động quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo nội dung hợp đồng đã ký kết. 4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. 5. Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền. 6. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bình luận/Hướng dẫn

I.2. TƯ VẤN GIÁM SÁT TT 1

Quy định Điều 87 Luật xây dựng số

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 87. Giám sát thi công xây dựng công trình 1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi

Bình luận/Hướng dẫn

18

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

3

Quy định Nội dung quy định 16/2003/QH11 công phải được thực hiện chế độ giám sát. 2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình ngày phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về 26/11/2003 chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình. 4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ. Điều 88 Luật Điều 88. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng số 16/2003/QH11 Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: ngày 1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng 26/11/2003 công trình;

Bình luận/Hướng dẫn

2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng; 3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; 4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi. Điều90 Luật Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng số 16/2003/QH11 1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: ngày a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi 26/11/2003 công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết

www.coninco.com.vn

19

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

Điều 18 Nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

5

Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

quả giám sát; g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 18. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. 2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định này. 3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. 4. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này. Điều 21. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư 1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: - Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. 20

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; - Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; - Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. 2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu: a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC): - Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ; - Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây dựng;

Bình luận/Hướng dẫn

21

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định - Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ. b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay: - Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; - Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu. 3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện. 4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả. 5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

Bình luận/Hướng dẫn

II. TIÊU CHUẨN CỦA TỔ CHỨC, KỸ SƯ TƯ VẤN II.1. TỔ CHỨC TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TT 1

Quy định Điều 44 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 44. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án 1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. b) Hạng 2: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh

Bình luận/Hướng dẫn

22

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Điều 18 Nghị định 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C. Điều 18. Quy định chung về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân quản lý chi phí 1. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí sau đây phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định: a) Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư; b) Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dưng công trình; c) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; d) Đo bóc khối lượng xây dựng công trình; đ) Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình; e) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; g) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; h) Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng; i) Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. 2. Năng lực của các tổ chức tư vấn quản lý chi phí được thể hiện theo 02 hạng và được xác định trên cơ sở số lượng cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng thuộc tổ chức. 3. Năng lực của các cá nhân tư vấn quản lý chi phí được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng. 4. Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đến quản lý chi phí đáp ứng đủ điều kiện quy định của Nghị định này được cấp Chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng; việc hành nghề tư vấn của công chức phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về công chức. 5. Tổ chức tư vấn quản lý chi phí quy định tại Nghị định này bao gồm tổ chức tư vấn chỉ thực hiện những công việc cụ thể trong quản lý chi phí và các tổ chức tư vấn khác có chức năng hành nghề thực hiện những công việc liên quan đến quản lý chi phí và đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

Bình luận/Hướng dẫn

23

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 2

Quy định Điều 21 Nghị định 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009

Nội dung quy định Điều 21. Điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí 1. Tổ chức tư vấn thực hiện các công việc quản lý chi phí phải có đủ điều kiện sau: a) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 1: có ít nhất 5 cá nhân thuộc tổ chức có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1; b) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 2: có ít nhất 3 cá nhân thuộc tổ chức có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 cá nhân có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. 2. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí phải có đủ điều kiện sau: a) Có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật.

Bình luận/Hướng dẫn

II.2. KỸ SƯ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TT 1

Quy định Điều 43 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 43. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án 1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1; b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2; c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2. 2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3

Bình luận/Hướng dẫn

24

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án. 3. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại.

Bình luận/Hướng dẫn

II.3. TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT TT 1

Quy định Điều 51 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 51. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại. 3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.

Bình luận/Hướng dẫn

25

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

II.4. KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT TT 1

Quy định Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

2

Điều 40 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

Nội dung quy định Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ; b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình 1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. 2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.

Bình luận/Hướng dẫn

II.5. NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC TT 1

Quy định Điều 4 Thông tư 22/2009/TTBXD ngày

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 4. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực 1. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 2

Bình luận/Hướng dẫn

26

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định 06/7/2009

2

Điều 5 Thông tư 22/2009/TTBXD ngày 06/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 36 Nghị định 12/CP. 2. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện các lĩnh vực: kiểm định chất lượng công trình xây dựng; chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; thi công các công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/CP và quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 của Thông tư này. 3. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực dưới đây phải đáp ứng điều kiện năng lực theo các quy định sau: a) Thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định 08/CP. b) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thiết kế xây dựng công trình; khảo sát xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định 12/CP. c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ban hành theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. d) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Điều 5. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng 1. Năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 10 người là kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 1 phù hợp với công việc đảm nhận; - Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 5 người là kỹ sư có trình độ chuyên

Bình luận/Hướng dẫn

27

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Điều 6 Thông tư 22/2009/TTBXD ngày 06/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 2 phù hợp với công việc đảm nhận; - Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: Được thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: Được thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV. Điều 6. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 1. Năng lực của tổ chức thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng. - Có ít nhất 10 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 5 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận. - Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng. - Có ít nhất 5 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 3 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận. - Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động:

Bình luận/Hướng dẫn

28

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

Điều 7 Thông tư 22/2009/TTBXD ngày 06/7/2009

5

Điều 8 Thông tư 22/2009/TT-

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định a) Hạng 1: Được thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: Được thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV cùng loại. Điều 7. Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt quy định trong Thông tư này là: công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có kỹ thuật phức tạp dễ gây sự cố mất an toàn trong thi công, đòi hỏi việc thi công phải do tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng; an toàn cho người, cho công trình và các công trình lân cận. Những công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt bao gồm: 1. Các công việc: a) Xử lý nền móng bằng cọc barret và cọc khoan nhồi cho các loại công trình xây dựng; b) Phá dỡ công trình có chiều cao từ 10 mét trở lên; c) Lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng. 2. Các hạng mục công trình: a) Tầng hầm của các công trình: nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, các loại công trình khác; b) Đập có chiều cao trên 25 mét: bao gồm đập bê tông, đập đất, đá của công trình thuỷ lợi, thuỷ điện; c) Bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí. 3. Các công trình: a) Công trình nhà cao từ 20 tầng trở lên hoặc công trình có khẩu độ từ 36 mét trở lên; b) Công trình dạng tháp có chiều cao từ 50 mét trở lên; c) Công trình cầu có chiều dài nhịp chính từ 100 mét trở lên, cầu vòm có chiều cao từ 50 mét trở lên, cầu có trụ cao từ 30 mét trở lên; d) Công trình ngầm: như hầm của các loại công trình khai thác mỏ, thuỷ điện, giao thông và các loại công trình khác; đ) Công trình trên biển: như các công trình đê chắn sóng biển, công trình giàn khoan trên biển, đường ống dẫn dầu, khí ngoài biển và các loại công trình khác ngoài biển. Điều 8. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện các công việc, thi công hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt

Bình luận/Hướng dẫn

29

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định BXD ngày 06/7/2009

6

Điều 9 Thông tư 22/2009/TTBXD ngày 06/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Tổ chức, cá nhân khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt nêu tại Điều 7 của Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/CP và các điều kiện năng lực sau đây: 1. Chỉ huy trưởng công trường hoặc người phụ trách kỹ thuật của tổ chức nhận thầu phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô tương tự hoặc quy mô ở cấp thấp hơn liền kề. 2. Những cán bộ kỹ thuật của tổ chức nhận thầu làm việc tại công trình phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 2 năm đối với người có trình độ đại học, 4 năm đối với người có trình độ cao đẳng. 3. Các công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp. Riêng đối với công nhân vận hành, điều khiển máy móc, thiết bị thi công chính có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì phải có thời gian kinh nghiệm ít nhất 1 năm. 4. Máy móc, thiết bị chủ yếu để thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải được kiểm định theo quy định, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và an toàn vận hành. 5. Nhà thầu đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có cấp thấp hơn liền kề. 6. Tuỳ theo khối lượng công việc, quy mô công trình, tổ chức nhận thầu thực hiện công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc, thiết bị đảm bảo điều kiện năng lực phù hợp với từng công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của Thông tư này. Nhà thầu có thể thuê thầu phụ để đảm bảo đủ các điều kiện năng lực theo yêu cầu tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này. Điều 9. Các loại công trình đặc biệt yêu cầu khi thi công phải có chuyên ngành phù hợp Chuyên ngành phù hợp quy định tại Điều 8 của Thông tư này được hiểu là ngành chuyên môn mà người có chức danh chỉ huy trưởng công trường, người phụ trách kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, cụ thể đối với:

Bình luận/Hướng dẫn

30

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định 1. Công việc xử lý nền móng bằng cọc barret hoặc cọc khoan nhồi: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc địa chất công trình. 2. Công việc phá dỡ công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng. 3. Công việc lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng: yêu cầu chuyên ngành cơ khí, lắp máy. 4. Thi công tầng hầm các công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng. 5. Thi công đập: yêu cầu chuyên ngành xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. 6. Thi công bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc chuyên ngành cơ khí. 7. Công trình dân dụng, công nghiệp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. 8. Công trình dạng tháp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng, cơ khí hoặc lắp máy. 9. Công trình cầu: yêu cầu chuyên ngành xây dựng cầu đường. 10. Công trình ngầm: yêu cầu chuyên ngành xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm và mỏ hoặc chuyên ngành xây dựng cầu hầm. 11. Công trình trên biển: yêu cầu chuyên ngành xây dựng công trình biển.

Bình luận/Hướng dẫn

III. NHỮNG YÊU CẦU KHÁC TT 1

Quy định Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐCP ngày 18/4/ 2008

2

Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: 1. Gộp Điều 5 vào Điều 4 và được sửa đổi như sau: "Điều 4. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng 1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau: a) Công trình dân dụng; b) Công trình công nghiệp; c) Công trình giao thông; d) Công trình thủy lợi; đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật. 2. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình. 3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng." Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối - Phân loại dự án: Theo với dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định 12/2009/NĐ1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau CP đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau: 31

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định CP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này; b) Theo nguồn vốn đầu tư: - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. 3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng; b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.

Bình luận/Hướng dẫn - Phân loại, phân cấp công trình dân dụng theo Phụ lục A của QCVN 03:2009/BXD - Phân loại, phân cấp công trình công nghiệp theo Phụ lục B của QCVN 03:2009/BXD - Phân loại, phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Phụ lục C của QCVN 03:2009/BXD - Phân loại, phân cấp công trình giao thông theo Phụ lục IX của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

32

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 3

Quy định Điều 33 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

4

Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 33. Các hình thức quản lý dự án 1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng. 2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. 3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế quy hoạch xây dựng; d) Thiết kế xây dựng công trình; đ) Khảo sát xây dựng công trình; e) Thi công xây dựng công trình; g) Giám sát thi công xây dựng công trình; h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia

Bình luận/Hướng dẫn

33

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

5

Điều 1 mục 7.

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. 3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể. 6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. 8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. 7. Điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Bình luận/Hướng dẫn

34

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định Nghị định Số: 83/2009/NĐCP ngày 15 tháng 10 năm 2009

Nội dung quy định “Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện năng lực: a) Lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình; định giá xây dựng; 4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.”

6

Điều 37 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

7

Điều 55 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

Điều 37. Chứng chỉ hành nghề 1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. 2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề. 3. Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định. Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền: a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật; b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. 2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ: a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng; b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện; d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề.

www.coninco.com.vn

Bình luận/Hướng dẫn

35

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

IV. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN TT 1

2

Quy định Điều 89 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

Điều 3 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình 1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng; b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng; c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định; d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện; b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát; d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng; đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát; e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng; g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban

Bình luận/Hướng dẫn

Xem Điều 34, Điều 35 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009 ở Mục I.1 trong Phần thứ nhất của Sổ tay.

36

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Khoản 7 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

4

Điều 25 Nghị định 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước; b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng; c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư. 2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư. 3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. Điều 25. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư 1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2. Chủ đầu tư có các quyền, trách nhiệm sau: a) Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa ra các chỉ dẫn, yêu cầu, giới hạn vốn đầu tư làm cơ sở cho việc lập dự án. Lựa chọn phương án thiết kế, công nghệ, thiết bị, vật liệu xây dựng chủ yếu trình người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận; b) Được phép điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh trong các trường hợp điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư hoặc các trường hợp điều chỉnh tổng

Bình luận/Hướng dẫn

37

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

5

Điều 4 Thông tư 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; c) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình; d) Tổ chức lập, quyết định áp dụng các định mức mới chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố hoặc áp dụng, sử dụng các định mức điều chỉnh, định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác trừ các định mức quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định này; đ) Quyết định việc áp dụng, sử dụng giá vật liệu xây dựng công trình, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công làm cơ sở cho việc lập đơn giá xây dựng, dự toán xây dựng công trình; tham khảo giá do các tổ chức có chức năng công bố, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự và mặt bằng giá thị trường để áp dụng cho công trình; e) Đề xuất việc lựa chọn hình thức giá hợp đồng, giá gói thầu trong hoạt động xây dựng trình người quyết định đầu tư; g) Bảo đảm vốn, thanh toán và quyết toán hợp đồng đúng tiến độ và các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu; h) Tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định; i) Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu; k) Được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn công tác quản lý chi phí để thực hiện các công việc về quản lý chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tư vấn này; l) Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính hoặc Tòa kinh tế đòi bồi thường các thiệt hại do việc chậm chễ của cơ quan thanh toán vốn đầu tư; m) Chấp thuận hoặc từ chối các đề xuất, thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất. Kiểm soát các thay đổi trong quá trình thi công xây dựng công trình có liên quan đến thay đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng công trình; n) Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật. Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư trong trường hợp trực tiếp quản lý hoặc thuê tư vấn quản lý dự án Chủ đầu tư có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi

Bình luận/Hướng dẫn

38

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP và Nghị định 12/2009/NĐ-CP, bao gồm: 1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại các Điều của Chương IV của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan để khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng, lập thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng và các công việc tư vấn xây dựng khác. Khuyến khích chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức, cá nhân có thành tích tham gia thiết kế, thi công, quản lý các công trình xây dựng và chế tạo các sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao. Chủ đầu tư được tự thực hiện các công việc nêu trên nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: a) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, kể cả khi bổ sung nhiệm vụ khảo sát theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; b) Giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng quy định tại Điều 11 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; c) Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP. d) Tự lập hoặc thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng và báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Luật Xây dựng. đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP. e) Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP. 3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Bình luận/Hướng dẫn

39

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định b) Tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành, sử dụng công trình theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu. c) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo các quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. 4. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành công trình xây dựng và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; 5. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Thông tư này và gửi lưu trữ nhà nước đối với hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình theo quy định hiện hành. 6. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp tại địa phương về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng định kỳ trước ngày 15 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15 tháng 12 (đối với báo cáo năm) hằng năm, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này; báo cáo sự cố công trình xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. 7. Chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án), thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công việc từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này. Trong trường hợp ủy quyền cho ban quản lý dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền. Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Bình luận/Hướng dẫn

40

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

PHẦN THỨ HAI-QUẢN LÝ DỰ ÁN I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU, NHIỆM VỤ I.1. TỔNG QUÁT Được thực hiện theo Quy trình QT-07 của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 của Công ty. SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY QUÁ TRÌNH: Trách nhiệm

Các bước

Chủ trì, cán bộ P.KH hoặc P.TT

XEM XÉT CÁC YÊU CẦU KHÁCH HÀNG

Theo QT-06

Chủ trì, Phụ trách Đơn vị, P.KH/P.TT, P.KT/T.TN

LẬP, DUYỆT ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Quy định tại 6.2 Nếu cần thuê chuyên gia, CTV: theo QT-10.

Tổng giám đốc, người được ủy quyền

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ, ĐỀ CƯƠNG

Chủ trì, Phụ trách Đơn vị

LẬP HỢP ĐỒNG, ĐỀ CƯƠNG GIAO NHẬN KHOÁN NỘI BỘ

Chủ trì, người thực hiện

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Theo các Quy trình cho các công tác cụ thể.

Bộ phận/Cán bộ QLCL tại Đơn vị

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TẠI ĐƠN VỊ, VÀO SỔ THEO DÕI TẠI ĐƠN VỊ

Ghi kết quả vào Phiếu kiểm BM-07-01

Bộ phận/Cán bộ QLCL P.KT, P.QS, T.TN theo phân công, phân cấp

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY

Ghi kết quả vào Phiếu kiểm BM-07-01

XÁC NHẬN VÀO SỔ SẢN PHẨM

Ghi kết quả vào sổ quản lý

Bộ phận/Cán P.KH/T.TN

bộ

Tổng giám đốc, người được ủy quyền

XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT SẢN PHẨM

Chủ trì, người có trách nhiệm

BÀN GIAO SẢN PHẨM CHO KHÁCH HÀNG

Công ty và khách hàng

THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Nội dung, văn bản

Theo QT-06

Theo mẫu tại QT-06

Phê duyệt Đóng quyển Sau khi được ký duyệt và kiểm tra. Theo QT-06

MÔ TẢ QUY TRÌNH: 1. Xem xét các yêu cầu của khách hàng ký kết Hợp đồng kinh tế: Các yêu cầu của khách hàng có nhu cầu ký kết Hợp đồng kinh tế cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ giữa Công ty với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được xác định, xem xét tuân

www.coninco.com.vn

41

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS thủ theo Quy chế hoạt động của Công ty và các quy định về xem xét Hợp đồng theo Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06. 2. Lập Đề cương thực hiện Hợp đồng: Việc lập Đề cương thực hiện hợp đồng được thực hiện theo Quy chế của Công ty. Nếu theo yêu cầu của Chủ đầu tư đã lập Đề cương chi tiết kèm theo Hợp đồng kinh tế thì Chủ trì cần điền thêm các thông tin cần thiết khác vào Đề cương thực hiện Hợp đồng. Đề cương thực hiện Hợp đồng được lập làm căn cứ để Công ty xem xét tính khả thi của Hợp đồng, kiểm soát điều chỉnh nhân sự thực hiện và xem xét các yêu cầu cần thiết khi triển khai Hợp đồng. Đề cương thực hiện Hợp đồng được lập theo mẫu quy định Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Quản lý kỹ thuật, Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định công trình) hoặc Đơn vị được ủy quyền chịu trách nhiệm kiểm tra việc lập Đề cương thực hiện Hợp đồng theo quy định trước khi trình ký Hợp đồng kinh tế. Chủ trì, tùy theo yêu cầu của từng Hợp đồng, có trách nhiệm đề xuất nhân sự thực hiện để Phụ trách Đơn vị, Lãnh đạo Công ty phê duyệt triển khai thực hiện Hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu công việc phải sử dụng các cộng tác viên là các chuyên gia kỹ thuật không thuộc biên chế Công ty, việc lựa chọn nhân sự phải tuân theo các quy định tại Quy trình thuê chuyên gia, cộng tác viên và các nhà thầu phụ QT-10. Khi cần thiết, Tổng giám đốc, người được ủy quyền sẽ thành lập hội đồng để xem xét, thông qua Đề cương, Hợp đồng và các sản phẩm liên quan. 3. Ký kết Hợp đồng kinh tế: Việc ký kết các Hợp đồng kinh tế tuân theo các quy định tại Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06. 4. Lập Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ: Sau khi Hợp đồng kinh tế được Công ty và khách hàng ký kết có hiệu lực, Phụ trách Đơn vị, Chủ trì lập Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ với Tổng giám đốc, người được uỷ quyền) để làm căn cứ giao việc. Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ được lập theo mẫu quy định tại Quy trình Xem xét Hợp đồng QT06. 5. Triển khai thực hiện Hợp đồng: Phụ trách Đơn vị, Chủ trì lập quyết định thành lập nhân sự, nhật ký dự án/công trình và trình ký theo Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm. * Trong một số trường hợp đặc biệt để thực hiện các dự án lớn hay đặc biệt, Tổng giám đốc có thể ủy quyền cho chức danh Giám đốc dự án được quyền ký và đóng dấu các văn bản, sản phẩm của dự án/hợp đồng. Cá nhân được ủy quyền làm tờ trình có ý kiến của Thủ trưởng Đơn vị, Phó tổng giám đốc phụ trách để trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Giấy ủy quyền và Thư ủy quyền có thể được Tổng giám đốc ký cho các trường hợp: Giai đoạn thương thảo hợp đồng, ký các hồ sơ trong giai đoạn mời thầu,... Mẫu quyết định Giám đốc dự án, mẫy giấy ủy quyền, thư ủy quyền xem Phụ lục của Quy trình này. * Phòng Kinh tế kế hoạch hay Đơn vị, cá nhân được ủy quyền lập văn bản ủy quyền, Phòng Kinh tế kế hoạch soát xét và trình Tổng giám đốc ký văn bản ủy quyền. Chủ trì chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung Hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng tuân thủ theo các quy định tại các Quy trình thực hiện các công tác tư vấn cụ thể. Đối với Hợp đồng kinh tế của Công ty về việc thí nghiệm thì trong quá trình thực hiện có Phiếu yêu cầu thí nghiệm và Biên bản lấy mẫu-bàn giao thí nghiệm (theo Phụ lục của Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06). 6. Kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện Hợp đồng: Việc kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện Hợp đồng được tổ chức thực hiện tại cấp Đơn vị và cấp Công ty. Phụ trách đơn vị, Chủ nhiệm dự án, Chủ nhiệm đồ án, Chủ trì hợp đồng, Trưởng đoàn,.. chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung Hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng; bố trí nhân sự thực hiện cần đảm bảo phù hợp theo chuyên môn, năng lực và ký theo các nhiệm vụ, chức danh gồm: Phụ trách đơn vị, Chủ nhiệm, Chủ trì, Trưởng đoàn, Thực hiện và Kiểm tra, và các chức danh khác (nếu có) ở mỗi sản phẩm (Người thực hiện gồm: Tính, Vẽ, Thí nghiệm, Thực hiện, Thiết kế, Giám sát, Cán bộ kỹ thuật,...). Mỗi cá nhân phải tự thực hiện kiểm tra các công việc, sản phẩm do mình thực hiện. www.coninco.com.vn

42

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 7.1. Hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng tại các Đơn vị: Công ty quy định phân cấp quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm tư vấn xuống từng Đơn vị: - Mỗi Đơn vị có bộ phận chuyên trách (hoặc ít nhất một cán bộ chuyên trách) công tác quản lý đảm bảo chất lượng tại Đơn vị, giúp Lãnh đạo Đơn vị thực hiện trách nhiệm được giao. - Với các sản phẩm tư vấn thuộc trách nhiệm quản lý chất lượng tại Đơn vị liên quan đến nhiều bộ môn chuyên môn thì Lãnh đạo Đơn vị có trách nhiệm xem xét bố trí cán bộ có năng lực kết hợp kiểm tra xem xét chất lượng sản phẩm trước khi trình ký xuất ra khỏi Đơn vị. - Các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ (hoặc bộ phận) chuyên trách công tác quản lý đảm bảo chất lượng tại đơn vị do Phụ trách Đơn vị quy định tại Quy chế hoạt động của Đơn vị. - Bộ phận chuyên trách/cán bộ chuyên trách công tác quản lý đảm bảo chất lượng tại Đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm tư vấn của các Hợp đồng kinh tế do Đơn vị thực hiện. 7.2. Hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng tại Công ty: Do bộ phận quản lý chất lượng của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Giá và Dự toán, Trung tâm Thí và Kiểm định công trình, theo lĩnh vực phụ trách, hoặc Đơn vị được ủy quyền chủ trì đảm nhiệm. Bộ phận quản lý chất lượng này chịu trách nhiệm soát xét sản phẩm tư vấn của các Hợp đồng kinh tế theo quy định phân cấp quản lý. 7.3. Trình tự kiểm tra chất lượng: Sản phẩm tư vấn sau khi được Chủ trì hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng theo trình tự sau: - Chủ trì hoàn thành bản mộc sản phẩm (Báo cáo, tập bản vẽ...), thống nhất với các bộ môn chuyên môn, ký và chuyển qua bộ phận quản lý chất lượng tại Đơn vị và Phụ trách Đơn vị ký theo phân cấp. - Bộ phận quản lý chất lượng của Công ty, theo phân cấp quản lý, soát xét sản phẩm, sau đó thông báo cho Chủ trì hay Phụ trách Đơn vị về các vấn đề cần sửa chữa, bổ sung (nếu có). - Tuỳ theo mức độ phức tạp kỹ thuật của sản phẩm, bộ phận quản lý chất lượng cần có thời gian đọc và xem xét sản phẩm, nhưng không quá 02 ngày phải có ý kiến nhận xét chính thức trả lời Chủ trì (nếu sản phẩm cần sửa hoặc có vấn đề cần phải trao đổi thêm). - Trong trường hợp cần sửa chữa, bổ sung thì sau khi hoàn tất theo ý kiến góp ý của bộ phận quản lý chất lượng, Chủ trì lại chuyển bản mộc sản phẩm đã sửa chữa bổ sung cho bộ phận chất lượng kèm theo bản dự thảo lần trước để bộ phận quản lý chất lượng dễ dàng kiểm tra lại. * Kết quả việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn theo mỗi công đoạn được ghi vào phiếu kiểm tra theo biểu mẫu BM-07-01. * Đối với các trường hợp có quy định sử dụng biểu mẫu kiểm riêng cho các công đoạn hoặc các quy trình, sẽ áp dụng các biểu mẫu phiếu kiểm riêng thay thế cho biểu mẫu BM-07-01. * Trong quá trình thực hiện, khi cần trao đổi ý kiến, kiến nghị, v.v.. với khách hàng hay có thể trong nội bộ Công ty thì sử dụng các văn bản như thư kỹ thuật, mẫu Thư kỹ thuật theo Phụ lục 1 của Quy trình này hoặc sử dụng BM-02-05, các Mẫu thư trong Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. * Quản lý, giao nhận hồ sơ, tài liệu với khách hàng hay trong nội bộ Công ty trong quá trình thực hiện sử dụng BM-11-01 và BM-11-02 của Quy trình Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp QT-11. 7.4. Quản lý việc kiểm tra chất lượng: Phòng Kinh tế-Kế hoạch/Đơn vị được ủy quyền căn cứ vào kết quả kiểm tra của bộ phận quản lý chất lượng để vào sổ theo dõi sản phẩm, sau đó Đơn vị thực hiện trình Lãnh đạo Công ty ký, đóng dấu và phát hành. Đơn vị thực hiện không được trình Lãnh đạo Công ty ký duyệt sản phẩm nếu không có các Phiếu trình, Phiếu kiểm tương ứng với sản phẩm trình ký. Bản gốc của Phiếu kiểm (BM-07-01) và Báo cáo thực hiện dự án hợp đồng (BM-32-01) được Phòng Tổ chức-Hành chính lưu và chuyển lại Phòng Quản lý kỹ thuật/Đơn vị được ủy quyền, Đơn vị thực hiện lưu bản sao cùng hồ sơ, tài liệu của Hợp đồng. Sau khi sản phẩm được phát hành, Phòng Quản lý kỹ thuật/Đơn vị được ủy quyền có trách nhiệm thu thập bản gốc Phiếu kiểm (BM-07-01) và Báo cáo (BM-32-01) để tiến hành đo lường, phân tích theo Quy trình Thu thập, đo lường, phân tích, cải tiến QT-32, đề ra các hành động khắc phục và phòng ngừa theo Quy trình Hành động khắc phục và phòng ngừa QT-31, làm cơ sở lập các báo cáo về Sản phẩm không phù hợp và báo cáo tại cuộc họp Xem xét của Lãnh đạo theo các Quy trình Kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT-13 và Quy trình Xem xét của Lãnh đạo QT-01. 8. Xác nhận và phê duyệt sản phẩm:

www.coninco.com.vn

43

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Tổng giám đốc, người được uỷ quyền kiểm tra xác nhận và phê duyệt sản phẩm tư vấn trước khi giao cho khách hàng. 9. Yêu cầu về sản phẩm tư vấn: 9.1. Sản phẩm tư vấn của Công ty bao gồm: + Các Báo cáo sản phẩm, các Hợp đồng kinh tế về các loại hình tư vấn, dịch vụ. + Thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản tính, bản vẽ thiết kế, tổng dự toán, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công,… + Các Phiếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chất lượng. 9.2. Sản phẩm tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu, quy định của Công ty về hình thức, bao gồm quy định về hình thức như mẫu bìa, trang áp bìa, bố cục và đóng quyển. + Mẫu bìa, trang áp bìa, bố cục được quy định theo mẫu. + Việc đóng quyển phải được đóng bằng bìa in sẵn của Công ty. Với các khổ sản phẩm tư vấn cần đóng lớn hơn khổ A4 thì cho phép đóng bìa thường cho đến khi có quy định mới. + Các bản vẽ thiết kế phải có khung tên theo mẫu thống nhất, đủ và chính xác các thông tin cần thiết. + Các kết quả thí nghiệm, kết quả kiểm định chất lượng phải tuân thủ theo quy định tại các Quy trình, Quy chế của Công ty. * Xem chi tiết tại Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm (Xem các phụ lục kèm theo) 9.3. Kiểm tra và ký tên trong các sản phẩm tư vấn: Tất cả cá nhân tham gia phải được ghi đầy đủ họ và tên, chức danh và phải ký đầy đủ ở sản phẩm theo Quy chế của Công ty. 9.4. Kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng: Chủ trì, Phụ trách Đơn vị hoặc người được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của Công ty, Nhà nước trước khi giao sản phẩm cho khách hàng. 10. Bàn giao sản phẩm cho khách hàng: Chủ trì, Phụ trách Đơn vị hoặc người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm bàn giao sản phẩm cho khách hàng và ký biên bản bàn giao theo BM-11-01. 11. Thanh lý Hợp đồng giao nhận khoán: Việc thanh lý Hợp đồng giao nhận khoán ký giữa Phụ trách Đơn vị hoặc Chủ trì với Tổng giám đốc, người được ủy quyền được thực hiện theo mẫu quy định tại Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06. 12. Thanh lý Hợp đồng Kinh tế: Việc thanh lý Hợp đồng kinh tế ký giữa Công ty và khách hàng được thực hiện theo Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06. 13. Xử lý các sai phạm: Tổng giám đốc, người được ủy quyền căn cứ các báo cáo kiểm tra của Phòng Quản lý kỹ thuật/Đơn vị được ủy quyền, các Phòng quản lý khác, hoặc qua các đợt kiểm tra, phúc tra đột xuất, các đợt đánh giá chất lượng nội bộ, đánh giá của Tổ chức chứng nhận,.. nếu phát hiện sai phạm nào của Đơn vị hoặc cá nhân làm giảm chất lượng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm công tác tư vấn của Công ty, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty phải được xử lý theo các mức sau: - Đối với cá nhân CBCNV trong Công ty không tuân thủ đúng các quy định của Quy trình này và các quy định khác của Công ty, thì tùy theo mức độ có thể bị trả lại sản phẩm để làm lại, phạt tiền tuỳ theo mức độ nặng nhẹ (kể cả trường hợp bên A vẫn chấp nhận nghiệm thu sản phẩm) hoặc đình chỉ không được thực hiện tiếp dự án và không được giải ngân kinh phí thực hiện Hợp đồng. - Nếu sai phạm nghiêm trọng, hoặc đã được nhắc nhở nhiều lần mà không sửa chữa khắc phục thì bị coi là vi phạm nghiêm trọng nội quy lao động và Quy chế của Công ty, có thể bị đình chỉ Hợp đồng lao động trước thời hạn, hoặc không ký tiếp Hợp đồng lao động khi hết hạn. - Các Đơn vị có cá nhân sai phạm mà chưa làm hết trách nhiệm của mình trong công tác kiểm tra đôn đốc thì Phụ trách Đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Công ty và cũng phải xử lý.

I.2. YÊU CẦU KHÁC TT 1

Quy định Mục 2.1 Định mức kèm theo Quyết định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn 2.1. Chi phí quản lý dự án xác định theo Định Phần này tuy nói về chi mức chi phí quản lý dự án công bố tại Quyết phí nhưng cần hiểu là nội định này là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu dung của công việc 44

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009

2

Mục 3.4 Thông tư 04/2010/TTBXD ngày 26/5/2010

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công QLDA. việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, QLDA là "tổ chức" thực thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu hiện các công việc. bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng; cụ thể như sau: - Chi phí tổ chức việc lập báo cáo đầu tư (Báo cáo NCTKT), lập dự án đầu tư (Báo cáo NCKT), lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức việc thi tuyển thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức việc thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức việc quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; - Chi phí tổ chức việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức việc lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức việc kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, nếu có; - Chi phí tổ chức việc kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, nếu có; - Chi phí tổ chức việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức việc nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức việc thực hiện các công việc quản lý khác. 3.4. Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ 45

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

đầu tư; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.

I.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN QLDA 1. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN QLDA Bảng số 1: Định mức chi phí quản lý dự án (Kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) Đơn vị tính: Tỷ lệ % TT

Loại công trình

Chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế GTGT) (tỷ đồng) ≤ 10

20

50

100

200

500

1.000 2.000 5.000 10.000 20.000 30.000

1

Công trình dân dụng 2,524 2,141 1,912 1,537 1,436 1,254 1,026 0,793 0,589 0,442 0,330 0,264

2

Công trình nghiệp

công 2,657 2,254 2,013 1,617 1,512 1,320 1,080 0,931 0,620 0,465 0,347 0,278

3

Công thông

giao 2,259 1,916 1,711 1,375 1,285 1,122 0,918 0,791 0,527 0,395 0,295 0,236

4

Công trình thuỷ lợi

5

Công trình hạ tầng 2,125 1,803 1,610 1,294 1,210 1,056 0,864 0,744 0,496 0,372 0,278 0,222 kỹ thuật

trình

www.coninco.com.vn

2,391 2,029 1,811 1,455 1,361 1,188 0,972 0,838 0,558 0,419 0,313 0,250

46

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

2. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN (Kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) 1. Công thức xác định dự toán chi phí tư vấn: Ctv = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp (3) Trong đó: + Ctv: Chi phí của công việc tư vấn cần lập dự toán. + Ccg: Chi phí chuyên gia. + Cql: Chi phí quản lý. + Ck: Chi phí khác. + TN: Thu nhập chịu thuế tính trước. + VAT: Thuế giá trị gia tăng. + Cdp: Chi phí dự phòng. 2. Cách xác định các thành phần chi phí tư vấn: a) Chi phí chuyên gia (Ccg): Xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia. - Số lượng chuyên gia (gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia, kỹ thuật viên...) được xác định theo yêu cầu cụ thể của từng loại công việc tư vấn, yêu cầu về tiến độ thực hiện công việc tư vấn, trình độ chuyên môn của từng loại chuyên gia tư vấn... Việc dự kiến số lượng, loại chuyên gia và thời gian thực hiện của từng chuyên gia phải được thể hiện trong đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn cần tính toán. Đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn phải phù hợp với nội dung, phạm vi của công việc tư vấn cần lập dự toán. Đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn có thể do chủ đầu tư lập hoặc do chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập. - Tiền lương chuyên gia bao gồm lương cơ bản, chi phí xã hội, phụ cấp tiền lương khác (nếu có) và được xác định như sau: + Trường hợp chưa xác định được tổ chức tư vấn: Căn cứ mức tiền lương bình quân của chuyên gia trên thị trường hoặc theo mức tiền lương do Nhà nước công bố. + Trường hợp đã xác định được tổ chức tư vấn cụ thể: Căn cứ mức tiền lương thực tế của chuyên gia trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan tài chính cấp trên hoặc các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong năm gần nhất của tổ chức tư vấn đó và mức trượt giá hàng năm để tính toán. b) Chi phí quản lý (Cql): Chi phí quản lý là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng làm việc và chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của chuyên gia tư vấn... Chi phí quản lý xác định bằng khoảng từ 45% đến 55% của chi phí chuyên gia. c) Chi phí khác (Ck): gồm; Chi phí khấu hao thiết bị, chi phí đi lại của chuyên gia, chi phí văn phòng phẩm (giấy, mực, bút…), chí phí hội nghị, hội thảo và các khoản chi phí khác (nếu có). + Chi phí khấu hao thiết bị: Căn cứ vào nhu cầu, số lượng thiết bị, thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để thực hiện công việc tư vấn và giá thiết bị phổ biến trên thị trường. + Chí phí hội nghị, hội thảo: Căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc tư vấn để tổ chức hội nghị, hội thảo theo quy định hiện hành. + Các khoản chi phí khác xác định theo yêu cầu thực tế của từng loại công việc tư vấn. d) Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Được xác định bằng 6% của (Chi phí chuyên gia + Chi phí quản lý + Chi phí khác). e) Thuế giá trị gia tăng (VAT): Được xác định phù hợp với từng loại công việc tư vấn theo quy định. f) Chi phí dự phòng (Cdp): Là khoản chi phí cho những phát sinh trong quá trình thực hiện công việc tư vấn. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% so với toàn bộ các khoản mục chi phí nói trên.

www.coninco.com.vn

47

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN TT 1 2 3 4 5 6

Khoản mục chi phí

Diễn giải

Chi phí chuyên gia Chi phí quản lý Chi phí khác Thu nhập chịu thuế tính trước Thuế giá trị gia tăng Chi phí dự phòng Tổng cộng

Giá trị (đồng)

(45%-55%)*Ccg 6%*(Ccg+Cql+Ck) %*(Ccg+Cql+Ck+TN) 10%*(Ccg+Cql+Ck+TN+VAT) Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp

Ghi chú Ccg Cql Ck TN VAT Cdp Ctv

3. QUY ĐỊNH CÔNG TY VỀ LẬP CHI PHÍ TƯ VẤN TT 1

Quy định

2

Nội dung quy định Quyết định số 2018/2010/QĐ-TGĐ ngày 22/9/2010 của Tổng giám đốc về việc Công bố định mức lương chuyên gia tư vấn CONINCO Quyết định số 2045/2010/QĐ-TGĐ ngày 24/9/2010 của Tổng giám đốc về ban hành mẫu lập dự toán chi phí tư vấn và hướng dẫn thực hiện

Bình luận/Hướng dẫn

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ II.1. THỦ TỤC CHUNG Được thực hiện theo Quy trình QT-14 của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 của Công ty. SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY QUÁ TRÌNH: Trách nhiệm Các bước Nội dung, văn bản Phụ trách Đơn vị, Chủ trì, P.KH, P.KT, P.TT, T.TN

PHÁT TRIỂN HỢP ĐỒNG QLDA, ĐẤU THẦU, ĐỀ CƯƠNG QLDA, HỒ SƠ XIN VIỆC, HỒ SƠ CHỈ ĐỊNH THẦU, DỰ TOÁN CHI PHÍ...

Theo QT-07 và các quy trình liên quan

Tổng giám đốc, người được ủy quyền

KÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN QLDA

Theo Quy trình QT-07

Phụ trách Đơn vị, Giám đốc TV QLDA, chủ trì

THÀNH LẬP NHÂN SỰ TƯ VẤN QLDA

Theo các quy trình cho các công tác cụ thể

Phụ trách Đơn vị, Giám đốc TV QLDA, Chủ trì, cán bộ tham gia

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TẠI TRỤ SỞ VÀ VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG

Theo các quy trình cho các công tác cụ thể

Phụ trách Đơn vị, Giám đốc TV QLDA, Chủ trì

Q.LÝ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC TƯ VẤN

Theo các quy trình cho các công tác cụ thể

Phụ trách Đơn vị, Giám đốc TV QLDA, Chủ trì,

BAN HÀNH CÁC SẢN PHẨM TƯ VẤN CHO

Theo các quy trình cho các công tác cụ thể

www.coninco.com.vn

48

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Tổng giám đốc, người được ủy quyền

CHỦ ĐẦU TƯ

Giám đốc TV QLDA, Chủ trì, cán bộ tham gia

BÁO CÁO QUẢN LÝ NỘI BỘ

Theo quy định hiện hành của Công ty

Phụ trách Đơn vị, Giám đốc TV QLDA, Chủ trì, Tổng giám đốc, người được ủy quyền

NGHIỆM THU SẢN PHẨM TV QLDA VỚI CHỦ ĐẦU TƯ

Theo QT-06, QT-07

Đơn vị thực hiện, Công ty và khách hàng

THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG VỚI CĐT

Theo QT-06, QT-07

MÔ TẢ QUY TRÌNH: 1. Phát triển hợp đồng quản lý dự án, đấu thầu, đề cương quản lý dự án, hồ sơ xin việc, hồ sơ chỉ định thầu, dự toán chi phí,...: Phụ trách Đơn vị và Chủ trì có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, đánh giá các thông tin đầu vào và lập các hồ sơ phát triển thị trường (công văn xin việc, hồ sơ đấu thầu, đề cương thực hiện) và lên kế hoạch nhân sự cũng như dự toán chi phí thực hiện hợp đồng tư vấn QLDA. 2. Ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án: Phòng Kinh tế kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Đơn vị liên quan, xem xét thông tin tổng thể, phân tích năng lực của Đơn vị và Chủ trì để đánh giá mức độ khả thi, mức độ rủi ro của hợp đồng tư vấn QLDA trước khi trình Lãnh đạo Công ty ký hợp đồng tư vấn QLDA. 3. Thành lập nhân sự tư vấn quản lý dự án: Tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và nội dung của hợp đồng tư vấn QLDA, Phụ trách Đơn vị sẽ phải phối hợp với Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Quản lý kỹ thuật để chọn Giám đốc Tư vấn QLDA (hay Giám đốc dự án) và danh sách các thành viên trong ban điều hành tư vấn QLDA hoặc các chức danh khác. Trong một số lĩnh vực đặc biệt, nếu nguồn nhân lực nội bộ không đủ đáp ứng, Công ty sẽ ký hợp đồng với chuyên gia ngoài Công ty theo Quy trình Thuê chuyên gia, cộng tác viên và nhà thầu phụ QT-10. Mẫu quyết định thành lập theo Quy định của Công ty. 4. Tổ chức hoạt động nhóm tại trụ sở Công ty và văn phòng hiện trường: Tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và nội dung hợp đồng tư vấn QLDA, Giám đốc tư vấn QLDA sẽ lập bảng phân công nhiệm vụ và định dạng sản phẩm của các thành viên trong ban điều hành tư vấn QLDA. 5. Quản lý thực hiện các công tác về khảo sát thiết kế, lựa chọn nhà thầu, quản lý thời gian thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng,..: Phần công việc chi tiết thực hiện tham khảo theo Nội dung Mẫu đề cương công tác tư vấn QLDA ban hành kèm theo Quyết định số 936/QĐ-CT của Giám đốc Công ty ngày 08/12/2005 và các Quy trình thực hiện cho các công tác cụ thể. 6. Ban hành các sản phẩm tư vấn cho chủ đầu tư: Phần công việc chi tiết tham khảo Mẫu đề cương công tác tư vấn QLDA ban hành kèm theo Quyết định số 936/QĐ-CT của Giám đốc CONINCO ngày 08/12/2005. 7. Báo cáo quản lý nội bộ: Chế độ báo cáo nội bộ: Báo cáo ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng và các báo cáo công việc khi cần thiết. Mẫu báo cáo theo các quy định của Nhà nước hiện hành, theo yêu cầu của khách hàng và Quy trình Giám sát thi công xây dựng công trình QT-24. 8. Nghiệm thu sản phẩm tư vấn QLDA với chủ đầu tư: Tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và nội dung hợp đồng tư vấn QLDA, theo từng giai đoạn của dự án, Giám đốc tư vấn QLDA phải tiến hành làm thủ tục nghiệm thu khối lượng và chất lượng công việc với Chủ đầu tư. 9. Thanh quyết toán hợp đồng với Chủ đầu tư: Thực hiện theo Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06.

www.coninco.com.vn

49

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

II.2. CHUẨN BỊ VỀ NHÂN SỰ Được thực hiện theo Phụ lục của Quy trình QT-06 của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012008 của Công ty. Bố trí nhân sự thực hiện (Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp chuyên môn): 1. Xác định Người chủ nhiệm/Chủ trì/Giám đốc. Hạn chế tối đa sử dụng CTV cho vị trí này, nếu sử dụng thì phải có HĐLĐ được ký theo quy định Công ty. Xác định Người chủ trì hợp đồng trong trường hợp khác với người chủ nhiệm/chủ trì ở trên Trong mọi trường hợp nên có thêm người Điều phối viên/Trợ lý/Thư ký để trợ giúp Chủ trì thực hiện, có thể Chủ trì sẽ kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ này. Người Văn thư/Phiên dịch sẽ trợ giúp khi cần thiết. 2. Bố trí nhân sự và phân công công việc thực hiện: 2.2. Phân công thực hiện chi tiết: Phần này nêu rõ người chủ trì, kiểm tra, thực hiện. Cần thiết phải rõ ràng các chức danh cần ký trên sản phẩm thực hiện. Bảng dưới đây trình bày cách chi tiết hóa việc bố trí nhân sự và phân công công việc thực hiện.

TT

Tên

A 1

Quản lý chung: Nguyễn A

2 3 B I 1 2 3 4 II 1 2 3 III 1 2 … …

Đơn vị

Chuyên môn

Phân công

Tiến độ

Kết quả

Ghi chú

T.TX Ths., KSXD DD &CN

- Chủ trì/Trưởng Từ ngày / Hoàn Đoàn/Giám đốc tư /20 đến / thành vấn QLDA/Tổ /20 hợp trưởng/…, đồng - Kiểm tra sản phẩm Vũ V T.TX KTS Thư ký, điều phối … … Trần K T.HT CNNN Phiên dịch, dịch sản … … phẩm Các bộ môn/Tổ/Đội/…………………………………: Bộ môn quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật/Tổ kiến trúc, hoàn thiện/Tổ kế hoạch/…………………. Nguyễn C T.TX KTS QH Chủ trì bộ môn quy Từ ngày / Hoàn hoạch, Kiểm tra bộ /20 đến / thành… môn /20 Nguyễn Văn K T.TX KTS CT Chủ trì bộ môn kiến Từ ngày / … trúc, Kiểm tra bộ /20 đến / môn /20 Trần S T.KS KTS Cán bộ thực hiện, … … thư ký … Bộ môn kết cấu/Tổ xây dựng/………………………… Hoàng K P.KT KSXD Chủ trì bộ môn kết … … DD&CN cấu Kiểm tra bộ môn Lý G T.QT … Thực hiện … … Bộ môn …/Tổ giám sát hệ thống cơ điện, nước…/Tổ trắc đạc/Tổ thí nghiệm/……………………………… … … Bộ môn dự toán/Tổ kinh tế, hợp đồng…/Tổ đấu thầu/Tổ vật liệu/………………………….………….:

www.coninco.com.vn

50

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 1 2

Tên

Đơn vị

Chuyên môn

Phân công

Tiến độ

Kết quả

Ghi chú

… …

II.3. LẬP TIẾN ĐỘ, TÀI CHÍNH Kế hoạch và tiến độ thực hiện: - Áp dụng cho các Hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực tư vấn thẩm tra thiết kế và dự toán, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán có giá trị Hợp đồng ≥200 triệu đồng; Hợp đồng chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, hợp đồng chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình có giá trị ≥150 triệu đồng; Hợp đồng khảo sát, thiết kế, lập quy hoạch có giá trị ≥1 tỷ đồng (tính cho giá trị Hợp đồng trước khi giảm giá) và các Hợp đồng khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách Đơn vị. - Và các trường hợp khác khi cần thiết. 1 Tiến độ thực hiện: Tiến độ Nội dung

Tháng thứ nhất (tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực)

Thời gian tiếp theo (theo tiến độ của Hợp đồng) 14 15 16 17 18 19 .... 28 29 30 ....

Ngày ký HĐ chính thức Ngày bắt đầu công việc Họp tổ tư vấn Các tổ tư vấn chuyển file báo cáo sơ bộ lần 1 cho Chủ nhiệm dự án Họp hội thảo báo cáo thử kết quả lần 1 Thông qua P.KT báo cáo TGĐ, P.TGĐ phụ trách kết quả sau khi đã sửa theo góp ý Hoàn thiện báo cáo Các Tổ báo cáo sơ bộ Họp các tổ trưởng và các chuyên gia thông qua các phần việc Làm việc với khách hàng, hoàn thiện, trình ký báo cáo và đóng dấu bản vẽ Trả sản phẩm cho khách hàng

2. Nhu cầu tài chính: Tiến độ Tỷ Nội dung lệ Giá % trị

Tháng thứ nhất (tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực)

Thời gian tiếp theo (theo tiến độ của Hợp đồng) 15 16 17 18 19 .... 28 29 30 ....

Giá trị hợp đồng sau thuế Thuế giá trị gia www.coninco.com.vn

51

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Tiến độ Nội dung

Tỷ lệ Giá % trị

Tháng thứ nhất (tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực)

Thời gian tiếp theo (theo tiến độ của Hợp đồng) 15 16 17 18 19 .... 28 29 30 ....

tăng Giá trị Hợp đồng trước thuế Tiền bảo lãnh thực hiện Hợp đồng (nếu có) Phí bảo lãnh thực hiện Hợp đồng (nếu có) Bảo lãnh tiền tạm ứng Hợp đồng (nếu có) Phí bảo lãnh tiền tạm ứng Hợp đồng (nếu có) Dự kiến vay để thực hiện Hợp đồng (nếu có) Dự kiến các đợt tiền về: Đợt 1.... Trích nộp quản lý Công ty (tương ứng với các đợt) Trích nộp quản lý Đơn vị (tương ứng với các đợt) Quỹ dự phòng rủi ro tạm trích từ quản lý Đơn vị Quỹ dự phòng rủi ro tạm giữ từ nhóm thực hiện ........ Chi trả phí bảo lãnh, lãi vay, ... Chi phí trực tiếp thực hiện Hợp đồng (sau khi trừ quỹ dự phòng rủi ro) (tương ứng với các đợt) Đợt 1 ... .... ...... ....

www.coninco.com.vn

52

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN III.1. NỘI DUNG CHUNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TT 1

Quy định Một số nội dung chung của QLDA

Nội dung quy định Tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng; cụ thể như sau: Thực hiện việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thông qua các hoạt động liên quan đến: + Khảo sát; + Thiết kế; + Đấu thầu; + Xây dựng và lắp đặt; + Mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị; + An toàn, vệ sinh môi trường; + Chạy thử, nghiệm thu và bàn giao; + Thanh quyết toán công trình; + Đào tạo và vận hành.

Bình luận/Hướng dẫn

2. TỔNG THỂ CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN TT I 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 II 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8

BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN Nội dung công việc Thời gian Ghi chú thực hiện Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có) Lập dự án đầu tư Lập thiết kế cơ sở Thẩm định thiết kế cơ sở Thẩm định dự án đầu tư Trình và phê duyệt dự án đầu tư Đo đạc khảo sát hiện trạng khu đất tỷ lệ 1:500 Có thể là 1:2000,... Đo vẽ hiện trạng công trình phục vụ phá dỡ giải phóng mặt bằng Lập phương án di chuyển đường điện Di chuyển đường điện Khảo sát địa chất, thuỷ văn khu đất XD công trình Giai đoạn thực hiện đầu tư Xác định chỉ giới đường đỏ, các số liệu kỹ thuật và cốt cao độ qui hoạch vùng. Thiết kế qui hoạch tổng mặt bằng Xin thoả thuận Qui hoạch – Kiến trúc Xin thoả thuận cấp nước Xin thoả thuận hướng thoát nước Xin thoả thuận cấp điện Xin thoả thuận PCCC Xin thoả thuận môi trường

www.coninco.com.vn

53

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Nội dung công việc

2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17

Xin phép xây dựng Lập kế hoạch đấu thầu thực hiện dự án Trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án Lập hệ mốc giới tại thực địa công trình. Rà phá bom mìn Lập thiết kế và dự toán công trình Thẩm định thiết kế và dự toán công trình Trình và phê duyệt thiết kế và dự toán công trình Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn (nếu có) Phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các phần xây dựng Phê duyệt kết quả đấu thầu phần xây dựng Thi công công trình – Khởi công công trình Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Quan trắc lún Thí nghiệm và kiểm định phần ngầm : nén tĩnh cọc, siêu âm bê tông cọc, thí nghiệm PIT. Kiểm định chất lượng công trình và thiết bị Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các phần cơ điện và thiết bị Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu các phần cơ điện và thiết bị Thi công và lắp đặt các phần cơ điện và thiết bị Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình. Thi công các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Bảo hiểm công trình Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng Giai đoạn kết thúc đầu tư và khai thác sử dụng Kiểm toán, quyết toán công trình Bảo hành công trình Bảo trì công trình

2.18 2.19 2.20 2.21 2.22 2.23 2.24 2.25 2.27 2.28 2.29 2.30 2.31 2.32 2.33 2.34 2.35 III 3.1 3.2 3.3

Thời gian thực hiện

Ghi chú

III.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. LẬP SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC DỰ ÁN  Các nguyên tắc chung của tổ chức dự án: Theo các đặc điểm, tính chất của dự án, yêu cầu của khách hàng mà có cơ cấu và các cấp tổ chức với các trách nhiệm khác nhau trong việc thực hiện dự án. Việc phân chia này không chỉ theo đặc điểm tình hình của dự án xây dựng tại đây mà còn phụ thuộc vào các quy định quản lý dự án. Cấp thứ nhất: Cấp độ quyết định là (tên chủ quản đầu tư) Cấp thứ hai: Cấp độ quản lý và Tư vấn quản lý dự án PMC và các cơ quan liên quan Cấp thứ ba: Cấp thực hiện, là các nhà thầu thầu chính và phụ xây dựng, các nhà thầu tư vấn,...

www.coninco.com.vn

54

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA DỰ ÁN (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP) CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

Bình luận/Hướng dẫn

CƠ QUAN QL NHÀ NƯỚC

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP VÀ CUNG ỨNG THIẾT BỊ

CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN

NHÀ THẦU KHẢO SÁT XÂY DỰNG

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT

NHÀ THẦU KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP

CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN KHÁC

CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP

CÁC NHÀ THẦU CUNG ỨNG THIẾT BỊ

CÁC NHÀ THẦU PHỤ XÂY LẮP

CÁC NHÀ THẦU PHỤ CUNG ỨNG

www.coninco.com.vn

55

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA TƯ VẤN QLDA (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP) TRƯỜNG HỢP CÓ THÀNH LẬP CÁC PHÒNG, BAN,... CHỦ ĐẦU TƯ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

PHÒNG BAN QUẢN LÝ, TT THÍ NGHIỆM-KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

GIÁM ĐỐC PMC

PHÓ GĐ PMC PHỤ TRÁCH HIỆN TRƯỜNG

BAN TỔNG HỢP VĂN PHÒNG

BAN QUẢN LÝ KỸ THUẬT

VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG

ĐOÀN TVGS

www.coninco.com.vn

PHÓ GĐ PMC PHỤ TRÁCH TỔNG HỢP DỰ ÁN

BAN QUẢN LÝ THIẾT KẾ, DỰ TOÁN

BAN KẾ HOẠCHKINH TẾ, TỔNG HỢP DỰ ÁN

NHÓM TRỢ GIÚP DỰ ÁN

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. PMC là tư vấn quản lý dự án Các ban hay tổ, đội được thành lập theo thực tế và yêu cầu của hợp đồng. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

VĂN PHÒNG TẠI TRỤ SỞ

(Nếu hợp đồng Tư vấn QLDA có TVGS)

56

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA TƯ VẤN QLDA (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP) TRƯỜNG HỢP KHÔNG THÀNH LẬP CÁC PHÒNG, BAN,...

LÃNH ĐẠO CÔNG TY CONINCO

NHÓM HỖ TRỢ, KỸ THUẬT VIÊN GIÚP VIỆC

PHÒNG BAN QUẢN LÝ, TT THÍ NGHIỆMKIẾM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

ĐOÀN TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. PMC là tư vấn quản lý dự án

CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ ĐẤU THẦU

CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ HỢP ĐỒNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ HIỆN TRƯỜNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ THANH QUYẾT TOÁN

Các ban hay tổ, đội được thành lập theo thực tế và yêu cầu của hợp đồng. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN Ghi chú: Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

TT 1. 2. 3.

BẢNG PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN ĐỐI VỚI DỰ ÁN QLDA Tư vấn Tư vấn Chủ đầu Tư vấn Công việc giám kiểm tư thiết kế sát định CÁC CÔNG VIỆC TỔNG QUÁT: „Uo „U U „z⊗ Tổng tiến độ thực hiện dự „‹ án „Uo „U U „z⊗ Kế hoạch thực hiện dự án „‹

www.coninco.com.vn

Nhà thầu

„z „z

57

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

TT 4. 5.

6. 7. 8.

9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28.

Công việc (tổng thể và theo giai đoạn) Kế hoạch Tháng của dự án Tiến độ chi tiết thực hiện công việc của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Kế hoạch, tiến độ thực hiện tháng của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Báo cáo ngày, tháng, giai đoạn, định kỳ, đột xuất của PMC Báo cáo ngày, tháng, giai đoạn, định kỳ, đột xuất của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Báo cáo dự án của Chủ đầu tư Họp tiến độ thiết kế Họp kế hoạch, tiến độ, chất lượng xây dựng, cung cấp thiết bị Họp về thanh toán khối lượng xây dựng Tổ chức và chủ trì các cuộc họp giao ban tuần, tháng tại công trường thi công Quản lý việc phối hợp giữa Chủ đầu tư với các nhà thầu Lưu trữ hồ sơ dự án Đề xuất các giải pháp khi có các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án CÁC TÁC ĐẤU THẦU: Lập kế hoạch đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu Tổ chức đấu thầu Đánh giá lựa chọn nhà thầu Lựa chọn các nhà thầu phụ xây dựng và thiết bị Thương thảo hợp đồng CÔNG TÁC NGHIỆM THU VÀ THANH TOÁN: Hồ sơ nghiệm thu công việc tư vấn Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng và thiết bị Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng và thiết bị Hồ sơ thanh toán công việc hoàn thành (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị)

www.coninco.com.vn

Chủ đầu tư

QLDA

Tư vấn giám sát

Tư vấn thiết kế

Tư vấn kiểm định

Nhà thầu

‹U

„z⊗

„Uo

„U

U

„z

‹U

‹U

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

‹U

‹U

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

‹U

„z⊗

„co

c

c

c

U

‹U

„U

„z⊗

„z⊗

„z⊗



„U⊗

zUo

c

c

c

U

‹⊗

„o

z

c

c

U

‹⊗

z‹o

z

c

c

‹U

‹⊗

„z⊗

Uo

U

„z

‹U

‹⊗

„zo

Uo

U

„z



„z‹⊗

„z

U

U

U



‹

„z⊗

„zU

„zU

„zU



„‹⊗

„zo

„z

„z

„z

‹

„z⊗

„z

„z

„z

„z

‹

„z

c

c

‹

„z⊗

U

„z⊗

‹

„z⊗

U



z‹

„z⊗

„c

‹

„z⊗

Uo

„z

‹

‹

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

‹

‹

„z‹

U

U

„z

‹

‹

„z‹⊗

U

U

„z

‹

‹

„‹

U

U

„z⊗

58

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

TT

Công việc

29.

HỢP ĐỒNG KHẢO SÁT XD Đề cương khảo sát xây dựng Triển khai thực hiện công tác khảo sát HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ Hợp đồng thiết kế Đề cương thiết kế Triển khai thực hiện công tác thiết kế HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM SÁT Đề cương Tư vấn giám sát Triển khai thực hiện công tác Tư vấn giám sát HỢP ĐỒNG KIỂM ĐỊNH Đề cương Tư vấn kiểm định Triển khai thực hiện công tác Tư vấn kiểm định HỢP ĐỒNG XÂY LẮP, THIẾT BỊ Thực hiện hợp đồng Lập và thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện theo tuần, theo tháng Biện pháp thi công KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ VẬN HÀNH QUẢN LÝ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53.

Ghi chú : z: Thực hiện ‹: Kiểm tra và xem xét ⊗: Chủ trì thực hiện

www.coninco.com.vn

Chủ đầu tư

QLDA

Tư vấn giám sát

Tư vấn thiết kế

Tư vấn kiểm định

Nhà thầu

‹

‹

‹

‹



‹c

„z⊗



‹c

„z⊗

‹

‹

„z⊗

‹

‹

„z⊗

o

‹

‹

„z⊗

c

c

c

‹

‹

„co

o

„z⊗

c

‹

‹

„‹c

o

„z⊗

c

‹

‹

„‹o

„‹o

„z

‹

‹

„‹

co

c

„z⊗

„z⊗ „‹

„z⊗

‹

‹

„‹

co

c

„z⊗



z‹

z‹⊗

„z

„z

„z



z‹

z‹⊗

„zc

„z

„z



z‹

z‹⊗

‹

‹

Uo

U

U

U



z‹

z‹⊗

„zU

U

„z



z‹

z‹⊗

U

U

„z



‹

‹

c

c

„z⊗



‹

z‹

„z

„z

„z

„: áp dụng : Xác nhận

„z

: Phê duyệt o: Tư vấn

U: Hiểu c: Nghiên cứu

59

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III.3. QUY TRÌNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ 1. QT QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ SƠ ĐỒ CHUNG VỀ QUẢN LÝ (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Bình luận/ Hướng dẫn

NHÀ THẦU LẬP TIẾN ĐỘ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (Gửi để báo cáo)

BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA

(Chỉ thị, quyết định)

(Báo cáo để chỉ đạo)

Gửi kèm (nếu cần) CHỦ ĐẦU TƯ/TƯ VẤN QLDA

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

_

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

Xin ý kiến (nếu cần)

_

TVGS KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Chủ đầu tư có thể lập hoặc không lập ban QLDA. Tư vấn QLDA có thể ở vị trí của chủ đầu tư hoặc ban QLDA. Tư vấn QLDA thường lập tờ trình, dự thảo quyết định để trình chủ đầu tư ký quyết định.

+ TVGS CHẤP THUẬN

BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA KIỂM TRA

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

_

Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

+ CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

TVGS THỰC HIỆN

www.coninco.com.vn

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

60

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

SƠ ĐỒ KIỂM TRA KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ TỔNG THỂ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT

BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ

CHỦ ĐẦU TƯ CÙNG BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA PHÂN TÍCH ĐỂ THỐNG NHẤT

Chủ đầu tư có thể lập hoặc không lập ban QLDA. Tư vấn QLDA có thể ở vị trí của chủ đầu tư hoặc ban QLDA.

_

Tư vấn QLDA thường lập tờ trình, dự thảo quyết định để trình chủ đầu tư ký quyết định.

+ CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN

Bình luận/ Hướng dẫn

CÁC NHÀ THẦU (TV VÀ XÂY LẮP)

Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

www.coninco.com.vn

61

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2. QT QLCL CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHUNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

CHỦ ĐẦU TƯ/TƯ VẤN QLDA

Chỉ thị

Để báo cáo

BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA

NHÀ THẦU LẬP VÀ TRÌNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Chỉ thị Quyết định

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

Để báo cáo (nếu cần)

Bình luận/ Hướng dẫn

TVGS TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ

_ Xin ý kiến (nếu cần)

_ TVGS KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ +

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Chủ đầu tư có thể lập hoặc không lập ban QLDA. Tư vấn QLDA có thể ở vị trí của chủ đầu hoặc ban tư QLDA.

TVGS CHẤP NHẬN _ QLDA KIỂM TRA + (Thông báo)

Tư vấn QLDA thường lập tờ trình, dự thảo quyết định để trình chủ đầu tư ký quyết định.

QLDA PHÊ DUYỆT TVGS VÀ CÁC NHÀ THẦU THỰC HIỆN

Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

KẾT THÚC/ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

www.coninco.com.vn

62

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3. QT QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG, CHI PHÍ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHUNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Bình luận/ Hướng dẫn

(Chỉ thị, quyết định)

BAN QLDA/ TƯ VẤN QLDA

xin ý kiến)

(Xin ý kiến)

(Báo cáo,

CHỦ ĐẦU TƯ/TƯ VẤN QLDA

(Chỉ thị)

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

_

_ BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

NHÀ THẦU LẬP HỒ SƠ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG

+ TVGS CHẤP THUẬN + _ BAN QLDA/TƯ VẤN QLDA KIỂM TRA, XÁC NHẬN

CƠ QUAN KIỂM TOÁN KIỂM TRA

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Chủ đầu tư có thể lập hoặc không lập ban QLDA. Tư vấn QLDA có thể ở vị trí của chủ đầu tư hoặc ban QLDA. Tư vấn QLDA thường lập tờ trình, dự thảo quyết định để trình chủ đầu tư ký quyết định. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

www.coninco.com.vn

63

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

4. QT QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGHIỆM THU SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHUNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

NHÀ THẦU TỰ KIỂM TRA NỘI BỘ

kiểm tra lại

_

+

TVGS KIỂM TRA điều chỉnh

Yêu cầu TVGS

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

+ _

BAN QLDA/TV QLDA KIỂM TRA

+

_

điều chỉnh

NHÀ THẦU GỬI ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU VÀ HỒ SƠ NGHIỆM THU Yêu cầu nhà thầu

Nhà thầu

CÔNG TÁC THI CÔNG

Chủ đầu tư có thể lập hoặc không lập ban QLDA. Tư vấn QLDA có thể ở vị trí của chủ đầu tư hoặc ban QLDA. Tư vấn QLDA thường lập tờ trình, dự thảo quyết định để trình chủ đầu tư ký quyết định. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

CHỦ ĐẦU TƯ (HOẶC BAN QLDA) TỔ CHỨC NGHIỆM THU

KẾT THÚC NGHIỆM THU/CHUYỂN BƯỚC THI CÔNG TIẾP THEO

www.coninco.com.vn

64

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRƯỚC KHI KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH TT 1

Quy định Một số nội dung của QLDA

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Quản lý đảm bảo hoàn thành dự án đầu tư xây Tùy theo thực tế để lấy dựng theo đúng dự án đầu tư, thiết kế, đảm bảo nội dung công việc phù chất lượng, khối lượng đầy đủ và chính xác, hợp đúng tiến độ đã đặt ra, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, phù hợp với các qui định của Nhà nước về công tác quản lý và đầu tư xây dựng. Phạm vi công việc bao gồm: 1. Quản lý thực hiện quyết định đầu tư dự án, gồm: - Đảm bảo mục tiêu đầu tư của dự án; - Đảm bảo các nội dung quyết định đầu tư; - Đảm bảo kiểm soát dự án xây dựng không vượt tổng mức đầu tư được duyệt; - Quản lý chặt chẽ nguồn vốn cấp, phát đầu tư; - Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án đã được duyệt trong quyết định đầu tư dự án; - Quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo đúng qui định hiện hành của nhà nước và các qui định cụ thể nêu trong quyết định đầu tư dự án. 2. Quản lý công tác khảo sát, thiết kế, dự toán, dự toán xây dựng công trình, gồm: 2.1. Quản lý công tác khảo sát xây dựng: - Quản lý nhiệm vụ khảo sát; - Quản lý Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; - Quản lý nội dung, phạm vi công việc của công tác khảo sát xây dựng; - Quản lý thực hiện khảo sát tại hiện trường; - Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng. 2.2. Quản lý công tác thiết kế, dự toán xây dựng công trình: - Quản lý nhiệm vụ thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán; - Quản lý quá trình thực hiện các bước thiết kế; - Quản lý chất lượng công tác thiết kế đảm bảo theo đúng dự án được duyệt; - Quản lý tiến độ công tác thiết kế, lập dự toán công trình; - Quản lý công tác thẩm định và phê duyệt thiết kế các giai đoạn, dự toán công trình; - Quản lý việc giám sát tác giả thiết kế. 3. Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng, gồm: - Tư vấn, sắp xếp hồ sơ xin phép xây dựng cho CĐT nộp cơ quan có thẩm quyền xin cấp phép xây dựng (đối với trường hợp công trình phải xin phép xây dựng); - Nộp hồ sơ thiết kế cho cơ quan quản lý xây dựng của địa phương theo dõi; - Quản lý quá trình xây dựng tuân thủ theo giấy phép xây dựng. 4. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt 65

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định động xây dựng, gồm: - Chuẩn bị kế hoạch đấu thầu cho chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Quản lý, tư vấn cho chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Quản lý hồ sơ điều kiện năng lực, hành nghề của tổ chức, cá nhân của các nhà thầu trước và trong quá trình thực hiện các gói thầu. I. QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: 1. Quản lý công tác khảo sát xây dựng: 1 . 1 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng : - Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. - Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau đây: + Mục đích khảo sát; + Phạm vi khảo sát; + Phương pháp khảo sát; + Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến; + Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng; + Thời gian thực hiện khảo sát. 1 . 2 . Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: - Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. - Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; - Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng. 1 . 3 . Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: - Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng; - Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; - Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; - Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; - Khối lượng khảo sát; - Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; - Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát; - Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình; - Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo; - Các phụ lục kèm theo. 1 . 4 . Q u ả n l ý t rách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát:

Bình luận/Hướng dẫn

66

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm: - Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép; - Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở hữu cây, hoa màu cho phép; - Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng; - Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát. Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại. 1 . 5 . Giám sát công tác khảo sát xây dựng : a. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng: - Yêu cầu Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng; - Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. b. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng: - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; - Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng. c. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư: - Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng; - Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng; - Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 206/2004/NĐCP. 1 . 5 . Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng : a. Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: - Hợp đồng khảo sát xây dựng; - Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; - Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. b. Nội dung nghiệm thu: - Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với

Bình luận/Hướng dẫn

67

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; - Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; - Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết. 2. Quản lý công tác t h i ế t k ế , d ự t o á n x â y dựng công trình: 2.1. Thiết kế kỹ thuật : 2.1.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: - Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt; - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật; - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2.1.2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dựng được duyệt, bao gồm: - Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; - Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. 2 . 2 . Thiết kế bản vẽ thi công : 2.2.1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công: - Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước; - Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; - Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2.2.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: - Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; - Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công

Bình luận/Hướng dẫn

68

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình; - Dự toán thi công xây dựng công trình. 2 . 3 . Thay đổi thiết kế xây dựng công trình: 2.3.1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây: - Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; - Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. 2.3.2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình.

Bình luận/Hướng dẫn

III.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG TT 1

Quy định Một số nội dung của QLDA

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn 5. Quản lý thi công trong xây dựng công trình, Tùy theo thực tế để lấy gồm: nội dung công việc phù 5.1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình: hợp - Tổ chức quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng; - Quản lý chất lượng thi công công trình của tổng thầu, nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng và các công tác tư vấn khác; - Quản lý công tác nghiệm thu xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. 5.2. Quản lý tiến độ thi công và tổng tiến độ thực hiện dự án: - Chuẩn bị Tổng tiến độ thực hiện dự án cho CĐT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Quản lý thực hiện tổng tiến độ đầu tư xây dựng công trình cho đến khi nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng; - Quản lý việc thực hiện tiến độ của các nhà thầu đảm bảo tổng tiến độ thực hiện dự án; - Kiến nghị, đề xuất cho CĐT các biện pháp thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ nếu bị chậm. 5.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: - Quản lý khối lượng thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt; - Quản lý sự tuân thủ thanh toán khối lượng thi công theo qui định hiện hành; - Quản lý các phát sinh khối lượng trong quá 69

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định trình thực hiện. 5.4. Quản lý an toàn trên công trường xây dựng: - Ban hành các qui chế, qui định an toàn trong mặt bằng công trường thi công; - Quản lý công tác đảm bảo an toàn lao động của nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát an toàn của Tư vấn giám sát. 5.5. Quản lý môi trường: - Ban hành các qui chế, qui định vệ sinh môi trường trong mặt bằng công trường thi công và các khu vực lân cận do các hoạt động thi công gây nên; - Quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát đảm bảo môi trường của Tư vấn giám sát.

Bình luận/Hướng dẫn

6. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm: 6.1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình: - Quản lý quá trình thực hiện chi phí đầu tư của dự án không vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt; - Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong dự án; - Quản lý các chi phí phát sinh đảm bảo đúng tiêu chí dự án được duyệt, đảm bảo đúng qui định hiện hành của nhà nước. 6.2. Quản lý dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình: - Quản lý quá trình thực hiện chi phí của các hợp đồng của dự án không vượt quá dự toán từng phần, từng hạng mục công trình và tổng dự toán được duyệt; - Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong tổng dự toán; - Quản lý các chi phí phát sinh ngoài các khối lượng của dự toán, tổng dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng qui định hiện hành của nhà nước. 6.3. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: - Quản lý các giá trị tạm ứng các hợp đồng kinh tế, đảm bảo nhà thầu sử dụng các giá trị tạm ứng để thực hiện hợp đồng; - Quản lý thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc, toàn bộ các công việc tư vấn, xây lắp, cung ứng lắp đặt thiết bị và các hoạt động xây dựng khác. - Chuẩn bị hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình cho CĐT sau khi công trình hoàn thành và khai thác, sử dụng. 7. Quản lý hợp đồng đối trong hoạt động xây dựng, gồm: www.coninco.com.vn

70

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Nội dung quy định - Quản lý hồ sơ hợp đồng xây dựng; - Tư vấn cho CĐT đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng; - Quản lý việc thực hiện hợp đồng từ khi ký hợp đồng đến khi hoàn thành. II. QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: 1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình: 1 . 1 . Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 209/NĐ-CP. - Chủ đầu tư tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 209/NĐ-CP.

Bình luận/Hướng dẫn

1 . 2 . Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: - Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: + Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; + Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; + Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; + Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; + Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; + Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng www.coninco.com.vn

71

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

hoàn thành; + Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; + Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định số 209/NĐ-CP và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại. 1 . 3 . Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu: - Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 209/NĐ-CP. - Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 209/NĐCPđối với nhà thầu phụ. - Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại. - Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận. 1 . 4 . Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: - Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: + Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi www.coninco.com.vn

72

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định công xây dựng công trình; + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: + Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; + Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. - Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; + Xác nhận bản vẽ hoàn công; + Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 209/NĐCP; + Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; + Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; + Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; + Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Bình luận/Hướng dẫn

1 . 5 . Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng. - Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người www.coninco.com.vn

73

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.

Bình luận/Hướng dẫn

1.6. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng: - Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu. - Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành: + Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; + Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. - Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu. 1.7. Nghiệm thu công việc xây dựng: - Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng: + Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; + Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; + Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; + Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; + Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng www.coninco.com.vn

74

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; + Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; + Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. - Nội dung và trình tự nghiệm thu: + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; + Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; + Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; + Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu: + Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; + Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ. - Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra.

Bình luận/Hướng dẫn

1.8. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng : - Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng: + Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định này và các kết quả thí nghiệm khác; + Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu; + Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; + Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; + Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. - Nội dung và trình tự nghiệm thu: + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện www.coninco.com.vn

75

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải; + Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện; + Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; + Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu: + Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; + Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

Bình luận/Hướng dẫn

1 . 9 . Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng: - Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng: + Các tài liệu liên quan đến nghiệm thu giai đoạn trước đó; + Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; + Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; + Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; + Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định. - Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng: + Kiểm tra hiện trường; + Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; + Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ; + Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, www.coninco.com.vn

76

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành; + Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng; + Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm: + Phía chủ đầu tư: * Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; * Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. + Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: * Người đại diện theo pháp luật; * Người phụ trách thi công trực tiếp. - Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: * Người đại diện theo pháp luật; * Chủ nhiệm thiết kế.

Bình luận/Hướng dẫn

1 . 1 0 . Bản vẽ hoàn công: - Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công. - Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì. - Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận. 1 . 1 1 . Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: - Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng được www.coninco.com.vn

77

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định thực hiện theo Thông tư số 16/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn.

Bình luận/Hướng dẫn

2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình: Quản lý tiến độ các công việc chính của Ban QLDA: - Lập tiến độ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư (điểm mốc, sơ đồ ngang, và phương pháp đường găng). - Xác định các chuẩn tiến độ cho tất cả các bên. - Thống nhất tất cả các phương pháp lập tiến độ của các bên và yêu cầu dùng chung một phần mềm lập tiến độ nếu có thể. - Điều chỉnh tiến độ kịp thời. - Việc kiểm soát tổng tiến độ là mục tiêu tiến độ chung để lập tiến độ cho nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, thầu phụ và nhà cung cứng. Cần yêu cầu và giúp các bên liên quan điều chỉnh tiến độ khi có sự lệch hướng để đạt được mục đích tiến độ - Kiểm tra và chỉ dẫn các vấn đề liên quan đến công việc QLDA như tiến độ, kế hoạch xây dựng, công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị chính, và phân bổ nguồn lực vv... ( đường nguồn lực, ma trận nguồn lực, đường găng, sơ đồ ngang). - Nắm vững tiến độ thực tế của nhà thầu theo các thông tin phản hồi, tìm ra nguyên nhân khi xảy ra chênh tiến độ giữa tiến độ hiện thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết chúng kịp thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết chúng kịp thời (kế hoạch - thực hiện - kiểm tra hành động - đường găng). - Dự báo tiến độ và sự sai lệch. - Báo cáo chủ đầu tư định kỳ, phân tích sự sai lệch và đưa ra biện pháp hỗ trợ (báo cáo dự án, kiểm tra các điểm chính, tình hình thực hiện, sự hoàn thành các công việc, các sự vụ quan trọng bất thường , áp dụng thay đổi, báo cáo quản lý tiến độ vv...). Quản lý tiến độ các công việc chính trong giai đoạn thi công: - Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. - Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm www.coninco.com.vn

78

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. - Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Bình luận/Hướng dẫn

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: - Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. - Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. - Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. 4. Quản lý an toàn trên công trường xây dựng: - Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. - Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. - Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc www.coninco.com.vn

79

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. - Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. - Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

Bình luận/Hướng dẫn

5. Quản lý môi trường: - Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. - Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. - Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. - Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 3

www.coninco.com.vn

III. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: 1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình: - Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; 80

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng. - Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. - Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. - Tổng mức đầu tư dự án chỉ được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. - Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết định đầu tư cho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Bình luận/Hướng dẫn

2. Quản lý dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình: - Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình. Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. - Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu; là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình. - Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình. Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán. www.coninco.com.vn

81

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt. - Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình: + Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình chỉ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại và báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép

Bình luận/Hướng dẫn

3. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: 3 . 1 . Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình: - Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và được quy định như sau: - Đối với hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của hợp đồng bố trí cho công việc phải thuê tư vấn. - Đối với gói thầu thi công xây dựng: + Gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng; + Gói thầu từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 15% giá trị hợp đồng; + Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng. - Đối với việc mua sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị của gói thầu mức tạm ứng vốn do hai bên thoả thuận nhưng không nhỏ hơn 10% giá trị của gói thầu. Một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa được tạm ứng vốn. Mức tạm ứng vốn theo nhu cầu cần thiết của việc sản xuất, nhập khẩu và dự trữ các loại vật tư nói trên. - Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt www.coninco.com.vn

82

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng. - Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mức tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. - Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng. 3 . 2 . Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình: - Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết. - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán. Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra. - Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán. - Chi tiết việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. 3 . 3 . Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công

Bình luận/Hướng dẫn

83

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

trình: - Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. - Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. 4

IV. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG: 1 . Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng: - Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) được ký kết sau khi Bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định. - Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu kèm theo văn bản số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng xây dựng - Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, nghị định 48/2010/NĐ-CP và các quy định pháp luật về hợp đồng khác có liên quan. 2 . Hồ sơ hợp đồng xây dựng: - Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng

www.coninco.com.vn

84

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng. Nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 108 của Luật Xây dựng. - Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau: + Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu; + Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng; + Hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; + Đề xuất của nhà thầu; + Các chỉ dẫn kỹ thuật; + Các bản vẽ thiết kế; + Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; + Các bảng, biểu; + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác nếu có; + Các tài liệu khác có liên quan. 3 . Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng: - Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng. - Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng. - Trường hợp nhà thầu là liên danh, thì các nhà thầu trong liên danh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký kết. - Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác. - Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể uỷ thác để điều phối, giám sát, thực hiện nghiệm thu công việc theo hợp đồng. - Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Bình luận/Hướng dẫn

85

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

4 . Phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng: Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thoả thuận áp dụng một hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau: - Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn): bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng, được áp dụng cho gói thầu được xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra sẽ được người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Số lần thanh toán có thể theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng. - Thanh toán theo đơn giá cố định: bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Giá trị được thanh toán xác định bằng cách nhân khối lượng công việc hoàn thành thực tế với đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Trường hợp khối lượng phát sinh lớn hơn 20 % khối lượng ban đầu trong hợp đồng thì đơn giá phần khối lượng phát sinh được phép thoả thuận lại. - Thanh toán theo giá điều chỉnh: áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.

III.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ KHI KẾT THÚC XÂY DỰNG TT 1

Quy định Một số nội dung của QLDA

Nội dung quy định Thực hiện việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thông qua các hoạt động liên quan đến: + Đào tạo và vận hành. + Quản lý bàn giao công trình + Kiểm toán, quyết toán , thanh tra công trình. + Bảo hành công trình + Bảo trì công trình

Bình luận/Hướng dẫn - Tùy theo thực tế để lấy nội dung công việc phù hợp - Nội dung sẽ tiếp tục thực hiện các công việc tồn tại của III.3. Phần đào tạo, vận hành thường chủ đầu tư tự thực hiện nhưng tư vấn QLDA có thể phải lập chương trình, quy trình đào tạo và vận hành

III.7. THẨM TRA HỒ SƠ QUYẾT TOÁN TT 1

Quy định

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Đối với dự án công trình, hạng mục công trình hoàn Nội dung phần này chỉ thành: là hướng dẫn chung,

www.coninco.com.vn

86

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Nội dung quy định - Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc) - Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại mục II, phần II của Thông tư 33/2007/TT-BTC - Các Văn bản pháp lý có liên quan theo mẫu số 02/QTDA - Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án - Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng - Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B - Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có); kèm theo văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị. - Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư. - Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán: Hồ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan. Đối với dự án quy hoạch chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án được hủy bỏ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền: - Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư - Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại mục II, phần II của Thông tư 33/2007/TT-BTC - Tập Văn bản pháp lý có liên quan - Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án - Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu chứng từ thanh toán liên quan đến quyết toán đầu tư của dự án khi được cơ quan thẩm tra quyết toán yêu cầu.

Bình luận/Hướng dẫn khi thực hiện cần căn cứ các Quy định tại thời điểm quyết toán.

Nội dung phần này chỉ là hướng dẫn chung, khi thực hiện cần căn cứ các Quy định tại thời điểm quyết toán.

III.8. NỘI DUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009, Quy định 49 nhóm vi phạm với 275 hành vi vi phạm hành chính cụ thể. TT 1

Quy định Điều 9 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 9. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước 1. Phạt tiền:

Bình luận/Hướng dẫn Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009. 87

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Điều 10 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

3

Điều 11 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định a. Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án trong trường hợp không đủ năng lực để tự thực hiện theo quy định; thành lập Ban quản lý dự án không đủ điều kiện năng lực theo quy định; không thuê tổ chức làm tư vấn quản lý dự án trong trường hợp không đủ năng lực để tự thực hiện theo quy định; b. Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thay đổi nội dung của dự án không đúng quy định về điều chỉnh dự án. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và thành lập Ban Quản lý dự án. Điều 10. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 7 ngày theo quy định. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công (đối với trường hợp vi phạm quy định về giấy phép xây dựng thì xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này). 3. Hành vi vi phạm quy định về lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình. Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị;

Bình luận/Hướng dẫn

88

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định 2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng: a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng. 4. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, sau khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có). 5. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 6. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 7. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000

Bình luận/Hướng dẫn

89

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

Điều 14 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. Điều 14. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây: a. Không gửi báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng cho Sở Xây dựng; b. Không lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng theo quy định; c. Không gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng cho Sở Xây dựng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý xây dựng theo quy định khi xảy ra sự cố công trình. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây: a. Không thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định; b. Không mua bảo hiểm công trình theo quy định. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình xây dựng hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa đối với người, tài sản, môi trường theo quy định. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để kiểm định chất lượng công trình trong trường hợp công trình xảy ra sự cố. 6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được quy định trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

90

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

5

Điều 15 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

6

Điều 16 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định 7. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Điều 15. Xử phạt chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có hành vi vi phạm quy định về bảo trì công trình xây dựng 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng không tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng lập. 2. Ngoài hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng còn bị buộc thực hiện đúng quy định về bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng lập. Điều 16. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình xây dựng đối với những công trình sử dụng vốn nhà nước 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây: a. Không tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng thời gian mà nhà thầu thi công xây dựng nêu trong phiếu yêu cầu nghiệm thu khi công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện nghiệm thu mà không có lý do chính đáng; b. Tổ chức nghiệm thu sai quy định. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình chậm kể từ khi hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng: a. 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A; b. 9 tháng đối với dự án nhóm B; c. 6 tháng đối với dự án nhóm C. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu khi nhà thầu đã có hồ sơ nghiệm thu thanh toán khối lượng đúng quy định. 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với chủ đầu tư đưa các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành, công trình xây dựng hoàn thành vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu. 5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với chủ đầu tư nghiệm thu khống khối lượng. 6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này,

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

91

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

7

Điều 17 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

8

Điều 20 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán công trình xây dựng. Điều 17. Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề; b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau đây: a. Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề hoặc không đủ điều kiện năng lực tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; chủ nhiệm lập dự án; giám đốc tư vấn quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trường; chủ trì thẩm tra thiết kế; chủ trì thẩm định thiết kế công trình; b. Hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực theo quy định. 3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp: a. Buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng; b. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của cá nhân có hành vi vi phạm từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn. Điều 20. Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

92

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

IV. PHỐI HỢP THỰC HIỆN TT 1

Quy định Điều 5 Chương I Nghị định số 48/2009/NĐCP ngày 07/5/2010

2

3

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng 1. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác trong hợp đồng. 2. Thực hiện hợp đồng xây dựng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật. 3. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn với Chủ đầu tư: Đoàn tư vấn CONINCO thực hiện chức năng độc lập, chủ động quản lý dự án, giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của Chủ đầu tư, thực hiện một cách khách quan theo các nội dung ghi trong Quy định của pháp luật: quản lý dự án theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP điều chỉnh Bổ sung một số điều của nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/QĐ-BXD ngày 16/12/2004 của Bộ xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng . Đoàn Tư vấn là thành viên của BQLDA nghiệm thu cơ sở theo đối tượng công trình (hoặc hạng mục công trình) đã được phân công thực hiện việc quản lý dự án. Đoàn Tư vấn có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư theo dõi thực hiện quản lý dự án và kiến nghị với Chủ đầu tư những bất hợp lý trong từng giai đoạn để Chủ đầu tư có ý kiến yêu cầu Nhà thầu nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, làm rõ những vấn đề kỹ thuật cần thiết. Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn với Nhà thầu: Đoàn Tư vấn thực hiện chức năng tư vấn quản lý dự án cho Chủ đầu tư, do đó Tư vấn CONINCO thay mặt Chủ đầu tư được thực hiện công tác quản lý dự án và yêu cầu các Nhà thầu tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về kỹ thuật, tiến độ và quản lý chất lượng công trình. Nhà thầu có trách nhiệm nộp báo cáo hàng tuần cho Đoàn Tư vấn CONINCO về tình hình thi công tại hiện trường (khối lượng, tiến độ chi

Bình luận/Hướng dẫn

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

93

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

5

Nội dung quy định tiết…) các vướng mắc và phát sinh để Đoàn Tư vấn kịp thời báo cáo với Chủ đầu tư và có biện pháp giải quyết. Quan hệ với đơn vị thiết kế: Trước khi và trong khi thi công Tư vấn CONINCO có quyền đề nghị cán bộ giám sát thiết kế giải thích tài liêụ thiết kế để phục vụ kiểm tra công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị theo đúng yêu cầu của Dự án. Nếu trong quá trình thi công có những thay đổi thiết kế hoặc kỹ thuật, vật tư so với thiết kế đã được duyệt: - Đối với các thay đổi lớn mang tính chất quan trọng đơn vị thiết kế phải có thoả thuận bằng văn bản với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. - Đối với các thay đổi nhỏ đơn vị thiết kế có thể xem xét trực tiếp trên hiện trường cùng với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. Các thay đổi này sau khi được chấp thuận sẽ được ghi vào Sổ xử lý thiết kế. Quan hệ của Đoàn Tư vấn với các bên liên quan khác: Đoàn tư vấn CONINCO giúp Chủ đầu tư phối hợp với các bên liên quan đến Công trình, giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công việc của mình, tư vấn cho chủ đầu tư làm việc với các bên hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan.

Bình luận/Hướng dẫn

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

V. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ V.1. VỀ CHẤT LƯỢNG TT 1

Quy định Điều 20 Thông tư 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 20. Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng 1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng. Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác. 2. Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước như sau: a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp. b) Thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng. c) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp đánh giá, kết luận về chất lượng hoặc đề nghị cơ quan này tổ chức giám

Bình luận/Hướng dẫn

94

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

Quy định

Điều 20 Thông tư 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định định chất lượng công trình xây dựng. d) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều 21. Phân loại sự cố công trình, trình tự báo cáo và giám định để xác định nguyên nhân sự cố 1. Sự cố công trình xây dựng được phân loại tùy theo mức độ hư hỏng công trình như sau: a) Sự cố cấp I bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp đặc biệt làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình xây dựng. - Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp I và cấp II hoặc bộ phận công trình của công trình cấp đặc biệt nhưng không gây thiệt hại về người. - Sập, đổ một bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng ở mọi cấp gây thiệt hại về người từ 3 nguời trở lên. b) Sự cố cấp II bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp I và cấp II làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình. - Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp III và cấp IV hoặc một bộ phận công trình của công trình cấp I và cấp II nhưng không gây thiệt hại về người. - Sập đổ một bộ phận công trình, hoặc công trình mọi cấp (trừ công trình cấp đặc biệt) gây thiệt hại về nguời từ 1 đến 2 người. c) Sự cố cấp III bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp III, IV làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình. - Sập, đổ một bộ phận công trình, công trình cấp III, IV nhưng không gây thiệt hại về người. 2. Trình tự báo cáo và giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác theo quy định tại Điều 35 Nghị định 209/2004/NĐ-CP gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với sự cố cấp III ; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng đối với sự cố cấp I và cấp II; b) Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn hoặc tổ chức giám định để xác định nguyên nhân sự cố tùy theo cấp sự cố được quy định như sau : - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền đối với mọi cấp sự cố; - Bộ Xây dựng hoặc cơ quan được ủy quyền đối

Bình luận/Hướng dẫn

95

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định với sự cố cấp I và cấp II khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ này.

Bình luận/Hướng dẫn

V.2. VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TT 1

2

Quy định Một số quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn - Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Xem chi tiết trong các văn phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao bản quy phạm pháp luật. động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thông kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. - Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 về việc Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Mục I Thông I. QUY ĐỊNH CHUNG tư liên tịch số 1. Đối tượng áp dụng 14/2005/TTLT Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động /BLĐTBXHbao gồm: BYT1.1. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật TLĐLĐVN Doanh nghiệp Nhà nước; ngày 1.2. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật 08/3/2005 Doanh nghiệp; 1.3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 1.4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; 1.5. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; 1.6. Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; 1.7. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; 1.8. Cơ sở bán công, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; 1.9. Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 1.10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ trường

www.coninco.com.vn

96

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

3

Quy định

Nội dung quy định hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; Các đối tượng nêu trên sau đây gọi tắt là cơ sở. 2. Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động 2.1. Tai nạn lao động a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc. b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động. 2.2. Phân loại tai nạn lao động a) Tai nạn lao động chết Người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại tiết i điểm 3.1 Mục II của Thông tư này. b) Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. c) Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên. Mục II Thông II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ tư liên tịch số 1. Khai báo tai nạn lao động 14/2005/TTLT 1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, Người bị tai nạn lao động hoặc Người cùng làm việc /BLĐTBXH(người lao động, người quản lý), người biết sự BYTviệc phải báo ngay cho Người sử dụng lao động TLĐLĐVN của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định ngày của Thông tư này. 08/3/2005 1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động

www.coninco.com.vn

Bình luận/Hướng dẫn

97

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó. Trường hợp Người bị tai nạn lao động chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động (theo kết luận của biên bản khám nghiệm tử thi) thì cơ sở phải khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ngay sau khi Người bị tai nạn lao động chết để giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật. 1.3. Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí; trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì cơ sở phải khai báo với cơ quan quản lý lĩnh vực đó. 1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động . 2.1. Thành phần đoàn điều tra a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, bao gồm: - Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; - Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là người được tập thể Người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở làm thành viên. b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm: - Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương làm trưởng đoàn; - Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân tỉnh làm thành viên; - Đại diện Sở Y tế làm thành viên. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm: - Đại diện Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn; Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê

Bình luận/Hướng dẫn

98

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân Việt Nam làm thành viên; - Đại diện Bộ Y tế làm thành viên. 2.2. Thẩm quyền điều tra a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng xảy ra tại nơi làm việc thuộc quyền quản lý của cơ sở (trừ các trường hợp quy định ở tiết b, c dưới đây) b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trên địa bàn địa phương (trừ các trường hợp quy định ở tiết c, e và g dưới đây); riêng tai nạn lao động nặng chỉ điều tra khi người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết Người khi Người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; trong quá trình điều tra cần phối hợp với các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra. d) Trường hợp cơ quan Y tế, tổ chức Công đoàn, Hội Nông dân không cử được Người tham gia đoàn điều tra thì đoàn điều tra vẫn tiến hành điều tra để đảm bảo việc điều tra được kịp thời. e) Các vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động do cơ quan Công an nơi xảy ra tai nạn điều tra, lập biên bản, trừ các trường hợp xảy ra trên các tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở. g) Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này do các cơ quan quản lý lĩnh vực đó ra quyết định thành lập đoàn điều tra và thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định tại Thông tư này. h) Người lao động bị tai nạn lao động do cơ sở khác gây ra thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động phải thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định của Thông tư này và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày điều tra, lập biên bản xong, phải sao gửi hồ sơ vụ tai nạn lao động cho cơ sở quản lý người bị tai nạn lao động để phối hợp giải quyết hậu quả của vụ tai nạn lao động và thực hiện thống kê, Lưu giữ, báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này. 2.3. Trách nhiệm của các thành viên đoàn điều

Bình luận/Hướng dẫn

99

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

tra a) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động chịu trách nhiệm: - Các hoạt động của đoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn điều tra; - Tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất. Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. b) Các thành viên có trách nhiệm: - Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công; - Đóng góp vào hoạt động chung của đoàn điều tra, có quyền bảo Lưu ý kiến và báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý mình. c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra. 2.4. Thời hạn điều tra và lập biên bản a) Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra và lập biên bản kể từ khi xảy ra theo thời hạn sau: - Không quá 24 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ; - Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng; - Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người trở lên; - Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người; - Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật. b) Đối với vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng cần gia hạn điều tra, thì trước khi hết hạn điều tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo và xin phép người ra quyết định thành lập đoàn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại tiết a điểm 2.4 này. 2.5. Trình tự điều tra và lập biên bản a) Khi nhận được tin báo có tai nạn lao động thì Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để cử Người tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động. b) Đoàn điều tra khẩn trương đến nơi xảy ra tai nạn lao động, tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau: - Xem xét hiện trường; - Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến www.coninco.com.vn

100

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định vụ tai nạn lao động; - Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; - Trưng cầu giám định kỹ thuật (khi cần thiết); - Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để xác định các vấn đề cơ bản sau: + Diễn biến của vụ tai nạn lao động; + Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; + Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý; + Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn. - Lập biên bản điều tra theo Mẫu số 05 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở) và Mẫu số 06 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương) kèm theo Thông tư này. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện tiến hành điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tích, thu thập vật chứng đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng. d) Trong quá trình điều tra nếu xét thấy vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương kiến nghị cơ quan Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, khởi tố vụ án hình sự về gây tai nạn lao động nghiêm trọng. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan Công an những tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động để điều tra và xử lý. e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tổ chức công bố biên bản điều tra ngay sau khi hoàn thành điều tra đối với các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra cho Người bị nạn và những Người liên quan đến vụ tai nạn lao động. - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp Trung ương tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng tại cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, thành phần cuộc họp bao gồm: + Trưởng đoàn điều tra, chủ trì cuộc họp; + Các thành viên đoàn điều tra; + Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản + Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể người lao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;

Bình luận/Hướng dẫn

101

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định + Người bị nạn, đại diện thân nhân người chết, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến vụ tai nạn lao động; + Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có). - Nếu người sử dụng lao động có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra tai nạn lao động. - Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của những người đã tham dự. - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải gửi biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương, cơ sở có tai nạn lao động và các nạn nhận hoặc thân nhân người chết, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra. 2.6. Hồ sơ vụ tai nạn lao động a) Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm: - Biên bản khám nghiệm hiện trường; - Sơ đồ hiện trường; - Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có); - Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; . - Biên bản giám định kỹ thuật (nếu có); - Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động; - Biên bản điều tra tai nạn lao động; - Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; - Những tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn lao động. b) Trong một vụ tai nạn lao động, mỗi người bị tai nạn lao động có một hồ sơ riêng c) Thời gian lưu giữ hồ sơ tai nạn lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các cơ quan thành viên đoàn điều tra được quy đinh tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 Mục II của Thông tư này. 2.7. Điều tra lại tai nạn lao động a) Trong thời gian quy định tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 Mục II của Thông tư này nếu có khiếu nại hoặc, tố cáo, thì sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét, điều tra lại và thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ

Bình luận/Hướng dẫn

102

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

lý do. b) Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ tai nạn lao động và vật chứng cho đoàn điều tra lại. c) Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố. d) Thời hạn điều tra lại không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định điều tra lại. 3. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động. 3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động: a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; b) Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1 Mục II của Thông tư này. c) Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động chết Người, tai nạn lao động nặng; Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người lao động mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ sơ đồ hiện trường, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định hiện hành, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể); Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành bước điều tra tại chỗ và được sự nhất trí bằng văn bản của đoàn điều tra tai nạn lao động; d) Cung cấp ngay vật chứng, tài liệu. Có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vật chứng, tài liệu đó; e) Tạo điều kiện cho người làm chứng và những người có liên quan đến vụ tai nạn lao động cung cấp tình hình cho đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu; f) Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo quyết định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này; g) Gửi biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ sở lập cho những người bị tai nạn lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; h) Thông báo đầy đủ về vụ tai nạn lao động tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn xảy ra; i) Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm và Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu; k) Trả các khoản chi phí cho việc điều tra tai www.coninco.com.vn

103

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm: - Dựng lại hiện trường; - Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; - In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; - Giám định kỹ thuật (nếu có); - Khám nghiệm tử thi; - Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Các khoản chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của cơ sở. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào kinh phí thường xuyên của cơ quan. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì có trách nhiệm trả các khoản chi phí nêu trên; l) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo việc thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động. 3.2. trách nhiệm của người bị nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động Người bị tai nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động có trách nhiệm khai trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về nhũng vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã khai báo hoặc che dấu. 4. Thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động 4.1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, cơ sở phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này; Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần trong thời điểm thống kê, thì phải được thống kê riêng từng trường hợp. 4.2. Cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn của địa phương nào thì người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ tai nạn lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương đó và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. 4.3. Cơ quan Công an sao gửi hồ sơ vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động cho cơ sở có người bị tai nạn để thực hiện việc thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Khi có đề nghị của cơ sở hoặc của Người bị tai nạn, thân nhân

Bình luận/Hướng dẫn

104

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định Người bị tai nạn thì việc sao gửi hồ sơ được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc. 4.4. Đối với tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này, cơ sở phải thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này. 4.5. Cơ sở phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao động theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếu không có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không tai nạn lao động”. 4.6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo tình hình tai nạn lao động của 6 tháng và cả năm theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động và Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.

Bình luận/Hướng dẫn

PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005) MÃ SỐ TÊN CHẤN THƯƠNG 01 Đầu, mặt, cổ 011. Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; 012. Dập não; 013. Máu tụ trong sọ; 014. Vỡ sọ 015. Bị lột da đầu; 016. Tổn thương đồng tử mắt; 017. Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; 018. Vỡ các xương hàm mặt; 019. Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; 0110. Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. 02 021 . 022. 023. 024. 025. 026. 027. 028. 029. 0210. 0211.

Ngực, bụng Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; Hội chứng chèn ép trung thất; Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; Gãy xương sườn; Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; Bị thương và dập mạnh ở bụng tác bại tới các cơ quan bên trong; Thủng, vỡ tạng trọng ổ bụng; Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; Vỡ, trật xương sống; Vỡ xương chậu; Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;

www.coninco.com.vn

105

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 0212. Tổn thương cơ quan sinh dục. 03 Phần chi trên 031. Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; 032. Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; 033. Tổn thương ở vai, cánh táy, bần tay, cổ tay làm hại đến các gân; 034. Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; 035. Trật, trẹo các khớp xương lớn. 04 Phần chi dưới 041. Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; 042. Bị thương rộng khắp ở chi dưới; 048. Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. 05 Bỏng 051. Bỏng độ 3; 052. Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; 053. Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; 054. Bỏng điện nặng; 055. Bị bỏng lạnh độ 3; 056. Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. 06 Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng 061. Ô xít các-bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; 062. Ô xít ni-tơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; 063. Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; 064. Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: tắt thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nhược, ngất; 065. Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; 066. Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký. Các mẫu báo cáo Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN ngày 08/3/2005) - Mẫu số 01: Khai báo tai nạn lao động. - Mẫu số 02: Quyết định của Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 03: Quyết định của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 04: Biên bản lấy lời khai của đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 05: Biên bản điều tra tai nạn lao động (nhẹ hoặc nặng). - Mẫu số 06: Biên bản điều tra tai nạn lao động (chết người hoặc nặng). - Mẫu số 07: Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, - Mẫu số 08: Số thống kê tai nạn lao động năm. - Mẫu số 09: Báo cáo tai nạn lao động theo yếu tố gây tai nạn lao động, nghề nghiệp, mức độ thương tật, nguyên nhân gây tai nạn lao động, tuổi đời và tuổi nghề của người bị tai nạn lao động. - Mẫu số 10a: B áo cáo tai nạn lao động theo yếu tố gây tai nạn lao động, tỉnh/thành phố, loại thương tật và nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Mẫu số 10b: Báo cáo tai nạn lao đông theo loại hình doanh ngiệp, nghề nghệp, theo tuổi đời và tuổi nghề của người bị tai nạn lao động.

VI. DANH MỤC BÁO CÁO TT 1

Quy định Điều 13 Chương I

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và Căn cứ yêu cầu về chất nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây lượng sản phẩm, nghiệm 106

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

Quy định Nghị định số 48/2009/NĐCP ngày 07/5/2010

Một số báo cáo khác

3

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn thu bàn giao sản phẩm để dựng 1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp lập các báo cáo cho phù đồng xây dựng: hợp, đúng với yêu cầu. a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Quy chuẩn, tiêu chuẩn (Quốc tế, Việt Nam, Ngành), tiêu chuẩn dự án áp dụng cho sản phẩm các công việc phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; b) Đối với thiết bị, hàng hoá nhập khẩu ngoài quy định tại điểm a khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ. 2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành: a) Các thoả thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này; d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu; đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng. Chi tiết về nội dung và tên - Báo cáo theo nội dung của hợp đồng. - Các quyết định về nhân sự. của báo cáo theo thỏa - Các công văn trao đổi thông tin... thuận giữa hai bên trong - Các thư kỹ thuật. hợp đồng. Chế độ báo cáo của Đoàn tư vấn CONINCO Chế độ báo cáo tuân thủ được thực hiện ở các giai đoạn sau đây (ngoài ra theo quy định của Nhà nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, chủ đầu tư nước, Công ty và khách phải có yêu cầu bằng văn bản): hàng. - Báo cáo sơ bộ: ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ tài liệu và khảo sát thực tế tại hiện trường - Báo cáo định kỳ hàng tháng - Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần cọc (nếu 107

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

có) - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần đài, giằng móng và tầng hầm - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần thân thô - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần hoàn thiện và cơ điện - Giai đoạn quyết toán công trình - Sự cố công trình xây dựng (nếu có). Nơi nhận báo cáo: Chủ đầu tư sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên. Đồng thời báo cáo được gửi về văn phòng dự án, đơn vị thực hiện tại trụ sở Công ty CONINCO theo quy định. MẪU DANH MỤC BÁO CÁO CÁC GIAI ĐOẠN Báo cáo 1. Báo cáo sơ bộ 2. Báo cáo tình hình thực hiện Báo cáo lần 1: Giai đoạn khảo sát, thiết kế Báo cáo lần 2: Phần ngầm

Ngày đến hạn Ngay sau khi tiếp nhận công việc trên công trình. Thứ 2, tuần đầu tiên của tháng Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn thiết kế

Báo cáo lần 3: Phần thân

Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần ngầm

Báo cáo lần 4: Phần cơ điện và hoàn thiện

Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Phần thân Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Cơ điện và Hoàn thiện Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng Giai đoạn quyết toán công trình

Báo cáo lần 5: Nghiệm thu đưa vào sử dụng 3. Báo cáo cuối cùng

VII. NHẬT KÝ VII.1. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH TT 1

Quy định Khoản 2 Điều 76 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

2

Điều 19 Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình 2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết; b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình; Điều 19. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu 1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với

Bình luận/Hướng dẫn Nhật ký công trình trong Sổ tay này là: 1. Nhật ký thi công xây dựng công trình hoặc 2. Nhật ký giám sát của chủ đầu tư

108

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐCP

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành; g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. 2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại. Điều 21. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư 1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; - Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công

Bình luận/Hướng dẫn

109

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐCP

5

Điều 15 Thông tư số 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

Nội dung quy định trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; - Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. Điều 22. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình 2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Điều 15. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên. 2. Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm: a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế. b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường. c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.

Bình luận/Hướng dẫn

VII.2. NHẬT KÝ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TT 1

Quy định Quyết định số

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Mẫu Xem mẫu tại Phụ lục của 110

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định 342/QĐ-CT ngày 26/5/2008 về việc Ban hành Mẫu sổ nhật ký tư vấn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn sổ “nhật ký tư vấn”, sổ nhật ký tư vấn này áp Sổ tay dụng cho tất cả các hình thức tư vấn của Công ty. Mẫu sổ nhật ký tư vấn do phòng Quản lý kỹ thuật phát hành dưới dạng file trên máy tính và được đưa lên mạng nội bộ của Công ty.

VIII. LƯU TRỮ HỒ SƠ THIẾT KẾ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG TT 1

Quy định Điều 61 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

2

Mục a Khoản 1 Phần 2 Thông tư số 02/2006/TTBXD ngày 17/5/2006

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 61. Lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng 1. Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng phải được lưu trữ. Thời hạn lưu trữ theo tuổi thọ công trình. 2. Đối với công trình xây dựng có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh thì hồ sơ thiết kế công trình phải được lưu trữ quốc gia, thời hạn lưu trữ vĩnh viễn. 3. Chính phủ quy định cụ thể về lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. 1. Thành phần hồ sơ lưu trữ và nơi lưu trữ a) Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng: Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng lưu trữ hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. Thành phần hồ sơ lưu trữ gồm: - Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong bước thiết kế cơ sở, văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, văn bản phê duyệt dự án, văn bản phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật). - Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong bước thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật (nếu có), văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật, văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật. - Thuyết minh (nếu có) và các bản vẽ thi công, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong bước thiết kế bản vẽ thi công (nếu có), báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công (nếu có), văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước), văn bản phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. - Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng lập theo quy định tại Điều 27, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

Bình luận/Hướng dẫn Khi đàm phán hợp đồng phải làm rõ với chủ đầu tư về nội dung của quản lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ: Bên nào chịu trách nhiệm, có thể là hai bên cùng làm hoặc một bên làm. Cần phân rõ ranh giới danh mục hồ sơ quản lý và lưu trữ.

Quy định cho hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công.

111

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 3

Quy định Mục a Khoản 3 Phần 2 Thông tư số 02/2006/TTBXD ngày 17/5/2006

4

Quy định số 163/QĐVTLLNN ngày 04/8/2010

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn 3. Trách nhiệm trong việc lưu trữ hồ sơ thiết kế, Quy định trách nhiệm cho lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản bản vẽ hoàn công công trình xây dựng a) Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ vẽ hoàn công. quản lý sử dụng công trình xây dựng: - Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng theo thời hạn quy định; bảo quản an toàn hồ sơ theo tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ. - Chậm nhất 03 tháng kể từ khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ lưu trữ vào cơ quan lưu trữ nhà nước quy định tại điểm đ, mục 1, phần II của Thông tư này; đảm bảo thành phần, hình thức và quy cách hồ sơ; đảm bảo thủ tục giao nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu không nộp hồ sơ lưu trữ theo quy định vào cơ quan lưu trữ nhà nước; phải chịu các chi phí phát sinh do việc cơ quan lưu trữ nhà nước phải đến thu nhận hồ sơ không được chủ đầu tư nộp đúng thời hạn quy định. - Không yêu cầu nộp lưu trữ nhà nước hồ sơ lưu trữ các công trình xây dựng mới theo quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực chính; các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Việc lưu trữ các hồ sơ được thực hiện theo quy định Công ty. Và thực hiện theo Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức (ban hành theo Quy định số 163/QĐ-VTLLNN ngày 04/8/2010): Mục 6. Tài liệu xây dựng cơ bản (trong bảng thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức)

IX. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC: IX.1. BIỂN TÊN CÔNG TY TẠI CÔNG TRÌNH TT 1

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Làm biển hiệu Công ty tại các công trường mà Theo mẫu Công ty, xem Công ty tham gia làm tư vấn giám sát, quản lý phụ lục của Sổ tay dự án (Xem mẫu kèm theo Sổ tay này). Kích thước thực tế của biển hiệu được căn cứ trên điều kiện thực tế hiện trường. Các đơn vị, cá nhân cần copy 04 file ở P.KT, 112

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định trong đó 2 file *.jpg để xem (như hình ảnh kèm theo Sổ tay này), 2 file *.ai dùng đưa cho đơn vị gia công biển hiệu (có phần mềm chuyên dụng thực hiện với 2 file *ai). Khi thực hiện, nếu gặp vướng mắc về biển hiệu xin liên hệ với KTS.Phạm Quang Ngọc (P.KT, Tel: 098.888.6528) để được hướng dẫn, giải đáp chi tiết.

Bình luận/Hướng dẫn

IX.2. ĐỒNG PHỤC CÁN BỘ TT 1

Quy định

Nội dung quy định Đoàn tư vấn giám sát mặc đồng phục theo quy định của Công ty

Bình luận/Hướng dẫn

IX.3 TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG TT 1

Quy định Yêu cầu chung

2

Văn phòng làm việc

3

Trang thiết bị văn phòng

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn - Chi phí tổ chức văn - Có đủ diện tích để làm việc, sinh hoạt - Có đủ các tủ, giá để lưu trữ hồ sơ. phỏng tư vấn hiện trường - Các cơ sở vật chất khác như: Bàn, ghế, điều được tính trong giá thực hòa, tủ lạnh,... hiện hợp đồng và theo dự toán được duyệt. - Nên qui định cụ thể trong hợp đồng, nên đàm phán để chủ đầu tư chịu toàn bộ hoặc một phần khoản chi phí này. Văn phòng Đoàn Tư vấn tại hiện trường là nơi để các kỹ sư Tư vấn tác nghiệp hàng ngày, họp giao ban nội bộ, thực hiện tất cả quy trình nghiệp vụ tổng hợp, là điểm giao dịch tổng hợp thông tin giữa Đoàn Tư vấn với Chủ đầu tư và các đơn vị hữu quan. Để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện các công tác TVQLDA, dự kiến đặt 01 phòng làm việc ngay tại hiện trường xây dựng công trình. Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị Danh mục thiết bị xem chi văn phòng cần thiết cho sự hoạt động của Đoàn tiết ở phụ lục của Sổ tay. Tư vấn. Danh mục thiết bị phụ Các trang thiết bị cá nhân trang bị cho các kỹ sư thuộc vào dự toán được quản lý hiện trường gồm có: máy tính xách tay (đối với kỹ sư được phân công sử dụng), điện duyệt. thoại di động, trang thiết bị an toàn lao động: dây an toàn, giầy, mũ bảo hộ và các dụng cụ cầm tay phục vụ công tác kiểm tra chất lượng khác. Tại trụ sở Công ty CONINCO sẽ tổ chức Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cần thiết như bàn ghế, tủ, giá, máy vi tính, máy in, điện thoại, fax,.... Các chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị văn phòng do Công ty tự lo.

www.coninco.com.vn

113

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 4

Quy định Các phương tiện đi lại

Nội dung quy định Để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ tại hiện trường, dự kiến bố trí đủ xe gắn máy cho tất cả các kỹ sư khi tham gia giao thông và đều được trang bị mũ bảo hiểm. Việc tạo mọi điều kiện tốt nhất các phương tiện đi lại sẽ giúp cho các kỹ sư giám sát hiện trường có thể dành toàn tâm toàn lực cho công việc, để công việc hoàn thành đúng tiến độ chất lượng khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện phụ khác.

Bình luận/Hướng dẫn Danh mục phương tiện đi lại xem chi tiết ở phụ lục của Sổ tay. Danh mục phương tiện đi lại phụ thuộc vào dự toán được duyệt.

IX.4. PHỐI HỢP NỘI BỘ VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG VÀ CÔNG TY TT 1

2

Quy định Quan hệ của Đoàn tư vấn với các Phòng chức năng của CONINCO

Phân công

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Tại văn phòng Công ty, đơn vị thực hiện bố trí một đội ngũ các kỹ sư làm việc tại văn phòng, theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành hợp đồng. - Tổng Giám đốc Công ty: Tổng giám đốc Công ty (Phó tổng giám đốc được ủy quyền) thay mặt Công ty ký hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bê, ký các biên bản thanh toán, thanh lý hợp đồng và điều hành chung công việc thông qua Nhóm hỗ trợ dự án tại công ty và Trưởng đoàn tư vấn thực hiện gói thầu. - Phòng Kinh tế kế hoạch: kiểm soát hợp đồng kinh tế, các biên bản nghiệm thu khối lượng thanh toán và một số công tác khác có liên quan đến công tác quản lý và thanh toán hợp đồng. - Phòng Quản lý kỹ thuật: Tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật và các giải pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu qua nhóm hỗ trợ dự án và trưởng Tư vấn QLDA; hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công việc của đoàn. - Trung tâm thí nghiệm và kiểm định công trình: Được nhà nước công nhận là phòng thí nghiệm LAS XD 60-Với trang thiết bị và công nghệ kiểm định công trình hiện đại, cho phép chúng tôi có thể tư vấn, kiểm định chất lượng công trình giúp chủ đầu tư khi có yêu cầu. - Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm thanh quyết toán, giải ngân, xuất hóa đơn tới các công việc liên quan tới gói thầu về mặt tài chính - Phòng Tổ chức hành chính: Hỗ trợ dự án các thủ tục pháp lý, hồ sơ liên quan tới dự án và thực hiện các công việc theo quy định của Công ty. - Nhóm hỗ trợ dự án tại Công ty: Hỗ trợ dự án thông qua trưởng Tư vấn QLDA gói thầu về các thủ tục, Quy trình quản lý ISO, tài liệu và các vấn đề khác của dự án tại công ty - Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: kỹ sư tư vấn

Bình luận/Hướng dẫn Tùy theo thực tế để lập cho phù hợp

Các nội dung ở phần này phải căn cứ vào quy định của Công ty tại thời điểm thực hiện. Chi nhánh Công ty tại TP.HCM cũng có 1 phòng LAS.

Tùy theo thực tế để lập 114

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định trách nhiệm nội bộ

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định CONINCO. - Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi công công trình: Phó giám đốc dự án - Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Giám đốc dự án, Phó giám đốc dự án. - Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách, (Giám đốc dự án) - Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: Phó giám đốc dự án. - Báo cáo định kỳ của Tư vấn quản lý dự án: Phó giám đốc dự án - Báo cáo hoàn thành công trình: Giám đốc dự án lập báo cáo trình Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký (hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền). - Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của chủ đầu tư: Phó giám đốc dự án. - Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Chủ trì lập. Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký (hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền).

Bình luận/Hướng dẫn cho phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Công ty và Nhà nước. Nội dung ở phần Phân công này chỉ là ví dụ minh họa.

115

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

PHẦN THỨ BA-TƯ VẤN GIÁM SÁT I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU, NHIỆM VỤ I.1. TỔNG QUÁT TT 1

Quy định

Nội dung quy định Xem tương ứng mục I.1 trong Phần thứ hai trong Sổ tay

Bình luận/Hướng dẫn

I.2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TVGS 1. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ Bảng số 19: Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng (Kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) Đơn vị tính: Tỷ lệ % TT

Loại công trình

Chi phí xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu được duyệt (tỷ đồng) ≤ 10

20

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

8.000

1 Công trình dân dụng

2,628

2,282

1,948

1,512

1,267

0,974

0,653

0,589

0,529

0,460

2 Công trình công nghiệp

2,806

2,510

2,047

1,700

1,314

1,066

0,674

0,607

0,546

0,474

3 Công trình giao thông

2,562

2,160

1,885

1,405

1,043

0,822

0,599

0,539

0,485

0,422

4 Công trình thuỷ lợi

2,079

1,834

1,660

1,266

0,974

0,779

0,518

0,466

0,419

0,364

5 Công trình hạ tầng kỹ 2,053 thuật

1,805

1,588

1,198

0,936

0,748

0,478

0,431

0,388

0,337

Bảng số 20: Định mức chi phí giám sát lắp đặt thiết bị (Kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) Đơn vị tính: Tỷ lệ % TT

Loại công trình

Chi phí thiết bị (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu được duyệt (tỷ đồng) ≤ 10

20

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

8.000

1 Công trình dân dụng

0,675

0,572

0,477

0,315

0,250

0,214

0,144

0,130

0,117

0,102

2 Công trình công nghiệp

0,918

0,804

0,767

0,649

0,402

0,346

0,292

0,262

0,235

0,204

3 Công trình giao thông

0,542

0,464

0,389

0,256

0,214

0,178

0,120

0,108

0,097

0,084

4 Công trình thuỷ lợi

0,574

0,468

0,416

0,275

0,226

0,190

0,130

0,117

0,105

0,091

5 Công trình hạ tầng kỹ 0,643 thuật

0,552

0,460

0,307

0,246

0,214

0,142

0,127

0,114

0,099

www.coninco.com.vn

116

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

2. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN (Kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) 1. Công thức xác định dự toán chi phí tư vấn: Ctv = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp (3) Trong đó: + Ctv: Chi phí của công việc tư vấn cần lập dự toán. + Ccg: Chi phí chuyên gia. + Cql: Chi phí quản lý. + Ck: Chi phí khác. + TN: Thu nhập chịu thuế tính trước. + VAT: Thuế giá trị gia tăng. + Cdp: Chi phí dự phòng. 2. Cách xác định các thành phần chi phí tư vấn: a) Chi phí chuyên gia (Ccg): Xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia. - Số lượng chuyên gia (gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia, kỹ thuật viên...) được xác định theo yêu cầu cụ thể của từng loại công việc tư vấn, yêu cầu về tiến độ thực hiện công việc tư vấn, trình độ chuyên môn của từng loại chuyên gia tư vấn... Việc dự kiến số lượng, loại chuyên gia và thời gian thực hiện của từng chuyên gia phải được thể hiện trong đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn cần tính toán. Đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn phải phù hợp với nội dung, phạm vi của công việc tư vấn cần lập dự toán. Đề cương phương án thực hiện công việc tư vấn có thể do chủ đầu tư lập hoặc do chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập. - Tiền lương chuyên gia bao gồm lương cơ bản, chi phí xã hội, phụ cấp tiền lương khác (nếu có) và được xác định như sau: + Trường hợp chưa xác định được tổ chức tư vấn: Căn cứ mức tiền lương bình quân của chuyên gia trên thị trường hoặc theo mức tiền lương do Nhà nước công bố. + Trường hợp đã xác định được tổ chức tư vấn cụ thể: Căn cứ mức tiền lương thực tế của chuyên gia trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan tài chính cấp trên hoặc các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong năm gần nhất của tổ chức tư vấn đó và mức trượt giá hàng năm để tính toán. b) Chi phí quản lý (Cql): Chi phí quản lý là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng làm việc và chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của chuyên gia tư vấn... Chi phí quản lý xác định bằng khoảng từ 45% đến 55% của chi phí chuyên gia. c) Chi phí khác (Ck): gồm; Chi phí khấu hao thiết bị, chi phí đi lại của chuyên gia, chi phí văn phòng phẩm (giấy, mực, bút…), chí phí hội nghị, hội thảo và các khoản chi phí khác (nếu có). + Chi phí khấu hao thiết bị: Căn cứ vào nhu cầu, số lượng thiết bị, thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để thực hiện công việc tư vấn và giá thiết bị phổ biến trên thị trường. + Chí phí hội nghị, hội thảo: Căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc tư vấn để tổ chức hội nghị, hội thảo theo quy định hiện hành. + Các khoản chi phí khác xác định theo yêu cầu thực tế của từng loại công việc tư vấn. d) Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Được xác định bằng 6% của (Chi phí chuyên gia + Chi phí quản lý + Chi phí khác). e) Thuế giá trị gia tăng (VAT): Được xác định phù hợp với từng loại công việc tư vấn theo quy định. f) Chi phí dự phòng (Cdp): Là khoản chi phí cho những phát sinh trong quá trình thực hiện công việc tư vấn. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% so với toàn bộ các khoản mục chi phí nói trên.

www.coninco.com.vn

117

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN TT Khoản mục chi phí 1 2 3 4 5 6

Diễn giải

Chi phí chuyên gia Chi phí quản lý Chi phí khác Thu nhập chịu thuế tính trước Thuế giá trị gia tăng Chi phí dự phòng Tổng cộng

Giá trị (đồng)

(45%-55%)*Ccg 6%*(Ccg+Cql+Ck) %*(Ccg+Cql+Ck+TN) 10%*(Ccg+Cql+Ck+TN+VAT) Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp

Ghi chú Ccg Cql Ck TN VAT Cdp Ctv

3. QUY ĐỊNH CÔNG TY VỀ LẬP CHI PHÍ TƯ VẤN TT

Quy định

Nội dung quy định Quyết định số 2018/2010/QĐ-TGĐ ngày 22/9/2010 của Tổng giám đốc về việc Công bố định mức lương chuyên gia tư vấn CONINCO Quyết định số 2045/2010/QĐ-TGĐ ngày 24/9/2010 của Tổng giám đốc về ban hành mẫu lập dự toán chi phí tư vấn và hướng dẫn thực hiện

Bình luận/Hướng dẫn

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ II.1. THỦ TỤC CHUNG Được thực hiện theo Quy trình QT-24 của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 của Công ty. SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY QUÁ TRÌNH: Trách nhiệm Các bước Nội dung, văn bản Phụ trách Đơn vị, Chủ trì

TIẾP NHẬN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU

Theo quy định tại 6.1

Phụ trách Đơn vị, Trưởng ĐTVGS, Tổ trưởng, các thành viên, P.KT

THÀNH LẬP ĐOÀN TƯ VẤN GIÁM SÁT (ĐTVGS)

Trưởng ĐTVGS, Người được phân công, kế toán

DỰ TOÁN CHI PHÍ

Theo quy định tại 6.3 Mua sắm theo QT-09

Trưởng ĐTVGS, các thành viên (KSGS)

TIẾP NHẬN HIỆN TRƯỜNG

Theo quy định tại 6.4 Ghi biên bản tiếp nhận

Phụ trách Đơn vị, Trưởng ĐTVGS, các KSGS

TIẾP NHẬN, XEM XÉT HỒ SƠ

Theo quy định tại 6.5 Ghi biên bản nhận hồ sơ, có ý kiến về HS (nếu cần)

Trưởng ĐTVGS, các KSGS

GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Theo quy định 6.6

Tổng giám đốc, người được

NGHIỆM THU HOÀN

Theo quy định Nhà nước

www.coninco.com.vn

Theo quy định tại 6.2 Thuê ngoài theo QT-10

118

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS ủy quyền, Phụ trách Đơn vị, Trưởng ĐTVGS, các KSGS

THÀNH CÔNG TRÌNH

Theo quy định 6.7

Phụ trách Đơn vị, Trưởng ĐTVGS, các KSGS, P.KT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Theo quy định tại 6.8

Trưởng ĐTVGS, P.trách Đơn vị, Chủ đầu tư, Nhà thầu

BÀN GIAO CÔNG TRƯỜNG

Theo quy định Nhà nước Theo quy định tại 6.9

Trưởng ĐTVGS, Đơn vị thực hiện, P.TH.

KẾT THÚC DỰ ÁN LƯU HỒ SƠ

Tất cả hồ sơ giám sát theo quy định tại 6.10

MÔ TẢ QUY TRÌNH: Quy trình này không đề cập đến quá trình dẫn đến việc thương thảo kí hợp đồng như tổ chức dự thầu tư vấn giám sát, báo giá,... 1. Tiếp nhận, phân tích, đánh giá dữ liệu đầu vào: Phụ trách Đơn vị, Chủ trì hay Phòng quản lý chức năng của Công ty có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, đánh giá các thông tin đầu vào chuẩn bị cho quá trình giám sát kỹ thuật thi công. Lưu ý: Giám sát tại vị trí xây dựng công trình hay các vị trí nào khác. 2. Thành lập Đoàn tư vấn giám sát: Dựa trên quy mô của dự án và nội dung của hợp đồng kinh tế, các quy định của Công ty, việc thành lập Đoàn tư vấn giám sát (ĐTVGS) được thực hiện: + Phụ trách Đơn vị sẽ căn cứ vào quy định của Nhà nước, Công ty, tình hình công việc và nhân sự để cử Trưởng ĐTVGS. Trưởng ĐTVGS sẽ cùng Phụ trách Đơn vị bàn bạc chọn cơ cấu, bộ máy, nhân sự của ĐTVGS. + Trưởng ĐTVGS và cán bộ được phân công sẽ soạn Đề cương giám sát theo mẫu của Công ty và soạn Danh sách ĐTVGS. + Đề cương GS (theo mẫu kèm theo QT-24 này) và Danh sách ĐTVGS sau khi được Phụ trách Đơn vị thông qua, nếu cần thiết sẽ được gửi bản thảo cho Bên A xem xét. Sau khi thống nhất với khách hàng (nếu cần), Đơn vị trình bộ phận quản lý chất lượng tại Đơn vị kiểm tra, sau đó Phụ trách Đơn vị ký và trình Phòng quản lý chức năng Công ty kiểm tra theo phân cấp và Lãnh đạo Công ty xem xét, ký. Trường hợp Đề cương GS và Danh sách ĐTVGS đã được Bên A sửa đổi khác với các thông lệ và yêu cầu chung của Công ty thì Đơn vị sẽ cùng với các Phòng quản lý chức năng Công ty thảo luận thêm với Bên A để đi tới thống nhất. Đề cương GS sau khi Công ty phê duyệt cần được Bên A chính thức ký phê duyệt và chuyển lại cho Đơn vị, ĐTVGS. Việc lập Đề cương GS có thể tiến hành từ giai đoạn đấu thầu (làm theo mẫu HSMT), chào giá. Trong một số lĩnh vực đặc biệt, nếu nguồn nhân lực nội bộ không đủ đáp ứng, Công ty sẽ ký hợp đồng với chuyên gia ngoài Công ty. Việc thuê chuyên gia, cộng tác viên ngoài Công ty và nhà thầu phụ được thực hiện theo Quy trình thuê chuyên gia, cộng tác viên và nhà thầu phụ QT-10. Đoàn TVGS thực hiện mặc đồng phục CONINCO theo quy định. 3. Dự toán chi phí: Sau khi ĐTVGS được thành lập, Trưởng ĐTVGS có trách nhiệm lên kế hoạch tài chính để thực hiện dự án, bao gồm các chi phí cơ bản: Tiền lương, đi lại, văn phòng phẩm, dụng cụ, thuê văn phòng,... Tùy thuộc đặc thù từng dự án, Trưởng ĐTVGS chịu trách nhiệm đề đạt dự kiến trên lên Phụ trách Đơn vị hoặc Lãnh đạo Công ty để thông qua dự toán chi phí. Bộ phận kế toán Đơn vị hay Phòng Kế toán tài vụ Công ty có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Đơn vị, Lãnh đạo Công ty phê duyệt để ứng tiền hay mua sắm. Việc mua sắm được thực hiện theo quy định của Công ty theo Quy trình Mua sắm vật tư, thiết bị, sản phẩm QT-09. 4. Tiếp nhận hiện trường: Trưởng ĐTVGS, kỹ sư công trường có trách nhiệm tiếp nhận tổng mặt bằng của dự án xây dựng, kiểm tra tại hiện trường dựa trên các quy định của Nhà nước và Đề cương GS đã được hai bên thông qua. Mọi biên bản kiểm tra phải được lưu lại. Nếu trường hợp không đúng với các tài liệu trên phải thông báo ngay cho chủ đầu tư để tìm hướng giải quyết. 5. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ: www.coninco.com.vn

119

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Trưởng ĐTVGS, thành viên ĐTVGS được phân công có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và có trách nhiệm ghi lại toàn bộ những loại hồ sơ, thời gian giao nhận. Trước khi thi công, Trưởng ĐTVGS phân công các kỹ sư giám sát công trường nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu, biện pháp thi công, tiến độ thực hiện, chứng chỉ kiểm định máy móc, thiết bị,.. để đảm bảo công việc có thể thực hiện được tuân theo các yêu cầu chỉ dẫn. Khi hồ sơ thiếu, không đảm bảo yêu cầu, kỹ sư công trường phải có trách nhiệm báo cáo Trưởng ĐTVGS. Trưởng ĐTVGS phải đề nghị chủ đầu tư yêu cầu các bên liên quan cung cấp đầy đủ trước khi tiến hành thi công. Trưởng ĐTVGS phải đảm bảo mọi hồ sơ khi thi công là hợp lệ, mới nhất, đầy đủ nhất. Nếu có vướng mắc phải viết văn bản báo cáo chủ đầu tư và thiết kế. 6. Giám sát thi công và nghiệm thu: Trưởng ĐTVGS phải có trách nhiệm phân công các kỹ sư giám sát thực hiện việc Giám sát, Nghiệm thu theo Nội dung Hợp đồng, Đề cương GS đã được thoả thuận và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trưởng ĐTVGS có trách nhiệm báo cáo định kì (ngày, tuần, tháng) với Công ty và Phụ trách Đơn vị theo quy định, ngoài ra còn lập các báo cáo với Bên A theo thống nhất trong Đề cương GS và quy định hiện hành của Nhà nước. Mọi thành viên trong ĐTVGS có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất hay khi có yêu cầu của Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo Đơn vị, Lãnh đạo các Phòng quản lý chức năng của Công ty. 7. Nghiệm thu hoàn thành công trình: Sau khi hoàn thành công trình phải tiến hành nghiệm thu tổng thể. Trưởng ĐTVGS và các thành viên phối hợp với các bên liên quan ở công trình lập Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng theo quy định của Nhà nước hoặc thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. ĐTVGS có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nghiệm thu,.. theo nội dung Đề cương GS được duyệt và báo cáo Phụ trách Đơn vị. Biên bản nghiệm thu tổng thể được soạn theo mẫu hiện hành của Nhà nước, sau khi được Trưởng ĐTVGS ký xác nhận sẽ trình bộ phận quản lý chất lượng của Đơn vị và Phụ trách Đơn vị kiểm tra, ký. Sau đó Phòng quản lý chức năng của Công ty kiểm tra xác nhận theo phân cấp và Tổng giám đốc, người được ủy quyền ký duyệt và đóng dấu. 8. Báo cáo đánh giá: 8.1. Chế độ báo cáo nội bộ: Chỉ lưu hành trong nội bộ Công ty hay Đoàn giám sát. + Chế độ Báo cáo nội bộ của ĐTVGS do Trưởng ĐTVGS quyết định tuỳ theo quy mô, tiến độ của công việc. Nhưng phải đảm bảo thông tin thường xuyên và cập nhật. + Chế độ Báo cáo của ĐTVGS với Phụ trách Đơn vị: Hàng tuần và hàng tháng. Ngoài ra còn Báo cáo theo giai đoạn thi công và đột xuất (nếu cần). + Chế độ Báo cáo của Đơn vị với Công ty: Hàng tháng và khi có yêu cầu. Ngoài ra còn Báo cáo đột xuất (nếu cần). 8.2. Báo cáo của ĐTVGS gửi các bên: Theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, Đề cương GS đã được Bên A thông qua. Ngoài ra còn có các Báo cáo mà theo quy định Nhà nước là bắt buộc ngay cả khi hợp đồng, Đề cương GS không có. Hàng tháng, Chủ trì, Đơn vị lập báo cáo tháng gửi khách hàng (xem mẫu báo cáo kèm theo QT-24 này), chuyển P.KT xem xét trước khi trình Lãnh đạo Công ty phụ trách hay người được ủy quyền duyệt. 9. Bàn giao công trường: Nghiệm thu Bàn giao công trình theo hướng dẫn tại điểm 6.7. Ngoài ra khi công tác thi công tại công trình đã hoàn thành (đang chờ nghiệm thu) mà không cần giám sát thi công nữa, hoặc vì lý do nào đấy công trình phải dừng thi công thì Trưởng ĐTVGS có trách nhiệm ký Biên bản với Đại diện Bên A xác nhận thời điểm ĐTVGS rút khỏi hiện trường thi công và làm các thủ tục cần thiết khác. 10. Kết thúc dự án: Tập hợp hồ sơ liên quan đến công trình theo quy định của Công ty. Trưởng ĐTVGS hoặc người được phân công cùng bộ phận kế toán và Phụ trách Đơn vị tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng. Báo cáo tổng hợp, báo cáo quyết toán tài chính. Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm.

www.coninco.com.vn

120

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

II.2. CHUẨN BỊ VỀ NHÂN SỰ TT 1

Quy định

Nội dung quy định Xem tương ứng mục II.2 trong Phần thứ hai trong Sổ tay

Bình luận/Hướng dẫn

II.3. LẬP TIẾN ĐỘ, TÀI CHÍNH TT 1

Quy định

Nội dung quy định Xem tương ứng mục II.3 trong Phần thứ hai trong Sổ tay

Bình luận/Hướng dẫn

III. NỘI DUNG TƯ VẤN GIÁM SÁT III.1. SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHUNG  SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHUNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

Mối quan hệ giữa Tư vấn giám sát (CONINCO) với các bên có liên quan trong quá trình thi công xây dựng được thể hiện qua sơ đồ.

A

1 1

1 D 2

B

Trong đó: A: Chủ đầu tư; B: Nhà thầu xây lắp; C: Tư vấn thiết kế; D: Tư vấn giám sát;

Bình luận/ Hướng dẫn

4

3

C

1. Quan hệ hợp đồng; 2. Quan hệ quản lý một phần hợp đồng; 3. Giám sát tác giả;

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

www.coninco.com.vn

121

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III.2. QUY TRÌNH CHUNG TẠI CÔNG TRƯỜNG 1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

Nhà thầu xin phép khởi  công Không đạt Kiểm tra vật tư, thiết bị đầu vào. 

Kỹ sư giám sát hiện trường duyệt và  báo cáo Chủ đầu tư Đạt Triển khai từng hạng  mục công việc Không đạt

Nhà thầu tự kiểm tra chất  lượng (nghiệm thu nội bộ) Đạt

Không đạt

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay. Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

Kỹ sư giám sát chuyên  ngành nghiệm thu Đạt Kỹ sư giám sát xác nhận chuyển  bước thi công tiếp theo

www.coninco.com.vn

122

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG SƠ ĐỒ QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

Nghiệm thu kiểm tra khối lượng thi  công thực tế

Nhà thầu lập khối lượng thực hiện

Nghiệm thu khối  lượng 

Đại diện CĐT và Kỹ sư giám sát trực  tiếp kiểm tra

Nhà thầu lập báo cáo khối lượng  hoàn thành theo tháng, giai đoạn

Đại diện CĐT và Kỹ sư giám sát trực  tiếp kiểm tra

Đại diện CĐT và Trưởng đoàn TVGS  xác nhận

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay. Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

Báo cáo Chủ đầu tư

www.coninco.com.vn

123

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ SƠ ĐỒ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

Nhà thầu đề xuất kế hoạch tiến độ thực

Khởi công giai đoạn, hạng mục công  việc

Điều chỉnh kế hoạch  tiến độ 

Kiểm tra, theo dõi thực hiện kế hoạch

Phân chia tiến độ trong  tháng Không đạt Ý kiến của Tư vấn giám sát  Xác định nguyên nhân chậm chễ,  Báo cáo CĐT, đề cuất biện pháp  khắc phục 

Đạt

Không Có 

Công việc quan  trọng 



Kiểm tra đôn đốc đánh giá tiến  độ thực hiện trong tuấn

Điều chỉnh tiến độ thực hiện trong  tháng

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay. Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

Không Tư vấn giám sát xác nhận, chuyển  bước giai đoạn thi công tiếp theo

www.coninco.com.vn

124

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

4. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐẦU VÀO SƠ ĐỒ QUẢN LÝ VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐẦU VÀO (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

không đạt 

Nhà thầu lập kế hoạch, danh mục  vật tư thiết bị gửi TVGS và CĐT 

Vật tư thiết bị về hiện trường

Kiểm tra nội bộ của nhà thầu, tập  hợp các chứng chỉ và tài liệu liên  quan gửi TVGS 

không đạt

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện. Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản.

đạt  TVGS và CĐT kiểm tra chứng chỉ CO, CQ phù hợp  với thiết kế, hợp đồng và hồ sơ dự thầu  không đạt đạt Phòng thí nghiệm đã được CĐT và  TVGS kiểm tra chấp nhận 

TVGS lập biên bản hiện trường yêu cầu thí  nghiệm, kiểm định theo quy định 

đạt 

đạt

Kiểm tra chứng chỉ, chứng nhận chất  lượng và nguồn gốc xuất xứ 

Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay. Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

đạt  Nghiệm thu vật tư, thiết bị 

Các bước nghiệm thu lắp đặt thiết bị.

www.coninco.com.vn

125

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

MỘT SỐ NỘI DUNG (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Bình luận/ Hướng dẫn

1. Nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi lắp đặt - Các thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt phải được kiểm tra: - Số lượng, - Chủng loại TB, - Các chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, - Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, - Chứng chỉ kiểm định của đơn vị kiểm định độc lập trong và ngoài nước.... 2. Nghiệm thu công việc lắp đặt thiết bị. Biên bản nghiệm thu công việc được lập cho từng thiết bị và (hoặc) cụm thiết bị. Mỗi thiết bị (cụm thiết bị) có thể có một hoặc nhiều BB nghiệm thu công việc, bao gồm: - Lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị vào vị trí (trước khi chèn đế) hoặc hàn cố định đế, hoặc xiết bu lông. - Lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống di chuyển. - Lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống truyền động. - Lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống thuỷ lực của thiết bị. - Lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống khí nén của thiết bị. - Lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống khí nén của thiết bị. - Đổ dầu, mỡ bôi trơn. - Xây gạch chịu lửa, bảo ôn đường ống và thiết bị. 3. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị. Thực hiện sau khi Nhà thầu hoàn thành toàn bộ công việc lắp đặt (cả phần cơ và phần điện). Là điều kiện bắt buộc trước khi chạy thử đơn động không tải. Lưu ý: Đối với hệ thống phức tạp nên lập Danh mục hoàn thành để không bỏ sót việc 4. Nghiệm thu đơn động không tải Chạy thử đơn động không tải sau khi Nhà thầu hoàn thành việc lắp đặt tĩnh thiết bị hoặc cụm thiết bị. (Có 1 số thiết bị bỏ qua công tác chạy không tải) 5. Nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải. Thực hiện sau khi hoàn thành việc chạy thử liên động không tải của từng cụm thiết bị hoặc từng hạng mục, từng công đoạn và toàn bộ dây chuyền nhà máy. Lập biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải (Theo mẫu BBNT số 06), biên bản này được lập cho từng cụm thiết bị, từng hạng mục, từng công đoạn và toàn bộ dây chuyền nhà máy. 6. Nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải. Lập biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị (Theo mẫu BBNT số 04), biên bản này được lập cho từng hạng mục thiết bị. Thực hiện sau khi hoàn thành việc chạy thử liên động có tải của từng cụm thiết bị, từng hạng mục, từng công đoạn và toàn bộ dây chuyền nhà máy. Lập biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải (Theo mẫu BBNT số 07), biên bản này được lập cho từng cụm thiết bị, từng hạng mục, từng công đoạn và toàn bộ dây chuyền nhà máy. 7. Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng Thực hiện sau khi toàn bộ hệ thống (dây chuyền) được hoàn thành. Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để Chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.

www.coninco.com.vn

126

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM SƠ ĐỒ QUẢN LÝ GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

Nhà thầu trình kế hoạch nhập vật liệu thi công cho TVGS và CĐT + Vật liệu phục vụ thi công nhập về công trường + Kiểm tra nghiệm thu nội bộ vật liệu thi công của nhà thầu

-

Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản.

+

Mời TVGS & CĐT kiểm tra: Nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng, phù hợp với hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự thầu

-

-

+

Phòng thí nghiệm đã được CĐT&TVGS kiểm tra nghiệm thu

Bình luận/ Hướng dẫn

CĐT và TVGS lập biên bản và lấy mẫu tại hiện trường

+

Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay. Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

ĐVTC lập BBNT nội bộ, phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng gửi TVGS

TVGS nghiệm thu đồng ý sử dụng cho công trình

www.coninco.com.vn

127

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

6. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ TÀI LIỆU CHẤT LƯỢNG SƠ ĐỒ QUẢN LÝ VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐẦU VÀO (TÙY THEO THỰC TẾ ĐỂ LẬP CHO PHÙ HỢP)

 

Bình luận/ Hướng dẫn Phần này có thể đã có ở hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hợp đồng, đề cương mà Công ty đã lập ở giai đoạn trước. Vì vậy cần xem xét các hồ sơ liên quan khi thực hiện.

Nhà thầu lập hồ sơ  chất lượng 

Chủ đầu tư 

Sơ đồ này chỉ là ví dụ minh họa cơ bản. Các nội dung chi tiết xem mẫu tại phụ lục của Sổ tay.

Tư vấn giám sát tập  hợp kiểm tra 

Xem thêm sơ đồ quy trình quản lý của tư vấn QLDAPhần thứ hai của Sổ tay

Chủ đầu tư tiếp nhận  lưu trữ  

Trách nhiệm

Các bước

Nội dung

Người thực hiện công việc

THU THẬP KIỂM TRA HỒ SƠ

Hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng

NHẬN BIẾT HỒ SƠ

Phân loại và đánh dấu từng loại hồ sơ, từng hạng mục công trình

Trưởng đoàn GS, Người thực hiện công việc Trưởng đoàn GS, Người thực hiện công việc

BẢO QUẢN, QUẢN LÝ HỒ SƠ

Tập hợp HS và lập danh mục quản lý Hồ sơ

Trưởng đoàn GS, Người thực hiện công việc

SỬ DỤNG HỒ SƠ

Phục vụ công tác theo dõi chất lượng công trình, thanh quyết toán

Trưởng đoàn GS, Người thực hiện công việc

LƯU TRỮ HỒ SƠ

Lưu trữ hồ sơ trong suốt quá trình thi công đến khi ghoàn thành toàn bộ công trình.

Người thực hiện công việc

BÀN GIAO CHO CĐT

www.coninco.com.vn

Lưu trữ Hồ sơ theo qui định

128

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG 1.1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TT 1

Đơn vị Chủ đầu tư

2

Tư vấn giám sát

3

Tư vấn thiết kế

Nội dung - Chủ đầu tư là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án. - Quan hệ chính thức với tất cả các Nhà thầu khác có liên quan đến dự án, bằng hợp đồng kinh tế, hoặc thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép. - Giải quyết giữa các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tổng nhà thầu trong đó có Nhà thầu TVGS - Xử lý kịp thời những đề xuất của kỹ sư TVGS - Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng và đảm bảo chất lượng. - Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng - Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế nếu phát hiện ra để kịp thời sửa đổi. - Yêu cầu Nhà thầu thi công thực hiện đúng các quy trình và các quy định về an toàn, PCCC, vệ sinh môi trường. - Thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát tác giả - Xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh có liên quan đến thiết kế - Tham gia nghiệm thu sản phẩm khi được chủ đầu tư yêu cầu

Bình luận/Hướng dẫn

1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT TT 1

Nội dung Yêu cầu chung đối với Tư vấn giám sát

2

Giám sát chất lượng

www.coninco.com.vn

Các lưu ý - Thực hiện công tác giám sát ngay khi có công văn yêu cầu của Chủ đầu tư. - Giám sát thường xuyên liên tục trong quá trình thi công. - Giám sát trên cơ sở bản vẽ thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các tài liệu liên quan khác. - Trung thực khách quan, không vụ lợi. + Kiểm tra điều kiện thi công và công tác chuẩn bị của nhà thầu + Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu so với: - Yêu cầu của dự án - Hồ sơ dự thầu và hợp đồng kinh tế + Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào lắp đặt cho công trình + Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công so với: - Yêu cầu của thiết kế

Bình luận/Hướng dẫn

129

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Nội dung

3

Giám sát khối lượng

4

Giám sát tiến độ an toàn lao động và VSMT

Các lưu ý - Tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành - Khối lượng theo hồ sơ thiết kế so với khối lượng tính toán thực tế - Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế, Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có ý kiến của thiết kế và phê duyệt bởi CĐT - Khối lượng thi công khác: lán trại, các biện pháp thi công đặc biệt kỹ sư TVGS chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT - Kỹ sư TVGS theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình so sánh với tiến độ thi công chi tiết đã được CĐT phê duyệt. thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với CĐT về tiến độ thi công để CĐT có quyết định cụ thể (điều chỉnh nếu cần) - Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường - TVGS thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh môi trường

Bình luận/Hướng dẫn

2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG  TT 1

Quy định Điều 27 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009

2

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐCP ngày 18/4/2008

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 27. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: 2. Sửa đổi khoản 3 Điều 12 như sau: "3. Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: a) Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình); b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát xây dựng); c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu; d) Căn cứ nghiệm thu; đ) Đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát đã

Bình luận/Hướng dẫn

130

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Điều 11 Nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

4

Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định được phê duyệt; e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có)." Điều 11. Giám sát công tác khảo sát xây dựng 1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng: a) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng; b) Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng. 2. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng: a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; b) Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng. 3. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư: a) Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng; b) Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng; c) Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Điều 21. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư 1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: - Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết

Bình luận/Hướng dẫn

131

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; - Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; - Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. 2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu: a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):

Bình luận/Hướng dẫn

132

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

5

Điều 7 Thông tư số 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

6

Điều 14 Thông tư số 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ; - Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây dựng; - Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ. b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay: - Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; - Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu. 3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện. 4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả. 5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại. Điều 7. Giám sát khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Chủ đầu tư cử người có chuyên môn phù hợp với loại hình công tác khảo sát xây dựng để giám sát công tác khảo sát xây dựng. Trường hợp không có người có chuyên môn phù hợp thì chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát. 2. Chi phí giám sát khảo sát xây dựng được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình. Điều 14. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 và điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm) trước

Bình luận/Hướng dẫn

133

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định khi được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế. Kết quả xác nhận sự phù hợp về chất lượng phải được thể hiện bằng văn bản. 2. Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được quy định như sau: a) Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường: - Chủ đầu tư kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. b) Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình theo yêu cầu của thiết kế: - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp: chủ đầu tư kiểm tra chất lượng như quy định tại điểm a khoản này kết hợp với việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất. - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường: chủ đầu tư tổ chức giám sát chất lượng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. c) Đối với các mỏ vật liệu xây dựng lần đầu được khai thác: chủ đầu tư tổ chức hoặc yêu cầu nhà thầu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng mỏ theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác; thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

Bình luận/Hướng dẫn

3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG TT 1

Quy định Khoản 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐCP ngày 18/4/2008

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: 5. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 24 như sau: "d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

Bình luận/Hướng dẫn

134

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Điều 29 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu); - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có)." 6. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 25 như sau: "d) Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng được nghiệm thu); - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có)." 7. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điểu 26 như sau: "e) Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu); - Địa điểm xây dựng; - Thành phần tham gia nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có)." Điều 29. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình 1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. 2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai

Bình luận/Hướng dẫn

135

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. 3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. 4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

Bình luận/Hướng dẫn

4. CÔNG TÁC GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ TT 1

Quy định Điều 28 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 28. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. 2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm. 3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. 4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. 5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Bình luận/Hướng dẫn

136

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

5. CÔNG TÁC GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TT 1

Quy định Điều 30 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009

2

Điều 31 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 30. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng 1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. 2. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. 3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. 5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. 6. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra. Điều 31. Quản lý môi trường xây dựng 1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định. 2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

Bình luận/Hướng dẫn

137

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn 3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. 4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 Đảm bảo an toàn lao động của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn khi thi công công trình thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo dưới lưới điện áp. vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

6. CẢNH BÁO RỦI RO TT 1

Quy định

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn 1. Cảnh báo rủi ro và các cảnh báo khác đối Xem chi tiết ở mẫu báo với CĐT: cáo tháng ở Phụ lục của - Các cảnh báo rủi ro về chất lượng công trình Sổ tay do việc chấp hành quy trình quản lý kỹ thuật của NT có thể sảy ra. - Các rủi ro về vật liệu đầu vào có thể mang lại. - Các rủi ro có thể do máy móc thiết bị mang lại. - Các rủi ro khác có thể mang lại cho công trình … 2. Đề xuất biện pháp khắc phục: - Đề xuất khắc phục rủi ro để đảm bảo chất lượng công trình - Đề xuất khắc phục biện pháp thi công - Đề xuất khắc phục tiến độ thi công. - Các đề xuất khác.

7. THAY ĐỔI THIẾT KẾ TT 1

Quy định Điều 17 Nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 17. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình 1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây: a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. 2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu

Bình luận/Hướng dẫn

138

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Khoản 4 Điều 1 số 49/2008/NĐCP ngày 18/04/2008

Nội dung quy định tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau: "2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đó được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình."

Bình luận/Hướng dẫn

8. NGHIỆM THU ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG TT 1

2

Quy định Điều kiện nghiệm thu

Hồ sơ pháp lý

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định phải thỏa món 3 điều kiện cơ bản sau: - Hồ sơ pháp lý: đầy đủ - Công trình (đối tượng nghiệm thu): đảm bảo chất lượng, đủ khối lượng - Hồ sơ quản lí chất lượng: đáp ứng yêu cầu - Các văn bản quy định của Pháp luật: Các Bên tham gia nghiệm thu phải biết các văn bản Pháp luật cụ thể nào áp dụng cho công trÌnh. Phải liệt tên văn bản quan trọng nhất liên quan đến đối tượng nghiệm thu; - Các văn bản có tính chất pháp lý liên quan đến Dự án. Ví dụ như: Phê duyệt Dự án đầu tư, phê duyệt quy hoạch, kiến trúc, phê duyệt kế hoạch đấu thầu,... - Các tài liệu liên quan đến tư cách pháp nhân của các Bên liên quan, như: Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh của các Nhà thầu, của Phòng thí nghiệm - Các văn bản liên quan đến Hợp đồng như: Phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu, Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các Bên - Các văn bản liên quan đến thiết kế, dự toán, Phê duyệt thiết kế, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh thiết kế, dự toán,… - Các văn bản liên quan đến các cá nhân: các quyết định phân công nhiệm vụ, các chứng chỉ hành nghề - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Ngoài các quy chuẩn và một số tiêu chuẩn bắt buộc phải áp dụng số còn lại là do các đơn vị tư vấn (tư vấn lập dự án, thiết kế, lập HSMT, TVGS, kiểm định, thí nghiệm,…) đề xuất và Chủ dự án phê duyệt. Lưu ý: Do công trình thi công kéo dài nên nhiều văn bản mới ban hành sau khi thi công xong nhưng chưa nghiệm thu thì phải áp dụng văn bản mới để nghiệm thu, nếu không có điều kiện áp dụng tiêu chuẩn mới thì phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng (Chủ đầu tư hoặc

Bình luận/Hướng dẫn

139

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

3

Kiểm tra hạng mục công trình, công trình trước khi nghiệm thu

4

Danh mục các tồn tại cần khắc phục

5

Kiểm tra và sắp xếp hồ sơ quản lí chất lượng

Nội dung quy định cơ quan quản lý) Dù bộ Hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp đến mấy nhưng nếu đối tượng nghiệm thu không đạt yêu cầu thì cũng không nghiệm thu được. Vì vậy để chuẩn bị nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, TVGS, TV QLDA, Nhà thầu phải kiểm tra công trình phát hiện các tồn tại cần khắc phục, lập thành bảng (CHECK LIST) và quy rõ trách nhiệm, tiến độ hoàn thành TT

Tên hạng mục, gói thầu, vị trí

Nội dung cần hoàn thiện

Đơn vị, nhà thầu thực hiện

Bình luận/Hướng dẫn

Thời hạn

Có thể lập Check list cho từng đối tượng, từng gói thầu hoặc từng Nhà thầu nhưng tốt nhất nên lập cho từng hạng mục công trình - Nên lập sơ đồ hình cây và dựng các màu khác nhau để đánh dấu mức độ hoàn thành - Nếu cần có thể yêu cầu Tổng thầu lập các đội hoàn thiện để khắc phục tất cả các tồn tại không nhất thiết là “ai làm sai thì người đó sửa” - Phải thường xuyên kiểm soát để thu ngắn dần danh mục các tồn tại - Hồ sơ QLCL công trình là bằng chứng về thành quả lao động của đội ngũ kỹ thuật (A,B, TVGS) -là ngôi nhà trên giấy - Đối với các dự án lớn việc sắp xếp các tài liệu một cách mạch lạc là cần thiết. Có thể sắp xếp theo công việc, theo thời gian, theo nhà thầu, gói thầu nhưng tốt nhất là theo hạng mục công trình. - Kèm theo HSQLCL phải lập danh mục theo mẫu thống nhất và có BB kiểm tra hồ sơ (tham khảo TCXDVN 371-2006) - HSQLCL do nhà thầu lập, TVGS kiểm tra và chỉ chấp nhận nghiệm thu quyết toán khối lượng sau khi hoàn thành hồ sơ chất lượng

III.4. NỘI DUNG KHÁC 1. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG TT 1

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Nội dung này nên đàm phán ngay khi ký hợp đồng QLDA hoặc TVGS để có tính thêm kinh phí vào hợp đồng QLDA hoặc TVGS. - Tương tự thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công - Nội dung của đánh giá bản vẽ thi công cần xem chi tiết trong hợp đồng ký với khách hàng.

Bình luận/Hướng dẫn - Xem Sổ tay công tác tư vấn thẩm tra dự án, thiết kế-dự toán. - Giai đoạn này TKBVTC đã được phê duyệt nên TVGS chỉ đề xuất kiến nghị CĐT (nếu phát hiện những nội dung chưa hợp 140

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn lý, mất an toàn hoặc lãng phí,...).

2. ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THI CÔNG TT 1

Quy định

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn - Có thể tương tự thẩm tra biện pháp thi công - Xem Sổ tay công tác tư nhưng TVGS thường chỉ đưa ra nhận xét và tư vấn thẩm tra dự án, thiết vấn cho chủ đầu tư thuê một cơ quan chuyên kế-dự toán. môn thực hiện thẩm tra biện pháp thi công. - Cần căn cứ theo biện pháp thi công trong hồ sơ TKBVTC (nếu có) đã được phê duyệt và HSDT hoặc HSĐX của nhà thầu.

3. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TT 1

Quy định Khoản 7 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009

Nội dung quy định Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân: 7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

Bình luận/Hướng dẫn Đây là quy dịnh cho vốn liên quan đến Nhà nước, nếu không phải vốn có liên quan đến Nhà nước thì có thể thực hiện theo hợp đồng đã ký với khách hàng nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam.

III.5. NỘI DUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009, Quy định 49 nhóm vi phạm với 275 hành vi vi phạm hành chính cụ thể. TT 1

Quy định Điều 13 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 13. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây: a. Không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định; b. Không lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình; c. Không kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng như: nhân lực; thiết bị thi công; hệ thống quản lý chất lượng; giấy phép sử dụng máy móc thiết bị; chất lượng vật tư vật liệu và

Bình luận/Hướng dẫn Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009.

141

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Điều 21 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

3

Điều 25 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định thiết bị lắp đặt vào công trình; d. Không kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu; không lập nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình; không đóng dấu xác nhận vào bản vẽ thiết kế thi công trước khi đưa ra thi công. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng nhưng không đủ điều kiện năng lực theo quy định hoặc không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định, trừ nhà ở riêng lẻ. 3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình. Điều 21. Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi: a. Không tự tổ chức nghiệm thu hoặc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng sai quy định; b. Không lập các văn bản, tài liệu, bản vẽ liên quan đến công trình xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đối với trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định. 3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi: a. Nghiệm thu khống; b. Tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định. 4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: a. Buộc hủy bỏ kết quả nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; b. Buộc thực hiện đúng quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình xây dựng. Điều 25. Xử phạt nhà thầu, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cơ quan thẩm quyền cấp sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

142

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị. 2. Phạt tiền đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng: a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1:500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. 4. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, sau khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền mà nhà thầu thi công xây dựng vẫn tiếp tục thi công xây dựng thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 5. Phạt tiền đối với nhà thầu thi công xây dựng không che chắn để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ. b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 6. Phạt tiền đối với nhà thầu tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ www.coninco.com.vn

143

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

4

Điều 26 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

5

Điều 27 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 7. Phạt tiền đối với nhà thầu tổ chức thi công xây dựng vi phạm quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. Điều 26. Xử phạt nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình. 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình có một trong các hành vi: a. Không trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động trong công trường xây dựng; lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công mà không có biện pháp bảo đảm an toàn lao động; b. Không có biển báo an toàn; không có phương tiện che chắn; c. Không mua các loại bảo hiểm theo quy định. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về phá dỡ công trình xây dựng. 3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về thi công xây dựng công trình, quy định về phá dỡ công trình xây dựng. Điều 27. Xử phạt nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1. Phạt tiền: a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng không kiểm tra vật liệu xây dựng hoặc cấu kiện xây dựng theo quy định hoặc sử dụng kết quả kiểm tra của các phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn; b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

144

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

6

Điều 28 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

7

Điều 29 Nghị định 23/2009/NĐCP ngày 27/2/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định các hành vi: không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công; không có nhật ký thi công theo quy định; không lập, lưu trữ tài liệu quản lý chất lượng theo quy định; vi phạm các quy định về bảo hành công trình; c. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị công nghệ không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; d. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: không có hệ thống quản lý chất lượng; không tổ chức giám sát thi công xây dựng. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Điều 28. Xử phạt nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng đúng hợp đồng đã ký kết; ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình làm sai lệch kết quả giám sát. 3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình và đúng hợp đồng đã ký kết. Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm của nhà thầu, tổ chức, cá nhân khác 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng có một trong các hành vi sau đây: a. Hoạt động kiểm định chất lượng không đủ điều kiện năng lực theo quy định; b. Thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng không đúng trình tự, thủ tục quy định. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với phòng thí nghiệm có một trong các hành vi sau đây:

Bình luận/Hướng dẫn

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

Chi tiết các nội dung về xử phạt có liên quan khác cần tra cứu chi tiết trong Nghị định 23/2009/NĐ

145

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định a. Hoạt động thí nghiệm không đủ điều kiện năng lực theo quy định; b. Thực hiện các thí nghiệm, cung cấp các số liệu, kết quả thí nghiệm không đúng quy định; c. Không lưu giữ hồ sơ trong quá trình thí nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm theo quy định. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tư vấn thẩm tra có một trong các hành vi sau đây: a. Hoạt động thẩm tra không đủ điều kiện năng lực theo quy định; b. Thực hiện thẩm tra không đúng quy định; c. Báo cáo kết quả thẩm tra không chính xác. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp điện, nước, hộ gia đình lân cận không thực hiện cắt điện, cắt nước của công trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của người có thẩm quyền. 5. Phạt tiền: a. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức đào tạo, cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng không đúng quy định; b. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đào tạo, cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng khi chưa được Bộ Xây dựng cho phép. 6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: a. Buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng; b. Không công nhận kết quả đào tạo; c. Tước giấy phép đào tạo của tổ chức có hành vi vi phạm từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn; d. Thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm.

Bình luận/Hướng dẫn

IV. PHỐI HỢP THỰC HIỆN TT 1

Quy định Điều 5 Chương I Nghị định số

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng 1. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải

Bình luận/Hướng dẫn

146

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định 48/2009/NĐCP ngày 07/5/2010

2

3

4

5 www.coninco.com.vn

Nội dung quy định thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác trong hợp đồng. 2. Thực hiện hợp đồng xây dựng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật. 3. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn với Chủ đầu tư: Đoàn tư vấn CONINCO thực hiện chức năng độc lập, chủ động giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của Chủ đầu tư, thực hiện một cách khách quan theo các nội dung ghi trong Quy định của pháp luật: quản lý dự án theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP điều chỉnh Bổ sung một số điều của nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/2/2009 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/QĐ-BXD ngày 16/12/2004 của Bộ xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn với Nhà thầu: Nhà thầu có trách nhiệm nộp báo cáo hàng tuần cho Đoàn Tư vấn CONINCO về tình hình thi công tại hiện trường (khối lượng, tiến độ chi tiết…) các vướng mắc và phát sinh để Đoàn Tư vấn kịp thời báo cáo với Chủ đầu tư và có biện pháp giải quyết. Quan hệ với đơn vị thiết kế: Trước khi và trong khi thi công Tư vấn CONINCO có quyền đề nghị cán bộ giám sát thiết kế giải thích tài liêụ thiết kế để phục vụ kiểm tra công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị theo đúng yêu cầu của Dự án. Nếu trong quá trình thi công có những thay đổi thiết kế hoặc kỹ thuật, vật tư so với thiết kế đã được duyệt: - Đối với các thay đổi lớn mang tính chất quan trọng đơn vị thiết kế phải có thoả thuận bằng văn bản với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. - Đối với các thay đổi nhỏ đơn vị thiết kế có thể xem xét trực tiếp trên hiện trường cùng với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. Các thay đổi này sau khi được chấp thuận sẽ được ghi vào Sổ xử lý thiết kế. Quan hệ của Đoàn Tư vấn với các bên liên

Bình luận/Hướng dẫn

- Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp. - Theo hợp đồng ký với CĐT. - Báo cáo định kỳ (tuần, tháng, năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của công việc.

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

Tùy theo thực tế để lập quan hệ cho phù hợp.

Tùy theo thực tế để lập 147

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định quan khác: Đoàn tư vấn CONINCO giúp Chủ đầu tư phối hợp với các bên liên quan đến Công trình, giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công việc của mình, tư vấn cho chủ đầu tư làm việc với các bên hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan.

Bình luận/Hướng dẫn quan hệ cho phù hợp.

V. TƯ VẤN GIÁM SÁT THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HOÀN THIỆN V.1. KÍNH XÂY DỰNG 1. Kiểm nghiệm kính xây dựng: Kính dùng trong xây dựng bao gồm: - Kính nổi: sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất, kính có độ phẳng cao, chiều dầy ổn định. Kính nổi dùng làm nền cho việc sản xuất các loại kính khác. - Kính mầu hấp thụ nhiệt: Kính hấp thụ một phần ánh sáng xuyên qua. Thông thường độ truyền sáng 70- 80 %. - Kính phủ phản quang: Kính phản xạ lại ánh sáng tới ở mức từ 30 đến hơn 60%. - Kính cán hoa văn: tạo hoa văn trên kính bằng công nghệ cán. - Kính tôi nhiệt an toàn, bán tôi nhiệt: Kính nổi được đốt nóng đến 450˚ C hoặc 300˚ C rồi làm nguội đột ngột bằng quạt gió. Kính tôi khi vỡ tạo ra các mảnh vỡ có bán kính không lớn hơn 3- 4 mm, kính bán tôi hay gọi là kính chịu nhiệt chịu được đốt nóng đến 250˚C kính không vỡ. - Kính dán an toàn: dán 2 tấm kính nổi bằng phim PVB gia nhiệt và cán ép hai tấm kính lại với nhau. Kính dán khi vỡ các mảnh kính bám vào phim dán không long ra. - Kính gương: một mặt kính được tráng một lớp bạc mỏng. - Kính cốt lưới thép: lưới thép được đặt vào tấm kính trong quá trình sản xuất. - Kính phủ low-e: kính được tráng một lớp phủ low-e để cản tia hồng ngoại xuyên qua. Kính vẫn bảo đảm độ sáng nhưng không gây nóng trong nhà. - Kính hộp: Kính có khoảng trống bên trong. Nhờ khoảng trống này kính được cách âm, cách nhiệt. 2.1 Kiểm nghiệm kính tôi nhiệt an toàn, kính dán an toàn TCVN 7455:2004; TCVN 7364, 7368:2004 gồm các chỉ tiêu: - Độ bền va đập bi rơi: Mẫu kính có kích thước 600 x 600 mm yêu cầu 3 mẫu + Đối với kính dán sử dụng bi thép có khối lượng 2260g, rơi ở độ cao 1200mm yêu cầu kính phải không vỡ hoặc vỡ nhưng không gây thủng, mảnh vẫn bám vào phim dán. + Đối với kính tôi: sử dụng bi thép có khối lượng 1040g thả ở độ cao 1000mm , yêu cầu kính phải không vỡ - Độ bền va đập con lắc: Mẫu kính có kích thước 1000x 860 mm, con lắc có khối lượng 45kg ±0,1 kg + Kéo con lắc đến độ cao 300mm, thả mẫu không bị vỡ, đối với kính tôi, còn đối với kính dán có thể vỡ nhưng mảnh vẫn bám vào phim và lỗ vỡ nhỏ hơn 60mm. - Ứng suất bề mặt cho kính tôi: phải không nhỏ hơn 69 Mpa và cho kính bán tôi: không nhỏ hơn 34MPa - Độ vỡ mảnh cho kính tôi : kính 4mm, mảnh vỡ lớn nhất ≤ 5g, kính ≥ 5mm yêu cầu số mảnh vỡ ≥40. - Độ chịu nhiệt khô, độ chịu nhiệt ẩm cho kính dán: sau thử phim không được bong tróc, không tạo bọt khí ở màng phim. - Dung sai độ dầy kính tôi: kính có chiều dầy từ 4- 6 mm dung sai cho phép ±0,3mm 8- 10mm dung sai cho phép ±0,6mm 12- 15mm dung sai cho phép ±0,8mm 19mm dung sai cho phép ± 1,2mm - Khuyết tật ngoại quan đối với kính dán: không có bọt khí ở phim dán. 2.2 Kiểm nghiệm kính mầu hấp thụ nhiệt TCVN 7529:2005 - Hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời: 2 loại loại ≤ 0,8 và loại ≤ 0,7 ± 0,5mm - Dung sai chiều dầy: loại 5-6 mm: ± 2mm, 8- 10 mm: ± 0,5mm www.coninco.com.vn

148

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Khuyết tật ngoại quan - Độ bền nước ≤ cấp 4 theo TCVN1046:2004 2.3 Kính phủ phản quang TCVN 7528:2005 - Dung sai chiều dầy - Khuyết tật ngoại quan - Hệ số phản xạ năng lượng mặt trời : R 0,3:0,3 - 0,44, R 0,45:0,45 - 0,59, R 0,6: ≥ 0,6 - Độ bền mài mòn: chênh lệch độ truyền sáng ≤ 4% (sau khi quay 200vòng) - Độ bền axit: chênh lệch độ truyền sáng ≤ 4% (ngâm 24h) - Độ bền kiềm: chênh lệch độ truyền sáng ≤ 4% ( ngâm 24h ) 2.4 Kính cán vân hoa TCVN 7527:2005 - Dung sai chiều dầy Chiều dầy Sai lệch cho phép danh nghĩa 3 ± 0,3 4 ± 0,35 5 ± 0,4 6 ± 0,5 8 ± 0,8 10 ±1 - Khuyết tật ngoại quan: bọt khí , sai lệch hoa văn - Độ cong vênh 2.5 Kính gương TCVN 7624:2007 - Độ biến dạng của hình ảnh : Không biến dạng hình ảnh từ góc 45- 90º - Độ bám dính của lớp sơn phủ : không bong tróc 2.6 Kính hộp cách âm , cách nhiệt TCVN 8260: 2009 - Kích thước chiều dầy: Chiều dầy kính hộp < 17 mm 17- 22mm Dung sai cho phép ± 1mm ± 1,5mm

> 22mm :± 2mm

- Độ kín : ở - 30˚ C kính không tạo sương ở bên trong . - Độ cách nhiệt toàn phần : không nhỏ hơn 0,25- 0,4 ˚ K.m²/ w V.2. NHÔM XÂY DỰNG - NHÔM XÂY DỰNG TCXDVN 330:2004 3.1 Các chỉ tiêu chính của nhôm xây dựng - Độ bền kéo ≥ 165 N/mm2 - Độ cứng HV ≥ 58 - Dung sai chiều dầy đến 3,2 ± 0,15 mm > 3,2 đến 6,3 mm ± 0,18 > 6,3 đến 12,5mm ± 0,2 > 12,5 đến 20 mm ± 0,23 > 20 đến 25 mm ± 0,25 - Thành phần Hóa Mác Si Mg Mn Cu Fe 6063 6061

0,20,6 0,40,8

0,450,9 0,81,2

Cr

Zn

Ti

≤ 0,1

≤ 0,1

≤ 0,35

≤ 0,1

≤0,25

≤ 0,1

≤0,05

Tạp chất ≤ 0,15

≤ 0,15

0,150,4

< 0,7

0,040,35

≤0,25

≤ 0,15

< 0,05

< 0,15

Al Còn lại Còn lại

V.3. GẠCH GỐM ỐP LÁT - GẠCH GỐM ỐP LÁT TCVN 6415:2005 Gạch gốm ốp lát có rất nhiều chủng loại ,nói chung có thể chia làm 2 loại: ốp và lát. www.coninco.com.vn

149

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Gạch lát có độ hút nước thấp, cường độ uốn cao, độ cứng tốt hơn gạch ốp. Sau đây là các chỉ tiêu thí nghiệm của gạch ốp lát. 123456-

Sai lệch về hình dạng và kích thước: ± 10% Độ cứng bề mặt theo thang Mohs: + gạch lát: 5 + gạch ốp: 3 Độ chịu mài mòn (đối với gạch không phủ men) + gạch lát: 174 mm³ + gạch ốp: 540 mm³ Xác định hệ số dãn nở nhiệt dài: ≤ 9 .10‫ ־‬³ Xác định độ bền nhiệt từ nhiệt đô phòng đến 145º C : ≤ 9 .10 ³ . º C ‫־‬¹ Độ bền hóa: cấp GB

V.4. ĐÁ ỐP LÁT - ĐÁ ỐP LÁT TCVN 7745: 2007 1- Độ bền uốn: + đối với đá Granit: 10MPa + đối với đá marble : 7 MPa 2-Độ cứng bề mặt theo thang Mohs: + đối với đá Granit: 6 + đối với đá marble : 4 3- Dung sai chiều dầy: đối với đá có chiều dầy > 10mm: dung sai cho phép : ± 1mm đối với đá có chiều dầy ≤ 10mm: dung sai cho phép : ± 0,5mm V.5. SƠN TƯỜNG - SƠN TƯỜNG TCVN 6934:2001 1- Độ mịn: ≤ 50 µK 2- Độ phủ: 125- 150g / m² 3- Độ bám dính trên nền xi măng cát: cấp 2 4- Thời gian khô: khô hoàn toàn: 5h 5- Hàm lượng chất không bay hơi: 50% 6- Độ bền nước: sơn tường trong: 250h, sơn tường ngoài: 500h 7- Độ bền kiềm: sơn tường trong: 250h, sơn tường ngoài: 500h 8- Độ rửa trôi sơn tường trong: 450 chu kỳ sơn tường ngoài 1200 chu kỳ

VI. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ VI.1. VỀ CHẤT LƯỢNG TT 1

Quy định Điều 20 Thông tư 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Điều 20. Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng 1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng. Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác. 2. Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước như sau: a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp. b) Thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng. c) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp đánh giá, kết luận về chất lượng hoặc đề nghị cơ quan này tổ chức giám

Bình luận/Hướng dẫn

150

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

Quy định

Điều 20 Thông tư 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định định chất lượng công trình xây dựng. d) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều 21. Phân loại sự cố công trình, trình tự báo cáo và giám định để xác định nguyên nhân sự cố 1. Sự cố công trình xây dựng được phân loại tùy theo mức độ hư hỏng công trình như sau: a) Sự cố cấp I bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp đặc biệt làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình xây dựng. - Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp I và cấp II hoặc bộ phận công trình của công trình cấp đặc biệt nhưng không gây thiệt hại về người. - Sập, đổ một bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng ở mọi cấp gây thiệt hại về người từ 3 nguời trở lên. b) Sự cố cấp II bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp I và cấp II làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình. - Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp III và cấp IV hoặc một bộ phận công trình của công trình cấp I và cấp II nhưng không gây thiệt hại về người. - Sập đổ một bộ phận công trình, hoặc công trình mọi cấp (trừ công trình cấp đặc biệt) gây thiệt hại về nguời từ 1 đến 2 người. c) Sự cố cấp III bao gồm một trong các hư hỏng sau: - Hư hỏng công trình cấp III, IV làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình. - Sập, đổ một bộ phận công trình, công trình cấp III, IV nhưng không gây thiệt hại về người. 2. Trình tự báo cáo và giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác theo quy định tại Điều 35 Nghị định 209/2004/NĐ-CP gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với sự cố cấp III ; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng đối với sự cố cấp I và cấp II; b) Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn hoặc tổ chức giám định để xác định nguyên nhân sự cố tùy theo cấp sự cố được quy định như sau : - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền đối với mọi cấp sự cố; - Bộ Xây dựng hoặc cơ quan được ủy quyền đối

Bình luận/Hướng dẫn

151

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định với sự cố cấp I và cấp II khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ này.

Bình luận/Hướng dẫn

VI.2. VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TT 1

2

Quy định Một số quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn - Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Xem chi tiết trong các văn phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao bản quy phạm pháp luật. động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thông kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. - Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 về việc Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Mục I Thông I. QUY ĐỊNH CHUNG tư liên tịch số 1. Đối tượng áp dụng 14/2005/TTLT Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động /BLĐTBXHbao gồm: BYT1.1. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật TLĐLĐVN Doanh nghiệp Nhà nước; ngày 1.2. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật 08/3/2005 Doanh nghiệp; 1.3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 1.4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; 1.5. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; 1.6. Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; 1.7. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; 1.8. Cơ sở bán công, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; 1.9. Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 1.10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ trường

www.coninco.com.vn

152

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

3

Quy định

Nội dung quy định hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; Các đối tượng nêu trên sau đây gọi tắt là cơ sở. 2. Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động 2.1. Tai nạn lao động a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc. b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động. 2.2. Phân loại tai nạn lao động a) Tai nạn lao động chết Người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại tiết i điểm 3.1 Mục II của Thông tư này. b) Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. c) Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên. Mục II Thông II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ tư liên tịch số 1. Khai báo tai nạn lao động 14/2005/TTLT 1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, Người bị tai nạn lao động hoặc Người cùng làm việc /BLĐTBXH(người lao động, người quản lý), người biết sự BYTviệc phải báo ngay cho Người sử dụng lao động TLĐLĐVN của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định ngày của Thông tư này. 08/3/2005 1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động

www.coninco.com.vn

Bình luận/Hướng dẫn

153

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó. Trường hợp Người bị tai nạn lao động chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động (theo kết luận của biên bản khám nghiệm tử thi) thì cơ sở phải khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ngay sau khi Người bị tai nạn lao động chết để giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật. 1.3. Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí; trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì cơ sở phải khai báo với cơ quan quản lý lĩnh vực đó. 1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động . 2.1. Thành phần đoàn điều tra a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, bao gồm: - Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; - Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là người được tập thể Người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở làm thành viên. b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm: - Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương làm trưởng đoàn; - Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân tỉnh làm thành viên; - Đại diện Sở Y tế làm thành viên. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm: - Đại diện Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn; Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê

Bình luận/Hướng dẫn

154

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân Việt Nam làm thành viên; - Đại diện Bộ Y tế làm thành viên. 2.2. Thẩm quyền điều tra a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng xảy ra tại nơi làm việc thuộc quyền quản lý của cơ sở (trừ các trường hợp quy định ở tiết b, c dưới đây) b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trên địa bàn địa phương (trừ các trường hợp quy định ở tiết c, e và g dưới đây); riêng tai nạn lao động nặng chỉ điều tra khi người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết Người khi Người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; trong quá trình điều tra cần phối hợp với các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra. d) Trường hợp cơ quan Y tế, tổ chức Công đoàn, Hội Nông dân không cử được Người tham gia đoàn điều tra thì đoàn điều tra vẫn tiến hành điều tra để đảm bảo việc điều tra được kịp thời. e) Các vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động do cơ quan Công an nơi xảy ra tai nạn điều tra, lập biên bản, trừ các trường hợp xảy ra trên các tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở. g) Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này do các cơ quan quản lý lĩnh vực đó ra quyết định thành lập đoàn điều tra và thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định tại Thông tư này. h) Người lao động bị tai nạn lao động do cơ sở khác gây ra thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động phải thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định của Thông tư này và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày điều tra, lập biên bản xong, phải sao gửi hồ sơ vụ tai nạn lao động cho cơ sở quản lý người bị tai nạn lao động để phối hợp giải quyết hậu quả của vụ tai nạn lao động và thực hiện thống kê, Lưu giữ, báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này. 2.3. Trách nhiệm của các thành viên đoàn điều

Bình luận/Hướng dẫn

155

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

tra a) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động chịu trách nhiệm: - Các hoạt động của đoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn điều tra; - Tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất. Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. b) Các thành viên có trách nhiệm: - Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công; - Đóng góp vào hoạt động chung của đoàn điều tra, có quyền bảo Lưu ý kiến và báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý mình. c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra. 2.4. Thời hạn điều tra và lập biên bản a) Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra và lập biên bản kể từ khi xảy ra theo thời hạn sau: - Không quá 24 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ; - Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng; - Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người trở lên; - Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người; - Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật. b) Đối với vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng cần gia hạn điều tra, thì trước khi hết hạn điều tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo và xin phép người ra quyết định thành lập đoàn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại tiết a điểm 2.4 này. 2.5. Trình tự điều tra và lập biên bản a) Khi nhận được tin báo có tai nạn lao động thì Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để cử Người tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động. b) Đoàn điều tra khẩn trương đến nơi xảy ra tai nạn lao động, tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau: - Xem xét hiện trường; - Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến www.coninco.com.vn

156

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định vụ tai nạn lao động; - Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; - Trưng cầu giám định kỹ thuật (khi cần thiết); - Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để xác định các vấn đề cơ bản sau: + Diễn biến của vụ tai nạn lao động; + Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; + Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý; + Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn. - Lập biên bản điều tra theo Mẫu số 05 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở) và Mẫu số 06 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương) kèm theo Thông tư này. c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện tiến hành điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tích, thu thập vật chứng đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng. d) Trong quá trình điều tra nếu xét thấy vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương kiến nghị cơ quan Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, khởi tố vụ án hình sự về gây tai nạn lao động nghiêm trọng. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan Công an những tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động để điều tra và xử lý. e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tổ chức công bố biên bản điều tra ngay sau khi hoàn thành điều tra đối với các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra cho Người bị nạn và những Người liên quan đến vụ tai nạn lao động. - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp Trung ương tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng tại cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, thành phần cuộc họp bao gồm: + Trưởng đoàn điều tra, chủ trì cuộc họp; + Các thành viên đoàn điều tra; + Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản + Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể người lao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;

Bình luận/Hướng dẫn

157

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định + Người bị nạn, đại diện thân nhân người chết, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến vụ tai nạn lao động; + Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có). - Nếu người sử dụng lao động có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra tai nạn lao động. - Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của những người đã tham dự. - Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải gửi biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương, cơ sở có tai nạn lao động và các nạn nhận hoặc thân nhân người chết, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra. 2.6. Hồ sơ vụ tai nạn lao động a) Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm: - Biên bản khám nghiệm hiện trường; - Sơ đồ hiện trường; - Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có); - Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; . - Biên bản giám định kỹ thuật (nếu có); - Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động; - Biên bản điều tra tai nạn lao động; - Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; - Những tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn lao động. b) Trong một vụ tai nạn lao động, mỗi người bị tai nạn lao động có một hồ sơ riêng c) Thời gian lưu giữ hồ sơ tai nạn lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các cơ quan thành viên đoàn điều tra được quy đinh tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 Mục II của Thông tư này. 2.7. Điều tra lại tai nạn lao động a) Trong thời gian quy định tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 Mục II của Thông tư này nếu có khiếu nại hoặc, tố cáo, thì sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét, điều tra lại và thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ

Bình luận/Hướng dẫn

158

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

lý do. b) Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ tai nạn lao động và vật chứng cho đoàn điều tra lại. c) Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố. d) Thời hạn điều tra lại không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định điều tra lại. 3. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động. 3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động: a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; b) Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1 Mục II của Thông tư này. c) Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động chết Người, tai nạn lao động nặng; Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người lao động mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ sơ đồ hiện trường, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định hiện hành, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể); Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành bước điều tra tại chỗ và được sự nhất trí bằng văn bản của đoàn điều tra tai nạn lao động; d) Cung cấp ngay vật chứng, tài liệu. Có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vật chứng, tài liệu đó; e) Tạo điều kiện cho người làm chứng và những người có liên quan đến vụ tai nạn lao động cung cấp tình hình cho đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu; f) Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo quyết định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này; g) Gửi biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ sở lập cho những người bị tai nạn lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; h) Thông báo đầy đủ về vụ tai nạn lao động tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn xảy ra; i) Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm và Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu; k) Trả các khoản chi phí cho việc điều tra tai www.coninco.com.vn

159

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm: - Dựng lại hiện trường; - Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; - In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; - Giám định kỹ thuật (nếu có); - Khám nghiệm tử thi; - Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Các khoản chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của cơ sở. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào kinh phí thường xuyên của cơ quan. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì có trách nhiệm trả các khoản chi phí nêu trên; l) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo việc thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động. 3.2. trách nhiệm của người bị nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động Người bị tai nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động có trách nhiệm khai trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về nhũng vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã khai báo hoặc che dấu. 4. Thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động 4.1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, cơ sở phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này; Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần trong thời điểm thống kê, thì phải được thống kê riêng từng trường hợp. 4.2. Cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn của địa phương nào thì người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ tai nạn lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương đó và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. 4.3. Cơ quan Công an sao gửi hồ sơ vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động cho cơ sở có người bị tai nạn để thực hiện việc thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Khi có đề nghị của cơ sở hoặc của Người bị tai nạn, thân nhân

Bình luận/Hướng dẫn

160

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định Người bị tai nạn thì việc sao gửi hồ sơ được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc. 4.4. Đối với tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này, cơ sở phải thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này. 4.5. Cơ sở phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao động theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếu không có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không tai nạn lao động”. 4.6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo tình hình tai nạn lao động của 6 tháng và cả năm theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động và Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.

Bình luận/Hướng dẫn

PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005) MÃ SỐ TÊN CHẤN THƯƠNG 01 Đầu, mặt, cổ 011. Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; 012. Dập não; 013. Máu tụ trong sọ; 014. Vỡ sọ 015. Bị lột da đầu; 016. Tổn thương đồng tử mắt; 017. Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; 018. Vỡ các xương hàm mặt; 019. Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; 0110. Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. 02 021 . 022. 023. 024. 025. 026. 027. 028. 029. 0210. 0211.

Ngực, bụng Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; Hội chứng chèn ép trung thất; Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; Gãy xương sườn; Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; Bị thương và dập mạnh ở bụng tác bại tới các cơ quan bên trong; Thủng, vỡ tạng trọng ổ bụng; Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; Vỡ, trật xương sống; Vỡ xương chậu; Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;

www.coninco.com.vn

161

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 0212. Tổn thương cơ quan sinh dục. 03 Phần chi trên 031. Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; 032. Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; 033. Tổn thương ở vai, cánh táy, bần tay, cổ tay làm hại đến các gân; 034. Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; 035. Trật, trẹo các khớp xương lớn. 04 Phần chi dưới 041. Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; 042. Bị thương rộng khắp ở chi dưới; 048. Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. 05 Bỏng 051. Bỏng độ 3; 052. Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; 053. Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; 054. Bỏng điện nặng; 055. Bị bỏng lạnh độ 3; 056. Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. 06 Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng 061. Ô xít các-bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; 062. Ô xít ni-tơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; 063. Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; 064. Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: tắt thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nhược, ngất; 065. Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; 066. Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký. Các mẫu báo cáo Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN ngày 08/3/2005) - Mẫu số 01: Khai báo tai nạn lao động. - Mẫu số 02: Quyết định của Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 03: Quyết định của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 04: Biên bản lấy lời khai của đoàn điều tra tai nạn lao động. - Mẫu số 05: Biên bản điều tra tai nạn lao động (nhẹ hoặc nặng). - Mẫu số 06: Biên bản điều tra tai nạn lao động (chết người hoặc nặng). - Mẫu số 07: Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, - Mẫu số 08: Số thống kê tai nạn lao động năm. - Mẫu số 09: Báo cáo tai nạn lao động theo yếu tố gây tai nạn lao động, nghề nghiệp, mức độ thương tật, nguyên nhân gây tai nạn lao động, tuổi đời và tuổi nghề của người bị tai nạn lao động. - Mẫu số 10a: B áo cáo tai nạn lao động theo yếu tố gây tai nạn lao động, tỉnh/thành phố, loại thương tật và nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Mẫu số 10b: Báo cáo tai nạn lao đông theo loại hình doanh ngiệp, nghề nghệp, theo tuổi đời và tuổi nghề của người bị tai nạn lao động.

VII. DANH MỤC BÁO CÁO TT 1

Quy định Điều 13 Chương I

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và Căn cứ yêu cầu về chất nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây lượng sản phẩm, nghiệm 162

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

Quy định Nghị định số 48/2009/NĐCP ngày 07/5/2010

Một số báo cáo khác

3

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn thu bàn giao sản phẩm để dựng 1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp lập các báo cáo cho phù đồng xây dựng: hợp, đúng với yêu cầu. a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Quy chuẩn, tiêu chuẩn (Quốc tế, Việt Nam, Ngành), tiêu chuẩn dự án áp dụng cho sản phẩm các công việc phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; b) Đối với thiết bị, hàng hoá nhập khẩu ngoài quy định tại điểm a khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ. 2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành: a) Các thoả thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này; d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu; đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng. Chi tiết về nội dung và tên - Báo cáo theo nội dung của hợp đồng. - Các quyết định về nhân sự. của báo cáo theo thỏa - Các công văn trao đổi thông tin... thuận giữa hai bên trong - Các thư kỹ thuật. hợp đồng. Chế độ báo cáo của Đoàn tư vấn CONINCO Chế độ báo cáo tuân thủ được thực hiện ở các giai đoạn sau đây (ngoài ra theo quy định của Nhà nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, chủ đầu tư nước, Công ty và khách phải có yêu cầu bằng văn bản): hàng. - Báo cáo sơ bộ: ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ tài liệu và khảo sát thực tế tại hiện trường - Báo cáo định kỳ hàng tháng - Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần cọc (nếu 163

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

Nội dung quy định

Bình luận/Hướng dẫn

có) - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần đài, giằng móng và tầng hầm - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần thân thô - Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần hoàn thiện và cơ điện - Giai đoạn quyết toán công trình - Sự cố công trình xây dựng (nếu có). Nơi nhận báo cáo: Chủ đầu tư sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên. Đồng thời báo cáo được gửi về văn phòng dự án, đơn vị thực hiện tại trụ sở Công ty CONINCO theo quy định.

www.coninco.com.vn

164

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS MẪU DANH MỤC BÁO CÁO CÁC GIAI ĐOẠN Báo cáo 1. Báo cáo sơ bộ 2. Báo cáo tình hình thực hiện Báo cáo lần 1: Giai đoạn khảo sát, thiết kế Báo cáo lần 2: Phần ngầm

Ngày đến hạn Ngay sau khi tiếp nhận công việc trên công trình. Thứ 2, tuần đầu tiên của tháng Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn thiết kế

Báo cáo lần 3: Phần thân

Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần ngầm

Báo cáo lần 4: Phần cơ điện và hoàn thiện

Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Phần thân Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Cơ điện và Hoàn thiện Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng Giai đoạn quyết toán công trình

Báo cáo lần 5: Nghiệm thu đưa vào sử dụng 3. Báo cáo cuối cùng

VIII. NHẬT KÝ VIII.1. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH TT 1

Quy định Điều 11 Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004

2

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Đây là nhật ký khảo sát Điều 11. Giám sát công tác khảo sát xây dựng 1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây xây dựng. dựng: a) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng; b) Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng. 2. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng: a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; b) Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng. Các quy định khác xem thêm mục VII trong Phần thứ hai trong Sổ tay

VIII.2. NHẬT KÝ TƯ VẤN GIÁM SÁT TT 1

Quy định

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Xem tương ứng mục VII.2 trong Phần thứ hai Đây là quy định của Công trong Sổ tay ty về lập nhật ký tư vấn.

165

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

IX. LƯU TRỮ HỒ SƠ THIẾT KẾ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG TT 1

Quy định

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Xem tương ứng mục VIII trong Phần thứ hai Lưu ý vai trò của TVGS trong Sổ tay khác với tư vấn QLDA

X. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC: X.1. BIỂN TÊN CÔNG TY TẠI CÔNG TRÌNH TT 1

Quy định

Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Làm biển hiệu Công ty tại các công trường mà Theo mẫu Công ty, xem Công ty tham gia làm tư vấn giám sát, quản lý phụ lục của Sổ tay dự án (Xem mẫu kèm theo Sổ tay này). Kích thước thực tế của biển hiệu được căn cứ trên điều kiện thực tế hiện trường. Các đơn vị, cá nhân cần copy 04 file ở P.KT, trong đó 2 file *.jpg để xem (như hình ảnh kèm theo Sổ tay này), 2 file *.ai dùng đưa cho đơn vị gia công biển hiệu (có phần mềm chuyên dụng thực hiện với 2 file *ai). Khi thực hiện, nếu gặp vướng mắc về biển hiệu xin liên hệ với KTS.Phạm Quang Ngọc (P.KT, Tel: 098.888.6528) để được hướng dẫn, giải đáp chi tiết.

X.2. ĐỒNG PHỤC CÁN BỘ TT 1

Quy định

Nội dung quy định Đoàn tư vấn QLDA mặc đồng phục theo quy định của Công ty

Bình luận/Hướng dẫn

X.3 TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG TT 1

Quy định Phân công trách nhiệm

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định 1. Trưởng đoàn TVGS: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc giám sát theo đúng nội dung hợp đồng đã ký tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm trước công ty về công việc của Đoàn TVGS, điều động các KS TVGS đáp ứng tiến độ thi công lắp đặt thiết bị nhằm bảo đảm chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn giám sát. Chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức hoạt động của đoàn giám tại hiện trường và chịu sự chỉ đạo của giám đốc đơn vị, lãnh đạo Công ty, phải thường xuyên báo cáo tổng Công ty. Trưởng đoàn có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các Phó đoàn và thành viên trong đoàn TVGS. Ký hoặc ủy quyền cho Phó Đoàn ký Thư kỹ thuật, báo cáo định kỳ của đoàn TVGS tại hiện trường, ký các Biên bản cuộc họp có liên quan, ký các Biên bản nghiệm thu mà không cần đóng

Bình luận/Hướng dẫn - Tùy theo thực tế thì người được giao trách nhiệm sẽ lập phân công trách nhiệm, các hồ sơ, tài liệu được ký. - Chức danh trưởng đoàn có thể là chủ trì trong trường hợp không có chức danh trưởng đoàn, tương tự nếu sử dụng chức danh giám đốc dự án.

166

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Quy định

2

Mục 3.8.4 Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009

3

Yêu cầu chung

4

Văn phòng làm việc

5

Trang thiết bị văn phòng

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định dấu và ký xác nhận vào các biên bản nghiệm thu mà cần đóng dấu Công ty 2.Kỹ sư TVGS : Kỹ sư TVGS CONINCO chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát được phân công theo đúng các quy định của Pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm trước tổng Công ty và các cơ quan quản lý về kết quả làm việc. Chịu sự phân công công việc và điều động của Trưởng, Phó đoàn, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Trưởng đoàn giao nhằm thực hiện thành công Hợp đồng đã ký. Ký Biên bản kiểm tra vật tư, thiết bị, biên bản nghiệm thu công việc, xác nhận vào nhật ký thi công và các báo cáo của Nhà thầu thuộc hạng mục công việc được phân công; Kiểm tra và ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng lắp đặt tĩnh, chạy thử không tảI, có tảI trước khi trưởng phó đoàn ký, đề xuất các ý kiến (nếu có). Viết Thư kỹ thuật liên quan đến nội dung công việc được giao và thông qua Trưởng, Phó Đoàn ký Viết báo cáo và nhật ký GS 3.8.4. Chi phí giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị tính theo định mức công bố tại Quyết định này chưa bao gồm chi phí để xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của nhà thầu tư vấn giám sát. Chi phí xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của nhà thầu tư vấn giám sát được xác định theo quy định hiện hành. - Có đủ diện tích để làm việc, sinh hoạt - Có đủ các tủ, giá để lưu trữ hồ sơ. - Các cơ sở vật chất khác như: Bàn, ghế, điều hòa, tủ lạnh,... Văn phòng Đoàn Tư vấn tại hiện trường là nơi để các kỹ sư Tư vấn tác nghiệp hàng ngày, họp giao ban nội bộ, thực hiện tất cả quy trình nghiệp vụ tổng hợp, là điểm giao dịch tổng hợp thông tin giữa Đoàn Tư vấn với Chủ đầu tư và các đơn vị hữu quan. Để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện các công tác TVGS, dự kiến đặt 01 phòng làm việc ngay tại hiện trường xây dựng công trình. Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cần thiết cho sự hoạt động của Đoàn Tư vấn. Các trang thiết bị cá nhân trang bị cho các kỹ sư quản lý hiện trường gồm có: máy tính xách tay (đối với kỹ sư được phân công sử dụng), điện thoại di động, trang thiết bị an toàn lao động: dây an toàn, giầy, mũ bảo hộ và các dụng cụ cầm tay phục vụ công tác kiểm tra chất lượng khác.

Bình luận/Hướng dẫn

Kỹ sư tư vấn được phân công công việc theo chuyên môn.

Chi phí tổ chức văn phỏng tư vấn hiện trường được tính trong giá thực hiện hợp đồng và theo dự toán được duyệt.

Danh mục thiết bị xem chi tiết ở phụ lục của Sổ tay. Danh mục thiết bị phụ thuộc vào dự toán được duyệt.

167

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

6

Quy định

Các phương tiện đi lại

Nội dung quy định Tại trụ sở Công ty CONINCO sẽ tổ chức Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cần thiết như bàn ghế, tủ, giá, máy vi tính, máy in, điện thoại, fax,.... Các chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị văn phòng do Công ty tự lo. Để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ tại hiện trường, dự kiến bố trí đủ xe gắn máy cho tất cả các kỹ sư khi tham gia giao thông và đều được trang bị mũ bảo hiểm. Việc tạo mọi điều kiện tốt nhất các phương tiện đi lại sẽ giúp cho các kỹ sư giám sát hiện trường có thể dành toàn tâm toàn lực cho công việc, để công việc hoàn thành đúng tiến độ chất lượng khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện phụ khác.

Bình luận/Hướng dẫn

Danh mục phương tiện đi lại xem chi tiết ở phụ lục của Sổ tay. Danh mục phương tiện đi lại phụ thuộc vào dự toán được duyệt.

X.4. PHỐI HỢP NỘI BỘ VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG VÀ CÔNG TY TT 1

Quy định Quan hệ của Đoàn tư vấn với các Phòng chức năng của CONINCO

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Tại văn phòng Công ty, đơn vị thực hiện bố trí một đội ngũ các kỹ sư làm việc tại văn phòng, theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành hợp đồng. - Tổng Giám đốc Công ty: Tổng giám đốc Công ty (Phó tổng giám đốc được ủy quyền) thay mặt Công ty ký hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bê, ký các biên bản thanh toán, thanh lý hợp đồng và điều hành chung công việc thông qua Nhóm hỗ trợ dự án tại công ty và Trưởng đoàn tư vấn thực hiện gói thầu. - Phòng kinh tế kế hoạch: kiểm soát hợp đồng kinh tế, các biên bản nghiệm thu khối lượng thanh toán và một số công tác khác có liên quan đến công tác Quản lý và thanh toán hợp đồng. - Phòng Quản lý kỹ thuật: Tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật và các giải pháp kỹ thuật giám sát thực hiện gói thầu qua nhóm hỗ trợ dự án và Tư vấn giám sát trưởng gói thầu; hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công việc của đoàn. - Trung tâm thí nghiệm và kiểm định công trình: Được nhà nước công nhận là phòng thí nghiệm LAS XD 60-Với trang thiết bị và công nghệ kiểm định công trình hiện đại, cho phép chúng tôi có thể tư vấn, kiểm định chất lượng công trình giúp chủ đầu tư khi có yêu cầu. - Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm thanh quyết toán, giải ngân, xuất hóa đơn tới các công việc liên quan tới gói thầu về mặt tài chính

Bình luận/Hướng dẫn Tùy theo thực tế để lập cho phù hợp

Tùy theo quy định của Công ty tại mỗi thời điểm để lập cho phù hợp.

168

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

2

Quy định

Phân công trách nhiệm

www.coninco.com.vn

Nội dung quy định - Phòng Tổ chức hành chính: Hỗ trợ dự án các thủ tục pháp lý, hồ sơ liên quan tới dự án và thực hiện các công việc theo quy định của Công ty. - Nhóm hỗ trợ dự án tại Công ty: Hỗ trợ dự án thông qua Tư vấn giám sát trưởng gói thầu về các thủ tục, Quy trình quản lý ISO, tài liệu và các vấn đề khác của dự án tại công ty - Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: kỹ sư tư vấn CONINCO. - Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi công công trình: Giám đốc dự án hoặc chức danh tương đương. - Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Giám đốc dự án, Phó giám đốc dự án hoặc chủ trì, trưởng đoàn giám sát hoặc chức danh tương đương. - Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách, (Giám đốc dự án) - Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: Phó giám đốc dự án. - Báo cáo định kỳ của Tư vấn giám sát: Phó giám đốc dự án - Báo cáo hoàn thành công trình: Giám đốc dự án lập báo cáo trình Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký ( hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền). - Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của chủ đầu tư: Giám đốc dự án. - Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Chủ trì lập. Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký (hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền).

Bình luận/Hướng dẫn

Tùy theo thực tế để lập cho phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Công ty và Nhà nước. Nội dung ở phần Phân công này chỉ là ví dụ minh họa.

169

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

PHẦN THỨ TƯ-PHỤ LỤC PHỤ LỤC A-DANH MỤC TÀI LIỆU PHÁP LÝ  A.1. CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Luật xây dựng: số 16/2003/QH11 ngày26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Luật đầu tư: số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật đấu thầu: số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006. Luật nhà ở: số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 Luật doanh nghiệp: số 60/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật lao động: Quốc hội nước CHXHCNVN khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2005 (Có sửa đổi bổ sung của các năm 2002, 2006, 2007). Luật bảo hiểm xã hội: số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006,có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 1/1/2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 1/1/2009. Bộ luật dân sự: số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Luật đê điều: số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật quản lý thuế: số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật điện lực: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005. Luật kinh doanh Bất động sản.: số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007. Luật đất đai: số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật khoa học và công nghệ : số 21/2000/QH10 ngày 9/6/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2001. Luật thuế thu nhập cá nhân: số 4/2007/QH12 ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2009. Luật tiêu chuẩn&quy chuẩn kỹ thuật: số 68/2006QH11 ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007. Luật công chứng: số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật sở hữu trí tuệ: số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Luật kiểm toán Nhà nước: số 37/2005/QH11 ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006. Luật cạnh tranh: số 27/2004/QH11 ngày 3/12/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005. Luật ngân sách nhà nước: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/2/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, Luật của Nước CHXHCN Việt Nam số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/5/1997. Luật thuế giá trị gia tăng số13/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. A.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐẦU TƯ Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

www.coninco.com.vn

170

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chỉnh phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nghị định 111/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 của Chỉnh phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Nghị định 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Nghị định 101/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006 của Chính phủ về Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nghị định 88/2006/NĐ-CP, ngày 29/8/2006 của Chính phủ về việc Đăng ký kinh doanh. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Quyết định 472/QĐ-BXD ngày 22/4/2010 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Chương trình hành động của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Quyết định 1225/QĐ-BXD ngày 30/12/2009 của Bộ Xây dựng về việc Công bố sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 12/8/2009 thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA. Quyết định số 899/QĐ-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Quyết định số 815/QĐ-BXD ngày 06/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Thành lập Ủy ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN. Quyết định số 821/QĐ-BXD ngày 06/08/2009 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN. Quyết định 1404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. ngày 30/09/2008 về việc Chuyển chủ đầu tư Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26/9/2008 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Bộ Xây dựng. Quyết định số 1128/QĐ-BXD ngày 15/09/2008 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về việc Thành lập Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN. Quyết định 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt. Quyết định 02/2008/QĐ-BXD ngày 20/02/2008 về việc Ban hành Quy định quản lý thông tin về năng lực của các tổ chức hoạt động xây dựng qua Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Quyết định 1182/QĐ-BCĐNQH, ngày 20/9/2007 về việc Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Quyết định 131/2007/QĐ-TTg, ngày 09/8/2007 về việc Ban hành Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Quyết định 226/2006/QĐ-TTg, ngày 10/10/2006 về việc Quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình xây dựng.

www.coninco.com.vn

171

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định 31/2006/QĐ-BXD 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ công chức trong việc cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Quyết định 11/2006/QĐ-BXD ngày 11/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư Kỹ sư hoạt động xây dựng. Quyết định 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Quyết định 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Quy định điều kiện năng lực hoạt động XD. Quyết định 27/2001/QĐ-BXD ngày 29/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định về uỷ quyền trong quản lý đầu tư XD đối với các đơn vị trực thuộc Bộ XD. Quyết định 27/2000/QĐ-BXD ngày 08/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy định điều kiện kinh doanh XD. Quyết định 23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình. Thông tư 22/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng. Thông tư 19/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư Liên tịch 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT, ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị. Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Thông tư 02/2007/TT-BXD, ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ Thông tư 06 /2006/TT-BXD, ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình. Thông tư 08/2003/TT-BXD ngày 09/07/2003 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng EPC. Thông tư 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ Thông tư 09/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng. Thông tư 03/2004/TT-BXD ngày 07/05/2004 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện hình thức tổng thầu xây lắp các dự án nguồn điện được chỉ định thầu. Thông tư 01/TTLT/BXD-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương. Thông tư số 43/2003/TT-BTC ngày 13/05/2003 của Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng. Thông tư 06/2003/TT-BXD ngày 14/04/2003 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn nguyên tắc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế. Thông tư 01/2002/TT-BXD ngày 07/01/2002 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng thiết kế - Cung ứng vật tư, thiết bị-XD EPC www.coninco.com.vn

172

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Thông tư 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc quản lýXD đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các Nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu XD và Tư vấn XD công trình tại VN. Thông tư 15/2000/TT-BXD, ngày 13/11/2000 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng Thông tư 14/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xử lý việc chuyển đổi quản lý các DA đầu tư và XD theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi , bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP Thông tư 03/2000/TT-BXD ngày 25/05/2000 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi , Bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng và Tổng Cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép XD. Thông tư 01/2000/TT-BXD ngày 01/03/2000 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng và đăng ký hoạt động xây dựng Thông tư 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng về Thông tư hướng dẫn cấp giấy phép XD. Thông tư 06/1999/TT-BXD ngày 16/08/1999 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xử lý các vấn đề chuyển tiếp từ điều lệ QLĐT và XD 42/CP-92CP sang thực hiện quy chế QLĐT và XD 52/CP Thông tư 03/1998/TT-BXD ngày 11/06/98 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi bổ sung một số nội dung trong Thông tư số 01/BXD-CSXD ngày 15/4/97 về Hướng dẫn quản lý XD các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thầu nước ngoài nhận thầu XD tại VN Thông tư 02/1998/TT-BXD ngày 28/04/1998 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động đối với các doanh nghiệp XD, Tư vấn XD có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN. Thông tư 06/BXD-CSXD 25/09/97 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số vấn đề về quản lý xây dựng trong việc thực hiện "Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao B.O.T áp dụng cho đầu từ trong nước ban hành kèm theo Nghị định 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ. Thông tư 01/BXD-CSXD 15/04/1997 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam Chỉ thị số 494/CT-TTG ngày 20/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Chỉ thị số 374/CT-TTg ngày 24/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tằng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước năm 2010. Chỉ thị số 01/CT-BXD ngày 18/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng. Chỉ thị 08/2008/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Chỉ thị 07/2008/CT-BXD, ngày 8/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Xây dựng. Chỉ thị số 27/2008/CT-TTg ngày 5/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước. Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg ngày 06/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác Chỉ thị 03/2008/CT-BXD, ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về một số giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2008 của Bộ Xây dựng. Chỉ thị 02/2008/CT-BXD, ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng. Chỉ thị 07/2007/CT-BXD, ngày 05/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng. Chỉ thị 17/2007/CT-TTg, ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý tài sản của các ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước. Chỉ thị 05/2007/CT-BXD, ngày 09/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2007 - 2010.

www.coninco.com.vn

173

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Chỉ thị 04 /2007CT-BXD, ngày 5/3/2007. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Thực hiện công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai năm 2007 đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Chỉ thị 02/2007/CT-BXD, ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng. Chỉ thị số 01/2007/CT-BXD ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế Chỉ thị 12 /2006/CT-BXD, ngày 11/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác khảo sát xây dựng. Chỉ thị 03/2005/CT-BXD ngày 5/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng Chỉ thị số 05/2003/CT-BXD ngày 16/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước do Bộ quản lý. Chỉ thị số 04/2004/CT-BXD ngày 02/07/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong ngành Xây dựng. Chỉ thị số 02/2003/CT-BXD ngày 18/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2003 . Chỉ thị số 04/2003/CT-BXD ngày 18/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân Ngành Xây dựng Chỉ thị số 03/1998/CT-BXD ngày 08/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tăng cường công tác quản lý Xây dựng các công trình đầu tư của Bộ Xây dựng Công văn 292/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc công bố tập Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2008). Công văn 1777/BXD-HTKT, ngày 28/8/2008 của Bộ Xây dựng Về hướng dẫn quản lý nhà nước theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và hướng dẫn về thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở các công trình theo chức năng quản lý nhà nước. Công văn 626/BXD-XL, ngày 7/4/2008 của Bộ Xây dựng Về việc Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng Công văn số 2646 /BXD-XL ngày 23/12/2005 của Bộ xây dựng về việc Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng A.3. ĐẤU THẦU Luật 38/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Nghị định 58/2008/NĐ-CP, ngày 05/5/2008 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Thông tư số 09/2010/TT-BKH, ngày 21/04/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Thông tư số 08/2010/TT-BKH, ngày 21/04/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 09/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn. Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá. Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp. Thông tư số 03/2010/TT-BKH ngày 27/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp. Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ. Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.

www.coninco.com.vn

174

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định số 11212008/QĐ-BKH ngày 3/9/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành “Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp”. Quyết định số 1118/2008/QĐ-BKH ngày 03/09/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa Quyết định 937/2008/QĐ-BKH, ngày 23/7/2008 Về việc ban hành Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp. Quyết định số 731/2008/QĐ-BKH ngày 10/06/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp. Quyết định số 419/2008/QĐ-BKH ngày 07/04/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành “Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu” Thông tư 05/2004/TT-BXD ngày 15/09/2004. Hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Quyết định số 1102/2007/QĐ-BKH ngày 18/09/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành “Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp”. Quyết định 49/2007/QĐ-TTg, ngày 11/4/2007 Về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng. A.4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Nghị định 49/2008/NĐ-CP, ngày 18/4/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình. Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng. Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ Thông tư số 35/2009/TT-BXD ngày 05/10/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn giám định tư pháp xây dựng. Thông tư 27/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 16/2008/TT-BXD, ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 08 /2006/TT-BXD, ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng. Thông tư 02 /2006/TT-BXD, ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 05/2001/TT-BXD ngày 30/08/2001 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn công tác bảo trì công trình XD Chỉ thị số 03/CT-BXD ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở sinh viên. Chỉ thị 13/2006/CT-BXD, ngày 23/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân. Chỉ thị 06/2006/CT-BXD ngày 27/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc vận động Đảm bảo và nâng cao chất lưượng công trình, sản phẩm xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 Chỉ thị 04/2005/CT-BXD ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Chỉ thị số 06/2002/CT-BXD ngày 05/11/2002. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình nhà chung cư cao tầng. Chỉ thị số 06/2000/CT-BXD ngày 21/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Triển khai áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000.

www.coninco.com.vn

175

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Chỉ thị số 10/1998/CT-BXD ngày 28/09/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Đảm bảo kỹ thuật an toàn trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình Xây dựng cũ. Quyết định số 729/QĐ-HĐNTNN ngày 13/07/2010 của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng về việc phê duyệt danh sách Chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng năm 2010. Quyết định số 720/QĐ-HĐBCCV ngày 08/07/2010 của Chủ tịch Hội đồng bình chọn Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam về việc ban hành Quy chế bình chọn Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010. Quyết định số 710/QĐ-HĐBCCV ngày 02/07/2010 của Chủ tịch Hội đồng bình chọn giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam về việc thành lập Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng bình chọn giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam. Quyết định số 580/QĐ-BXD ngày 28/05/2010 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Hội đồng bình chọn Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam. Quyết định số : 972/QĐ-BCĐCTCLC ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Trưởng ban Chỉ đạo công trình chất lượng cao về việc công nhận các danh hiệu thi đua chất lượng cao Ngành Xây dựng đợt 1 năm 2009. Quyết định số 954/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Hội đồng bình chọn Đơn vị thi công xây dựng và công trình tiêu biểu để trao Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam. Quyết định số 914/QĐ-BXD ngày 15/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình. Quyết định số 661/QĐ-BXD ngày 11/06/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định 1072 /QĐ- HĐNTNN, ngày 28/8/2008 Về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng Quyết định 06/QĐ-BXD, ngày 03/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà chung cư theo TCXDVN 373 - 2006. Quyết định 04/2007/QĐ- HĐNTNN, ngày 22/01/2007 Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng. Quyết định: 1547 /QĐ-BCĐ, ngày 13/11/2006 ban hành Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Quyết định 15/2006/QĐ-BXD, ngày 02/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước . Quyết định số 1857/QĐ-BXD ngày 29/09/2005 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình theo loại công trình xây dựng. Quyết định 27/2003/QĐ-BXD ngày 11/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế làm việc của HĐNTNN. Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng Quyết định 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định quản lý chất lượng công trình Xây dựng. Quyết định 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định quản lý chất lượng công trình XD. Công văn số 1380/BXD-GĐ ngày 09/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng nhà cao tầng. A.5. QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC Luật quy hoạch đô thị sô 30/2009/QH12 Ngày 17/06/2009 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nghị định 29/2007/NĐ-CP, ngày 27/2/007. Về quản lý kiến trúc đô thị. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005. Về quy hoạch xây dựng Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, Số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.

www.coninco.com.vn

176

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định số 1054/QĐ-TTg ngày 08/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030. Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 08/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030. Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 25/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 Quyết định số 954/QĐ-TTg ngày 24/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh trà Vinh đến năm 2030. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2025 . Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 . Quyết định số 1181/QĐ-BXD ngày 21/12/2009 của Bộ Xây dựng về việc thành lập Tổ chuyên môn giúp việc Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1180/QĐ-HĐTĐNN ngày 21/12/2009 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 10/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên. Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1417/QĐ-TTg ngày 07/09/2009 về việc Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm 2025. Quyết định số 1417/QĐ-TTg ngày 07/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm 2025. Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025. Quyết định số 935/QĐ-TTg ngày 30/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 23/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 về việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025. Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 02/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

www.coninco.com.vn

177

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định số 699/QĐ-TTG ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020. Quyết định số 220/QĐ-TTg ngày 18/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 . Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020 Quyết định 15/2008/QĐ-BXD về việc Ban hành Định mức chi phí quy hoạch xây dựng. Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020. Quyết định 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020. Quyết định 12/2007/QĐ-BXD, ngày 30/3/2007 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc xây dựng Khu vực xung quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Quyết định 30 /2006/QĐ-BXD, ngày 14/9/2006 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ công chức trong các lĩnh vực thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; cung cấp thông tin và chứng chỉ quy hoạch xây dựng. Quyết định 31/2005/QĐ-BXD ngày 28/09/2005 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế Quản lý Kiến trúc Xây dựng Khu vực xung quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 3/2/2005 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức chi phí quy hoạch Quyết định 18/1999/QĐ-BXD ngày 01/07/1999 của Bộ Xây dựng Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa thiên Huế Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Thông tư 26/2009/TT-BXD về sửa đổi, bổ sung một số điều 6,7,8,9,11,12,14 “Quy chế quản lý kiến trúc xây dựng Khu vực xung quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia” ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BXD ngày 23/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Thông tư số 23/2009/TT-BXD ngày 16/07/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Thông tư 21/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn. Thông tư 19/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế. Thông tư 07/2008/TT-BXD, ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Thông tư 08/2008/TT-BXD, ngày 10/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc-Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố. Thông tư 10/2007/TT-BXD, ngày 22/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn qui hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thông tư 08/2007/TT-BXD, ngày 10/9/2007 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Thông tư 04/2006/TT-BXD, ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ. Thông tư 15/2005/TT-BXD ngày 19/08/2005 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng. Thông tư số 05/2005/TT-BXD ngày 12/04/2005 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Thông tư 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/03/2002 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị www.coninco.com.vn

178

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Thông tư 10/2000/TT-BXD ngày 08/08/2000 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch XD. Thông tư 04/BXD-CSXD 30/07/97 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kết kỹ thuật công trình thuộc các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Thông tư 03/BXD-CSXD 04/06/1997 Hướng dẫn lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn thị tứ. Chỉ thị 09/2008/CT-TTg, ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Chỉ thị 09/2007/CT-TTg, ngày 06/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư. Chỉ thị số 03/1999/CT-BXD ngày 12/03/1999 của Bộ xây dựng Về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các đô thị do ít mưa và hạn. Công văn số 1614/BXD-KTQH ngày 04/08/2009 của Bộ Xây dựng về việc Triển khai công tác lập QHXD nông thôn trên phạm vi cả nước từ 2009-2015. Công văn số 676/TTg-QHQT ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bổ sung vốn cho Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam vay vốn của WB. A.6. HẠ TẦNG KỸ THUẬT Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ Về quản lý cây xanh đô thị. Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/09/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị. Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ Về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định 117/2007/NĐ-CP, ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. Nghị định 41/2007/NĐ-CP, ngày 22/3/2007 của Chính phủ về về Xây dựng ngầm đô thị. Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”, mã số QCVN 07:2010/BXD. Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị. Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị. Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Thông tư số 100/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009 của Bộ Tài Chính ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt. Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/05/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/04/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp. Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn Thông tư 04/2008/TT-BXD, ngày 20/02/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị. Thông tư 01/2008/TT-BXD, ngày 02/01/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh. Chỉ thị số 05/2000/CT-BXD ngày 03/05/2000 của Bộ xây dựng về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các đô thị vào mùa hè năm 2000

www.coninco.com.vn

179

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn. Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước. Công văn số 260/BXD-HTKT ngày 26/02/2009 của Bộ Xây dựng về công tác QLNN về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. A.7. KINH TẾ XÂY DỰNG Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 03/2008/NĐ-CP, ngày 07/01/2008 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 99/2007/NĐ-CP, ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 78/2007/NĐ-CP, ngày 11/5/2007. Về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh -Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao. Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/06/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn. Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/05/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về chào hàng cạnh tranh. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/05/2010 của Bộ tài Chính Hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án 'Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá'. Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/04/2010 của Bộ Tài Chính Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp. Thông tư số 37/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2009 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số H27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông tư số 167/2009/TT-BTC ngày 19/08/2009 của Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng. www.coninco.com.vn

180

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/04/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước . Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. Thông tư số 117/2008/TT-BTC ngày 05/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phú quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Thông tư 18/2008/TT-BXD, ngày 06/10/2008 Hướng dẫn bổ sung một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình vào Thông tư Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng. Thông tư 17/2008/TT-BXD, ngày 02/10/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo cơ chế 797- 400. Thông tư 12/2008/TT-BXD, ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. Thông tư 09/2008/TT-BXD, ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Thông tư 06/2008/TT-BXD, ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị. Thông tư 05/2008/TT-BXD, ngày 22/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Thông tư 03/2008/TT-BXD, ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. Thông tư số 02/2008/TT-BXD, ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Thông tư 09/2007/TT-BXD, ngày 02/11/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Thông tư 05/2007/TT-BXD, ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông tư 07/2007/TT-BXD, ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. Thông tư 01 /2006/TT-BXD, ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Thông tư 17/2005/TT-BXD ngày 1/11/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình. Thông tư 14/2005/TT-BXD ngày 10/08/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lí chi phí khảo sát xây dựng Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng. Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/03/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản Thông tư số 02-2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng xây dựng Thông tư 38/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 26/04/2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thông tư 02/2004/TT-BXD ngày 22/04/2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn tính bổ sung chi phí xây dựng công trình do giá thép xây dựng tăng đột biến. Thông tư 07/2003/TT-BXD ngày 17/06/2003 của Bộ Xây dựngvề việc Sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư "Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư" số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000. www.coninco.com.vn

181

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Thông tư 05/2003/TT-BXD ngày 14/03/2003 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng. Thông tư 05/2002/TT-BXD ngày 30/12/2002 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí thực hiện các dịch vụ công ích đô thị. Thông tư 04/2002/TT-BXD ngày 27/06/2002 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XD cơ bản Thông tư 03/2001/TT-BXD ngày 13/02/2001 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản Thông tư 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 của Bộ Xây dựng Hướngdẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiép trong dự toán Xây lắp công trình XD. Thông tư 12/2000/TT-BXD ngày 25/10/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư XD công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư Thông tư 15/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng Thông tư 11/2000/TT-BXD ngày 25/10/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình XD về mặt bằng giá tại thời điểm Bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của DA đầu tư và XD Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc Lập và quản lý chi phí XD Công trình thuộc các dự án đầu tư Thông tư 07/2000/TT-BXD ngày 12/07/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập đơn giá khảo sát và quản lý chi phí khảo sát XD. Thông tư 02/2000/TT-BXD ngày 19/05/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XD cơ bản. Thông tư 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XD công trình thuộc các DA đầu tư. Thông tư 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP ngày 16/06/1999 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn. Thông tư 01/1999/TT-BXD ngày 16/01/1999 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư 08/BXD-CSXD 05/12/97 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản. Thông tư 03 /2006/TT-BXD, ngày 22/5/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn bổ sung một số nội dung của các Thông tư số 02/2005/TT-BXD; Thông tư số 04/2005/TT-BXD và Thông tư số 06/2005/TTBXD của Bộ Xây dựng. Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Quyết định số 410/QĐ-BXD ngày 31/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng quý IV và năm 2009. Quyết định số 411/QĐ-BXD ngày 31/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Quyết định số 17/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng Quyết định số 1095/QĐ-BXD ngày 04/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Đính chính Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Quyết định 905/QĐ-BXD, ngày 14/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Đính chính Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD ngày 01/02/2008 ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 ban hành quy chế cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quyết định 06/2008/QĐ-BXD, ngày 18/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chế cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

www.coninco.com.vn

182

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định 01/2008/QĐ-BXD, ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng. Quyết định 112/2007/QĐ-TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Quyết định 113/2007/QĐ-TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định 14/2007/QĐ-BXD, ngày 23/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành “Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị”. Quyết định 13/2007/QĐ-BXD, ngày 23/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành “Định mức dự toán Quyết định 25 /2006/QĐ-BXD, ngày 05/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng. Quyết định 38/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005 về việc Ban hành Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Quyết định 37/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005 về việc Ban hành Định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị Quyết định 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, đường ống cấp thoát nước, bảo ôn đường ống phụ tùng và thiết bị, khai thác nước ngầm. Quyết định 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức dự toán khảo sát xây dựng. Quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng". Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình Quyết định số 05/2005/QĐ-BXD ngày 24/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức dự toán xây dựng cơ bản. Quyết định 17/2004/QĐ-BXD ngày 05/07/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành bổ sung định mức dự toán công tác khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi và thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc bê tông. Quyết định 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch. Quyết định 22/2003/QĐ-BXD ngày 11/09/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư do Bộ Xây dựng thực hiện Quyết định 38/2002/QĐ-BXD ngày 27/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành bổ sung Giá dự toán ca máy và thiết bị Xâydựng. Quyết định 31/2002/QĐ-BXD ngày 12/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành bổ sung " Định mức dự toán Xây dựng cơ bản". Quyết định 19/2002/QĐ-BXD ngày 02/07/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức dự toán một số công tác lắp đặt ống nhựa nhôm và các phụ tùng ống. Quyết định 18/2002/QĐ-BXD ngày 02/07/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức Dự toán XDCB các công trình trên biển và hải Đảo Phần Điện-Nước-Thông Tin. Quyết định 15/2002/QĐ-BXD ngày 10/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tập " Định mức dự toán lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình trong Xây dựng" Quyết định 05/2002/QĐ-BXD ngày 21/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành " Định mức dự toán công tác Lắp đặt máy, thiết bị trong XD cơ bản ". Quyết định 30/2001/QĐ-BXD ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức chi phí quy hoạch tổng thể hệ thống các đô thị và khu dân cư trên địa bàn của tỉnh và điều chỉnh định mức chi phí quy hoạch XD đô thị.

www.coninco.com.vn

183

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quyết định 22/2001/QĐ-BXD ngày 24/08/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tập " Định mức vật tư XD cơ bản " Quyết định 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tập định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị. Quyết định 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí thiết kế công trình XD Quyết định 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí tư vấn đầu tư và XD. Quyết định 10/2001/QĐ-BXD ngày 11/06/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Giá dự toán ca máy và thiết bị XD Quyết định 32/2001/QĐ-BXD ngày 20/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức và đơn giá thí nghiệm Vật liệu và Cấu kiện XD. Quyết định 29/2000/QĐ-BXD ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành " Định mức dự toán công tác sửa chữa trong XD cơ bản". Quyết định 28/2000/QĐ-BXD ngày 15/12/2000. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành bảng giá ca máy khảo sát XD. Quyết định 19/2000/QĐ-BXD ngày 09/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức dự toán XDCB các công trình trên biển và Hải Đảo. Quyết định 14/2000/QĐ-BXD ngày 20/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Tư vấn đầu tư và XD Quyết định 06/2000/QĐ-BXD ngày 22/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức dự toán khảo sát XD Quyết định 01/2000/QĐ-BXD ngày 03/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí thiết kế công trình XD Quyết định 45/1999/QĐ-BXD ngày 02/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí tư vấn đầu tư và XD. Quyết định 37/1999/QĐ-BXD ngày 24/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức dự toán lắp đặt và bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị. Quyết định 24/1999/QĐ-BXD ngày 25/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc về việc ban hành Định mức dự toán XD Cấp thoát nước. Quyết định 02/1999/QĐ-BXD ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Về việc ban hành định mức tỷ lệ khấu hao hàng năm của các loại máy và thiết bị xây dựng Quyết định 1242/1998/QĐ-BXD ngày 24/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức dự toán xây dựng cơ bản. Quyết định 1192/1998/QĐ-BXD ngày 18/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ xung định mức cấp phối vật liệu sản xuất bê tông và vữa xây dựng. Quyết định 67/1998/QĐ-BXD ngày 2/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tạm thời định mức dự toán chuyên ngành Vệ sinh, thoát nước, Công viên cây xanh. Công văn số 920/BXD-KTXD ngày 25/05/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/01/2010. Văn bản số 2615/BXD-VP 30/11/2009 Bộ Xây dựng công bố tập Chỉ số giá xây dựng Quí 3 năm 2009. Công văn số 882A/VKT/ĐT ngày 18/09/2009 của Viện Kinh tế Xây dựng công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khủ công nghiệp. Công văn số 1831/BXD-VP ngày 31/08/2009 của Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quý 2 năm 2009. Công văn số 1028/BXD-VP ngày 03/06/2009 của Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quý I/2009 Công văn số 494/BXD-KTXD ngày 27/03/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện giảm tỷ lệ giữ lại chờ quyết toán khi hoàn thành các dự án thực hiện theo cơ chế 797 - 400. Công văn số 223/BXD-KTXD ngày 20/02/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện giảm tỷ lệ giữ lại chờ quyết toán khi hoàn thành các dự án thực hiện theo cơ chế 797 - 400. Công văn số 146/BXD-KTXD ngày 09/02/2009 của Bộ Xây dựng. Công bố định mức dự toán Xây dựng công trình – Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình. Công văn số 174/TTg-KTN ngày 9/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tỷ lệ chờ quyết toán và tiết kiệm do chỉ định thầu các dự án thực hiện theo cơ chế 797 - 400.

www.coninco.com.vn

184

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Công văn số 26/BXD-KTXD ngày 9/1/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Công văn số 13994/BTT-BH ngày 19/11/2008 của Bộ Tài Chính về Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng Văn bản số 2272//BXD-VP ngày 10/11/2008 Công bố Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Văn bản số 2271//BXD-VP ngày 10/11/2008 Công bố Định mức dự toán Duy trì hệ thống thoát nước đô thị Văn bản số 2274/BXD-VP ngày 10/11/2008 Công bố Định mức dự toán Duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng Văn bản số 2273/BXD-VP ngày 10/11/2008 Công bố Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị. Công văn 2057/BXD-KTXD, ngày 13/10/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc điều chỉnh giá hợp đồng nhập khẩu thiết bị và trường hợp chậm tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng công trình. Công văn 1926/BXD-KTXD, ngày 23/9/2008 của Bộ Xây dựng về việc Điều chỉnh thời điểm xác định các chỉ số giá cơ bản trong công thức điều chỉnh giá ban hành kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Công văn 1565/TTg-KTN ngày 22/9/2008 của Chính phủvề điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng. Công văn 1551/BXD-KTXD, ngày 01 tháng 8 năm 2008. Hướng dẫn thêm về một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Công văn số 1066/BXD-KTXD ngày 5/6/2008 Công bố mẫu hợp đồng tư vấn GSTCXDCT. Công văn 737/BXD–VP, ngày 22/4/2008 Công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình. Công văn số 662/VP-BXD ngày 10/4/2008 Công bố chỉ số giá xây dựng Quí 1 năm 2008. Văn bản số 99/BXD-KTTC ngày 01/04/2008 Công bố mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án PMC. Công văn số 2800/BXD-VP ngày 31/12/2007 Công bố chỉ số giá xây dựng năm 2007. Công văn số 2507/BXD-VP ngày 26/11/2007 Công bố mẫu hợp đồng thiết kế xây dựng công trình Công văn số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 Công bố mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình. Công văn số 2194/BXD-VP ngày 12/10/2007 Công bố chỉ số giá xây dựng Quí 3 năm 2007 Công văn 1780 /BXD–VP, ngày 16/8/2007 Công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dùng. Công văn 1784 /BXD-VP, ngày 16/8/2007 Công bố Định mức vật tư trong xây dựng. Công văn 1781/BXD–VP, ngày 16/8/2007 Công bố định mức dự toán Xây dựng công trình – Phần thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp. Công văn 1776 /BXD-VP, ngày 16/08/2007 Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng. Công văn 1783/BXD–VP, ngày 16/8/2007 Công bố định mức dự toán Xây dựng công trình – Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình. Công văn 1779 /BXD-VP, ngày 16/8/2007 Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Khảo sát Xây dùng. Công văn 1778 /BXD-VP, ngày 16/08/2007 Công bố định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng Công văn 1777/BXD–VP, ngày 16/8/2007 Công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình ; ống và phụ tùng ống ; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị ; khai thác nước ngầm. Công văn 1783/BXD–VP, ngày 16/8/2007 Công bố định mức dự toán Xây dựng công trình – Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình. Công văn 1751 /BXD-VP, ngày 14/8/2007 Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Công văn số 1600/BXD-VP, ngày 25/7/2007 Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2007. Công văn 1601/BXD-VP, ngày 25/7/2007 Công bố chỉ số giá xây dựng. Công văn 1599/BXD-VP, ngày 25/7/2007 Công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng. Công văn 1487/BXD-KTTC, ngày 12/7/2007 Thoả thuận Định mức rà phá bom mìn, vật nổ.

www.coninco.com.vn

185

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS PHỤ LỤC B-DANH MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN B.1. QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC B.1.1. QUY HOẠCH a. Quy chuẩn: QCVN 01:2008/BXD Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng b. Tiêu chuẩn: TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4616:1988 Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4448:1987 Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ TCVN 4418:1987 Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện TCVN 4092:1985 Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông trường c. Quyết định: Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng B.1.2. KIẾN TRÚC a. Quy chuẩn: QCXDVN 09:2005 Quy chuẩn xây dựng-Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả QCXDVN 01:2002 Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. QCXDVN 05:2008/BXD “Nhà ở và công trình công cộng-An toàn sinh mạng và sức khoẻ" b. Tiêu chuẩn: TCXDVN 365:2007 Bệnh viện đa khoa-Hướng dẫn thiết kế TCXDVN 361:2006 Chợ-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 355:2005 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát-Phòng khán giả-Yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 353:2005 Nhà ở liền kề-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 339:2005 Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà-Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian TCXDVN 175: 2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 353:2004 Nhà ở-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 323:2004 Nhà ở cao tầng-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 320: 2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 306:2004 Nhà ở và công trình công cộng-Các thông số vi khí hậu trong phòng TCXDVN 289:2004 Công trình thể thao-Nhà thể thao-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 288:2004 Công trình thể thao-Bể bơi-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 287:2004 Công trình thể thao-Sân thể thao-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 281:2004 Nhà văn hoá thể thao-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 60:2004 Trường dạy nghề-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 50:2004 Tiêu chuẩn diện tích kho TCXDVN 293: 2003 Chống nóng cho nhà ở-Chỉ dẫn thiết kế TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 275:2002 Trường trung học chuyên nghiệp-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 266:2002 Nhà ở-Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng TCXDVN 264:2002 Nhà và công trình-Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng TCXDVN 260:2002 Trường mầm non-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7022:2002 Trạm y tế cơ sở-Yêu cầu thiết kế TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4530:1998 Cửa hàng xăng dầu-Yêu cầu thiết kế TCVN 5713:1993 Phòng học trường phổ thông cơ sở-Yêu cầu vệ sinh học đường TCVN 5577:1991 Rạp chiếu bóng-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng-Nguyên tắc chung www.coninco.com.vn

186

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TCVN 5065:1990 Khách sạn-Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4604:1988 Xí nghiệp công nghiệp-Nhà sản xuất-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4514:1988 Xí nghiệp công nghiệp-Tổng mặt bằng-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 3981:1985 Trường đại học-Tiêu chuẩn thiết kế c. Các văn bản: Quyết định số 21/2007/QĐ-BXD ngày 28/5/2007 của Bộ Xây dựng Quy định các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng công sở các cơ quan hành chính Nhà nước Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Quyết định số 21/2006/QĐ-BXD ngày19/7/2006 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tiêu chuẩn TCXDVN 323:2004

B.2. THIẾT KẾ KẾT CẤU, THI CÔNG, NGHIỆM THU, THÍ NGHIỆM Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Tập I, II, III. TCVN 2748:1978 Phân cấp công trình xây dựng-Nguyên tắc chung. TCXD 45:1978 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. TCXD 79:1980 Thi công và nghiệm thu công tác nền móng TCVN 3987:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Quy tắc sửa đổi hồ sơ thiết kế thi công TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá-Thi công và nghiệm thu TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4919:1986 Nhà ở và công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCVN 4419:1987 Khảo sát xây dựng-Nguyên tắc cơ bản. TCVN 4450:1987 Căn hộ ở-Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4451:1987 Nhà ở-Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCXD 40:1987 Kết cấu xây dựng và nền-Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCVN 4252:1988 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công-Qui phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4607:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Ký hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể và mặt bằng thi công công trình TCXD 170:1989 Kết cấu thép-Gia công, lắp đặt và nghiệm thu-Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng-Nguyên tắc cơ bản TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng-Nguyên tắt cơ bản TCVN 5672:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Hồ sơ thi công-Yêu cầu chung TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công nghiệm thu TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4055: 1995 Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam-Tập VII Quản lý chất lượng, thi công và nghiệm thu TCXD 190:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCXD 197:1997 Nhà cao tầng-Thi công cọc khoan nhồi TCXD 198:1997 Nhà cao tầng-Thiết kế cấu tạo Bê tông cốt thép toàn khối. TCXD 205:1998 Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 229:1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995. TCN 257:2000 Quy định kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi TCN 266:2000 Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN 269:2002 Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục. TCVN 276:2003 Công trình công cộng-Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCXD 303:2004 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu TCXD 305:2004 Bêtông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN 327:2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển. www.coninco.com.vn

187

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TCXD 323:2004 Nhà cao tầng-Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 326:2004 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. TCXDVN 358:2005 Cọc khoan nhồi-Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông. TCXDVN 359:2005 Cọc-Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ. TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 353:2005 Nhà ở liên kế-Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng TCXD 385:2006 Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng TCXD 390:2006 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép-Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN 303:2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu. TCXDVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu động đất. TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị Tiêu chuẩn thiết kế. B.3. CƠ ĐIỆN B.3.1. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM NGÀNH ĐIỆN Quy phạm trang bị điện: + Phần I: 11 TCN:18:2006 Quy định chung + Phần II: 11TCN: 19:2006 Hệ thống đường dẫn điện. + Phần III: 11TCN: 20:2006 Trang bị phân phối và Trạm biến áp + Phần VI: 11 TCN: 21:2006 Bảo vệ và Tự động. + Phần V: QCVN QTĐ:5:2008/BCT Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện + Phần IV: QCVN QTĐ:6:2008/BCT Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện + Phần 7: QCVN QTĐ-7:2008/BCT Thi công các công trình điện TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp TCVN 95:1983 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng. TCVN 2295:1978 Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ - Yêu cầu an toàn TCVN 185:1986 Hệ thống tài liệu thiết kế-Kỹ thuật bằng hình vẽ trên sơ đồ điện-Thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng TCVN 5176:1990 Chiếu sáng nhân tạo-Phương pháp đo độ rọi TCXD 25:1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 27:1991 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5681:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Chiếu sáng điện công trình phần ngoài nhà - Hồ sơ bản vẽ thi công. TCVN 5828:1994 Đèn điện chiếu sáng đường phố-Yêu cầu kỹ thuật chung TCXDVN 263:2002 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp TCXD 319:2004 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp-Yêu cầu chung TCVN 7447:2004 Hệ thống lắp đặt điện các tòa nhà TCXD 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và-Hạ tầng đô thị-Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 394:2007 Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng TCVN/TC:E1 Máy điện và khí cụ điện. TCVN/TC:E8 Thiết bị hệ thống điện mặt trời TCVN/TC: E7 Cáp quang TCVN 2329:1978 Vật liệu cách điện rắn, Phương pháp thử, Điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu TCVN 2330:1978 Vật liệu cách điện rắn, Phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp TCVN 2572:1978 Biển báo về an toàn điện TCVN 3144:1979 Sản phẩm kỹ thuật điện,Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3145:1979 Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V-Yêu cầu an toàn TCVN 3259:1992 Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc-Yêu cầu an toàn TCVN 3620:1992 Máy điện quay-Yêu cầu an toàn TCVN 3623:1981 Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V-Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 3718:1982 Trường điện tần số Ra-đi-o.Yêu cầu chung về an toàn www.coninco.com.vn

188

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng-Yêu cầu chung TCVN 4114:1985 Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V Yêu cầu an toàn TCVN 4115:1985 Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000 V-Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 4163:198 Máy điện cầm tay-Yêu cầu an toàn TCVN 4726:1989 Kỹ thuật an toàn Máy cắt kim loại.Yêu cầu đối với trang bị điện TCVN 5180:1990 (STBEV 1727:1986) Pa lăng điện - Yêu cầu chung về an toàn TCVN 5334:1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu-Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt TCVN 5556 :1991 Thiết bị hạ áp-Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật TCVN 5699:1:1998 An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự TCVN 5717:1993 Van chống sét TCVN 6395:1998 Thang máy điện Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 16 : 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng TCVN 5866:1995 Thang máy TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp-Yêu cầu chung. TCVN 5687:1992 Thông gió,điều tiết không khí,sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 185:1986 Hệ thống tài liệu thiết kế-Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng. TCXDVN 183:1996 Máy bơm.Sai số lắp đặt TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 46:1984 Tiêu chuẩn chống sét công trình xây dựng- Tiêu chuẩn thiết kế, Thi Công. (Cũ) TCXDVN 46:2007 Tiêu chuẩn chống sét Xây dựng VN- Hướng dẫn Thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống. TCN 68-167:1997 Thiết bị chống quá áp quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện yêu cầu kỹ thuật do bộ bưu chính viễn thông ban hành TCN 68 :135:2000 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông yêu cầu kỹ thuật do tổng cục bưu điện ban hành TCN 68 174:1998 Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông tổng cục bưu điện ban hành TCN 68 174:2006 Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do bộ bưu chính viễn thông ban hành B.3.2. TIÊU CHUẨN IEC IEC-38: Các tiêu chuẩn về điện áp. IEC-56: Máy cắt xoay chiều điện áp cao IEC-76-2: Máy biến áp lực-Phần 2: Sự tăng nhiệt. IEC-76-3: Máy biến áp lực-Phần 3: Kiểm tra mức cách điện & điện môi IEC-129: Dao cách ly xoay chiều, dao tiếp đất. IEC-146: Các yêu cầu chung và các bộ converter. IEC-146-4: Các yêu cầu chung và các bộ Converter. Phần 4. Các phương pháp xác định đặc tính và các yêu cầu kiểm tra cho việc cung cấp điện liên tục. IEC-265-1: Dao cách ly cao áp-Phần 1: Các dao cao áp có 1kV < Uđm < 52kV IEC-269-1: Cầu chì hạ áp-Phần 1: Các yêu cầu chung IEC-269-3: Cầu chì hạ áp-Phần 3: Các yêu cầu phụ đối với các cầu chì dành cho những người không có kiến thức về điện sử dụng (chủ yếu là cầu chì dân dụng và các ứng dụng tương tự) IEC-282-1: Cầu chì trung áp – Phần 1: Cầu chì giới hạn dòng. IEC-287:Tính toán dòng làm việc liên tục định mức của cáp(hệ số tải 100%) IEC-298: Máy cắt xoay chiều có vỏ bọc bằng kim loại và bộ phận điều khiển với 1kV < Uđm < 52kV IEC-364: Mạng điện của các tòa nhà. IEC-364-3: Mạng điện của các tòa nhà –Phần 3: Nhận định về các đặc tính chung IEC-364-4-41: Mạng điện tòa nhà- Phần 4: Bảo vệ an toàn Mục 41: Bảo vệ chống điện giật. IEC-364-4-42: Mạng điện tòa nhà- Phần 4: Bảo vệ an toàn Mục 42: Bảo vệ chống sự cố do nhiệt. IEC-364-4-43: Mạng điện tòa nhà- Phần 4: Bảo vệ an toàn Mục 43: Bảo vệ chống quá dòng

www.coninco.com.vn

189

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS IEC-364-4-47: Mạng điện tòa nhà- Phần 4: Bảo vệ an toàn Mục 472: Các biện pháp bảo vệ chống điện giật. IEC-364-5-51: Mạng điện tòa nhà- Phần 5: Lực chọn và lắp ráp thiết bị. Mục 51: Các luật lệ chung. IEC-364-5-52: Mạng điện tòa nhà- Phần 5: Lực chọn và lắp ráp thiết bị. Mục 52: Hệ thống đi dây. IEC-364-5-53: Mạng điện tòa nhà- Phần 5: Lực chọn và lắp ráp thiết bị. Mục 53: Thiết bị đóng cắt và các bộ phận điều khiển. IEC-364-6: Mạng điện tòa nhà- Phần 6: Thẩm tra. IEC-364-7-701: Mạng điện tòa nhà- Phần 7: Các yêu cầu đối với các mạng hoặcvị trí đặc biệt. Mục 701: Mạng điện trong phòng tắm. IEC-364-7-706: Mạng điện tòa nhà- Phần 7: Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt. Mục 706: Các vị trí hạn chế dẫn điện. IEC-364-7-710: Mạng điện tòa nhà-Phần 7: Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt. Mục 710: Mạng điện trong khu triển lãm, phòng biểu diễn, hội chợ… IEC-420: Phối hợp cầu chì-Cầu dao điện xoay chiều trung thế. IEC-439-1: Máy cắt hạ thế( CB) và các bộ điều khiển- Phần 1: Các thiết bị được kiểm tra toàn phần, hàng loạt và kiểm tra từng phần. IEC-439-2: CB và các bộ điều khiển- Phần 2: Các yêu cầu riêng đối với hệ thống thanh dẫn đi trong máng (kiểu thanh) IEC-439-3: CB và các bộ điều khiển- Phần 3: Các yêu cầu riêng đối với CB hạ thế và các bộ phận điều khiển được lắp đặt nơi có những người không có kỹ năng về điện có thể thao tác với tủ phân phối. IEC-446:Nhận dạng dây dẫn theo màu hoặc số. IEC-479-1: Ảnh hưởng của dòng điện đối với người và vật nuôi. Phần 1: Các khía cạnh chung. IEC-479-2: Ảnh hưởng của dòng điện đối với người và vật nuôi. Phần 2: Các khía cạnh đặc biệt. IEC-529: Các cấp độ bảo vệ do vỏ bọc ( mã IP) IEC-644: Các đặc điểm kỹ thuật của các cầu chì kết nối trung thế dành cho các mạng có động cơ. IEC-664: Phối hợp cách điện đối với các thiết bị trong mạng hạ áp. IEC-694: Các tiêu chuẩn chung cho thiết bị đóng cắt trung thế và bộ điều khiển. IEC-724: Hướng dẫn về giới hạn phát nhiệt cho phép của cáp điện lực với điện áp định mức không quá 0,6/1,0kV. IEC-742: Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn. Các yêu cầu. IEC-755: Các yêu cầu chung đối với thiết bị bảo vệ tác động theo dòng rò. IEC-787: Hướng dẫn áp dụng để chọn cầu chì kết nối phía trung thế đặt ở máy biến áp. IEC-831-1: Tụ bù mắc song song loại self-healing( tự phục hồi) đặt ở mạng xoay chiều có điện áp định mức, Uđm < 660V- Phần 1: Tổng quan- Các đặc tính, kiểm tra, tụ định mức, các yêu cầu về an toàn- Hướng dẫn lắp đặt và vận hành.............................................................................................. B.4. THÔNG TIN LIÊN LẠC TCN 68-136:1995 Tổng đài điện tử PABX-Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68-149:1995 Thiết bị thông tin-Các yêu cầu chung về môi trường khí hậu TCN 68-227:2006 Dịch vụ truy cập Internet ADSL-Tiêu chuẩn chất lượng TCN 68-161:1995 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin-Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68-132:1998 Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt-Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68-141:1999 Tiếp đất cho các công trình viễn thông. TCN 68-135:2001 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông-Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68-196:2001 Thiết bị đầu cuối viễn thông-Yêu cầu miễn nhiễm điện từ. TCN 68-197: 2001 Thiết bị mạng viễn thông-Yêu cầu chung về tương thích điện từ. TCN 68-190:2003 Thiết bị đầu cuối viễn thông-Yêu cầu an toàn điện. TCN 68-191:2003 Tương thích điện từ (EMC)-Thiết bị viễn thông-Yêu cầu chung về phát xạ. TCN 68-160:1995 Cáp sợi quang-Yêu cầu kỹ thuật. 16 TCN 836, 837, 838, 839:1999 Ăng ten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình. TC BS 7958: 2005 Quy phạm thực hành, điều tra quản lý hệ thống kiểm tra an ninh CCTV. TCXD 263:2002 Tiêu chuẩn lắp đặt cáp và dây cho các công trình. * Các tiêu chuẩn quốc tế: - ISO/IEC 11801:2002, EIA/TIA 569… - Tiêu chuẩn cáp mạng, Connector, cách đi cáp, phân bố Outlet trong tòa nhà. - IEEE 802.3u/IEEE 802.3z - Tiêu chuẩn Fast Ethernet/ Giga Ethernet. www.coninco.com.vn

190

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS B.5. CẤP, THOÁT NƯỚC TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong. TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong. TCXD 33:2006 Cấp nước-Mạng lưới bên ngoài và công trình (hiện nay có bản TCXD 33:2008 là bản dự thảo cuối cùng nhưng chưa đưa vào nghiệm thu). TCXD 51:2006 Thoát nước-Mạng lưới bên ngoài và công trình. TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt-Yêu cầu chất lượng. TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp nước bên trong nhà và công trình-Qui phạm nghiệm thu và thi công. TCVN 5294:1995 Chất lượng nước-Nguyên tắc chọn và đánh giá chất lượng nguồn tập trung cấp nước uống và nước sinh hoạt. TCVN 5296:1995 Chất lượng nước-Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và sản phẩm dầu. TCVN 5501:1991 Nước uống-Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5502:1991 Nước sinh hoạt-Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5524:1995 Chất lượng nước-Yêu cầu chung bảo vệ nước mặt khỏi nhiễm bẩn. TCVN 5525:1995 Chất lượng nước-Yêu cầu chung đối với việc bảo vệ nước ngầm. TCVN 5942:1995 Chất lượng nước-Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. TCVN 5943:1995 Chất lượng nước-Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ TCVN 5944:1995 Chất lượng nước-Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm B.6. CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC B.7.1. NGÀNH GIAO THÔNG a. Vật liệu và phương pháp thử 22TCN-13-79 Quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát 22TCN-56-84 Quy trình thí nghiệm phân tích nhanh thành phần hạt của đất trong điều kiện hiện trường 22TCN-57-84 Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá 22TCN-58-84 Quy trình thí nghiệm bột khoáng chất dùng cho bê tông nhựa đường 22TCN-59-84 Quy trình thí nghiệm đất gia cố bằng chất kết dính vôi xi-măng 22TCN-60-1984 Quy trình thí nghiệm bê-tông xi-măng 22TCN-61-84 Quy trình thí nghiệm phân tích nước dùng trong công trình giao thông 22TCN-62-84 Quy trình thí nghiệm bê-tông nhựa 22TCN-63-84 Quy trình thí nghiệm vật liệu nhựa đường 22TCN 64-84 Quy trình thí nghiệm đo cường độ các lớp nền mặt đường bằng máy chấn động 22TCN 65-84 Quy trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát 22TCN 66-84 Quy trình thí nghiệm phân tích nhanh thành phần hạt cuả đất trong điều kiện hiện trường 22TCN-67-84 Quy trình thí nghiệm xác định nhanh độ ẩm của đất bằng phương pháp thể tích 22TCN-68-84 Quy trình thí nghiệm cường độ kháng ép của bê-tông bằng dụng cụ HPS 22TCN 71-84 Quy trình thí nghiệm độ bền của vật liệu và kết cấu chịu tải trọng động 22TCN-72-84 Quy trình thí nghiệm xác định mô-đun đàn hồi của vật liệu đá gia cố chất kết dính vô cơ 22TCN-73-84 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính 22TCN-21-84 Quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô TCVN4029-85 Xi-măng – yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý TCVN4030-85 Xi-măng – phương pháp xác định độ mịn của bột xi-măng TCVN4031-85 Xi-măng – phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích TCVN4032-85 Xi-măng – phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén TCVN 5029-85 Xi măng TCVN1770-86 Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật TCVN1771-86 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật TCVN337-86 Cát xây dựng – phương pháp lấy mẫu TCVN339-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng TCVN340-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp www.coninco.com.vn

191

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TCVN341-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định độ ẩm TCVN342-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định thành phần hạt và mô-đun độ lớn TCVN343-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng chung, bụi, bùn, sét TCVN344-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng sét TCVN345-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ TCVN346-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng sunfat, sunfit TCVN4195-86 Xi-măng – phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm TCVN4196-86 Xi-măng – phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm TCVN4197-86 Xi-măng – phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm TCVN4198-86 Đất xây dựng-các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm TCVN4199-86 Đất xây dựng-các phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm TCVN4200-86 Đất xây dựng-các phương pháp xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hông trong phòng thí nghiệm TCVN4201-86 Đất xây dựng-các phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm TCVN4202-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm TCVN4376-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng mica TCVN1772-87 Đá, sỏi trong xây dựng – phương pháp thử TCVN4506-87 Nước cho bê-tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật TCVN338-88 Cát xây dựng – phương pháp xác định thành phần khoáng vật TCVN4787-89 Xi-măng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử TCVN139-1991 Cát tiêu chuẩn để thử xi măng TCVN2683-91 Đất xây dựng – phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu TCVN2090-1993 Sơn – Phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản TCVN2091-1993 Sơn – Phương pháp xác định độ mịn TCVN2092-1993 Sơn – Phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước) bằng phễu chảy TCVN2093-1993Sơn-Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo mảng TCVN2094-1993 Sơn-Phương pháp gia công màng TCVN2096-1993 Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Sơn TCVN2101-1993 Phương pháp xác định độ bóng của màng – Sơn TCVN2102-1993 Phương pháp xác định màu sắc – Sơn 22TCN-217-1994 Gối cầu cao su cốt bản thép – Tiêu chuẩn chế tạo, nghiệm thu, lắp đặt 22TCN-227-95 Tiêu chuẩn phân loại nhựa đường đặc (Bitum đặc) dùng cho đường bộ 64TCN-92-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bêtông ximăng và bêtông nhựa đường – Yêu cầu kỹ thuật 64TCN-93-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bêtông ximăng và bêtông nhựa đường – Phương pháp thử TCVN231-96 Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa dùng cho đường bộ, sân bay và bến bãi 22TCN 235-97 Sơn dùng cho cầu thép và kết cấu thép 22TCN-251-98 Quy trình thử nghiệm xác định mô-đun đàn hồi chung của áo đường mềm bằng cần đo kẽm Benkelman 22TCN 277-01 Kiểm tra đánh giá độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI 22TCN 278-2001 Xác định độ nhám của mặt đường bằng phương pháp rắc cát 22TCN-279-01 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm – Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc 22TCN-282-02 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo 22TCN-283-02 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi-Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử 22TCN-284-02 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ nước-Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử 22TCN-285-02 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Sơn tín hiệu giao thông lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu 22TCN 288-02 Dầm cầu thép và kết cấu thép-Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và nghiệm thu trong công xưởng 22TCN-300-02 Sơn phủ bảo vệ kim loại-Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên 22TCN-301-02 Phương pháp thử mù muối-Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại 22TCN 332-06 Xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm 2006 www.coninco.com.vn

192

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 22TCN 333-06 Đầm nén đất, đá dăm trong phồng thí nghiệm 22TCN 335-06 Quy trình thí nghiệm và đánh giá cường độ nền đường và kết cấu mặt đường mềm của đường ô tô bằng thiết bị đo động FWD 22TCN 346-06 Xác định độ chặt nền móng đường bằng phễu rót cát b. Khảo sát: 22TCN-20-84 Quy trình khảo sát, thiết kế, sửa chữa, cải thiện, nâng cấp đường ô tô 22TCN-82-85 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN-171-87 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở TCVN3972-84 Công tác trắc địa trong xây dựng 22TCN160-87 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc 22TCN242-98 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông 22TCN259-2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất CT 22TCN260-2000 Quy trình khảo sát địa chất các công trình đường thuỷ 22TCN262-2000 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN263-2000 Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN268-2000 Quy trình nội dung tiến hành lập nội dung báo cáo NCTKT và khả thi các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT c. Thiết kế: 22TCN-18-79 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn (Cũ) 20TCN-104-83 Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị (Cũ) 22TCN 20-84 Quy trình khảo sát, thiết kế, sửa chữa, cải thiện, nâng cấp đường ôtô (Cũ) TCVN4054-85 Đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế (Cũ) 22TCN-86-86 Quy trình thiết kế bến phà, bến cầu phao đường bộ 20TCN-21-86 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4252-88 Quy trình thiết lập, tổ chức xây dung và thiêt kế thi công TCVN 4253-86 Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4527-88 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-210-92 Đường giao thông nông thôn – tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-207-92 Công trình bến cảng biển – tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-207-92 Công trình cảng biển – Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 210-92 Đường giao thông nông thôn 22TCN-211-93 Quy trình thiết kế áo đường mềm (Cũ) TCVN 5729-1993 Đường ô tô cao tốc – tiêu chuẩn thiết kế (Cũ) 22TCN-218-94 Yêu cầu kỹ thuật đường cứu nạn ô tô 22TCN219-94 Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng sông 22TCN-222-95 Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy – Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-220-95 Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN-221-95 Công trình giao thông trong vùng có động đất – tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-223-95 Áo đường cứng đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5729-1997 Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế 22TCN 242-98 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông 22TCN 244-98 Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường TCVN 4054-98 Yêu cầu thiết kế đường ôtô 22TCN 262-2000 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 267-2000 Bộ neo bêtông dự ứng lực T13, T15 và D13, D15 22TCN 268-2000 Quy định nội dung tiến hành lập hồ sơ báo cáo NCTKT và khả thi các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT 22TCN237-01 Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-274-01 Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm 22TCN-276-01 Tiêu chuẩn thiết kế - Thành phần và quy trình chế tạo bên tông mác M60 – M80 từ ximăng PC40 trở lên 22TCN-272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế 22TCN 211–06 Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế www.coninco.com.vn

193

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TCXDVN 104:2007 Đường đô thị-Yêu cầu thiết kế d. Thi công và nghiệm thu: 166-QĐ Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống 22TCN-02-71 Phụ lục của quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành GTVT 22TCN-06-77Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm nước 22TCN-07-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường cấp phối 22TCN-09-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường nhựa dùng nhựa dưới hình thức nhựa nóng 22TCN-10-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường nhựa dùng nhựa dưới hình thức nhũ tương 22TCN-11-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường sỏi ong 22TCN-16-79 Quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3m 22TCN-24-84 Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông cường độ cao 22TCN-65-84 Quy trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát 22TCN-79-84 Quy trình thi công vật liệu xi măng lưới thép 22TCN 81-84 Quy trình sử dụng đất gia cố bằng chất kết dính vô cơ trong xây dựng đường TCVN4055-85 Tổ chức thi công TCVN3994-85 Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép phân loại môi trường xâm thực 22TCN159-86 Lắp ghép cống tròn BTCT TCVN4452-87 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – quy phạm thi công và nghiệm thu 20TCN-69-87 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp thông thường trong xây dựng cảng sông và cảng biển TCVN4447-87 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN4252-88 Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN4528-88 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô – tiêu chuẩn thi công & nghiệm thu 22TCN-204-91 Bulông cường độ cao dùng cho kết cấu thép – yêu cầu kỹ thuật 22TCN 217-94 Gối cầu cao su cốt bản thép 3381/KHKT Quy định kỹ thuật thi công nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô TCVN4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu 22TCN-235-97 Sơn dùng cho cầu thép và kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử 22TCN-236-97 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu 22TCN243-98 Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô 22TCN245-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN246-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN247-98 Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tong dự ứng lực 22TCN248-98 Vải địa kỹ thuật trên nền đất yếu 22TCN249-98 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22TCN-250-98 Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm và đá dăm cấp phối láng nhựa nhũ tương a-xít 22TCN-252-98 Quy trình thi công và nghiệm thu-Lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN-253-98 Sơn cầu thép và kết cấu thép-Quy trình thi công và nghiệm thu 22TCN-258-99 Quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường sắt. 22TCN-257-2000 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. 22TCN-267-2000 Yêu cầu kỹ thuật-Bộ neo dự ứng lực T13, T15 và D13, D15 22TCN 270-2001 Thi công nghiệm thu mặt đường thấm nhập nhựa 22TCN 271-2001 Thi công nghiệm thu mặt đường láng nhựa 22TCN-277-01 Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI 22TCN-278-01 Quy trình thí nghiệm- Xác định độ nhám của mặt đường đo bằng phương pháp rắc cát 22TCN-288-02 Dầm cầu thép và kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và nghiệm thu trong công xưởng 22TCN-289-02 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu – Công trình bến cảng 22TCN-304-03 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu – Các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên www.coninco.com.vn

194

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 22TCN 334-06 Thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN 345-06 Thi công và nghiệm thu lớp phủ mỏng bê tông nhựa có độ nhám cao e. Một số tiêu chuẩn nước ngoài: (1) Tiêu chuẩn Mỹ: - ASTM (American Society for Testing and Materials) - ANSI (American National Standards Institute) - AASHTO (American Association of State Highway and Transportation): AASHTO LRFD Bridge Construction Specifications - ACI (American Concrete Institute): ACI 347-04 (2). Tiêu chuẩn Nhật Bản: JS (Japanese Standards) (3) Tiêu chuẩn Anh: BS (British Standards Institute) (4) Tiêu chuẩn quốc tế: ISO (International Organization for Standardization) (5) Tiêu chuẩn Châu Âu: EN (European standards) (6) Tiêu chuẩn Đức: DIN (Deutsche Institute fur Normung) (7) Tiêu chuẩn Nga: SNIP, GOST, GOSTR, SN, SP, RSD, VSN (8) Tiêu chuẩn Trung Quốc: GB, GBJ, JG (9) Tiêu chuẩn Pháp: NF, DTU (10) Tiêu chuẩn Úc: AS (Australia Standards) B.7.2. PHẦN ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ TCVN 5687:1992 Thông gió-Điều tiết không khí-Sưởi ấm-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4088: 85 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng TCXDVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió-Điều hoà không khí và cấp lạnh-Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu. B.7.3. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy-Trụ nước chữa cháy-Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6102:1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-Chất chữa cháy, bột. TCVN 5303:1990 An toàn cháy-Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 3254 :1989 An toàn cháy-Yêu cầu chung. TCVN 4778:1989 Phân loại cháy. TCVN 4879:1989 Phòng cháy-Dấu hiệu an toàn. TCVN 2622:1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế. TCVN 5040:1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy-Ký kiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy-Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng. TCVN 6305-1,2:1997 Phòng cháy chữa cháy hệ thống sprinkler tự động (Phần1 và phần 2) TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy-Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

www.coninco.com.vn

195

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

4.1 SỔ TAY-QUYỂN 4.1 CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHIÊN BẢN 1.0/2010 QUYỂN 4.1: SỔ TAY VÀ PHỤ LỤC C-QUẢN LÝ DỰ ÁN QUYỂN 4.2: PHỤ LỤC D-TƯ VẤN GIÁM SÁT, PHỤ LỤC E-CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ PHIẾU KIỂM TRA

PHỤ LỤC C-HỒ SƠ MẪU CỦA TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

NỘI DUNG CHÍNH: C.1. MẪU 1: MẪU ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN C.2. MẪU 2: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN C.3. MẪU 3: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG VIỆT C.4. MẪU 4: BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG ANH C.5. MẪU 5: MẪU NỘI DUNG, SẢN PHẨM, KẾ HOẠCH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN C.6. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-1

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

MỤC LỤC C.1. MẪU 1: MẪU ĐỀ CƯƠNG VỀ TƯ VẤN QLDA .......................................................................3  C.2. MẪU 2: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN .....................................................................45  C.3. MẪU 3: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG VIỆT ............................................54  C.4. MẪU 4: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG ANH .............................................60  C.5. MẪU 5: MẪU NỘI DUNG, SẢN PHẨM, KẾ HOẠCH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN................66  C.6. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG .............................................................71 

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-2

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.1. MẪU 1: MẪU ĐỀ CƯƠNG VỀ TƯ VẤN QLDA

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: BÊN KÝ HỢP ĐỒNG:

ĐỊA ĐIỂM- .../20...

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-3

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: BÊN KÝ HỢP ĐỒNG:

CHỦ ĐẦU TƯ

www.coninco.com.vn

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-4

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

I. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH II. CĂN CỨ THỰC HIỆN 1. CĂN CỨ PHÁP LÝ 2. PHẠM VI CÔNG VIỆC THEO HỢP ĐỒNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHUNG 2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN IV. CÁC QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG, CHI PHÍ 4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGHIỆM THU V. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Quản lý công tác khảo sát xây dựng 1. 2. Quản lý công tác thiết kế,dự toán xây dựng công trình 2. QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình 2. 2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình 2. 3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình 2. 4. Quản lý an toàn trên công trường xây dựng 2. 5. Quản lý môi trường 3. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3.1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình 3.2. Quản lý dự toán xây dựng công trình 3. 3. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 4. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 4.1. Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng 4. 2. Hồ sơ hợp đồng xây dựng 4. 3. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng 4. 4. Phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng 5. BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN VI. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU 1. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ 2. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG 3. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ 5. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THẨM TRA 6. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP 7. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ PHÒNG THÍ NGHIỆM 8. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU THI CÔNG 9. PHỤ LỤC: CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VII. NHỮNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN, ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỰ ÁN www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-5

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC 2. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ GIÁM SÁT, ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ 3. PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC. IX. NHÂN SỰ DỰ KIẾN THỰC HIỆN 1. TỔ CHỨC NHÂN SỰ 2. DANH SÁCH NHÂN SỰ 3. LÝ LỊCH CHUYÊN GIA VÀ BẰNG CẤP, CHỨNG CHỈ CỦA CÁC CÁN BỘ THAM GIA GÓI THẦU.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-6

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS I. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN - Tên dự án: ... - Chủ đầu tư: ... - Nguồn vốn: ... - Địa điểm xây dựng: ... - Hiện trạng mặt bằng: ... - Thời gian thực hiện dự án: Năm.... 2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH - Xây dựng nhà chính ... tầng và ....tầng hầm - Xây dựng Nhà ăn+nhà khách có diện tích sàn ...m2, các hạng mục phụ trợ sân vườn, cổng, hàng rào, nhà thường trực, bảo vệ, nhà để xe khách hàng, trạm biến áp. - Lắp đặt đồng bộ thiết bị nội thất, hệ thống ĐHKK, thang máy, hệ thống PCCC, camera quan sát bảo vệ an ninh, mạng thông tin điện thoại, viễn thông. II. CĂN CỨ THỰC HIỆN 1. CĂN CỨ PHÁP LÝ 1.Các quy định của Nhà nước 1.1.Luật xây dựng, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 16/2003/QH11 ngày 26/3/2003, được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11; 1.2.Luật đấu thầu, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; 1.3.Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; 1.4.Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; 1.5.Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 1.6.Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 1.7. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP điều chỉnh Bổ sung một số điều của nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009; 1.8. Nghị định số 85/2009/ NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; 1.9.Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; 1.10.Thông tư 12/2009/TT-BXD về việc Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ngày 24 tháng 6 năm 2009; 1.11. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2.Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên 2.1.Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Tư vấn quản lý dự án ký kết giữa Chủ đầu tư (CĐT) và Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - CONINCO. Các phụ lục kèm theo hợp đồng. 2.2.Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình. 3.Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm - Quản lý CL xây lắp công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5637:1991. - Đánh giá chất lượng công tác xây lắp. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5638:1991. - Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. TCVN ISO 9000-1:96 - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển TCVN ISO 90001-96 khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp TCVN ISO 9002-96 đặt và dịch vụ kỹ thuật. - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và TCVN ISO 9003-96 thử nghiệm cuối cùng. - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. Phần 1 : TCVN ISO 9004-1:96 Hướng dẫn chung. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-7

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. Phần 2 : Hướng dẫn cho dịch vụ. - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. Phần 4 : Hướng dẫn cải tiến chất lượng. - Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Sản phẩm và kết cấu bằng bêtông và bêtông cốt thép. - Công trình xây dựng. Sai số hình học cho phép. - Tổ chức thi công. - Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công. - Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng. - Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Hàng rào công trường. Điều kiện kỹ thuật. - Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Quy định sử dụng hợp lý ximăng trong xây dựng. - Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối. Điều kiện tối thiểu. - Mái và sàn bêtông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. - Kết cấu thép. Gia công, lắp ráp và nghiệm thu. - Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Bể chứa bằng BTCT. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Công tác hoàn thiện. Thi công và nghiệm thu. - Hệ thống thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. - Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản. - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Hồ sơ thi công. Yêu cầu chung. - Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng - Hệ thống phát hiện cháy, báo cháy – Quy định chung. - Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – Yêu cầu kỹ thiết kế. - Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật. - Chống sét cho công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. - Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng - Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế. Công tác trắc địa trong xây dựng Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu - Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

TCVN ISO 9004-2:96 TCVN ISO 9004-4:96 TCVN 4058-85. TCVN 5593:1991. TCVN 4055:1985. TCVN 4252-86. TCVN 371:2006. TCVN 4516:1988. TCVN 4430-87. TCVN 4447-87. TCXD 65-89 TCVN 4453:1995. TCVN 5724:1993. TCVN 5718:1993. 20 TCN 170-89. TCVN 4085:1985. TCVN 5641:1991. TCVN 5674:1992. TCVN 4519-88 TCVN 5576-91 TCVN 5639:1991 TCVN 5672:1992 TCVN 5744-1993 TCXD 218 – 1998 TCVN 6160:1996 TCVN 5738 : 2001 TCVN 46:1984 TCVN 4459:1987 TCVN 5687:1992 TCVN 309:2004 TCVN 326:2004 TCVN 5640:1991.

2. PHẠM VI CÔNG VIỆC THEO HỢP ĐỒNG

2.1.Mục đích lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp dịch vụ Tư vấn quản lý dự án phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án. 2.2. Phạm vi công việc đối với nhà thầu tư vấn: Tư vấn quản lý dự án Công trình: Tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng; cụ thể như sau: Thực hiện việc quản lý dự án đầu tư xây dựng (tên công trình) thông qua các hoạt động liên quan đến: + Khảo sát; + Thiết kế; www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-8

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS + Đấu thầu; + Xây dựng và lắp đặt; + Mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị; + An toàn, vệ sinh môi trường; + Chạy thử, nghiệm thu và bàn giao; + Đào tạo và vận hành. Quản lý đảm bảo hoàn thành dự án đầu tư xây dựng (tên công trình) theo đúng dự án đầu tư, thiết kế, đảm bảo chất lượng, khối lượng đầy đủ và chính xác, đúng tiến độ đã đặt ra, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, phù hợp với các qui định của Nhà nước về công tác quản lý và đầu tư xây dựng. Phạm vi công việc bao gồm : 1. Quản lý thực hiện quyết định đầu tư dự án, gồm: - Đảm bảo mục tiêu đầu tư của dự án; - Đảm bảo các nội dung quyết định đầu tư; - Đảm bảo kiểm soát dự án xây dựng không vượt tổng mức đầu tư được duyệt; - Quản lý chặt chẽ nguồn vốn cấp, phát đầu tư; - Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án đã được duyệt trong quyết định đầu tư dự án; - Quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo đúng qui định hiện hành của nhà nước và các qui định cụ thể nêu trong quyết định đầu tư dự án. 2. Quản lý công tác khảo sát, thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, gồm: 2.1. Quản lý công tác khảo sát xây dựng: - Quản lý nhiệm vụ khảo sát; - Quản lý Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; - Quản lý nội dung, phạm vi công việc của công tác khảo sát xây dựng; - Quản lý thực hiện khảo sát tại hiện trường; - Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng. 2.2. Quản lý công tác thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình: - Quản lý nhiệm vụ thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán; - Quản lý quá trình thực hiện các bước thiết kế; - Quản lý chất lượng công tác thiết kế đảm bảo theo đúng dự án được duyệt; - Quản lý tiến độ công tác thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán công trình; - Quản lý công tác thẩm định và phê duyệt thiết kế các giai đoạn, dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình; - Quản lý việc giám sát tác giả thiết kế. 3. Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng, gồm: - Tư vấn, sắp xếp hồ sơ xin phép xây dựng cho chủ đầu tư nộp cơ quan có thẩm quyền xin cấp phép xây dựng (đối với trường hợp công trình phải xin phép xây dựng); - Nộp hồ sơ thiết kế cho cơ quan quản lý xây dựng của địa phương theo dõi; - Quản lý quá trình xây dựng tuân thủ theo giấy phép xây dựng. 4. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, gồm: - Chuẩn bị kế hoạch đấu thầu cho chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Quản lý, tư vấn cho Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Quản lý hồ sơ điều kiện năng lực, hành nghề của tổ chức, cá nhân của các nhà thầu trước và trong quá trình thực hiện các gói thầu. 5. Quản lý thi công trong xây dựng công trình, gồm: 5.1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình: - Tổ chức quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng; - Quản lý chất lượng thi công công trình của tổng thầu, nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng và các công tác tư vấn khác; - Quản lý công tác nghiệm thu xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. 5.2. Quản lý tiến độ thi công và tổng tiến độ thực hiện dự án: - Chuẩn bị Tổng tiến độ thực hiện dự án cho Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Quản lý thực hiện tổng tiến độ đầu tư xây dựng công trình cho đến khi nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng; - Quản lý việc thực hiện tiến độ của các nhà thầu đảm bảo tổng tiến độ thực hiện dự án; - Kiến nghị, đề xuất cho chủ đầu tư các biện pháp thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ nếu bị chậm. 5.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-9

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Quản lý khối lượng thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt; - Quản lý sự tuân thủ thanh toán khối lượng thi công theo qui định hiện hành; - Quản lý các phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện. 5.4. Quản lý an toàn trên công trường xây dựng: - Ban hành các qui chế, qui định an toàn trong mặt bằng công trường thi công; - Quản lý công tác đảm bảo an toàn lao động của nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát an toàn của Tư vấn giám sát. 5.5. Quản lý môi trường: - Ban hành các qui chế, qui định vệ sinh môi trường trong mặt bằng công trường thi công và các khu vực lân cận do các hoạt động thi công gây nên; - Quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của nhà thầu; - Quản lý công tác giám sát đảm bảo môi trường của Tư vấn giám sát. 6. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm: 6.1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình: - Quản lý quá trình thực hiện chi phí đầu tư của dự án không vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt; - Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong dự án; - Quản lý các chi phí phát sinh đảm bảo đúng tiêu chí dự án được duyệt, đảm bảo đúng qui định hiện hành của nhà nước. 6.2. Quản lý dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình: - Quản lý quá trình thực hiện chi phí của các hợp đồng của dự án không vượt quá dự toán từng phần, từng hạng mục công trình và tổng dự toán được duyệt; - Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong tổng dự toán; - Quản lý các chi phí phát sinh ngoài các khối lượng của dự toán, tổng dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng qui định hiện hành của nhà nước. 6.3. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: - Quản lý các giá trị tạm ứng các hợp đồng kinh tế, đảm bảo nhà thầu sử dụng các giá trị tạm ứng để thực hiện hợp đồng; - Quản lý thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc, toàn bộ các công việc tư vấn, xây lắp, cung ứng lắp đặt thiết bị và các hoạt động xây dựng khác. - Chuẩn bị hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình cho chủ đầu tư sau khi công trình hoàn thành và khai thác, sử dụng. 7. Quản lý hợp đồng đối trong hoạt động xây dựng, gồm: - Quản lý hồ sơ hợp đồng xây dựng; - Tư vấn cho chủ đầu tư đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng; - Quản lý việc thực hiện hợp đồng từ khi ký hợp đồng đến khi hoàn thành. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHUNG

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-10

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

Sơ đồ cơ cấu tổ chức dự án CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

CƠ QUAN QL NHÀ NƯỚC

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP VÀ CUNG ỨNG THIẾT BỊ

CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN

NHÀ THẦU KHẢO SÁT XÂY DỰNG

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT

NHÀ THẦU KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP

CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN KHÁC

www.coninco.com.vn

CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP

CÁC NHÀ THẦU CUNG ỨNG THIẾT BỊ

CÁC NHÀ THẦU PHỤ XÂY LẮP

CÁC NHÀ THẦU PHỤ CUNG ỨNG

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-11

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

TT

Công việc CÁC CÔNG VIỆC TỔNG QUÁT: Tổng tiến độ thực hiện dự án Kế hoạch thực hiện dự án (tổng thể và theo giai đoạn) Kế hoạch Tháng của dự án Tiến độ chi tiết thực hiện công việc của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Kế hoạch, tiến độ thực hiện tháng của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Báo cáo ngày, tháng, giai đoạn, định kỳ, đột xuất của PMC Báo cáo ngày, tháng, giai đoạn, định kỳ, đột xuất của nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) Báo cáo dự án của Chủ đầu tư Họp tiến độ thiết kế Họp kế hoạch, tiến độ, chất lượng xây dựng, cung cấp thiết bị Họp về thanh toán khối lượng xây dựng Tổ chức và chủ trì các cuộc họp giao ban tuần, tháng tại công trường thi công Quản lý việc phối hợp giữa Chủ đầu tư với các nhà thầu Lưu trữ hồ sơ dự án Đề xuất các giải pháp khi có các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án CÁC TÁC ĐẤU THẦU: Lập kế hoạch đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu Tổ chức đấu thầu Đánh giá lựa chọn nhà thầu Lựa chọn các nhà thầu phụ xây dựng và thiết bị Thương thảo hợp đồng CÔNG TÁC NGHIỆM THU VÀ THANH TOÁN: Hồ sơ nghiệm thu công việc tư vấn www.coninco.com.vn

QLDA

Tư vấn Tư vấn Nhà Tư vấn kiểm giám thầu thiết kế định sát

„‹

„z⊗

„Uo

„U

U

„z

„‹

„z⊗

„Uo

„U

U

„z

‹U

„z⊗

„Uo

„U

U

„z

‹U

‹U

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

‹U

‹U

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

‹U

„z⊗

„co

c

c

c

U

‹U

„U

„z⊗

„z⊗

„z⊗



„U⊗

zUo

c

c

c

U

‹⊗

„o

z

c

c

U

‹⊗

z‹o

z

c

c

‹U

‹⊗

„z⊗

Uo

U

„z

‹U

‹⊗

„zo

Uo

U

„z



„z‹⊗

„z

U

U

U



‹

„z⊗

„zU

„zU

„zU



„‹⊗

„zo

„z

„z

„z

‹

„z⊗

„z

„z

„z

„z

‹

„z

c

c

‹

„z⊗

U

‹

„z⊗

U



z‹

„z⊗

„c

‹

„z⊗

Uo

„z

‹

‹

„z⊗

Chủ đầu tư

„z⊗

„z⊗

„z⊗

„z⊗

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-12

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng và thiết bị Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng và thiết bị Hồ sơ thanh toán công việc hoàn thành (tư vấn, xây dựng, cung cấp thiết bị) HỢP ĐỒNG KHẢO SÁT XD Đề cương khảo sát xây dựng Triển khai thực hiện công tác khảo sát HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ Hợp đồng thiết kế Đề cương thiết kế Triển khai thực hiện công tác thiết kế HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM SÁT Đề cương Tư vấn giám sát Triển khai thực hiện công tác Tư vấn giám sát HỢP ĐỒNG KIỂM ĐỊNH Đề cương Tư vấn kiểm định Triển khai thực hiện công tác Tư vấn kiểm định HỢP ĐỒNG XÂY LẮP, THIẾT BỊ Thực hiện hợp đồng Lập và thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện theo tuần, theo tháng Biện pháp thi công KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ VẬN HÀNH QUẢN LÝ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH Ghi chú : z: Thực hiện ‹: Kiểm tra và xem xét ⊗: Chủ trì thực hiện

‹

‹

„z‹

U

U

„z

‹

‹

„z‹⊗

U

U

„z

‹

‹

„‹

U

U

„z⊗

‹

‹

‹

‹



‹c

„z⊗



‹c

„z⊗

‹

‹

„z⊗

‹

‹

„z⊗

o

‹

‹

„z⊗

c

c

c

‹

‹

„co

o

„z⊗

c

‹

‹

„‹c

o

„z⊗

c

‹

‹

„‹o

„‹o

„z

‹

‹

„‹

co

c

„z⊗

‹

‹

„‹

co

c

„z⊗



z‹

z‹⊗

„z

„z

„z



z‹

z‹⊗

„zc

„z



z‹

z‹⊗

‹

‹

Uo

U

U

U



z‹

z‹⊗

„zU

U

„z



z‹

z‹⊗

U

U

„z



‹

‹

c

c

„z⊗



‹

z‹

„z

„z

„z

„: áp dụng : Xác nhận

„z⊗ „‹

„z⊗

„z „z

: Phê duyệt o: Tư vấn

U: Hiểu c: Nghiên cứu

1.2. Các nguyên tắc của tổ chức dự án: Theo các đặc tính của dự án chia ra các cấp tổ chức có các trách nhiệm khác nhau trong việc thực hiện dự án. Việc phân chia này không chỉ theo đặc điểm tình hình của dự án xây dựng tại đây mà còn phụ thuộc vào các quy định quản lý dự án. Thứ nhất : Cấp độ quyết định là (tên chủ quản đầu tư) và ……………………. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-13

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Cấp thứ hai : Cấp độ quản lý và Tư vấn quản lý dự án PMC và các cơ quan liên quan …………. Cấp thứ 3 : Cấp thực hiện, là các nhà thầu thầu phụ xây dựng, các nhà thầu tư vấn. 1.3. Các công tác hành chính điều hành dự án: - Lập kế hoạch thực hiện dự án và các kế hoạch thực hiện công việc chi tiết; - Thực hiện các kế hoạch đã lập; - Họp dự án; - Xử lý các văn bản, hồ sơ tài liệu gửi đến; - Ra các thông báo, chỉ thị, văn bản điều hành đến các bên liên quan; - Báo cáo của dự án; - Lưu trữ tài liệu, hồ sơ. 1.4. Văn phòng tư vấn quản lý dự án: - Thiết lập văn phòng điều hành hiện trường; - Thiết lập văn phòng điều hành tại trụ sở. 1.5. Lưu trữ tài liệu dự án: Tài liệu dự án được lưu trữ theo các nguyên tắc sau: - Tư vấn giám sát tập hợp, lưu trữ tạm thời toàn bộ hồ sơ tài liệu dự án theo qui định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau mỗi giai đoạn hoặc sau khi hoàn thành công trình, Tư vấn giám sát nộp lại hồ sơ tài liệu của dự án cho Chủ đầu tư để lưu trữ theo qui định hiện hành của nhà nước. - Đôn đốc Tư vấn giám sát tập hợp đầy đủ hồ sơ theo qui định hiện hành. - Chủ đầu tư tự lưu trữ các tài liệu do mỗi bên tiếp nhận được. IV. CÁC QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ 2.1. Mục tiêu: Thực hiện quản lý dự án và điều hành hiệu quả việc xây dựng dự án đúng tiến độ. 2.2. Quản lý tiến độ các công việc chính: Lập tiến độ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư (điểm mốc, sơ đồ ngang, và phương pháp đường găng) và kế hoạch để thực hiện tiến độ đã lập. Xác định các chuẩn tiến độ cho tất cả các bên. Thống nhất tất cả các phương pháp lập tiến độ của các bên và yêu cầu dùng chung một phần mềm lập tiến độ nếu có thể. Điều chỉnh tiến độ kịp thời. Việc kiểm soát tổng tiến độ là mục tiêu tiến độ chung để lập tiến độ cho nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, thầu phụ và nhà cung cứng. Kiểm tra và chỉ dẫn các vấn đề liên quan đến công việc QLDA như tiến độ, kế hoạch xây dựng, công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị chính và phân bổ nguồn lực vv.... Nắm tiến độ thực tế của nhà thầu theo các thông tin phản hồi, tìm ra nguyên nhân khi xảy ra chênh tiến độ giữa tiến độ hiện thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết chúng kịp thời ( kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động - đường găng ). Dự báo tiến độ và sự sai lệch. Báo cáo chủ đầu tư định kỳ, phân tích sự sai lệch và đưa ra biện pháp hỗ trợ (báo cáo dự án, kiểm tra các điểm chính, tình hình thực hiện, sự hoàn thành các công việc, các sự vụ quan trọng bất thường , áp dụng thay đổi, báo cáo quản lý tiến độ vv...)

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-14

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Lập tiến độ chi tiết và điều chỉnh kế hoạch

(Gửi để báo cáo) Xin ý kiến (nếu cần) BAN QLDA

(Chỉ thị, quyết định)

(Báo cáo để chỉ đạo)

Gửi kèm (nếu cần)

CHỦ ĐẦU TƯ

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

_

_

TVGS KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

NHÀ THẦU LẬP TIẾN ĐỘ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

+ TVGS CHẤP THUẬN

BAN QLDA KIỂM TRA

_

+ CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

TVGS THỰC HIỆN

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

Ghi chú : 1. Nhà thầu trình tiến độ, kế hoạch chi tiết trước khi tiến hành công việc. 2. Các tiến độ chi tiết gồm : Kế hoạch, tiến độ tổng dự án, giai đoạn; tiến độ theo tháng, theo tuần; tiến độ công việc chi tiết; các mốc tiến độ.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-15

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Sơ đồ kiểm tra kế hoạch

KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ TỔNG THỂ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT

BAN QLDA LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ

CHỦ ĐẦU TƯ CÙNG BAN QLDA PHÂN TÍCH ĐỂ THỐNG NHẤT

_

+ CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

BAN QLDA CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN

CÁC NHÀ THẦU (TV VÀ XÂY LẮP)

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

Ghi chú : 1. Chủ đầu tư cần có tiến độ tổng thể và các mốc kế hoạch. 2. Chủ đầu tư và BAN QLDA tập trung các dữ liệu các dữ liệu và thực tế, từ đơn vị giám sát trên công trường , kiểm tra và xem xét các dữ liệu, đưa ra kế hoạch cụ thể tuân theo đặc điểm của hợp đồng. 3. Chủ đầu tư và BAN QLDA sẽ phân tích và chỉnh sửa kế hoạch chi tiết nếu có vấn đề nảy sinh trên công trường và điều chỉnh lại kế hoạch. 4. Chủ đầu tư và BAN QLDA sẽ chỉ dẫn và đưa ra những biện pháp hiệu chỉnh.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-16

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

3.1. Mục tiêu: Đưa ra những biện pháp khoa học để đảm bảo chất lượng dự án tuân thủ đúng yêu cầu của thiết kế được phê duyệt. Sử dụng hệ thống quản lý chuẩn để đảm bảo nhà thầu tuân thủ nghiêm túc các kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật đã được quy định trong hợp đồng Phân tích nghiêm túc quản lý nhiều cấp độ để đảm bảo nhiệm vụ giám sát được tiến hành tại mọi hạng mục dự án và trong mọi chi tiết dự án. 3.2. Quản lý của PMC: BAN QLDA xác định kế hoạch chất lượng tổng thể theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Soạn kế hoạch kiểm soát cho mọi công việc đặc biệt của nhà thầu lấy từ nguồn hồ sơ mời thầu, dự thầu và đưa ra các kiến nghị hợp lý. Tổ chức đơn vị giám sát triển khai các công việc giám sát theo quy định trong hợp đồng, báo cáo kịp thời tình hình dự án cho Chủ đầu tư. 3.3. Sơ đồ quy trình giám sát chất lượng

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-17

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Sơ đồ qui trình giám sát chất lượng

CHỦ ĐẦU TƯ

Chỉ thị

Để báo cáo

BAN QLDA

Xin ý kiến (nếu cần)

NHÀ THẦU LẬP VÀ TRÌNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Chỉ thị Quyết định

_

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

Để báo cáo (nếu cần)

TVGS TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ

_

TVGS KIỂM TRA VÀ ĐÁNH Á

+ TVGS CHẤP NHẬN

_ QLDA KIỂM TRA

+ (Thông báo)

QLDA PHÊ DUYỆT TVGS VÀ CÁC NHÀ THẦU THỰC HIỆN KẾT THÚC/ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-18

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG, CHI PHÍ

(Chỉ thị, quyết định)

xin ý kiến)

(Xin ý kiến)

BAN QLDA

(Báo cáo,

CHỦ ĐẦU TƯ

(Chỉ thị)

_

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

BAN QLDA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

_

(Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh)

NHÀ THẦU LẬP HỒ SƠ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG

+ TVGS CHẤP THUẬN

+

_ BAN QLDA KIỂM TRA, XÁC NHẬN CƠ QUAN KIỂM TOÁN KIỂM TRA

CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT

KẾT THÚC/ CHUYỂN BƯỚC CÔNG VIỆC TIẾP THEO

Lưu ý : Tư vấn giám sát sẽ thực hiện việc kiểm tra khối lượng dựa trên cơ sở bản vẽ thi công. BAN QLDA sẽ thường xuyên kiểm tra đánh giá khối lượng thực hiện thực tế của các nhà thầu thông qua kết quả thực hiện của Tư vấn giám sát. BAN QLDA sẽ kiểm tra hồ sơ xác nhận khối lượng thực hiện do các nhà thầu đệ trình sau khi đã được tư vấn giám sát kiểm tra và xác nhận để trình Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán theo hợp đồng. Trong trường hợp BAN QLDA phát hiện sai sót trong bảng khối lượng do nhà thầu đệ trình, BAN QLDA sẽ yêu cầu Tư vấn giám sát và nhà thầu chỉnh sửa lại bản khối lượng. Khi cơ quan kiểm toán làm việc, các bên liên quan có trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan khi được chủ đầu tư yêu cầu. PMC sẽ trợ giúp Chủ đầu tư làm việc với cơ quan kiểm toán và là đầu mối đôn đốc các bên thực hiện yêu cầu của Chủ đầu tư.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-19

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGHIỆM THU Sơ đồ quản lý công tác nghiệm thu

điều chỉnh

NHÀ THẦU TỰ KIỂM TRA NỘI BỘ

kiểm tra lại

_

+

TVGS KIỂM TRA điều chỉnh

Yêu cầu TVGS

TVGS TIẾP NHẬN, XỬ LÝ

_

điều chỉnh

NHÀ THẦU GỬI ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU VÀ HỒ SƠ NGHIỆM THU Yêu cầu nhà thầu

Nhà thầu

CÔNG TÁC THI CÔNG

+ _ BAN QLDA KIỂM TRA

+ CHỦ ĐẦU TƯ (HOẶCBAN QLDA) TỔ CHỨC NGHIỆM THU

KẾT THÚC NGHIỆM THU/ CHUYỂN BƯỚC THI CÔNG TIẾP THEO

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-20

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS V. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Quản lý công tác khảo sát xây dựng 1 . 1 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng : - Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. - Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau đây: + Mục đích khảo sát; + Phạm vi khảo sát; + Phương pháp khảo sát; + Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến; + Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng; + Thời gian thực hiện khảo sát. 1 . 2 . Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: - Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. - Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; - Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng. 1 . 3 . Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: - Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng; - Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; - Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; - Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; - Khối lượng khảo sát; - Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; - Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát; - Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình; - Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo; - Các phụ lục kèm theo. 1 . 4 . Q u ả n l ý t rách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát: Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm: - Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép; - Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở hữu cây, hoa màu cho phép; - Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng; - Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát. Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại. 1 . 5 . Giám sát công tác khảo sát xây dựng : a. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng: - Yêu cầu Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng; - Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. b. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng: - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; - Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng. c. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-21

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng; - Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng; - Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 206/2004/NĐ-CP. 1 . 5 . Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng : a. Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: - Hợp đồng khảo sát xây dựng; - Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; - Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. b. Nội dung nghiệm thu: - Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; - Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; - Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết. 1. 2. Quản lý công tác thiết kế,dự toán xây dựng công trình 2.1. Thiết kế kỹ thuật : 2.1.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: - Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt; - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật; - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2.1.2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dựng được duyệt, bao gồm: - Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; - Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. 2 . 2 . Thiết kế bản vẽ thi công : 2.2.1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công: - Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước; - Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; - Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2.2.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: - Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; - Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình; - Dự toán thi công xây dựng công trình. 2 . 3 . Thay đổi thiết kế xây dựng công trình: 2.3.1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây: - Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-22

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. 2.3.2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình. 2. QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình 1 . 1 . Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 209/NĐ-CP. - Chủ đầu tư tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 209/NĐ-CP. 1 . 2 . Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: - Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: + Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; + Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; + Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; + Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; + Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; + Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành; + Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; + Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định số 209/NĐ-CP và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại. 1 . 3 . Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu: - Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 209/NĐ-CP. - Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 209/NĐ-CPđối với nhà thầu phụ. - Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-23

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận. 1 . 4 . Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: - Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: + Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: + Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; + Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. - Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; + Xác nhận bản vẽ hoàn công; + Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 209/NĐ-CP; + Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; + Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; + Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; + Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. 1 . 5 . Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng. - Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. 1.6. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng: - Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-24

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu. - Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành: + Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; + Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. - Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu. 1.7. Nghiệm thu công việc xây dựng: - Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng: + Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; + Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; + Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; + Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; + Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; + Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; + Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. - Nội dung và trình tự nghiệm thu: + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; + Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; + Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; + Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu: + Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; + Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ. - Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. 1.8. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng : - Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng: + Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định này và các kết quả thí nghiệm khác; + Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu; + Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; + Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; + Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. - Nội dung và trình tự nghiệm thu: + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải; + Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện; + Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; + Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu: www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-25

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS + Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; + Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ. 1 . 9 . Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng: - Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng: + Các tài liệu liên quan đến nghiệm thu giai đoạn trước đó; + Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; + Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; + Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; + Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định. - Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng: + Kiểm tra hiện trường; + Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; + Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ; + Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành; + Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng; + Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm: + Phía chủ đầu tư: * Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; * Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. + Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: * Người đại diện theo pháp luật; * Người phụ trách thi công trực tiếp. - Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: * Người đại diện theo pháp luật; * Chủ nhiệm thiết kế. 1 . 1 0 . Bản vẽ hoàn công: - Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công. - Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì. - Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận. 1 . 1 1 . Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: - Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-26

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng được thực hiện theo Thông tư số 16/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn. 2. 2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình Quản lý tiến độ các công việc chính của Ban QLDA: - Lập tiến độ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư (điểm mốc, sơ đồ ngang, và phương pháp đường găng). - Xác định các chuẩn tiến độ cho tất cả các bên. - Thống nhất tất cả các phương pháp lập tiến độ của các bên và yêu cầu dùng chung một phần mềm lập tiến độ nếu có thể. - Điều chỉnh tiến độ kịp thời. - Việc kiểm soát tổng tiến độ là mục tiêu tiến độ chung để lập tiến độ cho nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, thầu phụ và nhà cung cứng. Cần yêu cầu và giúp các bên liên quan điều chỉnh tiến độ khi có sự lệch hướng để đạt được mục đích tiến độ - Kiểm tra và chỉ dẫn các vấn đề liên quan đến công việc QLDA như tiến độ, kế hoạch xây dựng, công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị chính, và phân bổ nguồn lực vv... ( đường nguồn lực, ma trận nguồn lực, đường găng, sơ đồ ngang). - Nắm vững tiến độ thực tế của nhà thầu theo các thông tin phản hồi, tìm ra nguyên nhân khi xảy ra chênh tiến độ giữa tiến độ hiện thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết chúng kịp thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết chúng kịp thời (kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động - đường găng). - Dự báo tiến độ và sự sai lệch. - Báo cáo chủ đầu tư định kỳ, phân tích sự sai lệch và đưa ra biện pháp hỗ trợ (báo cáo dự án, kiểm tra các điểm chính, tình hình thực hiện, sự hoàn thành các công việc, các sự vụ quan trọng bất thường , áp dụng thay đổi, báo cáo quản lý tiến độ vv...). Quản lý tiến độ các công việc chính trong giai đoạn thi công: - Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. - Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. - Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng. 2. 3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình - Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. - Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. - Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. 2. 4. Quản lý an toàn trên công trường xây dựng

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-27

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. - Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. - Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. - Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. - Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra. 2. 5. Quản lý môi trường - Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. - Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. - Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. - Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 3. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

3.1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình - Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng. - Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. - Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. - Tổng mức đầu tư dự án chỉ được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. - Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết định đầu tư cho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-28

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3.2. Quản lý dự toán xây dựng công trình - Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình. Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. - Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu; là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình. - Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình. Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán. - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt. - Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình: + Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình chỉ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại và báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép 3. 3. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 3 . 1 . Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình: - Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và được quy định như sau: - Đối với hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của hợp đồng bố trí cho công việc phải thuê tư vấn. - Đối với gói thầu thi công xây dựng: + Gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng; + Gói thầu từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 15% giá trị hợp đồng; + Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng. - Đối với việc mua sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị của gói thầu mức tạm ứng vốn do hai bên thoả thuận nhưng không nhỏ hơn 10% giá trị của gói thầu. Một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa được tạm ứng vốn. Mức tạm ứng vốn theo nhu cầu cần thiết của việc sản xuất, nhập khẩu và dự trữ các loại vật tư nói trên. - Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng. - Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mức tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. - Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng. 3 . 2 . Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình: - Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-29

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán. Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra. - Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán. - Chi tiết việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. 3 . 3 . Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: - Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. - Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. 4. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

4.1. Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) được ký kết sau khi Bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định. - Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu kèm theo văn bản số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng xây dựng - Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định của Nghị định số 12/2009/NĐCP, nghị định 48/2010/NĐ-CP và các quy định pháp luật về hợp đồng khác có liên quan. 4. 2. Hồ sơ hợp đồng xây dựng - Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng. Nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 108 của Luật Xây dựng. - Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau: + Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu; + Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng; www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-30

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS + Hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; + Đề xuất của nhà thầu; + Các chỉ dẫn kỹ thuật; + Các bản vẽ thiết kế; + Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; + Các bảng, biểu; + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác nếu có; + Các tài liệu khác có liên quan. 4. 3. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng - Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng. - Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng. - Trường hợp nhà thầu là liên danh, thì các nhà thầu trong liên danh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký kết. - Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác. - Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể uỷ thác để điều phối, giám sát, thực hiện nghiệm thu công việc theo hợp đồng. - Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 4. 4. Phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thoả thuận áp dụng một hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau: - Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn): bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng, được áp dụng cho gói thầu được xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra sẽ được người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Số lần thanh toán có thể theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng. - Thanh toán theo đơn giá cố định: bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Giá trị được thanh toán xác định bằng cách nhân khối lượng công việc hoàn thành thực tế với đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Trường hợp khối lượng phát sinh lớn hơn 20 % khối lượng ban đầu trong hợp đồng thì đơn giá phần khối lượng phát sinh được phép thoả thuận lại. - Thanh toán theo giá điều chỉnh: áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. 5. BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN

TT I 1.1 1.2 1.3 1.4

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có) Lập dự án đầu tư Lập thiết kế cơ sở Thẩm định thiết kế cơ sở www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-31

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 II 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 2.22 2.23 2.24 2.25 2.27 2.28 2.29 2.30 2.31 2.32 2.33 2.34

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Thẩm định dự án đầu tư Trình và phê duyệt dự án đầu tư Đo đạc khảo sát hiện trạng khu đất tỷ lệ 1:500 Đo vẽ hiện trạng công trình phục vụ phá dỡ giải phóng mặt bằng Lập phương án di chuyển đường điện ……. Di chuyển đường điện ……….. Khảo sát địa chất, thuỷ văn khu đất XD công trình Giai đoạn thực hiện đầu tư Xác định chỉ giới đường đỏ, các số liệu kỹ thuật và cốt cao độ qui hoạch vùng. Thiết kế qui hoạch tổng mặt bằng Xin thoả thuận Qui hoạch – Kiến trúc Xin thoả thuận cấp nước Xin thoả thuận hướng thoát nước Xin thoả thuận cấp điện Xin thoả thuận PCCC Xin thoả thuận môi trường Xin phép xây dựng Lập kế hoạch đấu thầu thực hiện dự án Trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án Lập hệ mốc giới tại thực địa công trình. Rà phá bom mìn Lập thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình Thẩm định thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình Trình và phê duyệt thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn (nếu có) Phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các phần xây dựng Phê duyệt kết quả đấu thầu phần xây dựng Thi công công trình – Khởi công công trình Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Quan trắc lún Thí nghiệm và kiểm định phần ngầm : nén tĩnh cọc, siêu âm bê tông cọc, thí nghiệm PIT. Kiểm định chất lượng công trình và thiết bị Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các phần cơ điện và thiết bị Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu các phần cơ điện và thiết bị Thi công và lắp đặt các phần cơ điện và thiết bị Lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình. Thi công các hạng mục phụ trợ, phần sân vườn cảnh quan xung quanh công trình. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Bảo hiểm công trình www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-32

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 2.35 III 3.1 3.2 3.3

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng Giai đoạn kết thúc đầu tư và khai thác sử dụng Kiểm toán, quyết toán công trình Bảo hành công trình Bảo trì công trình

VI. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU Công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý dự án, hồ sơ chất lượng công trình được thực hiện ngay từ khi công trình bắt đầu được triển khai. Danh mục hồ sơ pháp lý thực hiện dự án kiểm tra theo danh mục sau: 1. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ

3.2 3.3

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ Tên tài liệu Kết quả kiểm tra Về Khảo sát địa chất công trình: Báo cáo kết quả khảo sát địa chất Hồ sơ nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Về thiết kế kỹ thuật (Nếu thiết kế 3 bước) Hồ sơ trình duyệt, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật Bản vẽ thiết kế kỹ thuật Thuyết minh thiết kế kỹ thuật Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật Về thiết kế bản vẽ thi công (Nếu thiết kế 2 bước, khi thiết kế 3 bước không cần xem xét hồ sơ này) Hồ sơ trình duyệt, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công công trình Bản vẽ thiết kế thi công công trình Thuyết minh thiết kế thi công công trình

3.4

Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công

TT I. 1.1 1.2 II. 2.1 2.2 2.3 2.4 III. 3.1

Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. 2. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG Tên tài liệu Kết quả kiểm tra

1 2 3 4

Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu Đề cương công tác tư vấn giám sát Danh sách Đoàn tư vấn giám sát, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp đào tạo, chứng chỉ giám sát của các cá nhân 5 Nhật ký Giám sát thi công Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-33

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN Tên tài liệu Kết quả kiểm tra Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu Đề cương công tác tư vấn quản lý dự án Danh sách Đoàn tư vấn quản lý dự án, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp đào tạo, chứng chỉ của các cá nhân Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. TT 1 2 3 4

4. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ TT Tên tài liệu Kết quả kiểm tra 1 Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu 2 Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu 3 Danh sách Nhóm thiết kế, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp đào tạo, chứng chỉ hành nghề thiết kế của Chủ nhiệm đồ án thiết kế và các cá nhân chủ trì bộ môn 4 Danh sách Nhóm cán bộ phụ trách công tác giám sát tác giả thiết kế 5 Nhật ký (hoặc hệ thống biên bản) giám sát tác giả thiết kế Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. 5. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THẨM TRA

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN THẨM TRA Tên tài liệu Kết quả kiểm tra Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu Bằng cấp đào tạo, chứng chỉ hành nghề thiết kế của các cá nhân chủ trì bộ môn Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. TT 1 2 3

6. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP TT Tên tài liệu Kết quả kiểm tra 1 Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu 2 Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu 3 Đề cương công tác tư vấn kiểm định 4 Danh sách Đoàn cán bộ thực hiện công tác kiểm định, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp đào tạo, chứng chỉ của các cá nhân thực hiện 5 Nhật ký kiểm định công trình 6 Các báo cáo kiểm định Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-34

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 7. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ PHÒNG THÍ NGHIỆM

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ PHÒNG THÍ NGHIỆM Tên tài liệu Kết quả kiểm tra Hồ sơ pháp nhân của đơn vị thí nghiệm Quyết định các phép thử được công nhận của Phòng thí nghiệm 3 Danh sách thí nghiệm viên, bằng cấp đào tạo, chứng chỉ của các cá nhân thực hiện 4 Các chứng chỉ kiểm định thiết bị của phòng thí nghiệm Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. TT 1 2

8. NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU THI CÔNG

NỘI DUNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHÀ THẦU THI CÔNG Tên tài liệu Kết quả kiểm tra Hồ sơ pháp nhân của nhà thầu Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu Biện pháp thi công được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư duyệt 4 Lệnh của Chủ đầu tư cho phép thi công 5 Nhật ký thi công của nhà thầu Và các nội dung khác theo yêu cầu và theo thực tế. TT 1 2 3

Danh mục hồ sơ chất lượng kiểm tra theo quy định tại phần B, phụ lục Q kèm theo tiêu chuẩn TCVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau: Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai 1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, - Điều 27 Nghị định kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện 209/2004/NĐ-CP. - Kiểm tra thực tế 2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử - Hồ sơ TKKT thi công đã dụng trong công trình để thi công các phần : kết cấu thân , cơ điện và được CĐT phê duyệt hoàn thiện ... - Tiêu chuẩn của nhà SX - Hồ sơ trúng thầu 3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong - Hồ sơ TKKT thi công đã công trình để thi công các phần : Kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện được Chủ đầu tư phê duyệt. ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách - Các tiêu chuẩn liên quan. pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực - Hồ sơ trúng thầu hiện 4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị - Hồ sơ TKKT thi công đã phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : được CĐT phê duyệt cấp điện , cấp nước , ... do nơi sản xuất cấp - Tiêu chuẩn của nhà SX - Hồ sơ trúng thầu 5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử - Hồ sơ TKKT thi công đã dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách được CĐT phê duyệt. pháp nhân được nhà nước quy định : Thang máy, thiết bị thông tin, - Tiêu chuẩn của nhà SX chữa cháy… - Hồ sơ trúng thầu 6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, TCVN 371: 2006 lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo). www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-35

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung kiểm tra

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai 7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động - TCVN 371: 2006 không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết - Các tiêu chuẩn có liên quan quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải - Hồ sơ trúng thầu và có tải). 8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết - TCVN 371: 2006 bị bảo vệ - Các tiêu chuẩn có liên quan - Hồ sơ trúng thầu 9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ - TCVN 371: 2006 và các tiêu chuẩn có liên quan - Hồ sơ trúng thầu 10. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường :Điện trở của hệ thống - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể công đã được Chủ đầu tư phê chứa, thử tải ống cấp nước ...). duyệt. - Các tiêu chuẩn có liên quan. - Hồ sơ trúng thầu 11 Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối (trong trường hợp sử dụng mối nối bằng phương pháp hàn) 12. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng(độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay…. ) 13. Nhật ký thi công xây dựng công trình. 27 /2009/TT-BXD 14. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn hoặc - Các tiêu chuẩn của nhà sản quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì xuất có liên quan. thiết bị và công trình. - Hồ sơ dự thấu trúng thầu 15 : Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: Cấp điện; Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; - Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước; Phòng cháy chữa cháy, nổ; Chống sét; Bảo vệ môi trường; An toàn lao động, an toàn vận hành; Chỉ giới đất xây dựng; Thông tin liên lạc (nếu có). 16. Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã Phụ lục L TCVN 371 : 2006 được phê duyệt (nếu có). 17. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có); Nghị định 209/2004/ND-CP 18 Báo cáo của đơn vị kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất - Nghị định 209/2004/ND-CP lượng công trình xây dựng . - Thông tư 16/ 2009/TT – BXD 19. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng. Biên bản nghiệm thu - Phụ lục K, F TCVN hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao 371:2006 đưa vào sử dụng

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-36

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 9. PHỤ LỤC: CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

Mẫu thư kỹ thuật hiện trường THƯ KỸ THUẬT Người gửi: Ngày gửi: Nơi nhận: Nội dung:

Chức vụ: Chữ ký:

Người nhận: Ngày nhận:

Chức vụ: Chữ ký:

VÀ CÁC BIỂU MẪU KHÁC THEO THỎA THUẬN VỚI KHÁCH HÀNG NHƯNG CẦN TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC. VII. NHỮNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN, ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỰ ÁN

Chúng tôi - Công ty cổ phần Tư vấn Công nghệ Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO hiểu rõ Dự án : ... là dự án quan trọng cần đáp ứng các yêu cầu hiện đại, đồng bộ để đáp ứng được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, cụ thể: Có cơ cấu hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, với những tiêu chuẩn kinh tế phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về quy hoạch phát triển của khu vực trước mắt và lâu dài; Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật toàn công trình, tạo điểm nhấn trong tổng thể kiến trúc hài hoà thống nhất. Góp phần cải tạo mỹ quan đô thị và môi trường sống tại khu vực ngày càng văn minh hiện đại. Để thực hiện tốt mục tiêu, trở ngại lớn nhất là vấn đề thời gian. Vì thế, CONINCO đặt ra cho mình những mục tiêu thiết yếu sau: Hỗ trợ tối đa cho vấn đề quản lý dự án, tư vấn và xây dựng. Đảm bảo các giai đoạn hoàn tất đúng theo tiến độ thời gian. Đảm bảo chất lượng công trình. Giám sát và thúc đẩy tiến độ công việc một cách nhanh gọn và tiết kiệm nhất. Hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh gây tốn kém và vượt kinh phí. Với đội ngũ hùng hậu các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sâu, từng giám sát, quản lý dự án các công trình lớn trong và ngoài nước, CONINCO mong muốn tham gia góp sức vào sự thành công của dự án. VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC 1. Thuyết minh chung về Chương trình công tác của CONINCO Sau khi trúng thầu và ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư để thực hiện các dịch vụ Tư vấn theo nội dung quy định trong hồ sơ yêu cầu đã được Chủ đầu tư phê duyệt, CONINCO sẽ tổ chức nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ của dự án về các mặt: Tiến độ thực hiện dự án; Hồ sơ pháp lý của dự án; Các công việc đã, đang và chuẩn bị thực hiện của dự án ….đồng thời tổ chức đi thị sát hiện trường và xác www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-37

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS định vai trò của CONINCO trong quá trình triển khai công tác Tư vấn quản lý dự án từ đó lập ra chương trình công tác của mình để thực hiện các dịch vụ Tư vấn đã ký kết gồm các nội dung sau: 1.1.Công tác chuẩn bị: Để công tác tư vấn quản lý dự án đạt chất lượng và có kết quả tốt nhất, CONINCO sẽ lập các kế hoạch chuẩn bị sau : a. Nhận bàn giao và nghiên cứu toàn bộ hồ sơ tài liệu của dự án từ Chủ đầu tư: Các hồ sơ chuẩn bị cụ thể bao gồm: Các tài liệu pháp lý của dự án như: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư; Thiết kế cơ sở và thuyết minh thiết kế cơ sở; Quyết định thu hồi và giao đất của cơ quan có thẩm quyền cho Chủ đầu tư; Thoả thuận quy hoạch kiến trúc; Thoả thuận về hệ thống kỹ thuật bên trong và bên ngoài hang rào; Thoả thuận về phòng cháy chữa cháy; Thoả thuận về môi trường… Các tài liệu về kỹ thuật của dự án như: Quy hoạch tổng mặt bằng, bản đồ mốc giới và lưới khống chế mặt bằng; Tài liệu về địa chất thuỷ văn; Thiết kế cơ sở và thuyết minh thiết kế cơ sở; Thiết kế kỹ thuật và thuyết minh thiết kế kỹ thuật các hạng mục; Thiết kế bản vẽ thi công và thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục của dự án; dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình ... b. Xác định nhiệm vụ cho đội ngũ kỹ sư tư vấn quản lý dự án: Sau khi có đầy đủ các tài liệu cần thiết cho công tác tư vấn quản lý dự án cũng như nắm rõ tình hình thực tế tại dự án, CONINCO sẽ lên kế hoạch triển khai công việc. Trong đó xác định rõ nhiệm vụ cho đội ngũ kỹ sư tư vấn nhằm nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ đồng thời hiểu rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của dự án, thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Nội dung cụ thể: Kế hoạch triển khai các công việc tư vấn quản lý dự án cho từng hạng mục công trình, những hạng mục quan trọng cần đặc biệt chú ý. Nắm vững vai trò, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia dự án. Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân . Kế hoạch phân công trách nhiệm cho các chuyên gia tư vấn sẽ được trình cho Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt nếu cần và sau đó được gửi tới tất cả các nhà thầu tham gia dự án. 1.2.Triển khai thực hiện các công tác tư vấn quản lý dự án: Việc triển khai công tác tư vấn được thực hiện theo các quy định của Đề cương tư vấn quản lý dự án và các Quy trình chi tiết được Chủ đầu tư phê duyệt. 2.Quan hệ của Tư vấn CONINCO với các bên có liên quan tới phạm vi công việc của gói thầu : Chúng tôi hiểu rằng khi tiến hành dịch vụ tư vấn của gói thầu này chúng tôi sẽ phải tuân thủ đầy đủ các luật lệ mà Luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam quy định. Trong quá trình tiến hành các công việc tư vấn tại dự án, chúng tôi sẽ phải căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành, danh mục các văn bản tham chiếu. Đối với các công việc kỹ thuật của gói thầu, chúng tôi sẽ phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng của Nhà nước. Trong trường hợp các công việc của gói thầu nằm trong những lĩnh vực mà tiêu chuẩn quy phạm của Việt nam chưa có hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi có thể tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn quy phạm của nước ngoài, trong trường hợp này chúng tôi sẽ đệ trình lên Chủ đầu tư và kiến nghị phê duyệt trước khi áp dụng. Hiện nay có 7 loại tiêu chuẩn quy phạm của nước ngoài đã được Bộ Xây dựng cho phép tham khảo áp dụng ở Việt nam. Đó là các tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Nhật và bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO. Chúng tôi hiểu rằng khi thực hiện các dịch vụ tư vấn của gói thầu, chúng tôi phải đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về quy chế quản lý đầu tư xây dựng, quy định về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chúng tôi cũng hiểu rằng nếu có sự điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý của Nhà nước trong quá trình thực hiện gói thầu thì chúng tôi có trách nhiệm phải tuân theo những văn bản mới nhất. 2.1.Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn CONINCO với Chủ đầu tư : Đoàn tư vấn Công ty CONINCO thực hiện chức năng độc lập, chủ động quản lý dự án, giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của Chủ đầu tư, thực hiện một cách khách quan theo các nội dung ghi trong Quy định của pháp luật: quản lý dự án theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP điều chỉnh Bổ sung một số điều của nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Nghị định số 209/2004/QĐ-BXD ngày 16/12/2004 của Bộ xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-38

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng . Đoàn Tư vấn là thành viên của BQLDA nghiệm thu cơ sở theo đối tượng công trình (hoặc hạng mục công trình) đã được phân công thực hiện việc quản lý dự án. Đoàn Tư vấn có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư theo dõi thực hiện quản lý dự án và kiến nghị với Chủ đầu tư những bất hợp lý trong từng giai đoạn để Chủ đầu tư có ý kiến yêu cầu Nhà thầu nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, làm rõ những vấn đề kỹ thuật cần thiết. 2.2. Quan hệ giữa Đoàn Tư vấn CONINCO với Nhà thầu: Đoàn Tư vấn thực hiện chức năng tư vấn quản lý dự án cho Chủ đầu tư, do đó Tư vấn CONINCO thay mặt Chủ đầu tư được thực hiện công tác quản lý dự án và yêu cầu các Nhà thầu tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về kỹ thuật, tiến độ và quản lý chất lượng công trình. Nhà thầu có trách nhiệm nộp báo cáo hàng tuần cho Đoàn Tư vấn CONINCO về tình hình thi công tại hiện trường (khối lượng, tiến độ chi tiết …) các vướng mắc và phát sinh để Đoàn Tư vấn kịp thời báo cáo với Chủ đầu tư và có biện pháp giải quyết. 2.3.Quan hệ với đơn vị thiết kế : Trước khi và trong khi thi công Tư vấn CONINCO có quyền đề nghị cán bộ giám sát thiết kế giải thích tài liêụ thiết kế để phục vụ kiểm tra công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị theo đúng yêu cầu của Dự án. Nếu trong quá trình thi công có những thay đổi thiết kế hoặc kỹ thuật, vật tư so với thiết kế đã được duyệt: Đối với các thay đổi lớn mang tính chất quan trọng đơn vị thiết kế phải có thoả thuận bằng văn bản với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. Đối với các thay đổi nhỏ đơn vị thiết kế có thể xem xét trực tiếp trên hiện trường cùng với Đoàn Tư vấn để gửi tới Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt. Các thay đổi này sau khi được chấp thuận sẽ được ghi vào Sổ xử lý thiết kế. 2.4. Quan hệ của Đoàn Tư vấn với các bên liên quan khác: Đoàn tư vấn CONINCO giúp Chủ đầu tư phối hợp với các bên liên quan đến Công trình, giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công việc của mình, tư vấn cho chủ đầu tư làm việc với các bên hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan. 3.Tổ chức các cuộc họp: 3.1.Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do CĐT, Tư vấn CONINCO tổ chức, các NT tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét thấy cần thiết. 3.2.Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tháng, CĐT và CONINCO sẽ họp với các NT thi công xây dựng về chất lượng công trình xây dựng. 3.3.Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Giám đốc dự án CONINCO tham dự. Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty CONINCO có thể thay mặt Công ty dự các cuộc họp do CĐT yêu cầu. Ngoài ra theo yêu cầu của CĐT trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức riêng và được báo trước ít nhất 03 ngày bằng giấy mời. Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể theo giấy mời. 3.4.Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, CĐT có thể tổ chức tại một nơi khác được ấn định trước. 4.Chế độ và tiến độ nộp báo cáo: 4.1.Chế độ báo cáo: 4.1.1.Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của KSTV CONINCO được thực hiện ở các giai đoạn sau đây (ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải có yêu cầu bằng văn bản): Báo cáo sơ bộ: ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ tài liệu và khảo sát thực tế tại hiện trường Báo cáo định kỳ hàng tháng Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần cọc (nếu có) Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần đài, giằng móng và tầng hầm Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần thân thô Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần hoàn thiện và cơ điện www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-39

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Giai đoạn quyết toán công trình Sự cố công trình xây dựng (nếu có). 4.1.2.Nơi nhận báo cáo: CĐT sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên. Đồng thời báo cáo được gửi về Công ty CONINCO. 4.2.Tiến độ nộp báo cáo: Báo cáo Ngày đến hạn 1. Báo cáo sơ bộ Ngay sau khi tiếp nhận công việc trên công trình. 2. Báo cáo tình hình thực hiện Báo cáo lần 1: Giai đoạn khảo sát, thiết kế Báo cáo lần 2: Phần ngầm Báo cáo lần 3: Phần thân Báo cáo lần 4: Phần cơ điện và hoàn thiện Báo cáo lần 5: Nghiệm thu đưa vào sử dụng

Thứ 2, tuần đầu tiên của tháng Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn thiết kế Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần ngầm Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Phần thân Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu giai đoạn phần Cơ điện và Hoàn thiện Trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

3. Báo cáo cuối cùng

Giai đoạn quyết toán công trình

2. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ GIÁM SÁT, ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ

KS Tư vấn CONINCO cùng Chủ đầu tư kiểm tra tiến độ do nhà thầu lập ra, giúp Chủ đầu tư điều phối tiến độ để thực hiện dự án sao cho đảm bảo tổng tiến độ xây dựng công trình đã đặt ra, hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc đặt ra thời hạn tiến độ với từng phần việc trong hồ sơ thầu và trong hợp đồng, quản lý, giám sát việc thực hiện tiến độ của nhà thầu, đánh giá tiến độ và chất lượng công việc theo yêu cầu đã đề ra. KS Tư vấn CONINCO, bằng kinh nghiệm của mình, sẽ thường xuyên thông báo cho Chủ đầu tư tính khả thi của việc thực hiện dự án theo tiến độ đặt ra. Các chuyên gia CONINCO sẽ lập báo cáo tiến độ thực hiện công việc của nhà thầu hàng tuần, tháng trình Chủ đầu tư. Đề xuất cải tiến quản lý tiến độ thực hiện dự án cho Chủ đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu về tiến độ đã đề ra trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng. Trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiến độ đề ra, KS Tư vấn CONINCO giúp Chủ đầu tư xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của từng hạng mục công trình và toàn bộ dự án. Đồng thời KS Tư vấn CONINCO sẽ chủ động đưa ra những đề xuất ý kiến cho Chủ đầu tư phương pháp xử lý và biện pháp khắc phục. Để đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra, các chuyên gia CONINCO sẽ giúp Chủ đầu tư lập chương trình cụ thể để điều phối các công việc của nhà thầu cho phù hợp với tiến độ đặt ra, đề ra các biện pháp tối ưu để tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi nhất.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-40

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3. PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC.

3.1.TỔ CHỨC PHÒNG LÀM VIỆC Văn phòng Đoàn Tư vấn tại hiện trường là nơi để các kỹ sư Tư vấn tác nghiệp hàng ngày, họp giao ban nội bộ, thực hiện tất cả quy trình nghiệp vụ tổng hợp, là điểm giao dịch tổng hợp thông tin giữa Đoàn Tư vấn với Chủ đầu tư và các đơn vị hữu quan. Để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện các công tác TVQLDA, chúng tôi dự kiến đặt Văn phòng thường trực ngay tại hiện trường xây dựng. Chúng tôi hiểu rằng vị trí, diện tích chiếm chỗ có được phải có sự đồng ý của Chủ đầu tư. Nếu được chấp thuận chúng tôi đã dự kiến đặt 01 phòng làm việc ngay tại hiện trường xây dựng công trình. Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cần thiết cho sự hoạt động của Đoàn Tư vấn. Các chi phí trang thiết bị do chúng tôi tự lo. Tại trụ sở Công ty CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng - Hà Nội, chúng tôi sẽ tổ chức Văn phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cần thiết như bàn ghế, tủ, giá, máy vi tính, máy in, điện thoại, fax,.... Các chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị văn phòng do chúng tôi tự lo. 3.2. TRANG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC TƯ VẤN TT LOẠI MÁY VÀ MÃ HIỆU NƯỚC SỐ LƯỢNG SẢN XUẤT 1 Máy vi tính để bàn Đông Nam Á, Nhật Bản, Mỹ 04 2 Máy in Laser A4 Đông Nam Á, Nhật Bản, Mỹ 01 3 Máy ảnh kỹ thuật số Nhật Bản 01 4 Máy fax Nhật Bản 01 5 Bàn họp to Việt Nam 01 6 Bàn làm việc Việt Nam 04 7 Ghế làm việc Việt Nam 12 8 Tủ đựng tài liệu Việt Nam 02 9 Giá đựng tài liệu Việt Nam 02 10 Điện thoại để bàn Việt Nam 01 11 Máy tính xách tay SX tại các nước Đông Nam Á 04 3.3. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ KHÁC a. Các trang thiết bị cá nhân : Các trang thiết bị cá nhân chúng tôi đảm bảo trang bị cho các kỹ sư quản lý giám sát hiện trường gồm có: máy tính xách tay (đối với kỹ sư được phân công sử dụng), điện thoại di động, trang thiết bị an toàn lao động: dây an toàn, giầy, mũ bảo hộ và các dụng cụ cầm tay phục vụ công tác kiểm tra chất lượng khác. b. Các phương tiện đi lại : Để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ tại hiện trường chúng tôi dự kiến bố trí đủ xe gắn máy cho tất cả các kỹ sư khi tham gia giao thông và đều được trang bị mũ bảo hiểm. Chúng tôi hiểu rằng việc tạo mọi điều kiện tốt nhất các phương tiện đi lại sẽ giúp cho các kỹ sư giám sát hiện trường có thể dành toàn tâm toàn lực cho công việc, để công việc hoàn thành đúng tiến độ chất lượng khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện phụ khác. IX. NHÂN SỰ DỰ KIẾN THỰC HIỆN 1. TỔ CHỨC NHÂN SỰ 1. Sơ đồ tổ chức: Việc bố trí tổ chức hiện trường được đưa ra trong Sơ đồ chi tiết, theo đó CONINCO có một số giải trình như sau: Căn cứ vào nội dung gói thầu, đặc điểm của qui mô, tính chất của công trình, chúng tôi đưa ra phương án thành lập Đoàn tư vấn tại hiện trường để thực hiện các dịch vụ của gói thầu. Giám đốc dự án có trách nhiệm điều hành các công việc của Đoàn tư vấn tại công trường. Dưới Giám đốc dự án có 01 phó giám đốc dự án và các cán bộ quản lý dự án.. Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí một nhóm các kỹ sư và nhân viên trợ giúp tại trụ sở, sẵn sàng giúp đỡ cho việc triển khai dự án. Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác tư vấn quản lý dự án và dự kiến kế hoạch bố trí nhân sự như sau. Sơ đồ này có thể được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tiến độ thi công và tình hình thực tế tại công trường. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-41

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

S¬ ®å tæ chøc thùc hiÖn t− vÊn qu¶n lý dù ¸n l∙nh ®¹o c«ng ty CONINCO

Nhãm hç trî, kü thuËt viªn gióp viÖc

C¸n bé qu¶n lý vÒ ®Êu thÇu

ĐOÀN TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

C¸n bé qu¶n lý vÒ hîp ®ång

C¸n bé qu¶n lý hiÖn tr−êng

c¸c phßng ban chøc n¨ng qu¶n lý cña c«ng ty

C¸n bé qu¶n lý vÒ thanh quyÕt to¸n

2. Thuyết minh mô hình tổ chức Đoàn Tư vấn Công ty cổ phần tư vấn Công nghệ, thiết bị kiểm định và xây dựng - CONINCO sẽ thành lập Đoàn tư vấn cho dự án gồm các đồng chí, thành phần, chức năng nhiệm vụ của từng thành viên như sau: Giám đốc dự án (Chủ nhiệm điều hành quản lý dự án): KS. .... Quản lý điều hành chung dự án. Điều phối, cắt cử và phân công công việc cho từng thành viên trong tổ phù hợp với yêu cầu công việc của từng giai đoạn thực hiện dự án. Trực tiếp trao đổi và làm việc với chủ đầu tư về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Cùng với chủ nhiệm dự án tham gia giải quyết các tranh chấp, các sự cố kỹ thuật với đơn vị thi công và chủ đầu tư. Trực tiếp xử lý và giải quyết các công việc hàng ngày theo đúng thẩm quyền. Với các vấn đề vượt ra ngoài thẩm quyền của mình, cần điều tra, thu thập và cung cấp đầy đủ các thông tin cho chủ đầu tư để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết sự cố kịp thời và đúng đắn. Sau khi có các biện pháp xử lý đó, sẽ là người trực tiếp triển khai và chỉ đạo xử lý công việc. Phó giám đốc (Điều hành QLDA): KSXD. .... Giúp Giám đốc dự án kiểm tra tình hình chung của công tác tư vấn quản lý dự án. Thay mặt Giám đốc dự án giải quyết các công việc trên công trường. Số lượng kỹ sư quản lý dự án dự kiến huy động cho cả dự án cụ thể như sau: Kỹ sư xây dựng: 4 người Kiến trúc sư: 1 người Kỹ sư kinh tế xây dựng: 1 người Kỹ sư điện:1 người Kỹ sư trắc địa:1 người 2. Quan hệ của Đoàn TV với các Phòng chức năng của CONINCO: 2.1.Tại văn phòng Công ty, đơn vị bố trí một đội ngũ các Kỹ sư làm việc tại văn phòng, theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các Kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành Hợp đồng. 2.2.Phòng Quản lý kỹ thuật Công ty hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công việc của đoàn. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-42

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3 Phân công trách nhiệm: 3.1.Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: KS TV CONINCO. 3.2.Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi công công trình: Phó giám đốc dự án 3.3.Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Giám đốc dự án, Phó giám đốc dự án. 3.4.Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách, (Giám đốc dự án) 3.5.Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: Phó giám đốc dự án. 3.6.Báo cáo định kỳ của Tư vấn quản lý dự án: Phó giám đốc dự án 3.7.Báo cáo hoàn thành công trình: Giám đốc dự án lập báo cáo trình Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký ( hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền). 3.8.Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của CĐT: Phó giám đốc dự án. 3.9.Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Chủ trì lập. Tổng Giám đốc Công ty hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách ký ( hoặc Giám đốc dự án kí theo ủy quyền). 2. DANH SÁCH NHÂN SỰ STT I 1 II 1 2 III

Họ và tên

Tên đơn vị công tác

Lĩnh vực chuyên môn

Chức danh bố trí trong gói thầu

Nhiệm vụ

Ban điều hành Dự án tại Công ty Lãnh đạo công ty quản lý trực Chỉ đạo chung tiếp Điều hành chung hoạt động của Đoàn tư vấn tại dự án Trưởng Kỹ sư XDDD Giám đốc dự Điều hành chung toàn bộ Phòng... & CN án dự án Phó Tổng giám Kỹ sư XDDD đốc & CN

Điều hành toàn bộ hoạt Phó trưởng Kỹ sư XDDD Phó giám đốc động của Đoàn tư vấn tại Phòng .. & CN dự án dự án Danh sách các cán bộ tham gia tại văn phòng hiện trường Cán bộ Phòng ..

KSKTXD

2

Cán bộ Phòng ..

Ks. XD Thành viên DD&CN

3

Cán bộ Phòng Ks. XD Thành viên .... DD&CN

4

Cán bộ phòng Kiến trúc sư ...

Thành viên

Kiểm tra, quản lý khối lượng thi công

5

Cán bộ phòng KSXD. ... KS trắc địa

Thành viên

Kiểm tra, quản lý khối lượng thi công

6

Cán bộ trung KS Đ tâm ...

Thành viên

Kiểm tra, quản lý khối lượng thi công

IV IV.1 1

Thành viên

Kiểm tra, quản lý phần dự toán Kiểm tra, quản lý khối lượng thi công Tham gia công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng

1

Bộ phận giúp việc Bộ phận giúp việc tại văn phòng Công ty Cán bộ Phòng Kỹ sư Đô thị - Giúp dự án tại Giúp việc hồ sơ, văn bản, ... giao thông Công ty tài chính tại Công ty

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-43

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

STT

2 IV.2 1

Họ và tên

Tên đơn vị công tác

Lĩnh vực chuyên môn

Chức danh bố trí trong gói thầu

Nhiệm vụ

Cán bộ Phòng Cử nhân kinh Giúp dự án tại Giúp việc hồ sơ, văn bản, ... tế Công ty tài chính tại Công ty Bộ phận giúp việc tại hiện trường Cán bộ Phòng KSXD ...

Thành viên

Tham gia công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng

3. LÝ LỊCH CHUYÊN GIA VÀ BẰNG CẤP, CHỨNG CHỈ CỦA CÁC CÁN BỘ THAM GIA GÓI THẦU.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-44

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.2. MẪU 2: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÁNG/QUÝ/NĂM... (Từ ngày

/ 20

đến ngày

/ 20 )

DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QLDA: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

ĐỊA ĐIỂM, THÁNG /20

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-45

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÁNG/QUÝ/NĂM... (Từ ngày

/ 20

đến ngày

/ 20 )

DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QLDA: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-46

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO ----------------------------Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------------------------------------------

Hà Nội, ngày tháng năm 20

BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÁNG/QUÝ/NĂM... (Từ ngày

/ /20

đến ngày

/ /20 )

DỰ ÁN : ĐỊA ĐIỂM : CHỦ ĐẦU TƯ : TƯ VẤN QLDA : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO Kính gửi : Thực hiện Hợp đồng kinh tế số /20 /HĐKT/CONINCO-CT ký ngày / /20 giữa ... (bên A) và Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO (bên B) về việc Tư vấn Quản lý dự án công trình .... Tư vấn Quản lý dự án (sau đây gọi tắt là PMC) báo cáo .... (Sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư) về tình hình thực hiện dự án .... đến ngày 30/.../2010 như sau: PHẦN 1: CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG THÁNG I. CÁC THÔNG TIN CHUNG: 1. Thông tin về dự án: 1.1. Qui mô dự án: - Mô tả qui mô các hạng mục công trình: Công trình cao... và ... tầng, có ... tầng hầm; Diện tích xây dựng: ...m2; Tổng diện tích sàn ....m2. - Cấp công trình: Công trình cấp...., bậc chịu lửa cấp .... - Tổng mức đầu tư dự án: .... đồng. 1.2. Địa điểm: .... 1.3. Chủ đầu tư: .... 1.4. Thời gian khởi công xây dựng: ... 1.5. Dự kiến thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng: ... 2. Thông tin về các nhà thầu đến thời điểm báo cáo: 2.1. Tư vấn Quản lý dự án: Công ty Cổ phần tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO. 2.2. Nhà thầu thiết kế: 2.3. Nhà thầu phá dỡ giải phóng mặt bằng: 2.4. Nhà thầu thi công rà phá bom mìn: 2.5. Nhà thầu thi công phần ngầm: 2.6. Nhà thầu Tư vấn giám sát: 2.7. Nhà thầu Kiểm định chất lượng cọc khoan nhồi: 2.8. Nhà thầu Bảo hiểm công trình: 2.9. Nhà thầu kiểm toán: 2.10. Nhà thầu thi công phần thân: 2.11. Nhà thầu thi công phần phòng chống mối: II. BÁO CÁO CHI TIẾT: 1. Công tác thi công: Gói thầu số 08-Thi công phần ngầm: www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-47

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS a. Điều kiện thi công: - Thời tiết: Thuận lợi. - Mặt bằng thi công: Thuận lợi. b. Nhân lực, máy móc thiết bị thi công trong tháng: Số lượng dự kiến Nhân sự

Số lượng thực tế

Ban chỉ huy công trường 01 Cán bộ kỹ thuật 01 Bộ phận bảo vệ, thủ kho, vật tư 01 Công nhân thi công 15 Thiết bị sử dụng Máy kinh vĩ toàn đạc Máy xúc bánh lốp Máy phá bê tông chạy điện Máy bơm nước các loại công suất Máy uốn cắt thép Máy hàn c. Vật liệu dùng cho thi công: Tên vật liệu Nội dung kiểm tra Thép Kéo, uốn Bê tông lót bể Cường độ chịu nén

Kết quả thí nghiệm Đạt yêu cầu Đạt mác thiết kế

Bê tông đáy bể

Đạt mác thiết kế

Cường độ chịu nén

Ghi chú

01 01 01 15 01 01 03 02 01 01 Ghi chú Nam Đô Mác 100 (Việt Đức) Mác 200 (Việt Đức)

- Các vật liệu đã theo dõi đầy đủ theo thực tế tại công trường. d. Khối lượng thực hiện trong tháng: Tháng /20....: TT Tên công việc 1 Ép cừ larsen bể nước 2 Gia công văng chống cừ larsen bể nước 3 Đào đất bể nước 4 Đổ bê tông lót bể nước 5 Lắp dựng cốt thép đáy bể nước 6 Đổ bê tông đáy bể nước 7 Đục tỉa bê tông phình tường vây e. Chất lượng thi công: - Các công tác thi công đạt yêu cầu thiết kế. f. Công tác ATLĐ, VSMT: - Công tác vệ sinh môi trường: Đảm bảo yêu cầu. - Công tác ATLĐ: Tăng cường công tác an toàn điện khi thi công trong điều kiện trời mưa g. Tiến độ - Gói thầu số 08-Thi công phần ngầm: Hoàn thành/Chưa hoàn thành theo bảng cam kết tiến độ của Nhà thầu.... đề ra. Hiện tại còn các công việc: + Thi công bể nước ngầm. + Đục đẽo bê tông thừa tường vây, chống thấm tường vây. - PMC, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư đã có công văn nhắc nhở Nhà thầu về việc chậm tiến độ nói trên. h. Công tác hồ sơ: - Gói thầu số 08-Thi công phần ngầm: + Đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán gói thầu số 08. Gói thầu số 12-Thi công phần thân: a. Điều kiện thi công: - Thời tiết: Thuận lợi. - Mặt bằng thi công: Thuận lợi. b. Nhân lực, máy móc thiết bị thi công trong tháng: www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-48

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nhân sự Số lượng dự kiến Số lượng thực tế Ghi chú Ban chỉ huy công trường 01 01 Cán bộ kỹ thuật 10 10 Bộ phận bảo vệ, thủ kho, vật tư 03 03 Công nhân thi công 45 45 Thiết bị sử dụng Máy kinh vĩ toàn đạc 01 01 Cẩu tháp 01 01 Máy trộn vữa 01 Máy bơm nước các loại công 02 suất Máy uốn cắt thép 02 Máy hàn 04 c. Vật liệu dùng cho thi công: Tên vật liệu Nội dung kiểm tra Kết quả thí nghiệm Ghi chú Thép Kéo, uốn Đạt yêu cầu Nam Đô, Hòa Phát, Việt Ý Bê tông cột, dầm, sàn Cường độ chịu nén Đạt mác thiết kế Mác 300 (Việt Úc) - Các vật liệu đã theo dõi đầy đủ theo thực tế tại công trường. d. Khối lượng thực hiện trong tháng: Tháng .../20....: TT Tên công việc ĐV KL 1 Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, cột 100M2 6,302 vuông, chữ nhật tầng 3-4 2 BT thương phẩm, đổ bằng cần cẩu, bê tông cột, đá 1x2, tiết M3 120,220 diện cột >0,1m2, cao >50m, tầng 3-4 3 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 7,448 cột, trụ, đường kính ≤10mm, cột, trụ cao >50m, tầng 3-4 4 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 40,372 cột, trụ, đường kính >18mm, cột, trụ cao >50m, tầng 3-4 5 Ván khuôn cho BT đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn xà 100m2 13,100 dầm, giằng tầng 4-5 6 BT thương phẩm đổ bằng cần cẩu, đá 1x2, bê tông xà dầm, M3 233,024 giằng, cao >50m, mác 300 tầng 4, 5 trục 1÷5 7 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép xà tấn 10,824 dầm, giằng, đường kính ≤10mm, ở độ cao >50m tầng 4-5 8 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép xà tấn 3,229 dầm, giằng, đường kính ≤18mm, ở độ cao >50m tầng 4-5 9 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép xà tấn 42,059 dầm, giằng đường kính >18mm, ở độ cao >50m tầng 4-5 10 Ván khuôn cho BT đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn 100m2 23,217 sàn tầng 4, tầng 5 11 BT thương phẩm đổ bằng cần cẩu, đá 1x2, bê tông sàn mái, M3 313.482 cao >50m, mác 300 tầng 4, tầng 5 trục 1÷5 12 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 96,100 sàn mái, cao >50m, đường kính >10mm tầng 4 đến 5 13 Ván khuôn cho BT đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn 100m2 7,053 tường thẳng, chiều dày ≤45cm tầng 3-tầng 4 14 BT thương phẩm đổ bằng cần cẩu, đá 1x2, bê tông tường, M3 103,062 chiều dầy ≤45cm, cao >50m, mác 300 tầng 3-4 15 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 1,207 lồng thang máy, đường kính ≤ 10mm tầng 3-tầng 4 16 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 6,744 lồng thang máy, đường kính ≤ 18mm tầng 3-tầng 4 17 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép BT tại chỗ, cốt thép tấn 14,118 lồng thang máy, đường kính > 18mm tầng 3-tầng 4 www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-49

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS e. Chất lượng thi công: - Cần chấn chỉnh công tác đổ bê tông cột, dầm sàn f. Công tác ATLĐ, VSMT: - Công tác vệ sinh môi trường: Đảm bảo yêu cầu: + Khu vực cổng phía đường .... Đề nghị đơn vị thi công có biện pháp bảo vệ vỉa hè phía cổng ra vào. + Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống cảnh quan vỉa hè khu vực xung quanh công trường. - Công tác ATLĐ: + Về trang bị bảo hộ cá nhân: Nhà thầu cần trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. + Hệ thống rào chắn: Nhà thầu cần bổ sung ngay rào chắn, biển cảnh báo ở các vị trí hố thang máy, lỗ kỹ thuật, bổ sung hệ thống lưới chắn xung quanh công trình. + Hoàn thiện hồ sơ ATLĐ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, công nhân trên công trường, tổ chức lớp học ATLĐ cho công nhân, cán bộ kỹ thuật tham gia thi công. - Công tác PCCC: + Tăng cường công tác phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy trên công trường vào mùa mưa. g. Tiến độ - Gói thầu số 12-Thi công phần thân: Không đáp ứng được tiến độ đã cam kết trong hợp đồng. Đề nghị .... thực hiện ngay các biện pháp: + Tăng thêm nhân lực tổ cốp pha, cốt thép, tăng thêm ca kíp làm việc. + Thực hiện các biện pháp bù tiến độ chậm, đẩy nhanh tiến độ thi công của gói thầu. h. Công tác hồ sơ: - Gói thầu số 12-Thi công phần thân: + Hoàn thiện hồ sơ thanh toán đợt 1. 2. Công tác Tư vấn giám sát: - Thực hiện theo dõi kiểm tra giám sát chất lượng thi công của các nhà thầu tham gia thi công: Nhà thầu.... - Nhân lực giám sát: 04 cán bộ. - Giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng: Tuân thủ đúng đề cương TVGS được duyệt. - Giám sát khối lượng: Tuẩn thủ đúng đề cương TVGS được duyệt. - Giám sát tiến độ: Tuân thủ đúng đề cương TVGS được duyệt, đề nghị Nhà thầu TVGS.... khi thấy có biểu hiện của việc chậm tiến độ có báo cáo kịp thời trình Chủ đầu tư, PMC để giải quyết. - Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Đề nghị TVGS .... giám sát chặt chẽ công tác ATLĐ, VSMT của Nhà thầu ...., Nhà thầu .... 3. Công tác đấu thầu: - Gói thầu 10- Quan trắc biến dạng công trình + Hình thức đấu thầu: Chỉ định thầu. + Tổ chức chỉ định thầu: Thời gian phát hồ sơ yêu cầu: Bắt đầu từ ....h... phút ngày .../.../20... Thời gian nộp hồ sơ yêu cầu: .... giờ 00 phút ngày .../..../2010. + Kết quả đấu thầu: Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu: Công ty..... Giá đề nghị trúng thầu: .... đồng. Hình thức hợp đồng: ..... Thời gian thực hiện hợp đồng: Dự kiến từ tháng ..../20... đến tháng .../20.... - Gói thầu 13- Cung cấp lắp đặt hệ thống điện nhẹ + Hình thức đấu thầu: ..... + Tổ chức chỉ định thầu: Thời gian phát hồ sơ yêu cầu: Bắt đầu từ ....h... phút ngày .../.../20... Thời gian nộp hồ sơ yêu cầu: ...h00 phút ngày .../..../2010. + Kết quả đấu thầu: Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu: ..... Giá đề nghị trúng thầu: .... đồng. Hình thức hợp đồng: .... Thời gian thực hiện hợp đồng: .... ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. 4. Công tác quản lý hợp đồng trong hoạt đồng xây dựng www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-50

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Gói thầu 10-Quan trắc biến dạng công trình: Đang tiến hành thương thảo hợp đồng. - Gói thầu 13-Cung cấp lắp đặt hệ thống điện nhẹ: Đang tiến hành thương thảo hợp đồng. 5. Công tác quản lý tiến độ: Tiến độ thực hiện một số công tác bị chậm so với kế hoạch dự kiến: - Gói thầu số 08-Thi công phần ngầm: + Tiến độ thi công phần móng + tầng hầm thực tế quá chậm hơn so với cam kết tiến độ tổng thể Nhà thầu đã lập. - Gói thầu số 12-Thi công phần thân: + Tiến độ thi công phần thân chậm so với tiến độ cam kết trong hồ sơ dự thầu. - Gói thầu số 14-Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm: Bị chậm do đang tiến hành điều chỉnh thiết kế. - Gói thầu số 15-Cung cấp lắp đặt hệ thống thang máy: Bị chậm do tiến hành điều chỉnh thiết kế. III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ: 1. Tiến độ thực hiện dự án: Nhìn chung tiến độ thực hiện các công việc đã bị kéo dài so với tổng tiến độ được Chủ đầu tư phê duyệt. Yêu cầu Nhà thầu .... tăng cường nhân lực, thiết bị máy móc thi công đẩy nhanh tiến độ đáp ứng được tiến độ thi công đã cam kết. 2. Công tác thi công: Yêu cầu Nhà thầu .... - Tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công việc còn tồn tại của GT08-Thi công phần ngầm: + Thi công bể nước ngầm. + Chống thấm tường vây, đục đẽo bê tông thừa tường vây. - Tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ trên công trường. Yêu cầu Nhà thầu .... - Tăng cường thêm nhân lực, máy móc, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công, bù tiến độ đã bị chậm đáp ứng tiến độ cam kết trong hợp đồng. - Bố trí hệ thống rào chắn, biển cảnh bảo đảm bảo ATLĐ, VSMT trên công trường. Thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống cháy nổ, PCCC cho các công tác thi công trong mùa mưa. - Giao ban tháng phải có mặt lãnh đạo công ty tham gia dự họp. 4. Công tác tư vấn giám sát: Yêu cầu Nhà thầu .... - Giám sát chặt chẽ công tác thi công, biện pháp đảm bảo ATLĐ, VSMT, PCCC của Nhà thầu ... và Nhà thầu .... - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các công việc nêu trên của nhà thầu .... theo Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu gói thầu số 12-Thi công phần thân và các văn bản pháp quy của Nhà nước. - Giám sát chặt chẽ các công việc thi công của Gói thầu số 12, Gói thầu số 08 theo đúng đề cương Tư vấn giám sát được duyệt. - Khi có biểu hiện chậm tiến độ đề nghị có văn bản gửi các bên liên quan. - Giám sát chặt chẽ công tác VSMT, ATLĐ, PCCC trên công trường. PHẦN 2: KẾ HOẠCH CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG THÁNG ..../20... 1. Công tác đấu thầu: - Gói thầu số 14-Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm. - Gói thầu số 15-Cung cấp, lắp đặt hệ thống thang máy. - Gói thầu số 25: Hệ thống cửa, vách kính nhựa lõi thép. - Gói thầu số 16: Hệ thống PCCC. 2. Công tác thi công: - Gói thầu số 08-Thi công phần ngầm: Thi công móng + 2 tầng hầm. - Gói thầu số 12-Thi công phần thân (xây lắp+hoàn thiện+hạ tầng). 3. Công tác Tư vấn giám sát: - Giám sát chặt chẽ các công việc GT08-Thi công phần ngầm. - Giám sát chặt chẽ các công việc GT12-Thi công phần thân.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-51

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nơi nhận: - Như trên; (để b/c) - Lưu: VT, PMC.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM .... DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN: NỘI DUNG: - PHỤ LỤC I: KẾ HOẠCH THÁNG .../20... - PHỤ LỤC II: VĂN BẢN CỦA CONINCO ĐÃ GỬI TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI - PHỤ LỤC III: VĂN BẢN ĐẾN TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI - PHỤ LỤC IV: PHỤ LỤC ẢNH TRONG THÁNG

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-52

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM... PHỤ LỤC I: KẾ HOẠCH THÁNG .../20...

PHỤ LỤC II: VĂN BẢN CỦA CONINCO ĐÃ GỬI TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI 1 DANH MỤC QUYẾT ĐỊNH, CÔNG VĂN CỦA CÔNG TY 2. DANH MỤC THƯ KỸ THUẬT 3. DANH MỤC BIÊN BẢN LÀM VIỆC 4. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU KHÁC CỦA CONINCO DANH MỤC VĂN BẢN CỦA CONINCO ĐÃ GỬI TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI: TT Số hiệu Ngày, tháng, Trích yếu Ngày Nơi nhận Thông tin năm ban hành Nội dung gửi phản hồi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PHỤ LỤC III: VĂN BẢN ĐẾN TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. VĂN BẢN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 2. VĂN BẢN CỦA TƯ VẤN (THIẾT KẾ, GIÁM SÁT, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG,...) 3. VĂN BẢN CỦA NHÀ THẦU (THI CÔNG, THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH,...) 4. VĂN BẢN CỦA CÁC NHÀ THẦU, CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC

VĂN BẢN ĐẾN TRONG THÁNG VÀ THÔNG TIN PHẢN HỒI STT Số hiệu Ngày, tháng, Cơ quan Trích yếu năm ban hành ban hành Nội dung

Ngày nhận Thông tin Ng/Thg/Nm phản hồi

1 2 3 4

PHỤ LỤC IV: PHỤ LỤC ẢNH TRONG THÁNG

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-53

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.3. MẪU 3: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG VIỆT 

BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÁNG/QUÝ/NĂM... (Từ ngày

/ 20

đến ngày

/ 20 )

DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QLDA: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

ĐỊA ĐIỂM, THÁNG /20 www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-54

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÁNG/QUÝ/NĂM... (Từ ngày

/ 20

đến ngày

/ 20 )

DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH: CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QLDA: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-55

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

Số: /20 / V/v: Báo cáo Tư vấn quản lý dự án tháng...

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN CONINCO Hà Nội, ngày

tháng

năm 20

BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN (Từ ngày .../.../20... đến ngày .../.../20...) DỰ ÁN: ĐỊA ĐIỂM: CHỦ ĐẦU TƯ: TƯ VẤN QLDA:

CÔNG TY CP TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG - CONINCO Kính gửi: ...............

Thực hiện hợp đồng kinh tế số /20 / HĐKT/CONINCO/T. (.....) ngày / /20 ký giữa Công ty ..... và Công ty CP Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định Xây dựng – CONINCO về việc TVQLDA và TVGS xây dựng công trình: ... Tư vấn Quản lý dự án CM-CONINCO báo cáo (Chủ đầu tư) về tình hình thực hiện dự án.... đến ngày ..../.../20..như sau: I. CÁC THÔNG TIN CHUNG: 1. Thông tin về dự án: 1.1. Qui mô dự án: - Quy mô công trình: ... tầng + 17 tầng nổi + 01 tầng hầm - Tổng diện tích đất xây dựng: 3.240 m2. - Tổng diện tích sàn: 18.993 m2. - Kết cấu: Bê tông cốt thép. - Chức năng: Văn phòng cho thuê và khu thương mại. - Cấp công trình: Cấp I - Thời gian thi công: Dự kiến 20 tháng. 1.2. Địa điểm: .... 1.3. Chủ đầu tư: .... 1.4. Thời gian khởi công xây dựng: Ngày .../.../20.. 1.5. Dự kiến thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng: tháng 6 năm 2011. 2. Thông tin về các nhà thầu đến thời điểm báo cáo: 2.1. Tư vấn Quản lý dự án: Công ty CP tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO (gọi tắt là CM-CONINCO). 2.2. Nhà thầu Tư vấn Giám sát: Công ty CP tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO (gọi tắt là CS-CONINCO). 2.3. Nhà thầu thiết kế:..... 2.4. Nhà thầu thi công phần cọc đại trà: .... 2.5. Nhà thầu chính: .... 2.6. Nhà thầu phụ thi công tường cừ và đào đất: .... 2.7. Nhà thầu phụ thi công hạng mục phần thân: .... 2.8. Nhà thầu phụ thi công hạng mục M&E: .... 2.9. Nhà thầu Quan trắc lún công trình: .... 2.10. Nhà thầu thi công phòng cháy chữa cháy: .... 2.11. Nhà thầu Chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình: .... II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG THÁNG 10: 1. Công tác thi công: 1.1. Nhà thầu thi công.... Hoàn thành gói thầu. 1.2. Nhà thầu chính ....

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-56

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Vận chuyển thép về công trường. Tiến hành lấy mẫu đi thí nghiệm và nghiệm thu vật liệu đầu vào (thép D8, D10, D14, D18, D20, D22, D25, D28). Họp mặt Chủ đầu tư, CM, thầu phụ ..., ...và .... kết hợp với Tư vấn thiết kế và nhà thầu phụ để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Kiểm tra bản vẽ thi công và gửi thư Tư vấn.... trả lời về các vấn đề xử lý thiết kế. Tiến hành nghiệm thu nội bộ các hạng mục công việc với các nhà thầu phụ và mời Coninco nghiệm thu. Chấp thuận biện pháp thi công phần thân và hệ thống giáo an toàn ngoài nhà. Cùng với nhà thầu sửa chữa và mời đơn vị kiểm định kiểm tra tông thể Cần trục tháp. Trình nộp mẫu vật liệu hạng mục điện trong nhà và hạng mục nhôm kính. 1.2.1. Nhà thầu thi công tường cừ larsen và đào đất: Công ty.... Chuẩn bị hồ sơ hoàn công gói thầu. 1.2.2. Nhà thầu thi công ... và nhà thầu ...: Hoàn thành công tác đổ bê tông sàn, cột và vách tầng 5 và bê tông sàn tầng 6. Chuẩn bị giàn giáo, cốp pha, cốt thép và tiến hành thi công bê tông cột tầng và sàn tầng 7. Hoàn thành công tác tháo giáo, ván khuôn sàn tầng 2, đang tiến hành thi công tháo ván khuôn sàn tầng 3 và đang tiến hành tháo giáo tầng 4. Hoàn thành công tác trát tường tầng hầm. Thi công xây tường bao quanh tầng 2. Bảo dưỡng bê tông cho dầm sàn, cột và vách tầng 5, 6, 7 và sàn tầng 6, 7. Thi công hệ thống giáo an toàn trên cao và lưới chắn bụi ngoài nhà. Lắp dựng vận thăng và hệ thống sàn công tác. Dọn vệ sinh toàn công trường và làm đường công vụ phía ngoài nhà. Vận chuyển các loại vật liệu chính về công trường thi công. Chuẩn bị kế hoạch cho các giai đoạn thi công tiếp theo. 1.2.3. Nhà thầu thi công ....: Lập bản vẽ thi công hạng mục cơ điện. Lắp đặt ống dẫn điện chờ PVC, ổ cắm điện và công tắc điện sàn, cột, vách tầng 5, 6, 7. Trình mẫu vật tư chờ phê duyệt. 1.2.4. Nhà thầu thi công ....: Chuẩn bị bản vẽ thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Lắp đặt ống dẫn điện chờ PVC qua sàn, cột và vách tầng 5, 6, 7. Chuẩn bị hồ sơ và mẫu vật tư chờ phê duyệt. 2. Công tác Tư vấn giám sát: 2.1. Nhân lực: 01 Chủ trì giám sát; 04 giám sát viên 2.2. Thời gian giám sát tại hiện trường: Thường xuyên, liên tục, theo yêu cầu công việc tại công trường. 2.3. Công tác kiểm soát chất lượng và nghiệm thu: Đạt yêu cầu, đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành. 2.4. Công tác kiểm soát khối lượng: Đảm bảo 2.5. Công tác quản lý tiến độ thi công: Đảm bảo 2.6. Công tác quản lý hồ sơ: Đảm bảo 3. Công tác quản lý thiết kế và Tổng dự toán: - Thực hiện công tác giám sát tác giả theo quy định. Tư vấn thiết kế .... cử 01 cán bộ giám sát tác giả, không thường xuyên và liên tục: ....– QLKT 4. Công tác đấu thầu: Không 5. Công tác giải ngân trong tháng: 5.1. Thư đề nghị thanh toán của nhà thầu: Thư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh hạng mục đất số .... ngày .../.../20... của nhà thầu chính .... gửi Công ty ... 5.2. Giá trị đề nghị thanh toán của nhà thầu được duyệt bởi Tư vấn Quản lý dự án: Tư vấn Coninco gửi thư số .... ngày .../.../20... với nội dung đề nghị Công ty .... thanh toán giá trị Tư vấn quản lý dự án giai đoạn 8 cho nhà thầu Công ty cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dưng - Coninco. 6. Công tác quản lý hợp đồng: Các hợp đồng đang thực hiện: TT Tên hợp đồng Nhà thầu thực hiện Tình hình chung www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-57

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 1 2 3 4

Tư vấn thiết kế và lập Công ty.... tổng dự toán Giám sát thi công Công CONINCO Thi công cọc khoan nhồi Công ty .... - phần cọc đại trà Thi công gói thầu chính: Công ty ....

5

Tiếp tục chỉnh sửa các lỗi của hồ sơ thiết kế. ty Giám sát liên tục theo tiến độ thi công trên công trường. Hoàn thành gói thầu. Tăng cường giám sát thi công trên công trường. Thường xuyên đốc thúc nhà thầu tăng cường nhân lực, các tổ đội thi công đẩy nhanh tiến độ. Chú trọng công tác nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình. Yêu cầu nhà thầu thay thế cốp pha cong vênh hư hỏng và tăng cường công tác giám sát đổ bê tông. Có kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng cần trục tháp định kỳ trong thời gian tới. Tăng cường cán bộ an toàn trên công trường. Chuẩn bị phương án thi công hệ thống an toàn trên cao. Xử lý kết quả đo

Quan trắc lún công Công ty .... trình: 6 Chứng nhận sự phù hợp Công ty .... Đang chuẩn bị công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý chất lượng công trình và hồ sơ hoàn công. 7. Công tác an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ: - Yêu cầu nhà thầu đảm bảo an toàn trên cao: có cán bộ thường xuyên điều khiển cần trục tháp, bố trí tầng giáo cao hơn sàn thi công. - Có kế hoạch bảo dưỡng cần trục tháp thường xuyên. - Kiểm tra bảo hộ an toàn lao động. - Hoàn thiện hệ thống điện trên công trường. - Bố trí vệ sinh toàn công trường và tổ chức mặt bằng vật tư trên sàn thi công hợp lý. 8. Các công tác khác: - Nhà thầu chính ... gửi thư số... ngày .../.../20... với nội dung xin đệ trình phát sinh hạng mục thay đổi trần nhôm tầng 2, 3. - Tư vấn Coninco gửi thư số .... ngày 08/10/2010 - Nhà thầu chính ... gửi thư số ... .. ngày cho Chủ đầu tư với nội dung chấp thuận khối 07/10/2010 với nội dung kiến nghị Tư vấn giám lượng phát sinh trần nhôm tầng 2, 3. sát Coninco một số sai sót trong hồ sơ thiết kế. - Tư vấn Coninco gửi thư số .... ngày 05/10/2010 - Nhà thầu chính .... gửi thư số....ngày 07/10/2010 cho Chủ đầu tư với nội dung chấp thuận kế hoạch với nội dung kiến nghị Tư vấn giám sát Coninco thanh toán của nhà thầu chính.... về thay đổi thiết kế phòng kỹ thuật thang máy tầng 12 và 13. - Nhà thầu chính .... gửi bản tiến độ tổng thể điều chỉnh ngày 15/10/2010. - Tư vấn Coninco gửi thư số ... ngày 11/10/2010 cho Chủ đầu tư với nội dung thông báo kế hoạch kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thanh toán .... - Tư vấn Coninco gửi thư số ... ngày 13/10/2010 cho Chủ đầu tư với nội dung báo cáo công tác phát sinh hạng mục PCCC: tủ điện và bơm bù áp. - Tư vấn Coninco gửi thư số .... ngày 13/10/2010 cho Chủ đầu tư với nội dung chấp thuận vật liệu nhôm kính của nhà thầu chính .... III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THÁNG .../.20 1. Công tác thi công: a. Nhà thầu .... - Hoàn thành gói thầu .... www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-58

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS b. Nhà thầu chính ... Hoàn thành hồ sơ hoàn công và hồ sơ chất lượng hạng mục phần ngầm. Đổ bê tông sàn, vách, cột tầng 8, 9. Thi công lắp đặt ống chờ điện PVC, ổ cắm và công tắc sàn, cột và vách tầng 8, 9. Hoàn thành công tác xây tường bao quanh tầng 3, 4. Thi công lắp đặt các đường ống kỹ thuật hạng mục phần điện tầng 2, 3, 4, 5. Thi công đổ bê tông và xây cầu thang 01, 02 tầng 3, 4. Thi công đổ bê tông các đường lên xuống 1, 2. Tiếp tục thi công hệ thống lan can và lưới ngoài nhà đảm bảo an toàn lao động trên cao cho các tầng tiếp theo. Tháo dỡ giàn giáo, ván khuôn và vệ sinh các tầng 4, 5, 6. Vận chuyển vật liệu thi công cần thiết về công trường. Trình mẫu vật tư mẫu vật tư chờ phê duyệt. Chuẩn bị kế hoạch cho các giai đoạn thi công tiếp theo. 2. Công tác Tư vấn giám sát: - Tổ chức bộ phận giám sát hiện trường thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công; - Giám sát chặt chẽ và có hệ thống trong tất cả các khâu: + Chất lượng + Khối lượng + Tiến độ thực hiện + An toàn lao động và VSMT. 3. Công tác thiết kế: Giám sát tác giả theo tiến độ của dự án. 4. Công tác trắc lún công trình: Tiếp tục đo lún và báo cáo kết quả. 5. Công tác kiểm tra hồ sơ và chứng nhận sự phù hợp: Triển khai kiểm tra hồ sơ hoàn công các hạng mục đã hoàn thành và các mục có liên quan. 6. Công tác đấu thầu: Không 7. Công tác giải ngân: Không IV. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: Đối với Nhà thầu chính .... Khẩn trương hoàn chỉnh và có báo cáo cụ thể về tiến độ triển khai công tác chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Phối hợp với các nhà thầu phụ, khẩn trương hoàn chỉnh công tác hồ sơ hoàn công các hạng mục đã thi công. Phối hợp tốt với các nhà thầu phụ, đẩy nhanh tiến độ thi công. Có biện pháp bù tiến độ cho ngày mưa và ngày nghỉ lễ và hỏng cần trục tháp. Có báo cáo cụ thể về công tác sửa chữa cũng như kiểm định cần trục tháp. Tăng cường các tổ đội thi công đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường. Tăng cường công tác kiểm tra cốp pha và công tác đổ bê tông nhà thầu phụ đảm bảo chất lượng bề mặt bê tông. Tăng cường công tác an toàn trên công trường, khẩn trương thi công xong hệ thống lưới an toàn trên cao phía ngoài nhà. Chú trọng công tác kiểm tra vật liệu đầu vào và chuyển đúng vật liệu đã được phê duyệt. Kiểm tra và chuyển Tư vấn Coninco đầy đủ các mẫu vật tư trình phê duyệt. Khẩn trương triển khai công tác nghiệm thu vật tư vật liệu đầu vào ngay khi vật tư đến công trường trước khi đưa vào sử dụng. Đối với tư vấn thiết kế .... Kiến nghị Tư vấn .... nhanh chóng xử lý các vướng mắc thiết kế tại hiện trường Đối với Chủ đầu tư: Kiến nghị Chủ đầu tư xem xét và giải ngân sớm thanh toán giai đoạn 7 cho nhà thầu Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - Coninco. Đề nghị Chủ đầu tư xem xét và chấp thuận sớm các hạng mục phát sinh. Nơi nhận: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, - Như trên; (để b/c) THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG – CONINCO - Lưu: VT,...

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-59

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.4. MẪU 4: BÁO CÁO TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN-TIẾNG ANH

PROJECT MANAGEMENT CONSULTANT REPORT OF .... From .../.../20... to .../.../20... PROJECT LOCATION CLIENT PMC

: : : : CONSULTANT AND INSPECTION JOINT STOCK COMPANY OF TECHNOLOGY AND EQUIPMENT–CONINCO

Ha noi, 10/2010

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-60

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

PROJECT MANAGEMENT CONSULTANT REPORT OF .... From .../.../20... to .../.../20... PROJECT LOCATION CLIENT PMC

: : : : CONSULTANT AND INSPECTION JOINT STOCK COMPANY OF TECHNOLOGY AND EQUIPMENT–CONINCO

CONSULTANT AND INSPECTION JOINT STOCK COMPANY OF CONSTRUCTION TECHNOLOGY AND EQUIPMENT - CONINCO

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-61

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

No: 70/2010/CM-BC About: Report of project management consultant in October– 2010

CONINCO PROJECT MANAGEMENT CONSULTANT Hanoi , October 30 th, 2010

REPORT OF PROJECT MANAGEMENT CONSULTANT (From 01/10/2010 to 30/10/2010) PROJECT: LOCATION: CLIENT: PROJECT MANAGEMENT CONSULTANT: CONSULTANT AND INSPECTION JOINT STOCK COMPANY OF CONSTRUCTION TECHNOLOGY AND EQUIPMENT CONINCO To: Based on Contract No /20 /HDKT/...) (...) dated ... ...., 20... between Consultant and Inspection joint stock Company of Construction technology and equipment - CONINCO and .... regarding Project management consultant and Supervision consultant for construction of .... PMC-CONINCO report (to Client) about the implementation of project ...up to ..., 20... as follows: I. GENERAL INFORMATION: 1. Information about the project: 1.1. Scope of project: - Scale: 9 floors + 17 emerged floors + 01 basement - Total construction land area: 3.240 m2. - Total floor area: 18.993 m2. - Structure: Steel reinforced concrete. - Function: Office for lease and Trading center. - Level: I - Expected time for construction: 20 months. 1.2. Location:... 1.3. Client: .... 1.4. Time of commencement: 25/08/2009 1.5. Expected completion time for going into being: ...., 20.... 2. Information about contractors up to report time: 2.1. Project management consultant: Consultant and Inspection Joint Stock Company of Construction Technology and Equipment – CONINCO (abbr: PMC-CONINCO). 2.2. Supervision consultant contractor: Consultant and Inspection Joint Stock Company of Construction Technology and Equipment – CONINCO (abbr: CS-CONINCO). 2.3. Design contractor: .... 2.4. Contractor for pile execution: ... 2.5. Main contractor: .... 2.6. Subcontractor for execution of Larsen wall and soil excavation: .... 2.7. Subcontractor for execution of body item: .... 2.8. Subcontractor for execution of M&E: .... 2.9. Contractor for settlement monitoring: .... 2.10. Contractor for fire alarm and fire fighting: .... 2.11. Contractor for justifying the quality of the project: .... II. IMPLEMENTATION STATUS IN OCTOBER: 1. Execution: 1.1. Contractor ... Complete the package. www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-62

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 1.2. Main contractor .... - Transport steel to construction site. Take samples for test and inspect input materials. (Steel D8, D10, D14, D18, D20, D22, D25, D28). - Meet Client, CM, subcontractor - Contrexim Hong Ha and INVESTCO 1 along with Consultant and subcontractors to deal with unsolved problems. - Check design drawings and send letters to Designing Consultant to solve problems related to design. - Implement internal inspection of work items with subcontractors and invite Coninco to inspect. - Approve execution methods for structure and safety scaffolds outside the building. - Co-operate with Contractors repair and invite third party to inspect tower crane. - Submit material samples of M&E items inside the building and glass aluminum items. 1.2.1. Contractor for execution of Larsen wall Piles and soil excavation: ..... - Prepare as-built document of the whole bidding package. 1.2.2. Construction contractor ....: - Complete concrete placement for 5F columns, walls and slab, and 6F slab. - Prepare scaffolds and formwork, rebar for 7F columns and slab. - Complete removing scaffolds and shuttering from 2F slab, the removal of shuttering from 3F slab, and the removal of scaffolds from 4F is being executed. - Complete plastering work for basement. - Build walls around 2F - Cure concrete for 5F, 6F, 7F slab beam, columns and walls, and 6F, 7F slab. - Install safety scaffolds for high parts and dustproof net outside the building. - Install the lift and charging floor. - Clean the work site and make service road outside the building. - Deliver main material types into the work site. - Make plans for next execution periods. 1.2.3. Construction contractor ....: - Make shop drawing for M&E works. - Install PVC conduit pipe, socket outlet and switch for 5F, 6F slab, columns and walls. - Submit material sample for approval. 1.2.4. Contractor ....: - Prepare shop drawing for fire alarm and fire fighting system. - Install PVC await pipe through 5F, 6F slab, columns and walls. - Prepare documentations and material samples for approval. 2. Supervision consultancy 2.1. Personnel: 01 supervisor head; 04 supervisors 2.2. Time for supervision at site: Regular, continuous, as for work requirement at site. 2.3. Quality control and inspection: Pass, ensure current standard. 2.4. Quantity control: Ensure 2.5. Construction progress management: Ensure 2.6. Document management: Ensure 3. Design management and total estimate: - Implement author supervision as required Design consultant .... proposes 01 staff in charge of author supervision, not regularly and continuously, including: .... – Technical manager 4. Bidding task: No 5. Disbursement in month: 5.1. Payment request letter of contractor: Payment request letter No .... dated 13/10/2010 about requesting for payment of additional work Earth Work, which.... sent to Space 21 Fonexim. 5.2. Value in payment request of contractor is approved by PMC: - Coninco Consultant sent Official Letter No .... dated 22/10/2010: Request Space 21 Fonexim to pay Coninco Consultant for CM package of period 8. 6. Contract management:

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-63

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Contracts under implementation: Order Name of Contract 1 Consultant for design and total estimate cost 2 Construction supervision 3 Execution of bored pile – construction pile 4 Construction of main bid package

5

Contractor .... Company CONINCO Company .... .....

General status Correct errors in design documents Continuously supervise the site in accordance with construction progress. Complete the package. Reinforce construction supervision at work site Force Sub-contractors to increase human resources to accelerate the work progress. Pay attention to acceptance task to ensure the quality of the work Repair curved formwork and pay greater attention to inspection of concrete placement work Make plan to repair and maintain the tower crane periodically. Increase safety staffs Form methods for executing safety system for high parts. Work out measurement results

Settlement monitoring .... for the work: 6 Justify the project’s .... Prepare for inspecting as-built and legal documents quality. 7. Safety task, environment sanitation and fire prevention: - Request Contractors to ensure safety for high parts: have staffs to control tower crane, scaffolds must be higher than executed slab. - Have plan to maintain tower crane regularly. - Inspect protection equipments - Complete electric system at work site. - Clean the work site and arrange material properly. 8. Other tasks: - Official letter No. .... dated 07/10/2010 by - CONINCO Consultant sent letter No. ... dated Main contractor .... regarding poposal for 08/10/2010 to Client to approve additional quantity additional work of replacing gypsum ceiling for aluminum ceiling of 2F and 3F. - CONINCO Consultant sent letter No. .... dated with aluminum ceiling of 2F and 3F. - Official letter No. ....dated 07/10/2010 by 05/10/2010 to Client to approve payment schedule Main contractor .... regarding poposal to of.... Coninco about some mistakes in design documents. - Official letter No. .... dated 07/10/2010 by Main contractor .... regarding poposal to Coninco about changing design for elevator room of 12F and 13F. - Main contractor ... sent master schedule corrected on 15/10/2010. . - CONINCO Consultant sent letter No. ... dated 11/10/2010 to Client to report isnpecting schedule of...and payment schedule of CS. - CONINCO Consultant sent letter No. .... dated 13/10/2010 to Client to report additional work of PCCC items: electricity box and booster pump. - CONINCO Consultant sent letter .... dated 13/10/2010 to Client to approve glass aluminum materials as proposed by ... III. IMPLEMENTATION PLANS FOR ..../20.... www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-64

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 1. Construction: a. ....contractor - Complete bid package of mass pile b. Main Contractor: .... Complete as-built and quality controlling documents for basement Execute concrete placement for 8F and 9F slab, columns and walls. Install PVC await conduits, outlet sockets and switches for 8F and 9F slab, columns and walls. Complete building walls around 3F and 4F. Install technical pipes of M&E items for 2F and 3F, 4F, 5F. Cast concrete for Ramp 01, 02 Continue executing handrail system and net system outside the building to ensure the safety for high parts. Remove scaffolds and shuttering from 4F and 5F, 6F, clean floors Deliver main materials into the work site. Submit document and material samples for approval Prepare plans for next construction periods 2. Supervision Consultant: - Organize a division in charge of regular supervision during construction process; - Supervise closely and systematically in all phases: + Quality + Quantity + Implementation progress + Labor safety and environment sanitation 3. Design: author supervision in accordance with project progress 4. Monitoring settlement: Continue measuring compact level and report results 5. Check documents and justify the quality: Inspect as-built documents for completed works and related works. 6. Bidding: No 7. Disbursement: No IV. CONCLUSUION – RECOMMENDATION: For main Contractor: .... Promptly make detailed report on progress of preparation next periods. Co-ordinate with subcontractors to promptly complete as-built documents for completed works. Co-ordinate with subcontractors to speed up construction progress and apply methods to make up for the slow progress due to rain, holidays and broken tower crane. Have detailed report on repairing and maintaining tower crane Mobilize human resources to speed up construction progress at site. Reinforce inspection of formwork and concrete placement. Ensure quality of concrete surface. Pay great attention to safety work. Quickly complete net system for high parts. Pay great attention to inspecting input materials, and deliver right material types in accordance with approved documents. Check and submit to Coninco all material samples for approval Promptly implement acceptance process of input materials before materials are put into use on work site. For ... - Quickly solve problems related to design. For the Client: - Propose the Client to quickly pay period 7 for CONINCO Consultant. - Propose the Client to quickly consider and approve additional items. Recipients: - As above; (for report) - Archive: VT.

www.coninco.com.vn

CONSULTANT AND INSPECTION JOINT STOCK COMPANY OF CONSTRUCTION TECHNOLOGY AND EQUIPMENT - CONINCO

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-65

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.5. MẪU 5: MẪU NỘI DUNG, SẢN PHẨM, KẾ HOẠCH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA PMC DỰ ÁN : ĐỊA ĐIỂM: TT 1

2

3

NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA PMC (Công ty Cổ phần tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng –Coninco) Quản lý công tác thiết kế: + Kiểm tra kế hoạch, tiến độ thực hiện hợp đồng thiết kế của nhà thầu thiết kế; + Kiểm tra trình CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế sau khi có kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn thứ 3; + Kiểm tra đôn đốc công tác giám sát tác giả của đơn vị thiết kế; + Kiểm tra bản vẽ thi công để CĐT phê duyệt; + Kiểm tra, đôn đốc việc xử lý các thay đổi thiết kế, phát sinh thiết kế của tư vấn thiết kế. Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế. Đề xuất các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi trên. Đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, tiến độ thực hiện dự án. + Lập các tiêu chí kỹ thuật theo tiêu chuẩn thiết kế và TCXDVN để sử dụng chung cho dự án; Công việc lựa chọn Nhà thầu, quản lý hợp đồng: + Lập danh sách ngắn các Nhà thầu vào chào giá trình CĐT duyệt; + Thương thảo hợp đồng với Nhà thầu được CĐT lựa chọn; + Kiểm tra điều kiện năng lực của Nhà thầu xây lắp, các Nhà thầu tư vấn khác về thí nghiệm, kiểm định độc lập, cấp chứng nhận sự phù hợp, quan trắc lún… trước và trong quá trình thực hiện các gói thầu, báo cáo CĐT xem xét quyết định; + Tư vấn kiểm tra, đàm phán hợp đồng để CĐT quyết định; + Quản lý hồ sơ các hợp đồng; + Quản lý việc thanh toán và thanh lý hợp đồng của các Nhà thầu xây dựng, thiết bị và Nhà thầu tư vấn khác. Quản lý tiến độ thi công: + Lập kế hoạch tổng thể thực hiện dự án; + Lập bảng tổng tiến độ thi công của dự án; + Kiểm tra đôn đốc việc lập tiến độ thi công của Nhà thầu; + Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện tiến độ thi công của Nhà thầu; + Kiểm tra đánh giá các tiến độ chi tiết so sánh với tổng tiến độ được duyệt báo cáo CĐT xem xét phê duyệt hoặc điều chỉnh trước khi phê duyệt; + Điều chỉnh tiến độ chi tiết hoặc tổng thể của dự án khi có vấn đề phát sinh hoặc bất khả kháng ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án, trình CĐT phê duyệt. www.coninco.com.vn

SẢN PHẨM YÊU CẦU - Báo cáo kiểm tra thiết kế và kế hoạch nghiệm thu bàn giao sản phẩm thiết kế trình CĐT phê duyệt; - Biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm thiết kế; - Báo cáo giám sát tác giả của đơn vị thiết kế; - Kế hoạch thực hiện và cung cấp các bản vẽ sửa đổi, bổ sung thiết kế của tư vấn thiết kế trình CĐT duyệt; - Biên bản nghiệm thu các sản phẩm thiết kế phát sinh, bổ sung; - Bản tiêu chí kỹ thuật thống nhất trong phạm vi toàn dự án. - Kế hoạch chọn thầu, hồ sơ mời chào giá trình CĐT phê duyệt; - Các biên bản thương thảo hợp đồng, hợp đồng xây dựng, thiết bị và hợp đồng tư vấn khác trình CĐT phê duyệt; - Biên bản nghiệm thu khối lượng và giá trị thanh toán hợp đồng; - Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng. - Hồ sơ hoàn thành các hợp đồng ( hợp đồng, các sản phẩm của hợp đồng và các căn cứ của việc ký kết và thực hiện hợp đồng ) - Danh mục lưu trữ các hồ sơ tài liệu của hợp đồng bàn giao cho CĐT - Bảng kế hoạch tổng thể thực hiện dự án; - Bảng tổng tiến độ thi công giai đoạn I của dự án; - Tiến độ thi công do Nhà thầu lập; - Các văn bản đôn đốc việc thực hiện tiến độ thi công của Nhà thầu; - Các báo cáo đánh giá tiến độ định kỳ theo tuần, tháng, hoặc theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ trên tiến độ được duyệt; - Bảng tiến độ chi tiết và tổng tiến độ điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh hoặc bất khả kháng, trình CĐT phê duyệt.

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-66

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 4

5

6

NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA PMC (Công ty Cổ phần tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng –Coninco) Quản lý chất lượng thi công: + Lập các tiêu chí kỹ thuật chung của dự án căn cứ trên tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành trình CĐT phê duyệt; + Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí kỹ thuật chung đã được CĐT phê duyệt của Nhà thầu; + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu và đưa ra các cảnh báo cần thiết nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng nội bộ của Nhà thầu (quy trình thi công và nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu, trang bị văn phòng làm việc, phòng lưu trữ mẫu, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, máy móc thi công, thiết bị kiểm tra chất lượng, nhân lực kiểm tra,…). + Kiểm tra kế hoạch cung ứng nhân lực, vật tư, thiết bị của nhà thầu. + Kiểm tra năng lực kinh nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và đơn vị kiểm định chất lượng độc lập báo cáo CĐT xem xét quyết định. Lập và điều hành kế hoạch thí nghiệm cho phù hợp ví tiến độ thi công. + Kiểm tra sự phù hợp của các tài liệu chất lượng vật liệu và mẫu vật liệu do Nhà thầu trình để CĐT phê duyệt; + Xem xét, kiểm tra ghi chép nhật ký thi công của nhà thầu. + Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công trình; + Tổ chức, chủ trì các buổi hpọ giao ban tại công trường và tham gia các buổi họp do Chủ đầu tư chủ trì. + Kiểm tra xác nhận hồ sơ nghiệm thu công việc; + Kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công. Quản lý khối lượng và thanh quyết toán: + Quản lý quá trình thực hiện chi phí của các hợp đồng của dự án không vượt quá dự toán từng phần, từng hạng mục công trình và tổng dự toán được duyệt; + Kiểm tra các khối lượng thực hiện của Nhà thầu đúng thiết kế được duyệt; + Nghiệm thu các khối lượng công việc hoàn thành làm cơ sở để CĐT thanh toán cho Nhà thầu; + Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong tổng dự toán; + Quản lý các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường: + Ban hành các qui chế, qui định về vệ sinh môi trường trong mặt bằng công trường thi công và các khu vực lân cận do các hoạt động thi công gây nên, trình CĐT phê duyệt; + Đôn đốc, kiểm tra, giám sát Nhà thầu thực hiện các quy định an toàn đã nêu; + Trong mọi trường hợp, Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Tư vấn PMC và CĐT chỉ có trách nhiệm www.coninco.com.vn

SẢN PHẨM YÊU CẦU - Bản thống nhất các tiêu chí kỹ thuật chung của dự án có xác nhận của Nhà thầu, PMC và CĐT; - Các báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện chất lượng của Nhà thầu; - Các báo cáo về hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu; - Báo cáo giám sát thi công (báo cáo giai đoạn và hoàn thành công trình); - Báo cáo của đơn vị thi công; - Báo cáo giám sát tác giả của thiết kế; - Báo cáo, tổng hợp các thay đổi phát sinh so với hồ sơ thiết kế. - Kiểm tra, ký nhật ký thi công cho nhà thầu. - Các mẫu vật liệu được duyệt và lưu trữ đến khi kết thúc dự án; - Hồ sơ nghiệm thu công việc và bản vẽ hoàn công công trình; - Hồ sơ quản lý chất lượng công trình; - Danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình, trình cơ quan quản lý chuyên nghành tại địa phương;

- Bảng thanh toán khối lượng có xác nhận của Nhà thầu, Tư vấn quản lý dự án và CĐT; - CĐT phê duyệt chi phí phát sinh và chi phí dự phòng trên cơ sở ý kiến tư vấn của Coninco; - Hồ sơ lưu trữ việc thanh toán hợp đồng.

- Quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường chung trong dự án được các bên nhất trí xác nhận để thực hiện; - Các báo cáo về tình hình thực hiện an toàn lao động của Nhà thầu.

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-67

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

7

8

9

10

NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA PMC (Công ty Cổ phần tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng –Coninco) đôn đốc thực hiện và đưa ra các chỉ dẫn nếu cần thiết. Các công việc quản lý chung của dự án: + Tiếp nhận, sắp sếp lại, lưu trữ toàn bộ hồ sơ của dự án về: Pháp lý, chất lượng; + Lập quy trình phối hợp xử lý công việc, trình CĐT phê duyệt, thống nhất với tất cả các bên tham gia thực hiện dự án; + Tư vấn để CĐT lựa chọn các Nhà thầu vào thực hiện nhiệm vụ quan trắc lún, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, kiểm định chất lượng độc lập trong thời gian thi công xây dựng công trình; + Tổ chức các cuộc họp với Thiết kế và các Nhà thầu khác để xử lý các công việc của dự án.

SẢN PHẨM YÊU CẦU

- Hồ sơ pháp lý và hồ sơ chất lượng của dự án; - Quy trình phối hợp xử lý công việc được các bên tham gia thực hiện dự án thống nhất xác nhận để thực hiện; - Các thư báo kỹ thuật báo cáo CĐT hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành; - Các biên bản họp với Thiết kế, Nhà thầu và các bên có liên quan; - Các báo cáo tuần, tháng và định kỳ. Các công việc với các cơ quan hữu quan của Việt - CĐT thực hiện, PMC Coninco phối hợp tập hợp tài liệu phục vụ cho công việc Nam về các vấn đề như: + Xin phép xây dựng; chung của dự án. + Xin thoả thuận phòng cháy chữa cháy; + Xin thoả thuận về môi trường; + Xin thoả thuận cấp điện; + Xin thoả thuận cấp nước; + Xin thoả thuận đấu nối hệ thống nước thải; + Xin phép đóng điện; + Xin chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng; + Các thủ tục pháp lý khác; Coninco sẽ trợ giúp CĐT tuỳ theo khả năng và điều kiện nhân lực tại dự án. Tổ chức bàn giao công trình để đưa vào sử dụng: - Biên bản kiểm tra nghiệm thu và bàn + Tổ chức kiểm tra việc hoàn thiện các công việc giao; của các Nhà thầu lần cuối cùng, gồm cả việc vệ sinh - Các biên bản khắc phục (nếu có); công nghiệp và thu dọn mặt bằng thi công; - Báo cáo hoàn thành công trình; + Tổ chức kiểm tra việc đào tạo chuyển giao công - Hồ sơ lưu trữ của dự án. nghệ và vận hành thử hệ thống kỹ thuật của dự án; + Tham gia tổ chức nghiệm thu bàn giao cho CĐT công trình; + Bàn giao lại Cho CĐT một bộ hồ sơ lưu trữ của công trình. Tổ chức bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng ĐẠI DIỆN BÊN A

www.coninco.com.vn

ĐẠI DIỆN BÊN B

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-68

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI DỰ ÁN DỰ ÁN : ĐỊA ĐIỂM: TT I 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 1.16 1.17 1.18 1.19 1.20 1.21 1.22 II 2.1 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện/Phối hợp thực hiện

Các công việc CĐT đã thực hiện Đo đạc khảo sát hiện trạng khu đất tỷ CĐT thực hiện lệ : Thiết kế qui hoạch tổng mặt bằng CĐT thực hiện Lập dự án đầu tư CĐT thực hiện Lập thiết kế cơ sở CĐT thực hiện Thẩm định thiết kế cơ sở CĐT thực hiện Thẩm định dự án đầu tư CĐT thực hiện Trình và phê duyệt dự án đầu tư CĐT thực hiện Xin thoả thuận Qui hoạch – Kiến trúc CĐT thực hiện Xin thoả thuận PCCC CĐT thực hiện. Đo vẽ hiện trạng công trình phục vụ CĐT thực hiện phá dỡ giải phóng mặt bằng Xác định chỉ giới đường đỏ, các số CĐT thực hiện liệu kỹ thuật và cốt cao độ qui hoạch vùng. Lập hệ mốc giới tại thực địa công CĐT thực hiện trình. Rà phá bom mìn CĐT thực hiện Khảo sát địa chất, thuỷ văn khu đất CĐT thực hiện XD công trình Lập thiết kế KTTC và tổng dự toán CĐT đang thực hiện. công trình Thẩm định thiết kế KTTC và tổng dự CĐT đang thực hiện. toán công trình Trình và phê duyệt thiết kế KTTC và CĐT phê duyệt tổng dự toán công trình Xin thoả thuận môi trường CĐT thực hiện, PMC phối hợp Xin thoả thuận cấp nước CĐT thực hiện, PMC phối hợp Xin thoả thuận hướng thoát nước CĐT thực hiện, PMC phối hợp Xin thoả thuận cấp điện CĐT thực hiện, PMC phối hợp Xin phép xây dựng CĐT thực hiện, PMC phối hợp Những công việc CĐT và PMC còn phải tiếp tục thực hiện Sơ tuyển nhà thầu thi công PMC và CĐT phê duyệt. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi CĐT và PMC phối hợp thực hiện công xây dựng ( Phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn ) Trình và phê duyệt kế hoạch lựa chọn CĐT và PMC phối hợp thực hiện nhà thầu thi công xây dựng Phê duyệt kết quả đấu thầu phần xây CĐT và PMC phối hợp thực hiện dựng Thương thảo hoàn thiện hợp đồng

Thời gian thực hiện

Đã thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện 20/10/201030/10/2010 30/10/2010 – 6/11/2010

7/11/201010/11/2010 Tạm ứng vốn cho Nhà thầu theo hợp CĐT thực hiện theo đề xuất của 10/11/2011đồng PMC 10/12/2010 Nhà thầu tập kết vật tư, thiết bị thi Nhà thầu thực hiện 10/12/2010công, làm các công tác chuẩn bị lán 17/12/2010 trại, điện, nước thi công www.coninco.com.vn

PMC và CĐT phối hợp thực hiện

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-69

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện/Phối hợp thực hiện Thi công xây dựng các hạng mục công Nhà thầu trúng thầu trình Quan trắc lún PMC hoặc Nhà tư vấn độc lập

Thời gian thực hiện 17/12/201017/6/2012 17/12/201017/6/2012 Thí nghiệm nén tĩnh cọc BTCT PMC hoặc Nhà tư vấn kiểm định 17/12/2010độc lập 17/1/2011 Kiểm định chất lượng công trình và PMC hoặc Nhà tư vấn kiểm định 17/12/2010thiết bị độc lập 17/4/2011 Lập hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh, PMC và CĐT phối hợp thực hiện. 17/4/2011phân tích, đánh giá hồ sơ chào hàng 17/8/2011 phần cơ điện và thiết bị thực hành Trình và phê duyệt kết quả đấu thầu PMC trình và CĐT phê duyệt 18/8/2011các phần cơ điện và thiết bị thực hành 18/9/2011

Thi công và lắp đặt các phần cơ điện Nhà thầu trúng thầu và thiết bị thực hành Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về Nhà tư vấn độc lập: chất lượng công trình xây dựng Bảo hiểm công trình CĐT xin chỉ định Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa CĐT – Nhà thầu – Đơn vị sử dụng vào sử dụng Kiểm toán, quyết toán công trình CĐT thuê cơ quan kiểm toán độc lập về xây dựng thực hiện Bảo hành công trình Nhà thầu

www.coninco.com.vn

19/9/201119/9/2012 17/12/201017/6/2012 17/12/2010 18/6/2012 19/6/2012 19/9/2012` 19/6/201219/6/2013

-

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-70

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

C.6. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG

Làm biển hiệu Công ty tại các công trường mà Công ty tham gia làm tư vấn giám sát, quản lý dự án. Kích thước thực tế của biển hiệu được căn cứ trên điều kiện thực tế hiện trường. Khi thực hiện, nếu gặp vướng mắc về biển hiệu xin liên hệ với KTS.Phạm Quang Ngọc (P.KT, Tel: 098.888.6528) để được hướng dẫn, giải đáp chi tiết.

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-71

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

4.1 SỔ TAY-QUYỂN 4.1 CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHIÊN BẢN 1.0/2010 QUYỂN 4.1: SỔ TAY VÀ PHỤ LỤC C-QUẢN LÝ DỰ ÁN QUYỂN 4.2: PHỤ LỤC D-TƯ VẤN GIÁM SÁT, PHỤ LỤC E-CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ PHIẾU KIỂM TRA

XEM CÙNG CÁC SỔ TAY: 1 SỔ TAY CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 2.0/2010

2 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN-PHIÊN BẢN 1.0/2010

3 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU-PHIÊN BẢN 1.0/2010 4 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT-PHIÊN BẢN 1.0/2010

5 SỔ TAY CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH-PHIÊN BẢN 1.0/2010

XEM TIẾP SỔ TAY-QUYỂN 4.2

www.coninco.com.vn

Phụ lục C: Hồ sơ mẫu của Tư vấn QLDA-72

4.2 SỔ TAY-QUYỂN 4.2 CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHIÊN BẢN 1.0/2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số /2010/QĐ-CONINCO-TGĐ ngày 01/12/2010 của Tổng giám đốc CONINCO) QUYỂN 4.1: SỔ TAY VÀ PHỤ LỤC C-QUẢN LÝ DỰ ÁN QUYỂN 4.2: PHỤ LỤC D-TƯ VẤN GIÁM SÁT, PHỤ LỤC E-CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ PHIẾU KIỂM TRA

XEM CÙNG CÁC SỔ TAY: 1 SỔ TAY CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 2.0/2010

2 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN-PHIÊN BẢN 1.0/2010

3 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU-PHIÊN BẢN 1.0/2010 4 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT-PHIÊN BẢN 1.0/2010

5 SỔ TAY CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH-PHIÊN BẢN 1.0/2010

(LƯU HÀNH NỘI BỘ) HÀ NỘI – 12/2010

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

4.2 SỔ TAY-QUYỂN 4.2 CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT PHIÊN BẢN 1.0/2010 QUYỂN 4.1: SỔ TAY VÀ PHỤ LỤC C-QUẢN LÝ DỰ ÁN QUYỂN 4.2: PHỤ LỤC D-TƯ VẤN GIÁM SÁT, PHỤ LỤC E-CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ PHIẾU KIỂM TRA

PHỤ LỤC D-HỒ SƠ MẪU CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT

NỘI DUNG CHÍNH: D.1. MẪU 1: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT: NỀN VÀ MÓNG, PHẦN THÔ, PHẦN CƠ ĐIỆN, NƯỚC, PHẦN HOÀN THIỆN, CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA D.2. MẪU 2: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG D.3. MẪU 3: MẪU ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG D.4. MẪU 4: MẪU ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP D.5. MẪU 5: MẪU TÀI LIỆU: CÁC QUY TRÌNH GIÁM SÁT LẮP ĐẶT CÁC HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN D.6. MẪU 6: TÀI LIỆU MẪU: BIÊN BẢN VÀ BÁO CÁO D.7. MẪU 7: MẪU BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM (TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH) D.8. MẪU 8: MẪU NHẬT KÝ TƯ VẤN (QLDA, TVGS) D.9. MẪU CHUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT D.10. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-2

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

MỤC LỤC D.1. MẪU 1: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT: NỀN VÀ MÓNG, PHẦN THÔ, PHẦN CƠ ĐIỆN, NƯỚC, PHẦN HOÀN THIỆN, CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA.......... 9  I. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN XỬ LÝ NỀN VÀ MÓNG .......................................................................... 10  1. GIÁM SÁT THI CÔNG BÃI ............................................................................................................................ 10  2. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC BARRETTE, TƯỜNG VÂY...................................................................... 12  3. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI ............................................................................................. 14  4. GIÁM SÁT CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC ỐNG BÊTÔNG CỐT THÉP ĐƯỜNG KÍNH LỚN....... 19  5. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC XIMĂNG ĐẤT ............................................................................................. 24  6. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN ĐÀI, GIẰNG MÓNG, TẦNG HẦM...................................................... 28  7. GIÁM SÁT THI CÔNG ÉP CỌC/ĐÓNG CỌC BTCT................................................................................ 32  8. QUI TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC CÁT ......................................................................................... 37  9. GIÁM SÁT THI CÔNG SAN NỀN, ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ ................................................. 40  10. GIÁM SÁT SẢN XUẤT CỌC BÊTÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC............................................................ 42  11.GIÁM SÁT THI CÔNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT .......................................................................................... 51  II. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN THÔ............................................................................................................... 52  1. GIÁM SÁT THI CÔNG BTCT......................................................................................................................... 52  2. THI CÔNG XÂY GẠCH................................................................................................................................... 61  3. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH, SÊ NÔ VÀ MÁI .............................................................. 62  4. THI CÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ............................................................... 63  5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT KẾT CẤU BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP ................... 64  6. QUY TRÌNH GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU THI CÔNG KẾT CẤU THÉP, PHẦN I: GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP.................................................................................................. 67  7. QUY TRÌNH GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU THI CÔNG KẾT CẤU THÉP, PHẦN II: TỔ HỢP VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP.............................................................................................................................. 73  8. GIÁM SÁT THI CÔNG BTCT TOÀN KHỐI BẰNG CỐP PHA TRƯỢT ............................................. 80  9. QUY TRÌNH GIÁM SÁT KẾT CẤU BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP .................. 84  III.CÔNG TÁC GIÁM SÁT PHẦN HOÀN THIỆN.......................................................................................... 87  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................................................................. 87  www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-3

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2. CÔNG TÁC TRÁT ............................................................................................................................................. 87  3. CÔNG TÁC LĂN SƠN...................................................................................................................................... 88  4. CÔNG TÁC ỐP TƯỜNG .................................................................................................................................. 88  5. CÔNG TÁC LÁT NỀN...................................................................................................................................... 89  6. LẮP DỰNG CỬA KÍNH, KHUNG NHÔM.................................................................................................. 90  7. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ NƯỚC......................................................................................................... 90  8. CÔNG TÁC VỆ SINH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH....................................................................................... 91  9. QT TVGS THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HẠ TẦNG VÀ CẢNH QUAN NGOÀI NHÀ ................ 92  10. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỢP MÁI................................................ 108  IV. GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA............................................................................................................ 114 

D.2. MẪU 2: MẪU QT VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG ....................152  I. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG......................................................................................................................... 152  II. GIÁM SÁT NGHIỆM THU KẾT CẤU PHẦN THÂN ............................................................................. 152  III. PHẦN HOÀN THIỆN - MỘT SỐ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHÍNH:................................................ 157  IV. PHẦN CƠ ĐIỆN-MỘT SỐ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHÍNH:............................................................ 162 

D.3. MẪU 3: MẪU ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG ...............168  I. MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................... 170  II. PHẦN THỨ NHẤT.............................................................................................................................................. 171  1. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT .......................................................................................... 171  2. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN .................................... 173  II. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT.............................................. 174  1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TƯ VẤN GIÁM SÁT CONINCO .......................................................... 174  2. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ........................................................................................................................... 174  3. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG ............................................................................................................................ 179  4. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ....................................................................................................................................... 180  5. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .................................................... 180  6. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP ........................................................................... 181  7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................................................................. 181 

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-4

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 8. BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM SÁT ...................................................................................... 182  III. PHẦN THỨ BA: THUYẾT MINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP TVGS THI CÔNG CHÍNH .............. 185  3. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN XỬ LÝ NỀN............................................................................................. 185  3.1. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN CỌC NHỒI......................................................................................................185  3.2. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN ĐÀI, GIẰNG MÓNG, TẦNG HẦM ........................................................190 

2. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN THÔ............................................................................................................ 194  2.1.GIÁM SÁT THI CÔNG BTCT: ..............................................................................................................................194  2.2. THI CÔNG XÂY GẠCH. .........................................................................................................................................201  2.3. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH, SÊ NÔ VÀ MÁI. .................................................................201  2.4. THI CÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC.................................................................202 

3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT PHẦN HOÀN THIỆN........................................................................................ 203  3.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................................................................................203  3.2. CÔNG TÁC TRÁT.....................................................................................................................................................203  3.3.CÔNG TÁC LĂN SƠN ..............................................................................................................................................204  3.4. CÔNG TÁC ỐP TƯỜNG.........................................................................................................................................204  3.5.CÔNG TÁC LÁT NỀN ..............................................................................................................................................205  3.6. LẮP DỰNG CỬA GỖ, CỬA KÍNH ......................................................................................................................206  3.7. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ NƯỚC ..............................................................................................................206  3.8. CÔNG TÁC VỆ SINH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH. ..........................................................................................211 

4. GIÁM SÁT THI CÔNG LẮP ĐẶT THANG MÁY ................................................................................... 211  4.1. KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG: .........................................................................................211  4.2. KIỂM TRA TẠI CÔNG TRƯỜNG: .....................................................................................................................212  4.3. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THANG MÁY:...............................................................................................................213 

5. GIÁM SÁT HỆ THỐNG HẠ TẤNG KỸ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ......................... 215  6. TVGS: HỆ THỐNG CAMERA QUAN SÁT, TRUYỀN THANH, ÂM THANH... ............................ 218  IV. CÁC QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG ....................... 219  1. HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ..................................................... 219  2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TRÌNH .............................................................. 222  3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU .............................................................................................. 223  4. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ THEO DÕI VẬT LIỆU .......................................................................... 225 

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-5

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA .................................................................................. 226  6. QUY TRÌNH GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG .................................................................................. 228  7. QUY TRÌNH GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU ........................................................ 231  8. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SAI SÓT ....................................................................................................... 237  V. SÁNG KIẾN VÀ ĐÓNG GÓP MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CHỦ ĐẦU TƯ ...................................... 241  VI. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ GIÁM SÁT, ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ ............................... 242 

D.4. MẪU 4: MẪU ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP .........................243  I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ........................................................................................... 244  1. CƠ SỞ THỰC HIỆN. ....................................................................................................................................... 244  2. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN .................................... 244  II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT ................................................................................ 245  1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TƯ VẤN GIÁM SÁT CONINCO .......................................................... 245  2. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ........................................................................................................................... 245  3. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG ............................................................................................................................ 250  4. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ....................................................................................................................................... 251  5. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .................................................... 251  6. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP ........................................................................... 251  7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:................................................................................................................................. 252  III. QUI TRÌNH GIÁM SÁT .................................................................................................................................. 253  1. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG: ............................................................................... 253  2. QUI TRÌNH GIÁM SÁT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ............................................................... 268  3. CÁC QUI TRÌNH KIỂM SOÁT LIÊN QUAN............................................................................................ 277  4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TẠI CÔNG TRƯỜNG ....................................................................................... 280  4.1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG...........................................................................................................280  4.2. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ ................................................................................................................................................282  4.3. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG ....................................................................................................................................283  4.4. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG....................................................................................285  4.5. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐẦU VÀO ...................................................................286  4.6. GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM................................................................................................................288 

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-6

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 4.7. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU......................................................................................................289 

5. PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM SÁT........................................................ 292  5.1. PHỤ LỤC I-PHẦN CHUNG VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG ..........................................................................292  5.2. PHỤ LỤC II-BIỂU MẪU KIỂM TRA VÀ BBNT PHẦN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ .....................................305 

D.5. MẪU 5: MẪU TÀI LIỆU: QT TVGS LẮP ĐẶT HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN ............................323  I. QUY TRÌNH THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM TRA TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU............................................................... 323  1. QUY TRÌNH THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM TRA TÀI LIỆU LIÊN QUAN....................... 323  2. QUY TRÌNH GIÁM SÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU (ME/QT-01.2) .................... 325  II. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐẦU VÀO ............................................................. 326  III. QT TVGS THI CÔNG VÀ NT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC .................................... 330  IV. QT TVGS THI CÔNG VÀ NT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT .............................................. 333  V. QT TVGS THI CÔNG VÀ NT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ................................. 336  VI. QT TVGS THI CÔNG VÀ NT LẮP ĐẶT HT ĐIỆN TỬ, TT LIÊN LẠC.......................................... 338 

D.6. MẪU 6: TÀI LIỆU MẪU: BIÊN BẢN VÀ BÁO CÁO................................................................341  I. NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI.............................................................. 341  II. NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG CÓ TẢI ............................................................. 344  III. BÁO CÁO GIÁM SÁT THI CÔNG: HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TRONG NHÀ................................... 346  IV. DANH MỤC HỒ SƠ: PHẦN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.............................................................. 371  1. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THẦU ........................................................................................................... 371  2. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (1/2)..................................................................................................... 372  3. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (2/2)..................................................................................................... 375  V. DANH MỤC NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐƯỢC DUYỆT: PHẦN HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG....................................................................................................................................... 377  1. DANH MỤC NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐƯỢC DUYỆT............................................ 377  2. DANH MỤC BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC XÂY LẮP ....................................................... 382  3. DANH MỤC KIỂM TRA HỒ SƠ.................................................................................................................. 391  VI. THƯ KỸ THUẬT ............................................................................................................................................... 399 

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-7

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 1. DANH MỤC HỒ SƠ NHÀ THẦU CẦN BỔ SUNG................................................................................. 399  2. THƯ KỸ THUẬT ............................................................................................................................................. 401  3. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN LIÊN QUAN ĐẾN BMS ............. 404 

D.7. MẪU 7: MẪU BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM (TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH)..................405  I. MẪU BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM-TIẾNG VIỆT ................................................................................ 405  II. MẪU BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM-TIẾNG ANH ............................................................................... 413 

D.8. MẪU 8: MẪU NHẬT KÝ TƯ VẤN (QLDA, TVGS) ..................................................................421  D.9. MẪU CHUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT .........................................................433  D.10. MẪU BIỂN HIỆU CÔNG TY TẠI CÔNG TRƯỜNG .............................................................447 

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-8

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

D.1. MẪU 1: MẪU QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT: NỀN VÀ MÓNG, PHẦN THÔ, PHẦN CƠ ĐIỆN, NƯỚC, PHẦN HOÀN THIỆN, CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA (TRÍCH TỪ SẢN PHẨM TVGS CỦA NCC DO CONINCO THỰC HIỆN) QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN HIỆN TRƯỜNG 1.

2.

3.

4.

Giám sát thi công phần xử lý nền a. Giám sát thi công bãi b. Giám sát thi công cọc Barrette, tường vây c. Giám sát thi công cọc khoan nhồi d. Giám sát thi công cọc ống bêtông cốt thép đường kính lớn e. Giám sát thi công cọc ximăng đất f. Giám sát thi công phần đài, giằng móng, tầng hầm g. Giám sát thi công ép cọc/ đóng cọc BTCT h. Giám sát thi công cọc cát i. Giám sát thi công san nền, đường giao thông nội bộ j. Giám sát sản xuất cọc bêtông ứng suất trước k. Giám sát thi công vải địa kỹ thuật Giám sát thi công phần thô l. Giám sát thi công BTCT m. Giám sát thi công xây gạch n. Giám sát công tác chống thấm sàn vệ sinh, sênô, mái o. Giám sát thi công hệ thống đường ống cấp thoát nước p. Giám sát gia công chế tạo, lắp dựng kết cấu thép q. Giám sát tổ hợp, lắp đặt kết cấu thép r. Giám sát thi công BTCT toàn khối bằng cốppha trượt s. Giám sát thi công kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép Giám sát thi công phần hoàn thiện t. Những vấn đề chung u. Giám sát công tác trát v. Giám sát công tác lăn sơn w. Giám sát công tác ốp tường x. Giám sát công tác lát nền y. Giám sát công tác lắp dựng cửa kính khung nhôm z. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị điện và nước aa. Giám sát công tác vệ sinh kết cấu công trình bb. Giám sát thi công hạ tầng, cảnh quan ngoài nhà cc. Giám sát thi công và nghiệm thu lợp mái Giám sát công tác trắc địa

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-9

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS I. GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN XỬ LÝ NỀN VÀ MÓNG 1. GIÁM SÁT THI CÔNG BÃI A. CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP tháng 02/2005 của Chính Phủ. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ Tướng chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ giao nhận thầu giữa đơn vị thi công và CĐT. Biện pháp thi công do nhà thầu lập và được CĐT phê duyệt. Bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt và được sự đồng ý của chủ đầu tư. Báo cáo khảo sát địa chất công trình. Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước. Cùng các tiêu chuẩn : + Các yêu cầu của thiết kế. + Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. B.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Qui trình giám sát hạng mục bãi

A. giám sát công tác chuẩn bị của Nhà thầu I. Tài liệu - Thuyết minh + bản vẽ biện pháp kỹ thuật thi công - Các tài liệu về vật liệu sử dụng kèm theo kết quả kiểm tra được phê duyệt II. Nhân lực - Sơ đồ tổ chức nhân sự của tổ hợp nhà thầu và của từng công ty: + Số cán bộ tham gia dự án III. nguồn lực - Kiểm tra sự chuẩn bị của các công ty bao gồm: + Kiểm tra năng lực cung cấp vật liệu, số lượng xe, quãng đường vận chuyển… + Kiểm tra cấp phối thành phần, các chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu. + Kiểm tra các thiết bị máy móc trước khi đưa vào công trường và trước khi thi công. + Kiểm tra vật tư, vật liệu mang vào công trường. + Kho bãi + Mặt bằng thi công, vị trí thi công của từng đơn vị + Biên bản bàn giao mặt bằng thi công từ CĐT + Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh môi trường B. quy trình giám sát chi tiết thi công bãi 1. Công tác trắc đạc - Giám sát công tác thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp. - Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình. - Kiểm tra công tác đo vẽ hoàn công của nhà thầu. - Giám sát công tác quan trắc biến dạng lún của công trình. - Xác định tim trục

www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ chất lượng

Con người

+ Tổ GSHạ tầng

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư phê duyệt

Bằng cấp Chứng chỉ tay nghề Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng

Hồ sơ kiểm tra chất lượng và các biên bản xác nhận quãng đường đi kèm. Chỉ tiêu vật liệu do thiết kế duyệt. Chứng chỉ kiểm định các thiết bị máy móc Chứng chỉ, lấy mẫu TN

Máy toàn đạc điện tử Máy thuỷ bình

+ Tổ trắc đạc

TCXDVN 309 : 2004

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-10

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình giám sát hạng mục bãi 2. Công tác chất lượng : 2.1. Công tác kiểm tra trước khi thi công: - Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, kết quả thí nghiệm mẫu vật liệu so sánh với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. - Kiểm tra định kỳ vật liệu đắp tại hiện trường. - Kiểm tra thiết bị thi công xem có phù hợp với yêu cầu của công việc. - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công trước đó. - Lấy mẫu vật liệu tại hiện trường để kiểm tra thí nghiệm đối chứng tại phòng thí nghiệm (nếu cần). 2.2. Công tác giám sát trong quá trình thi công: - Kiểm tra bề mặt các phân đoạn bóc hữu cơ - Kiểm tra bề mặt các lớp đắp (tim, cốt, vệ sinh bề mặt), Kích thước hình học (Trắc ngang, trắc dọc) - Kiểm tra biện pháp, chất lượng thi công từng lớp đắp. - Kiểm tra chủng loại vật liệu, số lượng, khu vực bố trí trên mặt bằng. - Kiểm tra điểm dừng phân đoạn thi công, chờ hồ sơ thiết kế (chú ý đến tim cốt và bề mặt vật liệu ) - Tổ chức kiểm tra mô đun đàn hồi của mặt lớp đỉnh nền trước khi thi công các lớp móng mặt đường. - Đối với các vật liệu nhập ngoại (lưới địa kỹ thuật,bi tum) cần phải kiểm tra độ tin cậy của nhà cung cấp, cũng như các quy định hiện hành và được sự chấp thuận của chủ đầu tư.

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ chất lượng Con người

Các tài liệu tham chiếu và dung sai TCVN 4447-87 Thiết kế được duyệt Đúng chủng loại thiết bị, đủ kiểm định an toàn. Quy trình nghiệm thu. Tiêu chuẩn Thiết kế được duyệt

Con người Con người Con người Con người + Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng Bằng mắt,máy toàn đạc Con người

C. QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU Các bước nghiệm thu Đơn vị thực hiện - Công tác nghiệm thu nội bộ. Nhà thầu thi công

Thiết kế và biện pháp thi công được duyệt TCXDVN 309 : 2004 TCVN 4447-87 22TCN304-03 22TCN252-98 22TCN249-98 22TCN13-79 22TCN16-79

Đơn vị kiểm tra nghiệm thu Tư vấn giám sát PVCSP CONINCO Tư vấn giám sát PVCSP CONINCO Tư vấn giám sát PVCSP CONINCO Tư vấn giám sát PVCSP CONINCO kiểm tra và ký biên bản Tư vấn giám sát PVCSP CONINCO

- Phiếu đề nghị nghiệm thu hạng mục công Nhà thầu thi công việc hoàn thành - Kiểm tra các chi tiết đặt sẵn (bàn đo lún) Nhà thầu thi công chuẩn bị - Lập phiếu kiểm tra công tác tại hiện trường Nhà thầu thi công lập và ký biên bản - Kiểm tra các tài liệu chất lượng các lớp đắp Nhà thầu thi công : Kết quả kiểm tra độ đầm chặt, chứng chỉ chuẩn bị vật liệu, bản vẽ hoàn công… - Ký biên bản nghiệm thu các lớp đắp cho Nhà thầu thi công Tư vấn giám sát PVCSP thi công bước tiếp theo. chuẩn bị và ký CONINCO ký nghiệm thu.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-11

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC BARRETTE, TƯỜNG VÂY a. Công tác chuẩn bị. Kiểm tra sự phù hợp của các quy trình và biện pháp thi công với các tiêu chuẩn quy phạm Việt nam. Kiểm tra bảng tiến độ do nhà thầu lập xem có phù hợp không. Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng của nhà thầu. Kiểm tra năng lực thiết bị của nhà thầu có đảm bảo yêu cầu công việc hay không. Kiểm tra danh mục vật liệu nhà thầu dùng để thi công. Biện pháp thi công của nhà thầu sau khi được Chủ đầu tư phê duyệt, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất lượng công trình để các bên cùng thực hiện. Đoàn tư vấn giám sát sẽ kiểm tra các thiết bị thi công của nhà thầu về một số điểm có liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và tiến độ như sau : Tên, đặc tính và chức năng của các thiết bị chủ chốt có đúng với hồ sơ, có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công, tính phù hợp với công việc. Sự an toàn của thiết bị thi công Thời hạn sử dụng, tính luân chuyển Chế độ bảo hành bảo dưỡng và kiểm tra. Tình trạng hoạt đông của thiết bị. Để đảm bảo chất lượng của vật liệu sử dụng cho quá trình thi công đúng với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, kiểm tra vật liệu là một công tác rất quan trọng và được thực hiện theo các yêu cầu sau : Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng : tất cả các loại vật liệu đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy. Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất, cung cấp ví dụ như : Bê tông thương phẩm, thép... Sự phân lô, gói vật liệu ....theo theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu như sắt thép...) Thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào sử dụng với sự chứng kiến của BQLDA và TVGS. Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bổ theo các lô, gói vật liệu. b. Công tác thi công : Thi công phải đúng với thiết kế đã được phê duyệt, đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và các cam kết về kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu. Bám sát hiện trường khi thi công. Khi phát hiện có sự sai phạm trong quá trình xây lắp TVGS phải có các quyết định phù hợp. Giám sát kiểm tra công tác định vị trước khi đào (Lập biên bản nghiệm thu): + Kiểm tra định vị tim cọc. + Kiểm tra mốc chuyển ra ngoài để kiểm tra trong quá trình khoan, mốc cách tim coc 2m, được gửi ra theo hai phương. Kiểm tra hố đào thành giữ vách: tim, cốt hố đào. Kiểm tra cốp pha, cốt thép thành giữ vách. Kiểm tra tim, cốt, bề mặt bê tông và độ thẳng đứng thành giữ vách và độ đầm chặt đất xung quanh thành giữ vách. Kiểm tra dung dich Bentonite trước khi đào (Ghi nhật ký cọc và xác nhận của các bên) :căn cứ vào các chứng chỉ, thiết kế bentonite của hãng sản xuất bentonite nhưng không nằm ngoài giới hạn sau đây: + Tỷ trọng : 1,05 - 1,15 g/cm3 + Độ nhớt : 29 - 50 giây + Hàm lượng cát : < 6% + Độ PH :7-9 Giám sát hố đào : + Khi nhà thầu tiến hành đào, kiểm tra định vị của máy và tiến hành theo dõi độ thẳng đứng của gầu trong suốt quá trình đào. + Ghi nhật ký các lớp đất và đo độ sâu khi chuyển lớp đất. + Đặc biệt khi bắt đầu đào vào lớp sỏi phải đo chiều sâu hố đào và ghi vào nhật ký cọc có xác nhận của các bên. Khi khoan đên tầng sỏi cuội đo chính xác chiều sâu và ghi nhật ký cọc. + Mực dung dịch trong lỗ phải luôn đầy trong hố đào. Sau khi kết thúc đào kiểm tra chiều sâu hố đào (Ghi nhật ký cọc và có xác nhận của các bên) : Dùng thước chuẩn để đo (để tránh sai số thước đo do bị giãn thước cần sử dụng thước thép để kiểm tra đối chứng), đo tại vị trí xác định để kiểm tra sau khi vét lắng.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-12

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Dừng tối thiểu 60 phút đợi lắng, sau đó tiến hành vét lắng. Sau khi vét lắng tiến hành kiểm tra lại độ sâu hố đào (Tại vị trí đo độ sâu sau khi dừng đào), nếu độ sâu hố đào sau khi vét lắng >= độ sâu kết thúc đào thì cho phép thi công bước tiếp theo. Sau khi vét lắng, tiến hành thổi rửa lần 1 khoảng 120 phút, kiểm tra dung dịch bentonite. Đối với cọc barrete do thể tích lớn, yêu cầu phải có biện pháp thổi rửa đặc biệt. Sau khi thổi rửa lần 1 tiến hành kiểm tra lại độ sâu hố đào (Tại vị trí độ sâu sau khi dừng đào), nếu độ sâu hố đào sau khi thổi rửa lần 1 >= độ sâu kết thúc đào thì cho phép hạ lồng thép. Giám sát kiểm tra lồng thép : Lồng thép phải được gia công đúng thiết kế, nghiệm thu lồng thép trước khi hạ lồng thép vào hố khoan (Lập biên bản nghiệm thu): Kiểm tra đường kính cốt thép , khoảng cách giữa các thanh, mối buộc, mối hàn, độ vững chắc của lồng thép và ống siêu âm, kích thước và khoảng cách con kê Giám sát quá trình hạ lồng thép: Kiểm tra độ chắc chắn, thẳng đứng của lồng thép, chiều dài, độ chặt của mối nối, độ kín của ống siêu âm, vị trí và liên kết ống siêu âm. vào lồng thép. Tất cả các mối nối lồng thép và ống siêu âm phải được BQLDA và TVGS kiểm tra trước khi hạ xuống. Lồng thép phải đặt cách đáy 10 cm. Kiểm tra thổi rửa hố đào lần 2: Sau khi hạ lồng thép, chiều sâu hố khoan được kiểm tra và nhà thầu tiến hành thổi rửa hố khoan lần 2 cho đến khi nào chiều dày lớp mùn lắng đọng dưới đáy < 10Cm (Ghi nhật ký cọc và có xác nhận của các bên): Dùng thước chuẩn để kiểm tra (để tránh sai số thước đo do bị giãn thước cần sử dụng thước thép để kiểm tra đối chứng). Chú ý: Tiến hành đo chiều sâu hố khoan vào các thời điểm: khi kết thúc khoan, sau khi vét lắng, sau khi thổi rửa phải sử dụng một thước và quả dọi thống nhất, đồng thời đo tại một vị trí nhất định. Đồng thời với công tác đo lắng, trước khi đổ bê tông phải kiểm tra chất lượng Bentonite nếu không đạt thi tiếp tục thổi rửa và đo lắng lại (Ghi nhật ký cọc và có xác nhận của các bên) : Bentonit được lấy cách đáy hố 20cm qua ống thổi rửa. Giám sát hạ ống đổ : Ông đổ được nối với nhau bằng bu lông và được bắt chặt có gioăng hoặc ống zen, đáy ống đổ hạ cách đáy < 20 Cm. Trong quá trình hạ ống đổ phải ghi chép chiều dài, thứ tự của từng đoạn. Giám sát kiểm tra quá trình đổ bê tông : + Bê tông phải được cấp cho cọc là liên tục. + Độ sụt của bê tông tuân thủ theo thiết kế. Bê tông để kiểm tra độ sụt phải được lấy trực tiếp từ máng trút. Độ sụt chỉ kiểm tra 1 lần theo đúng quy phạm. + Khi bắt đầu đổ bê tông, ống đổ phải đặt cách đáy < 20 cm. Phễu đổ phải được bố trí quả nút có thể trượt dẽ dàng trong ống. Trong quá trình đổ, cứ 2 xe phải kiểm tra cao độ đổ bê tông. Cắt ống đổ phải luôn đảm bảo chiều dài ống ngập trong bê tông không nhỏ hơn 2m. + Mỗi cọc barrete lấy 06 tổ mẫu (02 tổ mẫu hình trụ ). (Lập biên bản nghiệm thu đổ bê tông) Dung sai : Vị trí tim cọc sau khi đổ bê tông theo 2 phương không được sai số quá 75 mm. Hồ sơ cọc bao gồm: + Biên bản nghiệm thu công tác định vị cọc. + Biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha thành giữ vách + Biên bản nghiệm thu bê tông thành giữ vách + Biên bản nghiệm thu gia công lồng thép, ống siêu âm. + Biên bản nghiệm thu hố khoan. + Biên bản nghiệm thu công tác đổ bê tông. + Biên bản nghiệm thu toàn cọc (sau khi có kết quả thí nghiệm bê tông R7, R28 đạt yêu cầu). + Nhật ký thi công cọc. + Lý lịch cọc. + Báo cáo đổ bê tông cọc. + Bản vẽ hoàn công cọc.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-13

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 3. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI A. CƠ SỞ GIÁM SÁT THI CÔNG Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng cọc khoan nhồi cho công trình theo đúng qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn xây dựng và pháp luật hiện hành, đơn vị tư vấn giám sát sẽ thực hiện công tác giám sát thi công và quản lý chất lượng cọc khoan nhồi theo các cơ sở sau: I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CƠ BẢN Nghị định 52/NĐ-CP của chính phủ. Nghị định 16/2005/NĐ-CP của chính phủ. Nghị định 209/2004/NĐ-CP của chính phủ. Thông tư số 12/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Và các văn bản khác có liên quan. II.HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu. Bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt và được sự đồng ý của chủ đầu tư. Các hồ sơ khác có liên quan. III.BIỆN PHÁP THI CÔNG (Do nhà thầu lập và đã được chấp thuận của Chủ đầu tư ) B.GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI I.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Trước khi tiến hành thi công cọc khoan nhồi, đơn vị thi công phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau: Nhân sự: Đơn vị thi công phải đệ trình lên Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát sơ đồ tổ chức nhân sự của các đội thi công cọc khoan nhồi. Chức danh, trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi của các cán bộ kỹ thuật thi công. Bằng lái máy, chứng chỉ đã học về an toàn lao động của công nhân kỹ thuật như công nhân điện (hàn...) và công nhân sử dụng thiết bị khoan. Máy, thiết bị thi công: Trước khi thiết bị tập kết về công trường chuẩn bị thi công nhà thầu phải trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát đầy đủ các tài liệu sau : Danh sách thiết bị, máy thi công đưa vào sử dụng trong công trình. Các thông số và tình trạng kỹ thuật của mỗi thiết bị, máy thi công (catalog và chứng chỉ kiểm định của các thiết bị, máy thi công). Chứng chỉ kiểm định an toàn của từng loại thiết bị, máy thi công sẽ được sử dụng như trong biện pháp thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt. Cần thiết lập quy trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có nhằm đảm bảo các yêu cầu của đơn vị tư vấn và hồ sơ thiết kế. Kế hoạch thi công : Thi công đúng biện pháp thi công đã được chủ đầu tư chấp thuận. Báo cáo qui trình tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu. Thi công theo đúng tiến độ thi công được chủ đầu tư chấp thuận. Mặt bằng tổ chức thi công phù hợp với điều kiện thực tế thi công và đúng theo mặt bằng thi công được chủ đầu tư chấp thuận. Sơ đồ dịch chuyển máy trên công trường phải tuân thủ theo đúng qui trình, qui phạm và đảm bảo tiến độ của công trình. Chuẩn bị các bảng biểu theo dõi quá trình thi công, chất lượng thi công cho công trình. Có phương án bảo vệ vệ sinh môi trường và an toàn cho công trình lân cận. Vật liệu : Đơn vị thi công phải có kế hoạch cung cấp vật liệu cho công trình kịp thời và đúng tiến độ. Bentonit : Bentônite được sử dụng phải có đầy đủ tên, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, chứng chỉ chất lượng đúng và đảm bảo các yêu cầu về loại vật tư qui định.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-14

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Dung dịch bentonit đưa vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: STT Các chỉ tiêu Đơn vị yêu cầu 1 Khối lượng riêng gam/cm3 1,05 - 1,15 2 Độ nhớt giây 18 - 45 3 Hàm lượng cát % 95 5 Lượng mất nước < 30ml/phút 6 Độ dày lớp áo sét 1-3mm/30phút 7

Lực cắt tĩnh

1 phút : mg/cm2 10phút : mg/cm2

20-30 50-100

PP kiểm tra Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế PP phễu 500/700cc Phương pháp đong cốc Dụng cụ đo lượng mất nước Dụng cụ đo lượng mất nước Lực kế cắt tĩnh

8 Tính ổn định Gam / cm2 < 0,03 9 Độ pH 7 -9 Giấy thử PH Đơn vị thi công phải có các thiết bị thí nghiệm để kiểm tra một số chỉ tiêu của dung dịch bentonit ngoài hiện trường theo yêu cầu của Chủ đầu tư được ghi trong mục công tác khoan. Thép : Loại thép sử dụng trên công trường tuân thủ theo đúng chủng loại hồ sơ thiết kế đã chỉ định. Cốt thép sử dụng cho công trình phải tuân thủ theo đúng TCVN 1651-85 Cốt thép và bêtông. Cốt thép được kiểm tra theo phiếu giao hàng, mỗi lô thép nhập về theo phiếu giao hàng phải được lấy mẫu tại hiện trường đưa về kiểm tra tại các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng có tư cách pháp nhân (có dấu LAS hoặc VILAS) nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật mới được phép đưa vào sử dụng. Các yêu cầu kỹ thuật cần kiểm tra sẽ được TVGS chỉ định đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế. Bêtông: Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư các trạm bêtông thương phẩm sẽ sử dụng, trong đó phải đầy đủ hồ sơ của trạm trộn gồm: Hồ sơ năng lực của trạm trộn. Giấy kiểm định của trạm trộn. Giấy phép đăng ký kinh doanh. Phiếu thí nghiệm thiết kế thành phần cấp phối của bêtông với mỗi loại mác bêtông được sử dụng cho công trình. Các phiếu thí nghiệm cát, đá, ximăng. Các đặc tính và thí nghiệm của phụ gia. Lưu ý: Thời gian bắt đầu ninh kết của bêtông và nhiệt độ của bêtông khi ninh kết. II.CHUẨN BỊ THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG Bàn giao mặt bằng và tim mốc: TVTK là đơn vị trực tiếp bàn giao các mốc tọa độ, cao độ cho đơn vị thi công có sự chứng kiến của TVGS và Chủ đầu tư. Đơn vị thi công có trách nhiệm bảo quản và sử dụng các mốc đã được giao. Chủ đầu tư bàn giao cho Đơn vị thi công mặt bằng công trường có sự chứng kiến của TVGS. Kiểm tra nhân sự, máy và thiết bị thi công: Chủ đầu tư cùng TVGS tiến hành kiểm tra thực tế trên công trường về điều kiện nhân sự và thiết bị thi công theo hồ sơ của đơn vị thi công đã trình. Các lần kiểm tra hiện trường về nhân sự, máy thi công và thiết bị thi công được lập thành biên bản kiểm tra hiện trường và là cơ sở để xem xét và cho phép đơn vị thi công được phép thi công các công việc, hạng mục. Tất cả thiết bị, phương tiện, đường điện, trang bị an toàn, công cụ có liên quan đến bảo hộ lao động ... phải qua kiểm định của cơ quan kiểm định có chức năng hành nghề hợp pháp và cần thường xuyên kiểm tra, bảo đảm sử dụng an toàn và tin cậy, tuân thủ qui định “an toàn trong thi công “ nêu ở biện pháp thi công. Điều kiện kỹ thuật và an toàn của thiết bị thi công theo quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành: Máy khoan: Đã được kiểm định kỹ thuật và có đủ hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của máy. Gầu khoan : Đảm bảo độ bền, đúng chủng loại và độ mở của lưỡi dao đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu trong hồ sơ thiết kế (đúng theo hồ sơ thiết kế). ống Casing: Đường kính ống casing lớn hơn đường kính cọc thiết kế từ 6 đến 10cm, chiều dầy ống casing từ 1 đến 1,5cm, chiều dài ống ≥ 6mvà bề mặt trong lòng ống casing phải được vệ sinh sạch. Tôn lót: Tôn dày 1 cm (Tối thiểu 6 tấm/1máy)

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-15

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Bể chứa bentonite: Số thùng chứa tuỳ theo số máy thi công và khối lượng Bentonite cấp cho 1 cọc để đảm bảo tiến độ thi công. Máy trộn bentonite: Bảo đảm kỹ thuật và an toàn và công suất phù hợp. Máy lọc cát: Đã được kiểm định kỹ thuật và có đủ hồ sơ kỹ thuật về các chỉ tiêu kỹ thuật của máy. Các móc cẩu: Bảo đảm kỹ thuật và an toàn. Thiết bị thí nghiệm kiểm tra bentonite: giấy quỳ, thiết bị đo độ nhớt, tỷ trọng, hàm lượng cát. Thiết bị thí nghiệm kiểm tra bêtông: Côn thử độ sụt (1 bộ), Khuôn đúc mẫu (09 cái) cho 1 cọc. Các loại thước: Thước dây, thước dây điện đầu thước có gắn quả rọi hình côn, đế bằng để đo lắng. Trình độ, tay nghề của cán bộ kỹ thuật công nhân trong đội thi công phải đáp ứng được yêu cầu của công việc và số lượng công nhân phải đáp ứng được tiến độ của công trình. Trang phục bảo hộ lao động của cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đầy đủ. Kiểm tra vệ sinh môi trường và các điều kiện khác: Rào bao che mặt bằng công trường. Kế hoạch và thiết bị vận chuyển chất thải ra khỏi công trường. Kế hoạch và thiết bị vận chuyển bêtông thương phẩm tới công trường. Cung cấp điện đủ công suất phục vụ thi công. Hệ thống cấp và thoát nước phục vụ thi công. Chú ý :Tất cả các công tác kiểm tra, nghiệm thu đều phải lập biên bản có chữ ký của tất cả các bên tham gia. III.THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI Tư vấn giám sát thực hiện công việc giám sát quá trình thi công và nghiệm thu theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và biện pháp thi công của đơn vị thi công lập đã được phê duyệt của Chủ đầu tư và TVGS. Công tác giám sát thi công cọc khoan nhồi theo trình tự sau: Định vị tim cọc: Sử dụng máy toàn đạc hoặc giao hội hai máy kinh vĩ để định vị vị trí tim cọc cần khoan. Trước khi đơn vị thi công triển khai công tác khoan đơn vị TVGS sẽ nghiệm thu tim cọc trước khi khoan để hạ ống casing. Hạ ống chống: Ống chống tạm thời không được ngắn hơn 6m được dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, tránh mọi hiện tượng sập lở đất bề mặt và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công. Sai số lệch tim theo bất kỳ phương nào của tim cọc sau hạ casing ≤ 10 mm. Ống chống phải được đặt thẳng đứng và được kiểm tra bằng 2 máy trắc đạc. Vị trí ống chống, độ thẳng đứng của ống chống phải được TVGS kiểm tra và nghiệm thu sau khi hạ casing bằng máy toàn đạc. Khoan tạo lỗ: Điều chỉnh độ nằm ngang của máy khoan và độ thẳng đứng của cần khoan. Bentonit được bơm vào lỗ cọc khi khoan khi đạt độ sâu 4 - 5m. Bentonit tại hiện trường phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: STT Các chỉ tiêu đơn vị yêu cầu PP kiểm tra 1 Khối lượng riêng gam/cm3 1,05 - 1,15 Tỷ trọng kế 2

Độ nhớt

giây

18 - 45

3

Hàm lượng cát

%

15mm. Liên kết các khung cốt thép khi lắp dựng được thực hiện như sau : Số lượng mối nối buộc (hay hàn đính) không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau và được buộc theo thứ tự xen kẽ. Các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc ( hay hàn đính ) 100% trong mọi trường hợp. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng : Sai lệch khoảng cách giữa các thanh chịu lực : Cột dầm : ± 10mm Bản, tường : ± 20mm Sai lệch khoảng cách giữa các hàng cốt thép (theo chiều cao): Dầm: ± 5mm Bản (có độ dày < 100): ± 3mm Sai lệch về khoảng cách cốt thép đai : Dầm, cột ± 10mm Sai lệch cục bộ của chiều dày lớp bêtông bảo vệ : Móng : ± 10mm Cột, dầm, tường thang máy ± 5mm Bản sàn : ± 3mm Sai lệch vị trí cốt đai : ± 10mm Khi lắp đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần phải dùng cầu công tác làm đường đi để tránh người đi lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép còn thừa ra ngoài phạm vi đổ bêtông phải dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí của cốt thép. Ở kết cấu cốp pha ghép thì nghiệm thu cốp pha xong mới lắp dựng cốt thép Quá trình thi công cốt thép dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình, thước thép để kiểm tra và cán chỉnh. e.Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép Chủng loại, đường kính cốt thép: được đo bằng thước kẹp cơ khí, yêu cầu đồng đều và đúng tiết diện. Trước khi gia công thử mẫu theo TCVN 197-85 và TCVN 198-85. Bề mặt thanh thép kiểm tra bằng thước thép, yêu cầu sạch sẽ, không bị giảm tiết diện cục bộ. Gia công cắt và uốn theo qui trình gia công nguôi. Sai lệch kích thước được đo bằng thước, yêu cầu không vượt quá các trị số nêu trong điểm B của mục này (mục thi công cốt thép). Nối buộc cốt thép được đo bằng thước, độ dài đoạn ống nối chồng ≥ 30D Lắp dựng cốt thép đo bằng thước, độ sai lệch về vị trí cốt thép không quá trị số nêu ở điểm d của mục này. Thép chờ và chi tiết đặt sẵn đủ và đúng vị trí. Con kê đo bằng thước, đảm bảo các trị số đã nêu ở điểm d của mục này. Chiều dày lớp bêtông bảo vệ đo bằng thước đảm bảo như đã nêu ở điểm d của mục này. Công tác nghiệm thu cốt thép được thực hiện xong trước khi đổ bêtông. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-54

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nghiệm thu cốt thép phải lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công, các sai số so với thiết kế (nếu có) đánh giá chất lượng công tác cốt thép. Thành phần nghiệm thu gồm bên A, bên B và đơn vị thiết kế. 3.Thi công bêtông : a. Vật liệu bêtông : Bêtông trước khi đưa vào sử dụng cho công trình phải có đầy đủ các chứng chỉ như: chứng chỉ về cát, đá, ximăng, cấp phối, các đặc tính của phụ gia ... đạt các yêu cầu về kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế trình TVGS và chủ đầu tư. Độ sụt của hỗn hợp bêtông phải được xác định phù hợp với điều kiện chế tạo hỗn hợp bêtông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép trong kết cấu, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu .... Cân đong từng thành phần vật liệu để pha trộn hỗn hợp bêtông theo cấp phối đã được xác định thông qua một Phòng thí nghiệm có chức năng. Lập phiếu đổ bêtông cho từng đợt đổ ghi rõ ngày tháng thực hiện, cấp phối qui định, khối lượng vật liệu cân đong cho mỗi mẻ trộn để tiện theo dõi và kiểm tra chất lượng khi cần thiết. Riêng thi công bằng bêtông thương phẩm thì bêtông thương phẩm phải có chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất bêtông. * Ximăng : Sử dụng ximăng poóc lăng, thoả mãn tiêu chuẩn : TCVN 2682-92: Ximăng pooc clăng. TCXD 4487-92: ximăng pooc lăng - phương pháp thử Tiến hành kiểm tra ximăng vào các thời điểm : Khi chuyển về công trường có chứng chỉ chất lượng lô ximăng của nhà máy sản xuất. Khi có nghi ngờ chất lượng, phải có biện pháp kiểm tra để kịp xử lý kịp thời. Lưu kho không quá 2 tháng kể từ khi sản xuất. Thiết kế thành phần vữa bêtông theo qui định Bảo quản ximăng trong kho kín theo TCVN 2682-92 Các bao đựng ximăng phải kín, không rách, thủng Ngày, tháng năm sản xuất, số hiệu ximăng phải được đề rõ ràng trên các bao, hoặc có giấy chứng nhận của nhà máy. * Cát : Cát dùng để sản xuất bêtông thoả mãn yêu cầu của các tiêu chuẩn : TCVN 1770-86: cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật TCVN 337-86 đến TCVN 346-86: Cát xây dựng - phương pháp thử. Chỉ sử dụng cát sông, không dùng cát biển. Trong cát không cho phép lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm Bãi chứa cát có nền sạch sẽ và khô ráo * Đá dăm, sỏi : Đá dăm sử dụng cho vữa bêtông thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn TCVN 1771-86 đá dăm sỏi dùng trong xây dựng. Kích thước đá dăm phù hợp các qui định sau : Có kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/2 chiều dày bản. Kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép hoặc 1/3 chiều dày nhỏ nhất của kết cấu. Kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 0,4 lần đường kính vòi bơm (đối với sỏi) 0,33 lần đường kính vòi bơm (đối với đá dăm) * Nước : Nước để trộn vào bảo dưỡng bêtông đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506-87: nước cho bêtông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào lượng ngậm nước của cát, đá và điều kiện thi công bêtông mà cho phép điều chỉnh lượng nước hoặc cấp phối cho hợp lý. Ở công trình này sẽ sử dụng nguồn nước sạch qua hệ thống nước giếng khoan xử lý qua lọc và lắp làm nước thi công. * Phụ gia : Chỉ được dùng các loại phụ gia được Viện vật liệu xây dựng hoặc IBST xác nhận các đặc tính kỹ thuật của chúng, là cơ quan Nhà nước được công nhận và sử dụng phụ gia theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, chỉ được dùng phụ gia khi được sự nhất trí của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-55

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS b. Thi công bêtông. * Chọn thành phần bêtông : Tất cả các kết cấu bêtông của công trình trước khi trộn vữa, yêu cầu nhà thầu gửi mẫu vật liệu tới phòng thí nghiệm (cơ quan được Nhà nước công nhận) để thiết kế thành phần bêtông. Thiết kế thành phần bêtông đảm bảo : Sử dụng đúng vật liệu sẽ dùng để thi công. Độ sụt hỗn hợp vữa bêtông phù hợp tính chất công trình, hàm lượng cốt thép, vận chuyển, phương pháp đổ vữa, thử theo TCVN 3105-93. Nếu là vữa tự trộn dùng cho kết cấu lấy độ sụt ≈ 40 → 60 mm (đổ thủ công, đầm máy). Điều chỉnh thành phần vữa tại công trường . Nếu cốt liệu ẩm thì giảm bớt nước, giữ nguyên độ sụt. Khi cần tăng độ sụt thì cần tăng cả nước và ximăng để giữ nguyên tỷ lệ N/XM Bêtông sẽ không được đưa vào công trình nếu chưa có sự phê duyệt về cấp phối, thành phần vật liệu của tổ chức giám sát A. * Chế tạo hỗn hợp bêtông : Nếu bêtông được trộn bằng trạm trộn thì yêu cầu trạm trộn phải trình chứng nhận kiểm định trạm của Cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng. Thời gian vận chuyển đến chân công trình phải được tính toán kỹ, nếu trạm trộn ở xa, nhà thầu cần có biện pháp kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp vữa bêtông và phải trình duyệt với TVGS. Với bêtông tự trộn tại hiện trường: Ximăng, cát, đá dăm theo khối lượng: dùng thùng tôn đã thẩm định khối lượng, sai số khối lượng cho phép là ± 3%. Nước và phụ gia cân đong theo thể tích. Khi trộn vữa bằng máy trộn, trên máy có gắn đồng hồ đo nước, chế độ tự động. Sai số theo qui phạm là ± 1%. * Vận chuyển hỗn hợp bêtông: Thời gian lưu hỗn hợp bêtông (không có phụ gia kéo dài thời gian ninh kết) trong quá trình vận chuyển có thể lấy các trị số sau : Nhiệt độ 20 ÷ 30oC: thời gian 45 phút. Nhiệt độ > 30oC: thời gian 30 phút. Nếu là bêtông có phụ gia kéo dài thời gian ninh kết, cần có các kết luận của các Phòng thí nghiệm có đủ chức năng về thời gian ninh kết của hỗn hợp vữa bêtông. * Đổ và đầm bêtông: Việc thi công đổ bêtông phải tuân theo biện pháp thi công được duyệt và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Không làm xê dịch vị trí cốt thép, cốp pha, chiều dày lớp bêtông bảo vệ cốt thép. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong cốp pha. Bêtông được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo thiết kế. Để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không quá 1,5m. Dùng ống đổ bằng bạt gắn vào vòi của phễu đựng bêtông khi thi công bêtông móng, cột. Nếu vị trí đỗ của xe ở quá xa, lại đổ bằng biện pháp trút trực tiếp từ xe chở, cần có máng vận chuyển, độ dốc tối đa của máng là 30o và không nhỏ hơn 15o. Khi đổ bêtông, đảm bảo : Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép, phát hiện và xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố. Những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy thì kết hợp đầm thủ công. Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi trực tiếp và bêtông. Nếu xảy ra bất trắc phải ngừng đổ bêtông trong thời gian quá 60 phút đối với nhiệt độ >30oC và 90 phút đối với nhiệt độ từ 20 đến 30oC thì phải đợi bêtông đạt cường độ >25 daN/cm2 mới được đổ tiếp và phải xử lý bằng cách làm mặt nhám. Trong quá trình đổ bêtông phải tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo, giằng, cột chống đỡ và vị trí cốt thép. Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo, cột chống đỡ và cốt thép bị biến dạng hoặc thay đổi vị trí thì phải ngừng ngay việc đổ bêtông, chỉnh đốn và gia cố lại cột chống, đà giáo cho đúng vị trí tránh gây biến dạng tới các kết cấu hình học cần đổ bêtông. Đổ bêtông trong những ngày nóng phải che bới ánh nắng mặt trời Độ dày một lớp đổ bêtông như sau : Đầm bằng đầm dùi: 20cm ÷ 40cm Đầm mặt (cốt thép đơn: áp dụng cho sàn và tường) là: 20cm

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-56

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Đổ hỗn hợp bêtông đến đâu phải san bằng và đầm ngay đến đó, không được đổ thành đống cao để tránh hiện tượng các hạt to của cốt liệu rơi dồn xuống chân đống. Không được đổ hỗn hợp bêtông vào chỗ mà bêtông chưa được đầm chặt. Phải phân chia phạm vi đầm và giao cho từng tổ phân công phụ trách để tránh tình trạng đầm sót phải đầm lại. Chỉ được giao ca khi đã làm xong hỗn hợp bêtông đã đổ xuống kết cấu. Đổ bêtông cột : Tất cả cột đều chiều cao nhỏ hơn 4m nên sẽ được đổ liên tục hết chiều cao, chiều dày một lớp đổ không quá 40cm. Đổ bêtông dầm, giằng, sàn : Đổ bêtông dầm, giằng được tiến hành đồng thời với nhau và đổ liên tục cho từng kết cấu. Nếu khối lượng thi công bêtông dầm sàn quá lớn, phải tuân thủ chặt chẽ theo sơ đồ cấu tạo mạch ngừng được duyệt theo biện pháp thi công. Đổ bêtông theo một hướng thống nhất, đổ giật lùi. Đầm bêtông : Đầm bêtông đảm bảo sao cho sau khi đầm bêtông được đầm chặt và không bị rỗ. Thời gian đầm tại mỗi vị trí bảo đảm bêtông được đầm kỹ, khi vữa ximăng nổi lên bề mặt và không còn có bọt khí nữa. Đối với đầm dùi, bước di chuyển đầm lấy bằng 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải để dùi cắm sâu vào lớp bêtông đổ trước đó 10cm. Đối với đầm bàn để đầm bêtông sàn chuyển đầm sao cho vùng tác dụng của vệt đầm sau trùm lên vệt đầm trước cách nó 10cm Ở các góc của kết cấu và các vị trí có mật độ thép lớn, kết hợp dùng đầm thanh xọc kỹ vào kết cấu đảm bảo trãnh rỗ cho bêtông. * Bảo dưỡng bêtông : Sau khi đổ bêtông, mỗi kết cấu bêtông đều được giữ cho có độ ẩm cần thiết để ninh đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại đến quá trình đóng rắn của bêtông. Tránh các chấn động hay va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bêtông. Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt. Bảo dưỡng ban đầu (đối với bêtông sàn WC, bể, sàn mái). Sau khi đổ bêtông xong, dùng bao tải đã được làm ẩm phủ lên bể mặt bêtông, (không tưới nước để tránh phá hoại bêtông). Bảo dưỡng bạn đầu kéo dài 5 tiếng (vào mùa hè) và 10 tiếng vào mùa đông. Bảo dưỡng tiếp theo (đối với tất cả các kết cấu). Tiến hành ngày sau khi bảo dưỡng ban đầu kết thúc. Bảo dưỡng tiếp theo trong 7 ngày bằng phương pháp phun nước sạch qua gương sen để tránh sói lở mặt bêtông. Đối với sàn WC, sàn mái, đấy bể thì bảo dưỡng bằng ngâm nước ximăng. Thời gian tưới nước dưỡng ẩm tiếp theo kéo dài trên 7 ngày đêm đến khi bêtông đạt cường độ 50% R28. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không được để bêtông khô trắng mặt. * Kiểm tra và nghiệm thu bêtông: Kiểm tra hỗn hợp bêtông trộn trên công trường : Độ sụt theo tiêu chuẩn TCVN 3105-93 và thực hiện ngay đối với mẻ trộn đầu tiên. Độ đồng nhất của bêtông: so sánh với mẫu của mẻ trộn khác, kiểm tra khi có nghi ngờ. Độ chống thấm nước, cưòng độ nén, cường độ kéo khi uốn. Thử theo TCVN 3116-93 đến 3119-93 bằng phương pháp lấy mẫu thí nghiệm và dưỡng ẩm theo TCVN 3105-93. Kích thước mẫu: 150x150x150 Do vữa bêtông trộn trên công trường chỉ dùng cho kết cấu đơn chiếc, nên số lượng mẫu thử lấy như sau : Với cầu thang bộ mỗi loại bêtông lấy 1 tổ mẫu 3 mẫu. Các kết cấu lẻ khác khi cần thiết kiểm tra thì lấy một tổ mẫu. Số lượng mẫu thử : Móng: bêtông lấy 02 tổ mẫu Dầm, sàn một tầng bêtông lấy 02 tổ mẫu. Thử tính chống thấm của bêtông: lấy 1 tổ mẫu. Thiết bị thí nghiệm bêtông gồm có : Bộ sàng tiêu chuẩn. Cần sai số ± 1g, tỷ trọng kế, thiết bị xác định độ ẩm. Các ống đong. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-57

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Thiết bị thử bêtông gồm : Côn thử độ sụt và thanh dầm. 16 khuôn kim loại để thử mẫu lập phương Bể mẫu 1,2m x 2m x 0,6 m để dưỡng hộ bêtông. Bay xẻng, chảo. Thước thép. Cường độ bêtông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc đảm bảo đạt giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 95% mác thiết kế. Kiểm tra quá trình đổ, dầm và bảo dưỡng: Đo lường vật liệu, tỉ lệ nước, ximăng, kiểm tra bằng thiết bị đo lường tại hiện trường . Thời gian trộn và thời gian vận chuyển (kiểm tra theo điểm C mục này, kiểm tra mỗi lần đổ bêtông) Đầm bêtông: kiểm tra bằng mắt và theo dõi thời gian đầm, kiểm tra cho mỗi lần đổ bêtông. Bảo dưỡng bêtông: kiểm tra bằng mắt theo điểm C mục này và kiểm tra cho mỗi kết cấu. Kiểm tra bêtông đã đông cứng: Bề mặt kết cấu: kiểm tra bằng mắt, yêu cầu không có khuyết tật, áp dụng cho từng kết cấu. Cường độ nén của bêtông: dùng súng bắn nẩy theo 20 TCVN 171-89 kiểm tra khi mẫu thử không đạt cường độ. Kích thước kết cấu: kiểm tra bằng các phương tiện đo thích hợp, so sánh với các trị số sau đây. Độ lệch của các mặt phẳng và đường giao của các mặt phẳng so với đường thẳng đứng (trên toàn kết cấu ). Ở móng 20mm Ở tường và cột 15 mm Ở khung : 10 mm Độ sai lệch của mặt bêtông so với mặt phẳng ngang (trên toàn bộ mặt phẳng công trình) : 20 mm Độ lệch trục theo chiều dài kết cấu : ± 20mm Độ lệch tiết diện ngang của bộ phận kết cấu : ± 8 mm GIÁM SÁT THI CÔNG BTCT TOÀN KHỐI BẰNG CỐPPHA TRƯỢT GIÁM SÁT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THIẾT BỊ CỐPPHA TRƯỢT 1.1.Yêu cầu chung: Chỉ thực hiện lắp đặt hệ thống thiết bị côpha trượt sau khi kết thúc toàn bộ công việc đổ bêtông đến cao trình thi công bằng côpha trượt. Lớp bêtông đầu tiên cao 10÷15cm của phần thi công bằng cốppha trượt nên thi công cùng với phần bêtông đổ trước khi trượt. 1.2.Giám sát lắp đặt hệ thống thiết bị: Lắp đặt hệ thống thiết bị côpha trượt cần tuân thủ bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt và thực hiện theo trình tự sau: Lắp đặt giá nâng. Đối với loại sàn công tác có dầm kiểu nan quạt hoặc dàn kiểu nan quạt thì nên lắp đồng thời với giá nâng cả dầm nan quạt hoặc dàn nan quạt cùng với dầm vòng của chúng. Sai lệch khi lắp đặt giá nâng không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt vành gông trong và vành gông ngoài, hệ thống thanh căng, tăng đơ giữ ổn định. Sai lệch khi lắp đặt vành gông không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp dựng các cốt thép đứng và cốt thép ngang ở dưới dầm ngang của giá nâng, đặt các chi tiết chôn sẵn, khuôn cửa, lỗ chờ. Lắp đặt côpha. Độ côn của côpha nên lấy trong phạm vị 0,2%÷0,5% chiều cao của côppha, Sai lệch khi lắp đặt cốp pha không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt sàn công tác bên trong và bên ngoài. Sàn thao tác phải lắp đúng bản vẽ thiết kế thi công, sau khi lắp đặt xong sàn phải bằng, phẳng, khít. Sai lệch khi lắp đặt sàn thao tác không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt thiết bị nâng, hệ thống vận tải đứng, hệ thống vận chuyển ngang bêtông trên sàn công tác, hệ thống điện, nước, thông tin, tín hiệu, các thiết bị quan trắc và các điểm đo. Lắp đặt ti kích. Để đảm bảo ổn định của ti kích khi trượt, để trách mối nối của ti kích trùng lặp quá 25% trên một mặt cắt ngang của kết cấu, nên sử dụng ít nhất là 4 loại ti kích có chiều dài khác nhau để lắp vào loại ti kích thứ nhất. Khi lắp loaị ti kích này nên theo trật tự thay đổi về chiều dài. 1.3.Giám sát lắp cốt thép: Công tác lắp đặt cốt thép phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995, và phải đảm bảo:

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-58

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Bêtông sử dụng cho côpha trượt phải đáp ứng yêu cầu: Cường độ, khả năng chống thấm, khả năng chống xâm thực và tuổi thọ của bêtông thoả mãn yêu cầu thiết kế. Quá trình thi công côpha trượt cần tiến hành theo 2 giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn 1: Khi chưa nâng côppha. Đổ bêtông cần theo từng lớp mỗi lớp từ 20 đến 30 cm. Thời gian thực hiện giai đoạn khống chế trong khoảng 4h đến 4h30. Giai đoạn 2: Kể từ khi bắt đầu nâng côpha cho đến khi trượt và đổ bêtông tới cao trình thiết kế. Đổ bêtông cần đổ đều, theo vòng kín,mỗi lớp từ 20 đến 30 cm. 1.4.Nâng trượt: Tốc độ nâng trượt thích hợp là từ 15cm/giờ đến 20cm/giờ. Trong mọi trường hợp tốc độ trượt tối thiểu không nên nhỏ hơn 5cm/giờ. Và tốc dộ trượt tối đa không nên lớn hơn 60cm/giờ. Lúc bắt đầu nâng trượt cần kiểm tra trạng thái ninh kết của bêtông và tình trạng làm việc của toàn hệ thống thiết bị trượt Trong quá trình nâng trượt, thời gian giãn cách giữa hai lần kích nâng cốp pha không nên lâu hơn 1.5 giờ. Cần bố trí người có chuyên môn cao điều khiển trạm bơm dầu. Khi nâng, dầu ở tất cả các kích đều phải vào hoặc ra hết mức. Trong quá trình nâng, nếu phát hiện áp lực dầu tăng đến 1.2 lần trị số áp lực dầu nâng trượt bình thường mà vẫn chưa làm cho tất cả các kích chạy hết hành trình, thì phải ngừng nâng để kiểm tra và xử lí. Trong quá trình trượt sàn công tác phải luôn đảm bảo cân bằng. Cần khống chế sai lệch cao độ giữa hai kích bất kì không vượt quá 40 mm và sai lệch cao độ giữa hai kích kề nhau không vượt quá 20 mm. Trong trường hợp một kích nào đó có sự cố, hoặc điều (6.5.7) không được thoả mãn thì cần ngừng trượt để sửa chữa và hiệu chỉnh hệ thống kích. Chỉ tiếp tục trượt trở lại sau khi đã hiệu chỉnh hoặc sửa chữa xong sự cố. Nếu thời gian hiệu chỉnh, sửa chữa sự cố kéo dài quá 15 phút, thì cứ 15 phút lại trượt “không” cốp pha lên cao 10mm để chống bêtông bám dính vào cốp pha. Để tránh sự cố ti kích bị cong không nên hiệu chỉnh nâng côp pha ở một kích nào đó lên cao một khoảng lớn hơn 25 mm ngay trong một lần, mà nên hiệu chỉnh nâng làm nhiều lần chia ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ. Đối với kết cấu có tiết diện thay đổi liên tục thì lượng thu cốp pha trong mỗi lần không nên quá 10 mm CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU: Kiểm tra chất lượng công trình bêtông cốt thép toàn khối thi công bằng cốp pha trượt bao gồm: Kiểm tra chất lượng lắp dựng hệ thống thiết bị cốp pha trượt Kiểm tra chất lượng gia công cốt thép, chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn Kiểm tra chất lượng công tác bêtông Kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống thiết bị cốp pha trượt Kiểm tra tình trạng và kích thước hình học của công trình trong khi thi công và sau khi thi công xong Kiểm tra chất lượng lắp dựng hệ thống thiết bị cốp pha trượt tiến hành theo tiêu chuẩn TCXD 254: 2001 và các tiêu chuẩn: TCXD 170:1989; 20TCN 166:1988; TCVN 5308:1991 Kiểm tra chất lượng gia công cốt thép, chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn lỗ chờ sẵn tiến hành theo tiêu chuẩn TCXD 254: 2001 và các tiêu chuẩn: TCVN 4453:1995; TCVN 1651:1985; TCVN 3972:1985. Chế độ kiểm tra là thường xuyên và liên tục ngay trên sàn công tác tại công trình cho từng thanh thép và từng vị trí có chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn và lỗ chờ sẵn. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ nhật ký theo dõi thi công. Kiểm tra chất lượng công tác bêtông bao gồm: Kiểm tra chất lưọng vật liệu làm bêtông, kiểm tra các tính chất của hỗn hợp bêtông và bêtông đã đông cứng thực hiện theo tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn: TCVN 4453:1995 Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bêtông qua mỗi lần giao hàng tại công trình trước khi đưa bêtông vào khối đổ. Bêtông phải đặt cường độ ra khuôn phù hợp với giải pháp kỹ thuật thi công bằng cốp pha trượt đã lập Kiểm tra cường độ bêtông bằng phương pháp thí nghiệm nén mẫu bêtông, kích thước viên mẫu chuẩn 150mmx150mmx150mm. Các mẫu thí nghiệm cần được đúc ngay tại vị trí nhận bêtông trên công trình, trên từng viên mẫu cần ghi rõ kí hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu (ca, ngày, tháng) và vị trí hoặc cao độ lấy mẫu. Kĩ thuật đúc mẫu , bảo dưỡng và thí nghiệm mẫu tuân theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 Số lượng mẫu để kiểm tra cường độ bêtông: Đối với khối lượng trung bình một ca ≥ 20 m3 thì mỗi ca lấy 02 tổ mẫu thí nghiệm 7 ngày và 1 tổ thí nghiệm 28 ngày. Với một ca ≤ 20 m3 thì 02 ca lấy 02 tổ mẫu thí nghiệm 7 ngày và 1 tổ thí nghiệm 28 ngày. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-59

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Cường độ nén bêtông ở tuổi 7 ngày và 28 ngày phải đáp ứng yêu cầu thiết kế Đối với một số công trình đặc biệt hoặc theo yêu cầu thiết kế cần phải kiểm tra thêm một số tính chất cơ lí khác của bêtông (Cường độ chịu kéo, cường độ chống thấm...) thì phải lấy mẫu để thử nghiệm. Số lượng mẫu thử, kĩ thuật đúc mẫu, bảo dưỡng và thí nghiệm tuân theo quy định của TCVN 3105:1993 và TCVN 4453:1995. Kết quả thử nghiệm mẫu phải thỏa mãn yêu cầu thiết kế. Kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống thiết bị cốp pha trượt phải tiến hành thường xuyên trong khi thi công. Cứ 2 giờ phải một lần ghi các kết quả kiểm tra vào sổ nhật kí theo dõi thi công Kiểm tra tình trang và kích thước hình học của công trình bao gồm: kiểm tra cao độ của công trình, kiểm tra độ nghiêng xoay của công trình, kiểm tra độ nghiêng xoay, độ cân bằng của sàn thao tác, kiểm tra kích thước tiết diện của công trình, kích thước các lỗ chờ sẵn, vị trí các chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn và các lỗ chờ sẵn. Công tác kiểm tra phải được thực hiện bằng các thiết bị quan trắc và các thiết bị đo có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu theo điều 4.8 TCXD 254:2001. Chế độ kiểm tra, tình trạng và kích thước hình học của công trình là thường xuyên. Trong khi thi công phải tiến hành đo, kiểm tra tình trạng và kích thước hình học của công trình ít nhất là 2 lần trong 1 ca làm việc. Kết quả đo và kiểm tra phải ghi chép đầy đủ và không được tẩy xóa vào sổ nhật ký theo dõi thi công hoặc vào phiếu kiểm tra. Sau khi thi công xong cần tiến hành ít nhất là một lần kiểm tra tình trạng và kích thước hình học thực tế của công trình để lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu Các hồ sơ cần có để nghiệm thu chất lượng xây dựng công trình. Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của công trình so với thiết kế không vượt qua các quy định tại mục 9.2.1 và 9.2.2 của TCXD 254:2001. Nghiệm thu chất lượng xây dựng công trình được xem xét, đánh giá tại hiện trường phải thoả mãn mục 9.2.3 của TCXD 254:2001 NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG CÔPPHA TRƯỢT VÀ BIỆN PHÁP KHÁC PHỤC 1. Sàn công tác mất cân bằng: 1.1. Nguyên nhân: Các bó khoá kẹp của kích làm việc không bình thường. Hành trình của các kích không đều nhau. Tải trọng tác dụng lên các kích không đều nhau. Một số kích không hoạt động. 1.2. Biện pháp khắc phục: Kiểm tra hoạt động của từng kích để sửa chữa hoặc thay thế các kích không hoạt động. Kiểm tra sự phân bố tải trọng trên sàn công tác nếu phân bố không đều thì cần phân bố lại cho đều ngay. Đặc biệt lưu ý công tác vận chuyển bêtông ngang ở trên sàn công tác không để tập trung các xe goòng có chứa bêtông ở cùng một chỗ. Kiểm tra cao độ của từng kích xác định phần nâng “cao nhất” của sàn công tác tách các kích đã nâng cao nhất đó, nâng dần sàn lên bằng các kích còn lại. Trong quá trình nâng tách dần các kích đã đến cao độ “cao nhất”. Khi toàn bộ các kích đã đến cao độ “cao nhất” ngừng toàn bộ để kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị, cốp pha. Khi sàn công tác trở về vị trí cân bằng các thiết bị trở lại hoạt động bình thường thì tiếp tục nâng trượt theo chu kỳ đã định trước. 2. Tường bị nghiêng 2.1.Nguyên nhân Do cốp pha bị biến dạng lệch hoặc cốp pha lên không đều, do thanh chống bị cong hoặc do sàn công tác mất cân bằng. 2.2. Biện pháp khắc phục: Do ti kích bị cong. Do sàn công tác mất cân bằng. Do cốp pha, khi kiểm tra tìm ra chỗ bị biến dạng hoặc bị lệch rồi tiến hành chỉnh lại từng tấm cốp pha một cho hết lệch. Trong quá trình hiệu chỉnh theo dõi hoạt động của cốp pha khi thấy các tấm cốp pha cần hiệu chỉnh đã trở về vị trí đúng thiết kế thì ngừng hiệu chỉnh để tiến hành kiểm tra toàn bộ cốp pha. Khắc phục xong tiếp tục nâng trượt theo chu kỳ đã định trước. 3. Ti kích bị uốn cong 3.1. Nguyên nhân

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-60

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Tốc độ trượt quá lớn, bêtông ra khỏi cốp pha quá sớm chưa đạt cường độ để giữ ti kích trên đoạn uốn tự do. Ti kích chịu quá tải. Cốp pha bị bêtông bám dính do tốc độ trượt quá chậm. Do kẹt các chi tiết chôn sẵn của công trình vào cốp pha. 3.2. Biện pháp khắc phục Nếu ti kích bị uốn cong từ 10 đến 20 mm thì phải gia cường bằng cách hàn vào đoạn cong một ti kích phụ, tách kích ra khỏi hệ trọng 3 chu kì nâng nếu thấy ti kích không bị uốn cong thì tiếp tục cho kích hoạt động và trở lại nâng trượt bình thường. Nếu ti kích tiếp tục bị uốn cong sau khi đã xử lý như trên ta cắt bỏ đoạn bị uốn cong (nếu đoạn uốn cong còn ở trên mặt bêtông hoặc đục bêtông để cắt và rút ti kích ra (nếu đoạn uốn cong ở trong bêtông) sau đó đưa ra đoạn ti kích khác vào hàn nối với đoạn cũ tại chỗ bị cắt. Bịt lại lỗ bêtông đã đục bằng vữa ximăng hoặc bêtông có cùng cường độ với bêtông kết cấu công trình. 4. Kích không xả dầu 4.1. Nguyên nhân: Kích không xả dầu làm cho kích không trở lại vị trí ban đầu được thì nguyên nhân chủ yếu là do lò xo đẩy không đàn hồi hoặc các cơ cấu kẹp bị biến dạng không làm việc. 4.2. Biện pháp khắc phục: Tạm ngừng thi công thay kích mới. 5. Quá tải động cơ, dầu thuỷ lực bị nóng 5.1. Nguyên nhân: Độ nhớt dầu không đạt yêu cầu kỹ thuật, các van làm việc không bình thường. 5.2. Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và hiệu chỉnh độ nhớt của dầu. Hiệu chỉnh các van bảo đảm van cao áp và van hạ áp chỉ chênh nhau 10at. 6. Bêtông sau khi ra khỏi cốp pha bị rỗ, xốp. 6.1. Nguyên nhân: Do đầm không phù hợp hoặc đổ quá nhiều bêtông vào khuôn cốp pha. 6.2. Biện pháp khắc phục: Đục hết bêtông rỗ, xốp sửa chữa lại bằng vữa ximăng hoặc bêtông có mác tương đương. Để ngăn ngừa có biện pháp đổ bêtông chính xác, chừa khuôn không từ 5÷10mm và đầm bêtông một cách thích hợp. 7. Bêtông không thể tách khỏi cốp pha 7.1.Nguyên nhân: Do nhiệt độ môi trường thấp, độ sụt lớn do lượng nước quá nhiều hoặc đầm không phù hợp hoặc tốc độ trượt quá lớn 7.2. Biện pháp khắc phục: Giảm tốc độ trượt, điều chỉnh lại cấp phối và độ sụt của bêtông đầm trong bêtông một cách thích hợp. 8.Bêtông sau khi sau khi ra khỏi cốp pha xuất hiện các vết nứt ngang 8.1. Nguyên nhân: Do cốp pha thiếu độ côn hoặc độ côn của cốp pha quá về một phía (không cân bằng) hoặc tốc độ trượt quá chậm làm cho bêtông dính vào cốp pha kéo theo gây nên nứt 8.2. Biện pháp khắc phục: Căn chỉnh lại độ ôn của cốp pha cho cân bằng và đúng điều chỉnh tốc độ trượt cho hợp lý 9. Cốt thép hở ra ngoài bêtông 9.1. Nguyên nhân: Do không có biện pháp đảm bảo chiều dày bêtông bảo vệ cho cốt thép và giữ cho khoảng cách giữa các cốt thép trong lúc trượt. 9.2. Biện pháp khắc phục: Trát thêm ra ngoài cốt thép một lớp vữa ximăng có độ dày bằng chiều dày lớp bêtông bảo vệ. Chỉnh lại vị trí đặt cốt thép có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ và giữ được khoảng cách cốt thép luôn cố định trong lúc trượt. 2. THI CÔNG XÂY GẠCH 1. Các vấn đề chung: Vật liệu xây dựng được chuyển đến công trường theo yêu cầu tiến độ: cơ sở dự trữ tại công trình là đủ dùng cho 2 ngày thi công, dự trữ ở công ty được 7 ngày. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-61

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Vữa xây được trộn bằng máy trộn dung tích: 80L ÷ 120 L. Vận chuyển vật liệu lên cao bằng máy thăng tải hoặc cần trục tháp. Gạch xây là gạch nung loại 1 đúng kích thước tiêu chuẩn nhà nước, vuông thẳng sắc cạnh, không có khuyết tật, đạt cường độ thiết kế. 2. Kỹ thuật thi công : a. Vữa xây : Trước khi thi công, đơn vị thi công phải gửi mẫu vật liệu đến cơ quan có thẩm quyền thiết kế tỉ lệ cấp phối pha trộn vữa. Dùng loại xô đã đúng theo khối lượng thể tích đã lập trong tỷ lệ cấp phối để đong vật liệu. Vữa trộn bằng máy dung tích 120L, thời gian trộn lớn hơn 2 phút, tỷ lệ cấp phối lấy theo phiếu thí nghiệm, mác vữa theo thiết kế. Vữa trộn đến đâu dùng ngay tới đó. Không để vữa lâu quá 30 phút, vữa cú quá thời hạn không được dùng lại. b. Định vị khối xây: Trước khi xây, dùng máy kinh vĩ xác định lưới tim trục, tim tuyến, cốt sàn rồi vạch dấu kích thước khối xây (trừ lỗ cửa) lên trên mặt sàn (mặt móng) theo đúng thiết kế. Xây bắt mỏ lại đầu các khối xây, lúc xây dừng 2 sợi dây căng 2 mép tường (theo độ dày tường) để làm mốc đặt gạch. Quá trình xây dùng thước tầm, thước góc để kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây và dùng ni vô để hiệu chỉnh độ ngang bằng của các hàng gạch. c. Kỹ thuật đặt gạch : Gạch được phun tưới nước trước khi xây 30 phút, đặt gạch theo đúng vạch dấu và bám theo 2 dây mép. Gạch dính bụi, bùn bẩn mọc rêu mốc đều phải được làm sạch trước khi xây. Đối với tường nhà, đặt gạch so le nhau 1 khoảng >1/4 chiều dài viên gạch và cứ 3 hàng gạch dọc đặt 1 hàng gạch ngang (gọi là kiểu 3 dọc 1 ngang) bố trí 1 hàng gạch ngang ở dưới cùng (chân) và trên cùng (đỉnh) của khối xây. Đối với tường bể thì đặt gạch theo kiểu chữ công. Ví trí đường gờ, mái đua, tường vượt mái sẽ bố trí gạch đặc không xây bằng gạch rỗng. Chừa sẵn các lỗ, rãnh đặt đường ống theo đúng thiết kế. Không dùng gạch vỡ để xây. Mạch vữa không nhỏ quá 8mm, không lớn quá 15mm và không để trùng mạch đứng, mạch vữa xây phải đầy. Với bậc thang được tiến hành xây bậc thang theo thiết kế sau khi dỡ ván khuôn dầm thang và bản thang. d. Kiểm tra khối xây trong khi xây: Kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bên và các góc của khối xây, cứ 0,5m theo chiều cao tường một lần bằng thước tầm, thuỷ bình, thước góc, khi phát hiện độ nghiên thì sửa ngay. Kiểm tra độ ngang bằng của từng hàng gạch bằng ni vô. Khi xây xong 1 khối xây, kiểm tra toàn thể về độ thẳng, phẳng của khối xây một lần nữa, yêu cầu đạt được là: ngang bằng, đứng thẳng, góc vuông, mạch không trùng, thành một khối đặc chắc. e. Đà giáo phục vụ thi công: Khi xây tường đến độ cao 1,35m kể từ khi mặt sàn thì tiến hành bắc đà giáo để thi công. Đà giáo thi công dùng loại đà giáo thép (loại định hình) có sàn thao tác giằng .... và phụ tùng kèm theo. f. Biện pháp ngăn ngừa đổ tường: Chèn đầy mậch vữa chỗ liên kết khối tường xây với khung bêtông cốt thép (có đặt râu thép). Đối với tường dày 110mm không xây cao quá 1,5mm trong một ca để cho vữa khô ngày hôm sau mới được xây tiếp. Dùng bạt ni lông che chắn bảo vệ khối xây tường mới trong điều kiện thời tiết xấu (có mưa). 3. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH, SÊ NÔ VÀ MÁI Trình tự chống thấm phải theo quy định : Đánh sạch mặt nền bêtông, không để đất, cát, các tap chất hữu cơ dính vào bề mặt, đặc biệt là những chỗ tiếp giáp nền với tường, nền với cột, phải dùng bàn chải sắt cọ sạch. Trong quá trình làm thống thấm cho nền, cho tường, bề mặt phải được khô bằng phương pháp bơm nước ngầm, trời mưa không được làm chống thấm tường. Bảo hành chống thấm, chống dột theo quy định hiện hành của Nhà nước .

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-62

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 1. Các vấn đề chung. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 4519-88 hệ thống cấp thoát nước bên trong. Quy phạm thi công và nghiệm thu. Tài liệu kỹ thuật: Bản vẽ thiết kế: bộ bản vẽ thiết kế đã được duyệt do chủ đầu tư cấp. Bản thuyết minh hướng dẫn lắp đặt của theo quy phạm trong XDCB Các giải pháp kỹ thuật nêu trong thiết kế thi công như : Phương pháp đặt đường ống xuyên qua kết cấu xây dựng Phương pháp cố định đường ống và phụ tùng vào kết cấu xây dựng. 2. Chuẩn bị và gia công chi tiết : Vật liệu đường ống và phụ kiện theo thiết kế và chỉ dẫn của chủ đầu tư, đảm bảo cùng chủng loại cho mỗi đường . Thép tráng kẽm cho đường cấp. Nhựa PVC cho đường thoát. Ống không được có vết nứt rỗ, vết xước sâu, nếp gấp, vết hạn không thấu .... Phụ tùng cũng được tráng kẽm và chất lượng như ống dẫn và phải có ren tốt. Phụ tùng ống nhựa bằng loại cùng mẫu mã với ống nhựa. Kết cấu xây dựng tại nơi lắp đường ống : Đã được nghiệm thu. Đã được đục rãnh để đặt ống, kích thước rãnh theo tiêu chuẩn Đã được chừa lỗ chôn sẵn vật ngầm liên kết, kích thước lỗ chứa và khoảng cách vật đặt ngầm liên kết theo chỉ dẫn trong TCVN 4519-88. Có chuẩn bị dây đay, dầu chì sơn đỏ, sơn, vật liệu dính kết chèn lỗ đặt ống, dụng cụ đó, dụng cụ lắp ống. Chọn phương pháp nối ống thép bằng ren, chuẩn bị 02 bộ bàn ren vặn khoá. Đầu ống nối được ren theo kiểu của tê, cút kích thước đoạn ren theo TCVN và để vặn vào phụ tùng (tê, cút) được sâu nhất. Hình thức ren: hình trụ hoặc hình côn. Đo kích thước thực tế trước khi cắt ống. Nối ống thoát (nhựa) bằng kéo dán PVC và theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, chỉ dùng phụ tùng nối, tuyệt đối không được khoét lỗ trên ống. 3. Lắp đặt đường ống. Dùng ống thuỷ bình xác định độ dốc, vị trí đường ống. Trước khi lắp đặt đường ống, cần kiểm tra ống có sạch không, có thông suốt không, phần để hở tạm thời cần có, nắp bịt. Mối nối tháo lắp được trên đường ống bố trí ở vị trí thuận tiện cho tháo lắp. Vì đường ống đứng được đi trong hộp kỹ thuật nên cần bố trí cửa ở chỗ tháo lắp và chỗ có van khoá. Khoảng cách vật treo, vật đỡ đường ống lấy theo TCVN : 2,5m đối với Dy 15. 6,0 m đối với Dy70. Đối với công trình này, độ cao tầng là 3,6m các ống đứng đều có Dy >20 nên chỉ cần bố trí 1 neo giữ ống ở điểm giữa độ cao tầng nhà, neo giữ cho ống không chạm vào tường. Các lỗ xuyên qua sàn không cần có ống lồng vì chỉ dẫn nước lạnh sinh hoạt chèn bằng vữa ximăng mác cao. Làm chóp cho đoạn ống thông hơi nhô lên mái. Xây gối đỡ cho các cút ở cuối đường ống thải đứng, chèn bằng vữa ximăng. Đối với các đường ống đi xuyên qua sàn nhà vệ sinh có giải pháp chống thấm triệt để bằng cách cuốn 3 vòng dây đay tẩm nhựa đường quanh phần ống ngầm trong sàn. Sau khi cố định xong dùng vữa ximăng mác cao có phụ gia trương nở để chèn ống, mặt trên được láng 1 lớp vữa chống thấm trước khi tiến hành ốp lát ( xem bản vẽ). 4. Thử và nghiệm thu : Đối với hệ thống cấp nước lạnh thử áp lực bằng thuỷ lực, áp lực thử lấy ≥ 5 daN/cm2 và không > 10 daN/cm2, thời gian thử 10 phút. Trong thời gian thử, áp lực không giảm quá 0,5 daN/cm2. Đối với mạng lưới thoát nước mưa thử bằng cách: đổ đầy nước đến mức cao nhất của phễu thu nước mưa, thời gian thử 10 phút, không cho phép rỏ rỉ, quan sát những mối nối thử trong miệng ống. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-63

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Khi nghiệm thu: Kiểm tra bên ngoài: độ dốc, mối nối, vững chắc, độ rò rỉ nếu có, độ chính xác theo thiết kế. Đối chiếu kết quả thử áp lực. Lập biên bản nghiệm thu. 5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT KẾT CẤU BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP 1. Yêu cầu chung Tất cả các cấu kiện lắp ghép phải bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, độ tin cậy của các móc neo. Tất cả số liệu kiểm tra đều phải phù hợp với thiết kế. Trong quá trình lắp ghép, TVGS yêu cầu ĐVTC thường xuyên kiểm tra độ chính xác lắp đặt cấu kiện và xác định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng máy trắc đạc. Các kết quả kiểm tra (sau khi liên kết cố định) phải ghi trong bản vẽ hoàn công. Việc lắp ghép các cấu kiện tầng trên (nhà nhiều tầng) cần tiến hành sau khi bêtông sàn đổ tại chỗ, các mối nối liên kết của các kết cấu chịu lực tầng dưới đạt cường độ theo chỉ dẫn trong thiết kế. Nếu thiết kế không quy định, cường độ bêtông sàn và mối nối đổ tại chỗ bêtông cốt thép thường phải bằng hoặc lớn hơn 70% cường độ thiết kế. 2. Các yêu cầu khi thực hiện lắp ghép tường, vách ngăn Đối với nhà nhiều tầng, phải hiệu chỉnh cạnh tấm tầng trên đang lắp trùng với cạnh tấm tường tầng dưới (trường hợp các tấm tường có chiều dày không đổi). Tại vị trí các tấm lô gia, ban công lên các tấm tường chịu lực phía ngoài nhà phải sử dụng thiết bị gá lắp và chống đỡ chuyên dùng. Đối với các tấm tường tầng hầm, tầng kỹ thuật của nhà, phải chỉnh tường theo mặt trong. Phải căn cứ vào trục lắp ghép (trục dọc, trục ngang) để hiệu chỉnh tấm tường vào vị trí. Độ thẳng đứng của tấm tường phải được kiểm tra theo cạnh. Khi lắp đặt tấm tường và vách ngăn, cần sử dụng thiết bị gá lắp chuyên dùng. Thiết bị này có các cơ cấu định vị để căn chỉnh vào đúng vị trí thiết kế. Cần chú ý độ ổn định của các cấu kiện lắp trước đó. Đối với tấm tường và vách ngăn có các chi tiết định vị đặt sẵn (mẫu, khoá, chốt...) thì phải lắp đặt theo các chi tiết đó. Khi lắp các tấm tường nhà nhiều tầng có thể sử dụng các thanh chống nghiêng bằng thép ống có cơ cấu điều chỉnh độ dài để căn chỉnh độ thẳng đứng và chống lên mặt sàn phía trong nhà. Để ổn định kết cấu nhà nhiều tầng có thể tạo các liên kết truyền lực ngang của sàn nhà và các mối nối liên kết tại các tấm tường vào cầu thang hoặc các lồng thang máy (lõi cứng). Yêu cầu ĐVTC phải duy trì tất cả các cây chống tại các vị trí theo quy định cho đến khi đạt được sự ổn định của kết cấu. Khi cẩu lắp các tấm tường đặc hoặc rỗng ở vị trí đứng thẳng cần sử dụng hai đường cáp xoay, hoặc có thể cẩu chúng khỏi xe tải ở vị trí nằm ngang và sau đó xoay chúng về vị trí thẳng đứng bằng cách sử dụng dây cáp cẩu và bàn lật tấm với các thiết bị bảo vệ chân tấm để cho chúng không bị vỡ khi xoay. 3. Các yêu cầu khi lắp dầm, giằng, dầm mái (vì kèo) Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm, giằng trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi trên cấu kiện lắp phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột). Khi lắp đặt dầm cầu trục, phải liên kết tạm thời và kiểm tra độ chính xác từng khẩu độ của dầm so với giới hạn cho phép. Đối với dàn, kèo và dầm, trước khi tháo móc cáp, phải kiểm tra liên kết với kết cấu đỡ theo thiết kế hoặc liên kết tạm thời theo thiết kế thi công. Phải kiểm tra độ xoay của dầm chữ T và dầm chữ L khi chúng được lắp đặt không đồng tâm. Việc chèn nêm giữa các cấu kiện sàn và phần thân thẳng đứng của các dầm có thể giúp làm giảm xoay. Khi phải lắp ghép tạm thời một bên của dầm chữ T, cần phải đặt trụ chống tạm thời bên dưới cạnh chịu tải cho đến khi hoàn thành tải trọng cân đối, hoặc phải yêu cầu người thiết kế hướng dẫn những mối nối tạm thời. TVGS thường xuyên nhắc nhở Nhà thầu phải duy trì tải trọng cân bằng sang hai bên của dầm chữ T bằng cách đặt các tấm sàn thay đổi sang các cạnh đối diện để ngăn chặn dầm bị vặn hoặc xoay. Để giữ ổn định những dầm, kèo mái có độ mảnh lớn trong quá trình vận chuyển, cẩu lắp cần có biện pháp thi công đặc biệt như: Chọn dây cáp chằng có kích thước thích hợp hoặc thêm móc phụ giữa dầm để giữ cân bằng tránh dầm bị lệch tâm và lật nghiêng có thể gây nên nứt gẫy dầm nên sử dụng hai cần trục có dây cáp chằng thẳng đứng tại mỗi đầu dầm. Khi cần thiết phải sử dụng kết cấu phụ kẹp giữ (nẹp ngang), đòn gánh cẩu hoặc giàn tăng cứng để chống vặn, xoay. ĐVTC có thể sử dụng giàn tăng cứng để lắp những cấu kiện như trên cần thận trọng khi tháo giàn ra, sao cho chúng không va vào các

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-64

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS cấu kiện được lắp trước đó. Khi đó TVGS yêu cầu ĐVTC phải có dây cáp chằng hoặc trụ chống tạm thời để cố định các dầm có độ mảnh ngang cho đến khi chúng được liên kết chắc chắn vào kết cấu. 4. Các yêu cầu đối với lắp tấm sàn đặc, sàn rỗng: Trước khi lắp tấm sàn lên dầm hoặc tường chịu lực, TVGS yêu cầu ĐVTC phải kiểm tra kết cấu gối đỡ để xác định xem liệu tất cả các kích thước có phù hợp với thiết kế và kiểm tra mặt đỡ tấm sàn để đảm bảo độ phẳng nhẵn. Chỉ được lắp tấm sàn khi các kết cấu chịu lực đã ổn định bằng các liên kết cố định như chèn vữa không co mối nối hoặc hàn, lắp bu lông liên kết. Dầm phải được chống đỡ bên dưới theo quy định của thiết kế thi công hoặc chỉ dẫn của thiết kế công trình. Trình tự và hướng lắp tấm sàn cần được ghi rõ trong thiết kế thi công và phải bảo đảm độ ổn định công trình, đồng thời bảo đảm khả năng liên kết các tấm với kết cấu chịu lực. Diện tích tiếp xúc của tấm lên gối tựa phải bảo đảm theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Các tấm sàn hoặc tấm mái bêtông ứng lực trước lắp cạnh nhau có thể xảy ra trường hợp các mặt đáy sàn và mái không ăn khớp với nhau do có sự chênh lệch về độ vồng và độ dày. Có thể điều chỉnh trên công trường bằng kích cây chống bên dưới, gia tải hoặc bằng các phương pháp tương tự để làm giảm tác động của độ vồng khác nhau và sự sai khác theo đường thẳng đứng của các cấu kiện lắp cạnh nhau trước khi liên kết các cấu kiện đó hoặc đổ lớp bêtông bù mặt sàn. Trước khi lắp các tấm mái, phải lắp các hệ giằng đứng và ngang đảm bảo ổn định tổng thể của hệ dầm mái, vì kèo mái và sâu đó liên kết các tấm mái vào dầm mái, dàn mái. Biện pháp và trình tự lắp các tấm mái phải đảm bảo sự truyền lực xuống dầm dưới dạng phân bố đều và đối xứng trong quá trình lắp ghép. Khi lắp đặt tấm sàn nhà nhiều tầng, trước hết phải lắp đặt và liên kết các tấm giằng. 5. Các yêu cầu đối với đổ vữa không co hoặc bêtông chèn mối nối : Việc liên kết các mối nối lắp ghép cấu kiện bêtông ứng lực trước được thực hiện chủ yếu bằng đổ vữa không co và bêtông cốt thép, không thực hiện liên kết hàn. Đối với vữa chèn các khe hở nhỏ và mối nối, các lỗ chờ lắp ghép vào thép chờ sẵn phải là vữa ximăng với cốt liệu tự nhiên, có độ linh động cao và phát triển cường độ nhanh, không co ngót, có cường độ theo yêu cầu của thiết kế. Vữa không co phải do các cơ sở sản xuất có đăng ký chất lượng hàng hoá cung cấp. Ngoài chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, trước khi sử dụng đơn vị thi công phải tiến hành thí nghiệm và được tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận. Quy trình đổ vữa cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của nhà cung cấp về liều lượng nước trộn,phương tiện thiết bị dùng trộn vữa, thời gian trộn và thời gian cần kết thúc việc rót vữa sau khi trộn. Tất cả các mối nối liên kết khi đổ vữa không co hoặc bêtông chèn cần được ghi nhật ký chính xác vị trí trên công trình, tên cấu kiện và người thực hiện, đồng thời phải được tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu. Các mối nối liên kết kích thước lớn có hoặc không có thép liên kết được đổ bêtông đồng thời với lớp bêtông bù mặt sàn hoặc đổ trước đó, đảm bảo đồng nhất với bêtông cấu kiện, có cường độ theo quy định của thiết kế. Cường độ bêtông mối nối chịu lực khi tháo dỡ ván khuôn phải đạt yêu cầu mác thiết kế. Công tác đổ, đầm và bảo dưỡng bêtông, công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành theo đúng quy định tại mục 6.4, 6.5 và 7 của TCVN 4453:1995. Hàn và chống ăn mòn mối nối, chi tiết đặt sẵn. Hàn liên kết mối nối được sử dụng chủ yếu trong thi công lắp ghép cấu kiện bêtông cốt thép thông thường, không được dùng liên kết hàn đối với thép ứng lực trước, trừ một số trưòng hợp đặc biệt để hàn các chi tiết đặt sẵn ở bộ phận không ứng lực trước của cấu kiện theo yêu cầu và chỉ dẫn riêng của thiết kế. Công tác hàn mối nối được thực hiện theo các tiêu chuẩn, chỉ dẫn về hàn cốt thép hiện hành, đồng thời phải theo đúng quy trình công nghệ hàn quy định trong thiết kế thi công. Cần xác định trình tự công tác hàn lắp ghép; phương pháp hàn; trình tự thực hiện các mối nối, chế độ hàn, đường kính các que, sợi hàn và các yêu cầu khác đối với vật liệu hàn. TVGS kiểm tra và nghiệm thu mối hàn cần theo yêu cầu về kỹ thuật hàn trong tiêu chuẩn TCVN 6834 - 2 : 2001 (ISO 9956 - 2:1995). Phần 2. 6. Đổ lớp bêtông bù mặt sàn ứng lực trước tại công trường Sau khi lắp ghép các tấm sàn đặc và sàn rỗng bêtông ứng lực trước, phải chống đỡ các dầm và sàn theo quy định của thiết kế thi công, hiệu chỉnh độ vồng và độ chênh lệch mép các tấm cạnh nhau, như đã nêu trong điều 4.3.5.3 và được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi tiến hành đổ lớp bêtông trên mặt sàn.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-65

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Việc đổ lớp bêtông mặt sàn cho toàn bộ sàn sau khi lắp ghép xong hoặc ngay sau khi lắp được một số khoang sàn để tạo độ ổn định cho kết cấu công trình do thiết kế quy định. Trường hợp không có trong quy định của thiết kế, thì thực hiện theo biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt. Độ dày và cường độ lớp bêtông đổ bù phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Sử dụng vật liệu cho bêtông đổ tại chỗ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn hiện hành: Ximăng phù hợp với TCVN 2682:1999 và TCVN 6260:1997. Cốt thép phù hợp với TCVN 1651:1985. Cốt liệu cho bêtông phù hợp với TCVN 7570:2006. Nước phù hợp với TCXDVN 302:2004. Phụ gia phù hợp với TCXDVN 325:2004. Đối với các sàn nhà nhiều tầng, việc chống đỡ tầng trên sau khi đã tháo giáo chống tầng dưới phải đảm bảo lớp bêtông đổ bù đạt 70% cường độ thiết kế. Việc chất tải trọng để thi công các tầng tiếp theo phải được quy định chặt chẽ trong thiết kế thi công hoặc do kỹ sư thiết kế kiểm tra, chấp thuận. 7. Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép Việc kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các cấu kiện bêtông đúc sẵn phải đạt được yêu cầu: Xác định chất lượng cấu kiện so với thiết kế. Đánh giá chất lượng công tác lắp ghép. Kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình (hay hạng mục công trình) sau khi đã lắp ghép xong và khả năng được tiến hành thi công các công việc tiếp theo. Kịp thời sửa chữa các sai sót trong quá trình lắp ghép. Cần tiến hành kiểm tra nghiệm thu những vấn đề sau đây. Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ; dung sai thực tế so với dung sai cho phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các tấm sàn cạnh nhau..., công tác chống đỡ cấu kiện. Chất lượng đổ vữa không co, bêtông chèn mối nối lắp ghép và khe hở; chất lượng mối hàn liên kết. Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép. Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế. Cần tiến hành nghiệm thu các công tác khuất và những vấn đề sau đây: Lớp lót dưới móng tường, móng cột; Các móng (lắp ghép hay đổ tại chỗ) trước khi lắp ghép cột hoặc tường; Các gối và mặt tựa của cấu kiện. Cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn, lưới thép lớp bêtông đổ bù mặt sàn; chất lượng mối hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn. Mức độ chèn kín các khe hở và mối nối liên kết bằng vữa không co hoặc bêtông. Khi nghiệm thu, đánh giá chất lượng công tác thi công lắp ghép cấu kiện bêtông đúc sẵn cần căn cứ các kết quả kiểm tra trong quá trình thi công. Công tác kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo chỉ được tiến hành sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt (nhịp, khung nằm trong phạm vi giữa các khe nhiệt v. v...). ĐVTC không được tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu. Sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bêtông đúc sẵn không vượt quá các trị số quy định trong thiết kế và không được vượt quá các trị số trong Bảng 1 TCXD 390:2006. Hồ sơ nghiệm thu kết cấu bêtông lắp ghép bao gồm: Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đúc sẵn. Các văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất sứ vật liệu xây dựng như: vữa không co, bêtông chèn, que hàn, sơn chống rỉ, cốt thép, bêtông đổ bù, các vật liệu khác đã sử dụng trong công trình. Bản vẽ hoàn công lắp cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế. Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế. Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình. Sổ Nhật ký thi công công trình ghi mọi diễn biến trong quá trình thi công từ khi khởi công đến khi kết thúc và những thoả thuận biện pháp xử lý kỹ thuật giữa nhà thầu và tư vấn giám sát hoặc đại diện thiết kế.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-66

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 6. QUY TRÌNH GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU THI CÔNG KẾT CẤU THÉP, PHẦN I: GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP CĂN CỨ LẬP QUI TRÌNH Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ Tướng chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ giao nhận thầu giữa đơn vị thi công và Ban quản lý dự án. Biện pháp thi công do nhà thầu lập và được PMB phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Các tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. TCVN 5637 : 1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản TCXD 309 : 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng TCXD 170 : 1989 Kết cấu thép – Gia công – Lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật DIN EN ISO 13920 : 1996 Welding General Tolerances for Welded Construction – Dimensions for lengths and Angles – Shape and Position ISO 9692 : 1992 Metal-arc welding with covered electrode, gas-shielded metal-arc welding and gas welding – Joint penetration for steel ISO 9692-2 : 1998 Welding and allied process – Joint penetration. Part 2: Submeged arc welding of steel EN 25817 : 1992 Arc welded joints in steel- Guidence on quality levels for impefection DIN EN 1714 Level B: Ultrasonic examination of welded joints DIN EN 1289: Penetrant testing of welds – Acceptance levels DIN EN 1290: Magnetic particle testing of welds DIN EN 288-1 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn DIN EN 288-3 Kiểm tra quy trình hàn chi tiết DIN EN ISO 12944- Sơn và chất phủ. TCVN 2097: 1993 Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU PHẦN GIA CÔNG CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT DỤNG CỤ VÀ ĐIỀU KIỆN NGHIỆM PHƯƠNG THU, CHẤP PHÁP KIỂM NHẬN TRA A.0 KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU A.1 Kiểm tra công tác thu thập và biên soạn tài liệu thi công A1.1 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Kiểm tra Đầy đủ và được phê duyệt A1.2 Bản vẽ gia công. Kiểm tra Đầy đủ và được phê duyệt A1.3 Quy trình gia công và Quy trình quản lý chất lượng Xem xét, góp ý Được PMB và nội bộ. PMC phê duyệt A1.4 Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị, vật liệu (thép, Kiểm tra Đầy đủ vật liệu hàn, sơn, bulông,... ) của nhà sản xuất. A.2 Kiểm tra việc lập kế hoạch A2.1 Bảng phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên Kiểm tra Phù hợp nhiệm vụ được giao. A2.2 Kế hoạch thực hiện đối với từng loại cấu kiện theo Kiểm tra Phù hợp tiến độ tiến độ nhập vật tư. được duyệt A.3 Kiểm tra công tác huy động nhân lực www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-67

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

A3.1

Cơ cấu tổ chức sản xuất.

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Kiểm tra

A3.2

Hệ thống quản lý chất lượng.

Kiểm tra

A3.3

- Lực lượng cán bộ quản lý Kiểm tra - Danh sách tổ, đội, đơn vị sản xuất và số lượng công nhân. Tay nghề của công nhân Kiểm tra hồ sơ và Chứng chỉ đào nhận diện tạo trình độ tay nghề. Thẻ có dán ảnh, đánh số Kiểm tra ctác chuẩn bị nhà xưởng thiết bị Kiểm tra thiết bị gia công: máy cắt , máy hàn, máy Kiểm tra hồ sơ + Đủ số lượng, có mài, máy khoan, máy nắn dầm, phun sơn v,v…. tình trạng kỹ hồ sơ, chứng Kiểm tra thiết bị nâng và vận chuyển (cầu trục, cẩu, ô thuật chỉ. Tình trạng tô,... ) kỹ thuật tốt Kiểm tra thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm: Thiết bị đo chiều dầy thép, máy siêu âm, đo chiều dầy sơn, đo nhiệt độ, độ ẩm, đo vát mép và kích thước mối hàn, máy thuỷ bình, kinh vĩ, quả dọi, dưỡng và đồ gá, thước ... Kiểm tra diện tích, tình trạng nhà xưởng sản xuất, Kiểm tra báo cao Đủ theo thuyết xưởng bắn cát, phun sơn, kho vật tư, bãi tập kết vật + thực tế minh được liệu, sản phẩm, sàn phóng dạng. duyệt. QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHI TIẾT KIỂM TRA NGHIỆM THU VẬT TƯ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG: Đối với vật tư (thép, que hàn, sơn,..) nhập khẩu: Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, chứng chỉ chất lượng: Kiểm tra Đủ chứng từ hợp Vận đơn (Bản sao). lệ theo yêu cầu Phiếu đóng gói (Bản sao). của PMC Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí (Bản gốc hoặc nghiệm của nhà sản xuất (Bản gốc). bản sao hợp lệ) Chứng nhận xất sứ (Bản gốc) Chứng chỉ xuất xứ Phòng thương mại (Bản gốc). Tờ khai hải quan (Bản sao). Hoá đơn thương mại (Bản sao). Kiểm tra tình trạng vật tư số thép hình, thép tấm, que Quan sát + đo Tình trạng kỹ hàn, dây hàn, sơn, bu lông ecu, đệm,v,v… về: đếm thuật theo y/cầu Tên sản phẩm, nhãn mác, catalogue nếu có thiết kế, theo - Tình trạng kỹ thuật, quy cách, số lượng. đặc tính kỹ thuật của nhà sx Kiểm tra chứng chỉ, kết quả thí nghiệm. Kiểm tra Đủ chứng chỉ hợp lệ, kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn Đối với vật tư mua trong nước Đủ chứng từ hợp Kiểm tra hồ sơ kèm theo : Kiểm tra lệ, bản gốc hoặc Hoá đơn tài chính (Bản sao). bản sao hợp lệ. Tiêu chuẩn áp dụng. Chứng chỉ chất lượng (Bản gốc). Theo quy định Catologue sản phẩm.

A3.4

A.4 A4.1

A4.2 B.0 B.1 B1.1 B1.1.1

B1.1.2

B1.1.3

B1.2 B1.2.1

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

www.coninco.com.vn

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU, CHẤP NHẬN Phù hợp sơ đồ Tổng Cty duyệt Phù hợp sơ đồ được duyệt Phù hợp sơ đồ được duyệt

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-68

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

B1.2.2 Kiểm tra tình trạng thực tế Tên sản phẩm, - Tình trạng kỹ thuật, quy cách, số lượng. B1.2.3 Kiểm tra chứng chỉ, kết quả thí nghiệm.

Kiểm tra

B1.3

Lập biên bản xác nhận vật liệu đưa và công trình

Mẫu số 1

B.2

GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP: Kiểm tra vật tư sử dụng để chế tạo sản phẩm cụ thể Kiểm tra danh mục, chủng loại vật liệu dùng để gia công sản phẩm đó; Kiểm tra việc đánh số trên từng chi tiết(số chi tiết, loại thép, lô hàng…) Đối với mỗi chủng loại vật liệu kiểm tra Biên bản xác nhận vật liệu đủ điều kiện cho đưa vào sử dụng và đợt nhập hàng Ký xác nhận bảng thống kê vật liệu (Bảng 4 Mẫu số 2) cho sản phẩm chế tạo Kiểm tra công tác gia công chi tiết: Kiểm tra kích thước chi tiết. Kiểm tra độ phẳng bề mặt, độ thẳng, độ vuông góc, làm sạch ba via, vết cắt.

B2.1 B2.1.1 B2.1.2 B2.1.3 B2.1.4 B2.2

Kiểm tra đường kính lỗ bu lông, khoảng cách lỗ bu lông Kiểm tra việc đánh số chi tiết kết cấu B2.3 Hàn và tổ hợp cấu kiện: B2.3.1 Công tác gá hàn và hàn đính: Căn chỉnh, định vị chi tiết hàn đúng vị trí, kích thước chi tiết, độ vồng, độ biến dạng hàn. Kiểm tra quy cách mối nối chi tiết, khe hở hàn, độ sạch của bề mặt mối nối (sạch bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác). Kiểm tra kích thước tổng thể và hàn đính B2.3.2 Công tác hàn tổ hợp cấu kiện: Kiểm tra chứng chỉ thợ hàn hợp cách, thẻ thợ hàn, đủ trình độ tay nghề. Kiểm tra sự tuân thủ theo đúng quy trình hàn vật liệu hàn, tủ xấy que hàn, hộp bảo ôn. Kiểm tra vật liệu hàn đã được PMB phê duyệt. Kiểm tra chế độ hàn dùng đúng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và máy hàn tương ứng, chất lượng que hàn (không bong tróc, ẩm ướt), quy trình sấy que hàn (không sử dụng que hàn sấy quá 2 lần). Kiểm tra làm sạch mối hàn, làm sạch xỉ hàn và vẩy hàn bắn toé. Kiểm tra chất lượng mối hàn: kích thước, bề mặt, đánh giá chất lượng, khuyết tật (rỗ, nứt, ngậm xỉ, lỗ

www.coninco.com.vn

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU, CHẤP NHẬN áp dụng chung cho công trình Đủ chứng chỉ hợp lệ, kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn Phù hợp yêu cầu được duyệt

Theo thiết kế Quan sát Xem Biên bản, Biên bản theo hồ sơ của lô hàng Mẫu số 1 đủ chữ ký Kiểm tra Theo thiết kế Quan sát + Thước, dụng cụ đo chiều cao mối hàn và mép vát

Hồ sơ thiết kế được duyệt TCXD 170 : 1989

Thước mét, thước TCXD 170 : kẹp 1989 Theo quy định Quan sát + Thước, dụng cụ đo mối hàn, thước kẹp, thước mét, dây căng

Hồ sơ thiết kế được duyệt ISO 96922:1998 ISO 9962 : 1992

Kiểm tra. Dụng cụ đo chiều cao mối hàn và vát mép sang phanh, thước kẹp.

Hồ sơ thiết kế được duyệt Quy trình hàn chi tiết được duyệt Yêu cầu kỹ thuật của nhà cung cấp DIN EN 13920 ISO 9692-2 ISO 9962, DIN 1714, DIN EN 1290, DIN EN

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-69

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

khí, bắn toé...) Giám sát việc đánh dấu hoặc ghi chép số hiệu thợ hàn của nhà thầu. Giám sát công tác kiểm tra siêu âm của nhà thầu: Sau 24 tiếng mới được tiến hành kiểm tra UT + 100% đối với hàn nối đối đầu ngấu hoàn toàn phải được kiểm tra UT đạt yêu cầu mới đem tổ hợp. + 10% vị trí theo yêu cầu thiết kế. Kiểm tra tai móc cẩu về quy cách, vị trí, độ an toàn, không gây biến dạng kết cấu. Kiểm tra nghiệm thu kích thước cấu kiện trên giá tổ hợp trước khi chuyển công đoạn tổ hợp thử, làm sạch và phun sơn bảo vệ. B2.3.3 Các vấn đề cần quan tâm giám sát chi tiết Đối với hàn tổ hợp cột thép: Kiểm tra giá đỡ, sàn thao tác, tổ hợp. Kiểm tra độ vuông góc, độ thẳng, độ song song các cánh cột, độ phẳng và vuông góc của đế cột so với đường tâm. Kiểm tra sai lệch đường tâm cột (cho phép 1% so với chiều rộng) Kiểm tra biến dạng hàn. Đối với hàn tổ hợp dầm thẳng BRF: Kiểm tra sàn công tác, giá đỡ, khung cữ về độ phẳng, độ ổn định, độ vồng. Thanh cánh hạ: kiểm tra điều kiện ổn định độ vồng, song song Thanh đứng: kiểm tra độ vuông góc Thanh cánh thượng: kiểm tra độ vồng độ song song. Kiểm tra tổng thể về chiều dài, độ song song, độ vuông góc mặt cắt dầm và các kích thước chi tiết Kiểm tra giằng néo kê chống biến dạng Kiểm tra điều kiện về an toàn, ổn định sàn thao tác cho thi công và nghiệm thu. Đối với dầm cong BRF-XX: Kiểm tra thiết bị uốn dầm Kiểm tra năng suất, chất lượng uốn. Đo độ uốn, độ xoắn, phẳng Kiểm tra bán kính uốn, khuyết tật uốn . B2.4 Tổ hợp thử: Công tác tổ hợp thử kết cấu thép đặc biệt quan trọng, toàn bộ kết cấu mái phải được tổ hợp thử tại nhà xưởng chế tạo nhằm: Kiểm tra đánh số chi tiết, cấu kiện Kiểm tra sai lệch nhằm tránh sai lệch vượt quá giá trị cho phép đặc biệt đối với các liên kết bu lông dầm cong với dầm chính và dầm cong với giằng mái. Trong điều kiện không thể thực hiện được tại nhà xưởng thì phải tổ hợp thử trên sàn tổ hợp trên mặt đất tại hiện trường đạt yêu cầu trước khi cẩu lắp. B2.5 Nghiệm thu gia công tổ hợp kết cấu thép: Lập phiếu nghiệm thu gia công tổ hợp cho: 100% cột các loại, facade, dầm MMH, BRF dầm HEwww.coninco.com.vn

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

Con người, ke vuông, thước mét, dây căng, máy thuỷ bình, dụng cụ đo mối hàn, dưỡng chuẩn

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU, CHẤP NHẬN 1291

Hồ sơ thiết kế được duyệt DIN EN ISO 13920, ISO 9692-2 ISO 9962

Kiểm tra + Máy Hồ sơ thiết kế thuỷ bình, kinh được duyệt. vĩ, thước mét, ISO 13920 : 1996 dây căng TCXD 170 : 1989 TCXD 309 : 2004 Mẫu số 2

Đủ điều kiện chuyển sang công tác làm

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-70

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

B.3 B3.1

B3.2

B.4 B4.1

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

B800. 50% dầm BRF-XX. 10% giằng Làm sạch kết cấu thép trước khi sơn Theo dõi, giám sát Giám sát công tác tẩy rửa làm sạch các vết bẩn, dầu mỡ,... chi tiết kết cấu trước khi sơn bằng dung môi, chất tẩy, phụ gia thích hợp và bằng nước sạch. Kiểm tra giám sát làm sạch hoặc sửa chữa khuyết tật bề mặt như vết lõm, vết xước, cạnh sắc, vẩy hàn, xỉ hàn,... Kiểm tra làm sạch bằng bắn cát hoặc hạt kim loại, cát phải được sấy khô, có kích thước hạt theo tiêu chuẩn và có kho bảo quản dự trữ đề phòng bất trắc do điều kiện thời tiết trong mùa mưa. Bề mặt kim loại sau khi làm sạch phải đạt độ sạch Sa2.5, tẩy sạch gỉ, vẩy cán kim loại, vẩy hàn, lớp sơn cũ và để lộ bề mặt kim loại cơ bản. Sau khi làm sạch, tuỳ điều kiện thời tiết nhưng tối đa trong vòng 4 tiếng phải chuyển công tác sơn tránh rỉ phát sinh lại, nếu rỉ phát sinh yêu cầu làm sạch lại toàn bộ. Khi thi công cần chú ý các điều kiện vệ sinh cho công nhân và ảnh hưởng môi trường xung quanh. Kiểm tra, nghiệm thu: Lập phiếu nghiệm thu cho công tác làm sạch chuẩn bị sơn cho: 100% cột các loại, facade, dầm MMH, BRF dầm HEB800. 50% dầm BRF-XX. 10% giằng Thi công sơn Theo dõi, giám sát: Chỉ tiến hành sơn sau khi đã được nghiệm thu làm sạch bề mặt đạt yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép. Kiểm tra chủng loại, nhãn mác sản phẩm sơn, chứng chỉ và chất lượng sơn (không tạo lớp màng, không có cặn lắng) Theo dõi công tác kiểm nhiệt độ, độ ẩm điểm sương môi trường và nhiệt độ bề mặt thép trước khi sơn. Kiểm tra máy móc thiết bị thi công sơn bằng máy phun thuỷ lực hoặc máy phun thuỷ lực có trợ giúp của không khí khô. Chỉ cho phép dụng chổi lăn hoặc chổi sơn cho những vị trí khó phun (vị trí góc, bu lông…). Kiểm tra bảo vệ mép mối hàn chờ hàn liên kết tại hiện trường và bề mặt liên kết bu lông. Thi công theo đúng quy trình sơn chi tiết được duyệt về chiều dầy sơn khô, ướt từng lớp và tổng chiều dầy sơn khô, thời gian thi công giữa các lớp sơn. Kiểm tra các lớp sơn: đánh giá bằng mắt về độ đồng đều, mầu sắc, khả năng phủ, các lỗi nếp nhăn do biến

www.coninco.com.vn

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU, CHẤP NHẬN sạch và sơn

Con người, kiểm Hồ sơ thiết kế tra bằng mắt, được duyệt. TCXDVN 334 : mẫu chuẩn 2005 Sa2.5

Mẫu số 3

Theo yêu cầu thiết kế

Con người, kiểm tra bằng mắt, bằng dụng cụ đo chiều dầy sơn khô

Hồ sơ thiết kế được duyệt Biện pháp thi công sơn được duyệt. TCXDVN 334 : 2005 TCVN 2097 : 1993

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-71

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

B4.2

C.0

D.0

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

dạng màng, nứt rộp, bọt khí, bọt nước, tạo vẩy, tạo màng Kiểm tra bám dính bằng vết cắt. Kiểm tra độ dầy các lớp bằng thiết bị đo. Phương pháp đo nghiệm thu chiều dầy sơ khô: Đối với thép tấm 1m2 kiểm tra 02 vị trí. Đối với thép hình 1m dài kiểm tra 04 vị trí. Mỗi vị trí đo 3 điểm cách nhau 50mm lấy giá trị trung bình cho vị trí kiểm tra, Số liệu ghi cho 25% số điểm đo Yêu cầu: Chiều dầy lớp sơn trong khoảng +,- 20% chiều dầy thiết kế nhưng tổng giá trị trung bình không nhỏ hơn giá trị chiều dầy thiết kế. Đánh dấu và đánh số chi tiết cấu kiện Kiểm tra mghiệm thu Lập phiếu nghiệm thu công tác sơn cho: 100% cột các loại, facade, dầm MMH, BRF dầm HEB800. 50% dầm BRF-XX. 10% giằng BẢO QUẢN, BAO GÓI, CẨU LẮP VÀ VẬN CHUYỂN KẾT CẤU THÉP Các cấu kiện, chi tiết sau khi chế tạo phải được: Kiểm tra đánh số ký hiệu theo hệ thống thống nhất, khoa học. Tập kết nơi khô ráo, kê kích chắc chắn. Bảo vệ tránh ngập nước, đọng nước, dính bẩn, bùn đất. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, chằng buộc, bao gói chắc chắn tránh trầy xước, hư hỏng, biến dạng và đảm bảo an toàn giao thông. Các cấu kiện được vận chuyển về Trung tâm hội nghị Quốc gia phải được kê kích tập kết cẩn thận, chắc chắn chuẩn bị cho công tác khuyếch đại và lắp dựng tại công trình. Chú ý tập kết theo thứ tự và vị trí cẩu lắp. TỔ HỢP LẮP DỰNG VÀ KHUẾCH ĐẠI TẠI HIỆN TRƯỜNG

II. DANH SÁCH THIÉT BỊ GIÁM SÁT THI CÔNG: TT Tên thiết bị dụng cụ Số lượng 1 Thước mét các loại 12 2 Thước kẹp 10 3 Ke vuông 10 4 Quả dọi 10 5 Thước lá 10 6 Dụng cụ đo kích thước mối hàn 2 7 Dưỡng đo mối hàn 10 8 Máy đo chiều dầy sơn khô 01 9 Máy thuỷ bình 01 www.coninco.com.vn

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU, CHẤP NHẬN

Mẫu số 4

Bao gói, vận chuyển đến công trình

Kiểm tra

Theo biện pháp thi công được duyệt

Theo quy trình giám sát và nghiệm thu tổ hợp lắp dựng và khuếch đại kết cấu thép tại hiện trường QT: 02/ST Tình trạng Tốt -nt-nt-nt-nt-nt-nt-nt-ntPhụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-72

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

7. QUY TRÌNH GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU THI CÔNG KẾT CẤU THÉP, PHẦN II: TỔ HỢP VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP CĂN CỨ LẬP QUI TRÌNH Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ Tướng chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ giao nhận thầu giữa đơn vị thi công và Ban quản lý dự án. Biện pháp thi công do nhà thầu lập và được PMB phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Các tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. TCVN 5637: 1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản TCXD 309: 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng TCXD 170: 1989 Kết cấu thép – Gia công – Lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật DIN EN ISO 13920: 1996 Welding General Tolerances for Welded Construction – Dimensions for lengths and Angles – Shape and Position *ISO 9692: 1992 Metal-arc welding with covered electrode, gas-shielded metal-arc welding and gas welding – Joint penetration for steel *ISO 9692-2: 1998 Welding and allied process – Joint penetration. Part 2: Submeged arc welding of steel DIN EN 288-1 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn DIN EN 288-2,3,5,6,7,8 Kiểm tra quy trình hàn và DVS 1702 TCXDVN 334: 2005 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. EN 25817 : 1992 Arc Welded joints in steel - Giudence on Quality levels for imfection. DIN EN 1714 Level B: Ultrasonic examination of Welded Joint. DIN EN 1289: Penetrant testing of weldes -Acceptance levels. DIN EN 1290: Magnetic particle testing of welds. DIN EN 288-3: Kiểm tra qui trình hàn chi tiết. DIN EN ISO 12944 - Sơn và chất phủ. DIN 18201: Toletances for building prinziples. DIN 18202: Toletances for building structure. TCVN 2097: Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU PHẦN TỔ HỢP VÀ LẮP ĐẶT CẤU THÉP TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT DỤNG CỤ VÀ BỘ TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHẬN SAI SỐ PHÁP KIỂM KIỂM TRA TRA A KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU: a Kiểm tra công tác thu thập và biên soạn tài liệu thi công 1 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Kiểm tra hồ sơ Tổ gia Đầy đủ và công và được PMB, phê Tổ lắp PMC duyệt dựng 2 Bản vẽ gia công công tác chế tạo (shop drawings). Kiểm tra hồ sơ Tổ gia Đầy đủ và Lưu ý: - Gia cường các đoạn dầm tổ hợp trong quá bản vẽ và thực tế công + được PMB trình lắp dựng, vận chuyển để không bị biến hình. hiện trường Tổ lắp và PMC phê www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-73

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

3

4

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

- Bản vẽ thiết kế chi tiết có xét đến việc tạo độ vồng của dầm. Biện pháp thi công tổ hợp, lắp đặt kết cấu thép và Quy trình quản lý chất lượng nội bộ. Lưu ý: - Biện pháp giằng chống các khung chính khi chưa lắp dựng hệ giằng theo thiết kế và trình tự lắp dựng. - Kiểm tra độ võng, sự ổn định của hệ giáo chống có tính đến độ lún nền, võng sàn, thiết bị,…để không ảnh hưởng đến quá trình lắp dựng. - Các dầm cong lắp dựng vào vị trí và đảm bảo sai số trong phạm vi cho phép là rất khó và cần có giải pháp cụ thể vì các nguyên nhân chính sau: + Các đoạn dầm cong khi chế tạo bao giờ cũng có dung sai. + Độ vồng tại các dầm thép chính không như nhau. + Độ võng chưa đạt được như dự kiến thiết kế do chưa chất đủ tĩnh tải. + Mô men kháng uống của dầm lớn, không thể điều chỉnh độ cong của dầm tại công trường để đặt vào đúng các vị trí lắp dựng. + Kiến nghị: Lắp dựng các dầm cong nên cho kết cấu dầm cong là chủ động, vị trí liên kết đặt tại các dầm chính là bị động. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị, vật liệu (thông số kỹ thuật cẩu, thép, vật liệu hàn, sơn, bulông,... ) của nhà sản xuất.

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

Kiểm tra tài liệu

Kiểm tra hồ sơ chế tạo

Kiểm tra tài liệu

b 1

Kiểm tra việc lập kế hoạch, tiến độ Bảng phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ, đội

Kiểm tra tài liệu

2

Kế hoạch lắp đặt đối với từng loại cấu kiện phù Kiểm tra tài liệu hợp tiến độ gia công và tiến độ thi công phần thô.

c

Kiểm tra công tác huy động nhân lực Sơ đồ tổ chức sản xuất;

Số lượng và tay nghề của công nhân, chứng chỉ thợ hàn

Hệ thống quản lý chất lượng, danh sách cán bộ quản lý chất lượng của Ban điều hành và của đơn vị www.coninco.com.vn

TÀI LIỆU, SAI SỐ duyệt

Xem xét, góp ý Tổ lắp Được PMB cho hồ sơ bản vẽ dựng và PMC phê và hiện trường duyệt

5

Danh sách tổ, đội, đơn vị sản xuất và cán bộ quản lý;

BỘ PHẬN KIỂM TRA dựng

Tổ gia Đầy đủ công và Tổ lắp dựng Tổ gia Đầy đủ tất cả công các biểu mẫu Tổ lắp Phù hợp dựng nhiệm vụ được giao. Tổ lắp Phù hợp tổng dựng tiến độ được duyệt

Kiểm tra

Tổ lắp Phù hợp hồ dựng sơ được duyệt Kiểm tra Tổ lắp Phù hợp hồ dựng sơ được duyệt hồ sơ và nhận Tổ lắp Chứng chỉ diện dựng đào tạo trình độ tay nghề. Thẻ có dán ảnh, đánh số Kiểm tra Tổ lắp Phù hợp hồ dựng sơ được duyệt Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-74

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

d 1

2

3

B 1

2

3

4

5

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

BỘ PHẬN KIỂM TRA

TÀI LIỆU, SAI SỐ

Kiểm tra thiết bị, phương tiện, mặt bằng phục vụ thi công - Số lượng, loại thiết bị, các thiết bị phụ trợ. Kiểm tra tại hiện Tổ lắp Phù hợp - Cột chống tạm, sàn công tác, lan can an toàn, các trường dựng biện pháp lưới an toàn.. lắp đặt và đáp ứng yêu cầu tiến độ. Kiểm tra bãi tập kết, bãi tổ hợp, sàn công tác Kiểm tra thực tế Tổ lắp Đúng theo công tác chuẩn dựng biện pháp, bị đảm bảo yêu cầu lắp đặt. Kiểm tra hồ sơ Tổ lắp Đúng theo Kiểm tra thiết bị và điều kiện cẩu lắp: biện pháp, - Kiểm tra hồ sơ cẩu (giấy phép sử dụng; các tài cẩu, và thực tế dựng đảm bảo yêu liệu về quy trình sử dụng cẩu…); các thông số kỹ các công tác cầu lắp đặt. thuật của cẩu; chuẩn bị - Kiểm tra biện pháp gia cường nền đất nơi cẩu di chuyển. - Kiểm tra quy trình cẩu lắp và các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình cẩu lắp. QUY TRÌNH GIÁM SÁT TỔ HỢP, LẮP ĐẶT Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu gia công Kiểm tra Hồ sơ Tổ gia Đầy đủ theo trình nghiệm thu công + quy Tổ lắp giám sát chế tạo dựng Kiểm tra công tác gá hàn định vị trước khi hàn Thước thép, dây Tổ trắc Đúng theo căng, nivô, Máy đạc, Tổ thiết kế, biện chính thức: toàn đạc, thuỷ lắp pháp, tiêu - Kiểm tra nền, giá đỡ tổ hợp dựng chẩn áp dụng - Kiểm tra vát mép, khe hở hàn, làm sạch mối bình TCXD 170hàn. 1989, TCVN - Kiểm tra thông số kích thước hình học. 5593: 1991, - Kiểm tra việc đính gá, giằng chống, nêm để TCXDVN chống cong vênh trong quá trình hàn. 309: 2004 Thước thép, Tổ trắc Đúng theo Kiểm tra quá trình hàn tổ hợp: nivô, Máy toàn đạc, Tổ thiết kế, biện - Kiểm tra chủng loại que hàn; đạc, thuỷ bình lắp - Kiểm tra chế độ hàn, gia nhiệt, sấy que hàn,… pháp, tiêu dựng - Kiểm tra theo dõi mối hàn sau mỗi lớp hàn; chuẩn áp - Kiểm tra làm sạch sỉ hàn sau mỗi lớp hàn. dụng - Kiểm tra độ dày mối hàn khi kết cấu đã hàn xong - Kiểm tra độ cong vênh của cấu kiện sau khi hàn. Kiểm tra Hồ sơ Tổ trắc Đúng theo Kiểm tra nghiệm thu vị trí lắp cấu kiện - Đối với các cấu kiện lắp vào bản mã chôn sẵn hoàn công + đạc, Tổ thiết kế, biện (cột): Kiểm tra kích thước, tim, cao độ, độ cứng thực tế hiện lắp pháp, tiêu trường bằng dựng vững của chi tiết chôn sẵn, cường độ bê tông chẩn áp - Đối với các cấu kiện lắp vào các kết cấu thép thước thép, Máy dụng: (Thí dụ dầm lắp vào đầu cột thép): Kiểm tra việc toàn đạc, thuỷ bình; nghiệm thu các chi tiết được lắp trước đó. - Đối với công tác lắp đặt dầm SUPER Cờ lê lực, STRUCTURE: Kiểm tra kích thước, tình trạng bề mặt cấu kiện. Cường độ bê tông gối đỡ, tim, cốt bản mã, hệ sàn thao tác, các biện pháp đảm bảo an toàn. Kiểm tra quá trình cẩu lắp: - Kiểm tra tài Tổ trắc Đúng theo www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-75

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

6

7

8

9

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

DỤNG CỤ VÀ BỘ PHƯƠNG PHẬN PHÁP KIỂM KIỂM TRA TRA - Thời tiết phải đảm bảo an toàn cho cẩu lắp liệu, Máy toàn đạc, Tổ - Kiểm tra lại tên, ký hiệu, vị trí cấu kiện theo thiết đạc, thuỷ bình lắp kế và thực tế; dựng - Kiểm tra móc cẩu, kiểm tra sự phù hợp về tầm với, sức nâng của cẩu; - Kiểm tra trình tự cẩu lắp và hệ thống neo giữ tạm; - Kiểm tra mốc định vị cấu kiện; - Kiểm tra biện pháp chống biến dạng cấu kiện (nếu cần) trong quá trình cẩu lắp; - Kiểm tra việc cố định cấu kiện trước khi tháo cáp cẩu. Kiểm tra hồ sơ Tổ trắc Kiểm tra sau lắp đặt: - Kiểm tra lực xiết bu lông liên kết dầm phụ với hoàn công, Thớc đạc, Tổ thép; Máy toàn lắp dầm chính. dựng - Kiểm tra các thông số lắp đặt: Độ thẳng đứng, độ đạc, thuỷ bình; võng, vồng, tim, côt, khoảng cách.

TÀI LIỆU, SAI SỐ thiết kế, biện pháp, tiêu chẩn áp dụng: TCXD 1701989, TCVN 5593: 1991

Hồ sơ, chỉ dẫn thiết kế, TCXD 1701989, TCVN 5593: 1991 TCXD 309:2004, biện pháp thi công phê duyệt. Tổ lắp TCXD Đối với công tác lắp đặt giá đỡ tạm thời phục vụ Kiểm tra hồ sơ dựng 309:2004, công tác tổ hợp dưới đất Thước thép biện pháp thi - Kiểm tra kích thước, tình trạng bề mặt cấu kiện. Máy toàn đạc, công phê - Kiểm tra khu vực tổ hợp cấu kiện (có xét đến ảnh thuỷ bình duyệt hưởng của môi trường nh biện pháp tránh mưa, nắng, gió, ẩm…) - Kiểm tra tim, cốt của giá đỡ tạm thời; - Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn. - Kiểm tra sai số sau lắp đặt Tổ lắp TCXD Đối với công tác lắp đặt giá đỡ tạm thời phục vụ Kiểm tra hồ sơ Thước thép công tác tổ hợp trên cao: dựng 309:2004, Máy toàn đạc, - Kiểm tra kích thước, tình trạng bề mặt cấu kiện. biện pháp thi thuỷ bình - Tuổi bê tông tại vị trí liên kết. công phê - Kiểm tra tim, cốt bản mã đặt sẵn. duyệt - Kiểm tra hệ sàn thao tác, các biện pháp đảm bảo an toàn. - Kiểm tra sai số sau lắp đặt Tổ trắc Hồ sơ và chỉ Đối với công tác lắp đặt cột thép: Kỹ sư GS. đạc, dẫn thiết kế, - Kiểm tra kích thước cột chuẩn bị lắp, tình trạng Thước thép bề mặt kết cấu. Máy toàn đạc, Tổ lắp TCXD 170dựng 1989, TCVN - Kiểm tra tim cốt bu lông, bản mã, tình trạng bề thuỷ bình. 5593: 1991, mặt. Cờ lê lực, bộ TCXD309: - Kiểm tra hệ sàn thao tác, các biện pháp đảm bảo thước nhét. 2004, tiêu an toàn, thiết bị cẩu, mặt bằng khu vực lắp. chuẩn liên - Kiểm tra các liên kết sàn bê tông với cột thép. quan, BPTC - Kiểm tra bản đệm. được phê - Kiểm tra tim cột sau lắp đặt. duyệt - Kiểm tra GS quá trình siết bu lông: Trình tự, lực siết. - Các cáp giằng cột, các vị trí neo cáp để đảm bảo độ ổn định trong quá trình chờ lắp dầm.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-76

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

10

11

12 13

NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Kỹ sư GS. Đối với dầm chính: Thước thép - Kiểm tra tim cốt gối đỡ, độ phẳng bề mặt - Kiểm tra kích thước các đoạn dầm trước khi cẩu Máy toàn đạc, thuỷ bình, Cờ lê lắp. - Kiểm tra hệ giá đỡ tạm thời: Độ ổn định, tim cốt lực, Bộ lá dò các gối đỡ, sàn thao tác, lan can an toàn... - Kiểm tra công tác cẩu lắp các đoạn dầm, trình tự lắp các đoạn dầm. - Kiểm tra tim, cốt, khoảng cách các đoạn trước khi hàn định vị. - Kiểm tra công tác hàn nối các đoạn dầm (trình tự theo quy trình GS chế tạo) - Kiểm tra liên kết dầm với cột, các gối đỡ... - Kiểm tra tim cốt dầm sau khi lắp đặt. - Kiểm tra quy trình tháo tải (Theo hướng dẫn thiết kế) - Kiểm tra tim cốt dầm, cột sau khi tháo tải. Kỹ sư giám sát. Đối với dầm phụ: Thước thép - Kiểm tra tim cốt gối đỡ. - Kiểm tra kích thước các đoạn dầm trước khi cẩu Máy toàn đạc, thuỷ bình. lắp. - Kiểm tra hệ giá đỡ tạm thời: Độ ổn định, tim cốt Cờ lê lực, Bộ lá dò các gối đỡ, sàn thao tác, lan can an toàn... - Kiểm tra công tác cẩu lắp các đoạn dầm, trình tự lắp các đoạn dầm. - Kiểm tra tim, cốt, khoảng cách các đoạn trước khi hàn định vị. - Kiểm tra công tác hàn nối các đoạn dầm (trình tự theo quy trình GS chế tạo) - Kiểm tra liên kết dầm phụ với dầm chính... - Kiểm tra tim cốt dầm sau khi lắp đặt. - Kiểm tra quy trình tháo tải (Theo hướng dẫn thiết kế) - Kiểm tra tim cốt dầm, cột sau khi tháo tải. Đối với công tác sơn: Theo quy trình GS sơn trong quyển I Đối với công tác lợp mái: Thể hiện trong quy trình Sẽ có quy trình lợp mái. riêng

BỘ PHẬN KIỂM TRA Tổ trắc đạc, Tổ lắp dựng

Tổ trắc đạc, Tổ lắp dựng

TÀI LIỆU, SAI SỐ Hồ sơ và chỉ dẫn thiết kế, Tiêu chuẩn, BPTC được phê duyệt. TCXD 1701989, TCVN 5593: 1991

Hồ sơ và chỉ dẫn thiết kế, Tiêu chuẩn và biện pháp được phê duyệt.

QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU Các bước nghiệm thu

Đơn vị thực hiện

Đơn vị kiểm nghiệm thu

I 1

Nhà thầu thi công

Tư ván GS PMC

Tư vấn GS PMC

Tư vấn PMC, PMB

Tư vấn GS PMC

Tư vấn PMC, PMB

Tư vấn GS PMC Tư vấn GS PMC Tư vấn GS PMC

Tư vấn PMC, PMB Tư vấn PMC, PMB Tư vấn PMC, PMB

2 3 4 5 6

Chuẩn bị cho việc lắp dựng Công tác kiểm tra nội bộ về quá trình tổ hợp và chuẩn bị lắp – Lập biên bản nghiệm thu nội bộ Kiểm tra hồ sơ vật liệu (que hàn, thép...), đầu vào Kiểm tra hồ sơ gia công chế tạo cấu kiện bán thành phẩm và thành phẩm Kiểm tra kích thước tổ hợp Kiểm tra chất lượng mối hàn khi tổ hợp Kiểm tra các điều kiện hiện trường lắp đặt

www.coninco.com.vn

tra

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-77

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

7 II 8

Các bước nghiệm thu

Đơn vị thực hiện

Phiếu đề nghị nghiệm thu Ký Phiếu công nghệ hiện trường đồng ý chuyển sang công việc cẩu lắp (Mẫu 1) Công tác lắp dựng kết cấu thép Lập hồ sơ hoàn công việc lắp đặt cấu kiện (hoặc tổ hợp cấu kiện) kết cấu thép Ký Biên bản Nghiệm thu lắp đặt cấu kiện (hoặc tổ hợp cấu kiện) (Mẫu 2)

Nhà thầu thi công

Đơn vị kiểm nghiệm thu Tư ván GS PMC

Nhà thầu thi công

Tư ván GS PMC

Nhà thầu, Tổng Tư vấn PMC, PMB công ty, Tư vấn GS, PMC, thiết kế

QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU NỘI BỘ TƯ VẤN GS A. Các bộ phận liên quan: Tổ vật tư – Nguyễn Tiến Dương. Tổ trắc đạc – Ngô Ngọc Phác. Tổ giám sát Lắp đặt kết cấu thép – Nguyễn Mạnh Tuấn. Tổ gia công kết cấu thép – Tô Quang Hùng. Tổ quản lý chất lượng – Nguyễn Huy Quang Ban điều hành dự án. Tư vấn quản lý dự án SFECO. Nhà thầu xây dựng – HACC, Vinaconex. Nhà thầu gia công, lắp đặt kết cấu thép - Lilama, Coma B. Các bước phối hợp: NỘI DUNG CÔNG VIỆC BỘ PHẬN TRỰC BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TIẾP THỰC HIỆN XỬ LÝ 1.Vận chuyển cấu kiện từ địa điểm gia công về đến công trình. 2. Kiểm tra các cấu kiện tại công trường. 3. Giám sát và nghiệm thu lắp dựng hệ thống giá đỡ.

+ Đơn vị gia công.

+ Tổ GS chế tạo + tổ lắp dựng + Kỹ sư Tổ lắp dựng kết cấu thép. + Kỹ sư Tổ trắc đạc. 4. Giám sát nghiệm thu + Kỹ sư giám sát Tổ công tác tổ hợp tại hiện giám sát lắp dựng. trường. 5. Kiểm tra các điều kiện trước khi cho lắp dựng. 5.1. Kiểm tra hồ sơ nghiệm + Tổ trưởng Tổ vật tư thu vật tư. 5.2. Kiểm tra hồ sơ nghiệm + Tổ trưởng Tổ gia thu gia công. công. 5.3. Kiểm tra hồ sơ nghiệm + Các kỹ sư giám sát lắp thu tổ hợp tại hiện trưởng. dựng. 5.4. Kiểm tra điều kiện gối + Cán bộ trắc đạc kiểm đỡ, kết cấu liên quan tra + CB giám sát khác liên quan 5.5. Kiểm tra máy móc thiết + Cán bộ Tổ lắp dựng bị cẩu lắp. kiểm tra cùng cán bộ SFECO. 6. Chấp thuận cho cẩu lắp. + Tổ trưởng Tổ lắp dựng tập hợp các kết quả kiểm tra nghiệm thu: Vật tư, gia công, trắc đạc..Ký www.coninco.com.vn

tra

GHI CHÚ

+ Tổ giám sát lắp dựng theo dõi thống kê. + Tư vấn SFECO phối hợp xử lý. + Tổ trưởng tổ lắp dựng nghiệm thu giá đỡ cùng SFECO. + Tổ trưởng tiếp nhận thông tin báo cáo SFECO cùng nghiệm thu. + Tổ trưởng nhận kết quả + Tổ trưởng nhận kết quả + Tổ trưởng nhận kết quả + Tổ trưởng nhận kết quả

Tổ lắp dựng tiếp Tổ lắp dựng tiếp Tổ lắp dựng tiếp Tổ lắp dựng tiếp

+ Tổ trưởng Tổ lắp dựng tiếp nhận kết quả + Thông báo Ban điều hành để xin ý kiến chấp thuận.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-78

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS NỘI DUNG CÔNG VIỆC

BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THỰC HIỆN xác nhận đủ hoặc ghi các điều kiện còn thiếu. 7. Kiểm tra giám sát cẩu + Kỹ sư Tổ lắp dựng kết lắp. cấu thép. + Kỹ sư Tổ trắc đạc. 8. Nghiệm thu chất lượng + Tổ trưởng Tổ lắp dựng lắp đặt cấu kiện. ký nghiệm thu.

BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ

GHI CHÚ

+ Ban điều hành tiếp nhận thông tin xử lý.

+ Phó giám đốc phụ trách phê duyệt trước khi chuyển SFECO. 9. Nghiệm thu khối lượng + Tổ gia công tính toán + Phó giám đốc phụ trách gia công tác gia công và lắp khối lượng gia công tại công lắp dựng kiểm tra phê duyệt trước khi chuyển dựng. nhà máy. + Tổ lắp dựng tính toán SFECO. khối lượng tổ hợp, lắp dựng tại hiện trường. 17. Nghiệm thu Tổng thể + Tổ gia công, Tổ lắp + Giám đốc dự án xem xét ký phần kết cấu thép dựng tập hợp tài liệu cần Biên bản nghiệm thu giai đoạn. Trình Hội đồng nghiệm thu cơ thiết. + Ban điều hành kiểm sở. tra.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-79

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 8. GIÁM SÁT THI CÔNG BTCT TOÀN KHỐI BẰNG CỐP PHA TRƯỢT GIÁM SÁT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THIẾT BỊ CỐP PHA TRƯỢT 1.1.Yêu cầu chung: Chỉ thực hiện lắp đặt hệ thống thiết bị côpha trượt sau khi kết thúc toàn bộ công việc đổ bêtông đến cao trình thi công bằng côpha trượt. Lớp bêtông đầu tiên cao 10÷15cm của phần thi công bằng cốppha trượt nên thi công cùng với phần bêtông đổ trước khi trượt. 1.2.Giám sát lắp đặt hệ thống thiết bị: Lắp đặt hệ thống thiết bị côpha trượt cần tuân thủ bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt và thực hiện theo trình tự sau: Lắp đặt giá nâng. Đối với loại sàn công tác có dầm kiểu nan quạt hoặc dàn kiểu nan quạt thì nên lắp đồng thời với giá nâng cả dầm nan quạt hoặc dàn nan quạt cùng với dầm vòng của chúng. Sai lệch khi lắp đặt giá nâng không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt vành gông trong và vành gông ngoài, hệ thống thanh căng, tăng đơ giữ ổn định. Sai lệch khi lắp đặt vành gông không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp dựng các cốt thép đứng và cốt thép ngang ở dưới dầm ngang của giá nâng, đặt các chi tiết chôn sẵn, khuôn cửa, lỗ chờ. Lắp đặt côpha. Độ côn của côpha nên lấy trong phạm vị 0,2%÷0,5% chiều cao của côppha, Sai lệch khi lắp đặt cốp pha không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt sàn công tác bên trong và bên ngoài. Sàn thao tác phải lắp đúng bản vẽ thiết kế thi công, sau khi lắp đặt xong sàn phải bằng, phẳng, khít. Sai lệch khi lắp đặt sàn thao tác không được vượt quá bảng 2. TCXD 254:2001. Lắp đặt thiết bị nâng, hệ thống vận tải đứng, hệ thống vận chuyển ngang bêtông trên sàn công tác, hệ thống điện, nước, thông tin, tín hiệu, các thiết bị quan trắc và các điểm đo. Lắp đặt ti kích. Để đảm bảo ổn định của ti kích khi trượt, để trách mối nối của ti kích trùng lặp quá 25% trên một mặt cắt ngang của kết cấu, nên sử dụng ít nhất là 4 loại ti kích có chiều dài khác nhau để lắp vào loại ti kích thứ nhất. Khi lắp loaị ti kích này nên theo trật tự thay đổi về chiều dài. 1.3. Giám sát lắp cốt thép: Công tác lắp đặt cốt thép phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995, và phải đảm bảo: Bêtông sử dụng cho côpha trượt phải đáp ứng yêu cầu: Cường độ, khả năng chống thấm, khả năng chống xâm thực và tuổi thọ của bêtông thoả mãn yêu cầu thiết kế. Quá trình thi công côpha trượt cần tiến hành theo 2 giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn 1: Khi chưa nâng côppha. Đổ bêtông cần theo từng lớp mỗi lớp từ 20 đến 30 cm. Thời gian thực hiện giai đoạn khống chế trong khoảng 4h đến 4h30. Giai đoạn 2: Kể từ khi bắt đầu nâng côpha cho đến khi trượt và đổ bêtông tới cao trình thiết kế. Đổ bêtông cần đổ đều, theo vòng kín,mỗi lớp từ 20 đến 30 cm. 1.4. Nâng trượt: Tốc độ nâng trượt thích hợp là từ 15cm/giờ đến 20cm/giờ. Trong mọi trường hợp tốc độ trượt tối thiểu không nên nhỏ hơn 5cm/giờ. Và tốc dộ trượt tối đa không nên lớn hơn 60cm/giờ. Lúc bắt đầu nâng trượt cần kiểm tra trạng thái ninh kết của bêtông và tình trạng làm việc của toàn hệ thống thiết bị trượt Trong quá trình nâng trượt, thời gian giãn cách giữa hai lần kích nâng cốp pha không nên lâu hơn 1.5 giờ. Cần bố trí người có chuyên môn cao điều khiển trạm bơm dầu. Khi nâng, dầu ở tất cả các kích đều phải vào hoặc ra hết mức. Trong quá trình nâng, nếu phát hiện áp lực dầu tăng đến 1.2 lần trị số áp lực dầu nâng trượt bình thường mà vẫn chưa làm cho tất cả các kích chạy hết hành trình, thì phải ngừng nâng để kiểm tra và xử lí. Trong quá trình trượt sàn công tác phải luôn đảm bảo cân bằng. Cần khống chế sai lệch cao độ giữa hai kích bất kì không vượt quá 40 mm và sai lệch cao độ giữa hai kích kề nhau không vượt quá 20 mm. Trong trường hợp một kích nào đó có sự cố, hoặc điều (6.5.7) không được thoả mãn thì cần ngừng trượt để sửa chữa và hiệu chỉnh hệ thống kích. Chỉ tiếp tục trượt trở lại sau khi đã hiệu chỉnh hoặc sửa chữa xong sự cố. Nếu thời gian hiệu chỉnh, sửa chữa sự cố kéo dài quá 15 phút, thì cứ 15 phút lại trượt “không” cốp pha lên cao 10mm để chống bêtông bám dính vào cốp pha. Để tránh sự cố ti kích bị cong không nên hiệu chỉnh nâng côp pha ở một kích nào đó lên cao một khoảng lớn hơn 25 mm ngay trong một lần, mà nên hiệu chỉnh nâng làm nhiều lần chia ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-80

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Đối với kết cấu có tiết diện thay đổi liên tục thì lượng thu cốp pha trong mỗi lần không nên quá 10 mm CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU: Kiểm tra chất lượng công trình bêtông cốt thép toàn khối thi công bằng cốp pha trượt bao gồm: Kiểm tra chất lượng lắp dựng hệ thống thiết bị cốp pha trượt Kiểm tra chất lượng gia công cốt thép, chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn Kiểm tra chất lượng công tác bêtông Kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống thiết bị cốp pha trượt Kiểm tra tình trạng và kích thước hình học của công trình trong khi thi công và sau khi thi công xong Kiểm tra chất lượng lắp dựng hệ thống thiết bị cốp pha trượt tiến hành theo tiêu chuẩn TCXD 254: 2001 và các tiêu chuẩn: TCXD 170:1989; 20TCN 166:1988; TCVN 5308:1991 Kiểm tra chất lượng gia công cốt thép, chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn lỗ chờ sẵn tiến hành theo tiêu chuẩn TCXD 254: 2001 và các tiêu chuẩn: TCVN 4453:1995; TCVN 1651:1985; TCVN 3972:1985. Chế độ kiểm tra là thường xuyên và liên tục ngay trên sàn công tác tại công trình cho từng thanh thép và từng vị trí có chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn và lỗ chờ sẵn. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ nhật ký theo dõi thi công. Kiểm tra chất lượng công tác bêtông bao gồm: Kiểm tra chất lưọng vật liệu làm bêtông, kiểm tra các tính chất của hỗn hợp bêtông và bêtông đã đông cứng thực hiện theo tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn: TCVN 4453:1995 Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bêtông qua mỗi lần giao hàng tại công trình trước khi đưa bêtông vào khối đổ. Bêtông phải đặt cường độ ra khuôn phù hợp với giải pháp kỹ thuật thi công bằng cốp pha trượt đã lập Kiểm tra cường độ bêtông bằng phương pháp thí nghiệm nén mẫu bêtông, kích thước viên mẫu chuẩn 150mmx150mmx150mm. Các mẫu thí nghiệm cần được đúc ngay tại vị trí nhận bêtông trên công trình, trên từng viên mẫu cần ghi rõ kí hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu (ca, ngày, tháng) và vị trí hoặc cao độ lấy mẫu. Kĩ thuật đúc mẫu , bảo dưỡng và thí nghiệm mẫu tuân theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 Số lượng mẫu để kiểm tra cường độ bêtông: Đối với khối lượng trung bình một ca ≥ 20 m3 thì mỗi ca lấy 02 tổ mẫu thí nghiệm 7 ngày và 1 tổ thí nghiệm 28 ngày. Với một ca ≤ 20 m3 thì 02 ca lấy 02 tổ mẫu thí nghiệm 7 ngày và 1 tổ thí nghiệm 28 ngày. Cường độ nén bêtông ở tuổi 7 ngày và 28 ngày phải đáp ứng yêu cầu thiết kế Đối với một số công trình đặc biệt hoặc theo yêu cầu thiết kế cần phải kiểm tra thêm một số tính chất cơ lí khác của bêtông (Cường độ chịu kéo, cường độ chống thấm...) thì phải lấy mẫu để thử nghiệm. Số lượng mẫu thử, kĩ thuật đúc mẫu, bảo dưỡng và thí nghiệm tuân theo quy định của TCVN 3105:1993 và TCVN 4453:1995. Kết quả thử nghiệm mẫu phải thỏa mãn yêu cầu thiết kế. Kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống thiết bị cốp pha trượt phải tiến hành thường xuyên trong khi thi công. Cứ 2 giờ phải một lần ghi các kết quả kiểm tra vào sổ nhật kí theo dõi thi công Kiểm tra tình trang và kích thước hình học của công trình bao gồm: kiểm tra cao độ của công trình, kiểm tra độ nghiêng xoay của công trình, kiểm tra độ nghiêng xoay, độ cân bằng của sàn thao tác, kiểm tra kích thước tiết diện của công trình, kích thước các lỗ chờ sẵn, vị trí các chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn và các lỗ chờ sẵn. Công tác kiểm tra phải được thực hiện bằng các thiết bị quan trắc và các thiết bị đo có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu theo điều 4.8 TCXD 254:2001. Chế độ kiểm tra, tình trạng và kích thước hình học của công trình là thường xuyên. Trong khi thi công phải tiến hành đo, kiểm tra tình trạng và kích thước hình học của công trình ít nhất là 2 lần trong 1 ca làm việc. Kết quả đo và kiểm tra phải ghi chép đầy đủ và không được tẩy xóa vào sổ nhật ký theo dõi thi công hoặc vào phiếu kiểm tra. Sau khi thi công xong cần tiến hành ít nhất là một lần kiểm tra tình trạng và kích thước hình học thực tế của công trình để lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu Các hồ sơ cần có để nghiệm thu chất lượng xây dựng công trình. Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của công trình so với thiết kế không vượt qua các quy định tại mục 9.2.1 và 9.2.2 của TCXD 254:2001. Nghiệm thu chất lượng xây dựng công trình được xem xét, đánh giá tại hiện trường phải thoả mãn mục 9.2.3 của TCXD 254:2001 NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG CÔPPHA TRƯỢT VÀ BIỆN PHÁP KHÁC PHỤC 1. Sàn công tác mất cân bằng: 1.1. Nguyên nhân: www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-81

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Các bó khoá kẹp của kích làm việc không bình thường. Hành trình của các kích không đều nhau. Tải trọng tác dụng lên các kích không đều nhau. Một số kích không hoạt động. 1.2. Biện pháp khắc phục: Kiểm tra hoạt động của từng kích để sửa chữa hoặc thay thế các kích không hoạt động. Kiểm tra sự phân bố tải trọng trên sàn công tác nếu phân bố không đều thì cần phân bố lại cho đều ngay. Đặc biệt lưu ý công tác vận chuyển bêtông ngang ở trên sàn công tác không để tập trung các xe goòng có chứa bêtông ở cùng một chỗ. Kiểm tra cao độ của từng kích xác định phần nâng “cao nhất” của sàn công tác tách các kích đã nâng cao nhất đó, nâng dần sàn lên bằng các kích còn lại. Trong quá trình nâng tách dần các kích đã đến cao độ “cao nhất”. Khi toàn bộ các kích đã đến cao độ “cao nhất” ngừng toàn bộ để kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị, cốp pha. Khi sàn công tác trở về vị trí cân bằng các thiết bị trở lại hoạt động bình thường thì tiếp tục nâng trượt theo chu kỳ đã định trước. 2. Tường bị nghiêng 2.1. Nguyên nhân Do cốp pha bị biến dạng lệch hoặc cốp pha lên không đều, do thanh chống bị cong hoặc do sàn công tác mất cân bằng. 2.2. Biện pháp khắc phục: Do ti kích bị cong. Do sàn công tác mất cân bằng. Do cốp pha, khi kiểm tra tìm ra chỗ bị biến dạng hoặc bị lệch rồi tiến hành chỉnh lại từng tấm cốp pha một cho hết lệch. Trong quá trình hiệu chỉnh theo dõi hoạt động của cốp pha khi thấy các tấm cốp pha cần hiệu chỉnh đã trở về vị trí đúng thiết kế thì ngừng hiệu chỉnh để tiến hành kiểm tra toàn bộ cốp pha. Khắc phục xong tiếp tục nâng trượt theo chu kỳ đã định trước. 3. Ti kích bị uốn cong 3.1. Nguyên nhân Tốc độ trượt quá lớn, bêtông ra khỏi cốp pha quá sớm chưa đạt cường độ để giữ ti kích trên đoạn uốn tự do. Ti kích chịu quá tải. Cốp pha bị bêtông bám dính do tốc độ trượt quá chậm. Do kẹt các chi tiết chôn sẵn của công trình vào cốp pha. 3.2. Biện pháp khắc phục Nếu ti kích bị uốn cong từ 10 đến 20 mm thì phải gia cường bằng cách hàn vào đoạn cong một ti kích phụ, tách kích ra khỏi hệ trọng 3 chu kì nâng nếu thấy ti kích không bị uốn cong thì tiếp tục cho kích hoạt động và trở lại nâng trượt bình thường. Nếu ti kích tiếp tục bị uốn cong sau khi đã xử lý như trên ta cắt bỏ đoạn bị uốn cong (nếu đoạn uốn cong còn ở trên mặt bêtông hoặc đục bêtông để cắt và rút ti kích ra (nếu đoạn uốn cong ở trong bêtông) sau đó đưa ra đoạn ti kích khác vào hàn nối với đoạn cũ tại chỗ bị cắt. Bịt lại lỗ bêtông đã đục bằng vữa ximăng hoặc bêtông có cùng cường độ với bêtông kết cấu công trình. 4. Kích không xả dầu 4.1. Nguyên nhân: Kích không xả dầu làm cho kích không trở lại vị trí ban đầu được thì nguyên nhân chủ yếu là do lò xo đẩy không đàn hồi hoặc các cơ cấu kẹp bị biến dạng không làm việc. 4.2. Biện pháp khắc phục: Tạm ngừng thi công thay kích mới. 5. Quá tải động cơ, dầu thuỷ lực bị nóng 5.1. Nguyên nhân: Độ nhớt dầu không đạt yêu cầu kỹ thuật, các van làm việc không bình thường. 5.2. Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và hiệu chỉnh độ nhớt của dầu. Hiệu chỉnh các van bảo đảm van cao áp và van hạ áp chỉ chênh nhau 10at. 6. Bêtông sau khi ra khỏi cốp pha bị rỗ, xốp. 6.1. Nguyên nhân: Do đầm không phù hợp hoặc đổ quá nhiều bêtông vào khuôn cốp pha. 6.2. Biện pháp khắc phục: www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-82

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Đục hết bêtông rỗ, xốp sửa chữa lại bằng vữa ximăng hoặc bêtông có mác tương đương. Để ngăn ngừa có biện pháp đổ bêtông chính xác, chừa khuôn không từ 5÷10mm và đầm bêtông một cách thích hợp. 7. Bêtông không thể tách khỏi cốp pha 7.1.Nguyên nhân: Do nhiệt độ môi trường thấp, độ sụt lớn do lượng nước quá nhiều hoặc đầm không phù hợp hoặc tốc độ trượt quá lớn 7.2. Biện pháp khắc phục: Giảm tốc độ trượt, điều chỉnh lại cấp phối và độ sụt của bêtông đầm trong bêtông một cách thích hợp. 8.Bêtông sau khi sau khi ra khỏi cốp pha xuất hiện các vết nứt ngang 8.1. Nguyên nhân: Do cốp pha thiếu độ côn hoặc độ côn của cốp pha quá về một phía (không cân bằng) hoặc tốc độ trượt quá chậm làm cho bêtông dính vào cốp pha kéo theo gây nên nứt 8.2. Biện pháp khắc phục: Căn chỉnh lại độ ôn của cốp pha cho cân bằng và đúng điều chỉnh tốc độ trượt cho hợp lý 9. Cốt thép hở ra ngoài bêtông 9.1. Nguyên nhân: Do không có biện pháp đảm bảo chiều dày bêtông bảo vệ cho cốt thép và giữ cho khoảng cách giữa các cốt thép trong lúc trượt. 9.2. Biện pháp khắc phục: Trát thêm ra ngoài cốt thép một lớp vữa ximăng có độ dày bằng chiều dày lớp bêtông bảo vệ. Chỉnh lại vị trí đặt cốt thép có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ và giữ được khoảng cách cốt thép luôn cố định trong lúc trượt.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-83

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 9. QUY TRÌNH GIÁM SÁT KẾT CẤU BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP 1. Yêu cầu chung Tất cả các cấu kiện lắp ghép phải bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, độ tin cậy của các móc neo. Tất cả số liệu kiểm tra đều phải phù hợp với thiết kế. Trong quá trình lắp ghép, TVGS yêu cầu ĐVTC thường xuyên kiểm tra độ chính xác lắp đặt cấu kiện và xác định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng máy trắc đạc. Các kết quả kiểm tra (sau khi liên kết cố định) phải ghi trong bản vẽ hoàn công. Việc lắp ghép các cấu kiện tầng trên (nhà nhiều tầng) cần tiến hành sau khi bêtông sàn đổ tại chỗ, các mối nối liên kết của các kết cấu chịu lực tầng dưới đạt cường độ theo chỉ dẫn trong thiết kế. Nếu thiết kế không quy định, cường độ bêtông sàn và mối nối đổ tại chỗ bêtông cốt thép thường phải bằng hoặc lớn hơn 70% cường độ thiết kế. 2. Các yêu cầu khi thực hiện lắp ghép tường, vách ngăn Đối với nhà nhiều tầng, phải hiệu chỉnh cạnh tấm tầng trên đang lắp trùng với cạnh tấm tường tầng dưới (trường hợp các tấm tường có chiều dày không đổi). Tại vị trí các tấm lô gia, ban công lên các tấm tường chịu lực phía ngoài nhà phải sử dụng thiết bị gá lắp và chống đỡ chuyên dùng. Đối với các tấm tường tầng hầm, tầng kỹ thuật của nhà, phải chỉnh tường theo mặt trong. Phải căn cứ vào trục lắp ghép (trục dọc, trục ngang) để hiệu chỉnh tấm tường vào vị trí. Độ thẳng đứng của tấm tường phải được kiểm tra theo cạnh. Khi lắp đặt tấm tường và vách ngăn, cần sử dụng thiết bị gá lắp chuyên dùng. Thiết bị này có các cơ cấu định vị để căn chỉnh vào đúng vị trí thiết kế. Cần chú ý độ ổn định của các cấu kiện lắp trước đó. Đối với tấm tường và vách ngăn có các chi tiết định vị đặt sẵn (mẫu, khoá, chốt...) thì phải lắp đặt theo các chi tiết đó. Khi lắp các tấm tường nhà nhiều tầng có thể sử dụng các thanh chống nghiêng bằng thép ống có cơ cấu điều chỉnh độ dài để căn chỉnh độ thẳng đứng và chống lên mặt sàn phía trong nhà. Để ổn định kết cấu nhà nhiều tầng có thể tạo các liên kết truyền lực ngang của sàn nhà và các mối nối liên kết tại các tấm tường vào cầu thang hoặc các lồng thang máy (lõi cứng). Yêu cầu ĐVTC phải duy trì tất cả các cây chống tại các vị trí theo quy định cho đến khi đạt được sự ổn định của kết cấu. Khi cẩu lắp các tấm tường đặc hoặc rỗng ở vị trí đứng thẳng cần sử dụng hai đường cáp xoay, hoặc có thể cẩu chúng khỏi xe tải ở vị trí nằm ngang và sau đó xoay chúng về vị trí thẳng đứng bằng cách sử dụng dây cáp cẩu và bàn lật tấm với các thiết bị bảo vệ chân tấm để cho chúng không bị vỡ khi xoay. 3. Các yêu cầu khi lắp dầm, giằng, dầm mái (vì kèo) Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm, giằng trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi trên cấu kiện lắp phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột). Khi lắp đặt dầm cầu trục, phải liên kết tạm thời và kiểm tra độ chính xác từng khẩu độ của dầm so với giới hạn cho phép. Đối với dàn, kèo và dầm, trước khi tháo móc cáp, phải kiểm tra liên kết với kết cấu đỡ theo thiết kế hoặc liên kết tạm thời theo thiết kế thi công. Phải kiểm tra độ xoay của dầm chữ T và dầm chữ L khi chúng được lắp đặt không đồng tâm. Việc chèn nêm giữa các cấu kiện sàn và phần thân thẳng đứng của các dầm có thể giúp làm giảm xoay. Khi phải lắp ghép tạm thời một bên của dầm chữ T, cần phải đặt trụ chống tạm thời bên dưới cạnh chịu tải cho đến khi hoàn thành tải trọng cân đối, hoặc phải yêu cầu người thiết kế hướng dẫn những mối nối tạm thời. TVGS thường xuyên nhắc nhở Nhà thầu phải duy trì tải trọng cân bằng sang hai bên của dầm chữ T bằng cách đặt các tấm sàn thay đổi sang các cạnh đối diện để ngăn chặn dầm bị vặn hoặc xoay. Để giữ ổn định những dầm, kèo mái có độ mảnh lớn trong quá trình vận chuyển, cẩu lắp cần có biện pháp thi công đặc biệt như: Chọn dây cáp chằng có kích thước thích hợp hoặc thêm móc phụ giữa dầm để giữ cân bằng tránh dầm bị lệch tâm và lật nghiêng có thể gây nên nứt gẫy dầm nên sử dụng hai cần trục có dây cáp chằng thẳng đứng tại mỗi đầu dầm. Khi cần thiết phải sử dụng kết cấu phụ kẹp giữ (nẹp ngang), đòn gánh cẩu hoặc giàn tăng cứng để chống vặn, xoay. ĐVTC có thể sử dụng giàn tăng cứng để lắp những cấu kiện như trên cần thận trọng khi tháo giàn ra, sao cho chúng không va vào các cấu kiện được lắp trước đó. Khi đó TVGS yêu cầu ĐVTC phải có dây cáp chằng hoặc trụ chống tạm thời để cố định các dầm có độ mảnh ngang cho đến khi chúng được liên kết chắc chắn vào kết cấu. 4. Các yêu cầu đối với lắp tấm sàn đặc, sàn rỗng: Trước khi lắp tấm sàn lên dầm hoặc tường chịu lực, TVGS yêu cầu ĐVTC phải kiểm tra kết cấu gối đỡ để xác định xem liệu tất cả các kích thước có phù hợp với thiết kế và kiểm tra mặt đỡ tấm sàn để www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-84

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS đảm bảo độ phẳng nhẵn. Chỉ được lắp tấm sàn khi các kết cấu chịu lực đã ổn định bằng các liên kết cố định như chèn vữa không co mối nối hoặc hàn, lắp bu lông liên kết. Dầm phải được chống đỡ bên dưới theo quy định của thiết kế thi công hoặc chỉ dẫn của thiết kế công trình. Trình tự và hướng lắp tấm sàn cần được ghi rõ trong thiết kế thi công và phải bảo đảm độ ổn định công trình, đồng thời bảo đảm khả năng liên kết các tấm với kết cấu chịu lực. Diện tích tiếp xúc của tấm lên gối tựa phải bảo đảm theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Các tấm sàn hoặc tấm mái bêtông ứng lực trước lắp cạnh nhau có thể xảy ra trường hợp các mặt đáy sàn và mái không ăn khớp với nhau do có sự chênh lệch về độ vồng và độ dày. Có thể điều chỉnh trên công trường bằng kích cây chống bên dưới, gia tải hoặc bằng các phương pháp tương tự để làm giảm tác động của độ vồng khác nhau và sự sai khác theo đường thẳng đứng của các cấu kiện lắp cạnh nhau trước khi liên kết các cấu kiện đó hoặc đổ lớp bêtông bù mặt sàn. Trước khi lắp các tấm mái, phải lắp các hệ giằng đứng và ngang đảm bảo ổn định tổng thể của hệ dầm mái, vì kèo mái và sâu đó liên kết các tấm mái vào dầm mái, dàn mái. Biện pháp và trình tự lắp các tấm mái phải đảm bảo sự truyền lực xuống dầm dưới dạng phân bố đều và đối xứng trong quá trình lắp ghép. Khi lắp đặt tấm sàn nhà nhiều tầng, trước hết phải lắp đặt và liên kết các tấm giằng. 5. Các yêu cầu đối với đổ vữa không co hoặc bêtông chèn mối nối : Việc liên kết các mối nối lắp ghép cấu kiện bêtông ứng lực trước được thực hiện chủ yếu bằng đổ vữa không co và bêtông cốt thép, không thực hiện liên kết hàn. Đối với vữa chèn các khe hở nhỏ và mối nối, các lỗ chờ lắp ghép vào thép chờ sẵn phải là vữa ximăng với cốt liệu tự nhiên, có độ linh động cao và phát triển cường độ nhanh, không co ngót, có cường độ theo yêu cầu của thiết kế. Vữa không co phải do các cơ sở sản xuất có đăng ký chất lượng hàng hoá cung cấp. Ngoài chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, trước khi sử dụng đơn vị thi công phải tiến hành thí nghiệm và được tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận. Quy trình đổ vữa cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của nhà cung cấp về liều lượng nước trộn,phương tiện thiết bị dùng trộn vữa, thời gian trộn và thời gian cần kết thúc việc rót vữa sau khi trộn. Tất cả các mối nối liên kết khi đổ vữa không co hoặc bêtông chèn cần được ghi nhật ký chính xác vị trí trên công trình, tên cấu kiện và người thực hiện, đồng thời phải được tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu. Các mối nối liên kết kích thước lớn có hoặc không có thép liên kết được đổ bêtông đồng thời với lớp bêtông bù mặt sàn hoặc đổ trước đó, đảm bảo đồng nhất với bêtông cấu kiện, có cường độ theo quy định của thiết kế. Cường độ bêtông mối nối chịu lực khi tháo dỡ ván khuôn phải đạt yêu cầu mác thiết kế. Công tác đổ, đầm và bảo dưỡng bêtông, công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành theo đúng quy định tại mục 6.4, 6.5 và 7 của TCVN 4453:1995. Hàn và chống ăn mòn mối nối, chi tiết đặt sẵn. Hàn liên kết mối nối được sử dụng chủ yếu trong thi công lắp ghép cấu kiện bêtông cốt thép thông thường, không được dùng liên kết hàn đối với thép ứng lực trước, trừ một số trưòng hợp đặc biệt để hàn các chi tiết đặt sẵn ở bộ phận không ứng lực trước của cấu kiện theo yêu cầu và chỉ dẫn riêng của thiết kế. Công tác hàn mối nối được thực hiện theo các tiêu chuẩn, chỉ dẫn về hàn cốt thép hiện hành, đồng thời phải theo đúng quy trình công nghệ hàn quy định trong thiết kế thi công. Cần xác định trình tự công tác hàn lắp ghép; phương pháp hàn; trình tự thực hiện các mối nối, chế độ hàn, đường kính các que, sợi hàn và các yêu cầu khác đối với vật liệu hàn. TVGS kiểm tra và nghiệm thu mối hàn cần theo yêu cầu về kỹ thuật hàn trong tiêu chuẩn TCVN 6834 - 2 : 2001 (ISO 9956 - 2:1995). Phần 2. 6. Đổ lớp bêtông bù mặt sàn ứng lực trước tại công trường Sau khi lắp ghép các tấm sàn đặc và sàn rỗng bêtông ứng lực trước, phải chống đỡ các dầm và sàn theo quy định của thiết kế thi công, hiệu chỉnh độ vồng và độ chênh lệch mép các tấm cạnh nhau, như đã nêu trong điều 4.3.5.3 và được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi tiến hành đổ lớp bêtông trên mặt sàn. Việc đổ lớp bêtông mặt sàn cho toàn bộ sàn sau khi lắp ghép xong hoặc ngay sau khi lắp được một số khoang sàn để tạo độ ổn định cho kết cấu công trình do thiết kế quy định. Trường hợp không có trong quy định của thiết kế, thì thực hiện theo biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt. Độ dày và cường độ lớp bêtông đổ bù phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Sử dụng vật liệu cho bêtông đổ tại chỗ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn hiện hành: Ximăng phù hợp với TCVN 2682:1999 và TCVN 6260:1997. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-85

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Cốt thép phù hợp với TCVN 1651:1985. Cốt liệu cho bêtông phù hợp với TCVN 7570:2006. Nước phù hợp với TCXDVN 302:2004. Phụ gia phù hợp với TCXDVN 325:2004. Đối với các sàn nhà nhiều tầng, việc chống đỡ tầng trên sau khi đã tháo giáo chống tầng dưới phải đảm bảo lớp bêtông đổ bù đạt 70% cường độ thiết kế. Việc chất tải trọng để thi công các tầng tiếp theo phải được quy định chặt chẽ trong thiết kế thi công hoặc do kỹ sư thiết kế kiểm tra, chấp thuận. 7. Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép Việc kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các cấu kiện bêtông đúc sẵn phải đạt được yêu cầu: Xác định chất lượng cấu kiện so với thiết kế. Đánh giá chất lượng công tác lắp ghép. Kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình (hay hạng mục công trình) sau khi đã lắp ghép xong và khả năng được tiến hành thi công các công việc tiếp theo. Kịp thời sửa chữa các sai sót trong quá trình lắp ghép. Cần tiến hành kiểm tra nghiệm thu những vấn đề sau đây. Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ; dung sai thực tế so với dung sai cho phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các tấm sàn cạnh nhau..., công tác chống đỡ cấu kiện. Chất lượng đổ vữa không co, bêtông chèn mối nối lắp ghép và khe hở; chất lượng mối hàn liên kết. Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép. Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế. Cần tiến hành nghiệm thu các công tác khuất và những vấn đề sau đây: Lớp lót dưới móng tường, móng cột; Các móng (lắp ghép hay đổ tại chỗ) trước khi lắp ghép cột hoặc tường; Các gối và mặt tựa của cấu kiện. Cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn, lưới thép lớp bêtông đổ bù mặt sàn; chất lượng mối hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn. Mức độ chèn kín các khe hở và mối nối liên kết bằng vữa không co hoặc bêtông. Khi nghiệm thu, đánh giá chất lượng công tác thi công lắp ghép cấu kiện bêtông đúc sẵn cần căn cứ các kết quả kiểm tra trong quá trình thi công. Công tác kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo chỉ được tiến hành sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt (nhịp, khung nằm trong phạm vi giữa các khe nhiệt v. v...). ĐVTC không được tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu. Sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bêtông đúc sẵn không vượt quá các trị số quy định trong thiết kế và không được vượt quá các trị số trong Bảng 1 TCXD 390:2006. Hồ sơ nghiệm thu kết cấu bêtông lắp ghép bao gồm: Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đúc sẵn. Các văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu xây dựng như: vữa không co, bêtông chèn, que hàn, sơn chống rỉ, cốt thép, bêtông đổ bù, các vật liệu khác đã sử dụng trong công trình. Bản vẽ hoàn công lắp cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế. Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế. Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình. Sổ Nhật ký thi công công trình ghi mọi diễn biến trong quá trình thi công từ khi khởi công đến khi kết thúc và những thoả thuận biện pháp xử lý kỹ thuật giữa nhà thầu và tư vấn giám sát hoặc đại diện thiết kế.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-86

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

III.CÔNG TÁC GIÁM SÁT PHẦN HOÀN THIỆN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Các tiêu chuẩn áp dụng khi thi công phần hoàn thiện TCVN 5674-92 công tác hoàn thiện trong xây dựng - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4314-86 vữa xây dựng - yêu cầu kỹ thuật TCVN 4459-87 hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng. TCVN 4519-88 - hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình - quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4732-89 gạch ốp lát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật TCVN 6073-95 sản phẩm sứ vệ sinh - yêu cầu kỹ thuật 2. Một số qui định Trước khi thi công hoàn thiện từng phân hay hoàn thiện toàn bộ công trình, cần thực hiện các công tác cơ bản sau : Lắp và chèn xong khung cửa vào tường. Thi công xong lớp lót nền (sàn) Thi công xong lớp sàn khu WC, chèn xong khe các đường ống, lỗ thu nước . Lát mái bằng gạch thông tâm và gạch lá nem. Lắp đặt xong lan can. Lắp đặt xong hệ thống cấp và thoát nước, chèn các liên kết, đầu mối của các hệ thống ống dẫn. Trình tự của công tác hoàn thiện : Kiểm tra và hoàn thiện mặt tường xây tại các vị trí lắp đặt thiết bị điện nước, vệ sinh, khung cửa, kiểm tra bề mặt trần. Hoàn thiện bề mặt trần, tường bằng trát và ốp. Hoàn thiện bề mặt cửa, lắp kính, sơn cửa, đánh véc ni, đánh bóng đồ gỗ. Lát nền. Hướng thi công: hoàn thiện từ trên xuống dưới. Vật liệu và các sản phẩm sử dụng cho công tác hoàn thiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và chỉ dẫn của thiết kế, được giám sát A chấp nhận. Các công tác hoàn thiện sẽ được thực hiện bám đuổi theo nhau, không chồng chéo lên nhau. 2. CÔNG TÁC TRÁT Công tác trát được tiến hành bám đuổi theo các công tác xây lắp thô và theo quy định nêu ở mục I. 1. Chuẩn bị: Vữa trát: được trộn tại công trường bằng máy trộn dung tích 80L ÷ 120L. Vận chuyển vữa lên cao trong thùng bằng vận thăng. Trước khi pha trộn vữa thực hiện mẫu vật liệu đến phòng thí nghiệm thiết kế thành phần vữa. Pha trộn vữa theo tỉ lệ ghi trong phiếu thí nghiệm. Mặt phẳng trát : Trước khi trát, bề mặt kết cấu được làm sạch bụi vữa, bẩn, mặt tường trần gồ ghề được tẩy lồi, đắp lõm cho phẳng sau đó tưới ẩm. Trát thử một vài chỗ để xác định độ dính cần thiết (đối với trần, dầm, dạ cầu thang) Chuẩn bị mặt phẳng trát: kiểm tra mặt phẳng sẽ trát, rồi dùng đinh đánh dấu mặt chuẩn Cách đặt mốc để trát bằng vữa ximăng như sau : Cách góc trên trần và tường 20 cm đắp 2 mốc, chiều dày bằng chiều dày lớp trát. Căng dây qua 2 mốc, khoảng cách 2 m đắp mốc, mốc chạm dây căng. Từ đó thả dọi, cách sàn 20 cm đắp mốc, mặt mốc chạm dây dọi, ở giữa đắp hàng mốc trung gian, sau đó bắt đầu trát 2. Kỹ thuật trát: Lớp trát lót: lớp lót dày 13mm, khi trát không cần xoa nhẵn và phải khía bay, lớp áo dày 7mm, khi trát dùng bàn xoa nhung nước xoa nhẵn. Khi trát, liên tục dùng thước tầm 3m áp sát mặt trái để kiểm tra mặt phẳng trát. Mỗi lớp trát phải phẳng, khi lớp lót se mới trát lớp áo, trường hợp lớp trước đã khô thì cần phun ẩm trước khi trát lớp sau. Lọc vữa lọc qua sàng 3mm x 3mm đối với vữa trát lót và qua sàng lỗ 1,5 x 1,5mm đối với vữa trát lớp áo. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-87

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Độ sụt vữa lấy bằng 60 đến 70mm Để tránh vết hoen ố, rạn nứt mặt trát, cần làm ẩm chỗ tiếp giáp của phần tường trát trước khi trát phần tường sau. Để tạo độ phẳng của một mặt phẳng trát, phải làm các mốc trát trước. Riêng các chi tiết gạch hoa bêtông, chớp cầu thang sử dụng bằng bêtông chế tạo tại xưởng chuyên ngành, lắp ráp tại hiện trường, sau đó trát nghiêng phần chỗ ghép nối. Bên ngoài quét vôi theo thiết kế. 3. Nghiệm thu: Lớp vữa trát phải bám dính chắc vào kết cấu, không bị bong, kiểm tra bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Bề mặt vữa trát không được có vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ như các khuyết tật khác như vữa cháy, vết rạn chân chim, vết hằn của dụng cụ trát.... Góc, cành, gờ, tường, chân cửa, chỗ tiếp giáp với khuôn củ không gồ ghề nham nhở. Các đường gờ cạnh sắc nét, góc vuông vức (được kiểm tra bằng thước vuông) cạnh các ô cửa song song với nhau. Lớp trát ăn tận khuôn cửa, mặt trên của bậu cửa có độ dốc theo thiết kế. Sau khi trát phải chú ý bảo vệ lớp trát, che mưa nắng trong 2 ÷ 3 ngày đầu, cân giữ cho lớp trát sau khi vừa ninh kết, tốt nhất là trong tuần lễ đầu. Độ sai lệch của bề mặt trát không quá các trị số sau : Độ phẳng: số chỗ lồi lõm ≤ 2 độ sâu vết lồi lõm < 3mm Độ sai lệch theo phương đứng của mặt tường < 10mm trên toàn bộ độ cao (chiều rộng) phòng. Độ nghiêng của đường gờ < 5mm trên toàn bộ chiều cao kết cấu. 3. CÔNG TÁC LĂN SƠN Lăn sơn lên bề mặt của các bộ phận công trình để có tác dụng chống lại tác hại của thời tiết, tăng độ bền cơ học của kết cấu và làm tăng vẻ đẹp của công trình. Toàn bộ vật liệu sơn và bột bả phải được cung cấp tới công trình trong trạng thái tốt, bao kín, chưa mở và cùng một loại. Lăn sơn sau khi các bức tường đã hoàn thiện bả bột, đã trát mịn và đạt độ phẳng, tường phải khô. Không được lăn sơn vào những hôm mưa. Bức tường, trần khi kiểm tra đã đạt độ phẳng, kiểm tra bằng mắt không thấy vết. Lăn sơn phải theo hướng từ trên xuống, ở những chỗ góc gờ cạnh phải dùng bút qét mịn để quét. Lăn sơn phải đạt độ đồng đều và theo đúng qui định của thiết kế. Với sơn mặt ngoài công trình, tận dụng giáo thi công, nhà thầu sẽ tiến hành sơn từ trên xuống. Sơn xong phần nào, nghiệm thu và dỡ bỏ giáo đến đó sẽ không gây bẩn phần tường đã sơn. 4. CÔNG TÁC ỐP TƯỜNG Công tác ốp là dùng vật liệu bền và đẹp bọc các bộ phận của công trình nhằm chống lại tác hại của không khí, nước làm ẩm ướt gây mốc, bong rộp đồng thời cũng tạo cho việc cạo rửa giữgìn mặt tường được dễ dàng, tạo điều kiện hợp vệ sinh. Trước khi ốp tường phải chuẩn bị bề mặt tường: cạo rửa sạch vết bẩn, rêu mốc, vết lõm các mạch vữa xây, sửa sang mặt tường cho bằng phẳng, tưới nước cho ướt mặt tường. Công tác ốp tường được thực hiện đan xen với các công tác hoàn thiện khác. 1. Chuẩn bị: Kết cấu được ốp bảo vệ và ốp trang trí cần nghiệm thu xong phần thô của kết cấu, phần xây gạch, phần bêtông cốt thép, lắp đặt đường ống, dây điện trong tường. Trước khi tiên hành ốp tường, cần hoàn thành việc trát tường phía trên diện tích ốp. Vật liệu ốp khi đưa đến công trường phải có nhãn bao gói .... và trình mẫu cho chủ đầu tư trước, phải phù hợp với yêu cầu thiết kế cùng các chỉ dẫn của chủ đầu tư. Vữa dùng cho công tác ốp trộn bằng máy vận chuyển lên cao bằng vận thăng. Độ sụt lấy bằng 60mm (có thể dùng thêm phụ gia hoá dẻo). Do đặc điểm thi công xen kẽ nên có thể trát lớp lót trước rồi khí bay để chỗ sau này ốp gạch, theo phương pháp này đến khi ốp nếu vữa khô thì phải tưới ẩm hoặc có thể trát lót vữa xe mặt là tiến hành ốp ngay (đối với ốp gạch men kính). Mặt ốp phẳng, đứng và có mầu sắc đồng nhất. Sai lệch của mặt ốp so với phương thẳng đứng đo trên 1 m chiều cao không được vượt quá 2mm khi kiểm tra bằng thước 2m, giữa bề mặt ốp với thước không có những khoảng hở lớn quá 2mm. Mạch vữa các viên phản gạch phải miết đầy vữa và sau đó làm sạch. Viên gạch ốp phải dính chặt vào tường, không có khoảng rỗng giữa viên gạch và mặt tường. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-88

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Chuẩn bị dụng cụ ốp (thước tầm, thuỷ bình, dây , dao cắt gạch men, cưa, máy cắt đá, máy mài cạnh viên gạch, đá, giẻ lau), chọn gạch đá viên lành, đúng kích thước, mặt sạch và bóng, đúng sắc màu, không rạn nứt. 2. Kỹ thuật ốp: Trước khi vào thi công ốp, dùng máy trắc đạc để lấy cốt và chọn mặt phẳng chuẩn. Nền phải được nghiệm thu về cao độ, bề dày, dung sai. Làm mặt phẳng ốp và lớop trát lót (xem mục I - công tác trát). Khi lớp trát lót se mặt (sau 8 tiếng) hoặc nếu lớp lót đã khô thì phun ẩm tiến hành ốp. Cách đặt mốc ốp: trước khi ốp phải đo mặt tường, xếp gạch để tính toán sao cho viên gạch men lỡ cỡ được dồn về 2 mép diện tích ốp và dồn về chân tường, ốp gạch từ dưới lên trên. Nghiệm thu đúng mặt tường trát trước khi ốp gạch. Nhúng gạch trong nước sạch 24h hoặc tới trạng thái bão hoà, sau đó phết hồ ximăng đều trên toàn bộ mặt sau rồi đưa viên gạch bám theo đường dây căng mốc, dùng tay vố viên gạch cho ăn vào vị trí, thẳng vạch ngang, vạch dọc với viên gốp trước. Liên tục dùng dây dọi, thuỷ bình và thước tầm để đo mặt phẳng ốp, độ thẳng đứng của mặt ốp và độ ngang bằng của từng hàng gạch. Khi phải dùng đến gạch lỡ cỡ thì cắt gạch bằng dao cắt chạy bằng cưa máy chuyên dùng. Cắt xong mài gạch bằng đá mài cho trơn mép, tuyệt đối không dùng gạch đá chặt nhăm nhở cho méo mó. Ốp gạch được từ 2 ÷ 4h thì dùng giẻ mềm lau sạch mặt gạch. Sau từ 8 ÷ 24 h tiến hành rót mạch bằng hố ximăng trắng nguyên nhân. Khi rót mạch dùng que thép 1 ly soi vào mạch cho hồ ximăng chảy đầy mạch. Ốp xong gạch đến đâu, dùng giẻ mềm lau sạch mặt gạch đến đó. 3. Kiểm tra và nghiệm thu công tác ốp Tổng thể mặt ốp đảm bảo đúng hình dạng và kích thước hình học, mặt không có vết nứt, vết ố. Vật liệu ốp đúng quy cách, kích thước, màu sắc hoa văn. Không cong vênh, sứt mẻ, màu đồng đều. Mạch ngang mạch dọc thẳng và sắc nét, đều đặn và đầy vữa. Vữa đệm tấm lót đặc chắc, khi vỗ trên mặt không có tiếng bộp. Vết nứt ở góc cạnh tấm ốp không quá 1mm Sai lệch mặt ốp theo phương đứng (tính trên 1m) không quá 2mm đối với màng ốp đá mặt trước và 1,5mm đối với mảng ốp gạch men kính. Độ sai lệch vị trí mặt ốp (theo cả 2 phương) trên suốt độ dài mạch không quá 3mm cho cả ốp đá và ốp gạch men. Độ không bằng phẳng theo 2 phương: không quá 2mm được kiểm tra bằng thước tầm 2m áp vào mặt ốp, dọc khe hở giữa thước và mặt ốp. Độ dày của mạch ốp: với gạch men là 2 mm ± 0,5mm 5. CÔNG TÁC LÁT NỀN 1. Chuẩn bị : Mặt sàn nền đã được thi công và nghiệm thu xong về cao độ, bề dày, dung sai, độ sạch kể cả phần lắp đặt đường ống và đường điện ngầm. Vật liệu lát được đưa đến công trường có nhãn mác, bao gói và phù hợp với yêu cầu kinh tế và chỉ dẫn của chủ đầu tư, được trình chủ đầu tư từ trước. Vữa dùng trong công tác lát được trộn bằng máy, đưa lên cao bằng vận thăng. Chuẩn bị dụng cụ : Thước tầm, thuỷ bình, cưa máy chuyên dùng cắt gạch đá, đá mài cạnh gach, giẻ lau. Chọn gạch: dùng những viên lành, đúng kích thước, mặt hoa sạch, bóng, đúng hoa văn, đúng sắc màu, không cong vênh rạn nứt. 2. Kỹ thuật lát : Trước khi thi công lát, dùng máy trắc đạc kiểm tra mặt phẳng nền (sàn), đánh dấu cốt lên chân tường, kiểm tra độ vuông vức của nền. Chọn mặt phẳng chuẩn sao cho sàn khu WC đúng độ dốc thiết kế, sàn các gian kề nhau đồng cốt. Đối với sàn khu WC cần kiểm tra nghiệm thu lớp chống thấm sàn, chèn kín lỗ ống nước, hố thu.... Chia ô: đặt 2 hàng gạch vuông góc với nhau ở vị trí giữa nhà để tính toán và chia gạch. Chia đều phần gạch lỡ cỡ về 2 mép sàn đối xứng tạo mỹ quan, chia xong ô thì lát 2 hàng làm mốc, mạch vữa lấy = 1,5 mm. Khi lát căng dây theo cỡ 2 phương ngang và dọc nền.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-89

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Rải vữa lót theo đúng độ dày thiết kế, đặt viên gạch sao cho thẳng mạch ngang và mạch dọc rồi dùng chày gỗ gõ cho gạch xuống đều, chú ý đặt gạch và đá theo chiều hoa văn hài hoà tránh tạo sự tương phản rõ rệt. Khi cần sử dụng viên gạch lát lỡ cỡ thì dùng cưa chuyên dùng để cưa sau đó dùng đá mài trơn ghép mạch, không cắt nham nhở. Cứ lát được 2 hàng gạch thì dùng giẻ lau lau sạch mặt gạch, lát được 3 hay 4 hàng thì dùng thước tầm áp át mặt lát rồi xoay thước để kiểm tra độ phẳng lát. Lát nền được 24 đến 48 tiếng thì tiến hành chèn mạch bằng hố ximăng trắng nguyên chất, hồ ximăng pha loãng, rót cho chảy tràn mạch rồi dùng tấm cao su gạt đi gạt lại cho hồ thấm đầy vào khe mạch, dùng giẻ mềm lau mặt gạch. Chèn kỹ khe gạch lát với chân tường. Bảo vệ mặt lát: trong vòng 3 ngày sau khi lát xong, dùng ván 3 phân lát phủ lên mặt nền để làm lối đi lại, sau 7 ngày mới tải lên sàn. 3. Kiểm tra và nghiệm thu: Mặt lát bằng phẳng, đồng đều màu, đúng hoa văn, không tạo độ tương phản thanh từng màng viên gạch không có vết nứt cạnh không > 3mm. Gạch lát ăn chắc vào nền nhà, gõ nhẹ không kêu bộp. Mạch chèn không dày quá 1,5mm, yêu cầu thẳng tắp, sắc nét. Sai lệchđộ phẳng theo cả 2 phương không > 2mm 6. LẮP DỰNG CỬA KÍNH, KHUNG NHÔM 1. Yêu cầu chung: Sau khi lắp đặt xong cửa sổ và cửa đi phải có độ thấm không lớn hơn 12 m3 /h cho mỗi mét dài của foint ở áp lực thử 15mm cột nước không dò nước khi thử ở áp lực này trong 15 phút với dòng 0,005 l/m3/s. Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ thử nghiệm khi cung ứng lắp đặt. 2. Chuẩn bị: Kính phải đúng chủng loại và đúng yêu cầu thiết kế Phụ tùng: theo đúng yêu cầu thiết kế Cửa phải kiểm tra lại độ lệch về kích thước, độ vuông góc. 3. Lắp dựng: Khi lắp dựng khung cửa, dùng máy thuỷ bình, thước góc, dây dọi để căn chỉnh, tuyệt đối tránh tình trạng ô cửa méo, khung cửa đổ nghiêng. Bản lề cánh: được lắp đầy đủ và thẳng trục với nhau nhằm ngăn ngừa tình trạng khó đóng mở và cửa bị xệ xuống sàn. Khung cửa sau khi lắp cần đạt toạ độ vuông, độ cong vệnh đều nhỏ hơn 3mm, đường chéo dung sai < 4mm. 7. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ NƯỚC 1. Các vấn đề chung: Công tác lắp đặt thiết bị điện và nước được tiến hành sau khi căn phòng đã hoàn thiện. Lắp đặt thiết bị sau khi đã thử xong áp lực của hệ thống đường ống cấp thoát nước và sau khi thử xong hệ thống đường dây cấp điện. Vật liệu thiết bị cung ứng theo yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn của chủ đầu tư và được trình chủ đầu tư khi lắp đặt. Các thiết bị lắp đặt theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. 2. Thi công lắp đặt: a. Thiết bị đường nước sinh hoạt và cứu hoả : Các thiết bị khi lắp đặt được căn chỉnh bằng dây dọi và ống thuỷ bình. Các thiết bị cùng chủng loại thì được lắp đặt theo cùng một kiểu, cùng độ cao thống nhất. Liên kết các thiết bị vệ sinh với các kết cấu xây dựng, ta đã đặt sẵn các bulông và giá đỡ từ khi thi công kết cấu. Sau khi lắp đặt thiết bị xong, cần sửa sang mối liên kết cho đảm bảo kỹ quan: nền và sàn đã nghiệm thu về độ chống thấm. Mỗi thiết bị vệ sinh đều được nối ra mạng thoát nước bằng ống xi phông. Tại chỗ nối giữa thiết bị và xi phông cần dùng các vòng cao su bền nước chèn chặt để chống rò rỉ nước ra sàn và ngăn mùi hôi bay ra xung quanh. Ống ra của chậu xí phải được nối trực tiếp với miệng loe của ống thoát. Miệng loe ống của ống thoát được đặt ngang với mặt sản. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-90

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Các ống thoát nước mưa từ mái, hệ thống rãnh, ga, cống phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, không bị tắc nghẽn, dềnh nước khi mưa. Phễu thu nước bẩn được đặt ở vị trí thấp nhất của sàn và được chôn vữa đảm bảo để nước không rò rỉ qua lỗ đặt ống. Mặt lưới chắn rác của phễu đặt thấp hơn sàn (hay mặt đáy của rãnh vét) từ 5 đến 10mm. Trước khi lắp đặt thiết bị chú ý đề phòng rác bẩn đọng trong ống xi phông bằng cách kiểm tra và tháo nắp dưới của ống xi phông ra. Bàn giao thiết bị vệ sinh ở trạng thái chưa sử dụng. Thử áp lực đối với đường ống cấp cứu hoả (theo quy định của PCCC). b. Thiết bị đường điện chiếu sáng, sinh hoạt. Ổ cắm, công tắc, bảng điện, bóng đèn .... được lắp đúng theo thiết kế và kết hợp thực tế. Dùng dây dọi, thuỷ bình căn chỉnh sao cho các mép thẳng đứng, ngang bằng, đảm bảo không rò điện ra xung quanh. Bắt đầy đủ các ốc vít liên kết thiết bị vào kết cấu. Móc treo đèn và treo quạt trần được móc lồng nhau trong ống nhựa cách điện. Móc treo đèn và kết cấu để treo đèn tính cho khối lượng treo là 15 kg. Các đèn điện và phụ tùng của chúng cần được lắp sao cho bảo dưỡng, sửa chữa được dễ dàng bằng phương tiện thông thường . Phần đường dây điện đi trong ống nhựa ngầm tường phải được tiến hành trước khi trát hoàn thiện. Đường giáp nối giữa bảng điện, hộp công tắc, ổ cắm .... được sửa sang đảm bảo mỹ quan cho mặt tường, trần. c. Nối đất : Phương pháp đặt nối đất theo đúng thiết kế, điện trở tiếp địa thu lôi phải đạt Rtd < 10 ôm. Điện trở tiếp địa an toàn đạt R ≤ 4Ω . d. Chú ý : Khi thi công lắp đặt thiết bị cần có sự liên hệ để không làm ảnh hưởng đến các công việc hoàn thiện khác. Dùng các loại thang nhôm (thang gấp, thang hình chữ A) chân thang có bọc nhựa làm sán thao tác để thi công lắp thiết bị điện để tránh sứt mẻ, vỡ, bẩn .... cho tường, sàn trần. Không dùng các vật nặng, sắc cạnh để bẩy, chèn để ngừa sứt vỡ thiết bị. Lắp thiết bị xong dùng giẻ mềm để lau sạch thiết bị. 8. CÔNG TÁC VỆ SINH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 1. Trong quá trình thi công: Suốt quá trình thi công, bố trí một đội làm công tác vệ sinh trên công trường và toàn bộ mặt bằng công trường. Khi thi công bất kỳ một công việc gì thì người thi công đều hpải thực hiện công tác vệ sinh kết cấu như đã trình bày ở phần biện pháp thi công (cụ thể cho từng công tác thi công). 2. Sau khi thi công các công tác hoàn thiện, công tác vệ sinh chuẩn bị bàn giao công trình cần thực hiện những bước sau: Làm sạch khung cửa, tẩy sạch các vết bẩn bám dính ở khung. Sửa các chỗ tiếp giáp các thiết bị điện, nước với tường trần, làm sạch các dấu bẩn trên tường, trần bằng quét lại sơn. Lau mặt kính khỏi các vết bụi, sơn, vữa .... Lau sạch các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh bằng giẻ mềm. Lau nền nhà. 3. Các điểm chú ý: Khu thực hiện công tác vệ sinh sau khi đã thi công hoàn thiện, không sử dụng đà giáo bằng thép, chỉ sử dụng các loại thang nhôm (thang gấp và thang chữ A) chân thang có bọc vỏ nhựa để thi công để tránh hư hại bề mặt hoàn thiện. Chỉ dùng giẻ mềm và chất tẩy làm bòng mặt kết cấu và mặt thiết bị, không dùng hoá chất có hại và vật sắc nhằm tránh hoen ố, trầy xước bề mặt các vật này.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-91

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 9. QT TVGS THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HẠ TẦNG VÀ CẢNH QUAN NGOÀI NHÀ Căn cứ lập qui trình: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ Tướng chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ giao nhận thầu giữa đơn vị thi công và Ban quản lý dự án. Biện pháp thi công do nhà thầu lập và được PMB phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Báo cáo khảo sát địa chất công trình. Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước. Cùng các tiêu chuẩn: + Các yêu cầu của thiết kế. + Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. + TCVN 5637 - 1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD. Nguyên tắc cơ bản. + TCVN 4055 - 1985: Tổ chức thi công. + TCVN 5308 - 1991: Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng. + TCVN 4452 - 1987: KCBT và BTCT lắp ghép. Qui phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 4453 - 1995: KCBT và BTCT toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN-5540-91: Bê tông. Kiểm tra đánh giá độ bền, quy định chung + TCVN-2682-92: Xi măng Pooclăng + TCVN-1770-86: Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật + TCVN-1771-86: Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật + TCVN-5592-91: Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên + TCVN-4506-87: Nươớc cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật + TCVN-3106-93: Bê tông nặng. Phơương pháp thử độ sụt + TCVN-3105-93: Bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dơưỡng mẫu + TCVN-1651-85: Thép cốt bê tông cán nóng. + TCXDVN 305 - 2004: Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Phần ốp lát. + TCVN 4085 - 1985: Kết cấu gạch đá. Qui phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 4516 - 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. QP thi công và nghiệm thu. + TCVN 5674 - 1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu. + TCVN 4091 - 1985: Nghiệm thu các công trình xây dựng. + TCXDVN 286 - 2003: Đóng và ép cọc. Qui phạm thi công và nghiệm thu. + TCXDVN 269-2002: Cọc. Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng nén tĩnh dọc trục. + TCXDVN 309 - 2004: Công tác trắc địa trong xây dựng. + TCVN 4447 - 1987: Công tác đất. Qui phạm thi công và nghiệm thu. + 22TCN 304 - 2003: Các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên. + 22TCN 252 - 1998: QT thi công và nghiệm thu cấp phối đá dăm kết cấu áo đường + 22TCN 249 - 1998: Quy trình thi công và nghiệm thu bê tông nhựa nóng. + 22 TCN 13 - 1979: Quy trình xác định dung trọng đất bằng phương pháp rót cát. + 22TCN 16 - 1979: QT kiểm tra độ bằng phẳng mặt đường bằng thước ba mét.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-92

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (LƯU Ý: NỘI DUNG TRONG CÁC CỘT PHẢI TƯƠNG ỨNG THEO HÀNG) Bộ phận tham Công cụ và gia phương pháp kiểm tra A. Giám sát công tác chuẩn bị của Nhà thầu I. Tài liệu + Tổ GS hạ tầng - Thuyết minh + bản vẽ thiết kế kỹ Con người + Tổ chất lượng thuật, bản vẽ thiết kế thi công, biện pháp kỹ thuật thi công. - Các tài liệu về vật liệu sử dụng kèm theo kết quả kiểm tra được phê duyệt. - Hồ sơ mời thầu - Hồ sơ dự thầu II. Nhân lực +Tổ GS Hạ tầng - Sơ đồ tổ chức nhân sự của tổ hợp nhà Con người thầu và của từng công ty: + Số cán bộ tham gia dự án + Cán bộ phụ trách các công việc tại hiện trường và hồ sơ nghiệm thu III. Nguồn Lực + Tổ GS Hạ tầng Kiểm tra sự chuẩn bị của các công ty Con người + Tổ trắc đạc bao gồm: + Tổ chất lượng + Kiểm tra năng lực cung cấp vật liệu, số lượng xe, quãng đường vận chuyển... + Kiểm tra vật liệu, thiết bị lắp đặt trước khi đưa vào công trình: các chỉ tiêu kỹ thuật, xuất xứ, số lượng và chủng loại, quyết định phê duyệt. + Kiểm tra các thiết bị máy móc trước khi đưa vào công trường và trước khi thi công. + Kiểm tra vật tư, vật liệu đưa vào công trường + Kho bãi + Mặt bằng thi công, vị trí thi công của từng đơn vị + Biên bản bàn giao mặt bằng thi công từ PMB + Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh môi trường B. Quy trình giám sát chi tiết thi công cảnh quan ngoài nhà 1. Công tác trắc đạc - Giám sát công tác lập lưới khống chế Máy toàn đạc + Tổ trắc đạc mặt bằng, trục, cao độ chi tiết phục vụ điện tử thi công xây lắp: ranh giới san nền và Máy thuỷ đắp đồi, biên hồ và kè, đường dạo, bình cầu, bãi đỗ xe, sân khấu ngoài trời, bãi đỗ trực thăng, quảng trường Hà nội, khu vực cây xanh, thảm cỏ, trạm xử lý nước thải, các khu vực lát gạch và đá. - Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình. Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

www.coninco.com.vn

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư phê duyệt

Bằng cấp Chứng chỉ tay nghề

Hồ sơ kiểm tra chất lượng Chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu, thiết bị lắp đặt do thiết kế hoặc PMB duyệt. Chứng chỉ kiểm định các thiết bị máy móc. Chứng chỉ, lấy mẫu TN

TCXDVN 309: 2004

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-93

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà - Kiểm tra công tác đo vẽ hoàn công của nhà thầu. - Giám sát công tác quan trắc biến dạng lún của công trình (nếu PMB yêu cầu). - Xác định tim trục 2. Công tác chất lượng: 2.1. Công tác kiểm tra trước khi thi công: - Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, kết quả thí nghiệm mẫu vật liệu so sánh với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. - Kiểm tra định kỳ vật liệu tại hiện trường. - Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị thi công với yêu cầu của công việc. - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công trước đó. - Lấy mẫu vật liệu tại hiện trường để kiểm tra thí nghiệm đối chứng tại phòng thí nghiệm (nếu cần). - Kiểm tra hồ sơ vật tư nhập ngoại (vải địa kỹ thuật,....). 2.2. Công tác giám sát trong quá trình thi công 2.2.1 Thi công đào, đắp, san lấp mặt bằng; sân khấu ngoài trời; đắp đồi, kè hồ 1, 2, 3. a) Công tác thi công đào, đắp, san lấp mặt bằng, đắp đồi. - Kiểm tra bề mặt các phân đoạn bóc hữu cơ. - Kiểm tra vật liệu: đất đào hồ để đắp, cát san nền, đất đồi. - Kiểm tra bề mặt các lớp đắp (tim, cốt, vệ sinh bề mặt). Kích thước hình học đáy hố đào, hố móng chân khay. - Kiểm tra khu vực đào đắp: loại đất thích hợp để đắp và đất không thích hợp để chở ra khỏi công trường. - Kiểm tra việc thực hiện theo trình tự biện pháp thi công, chất lượng thi công từng khu vực, công đoạn. - Kiểm tra điểm dừng phân đoạn thi công, chờ hồ sơ thiết kế xử lý (chú ý đến tim cốt và bề mặt vật liệu). - Đối với công tác đắp đồi, các cao độ khống chế đối với từng lớp ứng với chủng loại vật liệu yêu cầu, độ dốc, độ chặt các lớp đó. b) Công tác kè hồ 1,2,3 www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

+ Tổ GS Hạ tầng + Tổ chất lượng Yêu cầu kỹ thuật của thiết kế Tiêu chuẩn Thiết kế được duyệt. Đúng chủng loại thiết bị, kiểm định an toàn. Đối chiếu theo các điều khoản của các tiêu chuẩn tương ứng được ghi mục căn cứ lập qui trình.

Con người

Con người Con người Con người Con người Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng

Bằng mắt

Yêu cầu thiết kế và biện pháp thi công được duyệt.

Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn TCVN 4447 - 1987 TCVN 4085 - 1985 TCVN 4516 - 1988 TCVN 4091 - 1985 TCVN 5674 - 1992 TCVN 4453 - 1995 22 TCN 16 - 1979 Các tiêu chuẩn có liên quan

Con người Máy thuỷ bình Con người Con người Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-94

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà Tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi thi công. - Nguồn gốc vật liệu đầu vào hạng mục kè hồ (bê tông dầm chân kè, vải địa kỹ thuật, vữa xây kè, đá xây, sỏi, dầm chân khay, ống thoát nước mái kè, vữa chống thấm và bitum trám khe co giãn..). - Giám sát công tác thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công bờ kè hồ cũng như dầm chân khay. - Kiểm tra công tác đào đất dầm chân khay, đóng thử cọc tre (nếu có) dải vải địa và đổ bê tông lót. - Kiểm tra bật mực, định vị, tim cốt dầm chân khay sau khi đổ lót.

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Các tài liệu tham chiếu và dung sai Phê duyệt vật liệu của PMC, PMB.

Con người TCXDVN 309-04 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Thước thép, máy toàn đạc, thuỷ bình Thước thép, bằng mắt

Thước thép, máy toàn đạc, thuỷ bình Bằng mắt, - Kiểm tra công tác cốp pha, cốt thép, Thước thép bê tông dầm chân kè (xem mục 2.2.7), Chú ý kiểm tra vị trí khe co giãn của Thước thép, bờ kè. - Kiểm tra công tác bê tông dầm chân máy thuỷ kè sau khi đổ, vệ sinh bề mặt trước khi bình Thước thép, xây kè. - Kiểm tra công tác xây kè đến cốt bằng mắt +4m và đổ sỏi móng chân kè (kết hợp với công tác thoát nước tại các vị trí Thước thép, máy thuỷ cửa xả vào hồ). - Kiểm tra công tác đào đất taluy mái bình kè và định vị đỉnh kè, kích thứoc mặt Máy toàn cắt ngang từng khu vực. - Kiểm tra công tác xây kè từ cốt +4m đạc, Thước đến cốt +5.85m và đổ sỏi mái kè (kết thép hợp với phần hè, đường dạo và khu vực cảnh quan xung quanh). c. Đối với đáy hồ: - Cao độ đáy hồ (độ dốc) và san, lu Thước thép, lèn, độ dốc, độ chặt các lớp đệm đáy Thuỷ bình hồ. Con người 2.2.2 Cầu A, B - Kiểm tra nguồn gốc vật liệu và thiết bị: cọc bê tông, máy đóng cọc, bê tông, cốt thép, móng trụ cầu, bản giảm tải, và vữa xây cầu, gỗ lát mặt và lan can cầu, vật liệu hoàn thiện mặt cầu. a) Công tác đóng cọc cầu (tham khảo quy trình giám sát và nghiệm thu cọc Máy toàn đạc, Thuỷ đóng): - Giám sát công tác đóng cọc thử cầu bình đá (bao gồm kiểm tra nguồn gốc cọc Con người đầu vào). - Kiểm tra công tác nén tĩnh cọc thí www.coninco.com.vn

Bộ phận tham gia

TCVN 4447 - 1987; Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN 309-04 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Hồ sơ thiết kế phê duyệt

Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN 309-04 TCVN 4447 - 1987 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Hồ sơ thiết kế phê duyệt. Yêu cầu của thiết kế. TCVN 4447 – 1987 + Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng TCXDVN286-03 TCXDVN309-2004 TCXDVN269-2002 TCVN 4453 - 1995 Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN286-03 TCXDVN309-2004 TCXDVN 269-2002 Hồ sơ thiết kế phê duyệt

Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-95

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà nghiệm. - Giám sát công tác đúc cọc của nhà thầu dựa trên thiết kế cọc được thiết kế quyết định dựa trên KQ nén tĩnh và PMB phê duyệt. - Kiểm tra định vị cọc, mố, trụ, bản cầu, cao độ móng mố, trụ cầu, độ dốc bản cầu. - Giám sát công tác đóng cọc cọc đại trà (kiểm tra cọc trước khi đóng, quá trình hạ cọc, mối nối, độ chối cuối cùng). - Kiểm tra bê tông cốt thép móng mố, trụ cầu. Công tác xây cầu đá và nón cầu. - Kiểm tra gia công, lắp dựng, hoàn thiện mố, trụ, dầm, vòm, bản, lan can cầu. 2.2.3 Bãi đỗ trực thăng, bãi đỗ xe. - Kiểm tra vật liệu và thiết bị: thi công móng bê tông cốt thép neo bánh máy bay, thép gia công neo, vật liệu dùng cho các hạng mục đắp nền, móng và các trạm trộn và thiết bị thi công mặt bê tông nhựa bãi đỗ trực thăng, vật liệu và thiết bị thi công các hạng mục hoàn thiện bãi đỗ trực thăng. - Kiểm tra định vị cọc, cao độ của các hạng mục phụ trợ bãi đỗ trực thăng, độ dốc bề mặt bãi đỗ. - Kiểm tra gia công, lắp dựng, hoàn thiện các chi tiết kết cấu của các hạng mục phụ trợ cho bãi đỗ trực thăng. 2.2.4. Đường dạo. - Kiểm tra định vị, tim, bề rộng, cao độ và độ dốc của các tuyến đường dạo. - Kiểm tra vật liệu các lớp kết cấu đường dạo, đá và vữa xây lớp lát mặt đường dạo. - Kiểm tra bề mặt các lớp đắp (tim, cốt, vệ sinh bề mặt), độ chặt. Kích thước hình học. - Kiểm tra khu vực đào đắp: loại đất thích hợp để đắp và đất không thích hợp để chở ra khỏi công trường. - Kiểm tra việc thực hiện theo trình tự biện pháp thi công, chất lượng thi công từng khu vực, công đoạn. - Kiểm tra điểm dừng phân đoạn thi công, chờ hồ sơ thiết kế xử lý (chú ý đến tim cốt và bề mặt vật liệu). 2.2.5 Quảng trường Hà nội; tu bổ www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai hợp chuẩn. Hồ sơ thiết kế phê duyệt

Máy kinh vĩ, toàn đạc Máy thuỷ bình, mắt thường

Chứng chỉ thí nghiệm vật liệu.

Máy thuỷ bình, bằng mắt, thước Con người Con người

Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt.

Máy kinh vĩ, toàn đạc Con người

Con người Con người Máy kinh vĩ, thước Con người Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt.

Con người Con người

Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt. Kết quả thí nghiệm Các giấy tờ có liên quan

Con người

Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-96

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà đền ông Hoàng Ba - Kiểm tra nguồn gốc và chủng loại vật liệu sử dụng. - Kiểm tra bê tông nền. - Kiểm tra công tác hoàn thiện: bó vỉa, lát, ốp, đắp phào, cuốn thư, đắp phù điêu, sơn bả và màu sắc. 2.2.6 Cây xanh - Kiểm tra vật liệu, cây xanh trước khi đưa vào thi công: Đất hữu cơ và phân lót đáy hố trồng được xem xét, lấy mẫu tại nguồn cung cấp và phải được cơ quan chuyên môn kiểm tra (phòng thí nghiệm hợp chuẩn) về các tính chất sinh hoá, cơ lý bảo đảm thích hợp cho chủng loại cây trồng trên mặt bằng. Hoá đơn, chứng chỉ xuất vườn: nhà thầu cung cấp, địa điểm vườn ươm, số lượng, chủng loại, kích thước, độ tuổi...Trực quan về hình dáng, kích thước, sức sống. Kích thước, độ ổn định bầu đất. - Giám sát công tác thi công san rải, lu lèn đất mầu trên mặt bằng, thi công hố đào, lắp đặt ống thoát và thấm nước, lót phân mùn. - Giám sát công tác trồng cây: Vị trí cây trồng. Độ sâu chôn gốc. Thời điểm, thời tiết khi trồng cây. Các biện pháp định vị, cố định cây sau khi trồng xuống hố. - Kiểm tra quá trình chăm sóc cây sau khi trồng. - Các yêu cầu riêng: Các cây thân thảo như cỏ, hoa, dây leo phải được gieo, trồng vào thời điểm thích hợp để cây phát triển đẹp nhất, vào đúng dịp hội nghị, lễ, tết. Các cây thân mộc phải có số lượng dự phòng thích hợp (được trồng trên mặt bằng) để có thể thay thế cây chính khi các cây chết hoặc phát triển kém. Các cây trồng dạng vườn rừng cho phép sai số với biên độ rộng về kích thước, vị trí. Các cây trồng theo hàng phải hạn chế tối thiểu các sai số về vị trí và kích thước. Đặc biệt các cây trồng trên quảng trường Hà Nội, ngoài các yêu cầu cao về hình dáng kích thước còn cần bảo đảm độ đồng đều về hình dáng giữa các cây. 2.2.7 Trạm xử lý nước thải a) Công tác kiểm tra trước khi thi công www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Con người Máy toàn đạc. thước mét Con người Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng.

Đúng chủng loại thiết bị, đủ kiểm định an toàn. Quy trình nghiệm thu. Con người

Bằng thước kẹp Con người

Yêu cầu của PMB (nếu có) Biện pháp thi công được duyệt. Tiêu chuẩn Thiết kế được duyệt

Con người Con người

Thiết kế, biện pháp thi công được duyệt, TCVN 4453-1995

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-97

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu thép nhập về, so Con người sánh với yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn Con người kỹ thuật và phê duyệt của PMB. - Kiểm tra xác xuất đường kính cốt thép tại hiện trường. - Kiểm tra thiết bị thi công xem có phù Con người, hợp với yêu cầu của công việc. máy trắc đạc - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công trước đó. - Lấy mẫu thép tại hiện trường để kiểm tra thí nghiệm đối chứng tại phòng thí Máy trắc đạc. nghiệm (nếu cần). - Kiểm tra biện pháp lắp dựng cốt thước mét Bằng mắt, thép, cốp pha của các cấu kiện. - Kiểm tra cấp phối bê tông được thước mét, duyệt. Kiểm tra định kỳ cốt liệu trạm thước kẹp Bằng mắt, trộn - Kiểm tra các vật liệu khác (tấm cách thước mét Thước thép, nước, tấm gang đậy...) b) Công tác giám sát đào đất và ép thuỷ bình cọc cừ hố đào, đổ lót. - Giám sát công tác đóng cọc cừ, ván Bằng mắt cừ hố đào. - Kiểm tra cao độ, kích thước hố đào, Thước thép bề mặt, đổ bê tông lót. c) Công tác giám sát thi công lắp đặt cốp pha cốt thép. - Kiểm tra bật mực tim, cốt trên bề mặt Bằng thước bê tông. - Kiểm tra chủng loại, đường kính, số Con người lượng, khoảng cách cốt thép. - Kiểm tra vị trí lắp đặt cốt thép (tim đài, móng, tường). - Kiểm tra thép chờ cột, vách đúng hồ sơ thiết kế (chú ý đến tim cốt của khung thép chờ). - Kiểm tra vị trí nối cốt thép có phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ đảm bảo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Kiểm tra con kê

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Thiết kế được duyệt. TCXDVN309-2004 Biện pháp thi công, hồ sơ thiết kế được duyệt.

Thiết kế được duyệt

+ Tổ trắc đạc + Đội ME

Buộc ít nhất tại 3 vị trí (giữa và 2 đầu), chiều dài mối nối. 50mm (đối với các cấu kiện) Sai số ≤ ±5mm Cùng mác với mác BT cấu kiện. Không dính bùn, dầu mỡ, han gỉ Biện pháp thi công được duyệt

Bản vẽ ME và tiêu chuẩn thiết kế được duyệt. Mức gồ ghề giữa các tấm ≤ 3mm Sai số ≤8mm Sai số ≤10mm

Thước thép Đảm bảo không mất nước khi đổ và đầm BT Thiết kế được duyệt

Bằng mắt Bằng mắt, thước Thước thép, thuỷ bình

- Kiểm tra vệ sinh cốt thép Bằng mắt - Kiểm tra chất lượng cốp pha, chi tiết ghép nối, khoảng cách ty gia cường và Thước thép, các phụ kiện kèm theo (tính đồng bộ thuỷ bình Bằng thước, của cốp pha). www.coninco.com.vn

Bộ phận tham gia

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc

Biện pháp thi công được duyệt Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn bên trong cốppha. Phủ kín các mặt côppha tiếp xúc với bê tông. Được kê, đệm và đặt trên nền cứng, đảm bảo ổn định. Ti phải được xiết căng, dây văng cũng phải căng.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-98

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra - Kiểm tra bật mực kích thước tường, mắt cột trên bề mặt bê tông. - Kiểm tra chi tiết các lỗ chờ, chi tiết Bằng mắt chôn ngầm trong cấu kiện lắp cốp pha.

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai Biện pháp được duyệt. Đảm bảo tính ổn định, không chuyển vị ngang của hệ chống.

- Kiểm tra độ phẳng giữa các tấm ghép Bằng mắt nối Bằng mắt, thước, dùng - Kiểm tra vị trí trục cốp pha so với tay lắc mạnh trục thiết kế. - Kiểm tra độ thẳng đứng của cốp pha, Bằng mắt, đặc biệt là vách, cột. - Kiểm tra bề mặt, độ kín khít cốp pha. thước

TCVN 4453-1995, Quy trình nghiệm thu. Hướng đổ, ánh sáng, PP đổ, vị trí đứng máy trên MB, năng lực trạm, số xe BT, hệ sàn thao tác thi công. Thiết kế cấp phối được duyệt

- Kiểm tra mốc cao độ đổ bê tông. Con người - Kiểm tra mạch ngừng trong quá trình đổ bê tông đảm bảo yêu cầu thiết kế, Con người tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Kiểm tra vệ sinh bên trong cốp pha

Biện pháp được duyệt Không sai lệch cốt thép, cốp pha và lớp bê tông bảo vệ cốt thép, chiều cao đổ BT≤1,5m

- Kiểm tra lớp chống dính. - Kiểm tra cây chống, ti, văng. Kiểm Bằng mắt, tra khoảng cách giữa các cây chống, ti, thước, dụng cụ đo độ sụt văng. Con người - Kiểm tra hệ giằng của cây chống

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ chất lượng.

≤1,5 bán kính tác dụng của đầm. Cắm sâu vào lớp BT đã đổ 10cm. BT được đầm kỹ khi vữa XM nổi lên bề mặt, không còn bọt khí. Thiết kế được duyệt Thiết kế được duyệt Thiết kế được duyệt

Bằng mắt, - Kiểm tra công tác an toàn. thời gian đầm d) Công tác bê tông: Công tác bê tông được thực hiện khi các công tác trắc đạc, cốp pha, cốt thép, chi tiết lỗ chờ được các bên liên quan nghiệm thu kết thúc. Ngoài ra, Cần kiểm tra công tác chuẩn bị của Bằng mắt nhà thầu và các điều kiện liên quan. Máy thuỷ - Kiểm tra độ sụt bê tông và phiếu cấp bình + mia phối từng xe. Bằng mắt, thước - Kiểm tra công nghệ đổ bê tông, chiều dày, hướng đổ bê tông, điểm dừng. - Chiều cao lớp đổ 1 đợt: không vượt quá 50cm. Các lớp đổ cần được đổ và Con người đầm liên tục quay vòng cho đến khi đạt đủ chiều cao của một đợt đổ. Thời Con người www.coninco.com.vn

Biên bản hiện trường đi kèm

Theo biện pháp thi công được duyệt. Thiết kế được duyệt. Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-99

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra

gian quay một vòng không quá 1,5h. - Kiểm tra công nghệ đầm bê tông (độ chặt, chiều dày, khoảng cách di chuyển đầm).

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

TCXDVN309-2004 TCVN 5592: 1991 Con người

- Theo dõi thời gian gián đoạn đổ xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra tim cốt trong quá trình đổ bê tông. - Kiểm tra các lỗ chờ, chi tiết chôn ngầm xem có bị dịch chuyển hay không. - Trong quá trình đổ bê tông yêu cầu nhà thầu bố trí tổ cốp pha, cốt thép trực để kịp thời xử lý sự cố trong quá trình thi công. - Kiểm tra đột xuất cấp phối vật liệu tại trạm trộn. - Lập phiếu yêu cầu lấy mẫu bê tông cho từng khối đổ với chữ ký xác nhận của cán bộ TVGS. Số lượng mẫu tuỳ theo khối lượng đổ. d) Quy trình tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng bê tông. - Cốp pha chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng động khác trong giai đoạn thi công sau. - Kiểm tra chất lượng bề mặt, chi tiết chôn ngầm, lỗ chờ. - Kiểm tra tim, cốt cấu kiện đã thi công xem có đảm bảo yêu cầu thiết kế. - Bê tông sau khi được tạo hình xong được phủ ngay bề mặt bằng các tấm vật liệu đã được làm ẩm như bao tải, cót ẩm. Việc phủ mặt kéo dài tới khi bê tông đạt cường độ 5kg/cm2. Chú ý tưới nước giữ ẩm liên tục, thường xuyên. - Kiểm tra kích thước hình học, cao độ cấu kiện bê tông sau khi tháo cốp pha. e) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công. - Kiểm tra công tác hồ sơ được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công. - Các công tác nghiệm thu ký trực tiếp ngoài hiện tường thực hiện theo quy trình nghiệm thu đã được phê duyệt. www.coninco.com.vn

Bằng mắt, thước Bằng thước, Máy kinh vĩ Bằng mắt

Thiết kế được duyệt.

Thước thép, máy thuỷ bình.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-100

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

2. Công tác chất lượng: 2.1. Công tác kiểm tra trước khi thi công: - Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, kết quả thí nghiệm mẫu vật liệu so sánh với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. - Kiểm tra định kỳ vật liệu tại hiện trường. - Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị thi công với yêu cầu của công việc. - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công trước đó. - Lấy mẫu vật liệu tại hiện trường để kiểm tra thí nghiệm đối chứng tại phòng thí nghiệm (nếu cần). - Kiểm tra hồ sơ vật tư nhập ngoại (vải địa kỹ thuật,....). 2.2. Công tác giám sát trong quá trình thi công 2.2.1 Thi công đào, đắp, san lấp mặt bằng; sân khấu ngoài trời; đắp đồi, kè hồ 1, 2, 3. a) Công tác thi công đào, đắp, san lấp mặt bằng, đắp đồi. - Kiểm tra bề mặt các phân đoạn bóc hữu cơ. - Kiểm tra vật liệu: đất đào hồ để đắp, cát san nền, đất đồi. - Kiểm tra bề mặt các lớp đắp (tim, cốt, vệ sinh bề mặt). Kích thước hình học đáy hố đào, hố móng chân khay. - Kiểm tra khu vực đào đắp: loại đất thích hợp để đắp và đất không thích hợp để chở ra khỏi công trường. - Kiểm tra việc thực hiện theo trình tự biện pháp thi công, chất lượng thi công từng khu vực, công đoạn. - Kiểm tra điểm dừng phân đoạn thi công, chờ hồ sơ thiết kế xử lý (chú ý đến tim cốt và bề mặt vật liệu). - Đối với công tác đắp đồi, các cao độ khống chế đối với từng lớp ứng với chủng loại vật liệu yêu cầu, độ dốc, độ chặt các lớp đó. b) Công tác kè hồ 1,2,3 Tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi thi công. - Nguồn gốc vật liệu đầu vào hạng www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Con người

Bộ phận tham gia

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ chất lượng

Con người Con người Con người Con người Con người

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Yêu cầu kỹ thuật của thiết kế Tiêu chuẩn Thiết kế được duyệt. Đúng chủng loại thiết bị, kiểm định an toàn. Đối chiếu theo các điều khoản của các tiêu chuẩn tương ứng được ghi mục căn cứ lập qui trình. Theo công văn số SPMC/all/DOC/05045vn của PMC

+ Tổ GS Hạ tầng + Tổ trắc đạc Yêu cầu thiết kế và biện + Tổ chất lượng pháp thi công được duyệt. Bằng mắt Con người

Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn TCVN 4447 - 1987 TCVN 4085 - 1985 TCVN 4516 - 1988 TCVN 4091 - 1985 TCVN 5674 - 1992 TCVN 4453 - 1995 22 TCN 16 - 1979 Các tiêu chuẩn có liên quan

Máy thuỷ bình Con người Con người Con người

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng Phê duyệt vật liệu của PMC, PMB. Con người TCXDVN 309-04 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Thước thép, Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-101

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà mục kè hồ (bê tông dầm chân kè, vải địa kỹ thuật, vữa xây kè, đá xây, sỏi, dầm chân khay, ống thoát nước mái kè, vữa chống thấm và bitum trám khe co giãn..). - Giám sát công tác thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công bờ kè hồ cũng như dầm chân khay. - Kiểm tra công tác đào đất dầm chân khay, đóng thử cọc tre (nếu có) dải vải địa và đổ bê tông lót. - Kiểm tra bật mực, định vị, tim cốt dầm chân khay sau khi đổ lót.

Công cụ và phương pháp kiểm tra máy toàn đạc, thuỷ bình Thước thép, bằng mắt

Các tài liệu tham chiếu và dung sai TCVN 4447 - 1987; Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN 309-04 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Hồ sơ thiết kế phê duyệt

Thước thép, máy toàn đạc, thuỷ bình Bằng mắt, Thước thép

Thước thép, máy thuỷ bình Thước thép, - Kiểm tra công tác cốp pha, cốt thép, bằng mắt bê tông dầm chân kè (xem mục 2.2.7), Chú ý kiểm tra vị trí khe co giãn của Thước thép, máy thuỷ bờ kè. - Kiểm tra công tác bê tông dầm chân bình kè sau khi đổ, vệ sinh bề mặt trước khi Máy toàn xây kè. - Kiểm tra công tác xây kè đến cốt đạc, Thước +4m và đổ sỏi móng chân kè (kết hợp thép với công tác thoát nước tại các vị trí cửa xả vào hồ). - Kiểm tra công tác đào đất taluy mái kè và định vị đỉnh kè, kích thứoc mặt Thước thép, Thuỷ bình cắt ngang từng khu vực. - Kiểm tra công tác xây kè từ cốt +4m đến cốt +5.85m và đổ sỏi mái kè (kết Con người hợp với phần hè, đường dạo và khu vực cảnh quan xung quanh). c. Đối với đáy hồ: - Cao độ đáy hồ (độ dốc) và san, lu lèn, độ dốc, độ chặt các lớp đệm đáy hồ. Máy toàn 2.2.2 Cầu A, B - Kiểm tra nguồn gốc vật liệu và thiết đạc, Thuỷ bị: cọc bê tông, máy đóng cọc, bê bình tông, cốt thép, móng trụ cầu, bản giảm Con người tải, và vữa xây cầu, gỗ lát mặt và lan can cầu, vật liệu hoàn thiện mặt cầu. a) Công tác đóng cọc cầu (tham khảo quy trình giám sát và nghiệm thu cọc Máy kinh vĩ, toàn đạc đóng): - Giám sát công tác đóng cọc thử cầu Máy thuỷ đá (bao gồm kiểm tra nguồn gốc cọc bình, mắt thường đầu vào). - Kiểm tra công tác nén tĩnh cọc thí Máy thuỷ nghiệm. - Giám sát công tác đúc cọc của nhà bình, bằng thầu dựa trên thiết kế cọc được thiết kế mắt, thước www.coninco.com.vn

Bộ phận tham gia

Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN 309-04 TCVN 4447 - 1987 Hồ sơ thiết kế phê duyệt Hồ sơ thiết kế phê duyệt. Yêu cầu của thiết kế. TCVN 4447 – 1987

+ Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng

TCXDVN286-03 TCXDVN309-2004 TCXDVN269-2002 TCVN 4453 - 1995 Hồ sơ thiết kế phê duyệt TCXDVN286-03 TCXDVN309-2004 TCXDVN 269-2002 Hồ sơ thiết kế phê duyệt

Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Hồ sơ thiết kế phê duyệt Chứng chỉ thí nghiệm vật liệu.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-102

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra quyết định dựa trên KQ nén tĩnh và Con người PMB phê duyệt. - Kiểm tra định vị cọc, mố, trụ, bản cầu, cao độ móng mố, trụ cầu, độ dốc Con người bản cầu. - Giám sát công tác đóng cọc cọc đại trà (kiểm tra cọc trước khi đóng, quá trình hạ cọc, mối nối, độ chối cuối cùng). - Kiểm tra bê tông cốt thép móng mố, trụ cầu. Công tác xây cầu đá và nón Máy kinh vĩ, cầu. toàn đạc - Kiểm tra gia công, lắp dựng, hoàn thiện mố, trụ, dầm, vòm, bản, lan can cầu. 2.2.3 Bãi đỗ trực thăng, bãi đỗ xe. - Kiểm tra vật liệu và thiết bị: thi công móng bê tông cốt thép neo bánh máy bay, thép gia công neo, vật liệu dùng cho các hạng mục đắp nền, móng và các trạm trộn và thiết bị thi công mặt bê tông nhựa bãi đỗ trực thăng, vật liệu và thiết bị thi công các hạng mục hoàn thiện bãi đỗ trực thăng. - Kiểm tra định vị cọc, cao độ của các hạng mục phụ trợ bãi đỗ trực thăng, độ dốc bề mặt bãi đỗ. - Kiểm tra gia công, lắp dựng, hoàn thiện các chi tiết kết cấu của các hạng mục phụ trợ cho bãi đỗ trực thăng. 2.2.4. Đường dạo. - Kiểm tra định vị, tim, bề rộng, cao độ và độ dốc của các tuyến đường dạo. - Kiểm tra vật liệu các lớp kết cấu đường dạo, đá và vữa xây lớp lát mặt đường dạo. - Kiểm tra bề mặt các lớp đắp (tim, cốt, vệ sinh bề mặt), độ chặt. Kích thước hình học. - Kiểm tra khu vực đào đắp: loại đất thích hợp để đắp và đất không thích hợp để chở ra khỏi công trường. - Kiểm tra việc thực hiện theo trình tự biện pháp thi công, chất lượng thi công từng khu vực, công đoạn. - Kiểm tra điểm dừng phân đoạn thi công, chờ hồ sơ thiết kế xử lý (chú ý đến tim cốt và bề mặt vật liệu). 2.2.5 Quảng trường Hà nội; tu bổ đền ông Hoàng Ba - Kiểm tra nguồn gốc và chủng loại vật liệu sử dụng. www.coninco.com.vn

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt.

Con người

Con người Con người Máy kinh vĩ, thước Con người Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt.

Con người Con người

Thiết kế được duyệt Biện pháp thi công được duyệt. Kết quả thí nghiệm Các giấy tờ có liên quan

Con người

Con người + Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-103

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà - Kiểm tra bê tông nền. - Kiểm tra công tác hoàn thiện: bó vỉa, lát, ốp, đắp phào, cuốn thư, đắp phù điêu, sơn bả và màu sắc. 2.2.6 Cây xanh - Kiểm tra vật liệu, cây xanh trước khi đưa vào thi công: Đất hữu cơ và phân lót đáy hố trồng được xem xét, lấy mẫu tại nguồn cung cấp và phải được cơ quan chuyên môn kiểm tra (phòng thí nghiệm hợp chuẩn) về các tính chất sinh hoá, cơ lý bảo đảm thích hợp cho chủng loại cây trồng trên mặt bằng. Hoá đơn, chứng chỉ xuất vườn: nhà thầu cung cấp, địa điểm vườn ươm, số lượng, chủng loại, kích thước, độ tuổi...Trực quan về hình dáng, kích thước, sức sống. Kích thước, độ ổn định bầu đất. - Giám sát công tác thi công san rải, lu lèn đất mầu trên mặt bằng, thi công hố đào, lắp đặt ống thoát và thấm nước, lót phân mùn. - Giám sát công tác trồng cây: Vị trí cây trồng. Độ sâu chôn gốc. Thời điểm, thời tiết khi trồng cây. Các biện pháp định vị, cố định cây sau khi trồng xuống hố. - Kiểm tra quá trình chăm sóc cây sau khi trồng. - Các yêu cầu riêng: Các cây thân thảo như cỏ, hoa, dây leo phải được gieo, trồng vào thời điểm thích hợp để cây phát triển đẹp nhất, vào đúng dịp hội nghị, lễ, tết. Các cây thân mộc phải có số lượng dự phòng thích hợp (được trồng trên mặt bằng) để có thể thay thế cây chính khi các cây chết hoặc phát triển kém. Các cây trồng dạng vườn rừng cho phép sai số với biên độ rộng về kích thước, vị trí. Các cây trồng theo hàng phải hạn chế tối thiểu các sai số về vị trí và kích thước. Đặc biệt các cây trồng trên quảng trường Hà Nội, ngoài các yêu cầu cao về hình dáng kích thước còn cần bảo đảm độ đồng đều về hình dáng giữa các cây. 2.2.7 Trạm xử lý nước thải a) Công tác kiểm tra trước khi thi công - Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu thép nhập về, so sánh với yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn www.coninco.com.vn

Công cụ và phương pháp kiểm tra Con người

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Máy toàn đạc. thước mét Con người Con người + Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc + Tổ chất lượng.

Đúng chủng loại thiết bị, đủ kiểm định an toàn. Quy trình nghiệm thu. Con người Yêu cầu của PMB (nếu có) Bằng thước kẹp

Biện pháp thi công được duyệt.

Con người Tiêu chuẩn Thiết kế được duyệt Con người Con người

Thiết kế, biện pháp thi công được duyệt, TCVN 4453-1995

Con người Con người

Thiết kế được duyệt. TCXDVN309-2004 Biện pháp thi công, hồ sơ thiết kế được duyệt.

Con người, máy trắc đạc Thiết kế được duyệt Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-104

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra

kỹ thuật và phê duyệt của PMB. - Kiểm tra xác xuất đường kính cốt thép tại hiện trường. - Kiểm tra thiết bị thi công xem có phù Máy trắc đạc. hợp với yêu cầu của công việc. thước mét Bằng mắt, - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công thước mét, việc thi công trước đó. thước kẹp - Lấy mẫu thép tại hiện trường để kiểm Bằng mắt, tra thí nghiệm đối chứng tại phòng thí thước mét nghiệm (nếu cần). Thước thép, - Kiểm tra biện pháp lắp dựng cốt thuỷ bình thép, cốp pha của các cấu kiện. - Kiểm tra cấp phối bê tông được Bằng mắt duyệt. Kiểm tra định kỳ cốt liệu trạm trộn - Kiểm tra các vật liệu khác (tấm cách Thước thép nước, tấm gang đậy...) b) Công tác giám sát đào đất và ép Bằng thước cọc cừ hố đào, đổ lót. - Giám sát công tác đóng cọc cừ, ván Con người cừ hố đào. - Kiểm tra cao độ, kích thước hố đào, bề mặt, đổ bê tông lót. c) Công tác giám sát thi công lắp đặt Thước thép cốp pha cốt thép. - Kiểm tra bật mực tim, cốt trên bề mặt bê tông. - Kiểm tra chủng loại, đường kính, số Bằng mắt lượng, khoảng cách cốt thép. - Kiểm tra vị trí lắp đặt cốt thép (tim đài, móng, tường). - Kiểm tra thép chờ cột, vách đúng hồ sơ thiết kế (chú ý đến tim cốt của khung thép chờ). - Kiểm tra vị trí nối cốt thép có phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ đảm bảo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Kiểm tra con kê

Thước thép, thuỷ bình Bằng mắt Thước thép, thuỷ bình Bằng thước, mắt Bằng mắt

www.coninco.com.vn

+ Tổ trắc đạc + Đội ME

Bằng mắt Bằng mắt, thước, dùng tay lắc mạnh

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Buộc ít nhất tại 3 vị trí (giữa và 2 đầu), chiều dài mối nối. 50mm (đối với các cấu kiện) Sai số ≤ ±5mm Cùng mác với mác BT cấu kiện. Không dính bùn, dầu mỡ, han gỉ Biện pháp thi công được duyệt

Bản vẽ ME và tiêu chuẩn thiết kế được duyệt. Mức gồ ghề giữa các tấm ≤ 3mm Sai số ≤8mm Sai số ≤10mm

Đảm bảo không mất nước khi đổ và đầm BT Thiết kế được duyệt

Bằng mắt, thước

- Kiểm tra vệ sinh cốt thép - Kiểm tra chất lượng cốp pha, chi tiết ghép nối, khoảng cách ty gia cường và các phụ kiện kèm theo (tính đồng bộ của cốp pha). - Kiểm tra bật mực kích thước tường, cột trên bề mặt bê tông. - Kiểm tra chi tiết các lỗ chờ, chi tiết

Bộ phận tham gia

Biện pháp thi công được duyệt + Tổ GSHạ tầng + Tổ trắc đạc

Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn bên trong cốppha. Phủ kín các mặt côppha tiếp xúc với bê tông. Được kê, đệm và đặt trên nền cứng, đảm bảo ổn định. Ti phải được xiết căng, dây văng cũng phải căng. Biện pháp được duyệt. Đảm bảo tính ổn định, không chuyển vị ngang của hệ chống. TCVN 4453-1995, Quy trình nghiệm thu. Hướng đổ, ánh sáng, PP

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-105

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra

Bộ phận tham gia

đổ, vị trí đứng máy trên MB, năng lực trạm, số xe BT, hệ sàn thao tác thi công. Thiết kế cấp phối được duyệt

chôn ngầm trong cấu kiện lắp cốp pha. - Kiểm tra độ phẳng giữa các tấm ghép Bằng mắt, nối thước - Kiểm tra vị trí trục cốp pha so với Con người trục thiết kế. - Kiểm tra độ thẳng đứng của cốp pha, Con người đặc biệt là vách, cột. - Kiểm tra bề mặt, độ kín khít cốp pha.

Biện pháp được duyệt Không sai lệch cốt thép, cốp pha và lớp bê tông bảo vệ cốt thép, chiều cao đổ BT≤1,5m

- Kiểm tra mốc cao độ đổ bê tông. - Kiểm tra mạch ngừng trong quá trình đổ bê tông đảm bảo yêu cầu thiết kế, Bằng mắt, thước, dụng tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. cụ đo độ sụt - Kiểm tra vệ sinh bên trong cốp pha Con người - Kiểm tra lớp chống dính. + Tổ GSHạ tầng + Tổ chất lượng.

- Kiểm tra cây chống, ti, văng. Kiểm tra khoảng cách giữa các cây chống, ti, văng. Bằng mắt, thời gian đầm

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

≤1,5 bán kính tác dụng của đầm. Cắm sâu vào lớp BT đã đổ 10cm. BT được đầm kỹ khi vữa XM nổi lên bề mặt, không còn bọt khí. Thiết kế được duyệt Thiết kế được duyệt Thiết kế được duyệt

- Kiểm tra hệ giằng của cây chống Bằng mắt - Kiểm tra công tác an toàn. d) Công tác bê tông: Công tác bê tông được thực hiện khi các công tác trắc đạc, cốp pha, cốt thép, chi tiết lỗ chờ được các bên liên quan nghiệm thu kết thúc. Ngoài ra, Cần kiểm tra công tác chuẩn bị của nhà thầu và các điều kiện liên quan.

Máy thuỷ bình + mia Bằng mắt, thước

Con người - Kiểm tra độ sụt bê tông và phiếu cấp Con người phối từng xe. - Kiểm tra công nghệ đổ bê tông, chiều dày, hướng đổ bê tông, điểm dừng. - Chiều cao lớp đổ 1 đợt: không vượt quá 50cm. Các lớp đổ cần được đổ và đầm liên tục quay vòng cho đến khi Con người đạt đủ chiều cao của một đợt đổ. Thời gian quay một vòng không quá 1,5h. - Kiểm tra công nghệ đầm bê tông (độ chặt, chiều dày, khoảng cách di Bằng mắt, www.coninco.com.vn

Biên bản hiện trường đi kèm

Theo biện pháp thi công được duyệt. Thiết kế được duyệt. TCXDVN309-2004 TCVN 5592: 1991 Thiết kế được duyệt.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-106

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Quy trình giám sát cảnh quan ngoài nhà

Công cụ và phương pháp kiểm tra thước chuyển đầm). - Theo dõi thời gian gián đoạn đổ xem Bằng thước, Máy kinh vĩ có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra tim cốt trong quá trình đổ Bằng mắt bê tông. - Kiểm tra các lỗ chờ, chi tiết chôn ngầm xem có bị dịch chuyển hay không. - Trong quá trình đổ bê tông yêu cầu nhà thầu bố trí tổ cốp pha, cốt thép Thước thép, trực để kịp thời xử lý sự cố trong quá máy thuỷ trình thi công. bình. - Kiểm tra đột xuất cấp phối vật liệu tại trạm trộn. - Lập phiếu yêu cầu lấy mẫu bê tông cho từng khối đổ với chữ ký xác nhận của cán bộ TVGS. Số lượng mẫu tuỳ theo khối lượng đổ. d) Quy trình tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng bê tông. - Cốp pha chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng động khác trong giai đoạn thi công sau. - Kiểm tra chất lượng bề mặt, chi tiết chôn ngầm, lỗ chờ. - Kiểm tra tim, cốt cấu kiện đã thi công xem có đảm bảo yêu cầu thiết kế. - Bê tông sau khi được tạo hình xong được phủ ngay bề mặt bằng các tấm vật liệu đã được làm ẩm như bao tải, cót ẩm. Việc phủ mặt kéo dài tới khi bê tông đạt cường độ 5kg/cm2. Chú ý tưới nước giữ ẩm liên tục, thường xuyên. - Kiểm tra kích thước hình học, cao độ cấu kiện bê tông sau khi tháo cốp pha. e) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công. - Kiểm tra công tác hồ sơ được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công. - Các công tác nghiệm thu ký trực tiếp ngoài hiện tường thực hiện theo quy trình nghiệm thu đã được phê duyệt.

Bộ phận tham gia

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

(LƯU Ý: NỘI DUNG TRONG CÁC CỘT PHẢI TƯƠNG ỨNG THEO HÀNG)

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-107

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS C. QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU Các bước nghiệm thu 1) Nhà thầu thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Đạt yêu cầu => bước 2 2) Công tác nghiệm thu nội bộ. Trường hợp không đạt yêu cầu => bước 1. Đạt yêu cầu => bước 3. 3) Phiếu yêu cầu nghiệm thu công việc xây dựng 4) Kiểm tra công việc thi công của nhà thầu . Trường hợp không đạt yêu cầu => bước 1. Đạt yêu cầu => bước 5. 5) Lập phiếu kiểm tra công tác tại hiện trường

Đơn vị thực hiện

Đơn vị kiểm tra nghiệm thu Nhà thầu thi công TVGS PMC đôn đốc kiểm tra Nhà thầu thi công PMB hoặc BĐH của Tổng công ty kiểm tra Nhà thầu thi công chuẩn Tư vấn giám sát bị PMC Ban quản lý dự án Tư vấn giám sát PMC (Kết hợp với các đơn vị PMB thí nghiệm hợp chuẩn, nếu cần) Nhà thầu thi công lập và Tư vấn PMC kiểm ký biên bản tra và ký biên bản Nhà thầu chuẩn bị Tư vấn giám sát PMC kiểm tra

6) Kiểm tra các tài liệu liên quan, tài liệu chất lượng các cấu kiện hoặc các lớp đắp (Kết quả kiểm tra độ đầm chặt, chứng chỉ, phê duyệt vật liệu vật liệu, bản vẽ hoàn công… Đạt yêu cầu => bước 6. 7) Ký biên bản nghiệm thu công việc, cho thi công Nhà thầu thi công chuẩn Tư vấn giám sát bước tiếp theo. bị và ký PMC ký nghiệm thu. 10. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỢP MÁI

CĂN CỨ LẬP QUI TRÌNH Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ Tướng chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ giao nhận thầu giữa đơn vị thi công và Ban quản lý dự án Biện pháp thi công do nhà thầu lập và được PMB phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Báo cáo khảo sát địa chất công trình Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước Các tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. TCVN 5637: 1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản TCXD 309: 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng TCXD 170: 1989 Kết cấu thép – Gia công – Lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật. DIN EN ISO 13920: 1996 Welding General Tolerances for Welded Construction – Dimensions for lengths and Angles – Shape and Position *ISO 9692: 1992 Metal-arc welding with covered electrode, gas-shielded metal-arc welding and gas welding – Joint penetration for steel *ISO 9692-2: 1998 Welding and allied process – Joint penetration. Part 2: Submeged arc welding of steel DIN EN 288-1 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn DIN EN 288-2,3,5,6,7,8 Kiểm tra quy trình hàn và DVS 1702 TCXDVN 334: 2005 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng, lắp đặt của các lớp mái.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-108

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU PHẦN GIA CÔNG VÀ LỢP MÁI T Nội dung công việc giám sát Dụng cụ và Bộ phận Các tài liệu tham chiếu T Phương kiểm tra và dung sai pháp kiểm tra A CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG a Kiểm tra công tác thu thập và biên soạn tài liệu thi công 1 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Con người Tổ lợp mái Đầy đủ và được PMB, PMC phê duyệt 2 Bản vẽ gia công, chế tạo (shop drawings) Kiểm tra hồ Tổ lợp mái Đầy đủ và được PMB và sơ bản vẽ và PMC phê duyệt thực tế hiện trường Kiểm tra hồ Tổ lợp mái Đầy đủ và được PMB và 3 Danh mục vật tư dùng cho thi công: PMC phê duyệt - Chủng loại, số lượng, vật liệu, màu sắc, sơ bản vẽ và thực tế hiện chiều dày từng lớp... trường - Kế hoạch tập kết vật tư về công trường. - Kho bãi tập kết và bảo quản tại hiện trường. 4 Biện pháp gia công, tổ hợp, lắp đặt các lớp Con người Tổ lợp mái Được PMB và PMC phê mái và Quy trình quản lý chất lượng nội duyệt bộ. - Thuyết minh phân chia khu vực, biện pháp khớp nối các khu vực lợp mái. - Biện pháp gia công, tổ hợp cẩu lắp các tấm mái. - Biện pháp gá tạm và cố định các khu vực đã lợp mái trước khi chuyển tiếp sang các phân đoạn và công việc tiếp theo. - Quy trình quản lý chất lượng nội bộ, các bước tổ chức nghiệm thu trước khi thi công phần việc tiếp theo. 5 Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị, Kiểm tra tài Tổ lợp mái Đầy đủ vật liệu (thông số kỹ thuật cẩu, thép, vật liệu, hồ sơ liệu hàn, sơn, bulông,... ) của nhà sản xuất. Các hồ sơ thiết bị yêu cầu để lắp đặt (do nhà thầu cung cấp chỉ định). 6 - Kiểm tra hồ sơ vật tư đầu vào theo danh Con người Tổ lợp mái mục hồ sơ cần có đã được PMC phê duyệt. Tổ ktra vật - Đối chiều hồ sơ vật tư với phê duyệt vật tư đầu vào liệu. b Kiểm tra việc lập kế hoạch, tiến độ 1 Bảng phân công nhiệm vụ cho các đơn vị Kiểm tra tài Tổ lợp mái Phù hợp nhiệm vụ được thành viên và nhà thầu phụ. liệu giao. 2 Kế hoạch thực hiện đối với từng lớp mái Kiểm tra tài Tổ lợp mái Phù hợp tiến độ được theo tiến độ gia công chế tạo kết hợp với liệu duyệt tiến độ thi công lắp đặt. c Kiểm tra nhân lực, thiết bị và hệ sàn công tác phục vụ công tác lắp đặt Kiểm tra tài Tổ lợp mái Phù hợp sơ đồ được 1 - Danh sách cán bộ tham gia thi công duyệt, đáp ứng tiến độ. - Danh sách tổ, đội, đơn vị tham gia lắp liệu đặt và số lượng công nhân. Lưu ý: - Lực lượng CBKT giám sát của nhà thầu cung cấp vật tư các lớp mái. 2 Chứng chỉ, tay nghề của công nhân. Kiểm tra hồ Tổ lợp mái Chứng chỉ đào tạo trình sơ và nhận độ tay nghề. Thẻ có dán diện ảnh, đánh số

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-109

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS T T 3

4

B a 1

b

1

Nội dung công việc giám sát

Dụng cụ và Bộ phận Các tài liệu tham chiếu Phương kiểm tra và dung sai pháp kiểm tra Tổ lợp mái Đúng theo biện pháp, Kiểm tra bãi tập kết, bãi tổ hợp, sàn công Kiểm tra thực tế công đảm bảo yêu cầu lắp đặt. tác. Kiểm tra kho bãi chứa vật tư, vật tư phải tác chuẩn bị được bảo vệ phù hợp các điều kiện khác. Kiểm tra hồ Tổ lợp mái Đúng theo biện pháp, Kiểm tra công tác cẩu lắp: đảm bảo yêu cầu lắp đặt. - Kiểm tra hồ sơ cẩu (các thông số kỹ sơ cẩu, và thuật, các yêu cầu về quy trình sử dụng thực tế các công tác cẩu). - Kiểm tra quy trình cẩu lắp và các biện chuẩn bị pháp đảm bảo an toàn trong quá trình cẩu lắp. - Quy trình phối hợp các công việc liên quan. QUY TRÌNH GIÁM SÁT GIA CÔNG, LẮP ĐẶT Công tác gia công chế tạo Kiểm tra nghiệm thu công tác gia công Kiểm tra Tổ lợp mái - Bản vẽ gia công chế tạo theo đúng hồ sơ chế tạo: công tác gia (shop drawings). - Kích thước, bán kính cong công - Kiểm tra chi tiết liên kết.. Công tác lắp đặt: - Trước khi tiến hành cẩu lắp, các phần việc thi công trước phải được nghiệm thu và tập hợp đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng: + Phần kết cấu thép phải được nghiệm thu lắp đặt, nghiệm thu công tác sơn bù. + Nghiệm thu công tác gia công các lớp mái. + Kiểm tra hướng, trình tự lắp đặt của các lớp. trắc TCXDVN 309: 2004 Khu vực MMH - Bằng mắt, Tổ - Thiết kế được duyệt * Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt tấm thước thép, đạc Tổ lợp mái - Bản vẽ gia công chế tạo dây căng, Panen: (shop drawings). + Kiểm tra bề mặt, cao độ, độ dốc . nivô, Máy + Kiểm tra mối nối cốt thép toàn đạc, + Kiểm tra công tác đổ bù bê tông thuỷ bình * Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt các thanh đỡ lót và góc bằng thép: Cao: 100mm, rộng 2 + Kiểm tra thông số của các thanh đỡ cánh: 70mm; dầy 1,5mm + Kiểm tra bề mặt, cao độ, độ dốc... + Kiểm tra mối nối, ghép mí + Kiểm tra liên kết với các tấm pannel. cách tâm 1,2m + Kiểm tra khoảng cách giữa các thanh * Kiểm tra nghiệm thu lớp bảo ôn bông khoáng: 100mm + Kiểm tra chiều dầy lớp bảo ôn + Kiểm tra công tác lắp đặt chi tiết hình chữ Z liên kết các lớp cách âm: Vị trí, khoảng cách, các vít.. Dùng tay ấn để kiểm tra + Kiểm tra công tác lắp đặt các lớp cách âm. * Kiểm tra nghiệm thu tấm xi măng: + Kiểm tra bề mặt, độ phẳng. + Kiểm tra chi tiết liên kết: Các vít đầu chìm.. + Kiểm tra mối nối * Kiểm tra nghiệm thu lớp chống thấm www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-110

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS T T

2

Nội dung công việc giám sát

(màng bitum polymer): + Kiểm tra trình tự và hướng lắp + Kiểm tra bề mặt + Kiểm tra mối nối * Kiểm tra nghiệm thu lớp kẹp nhôm Kalzip: + Kiểm tra chi tiết liên kết: Vị trí, vít liên kết với chi tiết chữ Z. + Kiểm tra mối nối, ghép mí. + Kiểm tra bề mặt, độ dốc. * Kiểm tra nghiệm thu xà gồ úp mái và công tác hoàn thiện lớp trên: + Kiểm tra khoảng cách. + Kiểm tra bulông liên kết Khu vực còn lại * Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt các tấm thép kết cấu: + Kiểm tra bề mặt, cao độ, độ dốc. + Kiểm tra mối nối, ghép mí + Kiểm tra vít liên kết với xà gồ * Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt các thanh đỡ lót và góc bằng thép: + Kiểm tra thông số của các thanh đỡ + Kiểm tra bề mặt, cao độ, độ dốc... + Kiểm tra mối nối, ghép mí + Kiểm tra liên kết với các tấm thép kết cấu. + Kiểm tra khoảng cách giữa các thanh * Kiểm tra nghiệm thu lớp bảo ôn bông khoáng: + Kiểm tra chiều dầy lớp bảo ôn + Kiểm tra công tác lắp đặt chi tiết hình chữ Z liên kết các lớp cách âm: Vị trí, khoảng cách, các vít.. + Kiểm tra công tác lắp đặt các lớp cách âm. * Kiểm tra nghiệm thu tấm xi măng: + Kiểm tra bề mặt, độ phẳng. + Kiểm tra chi tiết liên kết: Các vít đầu chìm.. + Kiểm tra mối nối * Kiểm tra nghiệm thu lớp chống thấm (màng bitum polymer): + Kiểm tra trình tự và hướng lắp + Kiểm tra bề mặt + Kiểm tra mối nối * Kiểm tra nghiệm thu lớp kẹp nhôm Kalzip: + Kiểm tra chi tiết liên kết: Vị trí, vít liên kết với chi tiết chữ Z. + Kiểm tra mối nối, ghép mí. + Kiểm tra bề mặt, độ dốc. www.coninco.com.vn

Dụng cụ và Phương pháp kiểm tra

Bộ phận kiểm tra

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

Tối thiểu 70mm Dung sai 3mm Đặt thẳng đứng, không được đặt xiên nghiêng.

- Bằng mắt, thước thép, dây căng, nivô, Máy toàn đạc, thuỷ bình.

Tổ trắc TCXDVN 309: 2004 đạc - Thiết kế được duyệt Tổ lợp mái - Bản vẽ gia công chế tạo (shop drawings).

Cao: 100mm, rộng 2 cánh: 70mm; dầy 1,5mm

cách tâm 1,2m 100mm

Dùng tay ấn để kiểm tra

Tối thiểu 70mm Dung sai 3mm Đặt thẳng đứng, không được đặt xiên nghiêng.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-111

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS T T

Nội dung công việc giám sát

Dụng cụ và Phương pháp kiểm tra

Bộ phận kiểm tra

Các tài liệu tham chiếu và dung sai

* Kiểm tra nghiệm thu xà gồ úp mái và công tác hoàn thiện lớp trên: + Kiểm tra khoảng cách. + Kiểm tra bulông liên kết C AN TOÀN LAO ĐỘNG Tổ lợp mái Biện pháp được duyệt - Kiểm tra biện pháp an toàn lao động của Con người Tổ an toàn Nhà thầu - Kiểm tra công cụ bảo hộ lao động của công nhân như găng tay, kính, dây an toàn Ghi chú: + Việc vận chuyển bằng tay các cấu kiện thép sắc cạnh rất dễ gây tai nạn. Yêu cầu công nhân cần đi găng tay. Nhà thầu cần có các hệ + Trong quá trình lắp đặt các thanh đỡ Z, thống biển báo nguy rất dễ gây vấp ngã cho công nhân và cán hiểm. bộ kỹ thuật. + Cần lưu ý các công nhân và cán bộ kỹ thuật về các tai nạn khác có thể xảy ra như: trơn trượt, cẩu lắp.... D. QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU N Các bước nghiệm thu Đơn vị thực Đơn vị kiểm tra nghiệm thu o hiện 1 Công tác kiểm tra nội bộ – Lập biên bản Nhà thầu thi Nhà thầu thi công, Ban điều hành nghiệm thu nội bộ. công của Nhà thầu thi công. 2 Phiếu đề nghị nghiệm thu Nhà thầu thi Tư vấn GS PMC công 3 Kiểm tra hồ sơ vật liệu đầu vào Nhà thầu thi Tư vấn PMC, PMB công 4 Kiểm tra, nghiệm thu công tác gia công chế Tư vấn GS Tư vấn PMC, PMB tạo. PMC 5 Kiểm tra công tác lắp đặt: Nghiệm thu từng Tư vấn GS Tư vấn PMC, PMB lớp theo khu vực phân chia giai đoạn của nhà PMC thầu trước khi lắp đặt lớp tiếp theo. QUY TRÌNH PHỐI HỢP NGHIỆM THU NỘI BỘ TƯ VẤN GIÁM SÁT A. Các bộ phận liên quan: Bộ phận giám sát Ban điều hành dự án. Tư vấn quản lý dự án B. Các bước phối hợp: NỘI DUNG CÔNG VIỆC BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THỰC BỘ PHẬN TIẾP NHẬN HIỆN VÀ XỬ LÝ + Cán bộ Tổ lợp mái và tổ vật tư đầu vào tập hợp và đối chiếu tài liệu vật tư đầu vào với hồ sơ đã được phê duyệt. + Tổ trưởng, cán bộ phụ trách vật tư xem xét nghiệm thu. 2. Kiểm tra chủng loại và khối + Cán bộ tổ lợp mái kiểm tra và + Tổ lợp mái kiểm tra, tổng hợp lượng vật tư mỗi đợt về và lấy chứng kiến lấy mẫu thí nghiệm. theo dõi, tham gia chứng kiến mẫu thí nghiệm. thí nghiệm. 3. Giám sát quá trình gia công + Cán bộ tổ lợp mái. + Cán bộ tổ lợp mái cùng Tổ 1. Vật tư về đến công trường

www.coninco.com.vn

+ Ban điều hành Lilama thông báo cho PMC, PMB và đơn vị Giám định (FCC). Gửi kèm các hồ sơ vật tư đầu vào cần có cho các bên.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-112

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS NỘI DUNG CÔNG VIỆC tại hiện trường. 4. Nghiệm thu hoàn thành công tác gia công. 5. Kiểm tra các điều kiện trước khi cho lắp dựng. 6. Nghiệm thu các lớp đã lắp đặt. 7. Nghiệm thu khối lượng công tác gia công và lắp dựng. 8. Nghiệm thu Tổng thể

www.coninco.com.vn

BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THỰC HIỆN

BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ trưởng kiểm tra giám sát. + Cán bộ tổ lợp mái. + Cán bộ tổ lợp mái cùng Tổ trưởng kiểm tra nghiệm thu . + Cán bộ tổ lợp mái. + Tổ trưởng tiếp nhận thông tin báo cáo Tư vấn QLDA cùng kiểm tra nghiệm thu. + Cán bộ tổ lợp mái. + Cán bộ cùng Tổ trưởng kiểm tra nghiệm thu . + Cán bộ tổ lợp mái cùng tổ + Phó giám đốc phụ trách xây trưởng, tổ khối lượng kiểm tra. dựng kiểm tra phê duyệt trước khi chuyển + Tổ lợp mái tập hợp tài liệu cần + Giám đốc dự án xem xét phê thiết. duyệt. + Ban điều hành kiểm tra.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-113

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

IV. GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA A.KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT Ở HIỆN TRƯỜNG Kiểm tra điểm lưới tọa độ lưới cơ sở. Kiểm tra điểm lưới độ cao lưới cơ sở. Kiểm tra các điểm bố trí trục công trình Kiểm tra các điểm lưới trục thi công đài, giằng móng Kiểm tra các điểm lưới độ cao thi công đài, giằng móng Kiểm tra việc chuyển trục công trình lên các trục xây lắp Kiểm tra sắc xuất chất lượng kích thước hình học Kiểm tra độ cao chuyển lên các tầng xây lắp Kiểm tra kích thước bố trí công trình trên các tầng xây lắp Kiểm tra tim trục bố tríchi tiết các hạng mục công trình như cột, dầm, vách, cầu thang máy trên các tầng xây lắp Kiểm tra độ cao dầm, sàn Kiểm tra độ thẳng đứng của công trình cứ 3 đến 5 tầng 1 lần Kiểm tra bật mực tường chèn, vách Kiểm tra bản vẽ hoàn công từng tầng B.NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT DÙNG ĐỂ KIỂM TRA GIÁM SÁT Trên cơ sở tổng mặt bằng và các mặt bằng kết cấu công trình, để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu độ chính xác các công tác trắc địa định vị công trình, chuyển trục công trình lên cao và theo kịp tiến độ thi công thì công tác tư vấn trắc địa cần phải thực hiện các công việc sau: Kiểm tra giai đoạn thi công phần móng (giai đoạn này gần hoàn thành cần kiểm tra hoàn công) Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao để thi công và định vị công trình. Xây dựng lưới trục để thi công phần móng. Xây dựng tim trục đài móng, giằng móng và truyền cao độ xuống đài, dầm giằng móng. Giai đọan này đã thực hiện gần xong cần phải lập bản vẽ hoàn công và kiểm tra. Kiểm tra giai đoạn thi công kết cấu phần thân (đơn vị thi công cần phải lập bản đề cương kỹ thuật và được chủ đầu tư phê duyệt) Xây dựng mạng lưới điểm chiếu trục thẳng đứng để chuyển trục bố trí từ tầng 1 lên các tầng trên. Xây dựng lưới trục trên các tầng xây lắp bằng phương pháp chiếu đứng Truyền độ cao lên các tầng xây lắp Bố trí chi tiết tim trục cột, dầm, sàn, vách, cầu thang Kiểm tra độ thẳng đứng và kích thước hình học của buồng thang máy Kiểm tra cao độ dầm sàn các tầng Bật mực các vách, tường xây Lập và đo vẽ hoàn công các hạng mục công trình, kiểm tra hoàn công Các hạn sai và tiêu chuẩn áp dụng trong công tác thi công và kiểm tra phần cọc và đài, giằng móng Để thực hiện các công việc trên được tốt đúng theo yêu cầu tiêu chuẩn VN và theo thiết kế, TVGS trích dẫn một số hạn sai cho phép trong TC của công tác Trắc địa Xây dựng nhà cao tầng áp dụng trong công trình này như sau: a. Về lưới khống chế tọa độ, cao độ: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3972:85 Công tác trắc địa trong xây dựng. Mục 2 "Lưới khống chế thi công" Lưới mặt bằng: Sai số trùng phương vị trí điểm cho phép ±3 mm Lưới độ cao: Sai số trung phương cho phép khi chuyển độ cao theo yêu cầu lưới hạng 3 là: 6√n (n là số trạm trên 1 km) b. Về lưới trục bố trí công trình: Tiêu chuẩn xây dựng-TCVN-3972-85 Công tác trắc địa bố trí công trình "Điều 3.13 Sai số cho phép khi bố trí trục công trình" Sai số trung phương tương hỗ cho phép khi bố trí cọc công trình ≤ 5 mm c.Về đài móng: Phần đài móng dầm giằng:

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-114

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 203:1997 - Nhà cao tầng-kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. Mục "Công tác đo đặc trong quá trình thi công" Điều 24- bảng 8 và bảng 9. Sai lệch trục khối móng so với trục bố trí là: ≤ ±12 mm Sai lệch tim côppha chân cột so với trục bố trí: ≤ ± 5 mm Sai lệch tim trục cột tại các độ cao so với trục bố trí Tường, cột: Cao < 4m: ≤ ± 12 mm 4÷8 m : ≤ ± 15 mm 8÷16 m : ≤ ± 20 mm 16÷25m : ≤ ± 25 mm Sai lệch trục dầm, xà so với trục bố trí: ≤ ±8 mm Sai lệch về độ cao cho phép đài móng so với thiết kế: ≤ ±10 mm d. Các hạn sai cho phép khi chuyển trục bố trí công trình lên cao và lưới trục thi công, độ cao trên các tầng xây lắp: Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 203:1997 - Nhà cao tầng-kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. Mục "Công tác đo đạc trong quá trình thi công" Điều 22. Các dung sai bố trí điểm và trục nhà về mặt bằng. Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 203:1997 - Nhà cao tầng-kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. Mục "Công tác đo đạc trong quá trình thi công" Điều 24-bảng 8 và bảng 9. Sai lệch trục khối móng so với trục bố trí là: ≤ ±12mm. Sai lệch tim côppha chân cột so với trục bố trí: ≤ ± 5 mm. Sai lệch tim trục cột tại các độ cao so với trục bố trí. Tường, cột: Cao < 4m: ≤ ± 12 mm 4÷8 m : ≤ ± 15 mm 8÷16 m : ≤ ± 20 mm 16÷25m : ≤ ± 25 mm Sai lệch trục dầm, xà so với trục bố trí: ≤ ±8 mm Sai lệch về độ cao cho phép đài móng so với thiết kế: ≤ ±10 mm e. Các phương pháp thực hiện và máy trắc địa giám sát thi công 1.Về thiết bị : Để thực hiện việc giám sát thi công công tác trắc địa đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu độ chính xác rất cao của công trình này, cần sử dụng các thiết bị hiện đại chính xác sau đây: Máy toàn đạc điện tử chính xác cao TCR 303 của Thụy Sỹ; hoặc máy Trimble 5602 của Mỹ có độ chính xác đo góc 3"÷5" và độ chính xác đo cạnh ±(2mm + 3.10-6D). Hoặc máy có độ chính xác tương đương. Máy thủy bình chính xác NA 824 độ chính xác ±2mm/1km hoặc máy có độ chính xác tương đương. Thước thép có vạch chia nhỏ nhất là 1 mm Máy đo khoảng cách cỡ nhỏ bằng LAZER cầm tay DISTO của Thụy Sỹ Kiểm tra năng lực thiết bị của đơn vị thi công Có sử dụng công nghệ GPS để kiểm tra việc chuyển trục công trình lên cao. 2. Phưong pháp đo: Kiểm tra mạng lưới tọa độ được thành lập theo phương pháp đo góc cạnh kết hợp và được bình sai chặt chẽ theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất Mạng lưới độ cao được thành lập theo phương pháp thủy chuẩn hình học Chuyển tọa độ tầng 1 lên các tầng trên theo phương pháp chiếu đứng bằng thiết bị chuyên dùng của Thụy Sỹ, Nhật và Mỹ theo sơ đồ hình 1 và hình 2 Chuyển độ cao lên các tầng bằng máy thủy bình và thước thép, theo sơ đồ hình 3 Kiểm tra độ thẳng đứng của công trình có thể được sử dụng bằng công nghệ GPS theo sơ đồ hình 4

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-115

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT HIỆN TRƯỜNG 1. Quá trình giám sát chuẩn bị thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị: a/ Nghiên cứu hồ sơ, thiết kế và chỉ dẫn lắp đặt thiết bị: Kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu hồ sơ máy móc thiết bị, chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo máy, quy trình vận hành sử dụng thiết bị. Kiểm tra quy trình và biện pháp thi công lắp đặt thiết bị, đối chiếu quy phạm, tiêu chuẩn và các tài liệu thiết kế, tài liệu nhà sản suất . Kiểm tra các hồ sơ thiết kế, catalog, tài liệu kỹ thuật và nghiên cứu trước hồ sơ lắp đặt thiết bị. b/ Nghiên cứu các bản vẽ hoàn công xây dựng liên quan. c/ Tham gia giám sát lắp đặt các chi tiết đặt sẵn nếu cần thiết. d/ Kiểm tra hiện trường trước khi lắp đặt. Kiểm tra hiện trường các vị trí bu lông, chi tiết đặt sẵn, đối chiếu thiết kế lắp đặt thiết bị và các bản vẽ hoàn công liên quan. Kiểm tra mặt bằng thi công, biện pháp cẩu lắp, vận chuyển thiết bị, cảnh báo nhà thầu nếu cần thiết. 2. Giám sát quá trình vận chuyển, cẩu chuyển thiết bị đến gần vị trí lắp đặt: Kiểm tra, giám sát nhà thầu vận chuyển, cẩu lắp thiết bị theo đúng quy trình và biện pháp được duyệt. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm an tòan cho người và thiết bị của nhà thầu. Dừng thi công nếu không đảm bảo an tòan. 3. Giám sát trong quá trình lắp đặt thiết bị: Giám sát kiểm tra biện pháp cẩu lắp, vận chuyển thiết bị, chi tiết máy vào vị trí lắp đặt . Giám sát kiểm tra neo, đỡ, cố định tạm thời (nếu có) thiết bị, chi tiết máy vào vị trí lắp đặt. Giám sát kiểm tra lắp đặt chi tiết máy theo đúng trình tự. Kiểm tra công tác cố định chi tiết, thiết bị, cụm thiết bị (công tác hàn, siết bu lông), kiểm tra dung sai lắp đặt theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật nhà chế tạo. Kiểm tra việc đấu nối với các hệ thống kỹ thuật phụ trợ. (Hệ thống điện, khí nén, thủy lực ….). Kiểm tra công tác vệ sinh, biện pháp bảo quản thiết bị. Kiểm tra việc bôi trơn các bộ phận quay, ổ đỡ các cơ cấu truyền động.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-116

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIÁM SÁT KỸ THUẬT THI CÔNG TRÌNH 8.2.1. Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống điện động lực Bộ phận Nội dung thực hiện Phương tham gia pháp, dụng cụ kiểm tra GIÁM SÁT NGHIỆM THU LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁNG , TRONG NHÀ 1. Giám sát lắp đặt ống dẫn, - Quan sát, Tổ giám thước dây, sát điện máng, thang cáp. thước thép. * Trước khi thi công: - Kiểm tra vật tư, vật liệu và dụng cụ - Đồng hồ đo điện trở cách sử dụng khi thi công. - Kiểm tra công tác lấy dấu, phóng, điện, đồng hồ tuyến ống, máng cáp của nhà thầu. kiểm tra thông mạch * Trong khi thi công: - Kiểm tra vị trí, cao độ lắp đặt ống và máng cáp. - Kiểm tra khoảng cách lắp đặt giá đỡ ống, máng cáp. - Kiểm tra công tác cố định ống, máng cáp. - Kiểm tra các mối nối: giữa cút hộp nối và các mối nối chuyển hướng T, cút, chếch của ống, máng cáp. -Kiểm tra hệ thống ống dẫn mềm phải được lắp đặt sao cho tránh được những lực căng quá mức lên dây dẫn và mối nối. - Kiểm tra công tác đánh dấu tuyến ống và máng cáp. - Kiểm tra công tác nối đất, nối không máng, ống luồn dây (với các đường ống kim loại). - Kiểm tra nghiệm thu tuyến ống và máng cáp trước khi thực hiện công tác che khuất. 2. Giám sát công tác kéo rải dây, - Quan sát, Tổ giám thước dây, sát điện rải cáp. thước thép. * Trước khi thi công: - Kiểm tra lại công tác hoàn thiện - Đồng hồ đo lắp đặt hệ thống tuyến máng, ống điện trở cách điện, đồng hồ luồn dấy. - Kiểm tra điện trở cách điện của kiểm tra thông mạch cáp, dây dẫn. * Trong khi thi công: - Kiểm tra, giám sát công tác kéo rải cáp. - Kiểm tra các biện pháp an toan khi kéo dải cáp. - Kiểm tra biện pháp bảo vệ cáp, đầu cáp chờ, chiều dài cáp, số lượng cáp - Kiểm tra thông mạch, đánh dấu cáp. trước và sau kéo dải cáp … - Kiểm tra điện trở cách điện của cáp trước và sau khi kéo dải cáp. www.coninco.com.vn

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu ỐNG , THANH DẪN ĐIỆN - Bản vẽ thiết kế được phê duyệt -Xây lắp hệ thống ống dẫn, máng cáp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế .và IEC 464-1 quy định về việc lựa chọn và lắp - TCN 18 – 2006 Quy phạm trang bị điện. - TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện. - Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt. - Bán kính cong của một ống dẫn phải đủ lớn để các dây dẫn và cáp không bị hư hại - Kiểm tra giá đỡ ống dẫn, máng cáp lắp đặt trong các phần cấu trúc của công tránh có nguy cơ dịch chuyển (VD: khe lún)

- TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. - Phù hợp tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm thi công + Dây dẫn trung tính nếu có phải có cùng tiết diện như dây dẫn pha trong những mạch điện một pha có 2 dây dù tiết diện của chúng là như thế nào. - Đánh dấu mạch dây dẫn, cáp lực bằng thanh đánh số hoặc bằng thẻ cáp (Ghi đầy đủ các thông số của cáp, mạch xuất phát, điểm đầu, điểm cuối ).

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-117

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện 3. Lắp đặt hệ thống thanh dẫn * Trước khi thi công: - Kiểm tra quy cách vật liệu thanh dẫn và các phụ kiện. Kiểm tra cách điện của thanh dẫn * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác lấy dấu, phóng, tuyến thanh dẫn điện của nhà thầu. - Kiểm tra lắp đặt giá đỡ thanh dẫn điện - Kiểm tra lắp đặt thanh dẫn điện (bao gồm kiểm tra đấu nối pha + PE). - Kiểm tra cách điện của hệ thống thanh dẫn sau mỗi lần lắp ghép. - Sơn và đánh dấu. - Kiểm tra công tác bịt kín lỗ tại các vị trí xuyên tường, xuyên trần của hệ thống thanh dẫn.bằng vật liệu chống cháy.

4. Giám sát công tác lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt.

a. Lắp đặt thiết bị công tắc, ổ căm, bảng điện phòng. * Trước khi thi công - Kiểm tra các dây dẫn, cáp điện trước và sau khi thi công * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác lắp đặt công tắc bao gồm công tắc cố định & đấu nối điện. - Kiểm tra vị trí lắp đặt, độ thăng bằng b. Lắp đặt hệ thống ổ cắm - Kiểm tra dây dẫn của hệ thống ổ cắm sau khi lắp - Kiểm tra chủng loại ổ cắm phù hợp với vị trí, kiến trúc lắp đặt - Kiểm tra công tác lắp đặt ổ cắm, công tắc c. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng * Trước khi thi công www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

Tổ giám - Kiểm tra quy cách, ký hiệu, thông số kỹ thuật thanh dẫn so sát điện với thiết kế và phê duyệt vật liệu. Các bulong, đai ốc và vòng đệm dùng để nối thanh phải sử dụng các vật liệu đồng bộ, phù hợp theo quy định của nhà sản xuất. - Kiểm tra cách điện và ống lồng thanh cái, việc lắp đặt thanh dẫn điện tuân thủ quy phạm 01/1984. R ≥ 20 MΩ - Mối nối các đoạn thanh dẫn phải tiếp được xúc tốt, lực xiết bu lông phải đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất. - Tiếp đất an tòan thiết bị phải đảm bảo theo quy định, nhưng tối thiểu không lớn hơn 4 Ohm . - Công tác bịt kín lỗ tại các vị trí xuyên tường, xuyên trần của hệ thống thanh dẫn phải được thực hiện bằng vật liệu chống cháy, sơn và đánh dấu thanh cái tuân thủ theo đúng quy phạm. * Giám sát lắp đặt các thiết bị điện trong công trình phải phù hợp với các tiêu chuẩn, nguyên tắc theo TCXD 27 - 1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn IEC - Theo biện pháp thi công được PMB, PMC phê duyệt - Các công tắc phải có chiều đóng, tắt thống nhất từ phía dưới lên trên hoặc ngược lại. Toàn bộ các công tắc điều khiển đèn lắp đặt phải được phù hợp với bản vẽ thiết kế

- Ổ cắm sau khi lắp đặt phải đảm bảo chắc chắn khi vận hành. Đối với ổ cắm ba pha cần tiến hành thử thứ tự pha cho đúng với hệ thống. - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ thiết kế bố trí Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-118

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện - Kiểm tra công tác hoàn thiện lắp đặt kéo rải dây điện cấp cho đèn. - Kiểm tra vị trí lắp đặt và giá đỡ đèn * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác cố định thiết bị đèn chiếu sáng. - Kiểm tra cao độ lắp đặt đèn - Kiểm tra đấu nối đèn - Kiểm tra đấu nối tiếp địa an toàn với đèn - Các thiết bị của hệ thống chiếu sáng như máy cắt hạ áp, công tắc, máy đếm điện, rơ le thời gian hay tế bào quang điện được kiểm tra sao cho phù hợp với hệ thống chiếu sáng và thiết kế. 5. Giám sát lắp đặt hệ thống tủ, bảng điện phân phối. * Trước khi thi công - Kiểm tra bệ móng, giá đỡ tủ điện - Kiểm tra thiết bị bên trong hệ thống tủ điện * Trong khi thi công: -Kiểm tra độ vững chắc lắp đặt thống tủ, bảng điện với giá đỡ, bệ móng -Kiểm tra khoảng cách lắp đặt Tủ, bảng điện - Kiểm tra công tác bịt kín các lỗ cáp vào, ra tủ điện - Kiểm tra công tác đánh dấu, dập đầu cốt cáp điện, dây dẫn với các thiết bị đấu nối trong tủ - Kiểm tra công tác đánh dấu, ghi nhãn tủ điện - Kiểm tra công tác đấu nối tiếp địa an toàn tủ điện.

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu mặt bằng chiếu sáng và các chỉ dẫn thiết kế, nhà sản xuất Các giá đỡ đèn phải đảm bảo chắc chắn. thăng bằng, sử dụng an toàn. + Những đèn có trọng lượng ≤ 10Kg sử dụng ty treo hoặc xích treo. + Những đèn có trọng lượng ≥ 10Kg sử dung giá đỡ theo thiết kế hoặc hướng dẫn lắp đặt của nhà sản suất.

* Hệ thống các tủ phân phối điện được lắp đặt trong công trình phải thoả mãn các yêu cầu về bảo vệ, an toàn và phải phù hợp với các điều kiện lắp đặt theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc theo TCXD 27 - 1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế và quy phạm trang bị điện 18 TCN 2006 - Các sai số lắp đặt đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn thi công áp dụng được phê duyệt - Các thiết bị trong tủ phải đúng quy cách, ký hiệu, cố định vững chắc. Các thiết bị này phải được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn. - Sơ đồ tủ điện, điều khiển của hệ thống tủ điện phải đầy đủ. - Dây dẫn trong tủ phải được sắp xết gọn gàng, hợp lý. Đánh dấu mạch dây dẫn, cáp lực bằng thanh đánh số hoặc bằng thẻ cáp (Ghi đầy đủ các thông số của các dây dẫn, cáp, tủ điện:Ký hiệu tủ điện, quy cách cáp, mạch xuất phát, điểm đầu, điểm cuối ). GIÁM SÁT NGHIỆM THU LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN PHẦN NGẦM 1. Lắp đặt rãnh cáp, hào cáp, lắp + Máy trắc + Tổ giám - Chủng loại thiết bị vật tư theo thiết kế hoặc được phê duyệt. đạc, thước sát điện đặt ống luồn cáp chôn ngầm. thép, thước + Tổ trắc - Hồ sơ thiết kế (Vật tư, vật liệu * Trước khi thi công sử dụng đúng chủng loại, kích - Kiểm tra vật tư, vật liệu và công cụ vuông, thước đạc nhôm 3m sử dụng khi thi công. thước phù hợp so với thiết kế, - Kiểm tra định vị, phóng tuyến đầy đủ các phụ kiện của hệ www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-119

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện rãnh, hào cáp. * Trong khi thi công: - Kiểm tra kích thước, cao độ, vị trí, rãnh cáp, khỏang cách giữa các rãnh cáp, hố kỹ thuật. - Kiểm tra kích thước ống luồn dây, phụ kiện, dây mồi . - Kiểm tra biện pháp bảo vệ chống, ẩm, ăn mòn, độ kín khít cho các mối nối . - Biện pháp thóat nước cho rãnh và mương cáp. - Kiểm tra nghiệm thu tuyến ống trước khi thực hiện công tác chôn lấp, đổ bêtông bảo vệ cho ống - Kiểm tra công tác lấp đất, đầm chặt hoàn trả mặt đường. 2. Lắp đặt hố ga luồn cáp. * Trước khi thi công - Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng thi công lắp đặt hố ga điện. - Kiểm tra định vị hố ga, kiểm tra đầm chặt, cốt đáy hố ga. * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác lắp dựng cốt pha - Kiểm tra công tác xây, trát hoàn thiện hố ga - Kiểm tra biện pháp thoát nước hố ga. 3. Kéo dải cáp trong ống luồn cáp chôn ngầm, trong rãnh cáp, trong hào cáp ngầm * Trước khi thi công: - Kiểm tra lại công tác hòan thiện tuyến ống luồn cáp chôn ngầm bao gồm cả công tác vệ sinh đường ống, đánh dấu tuyến ống luồn cáp. -Kiểm tra quy cách, chủng loại cáp. -Kiểm tra điện trở cách điện của cáp & biện pháp bảo vệ cáp trước khi kéo rải cáp. * Trong khi thi công: - Kiểm tra các biện pháp an tòan khi kéo rải cáp - Kiểm tra độ chính xác của các tuyến cáp động lực, chiếu sáng. - Kiểm tra số lượng cáp trong 1 ống, chiều dài đầu cáp chờ, đánh dấu cáp - Kiểm tra tiết diện, quy cách cáp & công tác đánh dấu các tuyến cáp. - Kiểm tra khoảng cách an tòan giữa cáp điện lực và cáp điều khiển. - Kiểm tra công tác bịt đầu ống luồn www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu thống đường ống như măng xông, rắc co, cút, khớp nối co giãn .... Các vật tư, thiết bị phải được nghiệm thu đầu vào theo quy định - Vị trí lắp đặt chính xác theo bản vẽ hồ sơ thiết kế - Các mối nối đầy đủ, chắc chắn, đảm bảo độ kín, có bảo vệ chống ẩm, chống ăn mòn trong môi trường ẩm thấp - Góc uốn của ống không được nhỏ hơn 90° và không được quá 4 điểm uốn trong 1 tuyến. Bán kính uốn cong đảm bảo theo tiêu chuẩn > 10 lần đường kính ngòai của ống - Trước khi chôn lấp hay đổ bêtông, các đầu ống phải được bịt kín chắc chắn không để cho đất cát hoặc bêtông lấp kín đường ống. Có đặt sẵn dây mồi để kéo, - Kiểm tra công tác đổ bêtông lót, cao độ và kích thước hình học lớp bê tông lót, hố ga cáp. - Kiểm tra công tác bảo vệ tuyến ống, giá đỡ ống luồn cáp trước khi chôn lấp hay đổ bêtông. - Chiều dài cáp điện phải lớn hơn chiều dài của tuyến ống, máng để đảm bảo cáp điện liên tục không có mối nối . Các hộp nối cáp, mối nối phát sinh phải được đồng ý văn bản của tư vấn giám sát.Chiều dài đầu cáp chờ dự phòng từ 0,5 đến 1 m. - Đánh dấu mạch dây dẫn, cáp bằng thanh đánh số hoặc bằng thẻ cáp (Ghi đầy đủ các thông số của cáp, mạch xuất phát, điểm đầu, điểm cuối ). - Bịt kín miệng ống luồn cáp tại các vị trí hố ga bằng vật liệu không thấm nước (sợi đay + bêtum) đảm bảo chống sự xâm nhậm của nước và đất cát. - Tổng tiết diện của cáp trong 1 ống không được vượt quá 40% S mặt cắt của ống. - Khoảng cách cáp lực với cáp tín hiệu, cáp của hệ thống điện tử, thông tin, cáp của hệ thống

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-120

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

sự cố phải đảm bảo quy định thiết kế và tiêu chuẩn. - Điện trở cách điện của cáp hạ áp, giữa các lừi cỏp với nhau, giữa các lõi cáp với đất không nhỏ 5 MOhm . Với cáp trung áp, điện trở cách điện không nhỏ hơn 90% giá trị cách điện trong biên bản thí nghiệm.

cáp - Kiểm tra cách điện của cáp sau khi kéo rải cáp.

GIÁM SÁT CÔNG TÁC LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP 1. Giám sát công tác xây lắp hệ + Máy trắc thước thống hào cáp, hệ thống hầm chứa đạc, thép, thước dầu máy biến áp. vuông, thước - Kiểm tra kích thước hào cáp. nhôm 3m - Kiểm tra gá lắp giá đỡ cáp.

2 .Giám sát lắp đặt hệ thống tiếp địa trạm biến áp. . * Trước khi thi công - Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng thi công.lắp đặt hệ thống tiếp địa trạm biến áp bao gồm xuất xứ, hãng sản xuất, kích thước cọc tiếp địa, dây tiếp địa. * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác vạch tuyến đào rãnh, kéo rải dây tiếp địa - Kiểm tra vị trí lắp đặt cọc tiếp địa - Kiểm tra công tác hàn nối, gá bắt liên kết dây và cọc tiếp địa. - Kiểm tra công tác lấp, đầm đất, nèn chặt hệ thống tiếp địa. - Giám sát công tác đo kiểm tra điện trở của hệ thống tiếp địa chống sét

www.coninco.com.vn

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

+ Tổ giám sát điện + Tổ trắc đạc, + Tổ xây dựng

- Hệ thống hào cáp trong trạm biến áp phải được xây lắp đảm bảo kỹ thuật, dễ ràng lắp đặt cáp. Các giá đỡ cáp phải chắc chắn và được hàn nối liên kết với hệ thống tiếp địa an toàn. - Hệ thống hầm chứa dầu máy biến áp phải đảm bảo dộ dốc để thoát dầu ra phía ngoài, mặt trên hố dầu phải có các biện pháp ngăn chặn lửa từ dưới hố dầu lên phía trên. (tài liệu tham chiếu - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ bố trí mặt bằng hào cáp TBA). - Theo hồ sơ bản vẽ thiết kế trạm biến áp *Lắp đặt hệ thống tiếp địa trạm biến áp phải tuyệt đổi tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn TCVN 4756-1898 Quy phạm nối đất các thiết bị và TCXD 46 – 2007: chống sét cho các công trình xây dựng (tài liệu tham chiếu - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ bố trí mặt bằng tiếp địa TBA). - Theo hồ sơ bản vẽ thiết kế trạm biến áp - Các mối hàn liên kết giữa dây tiếp địa, cọc tiếp địa phải đảm bảo liên kết lên tục về điện, chắc chắn, chiều dài mối hàn ≥ 6cm. - Sau khi thi công xong tiến hành đo kiểm tra tiếp địa hệ thống. - Đơn vị thí nghiệm đo điện trở tiếp địa của hệ thống là đơn vị độc lập có chứng chỉ hành nghề & tư cách pháp nhân. Điện trở

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-121

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu của hệ thống Rtđ ≤ 4Ω.

3. Giám sát lắp đặt máy biến áp. . * Trước khi thi công - Kiểm tra xuất xứ, chủng loại, công suất, cấp điện áp của máy biến áp. * Trong khi thi công: - Kiểm tra định vị máy biến áp

4.Giám sát lắp đặt tủ điện trung thế. * Trước khi thi công - Kiểm tra xuất xứ, chủng loại tủ điện trung thế - Kiểm tra cách điện cáp trung thế trước khi làm đầu cáp. * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống tủ điện trung thế. Kiểm tra công tác đấu nối tiếp địa an toàn - Kiểm tra lắp đặt đầu cáp co ngót cáp trung thế. - Kiểm tra đấu nối cáp với tủ điện trung thế - Kiểm tra thứ tự pha. - Kiểm tra chế độ đóng cắt tĩnh các tủ điện trung thế.

5. Giám sát lắp đặt tủ điện phân phối tổng trạm biến áp. * Trước khi thi công - Kiểm tra xuất xứ, chủng loại tủ điện phân phối tổng điện hạ thế

www.coninco.com.vn

- Quan sát, thước dây, thước thép. - Đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ kiểm tra thông mạch

(tài liệu tham chiếu - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị trạm biến áp). - Theo hồ sơ bản vẽ thiết kế trạm biến áp - Kiểm tra khoảng cách lắp đặt, cố định máy biến áp trên bệ máy. - Kiểm tra độ thăng bằng máy. (tài liệu tham chiếu - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị TBA). - Sơ đồ một sợi nguyên lý cung cấp điện cao thế. - Hướng dẫn lắp đặt của nhà sản suất - Kiểm tra xuất xứ, chủng loại, các thông số kỹ thuật của cầu dao phụ tải (máy cắt) tủ điện cao thế (bao gồm cả các chức năng bảo vệ). - Kiểm tra thông số kỹ thuật của cầu chì bảo vệ máy biến áp. - Kiểm tra chế độ đóng cắt tĩnh các tủ điện trung thế. - Các tài liệu tham chiếu (catalog kỹ thuật, sơ đồ một sợi nguyên lý cung cấp điện cao thế). - Kiểm tra khoảng cách lắp đặt, cố định hệ thống tủ trung thế với bệ máy. - Kiểm tra độ thăng bằng của tủ điện. - Điểm đấu nối tiếp địa của tủ trung thế, cáp trung thế với hệ thống tiếp địa phải chắc chắn, liên tục về điện. (tài liệu tham chiếu - Hồ sơ dự thầu, phê duyệt vật tư thiết bị, Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị tủ điện hạ thế - Kiểm tra xuất xứ, chủng loại, các thông số kỹ thuật của cầu dao phụ tải (máy cắt) tủ điện hạ thế (bao gồm cả các chức năng bản vệ, giám sát, điều khiển ...) Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-122

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

- Kiểm tra thông số kỹ thuật của các thiết bị bảo vệ. * Trong khi thi công: -Hướng dẫn lắp đặt của nhà sản - Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống xuất. tủ điện phân phối hạ thế. - Kiểm tra chế độ đóng cắt tĩnh Kiểm tra công tác đấu nối tủ điện các tủ điện phân phối. với hệ thống tiếp địa an toàn - Các tài liệu tham chiếu - Kiểm tra công tác lắp đặt đấu nối (catalog kỹ thuật, sơ đồ một sợi đầu cốt cáp hạ thế nguyên lý cung cấp điện). - Kiểm tra đấu nối cáp với tủ điện hạ - Kiểm tra khoảng cách lắp đặt, thế cố định hệ thống phân phối hạ - Kiểm tra thứ tự pha. thế với bệ máy, hành lang thao - Kiểm tra công tác đánh dấu, ký tác, sửa chữa, bảo dưỡng hiệu các lộ, tuyến cáp - Kiểm tra độ thăng bằng của tủ điện. - Điểm đấu nối tiếp địa của tủ hạ thế với hệ thống tiếp địa phải chắc chắn, liên tục về điện. GIÁM SÁT THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG 1. Giám sát công tác xây lắp bệ + Máy trắc + Tổ giám - Các tài liệu tham chiếu (catalog kỹ thuật). đạc, thước sát điện máy phát điện. thước + Tổ trắc - Hướng dẫn lắp đặt của nhà - Kiểm tra kích thước hình học của thép, sản suất. vuông, thước đạc, móng máy và kết cấu công trình. + Tổ xây - Kiểm tra công tác định vị các nhôm 3m dựng bulông máy trước khi đổ bệ tông móng.(nếu có). + Nivô - Biện pháp thi công của nhà 2. Giám sát công tác đưa máy phát thầu được PMB, PMC phê vào vị trí lắp đặt bệ máy: duyệt - Kiểm tra các dụng cụ, thiết bị máy - Các máy móc vận chuyển của móc của nhà thầu dùng để phục vụ nhà thầu phải phù hợp với biện cho công tác thi công lắp đặt thiết bị. pháp thi công được phê duyệt và phù hợp với trọng lượng của máy phát. - Kiểm tra độ thăng bằng của máy theo đúng thiết kế và biện pháp thi công được phê duyệt. Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu. * Trước khi thi công -Kiểm tra vật tư, vật liệu (bồn chứa dầu và ống cấp nhiên liệu bơm dầu và các phụ kiện kèm theo) * Trong khi thi công. -Kiểm tra lắp đặt bồn chứa dầu - Kiểm tra công tác lắp đặt đường ống, bơm cung cấp nhiên, tủ điện và các thiết bị cảnh báo mức dầu. - Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống tiêu âm, chống ồn.

www.coninco.com.vn

- Kiểm tra lắp đặt các hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống tiêu âm, thông gió phòng máy, hệ thống ống xả và hệ thống điện theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra việc cân chỉnh và cố định máy phát vào đúng vị trí yêu cầu. - Kiểm tra lắp đặt các hệ thống tiêu âm, thông gió phòng máy, hệ thống ống xả trình tự và yêu cầu kỹ thuật. - Theo hướng dẫn của nhà sản Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-123

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

- Kiểm tra công tác đấu nối hệ thống điện máy phát với hệ thống điện lưới quốc gia - Kiểm tra sự đồng pha giữa điện máy phát và điện lưới quốc gia

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu suất và yêu cầu thiết kế. (tài liệu tham chiếu - Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn hệ thống , sơ đồ nguyên lý cấp điện máy phát điện, - Hướng dẫn lắp đặt của nhà sản suất. (Kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình lắp đặt kết nối phần điện của máy phát điện với hệ thống điện toàn nhà bao gồm cả thiết bị điều khiển tự động) - Kiểm tra thứ tự pha

9.2.2.

Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống cấp thoát nước Nội dung thực hiện Phương pháp, Bộ Tiêu chuẩn tham chiếu/dung dụng cụ kiểm phận sai tra. tham Tiêu chí đánh giá gia và nghiệm thu 1. Thi công lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước sinh họat, chữa cháy và phụ kiện. - Kiểm tra vật tư, vật liệu và dụng cụ sử - Quan sát Tổ - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi bằng mắt Giám dụng khi thi công. được phê duyệt. sát cơ. - Kiểm tra vị trí, cao độ, lấy dấu, thường. - Danh mục vật tư thiết bị được Thước dây, phóng, tuyến lắp đặt tuyến ống nước. cấp thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra qui cách, kích thước và thước thép. - TCVN 4153-1988 Cấp nước - Máy siêu âm khoảng cách các giá, gối đỡ ống. bên trong. - Kiểm tra công tác cố định ống, lắp đặt mối hàn. - TCXD 33-1985 Cấp nướcống và phụ kiện co, tê ... mạng lưới bên ngoài và công - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn trình . con người và thiết bị thi công. - TCVN 4519-1988 Hệ thống - Kiểm tra các mối nối ren, mối nối hàn cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công mối nối giữa các đường ống , phụ kiện. và nghiệm thu. - Kiểm tra chất lượng mối hàn, độ kín - TCVN 5760-1993 Hệ thống khít bằng quan sát bên ngoài, thử bằng chữa cháy, yêu cầu chung về nước hoặc khí nén. thiết kế, lắp đặt và sử dụng. - Kiểm tra công tác sơn phủ bảo vệ - TCVN 2622-1995 Phòng cháy chống ăn mòn và đánh dấu, ký hiệu chữa cháy cho nhà và công trình đường ống. . - Kiểm tra công tác bảo ôn, cách nhiệt. - TCVN 7336-2003 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt. - Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình Plumbing code 2000 - Bộ Xây dựng. 2. Lắp đặt đường ống thoát nước mưa, thóat nước thải và phụ kiện. - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi - Kiểm tra vật tư, vật liệu và dụng cụ sử - Quan sát Tổ bằng mắt Giám được phê duyệt. dụng, lỗ chờ trước khi thi công. sát cơ. - Danh mục vật tư thiết bị được - Kiểm tra vị trí, cao độ, lấy dấu, thường. - Thước nivo, cấp thẩm quyền phê duyệt. phóng, tuyến lắp đặt tuyến ống nước. - TCVN 4153-1988 Cấp nước - Kiểm tra qui cách, kích thước và ống dẫn nivo. - Máy thủy bên trong. khoảng cách các giá, gối đỡ ống. - TCVN 4474-1987 Thoát nước - Kiểm tra công tác cố định ống, lắp đặt bình, kinh vỹ. bên trong . ống và phụ kiện co, tê ... www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-124

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

- Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công. - Kiểm tra các mối nối, hàn mối nối giữa các đường ống, phụ kiện. - Kiểm tra chất lượng mối nối, độ kín khít bằng quan sát bên ngoài, thử bằng nước hoặc khí nén. - Kiểm tra độ dốc của đường ống. - Kiểm tra công tác sơn phủ bảo vệ chống ăn mòn và đánh dấu đường. - Kiểm tra công tác bảo ôn, cách nhiệt, chống ồn. 3. Lắp đặt thiết bị công nghệ cho bể chứa nước. - Kiểm tra cao độ đường ống ra vào bể. - Quan sát Tổ - Kiểm tra cao độ ống thông hơi, xả bằng mắt Giám sát cơ. cặn, xảm tràn. thường. - Kiểm tra vị trí, kích thước rốn bể.

4. Lắp đặt thiết bị vệ sinh, thiết bị tiêu thụ nước. - Kiểm tra vật tư, vật liệu và dụng cụ sử dụng, lỗ chờ trước khi thi công. - Kiểm tra công tác cố định thiết bị vệ sinh vào kết cấu xây dựng. - Kiểm tra cao độ, vị trí định vị thiêt bị. - Kiểm tra đấu nối thiết bị với các đường ống kỹ thuật. - Kiểm tra công tác chống thấm , chống rò rỉ của cỏc mối nối.

www.coninco.com.vn

Tổ Giám sát cơ.

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu - TCXD 51-1984 Thoát nướcmạng lưới bên ngoài và công trình. - TCVN 4519-1988 Hệ thống cấp thóat nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình Plumbing code 2000 - Bộ Xây dựng. - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt. - Danh mục vật tư thiết bị được cấp thẩm quyền phê duyệt. - TCVN 4153-1988 Cấp nước bên trong. - TCXD 33-1985 Cấp nướcmạng lưới bên ngoài và công trình . - TCVN 4519-1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu. - TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa cháy, yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng. - TCVN 2622-1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình . - TCVN 7336-2003 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt. - Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình Plumbing code 2000 - Bộ Xây dựng. - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt. - Danh mục vật tư thiết bị được cấp thẩm quyền phê duyệt. - TCVN 4153-1988 Cấp nước bên trong. - TCXD 33-1985 Cấp nướcmạng lưới bên ngoài và công trình . - TCVN 4519-1988 Hệ thống cấp thóat nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-125

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu và nghiệm thu. - TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa cháy, yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng. - TCVN 7336-2003 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt. - Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình Plumbing code 2000 - Bộ Xây dựng. 9.2.3. Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, thông gió và sưởi ấm Bộ phận Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu Nội dung thực hiện Phương pháp, dụng cụ tham gia kiểm tra 1. Gia công chế tạo ống dẫn không khí ( ống gió) - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi - Quan sát Tổ - Kiểm tra vật tư, vật liệu thi công. mắt, Giám - Kiểm tra qui cách chế tạo đường ống bằng được phê duyệt. dây, sát cơ . gió và phụ kiện, kích thước ống, mối thước - Danh mục vật tư thiết bị được thước thép, ghép mí, mặt bích, bán kính cong. cấp thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra công tác ghép nối ống gió thước kẹp. - TCXD 232 : 1999 Hệ với mặt bích. thống thông gió, điều hoà không - Kiểm tra các biện pháp gia cố tăng khí và cấp lạnh (chế tạo, lắp đặt cường độ cứng cho ống gió. và nghiệm thu). - TCVN 5687 : 1992 Thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế. - DW142:1982 Gia công chế tạo lắp đặt đường ống - Hệ thống thông gió điều hòa không khí. - Vật tư, vật liệu sử dụng đúng chủng loại theo hồ sơ thiết kế, và đã được phê duyệt, đã được kiểm tra theo mục 5-Phần 5 ở trên. - Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt. - Các tiêu chuẩn tham khảo. 2. Lắp đặt đường ống dẫn không khí và các phụ kiện - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi - Quan sát Tổ * Trước khi thi công: được phê duyệt. - Kiểm tra vật tư, vật liệu gioăng và bằng mắt , Giám thước dây, sát cơ – - Danh mục vật tư thiết bị được dụng cụ sử dụng khi thi công. thước thép, Hỗ trợ cấp thẩm quyền phê duyệt. * Trong khi thi công: Hệ Tổ Trắc - TCXD 232 : 1999 - Kiểm tra vị trí, cao độ, lấy dấu, thước kẹp. đạc, Tổ thống thông gió, điều hoà không phóng, tuyến lắp đặt ống và phụ kiện. hòan - Kiểm tra khoảng cách lắp đặt giá đỡ khí và cấp lạnh (chế tạo, lắp đặt thiện ống và phụ kiện. và nghiệm thu). - Kiểm tra công tác cố định ống và - TCVN 5687 : 1992 Thông phụ kiện. gió - điều tiết không khí - sưởi - Kiểm tra các mối nối mặt bích giữa ấm.Tiêu chuẩn thiết kế. các đường ống, phụ kiện . - DW142:1982 Gia công chế tạo - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lắp đặt đường ống gió - Hệ www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-126

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Bộ phận Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu Phương tham gia pháp, dụng cụ kiểm tra thống thông gió điều hòa không con người và thiết bị thi công. khí. - Kiểm tra lắp đặt hệ thống ống mềm - Biện pháp thi công của nhà và mối nối. thầu đó được phê duyệt. - Kiểm tra công tác đánh dấu tuyến - Các tiêu chuẩn tham khảo. ống . - Kiểm tra công tác nối đất, nối không các đường ống kim lọai. 3. Lắp đặt đường ống hệ thống làm lạnh và phụ kiện. - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi - Kiểm tra vật tư, vật liệu, dụng cụ sử - Quan sát Tổ bằng mắt , Giám được phê duyệt. dụng trước khi thi công . dây, sát cơ – - Danh mục vật tư thiết bị được - Kiểm tra vị trí, cao độ, lấy dấu, thước thép, Hỗ trợ cấp thẩm quyền phê duyệt. phóng, tuyến lắp đặt tuyến ống nước, thước Tổ Trắc - TCXD 232 : 1999 thước kẹp. thóat nước ngưng. Hệ - Kiểm tra qui cách, kích thước và Máy siêu âm đạc, Tổ thống thông gió, điều hoà không hòan mối hàn. khoảng cách các giá, gối đỡ ống. khí và cấp lạnh (chế tạo, lắp đặt thiện - Kiểm tra công tác cố định ống, lắp và nghiệm thu). đặt ống và phụ kiện co, tê ... - TCVN 5687 : 1992 Thông - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn gió - điều tiết không khí - sưởi con người và thiết bị thi công. ấm.Tiêu chuẩn thiết kế. - Kiểm tra quan sát các mối nối ren, - Lớp cách nhiệt ở chỗ co van và mặt bích phải làm riêng biệt để mối nối hàn mối nối giữa các đường khi cần có thể tháo ra được. ống , phụ kiện. - Kiểm tra công tác đánh dấu tuyến ống . - Kiểm tra công tác nối đất, nối không các đường ống kim lọai. 4. Thử nghiệm kiểm tra đường ống gió, đường ống hệ thống làm lạnh. - Kiểm tra thử nghiệm độ kín khít của - Bằng máy Tổ - TCXD 232 : 1999 Hệ tạo khói, đồng Giám từng đoạn ống, nhánnh ống thống thông gió, điều hoà không hồ đo lưu sát cơ . - Vệ sinh làm sạch đường ống. khí và cấp lạnh (chế tạo, lắp đặt - Kiểm tra công tác sơn phủ chống ăn lượng, áp lực. và nghiệm thu). - Bằng mắt mòn. - Cần thử độ kín khít của từng - Kiểm tra công tác vệ sinh đường thường đoạn ống, nhánh ống của từng ống, độ kín khít và khả năng chịu áp hệ thống. lực. - Thử độ kín khít theo yêu cầu - Kiểm tra biện pháp sơn, phủ bảo vệ thiết kế, trường hợp thiết kế đường ống. không quy định theo TCXD 232 -1999 và DW142:1982. 5. Thi công cách nhiệt, bảo ôn đường ống gió, đường ống hệ thống làm lạnh. - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi (Chỉ sau khi kiểm tra độ kín khít, vệ - Bằng mắt Tổ Giám được phê duyệt. sinh, làm sạch, chống ăn mòn mới thường - Danh mục vật tư thiết bị được được bọc cách nhiệt cho đường ống) - Bằng mắt sát cơ. cấp thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra chất liệu và qui cách vật thường, thước - Tuân thủ TCXD 232 -1999 và liệu cách nhiệt thép. DW142:1982. - Kiểm tra công tác lắp cách nhiệt, độ - Biện pháp thi công của nhà bằng phẳng, độ kín, chắc (không có thầu đó được phê duyệt. khuyết tật như khe nứt, khe hở). - Các tiêu chuẩn tham khảo. - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công. - Kiểm tra công tác lắp đặt lớp bảo vệ, che phủ, chống ẩm đường ống 6. Lắp đặt thiết bị phụ trợ . - Kiểm tra quan sát bề mặt máy chính, - Bằng mắt Tổ - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi Nội dung thực hiện

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-127

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra các chi tiết, các bộ phận không bị thường khuyệt tật hoặc hoen gỉ. - Bằng mắt - Kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi thường, thước lắp đặt, móng, bệ đỡ, giá treo thiết bị . thép. - Kiểm tra công tác vận chuyển, cẩu lắp khi thi công. - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công. - Kiểm tra độ chính xác lắp đặt thiết bị. - Kiểm tra công tác đấu nối thiết bị và các đường ống công nghệ.

Bộ phận Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu tham gia Giám sát cơ.

được phê duyệt. - Danh mục vật tư thiết bị được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Tuân thủ TCXD 232 -1999 và DW142:1982. - Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt. - Quy định, tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị của nhà sản xuất.

8.2.4.

Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống chống sét, tiếp địa Nội dung thực hiện Phương Bộ phận tham pháp, dụng cụ gia kiểm tra 1. Giám sát công tác đào rãnh, + Máy trắc + Tổ giám sát thước điện đóng cọc, kéo rải dây tiếp địa. lắp đạc, thép, thước đặt hệ thống cọc tiếp địa vuông, thước . * Trước khi thi công - Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng thi nhôm 3m công.lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét bao gồm xuất xứ, hãng sản xuất, kích thước cọc tiếp địa, dây tiếp địa. * Trong khi thi công: - Kiểm tra công tác vạch tuyến đào rãnh, rải dây tiếp địa chống sét - Kiểm tra vị trí lắp đặt cọc tiếp - Kiểm tra công tác hàn nối, gá bắt liên kết dây và cọc tiếp địa. - Kiểm tra công tác lấp, đầm đất, nèn chặt hệ thống tiếp địa.

2. Giám sát công tác lắp đặt hệ thống dây thoát sét. - Kiểm tra công tác gá lắp, cố định dây thoát sét. - Kiểm tra hộp kiểm tra tiếp địa - Kiểm tra đấu nối dây thoát sét với hệ thống tiếp địa. Giám sát công tác lắp đặt hệ thống kim thu sét. - Giám sát kiểm tra công tác lắp đặt và quy cách, chủng loại kim thu sét.

www.coninco.com.vn

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu * Lắp đặt hệ thống chống sét phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn TCXD 46 -1984: Chống sét cho các công trình xây dựng. (Tài liệu tham chiếu: bản vẽ mặt bằng chống sét) - Theo bản vẽ thiết kế và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản suất. Các mối hàn liên kết giữa dây tiếp địa, cọc tiếp địa phải đẩm bảo chắc chắn, chiều dài mối hàn ≥ 6cm. - Các liên kết bulong được siết chặt đảm bảo lực siết theo yêu cầu thiết kế. - Dây thoát sét từ trên mái xuống phải được cố định chắc chắn bằng các kẹp chuyên dùng. Toàn bộ dây thoát sét phải được luồn trong ống bảo vệ theo chỉ dẫn của nhà sản suất & thiết kế. - Hộp kiểm tra điện trở tiếp địa phải được lắp đặt thuận tiện cho việc kiểm tra điện trở tiếp địa theo định kỳ . Các mối nối giữa dây thoát sét và đầu chờ dây nối của hệ thống tiếp địa. - Kim thu sét phải được lắp đặt chắc chắn & theo

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-128

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

3. Giám sát công tác đo kiểm tra điện trở của hệ thống tiếp địa chống sét.

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra

Bộ phận tham gia

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu chỉ dẫn của nhà sản suất. - Sau khi thi công xong tiến hành đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống. - Đơn vị thí nghiệm đo điện trở tiếp địa của hệ thống là đơn vị độc lập có chứng chỉ hành nghề & tư cách pháp nhân.Điện trở của hệ thống Rtđ theo yêu cầu thiết kế

8.2.5. Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống thang máy Nội dung thực hiện Phương Bộ Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai pháp, dụng phận Tiêu chí đánh giá cụ kiểm tham và nghiệm thu tra. gia - Tổ - Đúng thông số kỹ thuật theo thiết kế đã được * Các thông số kĩ thuật - Quan sát giám sát phê duyệt cần kiểm tra: bằng mắt cơ khí - Thử tải tĩnh nhằm mục đích kiểm tra độ bền + Trọng tải. thường của các chi tiết của bộ dẫn động, độ tin cậy của + Vận tốc làm việc và - Thước phanh hãm, cáp không bị trượt trên puli dẫn , độ vận tốc chậm mét bền của cabin, của kết cấu treo cabin , treo đối + Độ chính xác dừng trọng và độ tin cậy của kẹp đầu cáp. Thử tải tĩnh thang ở các tầng + Diện tích cabin của được thực hiện theo cách để cabin ở tầng thấp thang chở người.sàn nhất, giữ tải trong thời gian 10 phút với sự vượt * Các quá trình phải tải so với qui định như sau: * 50% với thang máy có tang cuốn cáp và thang kiểm tra : máy dùng xích làm dây kéo. + Thử không tải * 100% với thang máy có puli dẫn cáp. + Thử tải tĩnh Có thể thay thế thử tải tĩnh bằng 3 lần di + Thử tải động chuyển cabin đi xuống với tải trọng vượt tải qui Những bộ phận sau đây định là 50%. cần được kiểm tra: - Thử tải động nhằm kiểm tra độ tin cậy của + Bộ dẫn động thang máy có tải và kiểm tra hoạt động của bộ + Thiết bị điện phanh hãm an toàn, bộ hạn chế vận tốc và bộ + Các thiết bị an toàn giảm chấn. Thông thường thử tải động bằng cách + Bộ điều khiển, ánh chất tải vượt tải qui định 10% rồi cho cabin lên sáng và tín hiệu xuống 3 lần. + Phần bao che giếng - Trong giếng thang và buồng máy không được thang lắp đặt bất kỳ một bộ phận thiết bị nào khác như + Cabin, hệ đối trọng , ray dẫn hướng đường ống nước, dây điện không liên quan đến + Cửa cabin và cửa tầng thang máy. + Cáp (hay xích) và phần - Buồng máy phải thông thoáng, khô ráo và che neo kẹp đầu cáp (xích). kín bụi. Hố giếng phải khô ráo, không có nước + Bảo vệ điện thấm từ ngoài vào. Cửa buồng máy phải có khoá + Độ cách điện của thiết và khoá phải lắp trước khi đưa thiết bị vào bị điện và dây dẫn điện. buồng. Khoảng hở giữa dây cáp và mép lỗ lùa cáp phải cách nhau > 25 mm. Khoảng khe giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin không được quá 25 mm với thang điều khiển từ cabin và với cabin không có cửa, không quá 35 mm với các www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-129

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu loại thang khác. Độ chính xác dừng ở mỗi điểm dừng phải đảm bảo trong giới hạn ±20 mm đối với thang máy bệnh viện, thang máy chất hàng bằng xe và ±50mm với các thang máy khác. - Khoảng cách những điểm gần nhất của các bộ phận thang máy không được dưới các giá trị sau: * 50 mm giữa cabin và đối trọng ; * 50 mm giữa cabin, đối trọng với vách ngăn tầng lưới thép ; * 25 mm giữa cabin, đối trọng với vách ngăn kín của giếng ở phía không có cửa cabin (15 mm với thành giếng không có những phần lồi, lõm). * 10 mm giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin, giữa các chi tiết nhô lên của cửa tầng và cửa cabin, không kể các chi tiết khoá cửa tầng cùng các bộ phận liên quan ở cabin. * 10 mm giữa các chi tiết nhô lên của cabin (đối trọng) với các phần kết cấu ray dẫn hướng, kể cả các chi tiết kẹp chặt ray. - Khoảng cách giữa cánh cửa tầng với cánh cửa cabin không vượt quá 120 mm. - Khoảng cách từ các phần thấp nhất của trần, giếng thang hoặc các thiết bị lắp dưới trần đến mặt nóc cabin, khi đối trọng để trên các ụ tỳ cứng hoặc trên giảm chấn nén tận cùng, không được dưới 750mm. - Khoảng không gian phía dưới cabin đến đáy hố giếng, khi cabin đè lên các ụ tỳ cứng hoặc trên giảm chấn nén tận cùng, không được dưới 500 mm.

8.2.6.

Giám sát nghiệm thu lắp đặt hệ thống thông tin, điện nhẹ Nội dung thực hiện Phương Bộ Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai pháp, phận Tiêu chí đánh giá dụng cụ tham và nghiệm thu kiểm tra. gia - Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được 1. Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống Quan sát, Tổ giám phê duyệt. thiết bị báo cháy - Danh mục vật tư thiết bị được cấp sát Kiểm tra thông số kỹ thuật của từng đo điện, điện, thẩm quyền phê duyệt. thiết bị của hệ thống như bơm nước thiết bị sạch (công suất động cơ, dòng điện, thử nhiệt điện - TCVN 4153-1988 Cấp nước bên trong. nhẹ - TCXD 33-1985 Cấp nước-mạng lưới điện áp, độ cách điện, lưu lượng, cột bên ngoài và công trình . áp, độ ồn, độ rung), bộ đun điện, thiết - TCVN 4519-1988 Hệ thống cấp thóat bị trao đổi nhiệt (công suất, nhiệt độ nước bên trong nhà và công trình – Quy nước đầu ra), kiểm tra thiết bị vệ sinh phạm thi công và nghiệm thu. (bao gồm vị trí, độ chính xác, độ chắc - TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa chắn của thiết bị, chức năng cấp, thoát cháy, yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt nước của từng thiết bị, điều kiện vệ và sử dụng. sinh thiết bị trước khi đưa vào sử - TCVN 7336-2003 Phòng cháy chữa dụng, điều kiện hoạt động của thiết bị cháy – Hệ thống sprinkler tự động – cảm ứng). Yêu cầu thiết kế và lắp đặt. Kiểm tra hệ thống điện, điện điều - Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và khiển ở từng chế độ vận hành khác www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-130

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

nhau của hệ thống và so sánh với thiết kế Kiểm tra độ chính xác của các thiết bị đo như thiết bị đo áp lực, đồng hồ đo lưu lượng, thiết bị điều khiển 2. Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống thông tin mạng, tổng đài. - Kiểm tra tính sẵn sàng và đồng bộ của thiết bị cho việc chạy thử: Nguồn cấp điện, thiết bị thử nghiệm… - Kiểm tra các văn bản pháp lý cho việc chạy thử bao gồm : - Biên bản chứng nhận hợp chuẩn của bưu điện . - Biên bản kiểm tra nghiệm thu tĩnh các thiết bị của hệ thống tổng đài. - Kiểm tra thử nghiệm các dịch vụ chính. Chức năng xử lý các cuộc gọi, đồng thời, nội bộ, liên tỉnh, quốc tế. Chức năng kiểm soát các cuộc gọi, lưu trữ, quản lý, hiển thị dữ liệu cuộc gọi, tính cuớc. Các chức năng của tổng đài khác theo tài liệu của nhà sản xuất. - Giám sát kiểm tra hoạt động của tổng đài trong trường hợp sự cố nguồn điện, thời gian hoạt động khi sử dụng nguồn điện dự phòng, UPS. - Kiểm tra sơ đồ kiến trúc mạng (network topology) của hệ thống mạng, kiểm tra đánh số hiệu, địa chỉ các thiết bị mạng, máy in, máy chủ, máy trạm. - Kiểm tra chạy thử từng thiết bị của hệ thống, trạm làm việc, máy chủ, bộ chuyển mạch, bộ dọn đường. - Kiểm tra chức năng của các thiết bị theo catalog của nhà sản xuất. 3. Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống an ninh CCTV Kiểm tra chất lượng đường truyền tín hiệu từ các Camera đến thiết bị chuyển đổi ma trận của hệ thống theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết bị. Khả năng lưu trữ thông tin. Giám sát kiểm tra chức năng của hệ thống điều khiển hiển thị, theo dõi, bộ chuyển đổi ma trận. khi hoạt động bình thường và khi có cảnh báo. Giả lập tín hiệu cảnh báo, kiểm tra các chức năng của hệ thống CCTV khi có www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu công trình - Plumbing code 2000 - Bộ Xây dựng.

Quan sát, đồng hồ kiểm tra thông mạch, đồng hồ kiểm tra tín hiệu.

Tổ giám sát điện nhẹ

Giám sát thực hiện chạy thử toàn bộ hệ thống trong 72 h. Thời gian hoạt động liên tục tối thiểu 8 h. Phù hợp thiết kế, tiêu chuẩn chuyên ngành. Các tham số đạt được tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA 568A và ISO/IEC 11801 cho cáp tín hiệu (CAT 6). Giám sát kiểm tra thông mạch và thử nghiệm đặc khả năng truyền tin qua cáp quang 62.5μm MM, ghi nhận độ suy giảm tín hiệu truyền dẫn bởi thiết bị chuyên dụng. Theo tiêu chuẩn TIA/EIA568-B.1 Cáp quang MM sẽ được kiểm tra tại cả 2 bước sóng 850 nm và 1300nm. Suy hao tín hiệu tương ứng phải nhỏ hơn 4 dB và 2 dB kể cả tổn thất tại các đầu nối. Kiểm tra chức năng của các thiết bị theo thiết kế, khả năng truy cập dữ liệu, cơ sở dữ liệu, cài đặt, sử dụng tiện ích PING tiến hành kiểm tra trao đổi thông tin kết nối giữa các thiết bị . Chức năng bảo mật và quản lý người sử dụng . Tiến hành kiểm tra các phần mềm, bản quyền sử dụng các phần mềm. Giám sát kiểm tra hoạt động của thiết bị trong trường hợp sự cố nguồn điện, xác định thời gian hoạt động khi sử dụng nguồn điện dự phòng, UPS.

Quan sát, đồng hồ kiểm tra thông mạch, đồng hồ kiểm tra tín hiệu.

Tổ giám sát điện nhẹ

Trong trường hợp không xác định tiêu chuẩn, áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đường truyền áp dụng theo tiêu chuẩn của cáp tín hiệu ứng với tín hiệu cho hệ thống TV. Trong trường hợp không xác định tiêu chuẩn, áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đường truyền áp dụng theo tiêu chuẩn của cáp tín hiệu an ninh với yêu cầu thử nghiệm tần số 4,2 MHz. Tổn thất biên độ không được lớn hơn 20%. - Vị trí điểm đo cần chọn ở dưới loa của hệ thống PA và điểm giữa của bước loa Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-131

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

cảnh báo đánh giá theo tiêu chí thiết kế .Giám sát, kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống Camera, zoom, pan, tilt. Chất lượng hình ảnh và các chức năng hiển thị. ACS - Kiểm tra chất lượng đường truyền tín hiệu của hệ thống theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Giám sát, kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị đọc thẻ, thiết bị ghi thẻ, thiết bị kiểm soát, hoạt động của khoá và các thiết bị kiểm tra điều khiển trung tâm. Giám sát kiểm tra chức năng của hệ thống điều khiển trung tâm, máy chủ kiểm soát dữ liệu, khả năng kiểm soát thâm nhập, mức độ bảo mật. Giả lập tín hiệu cảnh báo, kiểm tra các chức năng của hệ thống . PA Kiểm tra đo mức thanh áp của hệ thống phát thanh công cộng ở hành lang và trong các tầng, phòng Kiểm tra khả năng phối hợp với các thiết bị khác của hệ thống an ninh và báo cháy, BMS Giám sát kiểm tra thông mạch và thử nghiệm đặc khả năng truyền tín hiệu âm thanh, từ các điểm kết nối theo hồ sơ thiết kế, thi công. Kiểm tra chạy thử từng thiết bị của hệ thống âm thanh hội nghị, âm thanh biểu diễn. Kiểm tra chức của của các thiết bị theo catalog của nhà sản xuất. Kiểm tra chức năng của hệ thống theo thiết kế . Giám sát kiểm tra hiệu chỉnh, chạy thử của toàn bộ hệ thống âm thanh chính . Giám sát kiểm tra các kết nối với các hệ thống âm thanh khác : Giám sát kiểm tra hoạt động của thiết bị trong trường hợp sự cố nguồn điện, xác định thời gian hoạt động khi sử dụng nguồn điện dự phòng, UPS.

Giám sát kiểm tra thông mạch và thử nghiệm các mạch vòng điều khiển, các modul điều khiển hiện trường. Giám www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu (giữa 2 loa) độ cao cách nền nhà 1550 đến 1600mm. Thông số phù hợp thiết kế, nhà sản xuất và tiêu chuẩn áp dụng.

Giám sát kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống khuếch âm chính theo các chỉ tiêu âm thanh thiết kế của hệ thống ở các khu vực khán đài. Đánh giá các tác động thanh áp của hệ thống âm thanh đến đến khán giả, tác động ảnh hưởng do các nguồn nhiễu ồn khi thi đấu. Mức âm tối đa không vượt quá ngưỡng chối tai (120dB)- Mức âm tối thiểu ở các hàng ghế (cao cách mặt sàn 1200mm) phải lớn hơn mức tạp âm nền thường có ở sân vận động, sàn thi đấu thể dục thể thao ít nhất 10dB. - Độ đồng đều của trường âm phải đảm bảo mức cho phép (ΔL≤6dB). Các thông số: Độ chói tai có hay không. Độ rõ của tiếng nói. Không có hiện tượng đuổi âm, nhại âm, trễ truyền âm. Các vị trí nghe có chênh lệch nhau về độ to nhỏ. Trên cơ sở đó các chuyên gia về âm học sẽ đánh giá chất lượng âm thanh của công trình. Tham khảo các kết quả kiểm tra chạy thử hệ thống cơ, điện có liên quan. Đánh giá chức năng điều khiển của hệ thống, Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-132

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung thực hiện

sát kiểm tra chạy thử, chức năng điều khiển, độ ổn định, thời gian điều chỉnh, chất lượng điều khiển các mạch vòng điều khiển của hệ thống theo thiết kế với tín hiệu giả lập. Giám sát kiểm tra chạy thử, hiệu chỉnh bộ điều khiển, hiệu chỉnh các chức năng theo dõi và cảnh báo từng thiết bị của hệ thống có liên quan . Giám sát kiểm tra chức năng giám sát và điều khiển và cảnh báo của các bộ điều khiển trung tâm, trung tâm điều khiển. Giám sát kiểm tra chạy thử liên động của hệ thống BMS với từng hệ thống liên quan. Theo dõi, đánh giá vận hành của hệ thống khi vận hành các chế độ khác nhau. Giám sát theo dõi vận hành chạy thử tổng hợp các hệ thống cơ điện, báo chữa cháy. Giám sát kiểm tra hoạt động của thiết bị trong trường hợp sự cố nguồn điện, xác định thời gian hoạt động khi sử dụng nguồn điện dự phòng, UPS. Giám sát kiểm tra thông mạch và thử nghiệm các mạch vòng điều khiển, các modul hiện trường. Giám sát kiểm tra thử nghiệm liên động của hệ thống báo cháy với các hệ thống khác, các chức năng báo cháy khu vực, cảnh báo theo khu vực, mạch vòng điều khiển liên động với các hệ thống chữa cháy, điều hoà thông gió, cửa sập chữa cháy, thang máy theo thiết kế với tín hiệu giả lập. Giám sát kiểm tra chạy thử, hiệu chỉnh bộ điều khiển, hiệu chỉnh các chức năng cảnh báo của hệ thống. Giám sát kiểm tra chức năng giám sát, điều khiển và cảnh báo của trung tâm điều khiển báo cháy. Giám sát kiểm tra hoạt động của thiết bị trong trường hợp sự cố nguồn điện, xác định thời gian hoạt động khi sử dụng nguồn điện dự phòng, UPS.

www.coninco.com.vn

Phương pháp, dụng cụ kiểm tra.

Bộ phận tham gia

Tiêu chuẩn tham chiếu/dung sai Tiêu chí đánh giá và nghiệm thu dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm của nhà sản xuất, các yêu cầu thiết kế. Kết nối với các hệ thống cơ điện khác đảm bảo yêu cầu. Chức năng giám sát và điều khiển đảm bảo yêu cầu thiết kế .

Đánh giá chức năng điều khiển của hệ thống, dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm về PCCC, của nhà sản xuất và các các yêu cầu thiết kế.

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-133

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 9.1.Quy định chung a.Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. b.KS TVGS CONINCO thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ mất an toàn lao động trên công trường: b.1.Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình. b.2.Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị. b.3.Đối với Người lao động: Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả công nhân tham gia xây dựng công trình. Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. b.4.Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động của NT trong phạm vi toàn công trường. c.KS TVGS CONINCO thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công trường. Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường. 9.2.An toàn lao động cho sàn công tác Mặt sàn công tác và sàn giáo treo phải bằng phẳng, không dính dầu mỡ, đất cát gây trơn trượt. Sàn công tác, giàn giáo treo, các lỗ trên sàn công tác cần có lan can bảo vệ bằng thép cao ≥ 0,9m. Mép ngoài của lan can cần bọc lưới an toàn. 9.3.Kỹ thuật an toàn lao động khi lắp tháo dỡ thiết bị trượt Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động khi lắp đặt cốp pha. Lắp đặt cong son: Cong son đỡ sàn công tác được tiến hành lắp đều cho cả hai phía trong và phía ngoài đảm bảo sự cân bằng cho giá nâng. Lắp sàn công tác, làm lan can: Ván sàn công tác được lát kín cả phía trong và phía ngoài, các tấm ván phải cắt theo đúng chiều phân chia của thanh đỡ công sơn. Chiều dài của tấm lát được cắt tối đa cho 2 khoảng trở xuống. Đối với mâm sàn không lát tôn các điểm đầu ván phải có nẹp liên kết giữa hai đầu ván 2 bên với nhau. Đối với mâm sàn lát tôn khe hở giữa hai đầu ván ≤ 5mm và khe hở giữa hai tấm ván ≤ 2mm, độ cao chênh lệch giữa hai tấm ván kề nhau ≤ 3mm. Đường kính thép dùng làm lan can D ≥ 14 và không sử dụng lan can bằng gỗ. Lắp đặt cốp pha: Cốp pha chỉ được lắp đặt sau khi đã hiệu chỉnh và cố định chính xác được vòng gông và giá nâng. Việc lắp cốp pha được tiến hành đều cả trong và cả ngoài. Lắp xuất phát từ một điểm đối với dạng kết cấu khép kín hình tròn. Lắp các tấm cốp pha góc trước đối với các kết cấu có dạng hình vuông, chữ nhật. Lắp đặt đến đâu hiệu chỉnh đến đó. Lắp đặt thiết bị mâm sàn: Các kích nâng chỉ được lắp đặt sau khi đã hiệu chỉnh và cố định chắc chắn phần giá nâng và vành gông. Lắp đặt các kích có thể được tiến hành đồng thời với việc lắp đặt cốp pha. Trước khi lắp đặt các kích phải kiểm tra các bộ phận của kích và tình trạng làm việc của các kích. Không lắp dây ty ô, van đóng mở dầu sát vào cốt thép đứng. Tổ hợp các điểm dẫn dầu thành từng cụm, lắp các đường dẫn dầu nối giữa các kích với nhau trước đó lắp các cụm ống dẫn dầu vào đường dẫn chính. Đường dẫn chính được lắp vào mâm sàn phía trong và đặt cách mặt sàn 18cm -20cm đi dọc theo lan can bảo vệ phía trong. Lắp bu lông chân đế kích phải đặt đều cả 4 bu lông tạo độ thẳng đều cho kích. Các bu lông nối tại các đường ống dẫn dầu phải siết đủ độ chặt để không rò rỉ dầu ra ngoài. Lắp đặt các tời vận chuyển: www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-134

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Khu vực đặt tời vận chuyển phải ở chỗ dễ quan sát và tối thiểu khoảng cách giữa bu ly chuyển hướng đến tời phải lớn gấp 20 lần chiều dài của tang tời để không bị chồng cáp. Đường cáp chạy phải có hộp cáp bảo vệ khi đường cáp cắt ngang đường vật chuyển của ô tô. Khi lắp đặt tời, trục của tang tời phải vuông góc với dây cáp tời tại điểm giữa của tang tời. Bu ly thiên bình được lắp phía trên của thang tải phải được lắp thăng bằng. Các ống trượt ben được liên kết chặt với hệ thống thang ngang thang tải và khoảng cách giữa cácthang trượt với nhau sai số ≤ ±5mm . Các khoá cáp bắt khoá tại ben tời có ít nhất 3 khoá trở lên với chiều dài kẹp cáp là 1m. Phía trên cách bu ly thiên bình ≥ 10m phải lắp rơ le tự cắt hành trình để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động khi tháo dỡ cốp pha: Tháo dỡ cốp pha trượt là một công việc khó khăn và nguy hiểm do khả năng dễ bị ngã từ độ cao của công nhân tham gia công việc tháo dỡ. Bởi vậy công việc tháo chỉ giao cho công nhân có kinh nghiệm và nắm vững tất cả các thao tác cũng như hiểu rõ quy trình công nghệ. Công việc tháo dỡ được đặt dưới sự chỉ trực tiếp của trưởng ca. Trong thời gian tháo dỡ cấm mọi người qua lại phía dưới khu vực tháo dỡ để đảm bảo an toàn. Khu vực cấm này tính từ mép mâm sàn ra 15-20m về các phía. Việc tháo dỡ chỉ thực hiện trong thời gian ban ngày và trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Sau khi thao dỡ các bộ phận của cốp pha và các trang thiết bị ở trên sàn công tác phải cần chu ý đặc biệt đối với các thiết bị điện chiếu sáng và điện máy. Chúng cần phải được cắt điện khỏi mạng trước khi tháo dỡ. Sự đi lại của công nhân ở sàn công tác phía dưới trong thời gian tháo dỡ ở trên là cấm tuyệt đối và cả khi tháo dỡ các bộ phận gá giữ và lắp đặt các thiết bị gá giữ phụ trợ để treo vào móc cẩu các cấu kiện cần đưa xuống đất. Mâm sàn, giá nâng, vành gông được tiến hành tháo dỡ đến đâu gọn đến đó. Sàn phía ngoài tháo dỡ trước, sàn phía trong dỡ sau, dỡ đến đâu vận chuyển đến đó. Việc di chuyển trên mâm sàn là rất nguy hiểm.Vì vậy phải làm đường vận chuyển tạm có liên kết và lan can chắc chắn hoặc mâm sàn phụ để thao tác . Không được đi lại trực tiếp và vận chuyển trên mâm sàn chính. 9.4.Công tác an toàn lao động khi thi công bêtông Lập hệ thống hàng rào ngăn cách khu vực nguy hiểm khi thi công. Khoảng cách từ mép công trình ra từ 15 ÷ 20 m là phạm vi nguy hiểm nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ vào khu vực này trong quá trình thi công. Khu vực này phải có rào ngăn, biển báo và có người gác, cảnh giới khi thi công. Lập hệ thống nhà an toàn để che chắn cho công nhân và cán bộ vào khu vực thi công. Nhà an toàn phải đảm bảo chắc chắn, mái được lát gỗ ván dày bên dưới và trải tôn bên trên. Đơn vị thi công phải tổ chức cho cán bộ công nhân học biện pháp an toàn thi công đã lập. Đơn vị thi công phải tổ chức mạng lưới an toàn công trường. Đơn vị thi công phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân trước khi vào thi công. Chỉ những người có đủ sức khoẻ mới được bố trí vào dây chuyền SX Các thiết bị và máy thi công phải được kiểm định và có giấy phép sử dụng theo qui định của bộ lao động Khi làm việc trên cao tại những vị trí nguy hiểm mọi người phải đeo dây an toàn. Cần lưu ý điểm buộc dây an toàn cho chắc chắn. Các dây an toàn phải được thử tải 250 kg trong thời gian 5 phút, nếu đảm bảo mới cho sử dụng. Đà giáo, sàn công tác, lan can lắp đặt xong phải được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn mới được phép làm việc. Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị nâng và hệ giằng liên kết của mâm sàn. Công nhân làm việc trên cao và làm việc phía dưới phải liên lạc với nhau bằng tiến hiệu âm thanh hoặc tiến hiệu ánh sáng Công nhân điều khiển vận hành hệ thống tời bêtông, cần tó, xe goòng phải tuân thủ theo các quy định về tiến hiệu điều khiển đã nêu trong phần biện pháp thi công Trên sàn thao tác phải ghi tải trọng lớn nhất cho phép chỉ được xếp vật liệu lên sàn công tác ở những vị trí được quy định. Phải thu dọn vật liệu thừa, vật liệu thải trên sàn công tác. Trong thời gian trượt người lạ và những công nhân không có việc không được chèo lên sàn thao tác.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-135

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Không được nhảy từ sàn thao tác trên xuống sàn thao tác dưới của cốp pha trượt. Việc lên xuống giữa hai sàn phải được thông qua lỗ dành riêng bằng một loại thang đặc biệt, sau khi lên xuống phải đạy lỗ lại. Đối với những công nhân làm nhiệm vụ tiếp nhận bêtông: Chỉ được thao tác các công việc: lấy mẫu thí ngiệm, kéo mở phễu...khi xe bêtông đã dừng hẳn và đỗ ở vị trí cố định. Chỉ hoạt động trong khu vực hành lang an toàn quy định không đi vào khu vực bên tời hoạt động. Bêtông được vận chuyển đến công trình bằng các xe chuyên dụng. Thi công bằng ben tời thì khối lượng mỗi xe không chở quá 3m3. Các xe chở bêtông ra đến sân công trình phải nhanh chóng được tiếp nhận và vận chuyển lên cao bằng thiết bị chuyên dùng. Bêtông được phân phối đều trên toàn bộ chu vi của công trình với chiều cao đổ đã được quy định. Khi xe bêtông rời khỏi nơi tiếp nhận thì phải tiến hành dọn sạch sẽ phần bêtông rơi vãi. Trước khi trút bêtông xuống ben phải kiểm tra độ kín của lưỡi gà (khoá cửa xả). Bêtông trong ben không được đổ đầy, yêu cầu cách mép trên của ben chứa là 10cm. Trách hiện tượng trên đường vận chuyển bêtông rơi ra ngoài. Trong trường hợp phải dọn vệ sinh hố dưới ben phải báo cáo với cán bộ kỹ thuật và người vận hành tời đồng thời phải có biện pháp chống đỡ chắc chắn đáy ben. 9.5.Công tác an toàn lao động khi thi công cốt thép Cần cẩu tó, hệ tời vận chuyển cốt thép phải được kiểm định đảm bảo an toàn trước khi thi công. Khi cẩu thép phải có người điều chỉnh dây gió đảm bảo an toàn. Cốt thép đưa lên sàn phải được bó gọn gàng cả hai đầu và mỗi lần đưa lên sàn không quá 300kg. Cốt thép sau khi đưa lên sàn phải được phân bố điều tránh tình trạng tập trung tải trọng một chỗ. 9.6.Đảm bảo an toàn cho vận hành thiết bị trượt, thiết bị vận chuyển Thiết bị vận chuyển theo phương đứng cần có đầy đủ các bộ phận đảm bảo an toàn đáng tin cậy như mốc hạn chế về tải trọng và cao độ, phanh hãm chống trượt, tiến hiệu báo động và công tác an toàn tự ngắt. Không nên vận chuyển loại thiết bị theo phương đứng khi chưa được kiểm nghiệm hợp chuẩn. Sau khi lắp đặt song thiết bị vận chuyển cần tiến hành thí ngiệm và làm kiểm định ở trạng thái không tải, có tải tĩnh, có tải động theo như bản thuyết minh của nhà máy và làm thí nghiệm tính tin cậy của bộ phận an toàn. Khi gặp những tình huống sau đây thì cần cho thiết bị ngừng hoạt động. 1)Tầm nhìn giữa vật điều khiển và vật nâng không rõ ràng, ban đêm thiếu ánh sáng. 2) Cơ cấu truyền động, cơ cấu hãm phanh, cơ cấu bảo hiểm không nhạy và thiếu tin cậy. 3) Thiết bị điện tiếp đất không tốt, dây dẫn bị hở. 4) Qúa tải hoặc quá số người quy định. 5) Tín hiệu xi nhan không rõ ràng, thống nhất. Kẹp an toàn cần có cấu tạo hợp lý, có độ an toàn tin cậy cao và phù hợp với các quy định: Cường độ áp lực bêtông cho phép trên mặt công tác giữa khối nêm của kẹp an toàn phải nhỏ hơn 150Mp Khi lồng treo vận hành chiều rộng khe hở giữa khối nêm của kẹp an toàn với mặt ngoài của cáp phải lớn hơn 2mm. Cáp tời điện và cáp lồng treo nên dùng loại có lõi kim loại, đường kính của cáp được chọn theo khả năng chiệu lực và hệ số an toàn phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Cáp và kẹp an toàn phải được kiểm định ann toàn hợp chuẩn và cần có chứng chỉ thử nghiệm có tải trong tình huống bất lợi nhất mới đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, bộ phận phụ trách an toàn lao động của đơn vị thi công phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của cáp và kẹp an toàn và gi kết quả kiểm tra vào sổ lao động. 9.7.Biện pháp an toàn hệ thống điện thi công Cần có các biện pháp an toàn khi chập điện, mất điện trong khi đang TC. Trên mặt bằng và trên sàn công tác phải có thiết bị phân phối điện riêng biệt, có nguồn điện dự phòng phục vụ khi mất điện. Cầu dao tổng và cầu dao điều khiển cần có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhận biết. Các cầu dao tổng dưới mặt đất và ở trên mâm sàn phải có rơ le tự ngắt để cắt điện khi quá tải hoặc xẩy ra các sự cố về điện. Cáp dẫn điện từ mặt đất lên sàn công tác phải có dây bảo vệ chịu lực, được cố định đầu trên vào sàn công tác. Chiều dài của cáp điện và của dây bảo vệ chịu lực phải lớn hơn độ cao nâng trượt tối đa của sàn công tác là 10m, phần dưới của dây không rối và phải có phương pháp bảo vệ. Khoảng cách của điểm cố định giữa cáp dẫn điện và dây bảo vệ chịu lực không nên lớn hơn 2m. Khi ngừng thi công phải tắt nguồn điện trên sàn sao tác.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-136

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Trên sàn công tác và ở dưới mặt bằng luôn luôn phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng để làm việc. Thiết bị chiếu sáng cần phù hợp với các quy định sau: 1)Chiều cao cột đèn chiéu sáng lớn hơn 2.5m, nếu ở nơi dễ cháy nổ cần dùng loại đèn chống cháy nổ. 2) Dùng loại đèn cầm tay trên sàn công tác thấp hơn 36V. 3) Nếu trên sàn công tác bố trí loại đèn chiếu sáng cố định có điện áp lớn hơn 36V thì cần có biện pháp an toàn tiếp địa, có chụp chống mưa và chụp bảo vệ. Hòm tổng phân phối điện trên sàn công tác nên để ở những nơi thuận tiên dễ thao tác, dễ điều khiển, dễ sữa chữa và không bị mưa ướt. Công tắc và ổ cắm không đặt ngay trên mặt sàn mà nên đặt ngay trong hòm phân phối điện. Tất cả các thiết bị điện không dùng loại công tắc một cực hoặc công tắc để hở. Các đây dẫn điện trên sàn công tác cần phải đặt ở những nơi khuất, có biện pháp bảo vệ và cố định chắc chắn. Dây tiếp địa của thiết bị điện đặt trên sàn công tác phải được nối thông với dây trực tiếp địa chung của công trình. 9.8.An toàn chống sét Hệ thống chống sét cho thang tải, mâm sàn, tháp nâng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và dẫn điệm thông suốt, điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa nhỏ hơn hoặc bằng 10Ω phải được thẩm định và kiểm tra bằng máy đo ba cực chuyên dụng. Dây dân xuống của thiết bị chống sét trong khi thi công cần bảo đảm luôn thông suốt. Nếu do thi công cần dỡ bỏ đương đẫn xuống, thì khi có đường dẫn khác thay thế mới dỡ đường dẫn này. Khi thi công nếu có mưa, sấm chớp thì tất cả mọi người đang thao tác ngoài trời, ở trên cao đều phải rút xuống mặt đất và không được tiếp xúc vào thiết bị chống sét. Trước khi vào mùa mưa bão và trước khi thi công cần kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét, nếu đạt yêu cầu thiết kế và an toàn mới tiến hành thi công. Trong thi công cần kiểm tra hệ thống chống sét, nếu không thông suốt thì cần tạm ngừng thi công để khắc phục sữa chữa ngay. 9.9.Công tác vệ sinh môi trường Kiểm tra các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường, các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định của Nhà thầu thi công xây dựng. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải yêu cầu Nhà thầu thi công có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-137

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT MỤC ĐÍCH Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng - CONINCO áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 cho công tác TVGS của gói thầu này nói riêng và các toàn bộ các công tác tư vấn nói chung nhằm mục đích: Chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định các dịch vụ tư vấn xây dựng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, bao gồm cả quá trình cải tiến liên tục và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của pháp luật hiện hành. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG Chính sách chất lượng của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO là cung cấp các dịch vụ tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công ty không ngừng hoàn thiện các dịch vụ theo hướng chuyên môn hóa cao, chú trọng hiệu quả công việc, bảo đảm chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu một cách nhanh chóng, tạo lòng tin lâu dài cho khách hàng và tương lai vững chắc cho sự phát triển của Công ty với phương châm “Chất lượng - Hiệu quả - và Chắc chắn cho tương lai”. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng - CONINCO cam kết thiết lập và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 và cải tiến thường xuyên tính hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng. Để đảm bảo Chính sách chất lượng được thực hiện, Công ty thiết lập các Mục tiêu chất lượng hàng năm trên cơ sở phù hợp với mục đích hoạt động của Công ty, chú trọng hướng tới khách hàng, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho toàn thể cán bộ nhân viên, tiến hành xem xét định kỳ, kịp thời và có hiệu quả Hệ thống, khắc phục, phòng ngừa, liên tục cải tiến và bảo đảm sẵn có, cung cấp phù hợp các nguồn lực cần thiết. Định hướng đến 2010, CONINCO phấn đấu trở thành tổ chức tư vấn có tầm cỡ trong khu vực, có quy mô đa nghề và có trình độ chuyên môn cao, giữ vai trò là một trong những đơn vị mạnh nhất trong cả nước về lĩnh vực tư vấn và kiểm định xây dựng. Tổng Giám đốc Công ty bảo đảm Chính sách chất lượng được truyền đạt và thấu hiểu trong Công ty và được xem xét để luôn thích hợp. CÁC YÊU CẦU TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 VÀ NGOẠI LỆ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được áp dụng không có trường hợp ngoại lệ cho tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Công ty CONINCO xây dựng, lập thành văn bản, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục tính hiệu quả của Hệ thống theo đầy đủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Việc xác định trình tự và sự tác động qua lại của các quá trình, các chuẩn mực và các phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng quá trình vận hành và kiểm soát của các quá trình này có hiệu quả, đảm bảo luôn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động và điều hành các quá trình, theo dõi, đo lường và phân tích các quá trình, thực hiện các hành động cần thiết để đạt được các kết quả đã hoạch định và cải tiến tiếp tục các quá trình này được quy định trong Sổ tay chất lượng, các Quy trình quản lý chất lượng và các tài liệu khác của Hệ thống quản lý chất lượng. Đối với các quá trình có nguồn gốc từ bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, Công ty đảm bảo kiểm soát toàn bộ các quá trình đó và nhận biết trong Hệ thống quản lý chất lượng bằng các quy trình như Kiểm soát tài liệu (đối với các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài), Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp, Nhận biết và truy tìm nguồn gốc, thu thập thông tin và giải quyết khiếu nại khách hàng... Không có ngoại lệ. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Giới thiệu chung Hệ thống văn bản quản lý chất lượng của CONINCO bao gồm : Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng được Tổng Giám đốc công bố và lập thành văn bản. Sổ tay chất lượng. Các Quy trình được Công ty lập thành văn bản theo yêu cầu của ISO 9001:2008.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-138

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Các Quy trình quản lý chất lượng, các Hướng dẫn công việc, các Biểu mẫu, các Kế hoạch chất lượng... mà CONINCO cần thiết phải xây dựng, áp dụng để đảm bảo việc lập kế hoạch, các hoạt động và kiểm soát các quá trình hiệu quả. Các hồ sơ được lưu trữ theo yêu cầu của ISO 9001:2008 và của Công ty. Cơ cấu các cấp văn bản của Hệ thống quản lý chất lượng: Cơ cấu Hệ thống văn bản quản lý chất lượng của CONINCO gồm 4 cấp : Cấp thứ nhất: Sổ tay chất lượng Bao gồm Chính sách chất lượng, chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức và tham chiếu đến các quy trình quản lý chất lượng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Cấp thứ hai: Các Quy trình quản lý chất lượng. Các quy trình này mô tả cách thức thực hiện các hoạt động, xác định quyền hạn, trách nhiệm, tham chiếu các dạng tài liệu ở cấp thứ ba để thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng. Cấp thứ hai còn bao gồm các Quy chế nội bộ của CONINCO. Cấp thứ ba: Các Biểu mẫu, Hướng dẫn công việc, Kế hoạch chất lượng, Bản vẽ... do Công ty ban hành. Cấp thứ ba còn gồm Các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài như các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, các văn bản pháp quy, các tài liệu, bản vẽ do khách hàng cung cấp ... Cấp thứ thứ tư: Các hồ sơ được lưu trữ theo yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và của Công ty. Sơ đồ cơ cấu Hệ thống văn bản của CONINCO:

Sổ tay chất lượng (Cấp thứ nhất) Các Quy trình quản lý chất lượng, Các Quy chế nội bộ ( Cấp thứ hai ) Các Biểu mẫu, các Hướng dẫn công việc, các Biểu mẫu, các Bản vẽ... và các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài như tài liệu, bản vẽ khách hàng cung cấp, các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy...)

THAM CHIẾU ĐẾN

THAM CHIẾU ĐẾN

Các hồ sơ (Cấp thứ tư)

Cấp 1: Mô tả chung Hệ thống chất lượng bao gồm chính sách chất lượng, sơ đồ tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm và việc áp dụng tuân thủ theo các yêu cầu Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Tham chiếu đến Cấp 2: Mô tả cách thức kiểm soát và phối hợp các hoạt động của CONINCO có liên quan đến chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tham chiếu đến www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-139

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

Cấp 3: Các Biểu mẫu, các Hướng dẫn công việc, các Kế hoạch chất lượng, các Bản vẽ thiết kế... do Công ty Coninco ban hành ... và các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài như các tài liệu, bản vẽ của khách hàng cung cấp, các tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài và tiêu chuẩn Việtnam, tiêu chuẩn ngành, các văn bản pháp quy... Cấp 4: Các hồ sơ chất lượng lưu giữ theo yêu cầu tiêu chuẩn và yêu cầu của Công ty. Sổ tay chất lượng (trích đoạn) Khái quát: Sổ tay chất lượng là tài liệu cấp thứ nhất trong Hệ thống văn bản quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng - CONINCO. CONINCO thiết lập và duy trì Sổ tay chất lượng, bao gồm các nội dung: Giới thiệu Công ty, sơ đồ tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm. Chính sách chất lượng. Phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng. Tham chiếu đến các quy trình bằng văn bản được thiết lập cho Hệ thống quản lý chất lượng và các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Mô tả sự tương tác giữa các quá trình của Hệ thống quản lý chất lượng. Phân phối: Sổ tay chất lượng này được phân phối cho các thành viên trong Ban Giám đốc, Phụ trách các đơn vị, các thành viên liên quan khác theo danh sách quy định tại phần ST-0.2 (Danh sách phân phát STCL). Khi có yêu cầu và được sự chấp thuận của Đại diện lãnh đạo, bản sao của Sổ tay chất lượng này có thể được cung cấp cho các bên liên quan như Tổ chức chứng nhận, khách hàng... Các bản sao này là các bản không được kiểm soát, không được cập nhật khi có thay đổi. Xem xét sửa đổi: Khi được yêu cầu, việc xem xét sửa đổi Sổ tay chất lượng này sẽ được tiến hành nhằm phản ánh những thay đổi trong tổ chức, phân công quyền hạn trách nhiệm, Chính sách chất lượng, hay thực tế hoạt động chất lượng của Công ty. Việc sửa đổi, ban hành Sổ tay chất lượng tuân thủ theo QT kiểm soát tài liệu QT-02.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-140

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TRÌNH Sơ đồ quy trình giám sát chất lượng Kỹ sư giám sát chấp hành nghiêm chỉnh trình tự giám sát, đảm bảo tiến độ công trình và chất lượng công trình. Trình tự giám sát chất lượng công trình, giám sát tiến độ công trình các sơ đồ sau: N h µ th Ç u x in p h Ð p k h ë i c « n g

K iÓ m tra n g u y ª n v Ë t liÖ u , th iÕ t b Þ, n h © n c « n g . D u y Ö t c « n g n g h Ö th i c « n g

Kh«ng ®¹t

K ü s − g i¸ m s ¸ t tr− ë n g d u y Ö t v µ b ¸ o c ¸ o C h ñ ® Ç u t− § ¹t K h ë i c « n g tõ n g tr×n h tù c « n g v iÖ c

Kh«ng ®¹t

N h µ th Ç u tù k iÓ m tra c h Ê t l− î n g § ¹t

Kh«ng ®¹t

K ü s − g i¸ m s ¸ t chuyªn ngµnh n g h iÖ m th u § ¹t K ü s − g i¸ m s ¸ t k ý x ¸ c n h Ë n c h u y Ó n ® o ¹ n tru n g g ia n

S ¬ ® å tr×n h tù g i¸ m s ¸ t c h Ê t l− î n g

Quản lý chất lượng xây lắp Đơn vị giám sát sẽ thực hiện quản lý chất lượng xây lắp theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng theo thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009; Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và chịu trách nhiệm chất lượng trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình. Áp dụng các tiêu chuẩn sau trong công tác quản lý chất lượng: TCVN5637-91 : Quản lý chất lượng xây lắp TCVN4053-85 : Tổ chức thi công www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-141

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Giám sát thi công đúng bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công đã được duyệt ; khi gặp vướng mắc báo chủ đầu tư biết để giải quyết kịp thời . Tất cả các loai vật tư đưa vào xây dựng đều có mẫu mã, lý lịch, phiếu kiểm nghiệm được bên A chấp nhận. Chịu sự giám sát và kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư và cơ quan giám định chất lượng về chất lượng công trình. Thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm vật liệu , sản phẩm xây dựng, lập đủ hồ sơ thí nghiệm - xem phần cung ứng vật tư. Lập sổ nhật ký công trình , ghi chép nhật ký theo mẫu của TCVN5637-91 và thông tư số 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009. Phối hợp cùng các đơn vị có liên quan lập hồ sơ phục vụ cho công tác quyết toán công trình và hồ sơ hoàn công khi kết thúc công trình. Hồ sơ hoàn công phản ánh chính xác và trung thực nội dung của công trình như đã được thi công giúp chủ đầu tư thuận tiện quản lý và sử dụng công trình. Công tác nghiệm thu Đơn vị giám sát tham gia cùng chủ đầu tư và các tổ chức chức năng khác trong công tác nghiệm thu theo các tiêu chuẩn sau : TCVN4091-85 : Nghiệm thu công trình xây dựng TCVN5640-91 : Bàn giao công trình xây dựng Trong quá trình thi công xây lắp , thường xuyên thực hiện công tác nghiệm thu trung gian các kết cấu quan trọng và từng phần việc đối với các đối tượng sau : Công việc xây lắp hoàn thành Các bộ phận kết cấu sẽ bị lấp kín : Móng, bể ngầm. Các kết cấu chịu lực quan trọng : Cột , dầm giằng, cầu thang, vách, sàn BTCT ... Thiết bị đơn lẻ Khi kết thúc thi công thực hiện nghiệm thu để đưa vào sử dụng và bàn giao CT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiệm thu , nhà thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu về kỹ thuật thi công : Nhật ký, kết quả thí nghiệm vật liệu, kết cấu, các biên bản nghiệm thu bộ phận . . . để đối chiếu, kết luận.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-142

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU Công tác kiểm tra hồ sơ chất lượng công trình được thực hiện ngay từ khi công trình bắt đầu được triển khai. Danh mục hồ sơ chất lượng kiểm tra theo quy định tại phần B, phụ lục Q kèm theo tiêu chuẩn TCVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau: Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai 1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến - Điều 27 Nghị định trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn 209/2004/NĐ-CP. thiện - Kiểm tra thực tế 2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu - Hồ sơ TKKT thi công đã sử dụng trong công trình để thi công các phần : kết cấu thân , cơ điện được CĐT phê duyệt và hoàn thiện ... - Tiêu chuẩn của nhà SX - Hồ sơ trúng thầu 3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong - Hồ sơ TKKT thi công đã công trình để thi công các phần : Kết cấu thân , cơ điện và hoàn được Chủ đầu tư phê duyệt. thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có - Các tiêu chuẩn liên quan. tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp - Hồ sơ trúng thầu chuẩn thực hiện 4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết - Hồ sơ TKKT thi công đã bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như được CĐT phê duyệt : cấp điện , cấp nước , ... do nơi sản xuất cấp - Tiêu chuẩn của nhà SX - Hồ sơ trúng thầu 5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu - Hồ sơ TKKT thi công đã sử dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách được CĐT phê duyệt. pháp nhân được nhà nước quy định : Thang máy, thiết bị thông tin, - Tiêu chuẩn của nhà SX - Hồ sơ trúng thầu chữa cháy… 6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây TCVN 371: 2006 dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo). 7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động - TCVN 371: 2006 không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết - Các tiêu chuẩn có liên quan quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không - Hồ sơ trúng thầu tải và có tải). 8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết - TCVN 371: 2006 bị bảo vệ - Các tiêu chuẩn có liên quan - Hồ sơ trúng thầu 9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ - TCVN 371: 2006 và các tiêu chuẩn có liên quan - Hồ sơ trúng thầu 10. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường :Điện trở của hệ - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử công đã được Chủ đầu tư tải bể chứa, thử tải ống cấp nước ...). phê duyệt. - Các tiêu chuẩn có liên quan. - Hồ sơ trúng thầu 11 Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối (trong trường hợp sử dụng mối nối bằng phương pháp hàn) 12. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng(độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay…. ) 13. Nhật ký thi công xây dựng công trình. 27/2009/TT-BXD 14. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn - Các tiêu chuẩn của nhà sản hoặc quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và xuất có liên quan.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-143

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Nội dung kiểm tra bảo trì thiết bị và công trình. 15 : Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: Cấp điện; Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; - Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước; Phòng cháy chữa cháy, nổ; Chống sét; Bảo vệ môi trường; An toàn lao động, an toàn vận hành; Chỉ giới đất xây dựng; Thông tin liên lạc (nếu có). 16. Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt (nếu có). 17. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có); 18 Báo cáo của đơn vị kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai - Hồ sơ dự thấu trúng thầu

Phụ lục L TCVN 371 : 2006

Nghị định 209/2004/ND-CP - Nghị định 209/2004/NDCP . - Thông tư 16/2008/TT – BXD 19. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng. Biên bản nghiệm thu - Phụ lục K, F TCVN hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao 371:2006. đưa vào sử dụng

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-144

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY LẮP VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ A. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG NGỪA SAI SÓT. I. Mô hình quản lý đảm bảo phòng ngừa sai sót. Mô hình quản lý chất lượng của CONINCO bao gồm giám đốc dự án thay mặt Tổng giám đốc Công ty quản lý chung, phòng quản lý kỹ thuật của Công ty thực hiện quản lý hồ sơ trước khi Tổng giám đốc kí (hoặc Giám đốc dự án được ủy quyền), chủ nhiệm dự án quản lý chất lượng chung và kiểm soát sản phẩm tư vấn, trưởng đoàn tư vấn giám sát kiểm tra trực tiếp bao quát toàn bộ các hạng mục kỹ thuật, các thành viên giám sát đều có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án tương tự. II. Phòng ngừa các sai sót do chủ quan. Để tránh tình trạng mắc sai sót của tư vấn giám sát do chủ quan, CONINCO sẽ bố trí các cán bộ làm việc theo ca để đảm bảo sức khỏe và sáng suốt làm việc của cán bộ. Hàng ngày, đoàn tư vấn giám sát sẽ họp nội bộ vào cuối ngày để giao ban, kiểm điểm các vấn đề còn tồn tại, khiếm khuyết, rút kinh nghiệm chung. Để tránh các sai sót do chủ quan, mỗi cán bộ tư vấn giám sát của CONINCO trước khi làm việc tại công trường đều phải hiểu kỹ về nhiệm vụ của mình, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công việc mà mình đảm nhiệm và nắm vững các biện pháp kỹ thuật chi tiết phòng ngừa sai sót như nêu tại phần B. III. Phòng ngừa các sai sót do khách quan. Các sai sót do lý do khách quan phải được tổng hợp hàng ngày và báo cáo Tư vấn giám sát trưởng. Các sai sót này phải được phân tích cụ thể kèm phương hướng khắc phục để đề xuất cho Chủ đầu tư đảm bảo ngăn ngừa được sai sót tương tự trong các công việc tiếp theo và ngăn chặn ảnh hưởng của sai sót tới các công việc khác. B. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHI TIẾT PHÒNG NGỪA SAI SÓT. I. THI CÔNG KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP: 1. Công tác cốp pha: Để tránh sai sót trong công tác cốp pha chúng tôi đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau: Trước khi bên nhà thầu tiến hành lắp dựng cốp-pha, chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu trình biện pháp lắp dựng cốp-pha với chủng loại vật liệu sử dụng, phải đề cập biện pháp dẫn toạ độ và cao độ của kết cấu, cần có thuyết minh tính toán kiểm tra độ bền, độ ổn định của đà giáo, cốp-pha. Trong biện pháp cần vạch chi tiết trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ. Với những cốp-pha sử dụng cho móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng tác động khác nhau : khi chưa đổ bêtông, khi đổ bêtông. Cần kiểm tra phương pháp dẫn trục toạ độ và cao độ để xác định các đường tâm, đường trục của các kết cấu. Cần kiểm tra , đối chiếu bản vẽ hoàn công của kết cấu, rồi ướm đường tâm và trục cũng như cao độ của kết cấu, so sánh với thiết kế để biết các sai lệch thực tế so với thiết kế và nghiên cứu ý kiến đề xuất của nhà thầu và quyết định biện pháp xử lý. Nếu sai lệch nằm trong dung sai được phép, cần có giải pháp điều chỉnh kích thước cho phù hợp với kết cấu sắp làm. Nếu sai lệch quá dung sai được phép, phải yêu cầu bên tư vấn thiết kế cho giải pháp xử lý, điều chỉnh. Những đường tim, đường trục và cao độ được vạch trên những chỗ tương ứng ở các bộ phận thích hợp của côp-pha để tiện theo dõi và kiểm tra khi lắp dựng toàn bộ hệ thống kết cấu cốp-pha và đà giáo. Kinh nghiệm cho thấy, người công nhân thi công thường để một số chỗ chưa cố định ngay, chưa ghim đinh chắc chắn, chưa nêm, chốt chắc chắn vì lý do chờ phối hợp đồng bộ các khâu của việc lắp dựng côp-pha. Cần kiểm tra thông qua việc lắc mạnh cây chống để phát hiện những chố công nhân chưa cố định đúng mức độ cần thiết để yêu cầu hoàn chỉnh việc cố định cho thật chắc chắn. Khi cán bộ kỹ thuật của nhà thầu kiểm tra công tác do công nhân thực hiện, cần có người công nhân đầy đủ dụng cụ như búa đinh, đinh, cưa, tràng, đục, kìm, clê mang theo , nếu cần gia cố , sửa chữa thì tiến hành ngay khi phát hiện khiếm khuyết. 2. Công tác cốt thép: Để tránh sai sót trong công tác cốt thép chúng tôi đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau: Kiểm tra vật liệu làm cốt thép: Cần nắm vững nguồn gốc cốt thép, nơi chế tạo, nhà bán hàng, tiêu chuẩn được dựa vào để sản xuất thông qua catalogue bán hàng. Trước khi sử dụng chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu đưa các mẫu thép vào các phòng thí nghiệm có tư cách hành nghề thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu như cường độ chịu kéo, uốn, khối lượng. Với những công trình quan trọng, khi cần thiết cần xác định thành phần của thép để suy ra các tính năng cơ học của thép. Khi đó, chúng tôi sẽ yêu cầu người cung cấp thép để sử dụng trong công trình www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-145

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS phải cho biết hàm lượng các thành phần sau đây chứa trong thép: hàm lượng cácbon, mănggan, phốtpho, silic, sunfur, titan, vanadium. Biết được hàm lượng dựa vào tiêu chí của hợp kim để biết tính chất cơ lý của thép. Cần kiểm tra để thấy thép chỉ được cắt uốn theo phương pháp cơ học, rất hạn chế dùng nhiệt để uốn và cắt thép. Nhiệt độ sẽ làm biến đổi tính chất của thép. Ở công tác hàn nối thép cũng vậy: Hàn làm tăng nhiệt độ thanh thép lên quá lớn , làm thay đổi tính chất cơ lý của thép nên bên thiết kế phải quyết định chỗ nào được hàn, không nên lạm dụng công tác hàn. Hàn chỉ được tiến hành với vật liệu thép mà quá trình tăng nhiệt không hay ít làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu hàn. Khi có chừa lỗ xuyên qua kết cấu bêtông như sàn, dầm, cột hoặc khi kết cấu uốn, gấp khúc hay thay đổi hướng cần bố trí những thanh thép cấu tạo chống ứng suất cục bộ. Điều này phải được thể hiện qua bản vẽ của bên thiết kế lập. Nếu vì lý do gì mà bên thiết kế chưa thể hiện , kỹ sư của nhà thầu cần lập thành bản vẽ bổ sung và thông qua kỹ sư tư vấn giám sát để trình Chủ đầu tư duyệt cho thi công. Đây là điều hết sức quan trọng nhưng bên thiết kế ít kinh nghiệm thường không chú ý. Muốn công trình không xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các góc lỗ trống mà thường xuất hiện ứng suất cục bộ phức tạp, cần bố trí đầy đủ những thanh thép cấu tạo loại này. Cần có sự chú ý thoả đáng khi kiểm tra đến những thép đai ở những đoạn của kết cấu dầm và cột cần thép đai dày do phải chịu lực tập trung , lực cắt lớn, cần treo kết cấu khác. Cần chú ý đến các cốt đai ở vùng kết cấu chịu xoắn. Phải uốn móc đúng qui định cho đai chịu xoắn. Trong quá trình thi công có nhiều tác động làm xê dịch vị trí cốt thép đã được nghiệm thu trước khi đổ bêtông như đi lại trên cốt thép, dẵm bẹp cốt thép vai bò ở các gối tựa, sự đầm bêtông khi tỳ chày đầm vào cốt thép, sự va đập cơ học làm móp các khung cốt thép, vỡ các miếng kê, lệch các miếng kê. Nên sự thường trực của công nhân đảm bảo sửa những lỗi này là bắt buộc. Không có thợ sắt trực khi đổ bêtông sẽ dẫn đến những sai hỏng đáng trách mà thiếu vắng người nắn chỉnh. Thiếu công nhân trực cốp-pha và công nhân trực sửa cốt thép thì chưa nên tiến hành đổ bêtông. 3. Công tác bêtông: Để tránh sai sót trong công tác bêtông chúng tôi đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau: Một khâu kiểm tra hết sức quan trọng với công tác bêtông là kiểm tra vật liệu bêtông. Khi chuẩn bị để chế tạo bêtông, đơn vị cấp bêtông cần được biết các thông số mà mua yêu cầu: * Cường độ nén mẫu theo yêu cầu. * Độ sụt bêtông thuận lợi cho công tác. * Thời gian bắt đầu đóng rắn và thời gian kết thúc ninh kết. * Các yêu cầu về chống xâm thực của môi trường. * Các yêu cầu về cốt liệu về thành phần thạch học, thành phần hoá chất, hàm lượng clo, kiềm ... * Các yêu cầu về ximăng như : chủng loại , Mác, phụ gia, thời hạn cất giữ, hàm lượng tối đa và tối thiểu, màu sắc. * Các yêu cầu về nước và tỷ lệ nước/ximăng tối đa. * Các yêu cầu về phụ gia kích hoạt hoặc giảm hoạt. * Các yêu cầu khác như hạ nhiệt , co ngót, chống thấm, . . . * Các yêu cầu về thí nghiệm vật liệu, chứng chỉ của vật liệu sử dụng . Quá trình vận chuyển bêtông không được làm cho bêtông bị phân tầng. Nếu trên mặt bêtông thấy nước ximăng nổi lên tức là bêtông bị phân tầng, phải trộn lại trước khi đổ bêtông vào kết cấu. Quá trình thi công phải đề phòng trời mưa và chuẩn bị phương tiện che chắn nếu có mưa. Đang thi công gặp mưa không được thi công tiếp mà phải đợi cho cường độ bêtông đạt đến 25 daN/cm2 ( nếu thời tiết 25oC, khoảng 24 giờ ) mới được thi công tiếp và coi chỗ ngừng do mưa là khe ngừng thi công và xử lý như xử lý khe ngừng. Vì lẽ này mà khi đổ bêtông, giải phân cách các diện tích được đổ bêtông nên lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đủ cường độ để thi công tiếp, dọn sạch mặt tiếp giáp, nếu cần thiết phải đục xờm , lấy hồ ximăng và sikagrout (1 : 1) phết lên chỗ giáp mối khe ngừng với chiều dày khoảng 5 mm làm vật liệu dán giữa lớp bêtông đã đổ và bêtông mới. Khi đầm cần chú ý không chọc đầm vào chỗ bêtông đã đổ và phải quan sát cho bêtông mới đổ đủ chảy làm mịn mạch nối. Chiều dày mỗi lớp đổ chỉ nên đạt 2/3 chiều sâu tác động của máy đầm. Không được tỳ đầm lên cốt thép và không dùng tác động của đầm làm cho bêtông dịch chuyển ngang. Không nên đầm một vị trí quá lâu mà chỉ cần vừa độ chặt, nghĩa là đầm đến khi trên mặt bêtông chớm xuất hiện nước ximăng. Đầm quá lâu một chỗ sẽ gây phân tầng bêtông.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-146

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Bảo dưỡng bêtông cần được theo dõi và được sự quan tâm đúng mức, quá trình giúp cho bêtông phát triển tốt cường độ là quá trình bảo dưỡng. III. THI CÔNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN Công tác hoàn thiện là công tác cuối cùng của một công đoạn, một khu vực thi công của ngôi nhà nên trình tự thi công công tác hoàn thiện cần cân nhắc, tính toán sao cho quá trình thi công toàn nhà, không còn bất kỳ công tác nào khác gây ra sự hư hỏng nơi đã được hoàn thiện. Quá trình thực hiện các công tác thi công thường đan xen nên xảy ra hiện tượng việc sau làm hư hỏng hoặc cản trở lẫn nhau nên việc tư vấn cho chủ đầu tư là người phải tổ chức phối hợp các thành viên tham gia thi công cho nhịp nhàng, ăn ý, không để đục đẽo, làm ảnh hưởng công việc của nhau trong những đơn vị phải thi công trên một mặt bằng. Muốn đạt được sự ăn ý, nhịp nhàng trong quá trình thi công hoàn thiện, chúng tôi sẽ đưa ra phương án phối hợp trong tiến độ phối hợp và bàn bạc với các bên hữu quan để cùng thực hiện, tránh kéo dài thời gian thi công, lãng phí công đục đẽo cũng như làm đi, làm lại do sự thiếu phối hợp gây ra. Để phòng ngừa các sai sót trong quá trình thi công, chúng tôi xin đưa ra một số trình tự thi công công tác hoàn thiện có thể tham khảo như sau: Đối với nhà nhiều tầng thì trình tự cần phải được cân nhắc cẩn trọng, có thể phân một số tầng, có thể là ba hay bốn tầng thành một phân đoạn để thi công hoàn thiện. Có thể tiến hành hoàn thiện từ dưới lên vì thi công nhà cao tầng, việc di chuyển cao thường dùng thang máy ngoài trời, không phải thường xuyên qua lại các tầng từ dưới lên. Cần kiểm tra các điều kiện để bắt đầu tiến hành được công tác hoàn thiện. Sự nóng vội hay sự thiếu thận trọng là nguyên nhân gây ra lãng phí trong quá trình phối hợp trình tự thi công hoàn thiện. Các khâu chuẩn bị cho công tác hoàn thiện như vạch tim, trục, vạch dấu cao độ phải tiến hành xong, việc tạo độ phẳng của các lớp nền cho trát, bả, láng, lát, ốp cũng như chuẩn bị cho mặt để quét vôi, lắp kính, sơn phủ phải được kiểm tra trước khi cho phép tiến hành hoàn thiện. Trên một mặt bằng thi công chỉ được tiến hành một công tác hoàn thiện, tránh chồng chéo công việc lên nhau gây lộn xộn và mất an toàn lao động. Theo phương thẳng đứng không tiến hành nhiều công tác hoàn thiện, tránh tai nạn do người thi công bên trên gây ra cho người thi công dưới thấp . Thi công hoàn thiện với những việc phát toả ra hơi khí khó chịu như mùi sơn , mùi các dung môi của sơn, của nhựa , hơi cacbua hydro nồng độ vượt qui định, công nhân phải được trang bị khẩu trang, đôi khi cần thiết , công nhân cần được trang bị mặt nạ phòng độc có bộ phận lọc khí. Quá trình thi công có hiệu ứng toả nhiệt hay thu nhiệt làm cho môi trường lao động có nhiệt độ không thích nghi cho người lao động, công nhân cần được trang bị quần áo thích hợp với điều kiện lao động. Nếu cần thiết đảm bảo môi trường lao động thích hợp, phải tổ chức thông gió, điều hoà không khí. - Đối với công tác thi công lớp trát, bả, láng cần lưu ý như sau: Người công nhân phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công việc đã làm trong xuốt quá trình thi công. Phải tạo dựng cữ, mốc, dây lèo làm chuẩn mực cho công tác. Cần kiểm tra chính ngay cữ, mốc, dây lèo định kỳ không ít hơn vài ba lần trong một buổi thi công. Cán bộ kỹ thuật của nhà thầu cần phải thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của công nhân dưới quyền và uốn chỉnh, rút kinh nghiệm thường xuyên về chất lượng trong quá trình thi công. Không để quá lâu mới kiểm tra hoặc để đến khi xong công tác mới kiểm tra. Nếu chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu, phải phá bỏ và làm lại. Vật liệu đã dùng tại những nơi phải phá do công tác chưa đạt yêu cầu không được dùng lại. Những vật liệu này phải dọn sạch sẽ ngay và chuyển khỏi khu vực thi công. Công nhân tiến hành từng công tác trên từng công đoạn phải được phổ biến các yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ, qui trình thi công và kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công cũng như khi hoàn thành. Bản thân người công nhân thi công phải kiểm tra chất lượng lớp nền trát, bả, láng về các yêu cầu độ phẳng, độ cứng và độ bám dính. Với mặt nhẵn phải có giải pháp tạo nhám và làm nhám trước khi trát, láng, bả. Khi cần thiết, phải trát, láng thử để kiểm tra độ bám của vữa lên mặt trát, bả, láng. Lớp vữa trát, láng thi công trong một lần không nên dày quá 12 mm. Nếu cần trát hay láng lớp vữa trên 12 mm cần chia việc thi công thành hai hay nhiều lớp mà mỗi lớp khoảng 8 ~ 12 mm. Từng lớp này đã se mặt , lấy mũi bay vạch thành các ô trám tạo bám dính cho lớp sau rồi mới trát tiếp cho đủ chiều dày qui định. Lý do là để lớp nằm dưới đã bay bớt nước, tránh cho lớp vữa bị co, gây hiện tượng nứt nẻ bề mặt lớp trát, láng và hiện tượng lớp vữa trát, láng bị bong khi khô dần. IV. THI CÔNG CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ 1. Công tác lắp đặt hệ thống điện: Để tránh sai sót trong quá trình thi công thì trình tự thi công lắp đặt hệ thống điện phải hợp lý, các công trình, hạng mục ở xa thì thi công trước. Ví dụ hệ cung cấp nguồn thường được cấp điểm đấu xa www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-147

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS công trường, cần phải xây dựng tuyến tải nguồn đến công trường. Tiếp đó là xây dựng trạm biến áp cung cấp. Mạng dẫn điện vào từng hạng mục xây dựng sẽ thi công sau khi đào đất làm phần ngầm xong và trước khi đổ bêtông móng và lấp đất móng. Sự phối hợp trong trình tự thi công nhằm tránh đục đẽo sau khi đã làm phần ngầm và tránh đào bới sau khi đã lấp đất. Quá trình xây lắp điện cán bộ tư vấn giám sát sẽ phải luôn chứng kiến việc thi công của nhà thầu xây lắp điện. Phải đối chiếu với thiết kế để kiểm tra vật liệu điện vì sau này những vật liệu điện này phần lớn bị chôn lấp dưới đất hay nằm bên trong lớp vữa. Khi đặt cáp ngầm dưới nền nhà thì khoảng cách giữa dây cáp và đường ống nước giao nhau dưới đất không nhỏ hơn 0,5m. Khi không đủ không gian đảm bảo khoẳng cách như vậy, phải có biện pháp bảo vệ chỗ giao nhau như đặt tấm chắn, tấm chắn này phải kéo dài về mỗi bên của dây cáp là 0,5m đề phòng ẩm ướt hay hư hỏng do nguyên nhân cơ lý. Để giảm thiểu những sai sót gặp phải trong quá trình xây và lắp hệ thống điện, kỹ sư tư vấn giám sát sẽ kiểm tra nghiêm ngặt những bước sau đây: + Kiểm tra và thẩm định các tiêu chí của vật liệu và thiết bị dựa vào yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế và catalogues. + Kiểm tra vị trí lắp đặt + Kiểm tra sự gắn kết của vật liệu và thiết bị vào vị trí và các dụng cụ neo giữ. + Kiểm tra mức cách điện và dẫn điện, độ nhạy vận hành của thiết bị điện. + Kiểm tra các yêu cầu của phần xây đi kèm phần lắp + Vận hành thử nghiệm và các tiêu chí, chế độ cần đạt khi vận hành 2. Lắp đặt thiết bị chống sét: Khi lắp đặt thiết bị chống sét cần lưu ý những điểm sau đây để tránh những sai sót trong quá trình thi công: Các bộ phận dẫn điện của thiết bị chống sét ở phía trên mặt đất phải đặt xa các đường ống, đường dây điện lực, điện thoại, ăng ten dẫn vào công trình và các bộ phận kim loại có kích thước lớn của công trình với khoảng cách tối thiểu là 2 m. Với những bộ phận kim loại của công trình nếu không thực hiện được khoảng cách nêu trên thì cho phép nối chúng với thiết bị chống sét nhưng phải thực hiện đẳng thế từng tầng. Giải pháp nối này lên hạn chế đến tối thiểu. Khoảng cách trong đất từ các bộ phận kim loại của thiết bị chống sét tới các đường ống kim loại, đường cáp ngầm dẫn vào công trình không được nhỏ hơn 3m. 3. Lắp đặt thang máy: Một số biện pháp ngăn ngừa sai sót trong quá trình thi công lắp đặt thang máy: Đơn vị lắp đặt thang máy phải phối hợp với bên xây dựng phần lõi thang máy để chừa sẵn lỗ đặt các bộ phận điện liên quan đến sử dụng thang máy như các lỗ lắp nút gọi, lỗ lắp tín hiệu báo tầng... Trước khi thi công phải kiểm tra về số lượng chi tiết và đảm bảo các chi tiết phải đồng bộ lắp đủ và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra phải đầy đủ vật tư, trang bị, dụng cụ, đồ gá cần thiết cho lắp đặt. Các trang bị điện phải kiểm tra độ dẫn điện, sự thông mạch, độ cách điện và các yêu cầu khác khi đã đạt yêu cầu mới được đem sử dụng. Việc chạy thử khởi động, hiệu chỉnh thiết bị cơ, thiết bị điện, thiết bị điều khiển, hệ thống kiểm tra và tín hiệu chỉ tiến hành sau khi đã hoàn thành mọi công tác xây trát hoàn thiện. Không được đồng thời lắp thang máy với thi công xây dựng hoặc lắp máy khác ở độ cao khác nhau trong khu vực giếng thang. Công tác hàn trong lắp đặt thang máy phải do thợ hàn bậc cao và có chứng chỉ tiến hành. Khi hàn phải che chắn bảo vệ thiết bị thang máy tránh tác động nhiệt và xỉ hàn. Mọi chi tiết máy chuẩn bị lắp đặt được xếp ngăn nắp, không được bày bừa bải ra các diện tích đi lại hoặc nơi có thể bị các tác động cơ học làm hư hỏng. Không được làm việc trong hay trên nóc cabin khi cabin đang chuyển động. Có người trong cabin không được thử bộ hãm an toàn. Không được dùng động cơ điện của bộ phận đẫn động để tháo cabin khỏi hãm an toàn. Quá trình nâng hạ tải trong giếng thang, tải phải được kẹp chặt và treo chắc chắn. Chỉ tháo khi tải đã được đặt an toàn vào vị trí chắc chắn, không có khả năng gây nguy hiểm. Phía dưới của tải nặng và đường đi của tải không cho phép người qua lại. V. THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 1. Hệ thống cấp nước: Các đường ống dẫn nước vào công trình xuyên qua tầng hầm hay tường móng nhà thầu thi công cần phải chú ý bố trí lỗ chờ sẵn. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-148

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Khi cần đặt chung các đường ống kỹ thuật trong mương ngầm thì đường ống dẫn hơi, dẫn nước nóng phải đặt bên trên ống nước lạnh. Đường ống cấp không bên trong các ống thông gió, thông hơi, thông khói. Hệ thống cần được kiểm tra từng đoạn khi lắp đặt xong và bơm thử áp phải đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế. Cần chỉnh sửa ngay những khuyết tật khi phát hiện trong quá trình thử và sau khi sửa xong lại phải thử đến khi đạt yêu cầu. Không được để dồn đến khi kiểm tra xong toàn bộ mới sửa vì làm như thế sẽ bị sót công việc sửa mà gây trở ngại và kéo dài thời gian hoàn thiện. 2. Hệ thống thoát nước: Cần lưu ý việc đặt ống kiểm tra hay ông thông tắc. Với các nhà cao tầng việc đặt ống thông tắc phải bố trí cứ 3 tầng lại có một ống dọc theo ống đứng. Tuỳ thuộc loại nước thải mà bố trí ống thông tắc nhiều hay ít. Đối với đường ống thoát chính dọc theo trục công trình thì việc định vị và giữ chặt thân ống tránh giao động trong quá trình sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng với độ bền sử dụng của đường ống.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-149

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS BIỂU MẪU NGHIỆM THU( Các phụ lục số C; D; E; F; G; H; J; K; L Ban hành kèm theo TCVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng.) BIỂU MẪU KHÁC Mẫu báo cáo định kỳ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Địa điểm, ngày … tháng … năm … BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Kỳ báo cáo: Hoàn thành giai đoạn xây lắp (hoặc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng) (Nếu là báo cáo không định kỳ thì ghi công việc cần báo cáo) Kính gửi: CĐT (tên CĐT, ghi tên trong hợp đồng giám sát) 1. Thông tin chung 1.1 Tên công trình: (Ghi tên công trình theo hợp đồng) 1.2 Địa điểm xây dựng: (Ghi địa điểm xây dựng theo địa danh hành chính) 1.3 Tên tổ chức TK xây dựng công trình: (Ghi tên tổ chức TK theo hồ sơ TK) 1.4 Tên tổ chức thi công xây dựng công trình: (Ghi tên tổ chức thi công theo hợp đồng) 2. Nội dung báo cáo: 2.1 Công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng 2.1.1 Tình hình nhân lực thực hiện công tác thi công xây lắp 2.1.2 Máy móc thiết bị của NT tham gia xây dựng công trình 2.1.3 Giấy phép sử dụng các loại máy móc thiết bị đưa vào công trường 2.1.4 Sự hoạt động, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu 2.1.5 Hệ thống các phòng thí nghiệm mà NT sử dụng cho công trình 2.1.6 Tình hình vật liệu đầu vào, vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình, các chứng chỉ hợp chuẩn cho các loại vật tư vật liệu. 2.1.7 Biện pháp thi công của NT và sự tuân thủ các biện pháp thi công 2.1.8 Việc ghi chép nhật ký công trình. 2.1.9 Các nhận xét về việc triển khai thi công các công việc của nhà thầu, các sai sót mắc phải và các khắc phục, hiệu quả khắc phục. 2.1.10 Các thay đổi TK trong quá trình thi công. 2.1.11 Nhận xét về công tác lập bản vẽ hoàn công. 2.1.12 Các nghiệm thu đã tiến hành trong quá trình thi công xây dựng. Sự đầy đủ của các biên bản nghiệm thu. 2.2 Công tác giám sát khối lượng: 2.2.1 Khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được tính đến kỳ báo cáo 2.2.2 Tình hình xác nhận khối lượng cho nhà thầu. 2.2.3 Giải quyết các khối lượng phát sinh. 2.2.4 Các khối lượng chưa có bản vẽ sáng tỏ. 2.3 Công tác giám sát tiến độ 2.3.1 Tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt tính đến kỳ báo cáo 2.3.2 Tình hình thực hiện tiến độ của NT thi công công trình 2.3.3 Một vài nhận xét về nguyên nhân chậm tiến độ (nếu chậm) 2.4 Công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 2.4.1 Các vụ mất an toàn xảy ra trên công trường, nhận xét nguyên nhân. (nếu có) 2.4.2 Vấn đề thực hiện vệ sinh môi trường của nhà thầu. 3. Cảnh báo rủi ro và các cảnh báo khác đối với CĐT: 3.1 Các cảnh báo rủi ro về chất lượng công trình do việc chấp hành quy trình quản lý kỹ thuật của NT có thể xảy ra. 3.2 Các rủi ro về vật liệu đầu vào có thể mang lại. 3.3 Các rủi ro có thể do máy móc thiết bị mang lại. 3.4 Các rủi ro khác có thể mang lại cho công trình … 4. Đề xuất biện pháp khắc phục: 4.1 Đề xuất khắc phục rủi ro để đảm bảo chất lượng công trình 4.2 Đề xuất khắc phục biện pháp thi công 4.3 Đề xuất khắc phục tiến độ thi công. 4.4 Các đề xuất khác. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-150

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Các phụ lục khác Mẫu thư kỹ thuật hiện trường THƯ KỸ THUẬT Người gửi: Ngày gửi: Nơi nhận: Nội dung:

Chức vụ: Chữ ký:

Người nhận: Ngày nhận:

Chức vụ: Chữ ký:

Mẫu biên bản lấy mẫu vật liệu BIÊN BẢN LẤY MẪU VẬT LIỆU TT

VỊ TRÍ XUẤT LẤY MẪU VẬT LIỆU

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

XỨ KHỐI LƯỢNG NHÀ THẦU SỐ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN MẪU

KS TVGS CONINCO

LƯỢNG

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường. BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG V/v: I. THÀNH PHẦN 1. ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: Ông:

Chức vụ:

Ông:

Chức vụ:

2. ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT: Ông: Ông:

Chức vụ: Chức vụ:

3. ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG: Ông: Ông:

Chức vụ: Chức vụ:

II. NỘI DUNG: Các bên cùng xác nhận các nội dung sau: III. KIẾN NGHỊ: ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

www.coninco.com.vn

KS TVGS CONINCO

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-151

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

D.2. MẪU 2: MẪU QT VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHI TIẾT I. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG + TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng-Nguyên tắc cơ bản. + TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công. + TCVN 5308:1991 Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng. + TCVN 371: 2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. + TCVN 309: 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.Yêu cầu chung. + TCVN 5593:1991 Công trình xây dựng dân dụng. Sai số cho phép. + TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối.Quy phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt. + TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo, bảo dưỡng mẫu . + TCVN 391:2007 Bê tông- Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên. + TCVN 1651-1:2008 Thép cốt bê tông. Phần 1:Thép thanh tròn trơn. + TCVN 1651-2:2008 Thép cốt bê tông. Phần 2: Thép thanh vằn. + TCVN 4399: 2008 Thép và sản phẩm thép.Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp. + TCVN 4447:1987 Công tác đất.Quy phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá.Quy phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 303:2004 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần 1 - Công tác lát và láng trong xây dựng. + TCVN 303:2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần 2 - Công tác trát trong xây dựng. Phần 3 - Công tác ốp trong xây dựng. + TCVN 4732:1989 Đá ốp lát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. + TCVN 1450:1998 Gạch rỗng đất sét nung. + TCVN 1451:1998 Gạch đặc đất sét nung. + TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. + Các tiêu chuẩn hiện hành liên quan khác. II. GIÁM SÁT NGHIỆM THU KẾT CẤU PHẦN THÂN Qui trình

Công cụ kiểm tra

A. GIÁM SÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU I. TÀI LIỆU - Thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công phần thân. Con người II. CON NGƯỜI - Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà thầu: Con người + Số cán bộ tham gia dự án + Số lượng công nhân tham gia thi công + Tay nghề của công nhân III. NGUỒN LỰC - Kiểm tra sự chuẩn bị của Nhà thầu bao gồm: Con người + Kiểm tra năng lực trạm trộn: Công suất, số lượng xe, quãng đường vận chuyển. + Kiểm tra các thiết bị máy móc trước khi đưa vào Con người www.coninco.com.vn

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai Được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư phê duyệt Hồ sơ pháp lý năng lực của nhà thầu Chứng chỉ tay nghề Hồ sơ pháp lý năng lực của Nhà thầu. Chứng chỉ kiểm định

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-152

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

công trường và trước khi thi công. + Kiểm tra vật tư, vật liệu mang vào công trường Con người + Kho bãi. + Mặt bằng thi công, vị trí thi công của từng đơn vị. Con người + Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh môi trường. Con người B. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN THÂN I. GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA -Kiểm tra biện pháp, tiến độ thực hiện công tác trắc Con người đạc của nhà thầu trong quá trình thi công. -Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo Con người đạc của nhà thầu so với các yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai các thiết bị máy móc. Biện pháp thi công được duyệt

Biện pháp thi công được duyệt Phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu thiết kế. -Căn cứ trên mặt bằng vị trí công trình, các mốc Máy toàn đạc điện tử, TCVN 309:2004 chuẩn do Chủ đầu tư cung cấp, sẽ kiểm tra được máy thuỷ bình chính xác tim trục, tim lưới cột, cao độ của các sàn. -Kiểm tra công tác trắc địa hoàn công so với bản vẽ Máy toàn đạc điện tử TCVN 5593:1991 thi công ban đầu được duyệt. - Kiểm tra định kỳ việc đảm bảo sự ổn định, chuẩn Con người, máy trắc xác của lưới trắc địa trong suốt quá trình thi công. đạc II. GIÁM SÁT CÔNG TÁC THI CÔNG PHẦN CỘT,VÁCH THANG, DẦM SÀN. 1. Giám sát kỹ thuật thi công cột, vách thang 1.1- Công tác cốt thép cột, vách thang. a. Công tác chuẩn bị thi công. + Quy trình, biện pháp thi công lắp dựng cốt thép Con người Biện pháp thi công cột , vách. được duyệt + Kiểm tra bật mực tim cột, vách trên đài hoặc sàn. Máy thuỷ bình + mia TCVN309: 2004 + Chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu Con người thép xem có phù hợp với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. + Kiểm tra đường kính cốt thép xem có phù hợp Bằng mắt Thiết kế được duyệt với yêu cầu thiết kế. + Kiểm tra hình dáng kích thước các sản phẩm sau Bằng mắt Biện pháp thi công khi gia công. được duyệt + Kiểm tra thiết bị gia công xem có phù hợp với Con người Hồ sơ năng lực của yêu cầu công việc. Nhà thầu. + Kiểm tra hồ sơ thiết kế. Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt + Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công Con người trước đó. b. Lắp dựng cốt thép cột, vách. + Kiểm tra chủng loại, đường kính, số lượng, Con người Thiết kế được duyệt khoảng cách cốt thép đối chiếu với hồ sơ thiết kế. + Kiểm tra vị trí lắp đặt cốt thép cột, vách. Con người TCVN 4453:1995 - Kiểm tra vị trí thép chờ có đảm bảo đúng tim Bằng mắt, thước Thiết kế được duyệt không để có biện pháp xử lý khi lắp thép cột, thép vách. + Kiểm tra chiều dài nối buộc hoặc chiều dài, chất Bằng mắt, thước. Buộc ít nhất tại 3 vị trí lượng đường hàn nối. (giữa và 2 đầu) +Kiểm tra kích thước khung thép cột,vách, khoảng Con người cách đai. + Kiểm tra vị trí nối cốt thép có phù hợp với yêu Con người, thước mét. Thiết kế được duyệt cầu thiết kế và tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. + Kiểm tra vệ sinh cốt thép. Con người Không dính bùn đất, dầu mỡ, han gỉ. + Kiểm tra chiều dày lớp bảo vệ. Con người, thước mét. Theo bản vẽ thiết kế www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-153

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình + Kiểm tra nút buộc định vị cốt thép có đảm bảo độ chắc chắn. 1.2- Công tác lắp dựng cốp pha cột, vách a. Công tác chuẩn bị - Kiểm tra quy trình, biện pháp lắp dựng cốp pha cột,vách của nhà thầu xem có phù hợp với yêu cầu thiết kế và thực tế công trường. - Kiểm tra chất lượng cốp pha, chi tiết ghép nối và các phụ kiện kèm theo ( Tính đồng bộ của cốp pha). - Kiểm tra đục nhám, vệ sinh chân cột,chân vách.

Công cụ kiểm tra

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai được duyệt

Con người

Con người

Biện pháp thi công được duyệt

Con người

Biện pháp thi công được duyệt - Kiểm tra bật mực kích thước cột, vách trên mặt bê Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế tông đài hoặc sàn. đạc. được duyệt - Kiểm tra chi tiết chôn ngầm trong cấu kiện lắp Con người Theo bản vẽ thiết kế cốp pha. được duyệt b. Quá trình lắp đặt cốp pha cột,vách. - Kiểm tra vị trí trục cốp pha cột, vách so với trục Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế thiết kế. đạc. được duyệt - Kiểm tra bề mặt, độ kín khít cốp pha. Con người - Kiểm tra độ chắc, độ ổn định của cốp pha : Cây Con người Được kê, đệm và đặt chống, tăng đơ, gông ngang. trên nền cứng, đảm bảo ổn định. -Kiểm tra kích thước miệng cốp pha. Con người, thước mét. Biện pháp thi công được duyệt - Kiểm tra mốc cao độ đổ bê tông. Con người, máy trắc đạc, thước mét. - Kiểm tra vệ sinh cốp pha, chiều dày lớp bảo vệ. Con người Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn bên trong cốp pha - Kiểm tra cửa đổ bê tông xem có đảm bảo yêu cầu Con người TCVN 4453:1995 tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. 2.Giám sát công tác thi công dầm, sàn phần thân: 2.1- Công tác chuẩn bị: -Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công. Con người Biện pháp thi công được duyệt - Kiểm tra chất lượng cốp pha, cây chống chi tiết Con người Không cong vênh, ghép nối và các phụ kiện kèm theo( tính đồng bộ đảm bảo độ cứng, độ của cốp pha) ổn định, dễ tháo lắp . -Kiểm tra vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Con người Hồ sơ dự thầu của nhà thầu - Kiểm tra chứng chỉ thợ hàn để lắp dựng kết cấu Con người Hồ sơ pháp lý của Nhà thép. thầu. - Kiểm tra hệ thống điện, nước đi ngầm trong sàn Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt - Kiểm tra tim, cốt bắn trên các đầu cột để lắp cốp Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế pha đáy dầm. đạc, thước mét. được duyệt 2.2-Công tác thi công : - Kiểm tra vị trí tim trục cốp pha dầm so với tim Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế trục thiết kế. đạc, thước mét. được duyệt - Kiểm tra cao độ cốt pha sàn: Cốt, độ chênh cao Con người, máy trắc các ô sàn đạc, thước mét. - Kiểm tra bề mặt, độ kín khít cốp pha. Con người Mức gồ ghề giữa các tấm ≤ 3mm www.coninco.com.vn

Con người

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-154

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai Không cong vênh, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp

- Kiểm tra độ chắc, độ ổn định của cốp pha : Con người khoảng cách cây chống, xà gồ, chống xiên thành dầm. - Kiểm tra kích thước dầm. Con người, thước mét. - Kiểm tra mốc cao độ đổ bê tông. Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế đạc, thước mét. được duyệt - Kiểm tra vệ sinh cốp pha, chiều dày lớp bảo vệ Con người Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn bên trong cốp pha - Kiểm tra điểm dừng thi công xem có đảm bảo yêu Con người Biện pháp thi công cầu thiết kế và tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. được duyệt 2.3 - Công tác cốt thép : a. Công tác chuẩn bị. Trước khi chấp thuận thi công công tác cốt thép Con người TCXDVN 4453:1995 cột, Tư vấn giám sát cần kiểm tra kỹ các yếu tố sau đây : - Quy trình, biện pháp thi công lắp dựng cốt thép Con người Biện pháp thi công dầm sàn. được duyệt - Chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu Con người Theo bản vẽ thiết kế thép xem có phù hợp với yêu cầu thiết kế và tiêu được duyệt chuẩn kỹ thuật. - Kiểm tra đường kính cốt thép xem có phù hợp với Con người, thước mét, Theo bản vẽ thiết kế yêu cầu thiết kế. thước kẹp được duyệt - Kiểm tra hình dáng kích thước các sản phẩm sau Con người, thước mét Biện pháp thi công khi gia công. được duyệt - Kiểm tra thiết bị gia công xem có phù hợp với yêu Con người Hồ sơ năng lực của cầu công việc. Nhà thầu. - Kiểm tra biên bản nghiệm thu công việc thi công Con người trước đó. * Công tác lắp dựng cốt thép dầm sàn. - Kiểm tra chủng loại, đường kính, số lượng, Con người, thước mét, Theo bản vẽ thiết kế khoảng cách cốt thép đối chiếu với hồ sơ thiết kế. thước kẹp được duyệt - Kiểm tra vị trí lắp đặt cốt thép. Con người TCXDVN 4453:1995 - Kiểm tra chiều dài nối buộc hoặc chiều dài, chất Con người, thước mét Buộc ít nhất tại 3 vị trí lượng đường hàn nối. (giữa và 2 đầu) - Kiểm tra vị trí nối cốt thép có đảm bảo yêu cầu Con người, thước mét Theo bản vẽ thiết kế thiết kế và tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. được duyệt - Kiểm tra kích thước khung thép dầm, khoảng cách Con người, thước mét Theo bản vẽ thiết kế đai. được duyệt - Kiểm tra vệ sinh cốt thép. Con người Không dính bùn đất, dầu mỡ, han gỉ. - Kiểm tra chiều dày lớp bảo vệ. Con người, thước mét Theo bản vẽ thiết kế được duyệt - Kiểm tra nút buộc định vị cốt thép có đảm bảo độ Con người Biện pháp thi công chắc. được duyệt - Kiểm tra vị trí, đường kính, số lượng thép chờ thi Con người, thước mét, Theo bản vẽ thiết kế công phần tiếp theo. thước kẹp được duyệt 2.4 Công tác bê tông : a. Công tác chuẩn bị trước đổ bê tông. - Kiểm tra biện pháp , quy trình thi công của nhà Con người Biện pháp thi công thầu xem có phù hợp yêu cầu công việc thực tế được duyệt công trường. - Kiểm tra thiết bị, công nhân tham gia công tác đổ Con người Biện pháp thi công bê tông có đảm bảo tiến độ, yêu cầu kỹ thuật. được duyệt - Kiểm tra thiết kế cấp phối, xuất xứ nguồn gốc hỗn Con người Theo thiết kế cấp phối www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-155

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

hợp bê tông. - Kiểm tra chứng chỉ, kết quả thí nghiệm vật liệu Con người cát, đá ,xi măng. - Kiểm tra chất lượng cốt liệu trạm trộn. Con người - Kiểm tra sàn thao tác khi thi công đổ bê tông xem có đảm bảo an toàn lao động đối với dầm độc lập. - Kiểm tra thiết bị che chắn trong điều kiện trời mưa để không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông b. Quá trình đổ, đầm bê tông. -Trước khi đổ bê tông dầm sàn các công tác cốp pha, cốt thép và hệ thống đi ngầm phải được các bên liên quan nghiệm thu đồng ý cho thi công đổ bê tông. - Kiểm tra chất lượng bê tông thương phẩm: Kiểm tra độ sụt. - Kiểm tra công nghệ đổ bê tông, chiều dày, hướng đổ bê tông, điểm dừng. - Kiểm tra công nghệ đầm bê tông: Độ chặt, chiều dày, khoảng cách di chuyển đầm

Con người

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai được duyệt Theo thiết kế cấp phối được duyệt Biện pháp thi công được duyệt

Con người Con người

TCVN 4453:1995

Con người, côn thử, Theo thiết kế cấp phối thước mét được duyệt Con người Biện pháp thi công được duyệt Con người Bê tông được đầm kỹ khi vữa XM nổi lên bề mặt, không còn bọt khí - Theo dõi thời gian gián đoạn đổ xem có đảm bảo Con người yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra cao độ trong quá trình đổ bê tông. Con người, máy trắc Theo bản vẽ thiết kế đạc được duyệt - Trong quá trình đổ bê tông yêu cầu nhà thầu bố trí Con người Biện pháp thi công tổ cốp pha, cốt thép trực để kịp thời xử lý sự cố được duyệt trong quá trình thi công. - Kiểm tra đột xuất cấp phối vật liệu tại trạm trộn. Con người - Lập phiếu yêu cầu lấy mẫu bê tông cho từng khối Con người TCVN 4453:1995 đổ với chữ ký xác nhận của cán bộ Tư vấn GS. Số lượng mẫu tuỳ theo khối lượng đổ. 2.5 - Quá trình tháo cốp pha và bảo dưỡng bê tông. - Cốp pha chỉ được tháo khi bê tông đảm bảo cường Con người Kết quả ép mẫu, thiết độ theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn thi công và kế được duyệt. nghiệm thu. - Kiểm tra vị trí bề mặt bê tông không đảm bảo yêu Con người Biện pháp thi công cầu nhà thầu có biện pháp xử lý, tránh tình trạng tự được duyệt do trát vá. - Kiểm tra chất lượng bề mặt, chi tiết chôn ngầm Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt - Kiểm tra tim,cốt cấu kiện đã thi công xem có đảm Máy trắc đạc, thước Theo bản vẽ thiết kế bảo yêu cầu thiết kế. mét được duyệt Đối với công tác bảo dưỡng bê tông phải tuân thủ Con người TCVN 391:2007 tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-156

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS III. PHẦN HOÀN THIỆN - MỘT SỐ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHÍNH: Qui trình

Công cụ kiểm tra

A. GIÁM SÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU I. TÀI LIỆU - Thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công Con người - Các tài liệu về vật liệu sử dụng kèm theo kết quả kiểm định. II. CON NGƯỜI - Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà thầu: Con người + Số cán bộ tham gia dự án + Số lượng công nhân tham gia thi công + Tay nghề của công nhân III. NGUỒN LỰC - Kiểm tra sự chuẩn bị của Nhà thầu bao gồm: + Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà Con người thầu: Chỉ huy trưởng,cán bộ kỹ thuật,các thiết bị và phòng thí nghiệm sử dụng vv. + Kiểm tra các thiết bị máy móc trước khi đưa vào Con người công trường và trước khi thi công. + Kiểm tra vật tư, vật liệu mang vào công trường Con người + Mặt bằng thi công, vị trí thi công của từng đơn vị Con người + Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh môi trường.

Con người

B. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN I. GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA -Kiểm tra biện pháp, tiến độ thực hiện công tác trắc Con người đạc của nhà thầu trong quá trình thi công -Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết Con người cấu công trình -Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo đạc của nhà thầu so với các yêu cầu kỹ thuật. -Kiểm tra công tác đo vẽ hoàn công so với bản vẽ thi công ban đầu được duyệt. - Kiểm tra định kỳ việc đảm bảo sự ổn định, chuẩn xác của lưới trắc địa trong suốt quá trình thi công. II. GIÁM SÁT CÔNG TÁC THI CÔNG PHẦN DỰNG CỬA, HẠ TẦNG VV. 1. Giám sát công tác xây tường: * Trước khi xây: - Kiểm tra lại tim, cốt, trục tường xây theo thiết kế và hồ sơ hoàn công phần bê tông. - Kiểm tra các chi tiết liên kết tường xây với kết cấu bê tông theo yêu cầu thiết kế. - Kiểm tra gạch xây: + Chứng chỉ xuất xưởng và các kết quả thí nghiệm kèm theo. + Hình dáng, mầu sắc, kích thước hình học, bề mặt, dung sai kích thước. + Lấy mẫu gạch đi thí nghiệm

Được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư phê duyệt Hồ sơ pháp lý của nhà thầu. Chứng chỉ tay nghề

Hồ sơ biện pháp thi công được duyệt Hồ sơ pháp lý năng lực của Nhà thầu. Tổng mặt bằng thi công được duyệt. Chứng chỉ kiểm định các thiết bị máy móc

Máy trắc đạc.

Biện pháp thi công được duyệt Phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu thiết kế. TCVN 309:2004

Máy trắc đạc.

TCVN 5593:1991

Máy trắc đạc. XÂY, TRÁT, LÁT+LÁNG, ỐP, SƠN, LẮP TCVN 4085:1985 Máy trắc đạc, thước TCVN 309:2004 mét Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt Con người

TCVN 4314:2003

Bằng mắt, thước mét

Theo bản vẽ thiết kế được duyệt TCVN1451:1998 TCVN1450:1998

Con người

- Kiểm tra vữa xây: +Chứng chỉ xuất xưởng và các kết quả thí nghiệm Con người www.coninco.com.vn

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai

TCVN 4314:2003

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-157

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình kèm theo. + Bao gói, nhãn mác và thời hạn sử dụng. + Lấy mẫu vữa đi thí nghiệm. * Nghiệm thu khối xây: - Kiểm tra hồ sơ theo quy định. - Kiểm tra độ ngang – bằng.

Công cụ kiểm tra Con người Con người

- Kiểm tra chiều dầy mạch vữa. - Kiểm tra độ trùng mạch, so le. -Kiểm tra góc của khối xây . - Kiểm tra hình thức, mầu sắc, vệ sinh của khối xây. - Các chi tiết chôn chờ sẵn.

Con người Thước thép, mắt thường, ni vô Bằng mắt, dọi, thước thép. Bằng mắt, thước thép Bằng mắt, thước nhôm, thước thép. Thước thép. Bằng mắt, thước thép Thước vuông. Bằng mắt Con người

- Hồ sơ chất lượng gạch, vữa và nước trộn vữa.

Con người

- Kiểm tra độ đứng thẳng. - Kiểm tra độ cao. - Kiểm tra độ phẳng mặt.

2. Giám sát công tác trát: * Trước khi trát: - Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu khối xây, nghiệm thu bề mặt bê tông. - Kiểm tra công tác làm sạch và gia công tạo nhám bề mặt kết cấu trước khi trát. - Kiểm tra công tác gia cố các vị trí giáp giữa tường xây và cột, dầm bê tông cốt thép trước khi trát (có thể dùng lưới thép). - Kiểm tra độ phẳng của bề mặt từ đó đưa ra yêu cầu đối với việc phân chia lớp trát phù hợp với quy phạm. - Kiểm tra lớp trát lót trước khi trát hoàn thiện.

* Trong quá trình thi công trát: - Kiểm tra việc tuân thủ biện pháp thi công. - Kiểm tra độ bám dính của vữa lên bề mặt kết cấu theo từng lớp. - Kiểm tra độ sụt của vữa trát. - Kiểm tra các đường gờ, cạnh cửa, các vị trí chân tường, giáp trần. - Kiểm tra việc bảo dưỡng mặt trát. * Nghiệm thu trát tường: - Kiểm tra hồ sơ theo quy định. - Kiểm tra độ phẳng (có chỗ lồi-n ; có chỗ lõm- s). www.coninco.com.vn

TCVN 4085:1985 TCVN 4085:1985 TCVN 4085:1985 TCVN 4085:1985 Theo bản vẽ thiết kế được duyệt Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Con người

.

Con người

Biện pháp thi công được duyệt. Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Con người Bằng mắt, thước nhôm, thước thép. Con người

- Đối với những vị trí thường xuyên ẩm cần kiểm tra Con người công tác chống thấm của nhà thầu trước khi trát. - Kiểm tra số lượng các mốc trát và mặt phẳng. Con người, thước mét, thước nhôm. - Kiểm tra độ bám dính của ô trát thử. - Kiểm tra công tác tạo độ bám dính khi trát . - Kiểm tra vữa trát trước khi thực hiện. - Lấy mẫu vữa đem đi thí nghiệm

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai

Biện pháp thi công được duyệt. Biện pháp thi công được duyệt.

Con người Con người Con người Khuôn 40 x 40 x 160 mm. Con người Con người Con người Con người, thước mét Con người Con người Con người,

Gõ không bộp 6÷8 dọi, Thẳng, sắc nét bảo dưỡng 15 ngày TCVN303:2006. Phần 2- Công tác trát thước n ≤2; s ≤ 2

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-158

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình - Kiểm tra độ sai lệch theo phương đứng trên 1m dài -x1 và trên toàn bộ chiều cao, rộng - x2. - Kiểm tra đường nghiêng gờ mép tường, cột trên 1m -y1 và trên toàn bộ chiều cao - y2 3. Giám sát công tác lát và láng: a. Công tác chuẩn bị : - Kiểm tra quy trình thi công của nhà thầu.

Công cụ kiểm tra

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai

mét, thước nhôm Con người, dọi, x1≤1; x2 ≤ 10 thước mét Con người, dọi, y1≤1; y2 ≤ 3 thước mét Con người

Biện pháp thi công được duyệt.

b. Công tác thi công : Trước khi thi công: - Kiểm tra độ phẳng, vệ sinh của bề mặt sẽ lát, láng.

Con người, thước nhôm, thước mét. - Kiểm tra việc hoàn chỉnh các công tác khác như Con người Theo bản vẽ thiết kế trát tường, trần, ốp. Các công việc này phải hoàn được duyệt thành trước khi lát, láng. - Kiểm tra xuất xứ nguồn gốc vật liệu lát, kiểm tra Con người Theo bản vẽ thiết kế kích thước của vật liệu theo yêu cầu thiết kế, màu được duyệt sắc vật liệu. - Kiểm tra cấp phối, độ sụt của vữa lát. Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt - Kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm ở những Con người Theo bản vẽ thiết kế vị trí cần thiết. được duyệt Trong khi thi công: - Kiểm tra chiều dày lớp vữa xi măng lót. Con người, thước TCVN303:2004. Phần mét 1- Công tác lát và láng. - Kiểm tra độ phẳng của mặt lát. Con người, nivô, TCVN303:2004. Phần bằng bi thép đường 1- Công tác lát và kính 10mm. láng. - Kiểm tra mạch lát, các vị trí tiếp giáp chân tường. Bằng mắt, thước thép TCVN303:2004. Phần Kiểm tra hoa văn và màu sắc theo yêu cầu thiết kế. 1- Công tác lát và láng. - Đối với công tác lát đá quý hiếm, gạch Ceramic có Bằng mắt, thước thép Theo bản vẽ thiết kế độ cứng lớn cần yêu cầu kiểm tra các viên nhỏ, viên được duyệt lẻ kích thước phải đảm bảo, sắc gọn. Con người, máy trắc TCVN 309:2004 - Kiểm tra cao độ của sàn lát. Đối với công tác sàn gỗ: Cần kiểm tra hệ khung gỗ, đạc giá đỡ của khung đỡ sàn và mặt nền phải thật ổn định TCVN303:2006. Phần 4. Công tác ốp gạch, đá, gỗ, thạch cao: 3- Công tác ốp trong xây dựng. a. Công tác chuẩn bị : - Kiểm tra quy trình thi công của nhà thầu. Con người Biện pháp thi công được duyệt. b. Công tác thi công: Trước khi thi công: - Kiểm tra độ phẳng của bề mặt ốp: Độ nghiêng Máy trắc đạc, con không được vượt quá sai số quy định đối với bê tông người, nivô. cốt thép và xây tường. - Kiểm tra việc hoàn chỉnh các công tác liên quan Con người Theo bản vẽ thiết kế khác tránh ảnh hưởng tới công tác ốp. được duyệt - Kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc gạch, quy cách gạch Con người, thước Theo bản vẽ thiết kế theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn. mét được duyệt www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-159

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

- Kiểm tra cấp phối vữa ốp, độ sụt vữa ốp.

Con người

- Kiểm tra công tác làm sạch, làm nhám bề mặt ốp.

Con người

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai Theo bản vẽ thiết kế cấp phối vữa được duyệt

- Đối với công tác ốp đá thiên nhiên nặng cần kiểm Con người, thước Biện pháp thi công tra công tác giá đỡ bằng móc hoặc bằng bu lông . mét được duyệt. - Kiểm tra bề mặt sau khi ốp. Máy trắc đạc, con người, nivô. 5. Công tác thi công trần treo(nếu có) a. Công tác chuẩn bị: - Kiểm tra quy trình thi công của nhà thầu. Con người Biện pháp thi công được duyệt. b. Công tác thi công: Trước khi thi công: Theo bản vẽ thiết kế - Kiểm tra các công tác khuất như: Đường ống kỹ Con người được duyệt thuật các phần việc về điện, điều hoà, âm thanh, cáp truyền hình, internet,…vv và có biên bản nghiệm thu các phần việc ở trên kèm theo. - Kiểm tra vật liệu sử dụng làm trần: xuất xứ, chủng Con người Theo bản vẽ thiết kế loại, màu sắc theo yêu cầu của thiết kế. được duyệt Trong khi thi công : - Liên tục kiểm tra độ bền vững của hệ kết cấu đỡ Con người trần và lập thành biên bản nghiệm thu cho công tác này. - Kiểm tra các lỗ chờ lắp đặt đèn, hút gió trên tấm Con người, thước Theo bản vẽ thiết kế trần trước khi lắp đặt. mét được duyệt - Kiểm tra cốt cao độ của trần, vị trí đèn, điều hoà, Máy trắc đạc, thước Theo bản vẽ thiết kế thông gió trên trần treo nếu có. mét được duyệt - Kiểm tra độ phẳng của trần theo hai phương. Máy trắc đạc, thước mét 6. Công tác sơn tường, trần : Trước khi tiến hành công tác sơn, bả: - Kiểm tra bề mặt kết cấu trước khi sơn: Đảm bảo về Con người Biện pháp thi công độ sạch, không ẩm mốc. được duyệt. Theo bản vẽ thiết kế - Kiểm tra xuất xứ nguồn gốc sơn theo yêu cầu của Con người được duyệt thiết kế và Chủ đầu tư. Các thùng sơn, bao bột bả phải nguyên đai, nguyên kiện, đúng nhãn mác của nhà sản xuất và đủ các giấy tờ cần thiết - Kiểm tra màu sơn mẫu theo yêu cầu thiết kế và Con người Theo bản vẽ thiết kế Chủ đầu tư trước khi áp dụng sơn đại trà. được duyệt - Đối với những phần tiếp giáp giữa các vật liệu khác Con người Biện pháp thi công nhau như khuôn cửa và tường cần phải gắn bằng loại được duyệt. ma tít không co ngót. - Kiểm tra độ phẳng nhẵn của bề mặt kết cấu trước Con người khi sơn. Đối với những kết cấu không trát cần phải sử dụng máy mài mài nhẵn bề mặt kết cấu theo yêu cầu của thiết kế. - Kiểm tra sự tuân thủ của nhà thầu trong khi sơn về Con người Theo tiêu chuẩn của quy trình sơn các lớp, thời gian dừng giữa các lớp nhà sản xuất. sơn phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. - Trước khi sơn cần xác định độ ẩm của bề mặt kết Con người cấu: Đối với kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và thạch cao độ ẩm không được quá 8%, kết cấu gỗ không quá 12%. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-160

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

- Kiểm tra màu sắc bề mặt sơn: Bề mặt sơn phải có Con người màu sắc đồng đều không có những vết loang. - Kiểm tra các đường ranh giới giữa hai phần diện Con người tích có màu sắc khác nhau. 7. Công tác gia công và lắp dựng cửa. - Đối với cửa đi và cửa sổ bằng nhôm kính: + Kiểm tra chứng chỉ và nguồn gốc của nhôm kính. Con người

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

+ Kiểm tra kích thước, chiều dầy của nhôm. + Kiểm tra kích thước, chiều dầy của kính.

Con người, thước kẹp Con người, thước Theo bản vẽ thiết kế kẹp, thước mét. được duyệt + Chủng loại kính và chi tiết đệm nẹp kính phải thoả Con người mãn yêu cầu của thiết kế. + Kiểm tra chứng chỉ và nguồn gốc đệm; nẹp; Con người Theo bản vẽ thiết kế gioăng kính. được duyệt + Kiểm tra chứng chỉ và nguồn gốc của bản lề và Con người Theo bản vẽ thiết kế khoá cửa theo yêu cầu của thiết kế. được duyệt + Kiểm tra độ vững chắc của các tấm kính khi lắp Con người vào khung nhôm. + Kiểm tra độ vững chắc của vách cửa; và các góc Con người, thước vuông của cửa. vuông. + Các liên kết của các thanh nhôm và bản lề phải Con người thoả mãn theo yêu cầu của thiết kế. + Khi lắp cửa vào khuôn phải đảm bảo: phẳng, đứng, Con người kín khít, vững chắc và đóng mở dễ dàng. - Đối với vách ngăn bằng nhôm kính: + Ngoài các kiểm tra về vật liệu như phần cửa.. + Kiểm tra mặt phẳng và khoảng cách giữa các thanh Con người, nivô, nhôm phải đảm bảo phẳng, đứng và đều thước mét. + Kiểm tra liên kết giữa các thanh nhôm và liên kết Con người Biện pháp thi công của khung với các kết cấu khác phải vững chắc và được duyệt. đảm bảo về kỹ thuật so với thiết kế. Biện pháp thi công - Đối với kính lắp khung thuộc kết cấu bao che bằng Con người được duyệt. ánh sáng từ bên ngoài vào, ngoài việc đảm bảo định vị chắc chắn và liên kết chặt giữa kính với khung; còn phải đảm bảo không cho nước chảy hay thấm qua các mạch ghép giữa kính và khung. Keo phải sử dụng loại chịu được tác dụng của mưa nắng thường xuyên. Biện pháp thi công - Đối với kính cường độ cao trong các kết cấu như được duyệt. vách cầu thang, ban công: cần được định vị chắc chắn bằng bu lông ở những vị trí nẹp kính trong khung thép hay gỗ phải có đệm bằng chất dẻo hay cao su đàn hồi. - Cửa đi và cửa sổ bằng gỗ: + Kiểm tra chủng loại gỗ theo yêu cầu của thiết kế. Con người Theo bản vẽ thiết kế được duyệt + Gỗ dùng để gia công cửa phải đảm bảo được ngâm Con người tẩm và sấy khô không giác, mọt. + Bề mặt gỗ phải được bào phẳng, nhẵn không cong Bằng mắt vênh. + Kiểm tra cánh cửa gỗ phải đảm bảo sự vững chắc, Con người phẳng vuông và khi lắp dựng vào khuôn phải đứng, kín, khít đóng mở dễ dàng. + Bản lề và khoá cửa phải có chứng chỉ nơi sản xuất Con người Theo bản vẽ thiết kế www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-161

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Qui trình

Công cụ kiểm tra

và lắp đặt vào cánh cửa đúng theo kỹ thuật của thiết kế yêu cầu. + Cánh cửa phải được sản xuất đúng theo mẫu mã và Con mầu sắc của thiết kế (khoảng cách giữa các thanh cái mét cửa; chiều dầy của các thanh cái cửa; chiều dầy của các panô gỗ). - Cửa phòng hoả cấp I bằng thép: + Kiểm tra nguồn gốc và chứng chỉ đảm bảo chất lượng của thiết kế. + Kiểm tra cataloge so sánh với cửa thực tế. + Kiểm tra quá trình lắp đặt cửa, các liên kết của cửa với các kết cấu khác đảm bảo vững chắc. + Khi cửa lắp đặt xong phải đảm bảo vững chắc, đứng, phẳng, kín khít và đóng mở dễ dàng. 8.Công tác giám sát phần hạ tầng: Sân vườn, bồn hoa, cây cảnh, ốp lát vỉa hè…vv xung quanh dự án. - Trước khi thi công kiểm tra công tác dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra cao độ nền trước khi tiến hành san lấp. - Kiểm tra độ đầm chặt của nền, cao độ các lớp lót nền nếu có. -Kiểm tra xây bồn hoa, bó vỉa, ốp, lát, láng vỉa hè. - Hệ thống thoát nước mặt, hố ga…vv. - Kiểm tra công tác trồng cây, thảm cỏ, bồn hoa cây cảnh nếu có. - Kiểm tra công tác làm hàng rào, sơn, ốp đá chân tường nếu có.

người,

Tiêu chuẩn tham chiếu và dung sai được duyệt

thước

Con người

Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Con người Con người Con người

Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Con người

Theo bản vẽ thiết kế được duyệt

Con người

Theo bản vẽ được duyệt Theo bản vẽ được duyệt Theo bản vẽ được duyệt Theo bản vẽ được duyệt Theo bản vẽ được duyệt

Con người Con người Con người

thiết kế thiết kế thiết kế thiết kế thiết kế

IV. PHẦN CƠ ĐIỆN-MỘT SỐ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHÍNH: A. QUY TRÌNH NÀY PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN BAO GỒM: + Hệ thống điện, thiết bị điện, điện chiếu sáng, điện dự phòng. + Hệ thống thiết bị điện áp thấp (Hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc, .. ). + Hệ thống cấp thoát nước. + Hệ thống phòng cháy chữa cháy. B. QUY TRÌNH NÀY LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DỤNG SAU: + Nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt. + Giám sát lắp đặt các cấu kiện, bộ phận hạng mục cơ điện: Hệ thống điện, thiết bị điện, điện chiếu sáng, điện dự phòng bao gồm: ống luồn dây, cáp điện, dây dẫn điện, ổ cắm, máng điện. Hệ thống thiết bị điện áp thấp (Hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc, .. ). Hệ thống cấp thoát nước bao gồm: đường ống cấp nước sạch, thoát nước thải... Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm: đường ống cấp nước chữa cháy, dây dẫn báo cháy... + Giám sát việc lắp đặt thiết bị. + Giám sát quá trình thử tín hiệu. + Giám sát chạy thử không tải đơn động, chạy thử không tải liên động. + Giám sát chạy thử trình tự và có tải. C. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT: 1. Kiểm tra, nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt. - Kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập vật tư thiết bị vào hiện trường. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-162

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Kiểm tra trực tiếp (quan sát bằng mắt) vật tư, thiết bị để phát hiện những hư hỏng, nhầm lẫn, thay đổi ....(nếu có). - Yêu cầu Nhà thầu làm rõ về nguồn gốc, chất lượng ... vật tư. - Yêu cầu Nhà thầu kiểm định chất lượng (khi thấy cần thiết). - Kiểm tra hồ sơ thi công lắp đặt thiết bị đối với từng hạng mục công trình cụ thể. - Giám sát công việc tổ hợp thiết bị trước khi lắp đặt chính thức hoặc lắp đặt thử tại vị trí quy định, nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị. 2. Kiểm tra các móng máy và kết cấu công trình có liên quan đến việc lắp đặt thiết bị. - Kích thước hình học của móng máy và kết cấu công trình như: vị trí tương đối, cao độ, độ mặt phẳng, độ thẳng đứng. - Xem xét đối chiếu vị trí và kích thước các lỗ bulông hoặc bulông chôn sẵn để phát hiện kịp thời tình trạng mâu thuẫn về kích thước giữa xây và lắp. - Phát hiện các tồn tại của công trình xây dựng đã hoàn thành và đưa ra các biện pháp xử lý cần thiết để phục vụ cho công việc lắp đặt thiết bị được thuận lợi. 3. Kiểm tra các dụng cụ và thiết bị dùng để lắp đặt của các nhà thầu. - Xem xét, kiểm tra số lượng thiết bị được đưa vào thi công lắp đặt theo đúng thiết kế và biện pháp thi công đã được duyệt. - Kiểm tra việc định vị, neo buộc và tình trạng thiết bị, dụng cụ dùng để lắp đặt. - Kiểm tra hồ sơ lý lịch thiết bị. 4. Giám sát lắp đặt các cấu kiện, bộ phận hạng mục cơ điện: - Kiểm tra cụ thể việc lắp đặt của từng cấu kiện, từng bộ phận nêu ở mục 2. - Phát hiện các sai sót (nếu có) để kịp thời yêu cầu nhà thầu sửa chữa và giám sát quá trình sửa chữa. - Ký xác nhận các biên bản nghiệm thu nếu công việc lắp đặt đã tuân thủ đúng thiết kế và đáp ứng Tiêu chuẩn quy phạm quy định. 5. Giám sát quá trình lắp đặt thiết bị. - Kiểm tra cụ thể việc lắp đặt của từng cấu kiện, từng bộ phận. - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị. - Phát hiện các sai sót (nếu có) để kịp thời yêu cầu nhà thầu sửa chữa và giám sát quá trình sửa chữa. - Ký xác nhận các biên bản nghiệm thu nếu công việc lắp đặt đã tuân thủ đúng thiết kế và đáp ứng Tiêu chuẩn quy phạm quy định. D. CHUẨN BI HỒ SƠ HOÀN CÔNG CỦA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CƠ ĐIỆN: - Công tác này sẽ được các kỹ sư của đoàn TVGS hướng dẫn Nhà thầu thực hiện. nguyên tắc thực hiện là xong hạng mục công trình nào, nghiệm thu và kết thúc hồ sơ hạng mục công trình đó. - Các hồ sơ được chuẩn bị theo các quy định pháp lý của Nhà nước Việt Nam. E. GIÁM SÁT TRONG QUÁ TRÌNH HIỆU CHỈNH VÀ CHẠY THỬ: - Công tác chạy thử là một trong những công tác cuối cùng của quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị. Công tác này nhằm kiểm tra thiết bị và sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế trước khi đưa công trình chính thức vào hoạt động. Kiểm tra công việc chuẩn bị chạy thử: - Kiểm tra các hồ sơ kỹ thuật. - Các loại biên bản về xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các giai đoạn trước để phục vụ cho việc chạy thử. - Chứng chỉ hợp lệ về chất lượng của vật tư, trang thiết bị, dụng cụ đo lường sử dụng cho chạy thử. - Các tài liệu hướng dẫn và vận hành thiết bị. - Các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, các thông số kỹ thuật cần đạt được ở mỗi công đoạn chạy thử. - Quy trình chạy thử. - Tập hợp và thiết lập một danh mục các thông số kỹ thuật quan trọng, yêu cầu có độ chính xác cao mà thiết bị buộc phải đạt thông số tối ưu trong quá trình chạy thử. - Kiểm tra các điều kiện cần thiết cho chạy thử. - Kiểm tra các điều kiện về tính chất pháp lý cho việc thử nghiệm, kế hoạch thử nghiệm, các nguồn lực cần thiết. - Kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc, thử nghiệm, tính chính xác của thiết bị, các thông số kỹ thuật. - Kiểm tra các hồ sơ an toàn trước khi thử. - Kiểm tra tính sẵn sàng của thiết bị cho việc thử nghiệm như: Cung cấp điện, vật liệu bôi trơn, các dự phòng cần thiết. - Kiểm tra các điều kiện đối với Nhà thầu thực hiện chạy thử không tải:

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-163

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Kiểm tra việc bố trí đội ngũ kỹ thuật có đầy đủ năng lực để kiểm soát chất lượng công tác chạy thử của Nhà thầu. - Kiểm tra các văn bản chấp thuận cho phép chạy thử của Chủ đầu tư, Đại diện thiết kế, Đại diện giám sát. Giám sát quá trình chạy thử không tải: Công tác giám sát sẽ tập trung vào các yếu tố sau: - Kiểm tra, theo dõi các thông số sau: Độ rung, tiếng ồn, tốc độ, chiều quay, vòng quay, điều kiện làm việc đối với các thiết bị chính. - Theo dõi và kiểm tra việc căn chỉnh thiết bị, phân tích và xác định các rủi ro, sự cố có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tiếp theo. - Kiểm tra các điều kiện an toàn về điện, cháy nổ. - Kiểm tra các điều kiện về bảo hộ lao động. - Sau khi chạy thử không tải đơn động từng thiết bị đạt yêu cầu thì cho chạy thử không tải liên động theo từng nhóm thiết bị và tiến tới chạy thử không tải toàn hệ thống. Giám sát hiệu chỉnh chạy thử có tải: - Xác định giới hạn an toàn về dung sai kỹ thuật của thiết bị. - Kiểm tra tính sẵn sàng và đồng bộ của thiết bị cho việc chạy thử: Cấp điện, nhiên liệu, vật liệu chính, vật tư phụ, vật liệu bôi trơn. - Kiểm tra các văn bản pháp lý cho việc chạy thử có tải, gồm: + Kết quả chạy thử đơn động của thiết bị đạt các yêu cầu kỹ thuật cho phép và được Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn chấp thuận. + Quyết định chạy thử có tải. + Kế hoạch chuẩn bị chạy thử có tải do nhà thầu đệ trình và được tư vấn, Chủ đầu tư chấp thuận. - Giám sát chạy thử có tải. + Kiểm tra, theo dõi các thông số kỹ thuật của thiết bị: Độ rung, tiếng ồn, tốc độ, chiều quay,vòng quay, công suất, năng suất, nhiệt độ, áp suất ... - Thông thường việc thử có tải thường thực hiện cho một nhóm thiết bị hoặc toàn bộ hệ thống. (ít khi chạy thử có tải đơn động). Giám sát quá trình chạy thử tổng hợp: (thử năng suất) - Giám sát các thông số về hệ thống điện, điều khiển tự động. - Phân tích và đánh giá mức độ an toàn và rủi ro của thiết bị. - Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống điều khiển tự động, hệ thống an toàn, phòng chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường và bảo hộ lao động. - Đánh giá hệ thống, xem xét các báo cáo của nhà thầu, nhà cung cấp về kết quả chạy thử liên động không tải, có tải. - Trong quá trình giám sát chạy thử tổng hợp cần kiểm tra theo dõi của từng thiết bị ở từng chế độ vận hành khác nhau và đối chiếu với thiết kế về các thông số kỹ thuật chủ yếu sau: + Công suất động cơ. + Năng suất của thiết bị. + Mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu nhiên liệu. + Các sự cố trong quá trình vận hành. F. CÔNG TÁC KIỂM TRA LẦN CUỐI TRƯỚC KHI ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG: - Nhằm mục đích xác nhận rằng công trình đã được lắp đặt một cách chính xác, hoạt động ổn định theo đúng yêu cầu thiết kế được duyệt để chuẩn bị đưa vào hoạt động. Công việc này bao gồm các bước kiểm tra sau đây: - Kiểm tra sơ đồ của hệ thống: Đảm bảo rằng các hạng mục công trình được xây dựng theo Hồ sơ thiết kế , các thiết bị lắp đặt đúng vị trí và đúng hướng. - Kiểm tra các thiết bị chính: Đảm bảo rằng các thiết bị được lắp đặt đạt được độ chính xác và các thông số khác thoả mãn yêu cầu của thiết kế và đáp ứng quy định của tiêu chuẩn. - Kiểm tra các thiết bị điều khiển, cáp điều khiển: Đảm bảo rằng các hệ thống điều khiển đã được lắp đặt và vận hành chính xác từ phòng điều khiển trung tâm tới từng bộ phận cụ thể, chúng được đặt và đáp ứng tiêu chuẩn và các quy định đề ra. - Kiểm tra các thiết bị điện: Các thiết bị điện cho từng hạng mục công trình sẽ được các chuyên gia tư vấn kiểm tra lại để khẳng định sự phù hợp về khâu vận hành cũng như khả năng đảm bảo an toàn.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-164

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS Kiểm tra các thiết bị an toàn và thiết bị PCCC: Đảm bảo rằng hệ thống nước chữa cháy, đèn báo cháy, các thiết bị thông gió đã được lắp đặt và hoạt động tốt. Các phương tiện chữa cháy, các biển báo an toàn, biển chỉ dẫn đã được lắp đặt đúng quy định. Kiểm tra thiết bị đo và thiết bị điều khiển: Đảm bảo rằng các thiết bị đo được lắp đặt đúng dải làm việc và hoạt động tốt. Các thiết bị được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng được hiệu chỉnh và đúng hành trình chuyển động. Kiểm tra các yếu tố còn lại tùy theo từng điều kiện cụ thể. Các bên tiến hành kiểm tra các biên bản chạy thử cuối cùng của Nhà thầu để kết thúc quá trình thực hiện dự án và chính thức bàn giao đưa vào sử dụng. G. GIÁM SÁT BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐẢM BẢOAN TOÀN LAO ĐỘNG CHO CÔNG TRÌNH VÀ AN TOÀN CHO CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN: Thẩm tra, phê duyệt các biện pháp đảm bảo an toàn lao động của Nhà thầu lập, bao gồm các yếu tố: Giáo dục, phổ biến và cam kết về nội quy an toàn lao động, đặc biệt là khi thi công trên cao và phần ngầm của công trình. - Các biện pháp lắp dựng thi công: dàn giáo, sàn công tác, che chắn. Biện pháp thi công trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, thi công ban đêm. Kiểm tra phương án lắp dựng và vận hành sử dụng các máy móc thiết bị thi công: vận thăng tải, cẩu tháp… TVGS sẽ tiến hành giám sát an toàn lao động trên cơ sở biện pháp thi công đảm bảo an toàn lao động được phê duyệt và thực tế hiện trường. H. BÁO CÁO CHỦ ĐẦU TƯ: Trong toàn bộ quá trình giám sát xây dựng nói trên, sau mỗi hạng mục công việc đoànTVGS sẽ báo cáo cho Chủ đầu tư bằng văn bản một cách chi tiết về chất lượng, khối lượng, tiến độ...của các Nhà thầu trên toàn bộ công trường. Hệ thống báo cáo phần giám sát xây dựng cũng được thực hiện tương tự như các báo cáo trong quản lý dự án, bao gồm có các hình thức báo cáo sau: a- Báo cáo định kỳ hàng tuần, theo giai đoạn nghiệm thu. b- Báo cáo bất thường. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo này có thể sửa đổi tuỳ theo các yêu cầu của Chủ đầu tư. I. CHUẨN BỊ HỐ SƠ CHẤT LƯỢNG CUỐI CÙNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG: Công tác này sẽ được các chuyên gia của Đoàn TVGS thay mặt Chủ đầu tư thực hiện. nguyên tắc là xong hạng mục công trình nào, nghiệm thu khối lượng, chất lượng và kết thúc hồ sơ hạng mục công trình đó. Các hồ sơ cuối cùng này sẽ được chuẩn bị theo các quy định pháp lý của Nhà nước Việt Nam. J. NHÂN SỰ CHỦ CHỐT THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT Sơ đồ bố trí nhân sự chủ chốt và tổ chức Đoàn TVGS:

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-165

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐOÀN TƯ VẤN GIÁM SÁT T.GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP TƯ VẤN CONINCO

ĐƠN VỊ

TRƯỞNG ĐOÀN TƯ VẤN GIÁM SÁT

CÁN BỘ TỔNG HỢP HỒ SƠ NGHIỆM THU, HOÀN CÔNG

KỸ SƯ TVGS CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN

KỸ SƯ GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT

KỸ SƯ GIÁM SÁT TRẮC ĐẠC : TIM, CỐT CAO ĐỘ

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO. Là đại diện pháp nhân Tư vấn. Tổng giám đốc Công ty có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên Đoàn TVGS. Tổng giám đốc (hoặc Phó Tổng giám đốc Công ty khi được ủy quyền) ký các văn bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của nhà thầu, ký các biên bản nghiệm thu giai đoạn và tổng thể công trình. Thay mặt Tổng giám đốc Công ty là: Phó Tổng giám đốc phụ trách và Trung tâm … dự kiến phân công như sau: TT Họ và tên Nhiệm vụ được giao I BAN ĐIỀU HÀNH CHUNG TẠI TRỤ SỞ Chức vụ: Phó tổng giám đốc - Quản 1 Lê ... lý chung. Chức vụ: Phó Giám đốc trung tâm .... 2 Nguyễn.... Phụ trách triển khai hợp đồng II TỔ TƯ VẤN GIÁM SÁT TRỰC TIẾP 1 Nguyễn .... KSXD -Trưởng Đoàn. Chịu trách nhiệm trước Trung tâm và Công ty về công tác giám sát, nghiệm thu công việc tại hiện trường theo đề cương được duyệt. 2 Sái ... KSXD - Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện, tổng hợp hồ sơ. 3

Nguyễn ....

4

Nguyễn ....

5

Nguyễn ....

6

Lê ...

7

Nguyễn ... www.coninco.com.vn

KSXD - Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện, tổng hợp hồ sơ. KSXD - Giám sát thi công, tổng hợp hồ sơ. KSXD - Giám sát thi công, tổng hợp hồ sơ. KS trắc địa - Giám sát thi công phần trắc đạc, tổng hợp hồ sơ. KS Điện - Giám sát chi tiết chôn ngầm

Thời gian phục vụ dự án Theo yêu cầu của công việc Theo yêu cầu của công việc

Từ đầu cho đến khi kết thúc dự án

Từ đầu cho đến khi kết thúc dự án Từ đầu cho đến khi kết thúc dự án Theo yêu cầu công việc cụ thể. Theo yêu cầu công việc cụ thể. Theo yêu cầu công việc cụ thể. Theo yêu cầu công việc cụ

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-166

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS TT

Họ và tên

Nhiệm vụ được giao

8

Trần ...

9

Nguyễn ...

cơ điện. KS Nước - Giám sát chi tiết cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy. KS – Trợ giúp văn phòng

10 11

Nguyễn .... Bùi ....

CN Kinh tế - Kế toán TC Kinh tế - Văn thư

Thời gian phục vụ dự án thể Theo yêu cầu công việc cụ thể Theo yêu cầu công việc cụ thể

Ghi chú: Nhân sự trong bảng trên có thể được điều chỉnh tuỳ theo tình hình thi công thực tế để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-167

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

D.3. MẪU 3: MẪU ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DỰ ÁN: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: CHỦ ĐẦU TƯ:

CHỦ ĐẦU TƯ

www.coninco.com.vn

TƯ VẤN GIÁM SÁT

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-168

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Mô tả tóm tắt dự án 2. Quy mô xây dựng PHẦN THỨ NHẤT I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT 1. Các quy định của Nhà nước 2. Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên (HĐ kinh tế.....) II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN 1. Chủ đầu tư 2. Tư vấn giám sát CONINCO PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG 1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng 2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ đề xuất và hợp đồng xây dựng 3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do NT thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của TK 4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng. II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG 1. Khối lượng theo hồ sơ TK 2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK 3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK 4. Khối lượng thi công khác III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP 1. Chế độ báo cáo 2. Tổ chức các cuộc họp VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Nguyên tắc chung 2. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các đơn vị, công ty 3. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát tại công trường PHẦN THỨ BA: THUYẾT MINH QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG CHI TIẾT MỘT SỐ CÔNG TÁC THI CÔNG CỦA DỰ ÁN

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-169

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

I. MỞ ĐẦU 1. Mô tả tóm tắt dự án: Tên dự án: Chủ đầu tư: Địa điểm xây dựng: 2. Quy mô xây dựng công trình: - Quy mô dự kiến: Xây dựng chung cư 21 tầng (không kể 2 tầng hầm và tầng kỹ thuật) bao gồm: Phần đế công trình 3 tầng bố trí thương mại dịch vụ và văn phòng, phần thân công trình 4-21 tầng bố trí căn hộ ( trong đó tầng 21 bố trí thông tầng): - Diện tích khu đất khoảng: 3070,1 m2 ( không bao gồm 100,7m2 đất trong chỉ giới mở đường theo quy hoạch); - Diện tích xây dựng khối dưới 12 tầng là 1754,95 m2, với mật độ XD 57,16%. - Diện tích xây dựng khối trên 12 tầng là 1366m2, với mặt độ XD 44,49%. - Số tầng cao công trình: + Hỗn hợp nhà ở, dịch vụ thương mại, văn phòng: 2 tầng hầm + 21 tầng + tầng KT. + Trạm điện – Kỹ thuật: 1 tầng. - Chiều cao từ vỉa hề đến mái: + Hỗn hợp nhà ở, dịch vụ thương mại, văn phòng: 83,3m. + Trạm điện – Kỹ thuật: 4,5m. -Tổng diện tích sàn xây dựng: 33.994,78 m2. - Tổng số căn hộ: 214 căn hộ. - Chi phí xây dựng trước thuế ( tạm tính): 288.711.587.363 đồng - Chi phí thiết bị (tạm tính): 54.332.591.300 đồng. Khái quát gói thầu: Tên gói thầu: Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị Dự án:

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-170

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS II. PHẦN THỨ NHẤT 1. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT 1.1. Các quy định của Nhà nước: Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/3/2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11. Nghị định số 06/1995/NĐ-CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn-vệ sinh lao động và Nghị định số 110 /2002/NĐ – CP ngày 27/12/2002 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/1995/NĐ- CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. 1.2. Các tiêu chuẩn chính sẽ được áp dụng: - Quản lý CL xây lắp công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5637:1991. - Đánh giá chất lượng công tác xây lắp. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5638:1991. - Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. TCVN ISO 9000-1:96 - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản TCVN ISO 90001-96 xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và TCVN ISO 9002-96 dịch vụ kỹ thuật. - Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm TCVN ISO 9003-96 cuối cùng. - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. TCVN ISO 9004-1:96 Phần 1 : Hướng dẫn chung. - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. TCVN ISO 9004-2:96 Phần 2 : Hướng dẫn cho dịch vụ. - Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. TCVN ISO 9004-4:96 Phần 4 : Hướng dẫn cải tiến chất lượng. - Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Sản phẩm và kết cấu bằng bê TCVN 4058-85. tông và bê tông cốt thép. - Công trình xây dựng. Sai số hình học cho phép. TCVN 5593:1991. - Công tác trắc địa trong xây dựng- yêu cầu chung TCVN 309:2004 - Tổ chức thi công. TCVN 4055:1985. - Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công. TCVN 4252-86. - Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng. TCVN 371:2006. - Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4516:1988. - Hàng rào công trường. Điều kiện kỹ thuật. TCVN 4430-87. - Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4447-87. - Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng. TCXD 65-89 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4453:1995. - Bêtông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXD 305 : 2004 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Điều kiện tối thiểu. TCVN 5724:1993. - Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép lắp ghép. TCVN 4452:1987. - Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống TCVN 5718:1993. www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-171

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS thấm nước. - Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Hỗn hợp bêtông trộn sẵn, các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu - Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên - Bể chứa bằng BTCT. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Công tác hoàn thiện. Thi công và nghiệm thu. - Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Phân loại - Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. - Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản. - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Hồ sơ thi công. Yêu cầu chung. - Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng - Hệ thống phát hiện cháy, báo cháy – Quy định chung. -Vật liệu xây dựng - Phương pháp thử tĩnh không cháy - Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – Yêu cầu kỹ thiết kế. - Chống sét cho các công trình xây dựng - Tiêu chuẩn thiết kế, thi công - Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật. - Chống sét cho công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. - Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng - Hệ thống gió – Yêu cầu chung - Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế. - Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh - chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu - Lắp đặt đường dây trong nhà và công trình công cộng - Cáp điện lực dây dẫn - Tiêu chuẩn ISO2603 cho thiết bị phiên dịch - Tiêu chuẩn IEC60914 cho các thiết bị âm thanh hội nghị kỹ thuật số - Tiêu chuẩn IEC60603 phần 7 cho các thiết bị âm thanh hội nghị không dây - Tiêu chuẩn IEC61603 phần 7 cho các thiết bị phiên dich hồng ngoại - Công tác trắc địa trong xây dựng - Cọc – phương pháp thí nghiệm hiện trường - Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu - Cọc khoan nhồi-Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông - Cọc khoan nhồi- yêu cầu chất lượng thi công - Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiêm thu - Thi công cọc khoan nhồi - Nhà cao tầng – Thi công phần thân - Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu - Quy đinh công tác quản lý chất lượng, hàng hoá kính xây dựng - Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Phần công tác ốp trong xây dựng - Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu, phần công việc lát và láng trong xây dựng - Gạch lát granito - Hỗn hợp BT nặng- Phương pháp xác định thời gian đông kết - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu - Vật liệu chống thấm - Sơn nhũ tương bi tum polyme - Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Phân loại - Vữa gián gạch ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phụ gia hoá học cho bê tông - Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng - Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp-Yêu cầu chung - Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn - Chống nóng cho nhà ở www.coninco.com.vn

TCVN 4085:1985. TCXD 374 : 2006 TCXDVN 391 : 2007 TCVN 5641:1991. TCVN 5674:1992. TCVN 4519-88 TCXDVN 367 : 2006 TCVN 5576-91 TCVN 5639:1991 TCVN 5672:1992 TCVN 5744-1993 TCXD 218 – 1998 TCXD 331 : 2004 TCVN 6160:1996 TCXD 46 : 1984 TCVN 5738 : 2001 TCVN 46:1984 TCVN 4459:1987 TCVN3288:1979 TCVN 5687:1992 TCXD232:1999 TCXD25-1991 TCVN4762-1989 ISO2603 IEC60914 IEC60603 TCVN 309:2004 TCXD 269 : 2002 TCXDVN 286: 2003 TCXDVN 358 : 2005 TCXD205:1998 TCXDVN 326:2004 TCXD197:1997 TCXD 202:1997 TCXDVN 303:2006 TTsố11/2009/TT-BXD TCXD 303 : 2006 TCXDVN303:2004 TCVN 6074 : 1995 TCXDVN 376:2006 TCXDVN 374:2006 TCXDVN 368:2006 TCXDVN 367:2006 TCXDVN 336:2005 TCXDVN 325:2004 TCXDVN 330:2004 TCXDVN 302:2004 TCXDVN 319:2004 TCXDVN 296:2004 TCXDVN 293:2003

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-172

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - TC công nhận TCXDVN 297 :2003 - Cửa kim loại - Cửa đi - Cửa sổ - Yêu cầu kỹ thuật TCXD 237:1999 - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị TCVN 4756 - Quy phạm trang bị điện - Quy định chung TCVN 4756 - Quy phạm trang bị điện - Hệ thống dẫn điện 11TCN 19:1984 - Quy phạm trang bị điện – Bảo vệ và tự động 11TCN 20:1984 - Thép dùng trong các kết cấu thép TCVN 5574-1991 - Sản phẩm thép đã gia công TCVN 5724-93 - Thí nghiệm sản phẩm thép TCVN 4453-87 - Xi măng trát TCXDVN 324:2004 - Vữa dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử TCXDVN 336:2005 - Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5640:1991. 1.3. Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên: 3.1. Hợp đồng kinh tế số 375/2010/HĐKT/CONINCO/T.TN ngày 13/9/2010 về việc: “Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc dự án Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng và Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng – CONINCO 3.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt 3.3. Hồ sơ năng lực và Hồ sơ đề xuất của NT được chỉ định thầu thi công xây dựng công trình, kèm theo Hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liên quan đến Hợp đồng ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng. 2. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN A. Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án. Quan hệ chính thức với tất cả các nhà thầu khác có liên quan đến dự án bằng hợp đồng hoặc thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép; Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với Tư vấn giám sát theo quy định trong hợp đồng tư vấn giám sát và theo pháp luật; Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của Tư vấn giám sát; Xử lý kịp thời những đề xuất của Tư vấn giám sát; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng ký kết với Tư vấn giám sát; Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát; Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình. B. Tư vấn giám sát Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc do mình thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng chỉ dẫn kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng. Yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo đúng hợp đồng xây dựng; Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng; Đề xuất với Chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh (nếu có) đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các vấn đề khác theo quy định hiện hành. Yêu cầu Nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng xây dựng ký với Chủ đầu tư. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường. Lập biên bản và kiến nghị chủ đầu tư đình chỉ thi công khi phát hiện Nhà thầu bố trí nhân lực, vật liệu, thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc Hồ sơ dự thầu và Hồ sơ mời thầu; phát hiện Nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế; biện pháp thi công gây ảnh hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận. Không được thông đồng với Nhà thầu và các bên liên quan hoặc có các hành vi khác làm sai lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-173

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS

II. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT 1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TƯ VẤN GIÁM SÁT CONINCO - Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình - Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng - Căn cứ vào TK được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Các hồ sơ tại liệu liên quan khác. - Trung thực, khách quan, không vụ lợi. 2. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG 2.1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng: 1.1 CĐT cùng NT TK bàn giao mặt bằng xây dựng cho NT thi công xây dựng công trình, có thể bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do CĐT và NT thi công xây dựng công trình thoả thuận. Với sự tham gia chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát CONINCO (KS TVGS CONINCO). 1.2 Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm: 1.2.1 Giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 68 của Luật xây dựng, trường hợp này do CĐT tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. 1.2.2 Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của CĐT theo quy định. Trong trường hợp toàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các phần này cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định. 1.2.3 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng do NT thi công xây dựng công trình lập và được CĐT phê duyệt hoặc trong hồ sơ trúng thầu. 2.2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng Bao gồm: 2.1 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công xây dựng công trình đưa vào công trường: 2.1.1 Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản. 2.1.2 Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản. 2.2 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công xây dựng công trình. 2.2.1 Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT xây dựng cung cấp. 2.2.2 Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ trúng thầu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản. 2.3 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình. 2.3.1 Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2.4 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình. 2.4.1 NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-174

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS 2.4.2 Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của NT trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp). 2.3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do NT thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của TK. 3.1 Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, NT trình danh mục vật tư vật liệu theo TK đã được CĐT phê duyệt và kiểm soát NT đưa đúng những vật tư vật liệu đó vào công trường. 3.2. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 và điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. 1.Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm) trước khi được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế. Kết quả xác nhận sự phù hợp về chất lượng phải được thể hiện bằng văn bản. 2. Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được quy định như sau: a. Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường: - Chủ đầu tư kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. b. Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình theo yêu cầu của thiết kế: - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp: chủ đầu tư kiểm tra chất lượng như quy định tại điểm a khoản này kết hợp với việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất. - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường: chủ đầu tư tổ chức giám sát chất lượng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. c. Đối với các mỏ vật liệu xây dựng lần đầu được khai thác: chủ đầu tư tổ chức hoặc yêu cầu nhà thầu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng mỏ theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác; thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. 3.3 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do NT cung cấp thì KS TVGS CONINCO kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định. 3.4 Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong ngày được ghi trong nhật ký công trình. 2.4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng. 4.1 Kiểm tra biện pháp thi công của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu đã được CĐT chấp thuận. 4.1.1 KS TVGS CONINCO kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ trúng thầu. Các biện pháp thi công này NT xây dựng công trình phải có tính toán, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán đó. 4.1.2 Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải có TK riêng. KS TVGS CONINCO có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biện pháp được duyệt. 4.2 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình NT thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định. 4.2.1 Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau: Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS CONINCO sẽ có mặt tại hiện trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình diễn ra theo một quy trình

www.coninco.com.vn

Phụ lục D: Hồ sơ mẫu của TVGS-175

CONINCO-Sổ tay công tác tư vấn hiện trường: QLDA, TVGS nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng công trình. Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống. 4.2.2 CĐT yêu cầu NT thi công xây dựng công trình lập sổ Nhật ký thi công xây dựng công trình. N