Quy Hoach Vinh Long 2035 [PDF]

  • Author / Uploaded
  • Le Hy
  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG SỞ XÂY DỰNG TỈNH VĨNH LONG

(Tài liệu phục vụ lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư)

4/2019

MỤC LỤC 1. Phân tích – đánh giá hiện trạng 2. Tiền đề phát triển đô thị 3. Định hướng phát triển không gian – thiết kế đô thị 4. Quy hoạch sử dụng đất 5. Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội 6. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 7. Đánh giá môi trường chiến lược 8. Kết luận và kiến nghị

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch Phạm vi lập quy hoạch Phạm vi quy hoạch gồm thành phố Vĩnh Long và một phần huyện Long Hồ (các xã An Bình, Hòa Ninh, Thanh Đức, Tân Hạnh, Phước Hậu).

Diện tích khu vực quy hoạch là 11.221 ha.

xã Hòa Ninh xã An Bình

TP Vĩnh Long

Ranh giới lập quy hoạch - Phía Bắc giáp sông Tiền, sông Cổ Chiên và huyện Long Hồ; - Phía Nam giáp huyện Long Hồ; - Phía Đông giáp huyện Long Hồ và huyện Mang Thít; - Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

xã Tân Hạnh

xã Phước Hậu

1. Phân tích – đánh giá hiện trạng (tóm tắt) Liên hệ vùng - Khu vực nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch chung thuộc trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. - Là trung tâm Hành chính – Chính trị của tỉnh Vĩnh Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 136km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40km về phía Nam. - Nằm trên các trục đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 57 đi qua các trục đường giao thông, đường thủy quốc tế sông Tiền

TỈNH VĨNH LONG

3

Hiện trạng sử dụng đất Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 63% Đô thị hiện tại phát triển dọc theo các trục đường chính hướng tâm về phía trung tâm là phường 1. RANH GIỚI NGHIÊN CỨU RANH GIỚI XÃ, PHƯỜNG ĐẤT NHÓM NHÀ Ở ĐẤT Ở NÔNG THÔN ĐẤT CÔNG CỘNG ĐẤT TRƯỜNG HỌC ĐẤT CÂ Y XANH ĐÔ THỊ ĐẤT TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO ĐẤT CƠ QUAN ĐẤT TRUNG TÂM Y TẾ ĐÂT TÔN GIÁO, DI TÍCH ĐẤT CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HTKT ĐẤT CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẤT TDTT ĐẤT AN NINH QUỐC PHÒNG ĐẤT NGHĨA TRANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP MẶT NƯỚC ĐẤT TRỐNG

Các quy hoạch liên quan TT

Quy hoạch cấp tỉnh

17

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Điều chỉnh quy hoạch Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 Quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Điều chỉnh QH xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Điều chỉnh quy hoạch Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch chi tiết trạm bơm điện tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Báo cáo tổng hợp) Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

18

Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

19

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

1 2 3

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

TT

Quy hoạch cấp huyện, QH phân khu, chi tiết Thành phố Vĩnh Long Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu hành chính Tỉnh và dân cư Phường 9 Tp. Vĩnh Long Quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Long đến năm 2020 Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng Thành phố Vĩnh Long

1

Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long (năm 2004) Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn TP Vĩnh Long Quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị: Tân Ngãi, Trường An, Tân Hòa, Tân Hội…- Tp. Vĩnh Long Quy hoạch chi tiết xây dựng các Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 Huyện Long Hồ Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Long Hồ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 huyện long hồ - tỉnh Vĩnh Long

2

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 5 xã trên địa bàn huyện Long Hồ: - Xã Hòa Ninh - Xã An Bình - Xã Thanh Đức - Xã Tân Hạnh - Xã Phước Hậu

3

Và các quy hoạch có liên quan khác trên địa bàn.

5

Đánh giá Quy hoạch chung năm 2004

Các nội dung trọng tâm của Quy hoạch chung năm 2004 - Cấu trúc đô thị: + Hướng phát triển đô thị chủ yếu: dọc theo bờ sông Cổ Chiên, về hướng Tây ra đến khu vực Cầu Mỹ Thuận + Các hướng phát triển khác: theo các trục đường chính như đường Nguyễn Huệ, đường Phạm Thái Bường, đường 14/9, đường Phạm Hùng, đường Võ Văn Kiệt - Trung tâm đô thị: là trung tâm hành chính tỉnh mới, đặt tại khu vực sân bay (phường 9) - Trung tâm công nghiệp: bố trí ở phía Đông (xã Thanh Đức) - Trung tâm du lịch: bố trí ở cả phía Nam và phía Bắc sông Cổ Chiên (phía TPVL và phía cù lao An Bình) - Lúc thực hiện QHC năm 2004 chưa có quy hoạch đường cao tốc, QL1 dự kiến đi từ cầu Mỹ Thuận xuống phía Nam, vì vậy không có tuyến đường tránh như hiện nay.

Đánh giá Quy hoạch chung năm 2004 Mặt tích cực

Mặt hạn chế

Tình hình thực hiện

Đề xuất kế thừa/ điều chỉnh

Phát triển đô thị lan tỏa dọc theo Quốc lộ 1 về khu vực phía Tây có khoảng cách lớn so với đô thị trung tâm, không thuận tiện trong kết nối giao thông và hạ tầng với đô thị hiện hữu.

Khu vực gần trung tâm (Phường 2, Phường 4) đã phát triển theo quy hoạch. Khu vực phía Tây gần cầu Mỹ Thuận chưa phát triển được theo quy hoạch do thiếu tiềm năng và khó liên kết với đô thị trung tâm.

Kế thừa định hướng tập trung phát triển tại khu vực lân cận trung tâm hiện hữu. Đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển đô thị về phía Tây: các dự án đã được lập vẫn tiếp tục thực hiện, đề xuất không lập dự án mới tại khu vực này.

Đã xây dựng đường Võ Văn Kiệt, cơ bản hoàn thành hạ tầng khu trung tâm hành chính mới.

Kế thừa các khu vực đã thực hiện dự án và đã xây dựng hạ tầng. Điều chỉnh định hướng phát triển đô thị xung quanh khu vực trung tâm hành chính để phát huy tiềm năng khu vực

Chỉ mới thu hút được đầu tư vào khu vực ven sông. Đã bổ sung Cụm công nghiệp TP Vĩnh Long tại xã Trường An.

Điều chỉnh bố trí CCN tại khu vực thuận lợi kết nối hạ tầng giao thông đường bộ.

Đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch ở Cù lao An Bình. Khu vực định hướng phát triển du lịch phía bờ Nam sông Cổ Chiên chưa thu hút được đầu tư, một số khu vực đã chuyển sang phát triển công nghiệp.

Kế thừa: định hướng phát triển du lịch ở Cù lao An Bình. Đề xuất điều chỉnh: điều chỉnh quy mô phát triển du lịch ở bờ Nam sông Cổ Chiên, định hướng phát triển du lịch cho tổng thể Cù lao An Bình, đa dạng hóa loại hình du lịch, tăng cường liên kết các trọng điểm du lịch

Về cấu trúc đô thị Đã có định hướng phát triển đô thị tại khu vực tiếp cận trung tâm hiện hữu hình thành khu vực đô thị tập trung phát huy tiềm năng vị trí gần trung tâm, thuận lợi trong kết nối hạ tầng.

Về định hướng trung tâm hành chính mới Phù hợp với xu hướng của Thế giới và Việt Nam về xây dựng trung tâm hành chính tập trung, tăng cường liên kết các ban ngành, thuận tiện giao thông cho người dân

Khu vực xung quanh trung tâm hành chính mới chưa có định hướng phát triển đô thị phát huy tiềm năng khu vực này.

Về định hướng bố trí trung tâm công nghiệp Bố trí Cụm công nghiệp Cổ Chiên ở phía Đông Thành phố, là vị trí có thể phát huy giao thông đường thủy sông Cổ Chiên.

Bố trí trung tâm công nghiệp ở hướng Đông là hướng khó tiếp cận hạ tầng giao thông đường bộ liên vùng chủ yếu ở hướng Tây của Thành phố.

Về định hướng bố trí trung tâm du lịch Đã có định hướng trung tâm du lịch phát huy sông Cổ Chiên, phát huy cảnh quan sông nước đặc trưng của Thành phố.

Định hướng trung tâm du lịch phía bờ Nam sông Cổ Chiên có tính chất tương tự như Cù lao An Bình, không có đặc trưng riêng nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Phân tích SWOT Strengths

Thế mạnh

Vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh Vĩnh Long, nơi đặt trung tâm hành chính của Tỉnh, trụ sở các doanh nghiệp lớn của tỉnh Liên kết tốt với vùng bằng hệ thống đường Quốc lộ, Tỉnh lộ Có thiên nhiên trù phú với nhiều sông, kênh rạch, đất nông nghiệp Là đô thị có lịch sử lâu đời trong vùng ĐBSCL, có nhiều di tích lịch sử văn hóa Đã có hạ tầng kinh tế cơ bản, đặc biệt là nông nghiệp, gần khu công nghiệp Nằm trong vùng có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tương đối tốt Có địa hình bằng phẳng, có thể tạo quỹ đất tương đối lớn để phát triển đô thị

Opportunity

Cơ hội

Hạ tầng giao thông liên vùng sẽ được xây dựng (đường cao tốc) Nhu cầu lương thực trong và ngoài nước tăng là cơ hội cho ngành nông nghiệp Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước tăng Xu hướng gia tăng đầu tư trong và ngoài nước

Weaknesses

Điểm yếu

Đầu tư của doanh nghiệp vào khu quy hoạch tương đối ít so với các đô thị khác trong vùng Có khoảng cách tương đối xa thị trường lớn là TP Hồ Chí Minh Hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng của nền kinh tế còn thấp Có nhiều kênh rạch chằng chịt, cao độ nền đất nông nghiệp thấp nên chi phí san nền cao khi phát triển đô thị Hạ tầng đô thị chưa được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển Khu vực đô thị còn thiếu không khí sầm uất

Threat

Thách thức

Sự cạnh tranh với các đô thị khác trong việc thu hút dân cư và doanh nghiệp Xu hướng gia tăng thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước biển dân, xâm ngập mặn

2.Tiền đề phát triển đô thị Tính chất đô thị - Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là đô thị vệ tinh độc lập trong vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm đào tạo cấp vùng. - Là đô thị hạt nhân trung tâm vùng tỉnh Vĩnh Long, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo của tỉnh. - Là một trọng tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển: thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao,... - Là một đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng. - Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.

Động lực phát triển đô thị - Vai trò, vị trí là đô thị trung tâm vùng tỉnh của Thành phố Vĩnh Long sẽ là một động lực thu hút đầu tư, dân cư và lao động để phát triển đô thị. - Hạ tầng giao thông hiện trạng và dự kiến được xây dựng trong tương lai thuận lợi. - Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, là nền tảng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan, sẽ là động lực để phát triển đô thị. - Có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều tài nguyên du lịch đa dạng, đây là động lực thu hút đầu tư phát triển đô thị du lịch. - Có quỹ đất thuận lợi cho phát triển đô thị: có quỹ đất có thể chuyển từ đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, có địa hình bằng phẳng, cao độ nền tương đối cao so với các khu vực xung quanh.

Tầm nhìn đến năm 2050

Thành phố Xanh Ven sông – Thành phố Giao lưu Với vị trí hội tụ các con sông, là trọng điểm giao thông đường thủy, Thành phố Vĩnh Long khi xưa là Long Hồ dinh có lịch sử lâu đời trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, đã trở trở thành một trọng điểm giao thương lớn, là nơi giao lưu của con người với con người, giao lưu trao đổi thông tin. Thành phố Vĩnh Long ngày nay hướng đến trở thành trọng điểm giao lưu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, con người với con người và với thiên nhiên, văn hóa lịch sử địa phương, phát triển xanh, bền vững với con sông Cổ Chiên.

Định hướng phát triển đô thị để đạt được tầm nhìn Định hướng 1 Hình thành đô thị nông nghiệp Định hướng 2 Hình thành đô thị du lịch Định hướng 3 Hình thành đô thị có chất lượng sống cao

Quy mô dân số - Dân số hiện trạng: Dân số trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là khoảng 218.721 người, trong đó dân số nội thị khoảng 119.118 người, chiếm tỷ lệ khoảng 54%. - Dự báo dân số đến năm 2025: Dân số toàn đô thị là khoảng 249.000 người, trong đó dân số nội thị là khoảng 174.000 người, chiếm tỷ lệ 70% dân số toàn đô thị. - Dự báo dân số đến năm 2035: Dân số toàn đô thị là khoảng 301.000 người, trong đó dân số nội thị là khoảng 248.000 người, chiếm tỷ lệ khoảng 80% dân số toàn đô thị.

Quy mô đất đai phát triển đô thị - Chỉ tiêu đất dân dụng: 100 – 140 m2/người - Chỉ tiêu đất ngoài dân dụng: Đất ngoài dân dùng được xác định theo nhu cầu thực tế - Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: 160 – 200 m2/ người

Các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng đô thị Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tuân theo các tiêu chí đô thị loại I được quy định tại QCXDVN01:2008/BXD Chỉ tiêu hạ tầng xã hội (QCXDVN01:2008/BXD)

Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật (QCXDVN01:2008/BXD)

12

3.Định hướng phát triển không gian – thiết kế đô thị Cấu trúc đô thị Lõi đô thị (Inner City)

Cù lao An Bình

Phân vùng tập trung chức năng đô thị trung tâm, với trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp thành phố, nhiều trọng điểm thương mại dịch vụ, văn phòng.

Là khu du lịch đậm chất đồng bằng sông Cửu Long với thiên nhiên phong phú, vì vậy, không xây dựng quy mô lớn, định hướng bảo tồn thiên nhiên

Vùng ngoại (Outer City)

thành

Vùng đô thị chuyển tiếp (Mid City)

Khu vực xung quanh đô thị có chức năng bảo tồn môi trường xanh trù phú cho khu quy hoạch, kết nối giữa đô thị và nông thôn.

Phân vùng có chức năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân số gia tăng đến năm 2035, chủ yếu có chức năng đất dân cư và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ dân cư.

Lõi đô thị

Bao gồm trung tâm hành chính mới của tỉnh Vĩnh Long (phường 9) và khu vực đô thị lịch sử là trung tâm hành chính của thành phố Vĩnh Long (phường 1), có nhiều cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Đây là khu vực có chức năng trung tâm thành phố. Tích cực phát triển đô thị, quy hoạch tập trung các chức năng đô thị, hướng đến một khu vực đô thị xứng tầm bộ mặt của thành phố Vĩnh Long, hình thành sự sầm uất của khu vực trung tâm. Tại khu vực lõi đô thị, thiết lập mật độ cao đối với công trình đô thị và nhà ở. Tuy nhiên, để hình thành hệ thống cây xanh mặt nước đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long và tạo môi trường sống tốt, cần quy hoạch bảo vệ hệ thống sông ngòi và đất cây xanh ven sông cũng như đảm bảo đất cây xanh quy mô lớn. Để đạt mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2020, cần đẩy mạnh phát triển khu vực lõi đô thị từ giai đoạn đầu, đạt các chỉ tiêu về mật độ dân cư và xây dựng hạ tầng theo các chỉ tiêu của Chính phủ.

Trung tâm hành chính mới

Phường 1 Trung tâm đô thị lịch sử

Trục Đông Tây trung tâm

Là trục từ nút giao đường cao tốc hướng về trung tâm đô thị. Có chức năng là cửa ngõ TP Vĩnh Long, hai bên trục có nhiều trọng điểm khác nhau.

Phường 1 Trung tâm đô thị lịch sử

Trục đường biểu tượng kết nối Trung tâm hành chính Tỉnh và trung tâm hành chính Thành phố

Trung tâm hành chính mới

Trạm dừng

Khu công nghiệp

Đô thị mới

Trục đường nối 2 trung tâm quan trọng nhất của lõi đô thị có vai trò quan trọng là trục chính của đô thị, xây dựng cảnh quan ven đường thành trục biểu tượng của đô thị. Thu hút đầu tư xây dựng các công trình xứng tầm với vai trò của trục biểu tượng như công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, tạo cảnh quan sầm uất.

Trung tâm hành chính mới

Công cộng

Phát triển thành khu vực hỗn hợp đa chức năng, ngoài công trình hành chính còn bố trí công trình thương mại dịch vụ - văn phòng, văn hóa, công viên cây xanh, nhà ở, hình thành trọng điểm sầm uất xứng tầm với chức năng trung tâm tỉnh Vĩnh Long.

Cây xanh Nhà ở

Nhà ở

Phối cảnh khu vực trung tâm hành chính mới

Phường 1 Trung tâm đô thị lịch sử Đề xuất tái phát triển khu vực sau khi trung tâm hành chính tỉnh chuyển đi, hình thành một trung tâm đa chức năng về lịch sử, văn hóa, du lịch, thương mại dịch vụ xứng tầm với lịch sử của thành Long Hồ

Phối cảnh khu vực trung tâm đô thị lịch sử 18

Vùng chuyển tiếp

Quy hoạch đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nhà ở do gia tăng dân số đến năm 2035, đặc biệt là xây dựng đất ở và các công trình công cộng phục vụ cho người dân. Ngoài ra, khu vực này còn giải quyết được nhu cầu nhà ở có sân vườn rộng mà khu vực lõi đô thị không thể đáp ứng. Bố trí các cụm đô thị với trung tâm là công trình công cộng khu ở, các cụm đô thị được bao bọc bởi cây xanh và sông, dẫn nước và cây xanh đi vào trong từng cụm. Tiến hành phát triển vùng chuyển tiếp với mật độ thấp, đồng thời giữ lại một phần đất nông nghiệp để bảo vệ cảnh quan vốn có của Vĩnh Long. Ngoài ra, quy hoạch đảm bảo đất dự trữ phát triển đô thị để phục vụ cho sự mở rộng đô thị đến năm 2050.

Nhóm nhà ở vùng chuyển tiếp

Lõi đô thị

100~200ha

Vùng đô thị chuyển tiếp được hợp thành bởi các đô thị mới. Mỗi đô thị mới được hình thành do địa hình sông rạch bao bọc. Cây xanh từ ven các con sông, rạch bao bọc khu phố trải dài vào trong, làm cho trung tâm mỗi đô thị mới đều là khu vực có tính công cộng cao, giàu cây xanh. Những khu vực còn lại đều là khu vực dân cư giàu cây xanh. Trong mỗi khu vực dân cư đều xây đường vành đai, đảm bảo tính liên kết trong khu phố.

100~200ha

8000~10000 người

Lõi đô thị

Liên kết giữa các khu phố: đường giao thông kết nối với khu vực bên ngoài chạy xuyên qua trung tâm khu phố, liên kết với các trọng điểm cây xanh.

Khu vực dân cư (50~60 người/ha) Cây xanh bao bọc hướng vào trung tâm

Liên kết với vùng đô thị chuyển tiếp

1~1.5km

Liên kết với vùng lõi đô thị: trung tâm của mỗi khu phố đều liên kết với lõi đô thị cả về mặt hạ tầng như giao thông công cộng và đường sá lẫn về mặt thông tin, vì thế dù không phải vùng đô thị lõi nhưng cư dân vẫn có thể hưởng cuộc sống tiện lợi.

8000~10000 người

Liên kết trong khu phố

1~1.5km

Vùng ngoại thành và Cù lao An Bình

Khu vực vòng ngoài đô thị là khu vực nhằm bảo vệ môi trường nhiều cây xanh của khu quy hoạch, đóng vai trò kết nối đô thị và nông thôn. Tại đây, tổ chức các hoạt động nông nghiệp với các cơ sở sản xuất liên quan đến đất nông nghiệp và nông nghiệp, đóng vai trò góp phần thúc đẩy nông nghiệp xung quanh thành phố Vĩnh Long. Trên nguyên tắc, không tiến hành phát triển đô thị tại vùng ngoại ô. Tuy nhiên, có thể phát triển nhà ở quy mô nhỏ phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp. Để cải thiện môi trường sống của các khu dân cư hiện hữu, từng bước cải tạo, xây dựng các trung tâm xã theo quy hoạch nông thôn mới (công trình hành chính, trường học, y tế, chợ,…), bổ sung công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, cấp điện, xử lý rác thải. Cải tạo, xây mới đường giao thông kết nối với trung tâm xã và tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa nông nghiệp.

Khu vực du lịch cù lao An Bình

Trọng điểm sản xuất mới

Trọng điểm sản xuất mới + Di dời Cụm công nghiệp Thành phố Vĩnh Long về vị trí giáp QL80 và HL18, diện tích khoảng 50ha, vị trí Cụm công nghiệp Thành phố Vĩnh Long hiện tại chuyển thành đất đô thị. + Bố trí thêm Cụm công nghiệp mới ở vị trí giáp đường Võ Văn Kiệt nối dài và gần nút giao đường cao tốc, diện tích khoảng 61ha. + Tại 2 Cụm công nghiệp nêu trên, thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp và các ngành công nghiệp sạch khác, công trình kho vận phục vụ các ngành công nghiệp này, hình thành 2 trọng điểm công nghiệp, kho vận thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. + Khu vực đất nông nghiệp tiếp cận với 2 trọng điểm công nghiệp kho vận này là khu vực có lợi thế về giao thông, thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, liên kết với 2 trọng điểm công nghiệp kho vận để hình thành trọng điểm sản xuất nông nghiệp tiên tiến của địa phương.

CCN TP Vĩnh Long Khu vực thu hút đầu tư nông nghiệp

Bố trí Trọng điểm sản xuất công nghiệp mới cạnh đường cao tốc

CCN bố trí mới

Khu vực thu hút đầu tư nông nghiệp

Mạng lưới liên kết du lịch trong đô thị Hình thành mạng lưới kết nối các khu du lịch phân tán trên địa bàn. Kết nối các trọng điểm du lịch phân tán để du khách có thể tham quan nhiều địa điểm đặc sắc của thành phố Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh Long. Không chỉ phát triển du lịch sông nước đậm chất đồng bằng sông Cửu Long mà còn xây dựng trọng điểm du lịch đô thị (khu đô thị lịch sử Phường 1, khu đô thị sinh thái du lịch Cồn Chim), du lịch di tích lịch sử phát huy các di tích lịch sử bố trí trên khắp khu quy hoạch. Trạm dừng chân kết hợp với dịch vụ du lịch tại nút giao với đường cao tốc sẽ là điểm nhấn khiến khách đi qua dừng chân ghé lại, thu hút khách du lịch vào thành phố Vĩnh Long. Biến khu vực ven sông Cổ Chiên thành trục du lịch đặc trưng của thành phố tạo thương hiệu cho du lịch Vĩnh Long. Đồng Phú Công trình mua sắm

Công trình nghỉ mát – giải trí Chùa, nhà thờ Công trình văn hóa Bình Hòa Phước

Công trình thể thao Công viên

Đình Tân Hòa Chùa Tiên Châu

Công Thần Miêú

Trọng điểm – công trình nông nghiệp

Thẩt Phủ Miếu Cửa Hữu Thành Long Hồ

Cầu Mỹ Thuận

Văn Thánh Miếu Đình Long Thanh

Nút giao với đường cao tốc Bến xe buýt

Tượng đài chiến thắng Mậu Thân

Bến tàu thuyền Khu tưởng niệm Phạm Hùng

Cáp treo qua sông Đường bộ liên kết du lịch Trục cây xanh liên kết Tuyến cáp treo Đường thủy liên kết du lịch

Tuyến cáp treo kết nối du lịch hai bên bờ sông Cổ Chiên Xây dựng tuyến cáp treo nối khu vực Cồn Chim (khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà ở cao cấp) và Cù lao An Bình. Tuyến cáp treo sẽ tăng cường kết nối khu vực đô thị với các xã Cù lao, tăng mối liên kết tuần hòa giữa các trọng điểm du lịch. Tuyến cáp treo cũng tự nó cũng là một trọng điểm du lịch ngắm cảnh sông Cổ Chiên và cầu Mỹ Thuận từ trên cao, tạo sự khác biệt trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực quanh ga cáp treo ở Cù Lao An Bình: Khu vực này hình thành cửa ngõ mới cho Cù lao. Thu hút đầu tư phát triển công trình phục vụ du lịch như khách sạn, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ,… tạo thành trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch cho 4 xã Cù lao. Đi khu nghỉ dưỡng mới Cửa ngõ mới cho Cù lao An Bình Đi vào trong Cù Lao (du lịch sinh thái)

KDL Vinh Sang

Khu Cồn Chim Khu bè nuôi trồng thủy sản

Cáp treo Seilbahn – Koblenz, Đức

Cáp treo nối di sản thế giới Deutsches Eck và thành cổ Ehren Brightstein, được chứng nhận là Di sản Thế giới. Chiều dài khoảng 1 km bắt ngang sông Rhine, không có cột giữa sông

Resort cao cấp Khu du lịch Trường An Dự án phim trường

Khu cáp treo ven sông (cửa ngõ mới) Trọng điểm dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng, bè nuôi trồng thủy sản, du lịch nông nghiệp,…

Cồn Giông Là khu vực có vị trí đẹp ven sông, đất nông nghiệp trù phú, có thể phát triển du lịch thể nghiệm nông nghiệp.

Khu vực bến phà Chùa Tiên Châu, ...

Vùng du lịch sông Cổ Chiên Kết nối liên hoàn bằng đường thủy, cáp treo, đường cây xanh, đường xe đạp,… giúp tăng cường kết nối các trọng điểm ven sông, hình thành tuyến du lịch mới. Khu vực Cồn Chim

Công viên ven sông Cổ Chiên

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà ở cao cấp

Công viên, bến tàu du lịch, đường cây xanh, xe đạp

Phối cảnh minh họa không gian khu vực đô thị sinh thái – du lịch Cồn Chim

Khu vực cù lao An Bình

Từ trọng điểm du lịch tại xã An Bình, xây dựng các tuyến đường giao thông liên kết với các xã Hòa Ninh, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, hình thành mạng lưới giao thông và du lịch kết nối trên toàn bộ Cù lao An Bình. Mạng lưới giao thông và du lịch này thúc đẩy phát triển liên kết toàn bộ các xã Cù lao An Bình với nhau và với Thành phố Vĩnh Long. Phân khu phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và liên kết Phân khu đô thị sinh thái

Minh họa phát triển khu đô thị sinh thái du lịch An Bình (theo dự án)

Đồng Phú

Phân khu đô thị trang trại nông nghiệp

Phân khu du lịch – nghỉ dưỡng Hòa Ninh

Phân khu hỗn hợp – du lịch

Bình Hòa Phước

An Bình Cồn Chim

Phường 1

Mạng lưới giao thông và du lịch Cù lao An Bình

4.Quy hoạch sử dụng đất

Bảng tổng hợp sử dụng đất cho các giai đoạn

STT A A1 I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 6 7 III

B B1 I 1 2 II III

Giai đoạn Tổng dân số Dân số nội thị Dân số ngoại thị Loại đất Tổng Khu vực nội thị Đất xây dựng đô thị (I+II) Đất dân dụng Đất đơn vị ở Đất Công trình công cộng đô thị Đất cây xanh, công viên - TDTT Đất giao thông đô thị Đất ngoài dân dụng Đất công nghiệp Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Đất du lịch nghỉ dưỡng Đất an ninh quốc phòng Đất nghĩa trang Đất tôn giáo Đất giao thông và HTKT Đất khác Đất nông nghiệp, Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng, Đất dự trữ phát triển… Khu vực ngoại thị Đất xây dựng nông thôn (I+II) Đất xây dựng khu dân cư nông thôn Đất ở nông thôn Đất công trình công cộng sự nghiệp Đất xây dựng ngoài khu dân cư nông thôn Đất khác Đất nông nghiệp, Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng, Đất dự trữ phát triển…

Hiện trạng 2017 Giai đoạn 2025 Giai đoạn 2035 199.849 249.000 301.000 109.214 174.000 248000 90.635 75.000 53.000 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 11.135,00 100,00 11.135,00 100,01 11.135,00 100,00 2.002,28 17,98 4.131,16 37,11 4.948,79 44,45 749,05 6,73 2.940,04 26,41 3.763,77 33,81 595,59 5,35 2.349,10 21,1 3.174,14 28,51 339,30 1.352,29 1.929,11 176,99 334,42 355,36 8,63 268,45 400,73 191,41 393,94 488,94 153,46 1,38 590,94 5,31 589,63 5,3 117,79 117,79 70,70 3,99 2,68 197,18 197,18 10,91 68,63 68,63 18,39 13,01 13,01 20,71 22,11 22,11 32,75 168,23 168,23 1.253,23

11,25

1.191,12

10,7

1.185,02

10,64

9.132,72 1.176,60 979,36 517,85 461,51 197,24

82,02 10,57 8,80

62,90 5,60 4,22

1,38

6.186,21 681,83 528,10 234,76 293,34 153,73

55,55 6,12 4,74

1,77

7.003,84 623,09 469,36 209,55 259,81 153,73

7.956,12

71,45

6.380,75

57,3

5.504,38

49,43

1,38

5.Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội Công trình hành chính Trung tâm hành chính cấp tỉnh:

Bố trí tại vị trí Trung tâm hành chính mới đã được quy hoạch và đang tiến hành xây dựng hạ tầng tại phường 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các Sở ban ngành liên quan sẽ được di chuyển đến đây.

Trung tâm hành chính Thành phố Vĩnh Long:

Giữ nguyên tại vị trí hiện hữu, trong tương lai cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của chính quyền và người dân.

Trung tâm phường xã:

hành

chính

cấp

Sử dụng công trình hành chính hiện tại, cải tạo, nâng cấp theo nhu cầu phát triển đô thị.

Trung tâm hành chính cấp tỉnh Trung tâm hành chính TP Trung tâm hành chính phường xã

Công trình y tế Công trình y tế cấp tỉnh: Các bệnh viện cấp tỉnh được bố trí trên cơ sở định hướng của quy hoạch vùng tỉnh, phục vụ cư dân trong khu quy hoạch và trên toàn tỉnh. - Các bệnh viện hiện hữu: bệnh viện Tâm thần quy mô 100 giường, bệnh viện Lao phổi quy mô 100 giường. - Nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long lên quy mô 1200 giường. - Xây mới bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện Sản – nhi quy mô 200 giường; Bệnh viện Y học dân tộc quy mô 200 giường. Các bệnh viện cấp thành phố: Nâng cấp Bệnh viện đa khoa TP Vĩnh Long với quy mô 200 giường. Các bệnh viện tư nhân Hiện nay Thành phố Vĩnh Long đã có các bệnh viện tư nhân lớn như: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long quy mô 200 giường, bệnh viện Đa khoa Triều An – Loan Trâm quy mô 500 giường. Mạng lưới y tế cơ sở: - Các trung tâm y tế phường, xã tại vị trí hiện tại, cải tạo nâng cấp theo nhu cầu phát triển đô thị. - Các khu vực đô thị mới: bố trí bổ sung công trình y tế cơ sở tại trung tâm công cộng các khu đô thị mới, là các vị trí thuận tiện về giao thông cho cư dân, khi triển khai xây dựng đô thị mới.

BV Triều An

BVĐK Xuyên Á BVĐK TP Vĩnh Long BV Sản – nhi BV Y học dân tộc BVĐK Tỉnh Vĩnh Long BV tâm thần BV Lao phổi

BV xây mới hoặc đang xây dựng BV hiện trạng, nâng cấp

Công trình giáo dục - Bố trí các 4 trường THPT mới tại các khu vực phát triển đô thị mới, diện tích mỗi trường khoảng 2,5 ha, đáp ứng nhu cầu dân cư gia tăng trong tương lai đồng thời giảm tải cho các trường THPT hiện hữu. - Các trường đại học, cao đẳng + Cải tạo, nâng cấp các trường đại học cao đẳng theo nhu cầu của vùng. + Mở rộng trường Đại học Xây dựng miền Tây theo dự án đã lập.

THPT Trưng Vương THPT xây mới (Trường An) THPT xây mới (P9)

THPT Lưu Văn Liệt THPT xây mới (P5) THPT Vĩnh Long THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

THPT Nguyễn Thông THPT xây mới (Phước Hậu)

Các trường THPT hiện trạng Trường THPT

THPT Hòa Ninh

Diện tích (m2)

Nguyễn Bỉnh Khiêm

12.174

Lưu Văn Liệt

11.478

Nguyễn Thông

15.235

Vĩnh Long

10.377

Trưng Vương

10.097

Hòa Ninh

18.917

Tổng

78.278

THPT xây mới

THPT hiện trạng

Công trình văn hóa – thể thao Công trình văn hóa thể thao cấp tỉnh - Khu vực quanh bảo tàng (phường 1) Sau khi tái phát triển, với công trình bảo tàng, quảng trường ven sông, … khu vực này sẽ trở thành một trọng điểm văn hóa quan trọng nhất của đô thị cũng như của tỉnh. - Trung tâm hội nghị, triển lãm cấp tỉnh: bố trí xây dựng ở trung tâm hành chính mới tại phường 9 khi triển khai dự án. - Trung tâm thể thao tỉnh: tại vị trí hiện trạng ở phường 2, cải tạo công trình đáp ứng các sự kiện thể thao của đô thị, tỉnh và quốc gia.

Công trình văn hóa thể thao cấp thành phố: - Cải tạo các công trình cấp đô thị đáp ứng nhu cầu của cư dân và dân số gia tăng trong tương lai: thư viện thành phố, trung tâm văn hóa thành phố, nhà thiếu nhi… - Tại các khu vực phát triển đô thị mới, bố trí công trình văn hóa thể thao tại khu vực định hướng bố trí đất công cộng, công viên cây xanh của từng đô thị mới với quy mô theo Quy chuẩn xây dựng.

Di tích văn hóa lịch sử - Tiếp tục bảo tồn các công trình di tích văn hóa lịch sử và phát huy vào phát triển du lịch. - Thực hiện các dự án trung tu tôn tạo như dự án đầu tư, tôn tạo, mở rộng điểm du lịch quốc gia Văn Thánh Miếu.

Trung tâm văn hóa cấp tỉnh Trung tâm TDTT cấp tỉnh

Công trình thương mại dịch vụ Trung tâm thương mại dịch vụ cấp đô thị

- Trung tâm thương mại dịch vụ khu vực phường 1: sau khi tái phát triển khu vực ven sông, sẽ trở thành khu trung tâm phức hợp thương mại dịch vụ quan trọng nhất của tỉnh. Xây dựng công trình tạo điểm nhấn của thành phố Vĩnh Long mang tính chất thương mại – dịch vụ tại trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Long hiện hữu, sau khi di dời trụ sở về trung tâm hành chính mới tại Phường 9. - Trung tâm thương mại dịch vụ cạnh trung tâm hành chính: phát huy vị trí thuận lợi gần trung tâm hành chính, đường trục chính Võ Văn Kiệt để xây dựng trung tâm thương mại cấp đô thị. - Trung tâm thương mại Tân Hữu: Trung tâm thương mại cấp đô thị phát huy vị trí giao giữa 2 đường trục chính Nguyễn Huệ và Phó Cơ Điều. - Trung tâm thương mại phường 4: Đây là khu vực đã được đầu tư trung tâm thương mại Vincom.

Trung tâm thương mại dịch vụ các khu ở

- Bố trí các trung tâm thương mại dịch vụ tại trung tâm các khu dân cư, khu đô thị mới để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cư dân. - Cải tạo các chợ hiện hữu tại các phường xã đảm bảo thuận tiện trong mua sắm và vệ sinh môi trường.

Trung tâm TMDV cấp đô thị Trung tâm TMDV khu ở

Công viên, cây xanh Bố trí các công viên trong đô thị làm nơi nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao của cư dân. Kết nối công viên với mạng lưới cây xanh, mặt nước, cây xanh trong đô thị.

CV Trường An CV Phường 5 CVven sông

CVven sông CV ĐT mới CV TPVL

CV ĐT mới CV TT hành chính

Sân vận động

CV đài truyền hình CV ĐT mới

CV ĐT mới

CV Mậu Thân

Công viên đô thị Đất cây xanh, đất nông nghiệp Vành đai xanh Mạng lưới cây xanh, mặt nước

CV ĐT mới

CV ĐT mới

6.Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1. Định hướng giao thông Đường sắt vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Cập nhật tuyến đường sắt ĐBSCL theo phương án mới của Bộ GTVT. - Ga đường sắt cao tốc được bố trí ở vị trí tiếp cận được với QL1A và đường Võ Văn Kiệt nối dài về phía Tây (tại xã Tân Hòa), là vị trí thuận tiện kết nối giao thông với trung tâm đô thị. - Xây dựng đường kết nối ga đường sắt với QL1A và đường Võ Văn Kiệt nối dài.

Đg Võ Văn Kiệt nối dài

Trung tâm đô thị

Giao thông đối ngoại Mạng lưới giao thông đối ngoại trên cơ sở kế thừa các tuyến đối ngoại hiện trạng và bố sung các tuyến mới.

QL57

- Đường cao tốc: cập nhật hướng tuyến mới nhất của Bộ GTVT.

Đi Bến Tre

- Nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt kết nối đường cao tốc.

Đi Trà Vinh

Đg Võ Văn Kiệt nối dài

- Bổ sung tuyến đường vành đai (đường tránh) kết nối QL53, QL57 với QL1. - Bổ sung tuyến đường kết nối Thị trấn Long Hồ với QL1. Đi Cần Thơ

Đi Cần Thơ

Đi Long Hồ

Đi Trà Vinh

Hiện trạng cải tạo Xây mới

Mạng lưới giao thông Phân cấp mạng lưới đường

Đường cao tốc Đường trục chính đô thị Đường chính đô thị Đường liên khu vực

Mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường

Mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường

Hệ thống giao thông công cộng Hệ thống xe buýt đô thị Với quy mô và dân số đô thị Thành phố Vĩnh Long, hệ thống giao thông công cộng thích hợp là xe buýt. - Bố trí các tuyến xe buýt chính là các tuyến hướng tâm đi vào trung tâm đô thị, và các tuyến xe buýt vành đai phụ trợ kết nối các trọng điểm đô thị. - Để khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, cần tăng cường kết nối các khu dân cư với trạm xe buýt. Tại các khu vực bố trí các xe buýt nhỏ kết nối với tuyến chính, bố trí bãi đỗ xe hai bánh để gửi xe chuyển sang sử dụng giao thông công cộng.

Bến xe nội thị và du lịch

Bến xe liên tỉnh

Bến xe Trạm xe buýt chính Tuyến chính hướng tâm Tuyến phụ trợ, vành đai

Định hướng chuẩn bị kỹ thuật - Định hướng chuẩn bị kỹ thuật trên cơ sở phù hợp với Đồ án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP Vĩnh Long. Khu vực đô thị khi phát triển đô thị sẽ xây dựng đê bao, trạm bơm và nâng nền chống ngập. - Cao độ san nền được thiết lập đảm bảo đồng bộ với khu dân cư hiện trạng và định hướng của Quy hoạch chống ngập: + Khu vực dân cư hiện trạng giữ nguyên cao độ nền xây dựng + Khu vực phát triển đô thị mới Hxd ≥ 2,43 m + Khu vực phát triển công nghiệp Hxd ≥ 2,73 m - Bổ sung một số khu vực chống ngập đô thị so với quy hoạch chống ngập đã thực hiện, cụ thể là khu vực phía Nam. - Do khu quy hoạch có địa hình bằng phẳng và thấp, cần bảo tồn các kênh rạch hiện trạng và đất cây xanh, tạo chức năng điều tiết nước cho đô thị.

Cống, tr.bơm ra sông Cổ Chiên Cống, tr.bơm Kênh tiêu nước Sông rạch Khu vực đê bao đô thị

Định hướng cấp nước

NMN HƯNG ĐẠO VƯƠNG MỚI NGUỒN: NƯỚC MẶT QH: 40.000M3/NGĐ

-Tổng nhu cầu cấp nước của thành phố Vĩnh Long là 84.000 m3/ngđ - Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho khu vực dự án chủ yếu là nguồn nước mặt.

NMN TRƯỜNG AN NGUỒN: NƯỚC MẶT HT: 10.000M3/NG QH: 30.000M3/NGĐ

NMN HÒA NINH NGUỒN: NƯỚC MẶT QH: 9.000M3/NGĐ

- Nguồn nước cấp cho thành phố Vĩnh Long được lấy nước từ 4 nhà máy nước: +NMN Trường An: nâng công suất từ 10.000m3/ngđ lên 30.000m3/ngđ +NMN Hưng Đạo Vương: Chuyển sang khu vực ven sông Phường 5, quy mô diện tích 2,5 ha, với công suất 40.000 m3/ngđ

NMN CẦU VỒNG NGUỒN: NƯỚC MẶT QH: 10,000M3/NGĐ

+ NMN Cầu Vồng: nâng công suất từ 5.800m3/ngđ lên 10.000m3/ngđ + NMN Hòa Ninh: xây mới với công suất 9.000m3/ngđ Đầu tư xây mới tuyến ống truyền dẫn nước trục chính D400 dẫn nước từ NMN mới chạy dọc theo đường TL902 qua song Long Hồ và đấu nối vào mạng lưới ống cấp nước hiện trạng.

NMN Hưng Đạo Vương (xây mới: 2.,5ha)

Tuyến ống D400 xây mới

43

Định hướng cấp điện -Tổng nhu cầu cấp điện của thành phố Vĩnh Long là 228,31MVA. Thành phố nằm trong vùng cấp điện số 1 của tỉnh Vĩnh Long với 1 trạm 220KV Vĩnh Long 2 công suất 2x250MVA đảm bảo cấp điện cho thành phố Vĩnh Long.

220KV Vĩnh Long 2: 2x250MVA

110KV KĐT Vĩnh Long (xây mới) Công suất: 2x63MVA

- Theo quy hoạch điện lực đến năm 2030 sẽ nâng cấp và xây dựng các trạm 110KV cấp điện cho thành phố Vĩnh Long như sau: + Trạm 110KV Vĩnh Long nâng công suất: 2x63MVA + Xây mới trạm 110KV Khu đô thị Vĩnh Long công suất 2x63MVA. Với 2 trạm 110kv này với tổng công suất 252MVA sẽ đảm bảo cấp điện cho thành phố Vĩnh Long Đầu tư xây dựng mới hệ thống cáp trung áp đi ngầm cho các khu vực đô thị mới song son với tiến hành cải tạo hạ ngầm đối với tuyến hiện trạng đi qua khu dân cư tập trung.

110KV Vĩnh Long: 2x63MVA

Trạm 110KV

Trạm 220 KV

44

Định hướng Thông tin liên lạc -Tổng nhu cầu thông tin liên lạc thành phố Vĩnh Long là 123.000 thuê bao, trong đó: + Nhu cầu thuê bao công trình công cộng và dịch vụ: 12.290 thuê bao + Nhu cầu thuê bao cho các Khu công nghiệp: 1.698 thuê bao Giải pháp: - Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số các đơn vị sự nghiệp làm cơ sở triển khai Chính phủ điện tử. - Hoàn thành việc xây dựng mạng diện rộng của tỉnh, phục vụ tốt các hoạt động kinh tế - xã hội – văn hoá của tỉnh. - Công nghệ mạng thế hệ tiếp theo (Next Generation Networks- NGN), Công nghệ WiMax, Công nghệ 3G/4G và Mobile Internet sẽ là công nghệ chủ yếu được khai thác trong những năm tiếp theo ở tỉnh.

TXLNT: TP Vĩnh Long Công nghệ Sinh Học (CS : 6.500 m3/ngđ)

Định hướng thoát nước thải Nhu cầu cầu nước thải + Sinh hoạt: 45.000 m3/ngđ (tính bằng 80% nhu cầu dung nước) + Công nghiệp: 5.500 m3/ngđ

TXLNT: Công nghiệp Cs: 2.000m3/ngđ

TXLNT: Đô thị CS: 4.500 m3/ngđ

Giải pháp thiết kế: TXLNT: Công nghiệp Khu vực đô thị: Cs: 1.500m3/ngđ - Đối với khu đô thị mới nước thải sẽ được thu gom bằng hệ thống thoát nước thải riêng Sau khi xử lý lần cuối cùng tại trạm xử lý nước thải tập trung thì nước sẽ được xả ra hệ thống sông gần nhất. - Đối với khu vực đô thị hiện hữu: TXLNT: Công nghiệp + Đối với đường có mặt cắt hè đường rộng sẽ xây Cs: 1.500m3/ngđ dựng đường ống thoát nước thải riêng, dẫn đến TXLNT: Đô thị hệ thống thoát nước thải chung và được thu gom CS: 10.000 m3/ngđ về nơi xử lý. TXLNT: Đô thị CS: 4.500 m3/ngđ

TXLNT: TT xã Thanh Đức (gần cầu Cái Sơn lớn) Công nghệ Sinh Học CS: 9.000 m3/Ngđ TXLNT: Công nghiệp Cs: 500m3/ngđ

TXLNT: Đô thị CS: 7.000 m3/ngđ TXLNT: Đô thị CS: 3.500 m3/ngđ

- Khu vực nông thôn: + Khu vực nông thôn gần với khu đô thị hiện hữu hoặc đô thị mới,: Xây dựng mạng lưới thoát nước thải đồng bộ với phát triển đô thị và kết nối với hệ thống xử lý nước thải lân cận + Khu vực dân cư nông thôn xa khu đô thị hiện hữu hoặc đô thị mới: từng khu vực, từng hộ xử lý qua cơ sở xử lý quy mô nhỏ và xả ra sông ngòài hoặc kênh nước lân cận. - Khu công nghiệp Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý bằng hệ thống riêng rồi đưa về trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp

Định hướng quản lý chất thải rắn Tổng nhu cầu xử lý CTR tính toán dự kiến: + Sinh hoạt, công cộng và dịch vụ: 450 tấn/ngđ + Công nghiệp: 90 tấng/ngđ +CTR Sinh hoạt, thương mại, dịch vụ du lịch và công cộng: Thu gom và vận chuyển về KLH CL CTR Hòa Phú . +CTR xây dựng: Sau khi, đã thực hiện triệt để công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng cũng như thu gom vận chuyển, CTR xây dựng không thể tận dụng đem chôn lấp tại KXL. +CTR Công nghiệp: Sau khi, đã thực hiện triệt để công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng cũng như thu gom vận chuyển, CTR xây dựng không thể tận dụng đem chôn lấp tại KXL. + CTR nguy hại: như pin, sơn…thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thu gom thông qua Cơ quan Quản lý CTR vận chuyển về Khu vực XLCTR nguy hại của tỉnh (thuộc KLH XLCTR Phú Hòa) + CTR y tế: phân loại tại nguồn, đối với CTR ý tế thông thường> chôn lấp. Đối với CTR nguy hại > vận chuyển và thu gom về lò đốt CTR ý tế (thuộc KLH XLCTR Phú Hòa)

KLH XL CTR Hòa Phú (liên hợp xử lý CTR cấp tỉnh, CS 700 tấn/ng )

T T

1

Địa điểm

Khu xử lý

Huyện Long Hồ

KLH XL CTR Hòa Phú (liên hợp xử lý CTR cấp tỉnh)

Quy mô QH (ha)

40 50

Công nghệ XL -Chôn lấp CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không NH -Đốt và chôn lấp CTR nguy hại -Chế biến phân hữu cơ -Tái chế CTR vô cơ

Vị trí/ Phạm vi phục vụ Xã Hoà Phú, Long Hồ, Vĩnh Long Xử lý CTR SH, CN cho TP Vĩnh Long, Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít, CTR y tế TP VL, Long Hồ, CTR CN nguy hại toàn tỉnh

Ghi chú Hiện trạng 12,4 ha, QH mở rộng và nâng cấp

47

Định hướng quản lý nghĩa trang -

Tổng nhu cầu cho đất nghia trang tính toán là: 16ha.

-

Các nghĩa trang hiện trạng trên địa bàn TP chủ yếu nằm rải rác trong các phường, xã gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và trong tương lai không thể đáp ứng được nhu cầu mai táng của nhân dân. Các nghĩa trang này sẽ từng bước đóng cửa và trồng cây xanh cách ly.

-

-

Xây dựng nghĩa trang có quy mô tập trung (20ha) trong đó có nhiều loại hình táng để phục vụ lâu dài. Các nghĩa trang tại khu vực các xã thực hiện theo Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được phê duyệt.

Nghĩa Trang liệt sỹ Nghĩa trang nhân dân

++

++

++

++

Nghĩa trang nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Dự án nghĩa trang tỉnh Vĩnh long (GĐ1) Quy mô 10 ha Đề xuất mở rộng lên 20 ha

Ghi chú: ++

Nghĩa Trang hiện trạng

++

Nghĩa trang nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Đánh giá môi trường chiến lược - Nội dung đánh giá tác động môi trường chiến lược được thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng đẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Vùng bảo Quy trình thực hiện Vùng bảo vệ môi Đánh giá hiện trạng môi trường

tồn thiên nhiên kết hợp phát triển du lịch

Môi trường nước trường sinh thái hai Môi trường không khí, tiếng ồn bên bờ sông cổ Chất thải rắn, nghĩa trang…. chiên

Xác định các nguồn gây ảnh hường

Tác động theo không gian PA chọn Tác động do phát triển HTKT Các đối tượng và mực chịu tác động

Dự báo, đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch

Tác động do phát triển công nghiệp Tác động do phát triển dân số Tác động đến môi trường khác

Các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường trong đồ án

Các mục tiêu xác định trong đồ án Các giải pháp bảo vệ môi trường chủ yếu Nhóm giải pháp quy hoạch xây dựng Nhóm giải pháp kỹ thuật Nhóm giải pháp quản lý

Phân vùng môi trường và các yêu cầu quản lý 5 VÙNG CHÍNH + Vùng bảo tồn môi trường khu dân cư nội thành và dịch vụ tổng hợp + Vùng bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp và trồng trọt chăn nuôi + Vùng bảo vệ môi trường sinh thái hai bên bờ sông có biển + Vùng bảo tồn thiên nhiên kết hợp phát triển du lịch + Vùng bảo vệ môi trường khu dân cư đô thị mới và dịch vụ tổng hợp

C1 A6 C2

D1 D6 D7 Vùng bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi

D5

A1

A5 D4

Vùng bảo tồn môi trường khu dân cư nội thành và dịch vụ tổng hợp

D4

A2 D7

Vùng bảo vệ môi trường R khu dân cư R đô thị mới và dịch vụ R D3hợp tổng

A4 A3

49

Các điểm đã đạt được của đồ án về góc độ môi trường -

Quy hoạch đã đề cập rõ định hướng cơ bản để giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách về môi trường. Cần thực hiện đúng các quan điểm quy hoạch dành nhiều diện tích cho cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng thoát nước của các đô thị, và tăng cường khả năng điều hòa vi khí hậu.

-

Đã cập nhật các quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Quy hoạch tổng thể môi trường tỉnh, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được phê duyệt; đề xuất lộ trình, định hướng cụ thể đối với hoạt động sản xuất than, vật liệu xây dựng, điện, các khu công nghiệp, các nghĩa trang, khu xử lý rác thải và nước thải đô thị... để bảo vệ môi trường sinh thái.

-

Đối với các khu quy hoạch xử lý chất thải, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ xử lý tiên tiến, có thể phân loại, tái chế rác, composting rác hữu cơ, lò đốt chất thải nguy hại, chỉ chôn lấp những phần rác còn lại không thể xử lý. Hạn chế tỉ lệ chôn lấp < 15%. Bãi chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác. Lò đốt rác phải có hệ thống xử lý khí thải, chế độ vận hành phải đảm bảo không phát sinh dioxin và furan.

-

Bắt buộc các khu công nghiệp và khu đô thị phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, cụ thể như sau: + Nước thải từ các khu đô thị phải được xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT + Nước thải từ các KCN phải phải được xử lý đạt QCVN 24: 2009/BTNMT 50

7.Kết luận và kiến nghị Kết luận: -

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Vĩnh Long đến năm 2035, tầm nhìn 2050 đã được triển khai trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Sở ban ngành và các cơ quan liên quan.

Kiến nghị: -

Kính xin ý kiến đóng góp của quý đại biểu để hoàn thiện đồ án.