33 0 2MB
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: Số:1221/QĐ-EVN /QĐ-EVN
Hà HàNội, Nội,ngày ngày09 tháng tháng9 năm năm2021 2021
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Căn cứ Nghị quyết số 426/NQ-HĐTV ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Theo đề nghị của Trưởng Ban An toàn. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2021. Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Điều 3. Các Phó Tổng giám đốc EVN, Trưởng các Ban thuộc Hội đồng thành viên EVN, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chức năng thuộc Cơ quan EVN, Giám đốc các đơn vị trực thuộc EVN; Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp II và Công ty TNHH MTV cấp III; Người đại diện phần vốn của EVN, của Công ty TNHH MTV cấp II thuộc EVN tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Hội đồng thành viên (để b/c); - Công đoàn Điện lực Việt Nam (để p/h); - Lưu: VT, AT.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Đình Nhân
2
MỤC LỤC Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG .....................................................................................6 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng........................................................................ 6 Điều 2. Giải thích từ ngữ ............................................................................................................. 6
Chương II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN ........................................10 Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý Công tác an toàn ........................ 10 Điều 4. Mô hình tổ chức quản lý Công tác an toàn .................................................................... 13 Điều 5. Phối hợp hoạt động trong Công tác an toàn ................................................................... 15 Điều 6. Xây dựng chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch Công tác an toàn..................... 15 Điều 7. Lập, duyệt và thực hiện kế hoạch Công tác an toàn ....................................................... 16 Điều 8. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong Công tác an toàn................................................. 16 Điều 9. Bồi dưỡng nghiệp vụ về Công tác an toàn ..................................................................... 17
Chương III. CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG .....................................17 Mục 1. HỘI ĐỒNG ATVSLĐ VÀ MẠNG LƯỚI ATVSV .................................................... 17 Điều 10. Hô ̣i đồ ng ATVSLĐ ..................................................................................................... 17 Điều 11. Tổ chức mạng lưới ATVSV ........................................................................................ 18 Mục 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH, BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATVSLĐ ......... 18 Điều 12. Xây dựng quy trình, quy định an toàn ......................................................................... 18 Điều 13. Quản lý, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ .......................................................................... 18 Điều 14. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp ........................................................................................ 19 Điều 15. An toàn khu vực sản xuất ............................................................................................ 20 Điều 16. Quan trắc môi trường lao động .................................................................................... 20 Mục 3. THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC ATVSLĐ ............................................................................................................. 20 Điều 17. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục ................................................................................ 20 Điều 18. Huấn luyện về ATVSLĐ, an toàn điện ........................................................................ 21 Mục 4. TRANG CẤP PTBVCN, DCAT .................................................................................. 21 Điều 19. Trang bị PTBVCN, DCAT ........................................................................................ 22 Điều 20. Điều kiện được trang bị PTBVCN............................................................................. 22 Điều 21. Cấp phát PTBVCN, DCAT ....................................................................................... 22 Điều 22. Sử dụng PTBVCN, DCAT ........................................................................................ 23 Điều 23. Nguyên tắc bảo quản PTBVCN, DCAT .................................................................... 24 Điều 24. Kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra DCAT ................................................................... 24 Mục 5. MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ ATVSLĐ .................................................................................................................................................. 24 Điều 25. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng TBYCNN .............................................................. 24 Điều 26. Trách nhiệm của NLĐ trong việc sử dụng TBYCNN ............................................... 25 Mục 6. VĂN HÓA AN TOÀN ................................................................................................. 25 Điều 27. Trách nhiệm của EVN, các đơn vị ............................................................................. 25 Điều 28. Trách nhiệm của NLĐ thực thi VHAT ...................................................................... 26 Điều 29. Tổng kết công tác xây dựng và thực thi VHAT ........................................................ 26 Mục 7. AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, ĐI LÀM, VỀ NHÀ ......................................................................................................................................... 26 Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị trong việc đảm bảo ATGT cho NLĐ trên đường thực hiện nhiệm vụ ................................................................................................................................... 26 Điều 31. Trách nhiệm của NLĐ trong việc đảm bảo ATGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà................................................................................................................................ 27 Điều 32. Khai báo, phân tích, điều tra, báo cáo TNGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà........................................................................................................................................ 27 Điều 33. Tổng kết công tác ATGT ........................................................................................... 28 Mục 8. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC ATVSLĐ ....................................................... 28
3 Điều 34. Kiểm tra công tác ATVSLĐ ...................................................................................... 28 Điều 35. Nội dung kiểm tra ATVSLĐ ..................................................................................... 28 Mục 9. KHAI BÁO, PHÂN TÍCH, ĐIỀU TRA TAI NẠN, SỰ CỐ MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG....................................................................................................................................... 29 Điều 36. Phân loại tai nạn, sự cố mất an toàn lao động............................................................ 29 Điều 37. Khai báo, gửi hồ sơ và báo cáo kết quả phân tích, điều tra tai nạn ........................... 30 Điều 38. Phân tích, điều tra, rút kinh nghiệm tai nạn ............................................................... 30 Mục 10. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ ATVSLĐ..................................................................... 31 Điều 39. Thống kê, báo cáo về ATVSLĐ ................................................................................ 31
Chương IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HLAT ................................................................ 32 Mục 1. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HLAT ............................................................. 32 Điều 40. Nguyên tắc cơ bản quản lý HLAT ............................................................................. 32 Điều 41. Nội dung công tác quản lý bảo vệ công trình hành lang lưới điện cao áp ................. 32 Điều 42. Nguyên tắc xử lý vi phạm HLAT .............................................................................. 32 Điều 43. Trách nhiệm thực hiện quản lý HLAT....................................................................... 33 Điều 44. Phối hợp bảo vệ HLAT .............................................................................................. 34 Điều 45. Công tác tuyên truyền ................................................................................................ 34 Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC HLAT ............................................................ 35 Điều 46. Kiểm tra công tác quản lý HLAT .............................................................................. 35 Điều 47. Nội dung kiểm tra công tác quản lý HLAT ............................................................... 35 Mục 3. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ HLAT ......................................................... 35 Điều 48. Thống kê, báo cáo về quản lý HLAT ........................................................................ 36
Chương V. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ .......................................................................................................................................36 Mục 1. TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC&CNCH ........... 36 Điều 49. Tổ chức bộ máy quản lý công tác PCCC&CNCH tại EVN ...................................... 36 Điều 50. Tổ chức bộ máy quản lý công tác PCCC&CNCH tại đơn vị .................................... 36 Điều 51. Tổ chức, biên chế lực lượng chữa cháy ..................................................................... 37 Điều 52. Trách nhiệm của EVN về thực hiện công tác PCCC&CNCH ................................... 38 Điều 53. Trách nhiệm của đơn vị về thực hiện công tác PCCC&CNCH ................................. 39 Mục 2. PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ......................................................................................................................................... 39 Điều 54. Yêu cầu về phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ .............................................................. 39 Điều 55. Mua bảo hiểm cháy nổ ............................................................................................... 42 Điều 56. Yêu cầu về báo cháy và chữa cháy ............................................................................ 42 Điều 57. Phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ................................................................. 44 Điều 58. Khắc phục hậu quả sau sự cố cháy nổ ....................................................................... 45 Điều 59. Thông tin về sự cố cháy nổ ........................................................................................ 45 Mục 3. HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PCCC&CNCH ................................... 45 Điều 60. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH .................................................... 45 Mục 4. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ, THẨM DUYỆT, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HỆ THỐNG PCCC TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI TẠO HOẶC THAY ĐỔI TÍNH CHẤT SỬ DỤNG DỰ ÁN, NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH ĐIỆN ............. 47 Điều 61. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC.................................................................. 47 Điều 62. Nộp hồ sơ thiết kế PCCC về EVN và các TCT ......................................................... 47 Điều 63. Thi công, nghiệm thu hệ thống PCCC ....................................................................... 47 Mục 5. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC PCCC&CNCH............................................... 48 Điều 64. Kiểm tra công tác PCCC&CNCH ............................................................................. 48 Điều 65. Nội dung kiểm tra PCCC&CNCH ............................................................................. 49 Mục 6. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PCCC&CNCH .............................................................. 50 Điều 66. Thống kê, báo cáo về PCCC&CNCH........................................................................ 50
Chương VI. CÔNG TÁC PCTT&TKCN ......................................................................51
4 Mục 1. NỘI DUNG CÔNG TÁC PCTT&TKCN ................................................................... 51 Điều 67. Những nguyên tắc cơ bản .......................................................................................... 51 Điều 68. Nguồn lực cho công tác PCTT&TKCN .................................................................... 51 Điều 69. Vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm PCTT&TKCN ................................................... 51 Điều 70. Nguồn tài chính, công tác thanh quyết toán trong hoạt động PCTT&TKCN ........... 52 Điều 71. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện các nội dung về công tác PCTT&TKCN hàng năm .................................................................................................................................................. 52 Điều 72. Phân cấp trách nhiệm và phối hợp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của Chính phủ ................................................................................................................... 53 Điều 73. Trách nhiệm của các Công ty thủy điện .................................................................... 54 Điều 74. Trách nhiệm của các Công ty/ Nhà máy nhiệt điện ................................................... 56 Điều 75. Trách nhiệm của các TCT Phát điện .......................................................................... 56 Điều 76. Trách nhiệm của TCT Truyền tải điện quốc gia ........................................................ 56 Điều 77. Trách nhiệm của các TCT Điện lực ........................................................................... 57 Điều 78. Trách nhiệm của các Ban QLDA ............................................................................... 57 Điều 79. Trách nhiệm của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.................................... 58 Điều 80. Trách nhiệm của Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin ................... 59 Điều 81. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin Điện lực ....................................................... 59 Mục 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA BCH PCTT&TKCN .................... 59 Điều 82. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN EVN ........................................ 59 Điều 83. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) .................................................................................................................... 60 Điều 84. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN của đơn vị khác ....................... 60 Mục 3. HỒ SƠ, BỒI DƯỠNG, HUẤN LUYỆN CÔNG TÁC PCTT&TKCN ....................... 61 Điều 85. Quy đinh ̣ về hồ sơ công tác PCTT&TKCN ............................................................... 61 Điều 86. Nâng cao nhận thức về thiên tai................................................................................. 62 Điều 87. Xây dựng, cập nhật phương án PCTT ....................................................................... 62 Điều 88. Diễn tập, tập huấn phương án PCTT ......................................................................... 62 Mục 4. ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI ............................................. 62 Điều 89. Tổ chức ứng phó khi xảy ra thiên tai ......................................................................... 62 Điều 90. Khắc phục hậu quả thiên tai ....................................................................................... 63 Điều 91. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự................................................. 63 Mục 5. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC PCTT&TKCN ............................................... 64 Điều 92. Kiểm tra công tác PCTT&TKCN .............................................................................. 64 Điều 93. Nội dung chính trong kiểm tra PCTT&TKCN .......................................................... 64 Mục 6. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PCTT&TKCN .............................................................. 64 Điều 94. Thống kê, báo cáo về PCTT&TKCN ........................................................................ 64
Chương VII. AN TOÀN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..........................................66 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ATĐTXD ........................................................................... 66 Điều 95. Nguyên tắc chung ...................................................................................................... 66 Điều 96. Chính sách về an toàn ................................................................................................ 66 Điều 97. Yêu cầu thực hiện ...................................................................................................... 66 Điều 98. Trách nhiệm của CĐT/ đại diện CĐT........................................................................ 68 Điều 99. Trách nhiệm của NTXD ............................................................................................ 68 Điều 100. Trách nhiệm của TVGS ........................................................................................... 69 Điều 101. Xử lý sự cố trên công trường ................................................................................... 70 Điều 102. Nghiệm thu, đánh giá về công tác an toàn sau dự án ............................................... 70 Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC ATĐTXD....................................................... 71 Điều 103. Kiểm tra công tác ATĐTXD ................................................................................... 71 Điều 104. Nội dung kiểm tra ATĐTXD ................................................................................... 71 Mục 3. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ ATĐTXD ...................................................................... 71 Điều 105. Thống kê, báo cáo về ATĐTXD .............................................................................. 71
5 Chương VIII. SƠ KẾT, TỔNG KẾT VÀ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN .................................................................................72 Điều 106. Sơ kết, tổng kết Công tác an toàn ............................................................................ 72 Điều 107. Khen thưởng ............................................................................................................ 72 Điều 108. Xử lý vi phạm .......................................................................................................... 73
Chương IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH ......................................................................73 Điều 109. Tổ chức thực hiện .................................................................................................... 73
6
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC AN TOÀ N TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định nội dung, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, an toàn đầu tư xây dựng trong Tâ ̣p đoàn Điê ̣n lực Quốc gia Viêṭ Nam. 2. Đối tượng áp dụng a. Tập đoàn Điện lực Việt Nam. b. Công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp II). c. Công ty con do Công ty TNHH MTV cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp III). d. Người đại diện phần vốn của EVN, Công ty TNHH MTV cấp II tại các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là Người đại diện). Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. ATĐTXD: An toàn trong đầu tư xây dựng. 2. ATVSLĐ: An toàn - Vệ sinh lao đô ̣ng. 3. ATVSV: An toàn vệ sinh viên. 4. ATGT: An toàn giao thông. 5. BCĐ: Ban chỉ đạo. 6. BCH: Ban chỉ huy. 7. BHLĐ: Bảo hộ lao động. 8. C07: Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. 9. CĐT: Chủ đầu tư. 10. CNCH: Cứu nạn, cứu hộ. 11. DCAT: Dụng cụ an toàn.
7
12. EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 13. NLĐ: Người lao động. 14. NTXD: Nhà thầu xây dựng. 15. NSDLĐ: Người sử dụng lao động. 16. HLAT: Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 17. PCCC: Phòng cháy chữa cháy. 18. PCCN: Phòng chống cháy nổ. 19. PCTT&TKCN: Phòng chố ng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. 20. PC07: Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 21. PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân. 22. QLVH: Quản lý vận hành. 23. QLDA: Quản lý dự án. 24. TCT: Tổng công ty (bao gồm các Tổng công ty Phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực). 25. TBA: Trạm biến áp. 26. TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 27. TBYCNN: Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 28. VHAT: Văn hóa an toàn. 29. TVGS: Tư vấn giám sát. 30. Công tác an toàn: quản lý các mảng công tác ATVSLĐ, HLAT, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, ATĐTXD. 31. Cán bộ an toàn: người làm Công tác an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách. 32. Đơn vị: Đơn vị trực thuộc EVN, Công ty TNHH MTV cấp II, đơn vị trực thuộc các Công ty TNHH MTV cấp II, Công ty TNHH MTV cấp III. 33. Tập đoàn: Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. 34. Các thuật ngữ, định nghĩa trong công tác ATVSLĐ: a. An toàn: Tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất. b. An toàn lao động: Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
8
c. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. d. Cận nguy: Trường hợp suýt xảy ra tai nạn hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn thương cho con người. e. Đánh giá rủi ro: Quá trình tìm hiểu, xác định những rủi ro có thể xảy ra liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện và đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý. f. Mối nguy (yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại): Nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài sản, thiệt hại môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên. g. Nhận diện mối nguy: Một quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của một hoặc nhiều mối nguy và xác định những đặc tính của nó. h. Quản lý rủi ro: Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động. i. Rủi ro: Khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong tương lai hay là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này. j. Tai nạn lao động: Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. k. Trên đường đi làm, về nhà: Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. l. Ứng cứu khẩn cấp: Tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như sự cố mất an toàn lao động, CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi trường theo quy định. m. Vệ sinh lao động: Giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 35. Các thuật ngữ, định nghĩa trong công tác HLAT: a. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp: Khoảng không gian đảm bảo vận hành an toàn được quy định theo cấp điện áp dọc theo đường dây/cáp cao áp/trạm điện. b. Lưới điện cao áp: Lưới điện có điện áp danh định từ 1.000V trở lên bao gồm cả đường dây trên không, cáp ngầm, trạm biến áp và các công trình liên quan. c. Lưới điện truyền tải: Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110kV. d. Lưới điện phân phối: Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110kV.
9
36. Các thuật ngữ, định nghĩa trong công tác PCCC&CNCH: a. Cơ sở: Nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. b. Công tác PCCC: Bao gồm các hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, khắc phục hậu quả sau sự cố cháy, nổ; quản lý phương tiện PCCC; mua bảo hiểm cháy nổ; tổ chức và duy trì bộ máy quản lý công tác PCCC; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; huy động lực lượng, phương tiện PCCC; tuyên truyền về PCCC; đầu tư xây dựng hệ thống PCCC; công tác kiểm tra an toàn PCCC, kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì trang bị phương tiện PCCC, chế độ báo cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm về PCCC. c. Cứu nạn: Hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. d. Cứu hộ: Hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn. e. Đội PCCC cơ sở: Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. f. Đội PCCC chuyên ngành: Là đội PCCC cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý. g. Hệ thống phòng cháy: Tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để phát hiện và loại trừ khả năng phát sinh đám cháy. h. Hệ thống chữa cháy: Tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa cháy (hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện cứu người,…) đảm bảo dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản. i. Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH: Tổng giám đốc/ Giám đốc hoặc người được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC&CNCH của đơn vị, cơ sở.
10
j. Phương tiện PCCC&CNCH: Gồm phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC&CNCH, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. 37. Các thuật ngữ, định nghĩa trong công tác PCTT&TKCN : a. Bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. b. Cấp độ rủi ro thiên tai: Được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai. c. Đội xung kích: Lực lượng xung kích làm nhiệm vụ PCTT&TKCN. d. Phòng, chống thiên tai: Quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. e. Rủi ro thiên tai: Thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. f. Thiên tai: Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. 38. Các thuật ngữ, định nghĩa trong công tác ATĐTXD: a. An toàn trong thi công xây dựng công trình: Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. b. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình: Hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong thi công xây dựng công trình. 39. Các thuật ngữ, chữ viết tắt khác không được định nghĩa, giải thích tại Quy định này thì được hiểu, giải nghĩa theo quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, Quy chế quản lý nội bộ của EVN, và các văn bản pháp luật có liên quan. Mọi dẫn chiếu đến văn bản quy phạm pháp luật trong Quy định này được hiểu là bao gồm cả những văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản thay thế của văn bản đó. Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý Công tác an toàn 1. Chức năng
11
Bộ máy quản lý Công tác an toàn trong EVN/Đơn vị được thành lập nhằm giúp HĐTV/HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc EVN/Đơn vị thực hiện quản lý, điều hành Công tác an toàn. 2. Nhiệm vụ a. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Công tác an toàn theo các quy định của pháp luật và phân cấp của EVN/Đơn vị; định hướng Công tác an toàn của EVN/Đơn vị. b. Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về Công tác an toàn. Đầu mối xây dựng, góp ý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy định liên quan đến Công tác an toàn do cơ quan quản lý nhà nước và EVN/đơn vị ban hành. c. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, giải pháp trung hạn, dài hạn về Công tác an toàn phù hợp với tổ chức lao động của EVN/Đơn vị trong từng thời kỳ. d. Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện chính sách, mục tiêu, kế hoạch, chương trình Công tác an toàn hàng năm. e. Tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, huấn luyện các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế quản lý nội bộ về Công tác an toàn của Nhà nước, của EVN/Đơn vị. f. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ: Hội đồng ATVSLĐ; Mạng lưới ATVSV; Quản lý đánh giá rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; An toàn khu vực sản xuất; Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, sát hạch; Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị, dụng cụ an toàn; Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; An toàn giao thông; Kiểm tra, giám sát; Khai báo, phân tích, điều tra, phổ biến rút kinh nghiệm và phòng ngừa về tai nạn, sự cố gây mất an toàn lao động; Phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Thống kê, sơ kết, tổng kết về ATVSLĐ. g. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực thi VHAT: BCĐ; Kế hoạch thực thi, nâng cao VHAT; Thông tin, tuyên truyền về VHAT; Khảo sát, đánh giá mức VHAT; Thống kê, sơ kết, tổng kết về thực thi VHAT. h. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện công tác ATGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà: Ban An toàn giao thông; Chương trình ATGT hàng năm; Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tham gia giao thông; Trang bị công cụ, dụng cụ và sử dụng phương tiện phù hợp đảm bảo ATGT cho NLĐ khi di chuyển thực hiện nhiệm vụ; Khai báo, phân tích, điều tra, báo cáo TNGT liên quan đến lao động; Thống kê, sơ kết, tổng kết về ATGT. i. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác quản lý HLAT: BCĐ; Kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm; Theo dõi,
12
xử lý các sự cố, tai nạn điện trong dân; Quản lý, theo dõi và lập kế hoạch giải quyết giảm thiểu các vụ vi phạm hành lang; Phối hợp tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn điện; Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm; Kiểm tra, giám sát; Thống kê, sơ kết, tổng kết về HLAT. j. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác PCCC&CNCH: BCĐ, BCH, Đội PCCC và phân công nhiệm vụ; Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, sát hạch; Xây dựng phương án và tổ chức thực tập; Bảo hiểm cháy nổ; Thiết kế, thẩm duyệt, thi công và nghiệm thu hệ thống PCCC; Kiểm tra, giám sát; Khai báo, phân tích, điều tra, khắc phục, phổ biến rút kinh nghiệm và phòng ngừa về sự cố cháy nổ; Thống kê, sơ kết, tổng kết về PCCC&CNCH. k. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác PCTT&TKCN: BCH, Đội xung kích và phân công nhiệm vụ; Chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị, nhu yếu phẩm; Xây dựng phương án và tổ chức diễn tập; Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện; Phối hợp giữa các đơn vị trong ngành và cơ quan địa phương; Thông tin, báo cáo về tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai; Phân tích, phổ biến rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố do thiên tai; Kiểm tra, giám sát; Thống kê, sơ kết, tổng kết về PCTT&TKCN. l. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện công tác ATĐTXD: Quản lý an toàn vệ sinh lao động; An toàn phòng chống cháy nổ; An toàn giao thông và phòng chống thiên tai trong quá trình thi công tại các dự án đầu tư xây dựng; Tham gia xây dựng các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn và nghiệm thu các hạng mục liên quan đến công tác an toàn của dự án. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị để thực hiện tốt các nội dung trong Công tác an toàn, biện pháp khắc phục các tồn tại, giải quyết các kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và NLĐ. m. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về Công tác an toàn trong đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh của đơn vị. n. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, huấn luyện trong Công tác an toàn; Chủ trì, phối hợp với các Ban/Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của EVN/Đơn vị tham mưu thực hiện các vấn đề có liên quan đến Công tác an toàn. o. Thực hiện sơ kết, tổng kết Công tác an toàn. p. Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến Công tác an toàn. q. Tham gia các Hội đồng nghiệm thu có liên quan đến Công tác an toàn. r. Tham gia là Ủy viên/Thành viên các Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật cùng cấp có liên quan đến Công tác an toàn. s. Tham gia là Uỷ viên thường trực Hội đồng ATVSLĐ, BCH PCTT&TKCN, BCĐ/BCH PCCC&CNCH và các Hội đồng/BCĐ liên quan khác. t. Các nhiệm vụ khác được giao nhưng phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính là Công tác an toàn.
13
3. Quyề n ha ̣n a. Khi phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn, đồng thời phải thông tin/ báo cáo Lãnh đạo đơn vị về tình trạng này. b. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng. c. Kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân viên trong đơn vị; trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiế u trách nhiê ̣m và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao. d. Được kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định về Công tác an toàn đối với các tập thể, cá nhân. e. Đề xuất với Lãnh đạo khen thưởng, kỷ luật trong Công tác an toàn. f. Tham gia xét chế độ vận hành an toàn điện (Chủ trì chấm chỉ tiêu về an toàn lao động). g. Cán bộ an toàn có quyền báo cáo vượt cấp lên bộ phận an toàn cấp trên các cấp khi Lãnh đạo đơn vị không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra. h. Được bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao nghiệp vụ về Công tác an toàn theo quy định của pháp luật và của EVN/Đơn vị. i. Được trang bị thiết bị, công cụ, chi phí phục vụ chuyên môn, kiểm tra, giám sát Công tác an toàn. j. Được hưởng các phụ cấp theo quy định. Điều 4. Mô hình tổ chức quản lý Công tác an toàn 1. EVN và đơn vị các cấp phải có bộ máy quản lý an toàn theo quy định của pháp luật. 2. EVN thống nhất mô hình tổ chức quản lý Công tác an toàn trong Tập đoàn, cụ thể như sau: a. EVN và các TCT - EVN: Ban An toàn. - Các Tổng công ty Phát điện: Ban An toàn. - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: Ban An toàn. - Các Tổng công ty Điện lực: Ban An toàn. b. Các đơn vị phát điện
14
- Các Công ty/ Nhà máy nhiê ̣t điêṇ than: Phòng An toàn và Môi trường. - Các Công ty nhiệt điện dầu/khí: Phòng Kỹ thuật và An toàn. - Công ty thủy điện: Phòng Kỹ thuật và An toàn. Đối với các Công ty quản lý nhiều nhà máy có khoảng cách địa lý xa nhau có thể bố trí mỗi nhà máy một cán bộ an toàn chuyên trách. c. Các đơn vị truyền tải điện Các Công ty Truyền tải điện: Phòng An toàn. Các Truyền tải điện khu vực phải có cán bộ an toàn chuyên trách. d. Các đơn vị phân phối điện - Các Công ty Lưới điện cao thế: Phòng An toàn. - Các Công ty thí nghiệm điện: Phòng An toàn. - Các Công ty Điện lực tỉnh, Công ty TNHH MTV Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Phòng An toàn. Các Điện lực quận/huyện, Đội/Xí nghiệp lưới điện cao thế phải có cán bộ an toàn chuyên trách. - Các Công ty Điện lực quận/ huyện phải có cán bộ an toàn chuyên trách thuộc Phòng Kỹ thuật và An toàn. e. Các đơn vị dịch vụ sửa chữa - Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN phải có cán bộ an toàn chuyên trách thuộc Phòng Kỹ thuật và An toàn. Các phân xưởng sửa chữa trực thuộc Trung tâm phải có cán bộ an toàn chuyên trách. - Công ty Dịch vụ kỹ thuật Truyền tải điện phải có cán bộ an toàn chuyên trách thuộc Phòng Kỹ thuật và An toàn. Các Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Truyền tải điện phải có cán bộ an toàn chuyên trách. - Các Công ty Dịch vụ điện lực phải có cán bộ an toàn chuyên trách thuộc Phòng Kế hoạch và Kỹ thuật. Các xí nghiệp dịch vụ điện lực phải có cán bộ an toàn chuyên trách. f. Các đơn vị QLDA Các Ban QLDA phải có cán bộ an toàn thuộc Phòng Kỹ thuật và An toàn và cán bộ an toàn theo dõi các dự án. Đối với các dự án nguồn thủy điện, nhiệt điện phải có cán bộ an toàn chuyên trách theo dõi dự án; đối với các dự án khác phải có cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách. g. Các đơn vị khác - Các Trung tâm Điều độ hệ thống điện, Ban QLDA đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN phải có cán bộ an toàn chuyên trách. - Các đơn vị còn lại phải có cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách.
15
3. Tổ chức, tên gọi, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý công tác an toàn được điều chỉnh theo quyết định của Hội đồng thành viên EVN để phù hợp với yêu cầu quản lý theo từng thời kỳ. Điều 5. Phối hợp hoạt động trong Công tác an toàn 1. Bộ máy quản lý an toàn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý an toàn của địa phương và Trung ương để thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về Công tác an toàn. 2. Bộ máy quản lý Công tác an toàn phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn cùng cấp để tham mưu cho Tổng giám đốc/Giám đốc các nội dung sau: a. Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch Công tác an toàn, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn. b. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, huấn luyện về Công tác an toàn cho NLĐ. c. Tổ chức, phát động các phong trào thi đua, phong trào quần chúng trong Công tác an toàn. d. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động về Công tác an toàn. e. Xây dựng và thực thi văn hóa an toàn. f. Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV. g. Phân tích, điều tra tai nạn lao động. h. Kịp thời động viên, khuyến khích NLĐ trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. 3. Các Ban/Phòng/bộ phận có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện Công tác an toàn. Điều 6. Xây dựng chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch Công tác an toàn 1. EVN, Công ty TNHH MTV cấp II, cấp III có trách nhiệm xây dựng chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch về Công tác an toàn, bao gồm các nội dung sau: a. Xây dựng chính sách, mục tiêu, khen thưởng và xử lý vi phạm về an toàn phù hợp với quy định của pháp luật và EVN. b. Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch Công tác an toàn hàng năm. c. Xây dựng chương trình, nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát an toàn; Hồ sơ về công tác kiểm tra, biên bản, sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn. 2. Đơn vị căn cứ chính sách, mục tiêu của cấp trên và kết quả năm trước để xây dựng chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch hàng năm của đơn vị. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá cải thiện chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
16
Điều 7. Lập, duyệt và thực hiện kế hoạch Công tác an toàn 1. Các đơn vi khi lập, duyệt kế hoạch sản xuấ t kinh doanh hàng năm phải có ̣ nội dung kế hoạch Công tác an toàn và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch Công tác an toàn bổ sung phù hợp với nội dung công việc. 2. Việc lập kế hoạch Công tác an toàn phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn đơn vị và dựa trên các căn cứ sau đây: a. Đánh giá rủi ro về Công tác an toàn tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp. b. Kết quả thực hiện Công tác an toàn năm trước. c. Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch. d. Kiến nghị của NLĐ, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra. 3. Kế hoạch Công tác an toàn thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 đính kèm, bao gồm các nội dung chính sau đây: a. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, phòng, chống yếu tố nguy hiểm và ngăn ngừa tai nạn. b. Biện pháp kỹ thuật về vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động. c. Trang cấp PTBVCN, công cụ dụng cụ an toàn cho NLĐ. d. Chăm sóc sức khỏe NLĐ. e. Văn hóa an toàn. f. An toàn giao thông. g. Biện pháp về quản lý HLAT. h. Biện pháp về PCCC&CNCH. i. Biện pháp về PCTT&TKCN. j. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn. k. Xây dựng và diễn tập quản lý rủi ro; ứng cứu khẩ n cấ p; phương án PCTT&TKCN; phương án PCCC&CNCH. Điều 8. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong Công tác an toàn 1. EVN, các đơn vị nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ trong Công tác an toàn; nghiên cứu các đề tài, sáng kiến về Công tác an toàn để áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. 2. Quản lý Công tác an toàn trên các phần mềm đảm bảo trực quan, sinh động, đầy đủ dữ liệu, dễ tiếp cận, dễ sử dụng, dễ kiểm tra giám sát và dễ tiếp thu, phản hồi ý kiến.
17
3. Thực hiện chuyển đổi số trong Công tác an toàn: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thống kê, báo cáo; huấn luyện, đào tạo; tuyên truyền, phổ biến; quản lý, đánh giá rủi ro; Phiếu công tác/ Lệnh công tác; quản lý PTBVCN, TBYCNN; vi phạm HLAT, phương tiện hệ thống PCCC, vật tư phương tiện PCTT; khảo sát, đánh giá; kiểm tra, giám sát; thông tin, trao đổi và các công việc liên quan khác. Điều 9. Bồi dưỡng nghiệp vụ về Công tác an toàn 1. EVN định kỳ ít nhất 03 năm một lần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác an toàn cho các đối tượng là Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Ban/Phòng an toàn; cán bộ an toàn chuyên trách của đơn vị cấp II. EVN phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ Công tác an toàn cho một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ an toàn chuyên trách các cấp. 2. Các TCT định kỳ ít nhất 02 năm một lần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác an toàn cho các đối tượng là Tổng giám đốc/ Phó Tổng giám đốc, Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Ban/Phòng an toàn; cán bộ/kỹ sư an toàn chuyên trách của đơn vị cấp III. 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ gồm: Bồi dưỡng định kỳ; bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng khi có các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy định mới ban hành. 4. Bồi dưỡng, huấn luyện lý thuyết có thể thực hiện tập trung hoặc trên phần mềm. Chương III CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Mục 1 HỘI ĐỒNG ATVSLĐ VÀ MẠNG LƯỚI ATVSV Điều 10. Hô ̣i đồ ng ATVSLĐ Hội đồng ATVSLĐ được thành lập theo quy định tại Luật ATVSLĐ và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, cụ thể như sau: 1. EVN và các TCT thành lập Hội đồng ATVSLĐ với thành phần như sau: a. Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo EVN/TCT. b. Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Chủ tịch/Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam/TCT. c. Ủy viên thường trực: Trưởng Ban An toàn. d. Các ủy viên: Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ các đơn vị liên quan; Lãnh đạo các Ban Kỹ thuật/Kỹ thuật - Sản xuất, Tổ chức và Nhân sự, Kế hoạch, Tài chính Kế toán; cán bộ theo dõi công tác vệ sinh lao động, y tế cấp EVN/TCT. e. Căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế, Hội đồng ATVSLĐ có thể bổ sung các thành viên của các Ban, đơn vị liên quan.
18
2. Các đơn vị sản xuất, truyền tải và phân phối điện có từ 300 NLĐ trở lên phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ với thành phần như sau: a. Chủ tịch Hội đồng: Đại diện NSDLĐ. b. Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị. c. Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng: Trưởng Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị. d. Các ủy viên: Người làm công tác y tế (nếu có); Các thành viên khác có liên quan căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế của từng đơn vị. 3. Các đơn vị khác có thể thành lập Hội đồng ATVSLĐ nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động. 4. Hội đồng ATVSLĐ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Điều 11. Tổ chức mạng lưới ATVSV 1. Mỗi tổ/đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc. NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn đơn vị. 2. ATVSV phải là NLĐ trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được NLĐ trong tổ, đội bầu ra. 3. ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn đơn vị, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác ATVSLĐ hoặc bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại đơn vị. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn mạng lưới ATVSV theo quy định pháp luật. Mục 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH, BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATVSLĐ Điều 12. Xây dựng quy trình, quy định an toàn 1. EVN xây dựng và ban hành quy trình, quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn điện, an toàn thủy cơ nhiệt hóa khi thực hiện các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa và các công việc khác theo quy định của pháp luật. 2. Các đơn vị áp dụng trực tiếp quy trình, quy định về an toàn trong Tập đoàn, có thể ban hành hướng dẫn cụ thể những nội dung đặc thù cho phù hợp với đơn vị hoặc các nội dung chưa được Tập đoàn quy định và phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều 13. Quản lý, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ
19
Các đơn vị có trách nhiệm quản lý, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ và hướng dẫn NLĐ như sau: 1. Nội dung đánh giá rủi ro về ATVSLĐ, bao gồm: a. Xác định, nhận diện mối nguy. b. Đánh giá tần suất xảy ra; mức độ nghiêm trọng. c. Đánh giá mức độ rủi ro về ATVSLĐ. d. Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ. e. Hướng dẫn chi tiết quản lý, đánh giá rủi ro tại Phụ lục 3 Quy định này. 2. Đánh giá rủi ro được thực hiện cho các công việc, thiết bị, vị trí làm việc theo đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3. Đánh giá rủi ro về ATVSLĐ thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá theo phương pháp định lượng thì đơn vị có thể lựa chọn đánh giá theo phương pháp định tính. 4. Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định pháp luật. Trường hợp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá lại để phù hợp với các thay đổi hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục. 5. Hướng dẫn NLĐ tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ. Điều 14. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp 1. Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể và phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp Quốc gia. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp gồm ít nhất các nội dung sau: a. Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm. b. Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền. c. Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp. d. Phương án sơ tán NLĐ ra khỏi khu vực nguy hiểm. e. Phương án và biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn. f. Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra. g. Phương án diễn tập, biên bản, đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống giả định tại đơn vị. h. Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập. 2. Thành viên BCH, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC&CNCH của đơn vị phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
20
Điều 15. An toàn khu vực sản xuất Các đơn vị có trách nhiệm bảo đảm an toàn khu vực sản xuất, như sau: 1. Tổ chức, bố trí khu vực sản xuất, máy, thiết bị phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. 2. Nhận diện, thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với vùng, hành lang an toàn xung quanh công trình, máy, thiết bị; luôn đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định. 3. Khu vực sản xuất phải được trang bị hệ thống báo cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể theo quy định của pháp luật. 4. Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật. 5. Khu vực sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, lối thoát hiểm. Điều 16. Quan trắc môi trường lao động 1. Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường lao động hàng năm hoặc khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe NLĐ. 2. Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo quy định của pháp luật. 3. Thông báo công khai cho NLĐ tại nơi quan trắc môi trường lao động. Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ. Mục 3 THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC ATVSLĐ Điều 17. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục Các đơn vị có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ như sau: 1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho NLĐ; hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình. 2. Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác.
21
3. Hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua, Tháng hành động về ATVSLĐ, … với các chương trình thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật của NSDLĐ, NLĐ trong công tác ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe NLĐ, chủ động phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Điều 18. Huấn luyện về ATVSLĐ, an toàn điện 1. Đối tượng huấn luyện a. Người quản lý phụ trách ATVSLĐ, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV, NLĐ (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc Tập đoàn phải được huấn luyện về ATVSLĐ. Đối với người làm các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện còn phải được huấn luyện, sát hạch về an toàn điện. b. Nghiêm cấm sử dụng NLĐ khi chưa được huấn luyện, sát hạch ATVSLĐ, an toàn điện đạt yêu cầu theo quy định. 2. Nguyên tắc huấn luyện a. Tổ chức thực hiện huấn luyện phải có đủ điều kiện theo quy định (giấy chứng nhận, cơ sở vật chất, giảng viên, …), có nhiều kinh nghiệm thực hiện huấn luyện trong ngành điện. Các đơn vị trong ngành nâng cao năng lực huấn luyện, cơ sở vật chất, con người để đáp ứng nhu cầu tự đào tạo. b. Đảm bảo các đối tượng được huấn luyện hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về an toàn. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng để xây dựng nội dung, hình thức, thời gian huấn luyện định kỳ cho phù hợp theo quy định của pháp luật. c. Chương trình huấn luyện được xây dựng phù hợp với từng nhóm đối tượng, kết cấu bao gồm phần nội dung huấn luyện chung và phần nội dung huấn luyện theo đặc thù riêng trên cơ sở phân tích, đánh giá những đặc điểm riêng phù hợp với ngành, nghề và điều kiện lao động thực tế tại đơn vị. 3. Hồ sơ huấn luyện: a. Kế hoạch, chương trình huấn luyện. b. Tài liệu huấn luyện. c. Hồ sơ năng lực, chứng chỉ huấn luyện của tổ chức, cá nhân thực hiện huấn luyện. d. Danh sách học viên tham gia huấn luyện. e. Bài kiểm tra, kết quả kiểm tra học viên tham gia huấn luyện. f. Danh sách cấp chứng nhận, thẻ an toàn lao động, thẻ an toàn điện. Mục 4 TRANG CẤP PTBVCN, DCAT
22
Điều 19. Trang bị PTBVCN, DCAT 1. NSDLĐ phải có trách nhiệm trang bị cho NLĐ đầy đủ PTBVCN, DCAT phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Các PTBVCN cơ bản gồm: mũ BHLĐ, quần áo BHLĐ thông thường, áo khoác, găng tay, ủng/giày/dép, dây an toàn, áo phao, quần áo mưa. Danh mục tham khảo PTBVCN, DCAT tại Phụ lục 2. 2. Các loại PTBVCN, DCAT phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước. 3. NSDLĐ phải có trách nhiệm ban hành quy định trang bị, cấp phát, quản lý, sử dụng, bảo quản, thanh lý PTBVCN, DCAT tại đơn vị mình. Điều 20. Điều kiện được trang bị PTBVCN NLĐ trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị PTBVCN: 1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu. 2. Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại. 3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu: a. Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại. b. Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối. c. Các yếu tố sinh học độc hại khác. 4. Làm việc với máy móc, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, bồn bể kín, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác. Điều 21. Cấp phát PTBVCN, DCAT 1. Đơn vị phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị PTBVCN, DCAT. 2. Hàng năm, các đơn vị phải thực hiện: a. Lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng) PTBVCN, DCAT cho NLĐ ở đơn vị phù hợp với điều kiện môi trường làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. b. Cấp phát PTBVCN, DCAT đúng tiến độ, kế hoạch. Phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị PTBVCN và phải có chữ ký của NLĐ nhận PTBVCN theo mẫu quy định tại Phụ lục 2. Tất cả các DCAT đều phải có đầy đủ biên bản cấp phát hay phân phối từ đơn vị xuống cơ sở. Các văn bản này do lãnh đạo nơi cấp phát ký duyệt và được lưu vào Hồ sơ quản lý DCAT.
23
c. Có giải pháp, công cụ để nhận diện đơn vị công tác, người làm công tác an toàn, người chịu trách nhiệm giám sát an toàn khi thực hiện công việc. d. Tổ chức đổi, thu hồi, xử lý PTBVCN, DCAT hư hỏng hoặc kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm không đạt. 3. Trường hợp phải ứng phó với các tình huống đột xuất (dịch bệnh, thiên tai, thảm họa …), đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng phải trang bị PTBVCN, DCAT phù hợp, kịp thời để ứng phó hiệu quả với các yếu tố nguy hiểm, độc hại do tình huống tác động. 4. Lãnh đạo đơn vị căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại đơn vị của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn đơn vị hoặc người đại diện tập thể NLĐ để quyết định thời hạn sử dụng PTBVCN, DCAT cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của PTBVCN, DCAT. 5. NLĐ có quyền yêu cầu bổ sung mới hoặc thay đổi loại PTBVCN, DCAT cho phù hợp với điều kiện thực tế. Lãnh đạo đơn vị tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn đơn vị hoặc người đại diện tập thể NLĐ trước khi quyết định. 6. Người đến thăm quan, học tập, thử việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại phải sử dụng PTBVCN, DCAT phù hợp. Lãnh đạo đơn vị sẽ quyết định cho mượn PTBVCN, DCAT hoặc yêu cầu đối tác trang bị PTBVCN, DCAT cho người đến tham quan, học tập, thử việc. 7. Không được phát tiền thay cho cấp phát PTBVCN hoặc giao tiền cho NLĐ tự mua PTBVCN. Điều 22. Sử dụng PTBVCN, DCAT 1. Trách nhiệm của đơn vị a. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn cho NLĐ biết kiểm tra, bảo quản và sử dụng các PTBVCN, DCAT được trang bị. b. Ban hành quy định việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, sử dụng, bảo quản PTBVCN, DCAT. c. Tổ chức kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra trước khi cấp PTBVCN, DCAT cho NLĐ và kiểm định, thứ nghiệm, kiểm tra định kỳ theo quy định của tiêu chuẩn, quy trình hoặc quy định của nhà sản xuất. d. Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các cá nhân không sử dụng, sử dụng không đủ, không đúng PTBVCN, DCAT; sử dụng PTBVCN, DCAT không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng trong khi làm việc hoặc sử dụng PTBVCN, DCAT không đúng công năng. 2. Trách nhiệm của NLĐ a. Phải kiểm tra PTBVCN, DCAT trước khi nhận/ sử dụng. Không sử dụng phương tiện không đạt yêu cầu về chất lượng, không an toàn, chưa được hoặc hết thời hạn thử nghiệm, kiểm định. PTBVCN, DCAT hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng hoặc thử nghiệm/kiểm định không đạt yêu cầu thì được đổi mới.
24
b. Khi đến hạn thử nghiệm hoặc khi phát hiện có bất thường trong quá trình sử dụng PTBVCN, DCAT, NLĐ phải thông báo cho người Tổ/Đội trưởng, ATVSV biết để thử nghiệm đột xuất, định kỳ theo quy định. c. NLĐ được trang bị PTBVCN, DCAT phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. NLĐ vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của đơn vị hoặc theo quy định của pháp luật liên quan. d. NLĐ không phải trả tiền về việc sử dụng PTBVCN, DCAT. Nghiêm cấm NLĐ tự ý chuyển nhượng cho người khác sử dụng PTBVCN được cấp phát cho cá nhân. Trường hợp NLĐ làm mất, hư hỏng PTBVCN, DCAT được cấp phát mà không có lý do chính đáng thì NLĐ phải bồi thường theo quy định của đơn vị. e. Khi NLĐ thuyên chuyển công tác thì phải trả lại những PTBVCN, DCAT đã được cấp phát còn trong thời hạn sử dụng và phải ký bàn giao. Đối với trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động, ngoài việc trả lại PTBVCN, DCAT, NLĐ còn phải trả lại tất cả các dụng cụ, phương tiện đã được cấp phát có liên quan đến thương hiệu ngành (dụng cụ, phương tiện có dán/gắn logo, biểu tượng nhận diện thương hiệu ngành). 3. Nghiêm cấm NLĐ tự ý làm thay đổi kết cấu, mẫu mã, công dụng của PTBVCN, DCAT. Trường hợp cải tiến PTBVCN, DCAT hoặc trang bị PTBVCN, DCAT loại mới cho NLĐ thì Lãnh đạo đơn vị phải có quyết định bằng văn bản. Điều 23. Nguyên tắc bảo quản PTBVCN, DCAT 1. Các đơn vị có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản PTBVCN, DCAT. NLĐ có trách nhiệm bảo quản PTBVCN, DCAT được giao. 2. Các PTBVCN, DCAT để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, các đơn vị phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho NLĐ, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra. Điều 24. Kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra DCAT 1. Tất cả các DCAT phải được kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra định kỳ theo quy định, kiểm tra trước khi cấp phát, kiểm tra đột xuất (nếu thấy cần thiết). 2. Kết quả kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra phải có biên bản. Trong biên bản phải ghi cụ thể từng DCAT được kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra; số biên bản; ngày/tháng/năm kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra và có đầy đủ chữ ký những người liên quan. Mục 5 MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ ATVSLĐ Điều 25. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng TBYCNN 1. Quản lý, sử dụng các TBYCNN tuân thủ theo quy định của pháp luật.
25
2. Lập danh mục các TBYCNN của đơn vị trong đó có các thông tin cơ bản về kỹ thuật, vị trí, ngày kiểm định lần đầu, đợt kiểm định gần nhất và dự kiến đợt kiểm định tiếp theo. 3. Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác. 4. Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương khi không còn sử dụng, thải bỏ các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác. 5. Lưu giữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định, phiếu khai báo sử dụng TBYCNN. 6. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng TBYCNN. 7. Nghiêm cấm sử dụng TBYCNN chưa được kiểm định đạt yêu cầu, kết quả kiểm định không đạt, quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong quá trình sử dụng. 8. Phải có quy trình vận hành (sử dụng) cho từng loại TBYCNN. Những người quản lý trực tiếp có liên quan đến việc quản lý, sử dụng phải nắm vững quy trình này và phải được giao nhiệm vụ theo yêu cầu của pháp luật. Điều 26. Trách nhiệm của NLĐ trong việc sử dụng TBYCNN 1. Nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về quản lý, sử dụng, bảo quản các TBYCNN. Luôn có ý thức cất giữ, bảo quản, bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của đơn vị, phát hiện kịp thời các yếu tố không bình thường và báo cáo cho người quản lý trực tiếp để biết và xử lý. 2. Khi làm mất hoặc làm hư hỏng TBYCNN mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường. Những TBYCNN hư hỏng hoặc thử nhiệm không đạt yêu cầu phải kịp thời phản ánh với cấp quản lý để xử lý. 3. Mỗi lần thay đổi hoặc luân chuyển công tác, tất cả TBYCNN đã được giao quản lý, sử dụng phải được trả lại cho đơn vị quản lý. 4. Trước khi sử dụng TBYCNN phải luôn ý thức phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn để báo cho người quản lý trực tiếp biết xử lý. Phải kiểm tra lại chất lượng TBYCNN đề phòng những trường hợp hư hỏng bất thường, bao gồm: Kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra thời hạn cho phép sử dụng (nếu có). Mục 6 VĂN HÓA AN TOÀN Điều 27. Trách nhiệm của EVN, các đơn vị 1. EVN có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng mô hình VHAT EVN, ban hành tài liệu VHAT EVN, hướng dẫn các đơn vị xây dựng và thực thi VHAT theo mô hình thống nhất.
26
2. Các đơn vị có trách nhiệm a. Khảo sát, đánh giá hiện trạng VHAT của đơn vị hàng năm. b. Xây dựng kế hoạch thực thi, nâng cao VHAT hàng năm. c. Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp tuyên truyền sâu rộng về VHAT cho mọi đối tượng trong đơn vị. d. Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất, phản ánh của NLĐ về an toàn. Có cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích các hành vi an toàn tốt, các sáng kiến nâng cao VHAT và răn đe các hành vi thiếu an toàn. 3. Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vị phải quan tâm, chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chính cho việc thực thi VHAT tại đơn vị. Điều 28. Trách nhiệm của NLĐ trong việc thực thi VHAT 1. Chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy, quy trình, hướng dẫn. Thực hiện và hình thành thói quen đặt câu hỏi, đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn trước khi thực hiện mỗi nhiệm vụ. 2. Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi thiếu an toàn; tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp nâng cao VHAT tại đơn vị. 3. Có trách nhiệm thực thi VHAT theo các hướng dẫn của đơn vị; tham gia đầy đủ, trả lời trung thực các khảo sát, đánh giá về VHAT tại đơn vị. Điều 29. Tổng kết công tác xây dựng và thực thi VHAT 1. Hàng năm các đơn vi ̣ thực hiêṇ tổng kết công tác xây dựng và thực thi VHAT. Việc tổng kết phải được thực hiện từ các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty, TCT và Tập đoàn. 2. Nội dung báo cáo tổng kết: phân tích, đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm, các khó khăn vướng mắc; kế hoạch xây dựng và thực thi VHAT năm tiếp theo. Mục 7 AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, ĐI LÀM, VỀ NHÀ Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị trong việc đảm bảo ATGT cho NLĐ trên đường thực hiện nhiệm vụ 1. Xây dựng chương trình ATGT hàng năm bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phối hợp với cơ quan chuyên môn đào tạo nâng cao kỹ năng lái xe, kỹ năng phòng tránh tai nạn; các hoạt động hưởng ứng tháng ATGT. 2. Các phương tiện giao thông cơ giới thuộc sự quản lý của đơn vị trước khi tham gia giao thông phải được kiểm định, kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
27
3. Nghiêm cấm sử dụng NLĐ không có Giấy phép lái xe, không có chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc hết hạn để điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới thuộc sự quản lý của đơn vị. 4. Trang bị công cụ, dụng cụ, phương tiện làm việc đảm bảo ATGT cho NLĐ; phân công nhiệm vụ hợp lý để tối ưu hóa quãng đường khi di chuyển để thực hiện nhiệm vụ. 5. Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất, phản ánh của NLĐ về ATGT. Áp dụng các chế tài phù hợp theo quy định của pháp luật để xử lý NLĐ vi phạm ATGT trên đường thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích, khen thưởng các hành vi, sáng kiến, đề xuất ATGT. Điều 31. Trách nhiệm của NLĐ trong việc đảm bảo ATGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà 1. Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự ATGT. 2. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông. 3. Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. NLĐ điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải có Giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật. 4. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông. 5. Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi vi phạm ATGT; tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp đảm bảo ATGT. Điều 32. Khai báo, phân tích, điều tra, báo cáo TNGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà 1. Khi xảy ra TNGT liên quan đến lao động các đơn vị thực hiện khai báo theo quy định của pháp luật. 2. Đơn vị có trách nhiệm tổ chức điều tra các vụ TNGT liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền tuân thủ theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền điều tra trong công tác điều tra, phân tích các vụ TNGT đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. 3. Đối với các vụ TNGT làm NLĐ của đơn vị bị thương phải nghỉ để điều trị trở lên, các đơn vị có trách nhiệm: a. Thông tin sơ bộ bằng cách nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử, hình thức khác). Đối với những vụ TNGT chết người hoặc bị thương từ 02 người trở lên phải thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất trong vòng 02 giờ ngay sau khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ về EVN.
28
b. Tập hợp các hồ sơ liên quan, gửi về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất sau 05 ngày làm việc ngay sau khi tai nạn xảy ra bao gồm: i) Hồ sơ vụ tai nạn theo quy định pháp luật (nếu có); ii) Hồ sơ tổ chức thực hiện công việc liên quan đến vụ tai nạn nếu là TNGT trên đường thực hiện nhiệm vụ (phân công nhiệm vụ, Phiếu công tác/Lệnh công tác, tài liệu liên quan khác). c. Sau khi có kết quả phân tích/ biên bản điều tra TNGT, biên bản công bố, các đơn vị phải báo cáo kết quả phân tích/ điều tra vụ TNGT; các giải pháp khắc phục và phòng tránh tai nạn tương tự; hình thức xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan về EVN. Mẫu báo cáo theo Biểu số 5 Phụ lục 6 của Quy định này. Điều 33. Tổng kết công tác ATGT 1. Hàng năm các đơn vi thực hiêṇ tổng kết công tác ATGT. Việc tổng kết phải ̣ được thực hiện từ các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty, TCT và Tập đoàn. 2. Nội dung báo cáo tổng kết: tình hình TNGT; kết quả, chất lượng phân tích, điều tra các vụ TNGT; các nguyên nhân chính gây ra TNGT; các giải pháp đã và đang thực hiện để giảm thiểu TNGT; đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm, các khó khăn vướng mắc; kế hoạch giảm thiểu TNGT, đảm bảo ATGT cho NLĐ năm tiếp theo. Mục 8 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC ATVSLĐ Điều 34. Kiểm tra công tác ATVSLĐ Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác ATVSLĐ. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải thực hiện theo quy định pháp luật. EVN, các đơn vị có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để cùng kiểm tra công tác ATVSLĐ theo Quy định này và các quy định khác của Nhà nước. 1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về Công tác an toàn. 2. Kiểm tra định kỳ ATVSLĐ a. Đối với cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, điện lực hoặc tương đương: ít nhất 03 tháng/1 lần. b. Đối với cấp Công ty: ít nhất 06 tháng/1 lần. c. Đối với cấp EVN, TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm. 3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; kiểm tra đột xuất phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Điều 35. Nội dung kiểm tra ATVSLĐ
29
1. Việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ; khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; huấn luyện về ATVSLĐ, xây dựng và thực hiện VHAT. 2. Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị. 3. Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành. 4. Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước và các hệ thống khác. 5. Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế. 6. Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch ATVSLĐ. 7. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. 8. Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại. 9. Kiến thức ATVSLĐ, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của NLĐ. 10. Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe NLĐ. 11. Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về ATVSLĐ của NLĐ. 12. Trách nhiệm quản lý công tác ATVSLĐ và phong trào quần chúng về ATVSLĐ. 13. Công tác sơ kế t, tổ ng kế t, báo cáo theo các quy đinh ̣ hiê ̣n hành. 14. Kiể m tra việc xây dựng và thực hiện các phương án ứng cứu khẩ n cấ p. 15. Kiểm tra hiện trường đường dây điện, trạm điện, nhà máy điện. 16. Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị sản xuất, kinh doanh. Mục 9 KHAI BÁO, PHÂN TÍCH, ĐIỀU TRA TAI NẠN, SỰ CỐ MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 36. Phân loại tai nạn, sự cố mất an toàn lao động 1. Tai nạn, sự cố mất an toàn lao động được phân loại theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: a. Cận nguy. b. Tai nạn làm NLĐ bị thương nhẹ không phải nghỉ để điều trị. c. Tai nạn làm NLĐ bị thương nhẹ phải nghỉ để điều trị.
30
d. Tai nạn làm NLĐ bị thương nặng. e. Tai nạn chết người. 2. Các đơn vị thống kê, cập nhật số liệu về tai nạn, sự cố mất an toàn lao động theo quy định để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp, biện pháp phòng ngừa tai nạn. Điều 37. Khai báo, gửi hồ sơ và báo cáo kết quả phân tích, điều tra tai nạn 1. Khi xảy ra tai nạn, sự cố gây mất an toàn lao động các đơn vị thực hiện khai báo theo quy định của pháp luật. 2. Đối với các vụ tai nạn làm NLĐ của đơn vị bị thương nhẹ phải nghỉ để điều trị trở lên, các đơn vị có trách nhiệm: a. Thông tin sơ bộ bằng cách nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử, hình thức khác). Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất trong vòng 02 giờ và có báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ về EVN đối với những vụ tai nạn chết người/bị thương nặng 02 người trở lên. b. Tập hợp các hồ sơ liên quan, gửi về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất sau 05 ngày làm việc ngay sau khi tai nạn xảy ra. Hồ sơ bao gồm các nội dung chính như sau: Hồ sơ tổ chức, quản lý và các quy định, hướng dẫn về an toàn. Hồ sơ tuyên truyền, huấn luyện. Hồ sơ quản lý, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ. Hồ sơ tổ chức thực hiện công việc liên quan đến vụ tai nạn. Hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật (nếu có). c. Sau khi có kết quả phân tích/ biên bản điều tra tai nạn, biên bản công bố, các đơn vị phải báo cáo kết quả phân tích/ điều tra vụ tai nạn; các giải pháp khắc phục và phòng tránh tai nạn tương tự; hình thức xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan về EVN. Mẫu báo cáo theo Biểu số 5 Phụ lục 6 của Quy định này. Điều 38. Phân tích, điều tra, rút kinh nghiệm tai nạn 1. Việc thành lập Đoàn điều tra; quy trình, thủ tục điều tra tai nạn thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn, tạo điều kiện cho NLĐ liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin theo yêu cầu của Đoàn điều tra, phân tích tai nạn cấp trên. 3. Thông báo, phổ biến rút kinh nghiệm Ngay sau khi có đầy đủ thông tin, EVN thông tin sơ bộ về nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn đến các đơn vị để biết, phòng ngừa.
31
Định kỳ hàng quý, EVN tổng hợp số liệu, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn và đưa ra các giải pháp để phổ biến rút kinh nghiệm trong toàn Tập đoàn. Mục 10 THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ ATVSLĐ Điều 39. Thống kê, báo cáo về ATVSLĐ 1. Các đơn vị phải lưu trữ số liệu, thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định pháp luật. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ của EVN và pháp luật hiện hành để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn của đơn vi.̣ 2. Các báo cáo a. Báo cáo định kỳ trên EVNportal/phần mềm: Các đơn vị báo cáo trên cổng thông tin điện tử EVNportal/phần mềm (theo biểu mẫu báo cáo được đăng tải) định kỳ theo quy định. b. Báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật - Báo cáo định kỳ về công tác ATVSLĐ: Cơ quan, các đơn vi trực thuộc EVN và Cơ quan, các đơn vị trực thuộc TCT ̣ báo cáo đinh ̣ kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế địa phương theo quy định trước ngày 10/01 của năm sau. Các TCT, các đơn vị trực thuộc EVN báo cáo định kỳ EVN trước ngày 10/01 của năm sau. Mẫu báo cáo theo Biểu số 8 Phụ lục 6 của Quy định này. - Báo cáo định kỳ Tháng hành động ATVSLĐ: Các đơn vi trực thuộc EVN, các đơn vị trực thuộc TCT báo cáo đinh ̣ ̣ kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương theo quy định trước ngày 10/7. Các TCT, các đơn vị trực thuộc EVN báo cáo định kỳ EVN trước ngày 20/7. Mẫu báo cáo theo Biểu số 9 Phụ lục 6 của Quy định này. - Báo cáo định kỳ về tổng hợp tình hình TNLĐ: Cơ quan, các đơn vi trực thuộc EVN và Cơ quan, các đơn vị trực thuộc TCT ̣ báo cáo đinh ̣ kỳ trước ngày 05/7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau đối với báo cáo năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Mẫu báo cáo theo Biểu số 7 Phụ lục 6 của Quy định này. 3. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này các TCT hướng dẫn cụ thể về báo cáo để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
32
Chương IV CÔNG TÁC QUẢN LÝ HLAT Mục 1 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HLAT Điều 40. Nguyên tắc cơ bản quản lý HLAT 1. Phòng ngừa chủ động, giải quyết khẩn trương và hiệu quả các hành vi vi phạm HLAT. 2. Nội dung quản lý HLAT phải có trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý an toàn và trong chương trình/ kế hoạch của đơn vị. 3. Giảm thiểu các vụ, việc vi phạm HLAT và ngăn chặn phát sinh mới. 4. Công tác quản lý HLAT được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. Điều 41. Nội dung công tác quản lý HLAT 1. Thường xuyên kiểm tra hành lang lưới điện cao áp do đơn vị quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm HLAT hoặc các trường hợp nguy hiểm có nguy cơ vi phạm gây sự cố lưới điện. 2. Quản lý, xử lý nhà ở công trình, cây và các hành vi vi phạm HLAT, thống kê, theo dõi và lập kế hoạch ngăn chặn giải quyết giảm thiểu các vụ vi phạm HLAT, đảm bảo an toàn lưới điện; xử lý các vi phạm HLAT theo quy định pháp luật. 3. Theo dõi, xử lý các sự cố có nguyên nhân do vi phạm HLAT. 4. Thống kê theo dõi các tai nạn điện trong dân có liên quan đến vi phạm HLAT. 5. Tuyên truyền bảo vệ HLAT. 6. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm. Điều 42. Nguyên tắc xử lý vi phạm HLAT 1. Mọi hành vi vi phạm quy định về HLAT đều phải được đơn vị quản lý vận hành và các bên liên quan kiểm tra, xác định mức độ vi phạm, xử lý và khắc phục kịp thời theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện. 2. Khi phát hiện các hành vi vi phạm HLAT, các hoạt động nguy hiểm có nguy cơ gây sự cố Hệ thống lưới điện cao áp, các đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm khẩn trương khắc phục, tiến hành kiểm tra, ngăn chặn và trình báo thông tin bằng văn bản tới Chính quyền địa phương/ Công an, đồng thời thông báo cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, chủ phương tiện vi phạm, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kịp thời, không để phát sinh mới: a. Trường hợp thuộc quyền quản lý, vận hành của đơn vị thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của địa phương.
33
b. Trường hợp công trình lưới điện do đơn vị quản lý vận hành nhưng là tài sản của đơn vị khác, đơn vị cần tìm mọi biện pháp để dừng ngay các hành vi nguy hiểm, không để xảy ra sự cố, đồng thời báo cáo ngay Chính quyền địa phương và lãnh đạo trực tiếp. Lãnh đạo đơn vị thông báo kịp thời tới lãnh đạo đơn vị chủ tài sản, công trình điện bị vi phạm bằng phương tiện thông tin trong thời gian nhanh nhất, các bên liên quan nhanh chóng cử người có trách nhiệm đến hiện trường xử lý theo quy định. 3. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền, thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ HLAT. Yêu cầu đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT ký cam kết bảo vệ hoặc biên bản làm việc để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này. 4. Trường hợp cần thiết cắm biển cảnh báo nguy hiểm về khoảng cách an toàn ngay tại khu vực đang diễn ra các hoạt động xây dựng hoặc các hoạt động khác có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp. Biển cảnh báo cần ghi rõ tên hiệu nơi phát hành của biển báo (địa phương, đơn vị). Nội dung cảnh báo của biển báo được viết theo từng trường hợp cụ thể. 5. Lập hồ sơ vụ việc, lưu giữ để theo dõi, xử lý và rút kinh nghiệm. 6. Đối với những trường hợp phức tạp, nghiêm trọng cần phối hợp với cơ quan truyền thông để có các thông tin chính xác, khách quan tới các ban ngành quản lý và người dân. Điều 43. Trách nhiệm thực hiện quản lý HLAT 1. Các TCT trong phạm vi lưới điện do mình quản lý có trách nhiệm a. Xây dựng và hướng dẫn về “Trình tự xử lý vi phạm HLAT” theo quy định của địa phương và đặc điểm lưới điện thuộc đơn vị quản lý. b. Căn cứ tình hình thực tế từng địa bàn, lập kế hoạch giao các đơn vị ngăn chặn, xử lý giảm thiểu số vụ vi phạm HLAT/năm. Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị hoàn thành kế hoạch năm về công tác quản lý HLAT. c. Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của Sở Công Thương, tham mưu giúp Ban chỉ đạo các Tỉnh trong công tác xử lý các hành vi vi phạm lưới điện cao áp. Tổ chức kiểm tra công tác xử lý HLAT của các đơn vị . d. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm năm, đưa ra các giải pháp tối ưu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý HLAT trong hoạt động của đơn vị. e. Bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác quản lý HLAT. 2. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm: a. Thường xuyên kiểm tra hành lang lưới điện cao áp, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm HLAT, cũng như các vụ việc có khả năng gây mất an toàn điện. b. Lập kế hoạch cụ thể bao gồm phương án, tiến độ thực hiện đảm bảo mục
34
tiêu ngăn chặn, giải quyết tiến tới xóa hết các điểm vi phạm HLAT. c. Xử lý vi phạm theo quy định; lập và lưu giữ hồ sơ vụ việc bao gồm: Biên bản kiểm tra hiện trường, Biên bản làm việc và các Biên bản do Cơ quan có thẩm quyền lập, phim, ảnh, dữ liệu điện tử ghi nhận… giấy tờ và hiện vật khác có liên quan. 3. Các cán bộ công nhân viên có trách nhiệm phát hiện hành vi, vụ việc vi phạm HLAT hoặc có nguy cơ gây sự cố lưới điện cao áp để kịp thời ngăn chặn, thông báo đến đơn vị chức năng xử lý. Điều 44. Phối hợp bảo vệ HLAT 1. Các đơn vị phối hợp và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ HLAT các cấp. 2. Các đơn vị thông báo bằng văn bản, chi tiết các dự án công trình, công trình hạ tầng, công trình dân sinh, vị trí các hộ dân có vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm HLAT trên thực địa hành chính và địa chỉ trên lưới điện thuộc quản lý của mình đến các chủ công trình, chủ hộ này (kể cả các đơn vị ngành điện). 3. Đảm bảo xử lý hết tồn tại về HLAT trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Điều 45. Công tác tuyên truyền 1. Các đơn vị tăng cường tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với cơ quan truyền thông để có các thông tin chính xác khi có các vụ việc phát sinh liên quan đến HLAT (sự cố, cháy nổ hoặc tai nạn …). 2. Các đơn vị phối hợp với Chính quyền địa phương tuyên truyền về an toàn điện, các quy định của Nhà nước về bảo vệ hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp bao gồm cả tuyên truyền về an toàn điện trong dân và phòng cháy chữa cháy liên quan đến điện. 3. Đơn vị quản lý vận hành cần khuyến khích cán bộ công nhân viên áp dụng các biện pháp tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động dịch vụ thường xuyên như thu ngân (hóa đơn tiền điện), sửa chữa điện, quản lý điện khu vực và các hình thức khác tới các hộ dân, các cơ quan và tổ chức ở trong hoặc gần với khu vực HLAT. 4. Nội dung tuyên truyền Căn cứ các quy định hiện hành các đơn vị soạn thảo nội dung tuyên truyền an toàn điện phù hợp với đặc thù từng vùng miền, từng thời điểm để nâng cao hiệu quả của công tác này. Các đơn vị được phép thực hiện các nội dung tuyên truyền của đơn vị, nhưng không trái với các quy định của Nhà nước và của EVN. 5. Hình thức tuyên truyền Chủ động lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù văn hóa, địa lý khu vực quản lý. Ưu tiên, phương án tuyên truyền an toàn điện qua các
35
hình thức công nghệ thông tin hiệu quả có thể cập nhật hàng ngày và tiếp cận đến từng người dân sử dụng điện. Mục 2 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC HLAT Điều 46. Kiểm tra công tác quản lý HLAT Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác quản lý HLAT. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải thực hiện theo quy định pháp luật. EVN, các đơn vị có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để cùng kiểm tra Công tác an toàn theo Quy định này và các quy định khác của Nhà nước. 1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về Công tác an toàn. 2. Kiểm tra định kỳ HLAT: Theo quy định về kiểm tra định kỳ đường dây. 3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra khi có sự cố, tai nạn do vi phạm HLAT; Kiểm tra khi có kiến nghị về vi phạm HLAT. Điều 47. Nội dung kiểm tra công tác quản lý HLAT 1. Việc thực hiện các văn bản quy định của EVN và cơ quan cấp trên. 2. Hồ sơ quản lý công tác HLAT: theo dõi các vị trí vi phạm HLAT; các trường hợp có nguy cơ gây mất an toàn lưới điện (cây ngã đổ, công trình đang thi công, xây dựng, …) kế hoạch, phương án giảm thiểu vụ vi phạm HLAT theo chỉ tiêu được giao; lịch tuần tra, kiểm tra tuyến theo quy định của đơn vị. 3. Công tác tuyên truyền bảo vệ HLAT tuyến dây: các hình thức tuyên truyền tại địa phương, phương án phối hợp với chính quyền địa phương và kết quả thực hiện. 4. Hồ sơ theo dõi, xử lý các vụ tai nạn điện trong dân (nếu có) tại đơn vị. 5. Hồ sơ theo dõi, xử lý các sự cố liên quan đến HLAT. 6. Tình trạng vận hành thiết bị trong phạm vi quản lý. 7. Hoạt động tự kiểm tra của đơn vị. 8. Công tác sơ kế t, tổ ng kế t, báo cáo theo các quy đinh ̣ hiê ̣n hành. 9. Kiểm tra thực địa các vị trí điển hình hoặc các vị trí vi phạm tồn tại kéo dài thuộc đơn vị được kiểm tra quản lý 10. Các nô ̣i dung khác phù hơ ̣p với tình hình thực tế của đơn vi.̣ Mục 3 THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ HLAT
36
Điều 48. Thống kê, báo cáo về quản lý HLAT 1. Các đơn vị phải lưu trữ số liệu, thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định pháp luật. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ của EVN và pháp luật hiện hành để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn của đơn vi.̣ 2. Các báo cáo a. Thông tin sơ bộ bằng cách nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử, hình thức khác) đối với các vụ tai nạn điện trong dân làm chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên trên lưới điện do EVN quản lý. Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất trong vòng 02 giờ ngay sau khi có thông tin sơ bộ. b. Báo cáo định kỳ trên EVNportal/phần mềm: Các đơn vị báo cáo trên cổng thông tin điện tử EVNportal/phần mềm (theo biểu mẫu báo cáo được đăng tải) định kỳ theo quy định. c. Báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật Các đơn vị quản lý lưới điện trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực báo cáo về Sở Công Thương địa phương theo quy định trước ngày 30/5 và 30/11 hàng năm. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực báo cáo EVN định kỳ trước ngày 15/06 và 15/12 hàng năm. Mẫu báo cáo theo Biểu số 10 Phụ lục 6 của Quy định này. 3. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này các TCT hướng dẫn cụ thể về báo cáo để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Chương V CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ Mục 1 TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC&CNCH Điều 49. Tổ chức bộ máy quản lý công tác PCCC&CNCH tại EVN/TCT 1. Tổng giám đốc EVN/TCT chỉ đạo thống nhất việc quản lý và thực hiện công tác PCCC&CNCH từ EVN/TCT đến các đơn vị; quyết định thành lập BCĐ/BCH PCCC&CNCH cấp EVN/TCT. 2. Ban An toàn là đầu mối, phối hợp với các Ban của EVN/TCT, các đơn vị liên quan tham mưu cho Tổng giám đốc EVN/TCT chỉ đạo công tác PCCC&CNCH trong EVN/TCT. Điều 50. Tổ chức bộ máy quản lý công tác PCCC&CNCH tại đơn vị 1. Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công
37
tác PCCC&CNCH tại đơn vị; ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận đầu mối và của các bộ phận phối hợp thực hiện công tác PCCC&CNCH; Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vị có thể đảm nhận trực tiếp hoặc phân công một Phó Tổng giám đốc/Phó Giám đốc là người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH của đơn vị. 2. Ban An toàn/ Phòng An toàn/ Bộ phận an toàn là đầu mối tham mưu về công tác PCCC&CNCH. 3. Thành lập BCH PCCC&CNCH/Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo hoặc thực hiện chữa cháy và CNCH theo quy định pháp luật phù hợp với tổ chức sản xuất của đơn vị. Điều 51. Tổ chức, biên chế lực lượng chữa cháy 1. Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH của đơn vị, cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành. 2. Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành là lực lượng chính để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu khi chưa có lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo sự chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo đúng quy định pháp luật. 3. Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành có nhiệm vụ thực hiện công tác CNCH. 4. Tổ chức, biên chế của Đội PCCC cơ sở, Đội PCCC chuyên ngành: a. Tổ chức, biên chế của Đội PCCC cơ sở, Đội PCCC chuyên ngành thực hiện theo các quy định của pháp luật tại Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 149/2020/TT-BCA. b. Trường hợp là TBA không người trực - Đội (tổ) trực vận hành tại Trung tâm điều khiển xa và Tổ thao tác lưu động trực tiếp vận hành, quản lý TBA không người trực phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý và là thành viên Đội PCCC cơ sở. - Đội (tổ) trực vận hành tại các Trung tâm điều khiển xa chỉ huy, điều động nhân viên Tổ thao tác lưu động để xử lý các sự cố, tham gia công tác PCCC trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ cho các Tổ thao tác lưu động khác để khắc phục sự cố hoặc chữa cháy. - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ TBA, Tổ thao tác lưu động đến xử lý phải có tối thiểu 02 người; biên chế trực của Tổ thao tác lưu động phải có tối thiểu 02 người và phải được đào tạo, cấp chứng chỉ về PCCC&CNCH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đối với các TBA không người trực đang có lực lượng bảo vệ thì phải được biên chế vào Đội PCCC cơ sở, được đào tạo, cấp chứng chỉ về PCCC&CNCH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được đào tạo, huấn luyện và ghi sổ theo dõi
38
huấn luyện về an toàn điện; có biện pháp quản lý, giám sát như đối với nhân viên vận hành TBA. c. Trường hợp Trụ sở làm việc có nhiều đơn vị làm việc độc lập Thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; Mỗi đơn vị làm việc độc lập có 01 Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật. d. Trường hợp đơn vị có nhiều nhà máy điện làm việc độc lập có khoảng cách xa nhau về mặt địa lý, thì mỗi nhà máy điện thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành theo quy định của pháp luật. e. Trường hợp đơn vị có nhiều nhà máy điện làm việc độc lập nằm trong cùng một khuôn viên: thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; Mỗi nhà máy điện, phân xưởng làm việc độc lập có 01 Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành theo quy định của pháp luật. f. Đối với kho - Trường hợp đơn vị có kho và thường xuyên có người làm việc độc lập: Thành lập 01 Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật. - Trường hợp đơn vị có kho nằm trong khuôn viên của đơn vị, cơ sở thì lực lượng PCCC kho là thành viên của Đội PCCC cơ sở. g. Đối với Khu nhà trực quản lý vận hành Thành lập 01 Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của Đội (tổ) theo quy định của pháp luật. Điều 52. Trách nhiệm của EVN về thực hiện công tác PCCC&CNCH 1. Thống nhất chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước, của EVN về công tác PCCC&CNCH. 2. Ban hành quy định, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi, giám sát thực hiện công tác PCCC&CNCH. 3. Hướng dẫn, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại các đơn vị. 4. Chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho cán bộ quản lý về công tác PCCC&CNCH của các đơn vị. 5. Nghiên cứu, phổ biến các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong PCCC&CNCH phù hợp với điều kiện thực tế của EVN. 6. Giải quyết các kiến nghị của các đơn vị về công tác PCCC&CNCH. 7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực PCCC&CNCH trong thực hiện nhiệm vụ.
39
Điều 53. Trách nhiệm của đơn vị về thực hiện công tác PCCC&CNCH 1. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước, của EVN về lĩnh vực PCCC&CNCH. Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH tại đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm thuộc phạm vi mình quản lý. 2. Xây dựng kế hoạch và đảm bảo kinh phí mua sắm trang, thiết bị, phương tiện, vật tư và kinh phí hoạt động về công tác PCCC&CNCH theo quy định hiện hành. 3. Chi trả chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và Đội trưởng, Đội phó đội PCCC cơ sở, chuyên ngành theo quy định pháp luật. 4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC&CNCH, tổ chức tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH. 5. Xây dựng quy định để xử lý các hành vi vi phạm về an toàn PCCC&CNCH phù hợp với pháp luật của Nhà nước, các quy định của EVN và điều kiện cụ thể tại nơi làm việc của NLĐ. 6. Tổ chức khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định an toàn PCCC&CNCH đã được phát hiện sau kiểm tra, có phân công trách nhiệm và thời hạn phải hoàn thành, kiểm tra kết quả khắc phục theo thời hạn đã ấn định. 7. Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác PCCC&CNCH phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, cơ sở. 8. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về PCCC&CNCH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mục 2 PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Điều 54. Yêu cầu về phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ 1. Yêu cầu về phòng cháy Đối với Cơ sở a. Phải có đầy đủ nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. b. Phải có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định. c. Phải có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở. d. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
40
e. Phải có quy định về kiểm tra an toàn PCCC và định kỳ kiểm tra chi tiết, thí nghiệm thiết bị cho hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy để phát hiện các hư hỏng có thể gây cháy nổ và kịp thời xử lý. f. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. g. Phải có đầy đủ hồ sơ quản lý công tác PCCC theo quy định pháp luật. h. Các phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư chữa cháy phải được bảo quản tốt và định kỳ kiểm tra theo quy định, đảm bảo luôn ở tình trạng sẵn sàng chữa cháy theo quy định pháp luật. i. Thường xuyên đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra. j. Hệ thống PCCC, phương tiện PCCC phải được trang bị đầy đủ và được kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hiện hành hoặc chỉ đạo, hướng dẫn của C07, PC07. k. Hệ thống phát lệnh báo động khi có cháy như kẻng, còi, chuông, hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo tin cậy phục vụ cho công tác PCCC. l. Trường hợp là trạm biến áp được vận hành tự động đáp ứng các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và TBA trung gian 35 kV (hoặc cơ sở tương đương) thì không phải thực hiện điểm b khoản 1 Điều này. 2. Yêu cầu về cứu nạn, cứu hộ a. Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác CNCH và tính chất, đặc điểm của đơn vị đề xuất người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH tại đơn vị, cơ sở ban hành nội quy, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, cụ thể: - Nội quy về công tác CNCH gồm: các hành vi bị nghiêm cấm; những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ CNCH. - Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết. - Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về CNCH phải được phổ biến, niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành. - Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác CNCH gồm: Biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn; biển chỉ dẫn về CNCH; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác CNCH chỉ dành cho lực lượng làm công tác CNCH. - Có phương án cứu nạn, cứu hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
41
b. Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành ngoài việc thực hiện công tác chữa cháy theo quy định tại Quy định này phải thực hiện nhiệm vụ CNCH: Ngay khi sự cố, tai nạn xảy ra Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm tự tổ chức CNCH, đồng thời báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH biết về diễn biến sự cố, tai nạn. Nếu sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của mình thì yêu cầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và CNCH đến xử lý. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở: - Giúp người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH tại đơn vị, cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền. - Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý. - Tham gia bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ. - Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ. 3. Trách nhiệm của Người đứng đầu đơn vị, cơ sở về công tác PCCC&CNCH Người đứng đầu đơn vị, cơ sở về công tác PCCC&CNCH trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: a. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. b. Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. c. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. d. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; sử dụng kinh phí phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi làm việc, phương án phối hợp chữa cháy với cơ quan, đơn vị khác (nếu có); bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra.
42
e. Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật. f. Báo cáo chính quyền, cơ quan Cảnh sát PCCC &CNCH khi phát hiện hiện tượng vi phạm có nguy cơ gây cháy nổ, sự cố cháy nổ để phối hợp giải quyết. g. Trong trường hợp cho thuê một phần diện tích nơi làm việc, bên cho thuê và bên thuê phải thực hiện như sau: - Lập phương án chữa cháy chung cho cả khu vực thuộc quyền quản lý của mình, phương án chữa cháy này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được thực tập theo quy định. - Lập phương án cứu nạn, cứu hộ chung cho cả khu vực thuộc quyền quản lý của mình và phải được người đứng đầu đơn vị, cơ sở về công tác PCCC&CNCH phê duyệt và thực tập theo quy định. - Yêu cầu bên thuê có biện pháp, nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tự trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho đội PCCC của mình theo quy định trong phạm vi bên thuê được quyền sử dụng. - Bên cho thuê và bên thuê phải thống nhất bằng văn bản về việc phối hợp thực tập định kỳ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, có phân định trách nhiệm cụ thể trong phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi cơ sở cho thuê và các vấn đề khác liên quan đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; yêu cầu bên được thuê phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình như một cơ sở về công tác PCCC theo quy định của Pháp luật. - Trong trường hợp đơn vị, cơ sở thuê nơi làm việc của các tổ chức, cá nhân khác thực hiện như sau: + Phải có biện pháp, nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi được quyền sử dụng. + Phải thỏa thuận với bên cho thuê về việc phối hợp chữa cháy để đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ chung cho cả khu vực. + Phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình như một cơ sở về công tác PCCC&CNCH theo quy định của Pháp luật. Điều 55. Mua bảo hiểm cháy nổ Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định. Điều 56. Yêu cầu về báo cháy và chữa cháy 1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau: Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy; BCH PCCC&CNCH của đơn vị mình; Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất; Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy biết theo quy định pháp luật.
43
2. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. 3. Trong phạm vi quản lý của mình, Người chỉ huy chữa cháy phải huy động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy. Thông báo ngay với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để tham gia chữa cháy. 4. Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể như sau: a. Khi xảy ra cháy, người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy. b. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, khi lực lượng Cảnh sát PCCC chưa đến đám cháy thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau: Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH vắng mặt thì đội trưởng đội PCCC cơ sở, hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy. Trong thời gian người chỉ huy chữa cháy chưa đến thì Trưởng ca (nhà máy điện), Trưởng kíp/Trực chính (trạm điện), Trưởng kíp tổ thao tác lưu động (TBA vận hành tự động) chịu trách nhiệm chỉ huy chữa cháy. 5. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể như sau: a. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy: - Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy. - Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy. - Đề ra các yêu cầu về đảm bảo giao thông, trật tự. - Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế. - Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy. - Tổ chức thông tin về vụ cháy. - Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy. b. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy. 6. Trang phục chữa cháy; Trang bị phương tiện PCCC&CNCH; Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành theo đúng quy định pháp luật.
44
Điều 57. Phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH trong phạm vi quản lý của mình chịu trách nhiệm: 1. Phương án chữa cháy a. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và hàng năm tổ chức thực tập phương án đã đề ra theo quy định pháp luật; Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải đảm bảo tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập. b. Phải lập phương án chữa cháy bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau: - Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy. - Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau. - Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy. - Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy. 2. Phương án cứu nạn, cứu hộ a. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ và tổ chức thực tập, diễn tập phương án đã đề ra ít nhất hai năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu; Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải đảm bảo tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập, diễn tập. b. Phải lập phương án cứu nạn, cứu hộ bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau: - Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Đề ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố, tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra; khả năng xảy ra các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau. - Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của tình huống sự cố, tai nạn xảy ra. - Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ phải được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời khi có thay đổi về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
45
Điều 58. Khắc phục hậu quả sau sự cố cháy nổ Sau khi sự cố cháy nổ đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn, tuỳ theo địa điểm xảy ra cháy nổ, Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ: 1. Tiếp tục tìm kiếm, cứu hộ, cấp cứu người bị nạn (nếu có). 2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy. 3. Các nhiệm vụ tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể được kết hợp thực hiện đồng thời trong quá trình chữa cháy. 4. Phối hợp với các cơ quan liên quan lập biên bản hiện trường vụ cháy; sau khi có biên bản giám định hiện trường và sự đồng ý của cơ quan điều tra nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do cháy nổ gây ra và khẩn trương phục hồi lại sản xuất, kinh doanh. 5. Xác định sơ bộ các thiệt hại về người và tài sản. 6. Tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận có liên quan và đưa ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc cháy, nổ trong đơn vị. 7. Báo cáo nhanh và Báo cáo đầy đủ về việc cháy, nổ đến các cấp theo Quy định này. Điều 59. Thông tin về sự cố cháy nổ Người đứng đầu về công tác PCCC&CNCH là người chịu trách nhiệm trả lời chính thức các cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng và cơ quan thông tin đại chúng về toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự cố cháy, nổ xảy ra thuộc phạm vi quản lý của mình theo hồ sơ điều tra của cơ quan chức năng. Mục 3 HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PCCC&CNCH Điều 60. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH 1. Trách nhiệm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH a. EVN chịu trách nhiệm hàng năm: - Bồi dưỡng, kiểm tra nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lãnh đạo phụ trách công tác PCCC&CNCH và lãnh đạo Ban (phòng) của các đơn vị cấp II. - Theo dõi, kiểm tra việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH của các đơn vị. b. Các Đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho đội PCCC cơ sở, chuyên ngành và các đối tượng khác theo quy định; phổ biến kiến thức về PCCC&CNCH cho tất cả NLĐ trong đơn vị. 2. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
46
a. Thời gian và đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật, cụ thể như sau: - Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với người có chức danh chỉ huy chữa cháy, thành viên đội PCCC cơ sở và 32 giờ đến 48 giờ đối với thành viên đội PCCC chuyên ngành. - Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với người có chức danh chỉ huy chữa cháy, thành viên đội PCCC cơ sở và 32 giờ đối với thành viên đội PCCC chuyên ngành. - Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với người có chức danh chỉ huy chữa cháy, thành viên đội PCCC cơ sở và tối thiểu 16 giờ đối với thành viên đội PCCC chuyên ngành. b. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC - Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng. - Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy. - Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy. - Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy. - Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy. - Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 3. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH a. Thời gian và đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH, cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật, cụ thể như sau: - Huấn luyện nghiệp vụ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ đối với người có chức danh chỉ huy chữa cháy, cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành. - Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ đối với người có chức danh chỉ huy chữa cháy, thành viên đội PCCC cơ sở, chuyên ngành. - Huấn luyện, bồi dưỡng bổ sung hàng năm tối thiểu là 16 giờ đối với cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành. b. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH - Các vấn đề chung về công tác CNCH của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. - Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ CNCH chuyên đề theo các tình huống quy định pháp luật.
47
- Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ CNCH thông dụng. - Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện. - Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu. - Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện. Mục 4 QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ, THẨM DUYỆT, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HỆ THỐNG PCCC TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI TẠO HOẶC THAY ĐỔI TÍNH CHẤT SỬ DỤNG DỰ ÁN, NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH ĐIỆN Điều 61. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC 1. Quy hoạch xây dựng, thiết kế dự án xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự án, nâng cấp công trình điện phải được lập thiết kế hệ thống PCCC và tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hiện hành. 2. Thẩm duyệt thiết kế về PCCC a. Đơn vị, cơ sở hoặc Ban QLDA phải tổ chức lập đủ hồ sơ PCCC và trình cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho các dự án, công trình xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự án, nâng cấp công trình điện ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo danh mục thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định pháp luật. b. Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng. Điều 62. Nộp hồ sơ thiết kế PCCC về EVN và các TCT 1. Đối với các dự án, công trình do EVN là chủ đầu tư, Ban QLDA có trách nhiệm lưu trên phần mềm quản lý đầu tư xây dựng hồ sơ thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC, gửi về Ban An toàn EVN 01 bản (khi có yêu cầu) thiết kế cơ sở hệ thống PCCC và bản thuyết minh sử dụng công nghệ, tiêu chuẩn áp dụng để theo dõi. 2. Đối với các dự án, công trình do các TCT là chủ đầu tư, Ban QLDA có trách nhiệm lưu trên phần mềm quản lý đầu tư xây dựng hồ sơ thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC, gửi về Ban chủ trì theo dõi, kiểm tra, thực hiện công tác PCCC của TCT 01 bản (khi có yêu cầu) thiết kế cơ sở hệ thống PCCC và bản thuyết minh sử dụng công nghệ, các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng để theo dõi. Điều 63. Thi công, nghiệm thu hệ thống PCCC 1. Việc thi công xây lắp hệ thống PCCC chỉ được thực hiện sau khi:
48
a. Lập dự án thiết kế theo đúng quy định và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; Chỉ tiến hành thi công, xây lắp hệ thống PCCC đã được C07 hoă ̣c PC07 (nế u đươ ̣c giao, ủy quyề n) thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. b. Phương tiện PCCC đã được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC. Nội dung kiểm định phương tiện, thiết bị PCCC theo quy định pháp luật. 2. Công tác nghiệm thu về PCCC trong quá trình xây lắp phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. 3. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy: a. Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. b. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. c. Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy. d. Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt. e. Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới. f. Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy. g. Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy. 3. Trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC trong xây dựng công trình thực hiện theo quy định pháp luật. Mục 5 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC PCCC&CNCH Điều 64. Kiểm tra công tác PCCC&CNCH Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác PCCC&CNCH. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải thực hiện theo quy định pháp luật. EVN, các đơn vị có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để cùng kiểm tra Công tác an toàn theo Quy định này và các quy định khác của Nhà nước.
49
1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về công tác PCCC&CNCH. 2. Kiểm tra định kỳ PCCC&CNCH: a. Đối với các TBA trung gian 35 kV, TBA 110 kV, 220 kV và 500 kV, Phân xưởng, Đội hoặc cấp tương đương tự kiểm tra: ít nhất 01 tháng/lần. b. Đối với các Điện lực/Công ty Điện lực quận, huyện, Truyền tải điện khu vực, Nhà máy điện, Công ty Lưới điện cao thế Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoặc cấp tương đương kiểm tra các cơ sở trực thuộc: ít nhất 03 tháng/lần; tự kiểm tra ít nhất 01 tháng/lần. c. Đối với các Công ty Điện lực cấp tỉnh, các Công ty/Trung tâm dịch vụ sửa chữa, các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và các Công ty Phát điện hoặc cấp tương đương kiểm tra các cơ sở trực thuộc: ít nhất 6 tháng/lần; tự kiểm tra ít nhất 01 tháng/lần. d. Đối với cấp EVN, TCT kiểm tra các đơn vị, cơ sở trực thuộc: Theo chương trình kiểm tra hàng năm. 3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra khi xảy ra sự cố cháy nổ hoặc bất thường khác. Điều 65. Nội dung kiểm tra PCCC&CNCH 1. Nội dung kiểm tra về PCCC: a. Điề u kiêṇ an toàn về PCCC&CNCH đối với đơn vị, cơ sở và việc thực hiện các quy định về công tác PCCC của pháp luâ ̣t, của EVN. b. Trách nhiê ̣m về PCCC của người đứng đầ u và NLĐ theo quy định hiện hành. c. Thực hiện các tiêu chuẩ n, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình khai thác, vận hành công trình có liên quan đến công tác PCCC. d. Thực hiện các yêu cầ u về PCCC của người hoă ̣c cơ quan có thẩ m quyề n. e. Thực hiện các quy định an toàn PCCC của Nhà nước, các chỉ đạo của EVN, của đơn vị cấp trên về công tác PCCC. f. Tình trạng kỹ thuật, khả năng chữa cháy của các trang thiết bị PCCC. g. Phát hiện những thiếu sót của công trình có nguy cơ gây cháy nổ, các trở ngại cho việc chữa cháy, đề xuất biện pháp khắc phục và thời hạn xử lý. h. Đánh giá khả năng, trình độ của cán bộ, nhân viên vận hành về công tác PCCC, người chỉ huy chữa cháy và CNCH tại đơn vị, cơ sở. i. Tình hình phối hợp của đơn vị, cơ sở với các cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC.
50
j. Một số nội dung cụ thể về kiểm tra PCCC đối với các nhà máy điện và TBA trung gian 35 kV, TBA 110 kV, 220 kV, 500 kV được quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Quy định này. 2. Nội dung kiểm tra về CNCH: a. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch CNCH. b. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị CNCH của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. c. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác CNCH. d. Kinh phí cho công tác CNCH. Mục 6 THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PCCC&CNCH Điều 66. Thống kê, báo cáo về PCCC&CNCH 1. Các đơn vị phải lưu trữ số liệu, thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định pháp luật. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ của EVN và pháp luật hiện hành để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn của đơn vi.̣ 2. Các báo cáo a. Thông tin, báo cáo nhanh: Đối với các vụ cháy nổ dẫn tới sự cố cấp 1 theo Quy trình điều tra sự cố; cháy, nổ có kèm theo tai nạn về người; cháy, nổ trụ sở làm việc, kho hàng hóa, vật tư, thiết bị gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản các đơn vị thông tin sơ bộ nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử, hình thức khác). Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất trong vòng 02 giờ và có báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ về EVN theo Biểu số 2 Phụ lục 6 Quy định. b. Báo cáo định kỳ trên EVNportal/phần mềm: Các đơn vị báo cáo trên cổng thông tin điện tử EVNportal/phần mềm (theo biểu mẫu báo cáo được đăng tải) định kỳ theo quy định. c. Báo cáo kết quả điều tra các vụ cháy nổ: Sau khi có kết quả điều tra xác định nguyên nhân, xử lý khắc phục việc cháy nổ, đưa thiết bị, công trình trở lại chế độ bình thường; tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận có liên quan và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc cháy, nổ trong đơn vị. Mẫu báo theo Biểu số 6 Phụ lục 6 Quy định này. d. Báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật: Báo cáo định kỳ về công tác PCCC&CNCH: Các đơn vi ̣ phải báo cáo về công tác PCCC&CNCH với cơ quan cấ p trên quản lý trực tiếp theo Biểu số 11 tại Phụ lục 6 trước ngày 15/7 và 10/01 hàng năm; cập nhật số liệu và đính kèm báo cáo trên EVNportal.
51
3. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này các TCT hướng dẫn cụ thể về báo cáo để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Chương VI CÔNG TÁC PCTT&TKCN Mục 1 NỘI DUNG CÔNG TÁC PCTT&TKCN Điều 67. Những nguyên tắc cơ bản Các đơn vị thực hiện các nguyên tắc cơ bản về công tác PCTT&TKCN như sau: 1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. 2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm chung của tất cả tập thể, cá nhân. 3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. 4. Đưa công tác phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của EVN và đơn vị. 5. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. 6. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai. Điều 68. Nguồn lực cho công tác PCTT&TKCN 1. Nguồn lực tại chỗ là nguồn lực chủ đạo trong công tác PCTT&TKCN. Các nguồn lực khác được hỗ trợ từ các đơn vị trong EVN, đơn vị thuê ngoài hoặc nguồn lực của địa phương. Các đơn vị ký kết quy chế, thỏa thuận hoặc biên bản phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức huy động các nguồn lực kịp thời khắc phục các sự cố, thiệt hại do thiên tai. 2. Các đơn vị bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN khi được Lãnh đạo cấp trên hoặc người có thẩm quyền của địa phương yêu cầu. Điều 69. Vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm PCTT&TKCN 1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động PCTT&TKCN bao gồm các vật tư dự phòng, phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; đảm bảo đầy đủ tại chỗ cho công tác PCTT&TKCN. 2. Nhu yếu phẩm của các đơn vị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm: Lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên khi thiên tai xảy ra.
52
3. Các đơn vị cần đảm bảo số lượng, danh mục địa điểm lưu giữ. Đối với các đơn vị ở nơi có khả năng cung cấp nhu yếu phẩm thuận tiện, không bị chia cắt do thiên tai xảy ra, đơn vị phải có nguồn cung cấp tin cậy, kịp thời. Điều 70. Nguồn tài chính, công tác thanh quyết toán trong hoạt động PCTT&TKCN 1. Nguồn tài chính cho hoạt động PCTT&TKCN của các đơn vị thuộc EVN được đưa vào kế hoạch hàng năm và được hạch toán vào giá thành sản xuất. Trường hợp ảnh hưởng của thiên tai vượt quá kế hoạch dự phòng hàng năm cần báo cáo ngay với cấp trên để chỉ đạo kịp thời. 2. Công tác thanh quyết toán khi khắc phục các hậu quả của thiên tai được thực hiện theo các quy định về tài chính của EVN. 3. Hàng năm, các đơn vị phải báo cáo đầy đủ chi phí khắc phục kèm theo danh mục thống kê, đánh giá thiệt hại trong các sự kiện thiên tai gửi về BCH PCTT&TKCN cấp trên. 4. Những trường hợp đặc biệt do thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng, đơn vị không thể tự khắc phục được thì Lãnh đạo lập phương án xử lý tổn thất báo cáo cấp trên để xem xét xử lý. Điều 71. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện các nội dung về công tác PCTT&TKCN hàng năm 1. Kiện toàn tổ chức BCH PCTT&TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong BCH của đơn vị ngay từ đầu năm và khi có thay đổi về tổ chức, nhân sự. 2. Kiện toàn các Đội xung kích PCTT&TKCN của đơn vị. 3. Rà soát, điều chỉnh phương án PCTT sát với thực tế, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng đơn vị, địa phương theo phương châm bốn tại chỗ. 4. Tổ chức kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN và tổ chức diễn tập phương án PCTT. 5. Thực hiện chế độ trực ban lãnh đạo, chỉ huy và các lực lượng ứng trực 24/24h và báo cáo theo quy định khi xảy ra thiên tai. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong các tình huống để phục vụ chỉ đạo, điều hành. 6. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. 7. Tăng cường sự phối hợp giữa BCH của đơn vị với BCH của địa phương và các cơ quan, đơn vị trên cùng địa bàn trong công tác PCTT&TKCN. 8. Lãnh đạo các Công ty Điện lực tỉnh/thành phố, Công ty thủy điện chủ động đề xuất được tham gia BCH PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố trên địa bàn. 9. Trên địa bàn tỉnh/thành phố, các Công ty phát điện, Truyền tải điện, lưới điện cao thế, Ban QLDA (nguồn điện, lưới điện) phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về sự chuẩn bị ứng phó, các ảnh hưởng và quá trình khắc phục của
53
đơn vị khi xảy ra thiên tai cho các Công ty Điện lực tỉnh/thành phố để báo cáo lãnh đạo địa phương (Lãnh đạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố) và phối hợp cung cấp thông tin trên địa bàn. 10. Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng đến cung cấp điện và quá trình khắc phục cấp điện trở lại ở các khu vực bị thiên tai; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các cấp chính quyền ở tỉnh/thành phố, huyện, xã để tuyên truyền nhằm được sự đồng thuận và chia sẻ nỗ lực khắc phục khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai. 11. Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho lực lượng tham gia trực tiếp công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Động viên, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác này sau mỗi sự kiện thiên tai lớn. 12. Thực hiện phân tích sự cố do thiên tai gây ra để có giải pháp phòng ngừa trong các sự kiện thiên tai tương tự; thống kê, đánh giá sơ bộ thiệt hại đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều 72. Phân cấp trách nhiệm và phối hợp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của Chính phủ Khi xuất hiện sự kiện thiên tai, EVN/đơn vị cần nhanh chóng chỉ đạo tạo mới sự kiện; cập nhật thông tin diễn biến, thực hiện báo cáo lên mô đun phòng chống thiên tai trên trang web/phần mềm của EVN về quản lý Công tác an toàn. EVN quản lý các sự kiện thiên tai là bão, áp thấp nhiệt đới và các sự kiện thiên tai có cấp độ rủi ro từ 3 trở lên; các đơn vị quản lý các sự kiện thiên tai khác. Căn cứ các quy định về cấp rủi ro thiên tai và các thông tin cảnh báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Viện Vật lý địa cầu, Tổng cục Lâm nghiệp và từ các công điện của BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, BCH PCTT&TKCN Bộ Công Thương, BCH PCTT&TKCN EVN, tất cả các đơn vị trong vùng ảnh hưởng của thiên tai cần thực hiện: 1. Khi rủi ro thiên tai cấp độ 1: Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Công ty phát điện, các Công ty Điện lực, các Công ty/Truyền tải điện, Trung tâm Điều độ miền, các Ban QLDA (nguồn điện, lưới điện), các đơn vị bị ảnh hưởng trên địa bàn có trách nhiệm chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền khi thiên tai xảy ra theo các phương án ứng phó, thực hiện các chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN cấp trên và địa phương, kịp thời báo cáo các diễn biến và quá trình khắc phục với cấp trên. 2. Khi rủi ro thiên tai cấp độ 2: Tổng giám đốc, BCH PCTT&TKCN các TCT phát điện, TCT Truyền tải điện Quốc gia, các TCT Điện lực, Trung tâm hệ thống điện Quốc gia có trách nhiệm chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền khi thiên tai xảy ra, thực hiện các chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN cấp trên và địa phương, kịp thời báo cáo các diễn biến và quá trình khắc phục với cấp trên, trường hợp vượt khả năng ứng phó cần báo cáo ngay với BCH PCTT&TKCN EVN, BCH
54
PCTT&TKCN Bộ Công Thương, BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để được hỗ trợ. 3. Khi rủi ro thiên tai cấp độ 3 trở lên: Tổng giám đốc, BCH PCTT&TKCN EVN và các đơn vị có trách nhiệm chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền khi thiên tai xảy ra, kịp thời báo cáo các diễn biến và quá trình khắc phục với cấp trên, thực hiện các chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN Bộ Công Thương, BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trường hợp vượt khả năng ứng phó cần báo cáo ngay với các cơ quan cấp trên để được hỗ trợ. Điều 73. Trách nhiệm của các Công ty thủy điện Các Công ty thủy điện có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định tại Error! Reference source not found.71, Error! Reference source not found.2 Quy định này và các quy định sau: 1. Thực hiện nghiêm các quy định trong quy trình vận hành hồ chứa và quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt ban hành. 2. Tổ chức kiểm tra toàn diện, quan trắc, đánh giá tình trạng an toàn hồ đập, bảo dưỡng, sửa chữa trước mùa lũ đối với toàn bộ thiết bị, công trình liên quan đến công tác vận hành chống lũ đặc biệt là tuyến đầu mối (đập chính, đập phụ, đập tràn), tuyến năng lượng, các nguồn điện cung cấp chính và dự phòng (đặc biệt là cho công trình xả lũ), hệ thống chống sét và tiếp địa, hệ thống đường giao thông phục vụ vận hành, phương án và các phương tiện thông tin liên lạc, các nguồn vật tư dự phòng, phương án huy động nhân lực, các thiết bị và phương tiện vận chuyển, các thiết bị và phương tiện cần thiết cho xử lý sự cố nhằm đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy trong thiên tai. 3. Việc sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình phải hoàn thành trước mùa lũ hàng năm, đảm bảo đủ năng lực phòng, chống lũ và an toàn trong thiên tai. 4. Đối với các công trình thuỷ điện đã tích nước hồ chứa, phát điện nhưng chưa hoàn tất toàn bộ công trình, phải phối hợp với các Ban QLDA nguồn điện kiểm tra những tồn tại và khắc phục xong trước mùa mưa lũ. 5. Xây dựng, rà soát và cập nhật: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; Phương án ứng phó thiên tai; Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; Quy chế, thỏa thuận hoặc biên bản phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức vận hành hồ chứa theo quy trình được duyệt, đảm bảo an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ, an toàn cho hạ du. 6. Xây dựng, rà soát và cập nhật cơ chế phối hợp vận hành, điều tiết xả lũ các hồ chứa trên cùng lưu vực và triển khai thực hiện, đề xuất kịp thời với BCH PCTT&TKCN tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh về chế độ vận hành điều tiết hồ chứa, liên hồ chứa. 7. Đánh giá việc vận hành điều tiết hồ theo quy trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp những nội dung không còn hoặc chưa phù hợp, trình cấp thẩm
55
quyền sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ du và an toàn cho công trình; rà soát các quy trình vận hành hồ chứa đã ban hành cho riêng từng hồ để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành. 8. Tổ chức kiểm tra quy trình kỹ thuật xả lũ cho các chức danh có liên quan như tính toán, đóng mở cửa van, thông báo thử và diễn tập các tình huống cho các đối tượng liên quan. 9. Đảm bảo đầy đủ các số liệu về khí tượng thủy văn, các tài liệu và phương tiện cần thiết cho tính toán điều tiết hồ chứa. Kiểm tra, củng cố các hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo thông suốt trong các tình huống đặc biệt là từ đập tràn xả lũ. 10. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia/Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền để khai thác tối ưu, hiệu quả nguồn nước đảm bảo vận hành an toàn công trình và hạ du hồ chứa. 11. Phối hợp với các cấp chính quyền ở địa phương có liên quan kiểm tra thực địa hiện trạng dòng chảy thoát lũ ở hạ lưu đập và kịp thời xử lý các vi phạm, lấn chiếm ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ của công trình nhằm đảm bảo xả lũ an toàn, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại cho hạ lưu khi xả lũ. 12. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân vùng hạ du những thông tin và quy định về công tác phòng chống thiên tai, xả lũ của hồ chứa, đặc biệt là với nhân dân sinh sống gần hạ lưu công trình. 13. Cử cá nhân làm đầu mối (bao gồm: họ và tên, số điện thoại, số fax và địa chỉ email) thực hiện cung cấp các thông tin, số liệu điều tiết hồ chứa, thông số quan trắc cho BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, BCH PCTT&TKCN Bộ Công Thương, EVN, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn khu vực, BCH PCTT&TKCN và Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công trình đang hoạt động, các thông tin bao gồm: a. Trước khi đóng mở các cửa xả theo quy định của quy trình vận hành. b. Thông báo ngay trước khi hồ xả lũ khẩn cấp, khi xảy ra sự cố vận hành điều tiết chống lũ, khi xảy ra vỡ đập, tràn đập. c. Số liệu của tất cả các lần đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ: - Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu hồ. - Lưu lượng vào hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tua bin, tổng lưu lượng về hạ lưu đập. - Dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ khi tính theo lưu lượng đến hồ. Việc cung cấp các thông tin trên được thực hiện bằng fax, email hoặc trực tiếp qua điện thoại để kịp thời xử lý, văn bản chính gửi theo đường công văn để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.
56
14. Kiểm tra, duy trì sự hoạt động tốt và liên tục của hệ thống cảnh báo cho vùng hạ du đập khi vận hành, xả lũ hồ chứa và hệ thống camera giám sát tại thượng lưu, hạ lưu các hồ chứa truyền hình ảnh về Văn phòng thường trực BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, EVN và các cơ quan, đơn vị liên quan để giám sát vận hành xả lũ. Điều 74. Trách nhiệm của các Công ty/ Nhà máy nhiệt điện Các Công ty/ Nhà máy nhiệt điện có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định tại Điều 71, Điều 72 và tổ chức thực hiện: 1. Tổng kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị; hệ thống chống sét và tiếp đất; kho chứa và hệ thống vận chuyển nhiên liệu; hệ thống thải, chứa tro xỉ; hệ thống bơm làm mát; đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện trong thiên tai. 2. Chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu theo quy định, đáp ứng phương thức huy động các tổ máy. 3. Xây dựng phương án và tổ chức diễn tập trước mùa mưa bão; sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra. Điều 75. Trách nhiệm của các TCT Phát điện 1. Chỉ đạo và kiểm tra các Công ty thủy điện thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điều 73 của Quy định này. 2. Chỉ đạo và kiểm tra các Công ty nhiệt điện thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điều 74 của Quy định này. 3. Chỉ đạo và kiểm tra các Ban QLDA nguồn điện thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điều 78 của Quy định này. Điều 76. Trách nhiệm của TCT Truyền tải điện quốc gia 1. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Error! Reference source not found.71, Error! Reference source not found.72 Quy định này. 2. Chỉ đạo kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị, móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các địa bàn xung yếu, các cột điện ở triền dốc, bờ sông, các đường dây mới đưa vào vận hành), chuẩn bị đầy đủ dây chằng néo tạm các trụ điện có nguy cơ ngã đổ, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong thiên tai. 3. Chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị vật tư, nguồn lực để khôi phục cấp điện trở lại an toàn, nhanh nhất và hỗ trợ các đơn vị điện lực trên địa bàn sau khi thiên tai xảy ra. Tổ chức diễn tập các tình huống trong phòng chống thiên tai, lưu ý tình huống bị ngập lụt, úng, địa bàn bị chia cắt.
57
4. Tăng cường công tác tuyên truyền; cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa bão; cảnh báo về nguy cơ đốt rừng, nương, rẫy gây sự cố lưới điện cho nhân dân địa phương, nơi đường dây truyền tải điện đi qua. Điều 77. Trách nhiệm của các TCT Điện lực 1. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Error! Reference source not found.71, Error! Reference source not found.2 Quy định này. 2. Chỉ đạo và kiểm tra các Công ty thủy điện thành viên thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Error! Reference source not found.3 Quy định này. 3. Tổng kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị, móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các địa bàn xung yếu, các cột điện ở triền dốc, bờ sông, các đường dây mới đưa vào vận hành), phối hợp với BCH PCTT&TKCN địa phương để cắt điện ở những khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập úng, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện. 4. Chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị vật tư, nguồn lực, khôi phục cấp điện trở lại an toàn, nhanh nhất cho các phụ tải quan trọng (đặc biệt là cho cơ quan chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, cơ sở y tế, cung cấp nước sạch, viễn thông, phát thanh, truyền hình, các trạm bơm tiêu nước chống úng ngập) và hỗ trợ các đơn vị điện lực sau khi thiên tai xảy ra. Tổ chức diễn tập các tình huống trong phòng chống thiên tai, lưu ý tình huống bị ngập lụt, úng, địa bàn bị chia cắt. 5. Chỉ đạo các Công ty Điện lực tỉnh/thành phố chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng đến cung ứng điện và quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại ở các khu vực bị thiên tai; tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn, tạo được sự đồng thuận và chia sẻ nỗ lực khắc phục khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai và tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa bão cho nhân dân, đặc biệt lưu ý đến lưới điện hạ áp nông thôn mới tiếp nhận. 6. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các Công ty thủy điện thành viên theo dõi sát tình hình thuỷ văn, kiểm tra công trình, thiết bị đóng mở, vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và tham gia giảm lũ cho hạ du. Điều 78. Trách nhiệm của các Ban QLDA 1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Error! Reference source not found.72 Quy định này. 2. Lãnh đạo đơn vị phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo xử lý các hậu quả của thiên tai gây ra. 3. Trước và sau các trận mưa, bão, lũ yêu cầu kiểm tra hệ thống thoát nước mặt như cống, rãnh và che chắn các hạng mục công trình để không bị ẩm ướt, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật và chất lượng thì phải tổ chức khắc phục ngay.
58
4. Yêu cầu các nhà thầu dự trữ vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ thi công mùa mưa lũ theo phương án được duyệt, đảm bảo không bị ngừng trệ trong trường hợp hệ thống giao thông trong và ngoài công trường bị ách tắc. 5. Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu đối với cán bộ công nhân viên trên công trường. 6. Báo cáo tình hình ảnh hưởng của thiên tai và biện pháp xử lý, khắc phục ảnh hưởng thiên tai về EVN để theo dõi và chỉ đạo. 7. Ban QLDA lưới điện: Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại khoản 5, 6, 9, 10, 11 và 12 Điều 71 Quy định này. 8. Ban QLDA nguồn điện: a. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điều 71 Quy định này. Thành lập BCH PCTT&TKCN tại công trường của từng dự án, bao gồm lãnh đạo và chuyên viên của Ban QLDA, các nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể và cá nhân. b. Hàng năm, trước mùa mưa lũ các dự án công trình thủy điện phải xây dựng, rà soát, phê duyệt hồ sơ thiết kế chống lũ. Hội đồng nghiệm thu cơ sở tổ chức kiểm tra hiện trường, họp và ký biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình chống lũ theo hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công được cấp thẩm quyền phê duyệt, các công trình đang thi công phải bảo đảm tiến độ và điều kiện chống lũ; sau khi ký biên bản nghiệm thu, các đơn vị lập báo cáo kết quả đã thực hiện công tác chống lũ gửi TCT phát điện, EVN và Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Đối với các công trình thuỷ điện đã tích nước hồ chứa, phát điện nhưng chưa hoàn tất toàn bộ công trình, phải phối hợp với các Công ty thuỷ điện/Đơn vị tiếp nhận vận hành công trình, kiểm tra những tồn tại và khắc phục để đảm bảo an toàn trong thiên tai. Điều 79. Trách nhiệm của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia 1. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Error! Reference source not found.71 Quy định này. 2. Xây dựng phương án và tổ chức diễn tập xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia ứng với từng sự cố cụ thể do ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là tình huống mất hệ thống SCADA và hệ thông thông tin liên lạc. 3. Liên hệ chặt chẽ với Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, nắm vững tình hình thời tiết, vận hành hiệu quả hệ thống điện và ứng phó kịp thời các diễn biến của thiên tai. 4. Phối hợp chặt chẽ với các Công ty thủy điện để khai thác tối ưu, hiệu quả nguồn nước đảm bảo vận hành an toàn công trình và hạ du hồ chứa. 5. Thực hiện các phương án kết dây, huy động nguồn ứng phó với các tình huống xảy ra thiên tai.
59
6. Chỉ đạo các Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền xây dựng phương án và tổ chức diễn tập xử lý sự cố hệ thống điện miền do ảnh hưởng của thiên tai. 7. Thực hiện và chỉ đạo các Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền tổng hợp, cung cấp kịp thời thông tin sự cố, phụ tải mất điện và quá trình điều hành xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển do thiên tai gây ra về BCH PCTT&TKCN EVN. Điều 80. Trách nhiệm của Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin 1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 Error! Reference source not found.71 Quy định này. 2. Tổ chức vận hành, kiểm soát, đảm bảo hệ thống phần mềm phục vụ sản xuất, kinh doanh, các trang web về quản lý Công tác an toàn và hồ chứa thủy điện của Tập đoàn hoạt động tốt trong các tình huống có thể xảy ra. 3. Tổ chức trực 24/24h khi xảy ra thiên tai, đảm bảo thông tin liên lạc, tổng đài nội bộ hoạt động thông suốt phục vụ công tác PCTT&TKCN và điều hành sản xuất của Tập đoàn. 4. Cập nhật thường xuyên và đầy đủ diễn biến của thời tiết, các hình thái thiên tai và văn bản chỉ đạo của BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, BCH PCTT&TKCN Bộ Công Thương, EVN lên mô đun phòng chống thiên tai của trang web/phần mềm về quản lý Công tác an toàn. Điều 81. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin Điện lực 1. Chủ động phối hợp với Ủy viên thường trực BCH PCTT&TKCN EVN và các đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động PCTT&TKCN, ảnh hưởng đến cung ứng điện và quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại ở các khu vực bị ảnh hưởng thiên tai lên các phương tiện truyền thông. 2. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương, tạo được sự đồng thuận và chia sẻ nỗ lực khắc phục khó khăn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong công tác PCTT&TKCN. Mục 2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA BCH PCTT&TKCN Điều 82. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN EVN/TCT 1. BCH PCTT&TKCN của EVN/TCT do Lãnh đạo EVN/TCT ký quyết định thành lập, thành phần gồm: a. Lãnh đạo EVN/TCT - Trưởng BCH. b. Lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam - Phó Trưởng BCH. c. Trưởng Ban An toàn - Ủy viên thường trực. d. Các ủy viên: Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN một số đơn vị; Lãnh đạo các Ban Kỹ thuật/Kỹ thuật - Sản suất, Quản lý xây dựng, Viễn thông và Công nghệ thông tin, Truyền thông.
60
e. Căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế, BCH PCTT&TKCN có thể bổ sung các thành viên của các Ban, đơn vị liên quan. 2. BCH PCTT&TKCN của EVN/TCT có nhiệm vụ: a. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCH. b. Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động trong thẩm quyền các nguồn lực để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn. c. Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, BCH PCTT&TKCN cấp trên. d. Ban hành các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo về công tác PCTT&TKCN. e. Thực hiện kiểm tra công tác PCTT&TKCN của các đơn vị các cấp. f. Báo cáo nhanh, báo cáo tổng hợp, các quá trình khắc phục diễn biến của thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn với lãnh đạo và các cơ quan cấp trên. 3. Ban An toàn thực hiện chức năng thường trực, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác PCTT&TKCN. 4. Các Ban chức năng, các đơn vị liên quan thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và theo văn bản phân công nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN EVN/TCT. Điều 83. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) 1. BCH PCTT&TKCN của A0 do Lãnh đạo A0 làm Trưởng Ban; các ủy viên là lãnh đạo các phòng chức năng, Công đoàn và một số đơn vị trực thuộc có liên quan. 2. Nhiệm vụ của BCH: a. Tổng hợp nhanh tình hình điều hành xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển, do thiên tai. Cung cấp kịp thời thông tin các sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển do thiên tai gây ra về BCH PCTT&TKCN EVN. b. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố do thiên tai gây ra. c. Lập các phương thức huy động nguồn, kết dây hệ thống trong tình huống bị ảnh hưởng của thiên tai. Điều 84. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của BCH PCTT&TKCN của đơn vị khác 1. BCH PCTT&TKCN của đơn vị do Lãnh đạo đơn vị ký quyết định thành lập, 01 đồng chí lãnh đạo làm Trưởng BCH, các đồng chí lãnh đạo khác (nếu có),
61
Chủ tịch/ Phó chủ tịch Công đoàn làm Phó Trưởng BCH; các ủy viên là lãnh đạo các Ban/phòng chức năng và một số đơn vị khác có liên quan. 2. Ban/phòng An toàn các đơn vị thực hiện chức năng thường trực, tham mưu cho Lãnh đạo trong công tác PCTT&TKCN. 3. Nhiệm vụ của BCH: Trực tiếp chỉ huy trong công tác PCTT&TKCN gồm: Chỉ đạo các đơn vị thành viên, phối hợp với các đơn vị điện lực, phối hợp với các BCH PCTT&TKCN của địa phương, quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực để ứng phó và khắc phục hậu quả, báo cáo các cơ quan cấp trên. Mục 3 HỒ SƠ, BỒI DƯỠNG, HUẤN LUYỆN CÔNG TÁC PCTT&TKCN Điều 85. Quy đinh ̣ về hồ sơ công tác PCTT&TKCN 1. Quyết định thành lập BCH PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ các thành viên. 2. Văn bản chỉ đạo, kết quả thực hiện. 3. Biên bản kiểm tra, kết quả xử lý các tồn tại, kiến nghị. 4. Quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ các Đội xung kích PCTT&TKCN. 5. Danh bạ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của cơ quan, đơn vị và những người có liên quan đến công tác PCTT&TKCN và lịch trực (nếu có). 6. Báo cáo sơ kết sáu tháng, tổng kết năm về công tác PCTT&TKCN. 7. Kế hoạch công tác, phương án PCTT hàng năm. 8. Phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng, phương án ứng cứu đảm bảo thông tin liên lạc trong thiên tai. 9. Các hồ sơ về an toàn đối với các đơn vị sau: a. Đơn vị thủy điện: gồm có các phương án như phương án bảo vệ đập, ứng phó thiên tai, tình huống khẩn cấp; Hệ thống giám sát vận hành thông qua số liệu, camera; Hệ thống cảnh báo vận hành như còi hú, loa, biển; Báo cáo vận hành hồ chứa, xả lũ; Báo cáo hiện trạng an toàn đập; Quy trình vận hành hồ chứa; Kiểm định an toàn đập và Cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa. b. Đơn vị nhiệt điện: các hồ sơ về an toàn đối với cảng, kho nhiên liệu, đê bao, thải tro xỉ và hệ thống nước làm mát. c. Đơn vị lưới điện: các hồ sơ về quản lý điểm xung yếu, an toàn hành lang lưới điện, các trạm biến áp không người trực. 10. Bảng tổng hợp danh mục vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng thiết yếu cho sản xuất và các vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc, lương thực phục vụ công tác PCTT&TKCN. 11. Kế hoạch, kết quả kiểm tra công tác PCTT&TKCN của đơn vị.
62
12. Phương án tổ chức diễn tập PCTT&TKCN hàng năm. 13. Các tài liệu khác có liên quan đến công tác PCTT&TKCN. Các đơn vị, căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, xây dựng hồ sơ công tác PCTT&TKCN, cập nhật hồ sơ lên mô đun phòng chống thiên tai trên trang web/phần mềm của EVN về quản lý Công tác an toàn trước ngày 15/6 hàng năm. Điều 86. Nâng cao nhận thức về thiên tai Căn cứ yêu cầu sản xuất, hàng năm các đơn vị cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách và quy định của EVN, đơn vị về công tác PCTT&TKCN; bồi dưỡng, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho các thành viên BCH, Đội xung kích và cho tất cả các cán bộ công nhân viên làm công tác PCTT&TKCN. Điều 87. Xây dựng, cập nhật phương án PCTT Các đơn vị xây dựng, hàng năm cập nhật phương án PCTT tương ứng với từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến, đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó, chú trọng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, hạn hán và động đất. Điều 88. Diễn tập, tập huấn phương án PCTT 1. Dựa trên phương án PCTT được lập, hàng năm các đơn vị lựa chọn kịch bản phù hợp để tổ chức diễn tập, tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của các bộ phận, nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, công tác phối hợp, hiệp đồng của các lực lượng trong PCTT&TKCN. 2. Các đơn vị tổ chức diễn tập, tập huấn phương án PCTT bao gồm cả phương án ứng cứu thông tin hoàn thành trước mùa mưa lũ ít nhất 15 ngày. Thời gian tổ chức diễn tập như sau: a. Trước ngày 01/6 hàng năm đối với các đơn vị từ tỉnh Khánh Hòa trở ra phía Bắc và Tây Nguyên, một số Công ty thủy điện khu vực Tây Nguyên có thể hoàn thành công tác diễn tập muộn hơn. b. Trước ngày 15/7 hàng năm đối với các đơn vị các tỉnh còn lại. Mục 4 ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI Điều 89. Tổ chức ứng phó khi xảy ra thiên tai 1. Khi nhận công điện, tin báo, cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai từ BCH PCTT&TKCN cấp trên hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng thì các đơn vị cần chỉ đạo, truyền tin nhanh nhất qua các kênh thông tin liên lạc nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó và tổ chức trực ban kịp thời. 2. Phải đảm bảo thông tin, liên lạc chỉ huy thông suốt trong các tình huống có thể xảy ra. 3. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện ứng phó:
63
a. Khi xảy ra thiên tai, BCH các cấp thực hiện ngay biện pháp huy động lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện dự trữ để khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm bốn tại chỗ. b. Dự kiến tình huống xấu, phức tạp có thể xảy ra ngoài khả năng xử lý của đơn vị và báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để hỗ trợ kịp thời. 4. Báo cáo nhanh diễn biến tình hình, thiệt hại và quá trình khắc phục các ảnh hưởng do thiên tai lên mô đun phòng chống thiên tai của trang web/phần mềm của EVN về quản lý Công tác an toàn. Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cần nhanh chóng cung cấp thông tin sơ bộ về Ủy viên thường trực BCH PCTT&TKCN cấp trên trực tiếp và EVN. Điều 90. Khắc phục hậu quả thiên tai Trong quá trình khắc phục hậu quả thiên tai cần đảm bảo nguyên tắc “bốn tại chỗ” và đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Lãnh đạo và BCH các đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý, trường hợp ảnh hưởng của thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị cần báo cáo ngay lên cấp trên để được hỗ trợ kịp thời. 2. Khẩn trương xử lý sự cố lưới điện, trạm điện để khôi phục nguồn điện cho các phụ tải quan trọng, khu vực trung tâm, khu vực đông dân cư và nhanh chóng có các biện pháp khôi phục nguồn điện phục vụ sản xuất, phục vụ sinh hoạt ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. 3. Khi khắc phục hậu quả thiên tai cần đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Trong một số trường hợp khẩn cấp, cho phép khắc phục tạm thời nhưng phải tuân thủ đúng theo các quy trình, quy định trong quá trình thực hiện và ngay sau đó phải lập phương án cụ thể để khắc phục đảm bảo các điều kiện kỹ thuật. 4. NLĐ có trách nhiệm tuân thủ đúng theo các quy trình, quy định để đảm bảo an toàn và phải chủ động tiến hành, tích cực tham gia việc khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. 5. Tổ chức điều tra, thống kê và đánh giá thiệt hại, sự cố do thiên tai gây ra, báo cáo tổng hợp với cấp trên. 6. Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp. 7. Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng dịch; phối hợp với tổ chức Công đoàn hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ cho các NLĐ bị nạn, ảnh hưởng trong thiên tai sớm ổn định tinh thần và đời sống. 8. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông báo chí để thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình ảnh hưởng của thiên tai, tình hình xả lũ, tình hình khắc phục lưới điện, hệ thống điện. Điều 91. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự
64
1. Khi thiên tai xảy ra có gây tai nạn cho người, đơn vị phải tổ chức tìm kiếm cứu nạn, tổ chức cấp cứu, điều trị nạn nhân, chủ động phối, kết hợp với các lực lượng liên quan tích cực tìm kiếm người mất tích. 2. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý của đơn vị phải báo cáo ngay BCH PCTT&TKCN cấp trên, địa phương và EVN để được hỗ trợ kịp thời. 3. Tổ chức triển khai chu đáo kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự, phối hợp bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị và nhân dân tại khu vực, địa bàn xảy ra thiên tai. 4. Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương trong khả năng của đơn vị. 5. Khi thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn cho địa phương theo yêu cầu, cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị trong quá trình cứu hộ, cứu nạn. 6. Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ. Mục 5 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC PCTT&TKCN Điều 92. Kiểm tra công tác PCTT&TKCN 1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về công tác PCTT&TKCN. 2. Kiểm tra định kỳ PCTT&TKCN: EVN và các TCT kiểm tra tại các đơn vị thành viên trước ngày 15/6 hàng năm đối với các đơn vị từ tỉnh Khánh Hòa trở ra và Tây Nguyên (một số Công ty thủy điện khu vực Tây Nguyên có thể hoàn thành công tác kiểm tra muộn hơn nhưng hoàn thành trước mùa mưa lũ 01 tháng); trước ngày 15/7 hàng năm đối với các đơn vị các tỉnh còn lại. Đơn vị các cấp tự thực hiện kiểm tra; các TCT kiểm tra tại một số đơn vị thành viên; EVN kiểm tra tại một số TCT và một số đơn vị trực thuộc. 3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra khi có sự cố do thiên tai. Điều 93. Nội dung chính trong kiểm tra PCTT&TKCN 1. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác PCTT&TKCN. 2. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy định của EVN; kết quả xử lý tồn tại, kiến nghị trong các biên bản, văn bản chỉ đạo. 3. Hiện trường đơn vị, tình trạng vận hành công trình, thiết bị. 4. Hoạt động tự kiểm tra của đơn vị. 5. Công tác sơ kế t, tổ ng kế t, báo cáo theo các quy đinh ̣ hiê ̣n hành. 6. Các nô ̣i dung khác phù hơ ̣p với tình hình thực tế của đơn vi.̣ Mục 6 THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PCTT&TKCN
65
Điều 94. Thống kê, báo cáo về PCTT&TKCN 1. Các đơn vị phải lưu trữ số liệu, thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định pháp luật. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ của EVN và pháp luật hiện hành để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn của đơn vi.̣ 2. Các báo cáo a. Thông tin, báo cáo nhanh: Báo cáo nhanh diễn biến, công tác chỉ đạo điều hành, tình hình thiệt hại và quá trình ứng phó khắc phục các ảnh hưởng do thiên tai trước 07h00’, 13h00’ và 19h00’ hàng ngày lên mô đun phòng chống thiên tai của trang web/phần mềm của EVN. Thực hiện báo cáo nhanh kể từ khi bắt đầu xuất hiện sự kiện thiên tai đến khi kết thúc sự kiện thiên tai; các đơn vị bị ảnh hưởng phải cập nhật số liệu, báo cáo (các đơn vị không bị ảnh hưởng không cập nhật số liệu, báo cáo và phải xác nhận lên trang web/phần mềm của EVN). b. Báo cáo tổng hợp sau khi sự kiện thiên tai kết thúc: Thực hiện ngay sau khi tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ thiệt hại, dự kiến thời gian khắc phục do thiên tai gây ra. Các đơn vị báo cáo tổng hợp về cấp trên trực tiếp theo đường công văn và trên trang web/phần mềm của EVN, thời gian không quá 07 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) đối với bão và 04 ngày đối với các sự kiện thiên tai khác; trường hợp chưa xây dựng được phương án khắc phục hậu quả của thiên tai thì báo cáo tổng hợp sơ bộ, sau khi xây dựng phương án khắc phục tiếp tục báo cáo về EVN. Các sự kiện thiên tai do các TCT quản lý, các đơn vị báo cáo về TCT để tổng hợp chung. c. Báo cáo định kỳ về công tác PCTT&TKCN trên EVNportal/phần mềm: Các đơn vị báo cáo trên cổng thông tin điện tử EVNportal/phần mềm (theo biểu mẫu báo cáo được đăng tải) định kỳ theo quy định. Nội dung chính trong báo cáo định kỳ bao gồm: - Tình hình chung về thiên tai. - Công tác chuẩn bị phòng ngừa; triển khai kế hoạch, phương án PCTT. - Công tác chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát. - Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. - Thống kê, đánh giá sự cố, thiệt hại do thiên tai. - Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục (bao gồm cả xử lý tồn tại, khiếm khuyết thiết bị, công trình). - Bài học kinh nghiệm. - Nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo. - Đề xuất kiến nghị. d. Báo cáo về kiểm kê phương tiện, trang thiết bị TKCN: Hàng năm, các đơn vị tổ chức kiểm kê để nắm chắc số lượng, chủng loại, phân cấp chất lượng trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn; thực hiện báo cáo công tác
66
quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn về cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. Thời gian báo cáo: Báo cáo 6 tháng: gửi trước ngày 03/7; Báo cáo năm: gửi trước ngày 03/01 năm sau; Báo cáo đột xuất: mỗi khi có thay đổi về trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn. Sau khi tham gia tìm kiếm, cứu nạn, các đơn vị phải báo cáo những mất mát, hư hỏng, tiêu thụ trang thiết bị, vật tư, nhiên liệu với cấp trên trực tiếp để tổng hợp. Mẫu báo cáo theo Biểu số 12 Phụ lục 6 Quy định này. 3. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này các TCT hướng dẫn cụ thể về báo cáo để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Chương VII AN TOÀN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ATĐTXD Điều 95. Nguyên tắc chung 1. Khi triển khai dự án đầu tư xây dựng của EVN, các bên liên quan phải thiết lập Hệ thống quản lý an toàn nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và của EVN về ATVSLĐ, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN nêu tại các Chương, Mục liên quan trong Quy định này. 2. Các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thi công xây dựng công trình được chủ đầu tư xác định, đưa vào hồ sơ mời thầu để nhà thầu cam kết đáp ứng trong hồ sơ dự thầu và là cơ sở lập kế hoạch, triển khai thực hiện. 3. Các bên liên quan có trách nhiệm thông báo cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong Hệ thống quản lý an toàn của công trình. 4. Người thực hiện công tác an toàn phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành phù hợp và đáp ứng theo quy định của pháp luật và của EVN. Điều 96. Chính sách về an toàn 1. Các yêu cầu cơ bản về ATVSLĐ, PCCC&CNCH của dự án phải được thể hiện trong Kế hoạch tổng hợp về an toàn do Nhà thầu lập và được Ban QLDA thông qua trước khi thi công. 2. Hàng năm trước mùa mưa bão, nhà thầu thi công phải lập kế hoạch PCTT&TKCN theo quy định. 3. Các chính sách, quy định về an toàn trên công trường thi công phải đầy đủ và phù hợp với quy mô, đặc thù của từng công trình; nội dung quy định ngắn gọn, tập trung cho từng loại hình công việc và được ban hành chính thức từ người có thẩm quyền của nhà thầu.
67
4. Các quy định được gắn tại nơi làm việc để dễ đọc và trao đổi với tất cả mọi người. 5. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định đã đề ra và cập nhật đảm bảo phù hợp với giai đoạn thi công và điều kiện công việc. Điều 97. Yêu cầu thực hiện 1. Các bên tham gia công tác thi công xây dựng phải lập hồ sơ văn bản pháp luật, quy chế, nội quy, quy trình, quy định trên công trường đảm bảo mục tiêu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau: a. Các văn bản pháp luật, quy chế, quy trình, quy định tham chiếu danh mục tại Phụ lục 8. b. Nội quy, quy định về công tác an toàn trên công trường. c. Phân công trách nhiệm đảm bảo công tác an toàn của các bên liên quan đối với phần việc được giao thực hiện. d. Quy định hình thức xử lý vi phạm khi để xảy ra mất an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ. e. Quy định về trao đổi thông tin và phản hồi, phản ánh về công tác an toàn. f. Quy định về sử dụng máy móc thi công, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, đăng kiểm an toàn, vệ sinh môi trường. 2. Triển khai thực hiện a. Các bên tham gia công tác thi công xây dựng công trình phải bố trí nhân lực thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác an toàn; khuyến khích đại diện về sức khỏe và an toàn của NLĐ tham gia tích cực vào quy trình và hoạt động giám sát an toàn. b. Công bố sơ đồ tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn trên công trường thi công; ban hành quyết định phân công và thông báo nhiệm vụ quyền hạn của những người quản lý an toàn trên công trường. c. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, phổ biến và tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, trong đó bao gồm việc phổ biến chính sách ATVSLĐ và phương án khẩn cấp liên quan đến công việc của NLĐ. d. Cung cấp các trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với đặc thù công việc cho NLĐ và lập sổ theo dõi cấp phát. e. Lập, duyệt và diễn tập phương án PCCC&CNCH và phương án PCTT&TKCN. f. Lập kế hoạch và tổ chức khám, quản lý sức khỏe cho NLĐ và phòng chống lây lan dịch bệnh, cấp cứu theo quy định. g. Thiết lập cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn trong phạm vi diện tích thi công của nhà thầu và các giao diện với CĐT/Ban QLDA và các nhà thầu khác (nếu có),
68
bao gồm cả công tác làm rào chắn, nhận diện, kiểm soát người ra vào khu vực thi công xây dựng. h. Lắp đặt các biển báo, biển tuyên truyền, chỉ dẫn, khẩu hiệu, áp phích trên công trường. i. Có cơ chế cho phép NLĐ trực tiếp trao đổi thông tin qua đường dây nóng phản ánh các hiện tượng mất an toàn. 3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tính hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn trên công trường theo quy trình đánh giá nội bộ hoặc theo yêu cầu của CĐT/ cơ quan quản lý nhà nước. 4. Thực hiện báo cáo định kỳ về năng lực và hiệu quả thực hiện công tác an toàn của dự án. Điều 98. Trách nhiệm của CĐT/ đại diện CĐT 1. Thực hiện trách nhiệm quản lý an toàn trong thi công xây dựng theo Luật Xây dựng và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. 2. Kiểm tra, giám sát việc thực thi các điều khoản, cam kết về công tác an toàn trong thi công của NTXD. 3. Tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và/ hoặc theo quy định cụ thể của dự án. Nội dung về an toàn phải được các bên liên quan kiểm điểm, ghi nhận trong biên bản; các vấn đề tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời và trách nhiệm xử lý của các bên liên quan. 4. Thực hiện công tác báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo quy định. Điều 99. Trách nhiệm của NTXD 1. Thực hiện trách nhiệm quản lý an toàn trong thi công xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. 2. Có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và sức khỏe của NLĐ, kể cả các lao động ngắn hạn khi thực hiện dự án. 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn; đảm bảo kế hoạch này được chấp nhận và thực hiện hiệu quả ở mọi cấp độ giám sát của nhà thầu, kể cả việc tự giám sát của NLĐ. 4. Trước khi tiến hành thi công xây dựng một nội dung công việc cụ thể, NTXD có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế biện pháp tổ chức thi công cho công việc cụ thể này, trong đó phải nêu rõ các biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn cho NLĐ máy móc, thiết bị, phương tiện thi công và các công trình hạ tầng liên quan, trình Ban QLDA xem xét phê duyệt. Đối với các công việc đòi hỏi NLĐ phải có chứng chỉ hành nghề, phương tiện thi công phải được kiểm định thì các tài liệu chứng
69
chỉ hành nghề, phiếu kiểm định còn thời hạn phải được tập hợp trong biện pháp thi công. Tài liệu này sẽ được sử dụng làm căn cứ để thực hiện và giám sát công tác đảm bảo an toàn cho hạng mục công việc này. Trường hợp các biện pháp đảm bảo an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Trước khi triển khai thi công hoặc bắt đầu vào công trường thì phải có phổ biến, nhắc nhở về công tác an toàn, hình thức phù hợp với điều kiện của các đơn vị. 5. Quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân có nhiệm vụ kiểm soát an toàn và đánh giá rủi ro trong hệ thống quản lý an toàn của nhà nhầu. 6. Tổ chức xử lý các vấn đề phát sinh về công tác an toàn trên công trường và các tồn tại theo ghi nhận của các bên liên quan. 7. Bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC&CNCH, PCTT&TKCN thuộc phạm vi quản lý của mình. 8. Người thực hiện công tác an toàn của NTXD phải luôn có mặt trên công trường để giám sát và đôn đốc NLĐ thực hiện đầy đủ các quy định; các nội dung về thực hiện công tác an toàn phải được ghi nhật ký hàng ngày theo quy định. 9. Định kỳ báo cáo CĐT/đại diện CĐT về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung có liên quan khác. Điều 100. Trách nhiệm của TVGS 1. Có cán bộ giám sát các yếu tố an toàn vệ sinh lao động và việc tuân thủ các cam kết của nhà thầu đối với công tác HSES. 2. Có trách nhiệm xem xét, có ý kiến trả lời cho các tài liệu được NTXD đệ trình. 3. Nội dung xem xét, thẩm tra bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau: a. Kết cấu, tính đầy đủ của các hồ sơ được đệ trình. b. Sự đầy đủ của các nội dung liên quan đến kế hoạch tổng hợp về an toàn trong các hồ sơ. c. Sự phù hợp của các kế hoạch, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ của nhà thầu chung cho toàn bộ các công việc và cho từng công việc cụ thể. d. Sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết kèm theo như chứng chỉ cho NLĐ, đăng kiểm thiết bị, máy móc thi công. 4. Tài liệu tham chiếu phục vụ xem xét phê duyệt bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau: a. Các hồ sơ tài liệu hợp đồng giữa CĐT và NTXD (Hợp đồng, HSMT, HSDT). b. Các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ sức khỏe NLĐ, an toàn.
70
5. Sau khi xem xét các tài liệu, TVGS báo cáo cho Ban QLDA xem xét quyết định và ban hành áp dụng trên công trường. 6. TVGS phải bố trí người có đủ năng lực thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường trên công trường. Cán bộ TVGS có trách nhiệm xác nhận công tác đảm bảo an toàn trong nhật ký thi công theo quy định và báo cáo Ban QLDA hàng ngày. 7. TVGS chịu trách nhiệm trước pháp luật và CĐT/ đại diện CĐT trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về hoạt động tư vấn dự án và tư vấn giám sát trong phạm vi của hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn; tham gia trong quá trình nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. 8. Thực hiện công tác báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo quy định. Điều 101. Xử lý sự cố trên công trường 1. Báo cáo nhanh Thực hiện báo cáo nhanh sự cố cháy nổ, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021. Đối với các vụ sự cố cháy nổ, tai nạn chết người đơn vị có trách nhiệm thông tin sơ bộ bằng cách nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các hình thức khác). Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email: [email protected]) chậm nhất trong vòng 02 giờ. 2. Trình tự xử lý Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý phòng chống cháy nổ, an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy sự cố cháy nổ, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với NLĐ không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc Giám đốc dự án. Ban QLDA/ TVGS theo dõi, giám sát việc NTXD khắc phục sự cố và báo cáo kết quả việc khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và CĐT, báo cáo kết quả khắc phục sự cố theo quy định. Điều 102. Nghiệm thu, đánh giá về công tác an toàn sau dự án 1. Nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng Công tác nghiệm thu công việc xây dựng thực hiện theo quy định nhưng phải có sự tham gia của cán bộ phụ trách an toàn, xác nhận các biện pháp an toàn cho NLĐ; cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi đã đủ điều kiện an toàn. 2. Nghiệm thu các hạng mục an toàn của công trình
71
Bao gồm nhưng không hạn chế các nội dụng nghiệm thu về PCCC, PCTT và các hạng mục khác theo yêu cầu của CĐT. 3. Nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng Bao gồm các bước kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình. Mục 2 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC ATĐTXD Điều 103. Kiểm tra công tác ATĐTXD Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong Công tác an toàn. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải thực hiện theo quy định pháp luật. EVN, các đơn vị có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để cùng kiểm tra Công tác an toàn theo Quy định này và các quy định khác của Nhà nước. 1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về Công tác an toàn. 2. Kiểm tra định kỳ ATĐTXD: Theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. 3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra khi xảy ra sự cố tai nạn, cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng. Điều 104. Nội dung kiểm tra ATĐTXD 1. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác ATĐTXD. 2. Việc thực hiện các văn bản quy định của EVN và cơ quan cấp trên. 3. Công tác triển khai thực hiện quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. 4. Công tác phê duyệt phương án thi công và biện pháp an toàn của NTXD. 5. Công tác ATVSLĐ trong thi công xây dựng công trình. 6. Công tác PCCC trong thi công xây dựng công trình và đóng điện nghiệm thu công trình. 7. Công tác PCTT&TKCN trong thi công xây dựng công trình. 8. Hoạt động tự kiểm tra của đơn vị. 9. Chế tài xử lý đối với các nhà thầu để xảy ra sự cố cháy nổ, sự cố gây mất an toàn lao động. 10. Kết luận của cơ quan nhà nước liên quan đến công tác an toàn của công trình và quá trình khắc phục các tồn tại (nếu có).
72
11. Công tác sơ kế t, tổ ng kế t, báo cáo theo các quy đinh ̣ hiê ̣n hành. 12. Các nô ̣i dung khác phù hơ ̣p với tình hình thực tế của đơn vi.̣ Mục 3 THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ ATĐTXD Điều 105. Thống kê, báo cáo về ATĐTXD 1. Các đơn vị phải lưu trữ số liệu, thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định pháp luật. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ của EVN và pháp luật hiện hành để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn của đơn vi.̣ 2. Các báo cáo a. Báo cáo định kỳ trên EVNportal/phần mềm: Các đơn vị báo cáo trên cổng thông tin điện tử EVNportal/phần mềm (theo biểu mẫu báo cáo được đăng tải) định kỳ theo quy định. b. Báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. 3. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này các TCT hướng dẫn cụ thể về báo cáo để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Chương VIII SƠ KẾT, TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN Điều 106. Sơ kết, tổng kết Công tác an toàn 1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm các đơn vi ̣thực hiêṇ sơ kết, tổng kết Công tác an toàn. 2. Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ đơn vị cấp Điện lực/Truyền tải điện/Xí nghiệp/Phân xưởng và tương đương lên đến cấp Công ty, cấp TCT và cấp Tập đoàn. 3. Nội dung: Báo cáo sơ kết, tổng kết cần phân tích các kết quả đa ̣t đươ ̣c, các ha ̣n chế , thiế u sót và các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch triển khai trong thời gian tới; Khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt Công tác an toàn tại các đơn vị; Phát động phong trào thi đua trong Công tác an toàn. 4. Tổng giám đốc EVN báo cáo Hội đồng thành viên và các Bộ, Ngành liên quan các báo cáo định kỳ hàng năm. Điều 107. Khen thưởng 1. Các tâ ̣p thể , cá nhân có thành tích xuấ t sắ c trong công tác ATVSLĐ, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, HLAT, ATĐTXD thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật, Quy chế Quản lý nội bộ của EVN. Các tập thể, cá nhân được xét khen thưởng phải thực sự có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ.
73
Chú trọng việc đề xuất khen thưởng NLĐ trực tiếp, không giữ chức vụ lãnh đạo để nhân rộng điển hình tiên tiến trong các đơn vị. 2. Các đơn vị thuộc EVN đề xuất các hình thức khen thưởng định kỳ về công tác ATVSLĐ, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, HLAT về Ban An toàn EVN theo hướng dẫn hàng năm. 3. Khen thưởng đột xuất trong quá trình kiểm tra Công tác an toàn: Trong quá trình kiểm tra thực hiện Công tác an toàn tại các đơn vị, các tập thể, cá nhân làm tốt sẽ được đánh giá, tổng hợp danh sách để trình khen thưởng theo quy định; các tập thể, cá nhân chỉ được khen thưởng tối đa 01 lần/năm. Cấp đơn vị nào kiểm tra sẽ trình cấp đó để xem xét khen thưởng. Nguồn tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của EVN/Đơn vị. Điều 108. Xử lý vi phạm 1. Các tâ ̣p thể , cá nhân vi phạm Công tác an toàn trong Quy định này thì theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo các quy định của EVN, đơn vị và phù hợp với pháp luật liên quan. 2. EVN/đơn vị phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến Công tác an toàn Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 109. Tổ chức thực hiện 1. Các đơn vị áp dụng trực tiếp Quy định này và được ban hành hướng dẫn cụ thể những nội dung đặc thù cho phù hợp với đơn vị. Các hướng dẫn của đơn vị không được trái với quy định của pháp luật, quy định của EVN và Quy định này. 2. Quy định này là cơ sở để Người đại diện của EVN, công ty TNHH cấp II tổ chức xây dựng, biểu quyết, ban hành quy định có nội dung liên quan đến Quy định này tại đơn vị mình làm đại diện. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về EVN (Ban An toàn) để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.